HÀ NỘI (NV) - Trong báo cáo mới nhất gửi Quốc Hội, chính quyền Việt Nam cho biết, năm tới, nợ nần của Việt Nam xấp xỉ mức 64% GDP, sắp vượt ngưỡng an toàn là 65% GDP.
Tuy phủ nhận trách nhiệm đối với chuyện nợ nần của các doanh nghiệp nhà nước nhưng những khoản nợ này vẫn tồn tại. (Hình: VnEconomy)
Theo khuyến cáo của nhiều tổ chức quốc tế, nếu nợ nần vượt quá mức 65% GDP thì an ninh tài chính quốc gia không còn an toàn.
Trước thông tin vừa kể, ông Phùng Quốc Hiển, chủ nhiệm Ủy Ban Tài Chính - Ngân Sách Quốc Hội, cho biết thêm, ngân sách Việt Nam đang ở giai đoạn “rất khó khăn”. Các khoản nợ phải trả đang ngày một lớn so với nguồn thu. Trong tài khóa năm tới, chính quyền trung ương dự trù sẽ dành khoảng 40% ngân sách để trả nợ, vượt xa giới hạn mà Quốc Hội đề ra là chỉ dùng 25% ngân sách để trả nợ.
Một lần nữa, ông Hiển lập lại nhận định mà Quốc Hội đã từng đề cập nhiều lần. Đó là thật ra, nợ nần của Việt Nam cao hơn mức mà chính phủ Việt Nam báo cáo rất nhiều. Cho đến nay, Việt Nam vẫn cả quyết, không thể xem những khoản nợ của các doanh nghiệp nhà nước là nợ của chính quyền. Các doanh nghiệp nhà nước tự vay và tự trả.
Nhiều chuyên gia kinh tế và Quốc Hội cả quyết đó là một kiểu ngụy biện. Chính quyền Việt Nam ngụy biện như thế để trấn an mọi người rằng, nợ nần của chính quyền chưa vượt quá mức 65% GDP.
Ông Trịnh Tiến Dũng, một chuyên gia kinh tế, khẳng định, chính quyền không thể phủ nhận nợ của các doanh nghiệp nhà nước là nợ của mình. Tại một cuộc hội thảo về nợ công, diễn ra hồi trung tuần Tháng Bảy, ông Dũng đưa ra nhiều dẫn chứng để bác bỏ lập luận, các doanh nghiệp nhà nước tự vay - tự trả nợ và nợ của các doanh nghiệp nhà nước không liên quan đến nợ nần của chính quyền.
Ví dụ rõ ràng nhất là trường hợp Vinashin. Năm 2009, tập đoàn nhà nước này phá sản và để lại khoản nợ 89,000 tỉ đồng, tương đương 52% GDP của năm 2009. Sau đó, chính quyền tổ chức chuyển nợ của Vinashin cho Vinalines và Petro Vietnam, bổ sung vốn, khoanh nợ,… Tuy Vinashin “tự vay” nhưng rõ ràng trả là do nhà cầm quyền trung ương, kể cả phát hành trái phiếu để bù đắp và vì thế khiến ngân sách thâm thủng.
Một vài chuyên gia kinh tế khác như các ông Phạm Thế Anh, Đinh Tuấn Minh, đã chứng minh, tổng các khoản nợ của hệ thống doanh nghiệp nhà nước đã vay mà không được chính quyền Việt Nam bảo lãnh, nên không được kể là nợ công, tương đương 40.9% GDP. Nếu tính đúng, tính đủ, cộng cả nợ nần chính thức lẫn nợ nần của hệ thống doanh nghiệp nhà nước, những khoản chưa thanh toán khi thực hiện các công trình hạ tầng, nợ nần của nhà cầm quyền CSVN hiện nay đã hơn 98% GDP.
Một điểm đáng chú ý khác là do suy thoái kinh tế kéo dài, con số doanh nghiệp phá sản, xin giải thể hoặc tạm ngưng hoạt động càng ngày càng lớn nên nguồn thu cho ngân sách càng ngày càng giảm thì chi tiêu lại càng lúc càng tăng.
Chính quyền Việt Nam vừa đề nghị được nâng mức bội chi trong năm tới lên 226,000 tỉ, tăng 20,000 ngàn tỉ so với năm 2014. Mức bội chi này tương đương 5% GDP và sẽ lên tới 7% GDP nếu cộng với 85,000 tỉ đồng trái phiếu mà chính phủ dự kiến sẽ phát hành trong năm tới. Nếu xem 680,000 tỉ trái phiếu đã từng phát hành là bội chi thì tỷ lệ bội chi của Việt Nam tương đương 18% GDP.
Tuy nợ nần tăng vọt, bội chi liên tục và mức độ càng ngày càng lớn nhưng theo thống kê, 72% chi tiêu của chính phủ Việt Nam là chi thường xuyên (chi để nuôi bộ máy viên chức đảng và chính quyền). Phần cho trả nợ và đầu tư – phát triển chỉ còn 28%.
Đã có rất nhiều viên chức trong cả chính quyền lẫn Quốc Hội cảnh báo về tình trạng chi cho đầu tư – phát triển càng ngày càng ít. Trong khi chi cho đầu tư – phát triển chính là cách nuôi dưỡng nguồn thu.
Đó cũng là lý do kinh tế Việt Nam rơi vào vòng luẩn quẩn và tình hình kinh tế - xã hội tại Việt Nam càng ngày càng bi đát. (G.Đ.)
10-17-2014 5:08:58 PM
Theo Người Việt
Saturday, October 18, 2014
PICS:Mỹ xiết chặt vòng vây quanh Trung Quốc bằng vũ khí gì?
(Baodatviet) - Mỹ quyết định triển khai thêm hai khu trục hạm đến Nhật Bản để tăng cường khả năng đối phó với Trung Quốc ngày càng lộng hành tại khu vực này.
Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời Chỉ huy lực lượng vũ trang Mỹ tại Nhật Bản ngày 17/10 công bố, Hải quân Mỹ sắp điều thêm hai tàu chiến tới căn cứ ở thành phố Yokosuka, gần lối vào vịnh Tokyo. Trong ảnh: Chiến hạm Benfold (DDG 65) và Milius (DDG 69).
Theo đó, vào năm 2015, tàu khu trục hạm tên lửa Benfold (độ mớn nước 8.950 tấn), sẽ được điều tới Nhật Bản. Con tàu này trang bị hệ thống theo dõi và hướng dẫn đa năng Aegis. Tới năm 2017, Hải quân Mỹ sẽ đưa thêm tàu Milius tới căn cứ ở thành phố Yokosuka, gần lối vào vịnh Tokyo. Trong ảnh: Chiến hạm Milius (DDG 69).
Được biết, quân số của mỗi con tàu kể trên vào khoảng 600 người. Hiện tại, hai tàu này đang thuộc biên chế căn cứ Hải quân Mỹ tại San Diego. Đây là lần đầu tiên kể từ 1992, Washington tăng cường nhóm hải quân của mình ở Yokosuka. Trong ảnh: Chiến hạm Benfold (DDG 65).
Theo kế hoạch từ năm 2017, đội tàu Mỹ ở đây sẽ gồm 13 chiến hạm các loại, trong đó có các tàu sân bay hạt nhân tấn công "George Washington". Động thái bổ sung các tàu chống tên lửa được cho là nhằm nâng cao sức mạnh của Mỹ ở Đông Á, nơi Washington thấy có sự mở rộng tiềm năng tên lửa của Trung Quốc và Triều Tiên. Trong ảnh: Chiến hạm Milius (DDG 69).
Trước khi đưa ra quyết định này, hàng loạt vũ khí hạng nặng khác của Mỹ đã xiết chặt vòng vây quanh Trung Quốc. Hồi đầu tháng 8/2014, Mỹ quyết định tăng năng lực tấn công hạt nhân của mình tại đảo Guam. Trong ảnh: Chiến hạm Benfold (DDG 65).
Trong tháng 8/2014, tờ Sankei Shimbun (Nhật Bản) cho biết, với sự hỗ trợ của các tàu tấn công đổ bộ, Hạm đội 7 Hải quân Mỹ có khả năng tiến hành các cuộc tấn công nhắm vào các mục tiêu then chốt ở các bờ biển Trung Quốc. Được trang bị 36 máy bay, bao gồm chiến đấu cơ AV-8 Harrier và trực thăng tấn công AH-1W, tàu chiến đổ bộ Mỹ USS Essex gần đây được triển khai đến Biển Đông để tham gia tập trận chung với Hải quân Philippines.
Đây là một động thái của Mỹ nhắm vào tham vọng bành trướng trên biển của Trung Quốc. Ngoài các máy bay ném bom tàng hình B-2 đang hiện diện, quân đội Mỹ chuẩn bị triển khai trên 20 máy bay ném bom chiến lược tân tiến B-52H đến căn cứ không quân Andersen ở đảo Guam.
Cùng với những vũ khí nói trên, Hải quân Mỹ đã chính thức thừa nhận sự hiện diện của hai chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio là USS Michigan và USS North Carolina của nước này tại Biển Đông. Thuyền trưởng Benjamin Pearson của tàu USS Michigan nói tàu này đã hoạt động ở tây Thái Bình Dương từ tháng 12/2013, thực hiện các nhiệm vụ do thám, huấn luyện và các nhiệm vụ bí mật khác.
“Chúng tôi hoạt động ở biển Hoa Đông, Hoa Nam (Biển Đông) và biển Philippines. Khu vực này giống như sân nhà của chúng tôi”, ông Pearson nói. Cùng với tàu USS Michigan, tàu USS North Carolina cũng được triển khai ở vùng biển này từ cuối năm 2013 từ Trân Châu Cảng, theo Janes’s.
Sự thừa nhận của Mỹ về sự hiện diện của những tàu ngầm chiến lược tại Biển Đông chính là minh chứng cho tuyên bố được Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra hồi đầu năm 2014. Theo đó, sẽ có 60% hoạt động tàu ngầm chiến lược Mỹ diễn ra ở Thái Bình Dương.
Ngoài ra, Mỹ còn triển khai hàng loạt các phương tiện do thám để giám sát nhất cử nhất động của Trung Quốc. Cuối tháng 9/2014, Hải quân Mỹ cho biết, 4 chiếc MQ-8B sẽ có mặt trên tàu USS Fort Worth - một trong số những tàu tác chiến tuần duyên (LCS) mới, tốc độ cao của Mỹ - khi nó rời San Diego để tới Thái Bình Dương trong năm nay. Trong ảnh: Máy bay B-52H.
Trực thăng không người lái MQ-8B hoạt động hoàn toàn tự động và có thể bay qua các vùng nguy hiểm, cho phép thủy thủ trên tàu có thể nhìn thấy những gì đang xảy ra tại khu vực đó trong thời gian thực. Sự hiện diện của các trực thăng trinh sát này chắc chắn cũng gây ra sự quan tâm đặc biệt tại một khu vực nơi các camera và thiết bị giám sát trên máy bay, tàu chiến đang gia tăng nhanh chóng.
Mỹ đã vận hành các máy bay trinh sát không người lái RQ-4 Global Hawk tại đảo Guam kể từ năm 2010 và vào mùa hè 2014, Mỹ đã triển khai thêm RQ-4 tới căn cứ không quân Misawa, Nhật Bản để tăng cường khả năng giám sát với Trung Quốc và những lo ngại về Triều Tiên.
Ngoài hai loại máy bay không người lái nói trên, hồi cuối năm 2013, Hải quân Mỹ đã triển khai 6 phi cơ tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon đến căn cứ không quân Kadena ở Okinawa, Nhật Bản. Với những phương tiện và vũ khí này, Mỹ đang tạo nên thế bao vây nhiều tầng dần xiết chặt Trung Quốc.
Hợp tác quân sự với Trung Quốc, Mỹ vẫn xiết vòng vây
(Baodatviet) - Mối quan hệ quân sự kiểu mới giữa Mỹ và Trung Quốc đã có bước tiến triển.
Trung Quốc và Mỹ đã nhất trí đẩy nhanh đàm phán về cơ chế thông báo cho nhau các hoạt động quân sự lớn và một bộ quy tắc ứng xử an toàn trên không và trên biển giữa hai bên.
Thỏa thuận này được thông qua hôm 16/10 tại cuộc Đối thoại Tham vấn Quốc phòng hàng năm lần thứ 15 tại Lầu Năm Góc do Phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) Vương Quán Trung (Wang Guanzhong) và Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Christine E. Wormuth đồng chủ trì.
Tân Hoa xã cho biết hai bên đều đánh giá cao những tiến triển quan trọng đạt được trong mối quan hệ quân sự song phương kể từ cuộc đối thoại tham vấn gần đây nhất, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực và giải quyết các bất đồng theo hướng xây dựng.
Hai bên cũng đã nhất trí tổ chức Đối thoại Tham vấn Quốc phòng hàng năm lần thứ 16 tại Trung Quốc vào năm 2015.
Mỹ và Nhật đang xem xét lại hiệp ước an ninh đã tồn tại 17 năm qua
Theo BBC, Mỹ thường tuyên bố rằng muốn tăng cường hiểu biết và trao đổi thông tin với Trung Quốc, nhưng thực tế Mỹ đang gia tăng luyện tập ở châu Á, chuẩn bị cho cuộc xung đột tiềm năng với Trung Quốc.Dù đạt được đồng thuận với Trung Quốc về hợp tác quân sự nhưng Mỹ vẫn xiết vòng vây quanh nước này khi Trung Quốc đang không ngừng đẩy mạnh các hoạt động gây căng thẳng trên Biển Đông và Hoa Đông, đặc biệt Bắc Kinh được cho đã chi hàng tỉ USD xây dựng các đảo mới trên Biển Đông.
Mới đây, nhà báo Rupert Wingfield-Hayes của BBC có chuyến tham quan trên tàu sân bay hạt nhân USS George Washington (CVN 73), được tận mắt thấy cảnh khẩn trương tập luyện cất, hạ cánh của máy bay F/A-18 trên con tàu này cùng những tình huống chiến đấu, chống tấn công...
Nhà báo Anh cho biết ông đang thực hiện phóng sự với chủ đề Mỹ đang tập luyện để đối phó cuộc chiến với Trung Quốc; tuy nhiên, thông tin từ bộ phận quan hệ công chúng (PR) của Hải quân Mỹ luôn khẳng định rằng Hải quân Mỹ "không luyện tập để đối phó chiến tranh với bất kỳ quốc gia cụ thể nào".
Nói là vậy, nhưng Hải quân Mỹ đã không tập trung 2 hai nhóm tàu sân bay chiến đấu (USS George Washington và USS Carl Vinson) và toàn bộ 200 máy bay ngoài khơi bờ biển Guam để cho đông vui. Thực tế, đó là cuộc tập trận để thực hành những gì Lầu Năm Góc gọi là "không - hải chiến", một chiến lược được đề ra từ năm 2009 để đối phó với sự trỗi dậy đầy đe dọa của Trung Quốc.
Ở một động thái khác khiến Trung Quốc lo lắng, Mỹ đã tăng cường hiện diện quân sự ở Đông Bắc Á bằng việc triển khai thêm nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa đến khi vực này.
Đầu tháng 10, giới chức quốc phòng Mỹ tuyên bố Washington đang cân nhắc triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến đến Hàn Quốc. Tuy nhiên, Seoul hiện vẫn chưa nhận được lời yêu cầu chính thức. Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ có thể hạ được những tên lửa đạn đạo tầm ngắn và trung.
Đặc biệt, việc Mỹ và Nhật xem xét lại hiệp ước an ninh đã tồn tại 17 năm qua khiến Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ. Bản hướng dẫn điều chỉnh hợp tác quốc phòng giữa hai nước đã đề ra các biện pháp hợp tác nhằm bảo đảm hòa bình và an ninh của Nhật trong mọi giai đoạn, từ thời bình đến lúc xảy ra tình huống khẩn cấp.
Báo cáo khẳng định hướng dẫn sửa đổi sẽ nêu chi tiết hoạt động hợp tác Mỹ-Nhật trong trường hợp Nhật bị tấn công vũ trang và trong trường hợp Nhật có quyền sử dụng quyền phòng vệ tập thể khi một nước có quan hệ mật thiết với Nhật bị tấn công vũ trang. Trong trường hợp bị tấn công vũ trang, Nhật sẽ chịu trách nhiệm chính để đẩy lùi cuộc tấn công và Mỹ sẽ cung cấp hỗ trợ, trong đó có tổ chức chiến dịch không kích. Hướng dẫn hợp tác quốc phòng hiện nay giữa hai nước chỉ tập trung vào hoạt động hợp tác để bảo vệ Nhật và các phản ứng phối hợp khi xảy ra tình huống khẩn cấp trong khu vực xung quanh Nhật.
Trong một diễn biến khác, hồi tháng 8/2014, Mỹ và Úc đã ký kết một thỏa thuận hợp tác quân sự 25 năm với Mỹ để tăng cường giám sát Biển Đông.
Theo thỏa thuận vừa được ký kết này, Mỹ sẽ được phép triển khai 2.500 lính thủy quân lục chiến tới Úc để thực hiện các nhiệm vụ giải quyết khủng hoảng và hỗ trợ nhân đạo trong khu vực. Hiện Mỹ mới chỉ có 1.200 binh sĩ tham gia các hoạt động huấn luyện ở Úc.
Những động thái trên của Mỹ chắc chắn đã khiến Trung Quốc bất an, nhất là khi Washington tuyên bố sẽ giám sát chặt chẽ những hành động thay đổi hiện trạng trên Biển Đông.
An Nhiên
Khói bụi mịt mù “che mắt” không quân Trung Quốc
Thành Đạt (theo Wantchinatimes) - Chủ Nhật, ngày 19/10/2014 - 08:02
(PLO) – Theo tờ Thời báo Hoàn cầu , gần đây khói bụi dày đặt đã bao phủ khắp miền Bắc Trung Quốc, làm gián đoạn các chuyến bay dân sự và có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động của không quân Trung Quốc.
Tờ báo này cho biết, khói bụi vì ô nhiễm làm giới hạn tầm nhìn, gây không ít khó khăn cho các phi công trong việc cất cánh và hạ cánh. Các máy bay quân sự thế hệ cũ đòi hỏi tầm nhìn rộng hơn để thao tác tiếp đất do hệ thống thiết bị kém phát triển.
Sương mù bao phủ Thượng Hải. (Ảnh: Want China Times)
Hiện nay, bên trong các máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba thường được cài đặt hệ thống hạ cánh bằng sóng định vị. Điều này cho phép các chiến đấu cơ thế hệ thứ ba của Trung Quốc tiếp đất ngay cả khi tầm nhìn xung quanh chỉ còn vài trăm mét.
Tuy nhiên, một số máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai lại không thể tiếp đất trong tầm nhìn hẹp như vậy. Hơn nữa, các nhiệm vụ do thám quân sự đòi hỏi phải nhận dạng hình ảnh của đối tượng cũng bị ảnh hưởng bởi khói bụi. Mặc khác, các nhiệm vụ chỉ yêu cầu sử dụng radar và cảm biến hồng ngoại thì chỉ bị tác động một cách tối thiểu.
Khác với công nghệ máy bay còn nhiều “lỗ hổng” của Trung Quốc, Mỹ đang phát triển hệ thống phối hợp tiếp cận và hạ cánh chính xác (JPALS) sẽ cho phép máy bay hạ cánh trong mọi điều kiện thời tiết với độ xê dịch so với tính toán khi đáp chỉ 30cm.
Các thử nghiệm với JPALS đã được thực hiện thành công trong những năm gần đây, bao gồm cả các hàng không mẫu hạm của quân đội Mỹ.
Thành Đạt (theo Wantchinatimes)
Cảnh sát Hong Kong mạnh tay trấn áp nhiều người biểu tình
(VTC News) - Cảnh sát Hong Kong tuyên bố sẽ dùng vũ lực nếu những biểu tình không giải tán, trong khi số người biểu tình đã tăng lên 9.000.
Tường thuật của CNN cho biết, nhiều người biểu tình ở quận Mong Kok, Hong Kong đã bị bắt đi sau những cuộc xô xát với cảnh sát đêm 18/10.
Trong video clip được CNN đăng tải, cảnh sát Hong Kong giăng biểu ngữ: Dừng tuần hành, nếu không sẽ sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, số người biểu tình ở Mong Kok và nhiều nơi khác đã tăng lên con số 9.000 người.
Người biểu tình Hong Kong lập hàng rào ngăn chặn cảnh sát |
Tổng thư ký Hội đồng lập pháp Hong Kong Carrie Lam tuyên bố chính quyền sẽ đối thoại với sinh viên trong cuộc họp được phát sóng trực tiếp vào ngày 21/10 tới đây. Trong khi đó, Phát ngôn viên của Hội sinh viên Hong Kong Yvonne Leung nói bà 'không có nhiều ý kiến' về cuộc họp.
Đụng độ bắt đầu có dấu hiệu tăng lên khi cảnh sát Hong Kong mở chiến dịch lớn nhất từ trước tới nay để 'dẹp loạn'. Bộ trưởng Tư pháp Hong Kong Lai Tung-Kwok lên tiếng cáo buộc người biểu tình 'hoạt động bạo lực, vi phạm trật tự công cộng' trong khi phe biểu tình tố cáo cảnh sát lạm dụng bạo lực, thậm chí quấy rối tình dục nữ sinh.
Cảnh sát Hong Kong dùng hơi cay tấn công người biểu tình |
Tính riêng trong ngày 18/10, ít nhất 240 người đã bị thương, 33 người bị bắt với các tội danh chống người thi hành công vụ, sử dụng vũ khí trái phép.
Trước đó, hôm 17/10, khoảng 600 cảnh sát bất ngờ đột kích vào một ngã tư ở Mong Kok, xé rách lều bạt và bắt giữ 100 người của phe biểu tình.
Số lượng người biểu tình đã giảm dần so với quy mô hàng chục ngàn người vào đầu tháng này. Tuy nhiên, 'thủ lĩnh sinh viên' Joshua Wong tuyên bố sẽ tiếp tục xuống đường đến khi đạt được yêu cầu về bầu cử.
Phe biểu tình đòi tự chọn người đứng đầu đặc khu hành chính Hong Kong, thay vì chỉ được lựa chọn trong số những ứng viên do Bắc Kinh chỉ định.
Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến biểu tình nhiều ngày qua khiến trung tâm mua sắm và hành chính Hong Kong gần như tê liệt.
19/10/2014 06:58
Văn Việt (Theo CNN)
TQ giật mình: Chỉ 20 phút, máy bay Mỹ đến Tân Cương
(Baodatviet) - Sau khi ký “Hiệp ước an ninh song phương” (BSA) với Afghanistan, máy bay Mỹ tại các căn cứ ở đây chỉ cần 20 phút là áp sát Tân Cương-Trung Quốc.
Mỹ-Afghanistan ký BSA có lợi gì cho Trung Quốc?
Một ngày sau khi tân Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani nhậm chức, ông đã ký kết “Hiệp ước an ninh song phương” với Mỹ và “Hiệp định về quy chế lực lượng NATO” vào ngày 30-09-2014, nhằm xóa đi các trở ngại về pháp lý để đảm bảo cho lực lượng quân Mỹ và NATO có thể tiếp tục đồn trú trên lãnh thổ nước này, đồng thời tạo khuôn khổ pháp lý cho hợp tác quân sự Mỹ-Afghanistan trong tương lai.
Trung Quốc là quốc gia láng giềng lớn nhất của Afghanistan, việc Hiệp định BSA được ký kết giữa Mỹ-Afghanistan đối với Trung Quốc mà nói sẽ có lợi về trước mắt nhưng nguy hại về lâu dài. Nguyên nhân là bởi Hiệp ước này có ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực dân tộc phía Tây của Trung Quốc.
Trong bối cảnh tình hình an ninh ở Afghanistan không ổn định, hoạt động của các nhóm phản động như Taliban không có dấu hiệu giảm, chúng còn tăng cường xây dựng các căn cứ ở Nam Á, Hiệp định BSA được ký kết đối với Trung Quốc mà nói có 3 cái lợi trước mắt. Đó là:
Thứ nhất: Hiệp định quy định Mỹ có nghĩa vụ tiếp tục huấn luyện, đào tạo cho quân đội và lực lượng cảnh sát Afghanistan nhằm tăng cường khả năng độc lập chống khủng bố, duy trì ổn định cho quốc gia này, đồng thời lực lượng quân Mỹ đồn trú tại đây sẽ là “Bức tường phòng ngự cuối cùng” để bảo vệ an ninh cho chính phủ Afghanistan.
Những điều trên sẽ làm giảm đáng kể sự quay trở lại của những tổ chức cực đoan, mưu đồ tiếp tục khả năng tái diễn cuộc chiến tranh với Iraq, về khách quan có thể giảm đáng kể những tác động trực tiếp của bạo động Afghanistan, lan tỏa đến khu vực dân tộc miền tây Trung Quốc.
Máy bay Mỹ ở Afghanistan chỉ mất 20 phút là có thể áp sát Tân Cương
|
Thứ hai: Có lợi trong việc duy trì cân bằng lực lượng giữa các phe phái ở Afghanistan, giảm bớt tình trạng bạo loạn thậm chí là nguy cơ nội chiến tiềm ẩn. Cuộc xung đột dân tộc kéo dài hơn 40 năm ở Afghanistan đến nay chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, đã trở thành mối quan ngại lớn của cộng đồng quốc tế.
Có thể thấy vai trò trung gian to lớn của Mỹ trong việc thúc đẩy hòa bình ở Afghanistan, thúc đẩy việc chia sẻ quyền lực giữa hai ứng viên là ông Ghani dân tộc Pashtun và ứng cử viên đối thủ Abdullah Abdullah của dân tộc Tajik khi cả hai ông đều tuyên bố giành chiến thắng.
Trước khi có các biện pháp hòa giải, hai bên đã không thể thành lập được một chính phủ thống nhất trong suốt 3 tháng liền. vai trò trung gian điều tiết của Mỹ không ai có thể thay thế được cho đến khi một giải pháp dung hòa được đưa ra là ông Ghani sẽ đảm nhiệm cương vị Tổng thống còn ông Abdullah làm nhà điều hành cấp cao, tương đương vị trí thủ tướng
Thứ ba: Có lợi cho duy trì ổn định tương đối ở Pakistan. Lợi ích của Trung Quốc ở khu vực Nam Á được xác định bằng sự ổn định của 3 yếu tố: một là không được để xảy ra chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakistan; hai là giữ ổn định tình hình ở Pakistan; ba là không được để các thế lực khủng bố hoành hành.
Ứng viên tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani và đối thủ Abdullah Abdullah
|
Mọi người đều biết, Pakistan và Afghanistan có sự liên quan mật thiết về các yếu tố vị trí địa lý, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, nên các cuộc chiến tranh kéo dài ở Afganistan đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh, ổn định xã hội và đời sống người dân Pakistan.
Pakistan hiện là đối tác đáng tin cậy nhất, là điểm tựa chiến lược của Trung Quốc trong tình hình mới. Chính vì vậy, việc Washington bảo đảm an ninh cho Kabul chính là đã giúp Islamabad ổn định tình hình, chỉ khi tình hình ở Afghanistan không xuất hiện những biến động quy mô lớn, trên cơ sở ổn định đó Pakistan mới có thể hồi phục nhanh chóng.
“Lợi ích trước mắt” - “lo lắng tương lai”
Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là “Hiệp ước an ninh song phương” Mỹ-Afghanistan sẽ cho phép lực lượng quân sự Mỹ đồn trú hợp pháp ở Afghanistan. Điều này sẽ gây ra 3 mối lo lớn cho Trung Quốc trong tương lai.
Một là: Các căn cứ Mỹ đặt ở đây nắm giữ vị trí chiến lược: “Phía Bắc có thể ngăn chặn Nga, phía Đông uy hiếp Trung Quốc, phía Nam kiểm soát được Pakistan, phía Tây uy hiếp được Iran, tiếp tục can thiệp vào Trung Á”.
Điều này tăng thêm nhiều nhân tố phức tạp ảnh hưởng tới sự hài hòa về chính trị, trao đổi kinh tế và giao lưu của nhân dân ở khu vực phía Tây Trung Quốc. Ví dụ Mỹ sẽ không bỏ qua chiến lược “Con đường tơ lụa” mới mà Bắc Kinh đề ra, điều này sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của “vành đai kinh tế dọc con đường tơ lụa” và các quốc gia liên quan.
Afghanistan có vị trí địa lý rất gần Tân Cương
|
Hai là: Sự hiện diện lâu dài của Mỹ ở Afghanistan là mối nguy hại uy hiếp tiềm tàng đối với an ninh quân sự khu vực phía Tây Trung Quốc.
Sau 13 năm xây dựng căn cứ quân sự ở Afghanistan, các máy bay chiến đấu hiện đại như máy bay chiến đấu F-22, máy bay ném bom B-2, máy bay trinh sát không người lái chiến lược “Global Hawk”... tại các căn cứ quân sự chủ chốt của Mỹ chỉ cần vẻn vẹn thời gian 20 phút là có thể tới khu vực Tân Cương/Trung Quốc.
Mặc dù chính phủ Afghanistan đã nhiều lần tỏ rõ quan điểm là sẽ không biến đất nước mình trở thành căn cứ để quốc gia thứ 3 làm bàn đạp tấn công, uy hiếp an ninh quốc gia khác, nhưng Mỹ vì bảo vệ lợi ích của riêng mình, thường tự ý hành động nên Trung Quốc không thể không phòng bị.
Thứ ba: Ảnh hưởng tới chính sách trung lập của Afghanistan. Nhìn lại lịch sử, bất cứ quốc gia nào có quân đồn trú của Mỹ thì hoạt động đối nội và đối ngoại của quốc gia đó đều chịu ảnh hưởng, bị chế ước, thậm chí là phải “thuần phục” Mỹ, có điều mức độ ảnh hưởng là khác nhau.
Có thể dự đoán được rằng hòa giải và tái thiết ở Afghanistan sẽ là quá trình rất phức tạp. Còn một ngày chính phủ Afghanistan không đạt được hòa giải với tổ chức Taliban thì tình hình an ninh Afghanistan còn phụ thuộc nghiêm trọng vào Mỹ, mối quan hệ láng giềng hợp tác hữu hảo giữa Trung Quốc và Afghanistan còn bị Mỹ gây khó dễ.
Thanh Thủy
Tiếng hú của loài vượn
Ông Bút (Danlambao) - Nhà cầm quyền Cộng Sản rất giỏi trong việc tuyên truyền ngu dân, rất giỏi bưng bít thông tin ở trong nước. Từ đó họ tưởng ở nước ngoài cũng ngờ nghệch, nên ra ngoại quốc, tên lãnh đạo nào cũng mang một cái mặt nhơn nhơn, cững cững. Đặc biệt trả lời báo chí phỏng vấn, hoặc tuyên bố những câu thậm chí ngốc!
- Trong thông điệp đầu năm 2014 của mình, ông đã nói đến yêu cầu phải có dân chủ, minh bạch, trách nhiệm giải trình của nhà nước... Ông đã nói đến dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Vậy trong bối cảnh một đảng lãnh đạo, các khía cạnh dân chủ này được thể hiện như thế nào?
(NTD) Nguyễn Tấn Dũng trả lời:
Chúng tôi tin rằng nhân quyền, tự do, dân chủ là xu hướng không thể đảo ngược và là đòi hỏi khách quan của xã hội loài người. Việt Nam không phải ngoại lệ, không đứng ngoài xu thế này. Vì vậy, trong Hiến pháp, pháp luật và chính sách đều nêu rõ dân chủ và nhân quyền vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự tăng trưởng và phát triển của VN.
Hôm nay, VN đang tiến hành những bước đi mạnh mẽ để hoàn thiện nhà nước pháp quyền, thể chế kinh tế thị trường để bảo vệ và tăng cường hơn nữa các quyền tự do dân chủ của người dân trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa...
Nhưng đương nhiên, ở bất cứ đâu thì dân chủ cũng phải tuân thủ pháp luật, quyền tự do dân chủ của một cá nhân không được xâm phạm quyền tự do dân chủ của người khác. Pháp luật VN quy định và đảm bảo điều này.
Trong chế độ chính trị của VN, chúng tôi vừa bảo đảm quyền tự do trực tiếp của người dân và quyền dân chủ đại diện thông qua các cơ quan đại diện theo quy định của pháp luật, phù hợp với hoàn cảnh và điều kinh kinh tế xã hội của VN.
Ý câu hỏi "Một đảng lãnh đạo, thì dân chủ được thể hiện như thế nào?" NTD chỉ nêu ra những giá trị và sự thiết yếu của dân chủ, để đóng một bộ mặt của con người tiến bộ, biết trân quý giá trị của dân chủ, nói chuyện với trí thức NTD sợ họ không hiểu pháp luật, nên nhắc nhở "ở bất cứ đâu cũng phải tuân theo luật pháp..." câu trả lời vừa trật, vừa thừa thãi.
NTD nói: "Bảo đảm quyền tự do trực tiếp...." đó chỉ là đảng nói thôi, chứ thật tình người dân chẳng có quyền gì cả, ngoài quyền im lặng. Này nhé thời đất nước nô lệ Pháp, người Việt đã làm chủ báo, thời "Mỹ Ngụy kèm kẹp" ôi thôi khỏi nói, bất kể ai có tiền, có chữ đều làm chủ báo được cả, bốn chục năm trước, người dân đã trưởng thành, từ chức vụ Tổng Thống, tới Lưỡng Viện Quốc Hội, Hội đồng Tỉnh, Thành, bất kể chính kiến, ai đủ tuổi, không can án, đều có quyền ứng cử, bốn chục năm sau dân hóa đần, nên đảng cử dân "bầu." Quyền sở hữu tài sản không có, đảng muốn cướp là cướp, vậy bảo đảm tự do, dân chủ cái gì?
NTD trả lời dài ngoằn, mấy tay trí thức vẫn không hiểu, nên gằn tiếp:
Vậy từ đó đến nay, ông đã tiến hành những biện pháp gì để tăng cường dân chủ trực tiếp?
NTD trả lời
Chúng tôi đã sửa đổi Hiến pháp, được QH thông qua năm 2013, là một bước tiến rất quan trọng trong việc bảo vệ và tăng cường quyền dân chủ và kinh tế thị trường. Tôi nghĩ các ông nên đọc Hiến pháp mới của chúng tôi để hiểu thêm.
Xem kỹ câu hỏi "Từ đó đến nay" nghĩa là từ thông điệp đầu năm 2014 của NTD, người hỏi muốn nhấn mạnh thiện chí thể hiện sau cái thông điệp 2014, còn trước đó quá tệ, không cần bàn luận, NTD lôi lại năm 2013, và chưng lên những mớ lý thuyết trong văn bản luật pháp, người ta quá biết những thứ đó nhằm lòe và bịp không hơn, không kém. Câu hỏi nhắm về "biện pháp" chứ không đòi xem văn bản. (lý thuyết) NTD nói riêng và đảng CSVN nói chung, chưa phân biệt được quyền tự do dân chủ và kinh tế thị trường. Tự do, dân chủ là quyền thiêng liêng, tối thượng của con người, kinh tế thị trường là quyền tự do làm ăn, nếu thực sự được quyền tự do làm ăn, chỉ mới đẳng cấp của con vật, như trâu bò, hay ngựa. Cần phải có quyền tự do, dân chủ nữa, mới bảo đảm đúng phẩm chất của một con người, nhất là con người trên xứ sở hơn bốn ngàn năm lập quốc, có truyền thống tự do dân chủ lâu đời, bắt đầu từ xã thôn tự trị, Phụ Nữ Việt Nam tham gia bầu cử rất sớm...
NTD bảo người Đức "các ông nên đọc Hiến pháp mới của chúng tôi để hiểu thêm." Nếu nói với Việt Kiều, tạm cho mỉa mai, với người nước ngoài, câu nói trở nên ngớ ngẩn và xấc láo.
Báo CS viết NTD gặp những học giả nước Đức, kể cũng đáng hoài nghi, học giả nào hoài hơi đi tiếp chuyện với đám vô học, có khi họ sai mấy thằng gác parking lot vào nói chuyện, báo CS biết đếch gì, chỉ nổ sảng.
Ra hải ngoại lãnh đạo nói như vậy, trong nước ôi thôi vô cùng táo tợn. Trọng lú hở ra lời nào, lời nấy thúi như kí...t, đã chống tham nhũng, còn sợ "mai kia sinh thù oán!" đòi bỏ điều 4 hiến pháp, Lú bảo "mất đạo đức" đập chuột sợ bể bình, Trọng lú quên nghĩ rằng hết chuột, bình kia cũng chỉ dùng đựng phân!
Mới đây gọi là chia xẻ với cử tri quân 1, Sang mặt bư, mắt hí nói: "Chưa đẩy lùi tham nhũng, dân gay gắt là phải." Nói như vậy ở quê tôi, gọi là nói dừa, tức nói thụi, người nói dừa thường là kẻ bất trí, không có chính kiến, nên nói rỗng tuếch.
Có điều rất lạ kỳ, cán bộ CS từ có học tới thất học, lời nói và việc làm của họ không có khoảng cách, không có sự khác biệt, hao hao như nhau. Có lẽ quen sinh hoạt bầy đàn, họ đoàn kết nhất trí riết rồi nó mới ra như vậy. Ở miền Nam ngày trước, cũng thì một vấn đề, anh học thức nói nghe khác, anh học ít nói nghe khang khác, không hiểu XHCN họ ăn cái giống gì, nói chuyện nghe nó "thống nhứt," y như từ một cái máy thu âm phát ra, người người giống nhau, mọi miền cũng giống nhau, lạ quá!
Ngày nay cán bộ CS, vẻ ngoài rất sang trọng, áo quần thượng hạng, ở biệt thự khủng, xe hơi sang bậc nhất, hình thức xem cũng văn minh lắm, nhưng họ phát biểu cứ như tiếng hú của loài vượn trên non. Nhờ nội dung phát biểu, mình tìm được cái nét man dã ngày xưa, qua cái vỏ bọc văn minh của họ.
"U không phải là lém!"
Nguyễn Dư (Danlambao) - Không phải mới đây, mà từ khi "công cuộc giải phóng miền Nam hoàn tất (!)" cho đến nay thì chuyện dài và chuyện hài của đảng viên đảng cộng sản Việt Nam nói hoài, nói mãi cũng không bao giờ hết! Một trong những chuyện dài và chuyện hài đó là qua phân tích những ngôn từ của họ gần đây. Chúng ta thấy mấy ông bà đại biểu quốc hội gọi là đại diện cho dân mà ăn nói còn chẳng có ai ra gì huống hồ chi những đảng viên quèn ở phường, quận. Những người đảng viên có tư cách thì im lặng hoặc bỏ đảng từ khuya. Chúng ta cũng nhìn thấy đấy, từ ông chủ tịch quốc hội là Hùng hói cho đến đại biểu mạt hạng như ông Hoàng Hữu Phước là hai nhân vật biểu tượng mà những ngày qua dân lấy họ làm những đề tài phổ biến trên mạng cho thiên hạ đem ra đàm tếu, xỏ xiên. Nhất là báo dân viết tự do như phe ta và mấy còm sĩ làm thịt thì khỏi chê vào đâu được.
Rồi nhiều lần phát ngôn để đời như của Tổng bí, người dân còn nhớ mãi cũng như lời lẽ đáng được ghi vào lịch sử thuộc về đỉnh cao trí tuệ của ông "Phù Đổng về trời vui thú điền viên" vậy.
Hổm rày nghe thiên hạ bình phẩm về ông Tổng bí nhà ta qua những lời "vàng ngọc" của ông. Những lời ông nói thì tôi tin chắc không bao giờ sai. Chúng ta hổng nghe cổ nhân thường nói: "ném chuột thì coi chừng vỡ bình quí" đó sao! Khen cho ông ba phải là đã thuộc bài. Phải công nhận ông là lém, lém còn hơn chuột nhắt nữa. Ông là người biết người biết ta nên trăm trận trăm thắng. Không thắng thì làm sao mà sống dai, sống khỏe rồi leo lên được đến chức chúa đảng. Thế mà thiên hạ bảo ông là lú. Trong trường hợp phát ngôn vừa qua thì cái hỗn danh đặt cho ông không hoàn toàn chính xác tí nào.
Lần trước ông "ngôn" đại loại rằng thì là đến cuối thế kỷ này còn chưa chắc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Thì đúng, chính xác quá rồi còn gì.
Này nhé, hồi lúc đầu trong bộ sậu của Lú, Ba ếch đứng ra hứa "lèo" nhưng không "lái" nổi con tàu chống tham nhũng, tàu chìm. Lúc đó Ba ếch hứa chống tham nhũng tới cùng, không xong thì sẽ từ chức. Đó là Ba ếch chỉ hứa lèo. Ba ếch lèo đếch có ra gì, thì thiên hạ cũng đã nhìn thấy hết rồi. Thiên hạ cũng chửi te tua rồi. Ếch chống tham nhũng mà không dám kỷ luật ai! Ếch ôm được một mớ rồi chạy làng, sau đó bán cái lại cho Lú. Lú cứ tưởng là một công việc béo bở, dễ ăn! Nhưng qua mấy mùa lá rụng, Lú nhận ra là khó nuốt, có thể đành thúc thủ, bó tay. Cho nên Lú nghĩ ra cách "ngôn" làm sao cho vẹn lẽ đôi đường. Người khôn vặt cái kiểu của Tổng bí không phải là hiếm trong cái đảng nhà ông, nếu nhận ra cho rõ thực chất lời lẽ của Lú thì lém khỏi chê vào đâu cho được. Lú khôn hơn Ba ếch. Mà Ếch với Lú cũng cùng là một bầy với với nhau thì làm sao dám ném để cho phải vỡ bình. "Bình" thì muốn giữ mà "chuột" cũng không dám phang. Cho nên Lú cân nhắc ghê lắm. Đêm nằm trằn trọc, gác chân lên trán suy ngẫm chuyện đời: mình thịt lũ chuột đục khoét ngân sách quốc gia thì chúng nó cũng dám chơi xả láng mà đập vỡ bình cả làng nhà mình chứ không phải chơi. Coi chừng bị vạ lây. Vỡ bình thì mất hết, mất luôn cả mạng cũng không chừng. Cái gương "đập chuột" vừa qua của Lú thì cũng đã nhận được sự trả giá cho một thằng em vào viện nước ngoài để điều trị còn sờ sờ ra đó. Lấy đó làm bài học. Thôi đành ba phải, "nắng bề nào che bề đó" để còn yên thân cho đến hết nhiệm kỳ rồi chuồn êm cho được việc.
Là Tổng bí, 'đứng trên mặt đảng' mà xét thì Lú nghiệm ra rằng chỉ có nước bó tay về công cuộc xây dựng đảng nên mới "ngôn": cho đến cuối thế kỷ này còn chưa chắc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Còn chống tham nhũng thì Lú chẳng dám hứa lèo, nổ sảng như Ba ếch để rồi bị thiên hạ chửi rủa te tua. Việc này thì Lú khôn hơn, tự tin, nghĩ mình cũng có khả năng như ai, nhưng mà tại... chỉ sợ... ném chuột rồi vỡ bình quí đó thôi. Đâu phải là Lú bó tay, hoàn toàn bất lực trong việc chống tham nhũng đâu!
Cái chức vụ và quyền hạn của Lú hay của Ba ếch là chỉ để... hưởng lộc thôi nhé.
"U đâu có lém"!
Đường tiền tỉ vừa làm đã hỏng
Rất nhiều cầu, đường ở các tỉnh Nam Trung Bộ được xây dựng nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đã bị hư hỏng, gây nguy hiểm cho người lưu thông
Nằm trên tuyến đường huyết mạch của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, mỗi ngày Tỉnh lộ ĐT 632 có hàng ngàn lượt phương tiện tham gia lưu thông. Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Bình Định, đây là tuyến đường không an toàn nhất của tỉnh này.
Làm nửa chừng rồi... ngưng
Tuyến giao thông ĐT 632 là cung đường có hình chữ U, từ thị trấn Phù Mỹ vòng qua các xã rồi đến thị trấn Bình Dương. Trong đó, đoạn Km 0+500 đến Km 7+00 chỉ gần 7 km nhưng có đến hàng trăm ổ gà, ổ voi, bùn đỏ nhầy nhụa, rất khó đi. Còn đoạn Km 29+120 đến Km 32+00 thì nhà thầu đổ bê-tông chỉ 1/2 làn đường rồi “lặn” mất tăm từ nhiều tháng qua. “Trời mưa mà đi qua 2 đoạn đường trên chẳng khác nào cực hình. Tai nạn giao thông xảy ra như cơm bữa” - ông Lê Minh Hoàng, một người dân địa phương, bức xúc.
Hai đoạn đường trên do DNTN Đại Thịnh (trụ sở đóng tại xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ) nhận thầu sửa chữa, nâng cấp từ tháng 2-2014 với kinh phí khoảng 20 tỉ đồng. Thế nhưng, sau khi nhận được hàng tỉ đồng ứng vốn từ chủ đầu tư, nhà thầu thi công dang dở rồi dừng luôn từ nhiều tháng qua.
Ngày 16-10, phóng viên Báo Người Lao Động liên hệ ông Nguyễn Thành Mai, Trưởng Ban Quản lý dự án đầu tư và Xây dựng huyện Phù Mỹ, để tìm hiểu vụ việc nhưng ông từ chối với lý do: Không có trách nhiệm phát ngôn. Ông Đỗ Nguyên Đức, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bình Định, cho biết trong quá trình triển khai thi công sửa chữa, nâng cấp 2 đoạn đường ĐT 632, nhà thầu không thực hiện đúng trách nhiệm, gây bức xúc trong nhân dân. Sở đã gửi văn bản đề nghị UBND huyện Phù Mỹ chỉ đạo các đơn vị liên quan chấn chỉnh ngay việc này.
Đường cứ hỏng, phí cứ thu
Trong khi đó, nhiều người dân ở tỉnh Ninh Thuận rất bức xúc về chất lượng của tuyến đường tránh Quốc lộ 1 dài gần 8,5 km qua TP Phan Rang - Tháp Chàm vừa được nâng cấp vào cuối năm 2012.
Tháng 4-2009, liên doanh Công ty CP Đầu tư 577 thuộc Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5) và Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM khởi công tuyến đường tránh nói trên, tổng vốn đầu tư khoảng 550 tỉ đồng. Đường rộng 29 m, gồm 4 làn ô tô, 2 làn xe thô sơ. Cũng trên tuyến tránh này có 4 cây cầu được xây mới và mở rộng. Đây là dự án BOT, liên doanh nhà đầu tư được quyền kinh doanh thu phí với thời hạn 15 năm 7 tháng tại trạm thu phí Cam Thịnh, tỉnh Khánh Hòa. Sau khi đưa vào sử dụng chưa đầy 1 năm, con đường đã xuống cấp nghiêm trọng. Theo ghi nhận của phóng viên, tình trạng sụt lún, gợn sóng xuất hiện nhiều tại các đoạn dẫn vào cầu Thành Hải, Sông Quao, vòng xoay Tân Hộ và từ ngã năm Phủ Hà đến cầu Đạo Long 2.
Ông Nguyễn Thành Vinh, một người chạy xe ôm ở khu vực này, nhận xét: “Đường gì mới nâng cấp mà lòng đường đã lõm xuống như mặt võng. Không biết vài năm tới xe cộ còn lưu thông được không?!”. Nhiều người dân ở phường Phủ Hà, TP Phan Rang - Tháp Chàm, kể: Do mặt đường gợn sóng quá nặng nên đã có nhiều người bị tai nạn trên tuyến đường này.
Mới đây, các đơn vị thi công đã tiến hành sửa chữa những đoạn đường kém chất lượng bằng cách tiếp tục trải nhựa nóng lên mặt đường. Nhiều chuyên gia trong ngành cầu đường cho rằng cách làm này không căn cơ, sẽ tiếp tục bị lún trong thời gian tới.
Cầu lún không chịu sửa
Hàng loạt vụ tai nạn giao thông đã xảy ra tại cầu Quán Cau trên Quốc lộ 1 đoạn qua xã An Hiệp (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Cầu này vừa được đưa vào sử dụng từ đầu năm 2014, rộng gần 10 m, dài 20 m, do Ban Quản lý dự án 6 (Bộ GTVT) làm chủ đầu tư, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng công trình 3 (TP HCM) thi công, kinh phí trên 13 tỉ đồng. Hiện nay, đường dẫn 2 đầu cầu đã bị lún sâu trung bình 10 cm, có nơi gần 20 cm, trở thành “cái bẫy” chết người. Không chỉ 2 đường dẫn lên cầu, cả mặt cầu cũng bị sụt lún từ 3 - 5 cm.
Ông Nguyễn Thành Trí, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Phú Yên, cho biết cầu mới Quán Cau vẫn còn trong thời gian bảo hành nên sở đã nhiều lần kiến nghị lên Tổng cục Đường bộ yêu cầu đơn vị thi công sửa chữa lại đường dẫn và mặt cầu nhưng đơn vị thi công vẫn chưa chịu làm.
H.Ánh
ANH TÚ - LÊ TRƯỜNG
Theo NLĐO
Ân xá Quốc tế : Trấn áp người biểu tình ôn hòa là vi phạm luật quốc tế và của chính Hồng Kông
RFI-Thụy My
Ngày 18-10-2014 11:04
Cảnh sát chống bạo động đối đầu với người biểu tình đòi dân chủ tại khu Mongkok, Hồng Kông, 18/10/2014.REUTERS/Carlos Barria
Cuộc cách mạng những chiếc dù đang diễn ra tại Hồng Kông thu hút sự chú ý của toàn thế giới, và tất nhiên là được các tổ chức quốc tế đấu tranh cho nhân quyền theo dõi chặt chẽ. Trong đó có Amnesty International đã nhiều lần lên tiếng phản đối các vụ trấn áp người biểu tình ôn hòa.
RFI Việt ngữ đặt câu hỏi với bà chào bà Nina Walch, tổ chức Amnesty International phụ trách hồ sơ các cuộc khủng hoảng.
RFI : Xin chào bà Nina Walch, rất cảm ơn bà đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ. Thưa bà, vừa rồi Ân xá Quốc tế đã ra thông cáo phản đối việc trấn áp người biểu tình ở Hồng Kông phải không ạ ?
Nina Walch : Trong thông cáo báo chí, đương nhiên chúng tôi đã lên án bạo lực cảnh sát, vì rõ ràng đây là việc sử dụng vũ lực quá lố. Và chúng ta đã thấy, nào hơi tiêu, hơi cay, và nhất là trong những ngày gần đây những người biểu tình bị cảnh sát đánh đập.
Chúng tôi lên tiếng bảo vệ quyền tự do ngôn luận của những người xuống đường ôn hòa, và kiên quyết lên án lực lượng an ninh sử dụng bạo lực. Nhất là vì cảnh sát phải tạo điều kiện cho các cuộc biểu tình một cách hòa bình, chứ không phải tấn công vào những người dân - vốn có quyền tham gia xuống đường và bày tỏ chính kiến một cách hòa bình.
RFI : Nhất là giới trẻ Hồng Kông xuống đường rất trật tự, ôn hòa…
Chính thế. Đó là những cuộc biểu tình hết sức hòa bình, thật hiếm thấy như vậy. Chúng tôi cũng cho đây là những người biểu tình lịch sự nhất, như bạn biết đó. Thành ra chẳng hạn từ đầu tháng 10, khi có những vụ tấn công thô bạo của những người phản đối biểu tình - thậm chí có những cô gái còn bị tấn công tình dục - cảnh sát ở ngay bên cạnh nhưng chẳng làm gì cả để giúp họ. Như vậy là không làm tròn trách nhiệm bảo vệ người biểu tình.
Hơn nữa gần đây họ còn thô bạo với người biểu tình, như cách đây hai ngày với trường hợp của Ken Tsang (Tăng Kiện Siêu). Tất cả mọi người đều biết cuộn băng video bốn phút phổ biến trên mạng, do một ê-kíp truyền hình địa phương quay được, chiếu cảnh một nhân viên hoạt động xã hội trẻ tuổi bị sáu cảnh sát đánh đập tơi tả.
Rõ ràng việc này không thể chấp nhận được. Những cảnh sát có liên can nhất thiết phải trả lời trước pháp luật, và phải có một cuộc điều tra khách quan. Vì ngay từ đầu chúng ta đã thấy cảnh sát dùng vũ lực quá lố, xịt các loại hơi cay vào những người không tấc sắt trong tay. Đã không bảo vệ người biểu tình, mà nay còn đánh đập họ, là một tình hình không thể nào chấp nhận được.
RFI : Sau khi thẳng tay dùng hơi cay, rồi đến việc đưa người biểu tình vào chỗ vắng đánh đập. Cảnh sát Hồng Kông như vậy đã không rút được kinh nghiệm nào sau việc dùng vũ lực giải tán biểu tình, bị chỉ trích kịch liệt tuần trước ?
Có vẻ là không. Giám đốc cảnh sát đã loan báo tiến hành điều tra, vân vân. Dù là cần thiết, nhưng trong tương lai chính quyền Hồng Kông cần phải tôn trọng luật lệ quốc tế. Luật pháp quốc tế nói rõ rằng không được bắt bớ, giam giữ người dân chỉ vì những người này thực thi quyền tự do ngôn luận, và quyền tự do hội họp của họ. Thế nhưng chẳng hạn hôm kia có đến 45 người bị bắt trong lúc đang biểu tình ôn hòa.
Những quyền tự do mang tính quốc tế này đã được Hồng Kông ký kết chấp nhận khi tham gia Công ước về các quyền dân sự và chính trị. Ngay trong Hiến pháp mini của đặc khu cũng đảm bảo tự do ngôn luận. Như vậy chính quyền không được ngăn cản, trấn áp người biểu tình như đã diễn ra, mà ngược lại phải bảo vệ họ.
RFI : Có những cảnh sát đã bị đình chỉ công tác vì vụ này ?
Vâng, tin này đã được loan báo, đây là một bước đi đúng hướng. Giờ đây nhất thiết cần phải có một cuộc điều tra công minh.
RFI : Ân xá Quốc tế đã và đang làm những gì để bảo vệ, hỗ trợ cho sinh viên biểu tình ở Hồng Kông ?
Tổ chức Ân xá Quốc tế chúng tôi không thể bảo vệ trực tiếp tại chỗ. Những gì chúng tôi có thể làm là thu thập các bằng chứng, hay liên lạc với các luật sư chẳng hạn. Sau đó chúng tôi có thể tiến hành những chiến dịch gây áp lực lên chính quyền - để công lý được thực thi, để có được những cuộc điều tra. Do là tổ chức quốc tế, đã có hai bản kiến nghị được đưa ra để kêu gọi chính quyền tôn trọng tự do ngôn luận và không sử dụng vũ lực một cách bất cân xứng như thế.
Đó là những phương tiện hành động của chúng tôi, để trong tương lai và ngay trong hiện tạ, có thể bảo vệ người biểu tình. Có nghĩa là tiến hành điều tra và sau đó gây áp lực – thông qua các phản kháng của định chế, qua các bản kiến nghị đã được tất cả các thành viên ký , và đã gởi thư cho chính quyền Hồng Kông.
RFI : Tuần trước Ân xá Quốc tế cũng đã phản đối việc Bắc Kinh trấn áp các nhà đấu tranh Trung Quốc có các hành động ủng hộ phong trào biểu tình Hồng Kông phải không thưa bà ?
Tại Trung Quốc đã có rất nhiều hành động biểu thị tình liên đới với người biểu tình Hồng Kông. Việc này không làm chúng tôi ngạc nhiên mấy, và chắc bạn cũng vậy. Rất tiếc là họ đã bị trừng phạt. Nhưng thôi, đây là một vấn đề xưa như trái đất – vấn đề tự do ngôn luận tại Trung Quốc.
Không thể bắt giữ những người dân chỉ vì họ ủng hộ một phong trào dân chủ. Có ít nhất hai chục người đã bị bắt và có nguy cơ lãnh án đến 5 năm tù giam. Cũng có thể không bị kết án một cách chính thức như thế mà vì những tội danh như khiêu khích, gây rối trật tự công cộng…Tiếc thay, đó không phải là chuyện đùa, mà là thực tế đáng buồn tại Trung Quốc.
RFI : Theo bà, liệu có một lối thoát cho phong trào dân chủ Hồng Kông hay đang trong ngõ cụt ?
Khá là khó khăn, một khi không có đối thoại, và cho đến nay chưa hề có thương thuyết thực sự. Ê-kíp tại chỗ của chúng tôi nghĩ rằng có thể có những giải pháp, với một nhân vật uy tín làm trung gian đàm phán, để rốt cuộc các sinh viên và chính quyền có thể ngồi lại với nhau quanh một bàn thương lượng. Thực ra sáng nay người biểu tình ở Mongkok đã bị giải tán, nên số lượng không còn bao nhiêu. Hiện nay tình hình có vẻ yên tĩnh đôi chút.
Tuy nhiên chúng tôi có rất nhiều chứng cớ. Các thanh niên nói với chúng tôi là ban đầu họ không quan tâm mấy đến chính trị. Nhưng chính bạo lực cảnh sát, và phản ứng của chính quyền đã khiến họ chú trọng đến những gì đang diễn ra tại Hồng Kông. Giới trẻ không thể chấp nhận được một câu trả lời như thế. Tôi nghĩ rằng tiếng nói thực sự của tuổi trẻ đang được cất lên. Nhất thiết phải có đối thoại, nếu không sẽ rơi vào ngõ cụt với nguy cơ bạo động ngày càng tăng.
RFI : Không chỉ ôn hòa, mà tính văn minh lịch sự của các bạn trẻ trong cuộc cách mạng này cũng rất đáng được khâm phục phải không ạ ?
Tất nhiên. Trong bốn năm gần đây, tôi phụ trách theo dõi rất nhiều những phong trào được gọi là « Mùa xuân Ả Rập ». Nhờ vậy tôi có thể quan sát các cuộc biểu tình ở Tunisie, Ai Cập, Syria và gần đây tại Ukraina. Đúng là có những khác biệt ấn tượng. Cung cách tiến hành biểu tình của các bạn trẻ Hồng Kông thật tuyệt vời. Họ tổ chức hệ thống thu nhặt rác, dựng những tấm bảng cáo lỗi vì đã làm phiền. Thật là chưa từng thấy ! Và thật hết sức bất công khi đàn áp một phong trào hòa bình như thế
RFI : RFI Việt ngữ xin rất cảm ơn bà Nina Walch thuộc tổ chức Ân xá Quốc tế tại Pháp, đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn hôm nay của chúng tôi.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141017-an-xa-quoc-te-tran-ap-nguoi-bieu-tinh-on-hoa-la-vi-pham-luat-quoc-te-va-cua-chinh-ho/#
Ngày 18-10-2014 11:04
Cảnh sát chống bạo động đối đầu với người biểu tình đòi dân chủ tại khu Mongkok, Hồng Kông, 18/10/2014.REUTERS/Carlos Barria
Cuộc cách mạng những chiếc dù đang diễn ra tại Hồng Kông thu hút sự chú ý của toàn thế giới, và tất nhiên là được các tổ chức quốc tế đấu tranh cho nhân quyền theo dõi chặt chẽ. Trong đó có Amnesty International đã nhiều lần lên tiếng phản đối các vụ trấn áp người biểu tình ôn hòa.
RFI Việt ngữ đặt câu hỏi với bà chào bà Nina Walch, tổ chức Amnesty International phụ trách hồ sơ các cuộc khủng hoảng.
RFI : Xin chào bà Nina Walch, rất cảm ơn bà đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ. Thưa bà, vừa rồi Ân xá Quốc tế đã ra thông cáo phản đối việc trấn áp người biểu tình ở Hồng Kông phải không ạ ?
Nina Walch : Trong thông cáo báo chí, đương nhiên chúng tôi đã lên án bạo lực cảnh sát, vì rõ ràng đây là việc sử dụng vũ lực quá lố. Và chúng ta đã thấy, nào hơi tiêu, hơi cay, và nhất là trong những ngày gần đây những người biểu tình bị cảnh sát đánh đập.
Chúng tôi lên tiếng bảo vệ quyền tự do ngôn luận của những người xuống đường ôn hòa, và kiên quyết lên án lực lượng an ninh sử dụng bạo lực. Nhất là vì cảnh sát phải tạo điều kiện cho các cuộc biểu tình một cách hòa bình, chứ không phải tấn công vào những người dân - vốn có quyền tham gia xuống đường và bày tỏ chính kiến một cách hòa bình.
RFI : Nhất là giới trẻ Hồng Kông xuống đường rất trật tự, ôn hòa…
Chính thế. Đó là những cuộc biểu tình hết sức hòa bình, thật hiếm thấy như vậy. Chúng tôi cũng cho đây là những người biểu tình lịch sự nhất, như bạn biết đó. Thành ra chẳng hạn từ đầu tháng 10, khi có những vụ tấn công thô bạo của những người phản đối biểu tình - thậm chí có những cô gái còn bị tấn công tình dục - cảnh sát ở ngay bên cạnh nhưng chẳng làm gì cả để giúp họ. Như vậy là không làm tròn trách nhiệm bảo vệ người biểu tình.
Hơn nữa gần đây họ còn thô bạo với người biểu tình, như cách đây hai ngày với trường hợp của Ken Tsang (Tăng Kiện Siêu). Tất cả mọi người đều biết cuộn băng video bốn phút phổ biến trên mạng, do một ê-kíp truyền hình địa phương quay được, chiếu cảnh một nhân viên hoạt động xã hội trẻ tuổi bị sáu cảnh sát đánh đập tơi tả.
Rõ ràng việc này không thể chấp nhận được. Những cảnh sát có liên can nhất thiết phải trả lời trước pháp luật, và phải có một cuộc điều tra khách quan. Vì ngay từ đầu chúng ta đã thấy cảnh sát dùng vũ lực quá lố, xịt các loại hơi cay vào những người không tấc sắt trong tay. Đã không bảo vệ người biểu tình, mà nay còn đánh đập họ, là một tình hình không thể nào chấp nhận được.
RFI : Sau khi thẳng tay dùng hơi cay, rồi đến việc đưa người biểu tình vào chỗ vắng đánh đập. Cảnh sát Hồng Kông như vậy đã không rút được kinh nghiệm nào sau việc dùng vũ lực giải tán biểu tình, bị chỉ trích kịch liệt tuần trước ?
Có vẻ là không. Giám đốc cảnh sát đã loan báo tiến hành điều tra, vân vân. Dù là cần thiết, nhưng trong tương lai chính quyền Hồng Kông cần phải tôn trọng luật lệ quốc tế. Luật pháp quốc tế nói rõ rằng không được bắt bớ, giam giữ người dân chỉ vì những người này thực thi quyền tự do ngôn luận, và quyền tự do hội họp của họ. Thế nhưng chẳng hạn hôm kia có đến 45 người bị bắt trong lúc đang biểu tình ôn hòa.
Những quyền tự do mang tính quốc tế này đã được Hồng Kông ký kết chấp nhận khi tham gia Công ước về các quyền dân sự và chính trị. Ngay trong Hiến pháp mini của đặc khu cũng đảm bảo tự do ngôn luận. Như vậy chính quyền không được ngăn cản, trấn áp người biểu tình như đã diễn ra, mà ngược lại phải bảo vệ họ.
RFI : Có những cảnh sát đã bị đình chỉ công tác vì vụ này ?
Vâng, tin này đã được loan báo, đây là một bước đi đúng hướng. Giờ đây nhất thiết cần phải có một cuộc điều tra công minh.
RFI : Ân xá Quốc tế đã và đang làm những gì để bảo vệ, hỗ trợ cho sinh viên biểu tình ở Hồng Kông ?
Tổ chức Ân xá Quốc tế chúng tôi không thể bảo vệ trực tiếp tại chỗ. Những gì chúng tôi có thể làm là thu thập các bằng chứng, hay liên lạc với các luật sư chẳng hạn. Sau đó chúng tôi có thể tiến hành những chiến dịch gây áp lực lên chính quyền - để công lý được thực thi, để có được những cuộc điều tra. Do là tổ chức quốc tế, đã có hai bản kiến nghị được đưa ra để kêu gọi chính quyền tôn trọng tự do ngôn luận và không sử dụng vũ lực một cách bất cân xứng như thế.
Đó là những phương tiện hành động của chúng tôi, để trong tương lai và ngay trong hiện tạ, có thể bảo vệ người biểu tình. Có nghĩa là tiến hành điều tra và sau đó gây áp lực – thông qua các phản kháng của định chế, qua các bản kiến nghị đã được tất cả các thành viên ký , và đã gởi thư cho chính quyền Hồng Kông.
RFI : Tuần trước Ân xá Quốc tế cũng đã phản đối việc Bắc Kinh trấn áp các nhà đấu tranh Trung Quốc có các hành động ủng hộ phong trào biểu tình Hồng Kông phải không thưa bà ?
Tại Trung Quốc đã có rất nhiều hành động biểu thị tình liên đới với người biểu tình Hồng Kông. Việc này không làm chúng tôi ngạc nhiên mấy, và chắc bạn cũng vậy. Rất tiếc là họ đã bị trừng phạt. Nhưng thôi, đây là một vấn đề xưa như trái đất – vấn đề tự do ngôn luận tại Trung Quốc.
Không thể bắt giữ những người dân chỉ vì họ ủng hộ một phong trào dân chủ. Có ít nhất hai chục người đã bị bắt và có nguy cơ lãnh án đến 5 năm tù giam. Cũng có thể không bị kết án một cách chính thức như thế mà vì những tội danh như khiêu khích, gây rối trật tự công cộng…Tiếc thay, đó không phải là chuyện đùa, mà là thực tế đáng buồn tại Trung Quốc.
RFI : Theo bà, liệu có một lối thoát cho phong trào dân chủ Hồng Kông hay đang trong ngõ cụt ?
Khá là khó khăn, một khi không có đối thoại, và cho đến nay chưa hề có thương thuyết thực sự. Ê-kíp tại chỗ của chúng tôi nghĩ rằng có thể có những giải pháp, với một nhân vật uy tín làm trung gian đàm phán, để rốt cuộc các sinh viên và chính quyền có thể ngồi lại với nhau quanh một bàn thương lượng. Thực ra sáng nay người biểu tình ở Mongkok đã bị giải tán, nên số lượng không còn bao nhiêu. Hiện nay tình hình có vẻ yên tĩnh đôi chút.
Tuy nhiên chúng tôi có rất nhiều chứng cớ. Các thanh niên nói với chúng tôi là ban đầu họ không quan tâm mấy đến chính trị. Nhưng chính bạo lực cảnh sát, và phản ứng của chính quyền đã khiến họ chú trọng đến những gì đang diễn ra tại Hồng Kông. Giới trẻ không thể chấp nhận được một câu trả lời như thế. Tôi nghĩ rằng tiếng nói thực sự của tuổi trẻ đang được cất lên. Nhất thiết phải có đối thoại, nếu không sẽ rơi vào ngõ cụt với nguy cơ bạo động ngày càng tăng.
RFI : Không chỉ ôn hòa, mà tính văn minh lịch sự của các bạn trẻ trong cuộc cách mạng này cũng rất đáng được khâm phục phải không ạ ?
Tất nhiên. Trong bốn năm gần đây, tôi phụ trách theo dõi rất nhiều những phong trào được gọi là « Mùa xuân Ả Rập ». Nhờ vậy tôi có thể quan sát các cuộc biểu tình ở Tunisie, Ai Cập, Syria và gần đây tại Ukraina. Đúng là có những khác biệt ấn tượng. Cung cách tiến hành biểu tình của các bạn trẻ Hồng Kông thật tuyệt vời. Họ tổ chức hệ thống thu nhặt rác, dựng những tấm bảng cáo lỗi vì đã làm phiền. Thật là chưa từng thấy ! Và thật hết sức bất công khi đàn áp một phong trào hòa bình như thế
RFI : RFI Việt ngữ xin rất cảm ơn bà Nina Walch thuộc tổ chức Ân xá Quốc tế tại Pháp, đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn hôm nay của chúng tôi.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141017-an-xa-quoc-te-tran-ap-nguoi-bieu-tinh-on-hoa-la-vi-pham-luat-quoc-te-va-cua-chinh-ho/#
Chính quyền Hồng Kông và sinh viên sẽ đối thoại vào thứ ba
Cảnh sát chống bạo động đứng gác tại 1 con đường chính ở quận Mong Kok, Hồng Kông, 17/10/2014.
VOA-18.10.2014
Chính quyền Hồng Kông cho hay đối thoại với sinh viên có thể sẽ bắt đầu vào thứ Ba tới, sau nhiều đêm xảy ra xô xát giữa cảnh sát và những người biểu tình đòi dân chủ đã làm tê liệt hoạt động tại nhiều nơi ở Hồng Kông.
Bí thư Hành chánh Carrie Lâm nói rằng thứ Ba là ngày sớm nhất trong ba ngày mà chính phủ đưa ra cho Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông. Bà nói có nhiều tiến bộ trong quá trình chuẩn bị cho cuộc đối thoại.
Trước đó vài ngày, Trưởng quan Hành chánh Lương Chấn Anh nói rằng ông đang tìm cách nối lại đàm phán với các thủ lãnh biểu tình. Cuộc đối thoại được dàn xếp hồi trước đây trong tháng đã không diễn ra sau khi chính phủ rút lui.
Ông Lương nói ông mở ngỏ thảo luận về phổ thông đầu phiếu. Nhưng nhà cầm quyền ở Bắc Kinh nói rằng họ không thay đổi quyết định phê duyệt ứng cử viên cho cuộc bầu cử năm 2017 trên lãnh thổ này, và họ sẽ không thực hiện thêm cải cách bầu cử.
Hôm thứ Bảy, cảnh sát chống bạo động của Hồng Kông dùng bình xịt hơi cay và dùi cui xô xát với những người biểu tình đòi dân chủ dùng dù làm khiên che trong lúc họ tiếp tục chiếm giữ một khu trại ở quận Mong Kok của Hồng Kông.
Giới hữu trách nói rằng 26 người bị bắt và 15 cảnh sát viên bị thương trong các vụ xô xát hồi sáng sớm.
Ủy viên cảnh sát Hồng Kông, ông Andy Tsang, nói: “Cảnh sát cực lực lên án những người tham gia cuộc tụ tập bất hợp pháp, phá hàng rào cảnh sát và chiếm những đường phố chính ở Mong Kok sáng sớm nay và tối hôm qua. Cách hành xử đó là không ôn hòa mà cũng không phải bất bạo động. Họ đã đảo lộn trật tự công cộng và đe dọa nghiêm trọng đến sự an toàn công cộng.”
Cô Ashley Lai, sinh viên đại học năm thứ nhất, tham gia cuộc biểu tình nói: “Không thể giải quyết vấn đề này bằng cách quét sạch chúng tôi. Sau khi chính quyền dẹp sạch chúng tôi, chúng tôi sẽ tập trung trở lại. Điều mà chúng tôi cần là chính phủ phải đối diện với chúng tôi, phải đối thoại với chúng tôi.”
Ba cảnh sát viên bị thương hôm thứ Sáu khi cảnh sát tìm cách ngăn chặn hàng ngàn người biểu tình quay trở lại Mong Kok, khu vực đã được cảnh sát dọn sạch trong cuộc trấn dẹp vào lúc rạng sáng.
Mong Kok là khu biểu tình nhỏ hơn ở Hồng Kông đối diện với Cảng Victoria, khu vực bị chiếm giữ chính, ngay trung tâm của quận tài chánh. Đây là khu vực chật chội với các hoạt động buôn bán tấp nập và có đông cư dân nhất.
Trong cuộc trấn dẹp trước lúc rạng sáng hôm thứ Sáu, cảnh sát đã phá dỡ các chướng ngại vật, lều trại gây cản trở đường phố trong quận Mong Kok đã hơn hai tuần qua.
Phòng trào bất tuân dân sự “Chiếm Trung” lên án vụ trấn dẹp, và nói rằng chính phủ “đang tạo ra những hàng rào cản trở cuộc đối thoại.”
Cảnh sát đã xô xát với người biểu tình nhiều lần để giải tỏa đường phố kể từ tháng 9, khi những người biểu tình chiếm trung tâm thành phố để áp lực đòi Trung Quốc ngưng can thiệp vào các cuộc bầu cử địa phương sắp tới.
Tại Việt Nam sẽ không có quyền im lặng?
Hình ảnh minh họa.Courtesy photo
An Nhiên, thông tín viên RFA 2014-10-17
Quyền con người
Quyền im lặng là một quyền căn bản của người dân, tuy nhiên lâu nay quyền này vẫn chưa được tôn trọng tại Việt Nam.
Vào ngày 23/09/2014, Thường Vụ Quốc Hội thảo luận sửa đổi luật Tổ chức tòa án nhân dân, luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân. Tuy nhiên về “quyền im lặng” của bị can, bị cáo vẫn chưa được thống nhất.
Trong lúc người dân, và giới luật sư ngày càng tỏ ra quan tâm đến “quyền im lặng”, một quyền cơ bản mà trong hiến pháp Việt Nam có ghi, mong muốn quốc hội thông qua điều luật này, thì Ông đại biểu quốc hội Đỗ Văn Đương - ủy viên thường trực ủy ban Tư pháp - đã cho rằng “quyền im lặng không phải là quyền con người”; lời phát biểu được phát sóng trên VTV1 vào tối ngày 27/09/2014.
“Quyền im lặng không phải quyền con người, mà quyền bào chữa mới là quyền cơ bản của người phạm tội trong tố tụng hình sự. Nó nhằm thực hiện chức năng gỡ tội cho họ”. Và Ông Đương cũng quả quyết thêm rằng không thể có quyền im lặng trong luật pháp Việt Nam được.
Anh Bùi Công Thủ, một người dân đang sống tại Sài Gòn đã bị công an nhiều lần sách nhiễu và tạm giam, điều tra mà không được gặp luật sư, Anh bức xúc cho biết sau khi nghe Ông đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương phát biểu trên VTV1:
Theo tôi nó chỉ khả thi vào những nơi nào mà pháp luật được tôn trọng, còn những nước độc tài thì pháp luật nằm trong tay những người nắm pháp luật, họ sẵn sàng vi phạm pháp luật.
-Ông Lưu Gia Lạc
“Tôi cảm thấy lời phát biểu của vị đại biểu này, nó như là ngớ ngẩn, nói như ông ta thì bản thân ông ta thật sư chưa chắc ý thức được quyền con người của bản thân mình như thế nào? Câu phát biểu của Ông ấy trơ trẽn và lố bịch nữa. Tôi không đồng ý câu nói phát biểu của ông Đại biểu. Còn một chuyện nữa là theo tôi nghĩ từ thời điểm năm 1975 đến bây giờ, Việt Nam đã là một đất nước toàn trị, một chế độ độc tài toàn trị, một thành trị độc tài.”
Ông Lưu Gia Lạc đang làm việc tại Bình Dương, cho rằng pháp luật tại Việt Nam không được tôn trọng, nên quyền công dân luôn bị chà đạp và quyền im lặng hầu như không có:
“Theo tôi nó chỉ khả thi vào những nơi nào mà pháp luật được tôn trọng, còn những nước độc tài thì pháp luật nằm trong tay những người nắm pháp luật, họ sẵn sàng vi phạm pháp luật. Họ cho mình cái quyền tự vi phạm pháp luật nhiều nhất, thành ra quyền ấy với người dân hầu như không có.”
Hiện tại, đa số luật sư đều đồng ý, lên tiếng sớm phải luật hóa quyền im lặng tại Việt Nam. Luật sư Nguyễn Văn Trí đang họat động trong lĩnh vực dân sự - hình sự rất bức xúc khi cho chúng tôi biết về những viên chức điều tra phạm nhân:
“Trong giới luật sư chúng tôi cũng có những quan điểm đồng thuận với chuyện đó (quyền im lặng), bởi vì thứ nhất là quyền của nhân thân của bị can - bị cáo, thứ hai là tôn trọng luật sư. Có một số trường hợp, là tụi anh làm vô trong đó đó, gia đình bị can - bị cáo nhờ tụi anh, rồi sau đó không biết bằng cách nào gia đình bị can - bị cáo hết nhờ anh rồi nói không có nhờ. Không biết giữa công an và họ làm việc như thế nào? Làm việc với người bị tam giam - tạm giữ đó, người ta có nảy sinh những ý kiến gì đó khác hơn với gia đình người ta thuê. Rồi cuối cùng ra tòa, người ta nói đâu có nói vậy, đó có những chuyện khổ vậy đó. Mà đối với phóng viên nước ngoài anh thật ra cũng hạn chế nói, vì khổ lắm”
Nữ luật gia Nguyễn Thị Dơn đang làm việc tại thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên cho rằng quyền im lặng là một quyền bình thường của người công dân, của người bị can, bị cáo:
“Theo quan điểm cá nhân của tôi thì tôi có ý kiến là ủng hộ. Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, và dựa trên các quy định của pháp luật, chứ nó không có gì nó là to tát cả.”
Để bảo vệ người vô tội
Quyền im lặng được thực thi ở các nước phát triển như Châu Âu, Hoa Kỳ, Hồng Kông, Singapore… nhằm bảo vệ bị can không bị tra tấn, ép cung, tránh những oan sai, việc tìm ra tội của bị can là trách nhiệm của phía cảnh sát điều tra. Tuy nhiên với những quốc gia cộng sản như Việt Nam, quyền im lặng vẫn chưa được xem là một trong những quyền cơ bản của nhân quyền. Ông Lưu Gia Lạc đã chứng kiến và thấy nhiều người bị công an bắt, điều tra, nhưng không được gặp luật sư, và không biết phải kêu ai giúp đỡ trong xã hội Việt Nam, hầu hết đối với bị can đều sẽ vô vọng:
“Theo tôi được biết, thì có rất nhiều trường hợp bị bắt, gần như không có tác dụng gì, cho nên là quyền im lặng của người dân theo nhận định của pháp luật đấy, thì tôi thấy nó gần như không có, họ (chính quyền) tìm mọi cách để khai thác kiểu như là hỏi cung, có đợi luật sư đến thì… thậm chí người ta bắt, người nhà còn không biết, hoặc là người ta không thông báo cho thân nhân của người bị bắt biết, thì việc luật sư đến cũng gần như vô vọng.”
Ông Lưu Gia Lạc cho biết tiếp Ông và cùng một số người bạn ủng hộ nhiệt quyết quyền im lặng:
Tôi ủng hộ quyền im lặng này, tôi mong rằng tương lai thì dưới sự hỗ trợ và đấu tranh của các tổ chức xã hội dân sự thì quyền im lặng của một người dân, và như tôi sẽ được pháp luật tôn trọng.
-Anh Bùi Công Thủ
“Tôi hoàn toàn ủng hộ việc người dân có quyền im lặng có sự cố dính dáng đến pháp luật. Với một số bạn bè cả tôi, tôi thấy hầu hết các Anh/Em đều biết việc này và đều ủng hộ, tôi tin là nhiều người dân biết, mà biết luôn cả quyền của mình theo đúng nhận định của pháp luật thì người ta cũng sẽ đồng ý.”
Theo quan điểm của luật sư Nguyễn Văn Trí việc thông qua quyền im lặng của dân sự sẽ không thể đến sớm được vì sẽ thông qua nhiều bộ phận, và sẽ còn lâu:
“Bây giờ, thật ra thì cũng nên có, ở đây đang dự thảo quốc hội, đang xem xét ra sao đó, thì giờ vẫn còn đang lấy ý kiến nhiều nơi, lấy quan điểm của cơ quan điều tra, quan điểm của liên đoàn luật sư Việt Nam, rồi quan điểm của từng người luật sư, nó có nhiều thứ lắm, thật ra nó cũng còn dài…”
Anh Bùi Công Thủ lạc quan tin rằng một ngày nào đó sẽ có luật quyền im lặng để bảo vệ những người vô tội trước khi bị kết án:
“Tôi ủng hộ quyền im lặng này, tôi mong rằng tương lai thì dưới sự hỗ trợ và đấu tranh của các tổ chức xã hội dân sự thì quyền im lặng của một người dân, và như tôi sẽ được pháp luật tôn trọng và được bảo vệ.”
Gần đây rất nhiều vụ án oan bị báo chí phanh phui, qua đó cho thấy nạn bức cung, ép cung bằng những biện pháp tra tấn dã man buộc người bị bắt phải lên tiếng nhận bừa tội. Cơ quan tố tụng chỉ căn cứ vào lời khai đó để buộc tội.
Trước thực tế đáng ngại đó nguyên tắc suy đoán vô tội và quyền im lặng được những người hiểu biết pháp luật lên tiếng yêu cầu phải được tôn trọng thực sự.