Hồi ký là sáng tác thuộc nhóm kể chuyện mà nhân vật ở ngôi thứ nhất số ít, là tôi (người xưng tôi là tác giả) viết lại những sự kiện có thực xảy ra trong quá khứ mà tác giả là vai chính hay tham dự, chứng kiến.
Hồi ký không đòi hỏi ngày tháng rõ ràng như trong lịch sử mà viết theo trí nhớ, không hư cấu nhưng đậm chất chủ quan, nhận định phê phán sự việc dưới quan điểm của tác giả, đương nhiên đôi khi là thiên lệch, “xấu che, tốt khoe,” đôi khi dùng để bài bác, đả kích hay tâng bốc những nhân vật khác hiện diện trong hồi ký. Tuy nhiên trong văn học Việt Nam không thiếu những hồi ký chân thật có giá trị, mà các nhà viết sử có thể tìm thấy tài liệu, cũng là những kinh nghiệm hay có những bài học bổ ích.
Chỉ trong phạm vi của một nước Việt Nam bên này và bên kia, có thể chúng tôi đã không sưu tập được đầy đủ con số, nhưng chúng ta thấy có hồi ký của các tướng lãnh Cộng Sản như Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Lê Trọng Tấn, Nguyễn Quyết, Hoàng Văn Thái, Chu Huy Mân, Nguyễn Hữu An, Hoàng Cầm, Đặng Vũ Hiệp, Phùng Thế Tài, Đồng Sĩ Nguyên...Phía dân sự có Nguyễn Mạnh Tường, Hoàng Văn Hoan, Vũ Bằng, Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn, Nguyễn Hộ, Trần Độ, Trần Quang Cơ, Tô Hải, Bùi Tín, Tô Hoài, Phùng Quán,Vũ Thư Hiên, Lý Quý Chung, Bùi Ngọc Tấn, Huy Đức, Trần Đĩnh...
VNCH có các tướng lãnh Đỗ Mậu, Trần Văn Đôn, Lâm Quang Thi, Tôn Thất Đính, Cao Văn Viên, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Chánh Thi, Trần Văn Nhựt...
Sau tháng 4, 1975, hải ngoại và trong nước, chúng ta có nhiều cuốn hồi ký chiến tranh hay lao tù được xuất bản của các tác giả Phạm Huấn, Thích Thiện Minh, Tạ Tỵ, Phan Nhật Nam, Dương Hiếu Nghĩa, Nguyễn Chí Thiện, Duyên Anh, Đỗ Quang Giai, Hà Thúc Sinh, Phạm Bá Hoa, Cao Xuân Huy, Phạm Gia Đại, Đặng Chí Bình, Trần Đông Phong, Nguyễn Thành Trí, Huỳnh Văn Tiền, Hoàng Đình Báu, Đỗ Trung Quân, Đỗ Văn Phúc, Nguyễn Thanh Ty, Nguyễn Huy Hùng, Lý Tống, Vũ Ánh, Nguyễn Văn Quý, Nguyễn Duy Cung, Nguyễn Công Trứ...
Các tập hồi ký chính trị, lịch sử hay văn học khác có thể kể đến Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Bà Tùng Long, Thái Văn Kiểm, Võ Hồng,Vương Hồng Sểnh,Vua Bảo Đại, LM. Cao Văn Luận, Nghiêm Kế Tổ, Nguyễn Lưu Viên, Nguyễn Xuân Chữ, Trần Văn Khê, Nguyễn Bá Cẩn, Vũ Quốc Thúc, Nguyễn Tiến Hưng, Huỳnh Văn Lang, Nguyễn Văn Trường, Nguyễn Hiến Lê, Duyên Anh, Xuân Vũ, Hữu Nguyên, Nguyễn Thụy Long, Trần Văn Khê, Phạm Huấn, Nguyễn Văn Tín, Phạm Duy, Lý Quý Chung, Võ Long Triều, Trần Đỗ, Sơn Nam, Song Nhị, Phan Lạc Phúc, Nguyễn Hữu Hanh, Hồ Văn Trung, Liên Thành, Đỗ Duy Cung, Trần Công Luận, Hoàng Văn Lạc, Hà Mai Việt...
Hồi ký chiến tranh đậm nét chúng ta không quên Phan Nhật Nam, Võ Hữu Hạnh, Trương Dưỡng, Lê Huy Linh Vũ, Vương Mộng Long, Văn Nguyên Dưỡng.
Những sự việc trong hồi ký thường liên quan đến một quốc gia, một biến cố lịch sử, một khoảng thời gian trong quá khứ, một đám đông, một tổ chức, nói chung là liên quan đến nhiều người, nên được đám đông quần chúng tìm đọc. Như vậy chúng ta cũng lấy làm ngạc nhiên, ngay tại hải ngoại, dù với một số độc giả giới hạn, nhiều cuốn hồi ký đã trở thành best-seller như “Tôi Phải Sống” (hồi ký lao tù) của LM Nguyễn Hữu Lễ đã bán vượt con số 30,000 bản hay “Những Ngày Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm” (hồi ký lịch sử) của Nguyễn Hữu Duệ đã tái bản đến lần thứ 8.
Trong mười năm trở lại đây, những cuốn hồi ký do những nhân vật trong cuộc viết về Tổng Thống Ngô Đình Diệm, những sự việc liên quan đến ông, nhất là cuộc đảo chánh năm 1963, và những hồi ký về bí mật Dinh Độc Lập, những ngày cuối cùng của VNCH, các hồi ký chiến tranh do các tác giả cựu quân nhân viết về các trận chiến như Hạ Lào, An Lộc, Kon Tum... đều được đón nhận nồng nhiệt. Nói tóm lại, qua những hồi ký này, độc giả tìm thấy những đoạn đời của mình, những nhân vật mà mình yêu thích, biến cố mà mình đã trải qua và đi tìm những bài học lịch sử để đời.
Mặt khác, nhiều cuốn hồi ký có dụng ý đấu đá, miệt thị những “đối phương,” lăng mạ tôn giáo bên này hoặc bên kia, không đem lại một kinh nghiệm hay lợi ích gì cho dân tộc mà đào sâu thêm chia rẽ và thù hận. Nhưng vì đó là cuốn sách nói tốt cho phe ta, triệt hạ những đối thủ của mình, nên ai cũng muốn đọc, cả bên chống lẫn bên bênh. Cuốn sách trong trường hợp này trở thành đắt khách vì ngọn lửa hận, lửa sân hai bên đều bùng cháy mãnh liệt.
Nhiều người cho rằng hồi ký là thể loại dễ viết nhất, chất liệu, kinh nghiệm đã có sẵn, chỉ cần viết xuôi câu văn, viết như kể chuyện, nhất là câu chuyện về đời mình. Do đó ở hải ngoại, những năm gần đây thể loại hồi ký coi như bị lạm phát, nhất là trong tình trạng xuất bản không bị kiềm chế, ấn phí tương đối rẻ, ai cũng có thể tự ấn hành sách của mình.
Tôi lấy ví dụ, tác giả cuốn hồi ký là một kỹ sư, con nhà giàu, lấy được vợ giàu, nghề nghiệp ổn định, may mắn sang Mỹ năm 1975 đem theo được của cải, đi học lại, làm công chức tiểu bang. Hồi ký của ông là kể chuyện hồi ở Việt Nam, khi đi làm ở một tỉnh nhỏ, ông được cha vợ mua xe hơi cho, mỗi tuần lái xe đi chơi biển Vũng Tàu, giao du với bạn bè kỹ sư bác sĩ. Sang đây các con đều thành đạt, không kém gì thời ông còn ở Việt Nam. Chưa phải già lắm, nhưng ông muốn viết lại cuộc đời ông, in thành sách, để lại cho hậu thế.
Ông có tham vọng cuốn sách được viết bằng Anh ngữ để cho cháu ông và thế hệ trẻ ở Mỹ có thể đọc được. Vậy thì cuốn hồi ký này viết ra nhắm mục đích gì, liên quan đến ai, giai đoạn nào trong lịch sử và người đọc học hỏi được gì nơi những trang viết này?
Những cuốn hồi ký khác vừa được xuất bản, được bán trong các hiệu sách sau khi tổ chức một buổi “Ra Mắt Sách” khá long trọng chỉ là một cuốn “album” gia đình, có chừng trăm tấm ảnh màu, nhật ký của những bữa tiệc tùng, party, nhất là những buổi tổ chức mừng sinh nhật của chính tác giả. Cuốn “album” có đủ mặt con cái, các cháu nội ngoại, xúng xính trong trang phục những ngày tốt nghiệp và ghi rõ văn bằng, chức vụ và con cái.
Nếu người đọc là bạn bè có dịp đến nhà chơi, được tác giả đem tập ảnh gia đình ra để khoe con, khoe mũ áo, khoe chuyện bầy biện trong nhà, khoe cây trong vườn, khoe hình ảnh những chuyến du lịch... chúng ta đã không đủ kiên nhẫn ngồi nghe, bây giờ sao đủ “can đảm” bỏ tiền đi “thỉnh” những cuốn “hồi ký” này đem về nhà.
Có thiếu phụ khác nhan sắc lúc về chiều, viết một cuốn hồi ký kể lại dăm ba mối tình thời son trẻ, mà người trong cuộc đã chết không còn để làm chứng, người khuất mặt và gia đình của cũng không ai muốn phô bày những chuyện riêng tư của họ trên giấy mực với mục đích của người viết là tự vinh danh nhan sắc “vang bóng một thời” của mình. Đây cũng là sai phạm, lỗi lầm như của một tác giả viết hồi ký, đã cho in những lá thư tình, ở chỗ riêng tư giữa hai người, lên những trang sách. Trong văn học sử, chúng ta đã nghe những lời trách móc của T.T.KH. ngày xưa:
“Chỉ có ba người được đọc riêng,
Bài thơ đan áo của chồng em
Bài thơ đan áo nay rao bán
Cho khắp người đời thóc mách xem ...”
“Từ đây, anh hãy bán thơ anh
Còn để yên tôi với một mình
Những cánh hoa lòng, hừ! đã ghét
Thì đem mà đổi lấy hư vinh!”
Cuốn sách kèm theo mươi tấm ảnh màu của tác giả, mặc đồ tắm, thời xuân sắc chụp tại Nha Trang, Vũng Tàu, hay bên Tàu, bên Tây, in trên giấy láng để được gọi là một thiên hồi ký bày bán trong các hiệu sách. Tác giả đã có can đảm viết, can đảm in thành sách, nhưng cũng đã có những người can đảm, dùng chữ nghĩa, thậm ngôn ca tụng cuốn hồi ký này như là một tuyệt tác để đời.
Chúng ta vẫn thường trách văn chương, sách vở trong nước gò bó thiếu tự do, nhưng lại không thiếu loại sách vở in ấn bừa bãi, vô giá trị. Nhìn lại hải ngoại, chúng ta lại dư tự do, nhưng lạm dụng giấy mực. Thật ra loại hồi ký là loại khó viết nhất, nhất là khi viết về cái “tôi” và cần phải trung thực với các dữ kiện đã xẩy ra, chủ quan để chịu trách nhiệm về ý kiến của mình, nhưng không phải vậy để thiên lệch, đánh bóng cá nhân. Có những cuốn sách mang tên “hồi ký” chỉ có liên hệ tới vài người trong gia đình tác giả, cháu nội, cháu ngoại, một số bạn bè thời đi học, một vài người hàng xóm, thì xin chỉ copy ra vài chục bản, dành gửi tặng những người có ảnh, có tên trong hồi ký, vì những cuốn “hồi ký” loại này chẳng liên hệ đến ai.
“Cái tôi quả đáng ghét!” Xin đừng đem cái “tôi” ra mà đập vào mặt người khác.
10-19-2014 4:45:06 PM
Huy Phương
Theo Người Việt
Sunday, October 19, 2014
Choáng váng quy trình xử lý nguyên liệu chế biến nem tai, giò tai trong nhà vệ sinh
(LĐĐS) - LÊ THI
Các nguyên liệu chế biến thực phẩm được bảo quản và cất giữ ở những nơi không tưởng.
Nếu vô tình chứng kiến quy trình, phụ gia sử dụng… và cả nơi “cư trú” của nguyên liệu làm các loại thực phẩm bình dân thường ngày như nem tai, giò tai, giò gà… được chế biến từ tai lợn, da gà… ở một cơ sở chế biến nhỏ lẻ hay một quán ăn tự sản xuất, nhiều người sẽ phải rùng mình, kinh hãi.
Nhà vệ sinh - chốn “ngự trị” của nguyên liệu nem tai, giò tai
Câu chuyện về quy trình, việc sử dụng các loại phụ gia hóa chất trong chế biến thực phẩm không còn mới, tuy nhiên một vấn đề ít người để ý tới đó là việc cất giữ, bảo quản và sơ chế nguyên liệu. Các món ăn bình dân như nem tai, giò tai, giò gà… thường được sử dụng hàng ngày và ăn kèm với nhiều loại thức ăn khác như xôi, bánh dày, làm đồ nhậu... Những đồ ăn này được bày bán nhiều ở các chợ dân cư, chợ cóc, chợ tạm và đặc biệt là rất đắt khách vào những ngày tuần, rằm, mùng một hàng tháng.
Những sản phẩm này được chế biến từ những lò sản xuất nhỏ lẻ, quy trình đơn giản, dễ làm. Để kiếm thêm lời lãi, các tiểu thương thường kiêm cả việc sản xuất lẫn tiêu thụ nên cơ sở rất dơ bẩn, sử dụng nguyên liệu quá hạn, ôi, hôi thối. Đặc biệt là không ai quan tâm đến việc bảo quản nguyên liệu vốn đã “ngấm” đủ các loại bụi bẩn mất vệ sinh, dầm mưa dãi nắng ở ngoài chợ, khi về đến lò sản xuất lại được tích trữ cả tháng để dùng dần. Thế nhưng, dưới đôi bàn tay khéo léo và các ngón nghề, tiểu thương đã biến những “phế phẩm” này trở thành những món ăn ngon miệng, vừa túi tiền.
Tại các khu chợ ở Hà Nội, rất nhiều quầy bày bán giò, nem chế biến từ tai lợn, da gà các loại, với giá bán từ 100.000 đồng đến 150.000 nghìn đồng/kg. Không chỉ hấp dẫn khách đi chợ, nhiều người còn đặt hàng với số lượng lớn. Không quầy nào tiết lộ, mỗi ngày họ lãi được bao nhiêu tiền, nhưng với lượng hàng bán buôn, bán lẻ mỗi ngày thì khả năng thu được bạc triệu là bình thường.
Trong một lần đi thực tế tại khu vực chợ cóc, chợ tạm tại Lĩnh Nam, Hoàng Mai (Hà Nội), chúng tôi có dịp tiếp cận một số cơ sở sản xuất nhỏ lẻ với diện tích chật hẹp và tại một cửa hàng, phía ngoài được bài trí khá gọn gàng, sạch sẽ, nhưng “hậu trường” chế biến, khu tập kết chứa nguyên liệu, phụ gia, gia vị, dụng cụ… bên trong lúc nào cũng đóng kín cửa, xung quanh ướt lép nhép, đủ các mùi chua nồng, thum thủm bốc ra từ những chiếc tai lợn, bao tải da gà, rác rưởi... Đáng sợ hơn, nguyên liệu được ném lăn lóc trong nhà vệ sinh xập xệ, bẩn thỉu.
Trong nhà vệ sinh cáu bẩn, hoen ố, nồng nặc mùi khai là những túi nilon tai lợn đóng đá tích trữ cả tháng đã chuyển màu, vứt lăn lóc dưới nền và trên nắp bồn cầu. Nước nóng từ chiếc vòi hoa sen được xả lênh láng, bốc khói mịt mù để khối tai lợn nhanh tan đá, kịp có nguyên liệu làm hàng.
Khách quen đến “ăn hàng” chẳng ai biết quy trình chế biến những món ăn này ra sao, nếu không tình cờ vào nhà vệ sinh. Ở đó, họ sẽ được chứng kiến hình ảnh những túi nylon tai lợn, da gà chi chít lông măng, ruột, cuống họng chưa được lột sạch bốc mùi khó chịu... vứt lăn lóc trên bồn cầu, sàn nhà.
Sơ chế “thần tốc” với mục tiêu lấy tiết kiệm làm lãi
Không ít lò sản xuất đắt khách, công nhân hì hục làm không ngơi tay để kịp có hàng nên chẳng để ý đến việc thu dọn “hậu trường” kể cả hình ảnh “sởn da gà” trong nhà vệ sinh phòng khi có người lạ vào. Người đứng máy xay, người gói, người sơ chế nguyên liệu, người cân đong phụ gia, gia vị, vừa làm vừa cười đùa, trêu trọc, lấy những miếng thịt, miếng tai lợn ném nhau rồi cuối buổi lại nhặt nhạnh, gom về cho vào máy xay mẻ cuối.
Những khối tai lợn, bọc da gà, sau khi tan đá, được xả nước duy nhất một lần theo đúng chỉ dẫn mà chủ quán vẫn dặn người làm: “Làm ăn khó khăn, kiếm được đồng tiền của thiên hạ không dễ nên phải hết sức tiết kiệm mọi thứ: Điện, nước, nguyên liệu không được bỏ phí… nhặt nhạnh xay bằng hết…”, vừa tiết kiệm lại vừa nhanh, có thời gian làm các công việc lặt vặt khác. Những chiếc tai lợn còn nguyên lông từng mảng, ghét cáu bẩn còn nguyên trong hốc tai được xả qua với nước rồi cho vào máy xay ở chế độ miếng mỏng, dẹt (làm nem tai), sợi dài (làm giò tai).
Bọc da gà mua từ các chợ đầu mối tích trữ dùng dần đã chuyển màu, miếng vàng, miếng trắng nhợt nhạt. Sau đó vẫn công thức “xả nước một lần”, nước sủi bọt, da còn nguyên những chiếc lông măng, cục u, cục tật, tảng mỡ bèo nhèo, ruột, cuống họng... được vớt vào rổ, chờ khô nước rồi đổ vào máy xay nhuyễn.
Bên cạnh đó, phụ gia, hóa chất, gia vị dùng cho việc chế biến, xử lý nguyên liệu được đựng dồn trong một chiếc tủ nhỏ, tất cả đều bọc trong túi nilon hoặc hộp nhựa. Không cần đánh dấu, phân loại ghi tên các loại cụ thể, công nhân vẫn có thể nhận biết sử dụng đúng, thông thạo hàm lượng cho từng mặt hàng.
Chủ tịch Keangnam xin lỗi vụ lún nứt cao tốc
Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Keangnam vừa có thư gửi Bộ trưởng Thăng đồng thời gửi lời xin lỗi về những chậm trễ trong thi công gói thầu A4, A5, cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Xin lỗi vì sự cố đáng tiếc
Với tư cách là nhà thầu chính của 2 gói thầu A4, A5, ông Hae Nam Jang, Chủ tịch, Tổng giám đốc Keangnam Enterprise khẳng định các gói thầu đã được triển khai theo thông lệ quốc tế FIDIC; các đơn vị tư vấn, nhà thầu đều là các công ty uy tín được lựa chọn qua đấu thầu quốc tế rộng rãi như như Tư vấn thiết kế OC của Nhật Bản, Tư vấn giám sát Gentisa của Tây Ban Nha.
“Tuy nhiên, khi đưa công trình vào khai thác đã xảy ra sự cố lún, nứt mặt đường tại Km 82+500-Km 83+500. Sự cố này đã gây ra nhiều bức xúc trong dư luận Việt Nam, ảnh hưởng tới uy tín của Bộ GTVT, chủ đầu tư Tổng công ty Đầu tư phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC) và uy tín của nhà thầy Keangnam,” ông Hae Nam Jang cho biết.
Khẳng định sự cố đáng tiếc tại Km 82-Km 83 là sự cố kỹ thuật khách quan, ông Jang cho biết nguyên nhân chính do điều kiện địa chất bất thường, gây mất ổn định cho kết cấu nền mặt đường. Vấn đề này cũng đã được tư vấn, nhà thầu lường trước sự phức tạp của nền đất yếu có thể xảy ra sự cố bất thường. Vì vậy, nhà thầu và VEC đã lắp dựng hệ thống quan trắc, theo dõi để xử lý khi có sự cố xảy ra. Trường hợp này cũng đã từng xảy ra trên một số dự án quốc tế.
Chủ tịch Keangnam cũng nhấn mạnh rằng, trong quá trình thi công xây dựng dự án, nhà thầu đã tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn kỹ thuật dưới sự giám sát nghiêm ngặt của tư vấn đồng thời khẳng định giữa chủ đầu tư, tư vấn và nhà thầu không hề có tiêu cực trong quá trình triển khai thi công dự án.
Ngoài ra, thư của vị Chủ tịch Keangnam cũng thừa nhận, với trách nhiệm là nhà thầu chính của dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Keangnam gửi lời xin lỗi chân thành đến Chính phủ và nhân dân Việt Nam về những chậm trễ trong thi công hai gói A4, A5.
Keangnam cam kết sẽ sử dụng mọi nguồn lực của Tập đoàn khắc phục, sửa chữa triệt để sự cố lún nứt tại Km 82+500-Km 83+500.
Khắc phục sự cố xong trước 20/12
Liên quan đến vết nứt đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu và cơ quan chức năng chậm nhất đến ngày 20/12 phải khắc phục xong vết nứt mặt đường cao tốc này.
Theo đại diện các cơ quan chức năng và chủ đầu tư dự án, nguyên nhân gây ra vết nứt là do bất thường về địa tầng tại mặt cắt địa chất ở trung tâm cung trượt (km83+025), do đất trượt trên mặt đá nghiêng, đáy khối trượt xuất hiện ở khu vực tiếp giáp giữa đất yếu và đá gốc, làm mất ổn định, gây ra nứt mặt đường.
Về giải pháp, Bộ trưởng Đinh La Thăng đồng ý phương án đắp bệ phản áp như đề xuất của VEC - chủ đầu tư dự án, đồng thời kiểm tra lại toàn tuyến, nếu nghi ngờ có hiện tượng nứt mới, phải khảo sát, đánh giá để có hướng khắc phục ngay.
“Trong quá trình xử lý phải có biện pháp bảo vệ mái taluy khỏi nước mưa và quan trắc chuyển vị ngang, tốc độ lún của nền đường để xử lý kịp thời và bảo vệ sự ổn định của nền đường. Hạn chế tối đa việc ảnh hưởng của các thiết bị thi công đối với khu vực chân taluy nền đường,” người đứng đầu ngành giao thông yêu cầu.
Ngày 17/10 vừa qua, Bộ GTVT đã có báo cáo Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ về sự cố lún nứt trên cao tốc dài nhất Việt Nam trong đó khẳng định đây là sự cố kỹ thuật đáng tiếc, khách quan, xảy ra ngoài sự kiểm soát của chủ đầu tư, tư vấn và nhà thầu.
Theo báo cáo của Bộ GTVT, mặc dù, chủ đầu tư, tư vấn và nhà thầu đã tính toán xử lý ngay trong quá trình thi công với hệ số an toàn nhất, nhưng cũng không lường hết sự phức tạp của nền địa chất có biến đổi bất thường nên đã lắp dựng hệ thống quan trắc, theo dõi trong quá trình khai thác để xử lý khi có sự cố xảy ra.
“Mặt khác, đây là gói thầu được triển khai chậm hơn các gói thầu khác của dự án do thiếu vốn nên các bên đã lựa chọn giải pháp quan trắc, theo dõi bù lún trong quá trình khai thác nhằm tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và đưa gói thầu vào khai thác đồng bộ với các gói thầu khác nhằm phát huy hiệu quả đầu tư của dự án,” báo cáo của Bộ GTVT nêu rõ.
19/10/2014 19:41
Theo Vietnamnet
Người biểu tình trang bị bảo hộ, bạo lực leo thang ở Hong kong
Ngọc Ân (Tổng hợp SCMP/AFP/Channel News Asia) - Chủ Nhật, ngày 19/10/2014 - 13:05
(PLO) - Đêm hôm qua và rạng sáng nay (19-10), các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát Hong Kong tiếp tục diễn ra với mức độ bạo lực ngày càng cao. Những nỗ lực xoa dịu căng thẳng và sắp xếp các cuộc dối thoại có nguy cơ bị ảnh hưởng nếu tình hình bạo lực tiếp tục leo thang.
Các cuộc đụng độ bắt đầu vào lúc giữa đêm khi cảnh sát chống bạo động tiếp tục sử dụng dùi cui để giải tán đám đông. Những người biểu tình rút lui khoảng 50m sau đó tập hợp lại với trang bị kính bảo hộ, mặt nạ và mũ bảo hiểm xây dựng cũng như ô dù để tránh bình xịt hơi cay của cảnh sát.
Cuộc hỗn chiến kéo dài vài giờ với hậu quả là nhiều người bị thương phải được đưa đến bệnh viện. Một tình nguyện viên y tế nói rằng cô đã thấy 4 người bị chấn thương và chảy máu ở đầu do dùi cui của cảnh sát.
Một số người biểu tình bị thương đã được đưa tới bệnh viện gần đó Kwung Wah, nơi các nhà hoạt động nói với phóng viên AFP ít nhất là 10 người hoặc nhiều hơn đã được điều trị các vết thương ở chân, cánh tay và đầu của họ, bao gồm cả gãy xương.
Những ngời biểu tình tiếp tục cáo buộc bị cảnh sát tấn công trước dù họ không làm gì cả. Trong khi đó, phía cảnh sát khẳng định họ chỉ "hành động kiên quyết nhưng áp dụng bạo lực tối thiểu để giải tán đám đông và ngăn chặn tình hình xấu đi ".
Người biểu tình và cảnh sát đụng độ (Ảnh: EPA)
Người biểu tình tại Mongkok với các trang bị bảo hộ chống hơi cay (Ảnh: AFP)
Cảnh sát cố gắng giải tán biểu tình bằng hơi cay và dùi cui ở Mongkok (Ảnh: AP)
Cảnh sát cho rằng người biểu tình cố gắng vượt qua rào chắn, xô đẩy nhân viên cảnh sát và chống đối người thi hành công vụ.
Lester Shum, Phó tổng thư ký của Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông, một trong những nhóm tổ chức của cuộc biểu tình, kêu gọi cảnh sát kiềm chế trong một bài phát biểu trước đám đông khẳng định: "Chúng tôi không phải kẻ thù của bạn"
Mặt khác, nhiều người dân đã trở nên ngày càng thất vọng về sự gián đoạn gây ra bởi các cuộc biểu tình, cùng với tắc nghẽn giao thông nặng ở thành phố bảy triệu dân. Các công ty địa phương thì phàn nàn về tình trạng suy thoái trong kinh doanh.
Hiện nay đám đông người biểu tình đã bị thu hẹp đáng kể so với hàng chục ngàn người hồi đầu tháng.
Ở một diễn biến liên quan, thư ký của đặc khu trưởng Hong Kong, bà Carrie Lam đã định ngày cho một cuộc đối thoại với liên đoàn sinh viên Hong Kong vào tuần sau. Cuộc đối thoại dự kiến này nếu thành công sẽ là lần đầu tiên 2 bên chính thức ngồi vào bàn đàm phán với nhau. Cuộc gặp này sẽ bao gồm 5 quan chức chính quyền và 5 đại diện biểu tình.
Ngọc Ân (Tổng hợp SCMP/AFP/Channel News Asia)
Cha già vác đơn khiếu nại yêu cầu làm rõ cái chết bất thường của con trai
(Dân trí) - Ông Đỗ Huế (SN 1950, trú thôn 8A, xã Thủy Phù, Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã nhiều lần lên công an Thị xã Hương Thủy để tìm câu trả lời thích đáng cho cái chết bất thường của con mình nhưng vẫn chưa được.
Theo trình bày của ông Huế, vào lúc 19h ngày 2/6/2014, con ông là anh Đỗ Văn Nhân (SN 1995) điều khiển xe máy BKS 75G1-108.98 đi trên đường liên thôn 8A xã Thủy Phù hướng từ cầu ông Binh chạy về thì bỗng đột ngột ngã xuống bên lề phải không rõ nguyên nhân. Đúng lúc đó, xe gắn máy do Lê Hải Quang (SN 1997, học sinh, ở thôn 8A xã Thủy Phù) điều khiển chạy ngược chiều đã vượt lên một xe máy rồi lao qua phần đường của anh Nhân mới ngã xuống, tông thẳng vào anh Nhân. Do chấn thương quá nặng, dù được đưa lên BV Trung ương Huế cấp cứu kịp thời nhưng anh Nhân đã tử vong vào 1h sáng ngày 3/6.
“Trong lúc gia đình tôi chở nạn nhân đi bệnh viện thì gia đình của Quang trong đêm đã xóa hiện trường và chở xe máy gây tai nạn đi chỗ khác. Ngay sao đó công an xã lên làm việc thì không còn hiện trường nữa. Đến sáng hôm sau, công an thị xã lên vẽ lại hiện trường và làm việc. Cuối cùng họ kết luận con tôi chạy qua đường của Quang, tông vào xe Quang tự gây tai nạn rồi tử vong” – ông Huế đau đớn và bức xúc.
Ông Huế trước bàn thờ con trai
Ông Huế cho biết, có 2 người làm chứng ngay tại vị trí con ông bị tai nạn vì chứng kiến sự việc từ đầu đến cuối đã cho hay con ông không lấn đường mà tự ngã ở phần đường của mình, sau đó bị xe của Quang lao qua tông. Tuy nhiên, công an thị xã Hương Thủy đã không ghi nhận ý kiến của 2 nhân chứng này.
PV đã tìm về gặp 2 nhân chứng trên. Người thứ nhất là anh Nguyễn Xuân Chỉnh (thôn 8A xã Thủy Phù, nhà ở trước điểm xảy ra tai nạn). Anh Chỉnh cho hay “Tối đó, tôi thấy xe Nhân chạy tới gần trước mặt nhà tôi thì trượt ngã ở phần đường bên phải của Nhân. Bỗng có 2 xe chạy song song ngược chiều xe Nhân, xe ngoài bỗng vượt lên rồi lao qua chỗ Nhân ngã, tông vào xe và người của Nhân. Tôi cam đoan sự việc là thật và chịu trách nhiệm với lời nói của mình”.
Anh Chỉnh chỉ lại vị trí xe con trai bác Huế chạy đến và tự ngã ở phía bên phần đường của mình - sau đó bị xe của Quang lao qua tông vào
Người thứ hai là bác Nguyễn Cửu Thi (SN 1965) cũng cho biết mình cũng nhìn thấy tương tự như anh Chỉnh. “Tôi đang mang khay trà nước ra trước nhà uống thì thấy con ông Huế chạy xe về với tốc độ cũng hơi nhanh. Tự nhiên xe mất thăng bằng, chao đảo, nghiêng rồi ngã xuống. Xe Nhân ngã ở phần đường bên phải của Nhân. Nhưng đúng lúc đó, không may có 1 xe ngược chiều do cháu nhỏ điều khiển, thấy mất bình tĩnh rồi lao vào qua đường bên trái, tông vào Nhân. Phần sai là do cháu nhỏ tông vào Nhân.
Người dân điện thoại lên công an xã, công an thị xã nhưng không ai lên. Sau khi người nhà của người tông vào Nhân lên giải phóng hiện trường, lấy xe đi thì thấy công an xã có lên một chút rồi về. Sáng hôm sau công an thị xã về dựng lại hiện trường. Họ cũng có hỏi tụi tui về sự việc. Tui cũng không là bà con của ai hết nên có chi nói nấy thôi”, bác Thi kể về sự việc.
Tuy nhiên, trong biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông ngày 3/10 của Công an Thị xã Hương Thủy lại trái với những gì 2 nhân chứng trên. Cụ thể ở phần “Lỗi của các bên liên quan vụ tai nạn giao thông” ghi: “Không làm chủ tốc độ, xử lý tay lái kém nên Đỗ Văn Nhân bị ngã và trượt trên mặt đường cả người và xe. Sau đó tông vào xe mô tô của Quang gây tai nạn; Nhân chiếm phần đường bên trái”.
Gia đình của ông Đỗ Huế đã không đồng ý với cơ quan điều tra công an Thị xã Hương Thủy. Từ ngày xảy ra tai nạn, đến đám tang con cho đến nay không thấy ai bên nhà Quang qua hỏi thăm. “Ngoài ra, trong lúc lên làm việc với công an thị xã, có 1 công an viên nói tôi lấy 15 triệu của người nhà Quang rồi bãi nại vụ việc cho xong cho rồi. Nhưng tôi không chịu, nói con tôi chết oan, phải trả lại sự thật cho con tôi. Tôi sẽ lên công an tỉnh, ủy ban tỉnh để nhờ cấp cao hơn xem xét” - bác Huế cho biết thêm.
Nhiều người dân không đồng tình với ý kiến của công an Thị xã Hương Thủy
Ngày 13/10, PV đã về trụ sở công an Thị xã Hương Thủy để làm việc. Khi gặp Đại tá Phạm Văn Thắng - Trưởng Công an thị xã để hỏi về vụ việc thì Đại tá Thắng từ chối phát ngôn, nói phải có chỉ đạo của ban lãnh đạo công an tỉnh Thừa Thiên Huế thì mới được phát ngôn vì do đây là quy định của ngành? “Các anh yên tâm, chúng tôi làm các vụ việc như thế này tốt lắm, người bị nạn là yếu tố ưu tiên được xem xét kỹ và bảo vệ” - ông Thắng cho biết.
Đối chiếu với Quyết định số 10/2014/QĐ-UBND ngày 7/3/2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về “Ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”, đã quy định: “Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của đơn vị, địa phương là người đứng đầu các đơn vị, địa phương hay người được người đứng đầu đơn vị, địa phương giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí”. Cũng trong các buổi gặp mặt báo chí cuối năm do công an tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, Ban giám đốc công an tỉnh đã truyền đạt ý kiến, nếu các vụ việc không quá phức tạp, không mang tính chất mật thì trưởng công an các đơn vị cấp dưới phải phát ngôn với báo chí. Như vậy, ông Thắng phải có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho báo chí vì ông là người đứng đầu của công an thị xã Hương Thủy.
Quy định người phát ngôn với báo chí của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế là người đứng đầu các đơn vị, địa phương.
Thiết nghĩ, vụ việc chưa biết đúng sai rõ ràng, công an Hương Thủy cần xem xét 2 nhân chứng Chỉnh và Thi để làm rõ một số điểm mấu chốt trong vụ tai nạn giao thông chết người gây oan ức cho người nhà của nạn nhân để người dân “tâm phục, khẩu phục”.
Đại Dương
Theo trình bày của ông Huế, vào lúc 19h ngày 2/6/2014, con ông là anh Đỗ Văn Nhân (SN 1995) điều khiển xe máy BKS 75G1-108.98 đi trên đường liên thôn 8A xã Thủy Phù hướng từ cầu ông Binh chạy về thì bỗng đột ngột ngã xuống bên lề phải không rõ nguyên nhân. Đúng lúc đó, xe gắn máy do Lê Hải Quang (SN 1997, học sinh, ở thôn 8A xã Thủy Phù) điều khiển chạy ngược chiều đã vượt lên một xe máy rồi lao qua phần đường của anh Nhân mới ngã xuống, tông thẳng vào anh Nhân. Do chấn thương quá nặng, dù được đưa lên BV Trung ương Huế cấp cứu kịp thời nhưng anh Nhân đã tử vong vào 1h sáng ngày 3/6.
“Trong lúc gia đình tôi chở nạn nhân đi bệnh viện thì gia đình của Quang trong đêm đã xóa hiện trường và chở xe máy gây tai nạn đi chỗ khác. Ngay sao đó công an xã lên làm việc thì không còn hiện trường nữa. Đến sáng hôm sau, công an thị xã lên vẽ lại hiện trường và làm việc. Cuối cùng họ kết luận con tôi chạy qua đường của Quang, tông vào xe Quang tự gây tai nạn rồi tử vong” – ông Huế đau đớn và bức xúc.
Ông Huế trước bàn thờ con trai
Ông Huế cho biết, có 2 người làm chứng ngay tại vị trí con ông bị tai nạn vì chứng kiến sự việc từ đầu đến cuối đã cho hay con ông không lấn đường mà tự ngã ở phần đường của mình, sau đó bị xe của Quang lao qua tông. Tuy nhiên, công an thị xã Hương Thủy đã không ghi nhận ý kiến của 2 nhân chứng này.
PV đã tìm về gặp 2 nhân chứng trên. Người thứ nhất là anh Nguyễn Xuân Chỉnh (thôn 8A xã Thủy Phù, nhà ở trước điểm xảy ra tai nạn). Anh Chỉnh cho hay “Tối đó, tôi thấy xe Nhân chạy tới gần trước mặt nhà tôi thì trượt ngã ở phần đường bên phải của Nhân. Bỗng có 2 xe chạy song song ngược chiều xe Nhân, xe ngoài bỗng vượt lên rồi lao qua chỗ Nhân ngã, tông vào xe và người của Nhân. Tôi cam đoan sự việc là thật và chịu trách nhiệm với lời nói của mình”.
Anh Chỉnh chỉ lại vị trí xe con trai bác Huế chạy đến và tự ngã ở phía bên phần đường của mình - sau đó bị xe của Quang lao qua tông vào
Người thứ hai là bác Nguyễn Cửu Thi (SN 1965) cũng cho biết mình cũng nhìn thấy tương tự như anh Chỉnh. “Tôi đang mang khay trà nước ra trước nhà uống thì thấy con ông Huế chạy xe về với tốc độ cũng hơi nhanh. Tự nhiên xe mất thăng bằng, chao đảo, nghiêng rồi ngã xuống. Xe Nhân ngã ở phần đường bên phải của Nhân. Nhưng đúng lúc đó, không may có 1 xe ngược chiều do cháu nhỏ điều khiển, thấy mất bình tĩnh rồi lao vào qua đường bên trái, tông vào Nhân. Phần sai là do cháu nhỏ tông vào Nhân.
Người dân điện thoại lên công an xã, công an thị xã nhưng không ai lên. Sau khi người nhà của người tông vào Nhân lên giải phóng hiện trường, lấy xe đi thì thấy công an xã có lên một chút rồi về. Sáng hôm sau công an thị xã về dựng lại hiện trường. Họ cũng có hỏi tụi tui về sự việc. Tui cũng không là bà con của ai hết nên có chi nói nấy thôi”, bác Thi kể về sự việc.
Tuy nhiên, trong biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông ngày 3/10 của Công an Thị xã Hương Thủy lại trái với những gì 2 nhân chứng trên. Cụ thể ở phần “Lỗi của các bên liên quan vụ tai nạn giao thông” ghi: “Không làm chủ tốc độ, xử lý tay lái kém nên Đỗ Văn Nhân bị ngã và trượt trên mặt đường cả người và xe. Sau đó tông vào xe mô tô của Quang gây tai nạn; Nhân chiếm phần đường bên trái”.
Gia đình của ông Đỗ Huế đã không đồng ý với cơ quan điều tra công an Thị xã Hương Thủy. Từ ngày xảy ra tai nạn, đến đám tang con cho đến nay không thấy ai bên nhà Quang qua hỏi thăm. “Ngoài ra, trong lúc lên làm việc với công an thị xã, có 1 công an viên nói tôi lấy 15 triệu của người nhà Quang rồi bãi nại vụ việc cho xong cho rồi. Nhưng tôi không chịu, nói con tôi chết oan, phải trả lại sự thật cho con tôi. Tôi sẽ lên công an tỉnh, ủy ban tỉnh để nhờ cấp cao hơn xem xét” - bác Huế cho biết thêm.
Nhiều người dân không đồng tình với ý kiến của công an Thị xã Hương Thủy
Ngày 13/10, PV đã về trụ sở công an Thị xã Hương Thủy để làm việc. Khi gặp Đại tá Phạm Văn Thắng - Trưởng Công an thị xã để hỏi về vụ việc thì Đại tá Thắng từ chối phát ngôn, nói phải có chỉ đạo của ban lãnh đạo công an tỉnh Thừa Thiên Huế thì mới được phát ngôn vì do đây là quy định của ngành? “Các anh yên tâm, chúng tôi làm các vụ việc như thế này tốt lắm, người bị nạn là yếu tố ưu tiên được xem xét kỹ và bảo vệ” - ông Thắng cho biết.
Đối chiếu với Quyết định số 10/2014/QĐ-UBND ngày 7/3/2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về “Ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”, đã quy định: “Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của đơn vị, địa phương là người đứng đầu các đơn vị, địa phương hay người được người đứng đầu đơn vị, địa phương giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí”. Cũng trong các buổi gặp mặt báo chí cuối năm do công an tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, Ban giám đốc công an tỉnh đã truyền đạt ý kiến, nếu các vụ việc không quá phức tạp, không mang tính chất mật thì trưởng công an các đơn vị cấp dưới phải phát ngôn với báo chí. Như vậy, ông Thắng phải có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho báo chí vì ông là người đứng đầu của công an thị xã Hương Thủy.
Quy định người phát ngôn với báo chí của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế là người đứng đầu các đơn vị, địa phương.
Thiết nghĩ, vụ việc chưa biết đúng sai rõ ràng, công an Hương Thủy cần xem xét 2 nhân chứng Chỉnh và Thi để làm rõ một số điểm mấu chốt trong vụ tai nạn giao thông chết người gây oan ức cho người nhà của nạn nhân để người dân “tâm phục, khẩu phục”.
Đại Dương
Trên 150 trí thức Đức yêu cầu bà Merkel đòi trả tự do cho Lê Quốc Quân
RFI-Thụy My- ngày 18-10-2014 20:28
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc họp báo tại Berlin ngày 15/10/2014.REUTERS/Fabrizio Bensch
Nhân dịp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng công du Berlin, 158 trí thức Đức vào tuần trước đã gởi thư cho bà Angela Merkel, yêu cầu Thủ tướng Đức lên tiếng đòi trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân, đồng thời đặt vấn đề về việc chính quyền Saigon giải tỏa các cơ sở tôn giáo tại Thủ Thiêm.
Lá thư đề nghị Thủ tướng Đức Angela Merkel nêu ra trường hợp luật sư Lê Quốc Quân khi hội kiến với người đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Giáo sư Johannes Kals thay mặt cho tập thể 158 trí thức Đức đề nghị bà Merkel mạnh mẽ yêu cầu chính quyền Việt Nam phải trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho ông Lê Quốc Quân.
Bên cạnh đó, thư của các nhà trí thức Đức cũng nhắc đến nguy cơ chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm bị giải tỏa, cùng với một số cơ sở tôn giáo khác tại đây như Dòng Mến Thánh Giá, thánh đường Công giáo, nhà nguyện Hội thánh Tin Lành.
Bị bắt lần đầu vào tháng 12/2012 với tội danh trốn thuế, đến tháng 2/2014 tòa phúc thẩm Việt Nam đã y án 30 tháng tù cho nhà đấu tranh dân chủ Lê Quốc Quân.
Lá thư nhắc lại các khuyến cáo của chính phủ Đức trong dịp Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 05/02/2014 mà Việt Nam là thành viên. Trong đó có việc trả tự do ngay cho các tù nhân bị bắt giữ tùy tiện, và tôn trọng quyền tự do tôn giáo, hội họp, tự do ngôn luận.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc họp báo tại Berlin ngày 15/10/2014.REUTERS/Fabrizio Bensch
Nhân dịp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng công du Berlin, 158 trí thức Đức vào tuần trước đã gởi thư cho bà Angela Merkel, yêu cầu Thủ tướng Đức lên tiếng đòi trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân, đồng thời đặt vấn đề về việc chính quyền Saigon giải tỏa các cơ sở tôn giáo tại Thủ Thiêm.
Lá thư đề nghị Thủ tướng Đức Angela Merkel nêu ra trường hợp luật sư Lê Quốc Quân khi hội kiến với người đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Giáo sư Johannes Kals thay mặt cho tập thể 158 trí thức Đức đề nghị bà Merkel mạnh mẽ yêu cầu chính quyền Việt Nam phải trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho ông Lê Quốc Quân.
Bên cạnh đó, thư của các nhà trí thức Đức cũng nhắc đến nguy cơ chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm bị giải tỏa, cùng với một số cơ sở tôn giáo khác tại đây như Dòng Mến Thánh Giá, thánh đường Công giáo, nhà nguyện Hội thánh Tin Lành.
Bị bắt lần đầu vào tháng 12/2012 với tội danh trốn thuế, đến tháng 2/2014 tòa phúc thẩm Việt Nam đã y án 30 tháng tù cho nhà đấu tranh dân chủ Lê Quốc Quân.
Lá thư nhắc lại các khuyến cáo của chính phủ Đức trong dịp Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 05/02/2014 mà Việt Nam là thành viên. Trong đó có việc trả tự do ngay cho các tù nhân bị bắt giữ tùy tiện, và tôn trọng quyền tự do tôn giáo, hội họp, tự do ngôn luận.
Trung Quốc điều 3 tàu tuần duyên đến Điếu Ngư/Senkaku
(TNO) Trung Quốc đã điều 3 tàu tuần duyên đến vùng biển quanh Điếu Ngư/Senkaku, quần đảo tranh chấp với Nhật trên biển Hoa Đông, sau khi Bắc Kinh phản đối việc Thủ tướng Nhật Shinzo Abe gửi đồ cúng đến đền thờ Yasukuni.
Một phần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nhìn từ trên không - Ảnh: Reuters |
Reuters ngày 19.10 dẫn thông cáo của Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc cho biết 3 tàu tuần duyên Trung Quốc - 2305, 2101 và 2112 - đã tuần tra ở “vùng biển của Trung Quốc” quanh quần đảo Điếu Ngư (phía Nhật Bản gọi là Senkaku) vào ngày 18.10, nhưng không công bố thêm chi tiết.
Căng thẳng Trung-Nhật leo thang kể từ tháng 9.2012, khi đó Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa những hòn đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư. Tàu tuần duyên và hải quân Trung Quốc - Nhật Bản thường xuyên “đụng độ”, chơi trò “mèo vờn chuột” tại vùng biển gần quần đảo này, theo Reuters.
Trước đó, ngày 17.10 Trung Quốc lên tiếng phản đối gay gắt việc trên 100 nhà làm luật Nhật Bản đến thăm đền Yasukuni ở thủ đô Tokyo và Thủ tướng Abe gửi đồ cúng đến đền này. Bắc Kinh cho rằng động thái này sẽ làm ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.
Đền Yasukuni trở thành địa điểm gây tranh cãi không chỉ trong xã hội Nhật Bản mà còn cả ở một số quốc gia như Trung Quốc và Hàn Quốc - những nước từng bị Nhật Bản xâm lược. Trong gần 2,5 triệu người Nhật được thờ trong đền này có 14 tội phạm chiến tranh.
Trung Quốc và Hàn Quốc xem đền Yasukuni là biểu tượng quá khứ của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Hằng năm, các quan chức Nhật thường đến thăm đền Yasukuni (145 năm tuổi). Điều này khiến Hàn Quốc và Trung Quốc lên tiếng phản đối.
Thủ tướng Abe sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương được tổ chức tại thủ đô Bắc Kinh vào ngày 10-11.11. Cuộc gặp này được kỳ vọng sẽ giúp "phá băng” trong quan hệ Nhật-Trung, theo Reuters.
19/10/2014 12:30
Phúc Duy
Hải Quân Mỹ điều động ba khu trục hạm mới tới Nhật
WASHINGTON, DC (Navy Times) - Trong ba năm tới, Hải Quân Mỹ sẽ điều động ba khu trục hạm mới, hai chiếc từ San Diego và một từ Norfolk, Virginia, để sang đóng tại Nhật, theo thông cáo của Bộ Chỉ Huy Hạm Đội hôm Thứ Năm.
Khu trục hạm USS Barry sẽ được điều động qua Nhật. (Hình: U.S. Navy via Getty Images)
Trong số này, có chiến hạm Benford, có khả năng chống hỏa tiễn đạn đạo (Ballistic Missile Defense-BMD), sẽ rời căn cứ hải quân ở San Diego để sang Yokosuka, Nhật, vào mùa Hè năm 2015.
Chiếc USS Barry sẽ rời Norfolk sang Yokosuka vào đầu năm 2016, thay thế chiếc USS Lassen (từng do hạm trưởng Lê Bá Hùng chỉ huy) về lại căn cứ Mayport, Florida.
Chiếc Barry sẽ được trang bị hệ thống BMD trước khi sang Nhật.
Chiến hạm USS Milius, có trang bị BMD, hiện có bến nhà ở San Diego, sẽ sang Nhật vào mùa Hè năm 2017.
Các thay đổi này nằm trong kế họach lâu dài của Hải Quân Mỹ nhằm đưa các tàu chiến tối tân và nhiều khả năng tác chiến nhất sang khu vực được coi là “tiền tuyến,” theo lời nữ phát ngôn viên Bộ Tư Lệnh Hạm Đội, Julie Ann Ripley.
Điều này cũng nhằm đáp ứng quyết định của Bộ Trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel là đưa thêm hai chiến hạm có trang bị BMD sang Nhật vào năm 2017.
Hải Quân Mỹ dự trù đưa 60% hạm đội sang vùng Thái Bình Dương vào năm 2020.
Chiến lược của Mỹ đã chuyển trục sang vùng này từ năm 2012, trong lúc sự căng thẳng giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng Á Châu đang gia tăng và mối đe dọa từ Bắc Hàn trầm trọng hơn.
Cả ba chiến hạm nói trên được trang bị hùng hậu và có khả năng đối phó với đủ mọi loại hỏa tiễn, chiến hạm trên và dưới mặt nước cũng như phi cơ. (V.Giang)
10-18- 2014 3:31:14 PM
Theo Người Việt
Khu trục hạm USS Barry sẽ được điều động qua Nhật. (Hình: U.S. Navy via Getty Images)
Trong số này, có chiến hạm Benford, có khả năng chống hỏa tiễn đạn đạo (Ballistic Missile Defense-BMD), sẽ rời căn cứ hải quân ở San Diego để sang Yokosuka, Nhật, vào mùa Hè năm 2015.
Chiếc USS Barry sẽ rời Norfolk sang Yokosuka vào đầu năm 2016, thay thế chiếc USS Lassen (từng do hạm trưởng Lê Bá Hùng chỉ huy) về lại căn cứ Mayport, Florida.
Chiếc Barry sẽ được trang bị hệ thống BMD trước khi sang Nhật.
Chiến hạm USS Milius, có trang bị BMD, hiện có bến nhà ở San Diego, sẽ sang Nhật vào mùa Hè năm 2017.
Các thay đổi này nằm trong kế họach lâu dài của Hải Quân Mỹ nhằm đưa các tàu chiến tối tân và nhiều khả năng tác chiến nhất sang khu vực được coi là “tiền tuyến,” theo lời nữ phát ngôn viên Bộ Tư Lệnh Hạm Đội, Julie Ann Ripley.
Điều này cũng nhằm đáp ứng quyết định của Bộ Trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel là đưa thêm hai chiến hạm có trang bị BMD sang Nhật vào năm 2017.
Hải Quân Mỹ dự trù đưa 60% hạm đội sang vùng Thái Bình Dương vào năm 2020.
Chiến lược của Mỹ đã chuyển trục sang vùng này từ năm 2012, trong lúc sự căng thẳng giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng Á Châu đang gia tăng và mối đe dọa từ Bắc Hàn trầm trọng hơn.
Cả ba chiến hạm nói trên được trang bị hùng hậu và có khả năng đối phó với đủ mọi loại hỏa tiễn, chiến hạm trên và dưới mặt nước cũng như phi cơ. (V.Giang)
10-18- 2014 3:31:14 PM
Theo Người Việt
Người Dân muốn biết
Đại Nghĩa (Danlambao) - Người Dân muốn biết cái khẩu hiệu “Dân biết, Dân bàn, Dân kiểm tra” của nhà cầm quyền Cộng sản thường rêu rao vậy mà có “Nói và Làm” hay chỉ “Nói và Lờ”? Từ lâu rồi có khi nào cộng sản cho Người Dân biết cái gì đâu mà bàn với kiểm tra! Do vậy cho nên Hòa thượng Thích Quảng Độ có nói: “Người cộng sản thường nói một đường, làm một nẻo, tin không được”, còn ông cộng sản lão thành Tô Hải thì nói: “cộng sản nói dzậy mà không phải dzậy”.
Tự hổm rày thấy có nhiều Người Dân muốn biết về cái “Bí mật Hội nghị Thành Đô” cái thời mà ông Tổng bí thư đảng CSVN kéo bộ tam sên Linh-Mười- Đồngqua Tàu ký cái bí mật gì mà mới đây Hoàn Cầu Thời Báo và Tân Hoa xã của Trung cộng nó bật mí tùm lum. Thêm một tài liệu khả tin được tiết lộ bởi "Lý Bằng Nhật ký ngoại sự" và “Hợp tác phát triển hòa bình” được công bố bởi nhà xuất bản Tân Hoa xã” (DanLamBao online ngày 18-10-2014). Chẳng những bọn Trung cộng nó bật mí mà Wikileaks cũng “leak” ra tin y chang như vậy từ lâu:
“…nằm trong số 3.100 các bức điện đánh đi từ Hà Nội và TP.HCM của cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam gửi chánh phủ Hoa Kỳ, tài liệu này có đoạn ghi rõ”:
“Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng thành công CNCS, đảng CSVN và nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ và Việt Nam bày tỏ mong muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận và đề nghị phía Trung Quốc để Việt Nam được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía Trung Quốc đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho thời hạn phía Việt Nam trong thời hạn 30 năm(1990-2020) để đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”. (ĐatViet online ngày 12-1-2010)
Người Dân và các cụ cách mạng lão thành hỏi nột quá nhà cầm quyền CSVN trả lời ú ớ trong cái gọi là “Tài liệu tuyên truyền nội bộ về cuộc gặp cấp cao Việt Nam-Trung Quốc tại thành Đô tháng 9-1990” rằng:
“Trong hội đàm, trao đổi không hề có vấn đề phía Trung quốc gây sức ép với ta về nhân sự, không hề có cái gọi là thỏa thuận rằng: ‘Việt Nam sẽ thành khu tự trị thuộc Trung quốc, giống như Nội Mông, Tân Cương và Quảng Tây vào năm 2020…’, như thông tin trên một số trang mạng, blog đã đưa. Đây là luận điệu bịa đặt với ý đồ kích động gấy bức xúc trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân”. (DanLamBao online ngày 12-10-2014)
Qua lời giải thích lấp liếm và thiếu thành thật khiến Người Dân không tin, một chi tiết quan trọng có thể kiểm chứng được mà cộng sản đã chối quanh là việc “có bị Trung cộng gây sức ép về nhân sự hay không?” Cộng sản trả lời: không, nhưng Đại tá CAND Nguyễn Đăng Quang là người từng nhiều lần tiếp xúc với cựu Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch trả lời: có. Ông cho biết:
“Nhớ lại, vào một tối đầu Thu 1987 tại New York, Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch có nói riêng với người viết bài này khi ông dẫn đầu phái đoàn CHXHCN Việt Nam sang dự khóa họp thứ 42 Đại hội đồng LHQ: ‘Họ công khai ra điều kiện cho lãnh dạo ta là ‘Nếu Việt Nam thực tâm muốn cải thiện và bình thường hóa quan hệ với TQ thì việc đầu tiên VN phải làm là bỏ Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch”. (Boxitvn online ngày 5-8-2014)
Người Dân muốn biết Đại tá Nguyễn Đăng Quang nói thế mà có đúng không? Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ của CSVN tại Bắc kinh trên 10 năm cũng đã công nhận “đúng”. Như vậy nhà cầm quyền CSVN còn tiếp tục chối quanh và lừa dối Nhân Dân nữa không? Không lâu sau đó ông Nguyễn Cơ Thạch bị mất chức ngoại trưởng theo yêu cầu của quan thầy Trung cộng.
“Trung quốc rất ghét Nguyễn Cơ Thạch cho nên mới ép phái đoàn của ta tại Thành Đô phải nhận điều đó. Phải gạt bỏ Nguyễn Cơ Thạch thì mới bình thường hóa quan hệ. Phái đoàn ta lúc bấy giờ chả hiểu các ông ấy như thế nào mà lại chấp nhận cái điều kiện ấy của nó”. (RFA online ngày 9-10-2014)
Người Dân muốn biết trong “Bức Thư ngỏ” của một số tướng tá và những nhà cách mạng lão thành đã mô tả rõ tình hình Việt Nam với những chuyển biến xấu nhưng theo chìu có lợi cho Trung cộng, đó có phải đang từng bước diễn biến theo mật ước Thành Đô?
“Sau Hội nghị Thành Đô năm 1990 đến nay, Việt Nam đã có nhiều nhân nhượng trong quan hệ với Trung quốc, phải trả giá đắt và càng nhân nhượng, Trung quốc càng lấn tới. Gần đây trong bối cảnh quốc tế phức tạp, Trung quốc có nhiều hành vi leo thang mới trong mưu đồ xâm lược và bá chiếm Biển Đông, coi Việt Nam là mắt xích yếu nhất cần khuất phục trước tiên. Thực tế bóc trần cái gọi là ‘cùng chung ý thức hệ XHCN’ chỉ là sự ngộ nhận và ‘4 tốt, 16 chữ’ chỉ là để che đậy dã tâm bành trướng. Cho đến nay, thế lực bành trướng Trung quốc đã đi được những bước quan trọng trong mưu đồ biến Việt Nam thành ‘chư hầu mới của họ”.(Boxitvn online ngày 28-7-2014)
Thiếu tướng QĐND Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ CSVN lâu năm tại Bắc kinh nói rõ ý nghĩa và mục đích của 16 chữ vàng mà Trung cộng “ếm” miệng CSVN “á khẩu” trong khi Trung cộng ngày đêm ra sức gậm nhấm biển đảo của Việt Nam:
“16 chữ vàng mà nhà cầm quyền Trung quốc vẽ ra chỉ là trò giả hiệu. Nó chỉ là lá bùa dán vào miệng để bịt miệng Việt Nam, ‘để ăn cướp mà Việt Nam không được la làng’, ‘xẻo thịt, cắt da Việt Nam cũng không kêu được’. Đáng tiếc là những nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn ‘Hữu nghị một chiều”. (ĐoiThoai online ngày 27-5-2010)
Ông Dương Danh Dy, nhà ngoại giao kỳ cựu của CSVN ở Bắc kinh trả lời phỏng vấn của Mặc Lâm, đài RFA, ông nói lên cái kinh nghiệm của mình như sau:
“Tôi làm việc với Trung Quốc suốt từ năm 1962, đến năm nay về hưu rồi nhưng mà vẫn cứ tiếp xúc, vẫn phải làm việc với Trung Quốc - anh láng giềng to, khỏe, lại tham, xấu tính. Mệt lắm! Lúc hữu nghị mình tưởng nó giúp mình hết sức nhưng mà nó luôn luôn tìm cách thọc gậy. Ngay trong lúc họ giúp đỡ mình to lớn nhất, họ vẫn có ý đồ. Lúc đầu mình không để ý. Cho nên trong một buổi phát thanh gần đây tôi có nói thế này:
“Mắt tôi đã từng thấy thế hệ cha anh bị Trung Quốc mang lòng tin ra để đánh lừa, thế hệ tôi cũng bị Trung Quốc mang cái lòng tin ra để đánh lừa. Tôi hy vọng và tôi mong rằng thế hệ sau tôi không mắc những cái nhược điểm đó”. (RFA online ngày 7-7-2009)
Người Dân muốn biết tại sao có công an dư để đi rình mò, đóng chốt quanh nhà của những nhà đấu tranh vì dân chủ mà lại không có công an để kiểm soát những tình báo gián điệp giả công nhân lao động nhập lậu “nằm vùng” khắp cả nước, điển hình như bản tin “Gần 3.000 lao động Trung quốc không phép ở Vũng Áng”(MotTheGioi online ngày 16-10-2014) gây nguy hại đến an ninh quốc gia, nhà cầm quyền CSVN có biết không? Nhà cầm quyền CSVN có kế hoạch gì kiểm soát những công nhân lao động chính thức cũng như chui lậu của Trung cộng ở Việt Nam? Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cảnh báo Trung cộng đã từng bước xâm lấn trong bờ, ngoài biển để chờ ngày “tiếp thu” vậy đảng CSVN có biết không?
“Những nơi TQ thuê, mua, họ đều đưa người của họ sang làm. TQ trúng thầu 90% cộng trình trọng điểm của nước ta. Bằng nhiều thủ đoạn, bất chấp luật pháp của nước ta, họ đưa ào ạt lao động phổ thông vào. Thế là họ vừa thực hiện được mục đích di dân vừa bố trí được đội quân thứ năm hàng vạn người rải khắp nước ta. Rất nhiều người trong số họ lấy vợ Việt Nam, sau thời hạn 50, 70 năm sẽ có hàng trăm ‘làng TQ’ trong nước ta.
Cứ đà này, sớm muộn nước ta sẽ trở thành ‘thuộc quốc’ hoặc ‘thuộc địa kiểu mới’ của chủ nghĩa bành trướng, bá quyền Đại Hán!” (Boxitvn online ngày 17-4-2014)
Người Dân muốn biết tại sao 90% dự án nhiệt điện lại giao cho thầu Trung cộng, có ý đồ gì? Đến giờ G là những nhà máy điện này “cúp” thì Việt Nam có trở tay kịp không? Những tác hại nầy được Giáo sư Bùi Huy Phùng, Viện Khoa học Năng lượng cảnh báo như sau:
“Việc hiện 90% dự án nhiệt điện hiện nay đều do Trung Quốc thắng thầu sẽ dẫn tới sự phụ thuộc, có nguy cơ mất an ninh năng lượng khi có sự cố xảy ra, vì khi đó chúng ta có cái gì làm đối trọng. Đây là điều đáng nghĩ”. (TienPhong online ngày 18-7-2011)
Cũng từ Hội nghị Thành Đô đảng CSVN bắt đầu yếu hèn, cúc cung tận tụy… Cụ Thẩm phán Trần Lâm nêu thắc mắc, vậy đảng CSVN hãy gỡ rối tơ lòng cho cụ, nhớ đừng nói gạt ông già nhé:
“Phải chăng nó bắt nguồn từ xa xưa mối quan hệ Việt Trung? Có phải nó trực tiếp sâu đậm từ cuộc gặp Thành Đô không? Có phải tự thấy yếu kém mà phải tự gắn bó với Trung Quốc, tự mình nhận làm học trò của Trung Quốc rồi tự mình trở thành tôi tớ của Trung quốc… ‘Người ta mạnh vì anh quỳ gối’. Hay ta bị mắc lừa?” (ĐanChimViet online ngày 12-10-2010)
Người Dân muốn biết, Đại tá QĐND Phạm Đình Trọng nói đảng CSVN coi trọng đảng hơn coi trọng Tổ quốc, thà hy sinh dâng Tổ quốc làm chư hầu cho Trung cộng còn hơn là mất đảng, có phải vậy không?
“Nhưng từ sau cuộc mặc cả Thành Đô của lãnh đạo đảng CSVN với lãnh đạo đảng CSTQ, tháng Chín, năm 1990, cuộc mặc cả coi sống còn của đảng Cộng sản cần thiết hơn sự sống còn của đất nước Việt Nam, cần thiết hơn sự sống còn của dân tộc Việt Nam, đảng CSVN đã biến kẻ thù cướp đất Việt Nam, giết dân Việt Nam thành bạn vàng ý thức hệ”. (DanLamBao online ngày 17-2-2014)
Triết gia Trần Đức Thảo trong “Những lời trăng trối” đã nói rõ nguồn gốc khai sinh ra đảng CSVN, vì thế cho nên cái đảng này chỉ là công cụ, là cánh tay nối dài của đảng CSTQ và họ chỉ biết cúi đầu vâng dạ mà thôi.
“Chính Mao chủ tịch đã thu xếp, đề bạt để ‘bác’ gia nhập đảng Cộng sản Trung Quốc và đưa vào làm việc ở Bát Lộ Quân… rồi chỉ đạo ‘bác’ đứng ra thành lập đảng Cộng sản Việt Nam để kết nghĩa anh em với đảng CSTQ”. (TĐT. NLTT-trang 254-255)
Vì Hồ Chí Minh là đảng viên của đảng CSTQ mà lại là chủ tịch đảng CSVN, do đó đảng CSVN chỉ là đàn con của đảng CSTQ chớ không phải anh em như chúng tuyên bố, luôn phải thi hành lệnh của đảng CSTQ. Và Việt Nam đã lệ thuộc Thiên triều kể tứ đó, cụ thể nhất là Hồ Chí Minh đã thi hành lệnh Mao Trạch Đông diệt chủng nhân dân Việt Nam qua phong trào CCRĐ v.v… Sau cùng là “đứa con hoang” sẽ “gia nhập đại gia đình dân tộc Hán quốc” vào năm 2020 như đã định ở Thành Đô. Biết ra nguồn cội của đảng CSVN, Nhân Dân cần phải sớm giải tán nó và sớm chận đứng ngay diễn biến xâm lược của Trung cộng chớ nếu để trễ hơn khi ván đã đóng hòm thì có trở tay cũng không còn kịp nữa. Theo Tiến sĩHà Sĩ Phu đã nói:
“Toàn bộ kế hoạch ‘đô hộ Việt Nam kiểu mới’ mấy chục năm nay của Trung cộng được thiết kế trên hai chữ Cộng sản, giữ cái nền Cộng sản là giúp cho mưu đồ Hán hóa có một ưu thế ở tầm chiến lược.
Giữ Cộng sản thì Việt Nam bị ràng buộc bởi quá khứ đầy nợ nần và lầm lỡ, khó thoát ra, chẳng hạn như công hàm 1958, cam kết Thành Đô, các ký kết thời Lê Khả Phiêu, thời Nông Đức Mạnh, thời Nguyễn Phú Trọng…” (Boxitvn online ngày 3-6-20114)
Người Dân muốn biết có phải Quốc hội chỉ là một cái loa rè, khi nào đảng mở máy thì nó mới được
mở cửa phát thanh còn không thì nó tắt ngủm và đóng cửa, nghỉ. Còn nơi tiếp dân khi chưa có lệnh đảng nên miễn tiếp dân, xin đừng thắc mắc. Mới đây:
“…đại diện của Mạng Lưới Blogger Việt Nam thực hiện ‘Điều chúng tôi muốn biết’ ở cả hai nơi là Hà Nội và Sà Gòn vào sáng ngày 15 tháng 10 đến tại trụ sở Ban Dân Nguyện ngay tại thủ đô Hà Nội và Văn phòng Quốc hội ở phía Nam tại Sài Gòn để trao văn bản ‘Yêu cầu Quốc hội bạch hóa Hội Nghị Thành Đô’.
Tuy nhiên theo những người tham gia thì ở cả hai nơi họ đều không thể vào bên trong gặp người phụ trách để thực hiện việc trao văn bản như đã định”. (RFA online ngày 15-10-2014)
Bí mật của cuộc Hội nghị Thành Đô năm 1990, nhà cầm quyền CSVN đã dấu nhẹm 24 năm qua vì áp lực của Nhân Dân nên bất đắc dĩ phải giải thích một cách lấp liếm nhất là chuyện gạt bỏ Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch vẫn chối quanh trong khi chính người trong cuộc đã xác nhận. Thế là một sự giải thích mà Người Dân chưa thỏa mãn, Người Dân còn muốn biết. Trong bài “Đã đến lúc giải mật Hội nghị Thành Đô?” Đại tá CAND Nguyễn Đăng Quang một lần nữa nói lên ý nguyện của Người Dân:
“Còn chuyện có công bố cho Dân biết về Hội nghị Thành Đô hay không thì tôi nghĩ rằng không phải là chuyện dễ làm nhưng phần nào ít nhiều gì cũng phải cho Người Dân biết”. (RFA online ngày 6-8-2014)
Vai trò bán nước của Đồng Tàu ở Lầu Xanh Thành Đô
Từ nghi vấn, lập luận, đến kết luận Đồng là gián điệp Tàu
Sau khi nghiên cứu kỹ (trong điều kiện “minh bạch thông tin” hiện nay của CSVN) tiểu sử, hành tung, tính cách của bộ ba đệ tử ruột của Hồ là Đồng-Chinh-Giáp thì tôi đã đi đến nghi vấn và kết luận tạm về Đồng, rằng Đồng cũng như Hồ, đã được tình báo Hoa Nam thay bằng một người Tàu từ khoảng 1940, khi Đồng ra tù và sang Quảng Châu lúc đó, đội lốt một người Tàu tên Lâm Bá Kiệt. Sau đó Kiệt (vai Đồng) cùng Hồ về nước đầu 1941… lập nên cặp bài trùng gián điệp Tàu có một không hai trong lịch sử gián điệp thế giới (vì gián điệp nhưng chiếm đến ngôi số 1 và số 3 của đối thủ trong suốt hơn 30 năm sau đó đến chết không bị “phát hiện”)!
Tôi đã đưa ra nghi vấn, lập luận và kết luận cá nhân đó trong một số bài viết của mình, mà một trong những bằng chứng/cơ sở lập luận gián tiếp là sau khi đi TQ về cùng Hồ năm 1941, Đồng không về HN thăm ân nhân là cơ sở cũ mà ở lại biên giới Việt-Trung cùng Hồ đến tận 1945, năm 1946 Đồng mới về HN lấy vợ trẻ rồi đi ngay vào Liên khu V theo lệnh của Hồ (làm đặc phái viên CP), để cô vợ trẻ phải lặn lội từ HN vào trong khu V tìm chồng nhưng chưa kịp tìm thấy chồng thì đã bị điên không nhận ra chồng nữa. Từ đó Đồng sống cách biệt một mình, chỉ thỉnh thoảng đến thăm vợ điên trong suốt mấy chục năm sau đó… Có gì đó rất không bình thường giữa Đồng và gia đình vợ và vợ vốn là ân nhân của Đồng trước 1940? Có người nói, Đồng là người Tàu, đã có vợ con Tàu, năm 1946 lấy vợ HN là theo nhiệm vụ làm vỏ bọc mà thôi. Và vì người vợ trẻ có thể đã phát hiện ra Đồng từ Từ Tàu về lại thành người Tàu thật nên cô phải bị điên? Điều này cũng dễ kiểm tra, nếu đem thử AND của con trai Đồng là tướng Phạm Sơn Dương hiện nay với họ hàng Đồng “thật” gốc ở Quảng Ngãi, nếu không khớp là rõ ngay Đồng là Tàu…
Cơ sở lập luận thứ hai là chúng ta thấy Đồng sống và làm việc rất khép kín, kín tiếng như một cái bóng của Hồ, ngay cạnh Hồ, là phụ tá thực sự duy nhất của Hồ, khác hẳn Đồng những năm 1930-40 là của phong trào đấu tranh. Đồng lên rất nhanh, thần kỳ hơn cả Giáp và hàng trăm ủy viên TƯ CSVN khác thời kỳ 1945-1955. Năm 1940 Đồng mới vào đảng CSĐD cùng Giáp, năm 1947 mới là TƯ ủy viên dự khuyết mà 1945 (chưa là gì) đã là Bộ trưởng Tài chính rồi thay Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Tường Tam đi Pháp, năm 1949 đã là Phó Thủ tướng thứ nhất chỉ sau Hồ, và năm 1951 đã vào Bộ Chính trị cùng Giáp, năm 1955 đã là thủ tướng VNDCCH sau chuyến đi Geneve chia cắt đất nước năm 1954… Rất nhanh chóng, Đồng lên cao tột đỉnh không còn chỗ để lên nữa vì còn Hồ, Chinh, Duẩn. Rồi Đồng rất yên phận giữ chức Thủ tướng 32 năm, không bon chen kèn cựa như trước nữa, và không kỷ luật ai suốt 32 năm, và cũng không có một thành tích nào nổi bật. Dường như Đồng chiếm chỗ thủ tướng chỉ để không cho người khác ngồi, vì có mục đích gì đó cao hơn làm thủ tướng CP VNDCCH nhiều? Làm thủ tướng VNDCCH với Đồng dường như chỉ là một phương tiện phải có thật nhanh để dùng nó (như vỏ bọc thôi) cho sứ mệnh cuộc đời Đồng…? Sứ mệnh ấy là gì? Phục vụ cố quốc Tàu!
Cơ sở lập luận thứ ba là công hàm Đồng ký bán Hoàng Sa và Trường Sa cho Tàu ngay trong năm 1958 khi vừa yên vị thủ tướng. Nó sặc mùi Tàu về cả nội dung và văn phong bán nước Việt ngấm ngầm cho Tàu mà người Việt không thể chấp nhận, cũng như cách nó được Đồng viết và ký rất kín đáo (mà có lẽ không qua tay một thư ký hay cố vấn Việt nào trong VPCP của Đồng, và vì thế sẽ không có hồ sơ lưu kiểu như ai ra lệnh, ai chấp bút, ai kiểm tra để Đồng ký rồi lưu ở đâu, để mãi mấy chục năm sau chính Tàu cộng công bố ra để cướp biển đảo VN thì dân mới biết…?). Lẽ ra, công hàm đó dù là Đồng ký thì phải xuất phát từ đề nghị và dự thảo của Bộ Ngoại giao vốn có chức năng làm việc đó? Về nội dung công hàm đó thì đến 1958 Đồng đã kịp là “sư tổ” trước đó đã hai lần bán nước Việt cho Pháp năm 1946 ở Hội nghị Fontainebleau và năm 1954 ở Hội nghi Geneve chia cắt đất nước Việt rồi. Có lẽ trước khi vào Việt Nam năm 1941 Đồng đã được tình báo Hoa Nam đào tạo thành gián điệp ngoại giao quốc tế loại thặng thừa nên năm 1946 Hồ đã cử ngay Đồng đi Pháp, và năm 1954 lại đi Geneve, hầu như toàn quyền (lần sau ở Geneve thì Đồng đã có sếp Chu Ân Lai bên cạnh nên Hồ khỏi lo)… Và cơ sơ lập chính thứ tư và cuối cùng của tôi là việc Đồng rất vô cớ đã về hưu 3 năm từ 1987 rồi lại được vời ra đi dự Hội nghị Bán nước ở Thành Đô, lúc đó đã 81 tuổi và còn không phải Cố vấn Ban CHTU đảng gì cả (mãi tháng 6/1991, ở ĐH 7 của đảng CSVN, Đồng mới cùng Linh lên cố vấn). Ở Hội Nghị Thành Đô, Đồng có nhiệm vụ gì?
Suốt cuộc đời và sự nghiệp “vẻ vang phục vụ” đất nước trên đỉnh cao quyền lực suốt hơn 60 năm của Đồng (từ 1940 đến 2000), Đồng chỉ làm 4 việc nổi bất đều là 4 việc bán nước Việt hại dân Việt, đó là: rước Pháp vào lại VN năm 1946, chia cắt đất nước năm 1954, bán biển đảo VN cho tàu cộng năm 1958 và bán cả tương lai dân tộc cho Tàu năm 1990 ở Thành Đô… đó là gấp trên 4 lần tội trạng của những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống rồi, người Việt không thể kiên trì làm được như thế!
Nếu là người Việt, chỉ một vụ ký công hàm 1958 của Đồng đủ làm bất kỳ ai cũng phải ân hận, ăn năn và tự vấn lương tâm mà chết trong nhục nhã. Đằng này Đồng không thế, Đồng đã ký ba công hàm loại bán nước như thế (1946-Fontainebleau, 1954-Geneve và 1958-Hoàng Sa/Trường Sa) và còn vênh vang làm thủ tướng suốt 32 năm mới chịu về hưu mà không có một thành tích kinh tế nào ngoài công trạng đưa đất nước trở lại thời kỳ đồ đá! Và về hưu mấy năm rồi còn mò ra tháp tùng đàn em đi Hội nghị Thành Đô làm gì ở tuổi 84? (Tôi rất nghi rằng Hoa Nam phải có nhiều diễn viên trẻ để đóng vai Đồng chứ không thì một người 84 tuổi như Đồng làm sao minh mẫn làm việc phục vụ Trung cộng được?!)
Một sự nghiệp 32 năm làm thủ tướng với bất kỳ người Việt nào cũng là quá đủ để không thèm bon chen, nhất là năm 1990 đen tối, có thể để lại trách nhiệm khó khăn cho đàn em chúng nó gánh vác và chịu tội, còn mình giữ danh thơm?! Nhưng với Đồng là chưa đủ, dường như Đồng có sự nghiệp khác, và Đồng chưa hoàn thành sứ mệnh đó, nên vẫn phải cố theo ốp Linh, Mười đi bán nước ở Thành Đô mới xong. Và đó chỉ có thể là sự nghiệp cướp nước Việt cho người Tàu – sự nghiệp gián điệp Tàu! Và kẻ về Thành Đô có thể là Đồng Tàu thứ mấy chứ không phải đầu tiên?! Đồng Tàu “cuối cùng” chết năm 2000 thọ 94 tuổi trong khi cả thời trẻ Đồng thật rất nghèo khó và tù tội Côn Đảo… cũng là bằng chứng của sự gian trá (để kéo dài quyền kiểm soát ghế Thủ tướng VN mà thôi). Tôi tin CSVN sẽ chẳng còn hô sơ lưu trữ gì về tình trạng sức khỏe, bệnh tật của nhưng diễn viên Tàu đã tiếp nhau sang thủ vai Đồng suốt 60 năm đó…
Từ cuộc sống cá nhân gia đình Việt trên danh nghĩa của Đồng cũng có thể tìm ra vài cơ sở để nghi vấn và lập luận rằng Đồng là người Tàu, nhưng là các cơ sở lập luận phụ thôi.
Ví dụ, năm 1987, khi về hưu, Đồng được Bộ chính trị đề nghị và phân công viết hồi ký cuộc đời “cách mạng vinh quang” của mình vì là “học trò xuất sắc nhất” của Hồ, nhưng Đồng đã lập tức và dứt khoát từ chối “nhiệm vụ được phân công” đó? Tại sao? Vì có nhiều diễn viên Đồng khác nhau, thằng Đồng cuối nói sao khớp được hết với những thằng Đồng đầu? Vì Hoa Nam chưa nặn ra Trần Dân Đồng em Trần Dân Tiên và chưa kể “Những mẩu chuyện về đời lộn xộn của Đồng” như của Hồ để Đồng nhập vai T.Lan Man và từ đó viết ra “Vừa đi Tàu vừa kể chuyện Đồng” trên báo Nhân dân?
Hay ví dụ, Đồng có hai cháu nội duy nhất (trên danh nghĩa) là con của Phạm Sơn Dương và Đồng giành quyền đặt tên hai cháu là Quốc Hoa, Quốc Hương, rồi giải thích đó là hương hoa đất nước, nhưng ai dám bảo đó không có nghĩa là Đồng muốn ghi tạc nguồn gốc Đất nước Trung Hoa, và Quê hương Trung quốc của mình bằng hai sinh linh vô tội đó?!
Nhưng tôi khoái nhất vẫn là những bức ảnh Đồng đứng “bụm chim” (hai tay che trước bộ hạ như cầu thủ bóng đá đứng che bóng sắp bị đá phạt trong vòng cấm địa) trước Giang và Lý ở Thành Đô… Tư thế đó của Đồng nói lên điều gì? Các nhà tâm lý học trường phái Freud sẽ đọc vị Đồng rằng, đó là vì thân thế thật của Đồng Tàu “thứ chót” đó là rất thấp kém so với Giang và Lý trên tột đỉnh nước Tàu CS - chỉ là một nhân viên tình báo Tàu quèn, nên Đồng khúm núm bụm chim, muốn cam kết trước các ông chủ của mình rằng Đồng đang làm đúng, làm tốt nhiệm vụ và Đồng sẵn sàng hi sinh thân mình cho cam kết đó. Bởi vì, các ông chủ Tàu của Đồng có vẻ hoài nghi khả năng của Đồng “chót” và kết quả như mơ và dễ dàng ở Thành Đô từ hai kẻ khùng điên ngoài 70 tuổi là Linh-Mười kia, có thực là họ cam kết bán nước đơn giản vậy không? Lịch sử mấy nghìn năm thèm thuồng nước Việt của tộc Hán chưa bao giờ có cơ hội cướp nước Việt dễ dàng như thế?! Và (nhóm) kẻ Hán gian từng (thay nhau) đứng đầu chính phủ Việt – Tể tướng Việt suốt 32 năm cam kết: cướp được. Đây lã là lần thứ tư (nhóm) Đồng Tàu bán nước Việt rồi, lần này thì chúng muốn ôm trọn vẹn VN về cho cố quốc Tàu của chúng…
Và thú nhận của Lý Bằng - Thủ tướng Trung cộng về Đồng Tầu
Chúng ta hãy xem lại phần trích từ bài của ông Huỳnh Tâm dịch lại “Nhật ký ngoại sự” của Lý, mới đăng mấy hôm nay trên Dân Làm Báo (cảm ơn ông Huỳnh Tâm và Dân Làm Báo!):
Trích:
“Bài này trích trong cuốn "Nhật ký ngoại sự" và "Hòa bình phát triển hợp tác" của tác giả Lý Bằng. NXB Tân Hoa xã xuất bản. Nguồn: people.com.cn. [1]
Hàng trước từ trái sang: 1) Hoàng Bích Sơn, trưởng ban đối ngoại T.Ư. (3) Phạm Văn Đồng, (4) Nguyễn Văn Linh (bên phải Giang Trạch Dân), (5) Giang Trạch Dân (áo xám đứng giữa), (6) Lý Bằng, (7) Đỗ Mười, (9) Hồng Hà (bìa phải) và Đinh Nho Liêm. Ảnh chụp tại Kim Ngưu tân quán Thành Đô Tứ Xuyên (成都宾馆金牛)
Hội nghị vừa kết thúc, nhật báo Tứ Xuyên loan tải một thông điệp của phái đoàn Việt Nam: "Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên và cho Việt Nam thời gian 30 năm để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc!" [2]
Lý Bằng "Nhật ký ngoại sự" (外事日记). Về hình thức ghi lại quá trình bình thường hóa quan hệ Trung-Việt như sau:
Cuối những năm 1970. Việt Nam đưa quân sang Campuchia. Năm 1979, quan hệ Trung-Việt đụng đáy hết thuốc chữa. Tháng 12 năm 1986, thời đó Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đương quyền, tình hình quốc tế thay đổi, đặc biệt là ở Đông Âu, Liên Xô bị tan rã. Nguyễn Văn Linh tìm kiếm chính sách, điều chỉnh lại bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc-Việt Nam.
Sau khi hai bên Trung-Việt thông qua đường liên lạc, đồng ý hội nghị bí mật vào ngày 03 - 04 tháng 9 năm 1990. Nguyễn Văn Linh và Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười chấp nhận đàm phán với các nhà lãnh đạo Trung Quốc tại Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên.
Thứ Sáu, ngày 26 tháng 12 năm 1986. Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời vào tháng 7. Nguyễn Văn Linh được đắc cử Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, tại Đại hội 6 đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ Bảy, ngày 26 tháng 8.
Hôm nay, Việt Nam tuyên bố rằng "Rút toàn bộ quân đội của Việt Nam ra khỏi Campuchia". Lần này, tạo ra các điều kiện để giải quyết "trơn tru" cho mọi thuận lợi của vấn đề Campuchia, đồng thời làm "sạch" các chướng ngại bình thường hóa quan hệ Trung-Việt.
Thứ Tư, ngày 6 tháng 6.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, hẹn gặp Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy (Zhang Dewei) [3] tại Bộ Quốc phòng Việt Nam. Nguyễn (Văn Linh), hy vọng cho một lần đầu, thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, hai đảng, đồng thời mong sớm được đàm phán tại Trung Quốc.
Chủ Nhật, ngày 26 tháng 8.
Giới thiệu chuyến viếng thăm nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam tại Trung Quốc, gồm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh mục đích giải tỏa những vấn đề hai nước, hai đảng..., tôi đã nói với đồng chí Giang Trạch Dân, ông cho biết hoàn toàn tán thành.
Thứ Hai, ngày 27 tháng 8.
Về đồng chí Giang Trạch Dân và tôi sẽ hội kiến với Nguyễn Văn Linh theo những dự thảo liên quan, tôi đã báo cáo lên đồng chí Đặng Tiểu Bình. Theo quan điểm của Thế vận hội Châu Á (Asian Games), sắp tới tổ chức tại Bắc Kinh, nhưng cuộc họp này liên quan đến việc bình thường hóa quan hệ song phương Trung-Việt, đặc biệt hệ trọng, nên để tiện cho việc bảo mật, địa điểm hội đàm sẽ được bố trí ở Thành Đô.
Thứ Năm, ngày 30 tháng 8.
Đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đã đi đến Thành Đô để đàm phán nội bộ với Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười, đã có ban hành lời mời phía Việt Nam. Bây giờ thử xem Việt Nam trả lời thế nào.
Chủ Nhật, ngày 02 tháng 9.
15 giờ 30, tôi lên chiếc máy bay chuyên cơ, cất cánh từ vùng ngoại ô sân bay Tây Giao Bắc Kinh, khoảng 6 giờ 00 đến sân bay Thành Đô. Chúng tôi di chuyển bằng ô-tô qua lộ trình mất hơn 20 phút đến Kim Ngưu tân quán (宾馆金牛), Bí thư Tỉnh ủy Dương Nhữ Đại đang chờ đợi. Đồng chí Giang Trạch Dân đáp một chiếc bay chuyên cơ đến Thành Đô chậm hơn tôi nửa giờ sau, tôi đến Thành Đô. 08 giờ 30 tối. Đến 11 giờ đêm, tôi cùng đồng chí Giang Trạch Dân trao đổi chính sách cho cuộc đàm phán với phía Việt Nam vào ngày mai.
Thành Đô thứ Hai, ngày 03 tháng 9.
Buổi sáng, tôi đến chỗ đồng chí Giang Trạch Dân tiếp tục nghiên cứu các nguyên tắc tiến hành đàm phán với phía Việt Nam.
Khoảng 14 giờ 00, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng cùng đến Kim Ngưu tân quán Thành Đô (成都宾馆金牛) [4]. Giang Trạch Dân và tôi chào đón họ tại tầng lầu 1. Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, mặc veston cà phê, phong thái học giả. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười mái tóc bạc trắng cũng có thái độ mạnh mẽ, mặc veston màu xanh. Họ là những người trên bảy mươi tuổi, và Phạm Văn Đồng thị giác mắt nheo đục, mặc veston đại cán phù hợp với màu xanh, ông cũng là cựu chiến binh Trung Quốc.
Kim Ngưu tân quán Thành Đô Tứ Xuyên (成都宾馆金牛)
Buổi chiều, cuộc đàm phán bắt đầu, Nguyễn Văn Linh lần đầu tiên thực hiện một bài phát biểu dài. Mục đích mong muốn bày tỏ giải quyết các vấn đề Campuchia càng sớm càng tốt, đồng thời đàm phán việc thành lập Hội đồng tối cao của Campuchia là một phần ưu tiên, không nên loại trừ bất kỳ bên nào, không thể bày tỏ sự miễn cưỡng để can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia. Xem ra về vấn đề Campuchia, Nguyễn Văn Linh có vẻ chỉ muốn bày tỏ thái độ tuyên bố về nguyên tắc, trọng điểm là đặt vào phương diện bình thường hóa quan hệ Trung-Việt. Cuộc đàm phán tiếp tục cho đến 8 giờ 00, sau 08 giờ 30 mới bắt đầu mở tiệc buổi tối. Bên bàn tiệc, tôi và đồng chí Giang Trạch Dân lần lượt làm việc với Đỗ Mười và Nguyễn Văn Linh?
Thứ Ba, ngày 04 tháng 9.
Buổi sáng, chúng tôi tiếp tục họp với các nhà lãnh đạo của Việt Nam. Tại thời điểm này, có thể nói những vấn đề nêu ra trong đàm phán đã đi đến sự đồng thuận một cách khá thỏa đáng, cùng quyết định soạn thảo một bản "Kỷ yếu hội nghị".
14 giờ 30, trong hai bên Trung-Việt tổ chức một buổi lễ ký kết tại khách sạn trên tầng số 1 Nhà khách Kim Ngưu, hai bên lần lượt đồng ký do Tổng bí thư và Thủ tướng Chính phủ tương ứng. Đây là một bước ngoặc lịch sử trong quan hệ Trung-Việt. Đồng chí Giang Trạch Dân đọc câu thơ của Lỗ Tấn "Phong ba đã trôi, mỗi tình anh em vẫn còn, gặp nhau lại vui, bỏ qua hết thẩy hận thù" (Độ tận kiếp ba huynh đệ tại, Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu). Tặng cho các đồng chí Việt Nam. Về vấn đề này, các đồng chí Việt Nam tỏ ra hài lòng.
16:00, chuyên cơ cất cánh về Bắc Kinh, khoảng 6 giờ 10 như vậy đã đến nơi.
Thứ Bảy, ngày 29 tháng 6 năm 1991.
Đại hội 7 Đảng cộng sản Việt Nam bế mạc, Đỗ Mười được đắc cử Tổng bí thư, Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng làm cố vấn. Những giai điệu tổng thể của Đại hội 7, Đảng cộng sản Việt Nam, nhấn mạnh kiên trì giáo lý chủ nghĩa xã hội, tham gia vào các cải cách kinh tế, chủ trương tình hữu nghị Việt-Xô, Việt-Trung. Tinh thần của Đại hội 7 có lợi cho việc cải thiện quan hệ song phương Trung-Việt.”
Hết trích
Thấy gì về Đồng qua Nhật ký Thành đô của Lý
Chúng ta thấy mấy điều về Đồng được vô tình lộ ra, như vai trò của Đồng, gốc gác của Đồng...
Về gốc gác của Đồng, ở phần nhật ký đón Linh, Mười, Đồng sang ngày 3/9/1990 Lý Bằng viết:
“...Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, mặc veston cà phê, phong thái học giả. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười mái tóc bạc trắng cũng có thái độ mạnh mẽ, mặc veston màu xanh. Họ là những người trên bảy mươi tuổi, và Phạm Văn Đồng thị giác mắt nheo đục, mặc veston đại cán phù hợp với màu xanh, ông cũng là cựu chiến binh Trung Quốc.”
Không biết ông Huỳnh Tâm có dịch sai không phần cuối câu trên: “...ông cũng là cựu chiến binh Trung Quốc”? Vì như thế chúng ta hiểu là Đồng là người Tàu, từng là cựu binh Trung cộng!
Nếu ông Huỳnh Tâm đã dịch đúng câu này trong nhật ký của Lý về Thành Đô, thì điều đó xác nhận chính thức những nghi vấn, lập luận, kết luận của tôi rằng Đồng từ 1940 là người Tàu, là đúng. Nhưng tôi nghĩ ông Huỳnh Tâm đã nhầm. Có người dịch là: “...trông ông như một cựu binh Trung quốc”, có người lại dịch là: “trông ông như một lão nông Trung quốc”... Nếu ông Huỳnh Tâm có nhầm, thì tôi cũng chưa chắc đã sai!
Tư thế của Đồng ở Thành Đô luôn khúm núm đứng “bụm chim” dù là đứng chụp hình chính thức hay đứng nói chuyện bên lề Hội nghị, là tư thế của kẻ đầy tớ cấp dưới đứng trước thượng cấp của mình là TBT và TTg Trung cộng. Lẽ ra Đồng phải có hai lý do để có tư thế cấp cao hơn Giang và Lý, đó là Đồng từng là Thủ tướng VN những 32 năm cũng thời thủ tướng Chu của Tàu, và Đồng cũng là người cao tuổi nhất ở Thành Đô, lúc đó trên giấy tờ thì Đồng đã 84 tuổi? Trong khi đó, tại sao Lý chỉ nhấn mạnh việc Mười và Linh là những người già trên 70 tuổi? Có phải vì Lý biết Đồng chỉ là diễn viên đóng thế có tuổi thực ít hơn 84 nhiều nên không nói đến tuổi của Đồng?
Như vậy, chúng ta thấy vai trò, tư thế của Đồng là như kẻ tay sai, không phải cố vấn, và (vì) Đồng là người Tàu của Tàu và Tàu biết rõ...
Hội nghị Thành Đô đã được thỏa thuận ở Lầu Xanh?
Chúng ta thấy từ đoạn trích trên, sáng ngày 3/9 Lý còn mới gặp và bàn bạc với Giang về các nguyên tắc đàm phán (chưa phải nội dung đàm phán) với Việt Nam (trong các cuộc đàm phán hai bên bao giờ cũng phải thỏa thuận nguyên tắc đàm phán trước, rồi mới “cò cưa” nội dung sau):
“Thành Đô thứ Hai, ngày 03 tháng 9.
Buổi sáng, tôi đến chỗ đồng chí Giang Trạch Dân tiếp tục nghiên cứu các nguyên tắc tiến hành đàm phán với phía Việt Nam.”
Và phía Việt Nam buổi chiều 3/9 cũng mới đưa ra quan điểm thăm dò về nội dung, mà Lý đoán biết đâu là mong muốn chính (cải thiện quan hệ với TQ) và đâu là phụ có thể nhường (vấn đề Campuchia):
“Buổi chiều (ngày 3/9), cuộc đàm phán bắt đầu, Nguyễn Văn Linh lần đầu tiên thực hiện một bài phát biểu dài. Mục đích mong muốn bày tỏ giải quyết các vấn đề Campuchia càng sớm càng tốt, đồng thời đàm phán việc thành lập Hội đồng tối cao của Campuchia là một phần ưu tiên, không nên loại trừ bất kỳ bên nào, không thể bày tỏ sự miễn cưỡng để can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia. Xem ra về vấn đề Campuchia, Nguyễn Văn Linh có vẻ chỉ muốn bày tỏ thái độ tuyên bố về nguyên tắc, trọng điểm là đặt vào phương diện bình thường hóa quan hệ Trung-Việt.”
Như vậy, chiều 3/9 từ sau 14h30 (đến 8h tối), hai bên mới bắt đầu đàm phán, và hai bên chỉ mới thỏa thuận nguyên tắc, thăm dò thái độ, mở lời và đoán ý nhau (về nội dung). Phần mở đầu đàm phán này hết 5 tiếng rưỡi. Thế mà, buổi tối 3/9, sau 8h30’ họ đã mở tiệc tối:
“...sau 08 giờ 30 mới bắt đầu mở tiệc buổi tối. Bên bàn tiệc, tôi và đồng chí Giang Trạch Dân lần lượt làm việc với Đỗ Mười và Nguyễn Văn Linh”
Hóa ra là chúng “làm việc” trên bàn tiệc. Buổi tối chúng ta không thấy Lý nói đến Đồng. Đồng có dự tiệc tối hay tham gia một bàn đàm phán thực sự khác sau lưng Linh/Mười để soạn thảo nội dung văn bản thỏa thuận, vì buổi chiều hai bên mới mào đầu và đoán ý nhau? (Và chúng ta nhớ Đồng là chuyên gia ngoại giao thượng thừa đã soan thảo 3 văn kiện bán nước Việt trước rồi...).
Nhưng điều đặc biệt mà Lý để lộ ra ở câu trên là tối 3/9/1990 bọn Tàu (Lý và Giang) đã cùng nhau lần lượt làm việc với Mười và Linh, tức là chúng làm việc riêng với tên hoạn lợn điên (lợn không điên) là Mười (chúng kết bạn bằng rượu Mao Đài và gái Tàu non, hứa hẹn chức TBT, dọa nạt chút bằng cái thóp về kẻ điên ngu mà chúng biết, lại mua chuộc bằng gái, rượu và nhiều tiền, cam kết chắc thắng và có nhiều ủng hộ khác rồi, dọa nếu không theo thì có kẻ khác sẽ làm TBT... Mười vội lạy “tôi cắn cỏ cam đoan thề tự thiến tỏ trung” ), rồi lại làm việc riêng với kẻ hoang tưởng Linh (dụ khị, nịnh bốc, thổi đu đủ “chiến sĩ công sản quốc tế” Linh còn hơn Đặng và ngang Hồ, ngang Mao, cam kết mọi người sẽ tiền hô hậu ủng Linh, rồi thì là Mao Đài với gái tơ thổi Linh lên, tiền không quan trọng... Linh “ứ ử...ừm”).
Có cả TBT Giang và TTg Lý của Tàu cùng ngồi cam kết, lại không có Mười hay Linh bên cạnh, nên Linh hay Mười đều chắc cú mình là ngon số 1 rồi, là kẻ được chọn rồi, gật thôi là được cả mà vẫn an toàn! Linh hay Mười này không thể về không!
Thế là, mọi chuyện đã xảy ra tối và đêm 3/9 nên sáng hôm sau 4/9, Lý Bằng đã nói các vấn đề đã được đồng thuận mỹ mãn (thỏa đáng)? Sự đồng thuận đó là khí nào? (nửa đêm về sáng?), từ ai, với ai? (từ Mười, với Mười và từ Linh với Linh, riêng rẽ mà đồng thuận như nhau!?), và ở đâu? (trên bàn tiệc Kim Ngưu! Hay trên giường, trong chăn Trâu Vàng cũng vậy!
Các bạn cứ nhìn bức ảnh Nhà nghỉ Kim Ngưu tân quán (mới mở riêng cho bọn Mười, Linh…) lợp ngói xanh (Lầu Xanh) bên hồ nước hàng cây xem nó có giống Lầu Xanh kín đáo của Tàu?...)? Và ai đưa ra đề xuất và quyết định viết ‘Kỷ yếu Hội nghị”, như thế nào? Thỏa thuận ở Kim Ngưu đã tự nó từ từ hai bên “đi vào chiều sâu”... kỷ yếu, trong vòng một đêm 3/9/1990.
Kim Ngưu tân quán Lầu Xanh Thành Đô Tứ Xuyên (成都宾馆金牛)
Chúng ta chỉ biết chiều 3/9 đến 8h tối mọi việc còn mù mờ, sau một đêm, sáng 4/9 mọi thứ đã rõ ràng, sẵn sàng, đồng thuận, mỹ mãn. Mà đó là vấn đề quan trọng bậc nhất quyết định sinh mệnh hay tương lai của cả dân tộc Việt Nam, trong tay ba kẻ trên 70 và trên 80 đó...?
Lý viết:
“Thứ Ba, ngày 04 tháng 9.
Buổi sáng, chúng tôi tiếp tục họp với các nhà lãnh đạo của Việt Nam. Tại thời điểm này, có thể nói những vấn đề nêu ra trong đàm phán đã đi đến sự đồng thuận một cách khá thỏa đáng, cùng quyết định soạn thảo một bản "Kỷ yếu hội nghị".
Theo kinh nghiệm đàm phán quốc tế của tôi (hàng chục năm, cả ngoại giao lẫn kinh tế), chuyện đồng thuận như thế giữa hai nước nếu không được hai bên chuẩn bị rất kỹ từ rất lâu trước đó (nhiều tuần nhiều tháng), thì không bao giờ xảy ra trong vòng một đêm, dù là vấn đề nhỏ như bắt giam hay thả vài công dân, hợp đồng kinh tế vài triệu đôla... Thế cho nên, theo tôi, từ sáng 3/9 đến trưa 4/9 bọn chóp bu Trung cộng và Việt cộng đã chỉ đóng kịch với nhau, còn ai đó đã thỏa thuận và làm xong thỏa ước Thành Đô từ trước cho chúng ký kết mà thôi. Cái đêm 3/9 là quan trọng nhất để Linh, Mười gật ký. Ký cái gì không quan trọng - Đồng đã lo xong, miễn là Linh cứu được phe cộng sản toàn thế giới, Mười không cần tự hoạn cũng sẽ được lên TBT....
Chúng ta xem kịch tàu với diễn viên Tàu-Việt tiếp. Chiều 4/9 chúng mở lễ ký kết hiệp ước bán nước và cướp nước, rồi làm thơ tặng nhau sung sướng tỏ ra hài lòng:
“14 giờ 30, trong hai bên Trung-Việt tổ chức một buổi lễ ký kết tại khách sạn trên tầng số 1 Nhà khách Kim Ngưu, hai bên lần lượt đồng ký do Tổng bí thư và Thủ tướng Chính phủ tương ứng. Đây là một bước ngoặc lịch sử trong quan hệ Trung-Việt. Đồng chí Giang Trạch Dân đọc câu thơ của Lỗ Tấn "Phong ba đã trôi, mỗi tình anh em vẫn còn, gặp nhau lại vui, bỏ qua hết thẩy hận thù" (Độ tận kiếp ba huynh đệ tại, Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu). Tặng cho các đồng chí Việt Nam. Về vấn đề này, các đồng chí Việt Nam tỏ ra hài lòng.”
Nếu là đàm phán thật, và về vấn đề tối quan trọng quyết định sinh mệnh cả dân tộc như thế, thì những người đàm phán phải rất hao tâm tổn chí, tốn sức, tốn lực, đau đầu, mệt óc, thót tim, khó ăn, không ngủ, chỉ có bừng bừng quyết tâm vì quyền lợi dân tộc thôi... Đến khi đạt được thỏa thuận, dù thỏa mãn hay chưa thỏa mãn lắm cũng chả còn tâm hồn và sức lực nào mà tiệc tùng thơ phú đâu!
Cho nên, ai đã từng đàm phán quốc tế thật (tức đại diện đất nước mình thật, bất kể nước nào), với cái tâm thật vì quyền lợi dân nước mình thật (bất kể đó là vấn đề lớn nhỏ nào)... cũng đều hiểu trò hề “đàm phán Thành Đô” trên mà Lý là kẻ trong cuộc ghi nhật ký kể lại khá chính xác, chỉ là màn kịnh “đàm phán” mà thôi. Tôi nghi cả hai lão Linh và Mười đều không biết mình đang/đã diễn kịch hề ở nhà khách Trâu Vàng (Lầu Xanh) Thành Đô, nhưng chiều 4/9 thì họ đã ký thỏa thuận bán nước Việt cho Tàu thật!
Hãy xem chúng “đàm phán” ở Thành Đô mất bao nhiêu thời gian:
Chiều 3/9: hai bên vào đầu thăm dò nhau từ 14h30 đến 18h00: 5 tiếng 30’;
Tôi 3/9: hai bên lần lượt “làm việc riêng” ở Lầu Xanh, Mười trước Linh sau, từ 8h30 đến…? (Lý không ghi lại): dự đoán 08-10 tiếng;
Sáng 4/9: đàm phán nội dung: không cần thiết, đã thỏa thuận mỹ mãn, đã xong Kỷ yếu, chỉ làm lễ ký kết: tổng cộng mất 02-04 tiếng (tùy người: Mười, Linh, Đồng ký kết cấn 02 tiếng, Hoàng Bích Sơn, Hồng Hà, Đinh Nho Liêm điếu đóm, cần 04 tiếng).
Tóm lại, thỏa thuận Thành Đô thực sự được ký ở Lầu Xanh Số 1 Kim Ngưu...
Với mấy tiếng đồng hồ trong Lầu Xanh Thành Đô đó, CSVN đã đẩy cả dân tộc Việt vào họa nô lệ Tàu trăm năm…
Hạ màn ở Lầu Xanh
Màn kịch vậy là Đồng tham gia thiết kế và đạo diễn cùng quan thầy Tàu đã xong. Nó hạ cũng rất nhanh. Lý viết tiếp như trút nợ, bay về bắc Kinh như chạy ma, chả đoái hoài gì đến khách Việt ở Lầu Xanh nữa:
“16:00, chuyên cơ cất cánh về Bắc Kinh, khoảng 6 giờ 10 như vậy đã đến nơi.”
Lý vẫn để lại câu hỏi: Ai đã viết và quyết nội dung thỏa thuận Thành Đô, vì bản thân Lý cũng chỉ làm việc của một diễn viên trong hai ngày 3&4/9/1990 đó?
Không, thật ra Lý đã lộ hết ra rồi: Đồng và Hoa Nam chuẩn bị thỏa thuận, và sau 1 đêm 3/9 “đàm phán miệt mài” riêng rẽ ở Lầu Xanh Kim Ngưu, Mười và Linh đã ký bất cứ cái gì Đồng và Tàu nhà Đồng đưa ra sáng muộn quá trưa ngày 4/9/1990.
Vậy vai trò của Đồng ở Thành Đô là gì? Là ma cô dẫn khách ngu tham điên ác đến Lầu Xanh Kim Ngưu, chỉ có một đêm.
Đúng 50 năm bôn ba phương Nam theo Hồ phụng sự nước Tàu cướp nước Nam từ 1940, làm đến Tể tướng nhiều năm ở đó, nhưng đến 1990 Đồng đã/mới thành công, chỉ bằng động tác làm ma cô cho đảng CSVN vào Lầu Xanh. Hóa ra cướp nước cũng có nhiều đường, con đường dẫn đảng CSVN qua Lầu Xanh là êm ái nhất...
Đảng CSVN đã bán nước Việt cho Tàu ở Lầu Xanh Thành Đô!