Saturday, August 23, 2014

PICS:Cầu tử thần mang tên 'vĩnh biệt' ở Quảng Nam

Chỉ trong vòng 5 năm có 16 người bỏ mạng khi đi qua cầu Máng nối liền 2 xã Tam Tiến và Tam Xuân 2 (Núi Thành, Quảng Nam). Vì thế mà người dân địa phương gọi đây là cầu "vĩnh biệt".
Cầu Máng được xây dựng từ năm 1985, bắc qua sông Trường Giang, dài hơn 300 m với mục đích ban đầu là đường dẫn nước phục vụ cho nông nghiệp. Sau đó do địa bàn xã Tam Tiến bị ngăn cách nên người dân dùng để đi lại và cái tên cầu Máng hình thành.
 
Vì là đường dẫn nước nên chiều ngang của cây cầu chỉ là 0,8 m, đủ cho hai người đi bộ tránh nhau. Dù có biển cấm xe máy, người dân 2 xã Tam Tiến và Tam Xuân 2 vẫn hàng ngày phóng xe qua lại.
 
Vài năm trước, do có quá nhiều người bị té ngã rơi xuống sông nên chính quyền đã xây dựng lan can cùng với dây cáp bảo vệ nhưng vẫn không cải thiện được tình hình. Theo người dân, ngày trước không có lan can nhưng cây cầu thẳng dễ lưu thông. Còn hiện tại cầu có quá nhiều ổ gà, dễ gây tai nạn.
 
Bà Trần Thị Tuyết (49 tuổi, thôn Tiến Thành, Tam Tiến) cho biết: "Do làm trụ đỡ cho lan can nên trên cầu xuất hiện nhiều "con lươn" nổi lên khiến cho việc chạy xe máy càng gặp khó khăn hơn, xe chạy qua vấp phải những “con lươn” này dễ mất thăng bằng và rơi xuống sông hơn".
 
"Có dây cáp, nhưng do dây cáp thưa nên vẫn không hiệu quả, khi bị mất thăng bằng sẽ bị lọt tỏm giữa 2 dây rồi rơi xuống sông", ông Võ Văn Tây (40 tuổi) sống gần cầu  Máng nhận định.  Chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây đã có 16 trường hợp bị chết đuối khi quan cây cầu này. Bởi vậy thay vì gọi tên cầu Máng, người dân đặt cho cầu cái tên mới "Vĩnh biệt".
 
Ngoài ra để chống bị hoen rỉ, dây cáp còn được bôi dầu nhớt nên khi bị ngã xe víu phải dây cáp cũng rất dễ bị trơn, té xuống sông.
 
Do cây cầu hẹp, 2 xe ngược chiều không thể tránh nhau trên cầu nên mỗi lần muốn qua sông, người ta phải quan sát trước đầu cầu bên kia. Nhiều lúc đông đúc, bị hối thúc nên nhiều người chạy nhanh, ẩu, rất dễ tai nạn. Chỉ có buổi trưa người dân mới thong thả dắt bộ xe qua cầu an toàn vì vắng. Nhiều năm trở lại đây tình trạng khai thác cát ở sông Trường Giang đã khiến cho dòng chảy ở khu vực cầu thay đổi, nước xoáy và sâu hơn nên tỉ lệ chết đuối khi rơi xuống sông là rất cao.
 
Được xây dựng gần 30 năm nên nhiều bộ phận của cầu xuống cấp trầm trọng. Phần giữa cầu được thiết kế kéo lên để cho tàu thuyền qua lại nhưng phần thép đã bị mục nát.
 
Biết nguy hiểm nhưng do không muốn đi vòng phải mất hơn 10 km nữa nên mỗi ngày, hàng nghìn người vẫn lưu thông qua cầu Máng. Ông Nguyễn Giúp, chủ tịch xã Tam Tiến cho biết, xã chưa có con số thống kê chính xác người gặp nạn khi qua cây cầu này nhưng hầu như năm nào cũng có. Chính quyền xã đã lắp biển cấm nhưng người dân vẫn cứ vượt sông bằng cầu.
 
Vụ tai nạn gần đây nhất là sáng 19/8, nạn nhân là bà Nguyễn Thị Đồi (42 tuổi, xã Tam Tiến) bị ngã xuống sông tử vong khi đang trên đường mua lá chuối về chợ bán. Chồng mất sớm, người con trai duy nhất là Bùi Văn Sỹ mới 17 tuổi đã phải bỏ học đi làm thuê phụ giúp mẹ. "Hai mẹ con trước đây không có nhà, mẹ mất hàng xóm và họ hàng thương tình đã quyên góp để dựng cho em cái nhà này để có nơi thờ mẹ", Sỹ ngậm ngùi.
 
Tiến Hùng

Mỹ tố Nga sơn xe quân sự thành dân sự để "xâm nhập Ukraine"

 theo Tiền Phong | 23/08/2014 13:37

Đoàn xe cứu trợ của Nga


Phát ngôn viên Ủy ban An ninh Quốc gia của Nhà Trắng, Caitlin Hayden cho biết hôm 22/8 rằng, Nga đang tìm cách xâm nhập Ukraine.

Nhà Trắng cáo buộc Nga sơn những chiếc xe quân sự trông giống những chiếc xe tải dân sự thông thường, trong khi Ukraine tuyên bố có một “cuộc xâm lược trực tiếp” bởi một phái đoàn Nga mà không có sự cho phép của họ.
Phát ngôn viên Ủy ban An ninh Quốc gia của Nhà Trắng, Caitlin Hayden cho biết hôm 22/8 rằng, Nga đang tìm cách xâm nhập Ukraine. Bà Hayden cho rằng, động thái này vi phạm luật pháp quốc tế và rằng sẽ thúc đẩy các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga.
“Quyết định của Nga ngày hôm nay về việc điều các xe tải và nhân sự tới Ukraine (không có Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế), không có sự đồng ý của chính quyền Ukraine chỉ là gia tăng quan ngại của cộng đồng quốc tế về các ý định thực sự của Nga”.
“Cần nhớ rằng, Nga đang muốn làm dịu đi tình hình nhân đạo do chính mình gây ra, và đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, gồm cả 300 hành khách vô tội trên chiếc máy bay MH17. Nếu Nga thực sự muốn xoa dịu tình hình nhân đạo ở phía Đông Ukraine, họ có thể dừng cung cấp vũ khí trang bị, máy bay chiến đấu cho lực lượng ly khai.. Nga phải rút các xe tải và nhân sự của mình ra khỏi lãnh thổ Ukraine ngay lập tức”, bà Hayden kêu gọi.
Trong một tuyên bố trước đó cùng ngày, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho rằng, “đoàn xe hơn 100 chiếc đã vào lãnh thổ Ukraine mà không có sự kiểm tra hải quan, không có sự kiểm soát biên giới hay được hộ tống bởi Tổ chức Chữ thập đỏ quốc tế”.
Ông Poroshenko cũng tố cáo Nga vi phạm luật pháp quốc tế.
Tổng thư ký NATO, ông Anders Fogh Rasmussen cũng đã lên án sự xâm nhập trái phép này. Lần đầu tiên, ông này đã tố cáo Nga can thiệp trực tiếp vào Ukraine, gồm hỗ trợ pháo binh trực tiếp từ các khu vực dọc biên giới và từ bên trong Ukraine.
Trong tuyên bố của mình, bà Hayden cho biết, Nga đã tiếp tục duy trì lực lượng “quy mô lớn” gồm lính sẵn sàng chiến đấu dọc biên giới. Bà này tố cáo Nga đang cung cấp “số lượng tăng chưa từng có” vũ khí và máy bay chiến đấu cho các phần tử li khai thân Nga tại Ukraine”.
“Chúng ta không quên ràng Nga đã phủ nhận rằng quân đội Nga đã xâm lược Crimea cho tới khi thừa nhận vai trò của quân đội Nga và đã nỗ lực sáp nhập vùng lãnh thổ này của Ukraine”, bà Hayden nói.

PICS:Bến xe trăm tỷ bỏ không suốt 2 năm

 theo zing.vn | 23/08/2014 08:16

Nằm ở khu vực phía nam TP.Đà Nẵng, bến xe Đức Long được đầu tư khá hiện đại với số tiền hơn 100 tỷ đồng. Nhưng từ khi đưa vào hoạt động, nơi này luôn vắng như... chùa bà Đanh.

    Sau hơn 18 tháng thi công, công trình Bến xe phía Nam Đà Nẵng đã hoàn thành giai đoạn 1 (tổng vốn đầu tư hơn 100 tỷ đồng) và đưa vào khai thác vào tháng 9/2012.
    Dự án bến xe khách liên tỉnh phía nam Đà Nẵng (bến xe phía nam Đà Nẵng) có diện tích 63.120 m2 do tập đoàn Đức Long Gia Lai làm chủ đầu tư xây dựng tại thôn Quá Giáng 2 (xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang). Sau hơn 18 tháng thi công, công trình hoàn thành giai đoạn 1 (tổng vốn đầu tư hơn 100 tỷ đồng), đưa vào khai thác vào tháng 9/2012.
    Ông Bùi Pháp – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đức Long Gia Lai cho biết, khi UBND TP. Đà Nẵng có chủ trương xây dựng thêm một bến xe phía Nam theo đúng quy hoạch và phát triển hạ tầng giao thông của Tp. Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2020 và cũng không ngoài mục đích giảm thiểu tai nạn và quá tải lưu lượng phương tiện vào trung tâm thành phố. Tập đoàn Đức Long Gia Lai quyết định đầu tư và được Tp. Đà Nẵng tin tưởng chọn làm nhà đầu tư.
    Ông Bùi Pháp - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đức Long Gia Lai - cho biết khi UBND TP.Đà Nẵng có chủ trương xây dựng thêm một bến xe theo đúng quy hoạch và phát triển hạ tầng giao thông giai đoạn 2010 - 2020, tập đoàn quyết định đầu tư.
    Tuy nhiên, từ khi chính thức đưa vào hoạt động đến nay, doanh nghiệp đầu tư xây dựng Bến xe phía Nam Đà Nẵng gặp phải những khó khăn về cơ chế và trách nhiệm của các cơ quan chức năng, như chưa giải quyết dứt điểm công tác đền bù giải tỏa các hộ dân phía trước bến xe (34 hộ dân dọc QL1A trước bến xe) để tạo sự thông thoáng mặt tiền, quảng bá hình ảnh, thương hiệu của bến xe, cũng như hành lang đảm bảo ATGT cho người và phương tiện tham gia giao thông khi ra vào bến, chưa phân định tuyến xe phía Bắc và phía Nam Tp. Đà Nẵng theo đúng quy hoạch...
    Tuy nhiên, từ khi đưa vào hoạt động đến nay, doanh nghiệp gặp những khó khăn về cơ chế và trách nhiệm của các cơ quan chức năng, như chưa giải quyết dứt điểm công tác đền bù giải tỏa các hộ dân phía trước bến xe (34 hộ dọc quốc 1A) để tạo sự thông thoáng mặt tiền, quảng bá hình ảnh, thương hiệu bến xe, cũng như đảm bảo an toàn cho người và phương tiện ra vào bến, chưa phân định tuyến xe phía bắc và phía nam Đà Nẵng theo đúng quy hoạch...
    Hậu quả, từ khi chính thức đưa vào hoạt động đến nay, Bến xe phía Nam Đà Nẵng vẫn chưa có đơn vị vận tải nào đăng ký tham gia khai thác chính thức.
    Hậu quả là từ khi hoạt động đến nay, bến xe vẫn chưa có đơn vị vận tải nào đăng ký tham gia khai thác.
    Ông Nguyễn Xuân Ba, phó giám đốc sở GT&VT Đà Nẵng khẳng định, sự làm ăn khó khăn trong vận hành bến xe Đức Long Đà Nẵng là có thật và đã kéo dài cả năm 2013.
    Ông Nguyễn Xuân Ba, phó giám đốc Sở GT-VT Đà Nẵng, khẳng định tình trạng bến xe Đức Long Đà Nẵng đang gặp khó khăn đã kéo dài cả năm 2013.
    Cũng thep ông Xuân Ba, Chính quyền đã ủng hộ giao đất, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kịp triển khai dự án, đi vào hoạt động từ tháng 9/2012.
    Hàng ghế không một bóng người.
    Tuy nhiên, do nằm ở địa bàn ít dân cư, xa trung tâm, trong khi tâm lý người dân Đà Nẵng vẫn ngại đi xa 8 – 10 km để đón xe đi lại, nên lượng xe khách chấp nhận mở tuyến ở đây rất thấp.
    Theo ông Xuân Ba, chính quyền đã giao đất, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kịp triển khai dự án. Tuy nhiên, do nằm ở địa bàn ít dân cư, xa trung tâm, trong khi tâm lý người dân Đà Nẵng vẫn ngại đi xa 8 - 10 km để đón xe đi lại, nên lượng xe khách chấp nhận mở tuyến ở đây rất thấp.
    Trước bức xúc của doanh nghiệp, Sở GT&VT Đà Nẵng đã tổ chức 1 hội nghị gặp mặt tất cả các doanh nghiệp vận tải đang làm ăn tại Đà Nẵng để giới thiệu xúc tiến cho bến xe Đức Long. Nhưng kết quả, các đơn vị đều không đồng ý đi vào bến xe này. Kể cả chính quyền có vận động trực tiếp, họ vẫn lắc đầu.
    Trước bức xúc của doanh nghiệp, Sở GT-VT Đà Nẵng đã tổ chức hội nghị gặp tất cả các doanh nghiệp vận tải tại Đà Nẵng để giới thiệu, xúc tiến cho bến xe Đức Long. Nhưng các đơn vị đều không đồng ý đi vào bến xe này vì xa trung tâm.
    Đại diện Hiệp hội Vận tải ôtô Đà Nẵng cũng phân tích, việc mở các tuyến xe ở phía nam sẽ gây ra 3 khó khăn: xuất hiện thêm nhiều xe dù bến cóc và điểm đen tai nạn giữa 2 bến xe, làm giảm lợi nhuận doanh nghiệp do đi lại nhập nhèm, và làm tăng chi phí hành khách khi phải đi xa thêm 10 km, dễ bị chén ép giá cước.
    Đại diện Hiệp hội Vận tải ôtô Đà Nẵng phân tích việc mở các tuyến xe ở phía nam sẽ gây ra 3 khó khăn: xuất hiện thêm nhiều xe dù bến cóc và điểm đen tai nạn giữa 2 bến xe; giảm lợi nhuận doanh nghiệp do đi lại nhập nhèm và làm tăng chi phí hành khách khi phải đi xa thêm 10 km.
    Ông Xuân Ba nhìn nhận, quan trọng là doanh nghiệp cần phải tự cứu lấy mình, chứ đừng trông đợi vào can thiệp của địa phương với các lệnh áp đặt hành chính sai luật. Cơ quan quản lý sẽ cố gắng tổ chức thêm các điều kiện như đặt trạm xe buýt ở bến xe, vận động các doanh nghiệp về bến xe Đức Long với giờ xuất bến tốt hơn… Như thế, doanh nghiệp chỉ có thể tự giải quyết bằng chính năng lực của mình.
    Hơn nữa, cạnh bến xe Đức Long có bến xe Trung tâm ở phía bắc với công suất 1.500 xe xuất bến/ngày đêm, nhưng chỉ mới khai thác được khoảng 350 xe xuất bến/ngày đêm.
    Cho nên, việc các đơn vị vận tải “ngán” đi vào bến xe Đức Long Đà Nẵng cũng là điểm đáng suy nghĩ.
    Một chốt kiểm soát tại bến xe bị dây leo quấn quanh.

    Mỹ lại nổi cáu vì bị máy bay Trung Quốc "trêu chọc"

     theo VietnamPlus | 23/08/2014 09:30

    Máy bay do thám P-3 Poseidon của Hải quân Mỹ. (Nguồn: ainonline.com)

    Theo Reuters, ngày 22/8, Lầu Năm Góc cho biết Mỹ đã trao công hàm phản đối với Bắc Kinh về vụ can thiệp trên không trong tuần qua.

      Theo Reuters, ngày 22/8, Lầu Năm Góc cho biết Mỹ đã trao công hàm phản đối với Bắc Kinh về vụ can thiệp trên không trong tuần qua, trong đó một máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã bay gần một máy bay tuần tra của Hải quân Mỹ và diễn tập bay nhào lộn xung quanh máy bay của Mỹ trong không phận quốc tế.
      Nhà Trắng ngày 22/8 đã gửi công hàm chính thức, trong đó gọi vụ máy bay Trung Quốc bay sát máy bay do thám của Mỹ trên không phận quốc tế gần đảo Hải Nam là hành động khiêu khích đáng lo ngại và giới chức Mỹ đã bày tỏ sự phản đối với Bắc Kinh.
      Trả lời báo giới, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia của Nhà Trắng Ben Rhodes cho rằng động thái trên là "hành động khiêu khích gây quan ngại sâu sắc."
      Ông Rhodes nói: "Chúng tôi đã trao đổi trực tiếp với Chính phủ Trung Quốc sự phản đối của chúng tôi với kiểu hành động này."
      Theo Thư ký báo chí Lầu Năm Góc John Kirby, vụ việc xảy ra hôm 19/8 tại địa điểm cách đảo Hải Nam 200 km về phía Đông.
      Ông Kirby nói rằng máy bay tiêm kích của Trung Quốc đã bay gần máy bay tuần tra biển P-8 Poseidon của Mỹ với khoảng cách 10 m và bay lộn một vòng qua đầu máy bay này.
      Phía Mỹ cho rằng sự vụ này đã làm xói mòn những nỗ lực tăng cường quan hệ giữa Mỹ và quân đội Trung Quốc.

      PICS:Tiết lộ ảnh nghi phạm hành quyết nhà báo Mỹ

       theo Thể thao và Văn hóa | 23/08/2014 20:06

      Abu Abdullah al-Britani, kẻ bị tình nghi là đao phủ hành quyết Foley.

      Abu Abdullah al-Britani, đến từ thành phố Portsmouth, miền Nam nước Anh, bị nghi ngờ là đao phủ hành quyết nhà báo Mỹ James Foley.

      Trong chiến dịch truy tìm tên đao phủ ra tay chặt đầu nhà báo Mỹ James Foley, MI5 đã phát hiện một nghi phạm có giọng nói cũng như cách sử dụng từ ngữ giống như chiến binh Hồi giáo bịt mặt trong video hành quyết man rợ được đăng tải hôm 19/8.
      Theo Cơ quan tình báo, chống gián điệp và đảm bảo an ninh của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (MI5), không chỉ phát hiện ra kẻ bị tình nghi là sát nhân chặt đầu nhà báo tự do James Foley, lực lượng điều tra còn tìm ra 2 tên khác được cho là những thành viên còn lại của nhóm Hồi giáo cực đoan có tên The Beatles.
      Trong đó, thủ lĩnh nhóm thánh chiến Hồi giáo mang tên ban nhạc huyền thoại Anh tự nhận là “John” được xác định là Abu Abdullah al-Britani, đến từ thành phố Portsmouth, miền Nam nước Anh - kẻ mà nhà điều tra đang nghi ngờ là tên đao phủ hành quyết Foley.
      Hai thành viên còn lại của nhóm này là Abdel-Majed Abdel Bary, 23 tuổi, một cựu rapper đến từ thủ đô London và Abu Hussain Al-Britani, một hacker máy tính đến từ thành phố Birmingham, vùng West Midlands.
      Ba kẻ này đã tiến hành cuộc thánh chiến ở Trung Đông cùng với Nhà nước Hồi giáo (IS) và được cho là đang trú ngụ tại “thủ đô” của IS ở Raqqa, Syria. Nguồn tin an ninh cũng cho hay, MI5 đang nỗ lực để tiếp cận tên đao phủ "John".
      Theo báo cáo của tờ The Sun, một trong số những phần tử cực đoan của “The Beatles” có giọng nói tương tự, thậm chí sử dụng ngôn ngữ cũng giống như tên sát nhân xuất hiện trong video hành quyết rùng rợn.
      Abdel-Majed Abdel Bary, 23 tuổi được cho là một trong chiến binh của nhóm Hồi giáo thánh chiến The Beatles.
      Trước đây, Bary từng đăng hình ảnh kẻ này bêu thủ cấp của một binh sĩ Syria kèm theo một câu nói đùa lên Internet. Bary cũng bỏ lại một căn nhà trị giá 1 triệu bảng Anh ở Maida Vale, phía Tây London và cho rằng y đã "bỏ hết mọi thứ vì lợi ích của Thánh Allah”. Sau đó, chiến binh 23 tuổi thường xuyên đăng tải trực tuyến những bức ảnh về các trận chiến mình tham gia và rất tự hào.
      Năm 2012, tên Abu Hussain al-Britani bị bắt giam vào vì tội ăn cắp thông tin cá nhân của cựu Thủ tướng Anh Tony Blair. Chiến binh thánh chiến có tên thật là Junaid Hussian, sau đó chuyển đến Syria và được cho là đang làm chủ mưu cuộc tấn công mạng vào các ngân hàng và những người nổi tiếng ở Anh để “sung” thêm vào ngân quỹ chiến tranh của IS.
      Abu Hussain al-Britani từng là một hacker máy tính đến từ thành phố Birmingham.
      Trong khi đó, Abu Abdullah Al-Britani, kẻ thường xuyên sử dụng Twitter để tuyên truyền ủng hộ IS, được cho là đang quản lý các tài khoản truyền thông xã hội để kêu gọi và tuyển thanh thiếu niên tham gia chiến đấu ở Trung Đông. Hồi tháng sáu, Mail Online tiết lộ một tài khoản trên trang web truyền thông xã hội Ask.fm, được cho là của Hussain Al-Britani, đã tuyên truyền cho nhiều thanh niên về những lợi ích khi làm việc cho IS cũng như cách di chuyển đến Syria và Iraq để tham gia lực lượng này.
      Đến nay, đặc vụ tình báo Anh đang tiếp tục sử dụng phần mềm nhận dạng tiên tiến để xác nhận nghi phạm được biết đến là “John” qua giọng nói.
      Bức ảnh Abdel-Majed Abdel Bary bêu thủ cấp của một binh sĩ Syria.
      Trong một cuộc phỏng vấn ngày hôm qua (22/8), Ngoại trưởng Anh Phillip Hammond cho biết: "Cơ quan tình báo và cảnh sát đang nghiên cứu các tài liệu mà chúng tôi đã nhận được”. Tuy nhiên, ông Hammond cũng từ chối mọi đề nghị bình luận về quá trình điều tra nhưng khẳng định nhà chức trách đang huy động “một lực lượng đáng kể” để xác định những nghi phạm có liên quan.
      Hôm 19/8, kẻ sát nhân có giọng nói Anh đặc trưng bị nghi ngờ là “John” đã ra tay giết hại Foley và nói rằng đây là sự trả đũa cho những cuộc không kích của Mỹ vào các mục tiêu IS ở Syria. Một tù nhân người Pháp từng bị “John” giam giữ cũng tiết lộ tên này là “một phần tử của nhóm chiến binh thánh chiến người Anh The Beatles”.

      Hình ảnh:Cháy tàu chở dầu, 2 người chết, 3 người nguy kịch

      VOV.VN - Hiện chính quyền địa phương và các ngành chức năng đang tích cực cứu chữa, hỗ trợ các gia đình bị nạn.
      Nhằm giúp đỡ, hỗ trợ các gia đình, nạn nhân bị nạn trong vụ cháy tàu chở dầu, chính quyền và đoàn thể địa phương đã hỗ trợ mỗi gia đình có người thiệt mạng 10 triệu đồng/người, hỗ trợ 4,5 triệu đồng/người bị thương đang được điều trị.
      Chiếc tàu bị cháy chỉ còn trơ bộ khung. (Ảnh: Nguyễn Hải)
      Được biết, khi xảy ra vụ cháy, trên tàu đang chứa 3.000 lít dầu. Ước tính thiệt hại bàn đầu về tài sản khoản gần 1 tỷ đồng.
      Như VOV.VN đã đưa tin, khoảng hơn 8h ngày 23/8, tàu chở dầu của anh Nguyễn Văn Trường đang neo đậu tại Lạch Bạng (Tĩnh Gia - Thanh Hóa) thì xảy ra vụ hỏa hoạn khiến khoang chứa dầu bốc cháy, người trên tàu bị hất tung xuống nước.
      Đến chiều cùng ngày đã xác định có 2 người thiệt mạng gồm anh Phạm Văn Tuấn và Hoàng Văn Quynh, 3 người còn lại gồm: Nguyễn Văn Trường (chủ tàu); Hồ Văn Hợp (SN 1957), đều trú tại xã Hải Bình và một người tên là Lê Văn Trình (24 tuổi, trú tại xã Hải Hòa) đang phải cấp cứu tại bệnh viện.
      Hiện nguyên nhân vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ./.
      Một số hình ảnh về vụ cháy tàu chở dầu ở Thanh Hóa:
      Người dân vây xung quanh hiện trường vụ cháy tàu.
       Chiếc tàu chứa 3.000 lít dầu hoàn toàn bị thiêu rụi.
      Ước tính thiệt hại ban đầu về tài sản khoảng 1 tỷ đồng.
      5 thuyền viên trên tàu đều bị thương vong.
      Ngọn lửa bốc lên quá nhanh khiến 2 thuyền viên đã thiệt mạng.
      Chủ nhật, 05:44, 24/08/2014CTV Nguyễn Hải/VOV.VN

      Nên hay không nên trả tiền chuộc mạng cho khủng bố?

      HOA KỲ (NV) - Chính quyền Mỹ rõ ràng đã cố gắng cứu James Foley trước khi người phóng viên này bị tổ chức quá khích Nhà Nước Hồi Giáo (IS) hành quyết một cách tàn bạo. Bộ Quốc Phòng cho thực hiện một cuộc hành quân biệt kích hồi đầu mua Hè sau khi có được đủ tin tình báo về nơi Foley và những con tin khác bị giam giữ ở vùng Đông-Bắc Syria. Nhưng chiến dịch giải cứu không thành vì các con tin không có tại địa điểm này vào thời điểm ấy.

      Tuy nhiên có một phương cách giải cứu khác, có thể dễ dàng hơn và ít khó khăn nguy hiểm, nhưng chính quyền Hoa Kỳ không chịu làm, đó là trả tiền chuộc mạng cho nhóm người bắt giữ con tin.


      Dân thiểu số Thiên Chúa Giáo Iraq trốn chạy cuộc tấn công của chiến binh IS vào thành phố Batalah, Iraq, tạm trú trong một ngôi nhà đang xây dựng dở ở Arbil, thủ đô khu tự trị của dân Kurd ở miền Bắc Iraq. (Hình: Ahmad al-Rubaye/AFP/Getty Images)

      Đường lối kiên định của Mỹ từ trước đến bây giờ vẫn là không thương thuyết với khủng bố, mặc dù không ngăn cấm các cá nhân hay tổ chức tư làm việc này.

      Có thể một số người nêu lên nghi vấn về chuyện cũng đã có những lần Mỹ thương lượng với những nhóm bắt giữ con tin, như trong vụ gần đây trao đổi lấy trung sĩ bộ binh Bowe Bergdahl về và trao trả 5 chỉ huy Taliban bị bắt làm tù binh. Nhưng giới chức Hoa Kỳ giải thích và nhấn mạnh rằng trao đổi tù binh khác với trả tiền chuộc mạng con tin dân sự.

      Quan điểm của chính phủ Mỹ rất thiết thực: không tạo động lực cho hành động bắt cóc đòi tiền chuộc, tiếp đó là ngăn chặn khủng bố và tổ chức tội phạm có ngân khoản lớn để hoạt động.

      David Cohen, thứ trưởng Bộ Ngân Khố đặc trách tình báo về tài chính của khủng bố, năm 2012 giải thích rõ luận lý về chủ trương này: “Nạp tiền chuộc mạng sẽ tạo thêm những vụ bắt cóc trong tương lai và thêm tiền chuộc nữa. Tất cả sẽ xây dựng, tăng cường thêm khả năng cho các nhóm khủng bố tấn công.” Theo ông: “Chúng ta phải tìm ra  phương cách bẻ gẫy chu trình này. Không chấp nhận trả tiền chuộc là cách đúng nhất. Bởi vì nếu những kẻ bắt cóc chắc chắn không kiếm ra tiền như chúng muốn, thì chúng sẽ chẳng bắt giữ con tin làm gì nữa.”

      Vụ phóng viên James Foley bị giết khiến nổi lên trở lại những tranh luận nên hay không nên chấp nhận trả tiền chuộc, và có thể tùy thuộc vào những tình huống như thế nào. Trong khi Hoa Kỳ và Anh tuyệt đối bảo vệ chủ trương không thương lượng với khủng bố thì nhiều quốc gia khác theo đường lối uyển chuyển hơn. Âu Châu và các quốc gia vùng Vịnh (Persic) càng ngày càng tỏ ra coi việc chịu trả tiền chuộc như là một nỗ lực tuyệt vọng để giải thoát cho công dân mình.    

      Nhiều nhà báo Âu Châu, bị các nhóm khủng bố Hồi Giáo bắt cóc tại Phi Châu đã được giải thoát, không phải chịu số phận như James Foley. Theo điều tra riêng của tờ New York Times thì Pháp từ 2008 đến nay đã trả $58 tiệu tiền chuộc mạng cho công dân của họ, nhiều nhất trong tất cả mọi nước. Tiếp theo là Thụy Sĩ $12.4 triệu và Tây Ban Nha $5.9 triệu.

      Có thể hậu quả của đường lối  này là trong năm ngoái, số công dân Pháp bị bắt làm con tin nhiều nhất thế giới. Nhưng đó cũng thể là do việc Pháp đã đưa quân can thiệp vào nhiều nước châu Phi.

      Trên lý thuyết, Pháp và hầu hết các quốc gia khác tán đồng chủ trương của Hoa Kỳ và Anh, tuy nhiên họ đã dùng những kẽ hở để biện hộ. Martin Michelot, ủy viên nghiên cứu và chương trình của German Marshall Fund cho biết: “Chính quyền Pháp không trực tiếp trả tiền chuộc mà chuyển tiền tới chủ nhân của con tin và họ là người trách nhiệm nạp tiền chuộc mạng. Như thế trên bề mặt Pháp vẫn giữ đúng chủ trương.”

      Những khoản tiền chuộc mà Âu Châu và các quốc gia vùng Vịnh đã trả giúp cho các nhóm  khủng bố có sẵn một tài khoản rất lớn để tổ chức, tuyển mộ và hoạt động. IS được coi là nhóm có hệ thống tống tiền và tuyên truyền hiệu quả hơn cả al-Qaeda và có ngân sách ước lượng $2 tỷ.

      Nhưng cái chết khủng khiếp của James Foley gây ra sự hoài nghi là phải chăng nên có một đối sách khác. Hôm Thứ Năm, NBC phỏng vấn ông John và bà Diane Foley, hai người nói rằng họ đã hy vọng có thể thương thuyết được với những người bắt giữ con mình.

      James Foley mất tích đúng ngày Lễ Tạ Ơn năm 2012 tại thành phố Taftanaz miền Bắc Syria trong khi đang làm phóng viên tường trình về cuộc nội chiến cho hãng tin GlobalPost ở Boston. Gia đình giữ kín chuyện này trong 6 tuần lễ rồi mới bắt đầu công khai kêu gọi cho biết tin tức, tìm kiếm và can thiệp phóng thích James. Tới tháng Chín, 2013 mới có tin chắc chắn là anh ta còn sống và bị bắt giữ tại một nơi nào đó, Nhưng sau đó ông John Foley cho biết không nhận được tin gì khác về con mình nữa.

      Tháng 11 năm đó, bất ngờ gia đình nhận được một e-mail mã hóa không cho biết xuất xứ, đòi tiền chuộc 100 triệu euros ($134 triệu). Tới lúc ấy có thể đoán biết James bị nhóm ISIL (tên cũ của IS – Nhà Nước Hồi Giáo) bắt giữ. Nhưng một phần vì chính sách không trả tiền chuộc của Hoa Kỳ, mặt khác món tiền quá lớn không thực tế, tỏ ra đây không phải là điều kiện để có thể thương thuyết.

      Matthew Levitt, chuyên viên chống khủng bố thuộc Washington Institute think-tank cũng đồng ý với phân tích ấy: “Khi đòi hỏi $132 triệu để thả một người thì chỉ có nghĩa là họ muốn cố gắng xác định một điều gì, đồng thời để chứng tỏ rằng việc làm của họ không phải vì cần tiền.”

      Một vài e-mail tiếp sau cung cấp bằng cớ xác minh rằng quả thật James Foley đang bị nhóm này giữ. Các e-mail được viết bằng tiếng Anh rất đúng văn phạm nhưng không thể biết nơi và người viết.

      Đến tuần trước, e-mail cuối cùng cho biết James Foley sẽ bị hành quyết để trả thù việc Hoa Kỳ oanh kích quân IS. Theo lời ông John Foley, ông hiểu sự nguy hiểm trong sự đe dọa này nhưng không thể mường tượng ra sự tàn bạo của nhóm IS. Bà Diane Foley cho biết gia đình đã cố gắng gởi đi nhiều e-mail trả lời với hy vọng đây là dấu hiệu mới của IS tỏ ra muốn thương lượng, và chỉ có thể chờ đợi.

      Cuộc thương lượng không bao giờ đến nhưng người ta vẫn hoài nghi là nếu có thì liệu có cứu được sinh mạng của James Foley hay không, bởi vì dù tiền chuộc lớn đến đâu không thể so sánh với mạng sống của một con người, là vô giá.

      Michel Juneau-Katsuya, một chuyên viên về an ninh của Canada nói với truyền hình CTV hôm Thứ Sáu: "Những quốc gia chịu trả tiền chuộc cho bọn khủng bố có nghĩa là xác định chỗ yếu của mình, và hậu quả là công dân nước họ bị bắt làm con tin nhiều hơn.”

      Trả tiền hay không nên trả tiền chuộc mạng  là một vấn đề tranh luận không bao giờ dứt, bởi vì còn tùy thuộc rất nhiều điều kiện cá biệt, không gian, thời gian và hoàn cảnh thực tế. (HC)
      08-22- 2014 5:14:00 PM
      Theo Người Việt

      Sinh nghề tử nghiệp



      Chứng kiến bất đắc dĩ cảnh một đồng nghiệp nữa bị thảm sát trên màn ảnh truyền hình làm tôi sực nhớ lại một đồng nghiệp khác, Sander Thoenes, bị quân đội Indonesia bắn chết ở gần thủ đô Dilli của vùng đất nay là nước Cộng Hòa Ðông Timor. 

      Ở một khía cạnh nào đó Sander cũng rất giống James Foley. Tuy là người Hòa Lan, Sander đi học đại học ở Hoa Kỳ, tốt nghiệp BA về Lịch Sử Hiện Ðại của Nga ở Hampshire College ở Amherst, Mass. Học thêm báo chí từ Trung Tâm Center for Investigative Journalism ở San Francisco, Sander có đủ hành trang để lên đường.

      Thông thạo tiếng Nga qua chương trình học ở Hampshire, Sander tìm sang Nga và vào làm việc cho tờ Moscow Times năm 1992. Sau đó anh chuyển sang viết cho US News and World Report tường thuật về Chechnya hồi năm 1995. Trong nhiều năm, anh tường thuật về vùng Trung Á cho tờ Financial Times. Năm 1997, Financial Times gửi anh sang Indonesia. Chúng tôi gặp nhau vào mùa hè đỏ lửa năm đó khi ông Suharto bị lật đổ.

      Nhưng sau khi tình hình ở Indonesia bắt đầu hơn ổn, Sander bị lôi cuốn vào Ðông Timor. Vốn có khiếu ngôn ngữ, chả mấy lâu sau, Sander đã thông thạo cả Bahasa lẫn tiếng Bồ Ðào Nha mà người Ðông Timor, nhất là những nhà trí thức, thích chọn làm ngôn ngữ chính của mình. Tôi còn nhớ, một lần đi ké phi cơ của Chương Trình Thực Phẩm Liên Hiệp Quốc (World Food Program (WFP) đến Dili, hồi cuối thập niên 1990, khi tình hình bùng nổ vì Indonesia từ chối trả độc lập cho Ðông Timor. Ðến nơi, các cơ quan Liên Hiệp Quốc khuyên đám nhà báo nên ở lại phi trường Dili vì không bảo đảm an toàn. Nhưng Sander chả mấy chốc đã có một “người bạn” đến đèo xe gắn máy đi mất. Một ngày sau anh trở về, xe đầy quà từ Phong trào Fretilin, phong trào dành độc lập cho Ðông Timor và nhiều câu chuyện lý thú.

      Nhưng vào ngày 21 tháng 9 năm 1999, Sander đã thiệt mạng cũng trong một chuyến đi làm phóng sự chở sau xe gắn máy. Lúc đó, quân đội Indonesia có một tiểu đoàn khét tiếng, Tiểu Ðoàn 745. Khi phải rút lui, vì lực lượng bảo vệ hòa bình Úc của Liên Hiệp Quốc sắp đến, họ đã được lệnh của chính phủ Indonesia thực hiện một chiến dịch nhà không vườn trống, tàn phá và giết hại không nương tay. Trên đường tiến về hướng Tây, về đến biên giới với Indonesia, tiểu đoàn này đã hạ sát nhiều người trong đó có Sander.

      Các binh sĩ Úc tìm thấy thi thể của anh với rất nhiều vết đạn ở sân sau của một căn nhà ở một đường hẻm. Họ kết luận là thi thể của anh đã được dời vào đó để trì hoãn việc khám phá. Anh tài xế xe ôm cho Sander kể lại với báo chí là anh đã bị sáu người mặc đồng phục màu xám của cảnh sát quân sự của Indonesia chặn lại. Hai anh bỏ xe chạy. Anh tài xế nhanh chân chạy được vào một bụi rậm gần đó. Thực ra, toán lính Indonesia nào để ý đến anh. Anh đã chứng kiến cảnh Sander bị bắn chết bởi những quân nhân Indonesia vũ trang cùng mình trong khi anh tay không và đã té nằm dưới đất. Sau này Liên Hiệp Quốc đã buộc tội hai sĩ quan Indonesia đã ám sát anh. Nhưng tư lệnh của quân đội Indonesia lúc bấy giờ là Tướng Wiranto đã chối bảo ông chỉ tuân lệnh tổng thống trong khi Tổng Thống B J. Habibie thì nói đó là việc của mấy ông tướng.

      Tôi không biết James Foley nhưng qua lời kể của những đồng nghiệp bạn bè đăng trên báo chí, James cũng giống Sander, một nhà báo can đảm và tận tâm. James Foley có điểm khác Sander ở chỗ là anh vào nghề trễ hơn. Anh đã trải mấy năm đi dạy học ở nhiều nơi trước khi ghi tên học báo chí ở Trường Báo Chí Medill của Viện Ðại Học Northwestern ở Illinois.

      James đã bị lôi cuốn vào thực tế ở những nơi như Iraq nơi mà người anh em của mình đang là một sĩ quan không quân Hoa Kỳ, và anh chọn nơi đó khởi đầu nghề mới, “embed” tức là nằm vùng với quân đội Hoa Kỳ. Năm 2011, anh đi Libya để tường thuật về cuộc nổi dậy chống lại Ðại Tá Muammar Gaddafi, lần này “nằm vùng” với các quân nổi dậy. Tháng 4 năm 2011, James và ba đồng nghiệp bị lực lượng Gaddafi phục kích bắt. Phóng viên nhiếp ảnh Anton Hammerl đã bị giết, những người còn lại bị bắt. Ðã có lúc người ta tưởng anh cũng không còn nữa. Nhưng sau sáu tuần anh được trả tự do. Nhưng anh vẫn bị ám anh bởi cái chết của Anton. Anh vẫn bảo các bạn đồng nghiệp là lúc nào cũng vẫn nghĩ xem nếu mình làm khác thì có thể... Anton không chết chăng.

      Bị bắt không làm James sợ chiến trường. Anh thường tâm sự với bạn bè là “Một đôi khi... nó kéo mình lại. Cái cảm tưởng là đã sống sót được, nó trở thành một sức mạnh lôi cuốn mình trở lại.” Sau kinh nghiệm tàn nhẫn ở Libya, James muốn tường thuật về một vụ nổi dậy khác ở Syria. Anh bảo anh bị “lôi cuốn bởi tấm thảm kịch của cuộc chiến và cố kể lại những câu chuyện đã chưa được kể.” Anh bắt đầu tường thuật về sự tàn bạo của lực lượng trung thành với Tổng Thống Bashar al-Assad. Nhưng anh lại bị bắt vào tháng 11 năm 2012.

      Vợ của anh phóng viên nhiếp ảnh Anton, Penny Sukraj, là bạn thân của James, giải thích, “Anh ta hăng hái xông vào đó và kể lại câu chuyện của những nạn nhân yếu hèn nhất, và ảnh hưởng của những cuộc chiến, của chiến tranh đã tàn phá cuộc sống của họ như thế nào.”

      Ở một khía cạnh nào đó James còn can đảm hơn Sander. Sander là phóng viên thường trú Indonesia của tờ Financial Times, một tờ báo nhiều uy tín và quý trọng các phóng viên của mình. Nhưng James là một nhà báo tự do, không trực thuộc vào một cơ quan ngôn luận nào cả. Các nhà báo freelance đặc biệt rất bị nguy hiểm ở những nơi biến loạn bởi không có bao nhiêu bảo đảm cho sự an toàn của họ.

      Dù sao cả James lẫn Sander đều tin là những điều họ tường thuật sẽ đem lại sự thật và công lý cho những nơi bất hạnh của thế giới. Trong những ngày cuối trước khi anh bị quân đội Indonesia bắn chết, Sander viết một bài cho tờ Christian Science Monitor về tình hình ở Ðông Timor sau cuộc trưng cầu dân ý. Mở đầu với lời nhận xét, “Nếu Indonesia không giữ được Ðông Timor, các lực lượng thân Jakarta có vẻ sẽ để lại một đống tro tàn.” Dẫn lời một nhà ngoại giao Tây phương anh viết, “Cái trò là đe dọa người dân để giảm số phiếu (ủng hộ độc lập). Chiến thuật đó thất bại, nay họ sẽ tạo xáo trộn càng nhiều càng tốt trước khi bỏ cuộc ở Ðông Timor.”

      Không có những bài báo kể rõ âm mưu và sự tàn nhẫn của quân đội Indonesia của Sander khuấy động lương tâm của Liên Hiệp Quốc thì lực lượng bảo vệ hòa bình do Úc cầm đầu đã không đến nhanh đến thế và sẽ còn nhiều người Ðông Timor nữa chết dưới tay quân đội Indonesia.

      Và đó chính là lý do mà những kẻ muốn chà đạp lên sự sống muốn làm im tiếng những nhà báo như Sander hay James.

      Nhưng những hành động của họ sẽ không mang lại cho họ kết quả mong muốn. Cái cảnh chặt đầu James đã khuấy động tin tức trong vài ngày, cũng như vụ giết nhà báo Daniel Pearl của tờ Wall Street Journal của al Qaeda hồi năm 2002. Cũng như Islamic State, al Qaeda tuyên bố video đó là “một thông điệp cho Hoa Kỳ.” Mục đích của al Qaeda là để ngăn ngừa chính phủ Hoa Kỳ đừng tiếp tục can thiệp vào Iraq nữa và thay đổi dư luận dân chúng Hoa Kỳ. Nhưng nếu chiến lược đó của al Qaeda thành công thì Hoa Kỳ đã không bỏ bom miền Bắc Iraq hôm nay.

      Như tờ Washington Post đã nhắc nhở, các nhóm Hồi Giáo quá khích đã quay video những cảnh chặt đầu từ năm 1996, khi họ quay cái chết của một quân nhân Nga trong cuộc Chiến Tranh Chechnya. Hồi năm 2004, doanh nhân Hoa Kỳ Nicholas Berg đã bị chặt đầu sau khi bị bắt ở Iraq. Những hình ảnh kinh tởm này đã chế ngự tin tức và Internet vài ngày, nhưng rồi có những tin khác xảy ra. Ðiều đáng nói là những hành động tàn bạo đó không thay đổi chính sách của một quốc gia hay dư luận một cách thực sự có hiệu quả. Ngay cả đe dọa của Islamic State đòi sẽ không dung tha mạng sống của nhà báo Steven Sotlof trừ phi Tổng Thống Barack Obama có những bước đi “đúng,” sẽ không đưa ra kết quả mà họ muốn.

      Trong khi đó các nhà báo vẫn tiếp tục hy sinh, sinh nghề tử nghiệp. Nhưng đó là điều mà một số nhà báo coi là thiên chức. Nhà bình luận Jack Shafer của Reuters nhắc lại, “Các nhà báo đã phải hy sinh mỗi ngày trong việc tường thuật. Cách đây một thế kỷ, khi một phóng viên mới vào nghề hỏi phóng viên Charles Chapin lừng danh của tờ New York Evening World là làm cái gì khi tường thuật về một trận hỏa hoạn. Ông Chapin lập tức trả lời, “Tìm chỗ nóng nhất rồi nhảy vào đó.” Ðó là điều mà các nhà báo vẫn làm. Ðó là điều đã khiến Sander và James nhảy vào đống lửa chiến tranh. Và nhờ họ chúng ta mới có được một hình ảnh rõ ràng hơn về thế giới chúng ta đang sống.
      08-23-2014 1:56:13 PM
      Lê Phan
      Theo Người Việt

      Happy Birthday Hai Bà

      Sang năm, năm 2015, con cháu Hai Bà ở Việt Nam sẽ phải đi kiếm cho được những tấm thiệp mừng sinh nhật gửi cho Hai Bà, xin lỗi về việc năm nay bọn đười ươi ở Hà Nội quyết định không tổ chức sinh nhật cho Hai Bà. Phải kiếm mua bằng được để gửi về tận đền Hai Bà ở huyện Mê Linh, Hà Nội những tấm thiệp chúc Hai Bà một cái sinh nhật muộn (Belated Birthday). Lý do là bọn đười ươi ở Hà Nội nói là có chuyện “đột xuất” nên năm nay chúng không tổ chức sinh nhật cho Hai Bà.

      Ðột xuất là bất ngờ, nghĩa là không dự định trước.

      Một đười ươi tên là Trương Minh Tiến, phó giám đốc sở Văn Hóa Thông Tin Hà Nội nêu lý do hiện nay người ta không thể xác quyết được ngày sinh của Hai Bà nên không thể làm sinh nhật được. Ðười ươi Tiến quyết định hoãn cử hành sinh nhật của Hai Bà đến năm tới, năm 2015, để gộp ngày sinh của Hai Bà vào với kỷ niệm ngày Hai Bà dấy binh khởi nghĩa cho đỡ tốn được một số tiền.

      Và đó là “đột xuất.” Ðười ươi Trương Minh Tiến, như vậy, muốn có cái giấy khai sinh của Hai Bà để biết chắc ngày sinh của Hai Bà rồi mới tổ chức sinh nhật cho Hai Bà được.

      Ðúng là bố lếu bố láo. Hai ngàn năm trước, nếu quan Lạc Tướng thân sinh ra Hai Bà có đi khai sinh cho Hai Bà thì hỏi từ đó đến nay, bao nhiêu vật đổi sao dời liệu cái giấy khai sinh ấy có còn không? Ấy là nếu thời ấy người ta biết làm giấy khai sinh. Nhưng thời của Hai Bà thì làm quái gì có hôn thư, giá thú, khai sinh, hộ tịch. Bao nhiêu năm qua, kỷ niệm ngày sinh của Hai Bà vẫn được cử hành vào ngày 1 tháng 8 mỗi năm. Tự nhiên tự địa năm nay đòi xem khai sinh của Hai Bà mới cử hành sinh nhật cho Hai Bà thì chỉ có cái thứ vừa ngu, vừa hỗn như đười ươi Trương Minh Tiến mới dám làm.

      Lại còn lôi lý do tiết kiệm tiền bạc để “lấy giỗ làm chạp” như thể lo cho người dân khỏi phải chi tiêu thêm cho một ngày lễ khác.

      Nhưng người ta không tin đó là lý do đích thực của việc hoãn cử hành sinh nhật của Hai Bà.

      Có vài ba chuyện nên nói ra ở đây:

      Tháng 8 năm 2013, đền thờ Hai Bà ở Lâm Ðồng bị đốt phá gây hư hại nặng nề đến nay vẫn chưa biết được thủ phạm là những thằng chó điên nào.

      Từ vài năm nay, nói rõ hơn là từ năm 2008 đến nay, năm nào Hà Nội cũng đưa một phái đoàn văn công đóng giả làm Hai Bà sang thị trấn Ðông Hưng, một thành phố nằm giáp Móng Cái, để dự lệ giỗ Mã Viện. Nhật báo Ðông Hưng trong số ra ngày 7 tháng 2 năm 2008 đã tường thuật chi tiết buổi lễ với rất nhiều hình ảnh của bọn trâu ngựa đến dự Miếu Hội Phục Ba Tướng Quân. Cả bọn cúi đầu tiến vào cái miếu dưới hàng chữ “Vệ Quốc Anh Hùng, Vạn Dân Kính Ngưỡng” rồi ca hát, nhảy múa, khấn vái đánh dấu “Kỷ Niệm Dân Tộc Anh Hùng, Quảng Dương Phục Ba Văn Hóa.” Mấy con khỉ đột cái làm bẩn những tà áo dài, những chiếc khăn dành dây truyền thống của Việt Nam khi chúng ưỡn ẹo múa may quay cuồng để dâng hương cho tên giặc họ Mã.

      Mới đây, một học sinh lớp 3 có viết thư cho tờ Thanh Niên hỏi tòa báo rằng em đọc hết mấy cuốn sách mà vẫn không biết Hai Bà đánh quân giặc nào.

      Thảm biết là chừng nào. Trong khi tờ Metroplolitan trong một bài báo cách đây mấy năm có ghi rõ The Trung Sisters là những người được mến mộ nhất lịch sử nhân loại thì bọn súc vật nô dịch đang làm tất cả những gì chúng có thể làm được để đẩy Hai Bà vào quên lãng. Sách vở thì ghi về Hai Bà rất lờ mờ vì không dám nói Hai Bà đánh giặc Hán. Sinh nhật Hai Bà thì dẹp cho đỡ tốn tiền. Giỗ thằng ngựa quỉ Mã Viện thì kéo nhau sang Tầu tế lễ cho tròn chữ hiếu.

      Tội nghiệp các em bé Việt Nam. Các em không được dậy bài học thuộc lòng này (trích trong Ðại Nam Quốc Sử Diễn Ca) mà đến tận ngày hôm nay chúng tôi vẫn còn nhớ:

      Bà Trưng quê ở Châu Phong
      Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
      Chị em nặng một lời nguyền
      Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
      Ngàn tây nổi áng phong trần
      Ầm ầm binh mã tới gần Long Biên
      Hồng quần nhẹ bước chinh yên
      Ðuổi ngay Tô Ðịnh dẹp yên biên thành
      ... Uy danh động đến Bắc phương
      Hán sai Mã Viện lên đường tấn công ...

      Biết đâu “đột xuất” lại là vì một tên thái thú từ Bắc Kinh phái sang, ra lệnh cho không được làm sinh nhật cho Hai Bà để khỏi làm phiền lòng bọn chó dại đang ủng oẳng cắn càn ở biển Ðông?

      Mả cha bọn chó má ở Hà Nội! Nghĩ tới chúng nó là chỉ muốn văng tục ra là vậy.
      08-23-2014 2:44:37 PM
      Bùi Bảo Trúc
      Theo Người Việt

      Tâm sự cay đắng của người phụ nữ bị bạn thân bán sang Trung Quốc

      Dù đã trở về từ “cõi chết”, nhưng mỗi khi nhắc đến quãng đời 4 năm làm vợ ở xứ người, chị vẫn chưa thôi ám ảnh, sợ hãi, tủi nhục. Bao nhiêu nỗi cay đắng, uất hận ấy lại do chính người bạn thân của chị gây nên.
      Người phụ nữ có quãng đời bất hạnh ấy là chị Phan Thị Liệu (SN 1980, trú thôn Tam Đa, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình).
      Tin bạn, mất cả tương lai!
      Biết chúng tôi muốn tìm hiểu chuỗi ngày cay đắng tủi nhục trong cuộc đời chị, chị Liệu không chút ái ngại kể lại câu chuyện thấm đẫm nước mắt cuộc đời mình, khi bị chính một người bạn thân lừa bán sang Trung Quốc.
      Trong căn nhà tình nghĩa, với dáng người gầy guộc và đôi mắt ứa lệ, chị Liệu kể, lúc còn trẻ, vì nhà đông anh em, gia cảnh nghèo khó nên chị phải nghỉ học sớm để đi làm thuê giúp đỡ gia đình. Đến tuổi đôi mươi, nhờ mai mối, chị nên duyên cùng một anh chàng tên Ào ở xã bên và có một con trai.
      Cũng bởi cái nghèo mà cuộc sống gia đình không trọn vẹn. Sau khi ly hôn, một mình chị bươn bả kiếm sống nuôi con. Để có tiền lo cho tương lai của con, chị quyết định vào Sài Gòn phụ việc cho một gia đình.
      Nơi đất khách, chị tình cờ quen một người bạn tên L.T.H. (SN 1978), cùng cảnh ngộ, cùng quê. Đôi bạn ngày một trở nên thân thiết. Sau này khi đã về lại quê hương, chị vẫn thường xuyên qua nhà H. chơi.
      Năm 2006, H. rủ chị Liệu sang Trung Quốc chơi, đồng thời nhờ người kiếm việc làm. Tin bạn, chị Liệu gói ghém hành lý theo H. tới cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), sau đó vượt biên trái phép sang Trung Quốc. Hai người bắt xe đi suốt nửa ngày đường, tới một nơi toàn rừng núi heo hút thì H. tạt vào một ngôi nhà. Họ nói thứ ngôn ngữ mà chị Liệu không hiểu. Những người đàn ông ở đây nhìn chị từ đầu đến chân với ánh mắt soi mói và thô thiển khiến chị sợ hãi, nhất quyết đòi về.
      Nhưng H. nói đây là nhà người quen của H. và rủ chị Liệu ở lại một vài hôm. Ba ngày sau, H. lấy cớ đi có việc và bỏ về nước. Lúc này một “tú bà” mới nói với chị Liệu bằng tiếng Việt: “Em đã bị con H. bán rồi, từ giờ em phải nghe lời chị làm việc mới có tiền chuộc thân". Chị không đồng ý, một mực khóc lóc đòi về nhưng bọn chúng nạt nộ, đánh đập, sợ quá nên chị phải nghe theo.
      Tâm sự cay đắng của người phụ nữ bị bạn thân bán sang Trung Quốc - Ảnh 1
      Ngôi nhà tình nghĩa được chính quyền địa phương, hàng xóm tốt bụng cất lên cho mẹ con chị Liệu.

      4 năm làm “vợ” xứ Người
      Những ngày sau đó, chị Liệu được một người phụ nữ gạ tìm giúp một người đàn ông để lấy làm chồng, may ra có cơ hội về quê với con. Chị Liệu gạt nước mắt chấp nhận. Lập tức, bọn chúng đưa chị đến một vùng quê hẻo lánh, bán cho một người đàn ông Trung Quốc.
      Từ đây, chuỗi ngày dài tủi nhục với chị bắt đầu. Suốt 4 năm ròng, hằng ngày ngoài việc phải hầu hạ gia đình chồng như nô lệ, chị Liệu còn phải làm thêm ở một xưởng may. Tiền bạc chị làm ra bị gia đình chồng thu hết, họ sợ chị cầm tiền sẽ trốn về nước. Sống nơi đất khách quê người, người phụ nữ bất hạnh cứ khóc mãi, khóc đến cạn nước mắt.
      Tâm sự cay đắng của người phụ nữ bị bạn thân bán sang Trung Quốc - Ảnh 2
      Chị Liệu may mắn được trở về với con trai.  
      “Sống với ông ấy được chừng ấy năm nhưng tui không có một ngày yên ổn, từ sáng đến khuya, phải hầu hạ cơm nước cho một gia đình nhiều người sinh sống, ngoài ra còn phải phụ việc ở xưởng may. Nếu tui không làm thì nhà chồng sẽ bỏ đói”, chị Liệu tâm sự.
      Bốn năm làm vợ xứ người, chị Liệu có với người chồng Trung Quốc một người con trai. Từ khi có con, chị Liệu được gia đình chồng dành cho thời gian ở nhà chăm con. Con trai của chị được gia đình chồng hết mực yêu thương. Bây giờ dù rất nhớ con nhưng vì ít học, lại không hiểu tiếng họ nên chị chẳng thể nào nhớ nổi cái tên Trung Quốc của con mình.
      Từ khi về nhà chồng, chị luôn tự nhủ với lòng mình phải thật siêng năng, tạo lòng tin ở gia đình chồng mới có cơ hội trốn về nước. Nhờ tính cần cù, chịu khó của một cô gái thôn quê, siêng năng làm việc, nên chị đã lấy được niềm tin với nhà chồng.
      Vào một ngày cuối năm 2010, sau những tháng năm vật vã nơi đất khách quê người, chị đã mạnh dạn xin phép gia đình nhà chồng được về quê thăm quê và hứa sẽ quay trở lại. Nhà chồng đồng ý, chị hạnh phúc bắt xe về Việt Nam, thoát cảnh làm vợ nơi xứ người...
      THEO DÂN TRÍ
      Thứ bảy, 23 Tháng tám 2014, 21:35 
      Việt Báo (Theo_Đời Sống Pháp Luật)