Sunday, August 31, 2014

Bắc Kinh khẳng định: Không được tự ý ứng cử lãnh đạo Hồng Kông

BẮC KINH, Trung Quốc (AP) - Quốc Hội Trung Quốc hôm Chủ Nhật bác bỏ việc cho phép dân được tự do ứng cử vào chức vụ lãnh đạo Hồng Kông, nói rằng điều này sẽ “tạo nên xã hội hỗn loạn.”

Các thành phần tranh đấu đòi dân chủ ở Hồng Kông, một trung tâm tài chánh quan trọng ở Á Châu, nói rằng lời cảnh cáo sẽ tổ chức cuộc biểu tình làm tê liệt trung tâm thành phố này “chắc chắn sẽ xảy ra.”


Người biểu tình ở Hồng Kông đưa điện thoại di động lên để bày tỏ sự phản đối sau khi Bắc Kinh không cho tự ý ứng cử lãnh đạo vùng cựu thuộc địa này. (Hình: AP Photo/Vincent Yu)

Ủy Ban Thường Trực Quốc Hội Trung Quốc cho hay mọi ứng cử viên phải được sự chấp thuận của hơn một nửa số thành viên một ủy ban đặc biệt có nhiệm vụ đề cử ứng viên để cử tri bỏ phiếu.

Ðiều này đi ngược với đòi hỏi của phía tranh đấu dân chủ, từng tổ chức cuộc biểu tình rầm rộ hồi Tháng Bảy để nói lên ý nguyện là phải có dân chủ thực sự ở Hồng Kông vì sợ rằng các ứng cử viên sẽ tiếp tục được tuyển chọn dựa theo tiêu chuẩn trung thành với Bắc Kinh.

Tiếp theo quyết định từ lục địa, phía tranh đấu dân chủ đã tổ chức biểu tình trước tòa nhà chính quyền ở Hồng Kông để bày tỏ sự phản đối.

Dân chúng Hồng Kông tiếp tục được hưởng một số ưu đãi về chính trị kể từ khi vùng đất này được Anh trao trả lại cho Trung Quốc năm 1997.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc khi đó hứa sẽ để cho người đứng đầu đặc khu được do dân chúng bầu lên thay vì được chọn bởi một ủy ban gồm phần lớn các doanh gia quyền lực và có lập trường thân Bắc Kinh.

Ông Li Fei, phó tổng thư ký Ủy Ban Thường Trực, Quốc Hội Trung Quốc, nói trong một cuộc họp báo rằng để dân tự ra tranh cử “sẽ tạo nên một xã hội hỗn loạn.”

“Những quyền hạn này có được từ luật pháp, chứ không phải từ trên trời rớt xuống,” ông Li nói. “Nhiều người dân Hồng Kông phí phạm quá nhiều thời giờ bàn cãi về những vấn đề không phù hợp trong khi lại không bàn thảo những điều phù hợp.”

Nhóm tranh đấu dân chủ nổi tiếng nhất ở Hồng Kông, nhóm “Chiếm Ðóng Trung Tâm Thành Phố với Tình Thương và Hòa Bình” (OCLP), ngay lập tức loan báo kế hoạch chiếm đóng khu thương mại ở trung tâm thành phố nhưng không cho biết ngày giờ.

“OCLP từng cho hay việc chiếm đóng khu trung tâm chỉ là giải pháp sau cùng, nếu mọi cơ hội thảo luận đã được đề ra và không còn giải pháp nào khác,” nhóm OCLP cho hay trong bản thông cáo. “Chúng tôi rất tiếc là ngày hôm nay mọi khả năng thảo luận đã hết và việc chiếm đóng sẽ chắc chắn xảy ra.”

Nhóm OCLP nói rằng sẽ huy động ít nhất 10,000 người cho cuộc biểu tình ngồi, vốn có thể xảy ra trong ít tháng tới vì chính quyền Hồng Kông trước hết phải có thêm tham khảo với Bắc Kinh và sau đó đưa ra dự luật để được nghị viện thành phố thông qua. OCLP kêu gọi nghị viện Hồng Kông hãy bỏ phiếu chống điều này và “khởi sự tiến trình cải cách Hiến Pháp lại từ đầu.”

Cho thấy rõ là các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn kiểm soát chặt chẽ tình hình chính trị Hồng Kông, ông Li tái khẳng định là các ứng cử viên cho chức vụ lãnh đạo Hồng Kông phải trung thành với đảng Cộng Sản Trung Quốc.

“Nếu người lãnh đạo Hồng Kông không yêu nước và không yêu đảng thì không thể làm việc trong cùng một nước,” ông Li nói. (V.Giang)
08-31- 2014 4:49:05 PM
Theo Người Việt

Không có quyết định vẫn “đè” dân đòi thu hồi đất

Không có bất kì quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền nhưng UBND phường Tây Tựu và Ban quản lí dự án quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội vẫn nhất quyết đòi thu hồi phần diện tích đất người dân đã sử dụng ổn định từ năm 1988.

Theo nội dung đơn tố cáo của ông Nguyễn Đăng Sự (trú tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) gửi báo TTTĐ,  năm 1988, xã Tây Tựu cũ có chủ trương đổi ao hoang hóa do xã quản lí lấy đất canh tác nông nghiệp cho một số hộ dân để thực hiện việc mở rộng nghĩa trang của xã. Gia đình ông Sự cùng một số hộ dân khác đã tiến hành đăng kí với UBND xã để đổi đất lấy ao. Theo đó, gia đình ông phải đổi 120m2 đất nông nghiệp cùng 8.400.000 đồng để được lấy một mảnh đất ở ao do xã quản lí. Cùng năm đó, gia đình ông Sự được UBND xã và HTX tổ chức bốc thăm được một phần đất tại ao của UBND xã. Sau khi đổi đất lấy ao, gia đình ông Sự đã đầu tư nhiều tiền bạc để lấp ao và chia cho các con trong gia đình. Năm 1988, con trai ông là Nguyễn Đăng Biên đã xây dựng một căn nhà cấp 4 để sinh sống. Từ đó đến nay, gia đình ông Sự sinh sống ổn định trên mảnh đất này và không có tranh chấp với bất kì ai. 
Không có quyết định vẫn “đè” dân đòi thu hồi đất
Ông Lê Văn Việt, Chủ tịch UBND xã Tây Tựu khẳng định không có quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án này.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, UBND phường Tây Tựu và ban quản lí dự án quận Bắc Từ Liêm liên tục ép gia đình ông phải bàn giao một phần diện tích đất này để phường bàn giao cho người khác sử dụng. Đồng thời, hai cơ quan này đã tự lập ra phương án bồi thường, hỗ trợ và yêu cầu gia đình ông phải nhận tiền bồi thường hỗ trợ diện tích đất mà gia đình ông đang quản lí. Trong khi đó, gia đình ông không hề nhận được bất kì một quyết định thu hồi đất nào của cơ quan có thẩm quyền.
Gia đình ông Sự đã nhiều lần gửi đơn lên các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu được giải quyết nhưng đến nay vẫn không được xem xét, giải quyết đúng pháp luật. Ngày 8/8/2014, gia đình ông Sự được ông Lê Văn Việt, Chủ tịch UBND phường Tây Tựu mời lên làm việc. Tại buổi làm việc này, ông Việt đã yêu cầu gia đình ông Sự phải tự tháo dỡ tài sản của gia đình mình để bàn giao mặt bằng cho UBND phường Tây Tựu trước ngày 13/8. Sau thời gian này, nếu gia đình ông Sự không tự tháo dỡ, phường Tây Tựu sẽ tiến hành cưỡng chế để thu hồi đất đối với gia đình ông. Đồng thời, khi phường cưỡng chế, số tiền mà phường và ban quản lí dự án quận hỗ trợ gia đình ông sẽ được chuyển vào kho bạc và gia đình ông không được xin xỏ (?!).
"Những việc làm của ông Lê Văn Việt là coi thường pháp luật, cố tình chèn ép và áp đặt đối với người dân. Đúng ra, với cương vị là lãnh đạo của chính quyền địa phương, ông Việt phải xem xét công việc một cách nghiêm túc, thấu đáo và đúng pháp luật. Thế nhưng ông Việt lại cố tình áp đặt thu hồi đất trái pháp luật với gia đình tôi", ông Sự bức xúc.
Liên quan đến vụ việc này, ngày 26/8, phóng viên đã liên hệ với ông Lê Văn Việt, Chủ tịch UBND xã Tây Tựu để xác minh thông tin trên. Tại đây, ông Việt thừa nhận việc thu hồi đất của gia đình ông Sự và một số hộ dân tại khu đất đã được UBND xã Tây Tựu trước đây giao cho sử dụng không hề có quyết định thu hồi đất. Tuy nhiên, việc thu hồi này đã được phường báo cáo quận và quận đã có ý kiến. Khi phóng viên hỏi, người nào ở quận cho ý kiến và có ghi bằng văn bản gì không thì ông Việt từ chối trả lời.
Ông Việt thừa nhận, việc các hộ dân đổi đất cho UBND xã Tây Tựu năm 1988 là đúng sự thực và gia đình ông Sự đã hoàn thành mọi thủ tục để đổi đất lấy ao của UBND xã. Tuy nhiên, ông Việt lại cho rằng, phần đất mà UBND xã Tây Tựu trước đây đã đổi cho người dân vẫn là đất nông nghiệp do UBND phường quản lí. Vì vậy việc thu hồi này không cần quyết định thu hồi đất (?!).
Ban quản lí dự án quận Bắc Từ Liêm
và UBND ph
Ban quản lí dự án quận Bắc Từ Liêm và UBND phường Tây Tựu "bắt tay" nhau để thu hồi mảnh đất này đã được người dân sử dụng ổn định từ năm 1988.
Thế nhưng, ông Việt lại giải thích việc thu hồi một phần đất của người dân để giao cho các hộ dân khác là để phục vụ mục đích thực hiện dự án nông thôn mới. Theo đó, các hộ dân bị thu hồi để làm đường phục vụ dự án nông thôn mới sẽ được phường lấy một phần đất của gia đình ông Sự và các hộ dân đang sử dụng tại diện tích ao trên giao cho sử dụng để xây nhà. Khi phóng viên hỏi, ông vừa cho biết phần trên là đất nông nghiệp thì tại sao lại được giao cho người khác để làm nhà, ông Việt trả lời, phần đất trên đã được ban quản lí dự án quận Bắc Từ Liêm quy hoạch để làm nhà ở (?!). Đồng thời, ông Việt cũng đưa cho phóng viên xem một bản được gọi là quy hoạch nhưng không có bất kì một từ ngữ nào ghi là bản quy hoạch có đóng dấu đỏ của ban quản lí dự án quận Bắc Từ Liêm. Trong bản được gọi là quy hoạch này đã phân chia diện tích đất ao mà các hộ dân đang sử dụng thành nhiều lô khác nhau để làm nhà ở. Đồng thời, ông Việt cũng cho biết, trong số hàng chục hộ dân đổi đất cho UBND xã từ năm 1988 hiện nay đã có hai gia đình được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở.
Theo tìm hiểu, trong các văn bản của Ban quản lí dự án quận Bắc Từ Liêm không thể hiện có một quyết định cho phép nào của cơ quan có thẩm quyền cho phép cơ quan này thu hồi đất và lập dự án trên. Vậy căn cứ vào đâu, Ban quản lí dự án quận Bắc Từ Liêm và UBND phường Tây Tựu tiến hành lập dự án và thu hồi đất của người dân?
Trao đổi với chúng tôi, một số luật sư cho biết, việc UBND phường Tây Tựu và Ban quản lí dự án quận Bắc Từ Liêm thu hồi đất của người dân nhưng không có quyết định thu hồi là vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đất đai.
Theo Thanh Hà
Tuổi trẻ thủ đô

Kon Tum: Dân đào vàng vô hiệu hóa chính quyền

KON TUM (NV) .- Sau khi phát giác xã Hiếu, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum có mỏ vàng trữ lượng lớn, dân tìm vàng đã đổ về đào xới, đãi vàng. Chính quyền từ xã đến huyện bị vô hiệu hóa. 


 Thượng nguồn sông Hre, ở xã Hiếu, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, tan hoang như vừa bị dội bom. (Hình: Tiền Phong)

Xã Hiếu, huyện Kon Plong nằm giữa rừng, sát chân dãy Trường Sơn, cách thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum khoảng 100 cây số. Xã này được xem là nơi có mỏ vàng với trữ lượng lớn nhất khu vực Tây Nguyên.

Từ tháng 4 năm ngoái, xã Hiếu trở thành nơi mà năm ông trùm, điều hành năm nhóm tìm vàng, tập hợp phu đào vàng từ Bắc Giang, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi làm chủ.

Sau khi phân chia địa bàn đào – đãi vàng, năm ông trùm này thuê đủ loại phương tiện phá rừng, mở đường, lập bãi, dựng trại, đưa đến đó dủ loại máy móc, biến xã Hiếu thành một “đại công trường”.

Những ông trùm này vừa dọa dân, buộc họ bán ruộng rẫy để có đất đào xới, đãi vàng, vừa thanh toán lẫn nhau, kể cả bắn vào cả lực lượng vũ trang của xã, huyện khi bị ngăn chặn đào – đãi vàng. Một cán bộ huyện Kon Plong thú nhận, ở xã Hiếu, giờ chỉ còn “luật rừng”!

Nhiều tờ báo ở Việt Nam mô tả, sông H’re bắt nguồn từ xã Hiếu, chảy về huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi và ruộng rẫy, rừng núi ở xã Hiếu tan hoang bởi vô số những hố có đường kính chừng 15 mét, sâu chừng 25 mét. Sông H’re đục ngầu vì bùn đất. Toàn bộ khu vực nồng nặc mùi cyanide,

Ông Hoàng Thanh Hải, viên Chủ tịch mới của xã Hiếu, tiết lộ, sau trận huyết chiến giữa thuộc hạ của ông Đàm Văn Ngàn và thuộc hạ của ông Trần Thế Thủy, cùng ngụ ở Bắc Giang, ông Đàm Văn Ngàn đang thâu tóm các bãi vàng ở xã Hiếu từ những ông trùm khác.

Báo chí Việt Nam mô tả, ông Đàm Văn Ngàn đang tiếp tục ép dân chúng địa phương bán ruộng rẫy để ông ta có đất đào đãi vàng.

Bà Y Thị, Phó Chủ tịch huyện Kon Plông, xác nhận, từ tháng 4 năm ngoái đến nay, tuy các nhóm tìm vàng phá rừng, đào xới ruộng rẫy, sông suối, khiến môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, chưa kể các vụ huyết chiến gây rối loạn tình hình an ninh, trật tử ở xã Hiếu nhưng nhà cầm quyền huyện Kon Plong và nhà cầm quyền tỉnh Kon Tum chưa bắt bất kỳ ai, cũng như chưa xử phạt hành chính ông trùm nào.

Công an huyện Kon Plong thừa nhận, dù tình hình an ninh trật tự ở xã Hiếu rất nghiêm trọng, khiến dân chúng hoang mang, bất bình song công an huyện này chưa làm gì ngoài việc thu giữ một ít xăng dầu, máy phát điện, máy bơm,… vả “gọi hỏi” để “răn đe”, “hy vọng” ông Đàm Văn Ngàn “tự giác rút khỏi địa phương”. (G.Đ)

08-31- 2014 1:50:25 PM
Theo Người Việt

Chuyến công du thuần phục!




Thường trực Ban Bí Thư Trung Ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam (ÐCSVN), ông Lê Hồng Anh, đã được Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cử làm đặc phái viên sang thăm Trung Quốc từ 26 đến 27 tháng 8 và trong ngày 27 tháng 8 đã diện kiến Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Ðại lễ đường Nhân Dân ở Bắc Kinh.

Trong buổi gặp mặt, Lê Hồng Anh đã “đề nghị lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước tăng cường chỉ đạo để quan hệ hai đảng, hai nước sớm khôi phục và phát triển lành mạnh, ổn định trên mọi lĩnh vực.”

Lê Hồng Anh “khẳng định Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn cùng với Ðảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc, không ngừng củng cố và thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài.”

Thế nào là “khôi phục”? Khôi phục tức là lấy lại, tìm lại những gì đã mất, đã bị tổn thương trước đó.

Ðiều này có nghĩa rằng, tinh thần hữu hảo với “16 chữ vàng” và “4 tốt” đang rất êm đẹp bỗng dưng vụ Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã làm khuấy động, nay phải “khôi phục”?

Mà đúng như thế, giai đoạn gần đây sôi động thật chứ không phải đùa!

Về giàn khoan HD 981, Việt Nam chính thức phản đối nhiều lần, viết thư nói rõ tình trạng chủ quyền bị Trung Quốc xâm phạm cho tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi sự ủng hộ của các nước ASEAN tại hội nghị thượng đỉnh ở Miến Ðiện, dù chẳng lôi kéo được ai; tuyên bố hùng hồn tại Phillipines “không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông” và hoan nghênh chính phủ Mỹ phê phán Trung Quốc cố tình làm căng thẳng tình hình trên Biển Ðông, v.v...

Hàng ngàn công nhân thuộc tỉnh Bình Dương, trước sự làm ngơ của công an, an ninh địa phương, đã phẫn nộ đập phá, đốt cháy 700 nhà máy và công ty của người nước ngoài, trong đó phần lớn là của người Trung Quốc. Ở Vũng Áng, Hà Tĩnh, cũng tương tự, xung đột chết người xảy ra, đến mức Trung Quốc phải cho tàu di tản hơn ba ngàn công nhân về nước.

Không khí xã hội Việt Nam náo loạn, hoang mang về một cuộc chiến tranh Việt-Trung có thể sẽ xảy ra. Những tin đồn Trung Quốc tập trung quân đội ở gần biên giới càng làm cho mối lo ngại tăng thêm.

Mối quan hệ Việt Trung xem ra có vẻ tệ hại nhất kể từ cuộc chiến biên giới năm 1979.

Tình hình nghiêm trọng đến mức ủy viên Hội Ðồng Nhà Nước Trung Quốc Dương Khiết Trì đã phải qua Hà Nội (hồi tháng 6) để dạy dỗ cho những đứa con “ngang ngược” Hà Nội biết vị trí của mình ở đâu và thẳng thắn nói với Ðảng Cộng Sản Việt Nam rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục “mọi biện pháp cần thiết” để bảo vệ chủ quyền và các hoạt động của giàn khoan, trong đó, theo quan điểm của Bắc Kinh, nằm trên vùng biển của Trung Quốc.

Trong không khí khác thường như vậy, tôi đã khẳng định qua các bài viết của mình rằng, sẽ chẳng có một cuộc chiến tranh Việt Trung nào xảy ra, kể cả chiến tranh cục bộ trên biển Ðông. Người Trung Quốc đang được quá nhiều trên lãnh thổ Việt Nam và họ chẳng dại gì đánh mất. Cuộc xâm lược mềm không tốn một viên đạn nào của họ đạt được hiệu quả mỹ mãn. Họ đang nắm trong tay những lĩnh vực quan trọng nhất của kinh tế Việt Nam, từ điện, khai thác khoáng sản đến sản xuất hóa chất... Họ đang được tận dụng dễ dãi một thị trường gần 100 triệu dân để xuất khẩu hàng hóa rẻ tiền, độc hại cùng với công nghệ kém. Họ đang thuê 50 năm hàng trăm ngàn héc ta rừng đầu nguồn, mặc sức tung tác trong đó.

Tất cả dường như là một màn đại hợp xướng được đạo diễn và chỉ đạo theo sự lèo lái của Trung Nam Hải.

Mặc dù từ năm 2010, hơn 90% các dự án tổng thầu quốc gia EPC quan trọng lọt vào tay Trung Quốc và các dự án bị kêu ca chậm trễ về thời hạn bàn giao, bị nâng thêm mức tiền đầu tư, sử dụng công nghệ lạc hậu, v.v... Bấy nhiêu cũng chưa đủ, và lời kêu gọi của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng phải rà soát lại chủ trương chỉ là vở diễn. Chính ông ta vừa mới tiếp tục đồng ý để Trung Quốc làm tổng thầu xây dựng sân bay quốc tế Quảng Ninh và thi công đường cao tốc Ðà Nẵng-Quảng Ngãi!

Khu gang thép Formosa ở Hà Tĩnh, cho thuê 70 năm, bất chấp các quy định của luật đầu tư nước ngoài có khả năng trở thành đặc khu trực thuộc Văn Phòng Thủ Tướng. Di tản công nhân sau vụ bạo động Bình Dương hơn ba ngàn thì được biết một đội quân gần 10,000 người chuẩn bị xâm nhập, trong đó chuyên gia chỉ chiếm 10-15%, còn lại là lao động phổ thông. Và vài vạn người khác từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa đến Tây Nguyên nữa. Không có gì sung sướng hơn khi có hàng vạn quân chiếm cứ nước người mà không bị mang tiếng xâm lược!

Sau chuyến đi của Dương Khiết Trì, Trung Quốc rút giàn khoan trước một tháng, coi việc đặt giàn khoan là thiết lập một tiền lệ thành công, sau khi đã tiến hành công tác thăm dò và thực hiện phép thử phản ứng của dư luận Việt Nam và quốc tế. Họ chỉ còn xem xét lại vấn đề thời gian và địa điểm lựa chọn của mình trong tương lai và ý đồ bành trướng trên biển Ðông sẽ không có gì thay đổi. Các giàn khoan chắc chắn sẽ trở lại vào thời điểm thích hợp.

Trong buổi hiện kiến “hoàng đế” Trung Hoa Tập Cận Bình tại Ðại lễ đường Nhân Dân ở Bắc Kinh, “sứ thần” Lê Hồng Anh đã phải cầm tập giấy in sẵn để “phát biểu,” trước thái độ chịu đựng ra mặt của Tập.

Chuyến đi của Lê Hồng Anh là sự khẳng định sự thuần phục của triều đình Hà Nội trước Bắc Kinh như nhà báo Roger Mitton viết trên Times Myamar:

“Về cơ bản, Hà Nội đã đầu hàng. Sẽ không có thêm các cuộc biểu tình, không có việc kiện lên Liên Hợp Quốc, sẽ không xảy ra các trận diễn tập quân sự với Mỹ và không có chuyện dẫn đầu mặt trận ASEAN thống nhất nhằm chống lại Bắc Kinh.”

Cung cách của Lê Hồng Anh thể hiện sự ngu dốt của lãnh đạo ÐCSVN, nhưng cũng cho thấy những gì Lê Hồng Anh nói ra chẳng phải của riêng ông ta mà là bài vở đã được soạn sẵn của cả Bộ Chính Trị ÐCSVN. Ông ta chỉ là cái máy vô hồn phát lại mà thôi (lẽ ra phải học thuộc lòng để đỡ xấu hổ!).

Cùng với việc công du nước Mỹ của Phạm Quang Nghị, được xem là ứng viên tổng bí thư trong Ðại hội ÐCSVN lần thứ 12 và tặng Thượng Nghị Sĩ John McCain tấm hình chụp bức tượng kỷ niệm nơi chiếc máy bay do ông lái bị bắn rơi và ông bị bắt, chuyến đi diện kiến Tập Cận Bình cho thấy chủ trương nhất quán của ÐCSVN là tiếp tục duy trì quan hệ “hữu nghị” và lệ thuộc Trung Quốc.

ÐCSVN vẫn đu dây với Mỹ trước hết xuất phát từ lợi ích kinh tế, bởi vì thị trường của Mỹ quá lớn và vai trò quan trọng của Mỹ trong các tổ chức tài chính quốc tế. Thứ đến, từ nhận thức rằng Mỹ coi trọng lợi ích của mình trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và muốn sử dụng Việt Nam như là một con bài ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc. Hiểu rõ bản chất của ÐCSVN người Mỹ chẳng bao giờ chơi hết lòng và vẫn đưa vấn đề nhân quyền ra làm sức ép.

Mặc dầu bản chất cộng sản thay đổi trong kinh tế, nhưng ý thức hệ trong hệ thống chính trị của Việt Nam và Trung Quốc là một. Tập Cận Bình đã nhấn mạnh trong cuộc gặp mặt Lê Hồng Anh, rằng, sự liên kết chung giữa hai nước là các nước láng giềng có cùng chế độ cộng sản.

Thượng Tướng, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh cũng từng nói “một trong những đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một Ðảng Cộng sản lãnh đạo. Nếu có được một người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.”

Ðể duy trì độc quyền lãnh đạo, nơi ÐCSVN có thể bám víu duy nhất hiện tại là Bắc Kinh. Làm ăn với Bắc Kinh vừa có lý do để bảo vệ chế độ vừa có thể an toàn kiếm chác bỏ túi riêng từ các dự án.

Vì thế dự báo “khởi đầu một thời kỳ Bắc thuộc mới” của cựu Ngoại Trưởng Nguyễn Cơ Thạch khi nhận định về Hội nghị Thành Ðô năm 1990 là hoàn toàn chính xác.

08-31- 2014 2:07:46 PM
 Lê Diễn Ðức
Theo Người Việt

Trung Quốc có thể cấm bay trên một phần Biển Đông

BẮC KINH (NV) .- Nhằm đối phó với các hành động thám sát của Mỹ, rất có thể Bắc Kinh sẽ tuyên bố một vùng cấm bay giới hạn trên Biển Đông khu vực gần đảo Hải Nam.


 Từ bãi đá ngầm trên đó có một pháo đài nhỏ, Gạc Ma nay đang trở thành một đảo nhân tạo rất lớn của Trung Quốc có cả cầu cảng và phi trường dự trù được xây dựng. (Hình: Philstar)

Nếu sự việc này xảy tới sẽ làm gia tăng sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc mà giới bình luận thời sự chính trị quốc tế sợ rằng sẽ ảnh hưởng đến hải lộ quan trọng nhất thế giới khi đường vận chuyển hàng hóa trên biển bị sức ép quân sự.

“Tuy đó là điều có vẻ quá sớm để thiết lập vùng nhận diện phòng không trên toàn thể Biển Đông vào thời điểm này,  nhưng có lý khi thiết lập một phần bao trùm vùng biển gần Hải Nam, nơi Trung Quốc có căn cứ tàu ngầm nguyên tử lớn nhất.” Yue Gang (Nhạc Cương), một đại tá Trung Quốc đã nghỉ hưu được thuật lời trên báo tài chánh Bloomberg hôm Thứ Bảy.

Bay qua vùng biển này, Hoa Kỳ coi như không phận quốc tế nhưng Bắc Kinh lại coi là xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của họ nên đã cho máy bay chiến đấu lên khiêu khích máy bay tuần thám Poseidon P-8 thời gian gần đây.

Trước đây, sau khi Bắc Kinh tuyên bố lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở khu vực biển Hoa Nam, có nhiều lời đồn đoán Trung Quốc sẽ tiến hành lập khu vực ADIZ trên Biển Đông, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc tuyên bố đó chỉ là “tin đồn” dù họ “có quyền tiến hành bất cứ biện pháp an ninh nào, kể cả ADIZ”.

Nếu có cái ADIZ ở quanh Hải Nam xảy đến, nó tiếp theo cái lệnh từ hồi Tháng Giêng vừa qua đòi tàu đánh cá “nước ngoài” phải xin phép mới được tới hành nghề gần khu vực Hải Nam. Điều này chỉ là gây thêm căng thẳng giữa lực lượng không quân Trung Quốc và lực lượng không quân Hoa Kỳ như đã xảy ra ngày 19/8/2014 vừa qua.

Một chiến đấu cơ Trung Quốc bay sát chiếc máy bay săn tàu ngầm Poseidon P-8 khoảng 6 mét ở khu vực gần đảo Hải Nam nhưng trong vùng biển quốc tế. Chiến đấu cơ Trung quốc còn bay ngữa để phi công Mỹ nhìn thấy các loại võ khí của nó. Phát ngôn viên Ngũ Giá Đài, Đề đốc John Kirby nói phi cơ Mỹ bay trong không phận quốc tế và cách biểu diễn của máy bay Trung Quốc rất nguy hiểm.

Nếu Bắc Kinh thiết lập ADIZ ở khu vực Hải Nam, máy bay quốc tế qua khu vực này phải thông báo trước cho nhà cầm quyền Trung Quốc, mà nếu xảy ra, sẽ trực tiếp thách đố lực lượng Mỹ lâu nay vẫn mở các cuộc tuần thám ở khu vực. Gần đây, trước tình hình căng thẳng hơn trên Biển Đông, Hoa Kỳ loan báo gia tăng các chuyến bay tuần thám để theo dõi các hoạt động của Trung Quốc.

“Điểm chính yếu là thời điểm và cách loan báo thiết lập ADIZ của Trung Quốc”. Andrew Scobell, một phân tích gia chính trị tại tổ chức nghiên cứu nổi tiếng RAND nói với Bloomberg về nguy cơ trên Biển Đông. “Sự loan báo đó nhiều phần sẽ làm tăng thêm mức báo động giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á và cả Hoa Kỳ”.

Theo nhận định của ông “Hiện vẫn chưa rõ Bắc Kinh đã học cái bài học hồi năm ngoái khi học tuyên bố ADIZ ở khu vực biển Hoa Đông”. Thêm nữa, ông tin rằng Trung Quốc sẽ lập một thứ ADIZ giới hạn trên một vài khu vực Biển Đông trong tương lai gần.

Hiện Trung Quốc vẫn tiếp tục hiện đại hóa và mở rộng căn cứ hải quân trên vịnh Á Long (Yalong) , đảo Hải Nam. Căn cứ này có hai cầu cảng, mỗi cái dài tới 1 km để tiếp nhận tàu mặt nước. Bốn cầu cảng mỗi cái dài 230 mét để tiếp nhận tàu ngầm bên cạnh một đường ngầm dưới nước, theo lời Felix Chang, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên Cứu Chính Sách Ngoại Giao ở Philadelphia.

Trung Quốc đã lập ADIZ ở Hoa Đông vì Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) tranh chấp với Trung Quốc, theo ý kiến của tướng Trung Quốc hồi hưu Từ Quang Dụ (Xu Guangyu) hiện là một cố vấn cho Hội Kiểm Soát Võ Khí và Giải trừ Quân bị Trung Quốc.

Theo nhận định của ông này, khi lập ADIZ cho toàn Biển Đông sẽ rất phức tạp vì trực tiếp liên quan đến các nước trong vùng. Các nước khác như Việt Nam, Phi Luật Tân, Malaysia, Brunei đều tuyên bố chủ quyền một phần của khu vực.

“Trung Quốc sẽ thận trọng khi lập ADIZ trên Biển Đông”, Từ Quang Dụ nói. “Nhưng cái này chỉ còn là vấn đề thời gian thôi. Trung Quốc lập vùng phòng không không chỉ giới hạn ở vùng biển Hoa Đông.”

Trung Quốc hiện đã gia tăng tần suất các chuyến tàu kiểm soát những vùng rộng lớn trên Biển Đông, theo báo chí Bắc Kinh và lực lượng hải quân ở phía nam của họ mỗi ngày một thêm lớn mạnh.

“Quân đội sẽ cung cấp sự hậu thuẫn chính yếu để bảo vệ các hoạt động bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông.” Nhạc Cương nói. “Chúng tôi sẽ có thêm tàu chiến, tàu ngầm và phi cơ ở khu vực trong tương lai”.

Theo ý kiến của ông Peter Dutton của Học viện Hải quân Hoa Kỳ, căng thẳng trên Biển Đông nếu tiếp tục leo thang sẽ đe dọa an ninh kinh tế cho toàn thế giới. Con số do Bộ Thương Mại Hoa Kỳ ước lượng khoảng 79 tỉ đô la hàng hóa được xuất cảng từ các nước Đông Nam Á trong năm 2013 trong khi nhập cảng khoảng 127 tỉ đô la.

Trong khi đó hàng hóa vận chuyển đi qua Biển Đông được ước lượng 5.3 ngàn tỉ đô la trong năm 2011 trong đó có khoảng 1.2 ngàn tỉ đô la mậu dịch với Hoa Kỳ.

Từ việc tuyên bố chủ quyền gần trọn Biển Đông qua cái “Lưỡi Bò” đến các nỗ lực canh tân và gia tăng số lượng tàu chiến, tàu ngầm, khiêu khích Mỹ, chèn ép các nước nhỏ phía nam, Trung Quốc ngày càng làm cho thế giới thấy nguy cơ bất ổn lớn dẫn lên mãi.

Khi đảo nhân tạo Gạc Ma (Trung Quốc gọi là Xích Qua Tiêu) trở thành một căn cứ quân sự lớn có cả phi trường và cảng biển ở Trường Sa bên cạnh các đảo nhân tạo khác mà Bắc Kinh đang ráo riết xây dựng, một cái ADIZ toàn bộ Biển Đông hiện ra theo. (TN)
08-31- 2014 6:10:44 PM
Theo Người Việt

Hồng Kông: Bắc Kinh chỉ định ứng viên lãnh đạo, quận trung tâm bị dọa chiếm

(Dân trí) - Trung Quốc hôm nay 31/8 khẳng định quyền chỉ định ứng viên cho vị trí lãnh đạo kế tiếp của Hồng Kông, khiến những người phản đối cho biết sẽ thực hiện đe dọa chiếm quận tài chính trung tâm của đặc khu này.

Cảnh sát chuẩn bị hàng rào chắn bên ngoài các văn phòng chính quyền vào ngày hôm nay 31/8.
Cảnh sát chuẩn bị hàng rào chắn bên ngoài các văn phòng chính quyền vào ngày hôm nay 31/8.
Ban thường vụ quốc hội Trung Quốc sau một tuần nhóm họp đã quyết định trưởng đặc khu tiếp theo của Hồng Kông sẽ được bầu bằng phiếu phổ thông vào năm 2017, tuy nhiên, các ứng viên phải giành được sự ủng hộ quá bán của một “ủy ban đại diện đề cử”.
Những người phản đối tại Hồng Kông cho rằng điều này có nghĩa là Bắc Kinh vẫn sẽ có thể đảm bảo được ảnh hưởng của mình và loại bỏ được các nhân vật đối lập.
Nhóm “Chiếm trung tâm” tuyên bố sẽ thực hiện đe dọa chiếm quận tài chính trung tâm của Hồng Kông để phản đối. Tuy nhiên, ngày tiến hành chưa được đưa ra.
“Đây là ngày đen tối và đau lòng nhất cho nền dân chủ Hồng Kông”, Ronny Tong, thuộc Đảng dân sự sụt sùi trên kênh truyền hình cáp địa phương.
Hãng thông tấn Trung Quốc Tân Hoa xã dẫn quyết định của giới chức Trung Quốc, lý giải: “Phải giữ vững nguyên tắc, trưởng đặc khu phải là người yêu đất nước và yêu Hồng Kông”. 
Cảnh sát chuẩn bị hàng rào chắn bên ngoài các văn phòng chính quyền vào ngày hôm nay 31/8.
Những người muốn có quyền tự do hơn trong lựa chọn trưởng đặc khu tiến hành nhiều cuộc biểu tình trong thời gian qua.
Tân Hoa xã cũng cho biết quyết định Ủy ban đề cử sẽ chọn 2 đến 3 ứng viên đã được nhất loạt thông qua tại Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc.
Li Fei, thành viên quốc hội Trung Quốc, phủ nhận yêu cầu của những người phản đối, cho biết “xã hội Hồng Kông đã mất quá nhiều thời gian bàn luận về điều không có thực”. Ông cho rằng trưởng đặc khu Hồng Kông phải trung thành với đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như đất nước và thành phố Hồng K ông.
Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc vào ngày1/7/1997 theo thỏa thuận “một đất nước, hai chế độ”, cho phép người dân có các quyền tự do dân sự, trong đó có tự do ngôn luận và quyền biểu tình. 
Những người ủng hộ chính phủ trung ương cũng tiến hành các cuộc tuần hành ở Hồng Kông.
Những người ủng hộ chính phủ trung ương cũng tiến hành các cuộc tuần hành ở Hồng Kông.
Kể từ đó, trưởng đặc khu được một ủy ban 1.200 thành viên ủng hộ Bắc Kinh lựa chọn. Trung Quốc đã cam kết tiến hành bỏ phiếu phổ thông bầu trưởng đặc khu vào năm 2017, nhưng lại kiểm soát chặt việc lựa chọn các ứng viên.
Những người phản đối đã tiến hành một cuộc tuần hành lớn hồi tháng 7, đòi có tiếng nói lớn hơn trong việc lựa chọn lãnh đạo của họ. Tháng sau, hàng chục ngàn người đã biểu tình phản đối chiến dịch “Chiếm trung tâm”. Sự kiện do Liên minh hòa bình và dân chủ (APD) ủng hộ chính phủ Trung Quốc tiến hành.
Tân Hoa xã vào sớm ngày thứ sáu vừa qua đã đăng tải bài báo với lời lẽ mạnh mẽ, cho rằng chính phủ trung ương có “quyền toàn diện” với Hồng Kông và “sẽ luôn tham gia” vào công việc của đặc khu này.
“Trung Quốc sẽ không đè bẹp sự tự trị của Hồng Kông, nhưng các nhóm chống chính phủ trung ương nên từ bỏ ảo tưởng Hồng Kông được tự trị hoàn toàn”, bài báo cho biết.
Trung Anh
Tổng hợp

VIDEO:Phiến quân Hồi giáo chiếm đại sứ quán Mỹ tại Libya

(Dân trí) - Một nhóm phiến quân Hồi giáo có tên gọi “Bình minh của Libya” đã chiếm đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Tripoli của Libya, hơn một tháng sau khi Mỹ sơ tán các nhân viên khỏi đây.

Các phiến quân tại đại sứ quán Mỹ ở Tripoli.
Các phiến quân tại đại sứ quán Mỹ ở Tripoli.
Mặc dù các cánh cửa trong khuôn viên sứ quán đã bị phá vỡ nhưng hầu hết các thiết bị mà người Mỹ để lại vẫn còn nguyên vẹn, theo một nhà báo của AP được các phiến quân mời tới để thị sát hiện trường.
Một chỉ huy của nhóm phiến quân cho hay lực lượng đã kiểm soát khuôn viên sứ quán kể từ tuần trước.
Một đoạn video chất lượng kém xuất hiện trên mạng Youtube cho thấy các nam giới, có thể là các phiến quân Hồi giáo hoặc không, bơi trong bể bơi của sú quán Mỹ, một số người còn nhảy từ trên ban công xuống hồ.
Safira Deborah, đại sứ Mỹ tại Libya, cho hay video dường như được quay tại khu vực cư trú của tòa đại sứ.
Một chỉ huy của nhóm “Bình minh của Libya” cho biết các lực lượng đã giành quyền kiểm soát Tripoli và sân bay chiến lược của thủ đô sau khi nhiều tuần giao tranh với một phiến quân đối lập. “Bình minh của Libya” cũng nắm quyền kiểm soát sứ quán Libya từ lực lượng đó.
“Bình minh của Libya” đã được triển khai quanh Tripoli và đã đề nghị các nhà ngoại giao nước ngoài trở lại nước này trong bối cảnh giao tranh phần lớn đã chấm dứt.
Đại sứ quán Mỹ đã được sơ tán hồi tháng 7, khi lệnh ngừng bắn giữa các nhóm phiến quân đối lập sụp đổi và thủ đô Tripoli hoàn toàn rơi vào hỗn loạn.
Đại sứ quán Mỹ tọa lạc gần sân bay quốc tế của Tripoli, vốn được xem là tiền tuyến giữa 2 nhóm phiến quân đối lập. Trong nhiều tuần, các nhân viên trong sứ quán đã phải tránh xuống các boong-ke bê tông, trong khi 90 binh sĩ bảo vệ khiên viên tòa nhà. Tuy nhiên, đại sứ quán không hứng chịu một bất kỳ cuộc tấn công trực tiếp nào. 
Việc sơ tán sứ quán tại Tripoli làm gợi nhớ cái chết của nhà ngoại giao Chris Stevens, đại sứ Mỹ tại Libya, người đã thiệt mạng cùng 3 nhân viên cấp nước khi sứ quán Mỹ tại thành phố Benghazi ở miền đông Libya bị các phiến quân chiếm 2 năm trước.
Libya đã rơi vào hỗn loạn kể từ khi nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi vào năm 2011.
Một sinh viên từng tham gia cuộc nổi dậy chống lại ông Gaddafi vào năm 2011 nói: “Đây không phải là điều mà tôi chiến đấu cho cuộc cách mạng. Chúng tôi chiến đấu cho hòa bình và thay vào đó lại nhận được điều này”.
Thứ Hai, 01/09/2014 - 07:57

PICS:10 máy bay không người lái hiện đại nhất thế giới


Theo Soha.vn- 31/08/2014 13:30


Thú ăn thịt” RQ-1, “Quái vật tàu sân bay” X-47B hay IAI Harpy là 3 trong số 10 máy bay không người lái (UAV) sở hữu sức mạnh tối tân nhất hiện nay.

RQ-4 Global Hawk là máy bay do thám hàng đầu do tập đoàn sản xuất vũ khí của Mỹ Northrop Grumman phát triển từ những năm 1950. Chúng sở hữu khả năng chụp, thu thập, truyền về căn cứ các hình ảnh địa hình, vật thể, trận địa với độ phân giải cực cao ở phạm vi lên tới 100.000 km2. RQ-4 Global Hawk còn có thể bay liên tục trong hơn 30 tiếng, ở độ cao 18.000 km, nghe trộm đường truyền tín hiệu và ghi lại các hoạt động dưới mặt đất. Với nhiều tính năng vượt trội, Global Hawk được đánh giá là “vua” của UAV. Vào năm 2013, mỗi chiếc có giá hơn 222 triệu USD.
RQ-4 Global Hawk là máy bay do thám hàng đầu do tập đoàn sản xuất vũ khí của Mỹ Northrop Grumman phát triển. Chúng sở hữu khả năng chụp, thu thập, truyền về căn cứ các hình ảnh địa hình, vật thể, trận địa với độ phân giải cực cao. RQ-4 Global Hawk còn có thể bay liên tục trong hơn 30 tiếng, ở độ cao 18.000 km, nghe trộm đường truyền tín hiệu và ghi lại các hoạt động dưới mặt đất. Với nhiều tính năng vượt trội, Global Hawk được đánh giá là “vua” của UAV. Vào năm 2013, mỗi chiếc có giá hơn 222 triệu USD. Ảnh: Wikipedia
“Quái vật tàu sân bay” X-47B là loại UAV không có đuôi và được thiết kế theo kiểu cánh dơi, do nhà thầu quốc phòng Northrop Grumman của Mỹ chế tạo. X-47B là sản phẩm của nhiều công nghệ tàng hình tiên tiến nhất cả về công nghệ thiết kế khí động học và vật liệu. Toàn bộ 2 khoang vũ khí của X-47B đều nằm trong thân nhằm tăng cường tối đa khả năng tàng hình. Với tải trọng vũ khí mang theo tới 2.000 kg, bao gồm các loại bom và tên lửa hàng không tiên tiến, X-47B có thể tiêu diệt những mục tiêu của đối phương và trở về tàu sân bay một cách an toàn. Ảnh: Aviationweek
Máy bay siêu tốc không người lái Falcon HTV-2 có vận tốc gần 21.000 km, nhanh gấp 20 lần tốc độ âm thanh (1.238 km/h). Falcon HTV-2 có thể chịu đựng nhiệt độ cao (800 độ C). Chi phí sản xuất cho mỗi sản phẩm là 308 triệu USD. Cơ quan nghiên cứu dự án Quốc phòng Mỹ (DARPA) là đơn vị chịu trách nhiệm nghiên cứu loại máy bay siêu tốc này.
Máy bay siêu tốc không người lái Falcon HTV-2 có vận tốc gần 21.000 km/h, nhanh gấp 20 lần tốc độ âm thanh (1.238 km/h). Falcon HTV-2 có thể chịu đựng nhiệt độ cao (800 độ C). Chi phí sản xuất cho mỗi sản phẩm là 308 triệu USD. Cơ quan nghiên cứu dự án Quốc phòng Mỹ (DARPA) là đơn vị chịu trách nhiệm nghiên cứu loại máy bay này. Ảnh: Reuters
UAV Taranis do hãng BAE Systems của Anh chế tạo và thử nghiệm là loại máy bay sở hữu những công nghệ tàng hình, động cơ và thông tin tối tân nhất thế giới. Trong tình huống bị phát hiện và kẻ thù định bắn hạ thì Taranis có thể tự động tàng hình trước sóng radar mà không cần nhận lệnh của người điều khiển.
UAV Taranis do hãng BAE Systems của Anh chế tạo và thử nghiệm là loại máy bay sở hữu những công nghệ tàng hình, động cơ và thông tin tối tân nhất thế giới. Trong tình huống bị phát hiện và kẻ thù định bắn hạ, Taranis có thể tự động tàng hình trước sóng radar mà không cần nhận lệnh của người điều khiển. Ảnh: Patrol-log
Neuron (UCAV) là máy bay tàng hình không người lái đầu tiên của châu Âu với chiều dài 10 m, sải cánh 12,5 m và trọng lượng nặng 5 tấn. UCAV Neuron được thiết kế với khả năng tàng hình cao. Khoang vũ khí bên trong thân cho phép nó đột nhập mạng lưới phòng không đối phương để bất ngờ tấn công. Ảnh: Aviationweek
Neuron (UCAV) là máy bay tàng hình không người lái đầu tiên của châu Âu với chiều dài 10 m, sải cánh 12,5 m và trọng lượng nặng 5 tấn. UCAV Neuron được thiết kế với khả năng tàng hình cao. Khoang vũ khí bên trong thân cho phép nó đột nhập mạng lưới phòng không đối phương để bất ngờ tấn công. Ảnh: Aviationweek
RQ-1 là phiên bản đầu của loại Predator, có khả năng bay ở độ cao trung bình và dài ngày. Được sử dụng trong hoạt động giám sát và do thám, RQ-1 có radar, máy quay chống rung tự động với hai chế độ quan sát ngày và ban đêm (dùng sóng hồng ngoại), máy quay ở mũi, các loại thiết bị cảm biến. Ngoài ra chúng còn có hệ thống ngắm quang phổ kết hợp với máy dò mục tiêu hồng ngoại và đèn chiếu laser. “Thú ăn thịt” RQ-1 Predator được sử dụng rộng rãi trong hoạt động của quân đội Mỹ. Ảnh: Hyperscale
RQ-1 là phiên bản đầu của loại Predator, có khả năng bay ở độ cao trung bình và dài ngày. Được sử dụng trong hoạt động giám sát và do thám, RQ-1 có radar, máy quay chống rung tự động với hai chế độ quan sát ngày và ban đêm (dùng sóng hồng ngoại), máy quay ở mũi, các loại thiết bị cảm biến. Ngoài ra, chúng còn có hệ thống ngắm quang phổ kết hợp với máy dò mục tiêu hồng ngoại và đèn chiếu laser. “Thú ăn thịt” RQ-1 Predator được sử dụng rộng rãi trong hoạt động quân sự của Mỹ. Ảnh: Hyperscale
Máy bay ném bom không người lái của Mỹ RQ-7 Shadow có chiều dài 3,6m, sải cánh 6,1 m. Chúng có thể hoạt động liên tục trong vòng 9 giờ và phát giác mục tiêu cách trung tâm tác chiến 125 km. Ảnh: Suanews
Máy bay ném bom không người lái của Mỹ RQ-7 Shadow có chiều dài 3,6m, sải cánh 6,1 m. Chúng có thể hoạt động liên tục trong vòng 9 giờ và phát giác mục tiêu cách trung tâm tác chiến 125 km. Năm 2011, hãng Raytheon (Mỹ) đã nghiên cứu và chế tạo thành công bom chiến thuật cỡ nhỏ STM cho RQ-7.Ảnh: Suanews
IAI Harpy,là sản phẩm của tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ Israel IAI. Chúng mang những đặc điểm của một tên lửa tấn công, huỷ diệt nhưng nó được trang bị những khả năng ưu việt mà các tên lửa hành trình, thông minh khác không không có. Nhiệm vụ chính của IAI Harpy là dò tìm và tấn công các trận địa tên lửa và ra đa cảnh báo dẫn đường hoả lực của đối phương. Ảnh: Isrealiweapon
IAI Harpy là sản phẩm của tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ Israel IAI. Chúng mang những đặc điểm của một tên lửa tấn công, huỷ diệt nhưng được trang bị những khả năng ưu việt mà các tên lửa hành trình, thông minh khác không không có. Nhiệm vụ chính của IAI Harpy là dò tìm và tấn công các trận địa tên lửa và radar cảnh báo dẫn đường hoả lực của đối phương. Ảnh: Isrealiweapons
Super Heron là sản phẩm của công ty công nghiệp hàng không vũ trụ Israel (IAI). Chúng sở hữu động cơ nhiên liệu nặng và hệ thống đẩy cho phép nó hoạt động liên tục trong 45 tiếng ở độ cao khoảng 9 km và bay xa 1.000 km khi kết nối với hệ thống liên lạc vệ tinh. Điểm mạnh của UAV này nằm ở hệ thống điện tử hiện đại, các khả năng xử lý, sự vận hành linh hoạt và tích hợp những tải trọng đa dạng. Ảnh: i24news
Super Heron là sản phẩm của công ty công nghiệp hàng không vũ trụ Israel (IAI). Chúng sở hữu động cơ nhiên liệu nặng và hệ thống đẩy cho phép hoạt động liên tục trong 45 tiếng ở độ cao khoảng 9 km cũng như bay xa 1.000 km khi kết nối với hệ thống liên lạc vệ tinh. Điểm mạnh của UAV này nằm ở hệ thống điện tử hiện đại, các khả năng xử lý, sự vận hành linh hoạt và tích hợp những tải trọng đa dạng. Ảnh: i24news
UAV RQ-8A được trang bị hệ thống cảm biến quang điện tử và hồng ngoại và hệ thống tìm kiếm mục tiêu laser. Ngoài ra nó còn sở hữu hệ thống điều khiển có nguồn gốc từ UAV Northrop Grumman RQ-4 Global Hawk. RQ-8A đã thực hiện chuyến bay thử vào tháng 1/2000 với tầm hoạt động trên 280km. Ảnh:
UAV RQ-8A của Hải quân Mỹ được trang bị hệ thống cảm biến quang điện tử, hồng ngoại và hệ thống tìm kiếm mục tiêu laser. Ngoài ra, nó còn sở hữu hệ thống điều khiển có nguồn gốc từ RQ-4 Global Hawk. RQ-8A có tầm hoạt động trên 280 km. Ảnh: Designationsystem

Tăng chi quốc phòng kỷ lục, Nhật sắm vũ khí gì chống TQ, Triều Tiên?

Nhật Bản dự định tăng khoản chi ngân sách quốc phòng lên mức kỷ lục gần 50 tỷ USD để mua UAV, chiến đấu cơ tàng hình và tàu ngầm hiện đại để ngăn chặn các mối đe dọa từ Trung Quốc và Triều Tiên.

Nhật sắm mua vũ khí gì chống Trung Quốc, Triều Tiên? Cuộc diễn tập của Lực Lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản gần núi Phú Sĩ hôm 19/8.

Theo RT, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã đề xuất tăng khoản chi tiêu quân sự thêm 3,5% lên mức 5,05 ngàn tỷ Yên (48,7 tỷ USD) trong năm tài khóa bắt đầu từ tháng 4/2015. Khoản chi này đã bao gồm chương trình tái cơ cấu các lực lượng quân sự Mỹ đóng quân tại Nhật Bản. 
Thủ tướng Shinzo Abe hiện đang chú trọng tới công tác bảo vệ nền an ninh quốc gia cũng như xóa bỏ lệnh cấm binh sĩ Nhật ra nước ngoài tham chiếm và hủy bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí.

Quyết định tăng khoản chi ngân sách quốc phòng của Nhật Bản được công bố trong bối cảnh Tokyo quan ngại về việc Trung Quốc tăng cường đầu tư tăng sức mạnh quân sự. Bắc Kinh đã soái ngôi vị nền kinh tế lớn thứ hai thế giới của Tokyo. Ngoài ra, mức chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã tăng lên gấp 4 lần so với 10 năm trước lên mức 808 ngàn tỷ Nhân dân tệ (132 tỷ USD). 
Không chỉ đề phòng mối đe dọa từ Trung Quốc, Nhật Bản cũng đang phải đối mặt với không ít thách thức từ Triều Tiên. Bởi phần lớn các hòn đảo của Nhật Bản đều nằm trong tầm bắn của tên lửa Rodong của Bình Nhưỡng. 
Hồi năm ngoái, Sách Trắng của Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã nhấn mạnh rằng hoạt động quân sự được chính quyền bí ẩn tại Bình Nhưỡng điều hành, đang trở thành mối đe dọa lớn với không chỉ Nhật Bản mà cả thế giới. 
Phát biểu trong cuộc họp bàn về chương trình tăng ngân sách chi tiêu quân sự, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết mục đích của chương trình này là “đảm bảo an ninh không phận và hải phận xung quanh Nhật Bản, tăng khả năng phòng thủ và phản ứng trước các cuộc tấn công vào những hòn đảo xa xôi cũng như xử lý các thảm họa lớn”. 
Tăng ngân sách để sắm vũ khí hiện đại
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết cơ quan này muốn mua 6 chiến đấu cơ tàng hình F-35 từ Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ mặc dù trong quá trình thử nghiệm, loại máy bay này đang vấp phải hàng loạt sự cố kỹ thuật và giá bán khá cao. 
Chính phủ Nhật Bản cũng đưa ra kế hoạch trang bị 20 máy bay tuần tra P-1 do Tập đoàn Công nghiệp nặng Kawasaki sản xuất. Ngoài ra, Tokyo sẽ mua thêm máy bay trinh sát và máy bay vận tải cánh quạt nghiêng V-22 Osprey của Mỹ. 
Tiêm kích F-35 của Mỹ.
Thậm chí, Bộ Quốc phòng Nhật Bản còn đề nghị chi 64,4 tỷ Yên (619 triệu USD) để nâng cấp các tàu ngầm lớp Soryu nhằm tăng thời gian hoạt động dưới nước lên 2 tuần. 
Trong khi đó, Hải quân Nhật Bản muốn tàu khu trục thứ bảy được trang bị hệ thống tên lửa đạn đạo Aegis để tăng sức mạnh phòng thủ trước mọi cuộc tấn công từ tên lửa Triều Tiên. 
Bộ Quốc phòng Nhật Bản còn xem xét kế hoạch chi 5 triệu Yên (480.000 USD) để thiết kế một tàu tấn công đổ bộ thế hệ mới đảm nhận sứ mệnh bảo vệ các hòn đảo xa xôi và chi thêm 17 triệu USD để đóng thêm 2 tàu tấn công đổ bộ làm trung tâm thông tin và điều hành. 
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cũng đề nghị tăng gấp đôi khoản ngân sách thường niên hiện nay 50,4 tỷ Yên (485 triệu USD) để mua thêm các tàu tuần tra và tuyển thêm quân nhân. 
Ngoài ra, một khoản chi 19 tỷ Yên (182 triệu USD) đang được đề xuất để mua 2 chuyên cơ Boeing-777-300 ER thường trực tại tư dinh của Thủ tướng Abe và hoàng tộc. 
Mức chi tiêu quân sự tăng kỷ lục được công bố trong bối cảnh quan hệ Nhật - Trung không ngừng gia tăng căng thẳng do tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Việc các máy bay quân sự và tàu tuần tra hải quân của hai nước nhiều lần đối đầu tại khu vực này đã khiến giới chuyên gia lo ngại về nguy cơ bùng nổ một cuộc xung đột trong thực tế.  
Nội dung được thực hiện qua tham khảo hãng tin Russia Today (RT). RT hiện có khoảng 1.000 chuyên gia truyền thông trên toàn thế giới. RT chuyên nắm bắt những câu chuyện và vấn đề thường bị các phương tiện truyền thông bỏ qua để tạo ra những tin tức ở một khía cạnh rất khác biệt.
Chủ Nhật, ngày 31/8/2014 - 10:55
Theo MINH THU/Infonet

Thân phận lưu vong: Sống ở giữa

Trong bài trước, tôi đề cập đến thân phận lưu vong như những người sống trên cái dấu gạch nối giữa hai quốc gia, hai văn hoá và hai ngôn ngữ.
Sống trên cái gạch nối giữa Việt và Úc, tôi không phải là kẻ rời bỏ quê hương: Tôi chỉ rời bỏ một mảnh đất và mang cả quê hương theo với mình: Cái quê hương ấy, với tôi, như vậy, là một quê hương bị giải lãnh thổ hoá (deterritorialised): Nó không có tính địa lý. Nó chỉ còn là một ký ức, nhưng, nghịch lý thay, đó lại là một thứ ký ức có tính địa lý, có thể được gọi là địa dư ký ức (geography of memory). Khi được hình dung như một thứ địa dư, ký ức bỗng có kích thước thật và mênh mông hơn hẳn: Nó trở thành một thứ quê hương khác của tôi (1).
Hệ quả là: Không phải tôi sống với ký ức. Mà là sống trong ký ức. Ký ức không ở trong tôi. Ký ức bao trùm lấy tôi. Ký ức rộng hơn bản thân tôi. Ký ức, với người khác, có tính trừu tượng, với tôi, có tính vật thể; với người khác, là quá khứ, với tôi, vẫn là hiện tại: Tôi sống trong tình trạng xuyên thời gian (transtemporarity) và xuyên lịch sử (transhistory) liên tục.
Với Việt Nam, trong địa dư ký ức và trong tình trạng xuyên thời gian và xuyên lịch sử như thế, tôi vẫn giữ được cái hồn. Nhưng lại không có đất.
Nếu với Việt Nam, cái gọi là xuyên thời gian và xuyên lịch sử ấy chủ yếu là việc quay ngược về quá khứ; với Úc, nó lại mở ra theo một hướng khác: tương lai. Tôi sống ở Úc đã trên 20 năm, vẫn chưa thấy mình là người Úc. Không phải không muốn. Nhưng không thể. Giới nghiên cứu về di dân học chia khái niệm công dân thành hai phạm trù: công dân về phương diện pháp lý (legal citizenship) và công dân về phương diện văn hoá (cultural citizenship). Để trở thành một công dân về phương diện pháp lý, chỉ cần có quốc tịch, một điều kiện khá dễ và khá nhanh. Nhưng để trở thành một công dân về phương diện văn hoá, nghĩa là để có thể hành xử, suy nghĩ và cảm xúc y như một người bản xứ, lại rất khó và cần nhiều thời gian, có khi dài hơn cả một đời người. Thành ra, với tôi, Úc vừa là hiện tại lại vừa là tương lai. Nó vừa ở dưới chân lại vừa thấp thoáng ở đâu đó, trước mặt, xa lắc.
Với Úc, như vậy, tôi có đất. Nhưng lại không có được cái hồn. Hoặc chỉ có một phần. Rất nhỏ.
Nhưng cái gọi là “hồn Việt” hay “hồn Úc” ấy, về phương diện lý thuyết, đều là những ý niệm rất mơ hồ; về phương diện thực tế, nói theo Stuart Hall, vừa là cái “là”, một hữu thể (being) vừa là cái đang-trở-thành (becoming), một tiềm thể (2). Nhìn từ quan hệ giữa người lưu vong và quê gốc, cái “đang-trở-thành” ấy cũng đồng thời là một quá trình rơi rụng, hao hụt, phôi pha dần. Dần dần. Trong bài “Chốn tạm dung”, sáng tác vào tháng 5 năm 1977, tức chỉ mới sau hai năm rời khỏi Việt Nam, nhà thơ Cao Tần đã ngậm ngùi nhận thấy “Hồn Việt trong ta ngày mỗi khô” (3). Mới hai năm mà đã thế...
Xuyên quốc gia, xuyên văn hoá và xuyên ngôn ngữ là các quan hệ theo chiều ngang; xuyên thời gian và xuyên lịch sử là các quan hệ theo chiều dọc. Sống như một người lưu vong là sống trong một không gian mở. Mở và trống. Không có chỗ dựa vững chắc, cái không gian mở và trống ấy thành một khoảng chân không. Chỉ có gió: tôi đong đưa. Chỉ có nước: tôi bềnh bồng. Cứ thế, tôi trôi nổi trong cả hai chiều không gian lẫn thời gian, cả hiện tại lẫn quá khứ và tương lai. Cái gọi là bản sắc của tôi là những gì tôi phải tự kiến tạo lấy. Kiến tạo rồi kiến tạo lại, liên lỉ, trên cơ sở của cả ký ức lẫn tưởng tượng, của cả hoài niệm lẫn hoài bão, của cả sự khép kín lẫn sự cọ xát, của cả đất khách lẫn quê nhà. Và cuối cùng, như là hệ quả của những điều vừa kể, bao giờ nó cũng có tính chất lai ghép.
Viết, với một thứ bản sắc lai ghép và trong không gian của một cái gạch nối nhỏ-xíu-mênh-mông-không-ngừng-giao-động như thế, tôi không thể giống hẳn những người Úc thực sự, ngay cả những người Úc đồng nghiệp ngồi viết lách sát bên tôi. Tôi có những thao thức khác: thao thức về Việt Nam, trong đó, có cả tiếng Việt, thứ tiếng nói có khả năng va chạm vào từng sợi dây thần kinh nhục cảm của tôi: Chỉ với nó, tôi mới thấy thật “đã” khi cầm bút (4). Tôi cũng không thể giống hẳn những người Việt Nam cầm bút ở Việt Nam. Tôi có những bận tâm khác: bận tâm về ký ức, về tương lai, về môi trường đa văn hoá, về ý niệm sở thuộc (belonging) và biên giới, về màu da (5), về kinh nghiệm vượt biên (6) và bị kỳ thị, về một thứ bản sắc kép (double identity), và đặc biệt, về ám ảnh của cái khác, không phải chỉ những cái khác ở ngoài mà còn những cái khác của chính tôi.
Thật ra, trong cái nhìn phản tỉnh, cái tôi (self) bao giờ cũng là một cái khác. Ngay từ giai đoạn đầu của chủ nghĩa hiện đại, ở cuối thế kỷ 19, Arthur Rimbaud đã từng tuyên bố: “Tôi là một cái khác” (Je est un autre); sau đó, Jacques Lacan, một lý thuyết gia thuộc trường phái hậu cấu trúc luận, cũng đồng ý: “Cái tôi luôn luôn thuộc phạm vi của cái khác”. Có điều, cái khác trong diễn ngôn lưu vong khác cái khác trong cách nhìn của cả Rimbaud lẫn Lacan: Cái khác, ở những người lưu vong, không phải chỉ là hệ quả của việc khách thể hoá, như một điều kiện của tiến trình tự nhận thức. Nó thuộc bản thể luận. Nó là cái khác vì nó không có quan hệ với bất cứ cái gì cả. Cái tôi của người lưu vong là cái khác giữa vô số những cái khác.
Cái khác nào cũng cô đơn và cũng lạc loài. Nhưng khi nằm giữa những cái khác khác, cái khác ấy trở thành một sự lai ghép. Lai ghép khác.
Xin lưu ý: bản sắc của mọi người lưu vong đều là bản sắc lai ghép. Khi lai ghép như vậy, người ta không ngừng tái cấu trúc ký ức cũng như tưởng tượng tập thể, không ngừng xây dựng những tự sự lưu vong và những tu từ học về sở thuộc (rhetoric of belonging) cũng như viết lại lịch sử để tự định nghĩa hoặc định nghĩa lại chính mình trong một hoàn cảnh mới, nơi khái niệm quốc gia hoàn toàn thay đổi, cơ hồ thành hậu-quốc gia (postnation), và với một thứ tinh thần quốc gia mới, nói theo chữ của  Glick-Schiller và Fouron, chủ nghĩa quốc gia viễn cách (long-distance nationalism) (7). Từ xa.
Những vấn đề nêu trên đã được nhiều học giả nghiên cứu, có người nghiên cứu một cách sâu sắc và đưa ra những kiến giải độc đáo. Tuy nhiên, như Hamid Naficy nhấn mạnh, “những người biệt xứ không trải nghiệm sự lưu vong bằng nhau và giống nhau”, do đó, “diễn ngôn lưu vong thường có tính chi tiết, tính đặc thù và tính địa phương” (8).
Nói cách khác, kinh nghiệm lưu vong của mỗi cộng đồng, tuỳ lịch sử, chính trị, xã hội và văn hoá, khác nhau; trong từng cộng đồng, kinh nghiệm của mỗi người, tuỳ hoàn cảnh, tuổi tác, học vấn, nghề nghiệp, tâm lý, phái tính và thời gian cư ngụ ở nước ngoài, cũng khác nhau. Viết về kinh nghiệm lưu vong mà chỉ tập trung vào các nhà văn Mỹ tự lưu vong ở Pháp, như Gertrude Stein, Ezra Pound và Ernest Hemingway, giữa hai cuộc thế chiến, người ta chỉ thấy những cuộc phiêu lưu ngọt ngào và đầy lý thú; nhưng chỉ cần quay mắt nhìn sang các nhà văn Nga và Đông Âu lưu vong ở Tây phương sau năm 1917, người ta sẽ thấy rất nhiều màu sắc bi kịch; nhìn vào giới cầm bút đến Tây phương từ các nền văn hoá khác, như châu Phi và châu Á, tính chất bi kịch ấy càng đậm nét hơn nữa.
Với người từ châu Á, để cho tiện, các học giả ngành Lưu vong học ở Mỹ thường tóm gọn vào một chữ “người Mỹ gốc Á” (Asian-American), nhưng như Lisa Lowe phân tích, cái gọi là người Mỹ gốc Á ấy lại rất hỗn hợp, lai ghép và rất đa dạng. Nó khác nhau theo cả chiều dọc (vertical), từ thế hệ này đến thế hệ khác, và theo cả chiều ngang (horizontal) với những sắc tộc, những giai cấp và những giới tính khác nhau. Cũng gốc Á, nhưng giữa người Việt và người Tàu, người Nhật, người Đại Hàn, người Ấn Độ, người Phi Luật Tân, v.v. có rất nhiều khác biệt. Ngay người Tàu cũng không thuần nhất: những người đến từ Đài Loan, Hong Kong và Trung Hoa lục địa có những khác biệt không những về lịch sử, chính trị mà còn cả về ngôn ngữ và ký ức tập thể (9).
Liên quan đến ngôn ngữ, con đường hội nhập vào văn học chính mạch ở Tây phương của một số nhà văn Ấn Độ như V.S. Naipul hay Salman Rushdie, những người học tiếng Anh và chịu ảnh hưởng của văn hoá Anh ngay từ nhỏ chắc chắn nhiều thuận lợi hơn những người cầm bút tị nạn chỉ mới bắt đầu học tiếng Anh từ lúc rời khỏi đất nước của họ. Rồi trong thành phần sau, lại có những khác biệt rất lớn về tuổi tác. Cùng sinh ở Việt Nam, nhưng kinh nghiệm lưu vong của nhà văn Linda Lê, có mẹ Pháp, nói tiếng Pháp từ lúc mới lọt lòng, sang Pháp từ năm 14 tuổi, và nhà văn Trần Vũ, sinh ra trong gia đình Việt Nam, sang Pháp lúc 17 tuổi, khác nhau nhiều lắm. Một trong những cái khác dễ thấy nhất là ngôn ngữ họ sử dụng: Một người chọn viết tiếng Pháp và một người chọn viết tiếng Việt (cũng có thể nói, cách khác: một người bị tiếng Pháp chọn và một người bị tiếng Việt chọn). Trong tiếng Anh, có một cách viết lồng hai chữ “word” (từ) và “world” (thế giới) vào nhau một cách thú vị: wor(l)d. Ngôn ngữ và thế giới là một. Ngôn ngữ của một người chính là thế giới của người đó (10). Khi ngôn ngữ khác nhau mọi thứ khác sẽ khác theo. Không nhiều thì ít. Nhưng không thể tránh được.
Do đó, mọi nỗ lực khái quát hoá và phạm trù hoá đều trở thành bất cập, nếu không muốn nói là vô vọng. Kiểu người mù rờ voi: nắm được chỗ này thì vụt mất chỗ khác. Không bao giờ người ta có thể có được một cái nhìn toàn cảnh và toàn diện. Kiến thức nào cũng có tính chất phân mảnh. Mọi tự sự đều là những tiểu tự sự. Nho nhỏ. Vừa có tính thời điểm vừa có tính địa phương.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Chú thích:
  1. Quan niệm cho “ký ức như một thứ quê hương khác” đã được nhiều người đề cập. Ví dụ, Arjun Appadurai trong bài “Disjuncture and difference in the global cultural economy” in trong cuốn Theorizing Diaspora do Jana Evans Braziel & Anita Mannur biên tập, Blackwell xuất bản tại Oxford, 2003, tr. 29. Ở Úc, Natalie H.C. Nguyen có một cuốn sách nhan đề: Memory is Another Country: Women of the Vietnamese Diaspora (2009).
  2. Stuart Hall, “Cultural identity and diaspora”, in trong cuốn Theorizing Diaspora do Jana Evans Braziel & Anita Mannur biên tập, Blackwell xuất bản tại Oxford,  2003, tr.  236.
  3. Cao Tần (1987), Thơ Cao Tần, California: Văn Nghệ, tr. 47.
  1. Nhớ, Linda Lê, nhà văn Pháp gốc Việt, viết một câu thật thấm thía: “Viết bằng thứ ngôn ngữ không phải của mình là làm tình với một xác chết.” (“To write in a language that is not one’s own is to make love with a corpse”. Dẫn theo Martine Delvaux, “Linda Lê and the Prosthesis of Origin”, in trong cuốn Immigrant Narratives in Contemporary France do Susan Ireland và Patrice J. Proulx biên tập, Greenwood Press xuất bản năm 2001, tr. 201.)
  2. Ở Việt Nam, tôi nghĩ mình da trắng; đến lúc ra ngoại quốc, sống ở Tây phương, tôi mới biết mình da... vàng. Nhiều người Phi châu, cũng vậy, đến lúc qua Mỹ sống, họ mới biết họ... da đen! (Xem cuốn Asian Diasporas: New Formations, New Conceptions do Rhacel S. Oarrenas & Lok C. D. Siu, Stanford University Press xuất bản năm 2007, tr. 225.)
  3. Không phải lần vượt biên để rời Việt Nam mà là vô số những lần vượt qua biên giới ngôn ngữ và văn hoá, những điều hầu như xảy ra hằng ngày, thậm chí, hằng giờ, hằng phút.
  4. Nina Glick-Schiller & Georges Eugene Fouron (2001), Georges Woke Laughing: Long-Distance Nationalism and the Search for Home, Durham: Duke University Press.
  5. Hamid Nacify (biên tập) (1999), Home, Exile, Homeland: Film, Media, and the Politics of Place, New York: Routledge, tr. 4. Dẫn theo Lisa Ryoko Wakamiya (2009), Locating Exiled Writers in Contemporary Russian Literature: Exiles at Home,  New York: Palgrave Macmillan, tr. 6.
  6. Lisa Lowe, “Heterogeneity, hybridity, multiplicity: Marking Asian-American differences” in trong Jana Evans Braziel & Anita Mannur (biên tập) (2003), tr. 132-155.
  7. Trong Tractatus Logico-Philosophicus (1922), Ludwig Wittgenstein có một câu viết nổi tiếng: “Những giới hạn của ngôn ngữ tôi cũng có nghĩa là những giới hạn của thế giới tôi.”