HỒNG KÔNG (NV) - Gần 90% các nhà hoạt động dân chủ ở Hồng Kông nói họ sẽ tiếp tục chiếm đóng đường phố trong hơn một năm để đẩy mạnh cho một nền dân chủ hoàn toàn, chống lại chính sách cai trị đang ngày càng siết chặt hơn của Trung Quốc, theo tin của Reuters.
Người biểu tình cầm dù tập trung tại trung tâm Hồng Kông. (Hình: Paula Bronstein/ Getty Images)
Suốt một tháng nay, những trục lộ chính dẫn đến ba khu vực quan trọng nhất về kinh tế lẫn chính trị ở Hồng Kông bị hàng ngàn người biểu tình dựng hàng rào bằng gỗ và sắt ngăn chận.
Họ lập những khu chiếm đóng thường trực với một biển của những lều trại.
Phong trào được mệnh danh “cách mạng dù,” sau khi người biểu tình dùng dù để chống hơi cay của cảnh sát, trở thành một thách thức chính trị lớn lao mà lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc phải đương đầu, kể từ khi họ đè bẹp những cuộc biểu tình đòi dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989.
Thăm dò của Reuters cho thấy 87% nói họ sẵn sàng tiếp tục tranh đấu trong hơn một năm, trong khi 93% nói nếu bị cảnh sát giải tán họ vẫn tụ lại để tranh đấu ở những địa điểm khác.
Cuộc tranh đấu của họ gặp phải những khó khăn bất ngờ nhất, không những phải đối phó với sự tấn công của cảnh sát lẫn băng đảng côn đồ mà còn với áp lực của chính quyền lẫn công chúng.
Thăm dò còn cho thấy 59% nói rằng Trung Quốc gia tăng kiểm soát Hồng Kông là yếu tố chính khiến họ phản kháng. (TP)
28-10- 2014 5:17:16 PM
Theo Người Việt
Tuesday, October 28, 2014
Viết cho ai?
28.10.2014
Người cầm bút viết cho ai? Thì cho người đọc! Câu trả lời thật đơn giản. Tưởng không ai có thể nói điều gì khác hơn được. Nhưng vấn đề sẽ trở thành vô cùng phức tạp nếu chúng ta hỏi tiếp: Người đọc là ai?
Phức tạp vì thật ra không có cái gọi là người đọc chung chung và muôn thuở. Khái niệm "người đọc" chỉ là một cái gì rất mới, một sản phẩm của xã hội hiện đại, hơn nữa, ngay trong xã hội hiện đại, khái niệm "người đọc" cũng chỉ là một khái niệm hàm hồ, và vì tính chất hàm hồ ấy, nhiều người đã lợi dụng nó cho những trò chơi đầy gian lận.
Xin đừng quên là ở Việt Nam, trước thế kỷ 20, do sự kiểm soát của vua chúa quá nghiêm ngặt, do điều kiện kỹ thuật lạc hậu, do nền kinh tế nghèo nàn và cũng do nhiều yếu tố tâm lý và văn hoá khác, số lượng tác phẩm được khắc in rất hiếm. Có, nhưng hiếm. Cũng có cả trường hợp người ta mang tận sang Trung Quốc để thuê in nhưng trường hợp ấy lại càng hiếm. Hình thức tồn tại phổ biến nhất của các tác phẩm văn học, dù bằng chữ Nôm hay chữ Hán, là dưới dạng viết tay. Tất cả tác phẩm của những cây bút được xem là đại thụ của văn học Việt Nam thời trung đại, từ Nguyễn Trãi đến Nguyễn Du, từ Đoàn Thị Điểm đến Hồ Xuân Hương, đều được viết tay. Những bản khắc in mà chúng ta sưu tầm được hiện nay thường xuất hiện rất muộn sau khi tác giả đã mất. Muộn có khi đến cả mấy thế kỷ.
Người ta làm gì với các bản viết tay ấy? Thường là để tặng bạn bè hoặc "để ở nhà thờ", tức là để cho con cháu chuyền cho nhau đọc. Hoạ hoằn cũng có trường hợp người ta dâng lên vua chúa, chắc là với hy vọng sẽ được lọt vào mắt xanh của vua chúa, từ đó, may ra, được trọng dụng hoặc được triều đình tài trợ cho việc khắc in. Nhưng dù thế nào đi nữa thì số người thực sự đọc các tác phẩm viết tay ấy cũng vô cùng ít ỏi. Ít ỏi đến độ không thành một "giới", như chữ "giới độc giả" chúng ta hiện đang dùng.
May mắn, phần nhiều những người đọc ít ỏi ấy lại là những người ưu tú trong xã hội thời bấy giờ. Do vị thế xã hội, chính trị và văn hoá của họ, những người đọc ấy có thể tác động đến quần chúng, những người chỉ nghe tác phẩm, hoặc thậm chí, chỉ nghe-nói-về-tác-phẩm, để tác phẩm ấy dần dần trở thành một thứ tài sản văn hoá của cả xã hội và của lịch sử. Có thể nói hầu hết những tác giả trung đại còn lưu danh đến ngày nay chủ yếu là nhờ sự "tiến cử" của số người đọc ít ỏi này. Chứ không phải là quần chúng. Chẳng có quần chúng nào được đọc những Ức Trai thi tập hay ngay cả Quốc âm thi tập lúc Nguyễn Trãi còn sống. Cũng chẳng có quần chúng nào được đọc những Thanh Hiên tiền hậu tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục hay ngay cả Truyện Kiều lúc sinh thời của Nguyễn Du. Một phần vì họ không biết chữ. Phần khác, ngay cả khi họ biết chữ, họ cũng không đọc được: không phải ai cũng có cơ hội cầm được trong tay những bản chép tay hiếm hoi ấy. Do đó, thời trung đại, quần chúng bao giờ cũng là những kẻ đến muộn, khi mọi giá trị đã được khẳng định một cách chắc chắn. Nói cách khác, quần chúng chỉ biết những tác giả ĐÃ nổi tiếng rồi mà thôi.
Độc giả, với tư cách một tầng lớp xã hội cũng như với tư cách một trong những thành tố quan trọng làm nên sinh hoạt văn học chỉ thực sự xuất hiện khi ngành báo chí và xuất bản đã phát triển. Khi thơ văn trở thành một thứ hàng hoá, người đọc mới có cơ hội làm một thứ khách tiêu thụ, những người, thứ nhất, có thói quen đọc sách khá đều đặn, ít nhất trong một thời gian nào đó; thứ hai, giữ một khoảng cách nhất định với tác giả, chỉ tiếp xúc với tác phẩm và, trong phần lớn các trường hợp, thưởng thức tác phẩm như một công trình nghệ thuật thuần tuý. Một tầng lớp độc giả như thế chỉ có thể thực sự ra đời tại Việt Nam vào đầu thế kỷ 20.
Trong mấy thập niên đầu, khối độc giả ấy tương đối thuần nhất. Trong khi chưa có những tài liệu xã hội học văn học cụ thể, chỉ dựa vào những kiến thức lịch sử và văn hoá chung chung, chúng ta cũng có thể hình dung đại khái diện mạo của tầng lớp độc giả mấy chục năm đầu tiên của thế kỷ 20, như độc giả của Tản Đà chẳng hạn, như sau: đại đa số đó là những công chức cấp trung từ quận, huyện lên đến tỉnh, thành; đó cũng là những trí thức đã học chữ Hán một thời gian rồi sau đó chuyển sang học tiếng Pháp và chữ quốc ngữ; những người ở buổi giao thời của hai nền văn hoá Đông và Tây. Họ có chút vốn Hán học đủ để có thể cảm thụ những tác phẩm được sáng tác theo hệ mỹ học của thơ Đường, thơ Tống; hơn nữa, để tự xem mình không phải chỉ là kẻ tiêu thụ mà còn là một thứ tri âm của tác giả, từ đó, dẫn đến những hành động liên tài đầy ưu ái như hành động của nhiều người đối với Tản Đà. Họ lại có chút vốn Tây học để dễ dàng đồng cảm và ủng hộ một số tìm tòi, từ phương diện thể loại đến phương diện ngôn ngữ và tư tưởng của các tác giả hiện đại như Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh, v.v...
Độc giả thuộc thế hệ 1932-45 cũng tương đối thuần nhất. Hầu hết đó là những thị dân và trí thức. Dù thuộc giới nào thì họ cũng đều khá trẻ. Tôi cho đây là một sự may mắn lớn cho nhóm Tự Lực văn đoàn và phong trào Thơ Mới. Nói cách khác, theo tôi, lý do chính khiến nhóm Tự Lực văn đoàn và phong trào Thơ Mới thành công một cách dễ dàng và nhanh chóng trong việc đánh bại nền văn học cũ không phải chỉ ở tài năng của họ mà còn nhờ họ gặp được một tầng lớp độc giả lý tưởng. Đó là những người đang hăm hở với cái mới và đã từng ít nhiều được làm quen với cái mới qua các tác giả hiện thực và lãng mạn chủ nghĩa trong văn học Pháp thế kỷ 19 từ trong ghế nhà trường. Với một kiến thức văn học và một quan điểm mỹ học như thế, họ không hề có chút ngỡ ngàng gì khi tiếp cận với các tác phẩm được xem là cách mạng của các cây bút tiên phong thời bấy giờ ở Việt Nam. Họ yêu thích ngay cái vẻ lẳng lơ táo bạo của Thế Lữ, sự cuồng nhiệt mang dáng dấp Tây phương của Xuân Diệu, sự phê phán gay gắt của Nhất Linh và Khái Hưng đối với chế độ đại gia đình và lễ giáo phong kiến, lời kêu gọi theo mới, "hoàn toàn theo mới không chút do dự" của Hoàng Đạo, v.v...
Có thể nói các cây bút tiên phong thời 1932-45 không cần chinh phục độc giả: những người vốn là những độc giả của Hugo, của Lamartine, của Baudelaire trong các nhà trường trung học theo chương trình giáo dục của Pháp đã chờ đợi sẵn để làm những độc giả nhiệt thành của các cây bút Việt Nam. Sự đồng cảm gần như tức khắc giữa các tác giả và độc giả của họ thời 1932-45 là sự đồng cảm của những người học cùng một thầy, cùng được trang bị một số tiền đề văn hoá và thẩm mỹ khá giống nhau. Họ đã là những tri âm của nhau ngay cả trước khi động tác đọc được khởi sự.
Các thế hệ cầm bút sau này không còn bao giờ được hưởng những sự may mắn như thế nữa.
Như thế hệ nhà văn sau năm 1954 ở cả hai miền Nam và Bắc, chẳng hạn. Ở cả hai miền, sau năm 1954, chương trình giáo dục các cấp đều được Việt hoá. Sự thay đổi này là điều hoàn toàn hợp lý. Người ta không thể phản đối và cũng không nên tiếc nuối. Tuy nhiên, ngay cả khi rất mực hợp lý, sự thay đổi ấy cũng có cái giá của nó. Ví dụ, trong bộ môn văn học, tuy học sinh và sinh viên có cơ hội đào sâu hơn về văn học Việt Nam, nhưng kiến thức về văn học thế giới, cụ thể là văn học Pháp, sẽ mỏng hẳn đi. Hậu quả là, thứ nhất, học sinh và sinh viên - và cũng là người đọc nói chung - thường biết khá kỹ về văn học trong quá khứ nhưng lại rất lờ mờ và đầy hoang mang đối với nền văn học đương đại; thứ hai, từ đó, người đọc luôn luôn đi sau giới sáng tác, nhất là những người sáng tác có nhiều khát vọng cách tân, thích phiêu lưu vào các sự tìm tòi và thử nghiệm mới mẻ. Điều này, theo tôi, có thể là nguyên nhân chính làm cho một số cây bút tiên phong của Việt Nam trong nửa thế kỷ vừa qua cảm thấy khá lạc lõng và vì cảm giác lạc lõng ấy mà hầu hết, kẻ sớm người muộn, dần dần bỏ cuộc.
Độc giả Việt Nam sau năm 1954 không những bị đánh mất cơ hội song hành với những cây bút tiên phong mà còn bị phân hoá nghiêm trọng. Phân hoá về tuổi tác: nhờ các phong trào xoá nạn mù chữ, nhờ chính sách cưỡng bách giáo dục và nhờ hệ thống phát hành cũng như hệ thống thư viện được mở rộng, độc giả không còn dừng lại ở lứa tuổi thanh niên hay trung niên như thời 1932-45 mà xê xích từ chín, mười tuổi đến bảy, tám chục tuổi. Phân hoá về tầng lớp xã hội: cũng nhờ các yếu tố kể trên, độc giả văn học hiện nay không phải chỉ giới hạn ở thành thị và trong giới tiểu tư sản mà còn mở rộng đến nông thôn, lan xuống tận những thành phần bần cùng nhất. Ngoài ra, còn có sự phân hoá về văn hoá: xưa, chúng ta chỉ chịu ảnh hưởng văn hoá của Trung Hoa, sau, của Pháp; hiện nay, ngoài hai nền văn hoá ấy, một số không ít độc giả còn chịu ảnh hưởng của Nga, của các xứ Đông Âu và các quốc gia nói tiếng Anh, v.v...
Sự phân hoá trầm trọng ấy làm cho khái niệm "độc giả" trở thành rộng rãi đến độ vô nghĩa. Làm thế nào để chữ "độc giả" có thể bao gồm cả một em bé ngồi đọc truyện tranh với một ông lão miệt mài bên cạnh các trang sách Hán Nôm? một chị bán vải ngoài chợ khi nào rảnh thì đọc tiểu thuyết khi nào khách tới thì nhét cuốn tiểu thuyết xuống đít với một người để hết cả tâm hồn của mình vào âm vang của từng chữ, vào sự chuyển động của từng hình ảnh trong thơ? một người lâu lâu mới đọc một cuốn sách và cũng chỉ đọc một cách ơ hờ với một kẻ nghiền ngẫm cả hàng ngàn cuốn sách và mỗi lần đọc là một lần nghĩ ngợi, đào sâu, so sánh, cân nhắc? Tất cả hầu như chỉ giống nhau ở mỗi một động tác: đọc. Là hết. Còn cách đọc của họ, mục tiêu đọc của họ, những sự tương tác xuất hiện trong quá trình đọc của họ, mức độ cảm thụ của họ thì khác hẳn nhau.
Sự phân hoá của khái niệm độc giả cũng làm cho không người nào còn có thể hy vọng trở thành thần tượng của mọi độc giả được nữa. Không ai có thể làm thoả mãn mọi thị hiếu và mọi trình độ thẩm mỹ của khối đông đảo lên đến cả mấy chục triệu người gọi là "độc giả" Việt Nam hiện nay. Thành ra, trong thời đại hiện nay, nhà văn nào cũng là nhà văn của một giới độc giả nhất định: ví dụ, có người viết cho thiếu nhi; có người viết cho người lớn. Cho người lớn, có người nhắm vào những độc giả chỉ đọc để giết thì giờ; có người nhắm vào những độc giả đọc vì một nhu cầu thẩm mỹ.
Viết cho hạng độc giả thích những lý tưởng thẩm mỹ ổn định không khó. Những lý tưởng thẩm mỹ ấy đã thành quy phạm và khuôn sáo rồi. Người ta chỉ cần có chút tài hoa để mô phỏng một bậc thầy nào đó. Người đọc thích những câu thơ tình tứ và mộc mạc như ca dao ư? Thì họ mô phỏng theo thơ Nguyễn Bính. Người đọc thích những tiểu thuyết vạch trần những mặt trái xấu xa dơ dáy của hiện thực ư? Thì họ mô phỏng theo cách viết của Nguyễn Công Hoan hay Vũ Trọng Phụng. Vân vân. Cứ thế, để tiếp cận được với hạng độc giả này, người cầm bút phải quá giang các tác giả lớn thời trước. Quá giang Nguyễn Du rồi quá giang Xuân Diệu. Quá giang Nhất Linh rồi quá giang Nam Cao. Có điều, con đường đến với hạng độc giả này cũng là con đường đi ngược về quá khứ. Về một thời đã qua.
Như vậy, người cầm bút không thể viết cho toàn thể người đọc, cho "độc giả" nói chung. Đó là điều bất khả. Người cầm bút cũng không nên ăn theo những độc giả của người khác. Đó là con đường rất ít tính sáng tạo. Người cầm bút chỉ có một con đường để lựa chọn: viết cho những độc giả của mình.
Nhưng những độc giả ấy ở đâu? Không ai biết chắc cả. Họ không có sẵn như một lực lượng. Họ rải rác đâu đó, nằm mai phục trong đám đông vô danh và vô hình. Họ được tập hợp một cách tự động và tự phát theo tín hiệu phát ra từ một tác giả nào đó mà họ cho là đồng điệu.
Lịch sử văn học, nhìn từ một góc độ nào đó, một phần là lịch sử vận động của các nhóm độc-giả-đồng-điệu như thế. Sự tồn tại của một tác phẩm lớn không phải chỉ là sự chiến thắng của một tài năng sáng tạo mà còn là sự chiến thắng của một hệ thẩm mỹ, và đồng thời là sự chiến thắng của một nhóm độc-giả-đồng-điệu nào đó.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Châu Á chạy đua hải quân, cảnh giác láng giềng
Báo điện tử Tầm nhìn - Khoảng 90% thương mại thế giới vận tải bằng đường biển và phần lớn phải đi qua những eo biển hẹp và dễ thương tổn như Malacca, Singapore, Đài Loan. Thực trạng đó đã cuốn các nước châu Á-Thái Bình Dương vào cuộc chạy đua trang bị chiến hạm và tàu ngầm, tạp chí Mỹ Defence News nhận định.
Ảnh minh họa
Đô đốc hải quân Đài Loan Chen Yeong-kang cho rằng, những tranh chấp lãnh thổ trong khu vực có thể gây gián đoạn thông thương hàng hải. Theo GS Stanley Weeks thuộc Trường Chiến tranh hải quân Mỹ, nhiều quốc gia trong khu vực đang tăng cường trang bị tàu hộ vệ, tàu tấn công nhanh…
Ngoài ra, hải quân và cảnh sát biển một số nước sắp tới có thể trang bị thêm máy bay, bao gồm máy bay không người lái, máy bay tuần thám biển P-3.
“Chi tiêu quân sự mạnh tay nhất là Trung Quốc và Ấn Độ, hải quân hai nước này phát triển nhanh nhất thế giới. Hai quốc gia này không chỉ mở rộng lực lượng hải quân, họ còn đang xây dựng một số chiến hạm phức tạp nhất, bao gồm tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo và tàu sân bay”, ông Guy Stitt, Chủ tịch hãng phân tích và tư vấn hải quân quốc tế (AMI) nói.
Truyền thông đặc biệt chú ý tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc và các chiến hạm tấn công bao gồm các tàu khu trục và tàu hộ vệ mới. Hải quân Ấn Độ có hai tàu sân bay đang hoạt động và sắp khởi động đóng chiếc thứ ba, ông Stitt nói.
Các chương trình phát triển hải quân ở châu Á-Thái Bình Dương đã tăng 15% trong thập kỷ qua. Ấn Độ đang chi tiêu và đóng mới nhiều tàu chiến hơn Trung Quốc. Hải quân Hàn Quốc và Indonesia cũng chi rất mạnh cho việc xây dựng lực lượng hải quân hiện đại.
Năm chương trình hàng đầu gồm tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo lớp Aridhaman của Ấn Độ, tàu ngầm KSS-3 của Hàn Quốc, tàu hộ vệ Sigma của Indonesia, tàu hộ vệ Kamorta của Ấn Độ và khu trục hạm Hobart lớp Aegis của Úc.
Theo chuyên gia phân tích Bob Nugent thuộc AMI, ưu tiên hàng đầu của khu vực là tàu ngầm. Hiện nay, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Singapore, Việt Nam đều có tàu ngầm.
“Các nước này đã chi 40 tỷ USD cho việc đóng mới hoặc mua tàu ngầm”, Nugent nói. Úc, Đài Loan, Thái Lan và Pakistan cũng đang đóng hay mua các tàu ngầm mới trong vòng 20 năm tới. Malaysia vừa hoàn tất trang bị tàu ngầm.
Nhằm đối phó các nguy cơ từ CHDCND Triều Tiên và tranh chấp lãnh thổ tiềm tàng với Trung Quốc hay Nhật Bản, Hàn Quốc có kế hoạch triển khai thêm các khu trục hạm Aegis và các tàu ngầm tấn công hạng nặng. Tháng trước, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông qua kế hoạch đóng 3 tàu khu trục Đại đế Sejong 7.600 tấn lớp Aegis trị giá 4,2 tỷ USD.
Các khu trục hạm mới được trang bị hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng và hệ thống radar của hãng Lockheed, có khả năng theo dõi hàng trăm máy bay trong bán kính 500km.
Úc cũng lập kế hoạch xây dựng mới toàn bộ chiến hạm nổi, tàu ngầm và các tàu bổ sung trong vòng 20 năm tới. Úc gần như đã quyết định mua tàu ngầm Soryu tối tân của Nhật Bản. Nước này quyết tâm tăng cường và hiện đại hóa hạm đội trước sự nổi lên của Trung Quốc,Defense News nhận định.
08:58 | 29/10/2014
Theo Tiền Phong
Ảnh minh họa
Đô đốc hải quân Đài Loan Chen Yeong-kang cho rằng, những tranh chấp lãnh thổ trong khu vực có thể gây gián đoạn thông thương hàng hải. Theo GS Stanley Weeks thuộc Trường Chiến tranh hải quân Mỹ, nhiều quốc gia trong khu vực đang tăng cường trang bị tàu hộ vệ, tàu tấn công nhanh…
Ngoài ra, hải quân và cảnh sát biển một số nước sắp tới có thể trang bị thêm máy bay, bao gồm máy bay không người lái, máy bay tuần thám biển P-3.
“Chi tiêu quân sự mạnh tay nhất là Trung Quốc và Ấn Độ, hải quân hai nước này phát triển nhanh nhất thế giới. Hai quốc gia này không chỉ mở rộng lực lượng hải quân, họ còn đang xây dựng một số chiến hạm phức tạp nhất, bao gồm tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo và tàu sân bay”, ông Guy Stitt, Chủ tịch hãng phân tích và tư vấn hải quân quốc tế (AMI) nói.
Truyền thông đặc biệt chú ý tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc và các chiến hạm tấn công bao gồm các tàu khu trục và tàu hộ vệ mới. Hải quân Ấn Độ có hai tàu sân bay đang hoạt động và sắp khởi động đóng chiếc thứ ba, ông Stitt nói.
Các chương trình phát triển hải quân ở châu Á-Thái Bình Dương đã tăng 15% trong thập kỷ qua. Ấn Độ đang chi tiêu và đóng mới nhiều tàu chiến hơn Trung Quốc. Hải quân Hàn Quốc và Indonesia cũng chi rất mạnh cho việc xây dựng lực lượng hải quân hiện đại.
Năm chương trình hàng đầu gồm tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo lớp Aridhaman của Ấn Độ, tàu ngầm KSS-3 của Hàn Quốc, tàu hộ vệ Sigma của Indonesia, tàu hộ vệ Kamorta của Ấn Độ và khu trục hạm Hobart lớp Aegis của Úc.
Theo chuyên gia phân tích Bob Nugent thuộc AMI, ưu tiên hàng đầu của khu vực là tàu ngầm. Hiện nay, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Singapore, Việt Nam đều có tàu ngầm.
“Các nước này đã chi 40 tỷ USD cho việc đóng mới hoặc mua tàu ngầm”, Nugent nói. Úc, Đài Loan, Thái Lan và Pakistan cũng đang đóng hay mua các tàu ngầm mới trong vòng 20 năm tới. Malaysia vừa hoàn tất trang bị tàu ngầm.
Nhằm đối phó các nguy cơ từ CHDCND Triều Tiên và tranh chấp lãnh thổ tiềm tàng với Trung Quốc hay Nhật Bản, Hàn Quốc có kế hoạch triển khai thêm các khu trục hạm Aegis và các tàu ngầm tấn công hạng nặng. Tháng trước, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông qua kế hoạch đóng 3 tàu khu trục Đại đế Sejong 7.600 tấn lớp Aegis trị giá 4,2 tỷ USD.
Các khu trục hạm mới được trang bị hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng và hệ thống radar của hãng Lockheed, có khả năng theo dõi hàng trăm máy bay trong bán kính 500km.
Úc cũng lập kế hoạch xây dựng mới toàn bộ chiến hạm nổi, tàu ngầm và các tàu bổ sung trong vòng 20 năm tới. Úc gần như đã quyết định mua tàu ngầm Soryu tối tân của Nhật Bản. Nước này quyết tâm tăng cường và hiện đại hóa hạm đội trước sự nổi lên của Trung Quốc,Defense News nhận định.
08:58 | 29/10/2014
Theo Tiền Phong
Sinh viên Hồng Kông muốn gặp thủ tướng Trung Quốc
(NLĐO) – Trong thư gửi Tổng Thư ký quản trị Lâm Trịnh Nguyệt Nga hôm 28-10, Hiệp hội Sinh viên Hồng Kông (HKFS), một trong 3 nhóm biểu tình chính, đưa ra các điều kiện để nối lại đàm phán.
Tổng Thư ký HKFS Chu Vĩnh Khang (Alex Chow) yêu cầu hai bên phải đặt mục tiêu đạt thành quả đối thoại thực chất nếu muốn triển khai vòng đối thoại tiếp theo. Chính quyền cần báo cáo chính quyền Bắc Kinh về ý kiến của người dân Hồng Kông đối với những cải cách chính trị.
Ngoài ra, sinh viên cũng đề nghị chính quyền đặc khu sắp xếp đối thoại trực tiếp “để giải thích tình hình thực tế ở Hồng Kông” với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng như quan chức trung ương phụ trách vấn đề Hồng Kông - Ma Cau.
Một người đàn ông nghỉ bên cạnh một đống báo trên đường Nathan. Ảnh: EPA
Chu Vĩnh Khang cũng kêu gọi chính quyền đặc khu trực tiếp đối thoại với người biểu tình và các đoàn thể liên quan ở khu vực chiếm đóng. “Không có chỗ cho đàm phán nữa nếu chính phủ không đồng ý với các điều kiện, trừ khi họ đưa ra giải pháp chấp nhận được” - Chu Vĩnh Khang nói trong một cuộc phỏng vấn.
Cùng ngày, Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố sẽ ngăn chặn “các thế lực bên ngoài” can thiệp vào Hồng Kông và Ma Cao, đồng thời khẳng định sự ủng hộ đối với chính quyền đặc khu cũng như người đứng đầu Lương Chấn Anh.
Trong một diễn biến khác, tờ Minh báo đưa tin một trong những nội dung làm việc trong ngày 29-10 của Thường vụ Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc là bãi miễn chức vụ Ủy viên Chính hiệp Toàn quốc của ông Điền Bắc Tuấn, người trước đó đã kêu gọi ông Lương Chấn Anh từ chức.
Một người biểu tình “thiền tọa” ở Vượng Giác (Mongkok). Ảnh: WORLD POST
Người nhện cầm dù rảo bước trên đường phố khu Vượng Giác. Ảnh: WORLD POST
Theo một cuộc khảo sát không chính thức của Reuters hôm 28-10, cứ 10 người biểu tình Hồng Kông được hỏi thì đến 9 người khẳng định sẵn sàng trụ lại đường phố hơn 1 năm để thúc đẩy cải cách dân chủ. Ngoài ra, 93% ý kiến quả quyết dù có bị cảnh sát giải tán bằng vũ lực, họ vẫn quay lại biểu tình.
Thứ Tư, 09:28 29/10/2014
H.Bình (Theo WSJ, Bloomberg, Kyodo, Minh báo)
Đồ nướng Gầm Cầu: Thịt thối, nầm thối là chuyện... bình thường!!!
Theo Soha.vn-28/10/2014 11:02
Nội tạng bốc mùi hôi thối được người bán hàng "phù phép" trở thành những món đồ nướng thơm ngon, hấp dẫn. Điều lạ là dù thường xuyên có thực khách chửi thề vì ăn phải miếng thịt, nầm thối thì lượng khách tại các quán đồ nướng gầm cầu vẫn đông nghịt.
Thịt thối, nầm thối chế đồ nướng là chuyện... bình thường
Vào thời điểm này, khi thời tiết buổi tối se lạnh, những quán đồ nướng bắt đầu trở nên đông đúc. Dường như việc kinh doanh một hàng đồ nướng là quá dễ dàng cùng với lợi nhuận khổng lồ mà nó mang lại, đặc biệt vào thời khắc tiết trời chuyển lạnh.
Dạo một vòng quanh những phố đồ nướng nổi tiếng vào buổi tối như Gầm Cầu, Nguyễn Thái Học… PV dễ dàng bắt gặp nhiều nhóm khách đang ngồi quanh những chiếc bếp than nóng rực. Phần lớn người ăn ở đây là những người trẻ, học sinh sinh viên hoặc công chức.
Ghé vào một hàng đồ nướng trên phố Gầm Cầu, nơi “nổi tiếng” với những lời đồn về thực phẩm bẩn nhưng đồng thời giá thành lại khá rẻ, chỉ từ 200.000 đến 300.000 cho một nhóm 4 người ăn no nê. PV tự chọn cho mình một vị trí và gọi những món ăn mà thực khách của những bàn khác vẫn hay ăn như lòng lợn, thịt ba chỉ, nầm… Rất nhanh chóng, chỉ sau một vài phút, người phục vụ đã mang ra cho PV những đĩa thịt sống đã được tẩm ướp kĩ càng với màu vàng bắt mắt.
PV kéo người phục vụ lại và thắc mắc về thứ màu vàng sệt sệt được tẩm ướp trong thịt thì chỉ nhận được câu trả lời ngắn gọn “đây là nước sốt đặc biệt gia truyền của nhà em!” rồi quay đi nhanh chóng. Đặt bếp và nướng thử một vài món trong các đĩa đồ ăn, mùi nướng thơm lừng tỏa ra dễ dàng kích thích vị giác của những người ăn.
Bỗng PV nghe thấy phía sau tiếng cằn nhằn của một vị khách vừa ăn phải một miếng nầm… thối, nhưng rồi sau đó tiếng cười nói của nhóm bạn lại vang lên, việc ăn phải một miếng thịt thối có vẻ như là chuyện quá bình thường.
Và trong bữa ăn của mình, vài lần PV cũng phải nhăn mặt vì những miếng nầm, lòng bốc mùi thối rất khó chịu trong miệng.
PV kết thúc bữa ăn của mình một cách nhanh chóng, ra tính tiền, PV gạ hỏi chị chủ về việc lâu lâu lại có một miếng thịt thối trong bữa ăn, như chưa chờ PV hỏi hết câu, chị chủ hàng nói ngay “em yên tâm, bên chị nhập hàng chất lượng, có miếng thối chỉ là một đoạn… bị hở ra lúc vận chuyển thôi”. Nói rồi, chị chủ lại nhanh chóng tất bật đón từng đoàn khách vào quán.
Ở sau chị, nhân viên nhanh tay bốc các loại thịt đã tẩm ướp sẵn từ những hộp xốp cho vào đĩa đựng để đem ra cho khách…
Thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ nhưng lại bắt mắt và thơm ngon trong mắt người ăn.
Một nhóm khách "ruột" của quán này cho biết: “Chúng mình ăn ở đây vì giá thành rẻ và chất lượng cũng khá ngon. Còn về chuyện ăn phải miếng thịt thối thì lần nào ăn ở đây mình cũng gặp, gặp nhiều rồi thành… quen, nhiều bạn uống bia ăn phải miếng thối còn không phát hiện được. Đã ra ngoài ăn thì cũng biết chất lượng đồ ăn không đảm bảo rồi, ở đâu cũng thế, khuất mắt trông coi thôi…
Hãi hùng nguồn gốc của thực phẩm dùng làm đồ nướng
Những hàng quán đồ nướng xuất hiện ngày càng nhiều, ở bất kì đâu, bất kì con phố nào cũng có hàng đồ nướng. Một câu hỏi được đặt ra là, những nội tạng động vật … được lấy từ đâu mà có thể dồi dào đến như vậy và xuất xứ của chúng có thực sự an toàn hay không?
Thời gian gần đây, chỉ trong tháng 10, ở 2 thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh, các cơ quan chức năng đã bắt và thu giữ nhiều vụ nhập lậu nội tạng động vật bốc. Các lái xe vận chuyển hàng khai nhận, họ chở hàng thuê từ các tỉnh biên giới như Lạng Sơn, Lào Cai… sau đó đưa vào thành phố và phân phát cho những quán ăn đã đặt hàng trước. Điều đáng nói là những nội tạng này đã được tẩm ướp hóa chất không rõ nguồn gốc, bốc mùi hôi thối, gây nguy hại cho người ăn.
Nội tạng bẩn bốc mùi hối thối vẫn "âm thầm" vận chuyển đến các hàng quán
Điển hình là vào ngày 8/10, Phòng CSGT đường bộ-đường sắt CATP Hà Nội đã bắt và thu giữ 150kg nội tạng bẩn đang trong quá trình phân hủy và bốc mùi hôi thối nồng nặc. Lái xe cũng không đưa ra được những giấy tờ liên quan để chứng minh nguồn gốc xuất xứ của số nội tạng trên. Và nếu không bị CSGT phát hiện, số nội tạng này đã được đưa vào các nhà hàng quán ăn, trở thành mồi nhậu ngon trên bàn thực khách.
Và khi nội tạng và thực phẩm bẩn len lỏi vào các quán hàng đồ nướng, chỉ cần một chút “phù phép” và “bí quyết gia truyền” của các chủ quán, mùi hôi thối đã không còn, thay vào đó là những đĩa đồ ăn bắt mắt, thơm lừng mà các thực khách “không thể cưỡng lại”.
Vì thế, người ăn cần tỉnh táo trong việc chọn lựa hàng quán để tránh gây nguy hại cho sức khỏe của bản thân. Nhưng trên hết, các cơ quan chức năng cũng cần giám sát chặt chẽ hơn về chất lượng thực phẩm của những cơ sở, hàng quán bán đồ nướng này.
Một người dân treo cổ chết tại trụ sở công an phường
(NLĐO) - Ông Hạ bị Công an phường đưa đi vào ban đêm. Đến sáng hôm sau, người nhà nhận được tin báo là ông đã treo cổ chết trong trụ sở Công an phường này.
Bà Sen vô cùng thắc mắc về cái chết của chồng
Chiều 28-10, Công an tỉnh Bình Thuận tiến hành điều tra làm rõ việc ông Nguyễn Văn Hạ (SN 1967, trú khu phố 2, phường Tân An, thị xã La Gi) bỗng nhiên treo cổ chết trong trụ sở công an phường Tân An, thị xã La Gi.
Bà Huỳnh Thị Sen (SN 1968, vợ nạn nhân) kể khoảng 18 giờ ngày 27 -10, vì sợ người ta đến đòi nợ nên bà Sen kêu chồng đi lánh mặt. Ông Hạ không đồng ý nên một mình bà đến nhà chị Mười hàng xóm để trốn chủ nợ. Khoảng 19 giờ, ông Hạ sang nhà chị Mười gọi vợ về nhưng bà Sen không chịu về. Đến 00 giờ, bà Sen về kêu cửa thì bị ông Hạ lấy chổi quét nhà quất đuổi đi.
Bà Sen tiếp tục tới nhà hàng xóm tá túc. Đến khoảng 1 giờ ngày 28-10, bà Nguyễn Thị Thu (SN 1961, chị ruột ông Hạ) chạy lên nói với bà Sen là ông Hạ vừa đốt xe máy của hàng xóm. Tuy nhiên, đến 5 giờ sáng 28-10, bà Sen mới dám về. Lúc này bà Sen nghe người khác nói chồng bà bị công an phường đưa đi trong đêm. Do bà Sen không có chìa khóa vào nhà nên bà đã đến Công an phường Tân An gặp ông Hạ để lấy chìa khóa thì được công an viên yêu cầu “lát sau quay lại lấy”.
Đến 7 giờ sáng 28-10, bà Sen được bà Bùi Thị Hiệp (tổ trưởng tổ tự quản tổ 4, khu phố 2) báo tin ông Hạ đã treo cổ chết ở công an phường.
Chị Diễm cũng cho rằng cái chết của bố chị "có vấn đề"
Chị Nguyễn Thị Diễm (SN 1993, con ông Hạ) nói: “Lúc tôi lên thì thấy bố chết trong tư thế đứng treo cổ vào song cửa sắt, mặt quay ngược ra hướng cửa, chân cách nền 10 cm. Sợi dây treo cổ là sợi dây rút nhỏ ở quần, trong phòng không hề có ghế để đứng. Với tư thế đó rất khó để tự treo cổ”.
Còn bà Nguyễn Thị Thu cho biết lúc bà được mời đến xem quá trình khám nghiệm tử thi thì thấy từ phía cổ lên đến mặt ông Hạ bầm tím, bên sườn trái cũng bị bầm tím. Ngoài ra, trong phòng nơi ông Hạ thắt cổ có 1 cái quần xà lỏn vứt ở giữa nền. Lúc cởi đồ để khám nghiệm, bà Thu lại thấy ông Hạ mặc một chiếc quần dài, bên trong còn mặc 1 cái quần lửng. “Tôi không biết tại sao lại có chiếc quần thứ 3 này, vì em tôi không thể mặc một lúc 3 chiếc quần được” – bà Thu thắc mắc.
“Đến bây giờ Công an cũng chưa cho tôi biết chồng tôi chết lúc nào. Chúng tôi biết tin rồi tự tìm đến Công an phường chứ họ cũng không hề thông báo” - bà Sen rưng rưng nước mắt nói.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Long, Trưởng công an thị xã La Gi cho biết: “Hiện cơ quan công an đang điều tra nên không thể cung cấp thông tin gì cho báo chí”.
Thứ Ba, 17:13 28/10/2014
Tin - ảnh: B.Long
Bà Sen vô cùng thắc mắc về cái chết của chồng
Chiều 28-10, Công an tỉnh Bình Thuận tiến hành điều tra làm rõ việc ông Nguyễn Văn Hạ (SN 1967, trú khu phố 2, phường Tân An, thị xã La Gi) bỗng nhiên treo cổ chết trong trụ sở công an phường Tân An, thị xã La Gi.
Bà Huỳnh Thị Sen (SN 1968, vợ nạn nhân) kể khoảng 18 giờ ngày 27 -10, vì sợ người ta đến đòi nợ nên bà Sen kêu chồng đi lánh mặt. Ông Hạ không đồng ý nên một mình bà đến nhà chị Mười hàng xóm để trốn chủ nợ. Khoảng 19 giờ, ông Hạ sang nhà chị Mười gọi vợ về nhưng bà Sen không chịu về. Đến 00 giờ, bà Sen về kêu cửa thì bị ông Hạ lấy chổi quét nhà quất đuổi đi.
Bà Sen tiếp tục tới nhà hàng xóm tá túc. Đến khoảng 1 giờ ngày 28-10, bà Nguyễn Thị Thu (SN 1961, chị ruột ông Hạ) chạy lên nói với bà Sen là ông Hạ vừa đốt xe máy của hàng xóm. Tuy nhiên, đến 5 giờ sáng 28-10, bà Sen mới dám về. Lúc này bà Sen nghe người khác nói chồng bà bị công an phường đưa đi trong đêm. Do bà Sen không có chìa khóa vào nhà nên bà đã đến Công an phường Tân An gặp ông Hạ để lấy chìa khóa thì được công an viên yêu cầu “lát sau quay lại lấy”.
Đến 7 giờ sáng 28-10, bà Sen được bà Bùi Thị Hiệp (tổ trưởng tổ tự quản tổ 4, khu phố 2) báo tin ông Hạ đã treo cổ chết ở công an phường.
Chị Diễm cũng cho rằng cái chết của bố chị "có vấn đề"
Chị Nguyễn Thị Diễm (SN 1993, con ông Hạ) nói: “Lúc tôi lên thì thấy bố chết trong tư thế đứng treo cổ vào song cửa sắt, mặt quay ngược ra hướng cửa, chân cách nền 10 cm. Sợi dây treo cổ là sợi dây rút nhỏ ở quần, trong phòng không hề có ghế để đứng. Với tư thế đó rất khó để tự treo cổ”.
Còn bà Nguyễn Thị Thu cho biết lúc bà được mời đến xem quá trình khám nghiệm tử thi thì thấy từ phía cổ lên đến mặt ông Hạ bầm tím, bên sườn trái cũng bị bầm tím. Ngoài ra, trong phòng nơi ông Hạ thắt cổ có 1 cái quần xà lỏn vứt ở giữa nền. Lúc cởi đồ để khám nghiệm, bà Thu lại thấy ông Hạ mặc một chiếc quần dài, bên trong còn mặc 1 cái quần lửng. “Tôi không biết tại sao lại có chiếc quần thứ 3 này, vì em tôi không thể mặc một lúc 3 chiếc quần được” – bà Thu thắc mắc.
“Đến bây giờ Công an cũng chưa cho tôi biết chồng tôi chết lúc nào. Chúng tôi biết tin rồi tự tìm đến Công an phường chứ họ cũng không hề thông báo” - bà Sen rưng rưng nước mắt nói.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Long, Trưởng công an thị xã La Gi cho biết: “Hiện cơ quan công an đang điều tra nên không thể cung cấp thông tin gì cho báo chí”.
Thứ Ba, 17:13 28/10/2014
Tin - ảnh: B.Long
PICS:5 tuần dương hạm hạt nhân đáng sợ nhất thế giới
Phi Yến | 28/10/2014 07:15
Mặc dù ít được nhắc đến hơn so với tàu sân bay và tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nhưng tuần dương hạm nguyên tử cũng là một bộ phận sức mạnh quan trọng của các cường quốc hải quân.
1. Tuần dương hạm hạt nhân lớp Kirov
Kirov là lớp tuần dương hạm hạt nhân duy nhất của Liên Xô/Nga, đây cũng đồng thời là lớp tuần dương hạm hạt nhân lớn nhất thế giới. Có tất cả 4 chiếc lớp này được khởi đóng trong giai đoạn từ 1974 - 1986 gồm: Kirov (đổi tên thành Đô đốc Ushakov), Frunze (Đổi tên thành Đô đốc Lazarev), Kalinin (Đổi tên thành Đô đốc Nakhimov) và Yury Andropov (Đổi tên thành Pyotr Velikiy). Trong 4 chiếc hiện chỉ có Pyotr Velikiy là đang hoạt động còn 3 chiếc kia đang trong giai đoạn khôi phục, sửa chữa.
Kirov có chiều dài 252 m; rộng 28,5 m; lượng giãn nước đầy tải 28.000 tấn. Tàu được trang bị động cơ năng lượng hạt nhân KN-3 cho phép chạy với tốc độ tối đa 32 hải lý/giờ, tầm hoạt động không giới hạn; thủy thủ đoàn 710 người.
Được gọi là "Sát thủ tàu sân bay" Kirov mang theo kho vũ khí khủng khiếp gồm 1 pháo hạm AK-130 2 nòng cỡ 130 mm (tàu Nguyên soái Ushakov trang bị 2 pháo AK-100 thay cho AK-130), 20 tên lửa chống hạm P-700 Granit, 96 tên lửa phòng không tầm xa của hệ thống S-300F, 40 tên lửa phòng không tầm ngắn OSA-MA hoặc 192 tên lửa 9K311 Tor. Ngoài ra, tuần dương hạm lớp Kirov còn được trang bị 6 hệ thống CIWS Kashtan (trên 2 tàu Pyotr Velikiy và Đô đốc Nakhimov) hoặc 8 hệ thống CIWS AK-630 (trên 2 tàu Nguyên soái Ushakov và Đô đốc Lazarev), 10 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm cùng 2 bệ rocket phóng chống ngầm RBU-6000, tàu có sàn đáp và hầm chứa trực thăng săn ngầm Ka-27 ở đuôi (nhà chứa trực thăng ở bên dưới sàn đáp trực thăng).
2. Tuần dương hạm hạt nhân lớp Long Beach (CGN-9)
USS Long Beach (CGN-9) chiếc tuần dương hạm hạt nhân duy nhất thuộc lớp, cũng đồng thời là tuần dương hạm hạt nhân đầu tiên của Mỹ và thế giới. Long Beach là chiếc cuối cùng của Hải quân Mỹ được thiết kế như một tuần dương hạm đúng nghĩa còn về sau các tàu tuần dương khác đều được thiết kế lại dựa trên khung thân của tàu khu trục.
USS Long Beach được khởi đóng ngày 2/12/1957; hạ thủy 14/7/1959; vào biên chế 9/9/1961 và bị loại biên ngày 1/5/1995, đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở Long Beach chính là phần thượng tầng có thiết kế hình khối vuông đặc sắc, không "đụng hàng".
Thông số kỹ thuật cơ bản: Dài 219,84 m; rộng 22,33 m; mớn nước 9,4 m; lượng giãn nước đầy tải 15.025 tấn. Hệ thống động lực của tàu gồm 2 động cơ hạt nhân C1W Westinghouse công suất 80.000 SHP cho tốc độ tối đa 32,5 hải lý/h, tầm hoạt động không giới hạn; thủy thủ đoàn 1.100 người.
Hệ thống điện tử của Long Beach khá đồ sộ gồm: radar trinh sát bề mặt AN/SPS-10, radar tìm kiếm AN/SPS-12, radar theo dõi mục tiêu AN/SPS-33, radar trinh sát trên không AN/SPS-48 3D và AN/SPS-49 2D, 2 radar kiểm soát hỏa lực AN/SPG-49 của tên lửa RIM-8 Talos, 4 radar kiểm soát hỏa lực AN/SPG-55 của tên lửa RIM-2 Terrier, hệ thống định vị thủy âm AN/SQS-23 và hệ thống tác chiến điện tử AN/SLQ-32.
Vũ khí trang bị của tàu gồm 1 ray phóng đôi để phóng tên lửa hạm đối không RIM-8 Talos; 2 ray phóng đôi của tên lửa RIM-2 Terrier; 2 hải pháo 127 mm và 6 bệ phóng rocket chống ngầm RUR-5 ASROC; về sau Long Beach còn được bổ sung thêm 8 tên lửa đối hạm RGM-84 Harpoon.
3. Tuần dương hạm hạt nhân lớp Truxtun (CGN-35)
Tuần dương hạm hạt nhân mang tên lửa điều khiển lớp Truxtun (CGN-35) là một phân lớp của tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển thông thường lớp Belknap (CG-26). USS Truxtun (CGN-35) là chiếc đầu tiên và cũng là chiếc duy nhất của lớp tàu này, được hạ thủy ngày 17/6/1963, chính thức vào biên chế 19/12/1964 và bị loại biên ngày 11/9/1995.
Tàu có kích thước: Dài 172 m; rộng 18 m; mớn nước 9,3 m; lượng giãn nước đầy tải 8.659 tấn. Hệ thống động lực gồm 2 lò phản ứng hạt nhân áp lực nước công suất 70.000 SHP cho tốc độ tối đa 31 hải lý/h, tầm hoạt động không giới hạn; thủy thủ đoàn 492 người.
Hệ thống điện tử của CGN-35 gồm radar tìm kiếm bề mặt AN/SPS-10, radar trinh sát mục tiêu trên không AN/SPS-40; radar cảnh giới 3D AN/SPS-48; radar kiểm soát hỏa lực AN/SPG 55 và sonar AN/SQS-26. Vũ khí gồm có 1 pháo 127 mm Mk-42; 1 ray phóng kép loại Mk 10 Mod 8 để phóng tên lửa đối không Standard ER và tên lửa chống ngầm ASROC, có tất cả 60 tên lửa loại này nằm sẵn trên giá nạp dạng trống; 4 ống phóng ngư lôi Mk 32; 8 tên lửa đối hạm Harpoon và 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx.
4. Tuần dương hạm hạt nhân lớp California (CGN-36)
Tuần dương hạm hạt nhân mang tên lửa điều khiển lớp California (CGN-36) là thế hệ sau của CGN-35 Truxtun. Có tất cả 2 chiếc loại này được đóng trong giai đoạn từ 1970 - 1974 gồm USS California (CGN-36) và USS South Carolina (CGN-37). CGN-36 được hạ thủy ngày 23/1/1970, chính thức đi vào hoạt động 16/2/1974 và loại biên ngày 9/7/1999. Trong khi đó chị em của nó chiếc CGN-37 South Carolina hạ thủy 1/12/1970, vào biên chế 25/1/1975 và ngừng hoạt động ngày 30/7/1999.
Các tuần dương hạm hạt nhân lớp California có kích thước: Dài 179 m; rộng 19 m; mớn nước 9,6 m; lượng giãn nước đầy tải 10.800 tấn. Động lực của tàu gồm 2 lò phản ứng hạt nhân General Electric D2G công suất 60.000 SHP (45.000 kW) cho tốc độ tối đa 30 hải lý/h, tầm hoạt động không giới hạn; thủy thủ đoàn 584 người.
Hệ thống điện tử của CGN-36 gồm radar cảnh giới trên không 3D AN/SPS-48E và AN/SPS-49 2D; radar kiểm soát bề mặt AN/SPS-55; radar kiểm soát hỏa lực tên lửa AN/SPG-51, radar kiểm soát hỏa lực pháo Mk 48 cùng AN/SPG-60; sonar AN/SQS-26; ngoài ra tàu còn được bổ trợ thêm 1 radar đa năng vừa trinh sát vừa kiểm soát hỏa lực AN/SPQ-9.
Vũ khí của CGN-36 gồm có 1 pháo 127 mm Mk 45; 1 ray phóng loại Mk 13 để phóng tên lửa RIM-66D Standard; 2 bệ phóng Mk 141 với 8 tên lửa hành trình chống hạm Harpoon; 1 bệ phóng tên lửa chống ngầm ASROC; 6 ống phóng ngư lôi Mk 46 và 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx.
5. Tuần dương hạm hạt nhân lớp Virginia (CGN-38)
Virginia (CGN-38) là lớp tuần dương hạm hạt nhân cuối cùng của Hải quân Mỹ gồm tất cả 4 tàu được đóng trong giai đoạn từ 1972 - 1980 và hoạt động từ 1976 - 1998. Theo kế hoạch sẽ có 11 tàu lớp này được đóng nhưng thực tế chỉ được 4 chiếc gồm USS Virginia (CGN-38); USS Texas (CGN-39); USS Mississippi (CGN-40) và USS Arkansas (CGN-41).
Cả 4 tàu tuần dương lớp Virginia có thời hạn phục vụ chỉ từ 15,3 đến 19 năm, đây là một khoảng thời gian ngắn kỷ lục đối với những chiến hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân, lý do chính là chi phí hoạt động của chúng quá cao. Theo thời giá năm 1996, Virginia mất 40 triệu USD chi phí hoạt động 1 năm trong khi đó Ticonderoga là 28 triệu còn Arleigh Burke chỉ là 20 triệu USD. Thêm vào đó việc dùng ray phóng Mk 13 làm tàu không có tính đa năng như các chiến hạm thế hệ sau sử dụng bệ phóng thẳng đứng Mk 41.
Thông số kỹ thuật cơ bản của tuần dương hạm hạt nhân lớp Virginia: Dài 179 m; rộng 19 m; mớn nước 10 m; lượng giãn nước đầy tải 11.666 tấn. Động lực của tàu gồm 2 lò phản ứng hạt nhân General Electric D2G công suất 60.000 SHP (45.000 kW) tương tự như CGN-36 California cho phép tàu chạy với tốc độ tối đa 30 hải lý/h, tầm hoạt động không giới hạn; thủy thủ đoàn 579 người.
Hệ thống điện tử của CGN-38 gồm radar cảnh giới trên không 3D AN/SPS-48E và AN/SPS-49 2D; radar kiểm soát bề mặt AN/SPS-55; radar kiểm soát hỏa lực tên lửa AN/SPG 51, radar kiểm soát hỏa lực pháo AN/SPQ-9A cùng AN/SPG-60; sonar AN/SQS-26; Hệ thống tác chiến điện tử AN/SQL-32, AN/SQL-25; Mk-36 SRBOC. Vũ khí gồm có 2 pháo 127 mm Mk 45; 2 ray phóng loại Mk 26 với 68 tên lửa RIM-66 và RUR-5 ASROC; 2 bệ phóng Mk 141 với 8 tên lửa hành trình chống hạm Harpoon; 8 tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk; 4 ống phóng ngư lôi Mk 46 và 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx.
Theo Soha.vn
PICS:Halloween trên đất Việt toàn trang trí bằng hàng Tàu
Theo Sống Mới-27/10/2014 - 05:58
Vài năm trở lại đây, Halloween đã dần trở thành ngày lễ được nhiều bạn trẻ hào hứng đón nhận, tổ chức và thị trường hàng hóa phục vụ cho ngày lễ này cũng đang rất sôi động. Tuy nhiên, có lẽ do đây là ngày lễ "mượn" nên đồ trang trí cũng toàn hàng xuất xứ Trung Quốc không rõ nguồn gốc, thành phần. Người mua ít quan tâm đến nơi sản xuất bởi thực tế muốn tìm hàng trong nước cũng chẳng có mà mua.
Từ khoảng hơn chục ngày nay, tuyến phố Hàng Mã, Hà Nội đã tràn ngập những mặt hàng dành cho ngày lễ Halloween. Do đặc trưng của ngày lễ nên những món đồ trang trí hay hóa trang đều có phần quái dị.
Những đồ hóa trang cho ngày lễ Halloween khá đa dạng như áo choàng, mặt nạ, mũ, tóc giả, cả bộ váy áo hóa trang theo chủ đề cướp biển, phù thủy, xác ướp… Trung bình những mặt hàng này tại phố Hàng Mã có giá từ 150.000- 300.000 đồng/bộ.
Ngày lễ Halloween những chiếc mặt nạ cũng là phụ kiện không thể thiếu với nhiều bạn trẻ. Đây cũng là mặt hàng đa dạng và phổ biến nhất được bày bán. Ngoài những loại mặt nạ phủ nhũ che nửa mặt có giá từ 20.000- 45.000 tùy kiểu dáng đã được bán phổ biến từ dịp Tết Trung thu thì những mặt nạ theo xu hướng kinh dị, mặt nạ ma được làm bằng nhựa mỏng, cao su dẻo, có thể kèm thêm cả phần tóc giả được bán khá nhiều. Giá mỗi chiếc mặt nạ dạng này từ 30.000- 85.000 đồng/chiếc.
Bên cạnh đồ hóa trang, năm nay những mặt hàng trang trí theo chủ đề ngày Halloween cũng rất đa dạng về kiểu dáng và giá bán. Do không có những trái bí ngô màu vàng óng như ở các nước Châu Âu nên vào lễ Halloween nhiều người đang chọn những chiếc đèn bí ngô bằng nhựa hay phủ nhũ với đủ màu sắc nhưng nhiều nhất vẫn là màu cam theo nguyên mẫu. Những chiếc đèn này có giá 35.000- 150.000 đồng/chiếc tùy kích cỡ. Mạng nhện cũng là đồ trang trí thường thấy tại nhiều bữa tiệc hay những quán cà phê, cửa hàng và có giá từ 35.000-150.000 đồng/bộ tùy theo kích thước. Ngoài ra còn khá nhiều mặt hàng khác nhằm đáp ứng nhu cầu của người mua hàng như: đầu lâu cướp biển 65.000- 100.000 đồng/chiếc; bàn tay, bàn chân giả có giá 65.000- 95.000 đồng/chiếc; bộ xương ma, người loại nhỏ có dạ quang phát sáng giá từ 25.000- 50.000 đồng/bộ…
Theo các chủ cửa hàng chia sẻ thì đồ Halloween năm nay đã có chủng loại đa dạng hơn hẳn. Do nắm được sức tiêu thụ của khách nên nhiều cửa hàng cũng “mạnh tay” hơn trong việc nhập hàng. Giá bán những mặt hàng này cũng có sự tăng nhẹ từ 5-10% so với mùa năm ngoái, tuy vậy người bán cũng ít nhận được sự phàn nàn của khách hàng.
Những mặt hàng Halloween đa dạng và phổ biến là vậy nhưng những món đồ có ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm hầu như chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tuy nhiên, do chỉ mua về chơi nên rất ít khách hàng quan tâm đến nguồn gốc sản phẩm mà chủ yếu là kiểu dáng, giá bán. Mặt hàng kiểu dáng càng độc đáo, càng rẻ thì càng hút khách mạnh bởi với nhiều bạn trẻ, những món đồ này cũng chỉ có giá trị trong... một buổi tối nên mọi vấn đề liên quan đến sản phẩm dường như đều bị bỏ qua.
Khi hỏi về nguồn gốc nhiều chủ cửa hàng cũng không ngại ngần thừa nhận đây là hàng Tàu bởi hàng Việt vốn không có để bán. Nhiều chiếc mặt nạ hay đồ chơi cũng vẫn để nguyên tem mác chữ tiếng Trung nhưng không mấy khách hàng tỏ ra e ngại, quan tâm. Theo chủ shop hàng ở 35 Hàng Mã thì tương tự như những đồ phụ kiện mùa Trung Thu, khách mua đồ Halloween cũng chỉ dùng 1 vài lần để đi chơi hay hóa trang trong buổi tiệc nên ít quan tâm tới chất lượng, nguồn gốc. Những mặt đồ Halloween nhập từ Trung Quốc có giá mềm nhất nên được các shop tại phố này "ôm" nhiều, vài hàng tại Lương Văn Can hay những nơi khác cũng vậy. Thêm nữa, chủng loại hàng xuất xứ từ nước này cũng đa dạng. Những mặt hàng tương tự nguồn gốc châu Âu, Mỹ… có thể cao hơn từ 5-10 lần nên rất khó bán.
Dù trước đó đã có rất nhiều lần những đồ chơi của Trung Quốc bị phát hiện chứa nhiều hóa chất, thành phần độc hại cho sức khỏe nhưng mỗi dịp Trung thu, Halloween, Noel hay Tết Nguyên Đán những mặt hàng xuất xứ từ nước này vẫn được bày bán đầy rẫy. Số lượng những mặt hàng bị tịch thu, tiêu hủy chẳng khác nào “muối bỏ bể” so với hàng hóa bày bán trên thị trường. Vì là ngày lễ "đi mượn" nên các nhà sản xuất trong nước cũng chẳng mặn mà gì với những món đồ ma quái này, hơn nữa cũng chẳng cạnh tranh nổi về giá. Vậy là thị trường Halloween trên đất Việt tha hồ để hàng Tàu hoành hành. Cũng vì đây là một ngày lễ "doạ ma" nên khách mua hàng chủ yếu lấy tinh thần chứ ít khi để ý cụ thể đến xuất xứ hay chất lượng sản phẩm, nhưng vô hình trung, với sự độc hại tiềm ẩn của những mặt hàng đồ chơi từ Trung Quốc, các bạn trẻ đang để "ma doạ mình" khi tiếp xúc với những sản phẩm độc hại, dù chỉ là một đêm "ma quỷ".
Vĩ Thanh
Quá khổ vì thủy điện!
Theo NLĐO-Thứ Ba, 23:31 28/10/2014
Thủy điện dày đặc, thiên nhiên lại khắc nghiệt đang đẩy người dân miền Trung - Tây Nguyên vào cảnh khốn cùng, trong khi các chủ đầu tư phủi trách nhiệm
Nhằm tạo một diễn đàn đối thoại đa chiều, ngày 28-10, Mạng lưới sông ngòi Việt Nam phối hợp cùng Ủy ban MTTQ tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức diễn đàn “Thủy điện miền Trung, Tây Nguyên - Quan tâm của người dân và trách nhiệm của các bên liên quan”.
Chủ đầu tư nuốt lời
Ông Phạm Hát (ngụ xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam; làm nghề chèo đò trên sông Vu Gia) cho biết trước kia, số người làm nghề chèo đò như ông ở địa phương rất đông. Song, khi thủy điện A Vương, Đăk Mi 4 mọc lên thì nhiều người phải bỏ nghề.
Sông Vu Gia trơ đáy vì thủy điện Đăk Mi 4 chặn dòng
“Nhiều lần chúng tôi đang chở khách ngược thượng nguồn buôn bán thì thủy điện đóng cửa đập không xả nước. Chúng tôi phải nằm chờ cả ngày, đến khi thủy điện xả nước mới về được. Giờ đây, người dân xã tôi không nói “lạy trời cho mưa xuống” mà nói là “lạy trời cho thủy điện xả nước xuống” - ông Hát bức xúc.
Người dân xã Đại Hồng cho hay dòng sông Vu Gia vốn rất rộng, có thể lên đến 200 m và không có bất cứ cồn cát nào. Khoảng năm 2009, dòng sông hẹp dần và xuất hiện nhiều cồn cát. Theo người dân, có thể thủy điện tích nước rồi xả lũ một lần đã khiến dòng sông bị sạt lở, tạo ra các cồn cát. Nhiều loài cá phổ biến như chình, mè, dược và các loài cua, ốc... cũng chẳng còn. Người dân xã Đại Hồng đã thử đo nước sông Vu Gia và nhận thấy mức thấp nhất và cao nhất có lúc chênh nhau đến 3 m.
Hạ nguồn là thế, người dân ở thượng nguồn thủy điện Đăk Mi 4 cũng chẳng đỡ hơn chút nào. Ông Lê Thanh Việt - Chủ tịch UBND xã Phước Hòa, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam - cho biết người dân nhường đất xây dựng thủy điện đang rất lao đao. Tại nơi cư ngụ cũ, trung bình mỗi hộ có khoảng 0,3 ha đất ở và 4 ha đất ruộng. Thế nhưng, sau khi nhường đất cho thủy điện và đến nơi ở mới, mỗi hộ chỉ được cấp cả đất ở và đất vườn vẻn vẹn hơn 400 m2. Nguồn nước sinh hoạt trước kia lấy từ suối cách nhà chỉ hơn 10 m, nay phải dẫn từ đập trên núi hơn 6 km nhưng lắm lúc đập khô không có nước dùng.
“Chủ đầu tư xây cho mỗi hộ một căn nhà gạch, nói giá 70 triệu đồng nhưng không có trụ sắt bên trong mà chỉ lấy gạch xây xung quanh thôi nên người dân rất lo cho sự an toàn của căn nhà khi vào mùa mưa bão. Lúc về xây dựng nhà máy, chủ đầu tư hứa hẹn sẽ tạo công ăn việc làm, hỗ trợ cho người dân nhưng đến nay, không có con em nào của xã Phước Hòa được làm trong nhà máy thủy điện cả” - ông Việt nói. Ông cho biết hiện tỉ lệ hộ nghèo của xã lên đến 85%.
Một vòng luẩn quẩn
Ông Nguyễn Bá Thủy - Chủ tịch UBND xã Quảng Hòa, huyện Đăk G’long, tỉnh Đắk Nông - không giấu nổi sự chua xót khi nói về những người dân trên địa bàn chịu ảnh hưởng của thủy điện Buôn Tua Srah. Gần 95% dân số xã Quảng Hòa là đồng bào dân tộc ít người, họ tự khai thác nương rẫy, mỗi nhà có được khoảng 2 ha trồng bắp, trồng mì.
“145 hộ đã bị di dời để nhường đất xây dựng thủy điện. Tại nơi ở mới, chủ đầu tư thủy điện cấp cho mỗi hộ 140 m2, trong đó xây căn nhà 54 m2, phòng khách
16 m2. Đồng bào làm sao sống được trong những căn nhà như vậy? Ở được 3-5 ngày, họ lại đi vào rừng hoặc bán nhà cho người khác. Về đất sản xuất, chủ đầu tư hứa cấp mỗi hộ 0,6- 0,7 ha, bấy nhiêu thì trồng được gì? Vậy mà thực tế cũng chỉ cấp 0,2 ha thôi, nhiều hộ đến giờ còn chưa được cấp đất. Việc họ quay về khu vực thủy điện để canh tác trở lại hay kéo đi phá rừng là điều không thể tránh khỏi. Đây là một cái vòng luẩn quẩn: Di dời rồi quay về, trồng rừng rồi phá rừng” - ông Thủy nhận xét.
Theo ông Thủy, có đến hơn 900 ha rừng đã bị phá để làm khu tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng từ thủy điện Buôn Tua Srah.
Đây chỉ là vài trường hợp trong số nhiều cộng đồng dân cư đang gánh chịu tác động từ các dự án thủy điện. Theo TS Lê Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, ĐH Cần Thơ - khu vực miền Trung - Tây Nguyên có 23 dự án thủy điện công suất trên 100 MW, 28 dự án công suất 50-100 MW và rất nhiều thủy điện có công suất dưới 30 MW. Phần lớn các dự án này đã đi vào hoạt động hay đang xây dựng.
TS Tuấn cho biết 10 năm trở lại đây, việc đầu tư xây dựng thủy điện diễn ra một cách ồ ạt nhưng chủ đầu tư không có nhiều chuyên môn trong thi công và vận hành thủy điện. Vì thế, họ xem nhẹ, thậm chí bỏ qua các yếu tố môi trường - xã hội, khiến người dân chịu nhiều thiệt hại và tổn thương.
Bài và ảnh: Minh Khanh
Thủy điện dày đặc, thiên nhiên lại khắc nghiệt đang đẩy người dân miền Trung - Tây Nguyên vào cảnh khốn cùng, trong khi các chủ đầu tư phủi trách nhiệm
Nhằm tạo một diễn đàn đối thoại đa chiều, ngày 28-10, Mạng lưới sông ngòi Việt Nam phối hợp cùng Ủy ban MTTQ tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức diễn đàn “Thủy điện miền Trung, Tây Nguyên - Quan tâm của người dân và trách nhiệm của các bên liên quan”.
Chủ đầu tư nuốt lời
Ông Phạm Hát (ngụ xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam; làm nghề chèo đò trên sông Vu Gia) cho biết trước kia, số người làm nghề chèo đò như ông ở địa phương rất đông. Song, khi thủy điện A Vương, Đăk Mi 4 mọc lên thì nhiều người phải bỏ nghề.
Sông Vu Gia trơ đáy vì thủy điện Đăk Mi 4 chặn dòng
“Nhiều lần chúng tôi đang chở khách ngược thượng nguồn buôn bán thì thủy điện đóng cửa đập không xả nước. Chúng tôi phải nằm chờ cả ngày, đến khi thủy điện xả nước mới về được. Giờ đây, người dân xã tôi không nói “lạy trời cho mưa xuống” mà nói là “lạy trời cho thủy điện xả nước xuống” - ông Hát bức xúc.
Người dân xã Đại Hồng cho hay dòng sông Vu Gia vốn rất rộng, có thể lên đến 200 m và không có bất cứ cồn cát nào. Khoảng năm 2009, dòng sông hẹp dần và xuất hiện nhiều cồn cát. Theo người dân, có thể thủy điện tích nước rồi xả lũ một lần đã khiến dòng sông bị sạt lở, tạo ra các cồn cát. Nhiều loài cá phổ biến như chình, mè, dược và các loài cua, ốc... cũng chẳng còn. Người dân xã Đại Hồng đã thử đo nước sông Vu Gia và nhận thấy mức thấp nhất và cao nhất có lúc chênh nhau đến 3 m.
Hạ nguồn là thế, người dân ở thượng nguồn thủy điện Đăk Mi 4 cũng chẳng đỡ hơn chút nào. Ông Lê Thanh Việt - Chủ tịch UBND xã Phước Hòa, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam - cho biết người dân nhường đất xây dựng thủy điện đang rất lao đao. Tại nơi cư ngụ cũ, trung bình mỗi hộ có khoảng 0,3 ha đất ở và 4 ha đất ruộng. Thế nhưng, sau khi nhường đất cho thủy điện và đến nơi ở mới, mỗi hộ chỉ được cấp cả đất ở và đất vườn vẻn vẹn hơn 400 m2. Nguồn nước sinh hoạt trước kia lấy từ suối cách nhà chỉ hơn 10 m, nay phải dẫn từ đập trên núi hơn 6 km nhưng lắm lúc đập khô không có nước dùng.
“Chủ đầu tư xây cho mỗi hộ một căn nhà gạch, nói giá 70 triệu đồng nhưng không có trụ sắt bên trong mà chỉ lấy gạch xây xung quanh thôi nên người dân rất lo cho sự an toàn của căn nhà khi vào mùa mưa bão. Lúc về xây dựng nhà máy, chủ đầu tư hứa hẹn sẽ tạo công ăn việc làm, hỗ trợ cho người dân nhưng đến nay, không có con em nào của xã Phước Hòa được làm trong nhà máy thủy điện cả” - ông Việt nói. Ông cho biết hiện tỉ lệ hộ nghèo của xã lên đến 85%.
Một vòng luẩn quẩn
Ông Nguyễn Bá Thủy - Chủ tịch UBND xã Quảng Hòa, huyện Đăk G’long, tỉnh Đắk Nông - không giấu nổi sự chua xót khi nói về những người dân trên địa bàn chịu ảnh hưởng của thủy điện Buôn Tua Srah. Gần 95% dân số xã Quảng Hòa là đồng bào dân tộc ít người, họ tự khai thác nương rẫy, mỗi nhà có được khoảng 2 ha trồng bắp, trồng mì.
“145 hộ đã bị di dời để nhường đất xây dựng thủy điện. Tại nơi ở mới, chủ đầu tư thủy điện cấp cho mỗi hộ 140 m2, trong đó xây căn nhà 54 m2, phòng khách
16 m2. Đồng bào làm sao sống được trong những căn nhà như vậy? Ở được 3-5 ngày, họ lại đi vào rừng hoặc bán nhà cho người khác. Về đất sản xuất, chủ đầu tư hứa cấp mỗi hộ 0,6- 0,7 ha, bấy nhiêu thì trồng được gì? Vậy mà thực tế cũng chỉ cấp 0,2 ha thôi, nhiều hộ đến giờ còn chưa được cấp đất. Việc họ quay về khu vực thủy điện để canh tác trở lại hay kéo đi phá rừng là điều không thể tránh khỏi. Đây là một cái vòng luẩn quẩn: Di dời rồi quay về, trồng rừng rồi phá rừng” - ông Thủy nhận xét.
Theo ông Thủy, có đến hơn 900 ha rừng đã bị phá để làm khu tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng từ thủy điện Buôn Tua Srah.
Đây chỉ là vài trường hợp trong số nhiều cộng đồng dân cư đang gánh chịu tác động từ các dự án thủy điện. Theo TS Lê Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, ĐH Cần Thơ - khu vực miền Trung - Tây Nguyên có 23 dự án thủy điện công suất trên 100 MW, 28 dự án công suất 50-100 MW và rất nhiều thủy điện có công suất dưới 30 MW. Phần lớn các dự án này đã đi vào hoạt động hay đang xây dựng.
TS Tuấn cho biết 10 năm trở lại đây, việc đầu tư xây dựng thủy điện diễn ra một cách ồ ạt nhưng chủ đầu tư không có nhiều chuyên môn trong thi công và vận hành thủy điện. Vì thế, họ xem nhẹ, thậm chí bỏ qua các yếu tố môi trường - xã hội, khiến người dân chịu nhiều thiệt hại và tổn thương.
Ông Ngô Xuân Thế, đại diện nhà máy thủy điện A Vương (Quảng Nam):
Xã hội hưởng lợi
Chính các thủy điện cũng bị tác động bởi biến đổi khí hậu như mưa xả không kịp, nắng không có nước xả, chứ không phải thủy điện là yếu tố gây biến đổi khí hậu. Giá điện đang quá rẻ và bao cấp cho toàn xã hội, nhóm hưởng lợi rất nhiều chứ không riêng chủ đầu tư. Các sông miền Trung ngắn và dốc, dung tích phòng lũ ít nên chủ yếu là tác dụng cấp nước về mùa hạ. Đơn cử trong tháng 9, chúng tôi có kế hoạch dừng hoạt động để kiểm tra, bảo hành 2 tổ máy của thủy điện A Vương nhưng không thể dừng vì nếu dừng thì hạ du không còn nước để uống chứ đừng nói sản xuất!
Ông Lê Quý Anh Tuấn, Giám đốc nhà máy thủy điện A Lưới (Thừa Thiên - Huế):
Tiền thuế đi đâu?
Chủ đầu tư đã chi 300 tỉ đồng cho việc tái định canh, định cư nên tôi khẳng định không có chuyện người dân mất đất. Chúng tôi đã đầu tư hệ thống cấp nước và cũng chỉ vận hành 1 năm thì phải bàn giao cho địa phương chứ chủ đầu tư không thể ôm suốt cả đời được. Chủ đầu tư làm xong là hết trách nhiệm. Do các sở, ban, ngành địa phương quản lý không chuyên nghiệp, để hệ thống hư hỏng, xuống cấp, không cấp nước được cho bà con chứ không phải lỗi từ chủ đầu tư.
Hằng năm, chúng tôi phải đóng cho tỉnh 75-80 tỉ đồng, gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, GTGT, phí dịch vụ môi trường rừng... Thế thì tiền đó đi đâu mà không đầu tư cho người dân, tiền có đến được với người dân không? Nếu tôi là dân sống ở khu tái định cư đó, tôi cũng bức xúc lắm!
Bài và ảnh: Minh Khanh
Pháp luật chống tham nhũng như “hổ giấy”
Theo NLĐO-Thứ Ba, 23:34 28/10/2014
Theo báo cáo công tác phòng chống tham nhũng năm 2014 của Chính phủ, thiệt hại trong các vụ án tham nhũng lên tới 6.740 tỉ đồng nhưng mới chỉ thu hồi khoảng 1.500 tỉ đồng
Hội thảo “Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng và thu hồi tài sản ở Việt Nam” đã được Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp phối hợp với Đại sứ quán Anh tại Việt Nam tổ chức ngày 28-10.
Thiệt hại lớn, thu hồi nhỏ
Theo ông Jairo Acuna Alfaro, cố vấn chính sách về cải cách hành chính và chống tham nhũng của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, nước ta có khá nhiều cơ quan phụ trách về phòng chống tham nhũng như Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, Ban Nội chính trung ương, Cục Chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ, Cục Cảnh sát Kinh tế (C48 - Bộ Công an), Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án tham nhũng (Vụ 1B - VKSND Tối cao), các cơ quan đặt trong cơ quan Đảng, Chính phủ... Tuy nhiên, thách thức hiện nay nằm ở hoạt động điều phối, phân định trách nhiệm của các cơ quan này.
Bị cáo Dương Chí Dũng được dẫn giải ra phiên tòa trong một vụ án tham nhũng với số tiền lớn nhưng khó thu hồi, xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam Ảnh: NGUYỄN QUYẾT
Ông Trần Đức Lượng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, cho biết theo báo cáo công tác phòng chống tham nhũng năm 2014 của Chính phủ vừa trình trước Quốc hội, thiệt hại trong các vụ án tham nhũng lên tới 6.740 tỉ đồng nhưng mới chỉ thu hồi khoảng 1.500 tỉ đồng. Tài sản bị đánh cắp do tham nhũng đang gây thất thoát nghiêm trọng ngân sách nhà nước, nhất là trong lĩnh vực đầu tư công và quản lý phần vốn của nhà nước trong các doanh nghiệp.
Theo ông Trương Minh Mạnh, Phó Vụ trưởng Vụ 1B - VKSND Tối cao, trong các vụ án tham nhũng đã giải quyết, số tiền và tài sản bị thiệt hại, thất thoát hoặc bị chiếm đoạt rất lớn song tài sản mà các cơ quan chức năng thu hồi được chiếm tỉ lệ hạn chế. Số tiền, tài sản tòa án tuyên phạt các bị cáo phải bồi thường cũng rất lớn nhưng thực tế thu hồi không nhiều và phải thực hiện trong nhiều năm. Ông Mạnh dẫn chứng từ ngày 1-10-2010 tới 30-4-2013, tổng giá trị tài sản tham nhũng và thiệt hại do tham nhũng gây ra được phát hiện và xác định khoảng 17.000 tỉ đồng nhưng thu hồi chỉ khoảng 5.000 tỉ đồng.
“Công tác điều tra, làm rõ việc sử dụng, cất giấu tài sản tham nhũng hoặc che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản tham nhũng còn hạn chế. Nhiều trường hợp tài sản tham nhũng được xác định đã sử dụng vào mục đích kinh doanh, đánh bạc, chi tiêu hết, không thu hồi được. Một số trường hợp người phạm tội cho rằng dù có khai nhận, nộp lại tài sản tham nhũng thì vẫn phải chịu mức án cao nên họ chấp nhận hình phạt, không chịu khai báo, che giấu tài sản tham nhũng để hưởng lợi” - ông Mạnh nêu thực tế.
Ông Jairo Acuna Alfaro cho rằng các cơ quan chống tham nhũng của Việt Nam gặp phải nhiều trở ngại trong quá trình điều tra các vụ tham nhũng. Hơn nữa, cơ quan điều tra thiếu quyền lực và năng lực cần thiết để thực hiện hiệu quả các chức năng điều tra chống tham nhũng.
“Nếu sử dụng ngôn ngữ đời thường thì hiện nay, pháp luật phòng chống tham nhũng có thể ví như “hổ không răng”, “hổ giấy” do thiếu nội lực đủ mạnh để thực sự mang tính răn đe và có hiệu quả trong thực tiễn” - ông Jairo Acuna Alfaro ví von.
Nhiều người dân không dám tố giác
Dẫn một thông tin khảo sát cho thấy 89% người dân nói rằng không tố giác hành vi vòi vĩnh hối lộ và chỉ 8% sẵn sàng tố giác, ông Jairo Acuna Alfaro nhận định nhiều khả năng người dân chưa tin vào các cơ quan phòng chống tham nhũng. Khi hỏi tại sao lại không tố giác, trên 50% người cho rằng tố giác không mang lại lợi ích gì. Nguyên nhân tiếp theo là vì sợ bị trù úm, trả thù hoặc thủ tục tố cáo, tố giác quá rườm rà.
Không đồng tình, ông Ngô Mạnh Hùng, Phó cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ, nhận định không có căn cứ nào xác thực để nói trên 50% người cho rằng tố cáo không mang lại lợi ích gì. Người dân gửi tố cáo tới rất nhiều cơ quan khác nhau và dường như chính sách khuyến khích, khen thưởng chưa thỏa đáng khiến họ ngại tố cáo hơn.
Tuy nhiên, đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam ủng hộ khảo sát của ông Jairo Acuna Alfaro. Vị đại diện này cho biết một cuộc khảo sát của WB phối hợp với Thanh tra Chính phủ tiến hành năm 2012 cũng đã đưa ra thông tin cho thấy hơn 50% người dân sợ bị trả thù nên không tố cáo chống tham nhũng. Nguyên nhân tiếp theo là việc giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được như mong muốn, thiếu khách quan.
“Chuyện khuyến khích khiếu nại, tố cáo qua phần thưởng được người dân lựa chọn ít hơn cả. Điều này cho thấy yếu tố tiền thưởng không quyết định tới việc người dân có khiếu nại, tố cáo không” - đại diện WB nói. Vị này cho biết rất đồng tình với nhận định của ông Trần Đức Lượng về việc Việt Nam có rất nhiều chính sách, “thế giới có gì, Việt Nam có đó” nhưng thực hiện vẫn yếu kém. Các thông điệp được nhắc đi nhắc lại qua rất nhiều hội nghị đối thoại, hội nghị bàn tròn nhưng ít thay đổi.
THẾ KHA
Theo báo cáo công tác phòng chống tham nhũng năm 2014 của Chính phủ, thiệt hại trong các vụ án tham nhũng lên tới 6.740 tỉ đồng nhưng mới chỉ thu hồi khoảng 1.500 tỉ đồng
Hội thảo “Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng và thu hồi tài sản ở Việt Nam” đã được Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp phối hợp với Đại sứ quán Anh tại Việt Nam tổ chức ngày 28-10.
Thiệt hại lớn, thu hồi nhỏ
Theo ông Jairo Acuna Alfaro, cố vấn chính sách về cải cách hành chính và chống tham nhũng của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, nước ta có khá nhiều cơ quan phụ trách về phòng chống tham nhũng như Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, Ban Nội chính trung ương, Cục Chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ, Cục Cảnh sát Kinh tế (C48 - Bộ Công an), Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án tham nhũng (Vụ 1B - VKSND Tối cao), các cơ quan đặt trong cơ quan Đảng, Chính phủ... Tuy nhiên, thách thức hiện nay nằm ở hoạt động điều phối, phân định trách nhiệm của các cơ quan này.
Bị cáo Dương Chí Dũng được dẫn giải ra phiên tòa trong một vụ án tham nhũng với số tiền lớn nhưng khó thu hồi, xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam Ảnh: NGUYỄN QUYẾT
Ông Trần Đức Lượng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, cho biết theo báo cáo công tác phòng chống tham nhũng năm 2014 của Chính phủ vừa trình trước Quốc hội, thiệt hại trong các vụ án tham nhũng lên tới 6.740 tỉ đồng nhưng mới chỉ thu hồi khoảng 1.500 tỉ đồng. Tài sản bị đánh cắp do tham nhũng đang gây thất thoát nghiêm trọng ngân sách nhà nước, nhất là trong lĩnh vực đầu tư công và quản lý phần vốn của nhà nước trong các doanh nghiệp.
Theo ông Trương Minh Mạnh, Phó Vụ trưởng Vụ 1B - VKSND Tối cao, trong các vụ án tham nhũng đã giải quyết, số tiền và tài sản bị thiệt hại, thất thoát hoặc bị chiếm đoạt rất lớn song tài sản mà các cơ quan chức năng thu hồi được chiếm tỉ lệ hạn chế. Số tiền, tài sản tòa án tuyên phạt các bị cáo phải bồi thường cũng rất lớn nhưng thực tế thu hồi không nhiều và phải thực hiện trong nhiều năm. Ông Mạnh dẫn chứng từ ngày 1-10-2010 tới 30-4-2013, tổng giá trị tài sản tham nhũng và thiệt hại do tham nhũng gây ra được phát hiện và xác định khoảng 17.000 tỉ đồng nhưng thu hồi chỉ khoảng 5.000 tỉ đồng.
“Công tác điều tra, làm rõ việc sử dụng, cất giấu tài sản tham nhũng hoặc che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản tham nhũng còn hạn chế. Nhiều trường hợp tài sản tham nhũng được xác định đã sử dụng vào mục đích kinh doanh, đánh bạc, chi tiêu hết, không thu hồi được. Một số trường hợp người phạm tội cho rằng dù có khai nhận, nộp lại tài sản tham nhũng thì vẫn phải chịu mức án cao nên họ chấp nhận hình phạt, không chịu khai báo, che giấu tài sản tham nhũng để hưởng lợi” - ông Mạnh nêu thực tế.
Ông Jairo Acuna Alfaro cho rằng các cơ quan chống tham nhũng của Việt Nam gặp phải nhiều trở ngại trong quá trình điều tra các vụ tham nhũng. Hơn nữa, cơ quan điều tra thiếu quyền lực và năng lực cần thiết để thực hiện hiệu quả các chức năng điều tra chống tham nhũng.
“Nếu sử dụng ngôn ngữ đời thường thì hiện nay, pháp luật phòng chống tham nhũng có thể ví như “hổ không răng”, “hổ giấy” do thiếu nội lực đủ mạnh để thực sự mang tính răn đe và có hiệu quả trong thực tiễn” - ông Jairo Acuna Alfaro ví von.
Nhiều người dân không dám tố giác
Dẫn một thông tin khảo sát cho thấy 89% người dân nói rằng không tố giác hành vi vòi vĩnh hối lộ và chỉ 8% sẵn sàng tố giác, ông Jairo Acuna Alfaro nhận định nhiều khả năng người dân chưa tin vào các cơ quan phòng chống tham nhũng. Khi hỏi tại sao lại không tố giác, trên 50% người cho rằng tố giác không mang lại lợi ích gì. Nguyên nhân tiếp theo là vì sợ bị trù úm, trả thù hoặc thủ tục tố cáo, tố giác quá rườm rà.
Không đồng tình, ông Ngô Mạnh Hùng, Phó cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ, nhận định không có căn cứ nào xác thực để nói trên 50% người cho rằng tố cáo không mang lại lợi ích gì. Người dân gửi tố cáo tới rất nhiều cơ quan khác nhau và dường như chính sách khuyến khích, khen thưởng chưa thỏa đáng khiến họ ngại tố cáo hơn.
Tuy nhiên, đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam ủng hộ khảo sát của ông Jairo Acuna Alfaro. Vị đại diện này cho biết một cuộc khảo sát của WB phối hợp với Thanh tra Chính phủ tiến hành năm 2012 cũng đã đưa ra thông tin cho thấy hơn 50% người dân sợ bị trả thù nên không tố cáo chống tham nhũng. Nguyên nhân tiếp theo là việc giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được như mong muốn, thiếu khách quan.
“Chuyện khuyến khích khiếu nại, tố cáo qua phần thưởng được người dân lựa chọn ít hơn cả. Điều này cho thấy yếu tố tiền thưởng không quyết định tới việc người dân có khiếu nại, tố cáo không” - đại diện WB nói. Vị này cho biết rất đồng tình với nhận định của ông Trần Đức Lượng về việc Việt Nam có rất nhiều chính sách, “thế giới có gì, Việt Nam có đó” nhưng thực hiện vẫn yếu kém. Các thông điệp được nhắc đi nhắc lại qua rất nhiều hội nghị đối thoại, hội nghị bàn tròn nhưng ít thay đổi.
Đề xuất tăng phạt tiền, giảm phạt tù
Ông Trương Minh Mạnh cho rằng khi sửa đổi Bộ Luật Hình sự, cần tính toán theo hướng tăng mức hình phạt tiền, giảm hình phạt tù có thời hạn và các hình phạt khác đối với những đối tượng có hành vi tham nhũng nhưng đã chủ động khai báo, khắc phục hậu quả nhằm rút ngắn thời gian giải quyết vụ án, tiết kiệm chi phí tố tụng, tăng khả năng thu hồi tài sản tham nhũng. Đồng thời, không xử lý hình sự, trả lại tài sản cho người đưa hối lộ nếu họ đã tố giác tội phạm về tham nhũng để khuyến khích phát hiện tội phạm. Ngoài ra, phải sửa đổi quy định về trách nhiệm của viện kiểm sát trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.
THẾ KHA
Nhật phá chiến lược A2/AD của Trung Quốc như thế nào?
(Baodatviet) - Không chỉ riêng Mỹ, hiện Nhật Bản cũng đang tìm tòi và nâng cao khả năng xuyên phá qua chiến lược A2/AD của Trung Quốc theo con đường riêng của mình.
Lấy tàu sân bay trực thăng Izumo làm nòng cốt
Hiện Trung Quốc đang đẩy mạnh chiến lược chiến lược “Chống tiếp cận/Chống xâm nhập khu vực” hay còn gọi tắt là “Chống xâm nhập/Khu vực cấm” (Anti-Access/Area Denial, viết tắt là A2/AD), nhằm vào quân đội Mỹ và các nước đồng minh trong khu vực.
Đứng trước động thái này, Nhật Bản buộc phải đẩy mạnh phát triển lực lượng hùng mạnh để đối phó với chiến lược của Trung Quốc, được xây dựng dựa trên sự kết hợp các yếu tố quân sự khác nhau như tàu ngầm diesel siêu yên tĩnh, thủy lôi, chiến tranh mạng, vũ khí chống vệ tinh, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình.
Nhật Bản đã dựa vào 3 lực lượng cơ bản như: lực lượng tàu sân bay (tàu khu trục) chở trực thăng ngày càng lớn, lực lượng tàu ngầm 3.300 tấn lớp Soryu thế hệ tiếp theo và tàu khu trục Aegis mới, cùng với kế hoạch triển khai 20 chiếc máy bay tuần tra hàng hải Kawasaki P-1 để thay thế cho máy bay P-3C, và triển khai nhiều máy bay trực thăng săn ngầm SH-60K nâng cấp.
Ông Bob Nugent, chuyên gia tư vấn tại AMI International (Tổ chức phân tích, dự báo phát triển tàu chiến tương lai toàn cầu) cho biết, các tàu khu trục chở trực thăng lớp Izumo (22DDH) và tàu ngầm lớp Soryu là những chương trình hàng đầu của hải quân Nhật Bản, xét cả về ngân sách và tầm quan trọng đối với an ninh hàng hải của nước này.
Năm 2013, Nhật Bản đã trình làng chiếc đầu tiên trong 2 chiếc tàu khu trục chở trực thăng lớp Izumo, loại tàu chiến lớn nhất của Nhật Bản kể từ Thế chiến thứ II và sẽ có thể chở được 15 chiếc máy bay trực thăng.
Trong năm 2009 và 2011, hải quân nước này cũng đã biên chế hoạt động 2 chiếc tàu khu trục chở trực thăng lớp Hyuga thế hệ thứ 3 mới, mỗi chiếc có thể chở được 11 chiếc trực thăng.
Nhật Bản đang nỗ lực phá chiến lược A2/AD của Trung Quốc
|
Ông Nugent cho rằng, với tải trọng gần 20.000 tấn, so với 13.950 tấn của các tàu lớp Hyuga, tàu 22DDH không hoàn toàn là các tàu sân bay vì chúng không thể cho phép cất cánh, hạ cánh các máy bay cánh cố định như các hàng không mẫu hạm, nghĩa là chúng vẫn chỉ là các tàu khu trục chở trực thăng.
Tuy nhiên, Nhật có thể sử dụng chúng như những tàu đổ bộ tấn công của Mỹ, mua sắm và biên chế các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-35B. Đây là một bước quan trọng trong sự phát triển của hải quân Nhật Bản, trở thành một lực lượng có khả năng triển khai nhanh chóng lực lượng không quân trên biển.
Vị chuyên gia này đánh giá, với khả năng chuyên chở từ 8-12 chiếc máy bay F-35B, Izumo có thể đối đầu sòng phẳng với các tàu sân bay hạng trung kiểu như CV-16 Liêu Ninh của Trung Quốc hay INS Vikramaditya của Ấn Độ.
Các chiến đấu cơ tàng hình F-35B sẽ là lực lượng chủ lực, phá vỡ chiến lược A2/AD của Trung Quốc.
Các chuyên gia quân sự khác cũng nhận định, tàu khu trục chở trực thăng lớp Izumo thực sự là những tàu chỉ huy hạm đội với hệ thống chỉ huy và kiểm soát hiện đại, cũng như những khả năng tác chiến chống ngầm và tác chiến quét mìn tiên tiến. Tàu khu trục lớp 22DDH thực sự sẽ là bá chủ ở khu vực biển Hoa Đông.
Nâng cao số lượng tàu ngầm và tàu khu trục Aegis
Trong khi đó, hải quân Nhật Bản hiện đang vận hành 5 chiếc tàu ngầm tấn công lớp Soryu và 11 chiếc tàu ngầm lớp Oyashio cũ hơn. Họ có kế hoạch đưa vào biên chế một hạm đội với tổng số 22 chiếc tàu ngầm các loại.
Tàu ngầm AIP lớp Soryu của Nhật Bản
|
"Soryus là một trong những tàu ngầm thông thường thành công và lớn nhất đang được vận hành và chế tạo trên thế giới hiện nay,” ông nói và cho biết thêm rằng, theo thông tin mới nhất, Nhật Bản đang nghiên cứu thay thế công nghệ động cơ AIP bằng động cơ sử dụng pin Lithium ion cho động cơ đẩy thứ cấp.
Chương trình lớn thứ 3 của hải quân Nhật Bản là các tàu chiến trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, vốn đang trở thành trọng tâm hợp tác mua sắm quốc phòng Nhật-Mỹ. Vừa qua, nước này đã khẳng định sẽ chế tạo thêm 2 chiếc tàu khu trục Aegis lớp Atago mới, với mục tiêu mở rộng hạm đội tàu chiến Aegis của họ lên 8 chiếc vào cuối năm tài khóa 2020.
Theo ông Alessio Patalano, một chuyên gia hải quân thuộc Khoa nghiên cứu chiến tranh của Đại học King London, khi phối kết hợp các lực lượng này sẽ tạo thành một hạm đội hải quân có sức mạnh vượt trội., với nhiều sự thay đổi quan trọng liên quan đến việc tích hợp các hệ thống và tăng cường các chức năng chung.
Trong số 3 chương trình này, các tàu ngầm lớp Soryu thế hệ thứ 3 có thể sẽ tạo nên sự đóng góp lớn nhất cho thế trận răn đe của Nhật Bản.
"Đặc điểm địa lý của những chiến trường tác chiến hàng hải rất thuận lợi cho các hoạt động của tàu ngầm. Một trong những vấn đề quan trọng đối với người Nhật Bản là làm thế nào để gia tăng phạm vi và thời gian hoạt động của các tàu của họ để chúng có thể hoạt động lâu hơn trên biển, và nếu cần thiết, xa bờ biển Nhật Bản hơn nữa" - ông Patalano nói.
Trong khi đó, ông Corey Wallace, một chuyên gia về chính sách an ninh Nhật Bản tại Trường đại học Auckland của New Zealand cho rằng, tàu ngầm lớp Soryu có ý nghĩa quan trọng dưới góc độ bảo vệ chặt chẽ an ninh quốc gia. Khả năng tác chiến chống ngầm sẽ không thể được đảm bảo nếu không có tàu ngầm.
Nhật đang triển khai đóng mới các chiến hạm Aegis theo thiết kế của Mỹ
|
Về vấn đề gia tăng tầm hoạt động của tàu ngầm Soryu, ông Wallace cho rằng ưu tiên trước tiên là cho phép chúng hoạt động trên biển và lặn lâu hơn, chứ không nhất thiết phải hoạt động được ở khoảng cách rất xa lãnh hải Nhật Bản. Tuy nhiên, khả năng triển khai lực lượng tại Biển Đông trong tương lai sẽ góp phần răn đe trong khu vực là điều hải quân Nhật Bản đã nhận thấy.
Việc tăng cường khả năng của lực lượng tàu chở trực thăng và tàu khu trục phòng thủ tên lửa đạn đạo đã đặt ra thêm những câu hỏi: liệu Nhật Bản có đang hướng tới thiết lập cơ sở hạ tầng cho nhóm tác chiến tàu sân bay hay không, và tại sao hải quân Nhật Bản lại cần thêm 2 chiếc tàu tuần dương mang tên lửa.
Trước khi tính đến những nguy cơ của việc Trung Quốc xây dựng sức mạnh quân sự và khả năng đẩy khu vực này vào một cuộc chạy đua vũ trang quy mô lớn, thì việc thành lập một hạm đội tàu sân bay cũng sẽ đòi hỏi Nhật Bản phải tăng chi tiêu quốc phòng vượt ngưỡng thông thường là 1% GDP, đây là một thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách của Nhật Bản.
Hiện chưa ai biết được chiến lược A2/AD của Trung Quốc và đối sách của Nhật Bản sẽ đi đến đâu, nhưng trước mắt nó đang đẩy khu vực này vào một cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt nhất từ trước tới nay, khiến các nước láng giềng trong khu vực cũng không thể khoanh tay đứng nhìn.
Hùng Mạnh
Nhật bắt thuyền trưởng Trung Quốc đánh cắp san hô
RFI-Thụy My
Ngày 28-10-2014 14:11
Tuần duyên Nhật bắt gặp một tàu cá Trung Quốc ngoài khơi đảo Miyako, thuộc Okinawa - REUTERS /Japan Coast Guard
Lực lượng tuần duyên Nhật Bản hôm qua 27/10/2014 loan báo đã bắt giữ thuyền trưởng một tàu Trung Quốc bị nghi ngờ là đã khai thác bất hợp pháp san hô trong vùng biển của Nhật.
Theo tuần duyên Nhật Bản, tàu Zheling Yuyun 622 đã chạy trốn khi lực lượng này tiến gần, và cuối cùng đã bị chận bắt sau một cuộc rượt đuổi quanh co kéo dài một tiếng rưỡi đồng hồ, ở cách Tokyo 1.000 km về hướng nam. Chiếc tàu với khoảng hơn một chục thuyền viên bị nghi ngờ là săn trộm san hô, giống như khoảng 100 tàu Trung Quốc khác đã bị phát hiện trong khu vực này hôm Chủ nhật 26/10.
Thuyền trưởng chiếc tàu này tên là Zeng Yong, 31 tuổi, đã bị bắt giữ, chủ yếu vì tội bỏ trốn, không chấp hành mệnh lệnh của cơ quan chức năng. Nếu bị nhìn nhận là có tội, Zeng Yong có nguy cơ lãnh án đến sáu tháng tù và bị phạt đến 300.000 yen (2.770 đô la), theo luật thủy sản của Nhật.
Theo báo chí Nhật, các tàu Trung Quốc tăng cường xâm nhập mạnh mẽ từ một tháng qua để khai thác trộm san hô đỏ trong vùng biển thuộc chủ quyền của Nhật Bản. Đây là loại nguyên liệu đắt tiền, rất được ngành kim hoàn ở Trung Quốc ưa chuộng.
Zeng Yong là thuyền trưởng Trung Quốc thứ tư bị bắt trong tháng Mười ở cùng khu vực thuộc quần đảo Ogasawara, Nhật Bản. Lực lượng tuần duyên Nhật luôn cố gắng truy bắt các tàu Trung Quốc săn trộm san hô, và các sự cố liên quan hiếm khi gây vấn đề lớn giữa Tokyo và Bắc Kinh, dù đang tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.
Hồi đầu tháng, lực lượng tuần duyên Hàn Quốc đã nổ súng bắn chết một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc khác tại Hoàng Hải, khiến Bắc Kinh giận dữ.
Ngày 28-10-2014 14:11
Tuần duyên Nhật bắt gặp một tàu cá Trung Quốc ngoài khơi đảo Miyako, thuộc Okinawa - REUTERS /Japan Coast Guard
Lực lượng tuần duyên Nhật Bản hôm qua 27/10/2014 loan báo đã bắt giữ thuyền trưởng một tàu Trung Quốc bị nghi ngờ là đã khai thác bất hợp pháp san hô trong vùng biển của Nhật.
Theo tuần duyên Nhật Bản, tàu Zheling Yuyun 622 đã chạy trốn khi lực lượng này tiến gần, và cuối cùng đã bị chận bắt sau một cuộc rượt đuổi quanh co kéo dài một tiếng rưỡi đồng hồ, ở cách Tokyo 1.000 km về hướng nam. Chiếc tàu với khoảng hơn một chục thuyền viên bị nghi ngờ là săn trộm san hô, giống như khoảng 100 tàu Trung Quốc khác đã bị phát hiện trong khu vực này hôm Chủ nhật 26/10.
Thuyền trưởng chiếc tàu này tên là Zeng Yong, 31 tuổi, đã bị bắt giữ, chủ yếu vì tội bỏ trốn, không chấp hành mệnh lệnh của cơ quan chức năng. Nếu bị nhìn nhận là có tội, Zeng Yong có nguy cơ lãnh án đến sáu tháng tù và bị phạt đến 300.000 yen (2.770 đô la), theo luật thủy sản của Nhật.
Theo báo chí Nhật, các tàu Trung Quốc tăng cường xâm nhập mạnh mẽ từ một tháng qua để khai thác trộm san hô đỏ trong vùng biển thuộc chủ quyền của Nhật Bản. Đây là loại nguyên liệu đắt tiền, rất được ngành kim hoàn ở Trung Quốc ưa chuộng.
Zeng Yong là thuyền trưởng Trung Quốc thứ tư bị bắt trong tháng Mười ở cùng khu vực thuộc quần đảo Ogasawara, Nhật Bản. Lực lượng tuần duyên Nhật luôn cố gắng truy bắt các tàu Trung Quốc săn trộm san hô, và các sự cố liên quan hiếm khi gây vấn đề lớn giữa Tokyo và Bắc Kinh, dù đang tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.
Hồi đầu tháng, lực lượng tuần duyên Hàn Quốc đã nổ súng bắn chết một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc khác tại Hoàng Hải, khiến Bắc Kinh giận dữ.
PICS - Nguyễn Tấn Dũng Lạy Phật Tại Ấn Độ
Hình ảnh làm nhiều người Việt Nam ...ngạc nhiên ? Xem ra dân tộc VN không thoát khỏi kiếp nạn này rồi
Hình 1: Ngài Ttg thăm Bodh Gaya - Bồ Đề Đạo Tràng, Bihar, Ấn Độ. Đây là địa điểm nổi tiếng do là nơi Đức Phật đã giác ngộ
Nhìn ngộ ở chổ,các nhà sư cả Ấn lẫn Việt đều quay qua ,ngoái cổ nhìn,dòm,coi chừng ngài Ttg .Có gì lạ mà dòm trời? Bộ chưa thấy Ttg quỳ à?
Hình 2: Một cảnh trong chùa VN Phật Quốc Tự ở Bồ Đề Đạo Tràng
Sinh viên Hong Kong tái khẳng định điều kiện nối lại đàm phán
(TTXVN/VIETNAM+) LÚC : 28/10/14 22:12
Chiều 28/10, Tổng Thư ký Hiệp hội Sinh viên Hong Kong (HKFS) Chu Vĩnh Khang đã gửi thư cho Cục trưởng Hành chính Hong Kong (Trung Quốc) Lâm Trịnh Nguyệt Nga yêu cầu hai bên phải đặt mục tiêu đạt thành quả đối thoại thực chất làm tiền đề nếu muốn triển khai vòng đối thoại tiếp theo.
Trong thư, Chu Vĩnh Khang cho rằng trong báo cáo trình Chính phủ Trung ương Trung Quốc về ý kiến của người dân Hong Kong đối với những cải cách chính trị, chính quyền Hong Kong phải nêu rõ kiến nghị rút Quyết định ngày 31/8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc và đề xuất kênh thảo luận đa phương theo hướng thiết lập các biện pháp bầu cử công bằng.
Sinh viên Hong Kong khẩn thiết đề nghị chính quyền đặc khu sắp xếp đối thoại trực tiếp giữa sinh viên, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và quan chức trung ương phụ trách vấn đề Hong Kong-Ma Cao.
Tổng thư ký Hiệp hội sinh viên Hong Kong cũng kêu gọi chính quyền đặc khu trực tiếp đối thoại với người biểu tình và các đoàn thể liên quan ở khu vực chiếm lĩnh.
Trước đó, hôm 23/10, HKFS cũng đã đưa ra các điều kiện tương tự đối với chính quyền đặc khu liên quan đến nội dung bản báo cáo trình Chính phủ Trung ương Trung Quốc.
Yêu cầu được đưa ra 2 ngày sau khi đại diện chính quyền Hong Kong kết thúc vòng đối thoại đầu tiên với HKFS, trong đó chính quyền Hong Kong đưa ra phương án 4 điểm.
Hai điểm đáng chú ý nhất là chính quyền Hong Kong sẽ trình Chính phủ Trung ương báo cáo về ý kiến của người dân Hong Kong sau khi Thường vụ Quốc hội Trung Quốc ra quyết định về cải cách chính trị ở Hong Kong và thiết lập kênh thảo luận đa phương về cải cách chính trị của Hong Kong sau năm 2017.
Trong một diễn biến khác, cũng trong ngày 28/10, Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố sẽ ngăn chặn "các thế lực bên ngoài" can thiệp vào Hong Kong và Ma Cao, đồng thời khẳng định sự ủng hộ đối với Trưởng đặc khu Hong Kong Lương Chấn Anh cũng như chính quyền đặc khu hnh chính này./.
Người biểu tình đứng canh một rào chắn ở Mong Kok sau các cuộc xung đột với cảnh sát rạng sáng 18/10 (Nguồn: Reuters)
Chiều 28/10, Tổng Thư ký Hiệp hội Sinh viên Hong Kong (HKFS) Chu Vĩnh Khang đã gửi thư cho Cục trưởng Hành chính Hong Kong (Trung Quốc) Lâm Trịnh Nguyệt Nga yêu cầu hai bên phải đặt mục tiêu đạt thành quả đối thoại thực chất làm tiền đề nếu muốn triển khai vòng đối thoại tiếp theo.
Trong thư, Chu Vĩnh Khang cho rằng trong báo cáo trình Chính phủ Trung ương Trung Quốc về ý kiến của người dân Hong Kong đối với những cải cách chính trị, chính quyền Hong Kong phải nêu rõ kiến nghị rút Quyết định ngày 31/8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc và đề xuất kênh thảo luận đa phương theo hướng thiết lập các biện pháp bầu cử công bằng.
Sinh viên Hong Kong khẩn thiết đề nghị chính quyền đặc khu sắp xếp đối thoại trực tiếp giữa sinh viên, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và quan chức trung ương phụ trách vấn đề Hong Kong-Ma Cao.
Tổng thư ký Hiệp hội sinh viên Hong Kong cũng kêu gọi chính quyền đặc khu trực tiếp đối thoại với người biểu tình và các đoàn thể liên quan ở khu vực chiếm lĩnh.
Trước đó, hôm 23/10, HKFS cũng đã đưa ra các điều kiện tương tự đối với chính quyền đặc khu liên quan đến nội dung bản báo cáo trình Chính phủ Trung ương Trung Quốc.
Yêu cầu được đưa ra 2 ngày sau khi đại diện chính quyền Hong Kong kết thúc vòng đối thoại đầu tiên với HKFS, trong đó chính quyền Hong Kong đưa ra phương án 4 điểm.
Hai điểm đáng chú ý nhất là chính quyền Hong Kong sẽ trình Chính phủ Trung ương báo cáo về ý kiến của người dân Hong Kong sau khi Thường vụ Quốc hội Trung Quốc ra quyết định về cải cách chính trị ở Hong Kong và thiết lập kênh thảo luận đa phương về cải cách chính trị của Hong Kong sau năm 2017.
Trong một diễn biến khác, cũng trong ngày 28/10, Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố sẽ ngăn chặn "các thế lực bên ngoài" can thiệp vào Hong Kong và Ma Cao, đồng thời khẳng định sự ủng hộ đối với Trưởng đặc khu Hong Kong Lương Chấn Anh cũng như chính quyền đặc khu hnh chính này./.