RFI-Anh Vũ
Ngày 06-10-2014 17:33
Ảnh 5 sĩ quan quân đội Trung Quốc đã bị tư pháp Mỹ khởi tố trong tháng 5/2014, bị cáo buộc đã đánh cắp bí mật thương mại của nhiều doanh nghiệp Mỹ.Reuters
Hôm qua 5/10/2014, Giám đốc Cục điều tra liên bang Mỹ FBI James Comey cho biết các cuộc tấn công trên mạng nhằm vào nước Mỹ đã khiến cho nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ bị thiệt hại hàng tỷ đô la mỗi năm.
Trong chương trình « 60 phút » của kênh truyền hình CBS phát tối qua, ông Giám đốc FBI cho biết có rất nhiều công ty lớn của Mỹ là mục tiêu của các vụ gián điệp mạng. Trong đó có những công ty biết và cả những công ty không biết họ bị các tin tặc Trung Quốc tấn công đánh cắp thông tin.
Theo ông James Comey, thiệt hại hàng năm của các công ty Mỹ do các cuộc tấn công mạng tiến hành từ Trung Quốc là « không kể xiết », nhưng có thể tạm đưa con số hàng tỷ đô la. Được hỏi về những nước tấn công mạng vào Hoa Kỳ, lãnh đạo Cục điều tra Liên bang Mỹ cho biết ông không thể đưa ra danh sách đầy đủ nhưng chỉ có nói là đứng đầu danh sách là các cuộc tấn công đến từ Trung Quốc.
Ông James Comey đã dẫn ra vị dụ 5 sĩ quan quân đội Trung Quốc đã bị tư pháp Mỹ khởi tố hồi tháng Năm vừa qua vì cáo buộc trong khoảng từ năm 2006 đến 2014 đã đánh cắp các bí mật thương mại của nhiều doanh nghiệp Mỹ trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân hoặc năng lượng mặt trời và luyện kim.
Vụ việc này đã gây căng thẳng trong quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh.
Theo ông Giám đốc FBI, các tin tặc chiếm đoạt thông tin của các công ty Mỹ nhằm phục vụ cho ngành công nghiệp Trung Quốc đỡ mất công phải « sáng tạo ».
Ông Comey cũng cho biết là không khó dò tìm ra tin tặc trong các cuộc tấn công như vậy. Nhưng có điều chiến lược của tin tặc là tiến hành mọi lúc mọi nơi như vậy thì người ta khó có thể ngăn chặn được.
Monday, October 6, 2014
Công, tội trước lịch sử
VOA-06.10.2014
Cuốn Đèn Cù của Trần Đĩnh được tìm đọc và bàn luận khá sôi nổi cả trong và ngoài nước. Ở Hà Nội cũng như ở Sài Gòn đã có bán chui ấn bản in từ Cali/Hoa Kỳ gửi về, hoặc tự in ra từ máy vi tính.
Đèn Cù hấp dẫn vì nó kể lại cái không khí sôi động của chiến tranh, tả lại thời kỳ nghiêm trọng sống chết của một dân tộc, đòi hỏi những quyết sách chuẩn xác. Đèn Cù lý thú, lôi cuốn vì nó khắc họa một loạt các khuôn mặt lãnh đạo từng lèo lái con thuyền đất nước qua biết bao hiểm nghèo trong hơn nửa thế kỷ qua, hé lộ những suy nghĩ, hành động, chủ trương của họ, những cuộc đấu đá nội bộ quyết liệt, những thủ đoạn phức tạp đối phó với thù, bạn, ta.
Thế nhưng ý định thầm kín của tác giả Trần Đĩnh là gì? Chủ đích của nhà báo tài năng và tâm huyết này là muốn tâm sự gì với thế hệ đương thời và cho các thế hệ tương lai? Đó là tư duy hòa bình, chung sống hòa bình, chống xung đột vũ trang, phản đối triệt để chiến tranh huynh đệ tương tàn.
Theo tôi, Trần Đĩnh có một lập trường nhân bản. Anh được hấp thụ nền giáo dục và văn hóa Pháp từ thuở bé, để có thể viết được luận văn chính trị lúc mới trưởng thành, ở ngay tòa soạn của tờ báo chủ đạo của Miền Bắc, có quan hệ xã hội rộng.
Cái quý ở Trần Đĩnh là tư duy độc lập, tự tin, suy luận bằng cái đầu tỉnh táo của chính mình. Ở anh không có tố chất cúi mình làm tay sai, nghe theo lệnh người khác. Mặc dù anh nhận viết tiểu sử chính thức cho Hồ Chí Minh, viết hồi ký cho Nguyễn Lương Bằng, Bùi Lâm, Nguyễn Đức Thuận… nhưng chỉ làm anh thợ viết thuê, nghe kể thế nào viết lại như thế, tuy thế vẫn ngượng ngùng ba lần tủi hổ tự nhận và ăn năn là «bồi bút».
Anh hãnh diện công khai tự khẳng định mình là «xét lại», xét lại chủ nghĩa Mác - Lênin, vì cái học thuyết Mác - Lênin kiểu Stalin là tàn bạo quá, vì cái học thuyết Mác - Lênin kiểu của Mao lại càng dã man hơn. Kinh nghiệm 5 năm sống ở Bắc Kinh đã làm tăng thêm niềm uất hận của anh đối với Mao, ghi sâu trong đầu anh tư tưởng tội ác của Mao là không sợ chiến tranh, kể cả chiến tranh nguyên tử, cho thiên hạ chết la liệt, sẽ còn lại dân Trung Hoa sống sót cũng không sao. Anh cay cú, khinh bỉ cái tư duy ích kỷ của Mao, người chỉ mong cho “thiên hạ đại loạn” để một mình Trung Quốc thủ lợi. Tệ nữa là xúi Việt Nam cứ nồi da nấu thịt, huynh đệ tương tàn để ông ta thủ lợi.
Theo tư duy hòa bình nhân ái của Trần Đĩnh, anh dứt tình cả với “Cụ Hồ” của anh, cả với Trường Chinh là người đã dìu dắt đào tạo anh, vì cả Hồ Chí Minh và Trường Chinh thoạt đầu đều tán thành quan điểm “Xét lại” vốn đã thành trào lưu chính thống của phong trào CS quốc tế, nhưng sau cả hai đều xoay sang theo đuôi Mao, cam chịu thành Mao-nhều (Trần Đĩnh sáng tạo ra chữ «nhều» thay cho chữ «Mao-ít » để nói kháy, trêu chọc những người cơ hội theo đuôi Mao).
Cay đắng xuýt xoa tiếc cho Hồ Chí Minh và cho Trường Chinh đã nhu nhược “mặc kệ nó” bao nhiêu thì Trần Đĩnh khinh bỉ oán hận sâu đậm đối với cặp Lê Duẩn và Lê Đức Thọ bấy nhiêu.
Theo Trần Đĩnh kể, có thể coi 2 nhân vật họ Lê này là đầu mối của những tai họa ập xuống đầu nhân dân ta trong hơn nửa thế kỷ qua. Hai nhân vật này trình độ đều kém hẳn Hồ Chí Minh và Trường Chinh, nhưng mưu chước không hề kém, đã tận dụng thời cơ sau sai lầm Cải cách ruộng đất để gạt Trường Chinh rồi gạt luôn Hồ Chí Minh ra rìa (vin cớ ông Hồ lẩm cẩm rồi) để giành độc quyền lãnh đạo, dần dần lôi kéo quanh mình những kẻ xu nịnh ham mê quyền lực như Tố Hữu, Hoàng Tùng, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng, Văn Tiến Dũng, Đỗ Mười, Lê Đức Anh…thành một thế lực áp đảo gần giống như «mafia quyền lực», dần dà nắm trọn quân đội.
Yếu tố đảng CS Trung Quốc xuyên suốt lịch sử VN kể từ năm 1949 - 1950 sau khi Mao chiếm chính quyền ở Bắc Kinh ngày 1/10/1949, khai thông biên giới Việt - Trung cuối năm 1950, rồi Mao - Chu Ân Lai bắt Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp nhận chia đôi đất nước ở vỹ tuyến 17 sau Điện Biên Phủ. Tuân theo Mao, Lê Duẩn quyết gây chiến với miền Nam dưới chiêu bài «thắng giặc Mỹ” bằng mọi giá, để rồi bị đòn đau, phải chui vào chiếc rọ Thành Đô tháng 9/1990 cực kỳ thâm hiểm cho đến nay. Mấy triệu trai tráng 2 miền đẫ hăng say giết nhau chỉ để đạt đến một nước lạc hậu, bất công, không pháp luật, như vô hồn.
Hàng loạt bộ mặt «Mao-nhều» múa may quay cuồng trên sân khấu chính trị Việt Bắc - Hà Nội từ 1949 đến 2014, qua gần 600 trang tả chân, cho độc giả nhìn lại lịch sử VN qua những tình tiết sống động đầy nhân tình thế thái, đậm chất bi hài, ở ngay chốn cung đình.
Cặp bài trùng Lê Duẩn - Lê Đức Thọ nắm chắc con chủ bài «Miền Nam» cần phải được giải phóng khỏi ách Mỹ - Ngụy bằng mọi giá để làm con ngựa chiến của mình, với cái ý đồ không hề che dấu là xé tọac cả 2 «Hiệp định đình chiến Genève và Paris» năm 1954 và năm1972 ngay từ khi 2 văn kiện này chưa ráo mực. Điều khoản mở đầu cả 2 hiệp định đều ghi rõ: “Các bên cam kết tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam”, nhưng đảng CS VN, thế lực cầm quyền trên miền Bắc, không bao giờ đếm xỉa gì đến cái quyền tự quyết ấy cả, họ cũng không bao giờ công nhận có một người lính miền Bắc nào trên đất miền Nam, dù cho con số ấy lên đến hàng vạn, rồi hàng chục vạn…vẫn cứ là không có, là con số không, chỉ có quân giải phóng miền Nam, tại chỗ.
Có thể nói Trần Đĩnh đã là luật sư bênh vực một lọat bạn bè thân thiết trong hàng ngũ những kẻ «xét lại», như Hòang Minh Chính, Phạm Kỳ Vân, Phạm Viết, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Lưu Động, Trần Châu, Hà Minh Tuân, Hòang Thế Dũng, Đặng Đình Cầu, Mai Hiến, Mai Luân, Trần Thư, Nguyễn Kiến Giang, Lê Minh Nghĩa, Lê Trọng Nghĩa, Đỗ Đức Kiên…Anh cũng minh oan và biểu dương những con người có trí tuệ và nhân cách như Lê Liêm, Bùi Công Trừng, Ung Văn Khiêm, Đặng Kim Giang, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Vịnh, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường. Tất cả họ đều bị chụp mũ oan uổng là phản bội, phản động, theo địch, đầu hàng đế quốc, sợ chiến tranh, không dám hy sinh, dát như thỏ đế, hèn hạ, bạc nhược, bảo mạng, cầu an, tay sai của lão «trọc» - chỉ Nikita Khrushchev.
Trần Đĩnh tiếc nuối sao ông Hồ lại nhu nhược đến vậy, không dám tham gia biểu quyết về Nghị quyết 9, không dám bảo vệ đường lối hòa bình, chung sống hòa bình, tranh đua hòa bình, không lựa chọn CNXH mang mặt con người, bác bỏ CNXH mang mặt dã thú.
Nhóm Mao-nhều truyền bá trong quân đội Võ Nguyên Giáp là kẻ sùng bái học thuật đế quốc, đậu cử nhân Luật, thuộc tầng lớp trên, Nguyễn Chí Thanh mới thật là bần cố nông đích thật, từng chăn trâu giữ bò cho địa chủ từ tấm bé, Chu Huy Mân cố nông đi buôn chiếu dọc sông Lam từ thuở lên 10, Văn Tiến Dũng là công nhân Cổ Nhuế đổ thùng trên phố rồi về làm thợ may. Cố vấn TQ về tổ chức đã đưa ra cả một danh sách loại bỏ hàng loạt sỹ quan tiểu tư sản không có gốc công nông.
Sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuốn Đèn Cù của Trần Đĩnh là chỉ ra bóng đen của cộng sản TQ, của học thuyết Mao bao trùm lên dân tộc, đất nước và đảng CS VN, qua tay chân «Mao-nhều» ít học, kém văn hóa quá đông đảo.
Do đó cuốn sách kể chuyện cũ mà mang tính thời sự nóng hổi, với những trò chơi xấu của kẻ bành trướng mới rồi ở Biển Đông.
Cuốn sách như muốn góp ý cho mọi đảng viên và bà con ngoài đảng, gợi ý cho tuổi trẻ suy nghĩ về đất nước ta khi Đại Hội XII đang được chuẩn bị, về công và tội của đảng, về công và tội của từng công thần của chế độ, không trừ một ai.
Đây còn là một cuốn sách rất quý ở chỗ nó đáp ứng đòi hỏi «chúng tôi muốn biết» của tuổi trẻ Việt Nam ngày nay.
Phải chăng Thoát Mao, Thoát Trung là yêu cầu sinh tử, và liên minh với bè bạn mới, với mọi nước dân chủ là con đường sống bền vững của dân tộc Việt Nam?
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
VIDEO:Hồng Kông- Xuất hiện biểu ngữ "Hãy rời ngành cảnh sát"
Tại thành phố Hồng Kông yêu chuộng hòa bình, cảnh người dân dùng những chiếc dù để bảo vệ bản thân khỏi hơi cay của cảnh sát chống bạo động đã được vinh danh là “Cuộc cách mạng dù”.
Việc kêu gọi “chấm dứt bạo lực” và quyết tâm đòi dân chủ, tự do của người dân Hông Kông đã nhận được sự khen ngợi và tôn trọng từ quốc tế.
Cùng lúc đó, một cảnh tượng bi tráng đã xảy ra trong thời khắc lịch sử này.
Subscribe: http://www.youtube.com/subscription_c...
Facebook: https://www.facebook.com/NtdVietnamese
For more news and videos visit ☛ http://ntd.tv
Những gì diễn ra trong lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập ĐCSTQ 1/10 là cuộc biểu tình phản đối chế độ chuyên chế dưới màn ô, đạn hơi cay và khí ga.
Người dân vẫn luôn vững tin rằng “thời kỳ vàng son” sẽ được mở ra.
Những thanh niên dũng cảm và có ý thức đang nói không với tuyên truyền của Bắc Kinh; sau cùng thì đây vẫn là một cuộc chiến không cân sức.
Khi khí ga được phun ra, những người biểu tình chỉ có thể dùng dù để che chắn.
Một bức tranh đối lập đã hiện ra giữa một bên là những cảnh sát bạo lực, còn một bên là những chiếc dù đáng thương.
Từ một vật dùng bình thường, những chiếc dù với đủ kiểu dáng và màu sắc đã trở thành một biểu tượng của sự kháng cự.
Những mẫu biểu tượng của cuộc Cách mạng Dù bắt đầu xuất hiện với số lượng lớn.
Một độc giả Hồng Kông chia sẻ: “Khi chúng tôi bị đe dọa, chúng tôi đã bật dù và giơ cả hai tay lên.”
Ông Ngũ Phàm, chủ biên tập tạp chí Những vấn đề Trung Quốc cho biết cách biểu tình ôn hòa này của người dân Hồng Kông đã giành được sự tôn trọng từ quốc tế.
[Ông Ngũ Phàm]: “Khác với những người biểu tình dùng đá, dầu hỏa và lựu đạn tự chế ở các nơi, cách biểu tình ôn hòa của người dân Hồng Kông đã giành được sự tôn trọng.”
“Nếu ai đó cố kích động và gây rắc rối, chúng ta sẽ biết ngay họ là loại người nào.”
Chiếm đóng Trung tâm bằng “Tình yêu và Hòa bình” khác với các phong trào "chiếm đóng" tại những quốc gia khó khăn về tài chính là không có hiện tượng xả rác bừa trên đường phố.
Những người tổ chức đã tiến hành chiến dịch vào dịp nghỉ lễ Quốc Khánh để tránh ảnh hưởng tới các công nhân.
Sáng 30/9, một số người cáo buộc rằng những người chiếm đóng đang làm tắc nghẽn giao thông.
Nhưng khi bỏ phiếu cho việc rút lui hay ở lại, phần lớn mọi người đã chọn ở lại.
Thậm chí tại Vượng Giác, một số người còn dựng lều và nhà tạm.
Một bé gái ngồi trên vai của cha mình và bám thật chặt vào tay ông; khi chứng kiến cuộc biểu tình này, em đã được học bài học đầu tiên về dân chủ.
Một số nhà hàng còn tặng đồ ăn miễn phí để ủng hộ người biểu tình; cử chỉ tốt đẹp như vậy đã thắp sáng màn đêm tại Vượng Giác, mang lại sự ấm áp cho các sinh viên.
Trước sự quan tâm và khen ngợi từ giới truyền thông phương Tây đối với cuộc Cách mạng Dù, tờ Mainichi của Thụy Điển nhắc đến sự kiện này như là “ Cuộc biểu tình của những lý tưởng hòa bình”.
Ngày 30/9, 40 thành phố trên thế giới đã lên tiếng ủng hộ cuộc Cách mạng Dù ở Hồng Kông.
Cùng lúc đó, tinh thần của cảnh sát Hồng Kông, những người đã mạnh tay với đám đông biểu tình, cũng bắt đầu sa sút.
Ngày 30/9, một nam cảnh sát đã xúc động sâu sắc khi anh chứng kiến và hiểu được tình cảnh đang diễn ra.
Anh nói: “Tất cả chúng tôi đều muốn giải quyết vấn đề này thông qua đối thoại” và “những người biểu tình rất dễ nói chuyện”.
Một bức ảnh trên báo được lan truyền rộng rãi trong công chúng cho thấy, vào ngày 29/9, gần Bộ Hải quân, một thanh niên trẻ bị cảnh sát tấn công bằng bình xịt hơi cay.
Video gốc tiếng Trung: https://www.youtube.com/watch?v=-mDvx...
Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
Người Hong Kong bình tĩnh trước những đe dọa kinh tế của Bắc Kinh
Một bản điện tử cho thấy chỉ số Hàng Sinh của Hong Kong hạ 72 điểm, 3/10/14. Chứng khoán Hong Kong hạ giá trong khi các cuộc biểu tình bước vào tuần thứ nhì
Ivan Broadhead
VOA-03.10.2014
Cục Quản trị Du lịch Quốc gia Trung Quốc đang cấm các nhóm du lịch ở lục địa du hành đến Hong Kong. Lệnh cấm hôm thứ tư đánh dấu một sự thay đổi chiến lược trong cách thức Bắc Kinh cố gắng kiềm chế, và theo gợi ý của các chuyên gia phân tích, gieo rắc sự chia rẽ, trong vùng hành chinh đặc biệt Hong Kong, nơi các cuộc biểu tình đòi dân chủ đang tăng lên mỗi ngày.Hơn nửa triệu người ở lục địa Trung Quốc băng qua biên giới vào Hong Kong mỗi năm, cho tới nay vẫn là nhóm du khách lớn nhất đến thành phố này. Giám đốc điều hành Hội đồng Công nghiệp Du lịch Joseph Tung nói trong khi du khách không phải từ Trung Quốc đang chọn tránh xa Hong Kong vào thời điểm nhạy cảm này, thì thông cáo hôm thứ tư là một cú đánh mạnh vào khu vực du lịch địa phương.
“Con số nhóm du khách vào khoảng 300 đến nơi mỗi ngày từ lục địa; nhưng theo thông tin chúng tôi nhận được, mặc dù điều này chưa được xác nhận bởi vì chúng tôi không có văn kiện chính thức từ phía các đại diện ở Trung Quốc – họ đã nhận được chỉ thị ngưng quảng cáo các tua đến Hong Kong.”
Ông Michael Degolyer, giám đốc Dự án Chuyển giao Hong Kong, dự báo lệnh cấm chỉ vài giờ trước khi lệnh được công bố. Nó tạo thành một phần điều ông gọi là tình huống Anaconda – sự bóp nghẹt dần phong trào dân chủ Hong Kong.
Sự sụt giảm trong thương nghiệp du lịch sẽ dẫn đến việc cắt giảm công ăn việc làm trong khu vực dịch vụ - có lẽ ngay vào đầu tuần tới – tạo áp lực đối với đồng đôla Hong Kong và việc các công ty bị loại ra khỏi bảng niêm yết của thị trường Hàng Sinh trong khi lòng tin toàn cầu bị lung lay trong nền kinh tế địa phương. Ông Degolyer nói:
“Mục tiêu hay sách lược là ngày càng làm cho dân chúng chống lại những người đứng đầu phong trào Chiếm Trung bởi vì thiệt hại kinh tế dần dà gia tăng này. Và vì thế có nhiều cách, mà không cần phải dùng tới hơi cay mắt hay vũ lực, để gia tăng áp lực đối với sinh viên và những người ủng hộ Chiếm Trung phải thoái lui.”
Ngoài đường phố, những người hoạt động – mệt mỏi nhưng kiên quyết – bày tỏ tình đoàn kết với dân chúng Hong Kong, nhưng vẫn không nhúc nhích trước hành động của Bắc Kinh.
Nhiều người coi biện pháp đó chỉ là một mưu toan khác của Trung Quốc để làm cho tin tức về phong trào dân chủ ngấm ngược trở lại qua biên giới.
Ngoài ra, ngành du lịch góp phần chưa đầy 5 phần trăm tổng sản phẩm nội địa của Hong Kong và chỉ có 30 phần trăm du khách Trung Quốc đến trong các nhóm du khách có tổ chức, theo lời nhà hoạt động Bernard Luck, đang đứng trên một rào cản với bạn bè.
“Khi du khách lục địa xuống Hong Kong, họ chi tiền vào các khách sạn hạng sang, mua ví Gucci, iPhone, đóng góp vào nền kinh tế Hong Kong, nhưng không trực tiếp. Các bạn có thấy không? Tất cả khoản tiền này là đưa trở lại cho Gucci và Apple. Nó sẽ có ảnh hưởng rất nhỏ, đối với dân chúng.”
Nếu Bắc Kinh cố ý chọn, thì họ có thể áp đặt một hình phạt kinh tế gay gắt hơn nhiều đối với công dân của vùng bán tự trị này, phụ thuộc lớn vào lục địa về cung ứng thực phẩm và nước uống. Ông DeGolyer mô tả đây là “tình huống Tôn Tử theo tên tác giả của Sách Chiến Quốc.
“Nếu họ thực sự muốn Hong Kong đầu hàng mà không bắn một phát súng nào, thì họ chỉ cần nói: “Được, ta sẽ cho bọn bây toàn quyền tự trị - không có nước, không có chuyên chở trên đất liền, không có tàu bè, không có máy bay.” Và sau từ 1 tuần đến 10 ngày, đặt câu hỏi, “Được, bọn bây muốn bao tự trị đến mức nào?”
Trong khi việc lập chiến lược ở Bắc Kinh tiếp tục, vụ giằng co giữa giới hữu trách và người biểu tình trở nên khó theo dõi hơn. Với mỗi ngày qua đi, thế hệ công dân sắp tới của Hong Kong lại trở nên ngày càng bất mãn với các nhà lãnh đạo quốc gia.
Thêm một người Tây Tạng tự thiêu ở Trung Quốc
Các nhà hoạt động cầm ảnh của những người Tây Tạng tự thiêu tham gia một cuộc tuần hành ủng hộ Tây Tạng ở Đài Bắc, Đài Loan
VOA-06.10.2014
Nguồn tin bên trong Trung Quốc nói rằng một người đàn ông Tây Tạng đã định tự sát bằng cách tự thiêu vào giữa tháng 9.
Người đàn ông 42 tuổi, được xác định danh tính là Kunchok, nổi lửa tự thiêu vào ngày 16 tháng 9 bên ngoài một đồn công an ở tỉnh Thanh Hải. Những người Tây Tạng gần đó đã dập tắt ngọn lửa và đưa ông đến một bệnh viện gần đó.
Theo một nguồn tin của Đài Á châu Tự do từ khu vực này, người đàn ông vẫn còn sống và trong tình trạng vô cùng đau đớn. Hình ảnh mà VOA đã xem qua cho thấy một người đàn ông bị bỏng nặng khắp mặt và cổ.
Gia đình ông lo ngại chính quyền địa phương Trung Quốc sẽ đến bắt ông nếu ông còn sống, mặc dù các nguồn tin cho biết cơ hội sống sót của ông rất mong manh.
Vụ việc xảy ra một ngày trước khi một sinh viên 22 tuổi tên Lhamo Tashi cũng tự thiêu bên ngoài một đồn công an ở thành phố Tsoe thuộc tỉnh Cam Túc.
Gia đình Tashi đã được công an thông báo về vụ tự thiêu của anh. Công an nói với họ rằng anh đã chết.
Tổng cộng có 133 người Tây Tạng bên trong Trung Quốc đã tự thiêu kể từ năm 2009. Hầu hết những người tự thiêu nói với những người khác rằng họ làm như vậy để phản đối sự cai trị của Bắc Kinh ở Tây Tạng, và kêu gọi để cho Đức Đạt Lai Lạt Ma hồi hương.
VOA-06.10.2014
Nguồn tin bên trong Trung Quốc nói rằng một người đàn ông Tây Tạng đã định tự sát bằng cách tự thiêu vào giữa tháng 9.
Người đàn ông 42 tuổi, được xác định danh tính là Kunchok, nổi lửa tự thiêu vào ngày 16 tháng 9 bên ngoài một đồn công an ở tỉnh Thanh Hải. Những người Tây Tạng gần đó đã dập tắt ngọn lửa và đưa ông đến một bệnh viện gần đó.
Theo một nguồn tin của Đài Á châu Tự do từ khu vực này, người đàn ông vẫn còn sống và trong tình trạng vô cùng đau đớn. Hình ảnh mà VOA đã xem qua cho thấy một người đàn ông bị bỏng nặng khắp mặt và cổ.
Gia đình ông lo ngại chính quyền địa phương Trung Quốc sẽ đến bắt ông nếu ông còn sống, mặc dù các nguồn tin cho biết cơ hội sống sót của ông rất mong manh.
Vụ việc xảy ra một ngày trước khi một sinh viên 22 tuổi tên Lhamo Tashi cũng tự thiêu bên ngoài một đồn công an ở thành phố Tsoe thuộc tỉnh Cam Túc.
Gia đình Tashi đã được công an thông báo về vụ tự thiêu của anh. Công an nói với họ rằng anh đã chết.
Tổng cộng có 133 người Tây Tạng bên trong Trung Quốc đã tự thiêu kể từ năm 2009. Hầu hết những người tự thiêu nói với những người khác rằng họ làm như vậy để phản đối sự cai trị của Bắc Kinh ở Tây Tạng, và kêu gọi để cho Đức Đạt Lai Lạt Ma hồi hương.
Hồng Kông: Người biểu tình đồng ý đối thoại chính thức
(NLĐO) – Chính quyền đặc khu Hồng Kông và đại diện sinh viên nhất trí sẽ bắt đầu đối thoại chính thức vào cuối tuần này sau cuộc gặp gỡ thứ hai nhằm chuẩn bị cho việc đàm phán.
Phó ban Các vấn đề về Lập pháp và Đại lục Lau Kong-wah (Lưu Giang Hoa) cho biết 2 bên đồng ý rằng sẽ tiến hành nhiều vòng gặp để thảo luận, các cuộc đối thoại sẽ được trực tiếp trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, và chính phủ xem xét thực hiện các thỏa thuận đạt được sau đối thoại.
Hiện địa điểm diễn ra đàm phán vẫn chưa được quyết định song các sinh viên muốn cuộc gặp chính thức với Tổng thư ký quản trị Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga), tại một trường đại học, tốt nhất là trường ĐH Hồng Kông. Theo ông Lau Kong-wah, những chi tiết như địa điểm đàm phán, vấn đề bàn thảo… được làm rõ trong cuộc gặp gỡ vào tối nay (7-10). Ông Lau Kong-wah hy vọng cuộc đàm phán với bà Carrie Lam sẽ được xúc tiến tổ chức trong tuần này.
Hiện địa điểm diễn ra đàm phán vẫn chưa được quyết định. Ảnh: EPA
Quang cảnh ở khu Kim Chung sáng 7-10 Ảnh: SCMP
Trong khi đó, về tình hình biểu tình sáng 7-10, Tổng thư ký Liên hội Sinh viên Hồng Kông Alex Chow (Chu Vĩnh Khang) nói: “Mọi người cần nghỉ ngơi nhưng họ sẽ quay trở lại”. Theo ước tính của phóng viên Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, có khoảng 200 người biểu tình ở khu Kim Chung (Admiralty) và 100 người ở khu Vượng Giác (Mong Kok).
Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh cảnh báo cảnh sát sẽ có hành động thích hợp nếu phía biểu tình gia tăng lực lượng ở Vượng Giác. Ông Lương Chấn Anh nhấn mạnh chính quyền sẽ làm mọi thứ có thể để sinh hoạt trở lại bình thường.
Thứ Ba, 08:55 07/10/2014
H.Bình (Theo RTHK, SCMP, BBC)
Phó ban Các vấn đề về Lập pháp và Đại lục Lau Kong-wah (Lưu Giang Hoa) cho biết 2 bên đồng ý rằng sẽ tiến hành nhiều vòng gặp để thảo luận, các cuộc đối thoại sẽ được trực tiếp trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, và chính phủ xem xét thực hiện các thỏa thuận đạt được sau đối thoại.
Hiện địa điểm diễn ra đàm phán vẫn chưa được quyết định song các sinh viên muốn cuộc gặp chính thức với Tổng thư ký quản trị Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga), tại một trường đại học, tốt nhất là trường ĐH Hồng Kông. Theo ông Lau Kong-wah, những chi tiết như địa điểm đàm phán, vấn đề bàn thảo… được làm rõ trong cuộc gặp gỡ vào tối nay (7-10). Ông Lau Kong-wah hy vọng cuộc đàm phán với bà Carrie Lam sẽ được xúc tiến tổ chức trong tuần này.
Hiện địa điểm diễn ra đàm phán vẫn chưa được quyết định. Ảnh: EPA
Quang cảnh ở khu Kim Chung sáng 7-10 Ảnh: SCMP
Trong khi đó, về tình hình biểu tình sáng 7-10, Tổng thư ký Liên hội Sinh viên Hồng Kông Alex Chow (Chu Vĩnh Khang) nói: “Mọi người cần nghỉ ngơi nhưng họ sẽ quay trở lại”. Theo ước tính của phóng viên Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, có khoảng 200 người biểu tình ở khu Kim Chung (Admiralty) và 100 người ở khu Vượng Giác (Mong Kok).
Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh cảnh báo cảnh sát sẽ có hành động thích hợp nếu phía biểu tình gia tăng lực lượng ở Vượng Giác. Ông Lương Chấn Anh nhấn mạnh chính quyền sẽ làm mọi thứ có thể để sinh hoạt trở lại bình thường.
Thứ Ba, 08:55 07/10/2014
H.Bình (Theo RTHK, SCMP, BBC)
Các nhóm nhỏ hơn quyết tâm tiếp tục cuộc biểu tình ở Hong Kong
Bức tượng người đàn ông cầm cây dù được dựng lên tại địa điểm nơi họ dựng trại. Tuần trước những người biểu tình đã dùng những chiếc dù để tự vệ chống lại cảnh sát sử dụng hơi cay
Brian Padden
VOA-06.10.2014
HONG KONG—
Các nhà hoạt động cho dân chủ ở Hong Kong đã bất chấp hạn chót chính phủ đưa ra buộc phải giải tỏa đường phố và chấm dứt cuộc biểu tình đã gây ngưng trệ hoạt động trong các khu vực chính của thành phố từ hơn một tuần qua. Thông tín viên đài VOA Brian Padden cùng trải qua đêm với nhóm sinh viên biểu tình trong khi họ chờ đợi cảnh sát ra tay trấn áp, nhưng điều này đã không xảy ra.
So với mấy đêm trước, số người tham gia giảm bớt trong đoàn biểu tình đòi dân chủ đã ở qua đêm tại địa điểm chính trong trung tâm Hong Kong, bất chấp cảnh cáo chính quyền đưa ra buộc phải giải tỏa các con đường trước giờ cao điểm vào buổi sáng.
Bầu không khí yên tỉnh và thư giãn. Một bức tượng người đàn ông cầm cây dù được dựng lên tại địa điểm nơi họ dựng trại. Tuần trước những người biểu tình đã dùng những chiếc dù để tự vệ chống lại cảnh sát sử dụng hơi cay và bình xịt hơi cay cố gắng giải tán các đám đông xuống đường.
Việc sử dụng võ lực đã khiến công chúng càng chống đối cảnh sát và càng có thêm người tham gia cuộc biểu tình mà họ gọi là Cách mạng Dù (Umbrella Revolution).
Bầu không khí yên tỉnh và thư giãn. Một bức tượng người đàn ông cầm cây dù được dựng lên tại địa điểm nơi họ dựng trại. Tuần trước những người biểu tình đã dùng những chiếc dù để tự vệ chống lại cảnh sát sử dụng hơi cay và bình xịt hơi cay cố gắng giải tán các đám đông xuống đường.
Việc sử dụng võ lực đã khiến công chúng càng chống đối cảnh sát và càng có thêm người tham gia cuộc biểu tình mà họ gọi là Cách mạng Dù (Umbrella Revolution).
Neil Fong, một người biểu tình ủng hộ dân chủ nói nếu cảnh sát lại sử dụng võ lực lần nữa anh sẵn sàng đón nhận:
“Còn tùy họ sử dụng đến mức nào. Nếu họ sử dụng quân đội thật hùng hậu, thì chúng tôi sẽ rời khỏi địa điểm này và sẽ quay lại.”
Một vài nhóm nhỏ lặng lẽ thảo luận nguyên nhân khiến họ đoàn kết, đó là để bảo đảm quyền bầu cử không có sự can thiệp của Bắc Kinh trong tiến trình này. Một số khác chơi bài. Vài bạn như Yen Choi và Tammi Tong quan sát cảnh sát đang bảo vệ các công ốc. Họ nói họ sẽ ở lại lâu chừng nào hay chừng đó, nếu cảnh sát dùng võ lực buộc họ rời khỏi.
Một vài nhóm nhỏ lặng lẽ thảo luận nguyên nhân khiến họ đoàn kết, đó là để bảo đảm quyền bầu cử không có sự can thiệp của Bắc Kinh trong tiến trình này. Một số khác chơi bài. Vài bạn như Yen Choi và Tammi Tong quan sát cảnh sát đang bảo vệ các công ốc. Họ nói họ sẽ ở lại lâu chừng nào hay chừng đó, nếu cảnh sát dùng võ lực buộc họ rời khỏi.
Yen Choi cho biết, “Nếu thực sự nguy hiểm tôi sẽ rời khỏi đây, vì tôi biết nhiều bạn bè và cả người trong gia đình cũng quan tâm về sự kiện này, tuy nhiên họ thực sự quan tâm cho an ninh của tôi.”
Tammi Tong nói, “Chúng tôi đều biết rằng ở đây thực sự nguy hiểm. chúng tôi phải rời khỏi đây nếu cảnh sát có bất cứ hành động nào, tuy nhiên chúng tôi sẽ cố ở lại đây cho đến phút cuối, để tranh đấu cho nhưng gì chúng tôi cần, tranh đấu cho những gì người dân Hong Kong xứng đáng được hưởng.
Hạn chót đã trôi qua mà cảnh sát không có hành động nào. Tuy nhiên, giờ đây thời gian và sự kiệt quệ đang tác động đến các nhà hoạt động đầy quyết tâm, và con số đang giảm dần, khiến nhiều câu hỏi đặt ra là họ có thể bám trụ bao lâu nữa
Hạn chót đã trôi qua mà cảnh sát không có hành động nào. Tuy nhiên, giờ đây thời gian và sự kiệt quệ đang tác động đến các nhà hoạt động đầy quyết tâm, và con số đang giảm dần, khiến nhiều câu hỏi đặt ra là họ có thể bám trụ bao lâu nữa
Bác sĩ vét sạch tiền bệnh nhân bằng kê toa thuốc
SÀI GÒN (NV) - Bằng các thủ đoạn như hám tiêu hóa, cho sản phẩm tăng cường sinh lý; cấm kê toa có thực phẩm chức năng nhưng cứ kê với giá “cắt cổ,”... nhiều bệnh viện cố vét sạch tiền của bệnh nhân.
Theo báo Tuổi Trẻ, thực tế này đang diễn ra tại khu điều trị kỹ thuật cao bệnh viện Bình Dân và nhiều bệnh viện khác ở Sài Gòn.
Những đơn thuốc được bác sĩ kê thêm để vét tiền bệnh nhân. (Hình: báo Tuổi Trẻ)
Ngày 13 tháng 8, ông N.D.T. (64 tuổi) đến bệnh viện Bình Dân khám bệnh vì đi tiêu hơi khó. Bác Sĩ Nguyễn Bá Minh Nhật chẩn đoán ông bị bệnh trĩ và phì đại tiền liệt tuyến, kê toa 5 loại thuốc uống trong nửa tháng.
Tại nhà thuốc, khi người bán thông báo số tiền gần 2.9 triệu đồng. Nghĩ mình bệnh nặng nên bác sĩ mới cho thuốc nhiều tiền, ông T. vội trở ngược lại gặp bác sĩ xin được nội soi trực tràng.
Kết quả, trực tràng và hậu môn bình thường. Không đủ tiền, ông T. mua nửa toa thuốc với giá hơn 1.4 triệu đồng.
Về nhà, vợ ông T. xem từng loại thuốc và thấy Bác Sĩ Nhật kê 30 viên Winman - một loại thực phẩm chức năng tăng cường sinh lý có giá bán gần 35,000 đồng. Ngoài ra, còn có 28 viên kháng sinh Cevirflo giá 34,240 đồng/viên, chỉ định viêm xoang cấp, đợt cấp của viêm phế quản mãn tính, viêm phổi,... trong khi ông T. không bị các bệnh này.
Từ phản ảnh của vợ ông T., báo Tuổi Trẻ đến bệnh viện Bình Dân tìm hiểu. Chỉ xem qua chục toa thuốc của bệnh nhân, đã phát hiện phân nửa bị Bác Sĩ Nhật kê thêm 30 viên Winman, trong khi hầu hết họ đều không biết công dụng của nó.
Ngày 24 tháng 9 tại nhà thuốc khu kỹ thuật cao, bà Lê Thị Nghiệp (56 tuổi) ở Bình Dương tưởng nhân viên bán thuốc tính lộn tiền khi kêu đóng hơn 4.6 triệu đồng.
Lưỡng lự một lúc, bà Nghiệp bảo chỉ lấy chừng 1 triệu đồng do không đủ tiền. Người bán dọa: “Bác sĩ cho bà rất nhiều thuốc, lấy 1 triệu đồng sao đủ uống.” Vét sạch túi, bà Nghiệp chỉ đủ tiền mua nửa toa thuốc.
Ðơn thuốc của bà Nghiệp cũng do Bác Sĩ Nhật kê và chẩn đoán “viêm dạ dày cấp khác” gồm có bảy loại thuốc uống trong ba tuần, trung bình bà Nghiệp uống 17 viên/ngày.
Tương tự, khi nghe đóng gần 5.3 triệu đồng tiền thuốc, ông Nguyễn Văn Chương (38 tuổi) ở Quảng Ngãi thẫn thờ xin lấy lại toa vì không đủ tiền mua. Trong toa, Bác Sĩ Hùng chẩn đoán “viêm dạ dày cấp và sỏi thận,” kê bảy loại thuốc uống trong ba tuần. Trong đó, có 7/8 loại kê 84 viên và một loại 42 chai Biocid MH 100ml.
Theo ông Chương, là công nhân nên trị giá toa thuốc này gần bằng tháng lương của anh. Cả ông Trung cũng vậy.
Một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực tiêu hóa xin giấu tên khi xem qua các toa thuốc cho rằng, nhiều toa thuốc điều trị dạ dày được chỉ định với liều cao gấp 2-3 lần bình thường và dùng nhiều loại kháng sinh thế hệ mới nhất.
Ðưa gần 20 toa thuốc của Bác Sĩ Hùng, Bác Sĩ Nhật cho ông Trần Vĩnh Hưng, giám đốc và Vũ Lê Chuyên, phó giám đốc bệnh viện Bình Dân. Cả hai đều nhìn nhận nhiều toa thuốc có “kê thuốc thừa,” cho thuốc dài ngày, nhiều loại mắc tiền và có cả thuốc chưa phù hợp chẩn đoán.
Thế nhưng, mặc dù nhìn nhận bệnh viện chưa rốt ráo bình toa thuốc ở khu kỹ thuật cao, nên còn để sót lọt toa thuốc chưa hợp lý. Song, ông Chuyên thòng một câu “Thường bệnh nhân có tiền mới qua khu này khám, chắc cũng không có gì đáng nói.” (?!) (Tr.N)
10-06- 2014 4:27:53 PM
Theo Người Việt
Theo báo Tuổi Trẻ, thực tế này đang diễn ra tại khu điều trị kỹ thuật cao bệnh viện Bình Dân và nhiều bệnh viện khác ở Sài Gòn.
Ngày 13 tháng 8, ông N.D.T. (64 tuổi) đến bệnh viện Bình Dân khám bệnh vì đi tiêu hơi khó. Bác Sĩ Nguyễn Bá Minh Nhật chẩn đoán ông bị bệnh trĩ và phì đại tiền liệt tuyến, kê toa 5 loại thuốc uống trong nửa tháng.
Tại nhà thuốc, khi người bán thông báo số tiền gần 2.9 triệu đồng. Nghĩ mình bệnh nặng nên bác sĩ mới cho thuốc nhiều tiền, ông T. vội trở ngược lại gặp bác sĩ xin được nội soi trực tràng.
Kết quả, trực tràng và hậu môn bình thường. Không đủ tiền, ông T. mua nửa toa thuốc với giá hơn 1.4 triệu đồng.
Về nhà, vợ ông T. xem từng loại thuốc và thấy Bác Sĩ Nhật kê 30 viên Winman - một loại thực phẩm chức năng tăng cường sinh lý có giá bán gần 35,000 đồng. Ngoài ra, còn có 28 viên kháng sinh Cevirflo giá 34,240 đồng/viên, chỉ định viêm xoang cấp, đợt cấp của viêm phế quản mãn tính, viêm phổi,... trong khi ông T. không bị các bệnh này.
Từ phản ảnh của vợ ông T., báo Tuổi Trẻ đến bệnh viện Bình Dân tìm hiểu. Chỉ xem qua chục toa thuốc của bệnh nhân, đã phát hiện phân nửa bị Bác Sĩ Nhật kê thêm 30 viên Winman, trong khi hầu hết họ đều không biết công dụng của nó.
Ngày 24 tháng 9 tại nhà thuốc khu kỹ thuật cao, bà Lê Thị Nghiệp (56 tuổi) ở Bình Dương tưởng nhân viên bán thuốc tính lộn tiền khi kêu đóng hơn 4.6 triệu đồng.
Lưỡng lự một lúc, bà Nghiệp bảo chỉ lấy chừng 1 triệu đồng do không đủ tiền. Người bán dọa: “Bác sĩ cho bà rất nhiều thuốc, lấy 1 triệu đồng sao đủ uống.” Vét sạch túi, bà Nghiệp chỉ đủ tiền mua nửa toa thuốc.
Ðơn thuốc của bà Nghiệp cũng do Bác Sĩ Nhật kê và chẩn đoán “viêm dạ dày cấp khác” gồm có bảy loại thuốc uống trong ba tuần, trung bình bà Nghiệp uống 17 viên/ngày.
Tương tự, khi nghe đóng gần 5.3 triệu đồng tiền thuốc, ông Nguyễn Văn Chương (38 tuổi) ở Quảng Ngãi thẫn thờ xin lấy lại toa vì không đủ tiền mua. Trong toa, Bác Sĩ Hùng chẩn đoán “viêm dạ dày cấp và sỏi thận,” kê bảy loại thuốc uống trong ba tuần. Trong đó, có 7/8 loại kê 84 viên và một loại 42 chai Biocid MH 100ml.
Theo ông Chương, là công nhân nên trị giá toa thuốc này gần bằng tháng lương của anh. Cả ông Trung cũng vậy.
Một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực tiêu hóa xin giấu tên khi xem qua các toa thuốc cho rằng, nhiều toa thuốc điều trị dạ dày được chỉ định với liều cao gấp 2-3 lần bình thường và dùng nhiều loại kháng sinh thế hệ mới nhất.
Ðưa gần 20 toa thuốc của Bác Sĩ Hùng, Bác Sĩ Nhật cho ông Trần Vĩnh Hưng, giám đốc và Vũ Lê Chuyên, phó giám đốc bệnh viện Bình Dân. Cả hai đều nhìn nhận nhiều toa thuốc có “kê thuốc thừa,” cho thuốc dài ngày, nhiều loại mắc tiền và có cả thuốc chưa phù hợp chẩn đoán.
Thế nhưng, mặc dù nhìn nhận bệnh viện chưa rốt ráo bình toa thuốc ở khu kỹ thuật cao, nên còn để sót lọt toa thuốc chưa hợp lý. Song, ông Chuyên thòng một câu “Thường bệnh nhân có tiền mới qua khu này khám, chắc cũng không có gì đáng nói.” (?!) (Tr.N)
10-06- 2014 4:27:53 PM
Theo Người Việt
Ai cần ai giải phóng?
“Chuyến tôi đi xe đò đứt thắng,
Ð. mẹ đời, đ. má tương lai”
(Ca Dao, 30 tháng 4)
* Chương ba mươi tám “Ðèn Cù”
Tôi cho rằng chương sách đáng đọc nhất của tác phẩm “Ðèn Cù” là chương 38, chương sách nói về ngày 30 tháng 4 năm 1975. Nếu độc giả không có thời giờ hay ít quan tâm, đọc một chương sách này cũng đã đủ.
Xe tăng của quân đội Bắc Việt tiếp tục đổ vào miền Nam Việt Nam vào ngày 12 tháng 5, 1975, để ngỡ ngàng trước đời sống sung túc của người dân miền Nam. (Hình: AFP/Getty Images)
Cũng như “Bên Thắng Cuộc” của Huy Ðức viết về ngày Sài Gòn thất thủ, khi mà cờ xí, biểu ngữ ngợp trời, loa phóng thanh ầm ĩ loan tin ngày đại thắng, Trần Ðĩnh cảm nhận được cái thất vọng, hụt hẫng, đau đớn của một người đã bao nhiêu năm, bỏ hết tuổi thanh xuân đi theo kháng chiến để chống Tây diệt Mỹ, tàn sát anh em để thống nhất đất nước! Những gì Huy Ðức suy nghĩ trước đây hẳn không khác hơn Trần Ðĩnh, Dương Thu Hương hay tất những người Việt Nam:
“...Ngày 30 tháng 4, 1975, ngày nhiều người tin là miền Bắc đã giải phóng miền Nam. Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn ba mươi năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc.” (Lời Nói Ðầu - Bên Thắng Cuộc.)
Hạ màn! Câu nói nửa chừng của Trần Ðĩnh “Chả lẽ trời đất quỷ thần lại phù hộ...” cho chúng ta hiểu là kẻ xấu, bọn tà đã... thắng! Trời quả là không có mắt như câu nói ngày xưa của nhân gian!
Trên báo Nhân Dân, sau ngày 30 tháng 4 tại Hà Nội, Trần Ðĩnh bất mãn vì chi tiết trong bài báo của Bùi Tín nói đến thực đơn của tổng thống “Ngụy” (trưa hôm đó có hai món chính là gân bò hầm sâm và cá thu kho mía,) mà theo Trần Ðĩnh, “Kiểm kê sự ăn uống của tư sản, địa chủ vốn nằm quen thuộc trong cẩm nang phát động quần chúng căm thù bọn bóc lột.” Theo tôi, thêm vào đó là sự thèm khát miếng ăn, để xem bọn “ngụy” nó ăn gì? Chi tiết đó có thể làm kẻ chiến thắng hả hê nhưng sự thật có đáng hiện diện trong một bài báo của một tổng biên tập lớn của một tờ báo lớn, trong một ngày máu xương chất đống hay không?
Một ông cụ thổi kèn Tây trong ban nhạc của triều đình Huế thời Bảo Ðại, tập kết ra Bắc, sau ngày “chiến thắng” chỉ còn độc một đôi dép râu, không có cả...bít tất. Ông cụ nói như lời trăng trối:
“Cảm ơn ông, đoàn với ai, tụ với ai? Vợ con chưa biết hiện ở đâu, đi theo nhà khác mất rồi có khi. Họ hàng thì chết trong Tết Mậu Thân... Tôi về đó vẫn lại trơ làm thằng tập kết đợt hai trơ trọi một mình... Ra đi để thống nhất đất nước, bây giờ ai thống nhất với thân già tôi?”
Trần Ðĩnh cũng như triệu triệu người miền Bắc ngây ngô, mơ màng thằng dân trong này bị bóc lột tận xương tủy, không có nổi cái chén mà ăn cơm, trong hành lý vào Nam của Trần Ðĩnh có năm bảy thứ cứu đói vào, trong đó có cả một cái thùng nhựa đựng nước kẻo sợ trong Nam không có được cái miểng sành chăng?
Người ngoài Bắc nô nức đi Nam xem chúng nó bị bóc lột đến cỡ nào, không ngờ “trong kia dân nó ối chà giàu ơi là giàu. Vàng chỉ năm chục đồng một cây. Tủ lạnh vài chục đồng một chiếc. Lạnh cứ là liên lu liền lù suốt năm. Bảo cho tay vào lâu là hóa ra đá!” hay “buồng nào cũng máy lạnh. Xin lỗi anh, tôi thấy sướng nhất là đi toa lét!”
Dân miền Nam quả là không đợi không chờ ai vào giải phóng. Câu chuyện của Minh Trường, phóng viên nhiếp ảnh TTX (1971) kể lại cái hí hửng của kẻ “giải phóng” khi vào Sài Gòn đã bị một thau nước lạnh dội vào mặt. Bà mẹ ra mở cửa, thấy mặt anh thì vội vàng chấp tay lạy:
“Anh còn sống thì tôi mừng nhưng anh về thì tất cả các đứa con bao lâu nay sống với tôi, chăm sóc phụng dưỡng tôi đều đã bị các anh lôi đi tù hết mất rồi. Anh về thì nhà này tan nát, thì tôi trơ trọi. Thôi, tôi xin anh, anh đi với đồng chí của anh đi cho mẹ con tôi yên!”
Thân phụ Trần Ðĩnh di cư vào Nam từ năm 1975 đã sụt mất 17 kg từ ngày “giải phóng,” thấy con khốn khổ vì đảng thì mừng, và ngay những ngày đầu tiên đã có nhận xét:
“Chưa có thời nào mà bắt người thua trận bị tù hàng chục vạn như thời Cộng Sản. Các tay này không biết lòng dân là thế nào sao?... Cái khó chịu nhất là dân trong này thấy mình bị khinh miệt.”
“Bố đi bộ về đến đầu phố thì bị một anh bộ đội cầm súng gác giữ lại hỏi đi đâu mà nhanh thế. Bố nói tôi già nên muốn mau về nhà nằm. Không được, đứng nghiêm năm phút! Bố lại ngỡ như thuở bé đi học đứng nghiêm là quay mặt vào tường nên quay vào tường thì anh ấy lại vặn sao quay mặt đi? Trốn giáo dục à? Lại quay lại nhìn thiên hạ qua lại nhìn mình. Ðứng đã ngán lại phải nghe loa ca ngợi chiến thắng, phân tích chiến thắng...”
Dân Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh sau ngày được “giải phóng,” đua nhau vào Sài Gòn mua bán ve chai, như Trần Ðĩnh đã viết:
“Gặp ve chai đồng nát đạp xe tơi tới ở Sài Gòn, tôi chợt thấy mình thường hay hỏi: ‘Thanh hay Nghệ đấy?’ Ðâu chỉ hai căn cứ địa lớn này của Ðói. Khắp mọi nơi! Từ Nam chí Bắc...”
“Nhìn mặt bà ve chai này tôi bỗng nhớ câu 'chiến thắng mang gương mặt khổ đau cùng cực' của Olga Bergolzt, nhà thơ nữ Nga bị đày ải hết đời. Bà ta nói thay cho tất cả những ai sống với Cộng Sản. Cộng Sản lúc đầu hấp dẫn nhờ đưa ra các hứa hẹn thỏa mãn toàn bộ các nhu cầu của con người. Nhưng phiệu hết. Chỉ còn bành trướng quyền lực của cộng là nhu cầu duy nhất phải thỏa mãn. Vỡ mộng, dân bèn có nhu cầu trừng phạt cái tội lừa dân. Và cậy đến bất cứ thứ gì không phải cộng.”
Người phụ nữ quê ở Nga Sơn, Thanh Hóa, mua ve chai này, đã đi thanh niên xung phong - bất mãn, thất vọng trước thời thế, cho rằng:
“Bây giờ đấy, đứa ăn chẳng có mà đứa thì sướng quá vua. Biết trước là ra một trời một vực thế này thì chả đi hy sinh làm gì. Hai cụ không nghe thấy dân đã có câu ca đấy ư?... Áo lính chưa ráo máu đào, Mà xe vợ tướng đã vào tới nơi.” Ðẹp... Nhưng cháu chỉ muốn Mỹ nó lại thả bom cho tan hết...”
Cộng Sản vào Nam, một năm sau khi Trung Cộng dùng vũ lực chiến Hoàng Sa, báo Sài Gòn Giải Phóng đã ca tụng và đoan chắc:
“Trung Quốc vĩ đại không chỉ là người đồng chí, mà còn là ông thầy tín cẩn, đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có được ngày hôm nay, thì chủ quyền Hoàng Sa thuộc Trung Quốc hay thuộc ta cũng vậy thôi. Khi nào chúng ta muốn nhận lại, Trung Quốc sẽ sẵn sàng giao lại.”
Và cái chính sách nhân đạo khoan hồng của Cộng Sản Bắc Việt kiểu Phạm Văn Ðồng:
“Ðế quốc Mỹ và tay sai đã biến chúng từ con người thành ra dã thú. Cách mạng phải cải tạo chúng từ thú trở lại thành người. Phải giam chúng lại để chúng không làm hại nhân dân được nữa. Ðồng thời phải cải tạo chúng để chúng cải tà quy chính.”
Mấy năm sau, Cộng Sản lộ nguyên hình là một lũ cướp ngày, từ chuyện lùa dân đi kinh tế mới, đánh tư sản, đổi tiền, tổ chức thu vàng cho vượt biển “bán chính thức,” dân chủ vạn lần hơn tư bản đâu không thấy, nhưng tham ô, lừa đảo khốn nạn hơn cả trăm lần xã hội miền Nam trước đây.
Giải phóng! Bọn cháu Trần Ðĩnh năm đứa cả trai lẫn gái, đứa lớn chưa đầy 17 tuổi kéo nhau xuống tàu vượt biển để thấy ông bác bao nhiêu năm đi theo Cách Mạng là không cần thiết, chỉ làm khổ đồng bào, bà con ruột thịt, tốn máu xương của nhân dân mà thôi!
Có một điều, cần phải nói ra đây, tác giả Trần Ðĩnh vì thói quen chữ nghĩa, trong chương ba mươi tám đã viết rằng, “Gia đình tôi mất liên hệ với nhau đã lâu” (ý nói cha con cách biệt). Thật ra không nghe nói chuyện cha con ông từ bỏ nhau, mà chỉ vì hoàn cảnh Bắc Nam không “liên lạc” được với nhau mà thôi!
10-05- 2014 2:29:29 PM
Tạp ghi Huy Phương
Theo Người Việt
Ð. mẹ đời, đ. má tương lai”
(Ca Dao, 30 tháng 4)
* Chương ba mươi tám “Ðèn Cù”
Tôi cho rằng chương sách đáng đọc nhất của tác phẩm “Ðèn Cù” là chương 38, chương sách nói về ngày 30 tháng 4 năm 1975. Nếu độc giả không có thời giờ hay ít quan tâm, đọc một chương sách này cũng đã đủ.
Xe tăng của quân đội Bắc Việt tiếp tục đổ vào miền Nam Việt Nam vào ngày 12 tháng 5, 1975, để ngỡ ngàng trước đời sống sung túc của người dân miền Nam. (Hình: AFP/Getty Images)
Cũng như “Bên Thắng Cuộc” của Huy Ðức viết về ngày Sài Gòn thất thủ, khi mà cờ xí, biểu ngữ ngợp trời, loa phóng thanh ầm ĩ loan tin ngày đại thắng, Trần Ðĩnh cảm nhận được cái thất vọng, hụt hẫng, đau đớn của một người đã bao nhiêu năm, bỏ hết tuổi thanh xuân đi theo kháng chiến để chống Tây diệt Mỹ, tàn sát anh em để thống nhất đất nước! Những gì Huy Ðức suy nghĩ trước đây hẳn không khác hơn Trần Ðĩnh, Dương Thu Hương hay tất những người Việt Nam:
“...Ngày 30 tháng 4, 1975, ngày nhiều người tin là miền Bắc đã giải phóng miền Nam. Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn ba mươi năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc.” (Lời Nói Ðầu - Bên Thắng Cuộc.)
Hạ màn! Câu nói nửa chừng của Trần Ðĩnh “Chả lẽ trời đất quỷ thần lại phù hộ...” cho chúng ta hiểu là kẻ xấu, bọn tà đã... thắng! Trời quả là không có mắt như câu nói ngày xưa của nhân gian!
Trên báo Nhân Dân, sau ngày 30 tháng 4 tại Hà Nội, Trần Ðĩnh bất mãn vì chi tiết trong bài báo của Bùi Tín nói đến thực đơn của tổng thống “Ngụy” (trưa hôm đó có hai món chính là gân bò hầm sâm và cá thu kho mía,) mà theo Trần Ðĩnh, “Kiểm kê sự ăn uống của tư sản, địa chủ vốn nằm quen thuộc trong cẩm nang phát động quần chúng căm thù bọn bóc lột.” Theo tôi, thêm vào đó là sự thèm khát miếng ăn, để xem bọn “ngụy” nó ăn gì? Chi tiết đó có thể làm kẻ chiến thắng hả hê nhưng sự thật có đáng hiện diện trong một bài báo của một tổng biên tập lớn của một tờ báo lớn, trong một ngày máu xương chất đống hay không?
Một ông cụ thổi kèn Tây trong ban nhạc của triều đình Huế thời Bảo Ðại, tập kết ra Bắc, sau ngày “chiến thắng” chỉ còn độc một đôi dép râu, không có cả...bít tất. Ông cụ nói như lời trăng trối:
“Cảm ơn ông, đoàn với ai, tụ với ai? Vợ con chưa biết hiện ở đâu, đi theo nhà khác mất rồi có khi. Họ hàng thì chết trong Tết Mậu Thân... Tôi về đó vẫn lại trơ làm thằng tập kết đợt hai trơ trọi một mình... Ra đi để thống nhất đất nước, bây giờ ai thống nhất với thân già tôi?”
Trần Ðĩnh cũng như triệu triệu người miền Bắc ngây ngô, mơ màng thằng dân trong này bị bóc lột tận xương tủy, không có nổi cái chén mà ăn cơm, trong hành lý vào Nam của Trần Ðĩnh có năm bảy thứ cứu đói vào, trong đó có cả một cái thùng nhựa đựng nước kẻo sợ trong Nam không có được cái miểng sành chăng?
Người ngoài Bắc nô nức đi Nam xem chúng nó bị bóc lột đến cỡ nào, không ngờ “trong kia dân nó ối chà giàu ơi là giàu. Vàng chỉ năm chục đồng một cây. Tủ lạnh vài chục đồng một chiếc. Lạnh cứ là liên lu liền lù suốt năm. Bảo cho tay vào lâu là hóa ra đá!” hay “buồng nào cũng máy lạnh. Xin lỗi anh, tôi thấy sướng nhất là đi toa lét!”
Dân miền Nam quả là không đợi không chờ ai vào giải phóng. Câu chuyện của Minh Trường, phóng viên nhiếp ảnh TTX (1971) kể lại cái hí hửng của kẻ “giải phóng” khi vào Sài Gòn đã bị một thau nước lạnh dội vào mặt. Bà mẹ ra mở cửa, thấy mặt anh thì vội vàng chấp tay lạy:
“Anh còn sống thì tôi mừng nhưng anh về thì tất cả các đứa con bao lâu nay sống với tôi, chăm sóc phụng dưỡng tôi đều đã bị các anh lôi đi tù hết mất rồi. Anh về thì nhà này tan nát, thì tôi trơ trọi. Thôi, tôi xin anh, anh đi với đồng chí của anh đi cho mẹ con tôi yên!”
Thân phụ Trần Ðĩnh di cư vào Nam từ năm 1975 đã sụt mất 17 kg từ ngày “giải phóng,” thấy con khốn khổ vì đảng thì mừng, và ngay những ngày đầu tiên đã có nhận xét:
“Chưa có thời nào mà bắt người thua trận bị tù hàng chục vạn như thời Cộng Sản. Các tay này không biết lòng dân là thế nào sao?... Cái khó chịu nhất là dân trong này thấy mình bị khinh miệt.”
“Bố đi bộ về đến đầu phố thì bị một anh bộ đội cầm súng gác giữ lại hỏi đi đâu mà nhanh thế. Bố nói tôi già nên muốn mau về nhà nằm. Không được, đứng nghiêm năm phút! Bố lại ngỡ như thuở bé đi học đứng nghiêm là quay mặt vào tường nên quay vào tường thì anh ấy lại vặn sao quay mặt đi? Trốn giáo dục à? Lại quay lại nhìn thiên hạ qua lại nhìn mình. Ðứng đã ngán lại phải nghe loa ca ngợi chiến thắng, phân tích chiến thắng...”
Dân Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh sau ngày được “giải phóng,” đua nhau vào Sài Gòn mua bán ve chai, như Trần Ðĩnh đã viết:
“Gặp ve chai đồng nát đạp xe tơi tới ở Sài Gòn, tôi chợt thấy mình thường hay hỏi: ‘Thanh hay Nghệ đấy?’ Ðâu chỉ hai căn cứ địa lớn này của Ðói. Khắp mọi nơi! Từ Nam chí Bắc...”
“Nhìn mặt bà ve chai này tôi bỗng nhớ câu 'chiến thắng mang gương mặt khổ đau cùng cực' của Olga Bergolzt, nhà thơ nữ Nga bị đày ải hết đời. Bà ta nói thay cho tất cả những ai sống với Cộng Sản. Cộng Sản lúc đầu hấp dẫn nhờ đưa ra các hứa hẹn thỏa mãn toàn bộ các nhu cầu của con người. Nhưng phiệu hết. Chỉ còn bành trướng quyền lực của cộng là nhu cầu duy nhất phải thỏa mãn. Vỡ mộng, dân bèn có nhu cầu trừng phạt cái tội lừa dân. Và cậy đến bất cứ thứ gì không phải cộng.”
Người phụ nữ quê ở Nga Sơn, Thanh Hóa, mua ve chai này, đã đi thanh niên xung phong - bất mãn, thất vọng trước thời thế, cho rằng:
“Bây giờ đấy, đứa ăn chẳng có mà đứa thì sướng quá vua. Biết trước là ra một trời một vực thế này thì chả đi hy sinh làm gì. Hai cụ không nghe thấy dân đã có câu ca đấy ư?... Áo lính chưa ráo máu đào, Mà xe vợ tướng đã vào tới nơi.” Ðẹp... Nhưng cháu chỉ muốn Mỹ nó lại thả bom cho tan hết...”
Cộng Sản vào Nam, một năm sau khi Trung Cộng dùng vũ lực chiến Hoàng Sa, báo Sài Gòn Giải Phóng đã ca tụng và đoan chắc:
“Trung Quốc vĩ đại không chỉ là người đồng chí, mà còn là ông thầy tín cẩn, đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có được ngày hôm nay, thì chủ quyền Hoàng Sa thuộc Trung Quốc hay thuộc ta cũng vậy thôi. Khi nào chúng ta muốn nhận lại, Trung Quốc sẽ sẵn sàng giao lại.”
Và cái chính sách nhân đạo khoan hồng của Cộng Sản Bắc Việt kiểu Phạm Văn Ðồng:
“Ðế quốc Mỹ và tay sai đã biến chúng từ con người thành ra dã thú. Cách mạng phải cải tạo chúng từ thú trở lại thành người. Phải giam chúng lại để chúng không làm hại nhân dân được nữa. Ðồng thời phải cải tạo chúng để chúng cải tà quy chính.”
Mấy năm sau, Cộng Sản lộ nguyên hình là một lũ cướp ngày, từ chuyện lùa dân đi kinh tế mới, đánh tư sản, đổi tiền, tổ chức thu vàng cho vượt biển “bán chính thức,” dân chủ vạn lần hơn tư bản đâu không thấy, nhưng tham ô, lừa đảo khốn nạn hơn cả trăm lần xã hội miền Nam trước đây.
Giải phóng! Bọn cháu Trần Ðĩnh năm đứa cả trai lẫn gái, đứa lớn chưa đầy 17 tuổi kéo nhau xuống tàu vượt biển để thấy ông bác bao nhiêu năm đi theo Cách Mạng là không cần thiết, chỉ làm khổ đồng bào, bà con ruột thịt, tốn máu xương của nhân dân mà thôi!
Có một điều, cần phải nói ra đây, tác giả Trần Ðĩnh vì thói quen chữ nghĩa, trong chương ba mươi tám đã viết rằng, “Gia đình tôi mất liên hệ với nhau đã lâu” (ý nói cha con cách biệt). Thật ra không nghe nói chuyện cha con ông từ bỏ nhau, mà chỉ vì hoàn cảnh Bắc Nam không “liên lạc” được với nhau mà thôi!
10-05- 2014 2:29:29 PM
Tạp ghi Huy Phương
Theo Người Việt
Việt Nam: Nhà cầm quyền lại xin tiền để mua “nợ xấu”
HÀ NỘI (NV) .- Trong báo cáo mới nhất về thực hiện tái cơ cấu kinh tế, chế độ Hà Nội vừa đề nghị Quốc hội cho phép dùng ngân sách để mua nợ xấu, nhằm khai thông luồng tín dụng đang đóng băng.
Nợ xấu của Việt Nam có thể lên đến 500,000 tỉ đồng hay gần 25 tỉ USD. (Hình: TBKTSG)
Nợ xấu (những khoản vay ngân hàng không có khả năng trả cả lãi lẫn vốn) của khối doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam được cho là khoảng 200,000 tỉ đồng. Chưa rõ Quốc hội của chế độ sẽ phản ứng thế nào với đề nghị vừa kể. Trước đây, Quốc hội Việt Nam đã từng bác một đề nghị tương tự.
Cách nay ít ngày, khi điều trần trước Ủy ban Thường vụ của Quốc hội CSVN, ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, than thở không có tiền để “xử lý nợ xấu”. Viên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xin rót thêm 2,000 tỉ cho Công ty VAMC mua lại nợ xấu dù khoản tiền đó chẳng thấm vào đâu so với khối nợ xấu khoảng 200,000 tỉ đồng.
VAMC là cách gọi tắt Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Việc thành lập VAMC nhằm dọn dẹp nợ xấu của khối doanh nghiệp nhà nước. Trong vài năm qua, nợ xấu của khối doanh nghiệp nhà nước đã làm hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam tê liệt và rơi vào tình trạng có thể sụp đổ bất kỳ lúc nào.
Sự ra đời của VAMC không khiến tình hình sáng sủa hơn. Theo một thống kê được công bố hồi đầu năm nay, trong ba tháng cuối năm 2013, VAMC đã mua lại khoảng 39,700 tỷ đồng nợ xấu nhưng sau đó chỉ thu hồi lại được chừng… 200 tỉ!
Nợ xấu của Việt Nam tiếp tục tăng đáng ngại và là một trong những yếu tố chính khiến kinh tế Việt Nam suy thoái, bất ổn. Năm ngoái, Ngân hàng Nhà nước CSVN loan báo, tính đến cuối tháng 9 năm 2013, tổng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam là 142,000 tỷ, cao hơn 24,000 tỷ so với cùng kỳ năm 2012.
Kết quả một cuộc khảo sát gần đây do Quốc hội CSVN thực hiện thì từ năm 2012 đến hết tháng 6 năm 2014, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã giải quyết được 201,000 tỉ động nợ xấu. Tuy nhiên trong các báo cáo đề nghị hỗ trợ để thực hiện tái cơ cấu kinh tế thì những viên chức hữu trách xác định, nợ xấu vẫn còn khoảng 200,000 tỉ đồng!
Cuối năm ngoái, khi trò chuyện với BBC, ông Christian De Guzman, một chuyên viên phân tích, làm việc cho hãng xếp hạng tín dụng Moody's, nói rằng, số liệu về nợ xấu của hệ thống ngân hàng mà Moody's công bố luôn cao hơn các con số do hệ thống ngân hàng Việt Nam loan báo. Theo ông Guzman, nếu nợ xấu vẫn tăng thì điều đó vẫn đồng nghĩa với việc cả hệ thống ngân hàng đang đối mặt với khó khăn rất lớn.
Tổng số nợ xấu tại Việt Nam là bao nhiêu hiện vẫn chưa rõ ràng. Tuy chính thức thừa nhận nợ xấu khoảng 200,000 tỉ nhưng tại Diễn đàn Kinh tế mùa Thu 2014, diễn ra cuối tháng trước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước không phủ nhận ước đoán, tổng nợ xấu có thể lên tới 500,000 tỉ. (G.Đ)
Theo Người Việt
Nợ xấu của Việt Nam có thể lên đến 500,000 tỉ đồng hay gần 25 tỉ USD. (Hình: TBKTSG)
Nợ xấu (những khoản vay ngân hàng không có khả năng trả cả lãi lẫn vốn) của khối doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam được cho là khoảng 200,000 tỉ đồng. Chưa rõ Quốc hội của chế độ sẽ phản ứng thế nào với đề nghị vừa kể. Trước đây, Quốc hội Việt Nam đã từng bác một đề nghị tương tự.
Cách nay ít ngày, khi điều trần trước Ủy ban Thường vụ của Quốc hội CSVN, ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, than thở không có tiền để “xử lý nợ xấu”. Viên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xin rót thêm 2,000 tỉ cho Công ty VAMC mua lại nợ xấu dù khoản tiền đó chẳng thấm vào đâu so với khối nợ xấu khoảng 200,000 tỉ đồng.
VAMC là cách gọi tắt Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Việc thành lập VAMC nhằm dọn dẹp nợ xấu của khối doanh nghiệp nhà nước. Trong vài năm qua, nợ xấu của khối doanh nghiệp nhà nước đã làm hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam tê liệt và rơi vào tình trạng có thể sụp đổ bất kỳ lúc nào.
Sự ra đời của VAMC không khiến tình hình sáng sủa hơn. Theo một thống kê được công bố hồi đầu năm nay, trong ba tháng cuối năm 2013, VAMC đã mua lại khoảng 39,700 tỷ đồng nợ xấu nhưng sau đó chỉ thu hồi lại được chừng… 200 tỉ!
Nợ xấu của Việt Nam tiếp tục tăng đáng ngại và là một trong những yếu tố chính khiến kinh tế Việt Nam suy thoái, bất ổn. Năm ngoái, Ngân hàng Nhà nước CSVN loan báo, tính đến cuối tháng 9 năm 2013, tổng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam là 142,000 tỷ, cao hơn 24,000 tỷ so với cùng kỳ năm 2012.
Kết quả một cuộc khảo sát gần đây do Quốc hội CSVN thực hiện thì từ năm 2012 đến hết tháng 6 năm 2014, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã giải quyết được 201,000 tỉ động nợ xấu. Tuy nhiên trong các báo cáo đề nghị hỗ trợ để thực hiện tái cơ cấu kinh tế thì những viên chức hữu trách xác định, nợ xấu vẫn còn khoảng 200,000 tỉ đồng!
Cuối năm ngoái, khi trò chuyện với BBC, ông Christian De Guzman, một chuyên viên phân tích, làm việc cho hãng xếp hạng tín dụng Moody's, nói rằng, số liệu về nợ xấu của hệ thống ngân hàng mà Moody's công bố luôn cao hơn các con số do hệ thống ngân hàng Việt Nam loan báo. Theo ông Guzman, nếu nợ xấu vẫn tăng thì điều đó vẫn đồng nghĩa với việc cả hệ thống ngân hàng đang đối mặt với khó khăn rất lớn.
Tổng số nợ xấu tại Việt Nam là bao nhiêu hiện vẫn chưa rõ ràng. Tuy chính thức thừa nhận nợ xấu khoảng 200,000 tỉ nhưng tại Diễn đàn Kinh tế mùa Thu 2014, diễn ra cuối tháng trước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước không phủ nhận ước đoán, tổng nợ xấu có thể lên tới 500,000 tỉ. (G.Đ)
Theo Người Việt
Cấm sinh viên ngồi trong bóng tối, nơi vắng vẻ
(Baodatviet) - Đồng loạt các trường đại học ra quy chế quy định trang phục, ứng xử giao tiếp đối với giảng viên, sinh viên trong trường.
Quan hệ trong sáng, không ngồi trong bóng tối, dưới gốc cây
Không chỉ có Đại học Cửu Long đưa ra quy định về cấm giảng viên, sinh viên đi dép lê, mặc quần jeans nhiều trường đại học khác cũng đưa ra quy định này nhằm tạo môi trường văn hóa, lịch sự; phong cách ứng xử chuẩn mực trong giảng đường.
Quy chế văn hóa của trường Đại học Y Hà Nội ngoài quy định về trang phục còn nêu quy định cụ thể về ứng xử, giao tiếp của giảng viên và sinh viên.
Quy định nêu rõ: CBVC, người học phải có thái độ lịch sự, nhã nhặn, tôn trọng lẫn nhau; không xúc phạm danh dự, nhân phẩm và thân thể người khác.
Quy chế cũng yêu cầu, quan hệ nam nữ phải trong sáng, phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; không ngồi trong các khu vực bóng tối, vắng vẻ hoặc có những hành vi không lành mạnh trong khuôn viên Trường.
Ảnh minh họa |
Đối với trang phục của giảng viên và sinh viên yêu cầu mặc áo sơ mi, quần âu và bỏ áo vào quần hoặc trang phục gọn gàng, lịch sự, kín đáo; đi giầy hoặc dép có quai hậu. Lễ phục trong các buổi lễ, cuộc họp trọng thể, các cuộc tiếp khách nước ngoài, được quy định như sau: Nam: Bộ complê, áo sơ mi, cravat; Nữ: Bộ áo dài truyền thống (hoặc Comple nữ)
Cấm dép lê, quần jeans
Ngày 25/3/2014, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 ban hành Quy định trang phục đối với người học ở trường, quy chế yêu cầu khi đến trường, thư viện phải đeo thẻ, mặc trang phục tự chọn đảm bảo: lịch sự, trang nhã, gọn gàng, kín đáo phù hợp với văn hóa truyền thống của người Việt Nam; đi giày hoặc dép có quai hậu; đầu tóc phải gọn gàng, không được nhuộm tóc lòe loẹt… Nếu mặc áo phông phải có cổ áo, tay áo lịch sự.
Danh mục trang phục bị cấm cũng được nêu rõ gồm: quần lửng, quần soóc, quần áo ở nhà, quần áo không lịch sự, gây phản cảm, dép không có quai hậu.
Tương tự, Trường ĐH Giao thông vận tải ngày 17/3/2014 ra quy định về trang phục, đồng phục và lễ phục tốt nghiệp, trong đó nêu rõ nguyên tắc chung là “lịch sự, trang nhã, kín đáo, nghiêm túc, phù hợp với lứa tuổi và môi trường giáo dục. Nghiêm cấm mặc trang phục gây phản cảm (hở hang, in hình ảnh, khẩu hiệu không phù hợp môi trường học đường).
Mới đây, Phó Hiệu trưởng Nguyễn Cao Đạt, Trường ĐH Cửu Long, ký ngày 4/10/2014 về thực hiện văn hóa công sở và trang phục đối với cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên.
Có 8 danh mục bị cấm cụ gồm: Hút thuốc lá trong nhà trường; sử dụng đồ uống có cồn tại công sở (trừ trường hợp được sự đồng ý của lãnh đạo cơ quan vào các dịp liên hoan, lễ, tết, tiếp khách ngoại giao…);
Quảng cáo thương mại; truy cập website nội dung không lành mạnh; thờ cúng trong phòng làm việc và hoạt động mê tín dị đoan tại đơn vị;
Tổ chức đun nấu, ăn uống, tiếp khách gây mất trật tự trong giờ làm việc ở công sở... Đáng chú ý, trong quy định còn cấm giảng viên, sinh viên ăn mặc các trang phục hở hang, không lịch sự trong trường; mặc quần jeans, áp thun, mang dép lê.
Không mặc váy xẻ cao, trang phục mỏng
Ngày 6/8/2014, Trường ĐH Mỏ - Địa chất cũng ra quy định về Văn hóa học đường. Trong đó, trang phục khi đến trường của sinh viên là: Sinh viên phải đeo đúng thẻ của mình đã được Nhà trường cấp; mặc trang phục gọn gàng, lịch sự, kín đáo (mặc áo sơ mi, nếu trang phục là áo phông phải có cổ áo, tay áo lịch sự; mặc quần dài; đi giầy hoặc dép có quai hậu; sinh viên nữ không mặc váy quá ngắn, váy xẻ cao hoặc quá mỏng; khuyến khích sinh viên mặc áo có logo quảng bá hình ảnh của Nhà trường)
Sinh viên vi phạm quy định về trang phục lần 1 bị nhắc nhở, lần 2 khiển trách, hạ 01 mức kết quả rèn luyện thực tế, lần 3 bị cảnh cáo hạ 02 mức kết quả rèn luyện thực tế.
Trường ĐH Phú Yên trong Quy định Văn hóa học đường, về thường phục trường này nêu rõ: Đối với nam: Mặc quần âu có đeo thắt lưng, các loại áo có cổ và tay; đi giày hoặc dép có quai hậu; áo bỏ trong quần. Đối với nữ: Mặc quần âu hoặc váy (chiều dài váy phải trùm quá đầu gối), các loại áo có cổ và tay; đi giày hoặc dép có quai hậu. Về lễ phục: Không được mặc quần bò (quần jean).
Những trang phục bị cấm mặc trong trường gồm: quần lửng, quần soóc. Các loại áo (trừ các loại áo len, áo khoác) không có cổ, không có tay áo. Các loại quần áo không lịch sự, gây phản cảm. Các loại dép không có quai hậu.
Đầu tóc phải gọn gàng, không được nhuộm tóc lòe loẹt.
ĐH Tiền Giang cũng đã có văn bản nhắc nhở HSSV, học viên thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà trường về trang phục, ăn mặc yêu cầu gọn gàng, lịch sự, kín đáo (áo sơ mi, quần dài theo kiểu âu phục; nữ sinh viên có thể mặc áo dài truyền thống, mặc váy (không ngắn quá đầu gối)…
Trước đó, đầu năm học 2013 - 2014, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Việt Trung, Quảng Bình cũng ra một văn bản cấm nữ giáo viên mặc váy lên lớp.
Hiệu trưởng Lê Văn Hà cho rằng, quy định này là một trong nhiều quy định về tác phong của giáo viên và học sinh, giúp học sinh tập trung trong học tập.
Tuy nhiên, quy định đã không nhận được sự đồng tình của thầy cô giáo trong trường, do đó, Hà phải lên tiếng đình chính đó chỉ là quy định tạm thời, mang tính tham khảo, nếu thiếu, chưa chặt chẽ sẽ bổ sung thêm, nếu sai thì hủy.
Thái An
VN nhận "rác" từ TQ: Tưởng "ngon ăn" nhưng trả giá đắt!
(Baodatviet) - Nếu doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh lên thì Trung Quốc không thể tuồn công nghệ lạc hậu sang được.
Việt Nam chủ động nhập công nghệ kém của Trung Quốc
Theo TS Lê Kim Sa, thuộc Trung tâm Phân tích và Dự báo (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), khi Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới, hàng hóa "made in China" tràn ngập khắp toàn cầu thì phương Tây đặt ra yêu cầu buộc Trung Quốc phải nâng cao công nghệ và chất lượng sản phẩm.
"Trung Quốc đã phát triển đến cái ngưỡng mà chi phí đầu vào không còn rẻ nữa, nhu cầu cho sản phẩm chất lượng thấp, giá rẻ không còn nhiều thì buộc họ phải thay đổi và chuyển sang công nghệ mới và ở mức cao hơn. Đó là bước tất yếu.
Tất nhiên Trung Quốc thay đổi được hay không là chuyện khác, nếu không kịp chuyển sang công nghệ mới, họ sẽ rơi vào cái bẫy sản xuất thấp, vượt qua được cái bẫy ấy rất khó. Bẫy thu nhập trung bình là cả một vấn đề lớn. Mỗi nước có một đặc thù khác nhau nhưng bẫy thu nhập trung bình của Trung Quốc hoàn toàn là do công nghệ thấp, rơi vào đấy rồi thì khó chuyển đổi được".
Khi Trung Quốc bước sang giai đoạn sản xuất công nghệ cao, vấn đề được đặt ra là Trung Quốc sẽ chuyển công nghệ thấp, lạc hậu của mình đi đâu?
TS Lê Kim Sa, Trung tâm Phân tích và Dự báo (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) |
TS Lê Kim Sa cho rằng, đó không chỉ là nỗi lo của Việt Nam mà còn của nhiều nước khác. "Nhưng Trung Quốc là một nền kinh tế lớn, chúng ta vẫn chưa chắc chắn được rằng họ có chuyển công nghệ ấy sang các nước láng giềng như Việt Nam, vốn có trình độ công nghệ thấp hơn hay không.
Có một bức ảnh của NASA chụp ban đêm ở Trung Quốc. Cả đất nước Trung Quốc rộng lớn như thế chỉ có vùng ven biển sáng, còn miền Tây của nước này lại chìm trong bóng tối, nghĩa là bên trong Trung Quốc cũng có những vùng miền phát triển thấp kém. Bởi vậy, nếu Trung Quốc chuyển đổi công nghệ và đẩy công nghệ thấp, lạc hậu đi thì có thể có hai dòng chảy, một là sang các nước phát triển kém hơn như Việt Nam, hai là về những vùng nghèo, kém phát triển của chính đất nước này".
Tuy nhiên, TS Lê Kim Sa lưu ý, không phải chỉ mình Trung Quốc chuyển công nghệ kém, lạc hậu sang Việt Nam, mà bản thân Việt Nam vì trình độ công nghệ thấp nên cũng chủ động nhập công nghệ Trung Quốc về.
"Thị trường Việt Nam không đủ lớn đối với Trung Quốc. Tôi đã trao đổi với nhiều doanh nghiệp Trung Quốc thì được biết, chủ yếu doanh nghiệp Việt Nam sang đặt mua công nghệ Trung Quốc. Còn phía doanh nghiệp Trung Quốc cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam quá nhỏ để họ đầu tư một công nghệ nào đó. Trung Quốc có thể tập trung đầu tư phát triển ở một khu vực gần biên giới phía Nam, như Quảng Châu chẳng hạn, và toàn thế giới đến mua, Việt Nam chỉ là một bộ phận rất nhỏ trong đó", TS Lê Kim Sa nói.
Ông Sa cũng chỉ ra chính sách ngoại giao kinh tế của Trung Quốc đối với các nước đang phát triển, kém phát triển là viện trợ ODA để khiến các nước nhận viện trợ phụ thuộc vào công nghệ Trung Quốc. Các bước này do chính phủ Trung Quốc thực hiện. Thứ hai, Trung Quốc mở cửa cho thị trường, nhắm vào các nước phát triển kém hơn, để các doanh nghiệp tự tìm lấy thị trường và chính phủ hoàn toàn không can thiệp.
"Cách đây vài năm cả thế giới kinh hoàng khi Trung Quốc tiến vào châu Phi rất nhanh bằng những vali tiền, họ chỉ cần mua chuộc một vài quan chức và chẳng mấy chốc người Trung Quốc tràn ngập. Họ đầu tư chủ yếu vào khai khoáng, bóc lột tài nguyên ở lục địa đen. Đó là những biểu hiện của chính sách thực dân kiểu mới và là cách truyền thống của Trung Quốc để đưa chân vào châu Phi, thậm chí vào Việt Nam.
Công nghệ của Việt Nam kém hơn, doanh nghiệp Trung Quốc thấy lợi thì họ vào. Nếu doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh lên thì Trung Quốc không thể tuồn công nghệ lạc hậu sang được".
Rào chắn "rác" Trung Quốc: Hoàn toàn có thể nếu muốn
Hệ quả nhãn tiền có thể nhận ra từ quá trình chuyển đổi công nghệ của Trung Quốc đó là những nước như Việt Nam sẽ trở thành bãi rác công nghệ.
Công nhân Trung Quốc tại châu Phi |
TS Lê Kim Sa chỉ rõ: "Người Trung Quốc xây dựng nhà máy, công xưởng rất nhanh, thậm chí qua một đêm họ cũng có thể làm được. Họ sẽ khai thác thị trường rất nhanh rồi rút ra, để lại rác thải cho nước tiếp nhận công nghệ và khả năng vận hành công nghệ đó đã không hiệu quả lại càng không hiệu quả. Xử lý rác thải công nghệ khó hơn xử lý rác thải gia đình rất nhiều vì khi ấy nó chỉ là một đống sắt vụn.
Châu Phi đã phải đối mặt với điều này nhưng đó là mảnh đất hoang vu, còn đối với các nước như Việt Nam, nó sẽ nhanh chóng bóp nghẹt các doanh nghiệp bởi cách làm ăn của Trung Quốc rất "khủng khiếp". Doanh nghiệp Việt chưa kịp lớn, chưa kịp thích ứng với điều đó thì họ đã tràn vào. Bởi thế, doanh nghiệp Việt sẽ chết trước khi kịp lớn".
Theo TS Lê Kim Sa, hoàn toàn có thể hạn chế được rác công nghệ từ Trung Quốc nếu như muốn làm.
"Hãy đặt ra các yêu cầu: Công nghệ nhập vào Việt Nam không được cũ quá bao nhiều năm, phải đặt tiêu chuẩn xả thải Euro, công nghệ G7 hoặc tương đương G7 mới được đầu tư vào... Nếu họ đưa công nghệ thấp vào hãy nâng tiêu chuẩn lên và quan trọng nhất là đừng nhận tiền của họ để đưa công nghệ đó vào. Rào cản dựng lên là do mình chứ không phải do Trung Quốc".
Ông Lê Kim Sa dẫn ví dụ trường hợp của châu Phi. Dù liên tục phải rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi, nhưng làn sóng phản đối của người dân châu lục này với cách thức làm ăn của Trung Quốc ngày càng phổ biến và mạnh mẽ.
Ông Sa cho rằng, đây là sự thất bại của Trung Quốc trong việc can thiệp bằng kinh tế vào các nước nhỏ hơn.
"Ban đầu cảm giác là rẻ, ngon ăn nhưng tính trong dài hạn thì không rẻ chút nào".
Thành Luân
Người biểu tình Hồng Kông phớt lờ cảnh báo
Ngày 6.10, đám đông vẫn phong tỏa các con đường dẫn vào trụ sở chính quyền Hồng Kông ở khu Kim Chung, chỉ chừa một lối hẹp cho công chức đến làm việc, theo tờ South China Morning Post (SCMP).
Nhiều người biểu tình xuống đường ở Vượng Giác ngày 6.10 - Ảnh: AFP
Hành động này cho thấy người biểu tình vẫn phớt lờ tối hậu thư do Trưởng đặc khu Lương Chấn Anh đưa ra trước đó. Cụ thể, ông Lương đặt ra thời hạn là tới 4 giờ sáng 6.10, người biểu tình phải rời khỏi khu vực trên, nếu không sẽ triển khai “các biện pháp cần thiết để khôi phục trật tự”.
Đến tối qua, giới chức lại khẳng định sẽ không có thêm hành động mạnh tay mà sẽ tiếp tục thương lượng với người biểu tình về khả năng tiến hành đàm phán chính thức. Tại một điểm nóng khác là Vượng Giác cũng còn hàng trăm người xuống đường, dù một số thủ lĩnh biểu tình kêu gọi rút đi để bảo đảm an toàn.
Trong ngày 6.10, cảnh sát thông báo đã có 37 người bị bắt và 27 nhân viên công lực bị thương do các vụ ẩu đả ở Vượng Giác. Tại khu này, cảnh sát phát hiện 25 con dao, SCMP dẫn một số nguồn tin cho biết. Cũng theo SCMP, 50 người ở Trung Quốc đại lục, trong đó có nhiều luật sư và học giả, ra tuyên bố ủng hộ người biểu tình Hồng Kông và kêu gọi tiến trình dân chủ ở đại lục.
07/10/2014 00:18
Văn Khoa
Theo Thanh Niên
Nhiều người biểu tình xuống đường ở Vượng Giác ngày 6.10 - Ảnh: AFP
Hành động này cho thấy người biểu tình vẫn phớt lờ tối hậu thư do Trưởng đặc khu Lương Chấn Anh đưa ra trước đó. Cụ thể, ông Lương đặt ra thời hạn là tới 4 giờ sáng 6.10, người biểu tình phải rời khỏi khu vực trên, nếu không sẽ triển khai “các biện pháp cần thiết để khôi phục trật tự”.
Đến tối qua, giới chức lại khẳng định sẽ không có thêm hành động mạnh tay mà sẽ tiếp tục thương lượng với người biểu tình về khả năng tiến hành đàm phán chính thức. Tại một điểm nóng khác là Vượng Giác cũng còn hàng trăm người xuống đường, dù một số thủ lĩnh biểu tình kêu gọi rút đi để bảo đảm an toàn.
Trong ngày 6.10, cảnh sát thông báo đã có 37 người bị bắt và 27 nhân viên công lực bị thương do các vụ ẩu đả ở Vượng Giác. Tại khu này, cảnh sát phát hiện 25 con dao, SCMP dẫn một số nguồn tin cho biết. Cũng theo SCMP, 50 người ở Trung Quốc đại lục, trong đó có nhiều luật sư và học giả, ra tuyên bố ủng hộ người biểu tình Hồng Kông và kêu gọi tiến trình dân chủ ở đại lục.
07/10/2014 00:18
Văn Khoa
Theo Thanh Niên
Hội Tam Hoàng – thế lực ngầm ám ảnh dân Hồng Kông
(TNO) Hội Tam Hoàng, tổ chức bí ẩn có lịch sử 400 năm, có mặt trong nhiều ngóc ngách của đời sống tại Hồng Kông, bị cáo buộc là nhóm đứng sau những vụ tấn công người biểu tình tại thành phố này những ngày qua.
Những người phản đối xô xát với nhóm biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông - Ảnh: AFP
Cảnh sát Hồng Kông hôm 4.10 cho biết đã bắt giữ 19 người, trong đó có 8 nghi can là thành viên của Hội Tam Hoàng với cáo buộc tấn công những người biểu tình, theo tờ South China Morning Post. Cảnh sát bị chỉ trích đã dung túng cho những người phản đối sử dụng bạo lực lên nhóm biểu tình, nhưng kịch liệt phản đối cáo buộc này.
Theo Los Angeles Times, tên của Hội Tam Hoàng được lấy từ ba thế lực Trời, Đất và Người. Sự ảnh hưởng của Hội Tam Hoàng len lỏi vào khắp các cộng đồng người Hoa trên toàn thế giới, chuyên buôn lậu, tống tiền, tổ chức cờ bạc, mại dâm,…
Theo một bài viết của tác giả Dan Levin trên New York Times, Hội Tam Hoàng được bén rễ từ thế kỷ 17, vốn là một tổ chức ái quốc lập ra để lật đổ nhà Thanh. Hội này cũng đóng góp vào thành công của Cách mạng Tân Hợi, lật đổ vị hoàng đế cuối cùng của Trung Hoa và lập nên Trung Hoa Dân quốc.
Thế nhưng, lòng ái quốc của Hội Tam Hoàng sau đó lại chệch hướng. Trong Thế chiến II, nhóm này hợp tác với quân đội Nhật Bản trong vai trò tình báo và an ninh, New York Times dẫn thông tin từ Ko-lin Chin viết trong cuốn Văn hóa phi chính thống và tội phạm của Trung Hoa: Những nhóm tội phạm chưa từng xuất hiện tại Hoa Kỳ. Đổi lại, người Nhật tiêu hủy các hồ sơ tội phạm và cho phép nhóm này vận hành các tụ điểm bài bạc và thuốc phiện, theo bài viết trên.
Khi những người cộng sản lên nắm quyền vào năm 1949, Hội Tam Hoàng chạy trốn đến Hồng Kông. Một sĩ quan cảnh sát từng cho biết trong số 3 triệu dân ở Hồng Kông, cứ 6 người thì có 1 thành viên Hội Tam Hoàng.
Tuy nhiên, về sau, có một số giả thiết cho rằng Bắc Kinh có liên hệ với Hội Tam Hoàng. Cũng theo bài báo trên New York Times, năm 1993, 4 năm trước khi Hồng Kông được trả về cho Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Tao Siju từng phát biểu rằng Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Hội Tam Hoàng nếu tổ chức này “bày tỏ lòng ái quốc và quan tâm đến sự ổn định, thịnh vượng của Hồng Kông”. Các thành viên của Sun Yee On (một phân nhánh Hội Tam Hoàng) cũng được cho đã đến Bắc Kinh gặp gỡ ông Tao, New York Times dẫn lại nguồn từ South China Morning Post.
Cảnh sát bị cáo buộc đã để những người biểu tình bị hành hung - Ảnh: Reuters
Theo Thought Catalog, Hội Tam Hoàng hiện gồm 4 nhánh chính, Wo Hop To, Wo Shing Wo, Sun Yee On và 14K. Sun Yee On được cho là nhánh quy mô nhất, với khoảng 55.000 thành viên trên toàn thế giới, trong khi đó Wo Hop To là phân nhánh cực kỳ có ảnh hưởng tại Hồng Kông.
Cũng theo Thought Catalog, có tin đồn nhánh Sun Yee On đầu tư rất tích cực vào ngành công nghiệp phim ảnh của Hồng Kông, và đó là lý do tại sao hình ảnh bang nhóm này thường được lãng mạn hóa trong phim Hồng Kông. Trong rất nhiều tin đồn quanh cái chết của Lý Tiểu Long, có cả giả thiết ông bị Hội Tam Hoàng ám sát vì từ chối trả tiền bảo kê, theo Taipei Times.
Theo TIME, trong một thời gian dài Hội Tam Hoàng có vẻ đã im hơi lặng tiếng, không còn hoạt động công khai tại Hồng Kông như trước năm 1997. Tạp chí này dẫn lời Sharon Kwok, một nhà xã hội học chuyên nghiên cứu về Hội Tam Hoàng tại Đại học Thành thị Hồng Kông, cho biết:
“Giờ thì họ không đến trước mặt mọi người và nói rằng mình là thành viên bang 14K rồi đòi tiền nữa. Một số người chuyển sang kinh doanh những ngành nghề hợp pháp hơn. Họ không di cư đi đâu cả, đơn giản là mạng lưới đã thay hình đổi dạng”.
Thế nhưng, tháng 2.2014, việc cựu Tổng biên tập tờ Minh Báo, Hồng Kông, nổi tiếng vì những bài báo chỉ trích chính quyền, bị đâm trí mạng bằng một con dao chặt thịt đã gợi lại nỗi ám ảnh của người dân về Hội Tam Hoàng. Truyền thông miêu tả cuộc tấn công ông Lau được thực hiện “đúng cách Hội Tam Hoàng”, theo New York Times.
06/10/2014 16:20
Phương Thảo
Những người phản đối xô xát với nhóm biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông - Ảnh: AFP
Cảnh sát Hồng Kông hôm 4.10 cho biết đã bắt giữ 19 người, trong đó có 8 nghi can là thành viên của Hội Tam Hoàng với cáo buộc tấn công những người biểu tình, theo tờ South China Morning Post. Cảnh sát bị chỉ trích đã dung túng cho những người phản đối sử dụng bạo lực lên nhóm biểu tình, nhưng kịch liệt phản đối cáo buộc này.
Theo Los Angeles Times, tên của Hội Tam Hoàng được lấy từ ba thế lực Trời, Đất và Người. Sự ảnh hưởng của Hội Tam Hoàng len lỏi vào khắp các cộng đồng người Hoa trên toàn thế giới, chuyên buôn lậu, tống tiền, tổ chức cờ bạc, mại dâm,…
Theo một bài viết của tác giả Dan Levin trên New York Times, Hội Tam Hoàng được bén rễ từ thế kỷ 17, vốn là một tổ chức ái quốc lập ra để lật đổ nhà Thanh. Hội này cũng đóng góp vào thành công của Cách mạng Tân Hợi, lật đổ vị hoàng đế cuối cùng của Trung Hoa và lập nên Trung Hoa Dân quốc.
Thế nhưng, lòng ái quốc của Hội Tam Hoàng sau đó lại chệch hướng. Trong Thế chiến II, nhóm này hợp tác với quân đội Nhật Bản trong vai trò tình báo và an ninh, New York Times dẫn thông tin từ Ko-lin Chin viết trong cuốn Văn hóa phi chính thống và tội phạm của Trung Hoa: Những nhóm tội phạm chưa từng xuất hiện tại Hoa Kỳ. Đổi lại, người Nhật tiêu hủy các hồ sơ tội phạm và cho phép nhóm này vận hành các tụ điểm bài bạc và thuốc phiện, theo bài viết trên.
Khi những người cộng sản lên nắm quyền vào năm 1949, Hội Tam Hoàng chạy trốn đến Hồng Kông. Một sĩ quan cảnh sát từng cho biết trong số 3 triệu dân ở Hồng Kông, cứ 6 người thì có 1 thành viên Hội Tam Hoàng.
Tuy nhiên, về sau, có một số giả thiết cho rằng Bắc Kinh có liên hệ với Hội Tam Hoàng. Cũng theo bài báo trên New York Times, năm 1993, 4 năm trước khi Hồng Kông được trả về cho Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Tao Siju từng phát biểu rằng Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Hội Tam Hoàng nếu tổ chức này “bày tỏ lòng ái quốc và quan tâm đến sự ổn định, thịnh vượng của Hồng Kông”. Các thành viên của Sun Yee On (một phân nhánh Hội Tam Hoàng) cũng được cho đã đến Bắc Kinh gặp gỡ ông Tao, New York Times dẫn lại nguồn từ South China Morning Post.
Cảnh sát bị cáo buộc đã để những người biểu tình bị hành hung - Ảnh: Reuters
Theo Thought Catalog, Hội Tam Hoàng hiện gồm 4 nhánh chính, Wo Hop To, Wo Shing Wo, Sun Yee On và 14K. Sun Yee On được cho là nhánh quy mô nhất, với khoảng 55.000 thành viên trên toàn thế giới, trong khi đó Wo Hop To là phân nhánh cực kỳ có ảnh hưởng tại Hồng Kông.
Cũng theo Thought Catalog, có tin đồn nhánh Sun Yee On đầu tư rất tích cực vào ngành công nghiệp phim ảnh của Hồng Kông, và đó là lý do tại sao hình ảnh bang nhóm này thường được lãng mạn hóa trong phim Hồng Kông. Trong rất nhiều tin đồn quanh cái chết của Lý Tiểu Long, có cả giả thiết ông bị Hội Tam Hoàng ám sát vì từ chối trả tiền bảo kê, theo Taipei Times.
Theo TIME, trong một thời gian dài Hội Tam Hoàng có vẻ đã im hơi lặng tiếng, không còn hoạt động công khai tại Hồng Kông như trước năm 1997. Tạp chí này dẫn lời Sharon Kwok, một nhà xã hội học chuyên nghiên cứu về Hội Tam Hoàng tại Đại học Thành thị Hồng Kông, cho biết:
“Giờ thì họ không đến trước mặt mọi người và nói rằng mình là thành viên bang 14K rồi đòi tiền nữa. Một số người chuyển sang kinh doanh những ngành nghề hợp pháp hơn. Họ không di cư đi đâu cả, đơn giản là mạng lưới đã thay hình đổi dạng”.
Thế nhưng, tháng 2.2014, việc cựu Tổng biên tập tờ Minh Báo, Hồng Kông, nổi tiếng vì những bài báo chỉ trích chính quyền, bị đâm trí mạng bằng một con dao chặt thịt đã gợi lại nỗi ám ảnh của người dân về Hội Tam Hoàng. Truyền thông miêu tả cuộc tấn công ông Lau được thực hiện “đúng cách Hội Tam Hoàng”, theo New York Times.
06/10/2014 16:20
Phương Thảo
Con đường lạ nhất ở Việt Nam
Chính vì vậy nên công ty du lịch chúng tôi mới dẫn các bạn tới chiêm ngưỡng.
Minh họa: Ngọc Diệp
Thật là một sự đánh đố cho công ty tổ chức du lịch nước ta khi phải thỏa mãn yêu cầu của một nhóm nước ngoài tới Việt Nam du lịch theo tour. Bởi khi hỏi: Các quý ông, quý bà muốn đi du lịch loại hình nảo, du lịch xanhhướng về thiên nhiên, du lịch tham quan di tích – thắng cảnh, du lịch văn hóa tới lễ hội, phố cổ, làng nghề, ẩm thực hay du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh? Họ bảo: “Chúng tôi đâu phải mới đến Việt Nam lần đầu mà đã nhiều lần, nay lại trở lại Việt Nam, nên các loại hình du lịch trên đã trải nghiệm hết rồi. Mà du lịch là khám phá. Bởi vậy lần này hãy dẫn chúng tôi tới chiêm ngưỡng nơi nào lạ nhất của nước các bạn.” Công ty du lịch này bèn dẫn nhóm du lịch nước ngoài này qua đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, đến tham quan đoạn quốc lộ 21 từ Sơn Tây đi Xuân Mai, là con đường do Cu Ba giúp nước ta xây dựng năm 1976.
Nhóm khách du lịch ngạc nhiên hỏi:
- Ô! Đây là con đường lạ nhất của đất nước các bạn?
Hướng dẫn viên du lịch gật đầu khẳng định:
- Đúng vậy. Nó lạ vì được xây dựng đã 38 năm mà tận giờ vẫn không hỏng.
Các thành viên trong nhóm du lịch cười ồ. Một khách du lịch người Trung quốc bảo:
- Đâu có gì là lạ. Tôi không hiểu về kỹ thuật cho lắm, nhưng là người Quảng Châu – Trung quốc, tôi thấy thực tế thế này, con đường từ Bằng Tường đến Quảng Châu chúng tôi nắn thẳng tối đa, găp núi san núi, gặp vực bắc cầu, đẳng phẳng lỳ, ô tô chạy lúc nào đồng hồ cũng báo 100km một giờ mà đi êm ru nhiều năm nay, đường không hỏng.
Khách du lịch người Nhật, người Hàn Quốc bảo chất lượng những con đường ở nước họ cũng thế và còn hơn thế.
Còn khách du lịch người Mỹ bảo:
- Hoa Kỳ chúng tôicó mạng lưới đường bộ lớn nhất thế giới với gần 7 triệu km, không chỉ đường ở đồng bằng, mà cả đường qua địa hình đồi núi, nhưng sử dụng chúng đâu chỉ 38 năm, mà cả trăm năm vẫn tốt.
Hướng dẫn viên du lịch thuyết trình:
- Chính vì vậy nên công ty du lịch chúng tôi mới dẫn các bạn tới chiêm ngưỡng nơi lạ nhất của nước tôi là con đường này. Bởi ở nước tôi, chuyện đường vừa làm xong là hỏng đâu có gì là lạ. Quốc lộ 6 là con đường huyết mạch quan trọng bậc nhất trong sự phát triển kinh tế của các tỉnh miền núi Tây Bắc, mới được nâng cấp và đi vào sử dụng cách đây chưa lâu, thế nhưng mới làm xong đã hỏng đoạn từ km78-km87 (dốc Cun - Hoà Bình) đã xuất hiện vô số chỗ lún nứt. Gần đây nhất, mở rộng nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Nam cầu Bến Thủy II đi TP.Hà Tĩnh tổng mức đầu tư 2.434 tỷ đồng. Đến tháng 1 năm 2014, tổ chức lễ thông xe và đưa vào khai thác sử dụng. Thế nhưng, hơn 4 tháng sau thì ở một số đoạn trên tuyến đường này đã xẩy ra hiện tượng sụt lún mặt đường, hiện tượng vệt hằn bánh xe, trồi sụt mặt đường trên tuyến. Quốc lộ 1A đoạn TP.Đông Hà - Thị xã Quảng Trị: Làm mất 6 năm, tháng7 năm 2014 chính thức đưa vào hoạt động, nhưng chỉ sau 1 tháng đã hỏng, nhiều chỗ lún sâu tới 10cm, gây nguy cơ tai nạn giao thông. Tuy nhiên, đường cao tốc Hà Nội – Lào Caidài 264 km, là một phần củađường Xuyên Á AH14, đạt kỷ lục nhanh hỏng nhất trong các con đường ở nước tôi. Đường này dài 264 km có tổng mức đầu tư giai đoạn1 là1.464 triệu USD, tính ra mỗi km đường chi phí hết những 5 triệu 545 ngàn USD, nhiều đến thế, tốn kém đến thế, nhưng vừa làm xong được hai ngày đã có chỗ bị lún nứt.Vì vậy, chuyện làm đường giao thông vừa xong đã hỏng - ở nước các bạn là chuyện lạ thì ở nước chúng tôi đã thành quen, còn con đường hôm nay tôi dẫn các bạn tới xem đây đối với chúng tôi là lạ, rất lạ, vì nó dù được xây dựng cách đây 38 năm, các loại xe, kể cả xe tải trọng lớn lưu thông mà vẫn không hỏng. Các bạn thích khám phá cái lạ của đất nước chúng tôi thì hôm nay chúng tôi dẫn các bạn đến địa chỉ này để chiêm ngưỡng.
Trung Quốc 'khoe' máy bay tàng hình J-20 đánh bại cả F-22 của Mỹ
Kiệt Anh (Theo Want China Times) - Thứ Hai, ngày 6/10/2014 - 15:31
(PLO) - Mặc dù máy bay F-22 của Mỹ đã được triển khai cực kỳ ấn tượng trong các cuộc không kích chống IS tại Iraq và Syria, tờ Thời báo Hoàn cầu vẫn “lớn tiếng” khẳng định mẫu máy bay tàng hình J-20 của nước này sẽ “chiến thắng nếu đối đầu với chiến đấu cơ của Mỹ”.
Hiện nay loại máy bay J-20 của Trung Quốc vẫn đang được phát triển, chưa được chính thức “trình làng” do chưa thiết kế thành công loại động cơ chuyên dụng.
Kể từ cuối tháng 9 đến nay, những chiếc máy bay F-22, được cất cánh từ sân bay Al Dhafra tại UAE, đã sử dụng gần nửa tấn bom định vị vệ tinh công nghệ cao để không kích các cơ sở của IS tại Iraq và Syria.
Máy bay F-22 của Mỹ đã đươc tác chiến trong chiến dịch chống IS tại Iraq và Syria (Ảnh: Want China Times)
Những đợt tác chiến đầu tiên của máy bay “chim săn mồi” F-22 của Mỹ tại chiến trường Trung Đông được giới chuyên gia đánh giá là khá thành công. Nhưng ngược lại, tờ Thời báo Hoàn cầu vẫn “chỉ ra” một vài yếu điểm của dòng máy bay này.
J-20 là máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 của Trung Quốc, hiiện vẫn còn đang phát triển và chưa được sản xuất
Theo đó, máy bay F-22 không có bình nhiên liệu hỗ trợ, và luôn phải có một máy bay tiếp nhiên liệu KC-10 bay kèm trong các chiến dịch.
Những phi công của máy bay F-22 không được trang bị loại mũ có trang bị màn hình điều khiển để hỗ trợ tác chiến khi đối đầu với các máy bay cường kích thế hệ thứ 5 khác.
Tờ này cũng khẳng định F-22 không được trang bị hệ thống tìm kiếm và theo dõi mục tiêu bằng tia hồng ngoại, do bộ quốc phòng Mỹ buộc phải cắt giảm ngân sách trong quá trình phát triển.
Tờ Thời báo Hoàn cầu đi đến kết luận: “chim săn mồi” F-22 có thể đánh bại tất cả các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 như F-15, F-16 và F/A-18.
Tuy nhiên, nó sẽ không thể đấu lại một số chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 như Eurofighter Typhoon của Anh hay Dassault Rafale của Pháp.
Loại máy bay tàng hình J-20 cũng sẽ nằm trong danh sách đủ khả năng đánh bại F-22 trong trường hợp “đánh giáp lá cà” giữa hai bên.
Tuy nhiên, trang mạng Want China Times của Đài Loan đã nhận định tờ Thời báo Hoàn cầu đã phỏng đoán “quá đà”, bởi loại máy bay J-20 đến nay còn chưa được đưa vào sản xuất chứ khoan nói đến việc tác chiến thực địa như F-22.
Nguồn tin từ doanh nghiệp hàng không quân sự của Trung Quốc cho biết, hệ thống điện trên máy bay J-20 có gốc từ Mỹ, được mua lại từ Israel.
Còn hiện nay, Trung Quốc vẫn chưa thiết kế và tự sản xuất thành công động cơ phản lực đủ mạnh và bền cho máy bay J-20. Hiện nay các chiến đấu cơ của nước này đều phụ thuộc vào nền công nghiệp quốc phòng của Nga.
Kiệt Anh (Theo Want China Times)