Friday, September 19, 2014
Alibaba và bảy thằng ăn trộm
Tin lớn nhất từ thị trường chứng khoán New York (NYSE) ngày hôm qua là chuyện một công ty Trung Quốc bán cổ phiếu lần đầu cho công chúng. Alibaba kinh doanh trong những ngành tin học mà các công ty Amazon, Ebay và Paypal đang hoạt động. Cả ba công ty ở Mỹ bây giờ đều trị giá thấp hơn vì theo giá cổ phiếu ngày hôm qua Alibaba trị giá 321 tỷ đô la chỉ còn thua Microsoft ($385 tỷ) và Google ($401 tỷ). Mặc dù chỉ có lợi nhuận 6.8 tỷ đô la, bằng một phần tám của Amazon, trị giá của Alibaba lớn gấp hơn hai lần (Amazon $150 tỷ).
Vụ bán cổ phiếu lần đầu (IPO) này được chờ đợi và bàn tán trong mấy tháng nay. Với giá đề nghị là 68 đô la mỗi cổ phần, khi NYSE mở cửa giá trao đổi đã vọt lên gần $93 đô la, rồi tiếp tục tăng lên, có lúc tới gần 100 đô la, rồi xuống đến $93.89 lúc thị trường đóng cửa.
Người sáng lập và hiện là chủ tịch CEO của công ty là Mã Vân, bây giờ có tài sản 21 tỷ đô la, giàu nhất nước Tàu. Ðặc biệt, Mã Vân làm giàu mà không nhờ quan hệ gia đình trong đảng Cộng Sản. Ông xuất thân là một giáo sư tiếng Anh ở Hàng Châu, được làm quen với Internet trong một chuyến đi thăm bạn ở Mỹ, khi về nước, năm 1999 lập ra một công ty bán hàng trên mạng, nối các xí nghiệp nhỏ với khách hàng của họ. Sau đó, Jack Ma đã mở rộng ra các ngành hoạt động khác, theo gót ba công ty đã thành công ở Mỹ kể trên.
Trước khi công ty Alibaba ra mắt thị trường tư bản Mỹ, ở Trung Quốc nhiều người đã hỏi: Liệu Jack Ma có tính di cư hay không? Ông cực lực cải chính, nhưng vẫn có tin đồn rằng ông đang xin làm dân thường trú ở Hồng Kông.
Những người Trung Hoa sướng nhất ngày hôm qua là các cộng tác viên cùng Jack Ma từ những ngày đầu, rồi đến các nhân viên công ty. Ngày hôm qua, khi NYSE mở cửa là hơn 9 giờ tối ở Hàng Châu; pháo bông đã tung lên trời trước cửa trụ sở công ty. Ngay cả một nữ nhân viên cũ, cũng vẫn được lợi. Bà họ Tân đã nghỉ việc từ hai năm trước, nay đang mở quán cà phê, đã theo dõi giá cổ phần Alibaba và tính ra rằng số cổ phần bà còn giữ sẽ có giá trị $938,000. Bà triệu phú Mỹ kim này tuyên bố bao giờ bán được các cổ phần sẽ di cư sang Úc! Các cổ phần tặng cho nhân viên không được bán trong thời hạn sáu tháng.
Một người ngoại quốc được lợi lớn nhất là ông Masayoshi Son, người sáng lập và CEO của công ty SoftBank tại Nhật Bản. Trước đây 14 năm, khi Alibaba còn sơ sinh, SoftBank đã góp vốn 20 triệu. Ngày hôm qua, số cổ phần họ làm chủ trị giá 50 tỷ Mỹ kim! Masayoshi Son chỉ làm chủ 19% công ty, tài sản đã tăng lên thành 16.4 tỷ, ông bây giờ giàu thứ nhì ở nước Nhật, sau ông Tadashi Yanai, giàu $16.6 tỷ. Ðối với người Nhật gốc Hàn Quốc này thì chuyện lên xuống hôm qua không có gì đáng kể, vì có lúc tài sản của Son đã lên tới 70 tỷ đô la! Nhưng ngày hôm qua Alibaba cũng làm giàu cho 35 nhà ngân hàng đầu tư, họ đóng vai tổ chức việc bán cổ phiếu và được trả tiền công lên tới 300 triệu đô la. Trong đó hai ngân hàng lớn Thụy Sĩ, Ðức và ba ở Mỹ mỗi anh xơi 45 triệu, vì họ có khả năng giới thiệu và môi giới các nhà đầu tư sẵn sàng đứng ra mua ngay lúc mở màn.
Sự kiện Jack Ma đem công ty của mình đi gây vốn ở NYSE cho thấy thị trường tài chánh nước Trung Hoa vẫn chưa trưởng thành. Từ khi thành lập Alibaba đã nhờ vốn ngoại quốc, của Yahoo (Mỹ) và SoftBank (Nhật), vì giới tư bản trong nước Trung Hoa chưa dám liều. Nhưng bây giờ việc kinh doanh của Alibaba đã thành công rõ ràng, mà công ty vẫn muốn đi gây vốn ở New York. Các thị trường chứng khoán ở Thượng Hải và Thẩm Quyến không đủ khả năng cáng đáng một việc giao hoán lớn, các ngân hàng đầu tư của Trung Quốc chưa bắt được vào dòng chảy của đồng tiền tư bản quốc tế. Nhiều công ty Trung Quốc lớn trong cùng lãnh vực internet cũng không ghi tên trên các thị trường nội địa, như Tencent được mua bán trên thị trường Hồng Kông, Baidu và Sina ở thị trường New York.
Trong ngày hôm qua, 90% các cổ phần của Alibaba được bán cho người ngoại quốc, đại đa số là các công ty đầu tư ở Mỹ. Giá tăng vọt từ $68 đô la lên hơn $90 đô la thì những người đó được lời ngay. Chỉ có 10% số cổ phần lần đầu IPO là được bán cho cá nhân; trong đó hơn 6% được Jack Ma dành bán cho nhân viên của công ty. Cuối cùng, chỉ còn gần 4% được bán cho các người mua lẻ. Năm trước, khi Facebook bán IPO, họ tự tin dành 25% cho nhà đầu tư nhỏ. Vì luật lệ Trung Cộng khó khăn trong việc kiểm soát tiền vốn ra vào, các người mua cổ phiếu Alibaba thực ra không chính thức làm chủ các cổ phần. Họ chỉ làm chủ cổ phần của những công ty tài chánh gọi là VIE (variable interest entity) ký hợp đồng về sở hữu Alibaba. Các công ty Trung Quốc ghi tên trên các thị trường ngoại quốc đều dùng thủ tục rắc rối này.
Nhắc đến tên Alibaba ai cũng nhớ tới 40 tên ăn trộm. Nhưng sự thành công của Jack Ma trên thị trường mua bán hàng qua Internet là do khả năng thiết lập được tín nhiệm của công chúng sử dụng. Một người Trung Hoa như Jack Ma phải rất liều lĩnh mới bày ra mạng lưới mua bán trên Intenet, vì Trung Quốc thiếu tất cả các thứ gọi là “hạ tầng cơ sở” cho công việc này, bây giờ cũng như trước đây 15 năm.
Người Trung Hoa trong lục địa chưa tập thói quen dùng thẻ tín dụng; việc mua bán thường trả tiền mặt. Không có những công ty giao hàng như FedEx, mà sở Bưu Ðiện thì vừa chậm, vừa hay mất mát. Ði mua hàng nhìn tận mắt còn lo bị hàng giả, làm sao người ta tin nhau mà đi mua trên mạng? Jack Ma đã dám nghĩ đến chuyện vượt qua các trở ngại đó. Lúc đầu công ty Alibaba chỉ lo việc mua bán giữa các xí nghiệp, trong nước, rồi mở rộng ra thị trường ngoại quốc. Làm môi giới giữa các công ty nước ngoài với các nhà cung cấp nhỏ trong nước, và ngược lại, dễ kiểm soát hơn. Sau đó, khi mở mang sang thị trường bán lẻ, Alibaba đã phải sử dụng mạng lưới những người giao hàng bằng xe đạp, đưa hàng tận tay người mua và nhận tiền mặt. Alibaba là công ty bán lẻ đầu tiên ở Trung Quốc chấp nhận cho người mua trả lại hàng; sau khi đã chứng kiến các cửa hàng lớn ở Mỹ thực hành và thành công. Năm 2011, sau khi Alibaba mở cuộc điều tra riêng, khám phá ra có nhân viên mưu mô với một số 2,300 nhà cung cấp bán hàng giả và hàng kém phẩm chất, công ty đã trình bày sự việc công khai, báo cáo với công chúng đầy đủ, thay vì giấu nhẹm đi để “giữ tiếng tốt.” Công ty sa thải cả những nhà quản lý chịu trách nhiệm, dù ở cấp cao. Nhờ chính sách minh bạch, công khai này mà Alibaba đã thành công nhờ gây được lòng tin. Nhờ thế, hiện nay Alibaba chiếm 80% thị trường bán lẻ trên mạng ở Trung Quốc; với số người sử dụng lên tới 279 triệu, họ đặt mua gần 300 tỷ đô la Mỹ một năm.
Khi giá cổ phiếu IPO của Alibaba được ấn định là 68 đô la mà trong một ngày tăng lên 94 đô la, thì các người đầu tư được lợi. Nếu công ty có thể ấn định giá cao hơn, thí dụ $70 hay $75 đô la, thì chắc chắn đã thu về được nhiều tiền hơn. Có thể nói Alibaba đã chịu thiệt thòi vì phải đi gây vốn ở ngoại quốc. Nỗi khó khăn của Alibaba, không thể gây vốn ở trong nước mà phải sang Mỹ cho thấy thị trường tài chánh và vốn Trung Quốc vẫn còn lạc hậu. Tập Cận Bình đã đề cao chủ trương “cho thị trường đóng vai trò quyết định” trong nền kinh tế; nhưng hiện đang còn chưa tiến được mấy bước. Bước đi quan trọng nhất là cải tổ hệ thống tài chánh, ngân hàng, với mục tiêu thiết lập thị trường vốn có hiệu quả như ở các nước tư bản. Khi nền tài chánh có hiệu quả, người có vốn tìm được nơi đầu tư có lợi nhất, các xí nghiệp cần gây vốn tìm được nguồn vốn giá rẻ nhất. Nhưng chế độ Cộng Sản chỉ cải tổ kinh tế nửa vời vì họ sợ mất quyền lực chính trị.
Ðể thành công, Jack Ma cũng không thoát khỏi cảnh phải “biết điều” với mạng lưới quyền lực của đảng Cộng Sản. Khi công ty đã có tiếng và kiếm ra tiền rồi, năm 2012 Alibaba mời người góp thêm vốn và nhắm vào một số quỹ đầu tư do con cháu các cán bộ cao cấp làm chủ, trong đó có gia đình của các lãnh tụ như Giang Trạch Dân, Ôn Gia Bảo. Nhưng vương tôn công tử này chỉ tham dự sau khi công ty đã đủ vững vàng, 12 năm sau khi thành lập. Với những người góp vốn có thế lực, công ty Alibaba đã được bảo vệ về mặt chính trị. Năm nay Jack Ma cũng đi tháp tùng Tập Cận Bình trong chuyến công du Nam Hàn. Có thể nói, công ty Alibaba đang phải cộng tác với những tên ăn trộm đang đứng đầu nước Trung Hoa. Không phải 40 tên mà hàng ngàn tên ăn trộm trong đảng Cộng Sản đứng đầu là bảy ông trùm trong Thường Vụ Bộ Chính Trị!
09-19- 2014 7:47:04 PM
Ngô Nhân Dụng
Theo Người Việt
Lâm tặc lộng hành, chém người cướp của
QUẢNG NAM (NV) - Coi rừng là nguồn lợi riêng, xem kiểm lâm như không có, bọn lâm tặc từ Ðắk Lắk đến Quảng Nam liên tục lộng hành vừa chém người, vừa cướp của.
Lâm tặc ngang nhiên chở gỗ về nhà. (Hình: báo Người Lao Ðộng)
Chiều tối ngày 18 tháng 9, ông Pơloong Chiến, bí thư xã A Ting, Ðông Giang, Quảng Nam cho biết, lâm tặc đã tấn công tổ công tác bảo vệ rừng trên địa bàn khiến hai người bị thương nặng.
Theo báo Người Lao Ðộng, ngày 15 ngày 9, tại khu vực Khe Dâu, tiểu khu 56 thuộc vườn quốc gia Bạch Mã, xã A Ting, huyện Ðông Giang, một tổ bảo bảo vệ rừng gồm 20 người địa phương thực hiện tuần tra bảo vệ rừng.
Ðang ở trong lán trại thì bất ngờ tổ bảo vệ bị lâm tặc đột nhập tấn công bằng dao và gậy. Sau đó, bắt giữ và cột tay chân tổ bảo vệ rừng, đặc biệt nhóm lâm tặc đã chém trọng thương 2 người rồi bỏ trốn.
Vụ việc khiến cả 2 nạn nhân bị thương khá nặng, mất nhiều máu phải cấp cứu tại bệnh viện Bắc Quảng Nam và hiện đang được tiếp tục điều trị theo dõi.
Trước đó ngày 15 tháng 8, ông Phạm Văn Sơn, trưởng công an huyện Ea Súp, tỉnh Ðắk Lắk, cho biết đang tiếp tục điều tra các đối tượng vây đánh kiểm lâm để giải cứu xe chở gỗ lậu xảy ra tại công ty Lâm Nghiệp Rừng Xanh.
Theo lãnh đạo công ty này, ngày 14 tháng 8, một tổ kiểm lâm gồm 9 nhân viên bảo vệ rừng của công ty phối hợp với công an và ban chỉ huy quân sự xã Cư K'bang, huyện Ea Súp tuần tra rừng, thì phát hiện đoàn xe lâm tặc chở gỗ lậu. Do bọn lâm tặc quá đông nên tổ kiểm lâm chỉ bắt giữ được 2 xe.
Khi đang tìm cách vượt suối Ea Khal để đưa tang vật về trụ sở, gần 70 đối tượng ở xã Ea Ral, huyện Ea H'leo đi trên 30 xe máy gắn máy ập tới, dùng dao, gậy tấn công tổ kiểm lâm để giải vây xe chở gỗ lậu.
Do yếu thế, tổ kiểm lâm buộc phải rút chạy, riêng ông Phạm Văn Hiển, nhân viên bảo vệ rừng của công ty bị đánh bất tỉnh. Nhóm lâm tặc còn đập phá 5 xe máy, lấy 2 điện thoại di động.
Rừng Việt Nam hiện nay không chỉ bị bọn lâm tặc ngày đêm chặt phá, khai thác đến cạn kiệt mà ngay cả kiểm lâm - những người đại diện nhà nước để giữ rừng cũng lợi dụng chức trách bán rừng, mở rộng thêm diện tích “đồi hoang rừng trọc” dọc dãy Trường Sơn.
Chính sự phá hoại này là nguyên nhân đã gây ra nhiều vụ lở đất làm chết người hàng loạt, gây kinh hoàng cho dân nghèo vùng núi. (Tr.N)
09-19- 2014 4:26:00 PM
Theo Người Việt
Lâm tặc ngang nhiên chở gỗ về nhà. (Hình: báo Người Lao Ðộng)
Chiều tối ngày 18 tháng 9, ông Pơloong Chiến, bí thư xã A Ting, Ðông Giang, Quảng Nam cho biết, lâm tặc đã tấn công tổ công tác bảo vệ rừng trên địa bàn khiến hai người bị thương nặng.
Theo báo Người Lao Ðộng, ngày 15 ngày 9, tại khu vực Khe Dâu, tiểu khu 56 thuộc vườn quốc gia Bạch Mã, xã A Ting, huyện Ðông Giang, một tổ bảo bảo vệ rừng gồm 20 người địa phương thực hiện tuần tra bảo vệ rừng.
Ðang ở trong lán trại thì bất ngờ tổ bảo vệ bị lâm tặc đột nhập tấn công bằng dao và gậy. Sau đó, bắt giữ và cột tay chân tổ bảo vệ rừng, đặc biệt nhóm lâm tặc đã chém trọng thương 2 người rồi bỏ trốn.
Vụ việc khiến cả 2 nạn nhân bị thương khá nặng, mất nhiều máu phải cấp cứu tại bệnh viện Bắc Quảng Nam và hiện đang được tiếp tục điều trị theo dõi.
Trước đó ngày 15 tháng 8, ông Phạm Văn Sơn, trưởng công an huyện Ea Súp, tỉnh Ðắk Lắk, cho biết đang tiếp tục điều tra các đối tượng vây đánh kiểm lâm để giải cứu xe chở gỗ lậu xảy ra tại công ty Lâm Nghiệp Rừng Xanh.
Theo lãnh đạo công ty này, ngày 14 tháng 8, một tổ kiểm lâm gồm 9 nhân viên bảo vệ rừng của công ty phối hợp với công an và ban chỉ huy quân sự xã Cư K'bang, huyện Ea Súp tuần tra rừng, thì phát hiện đoàn xe lâm tặc chở gỗ lậu. Do bọn lâm tặc quá đông nên tổ kiểm lâm chỉ bắt giữ được 2 xe.
Khi đang tìm cách vượt suối Ea Khal để đưa tang vật về trụ sở, gần 70 đối tượng ở xã Ea Ral, huyện Ea H'leo đi trên 30 xe máy gắn máy ập tới, dùng dao, gậy tấn công tổ kiểm lâm để giải vây xe chở gỗ lậu.
Do yếu thế, tổ kiểm lâm buộc phải rút chạy, riêng ông Phạm Văn Hiển, nhân viên bảo vệ rừng của công ty bị đánh bất tỉnh. Nhóm lâm tặc còn đập phá 5 xe máy, lấy 2 điện thoại di động.
Rừng Việt Nam hiện nay không chỉ bị bọn lâm tặc ngày đêm chặt phá, khai thác đến cạn kiệt mà ngay cả kiểm lâm - những người đại diện nhà nước để giữ rừng cũng lợi dụng chức trách bán rừng, mở rộng thêm diện tích “đồi hoang rừng trọc” dọc dãy Trường Sơn.
Chính sự phá hoại này là nguyên nhân đã gây ra nhiều vụ lở đất làm chết người hàng loạt, gây kinh hoàng cho dân nghèo vùng núi. (Tr.N)
09-19- 2014 4:26:00 PM
Theo Người Việt
Vạch trần trò bịp bợm của Tầu cộng về vụ giàn HD-981 phát hiện mỏ khí lớn trên Biển Đông
Tân Hoa xã đăng tải ảnh Hải Dương-981 khoan thử khí đốt ở mỏ mới được phát hiện Lingshui 17-2
Trung Quốc phát hiện mỏ khí siêu nước sâu?
Ngày 15/9/2014 vừa qua, đúng 2 tháng sau ngày rút giàn HD-981 khỏi vùng biển Đà Nẵng trên thềm lục địa và khu đặc quyền kinh tế EZZ của Việt Nam, Tầu cộng tuyên bố HD-981 phát hiện mỏ khí lớn ở lô Lingshui 17-2 cách đảo Hải Nam 150 kms về phía Nam, ở độ sâu trên 1500m...
Báo chí Việt cộng đồng thanh nhao nhao lên “phân tích”, “mổ xẻ” về sự kiện này như là chúc mừng vậy, nào là “Trung Quốc mở cánh cửa ra toàn bộ Biển Đông”, nào là “minh chứng lớn trước những ai còn nghi ngờ về khả năng tìm khí đốt tự nhiên ở những vùng nước sâu của CNOOC”, nào là “phát hiện mỏ khí mới này sẽ mở ra cánh cửa khai thác trên toàn bộ Biển Đông”...
Hay: “Khai thác dầu khí nước sâu giúp Trung Quốc vừa chứng tỏ nước này kiểm soát được các vùng nước này tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, trong khi cho phép phát hiện những nguồn năng lượng mà Trung Quốc đang rất khát.” v.v... và v.v...
Theo tôi, “phát hiện mỏ khí nước siêu sâu” đó chỉ là một sự bịp bợm vội vàng của Tàu cộng mà thôi. Và Việt cộng thì cũng không vô tình tung hứng cho sự bịp bợm đó của quan thầy...
Tại sao nói “phát hiện” đó là sự bịp bợm của Tàu cộng?
Tôi chỉ xin nêu ra mấy lý do kỹ thuật để chỉ ra đó là sự bịp bợm không hơn không kém. Còn lý do chính trị hay kinh tế để Tàu cộng phải có “phát hiện mở khí lớn siêu sâu” đó chắc là vô số kể...
Thứ nhất, về thời gian, ngày 15/7 giàn HD-981 còn ở trên biển Đà Nẵng Việt Nam và bắt đầu chậm chạp di dời khỏi biển Việt Nam, lúc đầu nó di dời về phía Đông Bắc từ vị trí cắm trên biển Việt Nam, tức phía Đông Nam đảo Hải Nam và ở đó ít ngày đến 1-2 tuần, sau mới dời đến vị trí lô Linh Thủy 17-2... như là nó đi vô định rồi cắm tạm ở đó, khoảng một tháng rưỡi nay thôi. Như vậy, nếu triển khai khoan ở Linh Thủy, giàn HD-981 chỉ có khoảng tròm trèm 1 tháng để khoan một mũi khoan có “phát hiện khí lớn” (sâu khoảng 3,500-4,000m vào đáy biển) ở mực nước sâu 1,500m! Đó là việc không thể về thời gian: một tháng! Không một ai có hiểu biết sơ sơ về kỹ thuật khoan biển tin điều đó.
Để so sánh, một mũi khoan 3,000-4,000m ở mực nước sâu 50m như ở biển Đà Nẵng thì giàn HD-981 cũng phải cần ít nhất 3 tháng! Chính vì thế, ngay cả khi xâm phạm biển Việt Nam suốt 2,5 tháng vừa qua (từ 1/5 đến 15/7/2014) giới quan sát (cả Việt Nam và thế giới) đều cho rằng Tàu cộng đã chả khoan “thăm dò” được mũi nào cả, ngoài việc thăm dò phản ứng của Việt Nam và thế giới...
Ở mực nước biển sâu đến trên 1,500m như ở Linh Thủy (sâu gấp 30 lần biển Đà Nẵng!), Biển Đông lại bắt đầu vào mùa biển động và giông bão, thì việc định vị giàn để khoan cũng mất hàng tuần và khó giữ được định vị đó để khoan, dù HD-981 chắc chắn định vị bằng vệ tinh và tự động thế hệ 3 cao nhất-DP3 (Dynamic Positioning 3), thì vẫn chắc chắn không ai có thể khoan 3,000-4,000m sâu đến thủng tầng đá móng để có khí trong... khoảng 1 tháng!
Như vậy, thời gian quá ngắn để HD-981 có thể thực hiện được mũi khoan có kết quả trong điều kiện nước sâu và biển động như thế... Mũi khoan có kết quả là mũi khoan người ta phải liên tục đứng lại để kiểm tra tín hiệu về nồng độ dầu/khí qua mẫu khoan, và phải hết sức cẩn thận chuẩn bị thiết bị chống phun trào cháy nổ (BOP – Blow Out Prevention) trên giàn và trên miệng giếng (tức ở mực nước sâu 1,500m!) vì lý do an toàn cháy nổ... (nếu không muốn bị nổ tung như giàn khoan của BP trên biển Mexico mấy năm trước...).
Lý do thứ hai là từ bức ảnh giả mạo dòng khí phun lên và bị đốt trên giàn HD-981 mà Tàu cộng đã trưng ra... Cái gì là giả trong bức tranh đó? Đó chính là dòng khí phun ra và bị đốt cháy trên cần đuốc (flare) của giàn. Có hai yếu tố không bình thường ở đây.
Yếu tố thứ nhất, chất lượng khí bị đốt cháy trên đuốc của HD-981, quá tốt và quá đồng đều, làm ngọn lửa cháy quá sáng trắng trong và đồng đều. Chúng ta đều biết khí thiên nhiên có chất lượng không đồng đều, từ khí hydrocarbon nhẹ (khí khô) đến khí nặng (cấu tạo chuỗi CH dài, khí ướt) nên khi cháy nó tạo ngọn lửa không đồng đều, từ sáng trắng đến vàng, đỏ tối và khói đen... Điều đó chứng tỏ khí được đốt trên đầu flare của HD-981 trong ảnh mà Tàu cộng công bố khắp thế giới đó không phải khí tự nhiên từ dưới mỏ lên! Đó là khí sạch và nhẹ dạng LNG hay CNG được xả áp ra, còn tốt hơn khí LPG mà chúng ta đốt trong bếp mỗi nhà dân ở Việt Nam hiện nay (vốn là khí ướt).
Yếu tố thứ hai trong ảnh trên “không ổn” là ngọn lửa khí đang bị đốt vẫn nằm ngang – horizontal hoàn toàn! Điều đó nói lên rằng áp lực khí phun ra từ miệng đuốc cực cao, nên dù bị cháy nó vẫn di chuyển ngang tạo lên ngọn lửa nằm ngang có độ dài tương đương độ dài của cần đuốc tức khoảng 35-40m! Điều này chứng tỏ dòng khí phun ra phải có áp suất rất cao khoảng vài trăm bars, tức đó chỉ có thể là khí CNG có áp lực khoảng 300 bars (còn khí tự nhiên thường chỉ có áp phun lên khoảng vài chục bars, nên khi ra khỏi cần đuốc nó bị cháy thì bốc ngay lên cao...)
Như vậy, có thể thấy, Tàu cộng đã đốt khí CNG trên đuốc cho “phát hiện mỏ khí tự nhiên siêu lớn siêu sâu” của chúng!
Tại sao Tàu công phải vội vã bịp bợm cả thế giới như thế?
Như trên tôi đã nói, có vô số lý do chính trị để chúng làm thế. Nhưng tại sao phải vội vã làm thế? Chả lẽ không ai biết phải cần bao nhiêu thời gian để khoan một giếng thăm dò có kết quả kiểm định được ở điều kiện biển sâu và thời tiết như thế?
Tại sao biết nếu có khí ở mỏ sâu 1.500m nước thì vẫn phải ít nhất 4-5 năm nữa họ mới khai thác được khí đó, mà họ phải công bố “phát hiện khí” ngay bây giờ, mà không để kiểm tra, tính toán thêm cho kỹ ở mùa biển yên năm sau?
Có thể, là vì chúng phải có lý do để ra biển Đông ngay từ năm nay, từ bây giờ, nên chúng phải có phát hiện ngay. Nếu để vài tháng nữa mới công bố “phát hiện khí” thì không ai tin phát hiện giữa mùa giông bão cả...
Dù sao câu hỏi này tôi xin để ngỏ cho các nhà chính trị, và nó cũng không phải mục tiêu của bài viết, vốn là:
Theo tôi, không có phát hiện mỏ khí ở Linh Thủy bằng giàn HD-981 gì cả! Tất cả chỉ là trò bịp bợm của Tàu cộng vì các lý do chính trị trên Biển Đông mà thôi!
PS: Tôi rất mong được các chuyên gia dầu khí phản biện ý kiến của tôi!
VN đối mặt không khí nhiễm thủy ngân
Thanh Trúc, phóng viên RFA 2014-09-19
Người dân Sài Gòn đeo khẩu trang tránh khói bụi, ô nhiễm không khí.AFP photo
Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề tồn tại thủy ngân trong không khí, là cảnh báo từ buổi hội thảo có tên Mạng Lưới Quan Trắc Thủy Ngân Khu Vực Châu Á Thái Bình Dương. Cuộc hội thảo do Tổng Cục Môi Trường Việt Nam phối hợp tổ chức cùng Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ, Chương Trình Lắng Đọng Khí Quyển Quốc Gia Mỹ và Cục Bảo Vệ Môi Trường Đài Loan hôm 10/9 vừa qua.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, chuyên gia môi trường từng nghiên cứu về khí độc thủy ngân, giải thích và góp ý về vấn đề tồn tại thủy ngân trong không khí ở Việt Nam như sau:
Năm 1981, khi nhận làm luận án tiến sĩ tại học viện quân sự Warsaw thì tôi bắt đầu nghiên cứu thủy ngân, một kim loại có ánh bạc, chữ thủy ngân có nghĩa là như vậy. Thế thì kim loại ánh bạc này ứng dụng của nó rất nhiều, đặc biệt ở những nước Châu Âu và Mỹ, và nhiễm độc của nó thì cũng rất nhiều. Trước hết nó có trong các mỏ, đi sâu thì phát hiện ra là có nhiễm độc thủy ngân.
Năm 1982 tôi đã tham gia nghiên cứu và tìm hiểu thêm rằng trong cà rốt ở một vùng mỏ của Ba Lan có rất nhiều thủy ngân, hoặc như cách đây vài năm tôi đo nước ở khu Định Công, Hoàng Mai là nơi tôi ở, thì không chỉ có thạch tín, không chỉ có ammoni mà còn có rất nhiều thủy ngân.
Xa hơn nữa ở phía Nam, mạn Thanh Trì phía dưới, một số cây rau và một số cây dược liệu trồng ở đây cũng có thủy ngân.
Thanh Trúc: Câu hỏi tiếp ở đây là thủy ngân được coi như một dạng kim loại đặc thì bằng cách nào lại có vấn đề tồn tại thủy ngân trong không khí như nhận định của Tổng Cục Môi Trường Việt Nam?
TS Nguyễn Văn Khải: Khi mà tôi nghe nói về nhiễm độc thủy ngân này thì tôi lại nghĩ hơi khác. Thường người ta chỉ nhìn thấy thủy ngân trong các nhiệt kế, thí dụ nhiệt kế y tế chẳng hạn hay một số nhiệt kế cho đến 100 độ thì có thủy ngân. Xa hơn tí nữa thì người ta nhìn thấy thủy ngân trong các lò, các cặp nhiệt điện để điều khiển độ của lò cũng điều khiển trong đó bằng giọt thủy ngân. Nhưng người ta không thấy một điều thủy ngân là chất lưỡng tính, nếu ở nhiệt độ phòng này thì nó ở dạng lỏng, nó lăn, thậm chí đánh rơi xuống thì nó vỡ thành cục rất nhỏ và nó tản ra.
Kết quả là dưới tác động của ánh nắng mặt trời, dưới tác dụng của oxy, dưới tác dụng của nhiều vấn đề khác khiến hơi thủy ngân lan ra, gây ô nhiễm trong không gian.
- TS Nguyễn Văn Khải
Không ai nghĩ rằng áp suất của nó rất cao, cho nên là trong quá trình nuôi cấy tinh thể thì áp suất thủy ngân bay hơi rất nhanh. Đấy chính là yếu tố mà tôi đang muốn nói, tức là áp suất thủy ngân rất cao cho nên tốc độ bay hơi rất nhanh, nó lan truyền trong không khí.
Nếu ở Việt Nam hiện nay có chín mươi triệu (90.000.000) cái bóng đèn ống huỳnh quang, trong mỗi bóng đén dù chỉ có 3 miligram , nhưng 3 miligram đó mà nhân với 90 triệu cái thì tức là lượng thủy ngân rất nhiều. Khi dùng xong người ta vất cái ống đó đi , khi vất ra nó vỡ hoặc người ta đập hai cái đầu để lấy kim loại thì thủy ngân đó bắn ra trong không gian và bay hơi.
Ấy là chưa kể tại các mỏ, khi người ta khai khoáng thì có H2S là dễ thấy nhất, nhưng người ta không ngờ rằng còn có H2HOD tức là Hydro thủy ngân là chất rất độc hại. Và rồi trong các chất khác nó bị oxy hóa nó trở thành Etyl thủy ngân, Metyl thủy ngân. Và hơn hết trong một số thuốc chữa bệnh, dược liệu, thì người ta pha thủy ngân vào. Thí dụ ngày xưa chữa răng hoặc là một số bệnh về da liễu thì người ta dùng một số chất có thủy ngân. Chính tất cả những cái này đều bay hơi trong không khí. Ngày xưa thì không nhiều nhưng đến giờ không khí của chúng ta bị ô nhiễm bởi nhiều chất như xăng dầu, mùi hôi thối, khí thải công nghiệp…
Tất cả những cái này tích tụ lại, trở thành những hợp chất thủy ngân nhưng lại dưới dạng hơi. Đấy là cái nguy hiểm nhất. Cần nói kỹ hơn là chúng ta và đang dùng thủy ngân ngày càng nhiều trong công nghiệp, trong y tế, trong cuộc sống chung. Sau khi dùng thì những cái phế thải có thủy ngân không được chọn lọc cất đi hoặc là bảo quản hoặc làm sạch lại mà lại để nó vương vãi trên đất, vương vãi trong không gian.
Kết quả là dưới tác động của ánh nắng mặt trời, dưới tác dụng của oxy, dưới tác dụng của nhiều vấn đề khác khiến hơi thủy ngân lan ra, gây ô nhiễm trong không gian. Tôi rất đồng ý với ý kiến cho là cần phải báo động bởi đến rác còn không thu gom cẩn thận nói chi đến chuyện thu gom thủy ngân.
Xử lý ra sao
Thanh Trúc: Ông nói đó là thủy ngân bẩn chứ không phải thủy ngân sạch, vậy tác hại của thủy ngân bẩn trong không khí đối với sức khỏe con người như thế nào?
TS Nguyễn Văn Khải: Đầu tiên nó tác dụng vào đường hô hấp để thấm vào trong phổi và trong các cơ quan nội tạng. Thủy ngân có thể tan biến thành những hạt rất nhỏ, nó có thể thấm vào lỗ chân lông, qua lớp biểu bì vào thịt vào da và theo máu. Lúc đó là nguy hiểm vô cùng bởi vì nó bị oxy hóa cao.
Khi nhiệt kế vỡ thì không ai nghĩ rằng những hạt thủy ngân có thể thấm vào da qua lỗ chân lông, tác động vào đường hô hấp và rồi ức chế vào máu, bị gan, bị thận, bị rụng tóc. Chuyện này thì người ta đã nói rất nhiều.
Thanh Trúc: Thưa tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, theo thứ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường, ông Bùi Cách Tuyến, để tham gia vào mạng lưới thử nghiệm quan trắc thủy ngân khu vực Châu Á Thái Bình Dương thì trong tương lai Việt Nam sẽ trang bị thêm công cụ thực hiện việc kiểm soát ô nhiễm thủy ngân trong không khí. Ông nghĩ sao về lời khẳng định này?
Người ta chỉ nói đến xử lý chất thải rắn, xử lý nước, nhưng không ai động đến xử lý khí thủy ngân là một trong rất nhiều loại khí độc.
- TS Nguyễn Văn Khải
TS Nguyễn Văn Khải: Để xử lý thủy ngân chắc Việt Nam sẽ còn rất lâu, bởi ngay xử lý rác, xử lý khói ở các lò đốt rác còn chưa cẩn thận, xử lý khói bụi của các lò sinh hoạt các lò công nghiệp còn chưa thể hiện tốt thì làm sao mà nói đến chuyện xử lý được hơi thủy ngân. Đầu tiên phải ứng dụng khoa học vào công nghệ xử lý rác thải rồi sau đó xử lý các loại khí thải. Người ta chỉ nói đến xử lý chất thải rắn, xử lý nước, nhưng không ai động đến xử lý khí thủy ngân là một trong rất nhiều loại khí độc.
Việt Nam chưa hề công bố, thí dụ ở vùng A vùng B, là khí thải có những chất độc gì. Hãy thử đến các vùng mà người ta khai khoáng, bụi mù trời như thế, hơi độc mù lên như thế, nắng độc như thế, xe ô tô chạy cuốn bụi mù trời như thế …Có thể một hai năm nữa Việt Nam có dụng cụ đo, nhưng tôi nghĩ chỉ cần một câu cuối cùng: làm thế nào để thu gom được thủy ngân trong không khí, trong đất và trong nước?
Thứ hai là cách bảo quản, cách sử dụng, tái sử dụng hay gom giữ lại thủy ngân sau khi sử dụng còn chưa nói đến thì chuyện đo trong không khí lọc trong không khí vẫn còn là chuyện rất lâu.
Thanh Trúc: Xin cảm ơn tiến sĩ Nguyễn Văn Khải về bài góp ý của ông.
1.200 lượt tàu cá TQ đánh bắt trái phép ở vùng biển VN trong 10 năm
RFA 19.09.2014
Tàu cá Trung Quốc trong một lần đi đánh bắt ở biển Đông, ảnh minh họa chụp trước đây.AFP
Đã có 1.200 lượt tàu cá của Trung Quốc vào vùng biển của Việt Nam để khai thác hải sản trái phép trong 10 năm qua. Đó là con số được đưa ra trong hội nghị sơ kết 10 năm triển khai thực hiện hiệp định hợp tác nghề cá vịnh Bắc bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra vào sáng nay tại Đà Nẵng.
Theo con số thống kê được đưa ra tại hội nghị, cũng trong 10 năm, lực lượng kiểm soát phía Trung Quốc đã bắt giữ và xử phạt tổng cộng 44 tàu cá Việt Nam.
Tuy nhiên theo đánh giá của các giới chức Việt Nam tại hội nghị, trong thời gian qua, các cơ quan thực thi và cơ quan giám sát thi hành hiệp định hai nước đã phối hợp tổ chức tốt việc duy trì sản xuất và giữ gìn an ninh trật tự trên biển.
Đài VOV trích lời ông Nguyễn Ngọc Oai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cực Thủy sản, Chủ tịch ủy ban Liên hợp nghề cá vịnh Bắc bộ của Việt Nam, cho biết nguồn lợi thủy sản trong vịnh Bắc bộ đang có chiều hướng suy giảm và khai thác quá mức.
Trận chiến quyết định
Trần Việt Hoàng (Danlambao) - Một trận chiến dữ dội sẽ xảy ra ở Việt Nam. Nó sẽ quyết định số phận tương lai của một dân tộc có quá nhiều lầm than nầy. Một tương lai khi mọi người dân Việt sẽ được sống trong tự do, no ấm, với đầy đủ nhân phẩm, nhân quyền, hay một tương lai khi Việt Nam đã trở thành một vùng tự trị của Trung Quốc và mọi người dân phải cúi đầu vâng phục, sống trong sự bất công và tủi nhục như những người dân Tây Tạng hay Tân Cương bây giờ.
Trận chiến ấy có lẽ đã bắt đầu và dường như không cân sức giữa một bên là những người dân không súng đạn và một nhà nước đầy quyền lực với xe tăng, đại bác, công an, quân đội và đầy đủ công cụ đàn áp trong tay. Sự chênh lệch nầy càng thêm to lớn vì người dân không phải chỉ chống lại giặc ngoại xâm mà phải đương đầu với một chính quyền buôn dân, bán nước. Tuy nhiên ý dân là ý trời. Sức mạnh của dân nằm ở ý nguyện toàn dân, và nhất định sự chiến thắng sẽ thuộc về dân tộc.
Để chiến thắng trận chiến quyết định nầy, không gì bằng là người trong cuộc làm đúng theo những lời dạy của tiền nhân. Và một trong những câu châm ngôn rất chính xác, đó là: “Biết Địch Biết Ta, Trăm Trận Trăm Thắng”.
Vậy thì ai là địch, ai là ta trong trận chiến nầy?
Ta đây là dân tộc Việt Nam với cùng chung một tổ quốc và truyền thống, văn hóa do cha ông để lại. Ta cùng đấu tranh cho một mục đích là giữ gìn và phát triển Việt Nam để mọi người dân Việt được sống trong an vui, hạnh phúc và đầy đủ nhân phẩm, nhân quyền.
Địch rõ ràng là Trung Cộng, kẻ luôn tìm mọi cơ hội thôn tính nước ta. Họ đã tấn công nước ta rất nhiều lần bằng quân sự, nhưng có khi chỉ dùng thủ đoạn lũng đoạn chính trị, bao vây hay làm chúng ta hoàn toàn lệ thuộc về kinh tế. Họ quả thật là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên Trung Cộng chỉ có thể lũng đoạn chính trị và bao vây kinh tế nước ta một cách hiệu quả khi mà trong nước Việt Nam có những người lãnh đạo đất nước sẵn sàng làm tay sai cho giặc mà quên đi nguồn gốc của mình. Họ là những người vì quyền lợi của cá nhân mà quên đi tổ quốc. Với một hoàn cảnh như vậy thì người dân có thể nói địch ở đây vừa là Trung Cộng vừa là đảng Cộng Sản và nhà nước Việt Nam đã và đang có những hành vi bán nước và hợp tác với giặc. Và muốn tránh khỏi sự lệ thuộc hay xâm lấn của Trung Cộng thì trước hết chúng ta phải thoát ra khỏi chế độ do đảng Cộng Sản áp đặt ở Việt Nam.
Biết địch, biết ta là biết được cái mạnh và cái yếu của ta và địch và có những phương cách làm cho ta mỗi ngày một mạnh thêm lên và làm cho địch mỗi ngày một suy yếu đi để công cuộc đấu tranh có thể đi đến thắng lợi cuối cùng.
Vậy thì cái mạnh và cái yếu của ta là ở những điểm gì?
Cái mạnh căn bản đầu tiên của người dân Việt Nam là một khát vọng được sống tự do với đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một con người trong một nước Việt Nam thật sự có độc lập, tự do và dân chủ. Đó không phải là một ước mơ viển vông nhưng là một hiện thực mà nhiều dân tộc trên thế giới đang được thừa hưởng. Đấu tranh cho cái khát vọng nầy là đấu tranh cho một chính nghĩa đầy đúng đắn. Và sức mạnh của chính nghĩa là một sức mạnh vô địch khó có thế lực nào có thể đè bẹp. Bằng chứng là tất cả sự đàn áp của bạo quyền dù cho hung hăng tàn bạo đến đâu cũng không làm nao lòng những người dân đứng lên đòi quyền sống, quyền được biết, quyền được nói và quyền tham gia bảo vệ đất nước của mình. Vì chính nghĩa mà luật sư Lê Thị Công Nhân không ngần ngại một thân một mình đương đầu với một bộ máy công an sừng sộ. Vì chính nghĩa mà luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Cù Huy Hà Vũ, thương gia Trần Huỳnh Duy Thức, nhà báo Huỳnh Ngọc Tuấn, nhạc sĩ Việt Khang, nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và nhiều người khác đã bỏ lại vợ con mà bước vô nhà tù Cộng Sản một cách hiên ngang không sợ hãi. Vì chính nghĩa mà Nguyễn Phương Uyên lấy máu mình mà viết nên câu khẩu hiệu nổi tiếng: “Tàu Khựa cút khỏi biển Đông” và “Đảng Cộng Sản đi chết đi” để bị bắt vô tù khi tuổi còn rất trẻ. Vì chính nghĩa mà biết bao nhà đấu tranh dân chủ vẫn kiên cường tranh đấu và quyết theo đuổi lý tưởng của mình sau khi đã bị đọa đày trong nhà tù Cộng Sản như Đổ Thị Minh Hạnh, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, luật sư Lê Công Định, thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, nhà giáo Vi Đức Hồi, Phạm Thanh Nghiên, Lê Thị Kim Thu, luật sư Nguyễn Bắc Truyển, nhà báo Trương Minh Đức, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, chị Bùi Thị Minh Hằng và nhiều người khác nữa.
Cái mạnh thứ hai là truyền thống đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của cha ông ta đã và đang truyền lại cho con cháu. Cái truyền thống đó sẽ làm cho dân Việt hội tụ đoàn kết với nhau khi đã nhận rõ kẻ thù và những ai đan tâm bán nước.
Cái mạnh thứ ba là các nhà đấu tranh cho dân chủ đã biết vận dụng những phương tiện truyền thông hiện đại như internet, email, tin nhắn, twitter, facebook để liên lạc, tìm hiểu và vận dụng những bài học đã xảy ra trên thế giới cho công cuộc đấu tranh cho dân tộc mình. Thông tin và kiến thức sẽ đánh tan sự bao bít của các thế lực độc tài toàn trị và làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ngày càng lan rộng và có hiệu quả.
Cái mạnh thứ tư là sự đồng tình ủng hộ của nhân dân các nước trên thế giới và các tổ chức quốc tế cho công cuộc đấu tranh đòi nhân quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Một thí dụ điển hình là sự lên tiếng nhiều lần về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam của nhiều tổ chức tầm cỡ trên thế giới như tổ chức Bảo Vệ Nhân Quyền Thế Giới, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, Hội Ân Xá Quốc Tế, và nhiều tổ chức khác. Gần đây nhất là sự lên tiếng của tổ chức Bảo Vệ Nhân Quyền Thế Giới về tình trạng hành hung, tra tấn, gây thương tích, hay làm thiệt hại tính mạng của người dân trong các đồn Công An ngày càng nhiều. Họ đã mạnh mẽ tố cáo với thế giới về tình trạng trên ở Việt Nam sau nhiều ngày tháng điều tra với đầy đủ bằng chứng và đề nghị các nước trên thế giới nên lên tiếng phản đối nhà nước Việt Nam và có những hành động thích đáng như xét lại các chương trình viện trợ hay các hợp tác thương mại có lợi cho Việt Nam. Những việc làm như trên của các tổ chức quốc tế và của các nước văn minh tiến bộ trên thế giới đã và đang đóng góp một cách đáng kể vào tiến trình dân chủ cho Việt Nam.
Cái mạnh thứ năm là sự đồng tình ủng hộ hay nói đúng hơn là tham gia mạnh mẽ của khối người Việt ở hải ngoại cho công cuộc đấu tranh ở quê nhà. Sự kết hợp trong ngoài làm cho kẻ địch không khỏi nao núng trong những vận động tuyên truyền ra thế giới hay trong việc đàn áp những người đấu tranh ở trong nước. Và chính việc nầy càng làm cho phong trào đấu tranh mạnh mẽ lên thêm.
Còn cái yếu của chúng ta là ở những vấn đề gì?
Cái yếu của ta là ở cái thế luôn bị kèm kẹp theo dõi làm cho sự phát triển của phong trào phải đi dần từng bước chậm rải. Các phương tiện truyền thông thì không được tự do và thường xuyên bị phá hoại. Người tham gia đấu tranh thì bị bao vây kinh tế, gây khó khan, bị khủng bố, đánh đập hay bị bắt đi tù vì bất cứ lý do gì. Để vượt qua điểm yếu nầy thì cần có sự liên lạc và nương tựa vào nhau của mọi người dân cùng đứng chung một chiến tuyến và người Việt ở hải ngoại càng làm nhiều hơn nữa để giúp đỡ bảo vệ đồng bào mình đang đấu tranh trong quốc nội. Cần tiếp tục tố cáo với thế giới với những bằng chứng rõ ràng về những hành vi đàn áp và vi phạm nhân quyền trắng trợn của nhà cầm quyền Việt Nam. Và thu nhập cũng như lưu trữ những bằng chứng cũng như tài liệu về từng cá nhân trong hệ thống nhà nước đã có những hành vi khủng bố hay làm hại người dân để có thể truy tố hay xét xử sau này.
Cái yếu của ta là sự thiếu tổ chức vì cái tính cách tự phát một phần, nhưng phần chính là do sự ngăn cấm, bắt bớ hay đe dọa của nhà cầm quyền. Chỉ gần đây các tổ chức dân sự mới bắt đầu ra đời nhưng sự phát triển và hoạt động còn ít ỏi vì cả hai phía còn đang trong tình trạng thăm dò. Phe địch thì luôn đưa mắt dòm ngó còn phe ta thì vẫn dè chừng vì không muốn bị đàn áp khi còn non trẻ. Mặc dầu còn non trẻ nhưng các tổ chức dân sự đã có những chương trình hành động khá ngoạn mục như sự công khai họp mặt hàng tháng, sự lên tiếng chính đáng và kịp thời về những hành động vi phạm nhân quyền hay luật pháp quốc tế mà nhà cầm quyền Việt Nam đã ký kết, hay sự xâm lấn của Trung Cộng đến biển đảo của Việt Nam và sự nhu nhược của nhà nước Việt Nam. Gần đây phong trào “ Tôi muốn biết” do mạng lưới bloggers ở Việt Nam chủ xướng đã được tham gia đông đảo và đang làm cho đảng Cộng Sản Việt Nam lo sợ. Một khi phong trào lan rộng và mọi người dân đều quan tâm tới vận mệnh đất nước thì đảng Cộng Sản không thể nào che đậy hay lặng yên về những hành động bán nước của mình. Tuy nhiên để phát triển các tổ chức dân sự và bảo vệ mọi người tham gia thì cần có sự kết nghĩa, bảo trợ của những tổ chức dân sự trên thế giới hay của những tổ chức của người Việt ở hải ngoại. Ví dụ như mỗi tổ chức dân sự trong nước có thể được sự kết nghĩa của một tổ chức cộng đồng ở hải ngoại. Ngoài những tổ chức dân sự, các tôn giáo cũng cần có thêm những tiếng nói và hành động quyết liệt đến những vấn đề liên hệ đến sự tồn vong của dân tộc, của những bất công, hay tệ nạn xã hội, như những sự lên tiếng của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, của giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, hay của giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy trong thời gian vừa qua.
Cái yếu của ta là chưa phá được toàn bộ bức tường sợ hãi mà địch đã bao vây dân tộc trong mấy chục năm qua. Bức tường ấy đã có nhiều lỗ hổng to lớn nhờ công lao của những dũng sĩ đi đầu như bác sĩ Nguyễn Đan Quế, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, luật sư Lê Thị Công Nhân, luật sư Nguyễn Văn Đài, Huỳnh Thục Vy, Phạm Thanh Nghiên, và đặc biệt là Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Đổ Thị Minh Hạnh, và Bùi Thị Minh Hằng. Nhưng nó vẫn còn là một cản trở to lớn cho phong trào đấu tranh của dân tộc Việt. Chừng nào bức tường đó ngả sụp hoàn toàn như sự sụp đổ của bức tường Bá Linh thì khi ấy cuộc cách mạng sẽ nhanh chóng thành công. Bức tường sợ hãi sẽ không còn đứng vững với thời gian khi mà càng ngày càng có nhiều người can đảm lên tiếng. Sự lên tiếng của người dân có thể bắt nguồn từ nhiều lý do, những lý do đơn giản và tự nhiên như sự bất công trong công ăn việc làm, sự vô trách nhiệm trong các vấn đề y tế, giáo dục của những người có chức có quyền, sự bất lực của chính quyền trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm hay an ninh xã hội, cho đến những vấn đề lớn lao hơn như sự im hơi lặng tiếng của các lãnh đạo nhà nước Việt Nam trước việc Trung Quốc lấn áp xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, tệ nạn tham nhũng trầm trọng ở Việt Nam, chính sách dường như bán nước của đảng Cộng Sản Việt Nam trong lá thư của thủ tướng Phạm Văn Đồng nằm 1958 hay các hiệp ước biên giới với Trung Quốc và cái gọi là “Hội Nghị Thành Đô” nằm 1990, những sự vi phạm nhân quyền trầm trọng, sự đàn áp tôn giáo, cướp đất của dân oan và nhiều vấn đề khác nữa.
Vậy thì cái mạnh và cái yếu của địch là gì?
Cái mạnh của địch là ở công an, quân đội, và mọi công cụ đàn áp trong tay. Tuy nhiên những sự đàn áp của họ đối với những nhà đấu tranh cho dân chủ đã và đang bị thế giới lên án. Không những vậy họ còn bị những vị sĩ quan cao cấp trong quân đội hay công an trước đây lên tiếng phản đối. Một điều cần lưu ý ở đây là mặc dù quân đội là do đảng Cộng Sản nắm giữ, nhưng những người lính lại đến từ nhân dân. Cho nên khi thời cơ chín mùi cho một cuộc cách mạng thì hiện tượng quân đội quay súng lại với Đảng là chuyện có thể xảy ra. Nhất là trong bối cảnh đất nước đang bị ngoại xâm mà chính Đảng Cộng Sản là kẻ có trách nhiệm trong việc làm mất đất mất biển và tạo điều kiện cho giặc xâm lấn nước nhà.
Cái mạnh của địch là ở sự độc quyền cai trị đất nước dựa trên điều 4 hiến pháp do chính họ đặt ra. Họ nắm tất cả các ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp và tất cả các phương tiện truyền thông báo chí cho nên người dân nói chung là không có tiếng nói và một quyền hạn gì ở đất nước nầy. Tuy nhiên xu hướng của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới ngày nay là được sống trong một thể chế dân chủ, đa nguyên đa đảng, và người dân có quyền tham gia và lựa chọn những người lãnh đạo cho đất nước mình. Cho nên cái mạnh của một chế độ độc tài toàn trị bỗng nhiên trở nên cái yếu của một chế độ lạc hậu và phản lại trào lưu tiến hóa của nhân loại và sẽ bị loại bỏ không sớm thì chầy.
Cái mạnh của địch là một đảng duy nhất với ba triệu đảng viên và các tổ chức ngoại vi nắm giữ mọi chức vụ quan trọng của chính quyền. Họ từng tự hào là đánh bại các cường quốc như Pháp và Mỹ để dành độc lập cho quốc gia. Sự thật đảng Cộng Sản chỉ làm theo lệnh của quan thầy là Liên Xô, Trung Cộng để bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản, và bây giờ đã lộ nguyên hình là một đảng của những nhóm lợi ích cấu kết với nhau và những cá nhân bất tài nhưng tham quyền cố vị. Cũng vì quyền lợi cá nhân mà đảng Cộng Sản bây giờ đã chia năm xẻ bảy tranh giành nhau đến tận trung ương như trường hợp đồng chí X năm vừa rồi, hay thượng tướng Phạm Quý Ngọ mấy tháng trước. Vì hoàn cảnh lịch sử của đất nước, cũng có những cá nhân lầm lẫn đi theo đảng Cộng Sản vì tưởng họ thật tình yêu nước, bây giờ hiểu ra, những vị ấy đã mạnh dạn lên tiếng kêu gọi thay đổi. Những thỉnh nguyện thư, những lời kêu gọi, những tuyên bố của các đảng viên lâu năm, của các tướng tá đã có những tác động đáng kể cho cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam cho một thể chế dân chủ, cho nhân quyền và cho một nền độc lập thật sự cho nước nhà. Tác động đầu tiên là soi sáng thêm con đường từ bỏ chủ nghĩa Cộng Sản, chủ nghĩa xã hội mà nhiều người trong Đảng chưa nhận ra hay còn đắn đo suy nghĩ. Tác động khác là làm lung lay thêm cái chân đã một phần mục nát do chính các đảng viên tham ô gây ra. Nó đã tạo thêm mâu thuẫn và sự nghi ngờ lẫn nhau trong nội bộ Đảng, và làm mất lòng tin của các đảng viên lên cấp lãnh đạo của họ. Tác động lớn nhất có lẽ là sự cổ võ to lớn cho phong trào đấu tranh đang ngày lớn mạnh của nhân dân. Nó đã xác minh cho sự đấu tranh đúng đắn và chính nghĩa của phong trào và chắc chắn sẽ làm cho nhiều người yêu nước mạnh dạn tham gia.
Cái mạnh của địch là có sự hậu thuẫn của đảng Cộng Sản Trung Quốc đàng sau. Tuy nhiên đó cũng là cái yếu của đảng Cộng Sản và nhà nước mà họ đang nắm quyền vì một sự lệ thuộc ngoại bang, Trung Cộng, một cách quá rõ ràng cũng đồng nghĩa với sự phản bội lại tổ quốc của mình. Họ kết nghĩa anh em với kẻ thù truyền kiếp của dân tộc. Họ đã nhượng đất nhượng biển và sẵn sàng đàn áp nhân dân để làm vui lòng kẻ thù. Họ đã ký kết những hiệp định bán nước mà chỉ được tiết lộ bởi kẻ thù. Họ đã không còn lừa bịp được ai vì ngay chính đảng viên lâu năm của họ cũng đã mất niềm tin. Không sớm thì muộn mọi người dân Việt sẽ coi đảng Cộng Sản là kẻ thù nguy hiểm nhất của dân tộc. Họ tin rằng Trung Cộng sẽ giúp họ giữ vững ngai vàng để kéo dài sự thống trị ở Việt Nam như những thái thú ngày xưa, nhưng họ đã quyên rằng Trung Quốc cũng đang đối đầu với nhiều vấn nạn trầm kha như mầm mống nội loạn, sự ô nhiểm môi trường, bất ổn xã hội, đạo đức xuống dốc, tham nhũng tràn lan, dân tình bất mãn, hàng hóa bị nhiều người tẩy chay vì thiếu chất lượng hay gây tai hại cho sức khỏe. Nội bộ đảng Cộng Sản Trung Quốc thì không còn đóng cửa dạy nhau, mà cũng công khai thanh trừng, đấu đá nhau quyết liệt. Họ không tin nhau, thì làm sao họ có thể tin vào những viên chức nhà nước hay đảng Cộng Sản Việt Nam. Chẳng qua chỉ là hai bên lợi dụng lẫn nhau để giữ lấy chiếc ghế quyền lực của mình. Cũng vì vậy mà nhiều người không lấy làm lạ khi một người gọi là phe thân Trung Quốc như ông Nguyễn Bá Thanh lại đi Mỹ chửa bịnh thay vì đi Trung Quốc. Có lẽ ông không tin vào tấm lòng lương y như từ mẫu của các bác sĩ Trung Quốc hay không tin lắm ở khả năng y khoa sao chép của các bịnh viện ở nước nầy, hay không tin vào cả cái chế độ mà luôn dùng thủ đoạn để thống trị người dân và cạnh tranh với quốc tế.
Cái yếu của đảng Cộng Sản là một sự bất tài, thất đức của các tầng lớp lãnh đạo và một hệ thống độc quyền thiếu sự cạnh tranh và kiểm soát. Nó đã dẫn đưa đất nước đến một tình trạng suy yếu về mọi mặt từ kinh tế, giáo dục, y tế, chính trị, quốc phòng. Nó đã sản sinh ra một thể chế tham nhũng nhất nhì thế giới làm cho đất nước kiệt quệ và dân tình điêu linh.
Cái yếu của đảng Cộng Sản là sự cô đơn vô cùng tận khi cả thế giới đang từ bỏ chế độ Cộng Sản thì họ lại kiên quyết đi theo con đường Cộng Sản. Các nước Đông Âu khi từ bỏ chế độ Cộng Sản thì đời sống của người dân các nước đó không ngừng được nâng cao về mọi mặt. Lấy thí dụ của Ba Lan, năm 1990 mức thu nhập trung bình của mỗi người dân chỉ vào khoảng 1.300 Dollars, nhưng đến năm 2013 họ đã có mức thu nhập tăng lên gấp 10 lần là vào khoảng 13.000 Dollars. Không những như vậy, đất nước Ba Lan còn mở rộng quan hệ với quốc tế và họ đã trở thành thành viên của khối Nato, không còn lo sợ bị Nga Sô hay bất kỳ nước nào xâm chiếm. Trong khi Việt Nam, dưới sự cai trị của đảng Cộng Sản thì mức thu nhập đầu người cũng không qua con số 2000 Dollars cho năm 2013, và luôn ở trong nguy cơ sẽ bị thôn tính bởi anh láng giềng tham lam, Trung Cộng. Người dân Việt Nam đã và đang thấy rõ con đường mà mình muốn đi, họ sẽ không để cho một thiểu số tham lam và thiếu hiểu biết dẫn dắt mình đi mãi trên con đường u tối.
Qua những phân tích trên đây, mặc dù không thể đầy đủ trong một bài báo ngắn gọn, chúng ta cũng có thể thấy rằng trận chiến quyết định của dân tộc đã bắt đầu với những khó khăn và thuận lợi mang tính đặc thù của Việt Nam. Khó khăn thì nhiều, nhưng thuận lợi thì cũng không ít. Điều quan trọng là nhân dân Việt Nam đang có chính nghĩa. Chính nghĩa là yếu tố quyết định cho sự thắng bại cho trận chiến nầy. Chính nghĩa sẽ dẫn đến sự cân bằng lực lượng và hơn thế nữa sẽ làm cho địch ngày thêm phân chia, rối loạn và làm cho ta mỗi lúc một đoàn kết, kiên cường thêm. Và như thế, dân tộc ta sẽ có một chiến công ngoạn mục để sau này còn có hai chữ Việt Nam.
Trần Việt Hoàng (Danlambao) - Một trận chiến dữ dội sẽ xảy ra ở Việt Nam. Nó sẽ quyết định số phận tương lai của một dân tộc có quá nhiều lầm than nầy. Một tương lai khi mọi người dân Việt sẽ được sống trong tự do, no ấm, với đầy đủ nhân phẩm, nhân quyền, hay một tương lai khi Việt Nam đã trở thành một vùng tự trị của Trung Quốc và mọi người dân phải cúi đầu vâng phục, sống trong sự bất công và tủi nhục như những người dân Tây Tạng hay Tân Cương bây giờ.
Trận chiến ấy có lẽ đã bắt đầu và dường như không cân sức giữa một bên là những người dân không súng đạn và một nhà nước đầy quyền lực với xe tăng, đại bác, công an, quân đội và đầy đủ công cụ đàn áp trong tay. Sự chênh lệch nầy càng thêm to lớn vì người dân không phải chỉ chống lại giặc ngoại xâm mà phải đương đầu với một chính quyền buôn dân, bán nước. Tuy nhiên ý dân là ý trời. Sức mạnh của dân nằm ở ý nguyện toàn dân, và nhất định sự chiến thắng sẽ thuộc về dân tộc.
Để chiến thắng trận chiến quyết định nầy, không gì bằng là người trong cuộc làm đúng theo những lời dạy của tiền nhân. Và một trong những câu châm ngôn rất chính xác, đó là: “Biết Địch Biết Ta, Trăm Trận Trăm Thắng”.
Vậy thì ai là địch, ai là ta trong trận chiến nầy?
Ta đây là dân tộc Việt Nam với cùng chung một tổ quốc và truyền thống, văn hóa do cha ông để lại. Ta cùng đấu tranh cho một mục đích là giữ gìn và phát triển Việt Nam để mọi người dân Việt được sống trong an vui, hạnh phúc và đầy đủ nhân phẩm, nhân quyền.
Địch rõ ràng là Trung Cộng, kẻ luôn tìm mọi cơ hội thôn tính nước ta. Họ đã tấn công nước ta rất nhiều lần bằng quân sự, nhưng có khi chỉ dùng thủ đoạn lũng đoạn chính trị, bao vây hay làm chúng ta hoàn toàn lệ thuộc về kinh tế. Họ quả thật là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên Trung Cộng chỉ có thể lũng đoạn chính trị và bao vây kinh tế nước ta một cách hiệu quả khi mà trong nước Việt Nam có những người lãnh đạo đất nước sẵn sàng làm tay sai cho giặc mà quên đi nguồn gốc của mình. Họ là những người vì quyền lợi của cá nhân mà quên đi tổ quốc. Với một hoàn cảnh như vậy thì người dân có thể nói địch ở đây vừa là Trung Cộng vừa là đảng Cộng Sản và nhà nước Việt Nam đã và đang có những hành vi bán nước và hợp tác với giặc. Và muốn tránh khỏi sự lệ thuộc hay xâm lấn của Trung Cộng thì trước hết chúng ta phải thoát ra khỏi chế độ do đảng Cộng Sản áp đặt ở Việt Nam.
Biết địch, biết ta là biết được cái mạnh và cái yếu của ta và địch và có những phương cách làm cho ta mỗi ngày một mạnh thêm lên và làm cho địch mỗi ngày một suy yếu đi để công cuộc đấu tranh có thể đi đến thắng lợi cuối cùng.
Vậy thì cái mạnh và cái yếu của ta là ở những điểm gì?
Cái mạnh căn bản đầu tiên của người dân Việt Nam là một khát vọng được sống tự do với đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một con người trong một nước Việt Nam thật sự có độc lập, tự do và dân chủ. Đó không phải là một ước mơ viển vông nhưng là một hiện thực mà nhiều dân tộc trên thế giới đang được thừa hưởng. Đấu tranh cho cái khát vọng nầy là đấu tranh cho một chính nghĩa đầy đúng đắn. Và sức mạnh của chính nghĩa là một sức mạnh vô địch khó có thế lực nào có thể đè bẹp. Bằng chứng là tất cả sự đàn áp của bạo quyền dù cho hung hăng tàn bạo đến đâu cũng không làm nao lòng những người dân đứng lên đòi quyền sống, quyền được biết, quyền được nói và quyền tham gia bảo vệ đất nước của mình. Vì chính nghĩa mà luật sư Lê Thị Công Nhân không ngần ngại một thân một mình đương đầu với một bộ máy công an sừng sộ. Vì chính nghĩa mà luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Cù Huy Hà Vũ, thương gia Trần Huỳnh Duy Thức, nhà báo Huỳnh Ngọc Tuấn, nhạc sĩ Việt Khang, nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và nhiều người khác đã bỏ lại vợ con mà bước vô nhà tù Cộng Sản một cách hiên ngang không sợ hãi. Vì chính nghĩa mà Nguyễn Phương Uyên lấy máu mình mà viết nên câu khẩu hiệu nổi tiếng: “Tàu Khựa cút khỏi biển Đông” và “Đảng Cộng Sản đi chết đi” để bị bắt vô tù khi tuổi còn rất trẻ. Vì chính nghĩa mà biết bao nhà đấu tranh dân chủ vẫn kiên cường tranh đấu và quyết theo đuổi lý tưởng của mình sau khi đã bị đọa đày trong nhà tù Cộng Sản như Đổ Thị Minh Hạnh, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, luật sư Lê Công Định, thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, nhà giáo Vi Đức Hồi, Phạm Thanh Nghiên, Lê Thị Kim Thu, luật sư Nguyễn Bắc Truyển, nhà báo Trương Minh Đức, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, chị Bùi Thị Minh Hằng và nhiều người khác nữa.
Cái mạnh thứ hai là truyền thống đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của cha ông ta đã và đang truyền lại cho con cháu. Cái truyền thống đó sẽ làm cho dân Việt hội tụ đoàn kết với nhau khi đã nhận rõ kẻ thù và những ai đan tâm bán nước.
Cái mạnh thứ ba là các nhà đấu tranh cho dân chủ đã biết vận dụng những phương tiện truyền thông hiện đại như internet, email, tin nhắn, twitter, facebook để liên lạc, tìm hiểu và vận dụng những bài học đã xảy ra trên thế giới cho công cuộc đấu tranh cho dân tộc mình. Thông tin và kiến thức sẽ đánh tan sự bao bít của các thế lực độc tài toàn trị và làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ngày càng lan rộng và có hiệu quả.
Cái mạnh thứ tư là sự đồng tình ủng hộ của nhân dân các nước trên thế giới và các tổ chức quốc tế cho công cuộc đấu tranh đòi nhân quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Một thí dụ điển hình là sự lên tiếng nhiều lần về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam của nhiều tổ chức tầm cỡ trên thế giới như tổ chức Bảo Vệ Nhân Quyền Thế Giới, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, Hội Ân Xá Quốc Tế, và nhiều tổ chức khác. Gần đây nhất là sự lên tiếng của tổ chức Bảo Vệ Nhân Quyền Thế Giới về tình trạng hành hung, tra tấn, gây thương tích, hay làm thiệt hại tính mạng của người dân trong các đồn Công An ngày càng nhiều. Họ đã mạnh mẽ tố cáo với thế giới về tình trạng trên ở Việt Nam sau nhiều ngày tháng điều tra với đầy đủ bằng chứng và đề nghị các nước trên thế giới nên lên tiếng phản đối nhà nước Việt Nam và có những hành động thích đáng như xét lại các chương trình viện trợ hay các hợp tác thương mại có lợi cho Việt Nam. Những việc làm như trên của các tổ chức quốc tế và của các nước văn minh tiến bộ trên thế giới đã và đang đóng góp một cách đáng kể vào tiến trình dân chủ cho Việt Nam.
Cái mạnh thứ năm là sự đồng tình ủng hộ hay nói đúng hơn là tham gia mạnh mẽ của khối người Việt ở hải ngoại cho công cuộc đấu tranh ở quê nhà. Sự kết hợp trong ngoài làm cho kẻ địch không khỏi nao núng trong những vận động tuyên truyền ra thế giới hay trong việc đàn áp những người đấu tranh ở trong nước. Và chính việc nầy càng làm cho phong trào đấu tranh mạnh mẽ lên thêm.
Còn cái yếu của chúng ta là ở những vấn đề gì?
Cái yếu của ta là ở cái thế luôn bị kèm kẹp theo dõi làm cho sự phát triển của phong trào phải đi dần từng bước chậm rải. Các phương tiện truyền thông thì không được tự do và thường xuyên bị phá hoại. Người tham gia đấu tranh thì bị bao vây kinh tế, gây khó khan, bị khủng bố, đánh đập hay bị bắt đi tù vì bất cứ lý do gì. Để vượt qua điểm yếu nầy thì cần có sự liên lạc và nương tựa vào nhau của mọi người dân cùng đứng chung một chiến tuyến và người Việt ở hải ngoại càng làm nhiều hơn nữa để giúp đỡ bảo vệ đồng bào mình đang đấu tranh trong quốc nội. Cần tiếp tục tố cáo với thế giới với những bằng chứng rõ ràng về những hành vi đàn áp và vi phạm nhân quyền trắng trợn của nhà cầm quyền Việt Nam. Và thu nhập cũng như lưu trữ những bằng chứng cũng như tài liệu về từng cá nhân trong hệ thống nhà nước đã có những hành vi khủng bố hay làm hại người dân để có thể truy tố hay xét xử sau này.
Cái yếu của ta là sự thiếu tổ chức vì cái tính cách tự phát một phần, nhưng phần chính là do sự ngăn cấm, bắt bớ hay đe dọa của nhà cầm quyền. Chỉ gần đây các tổ chức dân sự mới bắt đầu ra đời nhưng sự phát triển và hoạt động còn ít ỏi vì cả hai phía còn đang trong tình trạng thăm dò. Phe địch thì luôn đưa mắt dòm ngó còn phe ta thì vẫn dè chừng vì không muốn bị đàn áp khi còn non trẻ. Mặc dầu còn non trẻ nhưng các tổ chức dân sự đã có những chương trình hành động khá ngoạn mục như sự công khai họp mặt hàng tháng, sự lên tiếng chính đáng và kịp thời về những hành động vi phạm nhân quyền hay luật pháp quốc tế mà nhà cầm quyền Việt Nam đã ký kết, hay sự xâm lấn của Trung Cộng đến biển đảo của Việt Nam và sự nhu nhược của nhà nước Việt Nam. Gần đây phong trào “ Tôi muốn biết” do mạng lưới bloggers ở Việt Nam chủ xướng đã được tham gia đông đảo và đang làm cho đảng Cộng Sản Việt Nam lo sợ. Một khi phong trào lan rộng và mọi người dân đều quan tâm tới vận mệnh đất nước thì đảng Cộng Sản không thể nào che đậy hay lặng yên về những hành động bán nước của mình. Tuy nhiên để phát triển các tổ chức dân sự và bảo vệ mọi người tham gia thì cần có sự kết nghĩa, bảo trợ của những tổ chức dân sự trên thế giới hay của những tổ chức của người Việt ở hải ngoại. Ví dụ như mỗi tổ chức dân sự trong nước có thể được sự kết nghĩa của một tổ chức cộng đồng ở hải ngoại. Ngoài những tổ chức dân sự, các tôn giáo cũng cần có thêm những tiếng nói và hành động quyết liệt đến những vấn đề liên hệ đến sự tồn vong của dân tộc, của những bất công, hay tệ nạn xã hội, như những sự lên tiếng của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, của giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, hay của giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy trong thời gian vừa qua.
Cái yếu của ta là chưa phá được toàn bộ bức tường sợ hãi mà địch đã bao vây dân tộc trong mấy chục năm qua. Bức tường ấy đã có nhiều lỗ hổng to lớn nhờ công lao của những dũng sĩ đi đầu như bác sĩ Nguyễn Đan Quế, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, luật sư Lê Thị Công Nhân, luật sư Nguyễn Văn Đài, Huỳnh Thục Vy, Phạm Thanh Nghiên, và đặc biệt là Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Đổ Thị Minh Hạnh, và Bùi Thị Minh Hằng. Nhưng nó vẫn còn là một cản trở to lớn cho phong trào đấu tranh của dân tộc Việt. Chừng nào bức tường đó ngả sụp hoàn toàn như sự sụp đổ của bức tường Bá Linh thì khi ấy cuộc cách mạng sẽ nhanh chóng thành công. Bức tường sợ hãi sẽ không còn đứng vững với thời gian khi mà càng ngày càng có nhiều người can đảm lên tiếng. Sự lên tiếng của người dân có thể bắt nguồn từ nhiều lý do, những lý do đơn giản và tự nhiên như sự bất công trong công ăn việc làm, sự vô trách nhiệm trong các vấn đề y tế, giáo dục của những người có chức có quyền, sự bất lực của chính quyền trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm hay an ninh xã hội, cho đến những vấn đề lớn lao hơn như sự im hơi lặng tiếng của các lãnh đạo nhà nước Việt Nam trước việc Trung Quốc lấn áp xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, tệ nạn tham nhũng trầm trọng ở Việt Nam, chính sách dường như bán nước của đảng Cộng Sản Việt Nam trong lá thư của thủ tướng Phạm Văn Đồng nằm 1958 hay các hiệp ước biên giới với Trung Quốc và cái gọi là “Hội Nghị Thành Đô” nằm 1990, những sự vi phạm nhân quyền trầm trọng, sự đàn áp tôn giáo, cướp đất của dân oan và nhiều vấn đề khác nữa.
Vậy thì cái mạnh và cái yếu của địch là gì?
Cái mạnh của địch là ở công an, quân đội, và mọi công cụ đàn áp trong tay. Tuy nhiên những sự đàn áp của họ đối với những nhà đấu tranh cho dân chủ đã và đang bị thế giới lên án. Không những vậy họ còn bị những vị sĩ quan cao cấp trong quân đội hay công an trước đây lên tiếng phản đối. Một điều cần lưu ý ở đây là mặc dù quân đội là do đảng Cộng Sản nắm giữ, nhưng những người lính lại đến từ nhân dân. Cho nên khi thời cơ chín mùi cho một cuộc cách mạng thì hiện tượng quân đội quay súng lại với Đảng là chuyện có thể xảy ra. Nhất là trong bối cảnh đất nước đang bị ngoại xâm mà chính Đảng Cộng Sản là kẻ có trách nhiệm trong việc làm mất đất mất biển và tạo điều kiện cho giặc xâm lấn nước nhà.
Cái mạnh của địch là ở sự độc quyền cai trị đất nước dựa trên điều 4 hiến pháp do chính họ đặt ra. Họ nắm tất cả các ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp và tất cả các phương tiện truyền thông báo chí cho nên người dân nói chung là không có tiếng nói và một quyền hạn gì ở đất nước nầy. Tuy nhiên xu hướng của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới ngày nay là được sống trong một thể chế dân chủ, đa nguyên đa đảng, và người dân có quyền tham gia và lựa chọn những người lãnh đạo cho đất nước mình. Cho nên cái mạnh của một chế độ độc tài toàn trị bỗng nhiên trở nên cái yếu của một chế độ lạc hậu và phản lại trào lưu tiến hóa của nhân loại và sẽ bị loại bỏ không sớm thì chầy.
Cái mạnh của địch là một đảng duy nhất với ba triệu đảng viên và các tổ chức ngoại vi nắm giữ mọi chức vụ quan trọng của chính quyền. Họ từng tự hào là đánh bại các cường quốc như Pháp và Mỹ để dành độc lập cho quốc gia. Sự thật đảng Cộng Sản chỉ làm theo lệnh của quan thầy là Liên Xô, Trung Cộng để bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản, và bây giờ đã lộ nguyên hình là một đảng của những nhóm lợi ích cấu kết với nhau và những cá nhân bất tài nhưng tham quyền cố vị. Cũng vì quyền lợi cá nhân mà đảng Cộng Sản bây giờ đã chia năm xẻ bảy tranh giành nhau đến tận trung ương như trường hợp đồng chí X năm vừa rồi, hay thượng tướng Phạm Quý Ngọ mấy tháng trước. Vì hoàn cảnh lịch sử của đất nước, cũng có những cá nhân lầm lẫn đi theo đảng Cộng Sản vì tưởng họ thật tình yêu nước, bây giờ hiểu ra, những vị ấy đã mạnh dạn lên tiếng kêu gọi thay đổi. Những thỉnh nguyện thư, những lời kêu gọi, những tuyên bố của các đảng viên lâu năm, của các tướng tá đã có những tác động đáng kể cho cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam cho một thể chế dân chủ, cho nhân quyền và cho một nền độc lập thật sự cho nước nhà. Tác động đầu tiên là soi sáng thêm con đường từ bỏ chủ nghĩa Cộng Sản, chủ nghĩa xã hội mà nhiều người trong Đảng chưa nhận ra hay còn đắn đo suy nghĩ. Tác động khác là làm lung lay thêm cái chân đã một phần mục nát do chính các đảng viên tham ô gây ra. Nó đã tạo thêm mâu thuẫn và sự nghi ngờ lẫn nhau trong nội bộ Đảng, và làm mất lòng tin của các đảng viên lên cấp lãnh đạo của họ. Tác động lớn nhất có lẽ là sự cổ võ to lớn cho phong trào đấu tranh đang ngày lớn mạnh của nhân dân. Nó đã xác minh cho sự đấu tranh đúng đắn và chính nghĩa của phong trào và chắc chắn sẽ làm cho nhiều người yêu nước mạnh dạn tham gia.
Cái mạnh của địch là có sự hậu thuẫn của đảng Cộng Sản Trung Quốc đàng sau. Tuy nhiên đó cũng là cái yếu của đảng Cộng Sản và nhà nước mà họ đang nắm quyền vì một sự lệ thuộc ngoại bang, Trung Cộng, một cách quá rõ ràng cũng đồng nghĩa với sự phản bội lại tổ quốc của mình. Họ kết nghĩa anh em với kẻ thù truyền kiếp của dân tộc. Họ đã nhượng đất nhượng biển và sẵn sàng đàn áp nhân dân để làm vui lòng kẻ thù. Họ đã ký kết những hiệp định bán nước mà chỉ được tiết lộ bởi kẻ thù. Họ đã không còn lừa bịp được ai vì ngay chính đảng viên lâu năm của họ cũng đã mất niềm tin. Không sớm thì muộn mọi người dân Việt sẽ coi đảng Cộng Sản là kẻ thù nguy hiểm nhất của dân tộc. Họ tin rằng Trung Cộng sẽ giúp họ giữ vững ngai vàng để kéo dài sự thống trị ở Việt Nam như những thái thú ngày xưa, nhưng họ đã quyên rằng Trung Quốc cũng đang đối đầu với nhiều vấn nạn trầm kha như mầm mống nội loạn, sự ô nhiểm môi trường, bất ổn xã hội, đạo đức xuống dốc, tham nhũng tràn lan, dân tình bất mãn, hàng hóa bị nhiều người tẩy chay vì thiếu chất lượng hay gây tai hại cho sức khỏe. Nội bộ đảng Cộng Sản Trung Quốc thì không còn đóng cửa dạy nhau, mà cũng công khai thanh trừng, đấu đá nhau quyết liệt. Họ không tin nhau, thì làm sao họ có thể tin vào những viên chức nhà nước hay đảng Cộng Sản Việt Nam. Chẳng qua chỉ là hai bên lợi dụng lẫn nhau để giữ lấy chiếc ghế quyền lực của mình. Cũng vì vậy mà nhiều người không lấy làm lạ khi một người gọi là phe thân Trung Quốc như ông Nguyễn Bá Thanh lại đi Mỹ chửa bịnh thay vì đi Trung Quốc. Có lẽ ông không tin vào tấm lòng lương y như từ mẫu của các bác sĩ Trung Quốc hay không tin lắm ở khả năng y khoa sao chép của các bịnh viện ở nước nầy, hay không tin vào cả cái chế độ mà luôn dùng thủ đoạn để thống trị người dân và cạnh tranh với quốc tế.
Cái yếu của đảng Cộng Sản là một sự bất tài, thất đức của các tầng lớp lãnh đạo và một hệ thống độc quyền thiếu sự cạnh tranh và kiểm soát. Nó đã dẫn đưa đất nước đến một tình trạng suy yếu về mọi mặt từ kinh tế, giáo dục, y tế, chính trị, quốc phòng. Nó đã sản sinh ra một thể chế tham nhũng nhất nhì thế giới làm cho đất nước kiệt quệ và dân tình điêu linh.
Cái yếu của đảng Cộng Sản là sự cô đơn vô cùng tận khi cả thế giới đang từ bỏ chế độ Cộng Sản thì họ lại kiên quyết đi theo con đường Cộng Sản. Các nước Đông Âu khi từ bỏ chế độ Cộng Sản thì đời sống của người dân các nước đó không ngừng được nâng cao về mọi mặt. Lấy thí dụ của Ba Lan, năm 1990 mức thu nhập trung bình của mỗi người dân chỉ vào khoảng 1.300 Dollars, nhưng đến năm 2013 họ đã có mức thu nhập tăng lên gấp 10 lần là vào khoảng 13.000 Dollars. Không những như vậy, đất nước Ba Lan còn mở rộng quan hệ với quốc tế và họ đã trở thành thành viên của khối Nato, không còn lo sợ bị Nga Sô hay bất kỳ nước nào xâm chiếm. Trong khi Việt Nam, dưới sự cai trị của đảng Cộng Sản thì mức thu nhập đầu người cũng không qua con số 2000 Dollars cho năm 2013, và luôn ở trong nguy cơ sẽ bị thôn tính bởi anh láng giềng tham lam, Trung Cộng. Người dân Việt Nam đã và đang thấy rõ con đường mà mình muốn đi, họ sẽ không để cho một thiểu số tham lam và thiếu hiểu biết dẫn dắt mình đi mãi trên con đường u tối.
Qua những phân tích trên đây, mặc dù không thể đầy đủ trong một bài báo ngắn gọn, chúng ta cũng có thể thấy rằng trận chiến quyết định của dân tộc đã bắt đầu với những khó khăn và thuận lợi mang tính đặc thù của Việt Nam. Khó khăn thì nhiều, nhưng thuận lợi thì cũng không ít. Điều quan trọng là nhân dân Việt Nam đang có chính nghĩa. Chính nghĩa là yếu tố quyết định cho sự thắng bại cho trận chiến nầy. Chính nghĩa sẽ dẫn đến sự cân bằng lực lượng và hơn thế nữa sẽ làm cho địch ngày thêm phân chia, rối loạn và làm cho ta mỗi lúc một đoàn kết, kiên cường thêm. Và như thế, dân tộc ta sẽ có một chiến công ngoạn mục để sau này còn có hai chữ Việt Nam.
Tiếng con gì nó kêu!?
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Thông thường đã là đồng loại đồng bào cùng chủng tộc cùng ngôn ngữ khi đối thoại hay phát ngôn cả hai đều không ít thì nhiều phải hiểu biết ý nghĩa của từ ngữ chuyển tải phát ra, còn nếu không hiểu nổi thì người nghe hay ví von… Đó là tiếng "con gì" nó kêu chứ không phải tiếng nói người.
Chiều ngày 18/9, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp các nhà báo trong nước và quốc tế tham dự Hội nghị thường niên Mạng thông tin châu Á được tổ chức tại Hà Nội. Trong hội nghị, trao đổi về quyền tự do báo chí, ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu (bằng tiếng Việt) rằng tại Việt Nam…
"…Khẳng định quyền tự do báo chí là quyền cơ bản của quyền công dân, tự do báo chí là xu thế chung của thế giới. Tuy nhiên tự do báo chí phải theo quy định của luật pháp để đảm bảo tự do của người này, tổ chức này không xâm phạm đến tự do và lợi ích của tổ chức và cá nhân khác. Hiến pháp Việt Nam mới thông qua cũng bảo đảm tự do trên tinh thần đó.” (Onlinetienphong)
Ông Dũng (khẳng định quyền tự do báo chí là quyền cơ bản của quyền công dân, tự do báo chí là xu thế chung của thế giới) điều này chứng tỏ thế giới quan của ông thủ tướng cũng "nhạy bén"… Nhưng người ta không hiểu nổi lời của ông khi tiếp theo sau đó ông lập luận: Tuy nhiên tự do báo chí phải theo quy định của luật pháp để đảm bảo tự do của người này, tổ chức này không xâm phạm đến tự do và lợi ích của tổ chức và cá nhân khác. Hiến pháp Việt Nam mới thông qua cũng bảo đảm tự do trên tinh thần đó.
Làm thế nào để mọi người cùng hiểu và chính ngay cả với ông thủ tướng giải thích cho thỏa đáng lời của ông: tự do báo chí phải đảm bảo tự do của người này, tổ chức này, không xâm phạm đến tự do và lợi ích của tổ chức và cá nhân khác... khi mà…
Trên lĩnh vực Báo Chí nhà nước đảng CS Việt Nam công khai tuyên bố áp đặt sự lãnh đạo tư tưởng và nội dung lên tất cả các báo chí xuất bản tại Việt Nam. Đảng CSVN cho biết báo chí là công cụ "độc quyền" của Đảng CSVN, để "tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, cổ vũ nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng..."
Vậy thì ông thủ tướng chỉ ra giùm "sự tự do ngôn luận và lợi ích của cá nhân"khác là gần trăm triệu dân Việt bỏ đi đâu!? Nó nằm ở chổ nào!?.
Dưới thời thực dân đô hộ, vậy mà nó văn minh tôn trọng tự do ngôn luận cho phép dân ta xuất bản cùng lúc hàng mấy chục tờ báo cá nhân trên cả nước, còn sau khi "bác đảng" giải phóng tự hào là độc lập tự do thì tuyệt nhiên "cấm tiệt" không một tờ báo của công dân nào được phép xuất hiện ngoài báo chí của "đảng ta"!??. Vậy mà ông thủ tướng tỉnh rụi hót rằng: khẳng định quyền tự do báo chí là quyền cơ bản của quyền công dân, tự do báo chí là xu thế chung của thế giới!? Ai hiểu nổi lời nói này… Chắc chết liền…
Ông Thủ Tướng Dũng hãy chỉ ra trong “Rừng báo” này, tờ báo nào là sản phẩm của "cá nhân" khẳng định là quyền tự do báo chí của công dân, tự do báo chí là xu thế chung của thế giới – Theo lời ông nói!?.
Người ta cũng không thể nào hiểu nổi lời ông nói:“tự do báo chí phải theo quy định của luật pháp”…
Trong khi đó Điều 69, Hiến Pháp VN đã quy định "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin"!?. Và…
Điều 19 Tuyên Ngôn quốc tế Nhân Quyền
Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.
Là thủ tướng của một quốc gia đã phê chuẩn ký kết tuân thủ tuyên ngôn này không thể ông Dũng không biết…
Điều 30:
"Không một điều nào trong Bản Tuyên Ngôn này được hiểu và hàm ý cho phép một nước, một nhóm hay một cá nhân nào được quyền có những việc làm hay hành động nhằm hủy diệt nhân quyền và tự do được thừa nhận trong bản Tuyên Ngôn này."
Bản đồ thế giới phân hạng chỉ số tự do báo chí của tổ chức Phóng viên không biên giới - CSTQ và CSVN (màu nâu đậm) mất tự do nặng nề nhất.
Đã thế ông thủ tướng lại còn "hùng biện" với cử tọa: "Việt Nam thực hiện quyền con người và quyền công dân đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận".
Thì trước đó chưa lâu tại Đối thoại nhân quyền Australia - Việt Nam lần thứ 11 diễn ra ngày 28/7/2014 tại Hà Nội được quốc tế "thừa nhận" như thế này
"Trong những năm qua các đối tác của Việt Nam như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Australia và Canada đều có những cuộc đối thoại về nhân quyền đối với Việt Nam. Mục đích nhằm kêu gọi chính phủ Hà Nội phải nghiêm túc thực thi đầy đủ những cam kết đã thông qua đối với quốc tế nhằm bảo đảm cho người dân trong nước được hưởng những quyền căn bản mà dân chúng ở các quốc gia dân chủ, tự do trên thế giới đang được hưởng một cách bình thường.” (*)
Cứ như vậy, những kiểu nói lấy được cho sướng cái mồm, thiếu chân lý khi đối chiếu với thực tế khiến người nghe không thể nào hiểu nỗi chỉ còn biết lắc đầu với ẩn dụ đó là tiếng của "con gì"!.
Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã bỏ trốn để “xù” nợ
(ĐSPL) - Sau khi vay hàng trăm triệu đồng từ tổ chức và các cá nhân trên địa bàn, Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Chư Pơng, huyện Chư Sê (Gia Lai) đã cao chạy xa bay để “xù” nợ.
Qua tìm hiểu được biết, trong thời gian còn đương chức Chủ tịch Hội người cao tuổi xã, ông Trương Dân đã vay mượn số tiền lên tới hơn trăm triệu đồng của Hội người cao tuổi, UBND xã. Tuy nhiên, sau khi vay mượn, ông Dân đã không trả mà ôm tất cả số tiền trên và bỏ trốn khỏi địa phương.
Theo bà Nguyễn Thị Bắc, trú tại thôn Hố Bi, xã Chư Pơng, năm 2011, với lý do cần tiền để giải quyết công việc riêng, ông Dân đã nhờ bà đứng ra vay giúp 20 triệu đồng từ một cá nhân trong xã và hứa hẹn sẽ trả trong thời gian sớm nhất.
Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền, ông Dân đã không trả nợ mà để một mình bà Bắc gánh thay số nợ trên. Cũng theo bà Bắc, bà đã nhiều lần nhắc khéo ông Dân về số nợ nhưng hết lần này đến lần khác ông đều lần lữa khất rồi im lặng. Đến ngày 25/3/2014, khi bà Bắc đến nhà để hỏi về món nợ, lúc này, ông Dân mới chịu viết một giấy nhận nợ với nội dung, có mượn 20 triệu đồng của bà Bắc và hẹn đến ngày 20/6 âm lịch (16/7/2014 dương lịch) sẽ trả 1 nửa và cuối năm trả hết số nợ. Nhưng đến hẹn, ông Dân đã cao chạy xa bay khỏi địa phương.
Giấy vay nợ của ông chủ tịch Hội Người cao tuổi
Tương tự, bà Vũ Thị Thảo (61 tuổi), trú tại thôn Đoàn Kết, xã Chư Pơng cho biết, giữa năm 2014, ông Dân đã đến nhà vay mượn tiền để tổ chức đám cưới cho con trai và hẹn sau đám cưới sẽ lấy tiền hỉ trả lại. Vì tin lời, bà Thảo đã cho ông Dân vay 40 triệu đồng. Tuy nhiên, cũng giống như bà Bắc, bà Thảo cũng không lấy lại được số tiền đã cho cựu Chủ tịch Hội người cao tuổi xã vay.
Trước sự việc, ông Dân bỏ trốn khỏi địa phương sau nhiều lần vay nợ không trả, nhiều hộ dân ở xã Chư Pơng đã làm đơn tố cáo lên chính quyền địa phương. Sau khi xem xét vụ việc, chính quyền xã Chư Pơng đã buộc thôi chức Chủ tịch hội người cao tuổi xã đối với ông Trương Dân.
Đơn tố cáo của công dân về việc cựu Chủ tịch Hội Người cao tuổi bỏ trốn để “xù” nợ .
Trao đổi về vấn đề trên, ông Huỳnh Ngọc Chương, Trưởng Công an xã Chư Pơng khẳng định, chuyện ông Trương Dân, nguyên chủ tịch Hội Người cao tuổi nợ tiền không trả và bỏ trốn khỏi địa phương là có thật. Công an xã đã nhận được đơn tố cáo của công dân về việc này. Trước mắt, công an đang tổ chức truy tìm ông Trương Dân đồng thời chuyển hồ sơ sang Công an huyện giải quyết theo thẩm quyền.
17:10 PM, 19-09-2014
CHÍ DŨNG
Ba đại cường "dân tộc chủ nghĩa" nhào nặn cục diện châu Á
RFI-Trọng Nghĩa
19-09-2014 16:38
Tuần duyên Nhật Bản rượt đuổi tàu hải giám Trung Quốc tại quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư-REUTERS/Kyodo/Files
Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ hiện là ba cường quốc vùng Châu Á Thái Bình Dương có một mẫu số chung : Được một nhân vật dân tộc chủ nghĩa lãnh đạo. Theo nhận định của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế IISS trong bản « Khảo sát Chiến lược 2014 / Strategic Survey 2014 » công bố hôm qua 18/09/2014 tại Luân Đôn, thì cục diện Châu Á, vốn đang bị cuộc cạnh tranh Trung-Nhật tác động, sắp tới đây sẽ tiếp tục bị hai đại cường này cùng với Ấn Độ nhào nặn.
Phân tích của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế về cục diện vùng Châu Á-Thái Bình Dương từ đầu năm 2014 đến nay, trước hết ghi nhận tình trạng chính sách đối ngoại của hai nước Trung Quốc và Nhật Bản đã có những thay đổi nhất định sau khi hai nhân vật mang nặng tính dân tộc chủ nghĩa lên cầm quyền : Tập Cận Bình ở Bắc Kinh và Shinzo Abe ở Tokyo.
Tính chất cứng rắn và quyết đoán của các lãnh đạo này đã ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của hai cường quốc kể trên. Trong trường hợp của Trung Quốc, IISS đặc biệt ghi nhận sự kiện ông Tập Cận Bình, một lãnh đạo mới lên, muốn xác lập quyền lực của mình và nhấn mạnh đến quy chế đại cường của Trung Quốc. Trong lãnh vực đối ngoại, ý hướng này được biểu thị qua các hành động đòi hỏi chủ quyền mạnh mẽ tại hai khu vực Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Các hành động đó đi từ quyết định thành lập một vùng nhận dạng phòng không bao trùm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản trên Biển Hoa Đông vào cuối năm ngoái 2013, cho đến việc đưa một giàn khoan dầu khổng lồ hạ đặt vào trong vùng biển tranh chấp với Việt Nam ở Biển Đông hồi tháng Năm vừa qua.
Giải thích về hành động quyết đoán trên đây của Trung Quốc, IISS nêu lên nhiều lý do. Đó có thể là phản ứng tự nhiên trước thái độ quyết đoán mạnh mẽ hơn của Nhật Bản, đối thủ của Bắc Kinh trong khu vực, nhưng cũng có thể là chủ trương tiến tới sau khi xác định được sự yếu đuối của các nước Đông Nam Á, thường xuyên bị chia rẽ, và cả của chính quyền Mỹ, đôi khi đã bộc lộ những dấu hiệu thiếu kiên định và thiếu tập trung vào khu vực cho dù đã tuyên bố chính sách tái cân bằng lực lượng qua châu Á-Thái Bình Dương.
Một nguyên nhân khác, theo IISS, bắt nguồn từ mong muốn của Bắc Kinh, muốn tận dụng ưu thế trên biển mới có được của Hải quân Trung Quốc trước khi các nước láng giềng phát triển được các phương tiện đối phó.
Vấn đề, theo IISS, là cho dù các động thái quyết đoán ngày càng gia tăng của Bắc Kinh gây thiệt hại cho Nhật Bản và một số quốc gia Đông Nam Á (đặc biệt là Philippines và Việt Nam), sức mạnh kinh tế của Trung Quốc vẫn giúp nước này duy trì được quan hệ tích cực với khu vực. Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, ông Tập Cận Bình có thể là đã tính toán rằng các trục trặc tạm thời trong quan hệ với Tokyo, Manila và Hà Nội là một cái giá vừa phải để có giành được một lợi thế chiến lược dài hạn.
Trong trường hợp Nhật Bản, theo IISS, việc ông Shinzo Abe trở lại cầm quyền đã kéo theo một đường lối đối ngoại và an ninh vừa cứng rắn, vừa nặng tính xét lại, có tác động rất lớn, đặc biệt là việc tăng cường khả năng quân sự, phát huy một « lực lượng tự vệ năng động », bãi bỏ lệnh cấm về xuất khẩu vũ khí, chính thức cho phép Tokyo trợ giúp các nước bạn khi bị tấn công.
Đối với Trung Quốc, Nhật Bản cũng cứng rắn hẳn lên trong việc xử lý các bất đồng với Trung Quốc về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, mà Tokyo không công nhận là một tranh chấp có thể được trọng tài quốc tế phân xử. Ông Abe cũng nỗ lực phối hợp để tìm liên minh đối phó với chiến lược đối ngoại của Trung Quốc, không chỉ với các quốc gia Đông Nam Á mà cả với Đài Loan.
Về Ấn Độ, theo IISS, Thủ tướng Modi là lãnh đạo thứ ba tại Châu Á muốn nâng cao tư thế nước mình trong khu vực và trên thế giới. Lãnh đạo mới tại New Delhi sẽ vừa tìm cách xây dựng mối quan hệ tốt với Trung Quốc, nhưng cũng vừa cố gắng tìm kiếm một quan hệ hợp tác mọi mặt với Nhật Bản.
Trong trung hạn, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho rằng Ấn Độ muốn đóng một vai trò lớn hơn trong các vấn đề Châu Á, bằng cách tăng cường quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á chủ chốt như Singapore và Việt Nam chẳng hạn. Đối với IISS, một nước Ấn Độ mở cửa hơn với nước ngoài có thể tác động đến tương quan lực lượng đang thay đổi của Châu Á.
Tóm lại, IISS kết luận : Trong năm tới, các hướng tiếp cận khác nhau của các lãnh đạo tại ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ sẽ tạo ra một động lực khu vực mới.
19-09-2014 16:38
Tuần duyên Nhật Bản rượt đuổi tàu hải giám Trung Quốc tại quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư-REUTERS/Kyodo/Files
Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ hiện là ba cường quốc vùng Châu Á Thái Bình Dương có một mẫu số chung : Được một nhân vật dân tộc chủ nghĩa lãnh đạo. Theo nhận định của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế IISS trong bản « Khảo sát Chiến lược 2014 / Strategic Survey 2014 » công bố hôm qua 18/09/2014 tại Luân Đôn, thì cục diện Châu Á, vốn đang bị cuộc cạnh tranh Trung-Nhật tác động, sắp tới đây sẽ tiếp tục bị hai đại cường này cùng với Ấn Độ nhào nặn.
Phân tích của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế về cục diện vùng Châu Á-Thái Bình Dương từ đầu năm 2014 đến nay, trước hết ghi nhận tình trạng chính sách đối ngoại của hai nước Trung Quốc và Nhật Bản đã có những thay đổi nhất định sau khi hai nhân vật mang nặng tính dân tộc chủ nghĩa lên cầm quyền : Tập Cận Bình ở Bắc Kinh và Shinzo Abe ở Tokyo.
Tính chất cứng rắn và quyết đoán của các lãnh đạo này đã ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của hai cường quốc kể trên. Trong trường hợp của Trung Quốc, IISS đặc biệt ghi nhận sự kiện ông Tập Cận Bình, một lãnh đạo mới lên, muốn xác lập quyền lực của mình và nhấn mạnh đến quy chế đại cường của Trung Quốc. Trong lãnh vực đối ngoại, ý hướng này được biểu thị qua các hành động đòi hỏi chủ quyền mạnh mẽ tại hai khu vực Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Các hành động đó đi từ quyết định thành lập một vùng nhận dạng phòng không bao trùm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản trên Biển Hoa Đông vào cuối năm ngoái 2013, cho đến việc đưa một giàn khoan dầu khổng lồ hạ đặt vào trong vùng biển tranh chấp với Việt Nam ở Biển Đông hồi tháng Năm vừa qua.
Giải thích về hành động quyết đoán trên đây của Trung Quốc, IISS nêu lên nhiều lý do. Đó có thể là phản ứng tự nhiên trước thái độ quyết đoán mạnh mẽ hơn của Nhật Bản, đối thủ của Bắc Kinh trong khu vực, nhưng cũng có thể là chủ trương tiến tới sau khi xác định được sự yếu đuối của các nước Đông Nam Á, thường xuyên bị chia rẽ, và cả của chính quyền Mỹ, đôi khi đã bộc lộ những dấu hiệu thiếu kiên định và thiếu tập trung vào khu vực cho dù đã tuyên bố chính sách tái cân bằng lực lượng qua châu Á-Thái Bình Dương.
Một nguyên nhân khác, theo IISS, bắt nguồn từ mong muốn của Bắc Kinh, muốn tận dụng ưu thế trên biển mới có được của Hải quân Trung Quốc trước khi các nước láng giềng phát triển được các phương tiện đối phó.
Vấn đề, theo IISS, là cho dù các động thái quyết đoán ngày càng gia tăng của Bắc Kinh gây thiệt hại cho Nhật Bản và một số quốc gia Đông Nam Á (đặc biệt là Philippines và Việt Nam), sức mạnh kinh tế của Trung Quốc vẫn giúp nước này duy trì được quan hệ tích cực với khu vực. Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, ông Tập Cận Bình có thể là đã tính toán rằng các trục trặc tạm thời trong quan hệ với Tokyo, Manila và Hà Nội là một cái giá vừa phải để có giành được một lợi thế chiến lược dài hạn.
Trong trường hợp Nhật Bản, theo IISS, việc ông Shinzo Abe trở lại cầm quyền đã kéo theo một đường lối đối ngoại và an ninh vừa cứng rắn, vừa nặng tính xét lại, có tác động rất lớn, đặc biệt là việc tăng cường khả năng quân sự, phát huy một « lực lượng tự vệ năng động », bãi bỏ lệnh cấm về xuất khẩu vũ khí, chính thức cho phép Tokyo trợ giúp các nước bạn khi bị tấn công.
Đối với Trung Quốc, Nhật Bản cũng cứng rắn hẳn lên trong việc xử lý các bất đồng với Trung Quốc về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, mà Tokyo không công nhận là một tranh chấp có thể được trọng tài quốc tế phân xử. Ông Abe cũng nỗ lực phối hợp để tìm liên minh đối phó với chiến lược đối ngoại của Trung Quốc, không chỉ với các quốc gia Đông Nam Á mà cả với Đài Loan.
Về Ấn Độ, theo IISS, Thủ tướng Modi là lãnh đạo thứ ba tại Châu Á muốn nâng cao tư thế nước mình trong khu vực và trên thế giới. Lãnh đạo mới tại New Delhi sẽ vừa tìm cách xây dựng mối quan hệ tốt với Trung Quốc, nhưng cũng vừa cố gắng tìm kiếm một quan hệ hợp tác mọi mặt với Nhật Bản.
Trong trung hạn, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho rằng Ấn Độ muốn đóng một vai trò lớn hơn trong các vấn đề Châu Á, bằng cách tăng cường quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á chủ chốt như Singapore và Việt Nam chẳng hạn. Đối với IISS, một nước Ấn Độ mở cửa hơn với nước ngoài có thể tác động đến tương quan lực lượng đang thay đổi của Châu Á.
Tóm lại, IISS kết luận : Trong năm tới, các hướng tiếp cận khác nhau của các lãnh đạo tại ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ sẽ tạo ra một động lực khu vực mới.