Thursday, October 30, 2014

Giới chức giáo dục Hoa Kỳ tố cáo 21 trường đại học mạo danh ở Việt Nam


Mới đây, dựa trên kết quả của Hội đồng kiểm định các trường Đại học và trường học độc lập từ Mỹ, tiến sĩ Mark A.Ashwill, người Mỹ đang làm việc tại Việt Nam, đã nêu đích danh 21 trường đại học hiện có mặt tại VN không được công nhận bởi các cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền từ Hoa Kỳ. Hay nói một cách khác, Việt Nam đang bị tố cáo dựng nên 21 trường đại học, mạo danh đại học Hoa Kỳ để thu tiền bất hợp pháp.

Tiến sĩ Mark A.Ashwill hiện là giám đốc quản lý của Capstone Việt Nam, một công ty có trụ sở Hà Nội và chuyên về việc phát triển nguồn nhân lực. Việc ông cho công bố danh sách này, đã không khác gì bom nổ trong giới giáo dục Việt Nam.

Lâu nay, tình trạng lo ngại chất lượng đào tạo của các trường đại học trong nước, đã khiến rất nhiều phụ huynh dành dụm tiền bạc để tìm cách cho em mình đi du học ở nước ngoài. Tuy nhiên, chi phí lớn cũng như điều kiện được các nước Tây Âu chấp nhận cho du học cũng không phải dễ dàng.

Chính vì vậy mà các trường đại học mang tên đến từ Hoa Kỳ, Châu Âu... được rất nhiều người ghi danh cho con em mình vào học, hy vọng sẽ có một nền kiến thức tốt đẹp hơn những gì mà nhà trường Việt Nam đang nhồi nhét.

Dĩ nhiên, giá cả của những trường đại học quốc tế như vậy không hề rẻ tiền, thậm chí nhiều trường còn hứa hẹn nếu tốt nghiệp, có thể được gửi đi học cao hơn ở các quốc gia gốc của trường. Chính vì vậy mà số lượng sinh viên trong nước tham gia học rất đông.

Hiện danh sách 21 trường đại học giả mạo danh tiếng của Hoa Kỳ được tiến sĩ Mark A.Ashwill phát đi công khai, nhưng chưa thấy thái độ phản hồi nào từ Bộ Giáo Dục CSVN. Đáng lưu ý, trong đó có Trường đại học mang tên Southern Pacific University – nơi cấp bằng tiến sĩ giả cho ông Nguyễn Văn Ngọc, phó bí thư Tỉnh ủy Yên Bái. Trước đây cũng đã có nhiều sự kiện bị phanh phui như vậy, chẳng hạn như trường đào tạo Quốc tế Raffles, giả danh đến từ Singapore. Hàng trăm sinh viên đã tốt nghiệp tại trường này đang sở hữu những chứng chỉ quốc tế vô giá trị nhưng không biết kiện ai. Phải mất 6 năm, trường này mới bị lật mặt, sau khi hốt hàng đống tiền của từ phụ huynh.

Dĩ nhiên, ai cũng biết, việc mở một trường học ở Việt Nam không hề đơn giản. Chắc chắn là phải lo lót nhiều, hoặc được hậu thuẫn từ một quan chức cao cấp nào đó. Có lẽ vì vậy mà cho tới nay Bộ Giáo Dục vẫn im lặng.

Nguyễn Khanh / SBTN



Trên trang web cá nhân mới đây (đầu tháng 7), TS Mark A.Ashwill đã nêu đích danh 21 trường ĐH hiện có mặt tại VN không được công nhận bởi các cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền từ Hoa Kỳ, trong đó có Trường Southern Pacific University – nơi cấp bằng tiến sĩ cho ông Nguyễn Văn Ngọc, phó bí thư Tỉnh ủy Yên Bái.

1. ĐH quốc tế Adam (Adam International University) thuộc bang Georgia.
2. ĐH Akamai (Akamai University) thuộc bang Hawaii.
3. ĐH American City (American City University) bang California.
4. ĐH Di sản Mỹ (American Heritage University) nằm ở phía nam California.
5. ĐH American Pacific (American Pacific University). Đây là ĐH được đặt tại TP HCM.
6. ĐH quốc tế American Pacific (American Pacific University – International) thuộc bang New Mexico/ California.
7. ĐH Apollo (Apollo University) bang California.
8. ĐH quốc tế Đại Tây Dương (Alantic International University) thuộc bang Hawaii.
9. ĐH Capstone (Capstone University) bang California.
10. ĐH Cosmopolitan (Cosmopolitan University).
11. ĐH Frederick Taylor (Frederick Taylor University) thuộc bang California.
12. ĐH Honolulu (Honolulu University) thuộc bang Hawaii.
13. ĐH Irvine (Irvine University) thuộc bang California.
14. ĐH Quốc tế Mỹ (International American University) bang California.
15. ĐH Kỹ thuật Paramount (Paramount University of Technology) thuộc bang California.
16. ĐH Pebble Hills (Pebble Hills University) thuộc bang Pennsylvania.
17. ĐH Preston (Preston University) thuộc bang California.
18. ĐH Tây Nam Mỹ (Southwest American University) thuộc bang California.
19. ĐH Nam Thái Bình Dương (Southern Pacific University) thuộc bangDelaware.
20. ĐH quốc tế Washington (Washington International University) thuộc bang Pennsylvania.
21. ĐH quốc tế Berkeley (Berkeley International University), bang Delaware.

Gần chục côn đồ xăm trổ lao vào bệnh viện truy sát người

Thế Long | 30/10/2014 16:47


Trước đó cũng có 2 côn đồ truy sát tại BVĐK Đắc Lắc (Ảnh: Lao động)

Khoảng 1 giờ 50 phút ngày 30/10, tại Phòng tiểu phẫu - Khoa Cấp cứu bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội xảy ra vụ truy sát khiến các y bác sĩ và bệnh nhân hoảng sợ.

Khoảng 1h45, anh Trần Vũ Dũng (33 tuổi, trú quận Ba Đình, Hà Nội) đưa người thân vào cấp cứu tại khoa Cấp cứu ngoại, Bệnh viện Xanh - Pôn.

Một lúc sau, nghe thấy tiếng ồn ào ở bên ngoài anh liền chạy ra thì thấy một nhóm hơn 10 thanh niên trong đó có một nửa cởi trần, xăm trổ trên tay lăm lăm hung khí đang xông vào từng phòng một để tìm kiếm ai đó đang nằm trên giường.

Bệnh nhân bị nhóm côn đồ xông vào tấn công (ảnh do độc giả cung cấp)
Bệnh nhân bị nhóm côn đồ xông vào tấn công (ảnh do độc giả cung cấp)

Cũng theo anh Dũng, trước đó khoảng 30 phút, có 2 thanh niên bị thương được đưa vào bệnh viện, trên mình họ đầy thương tích. Khi các y bác sỹ đang băng bó cho 2 người này thì toán thanh niên hung hãn cầm trên tay chiếc điếu cày xông vào hành hung 1 trong 2 người bị thương. Nhiều người hoảng sợ bỏ chạy ra ngoài sân khi đám thanh niên cầm hung khí xông vào. Người bị hành hung nằm trên giường bệnh và ra sức chống đỡ khi bị tấn công. Đặc biệt có bảo vệ bệnh viện đến can ngăn nhưng cũng bị đám người lạ mặt lại tiếp tục xông vào tấn công.

Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo bệnh viện Xanh Pôn cho biết, đến trưa 30/10 mới biết được vụ việc và ngay sau đó đã mời anh Trần Văn Túc, cán bộ giám sát bảo vệ của bệnh viện để tường trình.

Theo anh Túc, lúc 1 giờ 50 phút, ngày 30/10, có hơn 10 thanh niên cởi trần, xăm trổ, tay cầm điếu cày xông vào bệnh viện. Một người đàn ông to cao cố tình lao vào để hành hung một bệnh nhân trong phòng bệnh, anh Túc đến can ngăn nhưng bị người này đe dọa.

“Người đàn ông có ý chống lại, tôi đành rút dùi cui điện, loại công cụ hỗ trợ khiến anh ta lùi ra. Tôi gọi điện cho các cửa của bênh viện chốt lại. Khi quay vào thì thấy máu me của bệnh nhân chảy ra lênh láng rồi nhóm này rút”’,  anh Túc kể

Cũng theo lời cán bộ giám sát bảo vệ này, do vụ việc diễn ra nhanh chóng và toán người rút luôn nên tổ bảo vệ đã không báo cáo lãnh đạo bệnh viện và cơ quan công an cho đến khi phóng viên đến làm việc.

Chiều ngày 30/10, lãnh đạo Công an phường Điện Biên (Ba Đình) đã xác nhận họ cũng vừa mới biết vụ việc xảy ra ở bệnh viện đa khoa Xanh Pôn.

Hiện cơ quan công an đang phối hợp cùng lãnh đạo bệnh viện để làm rõ.

Theo Đại Lộ

Nhà mới nhưng trong đó là 'đảng biểu’ hay ‘dân biểu’?


Bùi Tín
VOA-30.10.2014
Thế là Quốc hội Việt Nam đã có trụ sở mới to lớn, sau 5 năm chuẩn bị và xây dựng. Chưa quyết toán là bao nhiêu nghìn tỷ đồng. Ngày 6/10 Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên đầu tiên tại trụ sở mới trong hội trường nhỏ mang tên Tân Trào; ngày 20/10 phiên toàn thể kỳ thứ 8 khóa XIII họp trong hội trường lớn mang tên Diên Hồng.

Tổng diện tích trụ sở mới rộng 60.000 mét vuông, cao 39 mét, có đường hầm xuyên sang trụ sở Bộ Ngoại giao, xưa là Sở Tài chính thời Pháp thuộc. Ngôi nhà hình vuông, mái giữa hình tròn, có 5 tầng nổi và 2 tầng hầm. Ngoài Hội trường lớn 2 tầng, 600 chỗ ngồi, hội trường nhỏ 200 chỗ, còn phòng họp báo 1 trăm chỗ và 80 phòng họp nhỏ.

Ngoài ra còn tầng ngầm đỗ xe, thang cuốn và thang máy, khu trưng bày di tích trụ sở Quốc hội cũ, khảo cổ học, hệ thống chiếu sáng, âm thanh, truyền hình, điều hòa nhiệt độ, thông khí, phòng cháy, cấp cứu.

Ngay từ buổi khai mạc trụ sở Quốc hội mới từ trong nước đã có những ý kiến vui buồn lẫn lộn. Vui thấy trụ sở mới hoành tráng, bề thế, hiện đại, 2 mặt hướng ra đại lộ Độc Lập và Bắc Sơn, có 2 phòng họp mang tên Tân Trào, Diên Hồng lịch sử, kiến trúc chung nhìn từ trên cao xuống hình vuông với mái tròn, tượng hình của Trời tròn Đất vuông - thiên thời địa lợi, cũng mang hình tượng dân dã bánh chưng và bánh dày.

Thế nhưng có những nỗi buồn sâu đậm. Ngay từ trước hôm khai mạc, bà con công dân thủ đô và các tỉnh đổ về để thực hiện quyền công dân yêu cầu, đề nghị, chất vấn Quốc hội về cuộc mật đàm Thành Đô 25 năm trước, về đất đai bị “thu hồi”, về quyền tư hữu ruộng đất vốn tồn tại tự ngàn xưa, về các vụ án oan, công dân chết và bị đánh dã man trong các đồn công an… đều bị ngăn chặn, xua đuổi rất thô bạo. Các trụ sở tiếp dân đều khóa cửa, gần như thời thiết quân luật. Một chính quyền tự nhận là của dân, do dân, vì dân, một Quốc hội của dân, do dân, vì dân mà xử xự như thế?

Còn ngay ở trong Quốc hội, các nhà báo chen chân khó lọt, không có chỗ ngồi để tác nghiệp, phải ngồi bệt xuống đất trong khi các ghế của đại biểu thì cao rộng, được khoe rằng phải đặt hàng tận bên Tây Ban Nha chở về. Đây là nét đáng buồn cho con người và đất nước VN. Sao không tự làm nổi chiếc ghế ngồi họp cho Quốc hội nước nhà, lại phải nhập xa xôi đến vậy. Chả trách có nhận xét rằng nền công nghiệp VN chưa làm nổi một con ốc vít hiện đại đúng tiêu chuẩn! Chiếc ghế thì như thế, còn hình Quốc huy trong hội trường lớn là điểm trung tâm của cả tòa nhà lại bé nhỏ lúi xùi, bằng gỗ sơn, lẽ ra phải bằng đá quý và bề thế, cân đối.

Nhưng vấn đề mấu chốt quan trọng nhất hiện nay là ở trong tòa nhà chung, tòa nhà của cộng đồng dân tộc VN, như ngôi nhà Rông của cộng động mỗi dân tộc Tây Nguyên, phải là các đại diện xứng đáng, chân chính, thật sự là con người của cộng đồng, đại diện cho cộng đồng, tinh hoa của cộng đồng, tận tụy phục vụ cộng đồng, được cộng đồng xem xét kỹ, cân nhắc lựa chọn kỹ, bằng lá phiếu tự do của từng công dân. Thật là mỉa mai khi chính trong phiên họp này, Quốc hội thông qua đạo Luật về tổ chức của Quốc hội, tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, nhưng không có gì cải tiến so với trước.

Quốc hội khóa này có đại biểu Quốc hội tự nhận là trí thức, giáo sư, lại chửi bới đồng viện của mình là “ngu, thậm ngu”, còn công khai tự nguyện làm cố vấn cho tên độc tài sát nhân Saddam Hussein; có đại biểu đi quốc tế về khoe rằng tận mắt thấy tàu hỏa cao tốc có rất đông các bà nội trợ đi chợ (!), các học sinh đi học hàng ngày (!). Cứ như thật.

Lại có đại biểu xin nghỉ hẳn một phiên họp Quốc hội vì bận xuất ngọai dự buổi trao bằng cho cậu quý tử sắp tốt nghiệp (!). Trong đầu óc đại biểu này lợi ích cá nhân gia đình chiếm trọn chỗ, còn có tý chút nào cho tập thể, cho cộng đồng? Thật tội nghiệp!

Tôi đã vào dự thính họp Quốc hội khá nhiều nước, nhiều nhất là Pháp, Hoa Kỳ, Bỉ, Hà Lan, Canada, cả Philippines, Ấn Độ, Indonesia, Angeria, Ethiopia, Zimbabwe, rồi Argentina ở Nam Mỹ nữa. Tôi mở to mắt khi dự họp quốc hội ở Paris, Washington D.C., Ottawa, New Delhi, rồi hỏi chuyện các đại biểu và người dân thường. Vị trí xã hội của dân biểu lớn lắm, vinh dự lắm mà trách nhiệm, gánh nặng cũng cực lớn. Người dân khi có chuyện riêng là nghĩ ngay đến “ông” hay “bà dân biểu của tôi”. Họ quen coi người đại biểu sau khi họ bỏ phiếu và trúng cử là người nhà của mình. Con cái học hành, vào đời, chọn nghề, kinh doanh thuận lợi, khó khăn, có vụ kiện cáo gì… là họ gọi điện, gõ cửa hỏi ý kiến “dân biểu của mình”. Các dân biểu cũng gọi bà con trong vùng mình đại diện là “cử tri của tôi”, “vùng cử tri của tôi”. Có chuyện gì lớn xảy ra trong vùng là các đại biểu vùng đó quan tâm ngay, có khi có mặt ngay để tìm hiểu, tham gia giải quyết. Tai nạn, cháy nhà, lụt lội, bãi công, thất nghiệp, bệnh truyền nhiễm lây lan, môi trường … luôn là mối quan tâm thường xuyên của các dân biểu và tiếng nói của họ trong xã hội trên báo chí, truyền hình, cơ quan chính quyền luôn có trọng lượng. Đức tính đầu tiên quan trọng nhất của một dân biểu là tính tận tụy cho cộng đồng, phục vụ cộng đồng, là người sống vì cộng động, sống cho cộng đồng, do đó phần lo riêng cho cá nhân mình là tự nguyện giảm bớt, hy sinh vì lợi ích chung.

Việc ứng cử đề cử trong các cuộc bầu cử định kỳ là rất hệ trọng. Từ các đảng phái, hội nghề nghiệp, từ các giới sỹ nông công thương, tổ chức xã hội dân sự đề xuất, giới thiệu, trao đổi, sàng lọc đi lại nhiều lần mới lựa chọn được người đạt tiêu chuẩn, vì người tốt thường kín đáo, khiêm tốn, không ham danh vọng quyền lợi cá nhân. Cử tri có quyền bãi nhiệm dân biểu do mình bầu ra khi đại biểu đó tỏ ra bất xứng, vô trách nhiệm hay phạm pháp. Rõ ràng dân biểu nghị sỹ là nhân vật trung tâm của xã hội dân chủ.

Ở Việt Nam đã thành nếp, cố tật, là ban Tổ chức Trung ương đảng là nơi quyết định lên danh sách chọn toàn bộ Ban Chấp hành Ttrung ương đảng, Ban Chấp hành Trung ương Mặt trận Tổ quốc, toàn bộ đại biểu Quốc hội – mà 90% là quan chức đảng viên CS.

Vậy thì gọi là “đảng biểu” hay “dân biểu”? Cách tuyển chọn như thế làm sao tìm cho ra, cho đúng nhân tài!

Các nước hiện đại có cả một nền văn hóa của giới dân biểu, đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Những cẩm nang cho dân biểu, tiêu chuẩn mẫu mực cho dân biểu, hồi ký các dân biểu gương mẫu, sáng tác văn học nghệ thuật của giới dân biểu… là tài sản chính trị - văn hóa của đất nước. Một dân biểu Pháp hay viết báo tâm sự với tôi, là dân biểu phải học không mỏi mệt, mọi ngành, trước hết là luật pháp vì Quốc hội là ngành lập pháp, còn cần am hiểu tâm lý, xã hội, am hiểu cả về kinh tế kinh doanh, lại phải biết về quan hệ đối ngoại, về sư phạm, về kỹ thuật truyền thông…

Trụ sở mới Quốc hội VN hoành tráng là điều đáng mừng. Mong rằng trụ sở mới sẽ là ngôi nhà chung mở rộng cửa cho nhân dân vào ra, là không gian mở rộng hơn bất cứ dinh thự nào khắp cả nước, là nơi đón nhân dân vào tham quan, dự các cuộc họp, là nơi giới báo chí tự do trong ngoài nước đến tác nghiệp thoải mái.

Đáng mừng hơn nữa là nếu như trong ngôi nhà cộng đồng này sẽ chỉ có toàn những con người của cộng đồng, là tinh hoa thật sự của cộng đồng, cúc cung tận tụy cho cộng đồng, là “dân biểu” thật sự chứ không phải là “đảng biểu”, tự đảm nhận vai trò “cơ quan quyền lực cao nhất” của đất nước được ghi trong Hiến pháp, không có một cơ quan nào có quyền lực cao hơn, bảo vệ nền độc lập, chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải, thành quả phát triển được chia hợp lý cho toàn dân thụ hưởng.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Nạn buôn người qua Trung Quốc bùng phát ở Tây Ninh

Cửa khẩu Mộc Bài Tây NinhCửa khẩu Mộc Bài Tây Ninh- RFA
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
RFA- 2014-10-30
Thời gian gần đây, các ổ mại dâm và đường dây tổ chức buôn bán phụ nữ sang Trung Quốc tại Tây Ninh hoạt động ráo riết, nhiều phụ nữa bị lừa bán sang Trung Quốc vì có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vì ham tiền và phần khác là vì ngờ nghệch, không biết gì, chân ướt chân ráo lên các thành phố lớn làm thuê, cuối cùng bị dụ dỗ trôi về Tây Ninh và nhận kết cục đau lòng là bị bán cho Trung Quốc.
Tôn giáo bị chiếu cố, tội phạm được bỏ ngỏ
Một thiếu tá công an đã về hưu hơn sáu năm nay ở Tây Ninh chia sẻ: "Nói là nói vậy thôi chứ khi nó bể rồi mới quan tâm. Chứ nó đâu có rảnh đâu mà quan tâm, thành ra nó đâu diệt được tận gốc. Đúng là phải diệt từ mầm mống, nhưng cái này bể ra nó mới diệt thành ra đâu diệt được. Nó đi qua cửa khẩu qua Campodia, nhưng đó là trường hợp quá cảnh thôi. Nó không có passport, nó đi đường lậu, qua đó nó bàn giao cho người khác. Theo nhận định của tôi thì nó điều tra nó cũng biết vậy, qua đó rồi nó mới đi nước thứ ba."
Theo ông thiếu tá công an này, chuyện mại dâm đã có mặt ở Tây Ninh từ rất sớm bởi vì sau 1975, thị xã Tây Ninh trở thành vùng xôi đậu, vừa là nơi của những tín đồ thuận thành của đạo Cao Đài sinh sống lại vừa là nơi của các đầu gấu, ma cô và dân buôn lậu hoạt động, càng về sau, các ổ mại dâm càng phát triển mạnh ở đây bởi không có vùng đất nào vừa hoang vắng lại có đường rừng giao thoa với các tỉnh khác cũng như có biên giới kết nối với nước Campodia như Tây Ninh.
Khi có biến, bọn tội phạm chỉ cần băng các rừng cao su để chuyển sang địa bàn tỉnh khác hoặc trốn sang Campodia theo đường cắt rừng, mọi chuyện trở nên khó khăn đối với các cơ quan an ninh. Càng về sau, hoạt động tội phạm ở Tây Ninh càng phát triển. Có hai nguyên nhân dẫn đến sự bùng phát tội phạm ở đây: Sự tĩnh lặng của tôn giáo và; Sự quản lý không chặt chẽ của nhà cầm quyền.
Bán hàng gần cửa khẩu Mộc Bài Tây Ninh. RFA
Bán hàng gần cửa khẩu Mộc Bài Tây Ninh. RFA
Ở nguyên nhân thứ nhất, ông cựu sĩ quan công an này cho rằng đa phần những tín đồ tôn giáo, từ Cao Đài cho đến Phật Giáo, thậm chí Thiên Chúa Giáo đều ít quan tâm đến chuyện thị phi xã hội, đặc biệt là những chuyện nhạy cảm họ càng không quan tâm bởi triết lý về duyên nghiệp, nhân quả hay định mệnh của các tôn giáo không cho phép các tín đồ xắn tay làm những chuyện không thuộc về chức năng của họ mà lại dính đến nhà cầm quyền. Tố cáo người khác kiếm cơm bằng nghề mại dâm cũng là điều mà các tín đồ ngại can thiệp nhằm giữ sự an tĩnh luân hồi.
Lợi dụng sự an tĩnh của tôn giáo, những kẻ bất hảo thường tìm đến Tây Ninh như một mảnh đất dung thân an toàn để hoạt động. Nhưng, cũng theo ông cựu sĩ quan này, còn một vấn đề khác khá nhạy cảm là đạo Cao Đài ở Tây Ninh phát triển rất mạnh và đã nhân rộng trên toàn thế giới, Tòa Thánh Tây Ninh trở thành chiếc nôi tâm linh của tín đồ Cao Đài toàn thế giới. Chính vì vậy, mọi sự giám sát của ngành công an nhắm vào tôn giáo nhiều hơn là tội phạm.
Và đôi khi sự nở rộ tội phạm trên mảnh đất thiêng Tây Ninh cũng nằm trong một chủ trương nào đó nhằm kìm hãm sự phát triển của tôn giáo cũng như làm giảm uy tín của miền đất thánh này. Cho đến khi mọi sự đã đi vượt tầm kiểm soát, ngành an ninh mới loay hoay tìm cách đối phó, khống chế.
Nhưng đó cũng là sự đã rồi, đã có rất nhiều cô gái miền Tây bị bán sang Trung Quốc theo đường dịch vụ việc làm ngoài luồng, dắt mối làm osin, phụ giúp việc nhà, bị dụ dỗ lên Tây Ninh để sang Campodia theo đường du lịch, sau đó gặp các tay môi giới tại Campodia, lại trở về Việt Nam để đi sang Trung Quốc theo đường du lịch hoặc tìm cách đi thẳng từ Campodia sang Trung Quốc, bi kịch số phận của họ phủ xuống từ đó.
Thậm chí, việc mua bán nội tạng cũng diễn ra với tầng suất rất cao ở tây Ninh. Đó là nhận định của một cựu sĩ quan công an Tây Ninh mà theo ông kết luận thì việc này có tay của một số sĩ quan công an cao cấp ở tỉnh này nhúng vào.
Tình trạng rối rắm ở cửa khẩu Mộc Bài
Ông Phó, cư dân lâu năm của Tây Ninh, chuyên buôn hàng hóa từ Campodia về Việt Nam, chia sẻ: "Trung Quốc thì nó đi theo hướng đó. Qua bên Campodia thì đa phần thì họ đi buôn bán, còn lại là casino, gái gú, qua mấy khu ăn chơi bên đó toàn người Việt. Người Việt mình bên đó nhiều, nhưng đa số mình phải qua môi giới, tức là mình nhờ một người nào bên đó có chức quyền đứng ra lo hết, về mặt pháp lý, còn mình chỉ làm thôi, rồi tới tháng mình trả mấy đó. Đường dây nó cũng núp dưới bóng môi giới, một trùm nào đó bên đó."
Theo ông Phó, việc tội phạm có đất hoành hành trên Tây Ninh là chuyện đương nhiên, nó giống như hệ quả tất yếu của mọi thứ tiêu cực do nhà nước gây ra. Đặc biệt là cửa khẩu Mộc Bài giáp giới giữa Việt Nam và Campodia, có thể nói rằng sự tham ô, hối lộ trắng trợn ở cửa khẩu này là môi trường tốt nhất cho nạn buôn người phát triển.
Đơn giản, bất kì người nào đi qua cửa khẩu Mộc Bài, khi làm thủ tục xuất cảnh hoặc nhập cảnh, đều phải kẹp tiền trong cuốn sổ hộ chiếu. Thấp nhất là 10 ngàn đồng, trung bình từ 20 đến 50 ngàn đồng, có những trường hợp đặc biệt phải kẹp đến tiền triệu. Khi làm thủ tục, nhân viên hải quan rút tiền trong hộ chiếu bỏ vào ngăn kéo và đóng dấu, cho đi qua.
Số tiền kẹp trong hộ chiếu càng cao, khả năng được duyệt giấy tờ để qua cửa càng sớm và đối tượng bị soi chiếu kĩ lưỡng ở hầu hết các cửa khẩu Việt Nam đều là đối tượng có dính líu đến chính trị, có từng tham gia biểu tình chống Trung Quốc và từng hoạt động đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền Việt Nam. Những đối tượng còn lại dễ dàng qua cửa, thậm chí đi rất nhanh nếu số tiền kẹp trong hộ chiếu cao hơn so với mọi người.
Các nhóm tội phạm buôn người đã dựa vào kẽ hở này, đưa các phụ nữ Việt Nam sang nước khác bằng con đường du lịch, chúng chỉ cần mua cho những con mồi tội nghiệp chiếc vé du lịch ở các hãng lữ hành, và trước đó là làm cho mỗi con mồi một hộ chiếu. Khi đưa con mồi đi, chúng chỉ cần nhét hơi nhiều tiền vào sổ hộ chiếu, mọi chuyện coi như trót lọt.
Và một khi tham nhũng, hối lộ, đút lót còn là vấn nạn của đất nước thì chuyện các nhóm buôn người tha hồ tung hoành ở Tây Ninh là chuyện đương nhiên, không có gì để bàn. Bởi, suy cho cùng, cách quản lý thiếu trách nhiệm của nhà cầm quyền đã đẩy đất nước này đi từ tệ nạn này sang tệ nạn khác!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Nhiều trang web ở Việt Nam bị phạt tiền, tước giấy phép

Việt Nam dường như đã siết chặt hơn các trang web tiếng Việt được cấp phép ở trong nước.
Việt Nam dường như đã siết chặt hơn các trang web tiếng Việt được cấp phép ở trong nước.
VOA-30.10.2014
Chính quyền Việt Nam hôm qua đã ban hành quyết định xử phạt đối với hai trang web vì bị coi là “phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc”.
Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã phạt tiền 60 triệu đồng đối với Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC vì đã cho đăng bài viết "Nếu có con trai, tôi cấm nó yêu gái Hải Phòng” trên trang thông tin điện tử của công ty này. VASC cũng bị tước quyền sử dụng giấy phép một tháng.
Ngoài ra, một đơn vị khác là công ty Cổ phần Công nghệ EPI cũng bị phạt 10 triệu đồng vì đăng lại bài báo vừa kể.
Bài báo vừa kể có đoạn: “Bởi lười lao động và chỉ thích tiêu tiền nên các tệ nạn ở Hải Phòng chắc chẳng đâu bằng. Các băng nhóm giang hồ cũng từ đây mà ra. Sống trong một môi trường đó làm sao tránh khỏi sự ảnh hưởng. Chắc các bạn hẳn không quên vụ án Dung Hà? Cũng là gái Hải Phòng đấy”.
Trong bối cảnh các thông tin được chia sẻ rộng rãi và mau chóng trên các trang mạng xã hội, Việt Nam thời gian qua dường như đã siết chặt hơn các trang web tiếng Việt được cấp phép ở trong nước.
Hôm 24/10, Công ty cổ phần Công nghệ APPVL đã bị xử phạt 205 triệu đồng và bị thu hồi giấy phép vì đã “cung cấp, trao đổi, đưa tin có nội dung tin xuyên tạc lịch sử, xúc phạm anh hùng dân tộc”.
Hơn hai tháng trước, Báo điện tử Tri thức trẻ (trực thuộc Hội tri thức Khoa học và Công nghệ trẻ Việt Nam) bị phạt 207 triệu đồng, tạm đình chỉ hoạt động trong vòng ba tháng vì viết “Gái miền Tây và 3 chữ 'N' nổi danh thiên hạ.”
Báo chí trong nước dẫn lời Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Sơn nói rằng việc “xử lý các sai phạm, đặc biệt là thông tin trên mạng, nhằm làm lành mạnh hóa đời sống báo chí”.
Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông, Tin tức, ANTV

Hãi hùng nạn cướp giật vé số ở miền Tây

TỔNG HỢP (NV) - Nghề bán vé số đang trở thành một trong những nghề nguy hiểm nhất trên bước đường mưu sinh của người nghèo tại Việt Nam, bởi nạn cướp, giật, lừa đảo diễn ra thường xuyên.

Hầu hết những người chọn bán vé số làm nghề mưu sinh ở miền Tây đều là người nghèo khó, nhưng ít ai ở họ cũng thường trực nỗi lo bị cướp, giật, lừa đảo...


Người dân thương xót, tìm kiếm thi thể ông Hùng bán vé số ở Cà Mau bị lừa dẫn đến nhảy sông tự tử. (Hình: báo Lao động)

Cái chết của em Phùng Minh Tấn (12 tuổi), học sinh lớp 5, trường tiểu học Vĩnh Châu, vào ngày 10 tháng 10, khiến người dân Sóc Trăng bàng hoàng, chua xót. Cha lấy vợ khác, mẹ bỏ lên Bình Dương làm công nhân. Tấn sống với ông nội tại quê nhà, quyết tâm theo con đường học vấn để thoát khỏi cảnh nghèo khó.

Hàng ngày sau giờ học, Tấn đến đại lý lấy vé số rồi đi bán khắp các nẻo đường thị xã Vĩnh Châu kiếm tiền, phụ giúp ông nội. Ai ngờ, ước mơ của em mãi mãi vùi sâu dưới đáy mộ khi ngày 12 tháng 10, người dân phát hiện xác em dưới chân cầu Vĩnh Châu.

Theo công an tỉnh Sóc Trăng, nhiều khả năng Tấn bị cướp vé số. Người dân cho biết, lúc mất tích, Tấn đã bán hết vé số và mang trong người khoảng 700,000 đồng.

Trước đó, vào ngày 30 tháng 9, người dân phường 6, thành phố Cà Mau, phát hiện một người đàn ông nhảy xuống kênh xáng Cà Mau-Bạc Liêu tự tử nên trình báo công an. Nạn nhân được xác định là ông Nguyễn Tiến Dũng (43 tuổi), quê huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, bán vé số dạo từ tháng 2, 2014 tại khu vực phường 6.

Những người bán vé số cùng ông Dũng cho biết, nguyên nhân dẫn đến việc tự tử là do trước đó ông Dũng bị lừa đổi nhầm vé số giả mệnh giá 3 triệu đồng. Do phải mượn tiền đổi vé trúng thưởng và uất ức vì bị lừa, lại không bán được vé phải mượn tiền để trả tiền cơm hàng ngày. Trong lúc thiếu suy nghĩ, ông tìm đến cái chết như một cách giải thoát cho mình.

Người dân thành phố Cà Mau không lạ với ông Trần Văn Bùi (72 tuổi) hằng ngày đi khắp nơi để bán vé số kiếm tiền nuôi thân. Do lớn tuổi nên ông được nhiều người mua giúp đỡ. Ấy vậy mà ông không ít lần bị lừa đảo, cướp giật. Mới đây ông lại bị cướp mất 120 tờ.

Còn bà Nguyễn Thị Kiều, một người bán vé số bị hai thanh niên đổi vé trúng thưởng mệnh giá 2 triệu đồng. Khi đến đại lý đổi lại, chị mới phát hiện vé số giả và xem như mất 2 triệu đồng. Bà ngậm ngùi: “Mần cái nghề này phải chấp nhận rủi ro. Ai nói bán vé số là an toàn, tui cãi tới bến luôn!”

Trong khi đó, có một thực tế khác khiến nhiều người không khỏi đau lòng là các tổng giám đốc của những công ty xổ số kiến thiết ở Việt Nam có mức lương trên 1 tỷ đồng/năm.

Không biết có khi nào những ông, bà tổng giám đốc của các công ty xổ số kiến thiết ở Việt Nam nghĩ đến việc nhiều người nghèo trong nước phải cầm sấp vé số đi bán mỗi ngày mà thường trực nỗi lo bị cướp, giật, lừa đảo... trên từng bước đường để mưu sinh?! (Tr.N)

10-30-2014 5:08:57 PM
Theo Người Việt

Giải quyết tranh chấp biển Đông bằng luật pháp vẫn bế tắc

BANGKOK (NV) .- ASEAN và Trung Quốc không đạt được tiến bộ nào tại hội nghị về DOC lần thứ 8, vừa diễn ra ở Thái Lan. Tháng tới, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Miến Điện sẽ tiếp tục bàn về DOC.


Lính Trung Quốc tập trận chiếm đảo trên biển Đông. (Hình: Chinamil)

Để giải quyết những bất đồng về chủ quyền trên biển Đông, năm 2002, ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC). Tuy nhiên DOC không giúp giảm bớt căng thẳng trên biển Đông vì phạm vi áp dụng thiếu rõ ràng và các quy định thì thiếu cụ thể. Chưa kể DOC không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý.

Đến năm 2011, ASEAN và Trung Quốc tiếp tục thông qua Bản Quy tắc hướng dẫn DOC nhưng văn kiện này cũng không giải quyết được hết những hạn chế của DOC.

Tại hội nghị về DOC lần thứ 8 vừa diễn ra ở Bangkok, đại diện ASEAN và Trung Quốc chỉ đạt được thỏa thuận là tiếp tục thúc đẩy sự hợp tác theo tinh thần DOC nhằm giải quyết các tranh chấp ở biển Đông một các hòa bình.

ASEAN và Trung Quốc dự trù thiết lập các đường dây nóng về tìm kiếm cứu nạn, nghiên cứu đại dương, bảo vệ môi trường và để Bộ Ngoại giao các bên có liên quan có thể liên lạc, ngăn chặn nguy cơ xung đột.

Trung Quốc vẫn khăng khăng bảo lưu ý kiến để các quốc gia có tranh chấp chủ quyền ở biển Đông tự giải quyết tranh chấp với nhau (đàm phán song phương chứ không phải đa phương). Còn ASEAN thì sẽ cùng Trung Quốc giữ gìn hòa bình và ổn định của biển Đông.

Do DOC có nhiều hạn chế, nhiều chuyên gia về luật pháp quốc tế đã từng khuyến cáo ASEAN nên tự soạn thảo một Bộ quy tắc về ứng xử trên biển Đông (COC) trước khi đàm phán với Trung Quốc. Năm 1996, ASEAN đã từng đề cập đến việc xây dựng COC trên biển Đông nhưng bất thành. Cuối cùng, năm 2002, ASEAN và Trung Quốc thông qua DOC.

Người ta hy vọng nếu ASEAN có thể thông qua một COC cùng với Trung Quốc, các tranh chấp trên biển Đông có thể được phân xử bởi một cơ quan tài phán quốc tế.  Tuy nhiên cho đến nay, Trung Quốc chưa bao giờ tỏ ra đồng tình với giải pháp này và tìm nhiều cách để tạo bất đồng giữa các quốc gia trong khối ASEAN khi họ bàn luận về COC.

Cách nay vài tháng, ông Carl Thayer, Giáo sư Học viện Quốc phòng Úc khuyến cáo, đừng chú trọng vào đàm phán với Trung Quốc về COC.

Ông Thayer nhận định, việc ASEAN chỉ quan tâm đến đàm phán với Trung Quốc về COC trên biển Đông, không chú ý tới tự soạn COC trên biển Đông, bởi sợ Trung Quốc bác bỏ dự thảo tự soạn là một sai lầm.

ASEAN đã từng lặng lẽ bác dự thảo COC trên biển Đông do Indonesia soạn và hướng sự quan tâm vào quan điểm của Trung Quốc. Điều này khiến ASEAN bị tách thành hai nhóm: Nhóm có tranh chấp và nhóm không có tranh chấp.

Ông Thayer nhấn mạnh, điều đó khiến ASEAN khó đạt được một lập trường chung trong khi Trung Quốc có thể lợi dụng khác biệt trong ASEAN để kéo dài các cuộc đàm phán, có thêm thời gian để củng cố sự hiện diện và kiểm soát đối với các vùng biển và thực thể ở biển Đông.


Tàu hải giám TQ 46001 (trái) đang ngăn chặn tàu cảnh sát biển Việt Nam không cho tiến gần giàn khoan HD981 ngày 1/6/2014 ở phía nam quần đảo Hoàng Sa. (Hình STR/AFP/Getty Images)

Do vậy, ASEAN cần phải tìm kiếm sự đồng thuận về dự thảo COC trên biển Đông để xác lập lập trường thống nhất trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc. Ông Thayer khuyến cáo, ASEAN nên chỉnh sửa và cập nhật dự thảo COC trên biển Đông của Indonesia thành bản thảo cuối cùng để Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN phê chuẩn, phát hành nhằm tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế.

Ông Thayer đề nghị ASEAN nên nhìn xa hơn, xem COC là bộ quy tắc ứng xử cho những vấn đề chung trên biển của khu vực Đông Nam Á chứ không đơn thuần chỉ là COC cho biển Đông. Điều này sẽ giúp củng cố tư cách pháp lý của ASEAN và tăng cường khả năng đối phó với các cường quốc bên ngoài.

Tuy nhiên việc soạn thảo COC không có giới hạn về thời gian nên chưa rõ lúc nào ASEAN mới hoàn tất văn kiện này.

Bởi đàm phán giữa ASEAN với Trung Quốc liên tục bế tắc, tháng giêng năm 2013, Philippines đã kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc, đề nghị bác các yêu sách vô lối về chủ quyền của Trung Quốc tại biển Đông. Ông Albert del Rosario,  Ngoại trưởng Philippines vừa loan báo, có thể Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc sẽ ra phán quyết về vụ kiện vào quý một năm 2016, bất kể Trung Quốc có tham gia vụ kiện và đáp ứng các yêu cầu của tòa hay không.

Ngoại trưởng Philippines hy vọng phán quyết của Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc sẽ mở đường cho việc giải quyết các tranh chấp về chủ quyền ở biển Đông. (G.Đ)

10-30-2014 2:11:06 PM
Theo Người Việt.

Quảng Ninh: Vỡ Đập Long Châu Hà

(Dân trí) - Hàng trăm hộ dân đã được sơ tán, QL18 tạm ngưng trệ, các cơ quan chức năng huy động lực lượng chống vỡ đê tránh nguy cơ lũ quét. Hiện nước lũ đã rút, công tác vá đập và tiếp tục phòng chống tràn vỡ tiếp tục được ưu tiên.
 >> Quảng Ninh: Lũ lớn tràn đập, dân sơ tán khẩn cấp

Như Dân trí đã thông tin, trận mưa như trút nước đêm qua và rạng sáng nay đã khiến đập thủy lợi Đầm Hà Động (hay còn gọi là đập Long Châu Hà ) đối mặt với nguy cơ sạt vỡ. Nước đã tràn qua bờ kè gây ngập úng cục bộ. QL18 đỏ ngầu nước lũ. Con đê yếu oằn mình trước nước lớn.
 
Hàng trăm hộ dân đã phải di dời ra khỏi vùng xung yếu. Đến cuối giờ trưa nay, trên địa bàn mưa đã bớt, nước lũ theo đó có biểu hiện rút xuống, giảm bớt áp lực gây nguy cơ vỡ đê.
Lực lượng chức năng đang căng mình vá đập
Lực lượng chức năng đang căng mình vá đập
Đến 10h trưa nay, QL18 đã lưu thông trở lại, công tác ứng cứu đê đã được triển khai đồng bộ ngăn chặn nguy cơ xấu. Tuy nhiên, nước lũ rút để lộ thân đập và các bờ kè trong tình trạng rạn vỡ nham nhở.
Có mặt tại hiện trường chỉ huy các lực lượng vá lại thân đập, Đại tá Nguyễn Hữu Lưu - Phó chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh - cho biết, vào lúc cao điểm, lũ cao hơn mặt đập tới 2m, khiến cả một vùng rộng lớn thuộc 5 xã, thị trấn của huyện Đầm Hà chìm trong biển nước. Một thôn bị cô lập hoàn toàn; hàng trăm nhà dân khác nằm trên QL18 nước ngập sâu cả mét.
 
Nhận được tin, các lực lượng gồm bộ đội, công an và dân quân tự vệ các xã xung quanh có mặt kịp thời để sơ tán hàng trăm hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm, bảo đảm tính mạng cho bà con.
Vỡ cục bộ khiến nhiều đoạn thân đập bị khoét sâu
Vỡ cục bộ khiến nhiều đoạn thân đập bị khoét sâu

Thiệt hại ban đầu của trận lũ: 300 m3 đất đá của thân đập bị khoét sâu, có nhiều chỗ khoét sâu tới 5-7 m gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn. Hiện đang có 250 bộ đội và dân quân tư vệ cùng nhiều lực lượng khác đang nỗ lực gia cố thân đập. Dự kiến đến khoảng cuối giờ chiều nay sẽ hoàn thành, đảm bảo an toàn cho giao thông cũng như dân sinh trong khu vực.
Thân đập sau nước rút để lại những hố sâu
Thân đập sau nước rút để lại những hố sâu


Đập thuỷ lợi Đầm Hà Động với tổng vốn đầu tư hơn 500 tỷ đồng, được khởi công vào tháng 4/2006 và hoàn thành vào tháng 12/2011, có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho gần 3.500 ha đất canh tác, tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho 29.000 người; ngăn lũ, cải tạo khí hậu vùng. Đập Đầm Hà Động có dung tích khoảng 1,2 triệu m3, nếu vỡ thì sức tàn phá rất ghê gớm.

Theo ghi nhận của PV Dân trí, ngoài nguyên nhân mưa lớn khiến lũ lên nhanh thì hệ thống xả lũ kém, đặc biệt không có các đường tràn xả lũ của đập là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ vỡ đập đợt này.
Thu Hằng

HOT ... Định Giá Mới Của Tiền Đồng VN



CHUYỆN LẠ!!!
Tối nay ra công viên Gia Định tâm sự, ngồi chả biết nói gì thế mà ấy cứ ỏng ẹo tới lui rồi lại kêu khát. Thôi thì chiều vậy, Vận Mệnh đi mua cho chai khoáng. Bắt đầu từ đây:

Vận Mệnh: huynh, lấy em chai khoáng Aqua.
Gánh hàng rong: của đệ đây, 10 hồ
Vận Mệnh: hả?!?
Gánh hàng rong: 10 hồ
Vận Mệnh: là bao nhiêu huynh?!?
Gánh hàng rong: ơ thằng này, nhìn mặt sáng mà sao lú thế nhỉ hí hí (cười đểu)
Vận Mệnh: a đù!!! (láo thật, mình đã cai CNCS lâu rồi mà ta, sao chả lại kêu lú nhỉ, đúng là CNCS thối dai thật)
Gánh hàng rong: 10 hồ là 10 nghìn đồng, hiểu chưa? Thời buổi tiền Việt Nam không có giá, ở đất Thành hồ bây giờ đang thịnh tính tiền theo kiểu vậy.
Vận Mệnh: được, được cũng hay đấy (1 hồ mà đã lên tới giá 1000 đồng rồi đấy)


Ngẫm cũng thấy hay hay nên về chia sẻ lại cho mọi người biết nè!!!

Hà Nội: Cháy dữ dội tại nhà xưởng sát đường Giải Phóng

(Dân trí) - Ngọn lửa bốc cháy dữ dội tại 1 xưởng gỗ gần Công ty lâm sản Giáp Bát (Đại Kim, Đại Từ, Hoàng Mai, Hà Nội). Hàng trăm lính cứu hỏa cùng hàng chục xe chữa cháy chuyên nghiệp đang nỗ lực dập lửa.

 
Hà Nội: Đang cháy dữ dội tại nhà xưởng sát đường Giải Phóng
 
Cột khói bốc cao (Ảnh do độc giả Sơn cung cấp)
Cột khói bốc cao (Ảnh do độc giả Sơn cung cấp)
Người dân khu vực cho biết, khoảng 14h30 chiều nay (30/10), lửa bốc lên kèm theo cột khói ngút trời bốc lên từ 1 xưởng gỗ gần Công ty lâm sản Giáp Bát (32, Đại Kim, Đại Từ, Hoàng Mai - Hà Nội). Hàng trăm lính cứu hỏa cùng nhiều xe cứu hỏa vẫn đang nỗ lực dập lửa.
Theo quan sát từ trên cao của phóng viên Dân trí, đến 15h20, lửa vẫn cháy ngùn ngụt tại hai dãy xưởng và có nguy cơ lan sang hai dãy xưởng bên cạnh. Lực lượng cứu hỏa đang nỗ lực để ngăn ngọn lửa bén sang hai xưởng khác. 
Các xưởng đang cháy rộng khoảng 1.000m2 và ngọn lửa đã làm sập phần lớn mái tôn của các xưởng này.
Theo ông Nguyễn Xuân Thủy (50 tuổi, nhà cách đám cháy khoảng 12m), khoảng 14h30 chiều nay, ông nghe tiếng nổ kèm khói bốc dữ dội. Đến khoảng 30 phút sau thì xe cứu hỏa đến hiện trường.
Đến 15h40, gió thổi mạnh đã làm ngọn lửa tiếp tục bốc lên. Đám cháy cơ bản được khống chế vào lúc 16h30, nhưng khói và lửa vẫn âm ỉ bốc lên.
 
Vào lúc 16h45, ngọn lửa cơ bản đã được khống chế, không để lan rộng, chỉ còn khói bốc lên nghi ngút. Mái tôn của 2 xưởng bị sập 2/3.
Việc cứu hỏa gặp khó do đường vào hiện trường đám cháy chỉ là một con ngõ nhỏ, các xe cứu hỏa buộc phải nối đuôi nhau, các vòi phun cũng phải nối dài, gây khó khăn cho lực lượng cứu hỏa.
Một số hình ảnh từ đám cháy:
Phóng viên Dân trí sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về vụ cháy.
Khói lửa bốc lên nghi ngút từ đám cháy (Ảnh do độc giả có tên Sơn cung cấp)
Phóng viên Dân trí sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về vụ cháy.

Phóng viên Dân trí sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về vụ cháy.

Phóng viên Dân trí sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về vụ cháy.
Lực lượng chữa cháy khẩn trương đưa đường ống nước tiếp cận ngọn lửa

Phóng viên Dân trí sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về vụ cháy.

Phóng viên Dân trí sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về vụ cháy.
Ngọn lửa thiêu rụi hai dãy nhà xưởng

Phóng viên Dân trí sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về vụ cháy.
Ngăn ngọn lửa bén sang dãy xưởng bên cạnh

Khu vực này có rất nhiều nhà xưởng
Khu vực này có rất nhiều nhà xưởng

Rào chắn từ đường Giải Phóng để ngăn phương tiện vào khu vực Đại Từ
Rào chắn từ đường Giải Phóng để ngăn phương tiện vào khu vực Đại Từ

Ngọn lửa vẫn bốc lên khi có gió mạnh
 
Nguyễn Dương

Ném bom xăng vào nhà phó chủ tịch phường

(NLĐO) - Một đối tượng xấu đã ném bom xăng vào nhà Phó chủ tịch phường Nhơn Phú, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Ngày 30-10, công an TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định tiến hành khám nghiệm hiện trường để làm rõ vụ nổ trước cửa nhà ông Nguyễn Văn Lân (53 tuổi, Phó chủ tịch UBND phường Nhơn Phú, TP Quy Nhơn) ở phường Nhơn Phú xảy ra vào khoảng 3 giờ 30 phút cùng ngày.

Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm trên, gia đình ông Lân cùng một số người dân địa phương nghe một tiếng nổ lớn trước cửa nhà ông, sau đó lửa bốc lên. Gia đình ông Lân cùng những người dân lân cận đã dùng nước dập tắt đám cháy.

Khi mở cửa, gia đình ông Lân ngửi thấy mùi xăng nồng nặc. Một phần cánh cửa sắt trước nhà bị ám khói đen.

Theo nhận định ban đầu, đối tượng xấu đã ném “bom xăng” vào nhà ông Lân.
.
Thi Phú

Mở rộng Tân Sơn Nhất 2 tỷ USD hay xây sân bay Long Thành 18 tỷ USD?

GDVN) - TS Nguyễn Bách Phúc thẳng thắn chỉ ra con số 9,1 tỷ USD để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất như Bộ Giao thông Vận tải đưa ra công luận là không thỏa đáng.

 
Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành đang trở thành tâm điểm quan tâm của dư luận. Theo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), việc đầu tư dự án sân bay Long Thành nhằm đáp ứng hàng chục triệu lượt hành khách trong tương lai đồng thời nhằm giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất.

Trước khi đưa ra Dự án xây dựng sân bay Long Thành, Bộ GTVT cũng tính toán đến việc mở rộng, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên theo tính toán của Bộ, việc mở rộng này là khó khả thi khi mức đầu tư lên đến 9,1 tỉ USD và ảnh hưởng đến 140.000 hộ dân (khoảng 500.000 nhân khẩu)…
Đề xuất xây dựng sân bay Long Thành làm dấy lên nỗi lo ngại của công luận về nợ công của quốc gia, sự cần thiết và hiệu quả thực sự của dự án?

Với con số dự tính trên, Bộ GTVT cho rằng phương án xây dựng sân bay Long Thành là tối ưu để đi trước đón đầu, đáp ứng nhu cầu đi lại và trung chuyển hàng không khi đất nước hội nhập sâu.
 


Sân bay quốc tế Long Thành chỉ có thể trung chuyển cho... 1 nước?
(GDVN) - Theo TS Nguyễn Bách Phúc, trên thực tế dự án sân bay quốc tế Long Thành chỉ có thể làm “trung chuyển” cho duy nhất nước Úc.

Tuy nhiên, đưa ra quan điểm về vấn đề mở rộng cải tạo sân bay Tân Sơn Nhất, TS Nguyễn Bách Phúc - Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học công nghệ & Quản lý TP.HCM HASCON, Viện trưởng Viện Điện – Điện tử - Tin học EEI cho rằng: Có thể nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất phục vụ đến 56 triệu hành khách/năm mà vốn đầu tư chỉ chưa đến 2 tỉ USD.

Không cần 9,1 tỉ USD
TS Nguyễn Bách Phúc phân tích một lý do “nặng ký” mà Bộ GTVT đưa ra cho Dự án xây dựng sân bay Long Thành là “lỗi” của sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất. Bộ GTVT cho rằng: “Việc mở rộng nâng công suất cảng hàng không này để đáp ứng nhu cầu 40-50 triệu hành khách/năm trong giai đoạn 2025-2030 là không khả thi”.

Minh chứng điều này, Bộ GTVT đã đưa ra 4 cái lỗi, trong đó lỗi thứ 3 cho rằng: “Chi phí để mở rộng nâng công suất khai thác của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất quá lớn so với việc phát triển một cảng hàng không mới: Theo tính toán, chi phí để nâng được công suất khai thác thêm 20 triệu hành khách cần tới khoảng 9,1 tỷ USD, phải giải phóng 140.000 hộ dân (khoảng 500.000 nhân khẩu); chưa kể chi phí và số lượng dân cư phải giải tỏa để làm thêm các tuyến đường giao thông tiếp cận, cơ sở hạ tầng đồng bộ với Cảng hàng không".

Có 3 tiêu chí chủ yếu để đánh giá năng lực của một sân bay: Một là khả năng đón và tiễn máy bay của đường băng, hai là khả năng đón và tiễn hành khách của nhà ga, ba là sân đậu cho máy bay lưu lại tạm thời giữa 2 thời điểm hạ cánh và cất cánh.

Đầu tiên vấn đề đường băng, Tân Sơn Nhất đang có 2 đường băng đạt tiêu chuẩn Quốc  tế, đường phía Bắc dài 3.200 mét, rộng 45 mét, đường phía Nam dài 3.800 mét, rộng 45 mét, có khả năng đón tiễn những máy bay lớn nhất thế giới hiện nay như Abus 380 với 850 hành khách, Boing 747-400 với 660 hành khách. Lưu ý rằng, sân bay HongKong cũng chỉ có 2 đường băng rộng 45 mét, dài 3.800 mét, có năng lực 87 triệu hành khách/năm.

Để đường băng phát huy đầy đủ năng lực, việc điều hành sân bay vô cùng quan trọng. Tuy nhiên sân bay Tân Sơn Nhất đã điều hành như thế nào?

TS Nguyễn Bách Phúc khẳng định không cần 9,1 tỉ đồng cũng có thể cải tạo sân bay Tân Sơn Nhất đủ sức phục vụ 56 triệu hành khách/năm.

Ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam ngày 16/10/2014 có phát biểu với báo giới: “Sân bay Tân Sơn Nhất chỉ có thể tiếp nhận 29 chuyến bay đi đến/giờ, trong khi thực tế hiện nay đã có lúc phải tiếp nhận gần 34 chuyến”. Như vậy sân bay Tân Sơn Nhất đã điều hành rất tốt, xấp xỉ 2 phút có 1 chiếc cất hoặc hạ cánh.


Bộ trưởng Thăng: Đưa sân bay Long Thành ra lúc này là không có lợi

(GDVN) - Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết lần họp Quốc hội này là xin chủ trương đầu tư sân bay Long Thành chứ không phải để phê duyệt dự án triển khai ngay.

Dựa trên con số của Cục Hàng không đưa ra thì năng lực sân bay Tân Sơn Nhất mỗi năm với 2 đường băng có thể đạt được 365x24x29 = 254.040 chuyến cất cánh và hạ cánh.

Nếu giả thiết rằng sân bay Tân Sơn Nhất chỉ tiếp đón các máy bay cỡ trung bình, như Abus 330 với 335 hành khách, Abus 340 với 380 hành khách, Boeing 777 với 365 hành khách, Boeing 767 với 375 hành khách… Xin tính khiêm tốn bình quân mỗi chiếc máy bay chỉ chở 300 hành khách, thì số lượng hành khách trong 1 năm sẽ là:  254.040 chuyến x 300 người/chuyến  = 76,2 triệu người.

Đó là năng lực của đường băng. Do đó Bộ GTVT cho rằng 2 đường băng tại sân bay Tân Sơn Nhất không đáp ứng được việc vận chuyển 40 – 50 triệu hành khách là hoàn toàn sai, quan trọng là cách điều hành sân bay. Như vậy, đường băng Tân Sơn Nhất không có lỗi, không cần mở thêm đường băng mới, không cần di dời 500.000 người, không cần bồi thường hơn 9 tỷ USD như Bộ nói.

Thay vì sân golf nên mở rộng sân bay
Yếu tố tiếp theo để đánh giá năng lực sân bay là nhà ga hành khách. Hiện tại Nhà ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất đón 8 triệu hành khách, nhà ga quốc tế đón 12 triệu hành khách/năm. Để tăng lượng hành khách, đương nhiên phải xây thêm nhà ga. Vấn đề là xây ở đâu, cần bao nhiêu diện tích đất.

Nhà ga quốc tế hiện nay có diện tích nền là 3,1 ha, cao 3 tầng, xung quanh phải có thêm diện tích rất lớn để để làm lối đi cho khách đi ra ống lồng, có 8 ống lồng và phải có bãi đậu rất lớn cho máy bay đậu nhận khách hoặc trả khách. Theo tính toán của chúng tôi và kiểm tra so sánh với ảnh vệ tinh, thì tổng diện tích đất cần thiết cho 1 nhà ga khoảng 16 ha.

Trong sân bay Tân Sơn Nhất, ở đầu phía Đông về mạn Bắc đường băng, có 1 bãi trống rộng 36 ha. Gần đó là vùng đất trống 159 ha của quân đội, đang chuẩn bị làm sân Golf, tổng cộng 195 ha.
Vấn đề đặt ra ở đây có cần thiết phải xây dựng một sân Golf hay thay vào đó diện tích đất lớn đó có thể dùng để mở rộng xây dựng thêm nhà ga, nâng công suất đón tiếp hành khách của sân bay Tân Sơn Nhất? Nếu đặt lên bàn cân kinh tế, sân Golf mang lại lợi nhuận hàng năm bao nhiêu? Sân Golf liệu có đưa Việt Nam hội nhập nhanh hơn?

Trong khi đó như Bộ GTVT và các chuyên gia của Bộ phân tích nhu cầu vận tải bằng đường hàng không của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ ngày một lớn do vậy nâng cao năng lực vận tải hàng không là bức thiết. Như vậy thay vì sân Golf, nên chăng các Bộ, ngành Trung ương cần xem xét thiệt hơn của hai dự án.

Với diện tích 195 ha theo tính toán của chúng tôi, nếu làm thêm 3 nhà ga, chỉ sử dụng hết 3x16ha = 48 ha, còn lại 195 – 48 = 147 ha. Nếu thêm 3 nhà ga, lượng khách sẽ tăng lên 3x12 triệu = 36 triệu và công suất của Tân Sơn Nhất sẽ là 20 triệu hành khách (hiện nay) + 36 triệu = 56 triệu hành khách/năm.

Cùng với việc mở rộng nhà ga, vấn đề bãi đỗ sân bay rất quan trọng. Không thể một máy bay vừa hạ cánh lại cất cánh ngay. Hiện nay sân bay Tân Sơn Nhất có 47 vị trí đỗ, rải rác ở phía Nam đường băng. Và hiện Tân Sơn Nhất đang đón tiếp 20 triệu hành khách/năm với 47 điểm đỗ này. Vậy 56 triệu hành khách/năm cần 47/20x56 = 132 điểm đỗ, trừ 47 điểm đỗ có sẵn, sân bay Tân Sơn Nhất cần xây thêm 85 điểm đỗ.

Mặt khác để có thể tiếp nhận những máy bay lớn nhất hiện nay như Abus380 với sải cánh 79,8 mét, chiều dài 73 mét, thì diện tích một điểm đỗ phải khoảng 1,3 ha (gồm cả lối đi lại). Như vậy tổng diện tích cần thiết xây thêm 85 điểm đỗ sẽ là: 85 x 1,3 = 110 ha.

Như vậy, đất trống của sân bay Tân Sơn Nhất vẫn còn lại 147 – 110 ha = 37 ha. 37 ha này đủ để làm thêm đường nội bộ và các công trình phụ trợ khác. Như vậy bằng việc chuyển đổi dự án sân Golf kết hợp với diện tích đất còn trống trong sân bay Tân Sơn Nhất có thể mở rộng nhà ga, bãi đỗ với đủ năng lực phục vụ 56 triệu hành khách/năm.

Tổng kinh phí nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất theo phương án này: Tiền xây dựng nhà ga 12 triệu hành khách/năm của người Nhật cách đây 5 năm theo dự toán là 265 triệu USD, ở đây tạm tính 300 triệu USD/nhà ga, xây 3 nhà ga sẽ hết 300 x 3 = 900 triệu USD. Chi phí làm sân đỗ và làm thêm đường sá, tính gần đúng 500 USD/m2. Tổng chi phí này là: 500 USD/m2 x 147 ha x 10.000 m2/ha = 735 triệu USD. Tổng cộng: 900 +735 =1.635 triệu USD = 1,7 tỷ USD. Cho rằng sẽ bị đội giá, xin được tạm tính là 2 tỷ USD.

Như vậy rõ ràng so sánh việc cải tạo sân bay Tân Sơn Nhất với việc xây dựng sân bay Long Thành phương án nào có lợi về mặt kinh tế, địa chính trị hơn có lẽ Bộ GTVT, Chính phủ và Đại biểu Quốc hội hiểu rõ hơn ai hết để đưa ra quyết định đúng đắn.

Theo đề xuất, dự án Sân bay Long Thành sẽ được triển khai xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai với diện tích đất thu hồi lên đến 5.000ha. Dự kiến sau khi hoàn thành giai đoạn I vào năm 2025, với số tiền 7,8 tỷ USD sân bay này sẽ đạt công suất mỗi năm 25 triệu khách. Giai đoạn 2 theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào 10 năm sau đó, nâng công suất lên gấp đôi. Trong khi theo thiết kế, công suất tối đa sau khi hoàn tất của sân bay này đạt 80-100 triệu khách mỗi năm vào sau năm 2050. Khi đó, tổng kinh phí dự kiến khoảng 18 tỷ USD.

Hưng Yên: “An ninh thôn” dùng dùi cui đánh dân, bắt nộp phạt tại chỗ

Trong lúc bị tạm giữ ở nhà văn hóa thôn, Nguyễn Công Bắc (SN 1990, trú tại xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) bị công an viên dùng dùi cui đánh vào người, bị thương nhẹ.

An ninh thôn Văn Nhuế dùng dùi cui đánh người tại nhà văn hóa thôn. (ảnh cắt từ clip).
An ninh thôn Văn Nhuế dùng dùi cui đánh người tại nhà văn hóa thôn. (ảnh cắt từ clip).
"An ninh thôn" dùng dùi cui đánh dân
Báo PLVN vừa nhận được phản ánh của anh Nguyễn Công Bắc (sinh năm 1990, trú tại Vụ Bản, Nam Định – sinh viên vừa tốt nghiệp) về việc trong lúc bị tạm giữ ở nhà văn hóa, tại thôn Văn Nhuế, thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên đã bị một số người (theo cách gọi ở địa phương là an ninh thôn – PV) dùng dùi cui đánh đập.

Cụ thể, vào khoảng 23h30 đêm 27/10, Nguyễn Công Bắc (tạm trú tại thôn Văn Nhuế, thị trấn Bần Yên Nhân) cùng với hai người bạn là Hoàng Xuân Thắng và Nguyễn Văn Tới rủ nhau đi ra quán nước trà ngồi nói chuyện. Khi đi đến đoạn gần ngã tư, bỗng thấy hai người trong ngõ phi xe máy đến và yêu cầu Bắc và hai người bạn cho kiểm tra giấy tờ tùy thân. Tuy nhiên, lúc này cả ba thanh niên trên đều không mang theo giấy tờ trong người. Sau đó, hai người này đã dẫn giải Bắc và hai người bạn về nhà văn hóa thôn Văn Nhuế để giải quyết sự việc.  

Tại đây, trong lúc chờ giải quyết 3 thanh niên trên được đưa vào một phòng kín. Thấy vậy Bắc liền bảo: “Sao lại nhốt cháu ở đây. Chúng cháu không chạy đâu có gì để cháu mang giấy tờ lên...”. Sau đó, một người mặc áo trắng trên tay cầm dùi cui hùng hổ mở cửa xông vào đập liên tiếp vào đầu, lưng Bắc và nói “muốn cãi à”... 

Sau khi lập biên bản sự việc xong, hai người ở thôn đã đọc lại cho Bắc và 2 người bạn nghe: “Vào khoảng 0h đêm 28/10/2014, chúng tôi gồm Đặng Thanh Hải, Đặng Xuân Thịnh - an ninh thôn Văn Nhuế đã tiến hành lập biên bản các đối tượng sau: Nguyễn Công Bắc (SN 1990, trú tại xã Thành Lập, Vụ Bản, Nam Định); Hoàng Xuân Thắng (SN 1990, nghề nghiệp: đang chờ xin việc, trú tại thị trấn Thạch Hà, Hà Tĩnh); Nguyễn Văn Tới (SN 1990, nghề nghiệp: đang chờ xin việc, trú tại Vụ Bản, Nam Định) -  người vi phạm. Trong quá trình tuần tra trên địa bàn chúng tôi phát hiện 3 đối tượng đi lang thang ngoài đường ở thôn Văn Nhuế khi kiểm tra cả 3 đối tượng không không có chứng minh nhân dân, giấy tạm trú. Chúng tôi đã yêu cầu ra nhà văn hóa thôn để giải quyết". 

Vết thương của anh Bắc bị an ninh thôn dùng dùi cui đánh. (ảnh nhân vật cung cấp).
Vết thương của anh Bắc bị an ninh thôn dùng dùi cui đánh. (ảnh nhân vật cung cấp).
 
 Vết thương của anh Bắc bị an ninh thôn dùng dùi cui đánh. (ảnh nhân vật cung cấp). Anh Nguyễn Công Bắc cho biết: Khi đọc biên bản làm việc xong, công an viên còn có lời dọa dẫm, “làm luật” ngay tại chỗ thì sẽ thả chúng tôi về nếu không có tiền sẽ mang lên công an thị trấn Bần Yên Nhân để xử lý hành chính?! 

Để chứng mình điều này, anh Bắc đã cung cấp cho phóng viên xem toàn bộ đoạn clip quay lại được trong thời gian bị tạm giữ tại nhà văn hóa thôn Văn Nhuế. Trong đoạn clip, hai người "an ninh thôn" bảo rõ: “Chú lập biên bản là một việc, còn việc xử lý thế nào là một việc khác. Nếu chú làm căng thì đã đưa lên trên kia rồi (đưa lên Công an thị trấn Bần Yên Nhân – PV). Đây là giải quyết tình cảm, cháu cứ kí vào biên bản. Bảo không nghe chú có cách giải quyết khác như đánh về cơ quan, đánh về gia đình, đánh về nơi cư trú của cháu...”.

“Nộp tiền phạt thì về luôn nhưng chúng tôi không có tiền. Lúc đó, Nguyễn Văn Tới phải chạy ra ngoài ATM để rút và đưa cho hai người đó 300 nghìn đồng thì chúng tôi mới được thả về”, anh trai của Bắc cho biết.  

Nhiều người dân ở địa phương đặt câu hỏi hoài nghi: Số tiền mà lực lượng an ninh thôn bắt giữ người vi phạm: không đăng kí tạm trú tạm vắng, đi về khuya, gây rối trật tự… được sử dụng như thế nào? Và hoạt động này có được báo cáo cũng như được sự đồng ý của công an thị trấn Bần Yên Nhân?

Cá nhân làm sai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Đình Dũng, Phó Trưởng công an thị trấn Bần Yên Nhân (huyện Mỹ Hào, Hưng Yên) cho biết: "Anh Hải và anh Thịnh là lực lượng giữ trật tự ở thôn do dưới cơ sở thôn bầu ra chứ không thuộc sự quản lý của lực lượng công an xã, người dân thường gọi những người này là "an ninh thôn" Văn Nhuế chứ thực ra họ chỉ là lực lượng do dân tự bầu ra và làm công tác bảo vệ trật tự ở thôm xóm.

Với góc độ là an ninh thôn làm việc gì cũng phải báo cáo với Công an thị trấn còn xử lý vi phạm phải ở cấp độ Trưởng công an. Tất cả các trường hợp vi phạm đều có bằng chứng. Sự việc các đồng chí ở cơ sở vi phạm thế nào đến giờ chúng tôi vẫn chưa nắm được thông tin. 

Ông Dũng cho biết thêm: Khi phát hiện đối tượng vi phạm, lực lượng an ninh thôn phải trình báo lên Công an thị trấn để giải quyết sự việc, không được phép phạt tiền tại chỗ. Khi tạm giữ người vi phạm pháp luật thì không được phép đánh đập, tra tấn. Còn về việc an ninh thôn có đánh hay không, phạt tiền chúng tôi phải xác minh cụ thể. Chúng tôi đề ra 22h đêm các công nhân, sinh viên đi làm về phải mang theo giấy tờ trong người. Trong thời gian đó chúng tôi sẽ đi kiểm tra để đảm bảo an ninh trật tự.
Ông Dũng khẳng định: "Chúng tôi sẽ cho điều tra sự việc và nếu phát hiện vi phạm pháp luật sẽ báo cáo cho chính quyền thị trấn để có biện pháp xử lý các cá nhân vi phạm"./.

Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin...
Thứ Năm, 30/10/2014 - 23:05
Theo Đình Hường
Pháp luật Việt Nam

VIDEO&PICS:Hà Nội: 2 nhà xưởng tan hoang sau vụ cháy lớn

(Dân trí) - Ngọn lửa bùng lên dữ dội tại 1 xưởng gỗ nằm trong khuôn viên Công ty Lâm sản Giáp Bát (Đại Kim, Đại Từ, Hoàng Mai, Hà Nội), sau đó lan sang xưởng quảng cáo bên cạnh và kéo dài hơn 2 tiếng đã biến 2 xưởng này thành đống đổ nát, tan hoang.



Tại hiện trường, theo quan sát của PV Dân trí, xưởng gỗ của Công ty Cổ phần Đại Ngàn mái tôn sập gần hết, số gỗ bị thiêu cháy không đáng kể do đã kịp thời sơ tán. Tuy nhiên, nhiều máy móc thiết bị đã bị cháy hoàn toàn. Còn xưởng kinh doanh liền kề thiệt hại nhẹ hơn, nhưng mái tôn cũng sập đáng kể cùng nhiều vật dụng như điều hòa, quạt, máy móc…cũng bị thiêu cháy.
Một nhân chứng làm việc tại xưởng cạnh xưởng gỗ bị cháy cho biết, rất may lúc cháy to thì trời đổi gió nên ngọn lửa không lan sang xưởng này.
Thông tin ban đầu chưa ghi nhận thiệt hại về người. Hiện cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra nguyên nhân và thống kê thiệt hại.

Nguyễn
Dương

Nguyễn
Dương

Nguyễn
Dương

Nguyễn
Dương

Nguyễn
Dương
Nguyễn
Dương

Thứ Năm, 30/10/2014 - 20:18
Nguyễn Dương