BẮC KINH (NV) .- Cùng một lúc tiếp đại diện của Bắc Kinh để cải thiện bang giao, Hà Nội lại chìa tay bám lấy Ấn Độ vì “những lợi ích ngắn hạn” như muốn “chọc tức” Trung Quốc.
Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng CSVN Phạm Bình Minh (phải) bắt tay Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì ở Hà Nội hôm 27/10/2014 trước ống kính với nụ cười gượng. (Hình: AP Photo/Tran Van Minh)
Tờ Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan tuyên truyền chính thức của Đảng Cộng Sản đả kích đảng và nhà nước CSVN như thế trong một bài bình luận hôm Thứ Sáu 31/10/2014.
Khi Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc đặc trách đối ngoại Dương Khiết Trì và bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh gặp nhau ngày 26/10 vừa qua tại Hà Nội, ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bay sang thủ đô New Delhi của Ấn Độ ký nhiều hiệp ước từ hợp tác khai thác dầu khí Biển Đông đến an ninh quốc phòng. Trong đó, thủ tướng Ấn cam kết giải ngân nhanh khoản tín dụng $100 triệu giúp Việt Nam mua 4 tàu tuần duyên do một công ty Ấn đóng.
Nếu chỉ là các hiệp định thương mại song phương không đụng chạm tới Trung quốc là một chuyện khác. Hiệp định hợp tác khai thác dầu khí trong đó phía Việt Nam trao thêm cho Ấn dò tìm và khai thác một số lô mà hai lô có cái “Lưỡi Bò” vắt chéo qua ở ngoài khơi miền Trung Việt Nam.
Việt Nam xác định các vùng biển đó hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Luật Biển (UNCLOS). Tuy vậy, Trung Quốc ngang ngược công bố bản đồ 9 đoạn kéo dài thành hình giống như “Lưỡi Bò” chiếm gần hết Biển Đông nói là biển của mình, bất chấp sự phản đối của các nước khác.
Các tàu tuần duyên nếu được Ấn cung cấp thì cũng là giúp Việt Nam tăng cường khả năng bảo vệ vùng biển đảo của mình hiện vẫn đang có những tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
Từ khi xảy ra sự căng thẳng giữa hai nước khi Bắc Kinh kéo giàn khoan Hải Dương HD981 tới khoan tìm dầu khí ở phía Nam quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền “không thể tranh cãi”, Việt Nam và Trung Quốc đã có rất nhiều cuộc tiếp xúc cấp cao nhằm kéo lại mối quan hệ bị sứt mẻ trầm trọng.
Bài bình luận của tờ Nhân Dân Nhật Báo nói trên kể lại công lao lặn lội của phái đoàn Dương Khiết Trì đến Hà Nội đồng chủ tọa “Hội nghị lần thứ 7 của Ủy ban hợp tác Hoa Việt” với phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng Phạm Bình Minh.
Kết quả của cuộc họp là “Hai nước lập lại rằng họ vẫn duy trì mối quan hệ láng giềng hữu nghị, bằng hữu, và hợp tác cùng có lợi”, tờ Nhân Dân của Bắc Kinh viết. Cả hai đều nhấn mạnh phải thực hiện những điều cam kết của lãnh đạo hai đảng về hợp tác toàn diện từ ngoại giao, quân sự, thực thi pháp luật, văn hóa, tài chính và hạ tầng.
Bên trên đó, tờ Nhân Dân của Bắc Kinh nói “Việt Nam và Trung Quốc đã đạt thỏa thuận cách thế nào để giải quyết tranh chấp”. Và “Họ cũng đồng ý tránh có các hành động có thể làm phức tạp thêm và trầm trọng thêm các tranh chấp” nhờ vậy mà “bảo đảm được mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam cũng như hòa bình và ổn định trên Biển Đông”.
“Trung Quốc và Việt Nam đã ký thỏa hiệp dựa trên các nguyên tắc căn bản hướng dẫn giải quyết các vấn đề trên biển đã có (được hai bên ký kết) từ năm 2011. Thỏa hiệp này được coi như tiến bộ tích cực trong tiến trình đàm phán giữa Trung Quốc và Việt Nam”. Tờ Nhân Dân nói trên viết.
Tuy nhiên báo này viết một cách khó chịu rằng “Chỉ một ngày sau khi ký thỏa thuận (với Trung Quốc ở Hà nội), công ty dầu khí quốc doanh Việt Nam lại ký một thỏa hiệp hợp tác 3 năm với Ấn Độ để dò tìm dầu khí trên Biển Đông, tảng lờ bất cứ sự chống đối của Trung Quốc. Các lô liên quan trong thỏa thuận giữa Việt Nam và Ấn Độ nằm ở khu vực tranh chấp” (với Trung Quốc).
Từ cái nhìn như vậy, tờ Nhân Dân Bắc Kinh đả kích rằng “Cách hành xử như thế chứng tỏ nhà cầm quyền Hà Nội đã hiểu lầm mối quan hệ với Trung Quốc và các tranh chấp Biển Đông”.
“Một mặt, Việt Nam biết rằng Trung Quốc là láng giềng trụ cột và có thể cung cấp (cho họ) những cơ hội vượt trội. Việt Nam sẽ thấy khó mà chịu nổi các hậu quả từ các xung đột xảy ra trong mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam. Cho nên, họ cần phải dựa vào Trung Quốc”.
Tờ Nhân Dân Bắc Kinh đe nẹt như thế và viết tiếp rằng “Mặt khác, Việt Nam lại không muốn từ bỏ các lợi ích ngắn hạn. Việt Nam là nước đầu tiên dò tìm 'trái phép' dầu khí Biển Đông và đã hưởng nhiều lợi tức từ việc khai thác.”
Báo này đả kích là “Việt Nam giỏi các trò dùng các nước khác để chọc tức Trung Quốc”. Từ đó đe dọa rằng “Sử dụng mánh mung là không phải cách đúng để giải quyết tranh chấp trên biển. Việt Nam nên chứng tỏ thành tín trong mối quan hệ với Trung Quốc”. Tờ Nhân Dân kết luận.
Cả Hà Nội và Bắc Kinh đều diễn giải các thỏa hiệp giữa hai bên theo cách suy nghĩ tính toán chủ quan của mình. Cho nên, cái cảnh “ông nói gà, bà nói thóc lép” là điều thường thấy trong các bài bình luận cũng như các lời tuyên bố.
Hà Nội muốn hóa giải phần nào áp lực quá lớn của Bắc Kinh trên Biển Đông bằng cách mở rộng mối quan hệ anh ninh quốc phòng đa phương với Mỹ, với Ấn Độ và Nhật Bản. Bởi vậy, mỗi khi có các tin tức như thế xuất hiện, báo chí Bắc Kinh đều lên tiếng đe nẹt.
Lần này, khi ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang New Delhi cầu cạnh trong khi ông phó thủ tướng ở nhà tiếp Dương Khiết Trì, Bắc Kinh không thể không lộ ra cho mọi người biết họ bực tức cái trò đu dây. (TN)
10-31-2014 5:07:57 PM
Theo Người Việt
Friday, October 31, 2014
Bị cáo tố bị tra tấn, ép cung, phải điều tra lại
RẠCH GIÁ (NV) .- Khi xử phúc thẩm một vụ án cướp giật, hội đồng xét xử đã tuyên hoãn xử, yêu cầu điều tra lại vì cả hai bị cáo cùng kêu oan, cùng tố cáo bị tra tấn, ép cung.
Phiên xử phúc thẩm Nguyễn Hoàng Phú và Huỳnh Phú Sĩ tại Tòa án Kiên Giang. (Hình: Tuổi Trẻ)
Tại phiên phúc thẩm vụ Nguyễn Hoàng Phú và Huỳnh Phú Sĩ, cùng 21 tuổi, cùng ngụ tại Rạch Giá, từng bị Tòa án Rạch Giá kết tội cướp giật, Tòa án tỉnh Kiên Giang đã hành xử như vừa đề cập.
Đó là chuyện hiếm gặp tại Việt Nam. Trước nay, hệ thống Tòa án Việt Nam chỉ kết tội theo Kết luận điều tra của công an và Cáo trạng của Viện kiểm sát. Không “xét” để “xử” theo đúng nghĩa của những từ này. Cũng vì vậy, tại Việt Nam có nhiều oan án làm công chúng bàng hoàng và phẫn nộ.
Công an, Viện Kiểm sát và Tòa án Rạch Giá từng bám theo những chi tiết sau để xác định Nguyễn Hoàng Phú và Huỳnh Phú Sĩ “cướp giật”: Chiều ngày 12 tháng 2, Phú và Sĩ phát giác bà Võ Thị Lệ Chi đang dùng túi xách che đầu nên giật túi xách này. Cả hai chia nhau 6 triệu 30 ngàn đồng trong túi xách rồi cùng đến nhà một người khác mua ma túy. Phú và Sĩ cùng bị Tòa án Rạch Giá phạt 7 năm tù.
Tại phiên phúc thẩm, Phú và Sĩ khẳng định, lúc xảy ra vụ cướp giật tại chung cư Vĩnh Quang – Rạch Giá, họ không hề có mặt ở đó vì đang dùng ma túy ở nhà một người bạn. Họ bị Công an phưởng Vĩnh Quang mời về trụ sở để lấy lời khai.
Tại đó, Công an phường Vĩnh Quang liên tục đánh đập bắt họ nhận tội “cướp giật”. Công an thị xã Rạch Giá cũng làm như thế. Khi công an tổ chức “thực nghiệm hiện trường”, cả hai mới biết, tài sản bị cướp giật là một túi xách. Cả hai nhận tội để không bị tra tấn nữa.
Cũng theo Phú và Sĩ, thay vì giám sát hoạt động điều tra của công an, Kiểm sát viên của Viện Kiểm sát Rạch Giá cũng khuyến dụ họ nhận tội và hứa không truy cứu trách nhiệm việc “mua bán ma túy”.
Kết luận Điều tra và Cáo trạng xác định, bên trong túi xách mà Phú và Sĩ đã “cướp giật” có 6 triệu 30 ngàn đồng nhưng nạn nhân cho biết, trong túi xách có tới 17 triệu, một điện thoại, một kính đeo mắt và một số thẻ ATM. Tuy bắt được Phú và Sĩ – hai thủ phạm vụ “cướp giật” nhưng công an không thu lại được túi xách và tiền trong túi.
Phú và Sĩ khai thêm, sau phiên xử sơ thẩm, cả hai làm đơn kêu oan nhưng giám thị trại giam không nhận mà ép họ viết “Đơn xin giảm án”. Sau này, một giám thị tốt bụng mới giúp họ chuyển đơn kêu oan.
Tại phiên xử phúc thẩm, Kiểm sát viên thay mặt Viện Kiểm sát thực hiện quyền công tố liên tục hăm dọa Phú và Sĩ. Kiểm sát viên này bảo rằng, nhiều bị cáo từng kêu oan sau đó đều bị phạt rất nặng.
Do áp lực của công chúng, trong vài tháng qua, hệ thống tư pháp Việt Nam bắt đầu truy cứu trách nhiệm hình sự một số Điều tra viên, Kiểm sát viên đã tham gia tra tấn, ép nhiều người vô tội nhận tội. Mới đây, một thẩm phán của Tòa án Tối cao cũng vừa bị truy cứu trách nhiệm hình sự do “thiếu trách nhiệm” khi ra phán quyết, buộc ông Nguyễn Thanh Chấn ở tù oan.
Năm 2003, ông Nguyễn Thanh Chấn, ngụ tại Bắc Giang bị cáo buộc “giết người”, “cướp tài sản”. Dù ông liên tục kêu oan và có nhiều nhân chứng, bằng chứng cho thấy ông vô tội, chưa kể ông Chấn liên tục tố giác đã bị tra tấn, ép nhận tội nhưng cuối cùng, ông vẫn bị phạt tù chung thân.
Mãi tới năm 2013, vì gia đình hung thủ có mâu thuẫn, thân nhân ông Chấn mới tìm ra thủ phạm và thủ phạm đã đầu thú. Ông Chấn được trả tự do hồi cuối năm 2013. Đến nay, hệ thống tư pháp Việt Nam chỉ mới minh oan cho ông Chấn và vừa truy cứu trách nhiệm của vài viên chức tư pháp. (G.Đ)
10-31- 2014 2:45:59 PM
Theo Người Việt
Phiên xử phúc thẩm Nguyễn Hoàng Phú và Huỳnh Phú Sĩ tại Tòa án Kiên Giang. (Hình: Tuổi Trẻ)
Tại phiên phúc thẩm vụ Nguyễn Hoàng Phú và Huỳnh Phú Sĩ, cùng 21 tuổi, cùng ngụ tại Rạch Giá, từng bị Tòa án Rạch Giá kết tội cướp giật, Tòa án tỉnh Kiên Giang đã hành xử như vừa đề cập.
Đó là chuyện hiếm gặp tại Việt Nam. Trước nay, hệ thống Tòa án Việt Nam chỉ kết tội theo Kết luận điều tra của công an và Cáo trạng của Viện kiểm sát. Không “xét” để “xử” theo đúng nghĩa của những từ này. Cũng vì vậy, tại Việt Nam có nhiều oan án làm công chúng bàng hoàng và phẫn nộ.
Công an, Viện Kiểm sát và Tòa án Rạch Giá từng bám theo những chi tiết sau để xác định Nguyễn Hoàng Phú và Huỳnh Phú Sĩ “cướp giật”: Chiều ngày 12 tháng 2, Phú và Sĩ phát giác bà Võ Thị Lệ Chi đang dùng túi xách che đầu nên giật túi xách này. Cả hai chia nhau 6 triệu 30 ngàn đồng trong túi xách rồi cùng đến nhà một người khác mua ma túy. Phú và Sĩ cùng bị Tòa án Rạch Giá phạt 7 năm tù.
Tại phiên phúc thẩm, Phú và Sĩ khẳng định, lúc xảy ra vụ cướp giật tại chung cư Vĩnh Quang – Rạch Giá, họ không hề có mặt ở đó vì đang dùng ma túy ở nhà một người bạn. Họ bị Công an phưởng Vĩnh Quang mời về trụ sở để lấy lời khai.
Tại đó, Công an phường Vĩnh Quang liên tục đánh đập bắt họ nhận tội “cướp giật”. Công an thị xã Rạch Giá cũng làm như thế. Khi công an tổ chức “thực nghiệm hiện trường”, cả hai mới biết, tài sản bị cướp giật là một túi xách. Cả hai nhận tội để không bị tra tấn nữa.
Cũng theo Phú và Sĩ, thay vì giám sát hoạt động điều tra của công an, Kiểm sát viên của Viện Kiểm sát Rạch Giá cũng khuyến dụ họ nhận tội và hứa không truy cứu trách nhiệm việc “mua bán ma túy”.
Kết luận Điều tra và Cáo trạng xác định, bên trong túi xách mà Phú và Sĩ đã “cướp giật” có 6 triệu 30 ngàn đồng nhưng nạn nhân cho biết, trong túi xách có tới 17 triệu, một điện thoại, một kính đeo mắt và một số thẻ ATM. Tuy bắt được Phú và Sĩ – hai thủ phạm vụ “cướp giật” nhưng công an không thu lại được túi xách và tiền trong túi.
Phú và Sĩ khai thêm, sau phiên xử sơ thẩm, cả hai làm đơn kêu oan nhưng giám thị trại giam không nhận mà ép họ viết “Đơn xin giảm án”. Sau này, một giám thị tốt bụng mới giúp họ chuyển đơn kêu oan.
Tại phiên xử phúc thẩm, Kiểm sát viên thay mặt Viện Kiểm sát thực hiện quyền công tố liên tục hăm dọa Phú và Sĩ. Kiểm sát viên này bảo rằng, nhiều bị cáo từng kêu oan sau đó đều bị phạt rất nặng.
Do áp lực của công chúng, trong vài tháng qua, hệ thống tư pháp Việt Nam bắt đầu truy cứu trách nhiệm hình sự một số Điều tra viên, Kiểm sát viên đã tham gia tra tấn, ép nhiều người vô tội nhận tội. Mới đây, một thẩm phán của Tòa án Tối cao cũng vừa bị truy cứu trách nhiệm hình sự do “thiếu trách nhiệm” khi ra phán quyết, buộc ông Nguyễn Thanh Chấn ở tù oan.
Năm 2003, ông Nguyễn Thanh Chấn, ngụ tại Bắc Giang bị cáo buộc “giết người”, “cướp tài sản”. Dù ông liên tục kêu oan và có nhiều nhân chứng, bằng chứng cho thấy ông vô tội, chưa kể ông Chấn liên tục tố giác đã bị tra tấn, ép nhận tội nhưng cuối cùng, ông vẫn bị phạt tù chung thân.
Mãi tới năm 2013, vì gia đình hung thủ có mâu thuẫn, thân nhân ông Chấn mới tìm ra thủ phạm và thủ phạm đã đầu thú. Ông Chấn được trả tự do hồi cuối năm 2013. Đến nay, hệ thống tư pháp Việt Nam chỉ mới minh oan cho ông Chấn và vừa truy cứu trách nhiệm của vài viên chức tư pháp. (G.Đ)
10-31- 2014 2:45:59 PM
Theo Người Việt
Tường thuật Hội luận Truyền Thông - Điếu Cày Nguyễn Văn Hải
Danlambao - Vào 2 giờ trưa thứ Sáu ngày 31 tháng 10, 2014 giờ Nam California, một buổi Hội luận Truyền thông với blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã được Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do và đài truyền hình SBTN thực hiện tại thành phố Garden Grove, Nam California.
Mở đầu chương trình, anh Điếu Cày đã gởi lời tâm tình đến đồng hương, đồng nghiệp và bạn bè trong nước. Anh đã kết thúc bằng lời cám ơn và lời cam kết:
"Có thật nhiều điều để nói, để tâm sự, để chia sẻ cho một người tù mà 6 năm rưỡi qua đã rất thèm khát tự do. Tôi chỉ xin phép được nhân dịp này cám ơn gia đình, bạn bè trong nước cũng như đồng bào hải ngoại đã thương mến và tranh đấu không ngừng nghĩ cho tự do của tôi và của bạn bè tôi. Tôi tâm niệm rằng không một lời cám ơn nào, một thái độ đền bù nào có thể tương xứng với những gì mà quý vị đã dành cho tôi hơn là sự dấn thân và đóng góp của cá nhân mình cho mục tiêu chung của tất cả chúng ta; đó là tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Đó cũng là lời cam kết của tôi gửi đến tất cả..."
Xin xem nguyên bài phát biểu của blogger Điếu Cày: Tâm tình của Điếu Cày tại Hội luận Truyền thông - Nam California
Điếu Cày với bài phát biểu (ảnh Danlambao)
Trong phần hội luận khi được hỏi sau hơn 1 tuần đến Hoa Kỳ thì cảm tưởng của anh ra sao. Anh đã trả lời:
Tôi đã được đưa thẳng từ nhà tù đến Hoa Kỳ, vì vậy tôi có những cảm nhận khác với những người được tự do đến xứ sở này. Thành phố rộng lớn với hạ tầng giao thông hiện đại, được quy hoạch rất tốt và khí hậu thì ấm áp như ở Sài Gòn...
Nhưng kể từ nay tôi có thể tự do vào mạng internet mà không bị ngăn chận, gọi điện thoại mà không sợ bị nghe lén, máy computer của anh không bị nguy cơ an ninh ập vào nhà lấy đi bất cứ lúc nào và mỗi bước chân anh đi trên đường không còn những cái đuôi an ninh cộng sản theo dõi...
Trong tuần đầu đến Hoa Kỳ tôi và các bạn trong CLBNBTD đã có nhiều cuộc tiếp xúc với các cơ quan truyền thông Việt ngữ và các hãng thông tấn quốc tế để tìm kiếm sự liên kết, hỗ trợ nhằm thúc đẩy quyền tự do báo chí, tự do biểu đạt tại Việt Nam; tìm kiếm sự giúp đỡ để giải cứu các tù nhân lương tâm và cải thiện nhân quyền trong các nhà tù cộng sản.
Ban tổ chức giới thiệu Điếu Cày (ảnh Danlambao)
Khi được hỏi về dự định tương lai anh sẽ ở đâu, anh cho biết:
Khi mới sang thì con gái tôi tôi về Canada để săn sóc. Nhưng khi đón nhận những chân tình và hỗ trợ của anh em truyền thông tại đây tôi đã quyết định ở lại Cali để sát cánh cùng đồng bào đấu tranh cho tự do dân chủ tại VN.
Về hướng hoạt động tương lai:
Thứ nhất là sẽ phát triển CLBNBTD để gia tăng góp phần tranh đấu cho tự do báo chí, tự do ngôn luận tại Việt Nam. CLBNBTD đã bị đàn áp khốc liệt, 3 thành viên bị kết án, gia đình bị xách nhiễu. Do đó, việc đầu tiên khi ra tù là tôi nỗ lực kết nối anh em trong nước và kết hợp với anh em truyền thông nước ngoài...
Thứ hai là tôi sẽ tranh đấu cho tự do của các tù nhân lương tâm, cho những cây bút độc lập...
Song song với 2 hướng hoạt động chính yếu ấy anh cho biết sẽ nỗ lực để kết nối truyền thông trong và ngoài, đặc biệt là với SBTN và anh em truyền thông hải ngoại. Việc kết nối sẽ tạo nên sự cân bằng truyền thông, bà con trong ngoài chuyển tải thông tin, hàn gắn, xoá đi những khác biệt.
Về nhu cầu kết nối trong ngoài, khi được hỏi có còn lửa hay không để kết nối... anh Điếu Cày đã chia sẻ:
Tôi xin đưa ra một thí dụ đã xảy ra về sức mạnh của sự kết nối. Khi ở trong tù chúng tôi bị cai tù đàn áp, nhưng chúng tôi đã tìm cách đưa thông tin ra ngoài qua thân nhân và từ đó kết nối với truyền thông hải ngoại... Đó là câu chuyện kết nối truyền thông, cả hệ thống truyền thông bên ngoài ủng hộ chúng tôi.
Từ đó cũng qua truyền thông chúng tôi kết nối với phong trào dân chủ trong nước, với các tổ chức nhân quyền quốc tế và với cộng đồng hải ngoại. Tất cả đã tạo sự quan tâm, dẫn đến anh Trúc Hồ có nguồn cảm hứng để sáng tác Triệu Con Tim Một Tiếng Nói. Trong 1 xã hội CS độc tài về truyền thông, nó như một nhà tù, thì khi chúng ta kết nối để phá vỡ thông tin và sẽ tác động đến tư duy xã hội.
Về nguồn tin Điếu Cày không nhận lá cờ vàng và từ chối đứng vào hàng ngũ của cộng đồng người Việt tự do hải ngoại. Điếu Cày cho biết:
Về nguồn tin Điếu Cày không nhận lá cờ vàng và từ chối đứng vào hàng ngũ của cộng đồng người Việt tự do hải ngoại. Điếu Cày cho biết:
Đây là một chủ đề nhạy cảm, nhiều người muốn biết quan điểm của tôi. Việc tôi không nhận lá cờ thì sự thật đã rõ, nhiều người đã thấy khi xem clip.
Trước tiên chúng ta phải thấy rằng lá cờ chỉ là biểu tượng. Chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ cho đất nước, không phải vì biểu tượng một lá cờ. Bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi. Lá cờ vàng 3 sọc đỏ đã có từ thời nhà Nguyễn, là cờ của tổ quốc, đại diện cho tự do dân chủ. Lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng của một thể chế độc tài, áp bức. Chính chế độ độc tài đó đã cắt đi tiếng nói của người VN. Do đó, đối với tôi, bất kỳ biểu tượng nào tượng trưng cho tự do dân chủ tôi đều trân trọng và hãnh diện đứng dưới nó.
Không riêng gì cá nhân chúng tôi mà tất cả chúng ta, trong nhu cầu kết nối để tạo sức mạnh tổng hợp, hãy cùng nhau đứng dưới ngọn cờ tự do dân chủ để xoá bỏ độc tài, áp bức và bất công. Chúng ta có thể khác nhau về phương thức nhưng mục tiêu chỉ có một. Đó là đem lại tự do, dân chủ trên đất nước Việt Nam. Khi chúng ta đoàn kết và chọn ra biểu tượng chung và nếu 90 triệu người dân đồng ý về biểu tượng chung đó thì tất cả cùng đứng chung dưới biểu tượng chung ấy...
Trình bày về sự hình thành của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do được xem là thành phần tiên phong của phong trào dân báo. Anh Điếu Cày kể lại:
Trước tiên chúng ta phải thấy rằng lá cờ chỉ là biểu tượng. Chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ cho đất nước, không phải vì biểu tượng một lá cờ. Bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi. Lá cờ vàng 3 sọc đỏ đã có từ thời nhà Nguyễn, là cờ của tổ quốc, đại diện cho tự do dân chủ. Lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng của một thể chế độc tài, áp bức. Chính chế độ độc tài đó đã cắt đi tiếng nói của người VN. Do đó, đối với tôi, bất kỳ biểu tượng nào tượng trưng cho tự do dân chủ tôi đều trân trọng và hãnh diện đứng dưới nó.
Không riêng gì cá nhân chúng tôi mà tất cả chúng ta, trong nhu cầu kết nối để tạo sức mạnh tổng hợp, hãy cùng nhau đứng dưới ngọn cờ tự do dân chủ để xoá bỏ độc tài, áp bức và bất công. Chúng ta có thể khác nhau về phương thức nhưng mục tiêu chỉ có một. Đó là đem lại tự do, dân chủ trên đất nước Việt Nam. Khi chúng ta đoàn kết và chọn ra biểu tượng chung và nếu 90 triệu người dân đồng ý về biểu tượng chung đó thì tất cả cùng đứng chung dưới biểu tượng chung ấy...
Trình bày về sự hình thành của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do được xem là thành phần tiên phong của phong trào dân báo. Anh Điếu Cày kể lại:
Năm 2007 VN chỉ có 6 triệu trang blog, trong số 20 triệu người sử dụng internet. Ngày hôm nay, đã có 25 triệu trang blog, với hơn 30 triệu người sử dụng internet. Chỉ cần 1/100 trong số 25 triệu trang blog hoạt động như một tờ báo nhỏ, chúng ta đã có 250 nghìn tờ báo. Đủ sức để tạo sự cân bằng với truyền thông một chiều và mị dân của nhà cầm quyền.
Từ ý tưởng đó đã dẫn đến ý định tập hợp những nhà báo công dân. Ở đâu cũng có người dân, với điện thoại nhỏ bé có thể ghi sự kiện. Thế là CLBNBTD ra đời và đã cắm một điểm mốc cho sự phát triển của dân báo.
Về tình hình báo lề dân hiện nay so với 6 năm trước:
Với số lượng người sử dụng blog, 25 triệu người sử dụng FB, chúng ta có 250 ngàn tờ báo nhỏ rồi, đã cân bằng với hệ thống truyền thông nhà nước vốn là việc rất quan trọng. Trên 250 ngàn tờ báo nhỏ sẽ có sức mạnh ngang bằng với truyền thông của đảng CSVN. Ở trong tù tôi luôn luôn theo dõi chúng công nghệ truyền thông và tôi rất phấn khởi. Cứ thêm một kết nối là chúng ta phát triển và chúng tôi rất vui mừng.
Một thí dụ là như trang DLB là 1 tờ báo mạng nổi lên và có sức mạnh, trong vòng 4 năm anh em CLBNBTD vẫn tiếp tục hoạt động và phát triển để Danlambao hiện đã có gần 200 triệu lượt truy cập, 33 triệu người vào xem trong đó 3/4 là bạn đọc trong nước. Đây là 1 việc rất là quan trọng. Vì thê, tôi muốn tạo ra kết nối trong ngoài để gia tăng sức mạnh truyền thông nhiều hơn nữa.
Khi được hỏi về những dự định cho tự do của blogger Tạ Phong Tần, anh Điếu Cày đã trình bày:
Điều mà tôi cảm thấy mất mát lớn lao nhất của CLBNBTD là khi nghe tin bác Đặng Kim Liêng, mẹ của blogger Tạ Phong Tần, một thành viên chủ chốt của CLBNBTD, đã tự thiêu để phản đối chế độ đối xử hà khắc của nhà tù cộng sản đối với các con của mình, trong đó có tôi và blogger Tạ Phong Tần.
Chỉ trong thời gian ngắn ngủi vừa qua, tôi và các thành viên CLBNBTD đã tiếp xúc được với các tổ chức truyền thông, chính giới để kêu gọi, để mở những chiến dịch truyền thông tranh đấu cho tự do của Tạ Phong Tần. Cụ thể chúng tôi đã kết nối với SBTN để thực hiện một chiến dịch rộng lớn cho tự do của Tạ Phong Tần. Và tôi mong muốn mọi người cùng tham gia, là điều mà tôi muốn gửi gắm. Hôm qua các thành viên CLBNBTD đã tiếp xúc với nhân viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để có sự hỗ trợ
Ngày hôm qua, các thành viên CLBNBTD cũng đã tiếp xúc với nhân viên bộ ngoại giao Hoa Kỳ để tìm kiếm sự hỗ trợ cho sự tranh đấu của người Việt cho những tù nhân lương tâm trong nước. Đây cũng chính là trách nhiệm mà anh em trong tù đã ủy thác cho chúng tôi.
Về vấn đề nhà tù cộng sản đối xử với tù nhân anh Điếu Cày là nhân chứng sống cho vấn đề này:
Trong 6 năm 6 tháng tôi có điều kiện để chứng kiến mọi sự ghê tởm trong nhà tù cộng sản VN. Nó là những lỗ đen, vùng đất của lãnh chúa, pháp luật dừng lại trước cửa tù, cai tù làm việc theo thông tư của bộ công an chứ không theo pháp luật. Khi tù nhân bị đàn áp thì việc khiếu kiện rất khó khăn. Tù nhân làm đơn khiếu nại chỉ có thể gửi đơn đến chính những người đã đàn áp họ, tướt đoạt quyền của họ. Nhà tù không có hộp thư của các cơ quan chức năng để gửi đơn.
Cá nhân tôi đã 16 lần lên tiếng, gửi đơn, nhưng họ không trả lời. Các cai tù rất lộng hành và bất chấp pháp luật.
Nếu quý vị cùng hỗ trợ để tù nhân Việt Nam có thể cất lên tiếng nói, có thể đưa nguyện vọng của họ đến nơi giải quyết thì rất là cần.
Cần lưu ý là tù chính trị bị phân biệt bởi thông tư 37 ban hành bởi Bộ công an và chính họ sau đó thi hành. Thông tư 37 đã tướt đoạn mọi quyền căn bản của người tù đi ngược lại hiến pháp, luật pháp Việt Nam và công ước quốc tế.
Tôi có một số kỷ niệm đáng nhớ là tôi có gặp nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, chúng tôi nói chuyện với nhau và nói rằng chúng ta có thể mất nhiều thứ nhưng đừng đánh mất thời gian, hãy dùng thời gian trong tù để sáng tác những bài ca góp phần tranh đấu...
Một kỷ niệm khác là tôi ở cùng nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, khi tôi tuyệt thực thì nhờ có anh Nguyễn Xuân Nghĩa đã dũng cảm thông báo bên ngoài là tôi đã tuyệt thực 25 ngày. Anh đã bị công an bịt miệng và lôi đi và nhờ đó mà thế giới bên ngoài biết đến cuộc tranh đấu ở trong tù của tôi.
Nếu không có anh Nghĩa thông báo thì tôi nghĩ rằng cai tù cũng đã để cho tôi chết vì tôi đã kinh nghiệm điều đó trong lần tuyệt thực trước đó tại B34, không ai thông báo được và đến khi tôi gần chết thì họ mới đưa đi.
Có một số người ra tù đã gửi quà, thăm hỏi anh em ở trong tù đã làm chúng tôi rất cảm động. Khi ở trại giam số 6 tôi đã nhận được quà của blogger cũng là tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên làm cho tôi rất xúc động vì dù quà rất nhỏ nhưng chứa nhiều tình cảm và khích lệ tinh thần chúng tôi rất nhiều.
Nhân dịp này, SBTN đã trình chiếu lại đoạn phát biểu của blogger Điếu Cày trong phiên toà sơ thẩm xét xử anh vào ngày 24 tháng 9 năm 2012:
Khi được hỏi về việc được trả tự do và nguồn dư luận cho rằng anh đã tự chấp nhận mình là một con cờ trong ván bài đổi chác chính trị giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cũng như tạo tiền lệ là nhà cầm quyền VN cứ bắt những người hoạt động dân chủ và nhân quyền trước để làm vốn cho việc thả người đổi chác về sau, anh Điếu Cày trả lời:
Khi người đặt ra câu hỏi này hãy tự đặt mình vào vị trí của tôi để thấy rằng việc đàm phán giữa Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Hà Nội như thế nào thì tôi không biết. Phần tôi, trước sau như một là tôi không bao giờ nhận tội, không ký một bất kỳ tờ giấy xin tha tù hay xin ra tù. BNG Hoa Kỳ đã yêu cầu Hà Nội phải trả tự do cho tôi vô điều kiện, kể cả tôi ở VN hay sang Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tôi đã bị bị áp tải thẳng từ nhà tù ra sân bay đã nói lên tất cả.
Nhưng dù thế nào đi nữa, sự có mặt của tôi ngày hôm nay tôi xem là một chiến thắng. Thay vì ở trong nhà tù tôi sẽ được sát cánh cùng mọi người để tiếp tục đấu tranh cho các bạn tù.
Về vấn đề là một con cờ trong ván bài đổi chác chính trị thì tôi quan niệm rằng ngày nào đất nước Việt Nam còn nằm dưới ách cai trị độc đảng và độc tài cộng sản thì người dân không thực sự làm chủ đất nước, thì không riêng gì cá nhân của vài tù nhân lương tâm, mà cả đất nước Việt Nam vẫn chỉ là con tin để chế độ đổi chác quyền lợi với cường quốc Tây phương, với Trung Quốc để bảo vệ quyền lực và khả năng cai trị của đảng CSVN.
Để không trở thành con cờ, chúng ta phải đấu tranh để chúng ta làm chủ đất nước của mình.
Khi trả lời về tệ nạn bị "chụp mũ" trong cộng đồng hải ngoại:
Mục tiêu tôi sang đây là thấy rõ sức mạnh truyền thông và nhu cầu kết nối truyền thông, từ đó dẫn đến thông tin trong ngoài, để thông hiểu nhau, đoàn kết nhau là cực kỳ cần thiết. Vì không đủ thông tin nên bà con trong ngoài có nhiều điều không hiểu nhau, khi thông hiểu nhau thì sẽ dẫn đến hàn gắn và đoàn kết.
Anh là bộ đội, anh chống nhà nước CSVN từ khi nào?
Từ khi tôi có thông tin nhiều chiều để biết sự thật.
Biểu tình Hong Kong VN có làm tương tự và cơ may thành công cho VN hay không?
Chúng ta có một cuộc tập hợp 1 triệu người, chúng ta phải kết nối. Muốn kết nối thì phải có truyền thông. Khi tư duy thay đổi thì hành động thay đổi. Khi đó chúng ta sẽ một cuộc xuống đường không thua gì Hong Kong.
Khi hỏi về vấn đề cơm áo gạo tiền có làm không còn có thể đấu tranh và bị chìm xuồng:
Khi ở VN, ngoài việc thành lập CLBNBTD mặc dù bị đàn áp chúng tôi vẫn không sợ. Khi biểu tình chống Trung Quốc bị đánh đập, bắt giam chúng tôi vẫn đấu tranh. Khi ở trong tù chúng tôi vẫn đấu tranh. Vậy thì tại sao ra đây có tự do mà lại không thể tiếp tục đấu tranh.
Làm thế nào để lôi kéo những người cộng sản?
Năm 1975 sau khi cộng sản vào VN, truyền thông CS nói rằng tổng thống Thiệu đem 16 tấn vàng ra khỏi VN. Tuy nhiên, sau đó những người giữ chìa khoá kho vàng ấy đã lên tiếng và hệ thống truyền thông. Hệ thống bưng bít thông tin đã làm nhiều cán bộ có những tiếp cận sai lầm. Khi có truyền thông độc lập, họ đã thức tỉnh.
Việc CSVN đưa qua Mỹ là để vô hiệu hoá Điếu Cày. Như vậy hoạt động ở đâu mới hiệu quả?
Ở đâu chúng ta cũng có thể đấu tranh dù ở ngoài hay trong tù. Chúng ta phải có những dự án hoạt động khác nhau để phù hợp với môi trường. Chúng tôi có đầu mối truyền thông trong nước để từ đó chuyển thông tin đến hải ngoại. Tôi đóng góp tốt hơn ở đây thay vì ở trong tù.
Tại sao có biệt danh Điếu Cày?
VN là 1 nước nông nghiệp, người nông dân ra đồng mang theo Điếu Cày là một vật dụng đơn giản, thân thuộc. Tên Điếu Cày được lấy là để bày tỏ lòng yêu mến với bà con nông dân VN.
Anh là một Bộ đội, anh có điều gì muốn nói với những người lính VNCH:
Ở VN đến tuổi thì phải đi bộ đội, không đi sẽ bị bắt. Tôi đã thấy một bà mẹ đặt di ảnh 2 người con là bộ đội và người lính QLVNCH. Người Mẹ ấy đã mất mát hai người con và Mẹ Việt Nam là người mất tất cả. Bên nào thắng thì nhân dân đều bại. Bây giờ là lúc chúng ta hãy hàn gắn, xếp lại quá khứ để tranh đấu cho tương lai dân tộc.
Đánh phá của đảng CSVN đối với anh?
Con trai tôi đã nói với tôi bố đừng lo gì ở nhà, bố cứ làm việc của bố. Gia đình đồng ý là tôi phải đấu tranh cho đúng nghĩa.
Cảm tình viên, VC nằm vùng, đã thành công trong việc vô hiệu hoá nhiều người hoạt động từ trong nước. Anh có cách hoá giải?
Việc đầu tiên và nhanh nhất của họ là tìm sơ hở để đánh sụp uy tín. .CS 4 cách thức: trấn áp, phân hoá, cô lập, triệt tiêu. Tuy nhiên, ở trên mạng, những tiếng nói chống lại chúng tôi cũng yếu ớt lắm. Phần đồng bào thì đã đã thấy tôi, gia đình tôi, bạn bè tôi đã phải trải qua những gì, đã phải trả giá về cuộc sống của chúng tôi như thế nào, thì không lý do nào mà xoá bỏ đi tất cả những việc làm trong quá khứ của chúng tôi.
Buổi Hội luận Truyền thông chấm dứt với lời cám ơn của anh Điếu Cày:
Lời cám ơn gửi đến mọi người (Ảnh Danlambao)
Tôi xin cám ơn anh Trúc Hồ và tất cả các anh chị em của SBTN đã hỗ trợ Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do thực hiện buổi Hội Luận Truyền Thông ngày hôm nay. Và xin cám ơn quý đồng hương, các bạn đồng nghiệp, các chính giới đã bỏ thời gian tham dự để tôi được chia sẻ cũng như học hỏi thêm.
Con đường đi đến tự do và dân chủ của chúng ta tuy còn nhiều gian nan nhưng tôi tin rằng đích đến của chúng ta không còn xa. Hành trình rút ngắn lại vì chúng ta, những người Việt trong và ngoài nước đang ngồi gần lại với nhau hơn. Trước hiểm hoạ mất đất mất biển và chủ quyền đất nước vào tay ngoại xâm, chúng ta không còn nhiều thời gian. Chúng ta hãy cùng sát cánh với những người bạn đang ngày đêm tranh đấu trong môi trường đầy gian nan ở quê nhà. Tôi xin lần nữa cám ơn tất cả quý đồng hương đã hỗ trợ để ngày hôm nay tôi được hưởng ánh sáng của tự do và được tiếp tục tranh đấu cho ngày trở về quê hương.
Con đường đi đến tự do và dân chủ của chúng ta tuy còn nhiều gian nan nhưng tôi tin rằng đích đến của chúng ta không còn xa. Hành trình rút ngắn lại vì chúng ta, những người Việt trong và ngoài nước đang ngồi gần lại với nhau hơn. Trước hiểm hoạ mất đất mất biển và chủ quyền đất nước vào tay ngoại xâm, chúng ta không còn nhiều thời gian. Chúng ta hãy cùng sát cánh với những người bạn đang ngày đêm tranh đấu trong môi trường đầy gian nan ở quê nhà. Tôi xin lần nữa cám ơn tất cả quý đồng hương đã hỗ trợ để ngày hôm nay tôi được hưởng ánh sáng của tự do và được tiếp tục tranh đấu cho ngày trở về quê hương.
Đạo đức luôn luôn cao hơn luật pháp
Mark Brendle * Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Gần như cả nước Pháp đều đau buồn trước cái chết của Victor Hugo vào ngày 22 tháng Năm, 1885. Hai triệu người tham dự lễ tang trọng thể dành cho ông. Điều này một phần là nhờ danh tiếng và sự ái mộ mọi người dành cho ông với tư cách nhà văn viết tiểu thuyết, nhưng cũng nhờ vào quá trình hoạt động xã hội và chính trị của ông cũng như sự đóng góp của ông cho nền Đệ tam Cộng hòa Pháp. Đối với người Pháp, đặc biệt vào lúc ông mất, Hugo không chỉ là người nghệ sĩ rất quý hiếm của quốc gia, mà còn là biểu tượng quốc gia. Lý do chính cho biểu tượng này, như minh chứng rõ ràng nhất qua tiểu thuyết lịch sử Những người khốn khổ của ông, là sự nhiệt tâm của nhà văn với ý tưởng trật tự đạo đức thay thế trật tự của luật pháp. Hugo, giống như những người Pháp dân chủ, tin rằng luật chính quyền, cũng như luật tôn giáo, đều lệ thuộc vào luật đạo đức bất tử, phổ quát, và cao quý hơn. Cuộc xung đột giữa những trật tự này hình thành nên nền tảng của tiểu thuyết lớn nhất của ông.
Những người khốn khổ mở đầu với chân dung giám mục Myriel, một người đầy lòng trắc ẩn và sùng đạo hành xử theo ý thức đạo đức thiên phú của mình. Myriel là nền tảng của toàn bộ tác phẩm. Tấm gương của ông đặt cơ sở cho quan điểm đạo đức xuyên suốt tác phẩm, cũng như niềm tin của Valjean, mà cuộc đời của ông đã được Myriel cứu vào đầu tiểu thuyết. Đạo đức của Myriel đơn giản. Từ thiện, nhân ái, và can đảm: đây là những giáo lý của Myriel và thay vì giảng giải về những điều này, ông thể hiện chúng qua những hành động của mình. Ông sống rất đạm bạc và, như lần va chạm với Valjean cho thấy, ông là thà cho đi những đồ vật có giá trị của mình cho sự nghiệp cao quý hơn là giữ chúng làm của riêng.
Tuy nhiên, Myriel không phải là một giám mục tiêu biểu, hay thậm chí một người Cơ đốc tiêu biểu. Ông cũng chẳng phải tiêu biểu cho người Cơ đốc bình thường, vì Hugo không tin đạo Cơ đốc không thôi tạo ra đạo đức. Chân dung Myriel được khắc họa để chứng minh rằng đạo đức là ở trên và tách biệt với bất kỳ tôn giáo nào. Điều này phản ánh quan điểm của Hugo về vấn đề ấy. Người ta biết ông đã từng nói, "Tôn giáo qua đi, nhưng Chúa ở lại." Như vậy, trong phần mở đầu, Hugo đặt ra sự tách rời giữa đạo đức và tôn giáo.
Phần lớn tiểu thuyết tập trung hoàn toàn vào sự rạn nứt giữa luật thế tục và trật tự đạo đức. Điều này dễ hiểu, vì nước Pháp trong thời Hugo đã đối mặt trực diện với hoàn cảnh nan giải này, sau thời kỳ cách mạng Pháp mà suốt trong thời gian ấy quyền thiêng liêng của các quân vương bị chất vấn và cuối cùng bị lên án. Nhưng sự suy đồi của ngay cả hệ thống pháp lý với mục đích rất cao đẹp ấy đã bị phơi bày ngay sau đó theo sau cuộc thanh trừng và khủng bố của Robespiere, rồi chung cuộc chính ông cũng bị lật đổ và hành hình. Nước Pháp trượt dài giữa quân chủ, dân chủ, và vô chính phủ cho nên nhiều người tìm kiếm một hình thức chính quyền dựa trên đạo đức và nhân đạo.
Hoàn cảnh nan giải của Jean Valjean, nhân vật chính của Những người khốn khổ, tức phải trộm cắp để nuôi gia đình mình, là vấn đề đạo đức tiêu biểu. Phải chăng ta đúng khi bằng mọi giá phải nuôi gia đình của mình hay hành vi trộm cắp là sai trong bất kỳ hoàn cảnh nào? Trong tiểu thuyết của Hugo, cũng như trong đời thực, lời đáp phụ thuộc vào người mà ta hỏi. Nếu ta hỏi thanh tra cảnh sát Javert, nhân vật tiểu thuyết tiêu biểu cho luật pháp và phán xét thế tục, ta sẽ được bảo rằng rõ ràng trộm cắp là đáng khiển trách về mặt đạo đức trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tuy nhiên, nếu ta hỏi ý kiến giám mục Myriel, thì có thể rằng lợi ích cứu người khỏi chết đói quan trọng hơn tội trộm cắp.
Nếu Javert tượng trưng cho Luật pháp và Myriel tượng trưng cho Đạo đức, thì Jean Valjean, và về mức độ nào đấy Fatine, là người bình thường, bị mắc kẹt giữa hai bên. Cuộc đời của Valjean, từ tội phạm, thành người tù, trở lại tội phạm, và cuối cùng thành người tốt, là cuộc đời bị chi phối từ bên ngoài bởi luật pháp và từ bên trong bởi đạo đức. Sau khi gặp giám mục Myriel, Valjean trải qua đêm tăm tối của tâm hồn, giữa khuya ngồi dậy thao thức, biết rằng trộm đồ của Myriel là sai trái, nhưng ông vẫn cứ làm. Đây là mầm đạo đức nội tâm của ông. Từ đấy trở đi, dù ông cố gắng tiếp tục sống đời tội phạm, nhưng lòng ông đã bắt đầu "hướng thiện".
Tuy nhiên, luật pháp không thừa nhận sự thay đổi rất lớn lao trong tâm hồn con người để xóa đi các tội hiện tại. Sự thay đổi rất lớn lao ấy chính là Valjean trở thành người mới, một người thành đạt và nhân ái, luôn luôn gắng hết sức mình theo gương giám mục Myriel. Nhưng thanh tra Javert không thể nào chấp nhận sự vi phạm luật pháp, dù dưới bất kỳ hình thức nào hay trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Xuất phát từ nguyên tắc, ông truy lùng Valjean vào tận cuộc đời mới của Valjean, và đuổi theo Valjean không ngừng trong suốt tiểu thuyết. Javert thấy công lý là công lý thế tục, trật tự đạo đức là trật tự pháp lý, và con người phải trả giá cho tội của mình theo luật pháp mà chẳng lưu tâm đến bất kỳ những nhân tố giảm tội nào.
Hugo khắc họa Javert dưới ánh sáng hơi tàn nhẫn, thể hiện sự thương cảm không có ở ông mà có ở các nhân vật ông truy đuổi. Tuy nhiên, Hugo khắc họa như thế để chứng minh luật pháp có thể sai lầm. Javert, giống như chính luật pháp, thiếu nhân tính. Ông không thể nào cảm thông với hoàn cảnh của người khác hay cảm thấy thương xót cho họ cho tới cuối tiểu thuyết, khi nhận thức bất ngờ của ông về nhân tính làm thế giới quan của ông sụp đổ và khiến ông quẩn trí rồi rốt cuộc tự tử. Chỉ con người mới có thể nhân đạo và ai đặt luật pháp trên nhân tính của mình tự tước đi món quà quý giá nhất trong đời.
Valjean, khi đứng trước cảnh một người vô tội có thể bị treo cổ thay mình, liền từ bỏ mọi thứ để cứu mạng kẻ lạ này. Cảnh này, rất giống Tội ác và Trừng phạt của Dostoevsky, chứng tỏ tội lỗi là hiện tượng nội tâm, không phải là chức năng của hệ thống tư pháp. Tội lỗi nội tâm này là một biểu lộ khác nữa về đạo đức bẩm sinh của con người.
Truyện Myriel-Javert-Valjean là phần quan trọng của tác phẩm. Những nhân vật khác cũng tiêu biểu cho nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc đấu tranh này. Gia đình Thernadier là những kẻ vô đạo đức, tội phạm, và bị xã hội ruồng bỏ. Tuy nhiên ngay cả từ gia đình đáng ghê tởm này vẫn có Eponine, người mà cuối cùng có thể thực hiện một hành động hy sinh quên mình, qua đấy, đối với Hugo, chứng tỏ rằng đạo đức là bẩm sinh, chứ không phải là điều ta có thể học. Marius và Cossete là tương lai. Marius nhân danh đạo đức chống lại chính quyền còn Cossette nhân danh tình yêu chống lại hận thù. Qua phân tích một cách chi tiết ta có thể thấy rằng mỗi phần của tiểu thuyết đều vận vào hoàn cảnh đạo đức nan giải này. Nhưng, xung đột giữa Myriel-Valjean và Javert phản ánh nội dung của toàn bộ tác phẩm.
Tiểu thuyết toàn diện này của Hugo bao gồm nhiều nhân vật cũng như nhiều khía cạnh của vấn đề xung đột giữa đạo đức và luật pháp thế tục. Ngay cả những đoạn được xem bình thường như mô tả đường cống ngầm Paris độc giả cũng có thể đọc và hiểu theo nghĩa bóng trong ngữ cảnh này. Những trang mô tả nổi tiếng của nhà văn về trận chiến Waterloo, quy sự thua trận của Napoleon do một con kênh bình thường trên mặt đất, chứng tỏ ngay cả nhà lãnh đạo thế tục tài ba nhất ( một hoàng đế tự phong lúc ấy) có thể bị lật đổ bởi những sức mạnh đơn giản nhất.
Ta có thể đọc Những người khốn khổ như ta đọc Ba người lính ngự lâm, một truyện giải trí đầy lãng mạn, hành động, và bí ẩn. Nhưng tác phẩm và tư tưởng của Hugo sâu sắc hơn thế nhiều; Những người khốn khổ là tác phẩm về triết học và đạo đức hoàn toàn giá trị như tác phẩm là tiểu thuyết, và chính tài năng kết hợp được cả hai khía cạnh này là lý do Những người khốn khổ vẫn tiếp tục cuốn hút tâm hồn độc giả và cũng là lý do ngày nay, một trăm hai mươi năm sau, Hugo vẫn còn nổi tiếng như ông đã nổi tiếng lúc đương thời.
Mark Brendle là tác giả người Mỹ
Nguồn:
Từ Barnes & Noble Community Blog năm 2010. Nguyên tác tiếng Anh "Morality and Law in Victor Hugo's Les Miserables". Tựa đề của người dịch là lời trích của nhà văn Nga Alexander Solzhenitsyn.
VIDEO & PICS:Công an nhân dân vì dân phục vụ là thế này sao?!
Nơi đây được gọi với cái lâu ngày cũng thanh quen "Xóm dân oan" lúc đông nhất lên đến vài trăm người, còn bình thường cũng hai, ba chục người tá túc trong các túp lều ni lon. Nước ăn uống mua của các hộ dân chung quanh, giặt giũ thì nhờ nước hồ Tây. Lương thực, thực phẩm đôi lúc dựa vào sự tương trợ của các nhà hảo tâm. Ngày này, qua tháng khác có người tá túc nơi đây cả chục năm trời mòn mỏi chờ mong các cơ quan cao nhất của Đảng và Nhà nước giải quyết nỗi oan khiên của họ.
Cuộc sống của bà con đâu có được yên thân. Những cuộc bố ráp, vây đuổi, bắt giữ của các lực lượng công an, dân phòng thường xuyên xảy ra. Nếu không thì lại là các cuộc quậy phá của bọn xã hội đen theo sự chỉ huy của công an. Giữa đêm khuya bất kể mùa hè oi bức hay mùa đông rét buốt, chúng phóng xe máy tung vào các túp lều mắm tôm và đồ dơ bẩn.
Còn đây là cảnh tượng hàng trăm công an sắc phục có, thường phục cùng với dân phòng, huy động cả xe chuyên dụng, xe buýt bố ráp xóm dân oan ở khu tượng đài Lý Tự Trọng sáng ngày 17/10/2014.
Phải chăng đây là hình ảnh công an nhân dân vì dân phục vụ hay sao?!.
Đường nào cũng dẫn đến… Mỹ
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Nhìn ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải được một nhân viên Bộ Ngoai Giao Mỹ “hộ tống ở phi trường Los Angeles trên TV, lão sực nhớ tới câu nói của ông Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trước ngày ông bị Công An Nhân Dân dí cho hai bao cao su “đã qua sử dụng”, đại khái: “Đi với Mỹ là mệnh lệnh của thời đại”.
Lão vắt tay lên trán lão bà, tự hỏi: trong khi nhân dân cả nước nghe nói đang sống, lao động và học tập đạo đức bác Hồ tức là Việt Nam đang ở trong thời đại Hồ Chí Minh “rõ ràng rồi chứ còn gì nữa”, cớ sao có người trình độ tiến sĩ thứ thiệt lại bảo đi với Mỹ là mệnh lệnh của thời đại; thời đại là thời đạo nào? Rồi lão làm ra bộ quả quyết:
Ông quý tử nhà khai quốc CS công thần Cù Huy Cận đúng là một tên phản động, phát biểu linh tinh, nên đã bị xử lý đích đáng nhờ “hai bao cao su” tuy “đã qua sử dụng” nhưng còn rất nhạy cảm, phát giác kịp thời, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vê tổ quốc XHCN, xứng đáng được tặng thưởng huân chương kíu quốc, được dựng tượng đài cho các thế hệ tiếp nối mai sau biết công lao tiền nhân mà tưởng nhớ, tri ân, kính viếng trong ba ngày lễ lớn, và nhất là học tập đạo đức hai Bác, à quên, hai Bao…
Nhưng rồi lão ta cũng biết đàng… nói đi rồi nói lại. Nả, cuối cùng cũng nối đuôi nhau đi Mỹ cả. Mới Tiến sĩ đó, nay lại Điếu Cày, toàn là thành phần không dòng dõi thì cũng được sinh ra, giáo dục, trưởng thành, phục vụ trong cái nôi kách mạng cả đấy. Một cậu ấm của Bộ trưởng Văn hóa, đầu óc đỏ au chứ đâu phải thứ ương ương; một bộ đội cụ Hồ từng đi B với quyết tâm “nắm thắt lưng quần địch mà đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, chứ đâu phải hạng tào lao chao đảo lập trường đảng chỉ đạo.
Họ đâu phải như lão và dân ở Nam vĩ tuyến 17 vì thế cô sức yếu, không thể oánh trả người anh em ngoài ấy nhờ viện trợ Nga Tàu hùng hậu quá xá một hai nằng nặc đòi phỏng... của người ta, lão đành phải “ôm chân đế quốc Mỹ” chỉ nhằm mục đích tự vệ, chứ có dám ham hố như ngoài ấy “ta đáng Miền Nam là đánh cho ông Liên Xô và ông Trung Quốc”; bằng chứng “không ham” là, khác với ngoài Bắc, trong Nam từ dân thường đến nguyên thủ quốc gia, ông Diệm, ông Thiệu, ông Kỳ, chả ai treo hình Tổng thống Mỹ trong nhà mình cả…
Biết anh Điếu Cày từng là bội đội cu Hồ nay cũng được người Mỹ giải cứu khỏi nhà tù Việt Nam xhcn, lão lại bồi hồi nhớ lại lần đầu tiên lão được người Mỹ cứu thoát khỏi tử thần 45 năm về trước, và bây giờ ngồi đây lão băn khoăn, biết đâu ngày đó trong đám quân địch chơi trò độn thổ khiến lão suýt bỏ mạng không chừng lại có Nguyễn Văn Hải nay lừng danh Điếu Cày.
*
Nhìn đôi dép tổ ong dưới hai bàn chân trần của Điếu Cày vừa thoát ngục CS hôm nay, lão lại nhớ đến đôi dép râu lão phải mang trên đường về ngày ra khỏi nhà tù khổ sai /trại cải tạo, hơn ba mươi năm trước. Ngày đó, lão đã chịu trận không ít những ánh mắt lườm, nguýt, lánh xa. Cũng chỉ tại vì đôi dép râu. Nhưng nó có tội tình chi; nghĩ lại mà tội nghiệp cả hai “thầy trò”. Về đến nhà, lão vứt ngay dép râu, mặc dù lão đã “chuyển biến tư tưởng”, từ căm ghét sang tội nghiệp dép râu.
Trong khí đó, đôi dép tổ ong dưới chân anh cựu bộ đội Điếu Cày từ khi xuất hiện trong tư thế “không giống ai” tại phi trường Los Angeles Mỹ, ai thấy cũng “trầm trồ”. Lão nghĩ thế, nếu sai xin bà con đừng chửi. Có người còn đổi tên gọi là dép Điếu Cày. Dép Điếu Cày chắc chắn sẽ không “dẫm nát đời tuổi trẻ” như dép râu, trái lại, Dép Điếu Cày đang ra đi tìm đường cứu nước, cứu tuổi trẻ trong nước, trước tiên là những tuổi trẻ đang bị cầm tù vì yêu Tổ quốc Việt Nam.
Dép râu, dép rỗ (tổ ong). “Lính Ngụy” hay “Bộ đội Cụ Hồ”, cuối cùng, gặp nhau trên đất Mỹ. Chỉ khác nhau ở chỗ kẻ trước người sau. Người sau vì phải vượt Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây. Nhưng mà nếu không nhờ con đường mòn mang tên bác ấy, anh em Nam Bắc dễ gì mà gặp nhau trên quê nhà, huống hồ là đất Mỹ.
Gặp nhau trên đất Mỹ không phải để ôm chân Mỹ, nhưng để ôm nhau cho ấm lại quê nhà. Lão hồ hởi rít một hơi Điếu Cày thật sâu.