SÀI GÒN (NV) .- Các bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, đặc nghẹt bệnh nhi. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thì phải chữa trị cho cả trẻ em lẫn hàng trăm người lớn bị sốt xuất huyết.
Trẻ em đang được điều trị tại bệnh viện Nhi đồng 1 ở Sài Gòn. (Hình: Thời báo Kinh tế Sài Gòn)
Theo báo chí Việt Nam, sở dĩ dịch sốt xuất huyết lại bùng phát và lan rộng vì thời gian vừa qua, Sài Gòn mưa liên tục, môi trường ẩm thấp, tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi nảy nở. Theo thống kê của Trung tâm Y tế Dự phòng tại Sài Gòn, trong bốn tuần gần đây, mỗi tuần tại Sài Gòn có khoảng 200 ca mắc sốt xuất huyết phải vào bệnh viện điều trị. Số ca nhập viện mỗi tuần cao hơn tháng bảy khoảng 20%.
Ở Sài Gòn, sốt xuất huyết liên tục bùng phát thành dịch. Từ đầu năm đến nay, đã có khoảng 4,500 ca mắc sốt xuất huyết. Trong đó có ba ca tử vong. Tình trạng tương tự cũng đã diễn ra trên khắp Việt Nam. Từ đầu năm đến nay, trên toàn Việt Nam đã có khoảng 15,400 ca mắc sốt xuất huyết. Trong đó có mười ca tử vong và Sài Gòn dẫn đầu về số ca tử vong (ba ca).
Cũng cần nói thêm, từ đầu năm đến nay, sốt xuất huyết chỉ là một trong nhiều loại dịch liên tục bùng phát ở Việt Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng. Trong vòng chín tháng vừa qua, tại Việt Nam đã có hàng chục đợt dịch khác nhau, bùng phát khắp nơi. Chẳng hạn, các đợt dịch tiêu chảy cấp tính diễn ra ở nhiều nơi từ trong Nam ra tới ngoài Bắc khiến 300,000 người phải vào bệnh viện cấp cứu. Năm người trong số này đã thiệt mạng.
Đồng hành với dịch tiêu chảy cấp tính là dịch sốt xuất huyết, dịch tay chân miệng. Ngoài sốt xuất huyết với các số liệu như vừa kể, từ đầu năm 2014 đến nay, tại Việt Nam có khoảng 38,000 đứa trẻ bị bệnh tay chân miệng, 2 trong số 38,000 đứa trẻ này đã chết. Đáng chú ý là theo các viên chức y tế, có nhiều dấu hiệu cho thấy, từ nay đến cuối năm, dịch sốt xuất huyết và dịch tay chân miệng ở Việt Nam sẽ bùng phát mạnh mẽ và hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn.
Sởi vốn là bệnh truyền nhiễm mà ngành y tế Việt Nam từng hoan hỉ loan báo đã loại trừ khỏi Việt Nam cũng đột nhiên phát triển thành dịch. Từ đầu năm đền nay, sởi đã bùng phát thành dịch tại tất cả các tỉnh, thành phố trên toàn Việt Nam. Tính ra có 33,500 trường hợp nhiễm sởi và có đến 147 người uổng mạng vì sởi.
Viêm não Nhật Bản trước đây chỉ lây lan ở miền Bắc, gần đây đã lan rộng tại miền Nam, đặc biệt là tại Sài Gòn. Dịch viêm não Nhật Bản tấn công 565 người, 22 người trong số này đã chết. Đáng lưu ý là riêng tỉnh Sơn La, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, có đến 100 đứa trẻ bị viêm não cấp tính.
Hồi thượng tuần tháng 8, Bộ trưởng Y tế của CSVN nhận định, sở dĩ đủ loại dịch bệnh liên tục bùng phát tại Việt Nam trong thời gian vừa qua là vì nguồn nước ô nhiễm, môi trường sống ô nhiễm, thực phẩm không hợp vệ sinh.
Theo bà ta, không thể chống dịch tiêu chảy cấp tính khi thực phẩm thiếu vệ sinh và đặc biệt là nguồn nước được cung cấp cho dân chúng cư trú ở các đô thị ăn uống, không đủ tinh khiết.
Sau một cuộc khảo sát hồi tháng 6, Cục Quản lý Môi trường của Bộ Y tế Việt Nam cho biết, mẫu nước được lấy từ 1,722 cơ sở cấp nước có công suất từ 1,000 mét khối/ngày trở lên, có 18% không đạt chỉ tiêu lý hóa và có 6% và không đạt chỉ tiêu vi sinh.
Thậm chí, ngay tại Sài Gòn đã có ba nhà máy cung cấp nước không đạt tiêu chuẩn vì hàm lượng mangan và sắt cao hơn mức cho phép. Một số nhà máy khác có hàm lượng clorua quá thấp.
Nếu dịch tiêu chảy cấp tính lan rộng vì thực phẩm thiếu vệ sinh và nguồn nước ăn uống bị ô nhiễm thì các loại dịch khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, viêm não bùng phát bởi ô nhiễm môi trường. Đây lại không chỉ là chuyện thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ Y tế. Cũng vì vậy, việc ngăn chặn dịch bệnh tại Việt Nam sẽ trở thành vấn đề nan giải. (G.Đ)
09-12-2014 3:31:02 PM
Theo Người Việt.
Friday, September 12, 2014
Việt Nam không có tiến bộ về “phát triển con người”
HÀ NỘI (NV) .- Báo cáo mà Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) công bố ngày 11 tháng 9-2014 tại Hà Nội cho thấy Việt Nam không có tiến bộ về “phát triển con người”.
Hơn 50% người nghèo ở Việt Nam không được nhận trợ cấp. (Hình: Thời báo Kinh tế Sài Gòn).
Trong báo cáo vừa kể, chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2013 của Việt Nam được xếp hạng 121, tương đương năm 2012. Nhìn rộng hơn thì từ năm 2000 đến nay, chỉ số HDI của Việt Nam đang giảm từ 1.7 hồi trước năm 2000 xuống còn 0.96 trong năm 2013.
Hầu hết các quốc gia ở châu Á đều có chỉ số HDI và thứ hạng cao hơn Việt Nam. Chẳng hạn Nam Hàn đứng hạng 15, Malaysia đứng hạng 62, Thái Lan đứng hạng 89, Trung Quốc đứng hạng 91, Indonesia đứng hạng 108, Phillipines đứng hạng 117.
HDI là chỉ số tổng hợp từ các yếu tố tuổi thọ, tri thức (trung bình số năm đi học và số năm đi học kỳ vọng), mức sống (GNI bình quân đầu người) nhằm đo lường thành tựu về phương diện phát triển con người.
Theo ghi nhận của UNDP, tại Việt Nam, tuổi thọ trung bình là 71.5 năm. Trung bình số năm đi học là 5.5 năm và số năm đi học kỳ vọng là 11.9 năm. GNI bình quân đầu người là 4,892 Mỹ kim.
Bà Pratibha Mehta, Trưởng Văn phòng của UNDP tại Việt Nam, nhận xét, tuy Việt Nam có những tiến bộ đáng kể trong phát triển con người qua các số liệu về giảm nghèo, phát triển y tế và giáo dục, song kể từ năm 2000, tốc độ của các tiến bộ về phương diện phát triển con người của Việt Nam chững lại và giảm xuống từ năm 2008. Cũng vì vậy, Việt Nam “dễ bị tổn thương”.
Theo UNDP, tình trạng bất bình đẳng trong xã hội Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng. Gần đây, nhóm 20% người có thu nhập cao nhất tại Việt Nam đang có mức tăng thu nhập rất nhanh, trong khi 50% người nghèo không có trợ cấp xã hội và Việt Nam chỉ bỏ ra chưa tới 1% GDP để trợ cấp cho người nghèo.
Cũng theo UNDP, tại Việt Nam, hiện có khoảng 70% việc làm thuộc “khu vực không chính thức”. Ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, biện bạch, lý do HDI của Việt Nam giảm là vì tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu 2008. Tác động của đợt suy giảm kinh tế toàn cầu này đã tác động đến đời sống dân chúng Việt Nam và đến nay chưa đánh giá được hết hệ lụy.
Cũng theo ông Thắng, Việt Nam phải đẩy nhanh cải cách cơ cấu vì từ năm 2008 đến nay, tốc độ tăng trưởng trung bình của Việt Nam chỉ đạt khoảng hơn 5%. Giảm đáng kể so với mức 7,9% trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2000. (G.Đ)
09-12-2014 2:48:28 PM
Theo Người Việt
Hơn 50% người nghèo ở Việt Nam không được nhận trợ cấp. (Hình: Thời báo Kinh tế Sài Gòn).
Trong báo cáo vừa kể, chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2013 của Việt Nam được xếp hạng 121, tương đương năm 2012. Nhìn rộng hơn thì từ năm 2000 đến nay, chỉ số HDI của Việt Nam đang giảm từ 1.7 hồi trước năm 2000 xuống còn 0.96 trong năm 2013.
Hầu hết các quốc gia ở châu Á đều có chỉ số HDI và thứ hạng cao hơn Việt Nam. Chẳng hạn Nam Hàn đứng hạng 15, Malaysia đứng hạng 62, Thái Lan đứng hạng 89, Trung Quốc đứng hạng 91, Indonesia đứng hạng 108, Phillipines đứng hạng 117.
HDI là chỉ số tổng hợp từ các yếu tố tuổi thọ, tri thức (trung bình số năm đi học và số năm đi học kỳ vọng), mức sống (GNI bình quân đầu người) nhằm đo lường thành tựu về phương diện phát triển con người.
Theo ghi nhận của UNDP, tại Việt Nam, tuổi thọ trung bình là 71.5 năm. Trung bình số năm đi học là 5.5 năm và số năm đi học kỳ vọng là 11.9 năm. GNI bình quân đầu người là 4,892 Mỹ kim.
Bà Pratibha Mehta, Trưởng Văn phòng của UNDP tại Việt Nam, nhận xét, tuy Việt Nam có những tiến bộ đáng kể trong phát triển con người qua các số liệu về giảm nghèo, phát triển y tế và giáo dục, song kể từ năm 2000, tốc độ của các tiến bộ về phương diện phát triển con người của Việt Nam chững lại và giảm xuống từ năm 2008. Cũng vì vậy, Việt Nam “dễ bị tổn thương”.
Theo UNDP, tình trạng bất bình đẳng trong xã hội Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng. Gần đây, nhóm 20% người có thu nhập cao nhất tại Việt Nam đang có mức tăng thu nhập rất nhanh, trong khi 50% người nghèo không có trợ cấp xã hội và Việt Nam chỉ bỏ ra chưa tới 1% GDP để trợ cấp cho người nghèo.
Cũng theo UNDP, tại Việt Nam, hiện có khoảng 70% việc làm thuộc “khu vực không chính thức”. Ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, biện bạch, lý do HDI của Việt Nam giảm là vì tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu 2008. Tác động của đợt suy giảm kinh tế toàn cầu này đã tác động đến đời sống dân chúng Việt Nam và đến nay chưa đánh giá được hết hệ lụy.
Cũng theo ông Thắng, Việt Nam phải đẩy nhanh cải cách cơ cấu vì từ năm 2008 đến nay, tốc độ tăng trưởng trung bình của Việt Nam chỉ đạt khoảng hơn 5%. Giảm đáng kể so với mức 7,9% trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2000. (G.Đ)
09-12-2014 2:48:28 PM
Theo Người Việt
Vĩnh Long: Cầu sập trước ngày khánh thành
VĨNH LONG (NV) - Một cây cầu chuẩn bị khánh thành trên sông Phú Thuận đã bất ngờ đổ sập chắn ngang dòng sông, trong khi một chiếc cầu treo mới khánh thành được ba tuần lễ thì đã hư hỏng.
Cầu qua sông Phú Thuận sập trước ngày khánh thành. (Hình: VTC)
Theo tin báo điện tử VTC, một cây cầu chuẩn bị khánh thành trên sông Phú Thuận tại ấp Phú Thuận A, xã Nhơn Phú, H.Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, đã bất ngờ đổ sập chắn ngang dòng sông.
Theo sự thuật lại như lời dân địa phương thì vào trưa ngày 10/9/2014, “khi các công nhân đang di chuyển máy trộn hồ để hoàn thành lớp mặt cầu thì phần đỉnh của cầu có dấu hiệu nứt. Khoảng 15 phút sau đó cây cầu bắt đầu sụt lún mạnh và sập. Rất may không có ai bị thương”.
Theo nguồn tin VTC, cây cầu này được khởi công xây dựng khoảng 2 tháng nay, có tổng chiều dài 28m, bề mặt cầu ngang 2,2m và tốn phí khoảng 260 triệu đồng, trong đó 130 triệu đồng do nhà tài trợ ở Sài Gòn đóng góp, phần còn lại do UBND xã Nhơn Phú xin kinh phí của H.Mang Thít đối ứng.
Nguyên nhân sập cầu là do thi công phần móng yếu. “Các trụ cầu đóng xuống đất sình chỉ khoảng 2.5 mét đến 3 mét nên chưa đến nền đất cứng, phần trên cầu hơn 20 tấn không thể chịu lực nổi dẫn đến sập.
Cầu sập khiến giao thông thủy trên tuyến sông bị tắc nghẽn hoàn toàn.”
Trong khi đó, theo tin tờ Tuổi Trẻ, cầu treo ở bản Ông Tú, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hoá bị sạt lở nặng mố cầu và bong gỗ lát mặt cầu dù cầu mới khánh thành ngày 21-8-2014.
“Hiện trạng cho thấy phần taluy ở mố cầu phía bắc bị sạt lở nặng nề, lộ rõ cả đá móng và bêtông trụ. Nhiều mảng bêtông mố và trụ bị rơi xuống suối, cột đỡ hàng rào đầu cầu bị hẫng khỏi nền đất, và nền đường cũng bị xói lở hở hàm ếch rất lớn.” Tờ Tuổi Trẻ kể cho biết.
Cầu treo ở bản Ông Tú rộng 2.7m, dài 105m với tổng vốn đầu tư 9.8 tỉ đồng (trong đó nguồn vốn từ chương trình 30a của nhà cầm quyền trung ương đầu tư hơn 7.7 tỉ đồng), bắc qua khe Rào ở thượng nguồn sông Gianh, nối bản Ông Tú và bản Hưng. Ngoài phần tiền nhà nước, nhiều tổ chức và cá nhân đóng góp tiền, phục vụ học sinh đi học và đồng bào các bản, nên cầu được mang tên là “Khuyến học và dân trí”.
Đơn vị thi công là Công ty cổ phần và dịch vụ thương mại 343 có trụ sở ở Hà Nội. Cầu chuẩn bị khánh thành hay đang trong tiến trình hoàn tất đã sập từng xảy ra một số lần trước đây.
Trưa 26/12/2011, trong lúc các đơn vị thi công đổ bê tông xây cầu nối từ trung tâm xã Bình Dương vượt sông Trà Bồng qua thôn Đồng Min (Bình Sơn, Quảng Ngãi), bất ngờ dầm cầu đổ sập. Dầm cầu sập hất văng hai công nhân đang làm việc xuống sông khiến họ tử vong, theo tin VNExpress.
Ngày 10/3/2009, cầu Chợ Đệm vượt sông Chợ Đệm thuộc dự án tuyến đường cao tốc Sài Gòn- Trung Lương (thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, Sài Gòn) bị sập khoang thông thuyền, dầm số 2 và cong dầm số 1 làm 2 công nhân bị thương. Ban quản lý dự án xây dựng cầu này đổ tội cho “gió lớn” gây ra “sự cố sập cầu”, theo tin VietnamNet. (TN)
Cầu qua sông Phú Thuận sập trước ngày khánh thành. (Hình: VTC)
Theo tin báo điện tử VTC, một cây cầu chuẩn bị khánh thành trên sông Phú Thuận tại ấp Phú Thuận A, xã Nhơn Phú, H.Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, đã bất ngờ đổ sập chắn ngang dòng sông.
Theo sự thuật lại như lời dân địa phương thì vào trưa ngày 10/9/2014, “khi các công nhân đang di chuyển máy trộn hồ để hoàn thành lớp mặt cầu thì phần đỉnh của cầu có dấu hiệu nứt. Khoảng 15 phút sau đó cây cầu bắt đầu sụt lún mạnh và sập. Rất may không có ai bị thương”.
Theo nguồn tin VTC, cây cầu này được khởi công xây dựng khoảng 2 tháng nay, có tổng chiều dài 28m, bề mặt cầu ngang 2,2m và tốn phí khoảng 260 triệu đồng, trong đó 130 triệu đồng do nhà tài trợ ở Sài Gòn đóng góp, phần còn lại do UBND xã Nhơn Phú xin kinh phí của H.Mang Thít đối ứng.
Nguyên nhân sập cầu là do thi công phần móng yếu. “Các trụ cầu đóng xuống đất sình chỉ khoảng 2.5 mét đến 3 mét nên chưa đến nền đất cứng, phần trên cầu hơn 20 tấn không thể chịu lực nổi dẫn đến sập.
Cầu sập khiến giao thông thủy trên tuyến sông bị tắc nghẽn hoàn toàn.”
Trong khi đó, theo tin tờ Tuổi Trẻ, cầu treo ở bản Ông Tú, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hoá bị sạt lở nặng mố cầu và bong gỗ lát mặt cầu dù cầu mới khánh thành ngày 21-8-2014.
“Hiện trạng cho thấy phần taluy ở mố cầu phía bắc bị sạt lở nặng nề, lộ rõ cả đá móng và bêtông trụ. Nhiều mảng bêtông mố và trụ bị rơi xuống suối, cột đỡ hàng rào đầu cầu bị hẫng khỏi nền đất, và nền đường cũng bị xói lở hở hàm ếch rất lớn.” Tờ Tuổi Trẻ kể cho biết.
Cầu treo ở bản Ông Tú rộng 2.7m, dài 105m với tổng vốn đầu tư 9.8 tỉ đồng (trong đó nguồn vốn từ chương trình 30a của nhà cầm quyền trung ương đầu tư hơn 7.7 tỉ đồng), bắc qua khe Rào ở thượng nguồn sông Gianh, nối bản Ông Tú và bản Hưng. Ngoài phần tiền nhà nước, nhiều tổ chức và cá nhân đóng góp tiền, phục vụ học sinh đi học và đồng bào các bản, nên cầu được mang tên là “Khuyến học và dân trí”.
Đơn vị thi công là Công ty cổ phần và dịch vụ thương mại 343 có trụ sở ở Hà Nội. Cầu chuẩn bị khánh thành hay đang trong tiến trình hoàn tất đã sập từng xảy ra một số lần trước đây.
Trưa 26/12/2011, trong lúc các đơn vị thi công đổ bê tông xây cầu nối từ trung tâm xã Bình Dương vượt sông Trà Bồng qua thôn Đồng Min (Bình Sơn, Quảng Ngãi), bất ngờ dầm cầu đổ sập. Dầm cầu sập hất văng hai công nhân đang làm việc xuống sông khiến họ tử vong, theo tin VNExpress.
Ngày 10/3/2009, cầu Chợ Đệm vượt sông Chợ Đệm thuộc dự án tuyến đường cao tốc Sài Gòn- Trung Lương (thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, Sài Gòn) bị sập khoang thông thuyền, dầm số 2 và cong dầm số 1 làm 2 công nhân bị thương. Ban quản lý dự án xây dựng cầu này đổ tội cho “gió lớn” gây ra “sự cố sập cầu”, theo tin VietnamNet. (TN)
09-12-2014 6:31:23 PM
Trung Quốc khuyên dân chúng không nên đến Philippines
BẮC KINH, Trung Quốc (AFP) - Trung Quốc hôm Thứ Sáu khuyến cáo dân chúng là không nên đến Philippines, lấy lý do có âm mưu đặt bom tòa Ðại Sứ Trung Quốc ở thủ đô Manila và nguy hiểm vì băng đảng tội phạm.
Bắc Kinh lo ngại làn sóng chống Trung Quốc trỗi dậy ở người dân Philippines. (Hình: Getty Images)
“Trước tình trạng an ninh ngày càng tệ hại ở Philippines, Bộ Ngoại Giao kêu gọi công dân Trung Quốc không nên đến Philippines trong lúc này,” theo một bản thông cáo do Bộ Ngoại Giao Trung Quốc.
Lời cảnh cáo này được đưa ra sau khi có ba người đàn ông bị bắt hồi tuần qua vì tình nghi đặt bom tòa đại sứ Trung Quốc, phi trường quốc tế và các cơ sở làm ăn của doanh gia gốc Hoa.
Tại Bắc Kinh, nữ phát ngôn viên Hua Chunying hôm Thứ Sáu kêu gọi chính phủ Philippines hãy có thêm biện pháp bảo vệ kiều dân Trung Quốc.
Ngoài âm mưu đặt bom, phát ngôn viên Hua còn nêu ra vấn đề “các băng đảng tội phạm” từng đe dọa công dân và doanh gia Trung Quốc.
Bộ Trưởng Tư Pháp Philippines Leila de Lima, tuần qua nói rằng, âm mưu đặt bom có thể liên hệ đến một chính trị gia quá khích từng mở ra hàng loạt các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.
Tuy nhiên, quân đội Philippines bác bỏ vụ này, gọi đây chỉ là trò hù họa, không nguy hiểm và “quả bom” thực sự chỉ có pháo.
Cảnh sát bắt giữ người này nhưng sau đó đã thả ra.
Mối quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Philippines trở nên cực kỳ căng thẳng trong vài năm trở lại đây vì các tranh chấp biển đảo trong vùng Biển Ðông.
Có khoảng 226,163 du khách Trung Quốc đến Philippines trong nửa năm đầu 2014, tăng 13.6% so với cùng thời gian năm trước, đứng hàng thứ ba, sau Nam Hàn và Mỹ. (V.Giang)
09-12- 2014 4:28:52 PM
Theo Người Việt
Bắc Kinh lo ngại làn sóng chống Trung Quốc trỗi dậy ở người dân Philippines. (Hình: Getty Images)
“Trước tình trạng an ninh ngày càng tệ hại ở Philippines, Bộ Ngoại Giao kêu gọi công dân Trung Quốc không nên đến Philippines trong lúc này,” theo một bản thông cáo do Bộ Ngoại Giao Trung Quốc.
Lời cảnh cáo này được đưa ra sau khi có ba người đàn ông bị bắt hồi tuần qua vì tình nghi đặt bom tòa đại sứ Trung Quốc, phi trường quốc tế và các cơ sở làm ăn của doanh gia gốc Hoa.
Tại Bắc Kinh, nữ phát ngôn viên Hua Chunying hôm Thứ Sáu kêu gọi chính phủ Philippines hãy có thêm biện pháp bảo vệ kiều dân Trung Quốc.
Ngoài âm mưu đặt bom, phát ngôn viên Hua còn nêu ra vấn đề “các băng đảng tội phạm” từng đe dọa công dân và doanh gia Trung Quốc.
Bộ Trưởng Tư Pháp Philippines Leila de Lima, tuần qua nói rằng, âm mưu đặt bom có thể liên hệ đến một chính trị gia quá khích từng mở ra hàng loạt các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.
Tuy nhiên, quân đội Philippines bác bỏ vụ này, gọi đây chỉ là trò hù họa, không nguy hiểm và “quả bom” thực sự chỉ có pháo.
Cảnh sát bắt giữ người này nhưng sau đó đã thả ra.
Mối quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Philippines trở nên cực kỳ căng thẳng trong vài năm trở lại đây vì các tranh chấp biển đảo trong vùng Biển Ðông.
Có khoảng 226,163 du khách Trung Quốc đến Philippines trong nửa năm đầu 2014, tăng 13.6% so với cùng thời gian năm trước, đứng hàng thứ ba, sau Nam Hàn và Mỹ. (V.Giang)
09-12- 2014 4:28:52 PM
Theo Người Việt
Đang bị kỷ luật, vẫn được tái bổ nhiệm
Quốc Hải (Dân Việt) •07:09 - 11 tháng 9, 2014
Trường Tiểu học Võ Thị Sáu - nơi ông Trịnh Văn Hồng vừa được tái bổ nhiệm làm Hiệu trưởng.
Đang trong thời gian thi hành kỷ luật, nhưng Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (TP.Tân An, Long An) Trịnh Văn Hồng vẫn được tái bổ nhiệm, thậm chí được điều lên công tác ở cấp cao hơn.
Thất thoát ngân sách hàng trăm triệu đồng
Theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 21.10.2013 Thanh tra TP.Tân An có kết luận 145/KL-Ttr về việc thanh tra tài chính - ngân sách của Trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Theo đó, thanh tra thành phố đã chỉ rõ nhiều sai phạm trong quản lý tài chính.
Cụ thể: Hợp đồng thi công cải tạo hệ thống điện 6 phòng học thiết kế đường dây điện nổi nhưng dự toán áp giá lại là đường dây điện âm tường; trong quá trình thi công không lập tổ giám sát, không lập bản nghiệm thu…
Đặc biệt, hiệu trưởng nhà trường giao cho công đoàn quản lý tiền cho thuê mặt bằng làm căng tin trong 2 năm với số tiền là 241 triệu đồng làm quỹ phúc lợi của trường (trái với quy định tại Khoản b, Điểm 2, Điều 21 Nghị định 43/2006/NĐ-CP là những khoản thu dịch vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước - PV). Số tiền này đã được chi hơn 185,5 triệu đồng, mà theo giải trình của nhà trường là cho giáo viên đi tham quan…
Ngày 6.12.2013, Chủ tịch UBND TP.Tân An Trần Kim Lân ra Quyết định số 4651/QĐ-UBND áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo (thời gian 12 tháng) đối với ông Trịnh Văn Hồng -Hiệu trưởng nhà trường, đồng thời chỉ đạo ông Hồng nghiêm túc khắc phục các sai sót mà Thanh tra TP. Tân An chỉ ra.
Khó hiểu việc bổ nhiệm
Dù các sai phạm đã được chỉ rõ, nhưng theo thông báo số 477/TB-PGDĐT của Phòng GDĐT TP.Tân An, đến nay Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu vẫn chưa nộp hơn 185,5 triệu đồng vào ngân sách nhà nước. Hiệu trưởng đã vận động giáo viên ký khống vào số tiền thu nhập cuối năm để hoàn trả số tiền hơn 185,5 triệu đồng. Đặc biệt, trường tiếp tục sử dụng nhân công và tài sản nhà nước (tủ lạnh, điện…) để làm quỹ sinh tố - yagout và giao cho công đoàn thu, quản lý.
Điều khó hiểu là ngày 15.7.2014, Chủ tịch UBND TP.Tân An lại ra Quyết định số 4432/QĐ-UBND, bổ nhiệm lại ông Trịnh Văn Hồng giữ chức Hiệu trưởng từ ngày 15.7.2014 đến ngày 30.6.2017. Tiếp đó, ngày 20.8.2014, Chủ tịch UBND TP.Tân An lại ra Quyết định số 4925/QĐ-UBND, điều động ông Trịnh Văn Hồng về công tác tại Phòng GDĐT TP.Tân An. Những quyết định này trái với Điều 82 Luật Cán bộ Công chức năm 2008.
Tuy nhiên, trao đổi với PV NTNN, Chủ tịch UBND TP. Tân An Trần Kim Lân lại nói: Căn cứ theo quyết định năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo thì điều kiện bổ nhiệm lại không có mục nào quy định không được tái bổ nhiệm các cá nhân đang trong thời gian thi hành kỷ luật.
“Về việc ông Hồng có dấu hiệu vi phạm trong công tác quản lý mà Thanh tra Phòng GDĐT TP. Tân An đã nêu, UBND TP.Tân An đã ra quyết định điều động ông Hồng về công tác tại Phòng GDĐT TP.Tân An để tránh xảy ra sự bất ổn trong nhà trường. Sau khi có kết luận của thanh tra, UBND TP.Tân An sẽ tiếp tục ra quyết định xử lý phù hợp” - ông Lân cho biết.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Hà Nội cho biết: Theo lẽ thông thường, một người bị kỷ luật thì trong năm đó ngay cả việc bình bầu lao động tiên tiến cũng khó, chưa nói gì đến việc bổ nhiệm làm lãnh đạo. Khoản 2 - Điều 82 Luật Cán bộ Công chức năm 2008 quy định: Cán bộ, công chức bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chức thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực. Căn cứ quy định trên thì việc bổ nhiệm ông Trịnh Văn Hồng là chưa đúng quy định pháp luật.
Lê Chiên (ghi)
Lê Chiên (ghi)
Ô nhiễm vây “thủ phủ” nuôi lợn
Nam Tùng Sơn (Dân Việt) •06:39 - 13 tháng 9, 2014
Việc các hộ chăn nuôi lợn xả thải trực tiếp ra môi trường khiến môi trường ở xã Ngọc Lũ ô nhiễm nghiêm trọng.
Xã Ngọc Lũ (Bình Lục, Hà Nam) được biết đến là “thủ phủ” nuôi lợn lớn nhất miền Bắc, rất nhiều hộ đã giàu lên từ nghề này. Song cùng với đó là sự ô nhiễm môi trường đang bao trùm lên toàn xã.
Khốn khổ vì… giàu
Chúng tôi về xã Ngọc Lũ, đi từ đầu làng đến cuối xóm đâu đâu cũng ngửi thấy mùi phân lợn nồng nặc bốc lên từ những con mương, rãnh nước đen kịt. Anh Nguyễn Văn Thắng ở đội 1 dẫn chúng tôi ra và chỉ xuống con mương đặc quánh phân lợn, phàn nàn: “Trước đây con mương này nước rất trong, cá tôm nhiều lắm, nhưng vài năm gần đây nó đã bị biến thành con mương “chết” vì không loài tôm, cá nào có thể sống được. Phân lợn đặc quánh thế này không cần đo đếm, kiểm tra cũng biết là quá ô nhiễm rồi”.
Không chỉ những con mương nhỏ, những con kênh lớn cũng chịu chung cảnh ô nhiễm. Ông Trần Đình Mão – Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Lũ thừa nhận: “Tình trạng ô nhiễm ở xã đã ở mức báo động. Cả xã có 1.600 hộ chăn nuôi lợn với tổng số lợn lên tới 60.000 con, vì thế hàng ngày lượng chất thải của lợn ra môi trường là rất lớn. Do chưa có ý thức nên nhiều hộ đã xả trực tiếp chất thải chăn nuôi ra môi trường, chúng tôi đã nhiều lần kiểm tra, nhắc nhở, nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện đáng kể” – ông Mão cho hay.
Không chỉ ô nhiễm nguồn nước mặt, ở Ngọc Lũ nguồn nước ngầm cũng đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ông Nguyễn Văn Toàn ở đội 6 cho biết: “Trước đây người dân chủ yếu dùng nước giếng, hoặc nước giếng khoan để sinh hoạt, nhưng gần đây nguồn nước ngầm ô nhiễm nghiêm trọng nên không thể dùng được. Nước hút lên màu đen nhạt, mùi hôi tanh, chúng tôi phải sang xã bên mua nước để dùng. Nhiều thửa ruộng ngập trong phân lợn nên bị lốp toàn lá, rồi “bội thực” phân lợn mà chết, nên ruộng phải bỏ hoang, cá thả xuống ao thì chết nổi trắng. Những năm gần đây tỷ lệ người mắc bệnh về hô hấp, đường ruột và da liễu ở thôn rất nhiều, nhất là các cháu nhỏ” – ông Toàn cho biết.
Ô nhiễm sẽ còn tăng
Tình trạng ô nhiễm đã ở mức báo động, cả xã có 1.600 hộ chăn nuôi với tổng số lợn là 60.000 con, hàng ngày lượng chất thải của lợn ra môi trường là rất lớn.
Được biết, năm 2012 xã đã cắt 5,3ha đất lúa 5% để quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung tại khu Đồng Chằm, cách khu dân cư khoảng 2km. Xã đã tổ chức hàng chục cuộc họp, kêu gọi, yêu cầu các hộ chăn nuôi chuyển ra khu chăn nuôi này nhưng đến nay chưa có hộ nào chịu chuyển.
Ông Mão cho biết, với đà tăng trưởng này, năm 2015 dự kiến xã sẽ có khoảng 65.000 – 70.000 con lợn, tương đương khoảng 11.000 – 12.000 tấn lợn hơi. “Chắc chắn ô nhiễm sẽ còn tăng, trong thời gian tới chúng tôi sẽ xây dựng quy chế, yêu cầu tất cả các hộ phải làm hầm biogas, ký cam kết bảo vệ môi trường, đồng thời tăng mức phạt đối với các hộ vi phạm” – ông Mão cho hay.
Sướng - khổ phố cổ Hà Nội: 4 mét vuông "nhồi"... 3 thế hệ
(Theo Tin tức) •07:31 - 13 tháng 9, 2014
Sâu trong những con ngõ nhỏ, tối và sâu hun hút như địa đạo tại phố cổ Hà Nội, không hiếm để bắt gặp những căn nhà tí hon, chỉ rộng vài mét vuông, cũ nát, xập xệ nhưng lại là nơi ở của cả một gia đình nhiều thế hệ...
Chật chội
Bấy lâu nay, dân ta thường có quan niệm, đất phố cổ Hà Nội là "đất vàng", mỗi mét vuông trị giá tiền tỷ, cuộc sống ở phố cổ là sang trọng, hào nhoáng với những cửa hàng, phố xá sáng đèn lung linh. Thế nhưng, thực tế, đằng sau những con phố ấy, là cuộc sống chật chội, khốn khó của biết bao con người.
Đối với phố cổ Hà Nội, nhà rộng độ 10m2 đã là "may mắn" lắm rồi. Sâu trong những con ngõ nhỏ, tối và sâu hun hút như địa đạo tại phố cổ Hà Nội không hiếm để bắt gặp những căn nhà tí hon, chỉ rộng vài mét vuông, cũ nát, xập xệ nhưng lại là nơi ở của cả một gia đình nhiều thế hệ.
Ngõ Phất Lộc được biết đến là ngõ ẩm thực nổi tiếng nhưng cũng là ngõ nổi tiếng với độ nhỏ và nhếch nhác của những ngôi nhà. Đi sâu vào ngõ, sẽ thấy căn nhà số 34, là một ngôi nhà nhỏ với lối kiến trúc cổ, nước sơn màu vàng đã ố theo thời gian. Một bà cụ tóc bạc, yếu ớt đang ngồi hóng gió ngoài cổng, càng tôn thêm vẻ cũ kỹ của căn nhà này.
Chắp nối những lời kể đứt quãng của cụ, mới hay, cụ tên là Nguyễn Thị Mười, năm nay đã ngoài 80 tuổi, ngôi nhà số 34 này có từ rất lâu đời, cụ đã ở đây mấy chục năm. Đây là nơi sinh sống của nhiều hộ gia đình. Nhà cụ chỉ có hơn 4m2, chật hẹp và cũ nát nhưng là nơi ở của 3 thế hệ, là cụ và vợ chồng, con cái người con trai.
"Nhà chật chội, làm gì cũng phải khúm rúm. Không chịu được cảnh này, vợ chồng con trai tôi đã chuyển ra thuê nhà ở rồi", cụ Mười cho biết. Nghe tiếng í ới của hàng xóm thông báo có nước đang chảy mạnh, cụ Mười lê đôi chân phù nề nhích từng bước nặng nhọc đến vòi nước, hứng nước cho sinh hoạt. Theo lời mọi người ở đây, do chân đau nên cụ chỉ lê được từ nhà ra sân, việc mua thức ăn, đồ dùng đều nhờ đến người nhà hoặc người trong xóm.
Cùng sống trong căn nhà số 34, căn nhà của ông Hoạt cũng chỉ vẻn vẹn 6m2 cho 3 người, là vợ chồng ông và cô con gái đã học lớp 11. Vì nhà quá hẹp, con gái lại lớn, mọi sinh hoạt đều bất tiện nên ông Hoạt tìm cách cơi nới, cải tạo, tận dụng diện tích trên tầng 2 để xây một cái “chuồng cọp”, làm phòng riêng cho con gái.
Ông Hoạt chia sẻ: “Nấu nướng, vệ sinh đều phải chung, bao nhiêu năm chỉ mong ước có một chỗ ở rộng rãi hơn. Khốn khổ lắm nhưng không có cách nào khác được, không có nơi khác mà chuyển đi nên đành phải chấp nhận. May mà còn cơi nới được cái phòng nhỏ cho con gái ở, chứ cháu lớn rồi, sinh hoạt bất tiện lắm”.
Nơm nớp trong nhà cổ
Ngôi nhà số 47 Hàng Bạc là một trong những ngôi nhà cổ nhất Hà Nội hiện còn sót lại. Theo các nhà sử học, ngôi nhà có diện tích 206m2, được xây dựng vào khoảng năm 1880 theo lối kiến trúc truyền thống, là một trong những ngôi nhà cổ cần được bảo tồn ở phố cổ Hà Nội. Nghe ra có vẻ “oai” nhưng với những người sống ở ngôi nhà cổ này thì thật là khổ. Căn nhà đã xuống cấp và biến dạng thảm hại, nhất là sau vụ cháy năm 2010 thì ngôi nhà càng trở nên tan hoang.
Bước vào ngôi nhà cổ nhất Hà Nội này, tôi không khỏi rùng mình bởi cái vẻ u ám, tăm tối và xập xệ. Thấp thoáng thấy bóng người hiện ra trong không gian tăm tối ấy. Đó là bà Nguyễn Thị Quế (65 tuổi), người đã về làm dâu và ở căn nhà này được hơn 40 năm đang cặm cụi trong căn bếp “thông thiên” của gia đình.
Dẫn tôi đi tham quan ngôi nhà, bà Quế ngậm ngùi: “Trước đây, căn nhà này thuộc dạng sang nhất nhì ở phố, nhà có lối đi thẳng dài, ngoài sân cây cối um tùm, từng bức tường, cầu thang đều có hoa văn rất đẹp. Đây, chỗ này trước là cửa vào, đây là khu bể cá... Nhưng rồi con cháu ngày càng đông, nhà cứ chia năm sẻ bảy, rồi thành như bây giờ, 2/3 diện tích không dùng được nữa, nhiều chỗ phải treo biển cảnh báo để mọi người cẩn thận”.
Mặc dù ngoài trời đang nắng to, nhưng để nhìn rõ đường đi trong nhà, chúng tôi phải sử dụng đèn pin. Dưới ánh đèn, cộng thêm chút ánh sáng chiếu xuống qua những khu mái đã sụt, đổ, ngôi nhà cổ hiện lên tan hoang, nhếch nhác. Bờ tường phủ một màu đen xám, rêu bám đầy. Lối lên gác hai là một chiếc cầu thang chông chênh, chực sập xuống bất cứ lúc nào, đây là nơi ở của một gia đình nhưng để bảo đảm an toàn, họ đã chuyển đi ở trọ nơi khác.
Thời kỳ đông đúc nhất ở đây, cũng có đến 30 - 40 người, lại chỉ có một phòng vệ sinh, mỗi sáng, người dân nơi đây thường phải xếp hàng khi đi vệ sinh. Nhà vệ sinh duy nhất ấy cũng “xuống cấp” trầm trọng theo ngôi nhà, sau cánh cửa bằng cót ép đã bị mọt ăn lỗ chỗ là buồng vệ sinh bốc mùi, cáu bẩn. Sau này, do khu nhà quá xuống cấp, nhiều gia đình không chịu được khổ đã chuyển đi, nên giờ còn khoảng 6 hộ ở lại.
Căn nhà của gia đình bà Quế chỉ vẻn vẹn 16m2, là nơi ở của 9 người thuộc 3 thế hệ. Ở chật chội đã khổ, nhưng lúc nào cũng phải lo lắng đến sự an toàn. Bà Quế kể: “Ở đây, lúc nào cũng phải nơm nớp lo sợ. Cứ mưa là ngập, là tường đổ. Cách đây 3 năm, vào đúng dịp Tết, thì trời mưa, mái nhà sập xuống, cả nhà tôi phải chạy ra ngoài đường lánh nạn, đợi hết mưa mới dám về nhà. Bây giờ, cứ trời mưa to là tôi phải ra ngoài, có hôm đang nấu cơm cũng phải xách bếp than ra đường đứng”.
Chỉ lên mái nhà, bà Quế ngậm ngùi: “Khi nhà trên gác bỏ đi, không có người ở, không có mái che nên hễ mưa là nhà ngập, bếp thành “thông thiên” nên tôi làm đơn xin được lợp mái tôn bên dưới mái nhà cũ để tránh mưa gió. Nhưng ở mà cũng lo sợ lắm. Chúng tôi ở đây chỉ mong thành phố sớm có chính sách cải tạo căn nhà này, dù di chuyển đến đâu chúng tôi cũng chấp nhận, chứ ở nhà như thế này thì khổ quá”.
(Còn nữa)
Sâu trong những con ngõ nhỏ, tối và sâu hun hút như địa đạo tại phố cổ Hà Nội, không hiếm để bắt gặp những căn nhà tí hon, chỉ rộng vài mét vuông, cũ nát, xập xệ nhưng lại là nơi ở của cả một gia đình nhiều thế hệ...
Chật chội
Bấy lâu nay, dân ta thường có quan niệm, đất phố cổ Hà Nội là "đất vàng", mỗi mét vuông trị giá tiền tỷ, cuộc sống ở phố cổ là sang trọng, hào nhoáng với những cửa hàng, phố xá sáng đèn lung linh. Thế nhưng, thực tế, đằng sau những con phố ấy, là cuộc sống chật chội, khốn khó của biết bao con người.
Đối với phố cổ Hà Nội, nhà rộng độ 10m2 đã là "may mắn" lắm rồi. Sâu trong những con ngõ nhỏ, tối và sâu hun hút như địa đạo tại phố cổ Hà Nội không hiếm để bắt gặp những căn nhà tí hon, chỉ rộng vài mét vuông, cũ nát, xập xệ nhưng lại là nơi ở của cả một gia đình nhiều thế hệ.
Bà Quế trong căn nhà 47 Hàng Bạc.
Ngõ Phất Lộc được biết đến là ngõ ẩm thực nổi tiếng nhưng cũng là ngõ nổi tiếng với độ nhỏ và nhếch nhác của những ngôi nhà. Đi sâu vào ngõ, sẽ thấy căn nhà số 34, là một ngôi nhà nhỏ với lối kiến trúc cổ, nước sơn màu vàng đã ố theo thời gian. Một bà cụ tóc bạc, yếu ớt đang ngồi hóng gió ngoài cổng, càng tôn thêm vẻ cũ kỹ của căn nhà này.
Chắp nối những lời kể đứt quãng của cụ, mới hay, cụ tên là Nguyễn Thị Mười, năm nay đã ngoài 80 tuổi, ngôi nhà số 34 này có từ rất lâu đời, cụ đã ở đây mấy chục năm. Đây là nơi sinh sống của nhiều hộ gia đình. Nhà cụ chỉ có hơn 4m2, chật hẹp và cũ nát nhưng là nơi ở của 3 thế hệ, là cụ và vợ chồng, con cái người con trai.
"Nhà chật chội, làm gì cũng phải khúm rúm. Không chịu được cảnh này, vợ chồng con trai tôi đã chuyển ra thuê nhà ở rồi", cụ Mười cho biết. Nghe tiếng í ới của hàng xóm thông báo có nước đang chảy mạnh, cụ Mười lê đôi chân phù nề nhích từng bước nặng nhọc đến vòi nước, hứng nước cho sinh hoạt. Theo lời mọi người ở đây, do chân đau nên cụ chỉ lê được từ nhà ra sân, việc mua thức ăn, đồ dùng đều nhờ đến người nhà hoặc người trong xóm.
Cùng sống trong căn nhà số 34, căn nhà của ông Hoạt cũng chỉ vẻn vẹn 6m2 cho 3 người, là vợ chồng ông và cô con gái đã học lớp 11. Vì nhà quá hẹp, con gái lại lớn, mọi sinh hoạt đều bất tiện nên ông Hoạt tìm cách cơi nới, cải tạo, tận dụng diện tích trên tầng 2 để xây một cái “chuồng cọp”, làm phòng riêng cho con gái.
Ông Hoạt chia sẻ: “Nấu nướng, vệ sinh đều phải chung, bao nhiêu năm chỉ mong ước có một chỗ ở rộng rãi hơn. Khốn khổ lắm nhưng không có cách nào khác được, không có nơi khác mà chuyển đi nên đành phải chấp nhận. May mà còn cơi nới được cái phòng nhỏ cho con gái ở, chứ cháu lớn rồi, sinh hoạt bất tiện lắm”.
Nơm nớp trong nhà cổ
Ngôi nhà số 47 Hàng Bạc là một trong những ngôi nhà cổ nhất Hà Nội hiện còn sót lại. Theo các nhà sử học, ngôi nhà có diện tích 206m2, được xây dựng vào khoảng năm 1880 theo lối kiến trúc truyền thống, là một trong những ngôi nhà cổ cần được bảo tồn ở phố cổ Hà Nội. Nghe ra có vẻ “oai” nhưng với những người sống ở ngôi nhà cổ này thì thật là khổ. Căn nhà đã xuống cấp và biến dạng thảm hại, nhất là sau vụ cháy năm 2010 thì ngôi nhà càng trở nên tan hoang.
Bước vào ngôi nhà cổ nhất Hà Nội này, tôi không khỏi rùng mình bởi cái vẻ u ám, tăm tối và xập xệ. Thấp thoáng thấy bóng người hiện ra trong không gian tăm tối ấy. Đó là bà Nguyễn Thị Quế (65 tuổi), người đã về làm dâu và ở căn nhà này được hơn 40 năm đang cặm cụi trong căn bếp “thông thiên” của gia đình.
Dẫn tôi đi tham quan ngôi nhà, bà Quế ngậm ngùi: “Trước đây, căn nhà này thuộc dạng sang nhất nhì ở phố, nhà có lối đi thẳng dài, ngoài sân cây cối um tùm, từng bức tường, cầu thang đều có hoa văn rất đẹp. Đây, chỗ này trước là cửa vào, đây là khu bể cá... Nhưng rồi con cháu ngày càng đông, nhà cứ chia năm sẻ bảy, rồi thành như bây giờ, 2/3 diện tích không dùng được nữa, nhiều chỗ phải treo biển cảnh báo để mọi người cẩn thận”.
Mặc dù ngoài trời đang nắng to, nhưng để nhìn rõ đường đi trong nhà, chúng tôi phải sử dụng đèn pin. Dưới ánh đèn, cộng thêm chút ánh sáng chiếu xuống qua những khu mái đã sụt, đổ, ngôi nhà cổ hiện lên tan hoang, nhếch nhác. Bờ tường phủ một màu đen xám, rêu bám đầy. Lối lên gác hai là một chiếc cầu thang chông chênh, chực sập xuống bất cứ lúc nào, đây là nơi ở của một gia đình nhưng để bảo đảm an toàn, họ đã chuyển đi ở trọ nơi khác.
Thời kỳ đông đúc nhất ở đây, cũng có đến 30 - 40 người, lại chỉ có một phòng vệ sinh, mỗi sáng, người dân nơi đây thường phải xếp hàng khi đi vệ sinh. Nhà vệ sinh duy nhất ấy cũng “xuống cấp” trầm trọng theo ngôi nhà, sau cánh cửa bằng cót ép đã bị mọt ăn lỗ chỗ là buồng vệ sinh bốc mùi, cáu bẩn. Sau này, do khu nhà quá xuống cấp, nhiều gia đình không chịu được khổ đã chuyển đi, nên giờ còn khoảng 6 hộ ở lại.
Căn nhà của gia đình bà Quế chỉ vẻn vẹn 16m2, là nơi ở của 9 người thuộc 3 thế hệ. Ở chật chội đã khổ, nhưng lúc nào cũng phải lo lắng đến sự an toàn. Bà Quế kể: “Ở đây, lúc nào cũng phải nơm nớp lo sợ. Cứ mưa là ngập, là tường đổ. Cách đây 3 năm, vào đúng dịp Tết, thì trời mưa, mái nhà sập xuống, cả nhà tôi phải chạy ra ngoài đường lánh nạn, đợi hết mưa mới dám về nhà. Bây giờ, cứ trời mưa to là tôi phải ra ngoài, có hôm đang nấu cơm cũng phải xách bếp than ra đường đứng”.
Chỉ lên mái nhà, bà Quế ngậm ngùi: “Khi nhà trên gác bỏ đi, không có người ở, không có mái che nên hễ mưa là nhà ngập, bếp thành “thông thiên” nên tôi làm đơn xin được lợp mái tôn bên dưới mái nhà cũ để tránh mưa gió. Nhưng ở mà cũng lo sợ lắm. Chúng tôi ở đây chỉ mong thành phố sớm có chính sách cải tạo căn nhà này, dù di chuyển đến đâu chúng tôi cũng chấp nhận, chứ ở nhà như thế này thì khổ quá”.
(Còn nữa)
Đòn chớp nhoáng của Mỹ
DUY TRINH-06:02 13/09/2014
Tuy nhiên, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov cho biết trước tiên Nga sẽ phát triển các hệ thống chống lại những vũ khí mới đó vì học thuyết quân sự cơ bản của Nga là phòng vệ. Hãy hình dung mô hình "cú đòn chớp nhoáng" của Mỹ đe dọa Nga như thế nào và Nga sẽ đối phó ra sao.
Mô hình tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu của Mỹ gồm 2 thành tố - tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) không trang bị đầu đạn hạt nhân và các thiết bị bay siêu âm. Về ICBM, không có gì mới - đó là các tên lửa liên lục địa thông thường sử dụng đầu đạn phi hạt nhân độ chính xác cao. Ưu tiên của hệ thống là trang bị các hệ thống tên lửa phi hạt nhân lớp Trident trên tàu chiến.
Thành tố thứ 2 là tên lửa có cánh chiến lược tốc độ siêu âm. Hiện Mỹ đang tiến hành thử nghiệm một số nguyên mẫu - cụ thể là tên lửa X-51 Waverider.
Ngoài ra còn có thành tố thứ 3 - vũ khí động học, tuy nhiên điều này vẫn còn trong giả tưởng của phim Chiến tranh giữa các vì sao (Star Wars). Nguyên tắc hoạt động của vũ khí này là các thanh volfram nóng chảy nặng, dài từ 5-10m, được thả với độ chính xác cao từ quĩ đạo xuống. Theo tính toán của quân đội, thanh volfram dài khoảng 6m, dày 30cm ở tốc độ va đập với vật thể vào khoảng 3500 m/giây tạo ra năng lượng tương đương với sức công phá của 12 tấn TNT.
Prompt Global Strike trước tiên dự kiến được sử dụng nhằm vào các hệ thống phóng tên lửa đạn đạo di động và cố định, sở chỉ huy và các cơ sở vũ khí hạt nhân khác. Mục tiêu của "cú đòn tức thì" là các bệ phóng tên lửa chiến thuật và phòng không, cản trở không quân yểm trợ hoạt động dưới mặt đất. Ngoài ra nó còn được sử dụng nhằm vào cơ sở hạ tầng của các tổ chức khủng bố.
Mỹ đã trực tiếp nêu tên các nước và mục tiêu của "cú đòn tức thì" trong tương lai. Đó là Trung Quốc, Triều Tiên, Iran và chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Nga không nằm trong danh sách này, tuy nhiên các chuyên gia tin rằng cú đòn của Mỹ có tính tới Nga.
Theo chuyên gia quân sự Nga Victor Murakhovski, nhìn tổng thể Prompt Global Strike vẫn còn nhiều dấu hỏi hơn câu trả lời. Ông bình luận: "Về ICBM, chúng ngay lập tức liên quan tới Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START)... còn về các thiết bị bay siêu âm, đây là triển vọng trong vòng từ 7-10 năm. Thêm nữa khi phóng hàng loạt ICBM, mà không cho biết chúng được trang bị loại đầu đạn gì, nhiều khả năng Mỹ có thể bị Nga và Trung Quốc đáp trả bằng vũ khí hạt nhân".
Các tên lửa siêu âm phức tạp nay Nga đã có thể đánh chặn, cụ thể hệ thống phòng không mới nhất S-400 có thể đánh chặn các mục tiêu bay với tốc độ 4.500 m/giây. Đánh chặn tên lửa với vận tốc 7.800 m/giây (tính năng kỹ thuật mà tên lửa Mỹ đang nỗ lực đạt được) cho đến chỉ có các hệ thống phòng không chiến lược A-135 và các hệ thống A-235, S-500 trong tương lai của Nga có thể thực hiện.
Theo ông Murakhovski, để đáp lại Nga chỉ còn 2 con đường: phát triển tên lửa siêu âm (công việc hiện đang được tiến hành), cũng như chuyển đổi ICBM sang sử dụng đầu đạn thông thường.
Theo Báo Tin tức
Mô hình tên lửa X-51A Waverider.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết để đáp lại kế hoạch của Mỹ phát triển hệ thống "Prompt Global Strike", sử dụng vũ khí thông thường tấn công bất cứ vị trí nào trên thế giới trong vòng vài chục phút, Nga có thể hình thành hệ thống tấn công toàn cầu của mình.Tuy nhiên, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov cho biết trước tiên Nga sẽ phát triển các hệ thống chống lại những vũ khí mới đó vì học thuyết quân sự cơ bản của Nga là phòng vệ. Hãy hình dung mô hình "cú đòn chớp nhoáng" của Mỹ đe dọa Nga như thế nào và Nga sẽ đối phó ra sao.
Mô hình tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu của Mỹ gồm 2 thành tố - tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) không trang bị đầu đạn hạt nhân và các thiết bị bay siêu âm. Về ICBM, không có gì mới - đó là các tên lửa liên lục địa thông thường sử dụng đầu đạn phi hạt nhân độ chính xác cao. Ưu tiên của hệ thống là trang bị các hệ thống tên lửa phi hạt nhân lớp Trident trên tàu chiến.
Thành tố thứ 2 là tên lửa có cánh chiến lược tốc độ siêu âm. Hiện Mỹ đang tiến hành thử nghiệm một số nguyên mẫu - cụ thể là tên lửa X-51 Waverider.
Ngoài ra còn có thành tố thứ 3 - vũ khí động học, tuy nhiên điều này vẫn còn trong giả tưởng của phim Chiến tranh giữa các vì sao (Star Wars). Nguyên tắc hoạt động của vũ khí này là các thanh volfram nóng chảy nặng, dài từ 5-10m, được thả với độ chính xác cao từ quĩ đạo xuống. Theo tính toán của quân đội, thanh volfram dài khoảng 6m, dày 30cm ở tốc độ va đập với vật thể vào khoảng 3500 m/giây tạo ra năng lượng tương đương với sức công phá của 12 tấn TNT.
Prompt Global Strike trước tiên dự kiến được sử dụng nhằm vào các hệ thống phóng tên lửa đạn đạo di động và cố định, sở chỉ huy và các cơ sở vũ khí hạt nhân khác. Mục tiêu của "cú đòn tức thì" là các bệ phóng tên lửa chiến thuật và phòng không, cản trở không quân yểm trợ hoạt động dưới mặt đất. Ngoài ra nó còn được sử dụng nhằm vào cơ sở hạ tầng của các tổ chức khủng bố.
Mỹ đã trực tiếp nêu tên các nước và mục tiêu của "cú đòn tức thì" trong tương lai. Đó là Trung Quốc, Triều Tiên, Iran và chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Nga không nằm trong danh sách này, tuy nhiên các chuyên gia tin rằng cú đòn của Mỹ có tính tới Nga.
Theo chuyên gia quân sự Nga Victor Murakhovski, nhìn tổng thể Prompt Global Strike vẫn còn nhiều dấu hỏi hơn câu trả lời. Ông bình luận: "Về ICBM, chúng ngay lập tức liên quan tới Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START)... còn về các thiết bị bay siêu âm, đây là triển vọng trong vòng từ 7-10 năm. Thêm nữa khi phóng hàng loạt ICBM, mà không cho biết chúng được trang bị loại đầu đạn gì, nhiều khả năng Mỹ có thể bị Nga và Trung Quốc đáp trả bằng vũ khí hạt nhân".
Các tên lửa siêu âm phức tạp nay Nga đã có thể đánh chặn, cụ thể hệ thống phòng không mới nhất S-400 có thể đánh chặn các mục tiêu bay với tốc độ 4.500 m/giây. Đánh chặn tên lửa với vận tốc 7.800 m/giây (tính năng kỹ thuật mà tên lửa Mỹ đang nỗ lực đạt được) cho đến chỉ có các hệ thống phòng không chiến lược A-135 và các hệ thống A-235, S-500 trong tương lai của Nga có thể thực hiện.
Theo ông Murakhovski, để đáp lại Nga chỉ còn 2 con đường: phát triển tên lửa siêu âm (công việc hiện đang được tiến hành), cũng như chuyển đổi ICBM sang sử dụng đầu đạn thông thường.
Theo Báo Tin tức
Những thủ đoạn man rợ mà IS dùng để áp đặt trật tự
Theo Soha.vn12/09/2014 21:30
Một khi bị phe thánh chiến bắt giữ, các tù binh phải chịu các bạo hành tình dục, với mục tiêu để "đưa các chiến binh này trở về tình trạng động vật..."
Về điểm nóng toàn cầu hiện tại, Nhà nước Hồi giáo IS tại Trung Cận Đông, báo Pháp Le Figaro có cuộc điều tra rất đáng chú ý, được giới thiệu trên trang nhất với tựa đề "Làm thế nào Nhà nước Hồi giáo lại áp đặt được trật tự man rợ của nó?".
Nhận định đầu tiên của Le Figaro là: Nhà nước Hồi giáo dựa trên ý thức tổ chức của các cựu quân nhân chế độ Saddam Hussein và chủ nghĩa cuồng tín tôn giáo. Trong lực lượng này, chiến binh thánh chiến cùng chung đội ngũ với các cựu tù binh Syria.
Le Figaro mở đầu phóng sự với lời kể, một khi bị phe thánh chiến bắt giữ, các tù binh phải chịu các bạo hành tình dục, với mục tiêu để "đưa các chiến binh này trở về tình trạng động vật, để họ sẵn sàng thực thi các hành động man rợ nhất. Và do các cảnh tượng này được quay phim, người bị bạo hành sẽ bị gia đình ruồng rẫy, một khi rời khỏi hàng ngũ".
Nhà đối lập Syria Haytham Manna đang chuẩn bị công bố một cuốn điều tra về Daech – tên viết tắt tiếng Ả Rập của "Nhà nước Hồi giáo". Công trình điều tra, kết quả của 3 tháng quan sát công phu, cho thấy toàn bộ phương thức tổ chức nội bộ của Nhà nước Hồi giáo.
Đứng đầu Nhà nước Hồi giáo là một cựu giảng viên luật Hồi giáo, 51 tuổi, được coi là nhà tư tưởng của tổ chức này. Các phụ tá trực tiếp của ông ta là dăm bảy cựu sĩ quan quân đội hay tình báo của Saddam Hussein trước kia.
Nhóm chỉ huy này, phần lớn đã trải qua các cuộc chiến với Iran hay từng tra tấn các tù nhân Shia và Kurdistan, mang nỗi hận thù sâu sắc với những người lật đổ chế độ độc tài của Hussein. Theo nhà đối lập Syria, tất cả đều từng bị lực lượng chiếm đóng Mỹ tra tấn sau khi Hussein bị lật đổ.
Đứng đầu mạng lưới phản gián của Nhà nước Hồi giáo là một cựu sĩ quan của an ninh nội bộ của chế độ Hussein. Trong thời gian bị cầm tù tại miền nam Iraq trong những năm 2000, người này đã quy đạo Hồi… Một trong các chỉ huy hàng đầu của Nhà nước Hồi giáo, mới bị giết gần đây, chính là người đã thực hiện một kế hoạch tấn công kinh hoàng tại Mossoul, thành phố đông dân thứ hai Iraq.
Theo nhà văn, nhà đối lập Syria, tác giả cuốn sách sắp công bố, lý tưởng của Nhà nước Hồi giáo là một quốc gia thuần túy của người Hồi giáo hệ phái Sunni, một sự kết hợp giữa "chủ nghĩa dân tộc mang tính phát xít với chủ nghĩa cuồng tín tôn giáo". Mục tiêu của lực lượng này sẽ là tiến về khu vực Địa Trung Hải, thay vì về hướng nam Iraq, nơi dân cư chủ yếu theo hệ phái Shia.
Cuộc điều tra của nhà đối lập Syria cũng cho thấy Nhà nước Hồi giáo hiện nay đã tự túc được các nguồn tài chính và lý do vì sao tổ chức này lại nhận được sự ủng hộ của nhiều dân cư địa phương.
Mỹ và EU chính thức áp đặt lệnh trừng phạt, Nga nổi giận
Theo Soha.vn-12/09/2014 09:30
Các nhà lãnh đạo EU tại một cuộc họp thượng đỉnh ở Brussels.
Một đợt trừng phạt kinh tế mới của EU nhằm vào các lĩnh vực dầu khí, tài chính và quốc phòng Nga bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay (12/9), thông cáo của Hội đồng Châu Âu cho biết.
Theo thông cáo của Hội đồng châu Âu, EU sẽ áp đặt lệnh trừng phạt đối với 5 ngân hàng lớn của Nga là Sberbank, VTB Bank, Gazprombank, Rosselkhozbank và Vneshekonombank.
Theo đó, các cá nhân và doanh nghiệp của EU không được phép mua bán các trái phiếu mới, cổ phần thông qua các công cụ tài chính khác với kỳ hạn thanh toán 30 ngày (thay vì kỳ hạn 90 ngày theo thông báo trước đó) do các ngân hàng quốc doanh lớn của Nga hoặc các đơn vị hoạt động trên danh nghĩa của họ.
Ngành công nghiệp khí đốt của Nga được cho là sẽ không nằm trong gói trừng phạt mới này, đặc biệt là không có sự hiện diện của Gazprom, nhà sản xuất khí đốt lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất châu Âu.
Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt mới của EU cũng sẽ đưa 3 nhà sản xuất dầu mỏ lớn của Nga là Rosneft, Transneft và Gazprom Neft, vào danh sách các doanh nghiệp nhà nước Nga không được phép huy động vốn từ thị trường châu Âu.
Trong khi đó, các doanh nghiệp của EU cũng bị cấm các hoạt động khoan thăm dò dầu mỏ nước sâu, sản xuất và khai thác dầu khí ở Bắc Cực cũng như các tham gia dự án khai thác Đá phiến dầu ở Nga.
Thêm vào đó, nhà sản xuất xe tăng chiến lược Uralvagonzavod, công ty hàng không vũ trụ Oboronprom và Tập đoàn sản xuất máy bay thống nhất (UAC) cũng phải phải đối mặt với lệnh trừng phạt mới.
Ngoài ra, EU áp lệnh cấm nhập cảnh, đóng băng tài sản với 24 cá nhân, trong đó gồm nhiều các quan chức, các thành viên chính phủ của Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk cũng như của Nga.
Binh sĩ Ukraine ở vùng Dotnesk, miền đông Ukraine. Ảnh: Reuters
Trước đó, tại cuộc họp bất thường diễn ra tối 8/9, Đại sứ 28 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Nga liên quan cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 11/9 (giờ Mỹ) đã thông báo Washington sẽ tăng cường các biện pháp trừng phạt Nga về những hành động của nước này ở Ukraine nhằm cô lập Moscow hơn nữa bất chấp lệnh ngừng bắn đã đạt được giữa Kiev và quân ly khai được công bố gần 1 tuần trước.
Vài ngày trước, lệnh cấm vận mới của EU đối với Nga bị trì hoãn sau khi một số nước thành viên nói họ muốn đợi xem tình tình thực tế ở Ukraine. Trong số các biện pháp trừng phạt mới có việc các công ty dầu khí và quốc phòng lớn của Nga bị cấm tìm kiếm tài chính ở thị trường vốn châu Âu.
Đáp lại, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cảnh báo, nếu các đối tác phương Tây “tiếp tục kích động sử dụng vũ lực trong các mối quan hệ quốc tế”, Nga sẽ đáp trả “tương xứng” đối với bất cứ biện pháp trừng phạt mới nào, trong đó nhiều khả năng sẽ đóng cửa không phận với hàng không phương Tây.
Lệnh cấm vận của EU đã làm đồng rúp của Nga tụt giá xuống mức kỷ lục trong khi chứng khoán ở Nga đã tụt giảm. Giới quan sát nhận định lệnh cấm vận mới của phương Tây sẽ tác động mạnh đến nền kinh tế vốn đang bên bờ vực suy thoái của Nga.
Nghi can 'cuồng dâm,' cướp hiếp 7 nạn nhân trong 1 tháng
ÐỒNG NAI (NV) - Chỉ trong vòng 1 tháng, nghi can tên Ðỗ Văn Cường đã liên tiếp gây ra 7 vụ hãm hiếp, cướp đoạt tài sản của phụ nữ, trẻ em, gây xôn xao dư luận tại địa phương.
Tên cướp cuồng dâm bị dẫn giải vào hầu tòa. (Hình: báo Tiền Phong)
Theo báo Tiền Phong, ngày 12 tháng 9, tòa án tỉnh Ðồng Nai xét xử sơ thẩm tuyên phạt Ðỗ Văn Cường, 25 tuổi, ngụ xã Tân Hiệp, huyện Long Thành mức án chung thân về các tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em và cướp tài sản.
Phúc trình cho biết, chỉ trong vòng một tháng từ khoảng thời gian từ ngày 25 tháng 2 đến ngày 25 tháng 3 năm 2013, Cường đã dùng hung khí chặn đường phụ nữ và nữ sinh đi ngang các đoạn đường vắng thuộc địa bàn các huyện Châu Ðức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Ðồng Nai để khống chế chiếm đoạt tài sản, sau đó hiếp dâm nạn nhân.
Cụ thể, vào ngày 25 tháng 2, Cường chạy xe gắn máy trên đoạn đường vắng thuộc xã Phước An, Long Thành thì thấy cháu N.T.V., 12 tuổi mang quần áo học sinh đang đi xe đạp, Cường liền ép xe cháu V. rồi dùng dao khống chế để hiếp dâm.
Ngày 15 tháng 3, Cường chạy xe đến đoạn đường xã Phước Khánh, Nhơn Trạch nhìn thấy V.T.K.N. (19 tuổi) mang quần áo học sinh đang đi bộ. Cường giả vờ cho đi nhờ xe rồi chở vào lô cao su vắng vẻ. Sau đó hắn khống chế cướp vòng vàng, điện thoại, tiền và hiếp dâm nạn nhân.
Một ngày sau, Cường đến đoạn đường ở xã Phước An, khi thấy chị H.T.C.T, 21 tuổi chạy xe máy một mình liền giả vờ nhờ khiêng đồ rồi khống chế hiếp dâm, sau đó còn cướp ba chiếc điện thoại, một bình ắc quy cùng 100 ngàn đồng.
Tiếp đó, ngày 21 tháng 3, tên “cướp cuồng dâm” này chạy xe đến xã Phước Bình, Long Thành thì thấy hai cháu B.T.T.T. và H.T.N. (cùng 16 tuổi) đang đi học về. Cường chặn đầu xe khống chế hai cháu cướp tài sản rồi đòi giao cấu. Tuy nhiên lúc này nghe tiếng xe máy chạy đến nên hai cháu T. và N. vùng chạy ra ngoài kêu cứu nên thoát được.
Ngày 23 tháng 3, Cường chạy xe đến xã Phước Bình, thấy cháu N.T.H.Y., 14 tuổi đi bộ về nhà sau giờ tan học liền giả vờ cho đi nhờ xe rồi chở vào vườn mì cạnh đó khống chế cướp một đôi bông tai vàng, đồng thời hiếp dâm cháu Y.
Sau một thời gian theo dõi, khi tên cướp này đang chuẩn bị tiếp tục gây án thì bị công an huyện Long Thành bắt giữ.
Không chỉ có những tên cướp manh động vở trò cướp-hiếp, tình trạng hiếp dâm phụ nữ tại Việt Nam đã trở thành vấn nạn xảy ra ở mọi đối tượng.
Mới đây ngày 12 tháng 9, thông tin từ nhà cầm quyền xã Thành Trực, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cho biết vừa xảy ra vụ một người đàn ông lẻn vào nhà dân để hiếp dâm cô gái bị thiểu năng trí tuệ.
Khoảng 9 giờ ngày 10 tháng 9, công an xã Thành Trực đã nhận được tin báo của gia đình ông Ð. tố cáo ông Trịnh Ðình Bằng, 50 tuổi, trú xã Thành Kim, huyện Thạch Thàn, lợi dụng lúc gia đình ông không có người ở nhà, đã lẻn vào cửa sau để hãm hiếp con gái ông là V.T.D., 33 tuổi bị thiểu năng trí tuệ.
Khi ông Bằng đang hiếp dâm chị D. thì con dâu ông Ð. đi cắt cỏ cho trâu về phát hiện liền tri hô hàng xóm đến bắt giữ ông Bằng, đồng thời báo cáo sự việc lên cơ quan chức năng. (Tr.N)
09-12- 2014 3:50:58 PM
Tên cướp cuồng dâm bị dẫn giải vào hầu tòa. (Hình: báo Tiền Phong)
Theo báo Tiền Phong, ngày 12 tháng 9, tòa án tỉnh Ðồng Nai xét xử sơ thẩm tuyên phạt Ðỗ Văn Cường, 25 tuổi, ngụ xã Tân Hiệp, huyện Long Thành mức án chung thân về các tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em và cướp tài sản.
Phúc trình cho biết, chỉ trong vòng một tháng từ khoảng thời gian từ ngày 25 tháng 2 đến ngày 25 tháng 3 năm 2013, Cường đã dùng hung khí chặn đường phụ nữ và nữ sinh đi ngang các đoạn đường vắng thuộc địa bàn các huyện Châu Ðức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Ðồng Nai để khống chế chiếm đoạt tài sản, sau đó hiếp dâm nạn nhân.
Cụ thể, vào ngày 25 tháng 2, Cường chạy xe gắn máy trên đoạn đường vắng thuộc xã Phước An, Long Thành thì thấy cháu N.T.V., 12 tuổi mang quần áo học sinh đang đi xe đạp, Cường liền ép xe cháu V. rồi dùng dao khống chế để hiếp dâm.
Ngày 15 tháng 3, Cường chạy xe đến đoạn đường xã Phước Khánh, Nhơn Trạch nhìn thấy V.T.K.N. (19 tuổi) mang quần áo học sinh đang đi bộ. Cường giả vờ cho đi nhờ xe rồi chở vào lô cao su vắng vẻ. Sau đó hắn khống chế cướp vòng vàng, điện thoại, tiền và hiếp dâm nạn nhân.
Một ngày sau, Cường đến đoạn đường ở xã Phước An, khi thấy chị H.T.C.T, 21 tuổi chạy xe máy một mình liền giả vờ nhờ khiêng đồ rồi khống chế hiếp dâm, sau đó còn cướp ba chiếc điện thoại, một bình ắc quy cùng 100 ngàn đồng.
Tiếp đó, ngày 21 tháng 3, tên “cướp cuồng dâm” này chạy xe đến xã Phước Bình, Long Thành thì thấy hai cháu B.T.T.T. và H.T.N. (cùng 16 tuổi) đang đi học về. Cường chặn đầu xe khống chế hai cháu cướp tài sản rồi đòi giao cấu. Tuy nhiên lúc này nghe tiếng xe máy chạy đến nên hai cháu T. và N. vùng chạy ra ngoài kêu cứu nên thoát được.
Ngày 23 tháng 3, Cường chạy xe đến xã Phước Bình, thấy cháu N.T.H.Y., 14 tuổi đi bộ về nhà sau giờ tan học liền giả vờ cho đi nhờ xe rồi chở vào vườn mì cạnh đó khống chế cướp một đôi bông tai vàng, đồng thời hiếp dâm cháu Y.
Sau một thời gian theo dõi, khi tên cướp này đang chuẩn bị tiếp tục gây án thì bị công an huyện Long Thành bắt giữ.
Không chỉ có những tên cướp manh động vở trò cướp-hiếp, tình trạng hiếp dâm phụ nữ tại Việt Nam đã trở thành vấn nạn xảy ra ở mọi đối tượng.
Mới đây ngày 12 tháng 9, thông tin từ nhà cầm quyền xã Thành Trực, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cho biết vừa xảy ra vụ một người đàn ông lẻn vào nhà dân để hiếp dâm cô gái bị thiểu năng trí tuệ.
Khoảng 9 giờ ngày 10 tháng 9, công an xã Thành Trực đã nhận được tin báo của gia đình ông Ð. tố cáo ông Trịnh Ðình Bằng, 50 tuổi, trú xã Thành Kim, huyện Thạch Thàn, lợi dụng lúc gia đình ông không có người ở nhà, đã lẻn vào cửa sau để hãm hiếp con gái ông là V.T.D., 33 tuổi bị thiểu năng trí tuệ.
Khi ông Bằng đang hiếp dâm chị D. thì con dâu ông Ð. đi cắt cỏ cho trâu về phát hiện liền tri hô hàng xóm đến bắt giữ ông Bằng, đồng thời báo cáo sự việc lên cơ quan chức năng. (Tr.N)
09-12- 2014 3:50:58 PM
TP.HCM: Cháy xưởng giày, cột khói bốc cao hàng trăm mét
Thanh Trà | 12/09/2014 12:00
Ngọn lửa bùng lên dữ dội từ bên trong nhà xưởng
(Soha.vn) - Ngọn lửa cùng khói đen bất ngờ bùng lên dữ dội từ khu nhà xưởng sản xuất nguyên liệu giày dép làm nhiều tài sản bị thiêu rụi, cả khu dân cư 1 phen náo loạn.
Khoảng 7h sáng nay (12.9), người dân trong khu vực nghe thấy nhiều tiếng nổ lớn phát ra từ công ty Minh Nguyên Phát (huyện Hóc Môn, TP.HCM).
Ngay sau đó, họ nhìn thấy ngọn lửa và khói đen bùng dữ dội từ khu nhà xưởng của công ty này (chuyển sản xuất nguyên liệu để làm giày dép) nên hô hoán nhau.
Nhìn từ xa, cột khói bốc cao hàng trăm mét
Do bên trong nhà xưởng của công ty chứa nhiều nguyên vật liệu dễ cháy như: mút, cao su, nhựa và dầu khiến ngọn lửa càng bùng lên dữ dội hơn rồi nhanh chóng bao trùm cả khu vực.
Nhận tin báo, nhiều xe nước cùng gần 50 cán bộ chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát chữa cháy quận 12 được huy động xuống hiện trường, triển khai công tác dập lửa. Tường bao quanh nhà xưởng của công ty được phá vỡ để phục vụ công tác chữa cháy.
Sau hơn 1 giờ, đám cháy mới được khống chế
Hơn 1 giờ sau, đám cháy được dập tắt hoàn toàn. Tuy nhiên, vụ cháy làm hàng trăm mét vuông nhà xưởng đã bị đổ sập hoàn toàn, thiêu rụi nhiều nguyên liệu và tài sản bên trong.
Bước đầu, theo thượng tá Nguyễn Văn Quyên (trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy quận 12) cho biết, nguyên nhân vụ cháy được xác định là do chập điện.
Cúm gia cầm H5N6 bùng phát ở Việt Nam
HÀ NỘI (NV) .- Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn Việt Nam đã yêu cầu nhà cầm quyền các tỉnh giáp biên giới Việt – Trung cấm mua bán, vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm qua biên giới.
Người bán nhổ lông, làm sạch con gà ngay tại một chợ xẹp bên đường ở Hà Nội. Nhiều người đã bị chết vì cúm gia cầm năm nay khi dịch bùng phát trở lại. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)
Lệnh cấm vừa kể nhằm đối phó với dịch cúm gia cầm do virus H5N6 gây ra và đang có khuynh hướng lan rộng. Hồi trung tuần tháng trước, ông Nguyễn Thanh Long, một Thứ trưởng Y tế của CSVN loan báo, Việt Nam mới tìm thấy sự hiện diện của virus H5N6 trên các đàn gà và vịt tại Lạng Sơn, Hà Tĩnh.
Đó là lần đầu tiên Việt Nam tìm ra sự hiện diện của virus H5N6 trên lãnh thổ của mình. Trước nữa, người ta chỉ thấy virus H5N6 hiện diện trên vịt trời và chim hoang dã tại Thụy Điển, Đức, Hoa Kỳ, Đài Loan. Virus H5N6 là chủng virus có độc lực cao nhưng chưa tìm thấy bằng chứng về việc chủng virus này lây từ người sang người.
Đến thượng tuần tháng này thì tình hình diễn biến theo chiều hướng xấu hơn. Virus H5N6 đang lây lan mạnh ở Trung Quốc, Lào, Việt Nam. Có tin là tại Trung Quốc, đã có người chết vì nhiễm virus H5N6.
Riêng tại Việt Nam, ngoài Lạng Sơn và Hà Tĩnh, người ta đã tìm thấy sự hiện diện của virus H5N6 Lào Cai, Quảng Trị và Quảng Ngãi. Cục Thú y Việt Nam cho biết, tính đến ngày 4 tháng 9, tổng số gà, vịt, chim trĩ nhiễm virus H5N6 và chết là 2,000 con. Tổng số gia cầm bị tiêu huỷ là khoảng 5,000 con.
Kết quả xét nghiệm các mẫu virus H5N6 ở Việt Nam cho thấy, tỷ lệ tương đồng của những mẫu này với chủng virus cúm H5N6 gây tử vong cho con người tại Tứ Xuyên, Trung Quốc là 99%. Kết quả xác minh nguồn gốc gia cầm tại một số ổ dịch cúm gia cầm H5N6 cho thấy, dịch cúm gia cầm H5N6 ở Việt Nam có liên quan đến việc mua bán, vận chuyển con giống không rõ nguồn gốc, chưa kiểm dịch.
Theo báo chí tại Việt Nam, các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn vẫn tiếp tục phát giác nhiều vụ buôn lậu gia cầm và trứng gia cầm qua biên giới Việt Nam với số lượng lên tới hàng chục ngàn và đa số là con giống, trứng giống.
Cục Thú y Việt Nam cảnh báo, nguy cơ các chủng virus mới tiếp tục xâm nhập Việt Nam thông qua buôn lậu gia cầm và sản phẩm gia cầm từ Trung Quốc rất cao. Trong thập niên vừa qua, Việt Nam liên tục phải đối phó với các đợt dịch cúm gia cầm và phải gánh chịu nhiều tổn thất về nông nghiệp, chưa kể sức khỏe cộng đồng bị đe dọa.
Hồi tháng hai năm nay, dịch cúm gia cầm do virus H5N1 gây ra đã lan rộng ở 22 tỉnh, thành phố tại Việt Nam. Trong đợt dịch đó, có ít nhất ba người đã thiệt mạng vì nhiễm vius H5N1 từ gia cầm sống. Bên cạnh những nguy cơ về các đợt dịch cúm gia cầm do virus H5N1 gây ra. Việt Nam còn dối diện với nguy cơ dịch cúm gia cầm do virus H7N9 gây ra sẽ bùng phát. Giống như virus H5N1, virus H7N9 cũng lây lan từ gia cầm sang người.
Virus H7N9 được phát giác hồi tháng 2 năm ngoái và vẫn khu trú trong phạm vi Trung Quốc song khả năng loại virus này xâm nhập Việt Nam rất lớn bởi các tỉnh của Trung Quốc nằm giáp với biên giới Việt Nam đều đã có ổ dịch do virus H7N9 gây ra.
Đáng chú ý gia cầm nhiễm virus H7N9 không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào và chỉ có thể xác định virus H7N9 qua xét nghiệm, trong khi loại virus này lại có độc tính rất cao đối với con người. Cứ bốn người nhiễm thì có một người chết. Chưa kể virus H7N9 không chỉ xuất hiện trên gà, vịt mà còn tồn tại trên chim trời.
Cho đến nay, Việt Nam chưa tìm thấy sự hiện diện của virus H7N9 nhưng không thể loại trừ nguy cơ dịch cúm gia cầm do virus H7N9 bùng phát vì chế độ Hà nội không thể kiểm soát việc vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập cảng trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam. (G.Đ)
Người bán nhổ lông, làm sạch con gà ngay tại một chợ xẹp bên đường ở Hà Nội. Nhiều người đã bị chết vì cúm gia cầm năm nay khi dịch bùng phát trở lại. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)
Lệnh cấm vừa kể nhằm đối phó với dịch cúm gia cầm do virus H5N6 gây ra và đang có khuynh hướng lan rộng. Hồi trung tuần tháng trước, ông Nguyễn Thanh Long, một Thứ trưởng Y tế của CSVN loan báo, Việt Nam mới tìm thấy sự hiện diện của virus H5N6 trên các đàn gà và vịt tại Lạng Sơn, Hà Tĩnh.
Đó là lần đầu tiên Việt Nam tìm ra sự hiện diện của virus H5N6 trên lãnh thổ của mình. Trước nữa, người ta chỉ thấy virus H5N6 hiện diện trên vịt trời và chim hoang dã tại Thụy Điển, Đức, Hoa Kỳ, Đài Loan. Virus H5N6 là chủng virus có độc lực cao nhưng chưa tìm thấy bằng chứng về việc chủng virus này lây từ người sang người.
Đến thượng tuần tháng này thì tình hình diễn biến theo chiều hướng xấu hơn. Virus H5N6 đang lây lan mạnh ở Trung Quốc, Lào, Việt Nam. Có tin là tại Trung Quốc, đã có người chết vì nhiễm virus H5N6.
Riêng tại Việt Nam, ngoài Lạng Sơn và Hà Tĩnh, người ta đã tìm thấy sự hiện diện của virus H5N6 Lào Cai, Quảng Trị và Quảng Ngãi. Cục Thú y Việt Nam cho biết, tính đến ngày 4 tháng 9, tổng số gà, vịt, chim trĩ nhiễm virus H5N6 và chết là 2,000 con. Tổng số gia cầm bị tiêu huỷ là khoảng 5,000 con.
Kết quả xét nghiệm các mẫu virus H5N6 ở Việt Nam cho thấy, tỷ lệ tương đồng của những mẫu này với chủng virus cúm H5N6 gây tử vong cho con người tại Tứ Xuyên, Trung Quốc là 99%. Kết quả xác minh nguồn gốc gia cầm tại một số ổ dịch cúm gia cầm H5N6 cho thấy, dịch cúm gia cầm H5N6 ở Việt Nam có liên quan đến việc mua bán, vận chuyển con giống không rõ nguồn gốc, chưa kiểm dịch.
Theo báo chí tại Việt Nam, các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn vẫn tiếp tục phát giác nhiều vụ buôn lậu gia cầm và trứng gia cầm qua biên giới Việt Nam với số lượng lên tới hàng chục ngàn và đa số là con giống, trứng giống.
Cục Thú y Việt Nam cảnh báo, nguy cơ các chủng virus mới tiếp tục xâm nhập Việt Nam thông qua buôn lậu gia cầm và sản phẩm gia cầm từ Trung Quốc rất cao. Trong thập niên vừa qua, Việt Nam liên tục phải đối phó với các đợt dịch cúm gia cầm và phải gánh chịu nhiều tổn thất về nông nghiệp, chưa kể sức khỏe cộng đồng bị đe dọa.
Hồi tháng hai năm nay, dịch cúm gia cầm do virus H5N1 gây ra đã lan rộng ở 22 tỉnh, thành phố tại Việt Nam. Trong đợt dịch đó, có ít nhất ba người đã thiệt mạng vì nhiễm vius H5N1 từ gia cầm sống. Bên cạnh những nguy cơ về các đợt dịch cúm gia cầm do virus H5N1 gây ra. Việt Nam còn dối diện với nguy cơ dịch cúm gia cầm do virus H7N9 gây ra sẽ bùng phát. Giống như virus H5N1, virus H7N9 cũng lây lan từ gia cầm sang người.
Virus H7N9 được phát giác hồi tháng 2 năm ngoái và vẫn khu trú trong phạm vi Trung Quốc song khả năng loại virus này xâm nhập Việt Nam rất lớn bởi các tỉnh của Trung Quốc nằm giáp với biên giới Việt Nam đều đã có ổ dịch do virus H7N9 gây ra.
Đáng chú ý gia cầm nhiễm virus H7N9 không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào và chỉ có thể xác định virus H7N9 qua xét nghiệm, trong khi loại virus này lại có độc tính rất cao đối với con người. Cứ bốn người nhiễm thì có một người chết. Chưa kể virus H7N9 không chỉ xuất hiện trên gà, vịt mà còn tồn tại trên chim trời.
Cho đến nay, Việt Nam chưa tìm thấy sự hiện diện của virus H7N9 nhưng không thể loại trừ nguy cơ dịch cúm gia cầm do virus H7N9 bùng phát vì chế độ Hà nội không thể kiểm soát việc vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập cảng trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam. (G.Đ)
09-12-2014 2:39:20 PM
Theo Người Việt
Quốc hội VN 'không hề bị tiếm quyền'
Nguyễn Quang Duy Gửi tới BBC từ Úc
16:00 GMT - thứ sáu, 12 tháng 9, 2014
Các Hiến pháp sau thể chế hóa mô hình đảng trị: Đảng, Quốc hội, Nhà nước chỉ là một. Hầu hết đại biểu nếu không là thành viên Bộ Chính trị, ủy viên trung ương Đảng thì cũng là đảng viên.
Để duy trì mô hình đảng trị, Đảng Cộng sản sẽ phải tái cấu trúc.
16:00 GMT - thứ sáu, 12 tháng 9, 2014
Trong bài viết gần đây Luật sư Ngô Ngọc Trai tìm cách trả lời câu hỏi “BấmQuốc hội đã bị tiếm quyền?” Bằng cách phân tích thực trạng chính trị 20 năm qua, 1992-2013, ông chỉ rõ Quốc hội đang càng ngày càng yếu kém đã bị Chính phủ lấn quyền.
Từ đó ông đưa đến kết luận:
“Chính phủ trở thành một trung tâm quyền lực kinh tế lớn mạnh mà đến Đảng hiện nay cũng không kiểm soát nổi.” Theo ông việc sửa đổi hiến pháp vừa qua chỉ nhằm phù hợp với thực tế và hợp thức hóa những việc làm sai trái trước đây.
Ông cũng so sánh các quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyền chi tiêu ngân sách, chính sách tài chính tiền tệ quốc gia giữa Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam để chứng minh sự khiếm khuyết trong nghành lập pháp và hành pháp tại Việt Nam.
Nếu giai đọan nghiên cứu được bắt đầu từ thời lập hiến và nhìn sâu vào cơ chế của guồng máy cầm quyền thì câu trả lời sẽ khác đi.
Nhưng qua đó sẽ hiểu rõ hơn nguyên nhân và kết quả của vấn đề này.
Việt Nam Lập Hiến
Nhận rõ vai trò quan trọng của hiến pháp, ngay khi lên ngôi, vua Bảo Đại đã tỏ ý muốn có một hiến pháp, xây dựng một thể chế Quân Chủ Lập Hiến cho Việt Nam, nhưng ý nguyện của nhà vua không được người Pháp đồng ý.
Nhật đảo chánh Pháp, ngày 11-3-1945 nhà vua cho công bố bản Đế Quốc Việt Nam Tuyên Bố Độc Lập và cho thành lập chính phủ Trần Trọng Kim.
Chính phủ này chỉ tồn tại đến tháng 19-8-1945 thì Việt Minh nổi dậy cướp chính quyền. Vua Bảo Đại phải thóai vị.
Sau khi thoái vị, vua Bảo Đại đã giữ một vai trò trong việc soạn thảo Bản Dự Thảo Hiến Pháp. Bản Dự thảo được phổ biến trên báo vào cuối tháng 11 năm 1945.
Bản Dự Thảo được sửa đổi và được Quốc Hội Lập Hiến thông qua vào tháng 11 năm 1946, nhưng lại không được Chủ tịch nước Hồ Chí Minh cho ban hành.
Ban hành hiến pháp là một thủ tục luật pháp để xác nhận rằng hiến pháp đã được biểu quyết một cách hợp lệ. Hiến pháp sẽ chỉ có hiệu lực từ lúc được ban hành và mọi người phải tuân theo.
Trên tạp chí Bách Khoa, Đoàn Thêm - một người chuyên ghi lại các sự kiện lịch sử, một chứng nhân trong việc xây dựng và thông qua Hiến pháp 1946, cho biết Hiến pháp 1946 chỉ có giá trị ba ngày, nhưng ông không cho biết lý do vì sao hiến pháp này chỉ có giá trị ba ngày.
Trên thực tế trong một thời gian dài, Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản chỉ sử dụng những sắc lệnh và nghị quyết của đảng, không hề đếm xỉa đến những điều ghi trong Hiến Pháp 1946.
Mấy hôm nay ở Hà Nội triển lãm “Cải cách ruộng đất 1946-1957”, người ta quên nhắc đến việc đảng Cộng sản đã không màng đến Hiến pháp 1946 để tiến hành cuộc cải cách ruộng đất “long trời lở đất này”.
Đến kỳ họp thứ 11 Quốc Hội, Hồ Chí Minh ra thông báo dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1946. Ngày 31-12-1959, Quốc Hội đồng ý thông qua hiến pháp sửa đổi.
Ngày 1-1-1960, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh công bố, mà không màng đến việc “đưa ra toàn dân phúc quyết” theo đúng khoản Cc điều thứ 70 của Hiến pháp 1946.
Rõ ràng quyền lập hiến cuả người dân đã bị đảng Cộng sản sang đoạt qua Hiến pháp 1946.
Các hiến pháp sau
Hiến pháp chỉ là một phương thức để đảng Cộng sản thể chế hóa các sách lược cai trị trong từng giai đọan, luật hóa nhiệm vụ chính trị và bảo đảm vai trò lãnh đạo.
Các sách lược và nhiệm vụ của Đảng Cộng sản đều được Bộ Chính trị họp kín quyết định, được ra các đại hội, hội nghị của Đảng thông qua, đưa ra Quốc Hội thông qua cho có lệ để đưa vào Hiến pháp.
Dưới chế độ cộng sản Hiến Pháp không khác gì Cương lĩnh của đảng Cộng sản. Quyền lập hiến cuả người dân đã hoàn tòan bị chiếm đoạt trong các hiến Pháp sau này.
Ngay Hiến pháp 1946 mô hình chính trị chỉ duy nhất một viện vừa lo việc hành pháp vừa lo việc lập pháp.
"Bởi thế điều quan tâm của dân biểu Úc Chris Hayes không phải là việc Việt Nam có luật hay không có luật, vì nhiều đạo luật đã có nhưng không được thi hành "
Các Hiến pháp sau thể chế hóa mô hình đảng trị: Đảng, Quốc hội, Nhà nước chỉ là một. Hầu hết đại biểu nếu không là thành viên Bộ Chính trị, ủy viên trung ương Đảng thì cũng là đảng viên.
Quốc hội hình thức, các đảng viên “đại biểu” không thể làm trái những gì Bộ Chính trị đề ra.
Như thế mãi đến năm 1986 thực quyền vẫn còn trong tay Bộ Chính trị.
Mô hình Quốc Hội hình thức chỉ gặp vấn đề khi Việt Nam phải mở cửa giao thương với thế giới tự do (1986) và xây dựng một nhà nước pháp quyền. Càng mở cửa quyền lập pháp càng lọt vào tay chính phủ như bài viết của luật sư Ngô Ngọc Trai dẫn chứng.
Trên thực tế việc lập pháp tại Việt Nam tệ hại hơn bài viết của luật sư Ngô Ngọc Trai rất nhiều.
Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 11-6-2014, đã nhìn nhận:
“Hệ thống pháp luật Việt Nam có lẽ phức tạp nhất thế giới. Vì theo quy định, rất nhiều chủ thể, thậm chí tới cả chủ tịch xã cũng được ban hành văn bản quy phạm pháp luật và một chủ thể được ban hành rất nhiều loại văn bản”.
Như vậy không phải chính phủ tiếm quyền của quốc hội, mà chính cơ chế và sự chuyển đổi mô hình đã biến đổi chính phủ thành một trung tâm quyền lực kinh tế lớn mạnh mà đến Đảng cũng không còn khả năng kiểm soát.
Nhận xét về luật Việt Nam
Ngày 14-5-2014 tại Quốc Hội Liên Bang Úc chúng tôi đã tổ chức một cuộc Hội Thảo về quyền lao động, quyền dân sự và nhân quyền với sự tham dự của 14 dân biểu và nghị sĩ.
Mọi người tham dự đều đồng ý nếu muốn tham gia Hiệp ước xuyên Thái Bình Dương Việt Nam cần phải có những đạo luật rõ ràng, như Luật Công đoàn, Luật Tổ chức dân sự...
Dân biểu Chris Haynes cho biết ông hiểu rõ việc thi hành luật pháp tại Việt Nam.
Bởi thế điều quan tâm của ông không phải là việc có luật hay không có luật, vì nhiều đạo luật đã có nhưng không được thi hành.
Ngày 28-8-2014, một lá thư gởi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng do 31 Dân biểu Úc đồng ký tên.
Các Dân Biểu Úc kêu gọi trả tự do cho hai nhà họat động cho quyền của người lao động ông Đoàn Huy Chương và ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng.
Các dân biểu nhận định: “Mặc dù họ đã bị khép án vi phạm an ninh quốc gia, chúng tôi hiểu rõ những việc làm của họ đơn giản chỉ nhằm hỗ trợ quyền công nhân trong cuộc đình công.”
Và họ kêu gọi:
“Xét rằng Việt Nam là một hội viên của Hội Nhân quyền Liên hiệp quốc, do đó có trách nhiệm cổ vũ và bảo vệ quyền làm người trên tòan thế giới, nay chúng tôi tìm kiếm sự cộng tác, chúng tôi cùng kêu gọi ông thả ngay hai nhà họat động này.”
Bạn có thể tự hỏi tại sao các dân biểu gởi cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà không phải người khác. Theo tôi không phải họ không biết Việt Nam vẫn là một quốc gia cộng sản, nhưng họ đã phần nào nhận ra sự thay đổi của Việt Nam và đã gởi lá thư đến đúng người có thực quyền.
Quyết định mới về ngân sách
Đến nay mọi chi thu của đảng Cộng sản đều nhập nhằng chồng chéo vào con số chi thu ngân sách nhà nước.
Thông tin và số liệu chi thu ngân sách là căn bản để nền kinh tế thị trường tự do có thể họat động một cách hiệu quả và hội nhập vào nền kinh tế tòan cầu. Chính vì thế, Việt Nam càng ngày càng phải minh bạch mọi thông tin về chi thu ngân sách nhà nước.
Ngày 4-9-2014 vừa qua, thủ tướng ban hành Quyết định về danh mục bí mật nhà nước.
Điều 3 của quyết định xếp loại các tài liệu về dự trữ ngân sách và các khoản thu, chi đặc biệt của đảng Cộng sản là tuyệt mật hay tối mật.
Quyết định là bước đầu của việc tách con số chi thu của Đảng Cộng sản khỏi con số chi thu của nhà nước.
Hệ thống ở Việt Nam đặt ra các chức đều cùng có quyền lực cao
Về lâu dài một số công việc guồng máy đảng đang điều hành sẽ được nhà nước hóa để ngân sách của các cơ quan này có thể công khai.
Cụ thể là Thành Phố Hà Nội sẽ giảm biên chế.
Ngày 14-9-2014, Infonet đưa tin:
“Đối với đơn vị hoạt động kém hiệu quả, Hội Đồng Nhân Dân thành phố Hà Nội yêu cầu giải thể, đồng thời có lộ trình chấm dứt tình trạng ký hợp đồng lao động làm nhiệm vụ chuyên môn thuộc trách nhiệm của công chức.”
Điều này đồng nghĩa với việc vai trò và quyền lực của đảng sẽ càng ngày càng ít đi.
Như phân tích của luật sư Ngô Ngọc Trai và thực tế đã chứng minh quyền lực kinh tế chính phủ càng ngày càng lớn mạnh, đã trở thành một trung tâm quyền lực, Đảng Cộng sản đang mất dần kiểm soát.
Khi kinh tế càng mở cửa thì quyền lực của nhà nước càng tăng thêm và quyền lực của đảng càng mất đi. Từ đó đã dẫn đến sự phân hóa nội bộ giữa phe đảng và phe nhà nước, phân hóa này càng ngày càng tăng thêm.
"Một Quốc hội lập hiến phải được thành lập qua một cuộc bầu cử tự do với sự giám sát quốc tế."
Để duy trì mô hình đảng trị, Đảng Cộng sản sẽ phải tái cấu trúc.
Kết quả của việc tái cấu trúc thì đã được ông Trần Xuân Bách từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, tiên đoán như sau:
“… quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là thế nào? Có nước tự cho mình không cần đổi mới, đã bị bục vỡ. Có nước coi đổi mới kinh tế phải làm nhanh, còn đổi mới chính trị thì chầm chậm cũng bục chuyện. Có nước chỉ đổi mới kinh tế, không đổi mới chính trị, đã bục to. Có nước làm cả hai, nhưng không nhịp nhàng, gặp khó khăn. Hai lãnh vực này phải nhịp nhàng, không chân trước chân sau, không tấp tểnh đi một chân.”
Bài học được rút ra là muốn xây dựng lại Việt Nam cần phải làm lại từ đầu. Quyền lập hiến phải thuộc về tòan dân.
Một Quốc hội lập hiến phải được thành lập qua một cuộc bầu cử tự do với sự giám sát quốc tế.
Một Hiến pháp mới với tam quyền phân lập rõ ràng, được đưa ra trưng cầu và được đồng thuận của đa số người Việt trong và ngoài nước, sẽ là giải pháp tốt đẹp nhất cho toàn dân tộc.
Muốn thế người Việt chúng ta cần đồng tâm, đồng chí, đồng lực vận động một hiến pháp tự do dân chủ cho Việt Nam.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, Nguyễn Quang Duy, Melbourne, Úc Châu.
Triển lãm 'Cải Cách Ruộng Ðất' thời Cộng Sản thị trường
SÀI GÒN (NV) - Dù có tin Hà Nội đóng cửa cuộc cuộc triển lãm về Cải Cách Ruộng Ðất sau vài ngày mở cửa, nhưng nó vẫn tiếp tục là nội dung chính trị gây dư luận xã hội đáng chú ý nhất tại Việt Nam.
Bản thông báo tạm ngưng cuộc triển lãm Cải Cách Ruộng Ðất, sau khi nó gây cơn bão trong dư luận cả trong lẫn ngoài Việt Nam. (Hình: từ Facebook)
Ðiều trước tiên mà nhiều người quan sát đặt ra là, sau hàng chục năm khỏa lấp bằng lừa dối và im lặng, tại sao thời điểm này chế độ Hà Nội lại đưa ra triển lãm cuộc Cải Cách Ruộng Ðất?
Một nhiếp ảnh gia về phong cảnh tên P. nói, “Dù cuốn Ðèn Cù của ông Trần Ðĩnh đưa lên mạng sau cuộc triển lãm, nhưng theo tôi, mấy ông sếp tuyên huấn vốn biết trước cơn địa chấn cung đình, giải thiêng lãnh tụ từ cuốn Ðèn Cù nên làm triển lãm trước để chạy tội.”
Có thể nhiều người không đồng tình lý do này, nhưng người am tường đều biết về một đợt tắm rửa hình tượng ông Hồ sắp được tung ra nhân “kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam.” Chuyện tẩy rửa hình ảnh cho ông Hồ không chỉ đặt tượng, xây quảng trường chiếm hết đường Nguyễn Huệ-Sài Gòn hay học tập tư tưởng, di chúc là đủ khỏa lấp sai lầm bất nhân của ông Hồ trong Cải Cách Ruộng Ðất và lịch sử dân tộc.
Những ai theo dõi mạng xã hội Facebook và các blog cá nhân ở thời điểm hiện nay đều thấy chủ đề về cuộc Cải Cách Ruộng Ðất đang vạch chiến tuyến, bút chiến như thế nào.
Chỉ cần một status trên trang cá nhân của một nữ nhà báo T.T. có ý tô hồng cuộc triển lãm và trí trá “kêu gọi lòng tha thứ” là gây “mưa bom bão đạn ngôn ngữ” từ mọi phía liên quan.
Ðiều đáng ngạc nhiên và cũng đáng mừng là phía giương cao ngọn cờ đòi sự thật cho các nạn nhân vô tội trong Cải Cách Ruộng Ðất và cả phía muốn lên giọng nâng bi Ðảng Cộng Sản đề cao thành tích của Cải Cách Ruộng Ðất, tất cả họ, nếu theo vai vế họ thuộc hàng cháu cố, cháu sơ của cuộc “cải cách” bạo ác nhất của Cộng Sản diễn ra vào cuối những năm mươi của thế kỷ trước.
Gặp chúng tôi trong một quán cà phê quen thuộc ở quận 1, Sài Gòn vào sáng ngày cuộc triển lãm gây ồn ào. Anh M, một người luôn quen miệng khoe quen biết nhiều quan chức Cộng Sản. Nhưng lúc bàn về chuyện Cải Cách Ruộng Ðất, anh này lên giọng lạnh tanh: “Cái tội ác này ông bà kể cho con, con kể cho con của con, đã là người Việt đời đời không quên được.”
Chúng tôi hoàn toàn bất ngờ trước sự phán xét của anh M., người bạn ngồi cạnh chúng tôi quay sang nói nhỏ. “Hắn cùng quê với tôi, dân di cư năm tư.”
Không hề quá đáng khi cho rằng cuộc triển lãm Cải Cách Ruộng Ðất diễn ra ở Hà Nội, nhưng chấn động Sài Gòn và các đô thị miền Nam.
Ðiều này dễ hiểu khi biết rằng trong hơn một triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam năm 1954, nếu không trực tiếp có gia đình là nạn nhân Cải Cách Ruộng Ðất thì cũng bị ám ảnh kinh hoàng bởi cuộc cải cách đẫm máu và nước mắt này.
Ông C., một người sinh năm 1959. Trong một gia đình Bắc di cư ở Bình Thới quận 11, kể, “Mẹ tôi kể rằng, ông nội tôi là địa chủ, lúc nhà của ông bị đốt, bà tôi được người hàng xóm mách nếu còn sống thì bảo con cháu đến đống tàn tro mà đái vào. Sau này bọn đốt nhà sẽ mù mắt. Thật vậy, sau năm bảy lăm, có người làng không biết sao tìm ra nhà tôi ở Sài Gòn đến xin tha vì thời đó tham gia đấu tố và đốt nhà ông tôi. Người đàn ông cùng làng này bỗng nhiên bị mù, vợ ông cũng thế.”
Câu chuyện ông C. kể mang màu sắc huyền bí và cũng có thề là do mẹ ông uất hận quá mà dựng nên để phần nào hả lòng trước biến cố quá đau thương của dòng họ mình.
Về mức độ đau thương của những gia đình người Bắc di cư năm 1954 từng là nạn nhân thì ngay ở Sài Gòn có người, có gia đình suốt bốn mươi năm dù đủ điều kiện kinh tế vẫn không về Bắc dù chỉ một lần. Một vị cựu giáo sư đại học Sài Gòn nói, “Có ở trong không khí làng tôi những ngày đấu tố đó mới biết nơi đó đâu còn là quê hương của mình. Họ lấy đi hết cả tính người nữa là.”
Nếu ghi nhận tác động của cuộc triển lãm Cải Cách Ruộng Ðất mà không đề cặp đến những người Bắc “phe thắng cuộc “ tràn ngập Sài Gòn sau 1975 thì có phần thiếu sót. Khác với người Bắc lao động vào miền Nam kiếm sống thì nhóm người Bắc “phe thắng cuộc” luôn sống với hai bộ mặt khi nói về cuộc cải cách đẫm máu này.
Bộ mặt thứ nhất là luôn tự nhận mình có ông bà, họ hàng từng là địa chủ, trung nông, nạn nhân của Cải Cách Ruộng Ðất mà khinh rẻ thành phần “thắng cuộc” xuất thân lý lịch bần cố nông, những người bị xúi giục đấu tố địa chủ.
Bộ mặt thứ hai phủ nhận sai lầm và tội ác, bảo vệ đảng, ông Hồ nhưng lại thu tóm, vơ vét của cải phục hồi lối sống của địa chủ trung nông.
Chúng tôi tìm đến một người trong “phe thắng cuộc” đã trở thành tỉ phú. Anh chỉ vào đống đồ cổ sưu tập của giới địa chủ từ thời đấu tố, được chuyển từ Hà Nội vào, nói: “Ðồ bảo tàng đưa ra triển lãm, tôi không bảo tất cả là giả, nhưng làm gì còn đồ thật cả. Tôi nhìn cuộc triển lãm này như một trưng bày của nhà đấu giá, mấy mươi năm nay chúng nó bao nhiêu tiền cũng không tiếc, đến cái cúc áo của địa chủ cũng thành báo vật; thế đấy, Cộng Sản mà chuyển sang con buôn kinh thế đấy.”
Khi linh hồn oan khuất và nỗi đau đớn không nguôi của thân nhân các nạn nhân vô tội Cải Cách Ruộng Ðất vẫn hiện hữu hàng ngày, hàng giờ trong suốt lịch sử dân tộc. Dù những hình ảnh, vật dụng đẫm máu của họ có trở thành báu vật để lừa dối chính trị hay để đầu cơ kinh doanh thì chế độ Cộng Sản kiểu đấu tố hay kiểu con buôn vẫn phải đối diện với bản án chống lại loài người.
09-12-2014 2:11:49 PM
Phan Chánh/Người Việt
Bản thông báo tạm ngưng cuộc triển lãm Cải Cách Ruộng Ðất, sau khi nó gây cơn bão trong dư luận cả trong lẫn ngoài Việt Nam. (Hình: từ Facebook)
Ðiều trước tiên mà nhiều người quan sát đặt ra là, sau hàng chục năm khỏa lấp bằng lừa dối và im lặng, tại sao thời điểm này chế độ Hà Nội lại đưa ra triển lãm cuộc Cải Cách Ruộng Ðất?
Một nhiếp ảnh gia về phong cảnh tên P. nói, “Dù cuốn Ðèn Cù của ông Trần Ðĩnh đưa lên mạng sau cuộc triển lãm, nhưng theo tôi, mấy ông sếp tuyên huấn vốn biết trước cơn địa chấn cung đình, giải thiêng lãnh tụ từ cuốn Ðèn Cù nên làm triển lãm trước để chạy tội.”
Có thể nhiều người không đồng tình lý do này, nhưng người am tường đều biết về một đợt tắm rửa hình tượng ông Hồ sắp được tung ra nhân “kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam.” Chuyện tẩy rửa hình ảnh cho ông Hồ không chỉ đặt tượng, xây quảng trường chiếm hết đường Nguyễn Huệ-Sài Gòn hay học tập tư tưởng, di chúc là đủ khỏa lấp sai lầm bất nhân của ông Hồ trong Cải Cách Ruộng Ðất và lịch sử dân tộc.
Những ai theo dõi mạng xã hội Facebook và các blog cá nhân ở thời điểm hiện nay đều thấy chủ đề về cuộc Cải Cách Ruộng Ðất đang vạch chiến tuyến, bút chiến như thế nào.
Chỉ cần một status trên trang cá nhân của một nữ nhà báo T.T. có ý tô hồng cuộc triển lãm và trí trá “kêu gọi lòng tha thứ” là gây “mưa bom bão đạn ngôn ngữ” từ mọi phía liên quan.
Ðiều đáng ngạc nhiên và cũng đáng mừng là phía giương cao ngọn cờ đòi sự thật cho các nạn nhân vô tội trong Cải Cách Ruộng Ðất và cả phía muốn lên giọng nâng bi Ðảng Cộng Sản đề cao thành tích của Cải Cách Ruộng Ðất, tất cả họ, nếu theo vai vế họ thuộc hàng cháu cố, cháu sơ của cuộc “cải cách” bạo ác nhất của Cộng Sản diễn ra vào cuối những năm mươi của thế kỷ trước.
Gặp chúng tôi trong một quán cà phê quen thuộc ở quận 1, Sài Gòn vào sáng ngày cuộc triển lãm gây ồn ào. Anh M, một người luôn quen miệng khoe quen biết nhiều quan chức Cộng Sản. Nhưng lúc bàn về chuyện Cải Cách Ruộng Ðất, anh này lên giọng lạnh tanh: “Cái tội ác này ông bà kể cho con, con kể cho con của con, đã là người Việt đời đời không quên được.”
Chúng tôi hoàn toàn bất ngờ trước sự phán xét của anh M., người bạn ngồi cạnh chúng tôi quay sang nói nhỏ. “Hắn cùng quê với tôi, dân di cư năm tư.”
Không hề quá đáng khi cho rằng cuộc triển lãm Cải Cách Ruộng Ðất diễn ra ở Hà Nội, nhưng chấn động Sài Gòn và các đô thị miền Nam.
Ðiều này dễ hiểu khi biết rằng trong hơn một triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam năm 1954, nếu không trực tiếp có gia đình là nạn nhân Cải Cách Ruộng Ðất thì cũng bị ám ảnh kinh hoàng bởi cuộc cải cách đẫm máu và nước mắt này.
Ông C., một người sinh năm 1959. Trong một gia đình Bắc di cư ở Bình Thới quận 11, kể, “Mẹ tôi kể rằng, ông nội tôi là địa chủ, lúc nhà của ông bị đốt, bà tôi được người hàng xóm mách nếu còn sống thì bảo con cháu đến đống tàn tro mà đái vào. Sau này bọn đốt nhà sẽ mù mắt. Thật vậy, sau năm bảy lăm, có người làng không biết sao tìm ra nhà tôi ở Sài Gòn đến xin tha vì thời đó tham gia đấu tố và đốt nhà ông tôi. Người đàn ông cùng làng này bỗng nhiên bị mù, vợ ông cũng thế.”
Câu chuyện ông C. kể mang màu sắc huyền bí và cũng có thề là do mẹ ông uất hận quá mà dựng nên để phần nào hả lòng trước biến cố quá đau thương của dòng họ mình.
Về mức độ đau thương của những gia đình người Bắc di cư năm 1954 từng là nạn nhân thì ngay ở Sài Gòn có người, có gia đình suốt bốn mươi năm dù đủ điều kiện kinh tế vẫn không về Bắc dù chỉ một lần. Một vị cựu giáo sư đại học Sài Gòn nói, “Có ở trong không khí làng tôi những ngày đấu tố đó mới biết nơi đó đâu còn là quê hương của mình. Họ lấy đi hết cả tính người nữa là.”
Nếu ghi nhận tác động của cuộc triển lãm Cải Cách Ruộng Ðất mà không đề cặp đến những người Bắc “phe thắng cuộc “ tràn ngập Sài Gòn sau 1975 thì có phần thiếu sót. Khác với người Bắc lao động vào miền Nam kiếm sống thì nhóm người Bắc “phe thắng cuộc” luôn sống với hai bộ mặt khi nói về cuộc cải cách đẫm máu này.
Bộ mặt thứ nhất là luôn tự nhận mình có ông bà, họ hàng từng là địa chủ, trung nông, nạn nhân của Cải Cách Ruộng Ðất mà khinh rẻ thành phần “thắng cuộc” xuất thân lý lịch bần cố nông, những người bị xúi giục đấu tố địa chủ.
Bộ mặt thứ hai phủ nhận sai lầm và tội ác, bảo vệ đảng, ông Hồ nhưng lại thu tóm, vơ vét của cải phục hồi lối sống của địa chủ trung nông.
Chúng tôi tìm đến một người trong “phe thắng cuộc” đã trở thành tỉ phú. Anh chỉ vào đống đồ cổ sưu tập của giới địa chủ từ thời đấu tố, được chuyển từ Hà Nội vào, nói: “Ðồ bảo tàng đưa ra triển lãm, tôi không bảo tất cả là giả, nhưng làm gì còn đồ thật cả. Tôi nhìn cuộc triển lãm này như một trưng bày của nhà đấu giá, mấy mươi năm nay chúng nó bao nhiêu tiền cũng không tiếc, đến cái cúc áo của địa chủ cũng thành báo vật; thế đấy, Cộng Sản mà chuyển sang con buôn kinh thế đấy.”
Khi linh hồn oan khuất và nỗi đau đớn không nguôi của thân nhân các nạn nhân vô tội Cải Cách Ruộng Ðất vẫn hiện hữu hàng ngày, hàng giờ trong suốt lịch sử dân tộc. Dù những hình ảnh, vật dụng đẫm máu của họ có trở thành báu vật để lừa dối chính trị hay để đầu cơ kinh doanh thì chế độ Cộng Sản kiểu đấu tố hay kiểu con buôn vẫn phải đối diện với bản án chống lại loài người.
09-12-2014 2:11:49 PM
Phan Chánh/Người Việt
'Tôi sẽ tiếp tục nói sự thật'
BBC- 09:28 GMT - thứ sáu, 12 tháng 9, 2014
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, người vừa mãn hạn tù, nói ông sẽ tiếp tục "nói lên sự thật" vì đó là "nhiệm vụ chính đáng" của một nhà văn.
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, người vừa mãn hạn tù, nói ông sẽ tiếp tục "nói lên sự thật" vì đó là "nhiệm vụ chính đáng" của một nhà văn.
Ông Nghĩa bị bắt giữ cùng nhiều nhà hoạt động khác trong đợt trấn áp hồi tháng 9 năm 2008.
Đến tháng 10 năm 2009, ông bị tuyên án 6 năm tù giam, 3 năm quản chế tại gia vì tội 'Tuyên truyền chống phá Nhà nước' theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Trả lời BBC qua điện thoại ngày 12/9, ông cho biết tình trạng sức khỏe của ông sau khi ra tù dù "yếu nhưng vẫn đủ sức làm việc".
Ông cũng cho biết sẽ không thay đổi con đường đã chọn trước khi bị bắt giữ.
"Tôi là một nhà văn, một nhà văn nếu không viết đúng sự thật thì nhà văn thì sẽ mang một nỗi buồn bực ghê gớm", ông nói.
"Tôi sẽ tiếp tục viết và nói sự thật. Viết cho tổ quốc, cho nhân dân tôi là một con đường chính nghĩa".
'Không cho nói về Điếu Cày'
Ông Nghĩa nói ông ít được tiếp cận với thông tin bên ngoài ở trong tù và đã nhiều lần bị đánh đập.
"Có quy định là chúng tôi gặp gia đình một tháng một lần và mỗi lần chỉ trong 5 phút".
"Thế nhưng khi nói đến những chuyện mà họ cho là nhạy cảm thì họ sẽ ngắt ngang lời gia đình".
"Họ còn bịt mồm khi tôi đưa thông tin về việc ông Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, tuyệt thực 25 ngày do bị biệt giam".
"Ông Hải bị biệt giam vô cớ, mà nơi biệt giam thì cực kỳ khổ sở. Tôi cảm thấy có nghĩa vụ phải đưa thông tin ra bên ngoài nên đã thông báo với vợ tôi".
"Sau khi thông tin được đưa ra ngoài thì cũng nhờ dư luận và sức ép mà họ đã ngưng biệt giam ông Điếu Cày".
"Khi chúng tôi tạm biệt nhau thì ông Hải cũng nhờ tôi gửi lời cảm ơn đến những người đã giúp đỡ ông ấy".
Ông Nghĩa cũng cho biết đã từng bị "một người bị án chung thân đánh đập".
"Cùng giam chung với chúng tôi có hai người bị giam vì làm việc cho Trung Quốc".
"Để lấy công, họ còn vu cáo ông Hải là tuyên truyền chống đối nhà nước trong tù".
Ông Nghĩa sinh ra trong một gia đình có 'truyền thống cách mạng' tại Nghệ An và từng du học Tiệp Khắc trong những năm 1967 - 1970, thời gian xảy ra cuộc cải cách Mùa xuân Praha.
Trở về nước, ông làm việc cho một công ty cơ khí của Hải Phòng và bắt đầu tham gia vào các hoạt động đấu tranh cho dân chủ.
Ông cũng đã tham gia vào nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 2007-2008.
Trước khi bị bắt, ông cũng được cho là đã viết đơn yêu cầu UBND TP Hà Nội cho tổ chức cuộc biểu tình đòi chính phủ có biện pháp đẩy lùi lạm phát, cải thiện kinh tế, khi Viêt Nam đang đối mặt với mức lạm phát kỷ lục, lên đến gần 23%.
Hồi năm 2011, ông được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) trao giải thưởng Hellman-Hammett.