HÀ NỘI (NV) - Bộ Giao Thông-Vận Tải và Bộ Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch Việt Nam cho hay, đã đề nghị chính phủ của họ miễn thị thực nhập cảnh cho du khách đến từ 9 quốc gia.
Tổng Cục Du Lịch Việt Nam trích dẫn một văn bản của hai bộ trên, xác nhận đã đề nghị chính phủ Việt Nam chấp thuận cho miễn thị thực visa nhập cảnh đối với du khách 9 nước. Chín quốc gia này gồm 5 nước Liên Âu là Pháp, Ðức, Anh, Tây Ban Nha, Ý; hai quốc gia Châu Úc là Australia và New Zealand; một quốc gia Châu Á là Ấn Ðộ, và một quốc gia Bắc Mỹ là Canada.
Du khách ngoại quốc du lịch Việt Nam. (Hình: báo Tuổi Trẻ)
Báo Tuổi Trẻ dẫn kết quả một cuộc khảo sát của Tổng Cục Du Lịch Việt Nam mới đây nói rằng, cả 9 quốc gia kể trên đều là thị trường đầy triển vọng của ngành du lịch Việt Nam. Việt Nam hi vọng việc áp dụng chính sách cởi mở sẽ thu hút đông đảo công dân 9 quốc gia nói trên đến thăm Việt Nam.
Cuộc khảo sát cũng nói rằng, du khách Tây Âu thường chịu tốn kém để lưu trú dài ngày tại Việt Nam. Còn Canada là một trong 15 quốc gia có đông công dân đến du lịch Việt Nam hàng năm. Việt Nam cũng trông mong Ấn Ðộ sẽ trở thành thị trường quan trọng nhờ dân số đông đảo.
Kết quả cuộc khảo sát của Tổng Cục Du Lịch cũng cho thấy, mức chi tiêu trung bình của một du khách ngoại quốc ở Việt Nam từ 1,200 đến 2,500 đô la mỗi chuyến đi. Các chuyên viên ngành du lịch cho rằng, nguồn thu visa nhập cảnh bị mất đi không đáng bao nhiêu so với khoản tiền chi tiêu của du khách ở Việt Nam. Ðây là nguồn thu lớn của xã hội và cũng là cơ may tạo việc làm cho người Việt Nam.
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, Việt Nam đang miễn visa nhập cảnh cho khách du lịch của 9 quốc gia Ðông Nam Á trong thời hạn 30 ngày, và 15 ngày lưu trú cho các công dân 9 nước: Ðan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Ðiển, Nhật Bản, Nam Hàn và Nga.
So với Thái Lan, Singapore và Malaysia, danh sách các quốc gia được miễn thị thực visa nhập cảnh Việt Nam chưa đáng là bao. Thái Lan hiện miễn visa cho công dân 61 quốc gia và vùng lãnh thổ; Malaysia miễn visa cho 155 quốc gia và Singapore miễn visa nhập cảnh cho công dân 165 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Dư luận cho rằng với đề nghị miễn visa cho 9 quốc gia kể trên, đặc biệt là với Ấn Ðộ, nhà nước Việt Nam muốn thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc riêng về ngành du lịch.
Theo báo Pháp Luật Sài Gòn, người Trung Quốc vẫn đứng đầu danh sách các quốc gia có đông du khách đến Việt Nam tám tháng qua. Có tổng cộng khoảng 5.5 triệu lượt du khách ngoại quốc đến Việt Nam tính đến ngày 25 tháng 8, 2014, trong đó, người Trung Quốc chiếm hơn 25%, tăng 33.1% so với cùng giai đoạn này của năm 2013. (PL)
08-27- 2014 4:10:18 PM
Theo Người Việt
Wednesday, August 27, 2014
Hà Nội - Bắc Kinh hàn gắn “16 chữ vàng”
BẮC KINH (NV) .- Đảng CSVN và đảng cộng sản Trung Quốc ra mặt làm hòa, sửa chữa lại những sứt mẻ của “16 chữ vàng” từ việc giàn khoan HD981 và các cuộc bạo động hồi tháng 5 vừa qua.
Lưu Vân Sơn (thứ 3 bên phải) cầm đầu phái đoàn Trung Quốc họp với Lê Hồng Anh (Thứ 3 từ trái), cầm đầu phái đoàn CSVN, hai đảng cộng sản làm hòa trở lại. (Hình: Tân Hoa Xã)
Ngày thứ hai của chuyến đi “khôi phục” lại mối quan hệ giữa hai nước cộng sản láng giềng ngày 27/8/2014, Thường trực Ban Bí thư đảng CSVN Lê Hồng Anh đã hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, sau cuộc hội đàm với Lưu Vân Sơn, Ủy viên thường vụ Bộ chính trị cộng đảng Trung Quốc.
Theo Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN), ông Lê Hồng Anh nói với chủ tịch Tập Cận Bình rằng “Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc không ngừng củng cố và thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài”.
Ông đại diện của đảng CSVN “đề nghị lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước tăng cường chỉ đạo để quan hệ hai Đảng, hai nước Việt Nam-Trung Quốc sớm khôi phục và phát triển lành mạnh, ổn định trên mọi lĩnh vực; đồng thời, chỉ đạo các cơ quan hữu quan của mỗi bên tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc,” kiểm soát tốt tình hình và giải quyết ổn thoả mọi tranh chấp bất đồng trên biển, duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích căn bản, lâu dài của nhân dân hai nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định, phồn vinh của khu vực.”
Ông kêu gọi hai bên “cần tăng cường hợp tác, xử lý thỏa đáng bất đồng, cùng nhau tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định, để tập trung xây dựng phát triển, nâng cao đời sống nhân dân ở mỗi nước.”
Tường thuật cuộc tiếp kiến nói trên, Tân Hoa Xã cho hay ông Tập Cận Bình nói với ông Lê Hồng Anh rằng hai nước “nên thân thiện với nhau” hầu giúp hàn gắn lại mối quan hệ sau những ngày căng thẳng vì vấn đề chủ quyền trên Biển Đông.
“Tôi hy vọng người Việt Nam sẽ cùng chung nỗ lực với người Trung quốc khôi phục trở lại sự phát triển của mối quan hệ.” Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập Cận Bình nói với ông Lê Hồng Anh. “Một nước láng giềng không thể dọn đi nơi khác và thân thiện với nhau là lợi ích chung của hai bên”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Thường trực Ban Bí thư đảng CSVN Lê Hồng Anh ngày 27/8/2014. (Hình: TTXVN)
Trong phiên họp của phái đoàn hai đảng cộng sản, Tân Hoa Xã thuật lời Lưu Vân Sơn, Ủy viên thường vụ Bộ chính trị đảng cộng sản Trung quốc, nói với ông Lê Hồng Anh rằng “Mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam có lúc căng thẳng và khó khăn mà chúng ta đều không muốn thấy”.
Ông này khen ngợi cuộc thăm viếng, làm việc của phái đoàn Lê Hồng Anh, Thường trực Ban bí thư đảng CSVN là “phản ảnh thiện chí chính trị muốn hàn gắn và phát triển mối quan hệ” giữa hai bên.
Ông Lê Hồng Anh được TTXVN thuật lời đề nghị nói với ông Lưu Vân Sơn là “Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước cần tăng cường trực tiếp chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao, đưa quan hệ hai Đảng, hai nước trở lại phát triển lành mạnh, ổn định và không ngừng phát triển theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, đáp ứng lợi ích căn bản và lâu dài của hai nước và của khu vực.”
Bản tin TTXVN nói ông Lưu Vân Sơn cả quyết Trung Quốc “mong muốn và tin tưởng rằng cuộc gặp cấp cao hai Đảng lần này sẽ phát huy vai trò quan trọng nhằm xử lý ổn thoả những vấn đề tồn tại giữa hai nước, thúc đẩy giao lưu, hợp tác giữa hai Đảng, hai nước và phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước trong thời kỳ mới”.
Theo TTXVN hai bên “nhất trí” 3 điểm để phát triển mối quan hệ hai bên trong những ngày sắp tới là “lãnh đạo hai Đảng, hai nước Việt Nam-Trung Quốc tăng cường hơn nữa việc chỉ đạo trực tiếp đối với quan hệ hai Đảng, hai nước, thúc đẩy quan hệ Việt-Trung không ngừng phát triển lành mạnh, ổn định. Hai là, hai bên tăng cường giao lưu giữa hai Đảng, hai nước...Ba là, hai bên tuân thủ các nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc,” sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc; tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được”.
Bản tin TTXVN cho thấy cái trở ngại chính trong mối quan hệ giữa hai nước về vấn đề chủ quyền Biển Đông vẫn không vượt qua được khi nói hai bên “tích cực nghiên cứu và bàn bạc các giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, kể cả vấn đề hợp tác cùng phát triển; kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp.”
Chuyến đi của ông Lê Hồng Anh, đại diện tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, với những lời lẽ hòa hoãn thấy phổ biến trên hai hệ thống thông tin chính thức, biểu lộ nhu cầu làm lành của hai nước Cộng sản anh em. Cuộc họp này trái ngược với chuyến đi của ông Dương Khiết Trì, ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc hồi tháng 6 vừa qua tới Hà Nội đưa thông điệp cho biết Bắc Kinh không nhân nhượng, không tư bỏ đòi hỏi chủ quyền biển đảo chiếm gần hết Biển Đông.
Đó là mấu chốt của vấn đề mà nhiều nhà phân tích thời sự quốc tế tỏ ý quan ngại Biển Đông sẽ trở thành vạc dầu sôi khi Bắc Kinh tiến hành các kế hoạch từng bước để thôn tính. Dù vậy, người ta vẫn thấy Hà Nội muốn duy trì cái thế đu giây trong chính sách đối ngoại.
Chuyến đi Bắc Kinh của phái đoàn ông Lê Hồng Anh diễn ra khi ngoại trưởng Ấn đến Hà Nội bắn tiếng muốn nâng cao hơn nữa mối quan hệ an ninh quốc phòng giữa hai nước. Trước đó là cuộc thăm viếng Việt Nam của Chủ tịch Hội đồng liên quân Hoa Kỳ, Martin Dempsey và hai phái đoàn thượng viện Mỹ mà tin tức đều nói đến vấn đề gỡ bỏ phần nào lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam. Đầu tháng 8 là cuộc viếng thăm của ngoại trưởng Nhật Bản. (TN)
08-27- 2014 3:15:01 PM
Theo Người Việt
Lưu Vân Sơn (thứ 3 bên phải) cầm đầu phái đoàn Trung Quốc họp với Lê Hồng Anh (Thứ 3 từ trái), cầm đầu phái đoàn CSVN, hai đảng cộng sản làm hòa trở lại. (Hình: Tân Hoa Xã)
Ngày thứ hai của chuyến đi “khôi phục” lại mối quan hệ giữa hai nước cộng sản láng giềng ngày 27/8/2014, Thường trực Ban Bí thư đảng CSVN Lê Hồng Anh đã hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, sau cuộc hội đàm với Lưu Vân Sơn, Ủy viên thường vụ Bộ chính trị cộng đảng Trung Quốc.
Theo Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN), ông Lê Hồng Anh nói với chủ tịch Tập Cận Bình rằng “Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc không ngừng củng cố và thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài”.
Ông đại diện của đảng CSVN “đề nghị lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước tăng cường chỉ đạo để quan hệ hai Đảng, hai nước Việt Nam-Trung Quốc sớm khôi phục và phát triển lành mạnh, ổn định trên mọi lĩnh vực; đồng thời, chỉ đạo các cơ quan hữu quan của mỗi bên tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc,” kiểm soát tốt tình hình và giải quyết ổn thoả mọi tranh chấp bất đồng trên biển, duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích căn bản, lâu dài của nhân dân hai nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định, phồn vinh của khu vực.”
Ông kêu gọi hai bên “cần tăng cường hợp tác, xử lý thỏa đáng bất đồng, cùng nhau tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định, để tập trung xây dựng phát triển, nâng cao đời sống nhân dân ở mỗi nước.”
Tường thuật cuộc tiếp kiến nói trên, Tân Hoa Xã cho hay ông Tập Cận Bình nói với ông Lê Hồng Anh rằng hai nước “nên thân thiện với nhau” hầu giúp hàn gắn lại mối quan hệ sau những ngày căng thẳng vì vấn đề chủ quyền trên Biển Đông.
“Tôi hy vọng người Việt Nam sẽ cùng chung nỗ lực với người Trung quốc khôi phục trở lại sự phát triển của mối quan hệ.” Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập Cận Bình nói với ông Lê Hồng Anh. “Một nước láng giềng không thể dọn đi nơi khác và thân thiện với nhau là lợi ích chung của hai bên”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Thường trực Ban Bí thư đảng CSVN Lê Hồng Anh ngày 27/8/2014. (Hình: TTXVN)
Trong phiên họp của phái đoàn hai đảng cộng sản, Tân Hoa Xã thuật lời Lưu Vân Sơn, Ủy viên thường vụ Bộ chính trị đảng cộng sản Trung quốc, nói với ông Lê Hồng Anh rằng “Mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam có lúc căng thẳng và khó khăn mà chúng ta đều không muốn thấy”.
Ông này khen ngợi cuộc thăm viếng, làm việc của phái đoàn Lê Hồng Anh, Thường trực Ban bí thư đảng CSVN là “phản ảnh thiện chí chính trị muốn hàn gắn và phát triển mối quan hệ” giữa hai bên.
Ông Lê Hồng Anh được TTXVN thuật lời đề nghị nói với ông Lưu Vân Sơn là “Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước cần tăng cường trực tiếp chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao, đưa quan hệ hai Đảng, hai nước trở lại phát triển lành mạnh, ổn định và không ngừng phát triển theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, đáp ứng lợi ích căn bản và lâu dài của hai nước và của khu vực.”
Bản tin TTXVN nói ông Lưu Vân Sơn cả quyết Trung Quốc “mong muốn và tin tưởng rằng cuộc gặp cấp cao hai Đảng lần này sẽ phát huy vai trò quan trọng nhằm xử lý ổn thoả những vấn đề tồn tại giữa hai nước, thúc đẩy giao lưu, hợp tác giữa hai Đảng, hai nước và phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước trong thời kỳ mới”.
Theo TTXVN hai bên “nhất trí” 3 điểm để phát triển mối quan hệ hai bên trong những ngày sắp tới là “lãnh đạo hai Đảng, hai nước Việt Nam-Trung Quốc tăng cường hơn nữa việc chỉ đạo trực tiếp đối với quan hệ hai Đảng, hai nước, thúc đẩy quan hệ Việt-Trung không ngừng phát triển lành mạnh, ổn định. Hai là, hai bên tăng cường giao lưu giữa hai Đảng, hai nước...Ba là, hai bên tuân thủ các nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc,” sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc; tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được”.
Bản tin TTXVN cho thấy cái trở ngại chính trong mối quan hệ giữa hai nước về vấn đề chủ quyền Biển Đông vẫn không vượt qua được khi nói hai bên “tích cực nghiên cứu và bàn bạc các giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, kể cả vấn đề hợp tác cùng phát triển; kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp.”
Chuyến đi của ông Lê Hồng Anh, đại diện tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, với những lời lẽ hòa hoãn thấy phổ biến trên hai hệ thống thông tin chính thức, biểu lộ nhu cầu làm lành của hai nước Cộng sản anh em. Cuộc họp này trái ngược với chuyến đi của ông Dương Khiết Trì, ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc hồi tháng 6 vừa qua tới Hà Nội đưa thông điệp cho biết Bắc Kinh không nhân nhượng, không tư bỏ đòi hỏi chủ quyền biển đảo chiếm gần hết Biển Đông.
Đó là mấu chốt của vấn đề mà nhiều nhà phân tích thời sự quốc tế tỏ ý quan ngại Biển Đông sẽ trở thành vạc dầu sôi khi Bắc Kinh tiến hành các kế hoạch từng bước để thôn tính. Dù vậy, người ta vẫn thấy Hà Nội muốn duy trì cái thế đu giây trong chính sách đối ngoại.
Chuyến đi Bắc Kinh của phái đoàn ông Lê Hồng Anh diễn ra khi ngoại trưởng Ấn đến Hà Nội bắn tiếng muốn nâng cao hơn nữa mối quan hệ an ninh quốc phòng giữa hai nước. Trước đó là cuộc thăm viếng Việt Nam của Chủ tịch Hội đồng liên quân Hoa Kỳ, Martin Dempsey và hai phái đoàn thượng viện Mỹ mà tin tức đều nói đến vấn đề gỡ bỏ phần nào lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam. Đầu tháng 8 là cuộc viếng thăm của ngoại trưởng Nhật Bản. (TN)
08-27- 2014 3:15:01 PM
Theo Người Việt
Trương Tấn Sang gieo sự hoài nghi?
Nhân kỷ niệm ngày “Cách Mạng Tháng Tám” (19.8.1945) và ngày “Tuyên ngôn độc lập” (2.9.1945), ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nước, có viết một bài đăng trên “Tạp Chí Công Sản.” Bài viết được các đảng viên xem như một thông điệp, một huấn dụ cần ghi nhớ. Có lẽ bài viết nầy do một cây bút điêu luyện nào đó, vẽ cho ông bản văn nói về tình hình đất nước, tô một bức tranh tốt đẹp về sự phát triển quốc gia, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, v.v... được báo chí lề phải khen ngợi hết lời.
Ông Trương Tấn Sang và Tổng Thống Mỹ Barack Obama trong chuyến viếng thăm Mỹ hôm 25 Tháng Bảy, 2013. Trong chuyến thăm này, chủ tịch Việt Nam ra tuyên bố “hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ.” (Hình: Getty Images)
Dĩ nhiên đứng trên cương vị chủ tịch nước ông Sang phải tô son trát phấn cho chế độ, đó là chuyện thường tình và bắt buộc. Nhưng sau một đoạn dài ca ngợi thành quả, tôn vinh lãnh tụ Hồ Chí Minh, ông không quên nhắc nhở những thiếu sót, hư đốn cần phải sửa sai với mục đích duy trì sự tồn tại của độc đảng, độc tài để cai trị đất nước lâu dài.
Với mục đích đó ông xác nhận những tha hóa của các đảng viên từ lớn đến nhỏ như sau (xin trích dẫn): ... “chúng ta vẫn luôn đau đầu vì còn tệ tham nhũng, lãng phí, thiếu trách nhiệm, thói quan liêu hống hách cửa quyền với nhân dân, tình trạng trù dập, ức hiếp người dân lương thiện, gây ra bao nỗi oán thán, bất bình trong nhân dân... Không ít cán bộ ‘tay đã nhúng chàm’ bị xã hội lên án. Ðó chính là những điều xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Ðảng, nhà nước và chế độ ta.”
Kèm theo sự ca ngợi thành quả tốt đẹp của chế độ, ông phác họa một bức tranh tồi tệ, bi quan, chính xác, một sự phê phán chế độ rất gắt gao của ông chủ tịch nước. Phải chăng là lời “rao nam” bóng gió nầy có gói ghém một chủ trương phải thay đổi thực trạng của “xã hội chủ nghĩa”? Hay đó là một thủ thuật dùng lời lẽ để xoa dịu sự bất mãn thán oán của quần chúng? Ðồng thời cũng là để lừa gạt dư luận trong và ngoài nước, rằng đảng đã ý thức kịp thời và sẽ cải thiện chế độ. Dư luận hoài nghi thiện chí của ông bởi vì bao nhiêu năm qua ông và các đồng chí đã trừ được mấy con sâu trong bầy sâu đang ăn hại đất nước?
Tưởng cũng nên nhắc lại Trương Tấn Sang khi còn tại chức là thường trực Ban Bí Thư Trung Ương đảng, ông dám buông lời tố cáo làm mất uy tín đảng trong khi ông vận động tranh cử đại biểu Quốc Hội ngày 7 tháng 5, 2011, ông phát biểu: “Người ta nói chỉ một con sâu làm sầu nồi canh, hiện tại có một bầy sâu trong đảng... Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là chết cái đất nước nầy.”
Cũng trong dịp nầy ông thú nhận với cử tri, “Chúng tôi cảm thấy xấu hổ vì mình chưa làm được gì nhiều so với sự mong đợi của quần chúng.” Dù thú nhận công khai như vậy mà ba năm qua, ông Trương Tấn Sang cũng chẳng làm được gì cả! Bầy sâu đã sinh sản trong đảng càng nhiều đến nỗi hiện tại đảng phải chủ trương “đả hổ diệt ruồi” theo bài học của Trung Quốc...
Lời nói của Trương Tấn Sang đã làm cho nhạc sĩ Tô Hoài thấy nhóm lên trong lòng một niềm hy vọng ở “thế hệ trẻ” trong chính trường Việt Nam mà Tô Hoài coi Sang là người đại diện. Tô Hoài mong rằng những người nằm trong chăn có rận như Trương Tấn Sang sẽ anh dũng vùng lên vất bỏ chăn rận đó, tạo một chăn mới thơm mùi Tự Do, mùi Dân Chủ.
Cử tri tên Ðặng Hồng Quyết yêu cầu ông Sang “làm cho tình trạng Quốc Hội không còn là sở bưu điện chuyển thư của quần chúng nữa. Quốc Hội phải là cơ quan quyền lực tối cao đại diện thật sự cho dân,” nhưng đại biểu Trương Tấn Sang và cả Quốc Hội vẫn còn là những “con rối” hát theo nhịp tay của đảng, múa theo điệu bộ của 16 thành viên Bộ Chính Trị.
Trương Tấn Sang còn nhắc đến “lương tâm và đạo lý làm người, trách nhiệm và liêm sỉ ở đời.” Bao nhiêu mỹ từ, ý đẹp đều có trong bài viết chỉ tiếc đó là những lời tuyên bố thuộc lòng phát ra vì cơ hội buộc phải nói mà thôi. Ông còn trích dẫn lời của Hồ Chí Minh, “Nước độc lập mà dân không được hưởng tự do hạnh phúc thì độc lập cũng không có ý nghĩa gì.” Vậy tại sao ông đã học thuộc những lời dạy của lãnh tụ mà ông vẫn cứ trùm cái “chăn rận” sống an nhàn trong chế độ bạo tàn đàn áp dân chúng bằng công an, bóc lột đồng bào bằng tham nhũng, đến nỗi phó chủ tịch nước, bà Nguyễn Thị Doan, phải than rằng “người ta ăn của dân không từ một thứ gì!”
Gần đây ngày 14 tháng 8, 2014, ông còn tâm sự với ký giả báo Lao Ðộng: “Tôi nghĩ rằng mỗi nhà báo biết yêu thương tôn trọng con người, chống thói hư tật xấu, áp bức bất công trong xã hội, dùng ngòi bút để viết theo lương tâm, sứ mệnh cao cả của mình thì đó là sự tự do cao nhất.”
Hình như lời tâm sự của Trương Tấn Sang mang cùng một ý nghĩa của lời tuyên bố Hội Nhà Báo Ðộc Lập Việt Nam viết như sau: “Làm thế nào để báo chí và các nhà báo cất được tiếng nói theo đúng nghĩa của hai chữ ‘Tự Do’? Làm thế nào để báo chí được làm đúng thiên chức của mình, phản biện và xây dựng một xã hội công bằng, một đất nước thật sự độc lập tự chủ”...
Lòng dân “oán thán bất bình” ông Sang đang sợ, “Nhân dân mất niềm tin vào đảng, nhà nước và chế độ.” Ðiều mà GS Hoàng Chí Bảo, ủy viên Thư Ký Hội Ðồng Lý Luận Trung Ương đảng tuyên bố với BBC: “Ông Chủ Tịch Sang nói có căn cứ. Bởi vì nhân dân mất lòng tin vì không thấy cán bộ, công chức, đảng viên nào hy sinh vì dân mà trái lại chỉ làm hại dân.”
Vậy thử hỏi, chừng nào ông Trương Tấn Sang mới biết “xấu hổ để thành người” như ông đã viết? Chừng nào ông mới thực hiện lời nói đi đôi với việc làm. Hay trái lại ông đang xác định qua lời nói và việc làm rằng, ông và các đồng chí đảng viên chỉ biết dối gạt dân, lừa bịp dư luận thế giới...
Có thể ông tự nhủ thầm: Một con én không làm nổi mùa Xuân. Chẳng lẽ từ những năm 1969-1971 ông giữ chức bí thư Ðoàn Thanh Niên, rồi trải qua bao nhiêu thời gian ông leo từng cấp bực đến chức chủ tịch nước, ông không tìm được một ít đồng chí chia sẻ tâm tư lý tưởng của ông? Và đồng lòng hành động để trừ sâu, dẹp bất công áp bức, cho phép nhà báo dùng ngòi bút để viết theo lương tâm, sứ mệnh cao cả của mình, đó là sự tự do cao nhất, đáng tự hào nhất. Ðúng theo lời tuyên bố của ông.
Ngày tháng trôi qua, người ta không thấy ông Sang và các đồng chí của ông dũng cảm hành động để thay chăn cũ có rận tạo một chăn mới thơm mùi tự do, mùi dân chủ.
Trước khi phổ biến bài này có tin ngày 23 tháng 8, 2014, Phạm Chí Dũng bị công an Sài Gòn đòi phải trình diện để “trả lời vì những bài viết đăng trên Internet.” Ngày 24 tháng 8, 2014, anh Phạm Ðình Trọng bị công an chận bắt cộng thêm 80 người khác, không cho họ đến dự phiên tòa xử, công khai nghĩa là bất cứ ai cũng có quyền dự nghe tòa xử, ba nhà tranh đấu cho nhân quyền, bà Bùi Thị Minh Hằng, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh.
Như thế đủ chứng minh Trương Tấn Sang, lừa bịp dư luận trong và ngoài nước với hai chữ tự do đáng tự hào nhứt của ông. Cái bệnh dối trá của đảng viên cộng sản khởi sự từ Hồ Chí Minh là nan y, phải chờ đến khi nào quân và dân đồng tình thực hiện đề nghị của 61 đảng viên cao cấp lão thành, là kiên quyết từ bỏ chủ nghĩa xã hội với chế độ độc tài, toàn trị để chuyển hẳn sang chế độ dân tộc dân chủ. Chừng đó sẽ không còn ai có thể dối gạt dân, lừa đảo dư luận nữa.
08-27- 2014 2:36:25 PM
Võ Long Triều
Theo Người Việt
Ông Trương Tấn Sang và Tổng Thống Mỹ Barack Obama trong chuyến viếng thăm Mỹ hôm 25 Tháng Bảy, 2013. Trong chuyến thăm này, chủ tịch Việt Nam ra tuyên bố “hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ.” (Hình: Getty Images)
Dĩ nhiên đứng trên cương vị chủ tịch nước ông Sang phải tô son trát phấn cho chế độ, đó là chuyện thường tình và bắt buộc. Nhưng sau một đoạn dài ca ngợi thành quả, tôn vinh lãnh tụ Hồ Chí Minh, ông không quên nhắc nhở những thiếu sót, hư đốn cần phải sửa sai với mục đích duy trì sự tồn tại của độc đảng, độc tài để cai trị đất nước lâu dài.
Với mục đích đó ông xác nhận những tha hóa của các đảng viên từ lớn đến nhỏ như sau (xin trích dẫn): ... “chúng ta vẫn luôn đau đầu vì còn tệ tham nhũng, lãng phí, thiếu trách nhiệm, thói quan liêu hống hách cửa quyền với nhân dân, tình trạng trù dập, ức hiếp người dân lương thiện, gây ra bao nỗi oán thán, bất bình trong nhân dân... Không ít cán bộ ‘tay đã nhúng chàm’ bị xã hội lên án. Ðó chính là những điều xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Ðảng, nhà nước và chế độ ta.”
Kèm theo sự ca ngợi thành quả tốt đẹp của chế độ, ông phác họa một bức tranh tồi tệ, bi quan, chính xác, một sự phê phán chế độ rất gắt gao của ông chủ tịch nước. Phải chăng là lời “rao nam” bóng gió nầy có gói ghém một chủ trương phải thay đổi thực trạng của “xã hội chủ nghĩa”? Hay đó là một thủ thuật dùng lời lẽ để xoa dịu sự bất mãn thán oán của quần chúng? Ðồng thời cũng là để lừa gạt dư luận trong và ngoài nước, rằng đảng đã ý thức kịp thời và sẽ cải thiện chế độ. Dư luận hoài nghi thiện chí của ông bởi vì bao nhiêu năm qua ông và các đồng chí đã trừ được mấy con sâu trong bầy sâu đang ăn hại đất nước?
Tưởng cũng nên nhắc lại Trương Tấn Sang khi còn tại chức là thường trực Ban Bí Thư Trung Ương đảng, ông dám buông lời tố cáo làm mất uy tín đảng trong khi ông vận động tranh cử đại biểu Quốc Hội ngày 7 tháng 5, 2011, ông phát biểu: “Người ta nói chỉ một con sâu làm sầu nồi canh, hiện tại có một bầy sâu trong đảng... Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là chết cái đất nước nầy.”
Cũng trong dịp nầy ông thú nhận với cử tri, “Chúng tôi cảm thấy xấu hổ vì mình chưa làm được gì nhiều so với sự mong đợi của quần chúng.” Dù thú nhận công khai như vậy mà ba năm qua, ông Trương Tấn Sang cũng chẳng làm được gì cả! Bầy sâu đã sinh sản trong đảng càng nhiều đến nỗi hiện tại đảng phải chủ trương “đả hổ diệt ruồi” theo bài học của Trung Quốc...
Lời nói của Trương Tấn Sang đã làm cho nhạc sĩ Tô Hoài thấy nhóm lên trong lòng một niềm hy vọng ở “thế hệ trẻ” trong chính trường Việt Nam mà Tô Hoài coi Sang là người đại diện. Tô Hoài mong rằng những người nằm trong chăn có rận như Trương Tấn Sang sẽ anh dũng vùng lên vất bỏ chăn rận đó, tạo một chăn mới thơm mùi Tự Do, mùi Dân Chủ.
Cử tri tên Ðặng Hồng Quyết yêu cầu ông Sang “làm cho tình trạng Quốc Hội không còn là sở bưu điện chuyển thư của quần chúng nữa. Quốc Hội phải là cơ quan quyền lực tối cao đại diện thật sự cho dân,” nhưng đại biểu Trương Tấn Sang và cả Quốc Hội vẫn còn là những “con rối” hát theo nhịp tay của đảng, múa theo điệu bộ của 16 thành viên Bộ Chính Trị.
Trương Tấn Sang còn nhắc đến “lương tâm và đạo lý làm người, trách nhiệm và liêm sỉ ở đời.” Bao nhiêu mỹ từ, ý đẹp đều có trong bài viết chỉ tiếc đó là những lời tuyên bố thuộc lòng phát ra vì cơ hội buộc phải nói mà thôi. Ông còn trích dẫn lời của Hồ Chí Minh, “Nước độc lập mà dân không được hưởng tự do hạnh phúc thì độc lập cũng không có ý nghĩa gì.” Vậy tại sao ông đã học thuộc những lời dạy của lãnh tụ mà ông vẫn cứ trùm cái “chăn rận” sống an nhàn trong chế độ bạo tàn đàn áp dân chúng bằng công an, bóc lột đồng bào bằng tham nhũng, đến nỗi phó chủ tịch nước, bà Nguyễn Thị Doan, phải than rằng “người ta ăn của dân không từ một thứ gì!”
Gần đây ngày 14 tháng 8, 2014, ông còn tâm sự với ký giả báo Lao Ðộng: “Tôi nghĩ rằng mỗi nhà báo biết yêu thương tôn trọng con người, chống thói hư tật xấu, áp bức bất công trong xã hội, dùng ngòi bút để viết theo lương tâm, sứ mệnh cao cả của mình thì đó là sự tự do cao nhất.”
Hình như lời tâm sự của Trương Tấn Sang mang cùng một ý nghĩa của lời tuyên bố Hội Nhà Báo Ðộc Lập Việt Nam viết như sau: “Làm thế nào để báo chí và các nhà báo cất được tiếng nói theo đúng nghĩa của hai chữ ‘Tự Do’? Làm thế nào để báo chí được làm đúng thiên chức của mình, phản biện và xây dựng một xã hội công bằng, một đất nước thật sự độc lập tự chủ”...
Lòng dân “oán thán bất bình” ông Sang đang sợ, “Nhân dân mất niềm tin vào đảng, nhà nước và chế độ.” Ðiều mà GS Hoàng Chí Bảo, ủy viên Thư Ký Hội Ðồng Lý Luận Trung Ương đảng tuyên bố với BBC: “Ông Chủ Tịch Sang nói có căn cứ. Bởi vì nhân dân mất lòng tin vì không thấy cán bộ, công chức, đảng viên nào hy sinh vì dân mà trái lại chỉ làm hại dân.”
Vậy thử hỏi, chừng nào ông Trương Tấn Sang mới biết “xấu hổ để thành người” như ông đã viết? Chừng nào ông mới thực hiện lời nói đi đôi với việc làm. Hay trái lại ông đang xác định qua lời nói và việc làm rằng, ông và các đồng chí đảng viên chỉ biết dối gạt dân, lừa bịp dư luận thế giới...
Có thể ông tự nhủ thầm: Một con én không làm nổi mùa Xuân. Chẳng lẽ từ những năm 1969-1971 ông giữ chức bí thư Ðoàn Thanh Niên, rồi trải qua bao nhiêu thời gian ông leo từng cấp bực đến chức chủ tịch nước, ông không tìm được một ít đồng chí chia sẻ tâm tư lý tưởng của ông? Và đồng lòng hành động để trừ sâu, dẹp bất công áp bức, cho phép nhà báo dùng ngòi bút để viết theo lương tâm, sứ mệnh cao cả của mình, đó là sự tự do cao nhất, đáng tự hào nhất. Ðúng theo lời tuyên bố của ông.
Ngày tháng trôi qua, người ta không thấy ông Sang và các đồng chí của ông dũng cảm hành động để thay chăn cũ có rận tạo một chăn mới thơm mùi tự do, mùi dân chủ.
Trước khi phổ biến bài này có tin ngày 23 tháng 8, 2014, Phạm Chí Dũng bị công an Sài Gòn đòi phải trình diện để “trả lời vì những bài viết đăng trên Internet.” Ngày 24 tháng 8, 2014, anh Phạm Ðình Trọng bị công an chận bắt cộng thêm 80 người khác, không cho họ đến dự phiên tòa xử, công khai nghĩa là bất cứ ai cũng có quyền dự nghe tòa xử, ba nhà tranh đấu cho nhân quyền, bà Bùi Thị Minh Hằng, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh.
Như thế đủ chứng minh Trương Tấn Sang, lừa bịp dư luận trong và ngoài nước với hai chữ tự do đáng tự hào nhứt của ông. Cái bệnh dối trá của đảng viên cộng sản khởi sự từ Hồ Chí Minh là nan y, phải chờ đến khi nào quân và dân đồng tình thực hiện đề nghị của 61 đảng viên cao cấp lão thành, là kiên quyết từ bỏ chủ nghĩa xã hội với chế độ độc tài, toàn trị để chuyển hẳn sang chế độ dân tộc dân chủ. Chừng đó sẽ không còn ai có thể dối gạt dân, lừa đảo dư luận nữa.
08-27- 2014 2:36:25 PM
Võ Long Triều
Theo Người Việt
Những con chó trung thành của chủ Bắc Kinh
Nguyên Thạch (Danlambao) - Tòa án trí trá với danh hiệu thường được mệnh danh là "công khai" nhưng đã cố tình bố trí những lực lượng đông đảo hùng hậu nhằm vây bắt, ngăn cản tất cả những phản kháng với tiếng nói ủng hộ cho Tự Do Dân Chủ qua phiên tòa xử Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh ngày 26/8/2014 tại tỉnh Đồng Tháp.
Phiên tòa trá hình này với 3 bản án: 3 năm tù giam cho bà Bùi Thị Minh Hằng, 2 năm rưỡi tù giam cho Nguyễn Văn Minh, 2 năm tù giam cho Nguyễn Thị Thúy Quỳnh là một cái tát thẳng thừng vào mặt hai Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, Sheldon Whitehouse, cùng Đại Tướng Martin Dempsey và ngay cả Tổng thống Hợp Chủng Quốc Barack Obama cho những gì mà họ mong muốn mở cánh cửa cho cộng sản Việt Nam vào TPP cũng như hy vọng CSVN sẽ trở thành một Đối tác chiến lược, trong đó có khuynh hướng tháo gỡ cấm vận vũ khí để có thể bán cho Việt Nam những loại vũ khí sát thương và xa hơn nữa là vũ khí chiến lược.
Phiên xử ngày 26-8 này, tuy nó chỉ lấy danh nghĩa của một phiên tòa ở cấp tỉnh, bởi những người với tâm địa bất chánh, họ thường lo xa, phòng khi những phản ứng từ Mỹ hoặc quốc tế thì họ có thể dành sẵn con đường đổ thừa cho cấp dưới đã làm sai đường lối chứ BCT và chính phủ VN không hề có chủ trương như thế. Tuy chỉ là một tòa án ở cấp địa phương nhưng là một phiên tòa "thử phổi" vô cùng quan trọng.
Sở dĩ tôi cho rằng nó là quan trọng, bởi nó đã truyền được thông điệp đến, trước nhất là các giới trong chính quyền Mỹ rằng đảng và nhà nước chúng tôi (VN) coi quý vị chẳng là cái "cùi bắp" chi cả. Chúng tôi (CSVN) đàn áp và bắt nhốt hết những người dân dám đứng lên đấu tranh, đòi Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền, những thứ mà quý vị thường coi trọng hoặc thậm chí chính chánh phủ quý vị xem đó là đường hướng văn minh nhân bản mà quý vị cho là rất cao cả và muốn tiến đến. Việc muốn là chuyện của quý vị nhưng hành xử của nhà cầm quyền Việt Nam là thế, quý vị làm được gì nào?. Cấm vận ư? Cứ việc. Ngăn cản vào TPP ư? Hu khe (Who care). Không bán vũ khí sát thương, vũ khí chiến lược ư? Đách cần. Với chúng tôi? Mỹ chỉ là một con cọp giấy!. Trừng phạt ư? Chúng tôi nào sợ, bằng chứng là Ban tư tưởng trung ương, đảng và các quan chức cùng toàn bộ hệ thống báo đài, tất cả luôn chửi quý vị là những con sen đầm quốc tế, luôn có âm mưu về diễn biến hòa bình và cảnh báo dân chúng của chúng tôi rằng Mỹ bao giờ cũng là một thế lực thù địch.
Những ván cờ trên bàn cờ tam giác, giờ này tưởng cũng nên lật ngửa, điểm mặt chỉ tên. Tác giả nêu đích danh và nói thẳng thừng rằng tất cả những thái độ và hành động vừa qua, hiện tại và sắp tới mà đảng cộng sản cũng như nhà nước Việt là do sự chỉ đạo, kiểm soát, đôn đốc và sắp xếp cho thực hiện từ phía Trung Cộng.
Những chiêu sách như đã nêu trên, nó như một mũi tên mà mục đích là bắn cả 2 con chim Mỹ - Việt.
- Mỹ: Để trang bị cho một quốc gia đồng minh được vững mạnh thì sự tốn kém về vật chất và tinh thần là lẽ đương nhiên (tất yếu). Trong tình thế hiện trên phương diện toàn cầu, liệu rằng chính quyền và người dân Mỹ có kham nổi hay không? Câu trả lời có lẽ nghiêng về nghi vấn.
Hơn thế nữa, với những suy tính đầy gian trá lừa lọc, phản thùng từ số đông của những người cầm nắm guồng máy CSVN thì sự trang bị có đạt được thời gian tính về lâu về dài hay không?.
- Việt: Cơ chế độc tài toàn trị luôn là một món mồi cực kỳ béo bổ. Từ cơ chế này, bao nhiêu đặc quyền, đặc lợi, ăn trên ngồi tróc, luật là tao, tao là luật mà cơ chế đã ban cho thì liệu rằng lớp người đặc quyền đặc lợi này có chịu san sẻ cho người dân có được Dân Chủ và Nhân Quyền hay không? Trong khi đó, dưới sự bảo kê của giới đàn anh có ít nhiều cùng chung ý thức hệ. Với bọn họ (CSVN), tài sản, vàng bạc của cải, sự sung túc có quyền tham nhũng dư ăn dư để cho bản thân, cho gia đình, cho băng đảng đến cả chục đời không hết, thế thì tại sao phải thay đổi, phải san sẻ?
Với gần 80 năm được rèn luyện và ít nhiều thì cũng đã thấm nhuần tư tưởng Tam vô, mà từ hệ tư tưởng này, chính nó đã đẩy con người xuống tận vực sâu hố thẳm của nền đạo lý. Những con người mất hết đạo lý là những con người nguy hiểm, gian manh và cực kỳ hung bạo, cho nên bất cứ ai muốn xây dựng, đào tạo, chấn chỉnh những con người đã như thế này thì không phải là một việc dễ thực hiện. Trung Cộng hiểu rõ và nắm chắc điều đó.
Đối với quốc nội, phiên tòa ngày 26-8, Côn an (của Tỉnh và cả Bộ), Dân phòng càn quét tuy bắt như thế nào thì những người có quan tâm đã biết. Điều tôi muốn nêu ở đây là sự trùng hợp mà CSVN đã sắp xếp một cách bầy hày ngớ ngẩn là việc "chuyến đi chầu thiên triều của đặc phái viên Lê Hồng Anh, thay mặt Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN" nhằm mục đích đệ trình những hành động và kết quả đạt được từ những con chó cực kỳ ngoan ngoãn trung thành với chủ của nó.
Việc làm này của tên thường trực Ban bí thư Bộ chính trị Lê Hồng Anh mà thực chất chỉ là một tên đầu thịt, nó nói lên những điều gì?. Không cần trí thông minh chi cả, một đứa con nít học cấp III trung học cũng dư hiểu rằng là chuyến đi nịnh bợ vuốt ve những người đã từng là kẻ thù truyền kiếp ngàn năm nô lệ phương Bắc của nước ta.
Chuyến chầu thiên triều của những tên Thái thú hèn hạ, của những con súc vật ghẻ lở nham nhở vẫy đuôi mừng chủ để mong chờ có được những khúc xương hầu đủ sức để nhận chỉ thị từ kẻ thù khốn nạn mà quay về cắn lại chính đồng bào ruột thịt của mình một cách dã man không thương tiếc.
Hai ngày đối mặt với công an
Phạm Đình Trọng (Danlambao) - ...Đi dự phiên tòa công khai cũng là quyền hợp pháp của tôi. Tuy nhiên với sự phong tỏa dày đặc, sự ngăn cản quyết liệt một cách phi pháp của công an đối với tôi, tôi có muốn đi Cao Lãnh dự phiên tòa công khai xử người phụ nữ Việt Nam anh hùng Bùi Thị Minh Hằng, tôi cũng không thể đi được. Vì thế tôi chỉ có thể xác định rằng tôi sẽ không đi Cao Lãnh dự phiên tòa đó. Còn tôi không thể hứa không đi đâu ra khỏi nhà. Tôi không thể tự tước bỏ quyền con người chính đáng của tôi... Tối thứ ba, 26.8.2014, phiên tòa hốt hoảng hãm hại những khí phách Việt Nam làm nên thời đại mới Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Nguyễn Văn Minh đã khép lại nhưng trước ngôi nhà tôi ở vẫn có đến năm công an chốt chặn...
*
Ngày thứ nhất
Chợ nhà đất đìu hiu nên khu căn hộ cao tầng nơi tôi ở còn dải đất rộng bỏ hoang. Người dân ở trong những cái hộp bê tông chồng lên nhau cao chót vót, ít khi được đặt chân xuống mặt đất liền xin mượn mảnh đất của cỏ dại hoang vu, chia nhau mỗi nhà một vạt đất con con trồng rau, vừa có thêm rau sạch cho bữa ăn, vừa có dịp tiếp xúc với đất cát, cỏ cây, vừa có dịp vận động chân tay, cân bằng lại trạng thái hoạt động của cơ thể.
Quần lửng, áo may ô, đầu đội mũ vải rộng vành, sáng thứ bảy cuối tháng tám thất thường mưa nắng, mùa mưa và mùa khô còn đang dùng dằng tranh chấp này tôi vừa xuống mảnh vườn nhỏ của tôi cuối bãi đất, xa đường nhất, đang lúi húi cắm mấy ngọn rau lang thì người đàn ông ngoài ba mươi tuổi áo sơ mi dài tay bỏ trong quần phẳng phiu, nghiêm chỉnh, đến đầu luống đất tôi đang làm hỏi tôi những câu vu vơ. Nhìn khuôn mặt lạ, tôi hỏi: Anh không phải người trong khu nhà này? Đáp: Vâng. Cháu đi qua thấy vườn rau xanh vào xem. Tôi hỏi ngay: Anh là công an phải không? Vâng. Cháu là công an.
Nhắc đến công an tôi nhớ ngay đến mới ba tháng trước, trong buổi sáng tháng năm rất đẹp, những tia nắng rực rỡ hình rẻ quạt, xuyên qua vòm lá lao xao, lọc trong sương sớm bảng lảng, rải những vạt sáng lung linh xuống thảm cỏ, xuống lối đi trong vườn cây cổ thụ lớn và đẹp ở trung tâm Sài Gòn. Chân thong thả bước, mắt đắm nhìn thiên nhiên, tôi đang thả hồn trong buổi sớm trong lành và bình yên đó thì hai cánh tay như hai gọng thép từ phía sau thọc vào hai nách tôi và bàn tay nung núc chắc nịch bịt chặt miệng tôi, lôi tôi từ cuối vườn cây đẹp ra đường Lê Duẩn trước dinh Độc Lập, tống tôi vào ô tô, chạy ra Cần Giờ. Trong ô tô, hai thanh niên trẻ khỏe kẹp chặt hai bên sườn tôi. Tay họ thọc vào túi quần tôi lấy điện thoại và máy ảnh của tôi. Miệng họ quát tháo thóa mạ và đe dọa tôi. Bằng lời nói họ tự nhận là công an, cấm tôi ra khỏi nhà tham gia biểu tình chống Tàu cộng xâm lược. Nhưng ngôn ngữ họ dùng là thứ ngôn ngữ anh chị, mạt sát, dằn mặt, khủng bố và hành xử của họ là của xã hội đen. Sự việc này tôi đã viết trong bàiĐẹp Lòng Kẻ Xâm Lược, Nỗi Đau Của Nhân Dân, Của Lịch Sử Việt Nam đã đăng trên nhiều trang mạng lề Dân.
Nhớ đến những công an hành xử phi pháp, vô lối với tôi như vậy, tôi bừng bừng phẫn nộ, căng giọng nói: Người dân đóng thuế nuôi công an để công an bảo vệ pháp luật, bảo vệ cuộc sống bình yên, bảo đảm quyền con người, quyền công dân của người dân. Nhưng công an lại chỉ biết có đảng. Công an nhân dân chỉ biết còn đảng còn mình. Đảng chỉ có ba triệu người, chỉ nhất thời. Nhân dân là chín mươi triệu người làm nên dân tộc Việt Nam, làm nên lịch sử Việt Nam, làm nên sự vĩnh hằng Việt Nam. Tự đặt mình là công cụ của đảng phái, công an đã coi người dân trung thực nói lên sự thật khác biệt với tiếng nói của đảng đều là thế lực thù địch và thẳng tay trấn áp, ngang nhiên tước đoạt quyền con người, quyền công dân của người dân.
Không hiểu sao viên công an trẻ lại mang gia đình ra kể: Gia đình cháu là gia đình cách mạng. Bố cháu tham gia cách mạng từ năm mười bốn tuổi, đã có đóng góp... Tôi ngắt lời: Tôi không cách mạng à? Gia đình tôi không cách mạng à? Cả tuổi trẻ của tôi đã chiến đấu cho sự sống còn của nhà nước này, không là đóng góp à? Máu của người dân đã dựng lên nhà nước này nhưng có chính quyền, có nhà nước trong tay, đảng cộng sản đã phản bội lại những dòng máu ơn nghĩa đó, đã tước đoạt những giá trị làm người của người dân. Cả những quyền con người, quyền công dân bình thường, người dân cũng không có. Một đảng chính trị chỉ có thể tồn tại bởi hai lẽ. Một là có lý tưởng đúng. Hai là mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Chủ nghĩa Mác Lê nin, lý tưởng Xã hội chủ nghĩa của đảng cộng sản đã sụp đổ, đã bị thực tế chứng minh là sai trái, đã bị lịch sử loại bỏ. Đảng cộng sản Việt Nam đã đưa nhân dân Việt Nam đến hết sai lầm này đến sai lầm khác như sai lầm đẫm máu trong cải cách ruộng đất. Bây giờ đảng cộng sản Việt Nam đang kìm hãm, cản trở sự phát triển đất nước, làm cho đất nước càng ngày càng tụt lại phía sau trong sự phát triển của thế giới. Vì thế đảng cộng sản chỉ còn tồn tại bằng bạo lực của công an các anh, bạo lực chuyên chính vô sản.
Chợt nhận ra vì sao công an theo chân tôi ra tận mảnh vườn này, tôi nói: Tôi biết từ nay đến ngày phiên tòa xử chị Bùi Thị Minh Hằng, các anh sẽ theo sát tôi từng bước. Viên công an hỏi: Chú thấy bà Hằng là người thế nào? Đó là người phụ nữ Việt Nam đẹp, con cháu của bà Trưng bà Triệu. Chú có biết năm chín mốt (1991) bà ấy quan hệ bất chính. Năm chín bảy (1997) bà ấy chiếm đoạt tài sản của người khác không? Quan hệ tình cảm là chuyện riêng tư. Chiếm đoạt tài sản của người khác là tội hình sự phải do tòa án xét xử và định tội. Tôi không thấy có phiên tòa nào xử chị Hằng tội chiếm đoạt tài sản. Chỉ có chuyện chị Hằng kiện đòi lại tài sản mà thôi. Không có phiên tòa định tội chị Hằng chiếm đoạt tài sản mà nói như vậy là vu khống.
Viên công an lại khoe rằng vẫn đọc facebook của tôi và bảo: Hôm nào mời chú đi uống cà phê với cháu. Cảm ơn anh, tôi bận lắm không có thời gian ngồi uống cà phê với anh. Tôi tỏ ra không muốn tiếp tục câu chuyện bằng cách không trả lời những câu hỏi chỉ để có chuyện thì người thứ hai cũng mặc đồ dân sự và trẻ hơn người thứ nhất, đến. Người thứ nhất nói năng nhẹ nhàng, từ tốn bao nhiêu thì người thứ hai hùng hổ bấy nhiêu. Vừa đến, anh ta nói ngay: Tôi nói cho chú biết. Chú không được đi đâu ra khỏi nhà. Tôi nhìn anh ta: Với tư cách gì mà anh nói với tôi như vậy? Buông ra câu: Tư cách người dân rồi anh ta bước theo người thứ nhất rời khỏi mảnh vườn.
Đi qua mảnh sân trở về nhà, tôi thấy hai người vừa ra vườn rau gặp tôi đang cùng người thứ ba túm tụm cạnh chốt thường trực của nhân viên bảo vệ tòa nhà. người đứng, người ngồi trên yên xe máy.
Ngày thứ hai
Chỉ gặp hai ông công an một lúc nhưng bóng công an chỉ biết còn đảng còn mình, không biết đến pháp luật đã phủ bóng u ám, nặng nề trùm xuống cả ngày thứ bảy cuối tuần của tôi. Ngày chủ nhật mấy ông bạn tuổi trẻ đã qua, cái tàn tạ già nua đang tới với chúng tôi thường hẹn nhau đi ăn sáng để điểm mặt nhau, dông dài chuyện gần chuyện xa. Tưởng sẽ có buổi sáng chủ nhật thong thả, êm đềm, vui vẻ xóa đi ngày thứ bảy u ám. Nhưng ngồi trên xe máy, tôi vừa đi cách nhà hơn trăm mét thì bốn, năm chiếc xe máy ập đến chặn đầu xe tôi cùng tiếng quát: Đi đâu! Quay về!
Biết rằng lại gặp những hung thần không cần biết đến pháp luật, tôi lùi xe, vì phía trước đã bị chặn, để quay về thì đụng vào chiếc ô tô du lịch đã khóa lối về của tôi. Một bàn tay nhanh như chớp rút chìa khóa xe máy của tôi. Những bàn tay thành thạo nắn túi áo, túi quần tôi lấy điện thoại và máy ảnh của tôi. Những nắm tay cứng như gọng kìm lôi tôi rời khỏi xe máy, tống tôi vào ghế sau chiếc ô tô du lịch. Đến trụ sở công an xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, tôi bị dẫn vào một phòng nhỏ với bốn chiếc tủ sắt đựng hồ sơ chiếm mất nửa diện tích phòng, với ba chiếc ghế bụi bặm.
Ở đây tôi gặp lại những gương mặt đã từng tiếp xúc với tôi. Ông Sang đã làm việc với tôi về những bài viết của tôi. Ông Tâm, người chỉ huy nhóm công an bắt tôi ở vườn cây trước dinh Độc Lập rồi nhét tôi vào ô tô chạy ra Cần Giờ ba tháng trước. Và viên công an trẻ ngồi kè bên tôi trên chiếc ô tô đó. Tên Sang, tên Tâm là họ tự giới thiệu với tôi nhưng tôi không tin rằng đó là tên thật của họ. Có đến sáu, bảy gương mặt lần đầu tôi gặp, trong đó có ba người trẻ, cơ bấp chắc nịch, vẻ mặt lầm lì.
Ông Tâm chỉ thoáng vào phòng hỏi tôi một câu rồi mất hút luôn. Những người khác lần lượt vào phòng mạt sát, răn đe tôi rồi vô lối đưa ra cái lệnh phi pháp: Cấm tôi không được đi đâu. Tôi nói với họ rằng người dân chỉ có thể bị bắt khi phạm pháp quả tang hoặc là bị can trong vụ án đã có lệnh truy tố và lệnh bắt giam. Vô cớ tước đoạt quyền tự do của tôi là phi pháp và họ đang vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Họ liền lớn tiếng át lời tôi và đe đánh tôi. Một ông còn trẻ mắng tôi già rồi còn sống được bao lâu nữa, không biết thân ở nhà nghỉ ngơi mà cứ xông xáo cho khổ. Tôi nói với ông ta rằng con người không phải chỉ biết sống cho bản thân mình mà còn có trách nhiệm với xã hội, với đất nước, quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách... Tôi vừa nhắc đến câu thành ngữ Hán Việt rất hay và rất quen thuộc đó, ông công an trẻ liền cắt lời tôi: Thơ của chú là thơ con cóc, lủng củng những hữu trách với vô trách!
Người duy nhất chuyện trò bình thường với tôi là ông Thành, phó ban an ninh ấp Ba, xã Phước Kiển, địa bàn có khu căn hộ tôi ở. Ông nói quê ông ở Long An. Từ năm 1955, bố ông ra Sài Gòn làm thợ. Mảnh đất Phước Kiển là quê ngoại của ông. Ông đã có hơn mười năm sống trong quân ngũ. Năm 1980, đang có cuộc chiến tranh ở biên giới phía Bắc, đơn vị ông được điều ra Bắc. Nhưng ra đến Nam Hà lại được lệnh quay về. Vợ ông là em ruột nhà thơ Từ Kế Tường. Nhà thơ họ Từ thứ ba và vợ ông thứ Năm.
Đầu giờ làm việc buổi chiều ông Thành trở lại gặp tôi. Thấy trên chiếc bàn con cạnh chỗ tôi ngồi suất cơm hộp và chai nước La Vie còn nguyên, ông Thanh giục tôi ăn cơm kẻo đói, mệt. Tôi bảo rằng tôi không ăn để phản đối họ bắt tôi phi pháp. Họ bắt giữ tôi một ngày, tôi không ăn cơm một ngày. Họ bắt giữ tôi cả tháng, tôi sẽ tuyệt thực cả tháng. Ông Thành nói: Các anh đó vừa nói với tôi rằng nếu anh hứa không đi đâu ra khỏi nhà, các anh sẽ đưa tôi về nhà ngay. Tôi bảo: Quyền đi lại cũng như quyền được sống, quyền cư trú là quyền đương nhiên, cơ bản của con người. Quyền đó đã được ghi rõ trong Hiến pháp: Công dân có quyền tự do cư trú, tự do đi lại trên lãnh thổ Việt Nam. Tôi không thể từ bỏ quyền con người đương nhiên đó được. Đi dự phiên tòa công khai cũng là quyền hợp pháp của tôi. Tuy nhiên với sự phong tỏa dày đặc, sự ngăn cản quyết liệt một cách phi pháp của công an đối với tôi, tôi có muốn đi Cao Lãnh dự phiên tòa công khai xử người phụ nữ Việt Nam anh hùng Bùi Thị Minh Hằng, tôi cũng không thể đi được. Vì thế tôi chỉ có thể xác định rằng tôi sẽ không đi Cao Lãnh dự phiên tòa đó. Còn tôi không thể hứa không đi đâu ra khỏi nhà. Tôi không thể tự tước bỏ quyền con người chính đáng của tôi.
Ông Thành bắt tay tôi rồi lui ra. Lúc đó là 13 giờ 40. Từ đó không ai đến sừng sộ, răn đe tôi nữa. 15 giờ 35 tôi được dẫn ra ô tô. Chiếc ô chạy ngược lại hướng chạy ban sáng. Người nói giọng Thanh Hóa ngồi kè cạnh tôi lớn tiếng: Ông già rồi, sống vài năm nữa rồi chết. Nhưng việc ông làm để lụy cho dòng họ, để lụy cho con cháu. Con cháu khổ vì ông, ông biết không? Tôi bảo: Mọi việc tôi làm đều đúng pháp luật, không có gì sai. Chỉ có các anh làm sai. Giọng Thanh Hóa quát cùng cánh tay rắn chắc ấn vào sườn tôi: Ông im đi. Ông nói nữa tôi đánh. Ông muốn thay đổi chế độ này à? Một ngàn năm mới có cuộc sống này. Chế độ này sẽ còn mãi cho con cháu mai sau!
Chiếc ô tô dừng lại trước khối nhà tôi ở. Họ đưa trả lại tôi điện thoại, máy ảnh. Tôi hỏi chiếc xe máy của tôi, họ bảo đã đưa xuống hầm để xe. Kiểm tra những thứ họ thu giữ của tôi thì máy ảnh bật lên, màn hình đen thui, máy ảnh không còn sử dụng được nữa. Bánh sau xe máy hết kiệt hơi. Sáng tôi đi, xe còn căng hơi và tôi mới đi được hơn trăm mét thì bị bắt. Những công an chỉ biết còn đảng còn mình không phải chỉ xúc phạm thân xác và danh dự tôi, một nhà văn khắc khoải cùng nỗi đau với dân với nước mà họ còn hủy hoại cả những vật dụng thiết thân của tôi!
Tối thứ ba, 26.8.2014, phiên tòa hốt hoảng hãm hại những khí phách Việt Nam làm nên thời đại mới Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Nguyễn Văn Minh đã khép lại nhưng trước ngôi nhà tôi ở vẫn có đến năm công an chốt chặn.
Đứa con hoang đã trở về...
Phóng viên Hoang Đàng (Danlambao) - Đứa con hoang này tên là Lê Hồng Anh. Về là về với bên kia biên giới cũng nhà mà thôi. Cu em Hồng Anh được cu anh Phú Trọng gắn nhãn hiệu đặc phái viên con hoang để lên đường trở về diện kiến thân phụ Cận Bình nhằm gắn bù loong lại quan hệ cha con, củng cố và thúc đẩy tình giao hợp toàn diện giữa đảng cộng cha và đảng cộng con được phát triển lành mạnh, không bị SIDA và ổn định dài dài.
Nhân dịp về này, đặc phái viên con hoang Lê Hồng Anh cũng nhỏ nhẹ đề nghị với thân phụ Cận Bình rằng tập thể trùm băng đảng cộng cha và cộng con phải ra sức sai biểu, soi đường dẫn lối, nắm đầu nắm cổ hơn 90 triệu dân Việt và hơn 1 tỷ 300 triệu dân Tàu mau mau khôi phục quan hệ giữa đảng hoang đàng cộng con và đảng ăn cướp cộng cha.
Đứa con hoang đàng cũng chuyển lời trân trọng mời thân phụ thủ lãnh hải tặc Hoa Nam sang xứ An Nam chơi bời một chuyến.
Trước đó, cháu hoang Hồng Anh cũng được vào chầu kiến thúc bá Lưu Vân Sơn - hiện đang là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng Cha. Nhân dịp này, cháu Hồng Anh cũng nói giùm cho nhân dân Việt Nam là 90 triệu dân tỉnh An Nam cũng hết sức coi trọng phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị, bình đẳng theo nghĩa cha con, cùng có lợi theo lối chủ tớ với đảng cộng Tàu.
Cháu Hồng Anh cũng nhiệt tình báo cáo với thúc bá Vân Sơn là đứa nào hả họng phản đối thì hai-xe-đi-hàng-ba cũng lãnh đủ 3 năm tù.
Riêng chuyện ao cá biển Đông thì đồng chí đặc phái viên con hoang cũng nhẹ nhàng nêu rõ những khó khăn, căng thẳng không hay xảy ra trong quan hệ hai đảng cha con vừa qua, nhưng tuyệt không dám hó hé gì đến mấy cái vụ giàn khoan lẻ tẻ.
Kết thúc hội đàm, chú cháu hai đảng cùng nhất trí đồng ý 3 nội dung chỉ đạo nhằm phát triển quan hệ con hoang cha cướp:
Một là: lãnh đạo đảng con và lãnh đạo đảng cha tăng cường hơn nữa việc chỉ đạo trực tiếp đối với quan hệ hai đảng, hai nước, thúc đẩy quan hệ Việt cộng và Tàu cộng không ngừng phát triển lành mạnh, ổn định cho dù có thêm 100 giàn khoan ghé bến Ninh Kiều thì cũng kệ cha nó.
Hai là: cha-cướp con-hoang cùng nhau tăng cường giao hợp trên mọi nơi mọi chốn mọi lãnh vực.
Ba là: con phải hết lòng tuân thủ những nhận thức và thỏa hiệp mà cha đã biểu thằng anh con ký. Phần cha thì muốn làm gì thì làm.
Ghi chép lóm từ đại lễ đường nhân dân tàu khựa.
Video: Ba người yêu nước bất khuất trước phiên tòa ô nhục tại Đồng Tháp
Bạn đọc Danlambao - Một đoạn video do kênh truyền hình An Ninh TV tuyên truyền đã chứng minh tư thế hiên ngang của ba người yêu nước Bùi Hằng, Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh tại phiên tòa sơ thẩm hôm 26/8/2014 tại Đồng Tháp. Đối diện trước phiên tòa ô nhục của chế độ cộng sản, cả ba người vẫn tỏ ra kiên cường và bất khuất, không một chút e dè hay sợ hãi.
Sau 6 tháng bị giam giữ với 4 lần tuyệt thực kéo dài, chị Bùi Thị Minh Hằng trông gầy hơn, mái tóc đã chuyển sang màu bạc.
Phát biểu trước phiên tòa, chị Bùi Thị Minh Hằng khẳng định 'sẽ tuyệt thực đến chết' nếu phiên tòa sơ thẩm diễn ra một cách bất công.
Không ai trong số họ xin nhận tội hay xin khoan hồng!
Không ai trong số họ xin nhận tội hay xin khoan hồng!
Trên 100 người đến tham dự phiên tòa bị công an bắt giam thô bạo, nhiều người bị đánh đập gây thương tích như chị Nguyễn Ngọc Lụa, anh Trương Văn Dũng...
Kết thúc phiên tòa, chị Bùi Thị Minh Hằng bị kết án 3 năm tù giam, anh Nguyễn Văn Minh bị kết án 2 năm 6 tháng tù giam, chị Nguyễn Thị Thúy Quỳnh bị kết án 2 năm tù giam.
Hình ảnh ba người yêu nước hôm 26/8/2014 tại Đồng Tháp chính là hình ảnh ba nguyên đơn trong phiên tòa tố cáo chế độ mà bị đơn chính là đảng cộng sản Việt Nam.