Wednesday, October 8, 2014

Kim Jong-un vắng mặt ở Đại Hội Trung Ương Bắc Hàn

BÌNH NHƯỠNG (Reuters)  - Đại hội  trung ương Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên hôm 7 tháng 10 không có mặt  Kim Jong-un, và nhà lãnh tụ trẻ này tiếp tục vắng bóng từ đầu tháng Chín.

Bộ trưởng quốc phòng Nam Hàn Han Min-koo cho biết ông Kim Jong Un, 31 tuổi, hiện đang ở “một nơi nào đó” phía bắc Bình Nhưỡng, nhưng không tiết lộ nơi ở cụ thể của lãnh đạo Triều Tiên.


Kim Jong-un. (Hình: Getty Images)

Theo hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc,  7 tháng Mười là ngày diễn ra Đại Hội  Trung Ương để  khẳng định quân dân Triều Tiên phải nghe theo sự lãnh đạo của Kim Jong-un.và cũng là ngày lễ kỷ niệm 17 năm cố chủ tịch Kim Jong-il nhậm chức tổng bí thư Đảng Lao Động Triều Tiên.

Từ ngày 3 tháng Chín đến nay, lãnh đạo  Kim Jong-un không tham dự nhiều sự kiện quan trọng của Triều Tiên, trong đó có Hội nghị nhân dân tối cao lần thứ 13 vào ngày 25 tháng Chín.

Trong một đoạn tin tức do đài truyền hình Triều Tiên phát đi trước khi ông Kim vắng mặt, lãnh đạo Triều Tiên bị chú ý vì bước đi khập khiễng.

Sự vắng mặt của ông Kim Jong-un trong hơn một tháng qua đã dẫn đến những đồn đoán về sức khỏe của ông. Dù vậy, cả phía Bắc và Nam Hàn  đều khẳng định lãnh đạo Bắc Hàn “không có vấn đề về sức khỏe”. (HC)

10-08-2014 6:46:38 PM
Theo Người Việt 

Ðà Nẵng rộ lên mốt sống ‘bầy đàn’ trong giới trẻ

ÐÀ NẴNG (NV) - Khi gia đình không còn là tổ ấm, đạo đức xã hội băng hoại, nhiều thanh thiếu niên Việt Nam trở nên chán nản, thất vọng, từ đó tìm đến nhau và trượt dài trong trụy lạc.


Những thiếu nữ sống “bầy đàn” trong vụ “ 2 ông, 9 bà.” ( Hình: báo Người Lao Ðộng)

Thời gian gần đây, công an thành phố Ðà Nẵng liên tục bắt giữ nhiều vụ thanh thiếu niên tụ tập thuê nhà nghỉ, khách sạn để sử dụng ma túy, thậm chí quan hệ tình dục.

Trong đó, gây rúng động nhất là vụ “hai ông - chín bà” đã bỏ nhà đi lang thang từ nhiều ngày trước đến thuê phòng ở nhà nghỉ Thiên Hà, ở quận Liên Chiểu để nhậu nhẹt và sử dụng “ma túy đá,” bị bắt quả tang vào rạng sáng ngày 13 tháng 9.

Báo Người Lao Ðộng dẫn lời ông Vương Ðình Tuân, phó trưởng công an phường Hòa Minh cho biết, trong 11 nghi can nêu trên, chỉ có 2 nam đã thành niên, còn 9 nữ thì chỉ từ 15 đến dưới 18 tuổi. Trong số 9 nữ, 2 em làm tiếp viên tại các quán karaoke, 2 em làm thợ uốn tóc, còn lại thì... đi rông.

Sau đó vài ngày, công an phường Phước Ninh, quận Hải Châu lại tiếp tục bắt giữ 4 thanh niên khác cũng thuê khách sạn sử dụng ma túy và “chơi bầy đàn.”

Trước đó, vào tháng 3, 2014, công an thành phố Ðà Nẵng cũng đã phát hiện một băng nhóm chuyên thuê các khách sạn ở quận Sơn Trà để sử dụng ma túy và quan hệ tình dục “bầy đàn.”

Ông Nguyễn Văn Hoa, trưởng phòng Cảnh Sát Ðiều Tra Tội Phạm Về Ma Túy công an thành phố Ðà Nẵng, cho biết, kẻ cầm đầu băng này là Lê Thị Ngà. Nhiều thanh niên bị dụ dỗ vào đường dây buôn bán ma túy của Ngà. Ðổi lại, họ sẽ được hậu đãi một đêm “cắn thuốc” và quan hệ “bầy đàn” trong khách sạn...

Theo ông Tuân, điểm chung của những thanh thiếu niên này là xuất thân từ gia đình không hạnh phúc, cha mẹ hay cãi nhau, thậm chí ly hôn, ít quan tâm đến con cái, tạo cho nhiều đứa trẻ những cú sốc tinh thần.

Buồn chán, thất vọng, những người trẻ này bỏ nhà đi hoang, sống lang thang với bạn bè cùng cảnh ngộ.

Nói về các nhóm sống “bầy đàn,” Tiến Sĩ Huỳnh Văn Sơn, chuyên gia tâm lý cho rằng, sự sa ngã của các em phần lớn xuất phát từ sự thiếu chăm lo, dạy dỗ của các đấng sinh thành. Khi cha mẹ lơ là, ít quan tâm đến con cái thì các em rất dễ bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo.

Ðến khi bị lún sâu vào ma túy, sự tác hại của “hàng đá” đã biến các em trở thành một con người hoàn toàn khác. Chúng rất táo bạo, không còn biết sợ, sống bất cần đời nên hậu quả mà chúng gây ra lại càng nguy hiểm.

Cùng với đó, lối sống, quan hệ “bầy đàn” là con đường ngắn nhất để lây lan các căn bệnh xã hội cho không chỉ các thành viên trong nhóm, mà còn cho nhiều người khác ngoài xã hội, bởi những thành viên này đều có những mối quan hệ phức tạp, chồng chéo, không dễ kiểm soát.

Hiện Ðà Nẵng có gần 1,900 người nghiện ma túy, trong đó 93% ở độ tuổi thanh thiếu niên. Ðáng chú ý là có đến hơn 40% người hút hít ma túy chưa được đưa đi cai nghiện. (Tr.N)
10-08-2014 4:21:13 PM
Theo Người Việt

Biểu tình ở Hồng Kông: Từ chính trị đến bảo vệ “bản sắc”

09.10.2014 | 09:28
Kiều Hương | New York Times | TCĐNA


(Seatimes) Cuộc biểu tình ở Hồng Kông được châm ngòi từ một bất đồng chính trị nhưng phải chăng nó còn ẩn chứa sự phản đối của người dân ở đặc khu hành chính này khi Bắc Kinh đang cố gắng áp đặt và thay đổi "bản sắc" nơi đây?

"...không bao giờ từ bỏ"

Không chối bỏ nguồn gốc
Trong cuộc biểu tình đang lan rộng trên những con phố của Hồng Kông, người ta có thể thấy xuất hiện nhiều nhất trên những tấm bảng viết tay, áo thun, trong những lời phát biểu hay các buổi tuyên truyền… là cụm từ “Người dân Hồng Kông” (Hong Kong People). 
Ngày 6/10, ngồi tại khu vực những người biểu tình trước Văn phòng Chính phủ, anh Yeung Hoi-kiu (20 tuổi) cho biết: “Tôi không từ chối nguồn gốc Trung Quốc của mình, chỉ là tôi chưa bao giờ cảm thấy Trung Quốc là nơi “chôn nhau cắt rốn”. Thế hệ trẻ không nghĩ rằng họ là người Trung Quốc”.
Thực tế, hơn 90% người dân Hồng Kông có nguồn gốc là người Trung Quốc. Tuy nhiên khi được hỏi là người nước nào thì nhiều người sẽ nói rằng mình là người Hồng Kông, hay là một công dân châu Á chứ không phải là một người Trung Quốc. 
17 năm trước, Hồng Kông được Anh trao trả cho Trung Quốc và cũng từ đó, chính quyền Bắc Kinh phải "vật lộn" để kiểm soát đặc khu hành chính "một nhà nước, hai chế độ" này. Nhưng chỉ với việc áp đặt quy trình bầu cử đặc khu trưởng Hồng Kông vào năm 2017, Bắc Kinh đã châm ngòi cho một cuộc biểu tình dữ dội.
Thế nhưng bên cạnh chính trị thì "Bản sắc" là một trong những vấn đề khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc phải “đau đầu”. Xin nhắc lại rằng, từ nhiều năm trước, giới chức Trung Quốc đã bắt đầu nhận ra vấn đề âm ỉ này và cố gắng khắc phục bằng cách áp đặt một chương trình giáo dục lòng yêu nước trong các trường học ở Hồng Kông từ năm 2012. Nhưng đã quá muộn.
Bảo vệ sự khác biệt
Cuộc biểu tình hiện tại ở Hồng Kông cốt lõi là để khẳng định “bản sắc” của người dân nơi đây khi Trung Quốc liên tục can thiệp vào nền văn hóa, chính trị và kinh tế của Hồng Kông. Một suy nghĩ ngày càng ăn sâu trong đầu người dân, đặc biệt là giới trẻ Hồng Kông chính là họ đang bị bắt buộc phải "yêu thương đại lục” bằng cách thay đổi theo "đại lục". Mặt khác, nhiều người trong số họ cảm thấy tự hào khi nói về 156 năm thực dân Anh cai trị nơi này. Từ khi Hồng Kông được trao trả về cho Trung Quốc thì phần lớn họ xác định rằng Trung Quốc là “đại lục” chứ không phải là quê hương của họ.
Một cuộc thăm dò được Đại học Hồng Kông thực hiện hồi tháng 6 chỉ ra rằng đa phần người dân Hồng Kông luôn tự xưng mình là người Hồng Kông chứ không phải là “một công dân của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” hay Trung Quốc. 
Vì vậy từ cuộc "cách mạng Dù" (Umbrella Revolution) bắt nguồn từ lý do chính trị thì theo một góc nhìn khác,người dân Hồng Kông đang đấu tranh để bảo vệ một “bản sắc” khác biệt với Trung Quốc đại lục trong các lĩnh vực như: luật pháp, tự do báo chí và ngôn luận,tài chính, chống tham nhũng, giáo dục, ngôn ngữ (tiếng Quảng Đông) và ảnh hưởng từ phương Tây. 

Những chiếc ô đã trở thành biểu tượng của cuộc biểu tình ở Hồng Kông

Trước đó, ngọn lửa phản đối bắt đầu âm ỉ kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất chính sách áp đặt ý thức hệ và chế độ kiểm soát ở đại lục lên Hồng Kông trong đó bao gồm cả chương trình giáo dục lòng yêu nước. Tất nhiên, gần hai chục năm lấy lại Hồng Kông không phải là ngắn, nhưng cũng chưa đủ dài để ông Tập Cận Bình có thể áp đặt chế độ nhân sự điều hành đầy tính độc đoán vào mảnh đất này theo phương pháp “đả hổ diệt ruồi” mà ông đang tung hoành ở Trung Quốc. 
"Chúng tôi muốn được lãnh đạo bởi một nước dân chủ", Jeff Leung, 23 tuổi đang tham gia biểu tình ở Mong Kok tuyên bố: “Chúng tôi không muốn một chính phủ tàn sát người dân lãnh đạo mình”.
Giữ gìn giá trị cốt lõi
Dennis Kwok, 36 tuổi, một luật sư sinh ra tại Hồng Kông, từng từ bỏ quốc tịch Canada và trở về nước, nhận định: “Mọi người thường không quan tâm quá nhiều tới chính trị, tuy nhiên, từ sau năm 1997, những người trẻ tuổi muốn tiếng nói của họ có sức nặng hơn trong các vấn đề quốc gia và đơn giản, họ nghĩ rằng Hồng Kông là quê hương của mình”.
Trong thời gian qua, doanh nhân và giới đại gia ở đại lục vung tiền mua đất ở Hồng Kông khiến mức giá bất động sản ở đây đội lên vào hàng cao nhất trên thế giới. Điều này cũng gây ra những tác động không hề nhỏ đối với tầng lớp trung lưu và sinh viên mới tốt nghiệp ở Hồng Kông khi họ không có khả năng mua nhà.
Ngoài ra, dân cư trong đại lục đổ xô đưa con em tới Hồng Kông để học tập vì ở đây có những trường học ưu tú được xếp hạng quốc tế. Nhiều phụ nữ được gia đình đưa tới Hồng Kông để sinh nở vì những bệnh viện hiện đại bậc nhất và để con cái họ có quyền cư trú, hưởng thụ hệ thống y tế, giáo dục ở đây.
Cũng như những người Tây Tạng hay Duy Ngô Nhĩ ở vùng phía Tây Trung Quốc, sự di cư của nhiều người Hán làm cuộc sống của người dân bản địa bị thay đổi “chóng mặt”. Tuy nhiên, khác biệt ở chỗ, Hồng Kông không tìm kiếm giải pháp hay đấu tranh để tách ra khỏi Trung Quốc như những bộ phận dân tộc kể trên.
Jimmy Lai, ông trùm truyền thông ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông khẳng định Hồng Kông “không bao giờ có thể độc lập khỏi Trung Quốc. Những gì chúng tôi cần phải giữ gìn là sự khác biệt, giá trị cốt lõi, di sản từ khi còn là thuộc địa Anh của chúng tôi”.

Bất tuân dân sự và bất bạo động




Cẩm nang biểu tình Hồng Kông
Nguyên tác Anh ngữ: Phong Trào OCLP

LTS - Cuộc biểu tình tại Hồng Kông trong tuần vừa qua, kéo dài hơn một tuần, có khi lên đến cả trăm ngàn người tham dự, tạm kết thúc với dự định sẽ có cuộc đối thoại giữa người biểu tình và chính quyền. Ðiều khiến nhiều người trên toàn thế giới ngạc nhiên, và khâm phục, là không hề có bạo loạn xảy ra. Vài ngày trước khi bắt đầu biểu tình, giới lãnh đạo phong trào Occupy Central with Love and Peace (OCLP) cho phổ biến một “cẩm nang” ngắn, nêu lên tinh thần bất bạo động của cuộc biểu tình cùng các hướng dẫn căn bản trong trường hợp bị bắt. Tòa Soạn chuyển ngữ toàn bộ cẩm nang này để gởi đến độc giả.

Bất tuân dân sự

(1) Triết lý

1. Bất tuân dân sự là hành vi phản kháng sự bất công bằng cách từ chối tuân theo luật, nghị định hay mệnh lệnh. Bất tuân dân sự không sử dụng đến bạo lực. Thay vào đó, họ biết trước và chấp nhận những hậu quả pháp lý do sự phản kháng mang đến. Hành vi phản kháng vừa cho thấy cách hành xử văn minh, vừa tỏ thái độ bất tuân, không hợp tác với giới nắm quyền không công bằng, và ý chí mong muốn thay đổi xã hội bằng những cuộc đấu tranh liên tục. Bất bạo động không đồng nghĩa từ chối chống lại cái ác, mà là trực diện với cái ác bằng phương pháp bất bạo động.

2. Dùng bạo lực để chống bạo lực không chỉ làm tăng thêm sự sợ hãi, tạo lý do để nhà cầm quyền đàn áp, và củng cố địa vị của kẻ độc tài. Bất tuân dân sự là dùng thương yêu để thắng hận thù. Người tham gia sẽ phải đối mặt với đau khổ bằng một thái độ cao quý, để thu phục lương tâm của kẻ đàn áp, và giảm thiểu sự thù hận do hành vi tàn bạo gây ra. Quan trọng hơn cả, bất bạo động sẽ thu hút được sự cảm thương của người bàng quan (công luận), làm nổi bật sự thiếu chính nghĩa của việc đàn áp có hệ thống của tổ chức sử dụng bạo lực. Sự hy sinh của người đấu tranh là cách làm công chúng thức tỉnh.

3. Mục tiêu tối thượng của chiến dịch (Occupy Central - Chiếm Giữ Trung Tâm) là để thiết lập một xã hội trong đó mọi người bình đẳng, vị tha, thương yêu và quan tâm lẫn nhau. Chúng ta đấu tranh để chống lại hệ thống bất công, chứ không chống lại cá nhân. Chúng ta không tiêu diệt hay làm bẽ mặt nhân viên công lực; thay vào đó, chúng ta phải chiếm được sự tôn trọng và cảm thông của họ. Chúng ta không chỉ cần phải tránh dùng bạo lực để đối đầu, mà còn cần phải tránh để cho lòng thù hận nẩy mầm trong trái tim.

4. Ðể dành được sự cảm thông và ủng hộ của quần chúng, người tham gia chiến dịch Chiếm Giữ Trung Tâm phải tuyệt đối tuân theo nguyên tắc bất bạo động. Mọi người không được xô xát hay đấu khẩu với nhân viên thực thi pháp luật, và không được làm tổn hại đến tài sản công cộng. Khi đối mặt với bạo lực, bạn có thể tìm cách che thân, nhưng không được phép chống lại. Khi đối diện với bắt bớ, bạn có thể tạo thành một chuỗi người và nằm xuống đất để làm cho việc bắt bớ khó hơn, nhưng không được vùng vẫy mạnh. Người biểu tình cần có thái độ hòa nhã, duy lý với một tư cách cao đẹp. Họ cần phải liên tục tự nhắc nhở mình phải có tiêu chuẩn đạo đức cao hơn người ra tay đàn áp, để dành được sự ủng hộ của xã hội.

(2) Nguyên tắc biểu tình bất bạo động

1. Triệt để sử dụng phương pháp bất bạo động. Khi đối diện với nhân viên thi hành công lực và người phản đối cuộc biểu tình, không làm cho ai bị tổn thương, về tinh thần cũng như thân thể, hoặc làm tổn hại tài sản của bất cứ ai.

2. Dũng cảm đối diện với nhà chức trách và chấp nhận hậu quả của hành vi bất tuân dân sự của mình. Không dùng mặt nạ để che mặt.

3. Không mang theo vũ khí hay bất kỳ vật gì có thể dùng làm vũ khí.

4. Khi bị bắt, hãy tạo thành một chuỗi xích và nằm xuống đất để tỏ thái độ bất hợp tác. Không giẫy giụa mạnh để tránh bị thương tích.

5. Dũng cảm đối mặt bạo lực. Không tìm cách tấn công lại, mà di chuyển tới nơi an toàn và yêu cầu nhóm y tế và đồng đội giúp đỡ.

6. Ðể dễ dàng đưa tin cho đám đông, không ai, ngoại trừ người có nhiệm vụ, được cầm loa. Ðừng dựng cờ hay biểu ngữ lớn, tầm nhìn có thể bị hạn chế.

7. Lãnh đạo của cuộc biểu tình có thể bị bắt bất cứ lúc nào. Hãy chuẩn bị sẵn sàng cho việc thay đổi lãnh đạo và duy trì trật tự cho đến phút cuối.

8. Tôn trọng các quyết định của tổ chức OCLP. Mọi bất đồng sẽ được xem xét sau khi cuộc biểu tình hoàn tất. Tránh các hành vi có thể làm gián đoạn cuộc biểu tình.

Những vấn đề pháp lý

(1) Hướng dẫn pháp lý

OCLP là một phong trào bất tuân dân sự bất bạo động với mục đích truyền cảm hứng cho người khác, cho họ nhìn thấy những điều bất công trong luật pháp hay hệ thống chính trị hiện thời, và khuyến khích mọi người tham gia hỗ trợ dẹp bỏ những bất công đó. Người dấn thân vào phong trào bất tuân dân sự thách thức những bất công này bằng cách thực hiện một số hành vi bất hợp pháp trong một khuôn khổ giới hạn, và tự nguyện chấp nhận hậu quả pháp lý của việc mình làm. Sự dấn thân này chứng minh quyết tâm của người dân Hồng Kông trong việc đòi quyền phổ thông đầu phiếu, bất chấp việc phải chịu đựng hậu quả pháp lý, và cũng để khuyến khích những người chưa dấn thân tham gia.

Mặc dù sẵn sàng chịu hậu quả pháp lý về hành vi bất tuân dân sự của mình, chúng ta cũng phải hiểu rõ luật lệ hiện hành, để bảo vệ quyền cá nhân cũng như tập thể, và để cẩn trọng trong mọi hành động ngõ hầu giảm thiểu những xung đột và hậu quả không cần thiết.

1.1 Những điều khoản công tố viên có thể dùng để kết tội người biểu tình:

1. Làm tắc nghẽn nơi công cộng: Ðiều 4A của Pháp Lệnh Vi Phạm Tóm Tắt, Cap. 228, Luật Hồng Kông.

2. Tụ tập không có giấy phép: Ðiều 17A của Pháp Lệnh Trật Tự Công Cộng, Cap. 245, Luật Hồng Kông.

3. Tụ tập trái phép: Ðiều 18 của Pháp Lệnh Trật Tự Công Cộng, Cap. 245, Luật Hồng Kông. [*]

4. Gây rối nơi công cộng: Ðiều 17B của Pháp Lệnh Trật Tự Công Cộng, Cap. 245 của Luật Hồng Kông. [*]

[*] Người tham gia sẽ không vi phạm luật này nếu họ duy trì đúng tinh thần đấu tranh bất bạo động mà OCLP đề ra.

1.1.1 Làm tắc nghẽn nơi công cộng

Theo điều 4A của Pháp Lệnh Vi Phạm Tóm Tắt , Cap. 228, Luật Hồng Kông: “Bất kỳ người không được ủy quyền hoặc có lý do hợp pháp, bày ra hoặc bỏ trên đường những đồ vật cản trở, gây phiền hà hoặc nguy hiểm, hoặc có thể cản trở, gây phiền hà hoặc gây nguy hiểm, cho bất kỳ người đi bộ hay xe đang lưu thông nơi công cộng, sẽ bị phạt $5,000 hoặc phạt tù 3 tháng.”

Trong trường hợp bị truy tố và kết án với tội danh này, sẽ bị ghi vào hồ sơ phạm tội. Hầu hết người vi phạm lần đầu tiên sẽ chỉ bị phạt tiền.

1.1.2 Tụ tập không có phép:

Ðiều 17A(3)(a) của Pháp Lệnh Trật Tự Công Cộng, Cap. 245, Luật Hồng Kông.

Ðiều 7 của Pháp Lệnh Trật Tự Công Cộng quy định rằng một cuộc họp mặt trên 50 người chỉ được phép khi đã nộp Thư Không Phản Ðối tới văn phòng cảnh sát trưởng, theo Ðiều 8 của Pháp Lệnh Trật Tự Công Cộng. Theo Ðiều 9 của Pháp Lệnh Trật Tự Công Cộng, Cảnh Sát Trưởng có quyền không cho phép tổ chức bất kỳ cuộc họp công cộng nào nằm trong danh sách được liệt kê ở Ðiều 8 với lý do an ninh quốc gia hay an toàn công cộng, trật tự công cộng hay bảo vệ quyền và tự do của người khác.

Theo Ðiều 17(3)(a) của Pháp Lệnh Về Trật Tự Công Cộng, Chương 245, Luật Hồng Kông, Occupy Central là một cuộc tụ tập trái phép và “những cá nhân nào, khi không có thẩm quyền hoặc lý do, cố tình tham gia hoặc tiếp tục tham gia, hay tổ chức hoặc tiếp tục tổ chức những hành vi tụ tập trái phép... là phạm tội và phải - (i) bị kết án bởi bồi thẩm đoàn, với mức án 5 năm tù giam; và (ii) bị kết án bởi chánh án mà không thông qua hội thẩm, mức phạt tiền cấp 2 và mức án 3 năm tù giam.”

Trong trường hợp bị truy tố và kết án với tội danh này, hồ sơ lý lịch của người biểu tình sẽ bị ảnh hương. Hầu hết người vi phạm lần đầu tiên sẽ chỉ bị phạt tiền, hoặc bị tù giam trong vài tuần, nhưng cũng có thể nhận án treo.

1.1.3 Tụ tập trái phép:

Theo Ðiều 18 của Pháp Lệnh Về Trật Tự Công Cộng, “Khi tụ tập từ 3 người trở lên, hoặc có những hành vi làm mất trật tự công cộng, đe dọa, lăng mạ hay khiêu khích người khác, với mục đính hoặc cố ý làm cho người khác sợ rằng họ sẽ phá vỡ an ninh trật tự, thì bị xem như tụ tập trái phép: - (a) bị kết án bởi bồi thẩm đoàn, với mức án 5 năm tù giam; và (b) bị kết án bởi chánh án mà không thông qua hội thẩm, mức án phạt phạt tiền cấp 2 và mức án 3 năm tù giam.”

Nếu người tham gia phong trào Occupy Central chỉ đứng hoặc ngồi trên lòng đường mà không làm gì cả, duy trì tinh thần bất bạo động, bình tĩnh và hòa nhã, thì nguy cơ vi phạm luật tụ tập trái phép rất nhỏ.

1.1.4 Gây rối nơi công cộng:

Ðiều 17B của Pháp Lệnh Về Trật Tự Công Cộng quy định rằng, “(1) Bất kỳ người nào tụ tập ở nơi công cộng, có hành động gây mất trật tự chung, với mục đích cản trở việc thực hiện mục đích của cuộc tụ tập công khai đó, hoặc kích động người khác có hành vi tương tự, sẽ bị buộc tội và bị truy tố với mức phạt tiền cấp 2 và với mức án 12 tháng tù giam” hoặc “(2) Bất kỳ người nào có những hành vi gây mất trật tự hay phá rối ở nơi công cộng, hay sử dụng, phân phát, trưng bày biểu ngữ có nội dung hăm dọa, sỉ nhục hay lăng mạ, với mục đích khiêu khích, gây rối an ninh trật tự, hoặc là vì những hành vi đó mà việc gây rối an ninh trật tự có thể xảy ra, sẽ bị buộc tội và sẽ bị truy tố với mức phạt tiền cấp 2 và với mức án 12 tháng tù giam.”

Tương tự trường hợp tụ tập trái phép, nếu người biểu tình duy trì tinh thần bất bạo động thì nguy cơ vi phạm luật tụ tập trái phép là rất nhỏ.

(2) Hướng dẫn cho người bị bắt

2.1 Trước khi tham gia

1. Chọn sẵn một người liên lạc trong trường hợp khẩn cấp, người này không tham gia vào cuộc tuần hành và cho người này biết tên họ của bạn (cả tiếng Anh và tiếng Trung Hoa) cùng số thẻ căn cước, để người này có thể liên lạc với OCLP và dàn xếp hỗ trợ pháp lý cho bạn, khi mất liên lạc với bạn hoặc khi biết tin bạn bị bắt.
2. Thảo sẵn một tin nhắn - “text message” (với đầy đủ tên tuổi của bạn, cả tiếng Anh và tiếng Trung Hoa) cùng số thẻ căn cước, để bạn có thể gửi gấp text message này đến đường dây nóng hỗ trợ của OCLP ngay khi bị bắt.
Chuẩn bị trước một bộ quần áo đơn giản và một áo khoác ấm.
3. Nếu có bệnh kinh niên, hoặc nhu cầu y tế đặc biệt, nên mang chứng nhận y tế theo người.
4. Khi bị bắt giữ, tất cả giấy tờ và đồ đạc cá nhân của bạn sẽ bị cảnh sát cầm giữ, do đó đừng mang theo người những dữ kiện riêng tư không cần thiết.
5. Ðiện thoại mang theo người không nên chứa những dữ kiện nhạy cảm về cuộc biểu tình hay các dữ kiện cá nhân quan trọng.

2.2 Khi bị bắt giữ

Trước khi bắt một ai đó, trước hết, cảnh sát sẽ thông báo cuộc tụ tập hay tuần hành là trái phép, tuyên đọc những điều khoản liên quan trong Pháp Lệnh Trật Tự Công Cộng, và kêu gọi người tham gia biểu tình giải tán, nếu không sẽ phải đối mặt với hành động tiếp theo của cảnh sát.

Nếu người biểu tình không chịu giải tán, cảnh sát sẽ đọc lời cảnh báo cuối cùng, tuyên bố cuộc biểu tình là trái phép, và tuyên bố họ sẽ thực thi pháp luật. Cảnh sát sẽ bao vây đoàn người biểu tình, và có thể sẽ không cho phép ai được rời khỏi khu vực trước khi họ giải tán đám đông.

Khi cảnh sát bắt đầu giải tỏa khu vực, nếu cuộc biểu tình không có xung đột hay bạo lực, thì cảnh sát chỉ được quyền sử dụng vũ lực tối thiểu để giải tán người biểu tình.

Trước khi bắt người biểu tình, cảnh sát sẽ hỏi xem họ có tự nguyện lên xe cảnh sát không. Nếu người biểu tình tự nguyện lên xe, cảnh sát sẽ không sử dụng vũ lực; nếu người biểu tình cố gắng nằm lại, cảnh sát sẽ bắt người này bằng một nhóm 4 người nắm 2 chân và 2 tay của người biểu tình. Trong khi khiêng người biểu tình, dù người đó có chống lại hay không, cảnh sát vẫn sẽ khóa tay họ bằng cách bẻ hoặc xoắn cổ tay. Vào lúc này, người biểu tình nên thả lỏng cơ thể để tránh bị thương tích và không cho cảnh sát có lý do chính đáng để sử dụng vũ lực mạnh hơn. Trên đường ra xe cảnh sát, tổ chức OCLP sẽ có những người tình nguyện đứng ngay hiện trường để thu nhận tên của người bị bắt giữ (nếu họ không bị ngăn cản bởi cảnh sát). Hãy làm theo yêu cầu của những người tình nguyện này và nói to tên tuổi của mình, để họ có thể giúp dàn xếp việc hỗ trợ pháp lý.

Khi đã bị bắt lên xe cảnh sát, tùy theo tình thế, cảnh sát có thể bắt đầu tiến trình lập danh sách người bị bắt. Bạn có thể hỏi cảnh sát xem họ đang chuyển mình đến bót nào.

Khi đến bót cảnh sát hoặc trung tâm tạm giam, cảnh sát sẽ bắt đầu chia người biểu tình thành từng nhóm để lập danh sách, ghi tên tuổi, chiều cao, nghề nghiệp, địa chỉ và số điện thoại liên lạc của từng người. Cảnh sát sẽ cho biết lý do tại sao bạn bị bắt giữ, để người bị bắt biết sự vi phạm mà mình bị truy tố trong tương lai. Cảnh sát sẽ hỏi bạn có cần liên lạc với người thân hay không, và bạn tùy ý chọn có muốn liên lạc hay không.

Trong lúc ghi danh, cảnh sát sẽ cung cấp túi ny-lon để người bị bắt bỏ tài liệu và đồ dùng cá nhân vào. Sau khi được niêm phong, người bị bắt có thể mang túi ny-lon theo mình, và các túi này sẽ không được mở ra nếu không có sự đồng ý của người bị bắt, và lời tuyên bố của cảnh sát khi họ được trả tự do. Túi ny-lon này tuyệt đối không được mở ra trước khi người bị bắt được thả. Người bị bắt có thể xin nhiều túi ny-lon và bỏ từng phần của dụng cụ (ví dụ điện thoại, pin và SIM card) vào nhiều túi ny-lon khác nhau.

Sau khi ghi danh và niêm phong túi ny-lon, cảnh sát sẽ đưa người bị bắt vào phòng chụp hình. Nếu có quá nhiều người bị bắt cùng một lúc, cảnh sát có thể đơn giản hóa thủ tục bằng cách chụp hình ngay trong lúc ghi danh. Sau đó cảnh sát sẽ lấy khẩu cung và cho phép người bị bắt gặp luật sư. Người bị bắt có quyền yêu cầu được lấy khẩu cung trước mặt luật sư của mình. Nếu có quá nhiều người bị bắt cùng một lúc, cảnh sát có thể không lấy khẩu cung ngay, nhưng sẽ phải sắp xếp để người bị bắt gặp mặt luật sư.

Thủ tục bắt giữ đến đây là kết thúc. Trong trường hợp người bị bắt chỉ bị cảnh cáo (thường xảy ra nếu bạn chỉ là người tham gia biểu tình) và không phải đóng tiền thế chân, cảnh sát sẽ thả người bị bắt ra sớm nhất có thể. Nếu cảnh sát bắt phải đóng tiền thế chân, (thường xảy ra với thành viên tổ chức), người bị bắt có thể chọn đóng tiền thế chân hay ở lại bót cảnh sát trong 48 tiếng. Người bị bắt có quyền được đóng tiền thế chân, hay được đưa ra tòa trong thời gian sớm nhất. Dù trong trường hợp nào, người bị bắt không thể bị giam quá 48 tiếng, nếu không có lệnh của tòa án.

Nếu người bị bắt muốn nộp tiền thế chân, cảnh sát phải thả anh ta ra ngay sau khi đóng tiền, nhưng sau khi được thả, anh ta cần phải trình diện ở bót cảnh sát thường xuyên theo điều kiện do cảnh sát đặt ra. Không có một quy tắc nhất định cho số lần và thời gian trình diện, cảnh sát có quyền truy tố người bị bắt.

Nếu người bị bắt muốn ở lại bót cảnh sát trong 48 tiếng, cảnh sát sẽ phải quyết định có truy tố hay không, và đưa họ ra tòa ngay lập tức. Nếu cảnh sát quyết định thả người ngay, cảnh sát vẫn sẽ giữ quyền truy tố, nhưng người bị bắt không cần phải trình diện thường xuyên và cũng không phải trả tiền tại ngoại.

Từ lúc bắt đầu bị cảnh sát bắt giữ, tất cả những quyền của người bị bắt sẽ được áp dụng (xem chương kế tiếp: sau khi bị bắt giữ). Khi đến bót cảnh sát, người bị bắt có thể yêu cầu đi phòng vệ sinh và có thể yêu cầu cảnh sát cung cấp thức ăn.

2.3 Sau khi bị bắt giữ

Trong khi bị bắt giữ, hãy cố gắng nhớ số ID của viên chức bắt giữ mình, lý do bị bắt và tội danh.

Bạn chỉ cần cung cấp cho cảnh sát số điện thoại, địa chỉ, và số thẻ căn cước của mình.

Sau khi bạn bị bắt, mọi điều bạn nói đều có thể được dùng làm bằng chứng để truy tố bạn sau này, ngay cả khi bạn nói chuyện ngoài khuôn khổ cuộc thẩm vấn chính thức (ví dụ trong xe cảnh sát, hoặc khi đang đợi ở bót cảnh sát v.v...)

Khi bị lấy khẩu cung, bạn không bắt buộc phải nói gì, và bạn có thể nói “tôi không có gì để nói” để trả lời các câu hỏi của cảnh sát.

Bạn có thể yêu cầu được liên lạc với thế giới bên ngoài, và trong trường hợp bạn liên lạc được với số liên lạc khẩn cấp (đã chuẩn bị sẵn) thì hãy cho người này biết bót cảnh sát đang giam giữ bạn, và tội danh, cũng như yêu cầu được hỗ trợ pháp lý.

Bạn có thể yêu cầu cảnh sát cung cấp cho bạn một danh sách luật sư.

Cảnh sát có thể đòi khám xét cơ thể bạn, nhưng nếu không có lý do chính đáng, cảnh sát không có quyền đòi bạn cởi bỏ quần áo để khám.

Bạn có thể yêu cầu được nghỉ ngơi và yêu cầu cảnh sát cung cấp thức ăn.

Bạn có thể yêu cầu được gặp bác sĩ, theo dõi tình trạng sức khỏe, và yêu cầu bất kỳ trợ giúp y tế nào cần thiết.

Bạn sẽ được nhận một thông báo dành cho những người bị bắt giữ, và dựa vào đó bạn có thể biết rõ quyền của người bị bắt giữ.

Người bị bắt có quyền được đóng tiền thế chân và đưa ra tòa trong thời gian sớm nhất. Trong mọi trường hợp, người bị bắt không thể bị tạm giam quá 48 tiếng nếu không có sự chấp thuận của tòa án.

2.4 Hướng dẫn về việc lấy khẩu cung

Nếu bạn bằng lòng để cảnh sát lấy khẩu cung, thì lời khuyên của chúng tôi dành cho bạn là hãy đợi đến khi có luật sư đến để tham gia cùng với bạn. Một người bị bắt có quyền từ chối cung cấp thông tin cho cảnh sát cho đến khi luật sư của mình đến nơi.
Bạn không cần phải trả lời bất kỳ câu hỏi nào, trừ khi bạn tự nguyện trả lời. Cảnh sát sẽ ghi lại lời khai của bạn để giữ làm bằng chứng. Nếu thấy có điều gì sai sót hay thiếu hụt, hoặc những điều không có cơ sơ, bạn phải lập tức yêu cầu cảnh sát sửa đổi lời khai - nếu không, bạn có quyền từ chối ký vào bản cung khai.
Cảnh sát không được đe dọa người bị bắt để ép cung.
Người bị bắt có quyền ngừng trả lời thẩm vấn nếu thấy người không được khỏe.

–––-


Trang phục và đồ dùng cần thiết (cho cuộc bất tuân dân sự)

1. Những thứ cần thiết

- Thức ăn cho những bữa ăn nhẹ, nhưng thường xuyên, để dễ tiêu hóa và bảo tồn năng lượng. Mang đủ thức ăn cho 2-3 ngày. Ban tổ chức sẽ cung cấp thêm thức ăn.
- Nước uống
- Thức ăn khô, như bánh quy, trái cây khô, các energy bars...
- Thức uống có chất điện giải (electrolytes drink)
- Thẻ y tế (với chi tiết về bệnh kinh niên, nếu có, và địa chỉ liên lạc khẩn cấp)
[*] Những người có bệnh kinh niên được cố vấn là không tham gia các cuộc biểu tình dài ngoài trời.

2. Chăm sóc sức khỏe

- Hành trang gọn nhẹ và an toàn
- Mang áo ấm và áo chống gió, 1 bộ quần áo để thay đổi
- Mang giầy thể thao cho dễ di chuyển
- Mang goggles để bảo vệ mắt, và tránh đeo kính áp tròng
- Mang dù và áo mưa
- Nước rửa, băng sát trùng, khăn tắm lớn, chai nhựa rỗng lớn (cho nam giới)

3. Công cụ

- Ban tổ chức sẽ cung cấp cẩm nang và bảng hướng dẫn tại chỗ
- Giấy và bút (để ghi lại những điều quan trọng)
- Ðiện thoại di động (để gửi text message), pin dự phòng, đồ xạc, túi chống nước
- Tiền mặt (để đi taxi về nhà buổi tối)
- Túi ngủ (không nên mang theo lều), ghế du lịch
- Ba lô lớn và các túi nhỏ

Chuyển ngữ: Hà Giang/Người Việt
10-08-2014 7:24:16 PM 

Người biểu tình Hồng Kông đối mặt với lựa chọn khắc nghiệt

 NGUYỄN HƯỜNG 09/10/14 07:29
(GDVN) - Reuters ngày 9/10 đưa tin, người biểu tình Hồng Kông đang phải đối mặt với lựa chọn khắc nghiệt duy trì hay từ bỏ phong trào biểu tình của mình.
Theo Reuters, các sự kiện diễn ra 12 ngày qua đã chứng minh rằng việc duy trì phong trào biểu tình của sinh viên Hồng Kông là rất khó khăn. Và nếu thành công, khi họ có thể gây áp lực với chính phủ thông qua cách phá vỡ trật tự thành phố, họ sẽ trở thành một kẻ thù ghê gớm của Bắc Kinh.

Số lượng người biểu tình còn trụ lại trên đường phố đã giảm đáng kể kể từ hồi đầu tuần này. Nhóm biểu tình đang tập trung cho cuộc đàm phán dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 10/10 với đại diện chính quyền Hồng Kông.
Người biểu tình trên đường phố Hồng Kông.
Tuy nhiên, lãnh đạo phong trào biểu tình cùng những chuyên gia ủng hộ đã bày tỏ nghi ngờ rằng đàm phán sẽ không đem lại kết quả có thể làm yên lòng người biểu tình và nó có thể mở đường cho một cuộc đàn áp khác.

"Sau các cuộc đàm phán có thể là một cuộc khủng hoảng khác. Bạn sẽ không thể biết trước những gì mỗi bên sẽ làm và điều gì có thể kích hoạt một cuộc đàn áp khác. Rất khó để dự đoán", nghị sĩ ủng hộ phong trào biểu tình Lee Cheuk-yan, người đã giúp tư vấn cho nhóm sinh viên cho biết.

Mọi mấu chốt của cuộc đàm phán đều phụ thuộc vào Bắc Kinh, người có quyền quyết định mở rộng quyền tự chủ cho Hồng Kông hay không.

Trong khi đó, phong trào biểu tình đòi tự chủ ở Hồng Kông đã không có được sự hỗ trợ rộng rãi của chính người dân thành phố. Nhiều cư dân thành phố thuộc tầng lớp khác đã đứng lên phản đối phong trào này khi nó gây tê liệt Hồng Kông và hoạt động giao thương của họ.

"Nếu các cuộc đàm phán không mang lại kết quả như mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp tục phong trào chiếm đóng. Chúng tôi tin rằng chiếm đóng là sự mặc cả lớn nhất của chúng tôi và bây giờ nó có thể tạo ra áp lực đối với chính phủ", Lester Shum - Lãnh đạo Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông nói.

Phong trào biểu tình của sinh viên Hồng Kông được cho là đã đặt ra thách thức lớn nhất cho Trung Quốc kể từ sau sự kiện Thiên An Môn.

Nhiều tờ báo nhà nước Trung Quốc đã đăng tải các bài xã luận chỉ trích những người biểu tình và gọi họ là kẻ "mơ mộng" khi muốn kích động một cuộc "cách mạng màu" Trung Quốc bằng phong trào biểu tình chiếm đóng Hồng Kông mang màu sắc của phương Tây.

Các tổ chức của đảng Cộng sản Trung Quốc ở Hồng Kông đang phối hợp với mạng lưới rộng lớn các đồng minh chính trị và kinh tế ở thành phố này để tăng cường nỗ lực kín đáo chống lại phong trào biểu tình hiện nay.

Theo Sonny Lo, một chuyên gia về ảnh hưởng của Trung Quốc ở Hồng Kông, Trung Quốc sẽ khởi động những chương trình mạnh mẽ để trấn áp hoạt động này sau khi phong trào biểu tình lắng xuống./.

TIN CHẤN ĐỘNG TỪ TRIỀU TIÊN

中国茉莉花革命发起者博客,由发起者们和几十名志愿者们共同维护,全面提供关于中国茉莉花革命的信息、发起并组织茉莉花革命的活动,如周末散步、茉莉花交流...
MOLIHUA.ORG|BY 中国茉莉花革命


Nguồn tin cho rằng sự mất tích của nhà lãnh đạo tối cao Triều Tiên hơn 1 tháng qua vẫn đang là bí mật. Ngay cả ngày đại lễ kỷ niệm giỗ lần thứ 17 của Kim Jong II vào ngày 07/10/2014 mà Kim Jong Un cũng không tới dự. Đồng thời cũng trong chiều ngày hôm qua một bức ảnh được cho là máy bay riêng AN-148 của Kim Jong Un xuất hiện tại sân bay Bắc Kinh 2.
Giới chính khách trên thế giới khẳng định nếu sau 10 ngày kể từ ngày 07/10/2014 mà Kim Jong Un không xuất hiện thì 100% Kim Jong Un đã chết.
Nguyên nhân cái chết của Kim Jong Un theo Vận Mệnh suy đoán là do Trung Quốc bắt cóc Kim Jong Un (phi công máy bay riêng là người Trung Quốc) để đưa ra các điều kiện có lợi cho Trung Quốc. Tuy nhiên, việc người lãnh đạo số 2 đến Hàn Quốc để chuẩn bị cho cuộc đàm phán quan trọng trong tháng 11 về vấn đề HỢP NHẤT HAI NƯỚC HÀN - TRIỀU là câu trả lời "Bất hợp tác" đối với Trung Quốc. Kết quả có thể là Kim Jong Un chấp nhận hy sinh thân mình để cứu vãn tình hình đất nước "HỢP NHẤT HÀN QUỐC - TRIỀU TIÊN".
Vận Mệnh

20.000m3 nước, bùn đỏ tràn ra ngoài

TT - Đến chiều 8-10, việc khắc phục tình trạng sạt lở đập tại hồ thải quặng đuôi số 5 (Lâm Đồng)  vẫn đang được khẩn trương thực hiện do sự cố sạt lở hồ, bùn, nước tràn ra ngoài.
Hồ thải quặng đuôi số 5, nơi xảy ra sự cố bùn rửa quặng tràn ra ngoài - Ảnh: Gia Bảo
 Đập này thuộc tổ hợp bôxit nhôm Lâm Đồng, hay gọi là bôxit Tân Rai.
Toàn bộ mặt đập được đắp đất gia cố và lu lèn để khắc phục tạm thời, tránh tình trạng bùn và nước bị tràn xuống bên dưới. Tuyến đường nội bộ dẫn vào Xí nghiệp mỏ tuyển bôxit Tân Rai (nằm ngay dưới chân đập) cũng bị hư hỏng và phải gia cố thêm.
Anh Nguyễn Đăng Hòa, cán bộ kỹ thuật Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng, cho biết bùn từ nhà máy tuyển quặng chảy qua đường ống và đổ vào hồ này.
Trước khi đưa ra hồ, bùn (màu đỏ) được pha một chất trợ lắng. Khi ra đến hồ, bùn vừa kịp lắng xuống. Nước bề mặt sẽ được thu qua một hệ thống kênh và dẫn về hồ Cai Bảng.
Hôm qua, do trời mưa to nên nước thoát không kịp mới xảy ra hiện tượng tràn và xói lở bờ đập. Theo tính toán của công ty, tổng lượng nước tràn và thoát ra khỏi hồ thải quặng khoảng 20.000m3.
Ảnh: Gia Bảo -  Đồ họa: v.cưỜng
Tổng diện tích mặt nước của hồ thải quặng đuôi số 5 là 18ha. Hiện tại, dung tích chứa tại hồ là 1,7 triệu m3 gồm cả nước và bùn màu đỏ (dung tích thiết kế hơn 2 triệu m3).
Theo quan sát tại hiện trường, một lượng lớn bùn đã bị cuốn trôi theo nước bề mặt khi sự cố sạt lở xảy ra. Phía dưới chân đập (cách mặt đập khoảng 4m), xe ủi phải san ủi một lượng lớn đất bùn và gia cố lại bờ taluy đường đã bị sạt.
Trên phần thân đập, nhiều ống dẫn bùn từ xí nghiệp mỏ tuyển ra hồ thải quặng đuôi bị gãy, vỡ nằm chỏng chơ. Một số mương thoát nước bị sạt lở nghiêm trọng.
Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng, sự cố sạt lở mặt đập hồ thải quặng đuôi số 5 xảy ra vào khoảng 3g15 ngày 8-10.
Sau đó khoảng 15 phút, mặt đê phụ bắt đầu bị sạt lở với chiều dài khoảng 5m và chiều cao 1m. Ngay sau đó, nhiều nhân công và xe cơ giới đã được huy động để khắc phục sự cố.
Đến 4g15 đã đắp chặn được hoàn toàn phần đê phụ bị sạt lở. Hiện công ty đã cho dừng sản xuất tại xí nghiệp mỏ tuyển để đắp củng cố lại toàn bộ đập.
Cũng theo công ty, vụ sạt lở không gây thiệt hại về người và thiết bị, chủ yếu chỉ có phần nước mặt trong hồ bị thoát ra. Lượng nước này không độc hại, không gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và không gây thiệt hại đến vườn tược, hoa màu của người dân. Chỉ có một phần bờ taluy đường nội bộ ngay dưới chân đập bị sạt lở.
Cũng theo ông Hòa, ngay sau khi khắc phục xong sự cố này, hồ thải quặng đuôi số 5 có thể sẽ đóng cửa trước một tháng so với dự kiến. Toàn bộ lượng nước và bùn đỏ sẽ được thải sang hồ số 6 đang được xây dựng và sắp hoàn thành. Hồ thải quặng đuôi số 5 là nơi chứa bùn đỏ và nước sau khi lắng rửa quặng bôxit tại Xí nghiệp mỏ tuyển bôxit Tân Rai.
Hồ thải quặng đuôi số 5 thuộc khu khai thác mỏ quặng bôxit Tân Rai, được xây dựng trước khi nhà máy alumin đi vào vận hành để phục vụ công tác tuyển rửa quặng, chuẩn bị nguyên liệu cho nhà máy hoạt động. Sau khi tuyển rửa, quặng tinh sẽ được chuyển từ xí nghiệp mỏ tuyển về nhà máy alumin bằng hệ thống băng chuyền dài 4km.
Đã xây dựng “theo đúng thiết kế được duyệt”
Chiều 8-10, Sở Thông tin - truyền thông tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức họp báo cung cấp các thông tin liên quan đến việc vỡ đập hồ thải quặng đuôi số 5.
Trả lời Tuổi Trẻ về việc thiết kế hồ có tính đến các yếu tố thiên tai chưa bởi chỉ với một lượng mưa “khá lớn” so với bình thường thì đã vỡ đập và đặc biệt, mặt đập phụ của hồ dù đã được cơi nới lên thêm 1m vẫn có sự cố xảy ra, ông Lương Văn Ngự - phó giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Lâm Đồng - cho rằng: hồ xây dựng đúng theo thiết kế đã được duyệt.
GIA BẢO - MAI VINH

Đường 66 tỉ, vừa thông xe đã hư

TT - Tuyến đường về trung tâm xã Rạch Chèo (huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) dài 9km, được đầu tư 66 tỉ đồng. Đường mới thông xe kỹ thuật đã hư hỏng nghiêm trọng.
Tuyến đường chưa kịp nghiệm thu đã bê bối như thế này - Ảnh: T.Thái
Hiện con đường nhiều đoạn lún nứt, sạt lở gần hết, đá lồi lên lởm chởm. Ông Trương Ngọc Lợi (nhà tiếp giáp với con đường, gần cầu Bào Thùng) cho biết: “Phía ngoài còn đỡ chứ càng vô sâu trong xã Rạch Chèo đường càng xấu”.
Ông Nguyễn Minh Luân (ấp Tân Nghĩa, xã Rạch Chèo) ngao ngán: “Không biết làm đường như thế nào mà mau hư quá. Ngay trước cửa nhà tôi, con đường bỗng dưng lún sâu cả mét một đoạn dài 40m”.
Ông Nguyễn Văn Bé (72 tuổi) phàn nàn: bao nhiêu là ban bệ và cán bộ, với thi công, giám sát, chủ đầu tư... mà đường sá mới làm xong đã bê bối như thế này.
Ông Nguyễn Quốc Liêm - giám đốc Ban quản lý dự án xây dựng huyện Phú Tân, đơn vị làm đại diện chủ đầu tư - nhìn nhận trong quá trình thi công không có gì xảy ra nhưng khi thông xe kỹ thuật (tháng 6-2013) được một thời gian ngắn thì xảy ra tình trạng sụt lún.
Theo ông Liêm, hiện tuyến đường này chưa được nghiệm thu nên trước mắt đơn vị thi công phải bỏ tiền ra gia cố, sửa chữa lại, sau đó mới tiến hành làm rõ nguyên nhân.
TẤN THÁI

Trường tiền tỷ xây xong để … chăn trâu bò

XUÂN HÒA - QUỐC CƯỜNG-

(GDVN) - Với mức đầu tư lên đến hàng tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia, nhưng khi xong lại chỉ để cho người dân thả trâu bò.
Trường học thành nơi chăn thả gia súc
Trong khi rất nhiều học sinh ở các huyện nghèo miền núi Nghệ An đang hàng ngày phải học tập và sinh hoạt trong những mái trường tạm bợ, quá tải, xuống cấp nghiêm trọng. Nhưng tại xã Phong Thịnh, huyện Thanh Chương (Nghệ An), có một ngôi trường được xây dựng khá khang trang nhưng lại đang bỏ hoang suốt 4 năm qua.
Theo thiết kế thì thì trường THCS Phong Thịnh được xây dựng trên tổng diện tích 1,4ha gồm các công trình như phòng học, nhà hiệu vụ, tường rào và nhà vệ sinh, với tổng mức đầu tư hơn 6 tỉ đồng từ nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia. Công trình do UBND xã Phong Thịnh làm chủ đầu tư và Công ty xây dựng NetViet là đơn vị thi công. 
Công trình được đầu tư hơn 3 tỷ đồng và đã xây dựng xong từ năm 2011 nhưng nay trường THCS Phong Thịnh mới lại đang bỏ không cho hoang hóa
Theo kế hoạch thì công trình được chia làm 2 gói thầu, gói thầu số 1 xây dựng các phòng học dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2011. Sau đó gói thầu số 2 gồm các công trình: nhà hiệu vụ, tường rào và nhà vệ sinh sẽ tiếp tục được triển khai. Theo đúng như kế hoạch, gói thầu số 1 đã được triển khai khởi công xây dựng vào tháng 8/2011 với tổng mức đầu tư 3,3 tỉ đồng (trong đó 90% vốn nhà nước, 10 % nguồn vốn đối ứng). Khu nhà được xây dựng ngay cạnh trường Tiểu học Phong Thịnh theo mục tiêu sáp nhập trường THCS và Tiểu học giai đoạn 2011-2015. Khu nhà gồm 2 tầng với 12 phòng học đã được bên thi công hoàn thiện và bàn giao cho UBND xã từ cuối năm 2011. 
Song điều đáng nói là sau hơn 4 năm hoàn thành mà ngôi trường này vẫn đang bị bỏ hoang một cách rất lãng phí. Sân trường cây cỏ mọc um tùm và từ lâu đã trở thành nơi…chăn thả gia súc của bà con trong làng, cơ sở vật chất bắt đầu xuống cấp. Nhất là hệ thống đường dây điện và bóng đèn hầu như đã hư hỏng. Ngôi trường trông chẳng khác gì ngôi nhà hoang. 
Trong khi đó trừng THCS Phong Thịnh cũ đã xuống cấp, trần đã mục nát
Trong khi đó giáo viên và học sinh trường THCS Phong Thịnh thì rất mong ngóng ngày được về học trường mới. Còn người dân thì rất bức xúc vì xã đang còn nghèo có một công trình tiền tỷ của nhà nước mà lại bỏ hoang gây lãng phí.
Chậm vì thiếu vốn do “nghị quyết”?
Có mặt tại trường THCS Phong Thịnh cũ theo quan sát của chúng tôi, các em học sinh và giáo viên nơi đây vẫn đang phải học tập, giảng dạy dưới một mái trường đã xuống cấp. Phía trên mái nhà đã bị dột nát, các bảng điện đã bị hư hỏng theo thời gian rất nguy hiểm. 
Các giáo viên ở đây cho chúng tôi biết: Hiện nay, cơ sở vật chất của trường đã hư hỏng rất nhiều vì trường đã được xây dựng từ rất lâu. Chúng tôi rất mong được sớm chuyển về trường mới để có điều kiện dạy và học tốt hơn.
Hiện học sinh, giáo viên trường THCS Phong Thịnh vẫn đang học ở những phòng học tồi tàn
Về vấn đề này trao đổi với phóng viên ông Nguyễn Tư Nhân - Chủ tịch UBND xã Phong Thịnh cho biết: “Trường THCS Phong Thịnh đã hoàn thành gói thi công giai đoạn 1 vào cuối năm 2011 và đơn vị thi công đã bàn giao công trình cho UBND xã. UBND xã cũng đã tiến hành nghiệm thu, quyết toán đầy đủ. Tuy nhiên chưa thể đưa vào sử dụng được vì chưa có các công trình phụ trợ như: Nhà hiệu vụ, tường rào bao quanh và nhà vệ sinh.” 
Lãnh đạo UBND xã Phong Thịnh cũng cho biết, người dân trong xã rất bức xúc về vấn đề này và đã nhiều lần phản ánh trong các cuộc họp hội đồng và tiếp xúc cử tri. Thậm chí nhiều người còn cho rằng sự chậm trễ này là do sự cố tình vì mục đích cá nhân của một số cán bộ. 
Theo chúng tôi được biết thì đề án gói thầu số 2 xây dựng các công trình phụ trợ và hoàn thiện công trình được dự kiến sẽ khởi công vào quý IV năm 2014 với thời gian thi công là 6 tháng và tổng mức đầu tư hơn 3 tỉ đồng. Cũng theo dự kiến thì vào năm 2015 thầy trò trường THCS Phong Thịnh sẽ được chuyển về giảng dạy và học tập ở ngôi trường mới. 
Trong khi nơi học mới vẫn đang bỏ hoang thành nơi chăn trâu bò của người dân
Tuy nhiên, điều mong ước của bà con nhân dân và thầy trò trường THCS Phong Thịnh khó mà thực hiện được vì đến thời điểm này đã là những ngày cuối cùng của quý III nhưng UBND xã Phong Thịnh vẫn chưa nhận được nguồn vốn từ trên về để tiến hành xây dựng gói thầu số 2. Theo ông Nhân, do Nghị quyết 11 ra đời quy định về việc tạm dừng cấp vốn cho các công trình đầu tư công vào đúng thời điểm mà gói thầu xây dựng số 2 chuẩn bị tiến hành. Vì vậy việc thực hiện gói thầu số 2 không thể làm được do không có kinh phí.  Hiện nay việc vận động nguồn vốn gặp rất nhiều khó khăn
Được học tập trong một mái trường vững chắc, khang trang, không lo mưa nắng là điều mong ước của rất nhiều học sinh, nhất là học sinh nghèo miền núi. Không có vốn để xây dựng trường mới thì đã đành. Nhưng trường mới khang trang đã xây dựng được 50% hạng mục nhưng lại bị bỏ hoang suốt mấy năm trời thì thật là một sự lãng phí quá lớn. Thiết nghĩ các cấp, các ngành cần sớm có sự quan tâm, đầu tư để hoàn thiện công trình càng sớm càng tốt, để thầy trò trường THCS Phong Thịnh được học tập trong mái trường đảm bảo an toàn.

Đi đổ xăng, bị công an bắt, còng chân, đánh dập môi, tụ máu đầu?

HÀ LINH 08/10/14 16:24
(GDVN) - Khi đang ghi lại cảnh em trai mình vô cớ bị lực lượng Công an phường 8 khống chế, anh Toàn bị những người thực thi công vụ đánh, khống chế và đưa về trụ sở.
Báo điện tử giáo dục Việt Nam vừa nhận được phản ánh của anh Nguyễn Như Toàn (SN 1981, ngụ tại đường Tản Đà, Q.5, TP.HCM) về việc anh Toàn vô cớ bị lực lượng Công an phường 8 – Q.5 dùng nhục hình khi anh đang đổ xăng.
Cụ thể, anh Toàn nêu: Khoảng 0h15 ngày 8/10, anh Toàn đi xe gắn máy Vepsa mang biển kiểm soát 29C1 – 344.50 chở người em trai của mình vào đổ xăng tại cây xăng ở ngã tư Nguyễn Trãi – Nguyễn Duy Dương (phường 8, Q.5) thì xảy ra cãi vã với một thanh niên bán xăng tại đây.
Nguyên nhân của việc cãi nhau này, theo anh Toàn là do lúc đó, cây xăng này không bán xăng cho anh Toàn, mà chỉ anh đi sang cây xăng kế bên cạnh. Giữa anh Toàn và người thanh niên nói trên xảy ra cãi nhau kịch liệt, thì người thanh niên bán xăng cầm gậy ra đánh vào người anh Toàn trước.
Anh Nguyễn Như Toàn với những vết thương bầm dập trên môi của mình.
Sau đó, một trận ẩu đả giữa hai bên đã diễn ra tại ngã tư Nguyễn Duy Dương – Nguyễn Trãi giữa hai thanh niên, có sự chứng kiến của rất nhiều người dân địa phương, khách đổ xăng.
Vài phút sau, lực lượng Công an phường 8 – Q.5, TP.HCM có mặt tại hiện trường, xem xét sự việc, kiểm tra giấy tờ tùy thân của cả hai bên. Thế nhưng, vì anh Toàn và người em trai của mình không mang giấy tờ tùy thân, nên đã bị các chiến sĩ Công an khống chế về phường.
Những vết thương trên tay của anh Toàn sau trận xô xát với Công an phường 8 - Q.5.
Dù vậy, theo những hình ảnh, video clip mà anh Toàn đã cung cấp cho chúng tôi, em trai của anh Toàn đã bị công an kẹp chặt cổ, khóa tay, lôi xềnh xệch lên xe đặc chủng, còn anh Toàn trong khi đang quay video clip để lưu lại những hình ảnh này, thì cũng bị Công an có những hành động xô xát gây thương tích.
Ngay sau đó, hai anh em anh Toàn đã bị đưa về trụ sở Công an phường 8 – Q.5 để làm việc. Tại đây, anh Toàn dù chưa bị kết luận phạm tội gì, nhưng đã bị dân phòng của phường 8 – Q.5, TP.HCM cùm chân lại, khiến anh bị thương rất nhiều ở chân.
Khi người thân của anh Toàn có mặt, đấu tranh rất nhiều thì Công an phường 8 – Q.5 mới đồng ý thả anh Toàn ra, và anh được đưa ngay đến phòng cấp cứu của bệnh viện Nguyễn Trãi, Q.5 để điều trị.
Cho tới sáng ngày 8/10, theo nhận định của các bác sĩ khoa Ngoại – bệnh viện Nguyễn Trãi, hiện sức khỏe của anh Toàn đã tạm thời ổn định. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn thông tin: Anh Toàn bị dập môi, máu tụ ở đầu, và ngay cả chính anh Toàn cũng đã nói, mình còn ói ra máu, cũng như trên người, cơ thể còn rất nhiều vết thương khác.
Những vết thương trên đầu của anh Toàn.
Trong ý kiến của mình gửi về báo điện tử Giáo dục Việt Nam, anh Toàn mong mỏi nhận được sự giúp đỡ, tìm hiểu rõ ràng về sự việc này, xem những viên Công an phường 8 – Q.5 đã có hành động hung hãn với anh Toàn là ai? Nguyên nhân gì lại vô cớ xô xát với anh Toàn, trong khi anh không gây hấn với bất kì ai.
Để xác minh lại sự việc này, ngay tại chính nơi anh Toàn đang điều trị, trung tá Lê Văn Nhân – Phó trưởng Công an phường 8 – Q.5 cho biết, do hôm qua trung tá Nhân không trực chỉ huy buổi tối, nên chưa nắm được kỹ thông tin về vụ việc.
Trước mắt, trung tá Nhân đề nghị anh Toàn cần điều trị sức khỏe của mình tốt hơn, sau đó sẽ làm việc với lực lượng Công an và những cơ quan chức năng có liên quan.
“Nếu ai đúng, ai sai thì chắc chắn sẽ rõ ràng. Lực lượng Công an phường nếu có sai thì chắc chắn cũng sẽ vẫn bị xử lý nghiêm khắc” – Trung tá Nhân nhấn mạnh.
Trong khi đó, ban chỉ huy Công an quận 5, TP.HCM khẳng định: Cho tới chiều 8/10 vẫn chưa nhận được báo cáo về sự việc này của Công an phường 8 – Q.5, nên chưa thể cung cấp bất kỳ thông tin nào cho phóng viên.
Chúng tôi sẽ tiếp tục phản ánh vụ việc này, ngay sau khi có thông tin chính thức được cung cấp bởi cơ quan Công an.