SÀI GÒN (NV) - Hàng trăm học sinh tại một trường tiểu học bị nhiễm bệnh có triệu chứng giống nhau phải xin nghỉ học. Thế nhưng, ngành y tế Sài Gòn vẫn chưa biết bệnh “lạ” là gì (?!).
Theo Dân Trí, liên tục trong 4 ngày qua, tại trường tiểu học Nguyễn Khuyến ở phường Ðông Hưng Thuận, quận 12, Sài Gòn đã ghi nhận hàng trăm học sinh xin nghỉ học vì có biểu hiện sốt, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt,...
Bác sĩ đang thăm, khám cho học sinh. (Hình: Dân Trí)
Phúc trình của Trung Tâm Y Tế Dự Phòng quận 12, trong vòng 4 ngày từ ngày 21 đến 24 tháng 10 có tổng cộng 145 học sinh đã nghỉ học.
BS Nguyễn Ðăng Tuyến, phó giám đốc Trung Tâm Y Tế Dự Phòng quận 12, cho biết, chiều ngày 21 tháng 10, trường Nguyễn Khuyến đã báo với Khoa Kiểm Soát Dịch Bệnh của trung tâm có 27 học sinh than mệt, sốt xin nghỉ học giữa giờ và nhà trường đã mời phụ huynh đến để đưa các em đi khám bệnh. Ngay sau đó, trung tâm đã đến trường để ghi nhận và hướng dẫn thực hiện phương pháp khử khuẩn bằng Cloramin.
Ngày 24 tháng 10, đoàn Sở Y Tế Sài Gòn bao gồm Trung Tâm Y Tế Dự Phòng, Phòng Nghiệp Vụ Y, Chi Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm, cùng một số bác sĩ của bệnh viện Nhi Ðồng 1 và bệnh viện Nhiệt Ðới Sài Gòn làm việc với trường Nguyễn Khuyến để đánh giá và tìm nguyên nhân.
Tuy nhiên, sau khi làm việc với nhà trường, Bác Sĩ Nguyễn Trí Dũng, giám đốc Trung Tâm Y Tế Dự Phòng, cho biết: “Cơ quan chức năng đang hướng đến nguyên nhân nghỉ học hàng loạt của học sinh có thể do một loại bệnh truyền nhiễm qua tiếp xúc, nhưng vì diễn tiến lây lan khá chạm nên không phải lây qua đường hô hấp. Do không có triệu chứng gì rõ ràng nên tạm thời kết luận là nhiễm siêu vi và tiếp tục hỏi phụ huynh tình hình khám bệnh của các cháu để theo dõi thêm.”
Ðồng thời, ông Dũng yêu cầu Trung Tâm Y Tế Dự Phòng quận 12 ngay trong chiều 24 và sáng 25 tháng 10 phải có điều tra tình hình dịch tễ ở 145 trẻ, lấy mẫu phân của trẻ để gửi Viện Pasteur Sài Gòn xét nghiệm.
Bà Trịnh Thị Kiều Trang, hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Khuyến cho biết, số học sinh nghỉ như trên là vô cùng bất thường. Bởi trung bình trường chỉ có khoảng 5-11 học sinh vắng mặt trong ngày. Hiện nhiều phụ huynh vẫn chưa cho các em đến trường vì quá lo lắng. (Tr.N)
10-24-2014 1:19:22 PM
Theo Người Việt
Friday, October 24, 2014
Lén lút đem tài sản của dân đi thế chấp
QUẢNG TRỊ (NV) - Làm ăn thua lỗ sau khi cổ phần hóa, một công ty của nhà nước đã lén lút mang đất đai, tài sản của dân đi cầm cố ngân hàng, gây xáo trộn đời sống hàng trăm hộ dân.
Hơn 150 hộ dân nhận khoán đất trồng cà phê ở xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, đứng ngồi không yên, khi hay tin công ty cổ phần nông sản Tân Lâm, trụ sở tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, đang trong tình trạng ngừng hoạt động, nợ ngập đầu đem tài sản của họ đi thế chấp để vay vốn ngân hàng hàng chục tỉ đồng, và hiện chưa có biện pháp tháo gỡ.
Hơn 150 hộ dân nhận khoán đất trồng cà phê lo lắng trước nguy cơ bị ngân hàng phát mãi đất và cây cà phê. (Hình: báo Lao Ðộng)
Trả lời báo Lao Ðộng, ông Phạm Tường Lân, giám đốc công ty này cho biết, công ty đã đồng ý thế chấp tài sản đảm bảo là gần 200 hecta đất vườn ở huyện Hướng Hóa, để lấy hơn 18 tỷ đồng trừ nợ cho ngân hàng Nông Nghiệp huyện Cam Lộ trong số tiền 40 tỷ đồng (đến tháng 10, 2014 còn 23 tỷ đồng chưa trả được).
Ðiều đáng nói là phần đất tại vườn cà phê này thuộc quyền sở hữu của công ty, còn phần cây cà phê trồng trên đất là của hơn 150 hộ nhận khoán đã hợp đồng được sản xuất trước đó. Thế nhưng “do công ty chủ quan, nghĩ rằng vay rồi sẽ trả như những năm trước nên không bàn bạc với người nhận khoán-đồng sở hữu tài sản thế chấp,” ông Lân thừa nhận.
Phần lớn những hộ giao nhận khoán trồng cây cà phê tại huyện Hướng Hóa trước đây là công nhân của nông trường cà phê Tân Lâm. Từ năm 1989, họ bắt đầu nhận khoán đất trồng cà phê cho đến nay, mỗi hộ nhận khoán khoảng 1-2 hecta, đời sống phụ thuộc vào việc canh tác trên mảnh đất này.
Ðiều khiến hơn 150 hộ dân trồng cà phê ở đây đứng ngồi không yên, là năm 2016 sẽ kết thúc hợp đồng chu kỳ 2 nhận khoán đất trồng cà phê. “Nếu hết thời gian hợp đồng, công ty chưa trả được nợ dẫn đến ngân hàng phát mãi tài sản đã thế chấp, thì lúc đó chúng tôi biết lấy gì để sống?”, ông Lê Trung một trong những nạn nhân lo lắng.
Sau khi phát hiện việc công ty Tân Lâm đem một phần tài sản của mình đi thế chấp để vay vốn, những hộ nhận khoán đất trồng cà phê đã gởi đơn kiến nghị đến nhiều cơ quan ở tỉnh Quảng Trị.
Ông Trần Văn Bến, phó chủ tịch Liên Ðoàn Lao Ðộng tỉnh Quảng Trị khẳng định: “Nếu hết thời hạn hợp đồng, ngân hàng phát mãi tài sản, người dân có quyền kiện. Vì theo các điều khoản trong hợp đồng đã ký, nếu người dân không vi phạm các điều khoản, thì phải ký tiếp hợp đồng cho họ.”
Công ty Tân Lâm tiền thân là nông trường quốc doanh Tân Lâm, thành lập vào năm 1974. Từ năm 2014, công ty này chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, người lao động chiếm 25% CP, nhà nước chiếm giữ 75% CP.
Từ năm 2012, công ty thua lỗ hơn 46 tỷ đồng. Ðến năm 2013, lỗ lũy kế là hơn 50 tỷ đồng và hiện đã ngừng hoạt động.
Ðể khắc phục tình trạng nợ nần, giám đốc Lân đưa ra giải pháp: “Công ty còn tài sản khá lớn như nhà xưởng, vườn caosu... Nếu bán sẽ trả được nợ (?!).” (Tr.N)
10-24-2014 1:17:35 PM
Theo Người Việt
Hơn 150 hộ dân nhận khoán đất trồng cà phê ở xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, đứng ngồi không yên, khi hay tin công ty cổ phần nông sản Tân Lâm, trụ sở tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, đang trong tình trạng ngừng hoạt động, nợ ngập đầu đem tài sản của họ đi thế chấp để vay vốn ngân hàng hàng chục tỉ đồng, và hiện chưa có biện pháp tháo gỡ.
Hơn 150 hộ dân nhận khoán đất trồng cà phê lo lắng trước nguy cơ bị ngân hàng phát mãi đất và cây cà phê. (Hình: báo Lao Ðộng)
Trả lời báo Lao Ðộng, ông Phạm Tường Lân, giám đốc công ty này cho biết, công ty đã đồng ý thế chấp tài sản đảm bảo là gần 200 hecta đất vườn ở huyện Hướng Hóa, để lấy hơn 18 tỷ đồng trừ nợ cho ngân hàng Nông Nghiệp huyện Cam Lộ trong số tiền 40 tỷ đồng (đến tháng 10, 2014 còn 23 tỷ đồng chưa trả được).
Ðiều đáng nói là phần đất tại vườn cà phê này thuộc quyền sở hữu của công ty, còn phần cây cà phê trồng trên đất là của hơn 150 hộ nhận khoán đã hợp đồng được sản xuất trước đó. Thế nhưng “do công ty chủ quan, nghĩ rằng vay rồi sẽ trả như những năm trước nên không bàn bạc với người nhận khoán-đồng sở hữu tài sản thế chấp,” ông Lân thừa nhận.
Phần lớn những hộ giao nhận khoán trồng cây cà phê tại huyện Hướng Hóa trước đây là công nhân của nông trường cà phê Tân Lâm. Từ năm 1989, họ bắt đầu nhận khoán đất trồng cà phê cho đến nay, mỗi hộ nhận khoán khoảng 1-2 hecta, đời sống phụ thuộc vào việc canh tác trên mảnh đất này.
Ðiều khiến hơn 150 hộ dân trồng cà phê ở đây đứng ngồi không yên, là năm 2016 sẽ kết thúc hợp đồng chu kỳ 2 nhận khoán đất trồng cà phê. “Nếu hết thời gian hợp đồng, công ty chưa trả được nợ dẫn đến ngân hàng phát mãi tài sản đã thế chấp, thì lúc đó chúng tôi biết lấy gì để sống?”, ông Lê Trung một trong những nạn nhân lo lắng.
Sau khi phát hiện việc công ty Tân Lâm đem một phần tài sản của mình đi thế chấp để vay vốn, những hộ nhận khoán đất trồng cà phê đã gởi đơn kiến nghị đến nhiều cơ quan ở tỉnh Quảng Trị.
Ông Trần Văn Bến, phó chủ tịch Liên Ðoàn Lao Ðộng tỉnh Quảng Trị khẳng định: “Nếu hết thời hạn hợp đồng, ngân hàng phát mãi tài sản, người dân có quyền kiện. Vì theo các điều khoản trong hợp đồng đã ký, nếu người dân không vi phạm các điều khoản, thì phải ký tiếp hợp đồng cho họ.”
Công ty Tân Lâm tiền thân là nông trường quốc doanh Tân Lâm, thành lập vào năm 1974. Từ năm 2014, công ty này chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, người lao động chiếm 25% CP, nhà nước chiếm giữ 75% CP.
Từ năm 2012, công ty thua lỗ hơn 46 tỷ đồng. Ðến năm 2013, lỗ lũy kế là hơn 50 tỷ đồng và hiện đã ngừng hoạt động.
Ðể khắc phục tình trạng nợ nần, giám đốc Lân đưa ra giải pháp: “Công ty còn tài sản khá lớn như nhà xưởng, vườn caosu... Nếu bán sẽ trả được nợ (?!).” (Tr.N)
10-24-2014 1:17:35 PM
Theo Người Việt
Dự án Phi cảng Long Thành chết yểu?
Dự án sân bay Long Thành Photo courtesy of baomoi.co
Nam Nguyên, phóng viên RFA 2014-10-23
Quốc hội Việt Nam sẽ không bỏ phiếu quyết định về chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành trong kỳ họp hiện nay. Nội dung này đã được loại khỏi nghị trình, phải chăng dự án này quá tốn kém trong bối cảnh tình hình kinh tế trì chậm và áp lực nợ công trong tình trạng báo động. Nam Nguyên tìm hiểu vấn đề này.
Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành ở tỉnh Đồng Nai là một dự án trọng điểm quốc gia với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 18 tỷ USD chia làm ba giai đoạn. Để thực hiện dự án này, chủ đầu tư sẽ phải giải tỏa và thu hồi 5.000 ha đất và giai đoạn 1 dự kiến hoàn thành năm 2025 với chi phí 7,8 tỷ USD, lúc đó sân bay Long Thành đạt công suất 25 triệu khách/năm.
Điểm đáng lưu ý là Phi cảng Tân Sơn Nhất TP.HCM được Bộ GTVT cho là đã phục vụ 20 triệu lượt hành khách trong năm 2013 và cũng đang được cải tạo nâng cấp vì tới năm 2017 sẽ quá tải với mức 25 triệu hành khách/năm. Trong khi đó TS Trần Đình Bá, một nhà nghiên cứu về chiến lược hàng không, phát biểu trên báo mạng Kiến Thức lại xác định rằng, thị phần hàng không của Việt Nam hiện nay mới đạt 11 triệu khách/năm.
Đối với dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành thì đây là một dự án cực lớn từ trước đến nay. Hiện nay các cơ quan chức năng nhìn nhận tính cấp thiết và sự cần thiết của nó là phải có.
- PGS-TS Ngô Trí Long
Ngoài ra, giới khoa học cũng cho rằng khả năng tăng lượng hành khách quốc tế đến Việt Nam nhiều đến nỗi phải thực hiện Dự án Long Thành chẳng khác nào đếm cua trong lỗ.
Phó giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế từ Hà Nội nhận định:
“Đối với dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành thì đây là một dự án cực lớn từ trước đến nay. Hiện nay các cơ quan chức năng nhìn nhận tính cấp thiết và sự cần thiết của nó là phải có. Nhưng theo quan điểm của nhiều chuyên gia, học giả cũng như các nhà kinh tế thì thấy trong bối cảnh hiện nay cũng chưa đến mức độ cần phải có một sân bay lớn như vậy và dự án với nguồn lực đầu tư lớn như vậy.
Cho nên trong bối cảnh hiện nay mọi người đều biết là kinh tế vô cùng khó khăn, những thách thức lớn với nền kinh tế vẫn đặt ra trước mắt, đặc biệt là nguồn lực. Với đầu tư như vậy thì sẽ gây ra tổn thất rất lớn và chắc chắn đưa Việt Nam lún sâu vào con đường nợ nần mà không những đời nay trả nợ mà đời sau cũng phải tiếp tục trả nợ. Chính vì những vấn đề khúc mắc như vậy cho nên Quốc hội đã đưa dự án này ra khỏi nghị trường trong kỳ họp này.”
Trước thời điểm có thông tin Quốc hội loại Dự án Phi cảng Long Thành ra khỏi chương trình nghị sự kỳ họp thứ 8, Bộ Giao thông Vận tải cơ quan đề xuất dự án sân bay Long Thành vẫn còn cố gắng trấn an dư luận về khả năng thu hồi vốn của dự án, cũng như việc ngân sách nhà nước chỉ tài trợ một phần dự án, còn lại là vốn vay từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy vậy kể từ 21/10/2014 thì chính Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã phải nhìn nhận là mối lo về nợ công đang dâng cao gây bất lợi cho dự án Phi cảng Quốc tế Long Thành.
Vấn đề nợ công
Nhận định về vấn đề áp lực nợ công đang đè nặng Việt Nam mà đó cũng là lý do để Quốc hội gác lại Dự án sân bay Long Thành, Phó Giáo sự Tiến sĩ Ngô Trí Long phát biểu:
“Thủ tướng luôn luôn báo cáo nợ công ở trong mức độ an toàn, có nghĩa là trong mức độ hiện nay đánh giá mức độ an toàn ở chỗ nào. Thí dụ Châu Âu đánh giá nợ công dưới 60% GDP, bội chi ngân sách dưới 3% là an toàn. Nhưng có điều kiện khác là khả năng trả nợ được hay không. Mặc dầu nợ công hiện nay dưới mức an toàn nhưng tới 2015 sẽ xấp xỉ 65%, tức là tới giới hạn đỏ và khả năng trả nợ của Việt Nam rất hạn chế. Hiện nay nợ công có xu hướng tăng nhanh, hiện nay mỗi người dân Việt Nam phải chịu 900 USD/ đầu người nợ công; với thu nhập quốc dân tương đối bé với ngân sách thâm hụt rất lớn tình hình kinh tế vô cùng khó khăn; nợ công có xu hướng gia tăng, năng suất không có hiệu quả. Cho nên đó chính là những băn khoăn những khó khăn lớn nhất. Vấn đề ở đây không phải là biểu hiện của con số mà khả năng trả nợ cũng như tốc độ nợ có xu hướng tăng quá nhanh. Đây chính là sự lo lắng và cũng là sự bất cập của vấn đề nợ công hiện nay.”
Về vấn đề tổng nợ công của Việt Nam theo số liệu của Bộ Tài chính là không bao gồm nợ của doanh nghiệp nhà nước, hay chính quyền địa phương. PGSTS Ngô Trí Long nhận định:
“Hiện nay về cách tính nợ công của Việt Nam và quốc tế có sự vênh nhau, không khớp với nhau. Điều đó có nghĩa nợ của doanh nghiệp nhà nước, nợ của một số chính quyền địa phương hoặc tổ chức thuộc nhà nước được nhà nước không tính vào đó. Trước quốc tế thực chất hiện nay với khối nợ của doanh nghiệp nhà nước cực kỳ lớn thì trong tình hình như vậy mức nợ công không phải là dưới 65%. Thực tế các chuyên gia, các nhà khoa học không phải tổ chức nước ngoài người ta tính toán nợ công trên 100% tức là trên mức báo động rất nhiều. Với tỷ lệ nợ công so với GDP như vậy đồng thời với những khó khăn thách thức cũng như xu hướng nợ công tăng, khả năng chi trả và việc xử dụng không hiệu qủa thì đây là tình trạng đáng báo động. Chính vì vậy cho nên vấn đề này đang được đặt ra trên bàn nghị sự của Quốc hội trong kỳ họp này.”
Lâu nay người ta tìm mọi cách để có dự án để lấy tiền đầu tư một phần cho công trình để rồi bản chất là họ chia nhau, có những công trình cũ tồn tại mà người ta chưa khai thác hết thế mà người ta vẫn cứ làm cái mới.
- Blogger Phạm Thành
Trong câu chuyện với chúng tôi, nhà báo cũng là blogger Phạm Thành hiện sống và làm việc ở Hà Nội nhìn nhận việc tạm gác dự án sân bay Long Thành theo cách riêng của mình. Ông nói:
“Lâu nay người ta tìm mọi cách để có dự án để lấy tiền đầu tư một phần cho công trình để rồi bản chất là họ chia nhau, có những công trình cũ tồn tại mà người ta chưa khai thác hết thế mà người ta vẫn cứ làm cái mới. Ngay nhà Quốc hội cũng thế thôi, nhà Quốc hội mới hoành tráng như vậy thật nhưng nhà cũ vẫn dùng được, trong điều kiện đất nước còn đang khó khăn lẽ ra nhà quốc hội cũng không nên đập đi rồi xây lại. Như con nhà nghèo ấy mà, đi vay được một ít tiền thì cứ tiêu vung tiêu phí, đến bây giờ đến giai đoạn phải trả nợ mới nhìn lại là lấy tiền đâu để trả nợ. Vì vậy Dự án Long Thành một dự án tốn tiền khá lớn họ phải dừng lại. Bản chất là do áp lực không có tiền chứ không phải là vì họ thấy được các vấn đề đâu.”
Dự án Phi cảng Quốc tế Long Thành đã trải qua một hành trình long đong kéo dài từ 2005 sau khi được Thủ tướng phê duyệt vị trí và qui mô dự án. Gần đây nhất là sự kiện Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Phạm Quý Tiêu phải công khai xin lỗi Chính phủ Nhật Bản. Ông Thứ trưởng đã nói bừa là phía Nhật Bản hứa cho Việt Nam vay 2 tỷ USD để thực hiện Dự án sân bay Long Thành.
Việc Quốc hội quyết định chưa xem xét chủ trương đầu tư trong kỳ họp thứ 8 có thể xem là một tín hiệu tích cực. Nhất là khi dư luận đánh giá nhu cầu cần thiết về việc thiết lập Phi cảng Quốc tế Long Thành là ảo tưởng và dựa trên những số liệu tính toán không xác thực.
Thói quen ăn uống và hệ lụy
Một quán thịt chó tại Hà Nội.RFA
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
RFA-2014-10-22
RFA-2014-10-22
Với người Hà Nội nói riêng và người miền Bắc nói chung, thói quen ăn thịt chó và các loại gia cầm hằng ngày đã thành nếp, có thể nói rằng đây là hai loại thực phẩm được xếp vào diện thượng hạng của người miền Bắc. Đặc biệt, món thịt chó được chế biến thành nhiều món như cầy bảy món, cầy nhựa mận, cầy hấp cơm… Và riêng xứ Bắc, ngoài món phở gà, còn có cả phở ngan, phở vịt xiêm. Tất cả những món ăn này làm nên một nền ẩm thực khá phong phú trên xứ Bắc nhưng đồng thời cũng là nơi dung chứa nhiều mầm bệnh nhất mỗi khi có dịch cúm.
Nguy cơ bệnh do thói quen ăn uống
Một người Hà Nội tên Luân, chia sẻ:
“Các tỉnh phía Bắc thì thói quen thịt chó, nhất là vào những ngày cuối tuần, ngày lạnh thì ăn nhiều. Những ngày như đám cưới, đám giỗ hay hội hè hoặc hội đình làng, đình xóm… họ ăn nhiều. Nhưng họ thường ăn kín một chút, vào những quán rồi gọi, ít phô trương để không phản cảm, chứ ăn thì sức tiêu thụ rất mạnh.”
Theo ông Luân, thói quen ăn thịt chó của người Hà Thành nói riêng và người xứ Bắc nói chung đã nhiễm vào máu, nó giống như cơn nghiện tổ truyền, người ta vui cũng ăn thịt chó, uống rượu nếp hoa vàng, buồn cũng ăn thịt chó uống rượu gạo, thậm chí đám giỗ ông bà, chạp mả, nhà nào làm thịt chó đãi khách là nhà ấy được xếp vào diện sang trọng, thuộc vào hàng trung lưu, thượng lưu.
Họ thường ăn kín một chút, vào những quán rồi gọi, ít phô trương để không phản cảm, chứ ăn thì sức tiêu thụ rất mạnh.
-Anh Luân
Nhưng, gần hơn một chút là các cơ quan nhà nước, hiện tại, không ít các cơ quan mỗi khi tổ chức đại hội hoặc ngày lễ đều làm thịt chó. Có nơi mua chó về giao cho bảo vệ làm thịt, và đáng sợ hơn cả là ông Luân từng chứng kiến một ủy ban xã ở Như Xuân, Thanh Hóa đã làm thịt bốn con chó trong một buổi sáng để tổ chức liên hoan sinh nhật cho ông chủ tịch xã.
Trong lúc thui lông chó bằng lửa rơm, một cán bộ xã đã dùng tờ báo mà trên đó có bài viết kêu gọi đừng ăn thịt chó ở ngay trang đầu để lót, cầm đùi chó cho khỏi nóng tay.
Điều này cho thấy phần đông cán bộ địa phương không những không từ bỏ được thói quen ăn thịt chó mà còn trong trạng thái nghiện thịt chó nặng nề, bỏ mặc mọi lời kêu gọi của xã hội cũng như báo giới để được thỏa mãn cơn nghiện của mình.
Điều này gây nguy hiểm cho cả hai phía, những người bắt trộm chó vẫn không thể bỏ nghề được bởi lượng tiêu thụ thịt chó quá lớn, về phía những người ăn thịt chó, nếu vẫn giữ nguyên thói quen ăn thịt chó mọi nơi mọi lúc như vậy sẽ dẫn đến tình trạng vô cảm về mặt tinh thần và nhiễm bệnh về mặt thể xác. Mọi thứ bệnh tật, suy cho cùng cũng do ăn uống mà ra. Trong khi đó, thịt chó là món có nhiều giun sán, bệnh tật bởi chó ăn nhiều thức ăn tạp, kể cả xác chết động vật.
Và ông Luân đưa ra quan điểm rằng nếu như cán bộ nhà nước vẫn giữ nguyên thói quen ăn thịt chó thì chất lượng phục vụ nhân dân sẽ còn rất tồi tệ. Bởi một cuộc nhậu bao giờ cũng rất tốn kém thời gian và công sức, sau đó lại say xỉn, đầu óc mụ mị, khó có thể tin rằng người cán bộ có thể làm việc tốt một khi thịt chó và rượu vẫn còn ám ảnh họ. Và đặc biệt, với loại cán bộ mê thịt chó, chuyện xử lý và phòng chống nạn bắt trộm chó, cướp chó chỉ là chuyện khôi hài.
Có lẽ chính vì vậy mà Thanh Hóa là địa phương đứng đầu trong vấn đề nhân dân bắt kẻ trộm chó, đánh hội đồng và đốt xe, đốt người.
Ông Luân kết luận, nếu thứ văn hóa ăn thịt chó vẫn còn tràn lan trên xứ Bắc thì đừng bao giờ nói thêm gì về nạn bắt trộm chó cũng như sự đối xử lạnh lùng, dửng dưng và đậm thú tính giữa người với người.
Lượng thịt gia cầm tiêu thụ mạnh ở phía Bắc
Ông Hùng, chủ một cửa hàng chuyên cung cấp thịt gia cầm, nói:
“Với lý do là Hà Nội hoặc các tỉnh phía Bắc thì không còn gì để mời nhau cả, như ăn các loại cá thì mời nhau hết rồi, nên phải tìm món gì đỉnh đỉnh một chút như thịt chó chẳng hạn, món ăn khỏe, món ăn tinh. Trước đây thì ở Nhật Tân trưng bao nhiêu biển, thịt chó nọ, thịt chó kia, to tướng. Giờ cũng thưa rồi, nó chuyển vào những quán nhỏ, nhưng ăn thì không giảm, gặp nhau thì vẫn đi ăn thịt chó. Thấy sức ăn ngày càng tăng. Vì nguồn cung thịt chó cũng nhiều, nhập từ Thái Lan qua, hoặc chó chết, nó tẩm ướp các loại. Bữa nay thì công nghệ rồi, nó bỏ vào lò vi sóng rồi giả vờ quay, nướng các loại. Thứ hai nữa là họ không còn gì để ăn nữa.”
Với lý do là Hà Nội hoặc các tỉnh phía Bắc thì không còn gì để mời nhau cả, như ăn các loại cá thì mời nhau hết rồi, nên phải tìm món gì đỉnh đỉnh một chút như thịt chó chẳng hạn.
-Ông Hùng
Theo ông Hùng, lượng gia cầm tiêu thụ ở Hà Nội hiện tại vẫn không có gì thuyên giảm, đặc biệt là từ lễ 2 tháng 9 đến nay có thêm nhiều lễ hội khác, lượng thịt gia cầm tiêu thụ có xu hướng tăng vọt mặc dù dịch cúm vẫn đang hoành hành ở một số tỉnh miền Bắc. Sở dĩ lượng thịt gia cầm được tiêu thụ nhiều vì các tỉnh miền Bắc vốn có thói quen ăn thịt chó và thịt gia cầm, đây là hai thứ thực phẩm tiêu thụ mạnh nhất từ xưa đến nay ở miền Bắc. Gần đây, có một số gia đình từ bỏ thói quen ăn thịt chó và dùng thịt gia cầm, thịt lợn để thay thế, trong đó, thịt gia cầm được ưu tiên dùng nhiều nhất.
Chỉ có miền Bắc mới có thói quen ăn phở thịt ngan, chỉ riêng đặc điểm này cũng cho thấy thói quen ẩm thực với thịt gia cầm của người xứ Bắc chiếm phần quán quân. Đặc biệt, các món vịt xiêm giả cầy, vịt ta giả cầy như một thứ hàng hóa thay thế nhằm lấp bớt những lổ hổng ký ức về thịt chó trên xứ Bắc. Và một khi các loại gia cầm được tiêu thụ mạnh, không có lý do gì mà người nhà buôn như ông Hùng không mạnh tay đầu tư để lấy lãi.
Hơn nữa, các cơ quan kiểm dịch phải là người chịu trách nhiệm về thị trường thịt gia cầm. Mặc dù nghe các phương tiện thông tin đại chúng loan tin về dịch cúm nhưng cơ quan kiểm dịch chỉ đến cửa hàng của ông nhắc nhở qua loa và nhận phong bì để tiếp tục đi nhắc nhỡ các cửa hàng khác. Với cách làm việc như vậy, ông Hùng không bán thì cũng có nhiều người khác bán, chính vì vậy mà ông tiếp tục bán.
Ông Hùng nói rằng chỉ riêng buổi sáng đi ”nhắc nhở” trong khu vực nhỏ, các cán bộ kiểm dịch kiếm được ít nhất mỗi người cũng được chục cái phong bì, mà mỗi phong bì thấp nhất cũng có 500 ngàn đồng. Như vậy, có thể nói dịch cúm đầu mùa là cơ hội ăn đút lót của cán bộ kiểm dịch, sau đó, khi dịch cúm chuyển sang báo động đỏ, có người bị chết hoặc nằm viện vì nhiễm dịch cúm, người ta mới đồng loạt kiểm dịch chặt chẽ, không cho gia cầm Trung Quốc sang miền Bắc.
Ông Hùng cho biết thêm là hiện tại, lượng gia cầm Trung Quốc nhập sang Việt Nam mỗi ngày chiếm từ 60% đến 70% trong các cửa hàng và quầy bán thịt ở các chợ miền Bắc. Và đây là những loại thịt không rõ chất lượng vì chưa bao giờ qua kiểm dịch. Mùa dịch cúm đã đến nhưng thị trường thực phẩm xứ Bắc vẫn náo loạn, không thể kiểm soát!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Nhà văn hóa thôn mọc lên như nấm lại bị bỏ hoang
Nhà văn hóa xây bằng tiền tỷ nhưng rồi để bỏ không-RFA photo
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
RFA- 2014-10-24
Gần đây, phong trào xây nhà văn hóa cấp thôn ở khắp Việt Nam có thể nói rằng đã phát triển lên tầm mức chiến dịch nhà nước. Đi bất kỳ nơi đâu cũng có thể bắt gặp những nhà văn hóa thôn với tên gọi mỹ miều là Trung tâm văn hóa thôn. Ngay cả những vùng hẻo lánh ở Tây Nam Bộ hoặc những huyện vùng ven Sài Gòn, nơi chỉ có muỗi mòng và những gia đình sống tạm bợ qua ngày đoạn tháng, trung tâm văn hóa thôn hoặc trung tâm văn hóa phường cũng mọc lên chễm chệ dù chẳng để làm gì. Có thể nói là trung tâm văn hóa mọc lên như nấm khắp các tỉnh Việt Nam, mọc lên xong lại bỏ hoang.
Tiền thuế của dân bị lạm dụng
Ông Hiệp, một cán bộ văn hóa về hưu, sống tại quận 2, Sài Gòn, chia sẻ: “Cán bộ huyện muốn xây nhà văn hóa, thường thì không có một quy định nào rõ ràng về tỉ lệ phần trăm. Thường thì nó lên dự trù chi phí, các đơn vị thì ăn thêm mấy đồng cắt thôi, còn chủ yếu là các ông lớn ăn hết.”
Theo ông Hiệp, nếu làm một phép tính về trung tâm văn hóa cấp thôn, cấp xã và phường ở Việt Nam thì kết quả của nó nghe ra khủng khiếp không thể tả. Việt Nam có 64 tỉnh thành, trung bình mỗi tỉnh có 15 huyện, mỗi huyện có 15 xã và mỗi xã có 12 thôn, đó là con số bình quân. Và mỗi thôn có một nhà văn hóa. Kinh phí xây dựng bình quân mỗi nhà văn hóa chừng một tỉ đồng, chưa kể đến đất của dân góp vào. Nếu tính tổng thể, một nhà văn hóa gọi là trung tâm văn hóa thôn nuốt hết 3 tỉ đồng.
Lấy 3 tỉ đồng nhân với 12 thôn, nhân tiếp với 15 xã, sau đó nhân với 15 huyện và nhân với 64 tỉnh thành, kết quả của nó sẽ là 518,400 tỉ đồng. Một con số khổng lồ đối với một đất nước đang trong tình trạng nghèo đói nhan nhản khắp mọi nơi, thất nghiệp và lạm phát vẫn còn treo lơ lửng trên đầu. Thế nhưng những nhà văn hóa thôn mọc lên để làm gì? Câu trả lời sẽ là để sinh hoạt văn hóa nhưng trên thực tế, có hơn 80% các trung tâm văn thôn ở khắp đất nước này chỉ để bỏ hoang, thậm chí có nơi dùng làm chuồng gà, chuồng vịt của các gia đình cán bộ hoặc dùng làm nơi chứa thùng đựng rác.
Thực ra xây dựng nhà văn hóa là họ đang thực hiện chính sách ngu dân, cốt lõi của nó là chính sách ngu dân.
- Ông Hồi, Sài Gòn
Đáng sợ nhất là nhiều thôn xây nhà văn hóa lên đến cả chục tỉ đồng chỉ dùng để vài tháng họp an ninh một lần và chứa nhà đòn tang lễ và thùng chứa rác. Trong khi đó, ở nơi được gọi là trung tâm văn hóa mà lại đặt những thùng rác dơ bẩn bên cạnh nhà đòn tang lễ vốn là nhà để che quan tài người đã khuất. Có lẽ chỉ có văn hóa vô thần, không coi trọng người đã khuất mới có hành xử lạ lùng như vậy.
Nhưng cũng theo ông Hiệp, không cần bàn luận gì nhiều về cái điều gọi là sinh hoạt văn hóa này. Chỉ cần tìm cho ra câu trả lời vì sao người ta lại xây dựng nhà văn hóa tràn lăn khắp mọi ngõ ngách, mọi miền đất nước trong khi dân tình nghèo khổ, nợ công ngập đầu, thất nghiệp khắp nơi, kinh tế đất nước luôn trong tình trạng khủng hoảng? E rằng câu trả lời sẽ là vô phương cứu chữa, nếu nhà nước biết tính toán và vì đời sống của nhân dân thì sẽ không có những bài toán khôi hài giống như bài toán về nhà văn hóa trên đây!
Đó là chưa muốn nhắc đến những trung tâm văn hóa cấp tỉnh tốn hàng ngàn tỉ đồng xây xong rồi lại bỏ hoang ở khắp ba miền đất nước. Nếu làm một phép tính về các khu trung tâm văn hóa cộng đồng cấp tỉnh xây xong lại bỏ hoang này, có số vài trăm ngàn tỉ đồng tiền thuế của nhân dân bị tùng xẻo lại một lần nữa làm nhức nhối lương tri xã hội. Vì tất cả các công trình nhà văn hóa đều do nhà nước xây dựng và kinh phí xây dựng được trích 100% từ ngân sách nhà nước.
Tiền của nhân dân sẽ về đâu?
Ông Hồi, chủ nhiệm hợp tác xã dệt may đã giải thể ở Tân Bình, Sài Gòn, chia sẻ: “Thực ra xây dựng nhà văn hóa là họ đang thực hiện chính sách ngu dân, cốt lõi của nó là chính sách ngu dân. Chẳng qua là nền giáo dục của thời xã hội chủ nghĩa đến cái thời rối loạn, đi vào chỗ không điều khiển theo ý họ được, nên họ mới lập ra mấy cái nhà văn hóa, mấy cái cổng để tuyên truyền. Nó thực hiện lui thực hiện tới chiến dịch đó, có nghĩa là chiến dịch chó nhai giẻ rách, có nghĩa là cái gì không đúng mà cứ nói đi, nói lại, nói hoài thì rồi nó sẽ đúng, không còn cái gì đúng hơn nữa. Cho nên nó làm càng nhiều càng tốt, từ bộ văn hóa, nhà văn hóa, khu phố văn hóa thì đương nhiên là tụi nó bỏ kinh phí ra thôi, nhưng thực ra nhà nước đâu có tiền, là tiền của nhân dân.”
Theo ông Hồi, đất nước mà ông đang sống và từng phục vụ như một công dân mẫu mực có những đặc điểm rất buồn cười, đó là một đất nước đi từ đại nạn này sang đại nạn khác, từ cải cách ruộng đất, đấu tố ở miền Bắc những năm 1947 – 1954 sang tịch thu tài sản nhân dân sung vào công quĩ ở miền Nam những năm 1975 – 1980, và gần đây nhất là tịch thu đất của nhân dân với danh nghĩa qui hoạch khu đô thị, trong đó có cả việc xây dựng trung tâm văn hóa cấp thôn, xã, phường, huyện, tỉnh. Và mỗi công trình gọi là trung tâm văn hóa này nuốt không biết bao nhiêu tiền thuế, mồ hôi, nước mắt của nhân dân!
Cái mà nhân dân nhận được ở các điểm gọi là nhà văn hóa này thường là nỗi bất an nhiều hơn sự bình yên. Bởi vì đa phần các nhà văn hóa bỏ hoang này là điểm hẹn họ, tụ tập của dân xì ke ma túy để chích choác và bàn kế hoạch trộm cắp, cướp giật. Ông Hồi khẳng định nếu không tin lời ông thì thử một đêm đến ngồi ở một nhà văn hóa bỏ hoang nào đó sẽ thấy ngay vấn đề.
Cán bộ huyện muốn xây nhà văn hóa, thường thì không có một quy định nào rõ ràng về tỉ lệ phần trăm. Thường thì nó lên dự trù chi phí, các đơn vị thì ăn thêm mấy đồng cắt thôi, còn chủ yếu là các ông lớn ăn hết.
- Ông Hiệp, Sài Gòn
Về phía nhân dân là chuyện hoang phí và tạo ra môi trường để các nhóm bất hảo hoạt động, về phía cán bộ nhà nước, mỗi công trình, dự án trung tâm văn hóa, khu văn hóa, làng văn hóa… là một cơ hội tham nhũng, móc ngoặc và hối lộ. Từng nhận thầu công trình nhà văn hóa nên ông Hồi thừa biết mức độ chung chi mỗi khi xây dựng. Theo ông Hồi, số tiền ba tỉ đồng cho một nhà văn hóa thôn, thực tế xây dựng không tới 700 triệu đồng, hơn ba phần tư số tiền vào túi các quan và nhà thầu. Chính vì thế các cơ quan địa phương chỉ cần nghe nhà nước phát động phong trào xây nhà văn hóa là thi nhau xây dựng theo kiểu “trăm hoa đua nở”.
Giữa một mảnh đất kinh tế khô cằn, sỏi đá như nền kinh tế Việt Nam, lại có chuyện trăm hoa đua nở, đương nhiên đây là loài hoa không bình thường và điều đó chứng minh tại sao vốn sống trong một đất nước nhiều trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, làng văn hóa thuộc vào diện nhất nhì thế giới nhưng con người ra đường lại thấy bất an và lo sợ đủ thứ chuyện, kể cả chuyện bị ai đó vô tình ném rác hoặc ngồi trên xe bus nhổ nước bọt đụng mình! Đó là câu chuyện văn hóa khác tại Việt Nam hiện tại!
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/deserted-cultural-houses-ttvn-10242014111603.html/10242014-ttvn.mp3/inline.m3u
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/deserted-cultural-houses-ttvn-10242014111603.html/10242014-ttvn.mp3/inline.m3u
Nhà kho hơn 1.000m2 bị thiêu rụi lúc rạng sáng
NSTĐ | Thứ Sáu, 24/10/2014 06:26
Một nhà kho rộng hơn 1.000m2 bị lửa thiêu rụi cùng toàn bộ tài sản khiến cả khu dân cư tháo chạy tán loạn trong đêm. Người dân cho biết, khoảng 0h10 ngày 24/10, bảo vệ Công ty TNHH vận tải Quốc Dũng tại địa chỉ 68/15 đường Ngô Chí Quốc, Khu phố 2, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP.HCM phát hiện khu vực kho hàng bốc cháy nên hô hoán nhau dập lửa.
Đến 4h sáng 24/10, ngọn lửa vẫn cháy âm ỉ bên trong
Nhiều người dân ở xung quanh công ty hốt hoảng di dời đồ đạc ra ngoài, đồng thời dùng bình chữa cháy mini đến hỗ trợ dập lửa nhưng bất thành do phía trong nhà kho chứa nhiều vật liệu dễ cháy. Ngọn lửa nhanh chóng cháy lan bao phủ cả nhà kho.
Tài sản trong kho hàng bị thiêu rụi
Ít phút sau, lực lượng PCCC quận 9, TP.HCM điều cán bộ chiến sĩ cùng 15 xe cứu hỏa đến hiện trường triển khai các phương án chữa cháy. Xe xử lý hoá chất cũng được điều động để dập lửa.
Đến gần 4h sáng cùng ngày, ngọn lửa cơ bản được dập tắt. Tuy nhiên, toàn bộ kho hàng rộng hơn 1.000m2 cùng nhiều tài sản bị thiêu rụi. Chiếc xe ô tô đỗ bên ngoài cũng bị cháy phần đầu.
Nguyên nhân và thiệt hại đang được làm rõ.
Thanh Hương
Bác sĩ cử tuyển – Chuyện chỉ có ở Việt Nam
Sinh viên ngành y hệ cử tuyển năm thứ 4 thực tập tại Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ.Courtesy photo
Chân Như, phóng viên RFA 2014-10-22
Những tuần qua, người dân trong nước và đặc biệt là cộng đồng mạng xôn xao, bức xúc và phẫn nộ về việc bác sĩ cử tuyển. Theo báo Tuổi Trẻ trong nước, những bác sĩ này là những học sinh học lằng nhằng, trượt đại học hoặc chỉ trúng tuyển vào các trường điểm thấp. Tuy nhiên, do tình trạng thiếu hụt nhân sự trong ngành y tại địa phương, họ lại được cử đi học bác sĩ, dược sĩ - những ngành học vốn chỉ dành cho những người rất giỏi. Và đây cũng là đề tài cho diễn đàn bạn trẻ kỳ này cùng với sự tham gia của ba bạn Khanh Nguyễn, Bùi Trung và Thanh Tùng.
Một giải pháp chắp vá
Chân Như: Xin chào các bạn, một trong nhiều các lời bình luận chia sẽ mà phải nói là đáng chú ý đó là “bác sĩ mà học năm thứ 6 vẫn không nắm rõ ruột thừa nằm ở vị trí nào trong ổ bụng” thì làm sao dám giao tính mạng cho họ? Ngay chính một giảng viên tham gia giảng dạy cũng cảm thấy không an tâm về “chất lượng” của việc học và dạy như thế. Nhận xét của các bạn về các bác sĩ cử tuyển này?
Khanh Nguyễn: Thứ nhất bác sĩ tuyển cử này là kết quả của chất lượng việc học và dạy ở Việt Nam không được tốt. Nhưng cũng có thể hiểu rằng một phần cũng do sức ép của xã hội, con người càng lúc càng tập trung vô các đô thị lớn. Trong khi đó, những nơi vùng sâu vùng xa chính phủ chưa quan tâm cho lắm và những bác sĩ thật sự có kinh nghiệm thì họ tập trung vào những đô thị để đáp ứng được sức ép đó. Vì vậy, những học sinh, sinh viên ở các tỉnh lẻ phải chấp nhận làm bác sĩ cử tuyển. Đó chỉ là cho một giải pháp chắp vá để giúp đỡ những người dân vùng sâu vùng xa.
Bác sĩ tuyển cử này là kết quả của chất lượng việc học và dạy ở Việt Nam không được tốt. Nhưng cũng có thể hiểu rằng một phần cũng do sức ép của xã hội.
-Khanh Nguyễn
Thanh Tùng: Vâng thưa anh, nhận xét của em về tình trạng bác sĩ cử tuyển này thì em nói thẳng luôn là không thể chấp nhận được. Bởi vì bác sĩ mà học đến năm thứ sáu mà không biết ruột thừa nó nằm ở bụng dưới phía bên phải của con người thì thật sự không thể chấp nhận được. Và nghề y dược nói chung là những nghề liên quan trực tiếp đến sức khỏe và sinh mạng của con người; Thế nên những nghề này đòi hỏi trình độ phải rất sít sao. Bác sĩ mà không nắm rõ được về cơ thể người thì rất là nguy hiểm. Còn về nguyên nhân thì thật ra có rất nhiều nhưng nói chung là nguyên nhân chủ yếu là do việc dạy và học ở Việt Nam không tốt. Ngay từ khâu tuyển sinh của bên bác sĩ cử tuyển đã không tốt, rồi việc đào tạo cũng không tốt nữa. Do đó dẫn đến việc khi những bác sĩ cử tuyển ra trường phân đi những cơ sở với kiến thức về y khoa của họ không vững vàng. Như thế là rất nguy hiểm.
Bùi Trung: Theo bản thân của em, không chỉ là những bác sĩ cử tuyển mà thậm chí ngay những bác sĩ chính thức ở những thành phố, nhiều lúc cũng có những trường hợp sai sót rất trầm trọng. Chính vì như vậy nên chúng ta có thể thấy được cái bất cập trong ngành tế Việt Nam; Nó rất trầm trọng, không thua gì những ngành khác. Cái quan trọng ở đây chính là bác sĩ là một trong những ngành nghề rất quan trọng trong một xã hội. Họ là những người nắm giữ sinh mạng của những người bệnh. Chính vì như vậy mà tình trạng bác sĩ cử tuyển dấy lên một báo động đáng quan tâm trong xã hội Việt Nam hiện nay trong tình trạng là những thành phố lớn luôn tập trung những người bác sĩ giỏi. Và những vùng sâu, vùng xa lực lượng y tế thiếu hụt từ cơ sở vật chất cho đến những vị bác sĩ tay nghề cao cũng đều khá hiếm. Chính vì như vậy nên em nghĩ đây cũng là một vấn đề rất đáng được quan tâm để xem xét trong xã hội Việt Nam.
Chân Như: Lý do mà bác sĩ cử tuyển được chính sách nhà nước chấp nhận là vì ở các vùng sâu, vùng xa việc thiếu bác sĩ đã đến mức báo động. Theo các bạn, việc làm này có nên được Bộ Y tế chọn là một giải pháp để giải quyết vấn đề?
Khanh Nguyễn: Theo em nghĩ thì dù có tốt hay không thì bộ y tế cũng đã lựa chọn chính sách này làm biện pháp chắp vá rồi vì hiện tượng này thực ra bây giờ nó mới nổi cộm lên nhiều, chứ ngày xưa tình trạng này nó đang trong giai đoạn phát triển lên. Trong một tương lai gần, hiện tượng này nó sẽ trở thành một hiện tượng phổ biến và rất khó để mà nắm bắt được. Và cũng vì thế , thay vì khả năng cứu mạng người ở vùng sâu vùng xa cao lên thì thay vào đó là khả năng những người mà kém may mắn hơn, những người có khả năng chịu hậu quả từ chính sách này có thể sẽ tăng lên trong thời gian tới.
Bùi Trung: Theo em đối với mặt bằng chung Việt Nam hiện nay thì những trường đại học như sinh viên có năng lực cũng như là có chất lượng giảng dạy tốt cũng không phải là thiếu đến nỗi trầm trọng quá. Việc những bác sĩ cử tuyển ở các vùng sâu vùng xa được tuyển chọn vào có lẽ là do một phần những bác sĩ năng lực không muốn đi đến những vùng miền đấy để làm việc cũng như là những cơ sở vật chất cũng như những mối lợi có thể có được từ vùng sâu vùng xa sẽ không bao giờ được nhiều như ở thành phố. Em nghĩ đây không phải là cách giải quyết tốt cho tình hình y tế chung ở Việt Nam hiện nay của bộ y tế.
Thanh Tùng: Vâng thưa anh, theo em nghĩ thì bộ y tế có nhiều phương án khác để có thể giải quyết tình trạng thiếu bác sĩ ở các vùng sâu vùng xa vùng nông thôn. Bởi vì việc thiếu hụt này đầu tiên là do việc Việt Nam, nói chung là thiếu các cơ sở đào tạo về y khoa tốt. Cả khu vực miền Bắc quanh đi quẩn lại chỉ có đại học y Hà Nội, đại học y Thái Nguyên và ngoài ra là các đại học dược nữa thôi, nói chung là thiếu. Người Việt Nam hiện nay là 90.000.000 dân mà tỉ lệ bác sĩ trên đầu người lại thấp. Em nghĩ bộ y tế nên mở rộng thêm các cơ sở đào tạo y tế ở các tỉnh khác với cả đầu tư thêm các hệ thống y tế ở các tuyến vùng huyện thì có thể phần nào giải quyết được vấn đề thiếu bác sĩ này. Ngoài ra việc tăng lương và các phúc lợi cho bác sỹ cũng có khi khuyến khích họ đi những vùng sâu vùng xa hơn.
Lương y có còn như từ mẫu?
Chân Như: Có vẻ như việc đào tạo một người để cứu triệu người đã không còn tồn tại ở VN, mà thay vào đó là đào tạo bác sĩ là để làm kinh tế, kiếm tiền. Ảnh hưởng này lên người dân như thế nào và là một người dân bạn sẽ nói gì về điều này?
Bùi Trung: Theo quan điểm của em thì, việc như anh vừa nói hiện nay nó rất là đáng buồn, nó là một tình trạng hiện hữu không những mặt kinh tế mà những mặt khác như giáo dục, rồi những mặt khác ở Việt Nam nó đều như vậy. Trong một xã hội con người có thể vứt bỏ lương tâm nghề nghiệp để chạy theo đồng tiền nó đang rất khá lớn. Chính vì như vậy nên bản thân em là một người công dân thì em mong muốn có một chế độ cải cách hơn về mặt giáo dục để có thể những người, nhất là những người làm nghề y, nghề giáo viên có thể đặt trách nhiệm công việc nghề nghiệp của mình lên cao hơn lợi nhuận. Khi đó câu “lương y như từ mẫu” nó có thể vẫn sẽ hiện hữu trong xã hội chúng ta hiện nay.
Em mong muốn có một chế độ cải cách hơn về mặt giáo dục để có thể những người, nhất là những người làm nghề y, nghề giáo viên có thể đặt trách nhiệm công việc nghề nghiệp của mình lên cao hơn lợi nhuận.
-Bùi Trung
Khanh Nguyễn: Theo em nghĩ , thì người dân sẽ rất phẫn nộ về chính sách này tại vì chính bộ y tế và những bác sĩ này đặt tính mạng người dân thấp hơn cái đồng tiền mà họ kiếm ra, cho nên người mà hứng chịu hậu quả nặng nề nhất đó là người dân. Họ phải mất công, họ tới bác sĩ họ trả tiền thuốc hoặc họ trả tiền thuế cho nhà nước để mà trả lương cho những bác sĩ này, nhưng mà những người bác sĩ này lại không quan tâm đến công việc của họ là cứu chữa cho người dân mà họ quan tâm nhiều hơn đến việc kiếm tiền. Như vậy là điều không thể chấp nhận được đối với người bác sĩ. Câu “lương y như từ mẫu” bây giờ thực sự không còn đúng. Vả lại, bây giờ như em đã nói cái sức ép kinh tế, sức ép của xã hội lên những người bác sĩ này cũng quá lớn. Do sự thiếu quản lý của nhà nước cho nên thay vì cứu chữa cho người dân thì những bác sĩ này cũng phải nhìn lại cuộc sống của họ và họ cũng bắt buộc phải chạy theo hướng kiếm tiền để họ giảm sức ép cho cuộc sống của họ. Đó là ý kiến của em về cách nhìn của người dân về những bác sĩ này.
Thanh Tùng: Vâng thưa anh, ảnh hưởng của việc bác sĩ cử tuyển với trình độ kém như thế này lên người người dân như thế nào thì rõ ràng là Việt Nam gần đây đã xảy ra những vụ chết người và đã có những vụ các y bác sĩ không nhiệt tình cứu chữa người bệnh bởi vì không có tiền hoa hồng. Với tư cách một người dân thì đương nhiên em thấy điều này không thể chấp nhận được. Bởi vì nghề này là nghề đòi hỏi có tư cách đạo đức rất cao, bởi vì là chữa cho tính mạng con người chứ không phải là đơn giản. Theo em nghĩ, rõ ràng bây giờ nhà nước cần phải xem lại việc đãi ngộ các y bác sĩ và đào tạo y bác sĩ để họ có thể sống được với đồng lương của mình chứ không đến nước phải tìm mọi cách để kiếm tiền từ bệnh nhân như vậy. Em nghĩ như thế tình trạng đạo đức của ngành y sẽ được cải thiện hơn.
Giải pháp
Chân Như: Và sau cùng các bạn nghĩ Bộ Y tế nên có những thay đổi như thế nào để đáp ứng đúng với chức năng của ngành?
Thanh Tùng: Vâng thưa anh, em nghĩ là bộ y tế nên có những thay đổi đầu tiên là về việc tăng cường siết chặt việc đào tạo y bác sĩ và đặc biệt là siết chặt tình trạng đào tạo bác sĩ cử tuyển. Đồng thời, tăng cường xây dựng các hệ thống cơ sở y tế ở các vùng sâu vùng xa để những vùng ấy bớt tình trạng thiếu y bác sĩ và đồng thời tăng những phúc lợi của bác sĩ để họ bớt lo gánh nặng cuộc sống hơn.
Bùi Trung: Theo quan điểm cá nhân của em, em cũng cùng ý kiến với bạn Tùng nhưng thêm vào đó em luôn coi trọng việc giáo dục ý thức con người. Chính như vậy nên em nghĩ ngoài những việc đầu tư cho cơ sở vật chất ở các vùng sâu vùng xa cũng như là cải thiện về phúc lợi và tiền lương cho bác sĩ. Ngoài những việc đó, bộ y tế cũng phải kết hợp với bộ giáo dục để siết chặt đầu vào cũng như là đầu ra của các sinh viên các trường đại học y dược; Và bên cạnh đấy thì phải giáo dục ý thức để một người ngay từ sinh viên đại học, là những người bác sĩ tương lai sẽ nắm trong tay sinh mạng của các bệnh nhân, để họ sẽ hiểu được đạo đức nghề nghiệp của họ quan trọng hơn tất cả mọi sự thứ tiền bạc hay những thứ kinh tế phù du nào khác. Chỉ có như vậy thì họ mới có thể đặt trách nhiệm nghề nghiệp, đặt tính mạng bệnh nhân cũng như sức khỏe bệnh nhân lên hàng đầu; Khi đấy thì em nghĩ những tình trạng còn lại như khó khăn về cơ sở vật chất sẽ có thể dần dần cải thiện. Nhưng quan trọng nhất vẫn là ý thức của người bác sĩ, người nắm giữ sinh mạng của bệnh nhân mới là quan trọng.
Khanh Nguyễn: Nếu có những giải pháp để thay đổi tình hình hiện nay thì theo em, có ba giải pháp. Thứ nhất, như hai anh nói là về đạo đức của người bác sĩ cái đó rất là quan trọng. Cho dù có ngành nghề nào thì đạo đức vẫn là phẩm chất mà mỗi người cần có. Tuy nhiên, đối với các bác sĩ thì đạo đức đó phải cao hơn một tí vì họ là người nắm giữ sinh mạng của người bệnh; vì chỉ có họ mới có thể giúp đỡ người bệnh thoát khỏi cơn nguy kịch.
Thứ hai, thay đổi về chính sách giáo dục và đào tạo cũng như phải tăng cường sự quản lý của nhà nước; Tức là nhà nước phải phân bổ lượng y bác sĩ, tạo sự cân bằng ở mọi vùng miền trong cả nước từ vùng sâu vùng xa cho đến đô thị để người dân khi họ cần đến người bác sỹ thì họ có thể nhanh chóng được cứu chữa được bệnh của chính họ.
Và thứ ba, chính sách bác sĩ cử tuyển này cũng có thể là một tiềm năng trong tương lai, nếu có những yêu cầu nhất định đặt ra cho những bác sĩ cử tuyển. Chẳng hạn như họ cần phải học thêm về ngành mà họ đang theo đuổi, họ cần thêm thời gian và họ cần sự đào tạo của các trường đại học nhiều hơn để trong tương lai sẽ có thêm nhiều bác sĩ y sĩ có thể giúp đỡ ở vùng sâu vùng xa. Dần dần họ có thêm kinh nghiệm để họ cứu giúp người bệnh. Đó là ý kiến của em về các giải pháp.
Chân Như: Xin cám ơn ba bạn Khanh Nguyễn, Bùi Trung và Thanh Tùng đã dành thời gian đến với diễn đàn bạn trẻ kỳ này. Chân Như cũng cám ơn phần theo dõi của quý độc giả, hẹn gặp lại tuần sau cũng trong chương trình này.
Chân Như cũng hy vọng các bạn trẻ cũng sẽ tham gia vào hội luận để hầu nêu lên chính kiến của mình, đó là quyền bày tỏ mà mỗi con người trên trái đất này đều phải có.
Đừng bỏ cuộc bạn ơi !
Kính Hòa, phóng viên RFA 2014-10-23
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải được đón chào tại sân bay Los Angeles hôm 21/10/2014. AFP photo
"Blogger Điếu Cày được trả tự do." Câu nói lan nhanh như ánh sáng trên tất các trang blog tiếng Việt suốt cả hai bán cầu trong ngày 21/10/2014.
Lưu Vong
Anh Nguyễn Văn Hải hay còn được gọi là blogger Điếu Cày là một trong những người tù chính trị nhận lãnh những bản án nặng nề nhất, và anh cũng là người được nhiều người quan tâm nhất trong suốt thời gian anh chịu án. Thậm chí sự quan tâm đó, trong không khí truyền thông kín kẽ do nhà nước Việt Nam chi phối, đã từng biến thành một tin đồn thất thiệt là anh bị mất tay trong nhà giam.
Sự tự do của anh cũng đặc biệt vì nó chào đón anh bên kia bờ đại dương sau hơn chục giờ đồng hồ đi thẳng từ trại giam sang phi trường quốc tế Los Angeles.
Khắp các trang blog cá nhân và Facebook, cộng đồng mạng vui mừng chào đón sự tự do của anh. Hàng trăm đồng bào với nhiều chính kiến khác nhau đón chào anh tại phi trường, mà trong số họ có không ít người từng đứng ở phía đối nghịch với một đội quân mà anh từng là người lính.
Ngay sau tâm trạng phấn khích đó, các blogger nghĩ ngay tới cái nguyên do mà người ta trả tự do cho anh, đó là nghi vấn cho rằng nhà cầm quyền Hà Nội dùng sự tự do của anh để đổi chác với phía Hoa Kỳ, nước luôn gây áp lực lên họ về những vấn đề nhân quyền.
Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc viết:
Nghe tin Điếu Cày Nguyễn Văn Hải được trả tự do và được sang Mỹ, tôi thấy mừng cho anh và cho gia đình anh, nhưng lại thấy buồn cho người dân Việt Nam cứ bị chính quyền xem như những con tin để cò kè ngã giá với quốc tế, đặc biệt với Mỹ. Việc bắt và thả người theo tinh thần con tin như vậy chỉ chứng tỏ một điều: khinh rẻ nhân dân.
Lời chỉ trích của giáo sư Nguyễn Hưng Quốc là một lời chỉ trích nhẹ nhàng nhất, vì có lẽ khó có ai chịu đựng được một sự đổi chác chính trị trên sự tự do của chính công dân của mình.
Blogger Lưu Gia Lạc viết:
Tôi nghẹn lại không nói được khi nhìn đôi dép tổ ong anh Điếu Cày đang đi, ta có cảm giác rằng phía chính phủ Việt Nam đang trục xuất rất vội vã một công dân không phải của Việt Nam ra khỏi biên giới, ta tưởng như người bị trục xuất - anh Điếu Cày không phải là người Việt Nam mà là người của quốc gia khác đã đến VN và phạm tội đặc biệt nguy hiểm tại VN.
Thật không thể ai có thể làm mất thể diện quốc gia hơn được nữa qua cách hành xử như đã tận mắt chứng kiến. Dù rằng hình ảnh VN đã quá xấu trong con mắt cộng đồng thế giới nhưng tôi nghĩ không ai còn có thể làm xấu hơn được nữa qua những gì đã biết, đã thấy ngày hôm nay, đó là việc nhanh chóng, vội vàng, lén lút hèn mạt đẩy anh Điếu Cày ra khỏi lãnh thổ - quê hương của chính anh, tổ quốc của chính anh mà anh đã cống hiến hết mình.
Tôi nghẹn lại không nói được khi nhìn đôi dép tổ ong anh Điếu Cày đang đi, ta có cảm giác rằng phía chính phủ Việt Nam đang trục xuất rất vội vã một công dân không phải của Việt Nam ra khỏi biên giới...
- Blogger Lưu Gia Lạc
Và facebooker Câu Bay kết luận:
Cộng sản có hai loại "hàng hóa" bán khá chạy cho khách nước ngoài. Một cho hạng bình dân là phụ nữ. Hai cho giới chính khách là tù nhân. Đó là niềm đau khổ tột cùng, là nỗi nhục lớn nhất của dân Việt do cộng sản mang lại
Những lớp người mà Câu Bay đề cập đến đã và đang hình thành một cộng đồng người Việt mới ngoài lãnh thổ Việt Nam, những phụ nữ lấy chồng Hàn quốc và Đài Loan, những người tù chính trị ở phương Tây, tiếp nối sự lưu vong của dân tộc Việt bắt đầu cách đây gần 40 năm.
Và trớ trêu thay đôi dép tổ ong quê mùa mà anh Điếu Cày mang khi bước xuống sân bay phồn hoa Los Angeles lại làm nhiều blogger liên tưởng đến đôi dép cao su vốn thường được đưa ra làm vật chứng cho sự giản dị của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Ông Hồ Chí Minh, nhà chính trị nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại, đã để lại một di sản chính trị trong đó có số phận anh Điếu Cày cùng với những người lưu vong.
Cám Dỗ hay Tàn lụi?
Blogger Khôi Nguyên viết:
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, Nhà Văn Trần Khải Thanh Thuỷ ,Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ hiện nay những người này đang ở đâu và làm gì, tất cả đều lên trước cộng đồng người Việt Hải Ngoại phát biểu được một đôi lần, rồi cũng chìm xuồng mất dạng thôi, đó là một trong những lý do chính cộng sản rất muốn các tù nhân lương tâm chọn điều kiện cư trú nước ngoài. Họ không sợ khả năng đấu tranh của người tù đó nhưng họ sợ đàn áp một người tù đã có tiếng vang trên thế giới. Điều này sẽ làm cho thế giới đổ xô vào chú ý gây bất lợi cho quá trình hợp thương kinh tế vì các nước tư bản phương Tây luôn đưa ra điều kiện nhân quyền trong các viện trợ, hợp tác giao kèo kinh tế ,đây là điểm cộng sản rất sợ khi giữ các tù nhân lương tâm , kể cả việc họ đang ở trong tù hay ngoài tù.
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, người ra đi trong một hoàn cảnh tương tự anh Điếu Cày xác nhận điều mà Khôi Nguyên viết. Ông nói với chúng tôi:
Mình tôn trọng cái quyết định cá nhân. Nhưng tôi nghĩ rằng những người như anh Điếu Cày và một số anh em khác xuất thân từ chế độ mà đấu tranh thì ở trong nước bao giờ cũng hiệu quả hơn, theo tôi nghĩ. Tiếng nói từ trong lòng chế độ, từ những người sinh ra và lớn lên trong lòng chế độ mà phản đối chế độ thì tiếng nói đó bao giờ cũng mạnh mẽ và có hiệu quả ở trong hơn là ở ngoài.
Cùng một đường, cùng một lý tưởng thì tùy chỗ đứng, môi trường hoạt động của mỗi người vẫn có thể đóng góp cho một Việt Nam trong ương lai, trong thế giới hội nhập.
- Bác sĩ Nguyễn Đan Quế
Không như những năm sau 1975, người cộng sản tìm mọi cách giữ những người bất đồng chính kiến với họ ở trong nước để “cải tạo” họ. Nay dường như họ đang có một chính sách mới, có thể là ít bị chỉ trích hơn so với các trại cải tạo khắc nghiệt nơi sơn lam chướng khí của họ. Đó là cho phép tất cả những người này ra khỏi Việt Nam.
Ngay sau khi anh Nguyễn Văn Hải đáp xuống sân bay Los Angeles, blogger Cánh Cò viết bài Tự do trong lưu đày, trong đó blogger này lo lắng về khả năng lụi tàn tinh thần cách mạng của anh nơi hải ngoại, mà một trong những lý do quan trọng là sự Cám dỗ.
Thế giới tự do không phải là nhà giam mặc dù nó dẫy đầy thử thách. Đối với Điếu Cày, thử thách không phải là chuyện lớn mà điều anh sắp gặp là những cám dỗ rất đời thường. Những cám dỗ ấy đã từng quật ngã hàng trăm người tranh đấu. Những thanh kiếm vô hình nhưng có khả năng đâm thủng những chiếc áo giáp tự tin kiên cố nhất. Thanh kiếm ấy bén ngọt hơn nếu có sự tiếp tay mài giũa của người cộng sản đang hoạt động ở hải ngoại.
Cám dỗ có thể đến bằng sự tung hô, thần tượng hóa thậm chí là chiếc ghế ảo tưởng mà hải ngoại đã quen thuộc.
Cám dỗ có thể đến từ những buổi nói chuyện được trả tiền, từ đó dẫn theo những nguồn lợi khác cũng bằng tiền. Những đồng đô la tạo nên quyền lực và cũng tiêu diệt dần mòn ý chí, tư duy của bất cứ người nào không kinh nghiệm trong môi trường chính trị đầy bất trắc nơi hải ngoại. Bất trắc và hấp dẫn vì nó thở hơi thở dân chủ, cái mà Điếu Cày và nhiều người khác như anh ao ước được thở, được nhìn thấy.
Nhìn về trong nước, nỗi lo tàn lụi ấy cũng là dòng suy nghĩ của Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, khi bà nhìn thấy sự bế tắc của phòng trào dân chủ hiện nay của Việt Nam. Bà cho rằng nhà nước Việt Nam hiện nay đang thành công trong việc vô hiệu hóa phòng trào dân chủ. Nguyên nhân nằm ở chỗ những người cất lên tiếng nói dân chủ ở Việt Nam vốn trưởng thành trong một môi trường do đảng cộng sản tạo ra, vô tình họ đã hành xử theo kiểu phong trào trong một tư duy như những người cộng sản. Bà cảnh báo:
Những người tiến hành các hoạt động dân chủ, nếu không ý thức được rằng trên thực tế các hoạt động của mình đã bị làm cho vô hiệu, sự đối lập của mình đã bị biến thành đối lập cuội do tình trạng vô hiệu triền miên, thì sẽ dễ dàng có cảm giác tự hài lòng, tự cho là mình đã làm được việc nọ việc kia, nói được điều nọ điều kia... Nhưng lại không biết rằng, trên thực tế họ có thể đang ở vào tình trạng « đối lập cuội ».
Còn nhà báo Đoan Trang thì cho rằng những vụ trả tự do cho tù chính trị hiện nay đã làm cho những nhà hoạt động dân chủ cảm thấy mình thành công, và thế là quên đi những mục tiêu đích thực của phong trào dân chủ là cải cách chính trị và xã hội. Cô viết tiếp về việc tại sao đa số người Việt Nam hiện nay dường như không được thu hút bởi những giá trị dân chủ nhân quyền luôn được các tranh đấu nêu cao:
Tự do, dân chủ, nhân quyền là các khái niệm đẹp đẽ, nhưng cũng chính là cái bẫy chết người mà các học giả, các nhà đấu tranh trong nước và hải ngoại rất dễ rơi vào: Đa số người dân không hiểu chúng là cái gì, mà những nhà hoạt động thì lại đang đấu tranh cho những thứ rất “chung chung”, “mơ hồ” đó. Và đi đến tận cùng con đường tranh đấu, nhà hoạt động bị bỏ tù, trở thành tù nhân lương tâm, trong khi dân chúng đa số không hiểu vì sao họ phải quan tâm đến một cá nhân đã bị cầm tù vì một sự nghiệp không liên quan gì đến họ.
Đừng bỏ cuộc
Tuy nhiên tất cả không chỉ là thất vọng. Giáo sư Đoàn Viết Hoạt cho rằng người đã có một danh tiếng quốc tế như anh Điếu Cày sẽ rất đắc dụng trong việc vận động quốc tế cho phong trào dân chủ tại Việt Nam.
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, nhà bất đồng chính kiến kiên quyết không rời bỏ Việt Nam nói rằng:
Tôi cho họ đổi địa bàn hoạt động từ trong nước, nay hoạt động ở bên ngoài. Cùng một đường, cùng một lý tưởng thì tùy chỗ đứng, môi trường hoạt động của mỗi người vẫn có thể đóng góp cho một Việt Nam trong tương lai, trong thế giới hội nhập.
Nhà văn Trần Trung Đạo thì viết rằng:
Từ lâu Việt Nam đã hình thành hai khối, Việt Nam CS và Việt Nam Tự Do. Đảng không đẩy anh qua Mỹ mà đã đẩy anh về phía Việt Nam Tự Do đang có mặt ở khắp bốn phương trời kể cả tại Việt Nam. Thả một con chim như Điếu Cày bay vào bầu trời tự do, con chim đó sẽ không biền biệt cuối chân mây nhưng một ngày sẽ bay về ngậm theo những hạt lúa mới. Hạt lúa dân chủ, khai phóng, nhân bản và tình người.
Đây cũng là lời phát biểu của anh Điếu Cày tại phi trường Los Angeles rằng anh sang Hoa Kỳ là tiếp tục cuộc đấu tranh cho mọi người Việt Nam, cho một tương lai tươi sáng hơn của quê hương Việt Nam.
Để kết thúc bài điểm blog hôm nay xin mượn lời nhạc sĩ Peter Gabriel, đồng thời cũng là một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng, trong bài hát của ông mang tên Đừng bỏ cuộc. Lời được trích đoạn như sau:
Chúng ta cùng lớn lên trên mảnh đất đầy tự hào
Chúng ta được dạy để chiến đấu và chiến thắng
Chúng ta không được dạy để thua cuộc
Bạn có thể thay tên đổi họ, nhưng không ai muốn nhìn bạn khi bạn thất bại
Đừng bỏ cuộc
Đừng bỏ cuộc bạn ơi!
Chính phủ Campuchia cáo buộc Việt Nam chiếm đất
Nhân sĩ trí thức, nhà sư Campuchia biểu tình đòi Việt Nam tôn trọng thỏa thuận Hiệp ước bổ sung nhân kỷ niệm Hiệp ước hòa bình Paris ngày 23/10/201
Quốc Việt, thông tín viên RFA, Campuchia 2014-10-24
Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã tố Việt Nam vi phạm Hiệp ước Bổ sung năm 2005 về hoạch định biên giới giữa Campuchia và Việt Nam.
Lần đầu tiên chính phủ lên tiếng
Có thể nói rằng lần đầu tiên chính phủ của Thủ tướng Hun Sen lên tiếng phản ứng Ủy ban Biên giới Việt Nam vi phạm chủ quyền quốc gia bằng các hoạt động sửa và làm đường dài khoảng 17km tại khu vực Đắc Đam thuộc địa phận huyện O Raing, tỉnh Mondulkiri của Campuchia giáp huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, Việt Nam.
Ông Var Kimhong, Bộ trưởng cao cấp, Cơ quan quyền lực phụ trách vấn đề biên giới, Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc biên giới đất liền Campuchia – Việt Nam cho RFA biết rằng chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã vi phạm thỏa thuận Hiệp ước Bổ sung năm 2005.
Theo ông, Hiệp ước Bổ sung khẳng định chính phủ hai nước sẽ tiếp tục thảo luận, điều chỉnh đường biên giới trên sông suối biên giới ở khu vực Bu Prăng thuộc địa phận Tuy Đức không để vấn đề này cản trở tiến trình phân giới cắm mốc. Nhưng lúc Ủy ban biên giới hỗn hợp Campuchia – Việt Nam chưa đạt được sự thống nhất, phía Việt Nam đã ngang nhiên làm đường tại khu vực nói trên.
Ông Var Kimhong nói rằng phía Việt Nam làm đường tại khu vực ‘chưa có sự thống nhất’ không được sự đồng thuận từ phía Campuchia. Ông nói chính phủ xứ chùa Tháp coi đó là hành động xâm phạm chủ quyền và vi phạm Hiệp ước Bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa Campuchia và Việt Nam được ký vào năm 1985.
Ông Var Kimhong cho biết thêm: “Sau khi nhận được thông tin trên, chúng tôi đã khiếu nại hàng chục lần thông qua Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh. Chính bản thân tôi đã từng làm việc với người đồng cấp Việt Nam, và Thủ tướng Hun Sen cũng từng nêu vấn đề này. Chúng ta chưa có sự thống nhất tại khu vực suối Đắc Đam – Đắc Huốt. Do đó, Campuchia và Việt Nam phải giữ nguyên khu vực trên nhưng đến nay Việt Nam vẫn tiếp tục làm đường.”
Tỉnh Đắk Nông, Việt Nam gồm 4 huyện là Tuy Đức, Đắk Song, Đắk Mil và Cư Jút có đường biên giới dài khoảng 130km giáp với tỉnh Mondulkiri của Campuchia. Hiện, hai nước đang có tranh chấp tại khu vực Đắc Đam – Đắc Huốt (Bu Prăng) do hai quốc gia đã căn cứ vào tài liệu và bản đồ khác nhau.
Phía Việt Nam khẳng định biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia chạy theo hướng Tây tới suối Đắc Đam thuộc địa phận huyện Tuy Đức nhưng phía Campuchia cho rằng suối Đắc Đam thuộc địa phận huyện O Raing của Campuchia.
Còn Campuchia lại khẳng định biên giới trên đất liền của họ kéo dài tới suối Đắc Huốt thuộc địa phận O Raing nhưng bị Việt Nam từ chối. Vì Việt Nam cho rằng đó là địa phận thuộc huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.
Xung đột thầm lặng giữa Ủy ban Biên giới Campuchia – Việt Nam dường như khó giải quyết đến nỗi Ủy ban Biên giới Campuchia tiết lộ tin này đến báo chí địa phương và lên án mạnh mẽ Việt Nam cố tình chiếm đất ở khu vực biên giới giáp tỉnh Đắk Nông; không tôn trọng thỏa thuận ký kết trong Hiệp ước Bổ sung năm 2005 và thỏa thuận năm 1997.
Nhân sĩ trí thức xuống đường
Cùng lúc chính phủ lên tiếng, khoảng 600 nhân sĩ trí thức, sư sãi Khmer Krom, các tổ chức nhân quyền và Hội đồng giám sát biên giới đã xuống đường biểu tình ngày 23/10 tại thủ đô Phnom Penh nhằm kêu gọi 19 nước tham gia ký kết Hiệp định hòa bình Campuchia (Hiệp định Paris) can thiệp và gây sức ép lên Việt Nam.
Nhà sư Lay Lath, Tổng thư ký Hiệp hội Sư sãi Khmer Kampuchia Krom, một trong những người dẫn đầu đoàn biểu tình chia sẻ với chúng tôi: “Chúng tôi biểu tình nhằm kêu gọi Việt nam tôn trọng Hiệp ước Bổ sung, công nhận các hoạt động cắm mốc biên giới Việt Nam – Campuchia. Tôn trọng lãnh thổ giữa Việt Nam và Campuchia; không xâm phạm giữa hai nước.
Việc phía Việt Nam làm đường nhựa mới đây, chúng tôi cảm thấy lo ngại vì Việt Nam đã không tôn trọng Hiệp ước mà Việt Nam đã ký kết với Campuchia do Thủ tướng Việt Nam đã ký kết với Thủ tướng Hun Sen. Chúng tôi là dân Campuchia yêu cầu Việt Nam tôn trọng những Hiệp ước mà Hun Sen và Việt Nam đã ký kết.”
Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Việt Nam từ chối trả lời chúng tôi liên quan vụ việc này dù trước đó nhân viên của ông yêu cầu chúng tôi gửi câu hỏi theo email.
Trong khi đó, ông Nguyễn Bốn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết phía Việt Nam chỉ làm đường đổ cấp phối trên lãnh thổ Việt Nam. Ông Bốn cho biết: “Mình chưa làm gì, tức là mình chỉ làm đúng Hiệp định biên giới hai bên thôi. Khu vực 52km vẫn tranh chấp mình chưa cắm mốc ở đó. Còn cái cầu Đắc Đam bây giờ nó hư rồi. Vì cầu đó liên quan tới biên giới hai nước nên chúng tôi muốn làm để nhân dân hai bên đi lại. Mình giao cho Sở nội vụ xin ý kiến của tỉnh Mondulkiri của Campuchia. Nếu họ đồng ý thì mình sẽ sửa cầu Đắc Đam cho nhân dân đi lại.
Còn Campuchia nói suối Đắc Đam của ai là chuyện của chính phủ hai nước. Suối Đắc Đam, trước đó có 52km, bây giờ là 49km. Giữa mình và Campuchia chưa thống nhất cắm mốc ở đó. Còn sửa đường thì mình sửa lâu rồi. Bây giờ mình chỉ cần xin họ thống nhất để mình làm cầu Đắc Đam để nhân dân hai bên đi lại. Nếu họ đồng ý thì mình làm. Mà đất đó là đất của Việt Nam mình thôi. Đất ông bà Việt Nam mình thời xưa để lại. Dân mình ở đó lâu đời rồi.”
Theo nội dung của Hiệp ước giữa Campuchia và Việt Nam bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985, do Thủ tướng Hun Sen và Thủ tướng Phan Văn Khải ký ngày 10/10/2005 tại Hà Nội, đối với khu vực Bu Prăng, phía Việt Nam khẳng đinh là của Việt Nam nhưng nhằm không để vấn đề này cản trở tiến trình phân giới cắm mốc, Việt Nam đã đồng ý ghi vào Hiệp ước bổ sung là ‘hai bên tiếp tục thảo luận’ vấn đề này.
Đồng thời hai bên thống nhất điều chỉnh đường biên giới trên sông suối biên giới theo nguyên tắc luật pháp và thực tiễn quốc tế, áp dụng nguyên tắc trung tuyến dòng chảy.
Việc cáo buộc Việt Nam lấn cột mốc vào lãnh thổ Campuchia không gì lạ so với các đảng đối lập và nhà quan sát xứ này tuy nhiên lần này không phải là nhà quan sát biên giới hay phe đối lập cáo buộc
Nhà nghiên cứu quan sát chính trị Campuchia lâu năm, tiến sĩ Lao Monghay cho rằng chính phủ Campuchia cần tìm sự can thiệp từ bên ngoài, chẳng hạn các nước tham gia ký kết Hiệp định hòa bình Campuchia (Hiệp định Paris), các nước ASEAN hoặc tòa án công lý quốc tế vì trước đó Việt Nam cũng từng nghiên cứu để tiến hành các thủ tục pháp lý khởi kiện Trung Quốc ra Tòa quốc tế.
Tiến sĩ Lao Monghay: “Quốc hội Campuchia đã thừa nhận Việt Nam đang làm đường vào sâu trong lãnh thổ Campuchia do đó chính phủ cần lấy Hiệp định Paris làm cơ sở. Chính phủ nên thông báo vấn đề này đến các quốc gia ký kết Hiệp định Paris vì đây là Hiệp định hòa bình, đảm bảo chủ quyền.
Ngoài ra, Bộ Ngoại giao cần gửi thư khiếu nại về hành động này tới Bộ Ngoại giao Việt Nam, hoặc kiện ra Tòa trọng tài quốc tế. Nếu chúng ta không làm như vậy thì Việt Nam tiếp tục không quan tâm đến kết quả đàm phán song phương và không tôn trọng thỏa thuận giữa hai nước.”
Tuy nhiên, ông Var Kimhong, Bộ trưởng cao cấp, Cơ quan quyền lực phụ trách vấn đề biên giới Campuchia cho biết chính phủ xứ chùa Tháp không kiện ra cơ quan quốc tế nào vì Việt Nam vẫn tiếp tục thảo luận.
Ông Var Kimhong nhấn mạnh vấn đề ở chỗ các cuộc thảo luận vừa qua sau khi Campuchia tìm thấy Việt Nam cắm cột mốc biên giới vào trong lãnh thổ Campuchia, phía Campuchia yêu cầu chấm dứt nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục công tác cắm mốc.
Được biết, Việt Nam và Campuchia có đường biên giới chung trên đất liền dài 1270km. Đến nay hai quốc gia Việt Nam và Campuchia hoàn tất khoảng 80% công việc cắm mốc. Việt Nam sẽ đẩy mạnh tiến độ cắm mốc biên giới với Campuchia và dự kiến sẽ hoàn tất công việc này vào năm 2015.
Nghịch lý nhân sự (I)
Đánh giá về năng lực của đảng viên, đặc biệt là của các đảng viên đứng ở cương vị quản lý các cấp, hiện nay có hai luồng ý kiến khác nhau, khác đến mức đối lập nhau. Không cần phải so sánh các tin tức trên hai luồng báo chí đối lập (lề phải/lề trái) để có nhận xét này. Chỉ cần đọc báo chính thống cũng thấy được sự mâu thuẫn trong đánh giá về năng lực lãnh đạo và quản lý của hệ thống cán bộ.
Một mặt, bản thân các đảng viên tự coi mình là những người xuất sắc. Họ tự coi mình là « những người con ưu tú của dân tộc », đưa dân tộc « đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác » ; điều này được ghi trong hầu như các sách của nhà nước khi đánh giá về vai trò của đảng, và được ghi trên các khẩu hiệu chăng đầy các đường phố mỗi dịp lễ lạt, kể cả không lễ lạt.
Mặt khác, không ít người nhìn các đảng viên như là các tội phạm lịch sử đã đẩy dân tộc vào những thảm cảnh : nghèo đói, lạc hậu, giáo dục băng hoại, văn hóa suy đồi, tài nguyên kiệt quệ, đất nước lệ thuộc vào Trung Quốc. Nghĩa là xét về năng lực lãnh đạo và quản lý họ là những người rất kém cỏi. Kém cỏi thì mới để xảy ra tình trạng như vậy.
Tại sao cùng một đối tượng mà lại nhận được những đánh giá trái ngược đến như vậy ?
Ai trả lời được câu hỏi này ?
Khi bắt đầu viết blog này tôi đã tự nhủ mình rằng đây sẽ là không gian của các câu hỏi, rằng tôi sẽ đảm nhận cái vai trò của người đặt câu hỏi. Và hy vọng sẽ nhận được câu trả lời từ trí tuệ của mọi người, trong đó hy vọng lớn nhất đặt vào các bạn sinh viên, những người mà trong bối cảnh của nền giáo dục hiện nay chỉ được dạy cho cách học thuộc lòng, bị bắt phải học thuộc lòng, chứ không được dạy cho cách đặt câu hỏi, và cách tự tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi, tức là tự tìm kiếm cách giải quyết các vấn đề của cuộc sống thực tế.
Trở lại với câu hỏi trên đây và hai luồng ý kiến đối nghịch trên đây, bản thân tôi dĩ nhiên chẳng thể nào có được câu trả lời đầy đủ.
Ở đây, xin nhắc lại, tôi chỉ tập trung vào một điểm : ý kiến đánh giá về năng lực quản lý và lãnh đạo của đảng, mà đảng thì không trừu tượng, trái lại đảng hiện thân trong các thành viên của đảng, nghĩa là nói đến đảng là nói đến các đảng viên.
Và tôi giới hạn vấn đề vào một điểm nhỏ hơn nữa : LỰA CHỌN người để kết nạp đảng viên và để đặt vào vị trí quản lý. Về thời gian, chỉ xét từ thời điểm Việt Nam bắt đầu xây dựng và phát triển đất nước một cách độc lập, tức là từ sau 1975 ; bởi vì chính từ thời kỳ này mới có thể đánh giá năng lực quản lý và lãnh đạo công cuộc tái thiết và phát triển quốc gia trong hòa bình, về mọi mặt : kinh tế, giáo dục, văn hóa, khoa học…, nghĩa là bài này không đề cập đến thời kỳ chiến tranh.
Đảng viên cho rằng những người được lựa chọn là những người xuất sắc, có nghĩa là bản thân họ là những người xuất sắc. Trái lại, nhận định của một bộ phận xã hội cho rằng những người được đảng lựa chọn là kém năng lực. Nhận định này dựa trên tình trạng bê bối và băng hoại toàn diện của xã hội Việt Nam hiện nay.
Ta thử xét từ góc độ nhìn nhận của những người đảng viên.
Để công bằng thì phải nói rằng, trước khi việc bổ nhiệm nhân sự được tiến hành theo cách thức mua bán như hiện nay, tiêu chí lựa chọn của đảng quả là từng dựa trên năng lực, đảng đã muốn chọn những người xuất sắc, dĩ nhiên là xuất sắc theo thang đánh giá của đảng, trong đó có điều kiện về lý lịch và nhân thân. Lấy ví dụ về trường hợp kết nạp sinh viên vào đảng : người ta không chọn sinh viên kém để cho vào đảng. Để được vào đảng sinh viên phải thuộc diện xuất sắc, và theo tiêu chí hiện hành thì đó là những sinh viên được điểm cao, có hạnh kiểm tốt. Tuy nhiên điểm của sinh viên lại tùy thuộc vào cách dạy, cách ra đề và cách đánh giá bài thi của giáo viên. Do vậy, trên thực tế, giữa một sinh viên đạt điểm cao và một sinh viên đạt điểm trung bình, khó biết được trên thực tế ai giỏi hơn ai. Với cách đánh giá kiểu bộ đề, bài văn mẫu, hiện nay, thì phẩm chất được đánh giá cao là trí nhớ tốt, khả năng học thuộc lòng, chứ không phải sự thông minh, sáng tạo và năng lực tư duy độc lập. Tuy vậy, không loại trừ việc những sinh viên đạt điểm cao là những sinh viên giỏi thực sự.
Và tiêu chí hạnh kiểm tốt ở trường học chúng ta đồng nghĩa với khả năng vâng lời, ở trình độ sinh viên thì đó là khả năng trung thành với lý tưởng của đảng. Các phẩm chất được dạy ở trường: yêu tổ quốc, yêu đồng bào, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm (tất cả mọi học sinh đều phải học thuộc lòng, vì năm điều này được dán trong mọi trường học), trên thực tế bị xếp ở dưới cái yêu cầu phải trung thành với đường lối và nghị quyết của đảng. Càng về sau, yêu cầu trung thành với đảng càng trở thành tiêu chí thiết yếu trong việc lựa chọn cán bộ cho bộ máy nhà nước.
Trên thực tế, đảng cũng đã chọn được những người có năng lực, và có đạo đức. Bởi như đã nói, đảng không phải là cái gì trừu tượng, mà là từng đảng viên cụ thể, ở những vị trí cụ thể, và ở những địa phương cụ thể. Những con người cụ thể đó vẫn có thể có những cách làm việc, ứng xử riêng của mình, cho dù hiện nay bộ máy gần như muốn đồng hóa tất cả.
Hãy nhìn trường hợp Bí thư Hội An, ông Nguyễn Sự. Người đàn ông gầy gò đi một chiếc xe máy cũ tàng. Ông là người đã giữ linh hồn cho Hội An. Theo một cách khác, cũng có thể nói ông là người mang lại linh hồn cho Hội An, đã biến Hội An thành một thành phố được du khách yêu thích bậc nhất ở Việt Nam, vì đến Hội An họ nhìn thấy lịch sử, quá khứ, nhìn thấy các giá trị tinh thần. Lịch sử, quá khứ, bản sắc, các giá trị tinh thần là những thứ mà các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn đang mất dần. Sự biến dạng của chùa Trăm Gian là nỗi đau của người Hà Nội. Và Thương xá Tax đang là nỗi đau của người Sài Gòn. Phá hết, hủy hoại hết như vậy thì làm gì còn lịch sử !!! Một dân tộc sẽ như thế nào nếu không có ký ức lịch sử ? Ông Nguyễn Sự không chỉ làm cho Hội An trở thành điểm du lịch yêu thích, ông đã giữ lại ký ức lịch sử cho không chỉ người Việt Nam. Du khách Nhật, du khách Trung Quốc, du khách Pháp đến Hội An đều có thể tìm lại hình ảnh tiền nhân của mình qua các dấu tích để lại ở thành phố nhỏ bé này, nó nhỏ đến mức gây cảm giác luyến tiếc cho những người dạo phố. Đó là cảm giác mà tôi đã có khi đến Hội An. Tôi đã ước gì Hội An rộng hơn, lớn hơn, có nhiều phố xá hơn, để có thể bù đắp thêm phần nào cho sự xuống cấp về tinh thần và văn hóa của đa số các thành phố khác trên đất nước này.
Tuy nhiên, chính ở điểm này mà ta có thể đặt vấn đề ngược lại. Có thể vì Hội An nhỏ như thế nên ông Nguyễn Sự mới giữ được nó như thế. Ở một thành phố lớn, nơi có nhiều quyền lực kinh tế xâu xé lẫn nhau, ông Nguyễn Sự có làm được điều mà ông đã và đang làm cho Hội An ?
Trường hợp Bí thư Hội An cho thấy rằng không phải toàn bộ đảng viên hay toàn bộ những người đang làm việc cho bộ máy đảng đều là những người thiếu năng lực quản lý hay thiếu đạo đức. Trong bộ máy vẫn còn có những người làm việc cho các giá trị chung của cộng đồng, và có đủ khả năng để làm việc đó. Nhưng những người như thế rất hiếm hoi. [Mở ngoặc để nêu một câu hỏi : tại sao, điều gì trong thể chế này không tạo điều kiện để có nhiều người như thế, trái lại khiến cho họ rơi vào tình trạng hiếm hoi, đơn độc, và ngày càng hiếm hoi hơn ? Câu hỏi này sẽ dẫn tới câu hỏi khác (mà câu trả lời không phải là mục đích của bài này) : một thể chế chính trị như thế nào thì khuyến khích được những người như ông Sự phát triển và tạo điều kiện cho họ xuất hiện phổ biến trong xã hội ?]
Nói về trường hợp ông Nguyễn Sự để tự nhắc nhở rằng : cần phải chống lại cỗ máy phi nhân của cơ chế độc đảng hiện hành, nhưng sẽ sai lầm nếu chống lại con người. Nếu một số lãnh đạo trong các cơ chế độc tài có thể từ bỏ lợi ích của mình (trường hợp gần đây nhất là Then Sen, hiện là đương kim tổng thống Miến Điện) là bởi họ có khả năng nhận ra tính phi nhân của bộ máy đang mang lại lợi ích cho riêng cá nhân họ nhưng lại làm hại cho cộng đồng của họ. Và họ nhận ra được điều đó nhờ phần nhân tính ở trong họ, vì họ là con người, và cái phần con người đó khiến họ có đủ lý trí và sức mạnh để tách ra khỏi bộ máy.
Câu hỏi là : trường hợp ông Nguyễn Sự rất hiếm hoi, vậy có nghĩa là việc ông được lựa chọn không đại diện cho cách lựa chọn người để kết nạp đảng viên và bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo các cấp ?
Paris, 19/10/2014
Nguyễn Thị Từ Huy