(NLĐO) - Đang chạy xe trên quốc lộ 1, người phụ nữ giật mình khi phát hiện hai thanh niên kè theo, cầm kim tiêm dính đầy máu đưa sát buộc phải tấp xe vào lề và cướp tài sản.
Giả câm để phản đối, kẻ cướp nguy hiểm "đấu" với tòa
Đến chiều 17-8, Công an huyện Bến Lức (Long An) cho biết vẫn chưa xác định được thủ phạm của vụ cướp tài sản bằng kim tiêm do hai đối tượng thực hiện một cách lộng hành ngay trên quốc lộ 1 hướng từ TP HCM về miền Tây.
Ảnh minh họa
Trước đó, vào khoảng 21 giờ ngày 16-8, chị Phạm Thị Phương Thảo (SN 1989), ngụ phường 7, TP Mỹ Tho (Tiền Giang) điều khiển mô tô số 62B9.388.68 lưu thông từ hướng TP HCM về miền Tây. Đến địa phận ấp 1, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức (Long An), chị nghe tiếng xe máy kè sát phía sau, trên xe có hai thanh niên. Bất ngờ, gã ngồi phía sau rút kim tiêm dính máu đưa ngay mặt chị buộc phải tấp vào lề.
Biết gặp bọn cướp, dù trên đường người đi lại rất đông nhưng chị Thảo sợ không dám kêu cứu.
Hai tên khống chế lục túi chị lấy gần 6 triệu đồng, 1 thẻ ATM, 1 ĐTDĐ và các loại giấy tờ tùy thân rồi nổ máy xe bỏ chạy.
Chủ Nhật, 19:02 17/08/2014
H.Minh
Sunday, August 17, 2014
Ăn mặn giết chết 1,6 triệu dân thế giới mỗi năm
Việc hấp thu quá nhiều muối, trung bình gần gấp đôi mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đã dẫn tới hơn 1,6 triệu ca tử vong liên quan bệnh tim mạch trên khắp toàn cầu mỗi năm, theo một nghiên cứu mới.
Tính trung bình, mỗi người dân trên thế giới đang hấp thu lượng muối gần gấp đôi mức khuyến nghị mỗi ngày của WHO. Ảnh: Alamy.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận trên sau khi tiến hành phân tích hơn 205 cuộc khảo sát về việc hấp thu natri (muối) ở những quốc gia đại diện cho gần 3/4 dân số trưởng thành của thế giới.
Các ảnh hưởng của natri đối với áp huyết và nguy cơ mắc bệnh tim mạch đã được xác định trong một nghiên cứu riêng rẽ khác.
Nhóm nghiên cứu phát hiện, lượng natri hấp thu trung bình của mỗi người năm 2010 là 3,95 gram/ngày, gần gấp đôi mức 2 gram theo khuyến nghị của WHO. Các chuyên gia tính toán được rằng, tổng cộng có 1,65 triệu trường hợp tử vong mỗi năm do ăn mặn hơn ngưỡng khuyến cáo của WHO.
Tiến sĩ Dariush Mozaffarian, người đứng đầu nghiên cứu đến từ Đại học Tufts (Mỹ), giải thích: "Hấp thu lượng lớn natri đã được chứng minh làm tăng áp huyết, một yếu tố nguy cơ chính đối với các bệnh về tim mạch, kể cả bệnh tim và đột quỵ. 1,65 triệu người chết tương đương gần 1/10 tổng số ca tử vong trên toàn thế giới bắt nguồn từ nguyên nhân tim mạch. Không có khu vực nào trên thế giới và chẳng có mấy quốc gia tránh khỏi vấn nạn này".
Muối được sử dụng trong nấu ăn, tẩm ướp thực phẩm hay các sản phẩm chế biến, tất nhiên vẫn là nguồn cung cấp natri lớn nhất trong chế độ dinh dưỡng của chúng ta.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí New England Journal of Medicine, người dân Mỹ hấp thu trung bình 3,6 gram natri/ngày. Trong khi đó, tỉ lệ hấp thu này trên khắp thế giới rất khác nhau, từ 2,18 gram/ngày ở vùng hạ Sahara của châu Phi tới 5,51 gram/ngày ở Trung Á.
Đồng tác giả nghiên cứu mới, chuyên gia John Powles đến từ Đại học Cambridge (Anh), nhấn mạnh, ông và các cộng sự đã khám phá ra rằng, 4/5 số ca tử vong trên toàn cầu có thể quy cho việc ăn mặn hơn khuyến cáo ở những nước có thu nhập thấp và trung bình. Các chương trình nhằm giảm lượng hấp thu natri, do đó, có thể mang tới một giải pháp thiết thực và tiết kiệm, giúp giảm số trường hợp chết sớm ở người trưởng thành trên thế giới.
08:18 AM, 18-08-2014
THEO VIETNAMNET
Tính trung bình, mỗi người dân trên thế giới đang hấp thu lượng muối gần gấp đôi mức khuyến nghị mỗi ngày của WHO. Ảnh: Alamy.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận trên sau khi tiến hành phân tích hơn 205 cuộc khảo sát về việc hấp thu natri (muối) ở những quốc gia đại diện cho gần 3/4 dân số trưởng thành của thế giới.
Các ảnh hưởng của natri đối với áp huyết và nguy cơ mắc bệnh tim mạch đã được xác định trong một nghiên cứu riêng rẽ khác.
Nhóm nghiên cứu phát hiện, lượng natri hấp thu trung bình của mỗi người năm 2010 là 3,95 gram/ngày, gần gấp đôi mức 2 gram theo khuyến nghị của WHO. Các chuyên gia tính toán được rằng, tổng cộng có 1,65 triệu trường hợp tử vong mỗi năm do ăn mặn hơn ngưỡng khuyến cáo của WHO.
Tiến sĩ Dariush Mozaffarian, người đứng đầu nghiên cứu đến từ Đại học Tufts (Mỹ), giải thích: "Hấp thu lượng lớn natri đã được chứng minh làm tăng áp huyết, một yếu tố nguy cơ chính đối với các bệnh về tim mạch, kể cả bệnh tim và đột quỵ. 1,65 triệu người chết tương đương gần 1/10 tổng số ca tử vong trên toàn thế giới bắt nguồn từ nguyên nhân tim mạch. Không có khu vực nào trên thế giới và chẳng có mấy quốc gia tránh khỏi vấn nạn này".
Muối được sử dụng trong nấu ăn, tẩm ướp thực phẩm hay các sản phẩm chế biến, tất nhiên vẫn là nguồn cung cấp natri lớn nhất trong chế độ dinh dưỡng của chúng ta.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí New England Journal of Medicine, người dân Mỹ hấp thu trung bình 3,6 gram natri/ngày. Trong khi đó, tỉ lệ hấp thu này trên khắp thế giới rất khác nhau, từ 2,18 gram/ngày ở vùng hạ Sahara của châu Phi tới 5,51 gram/ngày ở Trung Á.
Đồng tác giả nghiên cứu mới, chuyên gia John Powles đến từ Đại học Cambridge (Anh), nhấn mạnh, ông và các cộng sự đã khám phá ra rằng, 4/5 số ca tử vong trên toàn cầu có thể quy cho việc ăn mặn hơn khuyến cáo ở những nước có thu nhập thấp và trung bình. Các chương trình nhằm giảm lượng hấp thu natri, do đó, có thể mang tới một giải pháp thiết thực và tiết kiệm, giúp giảm số trường hợp chết sớm ở người trưởng thành trên thế giới.
08:18 AM, 18-08-2014
THEO VIETNAMNET
Cúm gia cầm cực độc đe dọa
Dù chưa có bằng chứng lây từ người sang người nhưng chủng virus cúm A/H5N6 vừa phát hiện tại Việt Nam được cảnh báo có độc lực rất cao
Danh mục virus cúm gia cầm nguy hiểm lại được mở rộng khi mới đây, Việt Nam phát hiện virus cúm A/H5N6 trên gà, vịt ở Lạng Sơn và Hà Tĩnh. Chủng virus này tương đồng với chủng gây tử vong ở người tại Trung Quốc vào tháng 4-2014.
Mở rộng giám sát
Bộ Y tế cho biết ca nhiễm cúm A/H5N6 làm một bệnh nhân 49 tuổi ở tỉnh Tứ Xuyên - Trung Quốc tử vong được phát hiện vào tháng 4-2014. Đây cũng là bệnh nhân đầu tiên và duy nhất trên thế giới nhiễm cúm A/H5N6 được ghi nhận tới nay.
Theo PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, Việt Nam hiện chưa ghi nhận ca nhiễm cúm A/H5N6 trên người. Tuy nhiên, theo thông báo của Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kết quả giám sát chủ động mới nhất đã phát hiện một số trường hợp dương tính với cúm A/H5N6 trên đàn gà nuôi tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn và trên đàn vịt nuôi tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là lần đầu tiên virus cúm A/H5N6 được ghi nhận tại Việt Nam.
Trước đó, chủng virus này từng được phát hiện ở vịt trời và chim hoang dã tại Thụy Điển, Đức, Mỹ, Đài Loan. Đáng lo ngại là kết quả xét nghiệm bằng giải trình tự gien của các mẫu virus cúm A/H5N6 phát hiện ở Việt Nam cho thấy có sự tương đồng đến 99% với chủng virus cúm A/H5N6 gây tử vong đầu tiên trên người tại Tứ Xuyên.
“Theo Tổ chức Thú y Thế giới, đây là chủng virus có độc lực cao, dù chưa có bằng chứng lây truyền từ người sang người nhưng việc phát hiện nó trên gia cầm cũng làm tăng nguy cơ lây lan virus cúm gia cầm cho người” - TS Phu nhận định.
Ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y, cho biết các cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ số gia cầm nhiễm cúm A/H5N6 để đề phòng virus có thể phát tán ra môi trường và đàn gia cầm khác; đồng thời tăng cường lấy mẫu gia cầm ở Hà Tĩnh và Lạng Sơn để xét nghiệm. Theo ông Thành, công tác giám sát các đàn chim hoang và vịt trời cũng đang được thực hiện. Điều tra dịch tễ ban đầu cho thấy đàn chim hoang và vịt trời đã xuất hiện ở khu vực này trước khi dịch bệnh xảy ra.
Nguy hiểm tương đương H5N1
GS-TS Trịnh Quân Huấn, chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế, cho rằng sự xuất hiện virus cúm A/H5N6 trên gia cầm ở nước ta đang nối dài danh sách những chủng virus cúm gây bệnh cho người. Trong khi đó, việc nhận diện và phân biệt các chủng virus cúm hiện nay đều phải dựa vào xét nghiệm. Hầu hết các chủng virus cúm khi gây bệnh cho người đều có những biểu hiện lâm sàng giống nhau như sốt, ho, mệt mỏi, nên không loại trừ việc người dân có thể chủ quan trước các dấu hiệu của bệnh.
“Mức độ nguy hiểm của cúm A/H5N6 được đánh giá tương đương A/H5N1. Sự trở lại của cúm A/H5N1, việc tồn tại của cúm A/H1N1, nguy cơ cúm A/H7N9 xâm nhập và sự xuất hiện của chủng cúm mới A/H5N6 là thực sự đáng lo ngại vì những biến đổi khó lường của virus cúm. Chúng đặc biệt nguy hiểm bởi cơ thể người chưa có kháng thể chống lại những virus mới, trong khi đặc tính của virus cúm là luôn biến đổi để thích nghi” - GS Huấn lo ngại.
Giết mổ gia cầm không rõ nguồn gốc có nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm
Theo GS-TS Trịnh Quân Huấn, đáng lo ngại hơn nữa là tình trạng gia cầm, thủy cầm mang mầm bệnh mà không có biểu hiện bệnh nhưng vẫn là nguồn lây cho người. Điều này khiến cho việc kiểm soát bệnh gặp nhiều khó khăn.
Giới chuyên môn cho rằng việc phân biệt các chủng virus cúm ban đầu rất khó nên đối với các đơn vị y tế, nếu nghi ngờ cúm thì nên sử dụng Tamiflu. GS Trịnh Quân Huấn nhấn mạnh cũng giống cúm A/H5N1, bệnh do virus cúm A/H5N6 có diễn biến nhanh; nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì có thể cứu sống bệnh nhân. Do vậy, cần đặc biệt lưu ý khi ở những vùng có gia cầm chết lại xuất hiện những người có biểu hiện ho, sốt cao, đau đầu, nhức mỏi…
Các chuyên gia dịch tễ cũng lưu ý với chủng virus cúm A/H7N9 gây dịch tại Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khiến hàng trăm người mắc và tử vong, dù Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc nhưng nguy cơ cũng rất lớn, nhất là khi Việt Nam đã phát hiện virus cúm A/H5N6 trên gia cầm giống với chủng virus ở Trung Quốc. Rất có thể virus cúm A/H5N6 xâm nhập theo các đoàn xe chở gia cầm lậu.
Trong khi đó, với cúm A/H5N1, dù nhiều tháng nay không ghi nhận trên người nhưng thời gian qua vẫn tiếp tục xuất hiện các ổ dịch trên gia cầm. Đồng thời, dịch cúm đã có hiện tượng liên tục biến đổi gien, xuất hiện các chủng cúm mới.
Chủ Nhật, 23:25 17/08/2014
Bài và ảnh: Ngọc Dung
Danh mục virus cúm gia cầm nguy hiểm lại được mở rộng khi mới đây, Việt Nam phát hiện virus cúm A/H5N6 trên gà, vịt ở Lạng Sơn và Hà Tĩnh. Chủng virus này tương đồng với chủng gây tử vong ở người tại Trung Quốc vào tháng 4-2014.
Mở rộng giám sát
Bộ Y tế cho biết ca nhiễm cúm A/H5N6 làm một bệnh nhân 49 tuổi ở tỉnh Tứ Xuyên - Trung Quốc tử vong được phát hiện vào tháng 4-2014. Đây cũng là bệnh nhân đầu tiên và duy nhất trên thế giới nhiễm cúm A/H5N6 được ghi nhận tới nay.
Theo PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, Việt Nam hiện chưa ghi nhận ca nhiễm cúm A/H5N6 trên người. Tuy nhiên, theo thông báo của Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kết quả giám sát chủ động mới nhất đã phát hiện một số trường hợp dương tính với cúm A/H5N6 trên đàn gà nuôi tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn và trên đàn vịt nuôi tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là lần đầu tiên virus cúm A/H5N6 được ghi nhận tại Việt Nam.
Trước đó, chủng virus này từng được phát hiện ở vịt trời và chim hoang dã tại Thụy Điển, Đức, Mỹ, Đài Loan. Đáng lo ngại là kết quả xét nghiệm bằng giải trình tự gien của các mẫu virus cúm A/H5N6 phát hiện ở Việt Nam cho thấy có sự tương đồng đến 99% với chủng virus cúm A/H5N6 gây tử vong đầu tiên trên người tại Tứ Xuyên.
“Theo Tổ chức Thú y Thế giới, đây là chủng virus có độc lực cao, dù chưa có bằng chứng lây truyền từ người sang người nhưng việc phát hiện nó trên gia cầm cũng làm tăng nguy cơ lây lan virus cúm gia cầm cho người” - TS Phu nhận định.
Ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y, cho biết các cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ số gia cầm nhiễm cúm A/H5N6 để đề phòng virus có thể phát tán ra môi trường và đàn gia cầm khác; đồng thời tăng cường lấy mẫu gia cầm ở Hà Tĩnh và Lạng Sơn để xét nghiệm. Theo ông Thành, công tác giám sát các đàn chim hoang và vịt trời cũng đang được thực hiện. Điều tra dịch tễ ban đầu cho thấy đàn chim hoang và vịt trời đã xuất hiện ở khu vực này trước khi dịch bệnh xảy ra.
Nguy hiểm tương đương H5N1
GS-TS Trịnh Quân Huấn, chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế, cho rằng sự xuất hiện virus cúm A/H5N6 trên gia cầm ở nước ta đang nối dài danh sách những chủng virus cúm gây bệnh cho người. Trong khi đó, việc nhận diện và phân biệt các chủng virus cúm hiện nay đều phải dựa vào xét nghiệm. Hầu hết các chủng virus cúm khi gây bệnh cho người đều có những biểu hiện lâm sàng giống nhau như sốt, ho, mệt mỏi, nên không loại trừ việc người dân có thể chủ quan trước các dấu hiệu của bệnh.
“Mức độ nguy hiểm của cúm A/H5N6 được đánh giá tương đương A/H5N1. Sự trở lại của cúm A/H5N1, việc tồn tại của cúm A/H1N1, nguy cơ cúm A/H7N9 xâm nhập và sự xuất hiện của chủng cúm mới A/H5N6 là thực sự đáng lo ngại vì những biến đổi khó lường của virus cúm. Chúng đặc biệt nguy hiểm bởi cơ thể người chưa có kháng thể chống lại những virus mới, trong khi đặc tính của virus cúm là luôn biến đổi để thích nghi” - GS Huấn lo ngại.
Giết mổ gia cầm không rõ nguồn gốc có nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm
Theo GS-TS Trịnh Quân Huấn, đáng lo ngại hơn nữa là tình trạng gia cầm, thủy cầm mang mầm bệnh mà không có biểu hiện bệnh nhưng vẫn là nguồn lây cho người. Điều này khiến cho việc kiểm soát bệnh gặp nhiều khó khăn.
Giới chuyên môn cho rằng việc phân biệt các chủng virus cúm ban đầu rất khó nên đối với các đơn vị y tế, nếu nghi ngờ cúm thì nên sử dụng Tamiflu. GS Trịnh Quân Huấn nhấn mạnh cũng giống cúm A/H5N1, bệnh do virus cúm A/H5N6 có diễn biến nhanh; nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì có thể cứu sống bệnh nhân. Do vậy, cần đặc biệt lưu ý khi ở những vùng có gia cầm chết lại xuất hiện những người có biểu hiện ho, sốt cao, đau đầu, nhức mỏi…
Các chuyên gia dịch tễ cũng lưu ý với chủng virus cúm A/H7N9 gây dịch tại Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khiến hàng trăm người mắc và tử vong, dù Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc nhưng nguy cơ cũng rất lớn, nhất là khi Việt Nam đã phát hiện virus cúm A/H5N6 trên gia cầm giống với chủng virus ở Trung Quốc. Rất có thể virus cúm A/H5N6 xâm nhập theo các đoàn xe chở gia cầm lậu.
Trong khi đó, với cúm A/H5N1, dù nhiều tháng nay không ghi nhận trên người nhưng thời gian qua vẫn tiếp tục xuất hiện các ổ dịch trên gia cầm. Đồng thời, dịch cúm đã có hiện tượng liên tục biến đổi gien, xuất hiện các chủng cúm mới.
Kiểm soát buôn bán gia cầm qua biên giới
Theo các chuyên gia dịch tễ, vấn đề quan trọng nhất để ngăn ngừa cúm A/H5N6 cũng như các chủng virus cúm khác trong thời điểm này là phải kiểm soát thật tốt tình trạng buôn bán, vận chuyển gia cầm nhập lậu. Bộ Y tế đã khuyến cáo các biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm là không buôn bán, vận chuyển, giết mổ, sử dụng gia cầm chưa được kiểm dịch; che miệng, mũi khi ho, hắt xì hơi; sử dụng đồ phòng hộ, rửa tay bằng xà phòng khi tiếp xúc gia cầm; tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh hô hấp cấp...
Chủ Nhật, 23:25 17/08/2014
Bài và ảnh: Ngọc Dung
Mốt mới của người Việt trong nước: Tốn $5,000 để có chân dài
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) - Chân dài ở đây không phải là “chân dài” biết đi, mà là chân dài thực sự, tức là bỏ ra $5,000 để bác sĩ làm cho chân mình dài ra. Và đây là mốt mới hiện nay ở Việt Nam, nhất là những cô gái muốn được gọi là người đẹp “chân dài.”
Một cái chân được kéo dài ra. (Hình: báo Tiền Phong)
Ðể thực hiện ước mơ này, rất nhiều cô gái chịu tốn hàng ngàn đô la và trải qua gần một năm trời nằm bất động sau cuộc giải phẫu để căng, kéo đôi chân.
Nơi nổi tiếng thực hiện sự “biến hóa” này là bệnh viện Chấn Thương-Chỉnh Hình Sài Gòn, tọa lạc tại đường Trần Hưng Ðạo, quận 5, và Khoa Chấn Thương-Chỉnh Hình của bệnh viện Gia Ðịnh.
Báo Tiền Phong liệt kê nhiều trường hợp cho thấy, không ít cô gái Việt Nam chấp nhận đau đớn, tốn kém tiền bạc và kể cả sự nguy hiểm để tìm kiếm cơ may kéo dài đôi chân, để được cao thêm từ 5 đến 7 phân nữa.
Báo Tiền Phong dẫn lời tâm sự của cô Nguyễn Hà N. H., 27 tuổi, cư dân quận 3, Sài Gòn, cho biết vì gia đình bạn trai chê lùn, cô H. đã đồng ý để các bác sĩ bệnh viện Chấn Thương-Chỉnh Hình Sài Gòn cắt xương cẳng chân, gắn khung ở phía ngoài căng ra để kéo dài thêm ít nhất 7 phân nữa.
Sau cuộc giải phẫu kéo dài 2 tiếng đồng hồ, cô H. rời phòng mổ với đôi chân bị niềng hàng chục vòng kim loại.
Suốt 10 ngày ở bệnh viện và chín tháng trời sau đó, cô H. phải dựa vào người thân để giúp di chuyển, ăn uống, vệ sinh thân thể, kể cả xoa bóp để chống lại tình trạng mỏi cơ toàn thân.
Bác sĩ xem hình chụp xương chân của bệnh nhân trước khi giải phẫu kéo dài ra. (Hình: báo Tiền Phong)
Báo Tiền Phong dẫn lời Bác Sĩ Phan Dzư Lê Thắng của khoa Vi Phẫu, bệnh viện Chấn Thương-Chỉnh Hình Sài Gòn, cho biết kéo dài chân hiện là mốt thời thượng của không ít người Việt Nam hiện nay, kể cả quý ông.
Bác Sĩ Thắng kể về trường hợp của một thanh niên 25 tuổi, cư dân Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cao 1.60m, đã chịu chi 50 triệu đồng, tương đương $2,500 để nhờ các bác sĩ Khoa Chấn Thương-Chỉnh Hình của bệnh viện Gia Ðịnh giải phẫu, giúp kéo dài xương cẳng chân thêm 10 phân, cho đủ chiều cao 1.70m.
Tuy nhiên, theo Bác Sĩ Ðinh Văn Thủy, trưởng Khoa Chấn Thương-Chỉnh Hình của bệnh viện Gia Ðịnh, không phải ca giải phẫu nào cũng thành công như mong muốn.
Nhiều bệnh nhân không may bị nhiễm trùng và gặp phải vô số biến chứng khác, có thể bị cắt ngắn xương và đôi khi cắt bỏ cả chân.
Ðây cũng là những trường hợp “hên xui” như các cuộc giải phẫu thẩm mỹ khác mà người muốn làm đẹp phải chấp nhận.
Bác Sĩ Thủy còn xác nhận rằng, trung bình mỗi năm, khoa của ông thực hiện khoảng năm cuộc giải phẫu kéo xương cẳng chân cho những người muốn có đôi chân dài.
Cũng chính ông từng chứng kiến cảnh một cô gái phải cưa bỏ một chân bị hoại tử, mà không thể cứu vãn được. (PL)
08-16--2014 2:48:59 PM
Theo Người Việt.
Một cái chân được kéo dài ra. (Hình: báo Tiền Phong)
Ðể thực hiện ước mơ này, rất nhiều cô gái chịu tốn hàng ngàn đô la và trải qua gần một năm trời nằm bất động sau cuộc giải phẫu để căng, kéo đôi chân.
Nơi nổi tiếng thực hiện sự “biến hóa” này là bệnh viện Chấn Thương-Chỉnh Hình Sài Gòn, tọa lạc tại đường Trần Hưng Ðạo, quận 5, và Khoa Chấn Thương-Chỉnh Hình của bệnh viện Gia Ðịnh.
Báo Tiền Phong liệt kê nhiều trường hợp cho thấy, không ít cô gái Việt Nam chấp nhận đau đớn, tốn kém tiền bạc và kể cả sự nguy hiểm để tìm kiếm cơ may kéo dài đôi chân, để được cao thêm từ 5 đến 7 phân nữa.
Báo Tiền Phong dẫn lời tâm sự của cô Nguyễn Hà N. H., 27 tuổi, cư dân quận 3, Sài Gòn, cho biết vì gia đình bạn trai chê lùn, cô H. đã đồng ý để các bác sĩ bệnh viện Chấn Thương-Chỉnh Hình Sài Gòn cắt xương cẳng chân, gắn khung ở phía ngoài căng ra để kéo dài thêm ít nhất 7 phân nữa.
Sau cuộc giải phẫu kéo dài 2 tiếng đồng hồ, cô H. rời phòng mổ với đôi chân bị niềng hàng chục vòng kim loại.
Suốt 10 ngày ở bệnh viện và chín tháng trời sau đó, cô H. phải dựa vào người thân để giúp di chuyển, ăn uống, vệ sinh thân thể, kể cả xoa bóp để chống lại tình trạng mỏi cơ toàn thân.
Bác sĩ xem hình chụp xương chân của bệnh nhân trước khi giải phẫu kéo dài ra. (Hình: báo Tiền Phong)
Báo Tiền Phong dẫn lời Bác Sĩ Phan Dzư Lê Thắng của khoa Vi Phẫu, bệnh viện Chấn Thương-Chỉnh Hình Sài Gòn, cho biết kéo dài chân hiện là mốt thời thượng của không ít người Việt Nam hiện nay, kể cả quý ông.
Bác Sĩ Thắng kể về trường hợp của một thanh niên 25 tuổi, cư dân Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cao 1.60m, đã chịu chi 50 triệu đồng, tương đương $2,500 để nhờ các bác sĩ Khoa Chấn Thương-Chỉnh Hình của bệnh viện Gia Ðịnh giải phẫu, giúp kéo dài xương cẳng chân thêm 10 phân, cho đủ chiều cao 1.70m.
Tuy nhiên, theo Bác Sĩ Ðinh Văn Thủy, trưởng Khoa Chấn Thương-Chỉnh Hình của bệnh viện Gia Ðịnh, không phải ca giải phẫu nào cũng thành công như mong muốn.
Nhiều bệnh nhân không may bị nhiễm trùng và gặp phải vô số biến chứng khác, có thể bị cắt ngắn xương và đôi khi cắt bỏ cả chân.
Ðây cũng là những trường hợp “hên xui” như các cuộc giải phẫu thẩm mỹ khác mà người muốn làm đẹp phải chấp nhận.
Bác Sĩ Thủy còn xác nhận rằng, trung bình mỗi năm, khoa của ông thực hiện khoảng năm cuộc giải phẫu kéo xương cẳng chân cho những người muốn có đôi chân dài.
Cũng chính ông từng chứng kiến cảnh một cô gái phải cưa bỏ một chân bị hoại tử, mà không thể cứu vãn được. (PL)
08-16--2014 2:48:59 PM
Theo Người Việt.
Nếu Việt Nam vỡ nợ công
Thủ tướng CS Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị Ngành Kế hoạch và Đầu tư ở Đà Nẵng hôm 7/8/2014.Courtesy chinhphu.vn
Nam Nguyên, phóng viên RFA 2014-08-15
Gánh nợ quốc gia nguy ngập?
Phát biểu tại Đà Nẵng hôm 7/8/2014 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trấn an toàn dân: “Việt Nam dứt khoát không để vỡ nợ.”Thực tế gánh nợ quốc gia của Việt Nam nguy ngập thế nào mà Thủ tướng phải lên tiếng như vậy.
Trả lời Nam Nguyên, ông Bùi Kiến Thành một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về thị trường tài chính quốc tế từ Hà Nội nhận định:
“Thủ tướng nói như thế nhưng lấy cái gì để bảo đảm Việt Nam không vỡ nợ công. Nếu Việt Nam cứ tiếp tục đi vay nợ như thế này trong tình hình kinh tế không sáng sủa, doanh nghiệp chết hàng loạt. Kinh tế Việt Nam thì khó khăn mà mình cứ việc đi vay như thế thì lấy gì bảo đảm sẽ không vỡ nợ.”
Ngay từ đầu năm nay, TS Lê Đăng Doanh chuyên gia kinh tế độc lập ở Hà Nội đã bày tỏ sự đặc biệt quan ngại về tình trạng nợ công của Việt Nam. Ông nói:
“Theo tôi vấn đề nợ công rất là phức tạp, hiện nay cứ mỗi ba tháng ngân sách Nhà nước phải trả nợ nước ngoài khoảng 1 tỷ USD. Đấy là một khoản nợ không phải là nhỏ và số nợ công trong những năm gần đây đã tăng lên một cách nhanh chóng. Đấy cũng là một yếu tố rất đáng chú ý và rất đáng lo ngại.”
Theo tôi vấn đề nợ công rất là phức tạp, hiện nay cứ mỗi ba tháng ngân sách Nhà nước phải trả nợ nước ngoài khoảng 1 tỷ USD. Đấy là một khoản nợ không phải là nhỏ.
-TS Lê Đăng Doanh
Ngày 31/7/2014 vừa qua Argentina một quốc gia Nam Mỹ đã vỡ nợ lần thứ nhì, sau khi mất khả năng thanh toán 1,5 tỷ USD trái phiếu quốc gia cho cho hai quỹ đầu tư của Mỹ. Một trong các tổ chức đánh giá tín nhiệm là Fitch Ratings đã định giá trái phiếu Argentina xuống mức hạng Junk bond tức không khác gì giấy lộn. Như thế Argentina không thể vay tiền được nữa kể cả từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cho đến khi khả năng trả nợ được phục hồi.
Giả thiết trường hợp Việt Nam rơi vào tình trạng vỡ nợ thì điều gì sẽ xảy ra, chuyên gia Bùi Kiến Thành phát biểu:
“Nếu Việt Nam vỡ nợ, tất nhiên hệ số tín nhiệm của tín dụng đối với Việt Nam sẽ rất là thê thảm, trong trường hợp nhà nước muốn vay tiền chỉ số tín dụng từ BB sẽ rơi xuống B- và xuống hơn nữa….như thế làm sao Việt Nam có thể tồn tại trên thị trường tài chính quốc tế. Những chuyện ấy sẽ kéo theo làm cho một nước không thể ngóc đầu lên nổi. Chúng ta đã thấy chuyện đó xảy ra rồi, thí dụ bên Argentina vỡ nợ lần thứ hai kéo theo bao nhiêu hệ lụy của nền kinh tế.”
Từ hai năm qua, các đại biểu Quốc hội, chuyên gia đã lên tiếng báo động về tình trạng nợ công của Việt Nam. Báo động không những về cách tính nhằm giảm nhẹ tổng nợ công thực tế mà còn về tình trạng lãng phí nợ vay nước ngoài thực hiện tràn lan các dự án. Chuyên gia Bùi Kiến Thành nhận định:
“Phải tìm cách hãm lại gánh nợ công, hãm lại đầu tư công, hãm lại những thứ gọi là những phí phạm trong vấn đề quản lý nhà nước, hãm lại những cái rút ruột công trình, hãm lại vấn đề cán bộ nhà nước không kiểm tra đầy đủ chi tiêu nợ công.”
Theo báo điện tử VnEconomy, tại Hội nghị ngành kế hoạch đầu tư tổ chức tại Đà Nẵng ngày 7/8/2014 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo xin trích nguyên văn “Việt Nam dứt khoát không để vỡ nợ, phải bố trí đủ để trả nợ, chủ yếu là trả nợ phần đầu tư xây dựng trước. Trái phiếu cũng phải tính 5 năm. Tổng trái phiếu chính phủ và địa phương sẽ được tính kỹ, căn cứ vào bảo đảm nợ công rồi mới tính phát hành trái phiếu thế nào để có nguồn vốn bổ sung cho đầu tư phát triển nhưng đồng thời phải giữ vững an toàn cho nền tài chính quốc gia.”
Tính nợ công mập mờ?
Báo cáo của Bộ Tài chính đưa ra tại hội nghị Đà Nẵng cho thấy tổng số nợ công tính đến cuối năm 2013 chỉ là 41,5% GDP. Đây là một chỉ số đẹp toàn hảo nhưng bị các chuyên gia ngoài chính phủ cho là một con số ảo. Theo các chuyên gia độc lập, cách tiếp cận vấn đề nợ công của Chính phủ Việt Nam hoàn toàn khác với thông lệ quốc tế.
Cách tính nợ công mập mờ tách rời những món nợ lớn của doanh nghiệp nhà nước mà chính phủ bảo lãnh gây ra nhiều tranh cãi trong giới chuyên gia.
Chuyên gia Bùi Kiến Thành nhận định:
“Chúng ta thấy tỷ lệ nợ công không rõ ràng, có thể nói là nhà nước không thực sự công bố hết nợ công, phần nợ công nào đi vay nước ngoài, nợ công nào đi vay trong nước; nợ công nào trực tiếp của Trung ương; nợ công nào của địa phương; nợ công nào nhà nước bảo lãnh cho các tập đoàn nhà nước… nếu mà cộng hết những cái đó lại thì không phải 50%-60% GDP như công bố mà có nhiều chuyên gia nói là có thể hơn 100% GDP. Vấn đề ở đây là nợ công và sự an toàn của nó là khả năng trả nợ. Phải có nền kinh tế phát triển tốt thì lúc đó mới có tiền vào ngân sách để trả nợ. Trong khi nền kinh tế Việt Nam ba bốn năm nay các doanh nghiệp chết hàng loạt thì làm sao có khả năng mà trả nợ nổi.”
Báo chí Việt Nam trích lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Đó là tiền đề cho sự thúc đẩy tăng trưởng, tạo nền tảng ổn định vĩ mô, tạo công ăn việc làm và đảm bảo an sinh xã hội.
Chúng ta thấy tỷ lệ nợ công không rõ ràng, có thể nói là nhà nước không thực sự công bố hết nợ công, phần nợ công nào đi vay nước ngoài, nợ công nào đi vay trong nước.
-Bùi Kiến Thành
Tuy vậy trên các diễn đàn, chuyên gia ngoài chính phủ trong ngoài nước nhiều lần kêu gọi Việt Nam cải cách thể chế, công khai minh bạch và dân chủ trong kinh tế thì mới có thể phát triển kinh tế bền vững. Tham nhũng đi đôi với lãng phí và đầu tư không hiệu quả. Chuyên gia Bùi Kiến Thành nhận định:
“Thanh tra kiểm tra không đủ cho nên bao nhiêu công trình bị rút ruột. Tất cả các vấn đề nó phải giải quyết chứ không thể để nhà nước bỏ ra 100 đồng mà vào trong công trình có 40-50 đồng còn lại thì bị ăn xén ăn bớt hết, tạo ra những công trình không có chất lượng rồi phải đầu tư thêm để sửa chữa những công trình ấy. Có những công trình không sửa chữa được, một con đường đã hỏng rồi như Đại lộ Thăng Long đi lên Láng Hòa Lạc làm chưa xong đã hỏng rồi, cái nền ở dưới nó hỏng thì phải đào hết nó lên để làm lại hai ba lần. Ông Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư nói là chi phí làm đường ở Việt Nam cao hơn bên Mỹ tới hai ba lần, như thế là làm sao? Không phải chỉ nói nợ công đó là bao nhiêu mà nợ công đó làm gì có ích lợi gì, tồn tại bao lâu. Cái nợ công đó tạo ra nợ công khác. Phải có những biện pháp khống chế vấn đề tiêu xài của nhà nước như thế nào đừng gây ra lãng phí.”
Không riêng nợ công và cách tính nợ công khác thường của Bộ Tài chính Việt Nam cho ra một con số đẹp, cách tính GDP tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam cũng gây cho giới chuyên môn một trận cười bất tận. Thời báo kinh tế Việt Nam trích lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 7/8 tại Hội nghị Đà Nẵng, xin trích nguyên văn: “Cách tính GDP của các tỉnh thành hiện nay là không xác thực và so với quốc tế thì không giống ai.” Thủ tướng yêu cầu các tỉnh thành từ nay phải tính toán xác thực không tô hồng hay làm sai lệch vì trong những năm qua tỉnh thành nào cũng báo cáo GDP tăng trưởng 10% tới 15% nhưng GDP cả nước chỉ tăng từ 5% đến 7%.
Theo các chuyên gia cách tính GDP không xác thực dẫn tới sai lầm dây chuyền trong nền kinh tế, từ kế hoạch phát triển cho đến đầu tư sai lạc và dàn trải kém hiệu quả. Lần đầu tiên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhìn nhận phương pháp tính GDP của Việt Nam không xác thực và phải mau chóng cải cách. Các kế hoạch kinh tế của 63 tỉnh thành ở Việt Nam dựa trên những con số tô hồng chuốt lục dẫn tới những sai lạc cho cả quốc gia.
Một đất nước với các chỉ số ảo về tăng trưởng GDP, nợ công không được công bố một cách đầy đủ và minh bạch thì khó có thể đảm bảo không có ngày vỡ nợ. Những khoản nợ công bị phung phí ngày hôm nay chính là gánh nặng cho các thế hệ Việt Nam mai sau.
Mỹ, Hàn vẫn tập trận bất chấp đe dọa của Triều Tiên
(Dân trí) - Hàn Quốc và Mỹ hôm nay 18/8 đã khởi động cuộc tập trận quân sự thường niên, bất chấp sự lên án và lời đe dọa về một một cuộc tấn công trả đũa "không thương tiếc" từ Triều Tiên.
Các binh sĩ Hàn Quốc trong một cuộc tập trận chung với Mỹ.
Cuộc tập trận mang tên "Người bảo vệ tự do Ulchi", vốn kéo dài tới 29/8, diễn ra khi Giáo hoàng Francis chủ trì một buổi thánh lễ cầu nguyện cho sự hòa giải tại Seoul trước khi kết thúc chuyến công du 5 ngày tới Hàn Quốc.
Mặc dù cuộc tập chủ yếu được mô phỏng trên máy tính nhưng sự kiện thu hút hàng chục nghìn binh sĩ Hàn Quốc và Mỹ tham gia nhằm đánh giá sự sẵn sàng chiến đấu.
Theo Bộ quốc phòng Hàn Quốc, cuộc tập trận năm nay sẽ lần đầu tiên giả định biện pháp đối phó với một mối đe dọa tấn công hạt nhân, sử dụng một chiến lược răn đe từng được đưa ra tại cuộc đối thoại quốc phòng Mỹ-Hàn thường niên hồi năm ngoái.
Triều Tiên đã nhiều lần kêu gọi hủy cuộc tập trận Mỹ-Hàn.
Bộ tổng tham mưu quân đội Triều Tiên hồi tuần trước đã đe dọa "tiến hành một cuộc tấn phủ đầu không thương tiếc và mạnh nhất" nếu cuộc tập trận vẫn tiếp diễn.
Giới chức Hàn Quốc cho hay quân đội nước này được đặt trong tình trạng tăng cường báo động trong thời gian diễn ra cuộc tập.
"Nếu Triều Tiên thực hiện một hành động khiêu khích, chúng tôi sẽ trả đũa mạnh mẽ", một quan chức quân đội cấp cao của Hàn Quốc tuyên bố trước báo giới.
An BìnhTheo AFP
Tới phiên tình báo Ðức bị tố nghe lén ông Kerry và bà Clinton
BERLIN, Ðức (AP) - Tạp chí Ðức Der Spiegel số ra ngày Thứ Bảy vừa cho đăng một bài nói rằng cơ quan tình báo Ðức đã từng nghe lén các cuộc điện đàm của đương kim và cựu ngoại trưởng Mỹ, ông John Kerry và bà Hillary Clinton.
Tòa nhà cơ quan tình báo Ðức ở Berlin, nơi bị tố từng nghe lén ông Kerry và bà Clinton. (Hình: Adam Berry/Getty Images)
Tờ tạp chí có uy tín phát hành hàng tuần tường thuật, cơ quan có tên viết tắt từ tiếng Ðức là BND, đã thu thập những cuộc nói chuyện bằng điện thoại của ông Kerry trong năm 2013.
Một năm trước đó, cuộc điện đàm giữa bà Clinton và cựu Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan cũng bị ghi âm.
Không nêu rõ nguồn tin, nhưng tờ tạp chí cho biết các cuộc gọi chỉ được thu thập một cách tình cờ.
Tạp chí Der Spiegel nói ba viên chức cao cấp nêu trên không nằm trong tầm nhắm theo dõi trực tiếp của cơ quan tình báo BND, và các đoạn thu âm đã được lệnh phải xóa đi ngay lập tức.
Vụ thu âm cuộc nói chuyện của bà Clinton, được đài phát thanh công cộng ARD ở Ðức và nhật báo Seddeutsche Zeitung phát hành tại Munich, tường thuật hôm Thứ Sáu.
Nếu sự thật quả đúng như vậy thì sự tiết lộ này sẽ gây bối rối cho chính phủ Ðức, vốn trong suốt nhiều tháng không ngớt lời ta thán với Washington, tố cáo về các hoạt động của tình báo Mỹ tại Ðức.
Năm ngoái, truyền thông Ðức đăng nhiều nguồn tin lấy từ tài liệu do ông Edward Snowden, một cựu nhân viên làm theo hợp đồng cho cơ quan an ninh NSA của Mỹ, tung ra, trong đó bà Thủ Tướng Angela Merkel là một trong những mục tiêu nằm trong tầm nhắm của tình báo Mỹ.
Ông Snowden xì ra vô số tin mật của NSA sau khi bỏ trốn khỏi Hoa Kỳ và hiện đang được tạm cho tị nạn tại Nga. (TP)
08-17- 2014 4:01:31 PM
Theo Người Việt
Tòa nhà cơ quan tình báo Ðức ở Berlin, nơi bị tố từng nghe lén ông Kerry và bà Clinton. (Hình: Adam Berry/Getty Images)
Tờ tạp chí có uy tín phát hành hàng tuần tường thuật, cơ quan có tên viết tắt từ tiếng Ðức là BND, đã thu thập những cuộc nói chuyện bằng điện thoại của ông Kerry trong năm 2013.
Một năm trước đó, cuộc điện đàm giữa bà Clinton và cựu Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan cũng bị ghi âm.
Không nêu rõ nguồn tin, nhưng tờ tạp chí cho biết các cuộc gọi chỉ được thu thập một cách tình cờ.
Tạp chí Der Spiegel nói ba viên chức cao cấp nêu trên không nằm trong tầm nhắm theo dõi trực tiếp của cơ quan tình báo BND, và các đoạn thu âm đã được lệnh phải xóa đi ngay lập tức.
Vụ thu âm cuộc nói chuyện của bà Clinton, được đài phát thanh công cộng ARD ở Ðức và nhật báo Seddeutsche Zeitung phát hành tại Munich, tường thuật hôm Thứ Sáu.
Nếu sự thật quả đúng như vậy thì sự tiết lộ này sẽ gây bối rối cho chính phủ Ðức, vốn trong suốt nhiều tháng không ngớt lời ta thán với Washington, tố cáo về các hoạt động của tình báo Mỹ tại Ðức.
Năm ngoái, truyền thông Ðức đăng nhiều nguồn tin lấy từ tài liệu do ông Edward Snowden, một cựu nhân viên làm theo hợp đồng cho cơ quan an ninh NSA của Mỹ, tung ra, trong đó bà Thủ Tướng Angela Merkel là một trong những mục tiêu nằm trong tầm nhắm của tình báo Mỹ.
Ông Snowden xì ra vô số tin mật của NSA sau khi bỏ trốn khỏi Hoa Kỳ và hiện đang được tạm cho tị nạn tại Nga. (TP)
08-17- 2014 4:01:31 PM
Theo Người Việt
Nhật điều binh và tên lửa đến quần đảo sát Trung Quốc
(Baodatviet) - Nhật Bản đang lên kế hoạch triển khai các đơn vị tên lửa và các lực lượng chiến đấu tới các quần đảo phía tây nam gần phía TQ
Nhật Bản điều quân tới đảo xa
Hôm 12/8, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã yêu cầu chính quyền địa phương hợp tác để thành lập một đơn vị của lục quân trên đảo Amami-Oshima thuộc một phần trong nỗ lực tăng cường khả năng phòng thủ các hòn đảo xa bờ ở khu vực này.
Theo đó, Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Ryota Takeda đã lần lượt đưa ra các yêu cầu như trên với thị trưởng Amami, ông Tsuyoshi Asayama, và ông Katsuomi Fusa, thị trưởng thị trấn Setouchi trên hòn đảo thuộc tỉnh Kagoshima này.
Tại các cuộc gặp với hai thị trưởng trên, ông Takeda cho rằng bộ quốc phòng muốn triển khai khoảng 550 binh lính thuộc Lực lượng phòng vệ mặt đất, cùng với các tên lửa phòng không và tên lửa đối hạm tới hòn đảo này. Cả hai thị trưởng dự kiến sẽ đáp ứng yêu cầu này.
Nhật Bản đã triển khai tên lửa đối hạm Type 88 tới Okinawa |
Động thái trên được cho là nhằm theo dõi Trung Quốc, nước đang gia tăng các hoạt động tại khu vực này giữa lúc nước này đang tranh chấp với Nhật Bản về chủ quyền đối với quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Trung Quốc khiến Nhật Bản cảm thấy bất an
Ngoài đảo Amami-Oshima, chính phủ Nhật Bản cũng đang cân nhắc triển khai các đơn vị thuộc Lực lượng phòng vệ mặt đất tới các đảo Miyako và Ishigaki thuộc Tỉnh Okinawa, sau khi nội các nước này hồi tháng 12 năm ngoái đưa ra quyết định tăng cường phòng thủ quần đảo Nansei.
Theo tin tức từ tờ Yumiuri Shimbun, tại 3 hòn đảo ở phía tây nam gần Senkaku mà phía Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư sẽ tiếp nhận khoảng 350 binh lính/mỗi đảo.
Trừ đảo chính Okinawa thì tại các đảo khác trong chuỗi đảo chạy từ Kyushu tới Đài Loan đều không có căn cứ quân đội. Cơ sở vật chất của lực lượng không quân tại khu vực cũng rất hạn chế. Việc thiếu hiện diện của quân đội là tại khu vực này là mối lo lớn của Nhật Bản trước lập trường ngày càng cứng rắng của Trung Quốc.
Các tàu Trung Quốc đã nhiều lần di chuyển vào vùng lãnh hải của quần đảo Senkaku và đối đầu với tàu Nhật kể từ khi Tokyo tuyên bố quốc hữu hóa một số hòn đảo vào tháng 9/2012. Những hòn đảo này nằm cách tây nam Tokyo khoảng 2.000 km và cách phía bắc Đài Loan khoảng 200 km.
Tàu chiến Nhật Bản và Mỹ tập trận chung tại Biển Hoa Đông |
Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã đầu tư nhiều cho quân đội để phát triển hải quân nước xanh, lực lượng có thể tham gia các dự án đặc biệt tại Thái Bình Dương. Nghĩa là đội quân này sẽ xâm nhập vào “chuỗi đảo đầu tiên” bao gồm các đảo phía tây nam Nhật Bản và phía bắc Philippines.
Trước đó, hồi tháng 5/2014, phía Nhật Bản đã tăng cường cho các đảo xa như Yonaguni các đơn vị radar giám sát và huy động sự tuần tiễu thường xuyên của lực lượng không quân và chấp pháp trên biển cũng như hải quân.
Nhật Bản cũng phối hợp với phía Mỹ triển khai hệ thống radar siêu hiện đại X-band cùng việc tăng quân trên các căn cứ quân sự của Mỹ ở các đảo thuộc Okinawa của Nhật.
Ngoài đưa quân sĩ, vũ khí ra các đảo xa thường xuyên chịu sự quấy nhiễu của Trung Quốc, Nhật Bản cũng có kế hoạch tăng cường giáo dục chủ quyền biển đảo vào chương trình của sách giáo khoa.
Đỗ Phong (Tổng hợp)
Hình ảnh trận cuồng phong “hoành hành” khắp đường phố HCM
(Dân trí) - Cơn mưa lớn kèm gió giật khủng khiếp đã cuốn bay các phương tiện giao thông, hàng loạt cây xanh ngã đổ đè chết người và làm đứt dây điện…Giao thông tê liệt.
Đến chiều tối 17/8, cơ quan chức năng vẫn đang tiến hành thu dọn hiện trường, khắc phục sự cố để giải tỏa giao thông nhiều tuyến đường ở trung tâm thành phố sau cơn mưa kèm gió lốc kinh hoàng xảy ra trước đó vài giờ.
Mưa to kèm gió lốc đã làm hàng loạt cây xanh trên đường phố Sài Gòn, trường Hội trường Thống Nhất...ngã đổ.
Khoảng gần 15h cùng ngày, tại khu vực trung tâm TPHCM có mưa rất lớn, nhiều người đi đường vội mặc áo mưa để tiếp tục lưu thông. Bất ngờ, một cơn gió mạnh khủng khiếp quét qua khiến người tham gia giao thông chao đảo tay lái, vội tìm nơi trú ẩn.
Trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (đoạn gần giao lộ Tôn Đức Thắng, quận 1), 2 cô gái điều khiển xe máy Attila đã bị gió cuốn làm cả người và xe bay xa nhiều mét, té xuống đường. Hai nạn nhân bỏ chạy vào lề đường trong tình trạng hoảng loạn tinh thần. Rất may một số người đi đường đã kịp đưa chiếc xe vào cùng.
Trận "cuồng phong" cuốn xe máy của 2 cô gái trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận 1.
Cùng thời điểm này, cơn “cuồng phong” cũng đã làm gãy, ngã hàng loạt cây xanh trên nhiều tuyến đường như Mạc Đĩnh Chi (trước nhà hát Bến Thành), Nam Kỳ Khởi Nghĩa (trước Hội trường Thống Nhất), Vòng xoay Hồ Con Rùa, Nguyễn Đỉnh Chiểu (thuộc địa bàn quận 1 và 3).
Trên đường Pasteur (đoạn trước trụ sở công ty cổ phần cấp nước Bến Thành), nhánh cây khá lớn bị gãy ngang đã làm đứt nhiều dây điện rớt xuống đường. Lực lượng chức năng đã kịp thời lập phong tỏa tuyến đường không cho phương tiện lưu thông vào để tránh tai nạn đáng tiếc.
Nhánh cây gãy làm đứt dây điện trên đườg Pasteur khiến tuyến đường phải bị phong tỏa nhắm tránh nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Một chiếc taxi của hãng M.L đang chở 2 người khách nước ngoài từ sân bay Tân Sơn Nhất vào trung tâm thành phố cũng đã bị cây gãy đè hư hỏng trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Rất may cả khách và tài xế đều không bị thương nhưng 2 khách đã hú vía vội rời khỏi hiện trường.
Chiếc taxi bị nhánh cây gãy đè trúng gây hư hỏng nặng trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1.
Sự cố đã khiến giao thông qua các tuyến đường nói trên bị ùn tắc khá nghiêm trọng, lực lượng CSGT, công an, bảo vệ dân phố các địa phương đã có mặt điều tiết, phân luồng giao thông và giữ an toàn trật tự. Công ty công viên cây xanh thành phố, ngành điện lực, môi trường, đô thị… cũng đã bố trí lực lượng nhanh chóng đến hiện trường để phối hợp giải quyết sự cố.
Cây cổ thụ ngã ngang đường Nguyễn Đình Chiểu được nhân viên công ty công viên cây xanh khắc phục.
Tuy nhiên một vụ chết người đã xảy ra tại góc giao lộ Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Thị Minh Khai (phường ĐaKao, quận 1) trong sự cố giông gió. Chị Nguyễn Thị Dung (36 tuổi, ngụ quận 10) cùng chồng và 2 con nhỏ đi trên xe máy đến giao lộ nói trên thì mưa lớn kèm gió lốc đã làm ngã đổ 2 cây xanh cao gần 10m, tán rộng hơn 4m đè trúng. Chồng và 2 con của chị Dung chỉ bị xây xước, riêng chị Dung bị đè chặt dưới thân cây. Nhờ sự giúp đỡ của hơn 20 người, chị Dung mới được giải cứu và được đưa vào bệnh viện Sài Gòn.
Hiện trường vụ cây ngã đè chết người tại góc đường Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1.
Đến chiều tối cùng ngày, do bị thương quá nặng, chị Dung đã tử vong.
Vũ Lê
Trùng tu hay... "hoành tráng hóa" di tích?
Bắc Kạn có nhiều di tích lịch sử, với 12 di tích cấp Qquốc gia và 33 di tích cấp tỉnh. Trong thời gian qua, nhiều di tích đã được trùng tu, tôn tạo. Tuy nhiên, việc trùng tu lẽ ra phải trân trọng lịch sử, thì những người thực hiện lại “hoành tráng hóa” di tích.
Nhìn vào các khu di tích lịch sử cấp quốc gia được tỉnh Bắc Kạn đầu tư tôn tạo, có thể thấy ngay sự bất cập, không trung thực với nguyên bản.
Các khu di tích lịch sử vốn đơn sơ của một thời gian khó nay đã biến thành các khu di tích “hoành tráng”, mất hết ý nghĩa lịch sử của di tích cách mạng thời tiền khởi nghĩa và trong thời kỳ kháng chiến.
Những năm qua, đã có 5 di tích lịch sử cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh được đầu tư gần 50 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo và thực trạng thật đáng buồn. Ông Nguyễn Duy Nghĩa, Trưởng Phòng Bảo tồn, Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn bức xúc bởi 5 di tích cấp quốc gia được đầu tư tu bổ, các di tích là Đồn Phủ Thông, di tích Nà Tu, di tích Nà Pậu, di tích Khuổi Linh đều không tôn trọng lịch sử.
Phóng viên đã có chuyến đi thực tế đến tất cả các điểm di tích lịch sử cấp quốc gia đã được đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi trên địa bàn Bắc Kạn và đã chứng kiến các di tích này đều bị “làm mới”, “hiện đại hóa".
Chẳng hạn, di tích Đồn Phủ Thông ghi dấu trận đánh công đồn nổi tiếng của quân đội ta, quá trình thi công đã san ủi, phá hết di tích gốc là hệ thống hầm hào giao thông, móng nhà đồn…, biến quang cảnh di tích hiện nay thành sân bê tông, bồn hoa cây cảnh, bia… khiến người ta không thể nhận ra đây là di tích gì.
Khu di tích Nà Tu sau khi bị "hoàng tráng hóa". Ảnh: baobackan.org.vn
Điển hình như di tích chiến thắng Đèo Giàng đặt vị trí bia cách vị trí xảy ra sự kiện khoảng 1.400 m hay di tích Nà Tu - nơi Bác Hồ từng nói chuyện với thanh niên xung phong và tặng 4 câu thơ bất hủ “Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển. Quyết chí ắt làm nên”. Yếu tố gốc của lịch sử không còn nhưng không có giải pháp phục hồi di tích, những người có nhiệm vụ trùng tu lại cho xây dựng bồn hoa cây cảnh trên diện tích đất thuộc khu vực I, xây dựng các công trình tại di tích lạc lõng với lịch sử.
Hoặc tại di tích Nà Pậu, nơi vào năm 1951, Bác Hồ đã ở và làm việc; khi được phục hồi, lán Bác Hồ từng ở và lán cảnh vệ đã được thực hiện không đúng lịch sử, không đúng với hồ sơ khoa học đã mô tả, dùng vật liệu khác lạ so với nguyên bản. Lán Bác Hồ từng ở và lán cảnh vệ nguyên gốc đều được làm đơn sơ, tạm bợ của thời chiến tranh với vật liệu tại chỗ, nay được dựng lên với gỗ lim nhập từ nước ngoài, nền nhà bê tông, cột nhà lại có cả kệ đá, hầm trú ẩn của Bác Hồ vốn là một căn hầm chữ T, lộ thiên nay được bê tông hóa và lợp mái, cửa hầm được làm bằng vật liệu inox và khóa lại.
Di tích Khuổi Linh, nơi ở và làm việc của Tổng Bí thư Trường Chinh và Văn phòng Trung ương Đảng năm 1950 cũng ở tình trạng tương tự. Hệ thống đường trước đây là đường mòn, nay lại là hệ thống đường lát đá, nhiều bậc, lại đào sâu xuống, vừa “xóa” lịch sử vừa phản cảm.
Tại khu vực I, là khu vực cấm xây mới các công trình không thuộc lịch sử, nay lại được xây một đài lửa quá lớn so với di tích. Việc phục hồi lán ở của Tổng Bí thư Trường Chinh và nhà khách, nhà ăn, nhà hội trường… đều không đúng với lịch sử, không đúng với hồ sơ khoa học đã mô tả, lạm dụng bê tông. Hầm trú ẩn vẫn còn nguyên gốc chữ L nhưng đã bị đào bới và làm mới bằng bê tông, có mái kiên cố.
Trong số 5 di tích trên, di tích Nà Tu và di tích Đồn Phủ Thông được giao cho Sở Xây dựng thực hiện, còn 3 di tích là di tích Chiến thắng Đèo Giàng, di tích Nà Pậu, di tích Khuổi Linh do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh làm chủ đầu tư. Nhưng sở này lại thành lập Ban Quản lý dự án gồm những người không có chuyên môn về di tích nên đã "hiện đại hóa" di tích, khiến du khách đến tham quan không thể hình dung đúng về giai đoạn kháng chiến của dân tộc.
Theo ông Nông Khánh Hoàn, Giám đốc Bảo tàng Bắc Kạn: "Công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử như trên đã để lại hậu quả nghiêm trọng, làm biến dạng di tích, làm sai lệch lịch sử, phá vỡ cảnh quan khu di tích, vi phạm nghiêm trọng Luật Di sản Văn hóa, làm giảm hoặc mất giá trị lịch sử của di tích, không phát huy được giá trị của di sản".
Việc phá nguyên gốc di tích lịch sử và làm mới di tích ở Bắc Kạn bị Giám đốc Bảo tàng Nông Khánh Hoàn đánh giá là rất nghiêm trọng, bởi nếu muốn khôi phục lại giá trị nguyên gốc của di tích sẽ lại phải phá bỏ những công trình đã được xây mới trên nền di tích hoặc chấp nhận sự tồn tại không trung thực của di tích.
Theo Nguyễn Trình
Báo tin tức
Phá đường dây gián điệp Trung Quốc trên đất Mỹ
Mỹ chưa từng điều tra thành công một vụ nào liên quan đến gián điệp Trung Quốc cho đến khi tham gia phá vụ Chi Mak - một kỹ sư người Mỹ gốc Hoa đánh cắp bí mật công nghệ của Mỹ. Đây được coi là bước ngoặt trong nỗ lực của Mỹ chống gián điệp Trung Quốc vì từ đó, họ đã lần ra cả một đường dây gián điệp người Hoa trên đất Mỹ.
Kỳ 1: Lần theo dấu vết
Năm 2009, Greg Chung là người Mỹ đầu tiên bị kết tội gián điệp kinh tế vì đã chuyển những tài liệu kỹ thuật bí mật cho Trung Quốc. Greg Chung, một người Mỹ gốc Hoa, là một kỹ sư của hãng sản xuất máy bay Boeing làm việc trong một chương trình tàu con thoi vũ trụ của NASA.
Sở dĩ Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) lần ra được Greg Chung là nhờ một cuộc điều tra một kỹ sư người Mỹ gốc Hoa khác tên là Chi Mak. Vụ Chi Mak là một trong những vụ điều tra phản gián lớn nhất của FBI, trong đó họ phải theo dõi kẻ tình nghi liên tục suốt hơn một năm.
Trước đây, FBI chưa từng điều tra thành công một vụ nào liên quan đến gián điệp Trung Quốc. Ba năm trước, chính phủ Mỹ đã bị bẽ mặt khi không thể truy tố Wen Ho Lee, một nhà khoa học người Mỹ gốc Hoa, với cáo buộc chuyển tài liệu mật về hạt nhân của phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos (Mỹ) cho Trung Quốc. Vụ điều tra Chi Mak được coi là bước ngoặt trong nỗ lực của FBI chống gián điệp Trung Quốc và qua đó chứng minh rằng gián điệp Trung Quốc thực sự có đánh cắp bí mật công nghệ của Mỹ.
Đối với Greg Chung, người này tình nguyện làm gián điệp cho Trung Quốc xuất phát từ tình yêu với đất nước. Nhưng đối với Chi Mak, FBI tin rằng ông ta là một gián điệp được đào tạo và đã được tình báo Trung Quốc cài cắm vào Mỹ. Năm 1988, Mak bắt đầu làm việc cho Power Paragon, một công ty quốc phòng ở Anaheim, California chuyên phát triển hệ thống năng lượng cho hải quân Mỹ. FBI nghi ngờ rằng Mak đã chuyển công nghệ quân sự nhạy cảm cho Trung Quốc trong nhiều năm.
Cuộc điều tra bắt đầu khi FBI được mật báo rằng Power Paragon có khả năng có gián điệp cài cắm. Vụ này được giao cho một đặc vụ có tên James Gaylord. Do những công nghệ có nguy cơ nằm trong đích ngắm của điệp viên lại liên quan tới Hải quân Mỹ nên các đặc vụ Cơ quan điều tra hình sự Hải quân cũng tham gia cùng Gaylord và các đồng nghiệp FBI. Chi Mak được giám sát cẩn mật. Điều tra viên đã lắp đặt những camera bí mật bên ngoài nhà của Mak tại Downey, bang California để giám sát quá trình đi và về của Mak. Một nhóm chuyên bám sát gót Mak ở bất kỳ nơi nào. Mọi cuộc gọi điện của Mak đều được ghi âm.
Chi Mak, 64 tuổi và rất hay cười là một người rất yêu nghề. Ông ta được xem là một nhân viên kiểu mẫu tại Power Paragon. Đồng nghiệp trong công ty thường tìm tới ông ta để nhờ giúp đỡ khi họ gặp vấn đề nào đó và ông ta thường giúp đỡ rất nhiệt tình. Nhưng ông ta chỉ hòa nhập vào xã hội Mỹ ở nơi làm việc. Còn ở ngoài nơi làm việc, ông ta và vợ là Rebecca, sống khá trầm lặng, không bao giờ giao tiếp với hàng xóm. Bà Rebecca là một người phụ nữ lạnh lùng và ủ rũ. Dù đã sống 25 năm ở Mỹ nhưng vốn tiếng Anh vẫn nghèo nàn. Bà chưa bao giờ đi đâu mà không có chồng đi cùng, ngoại trừ việc đi dạo quanh nhà vào buổi sáng.
Những máy ghi âm bí mật được bố trí xung quanh ngôi nhà của Mak cho thấy hai vợ chồng Mak thường nói về tình hình chính trị Trung Quốc. Mak dường như tôn sùng Mao Trạch Đông, cho rằng ông bị lịch sử hiểu lầm. Các tư tưởng của Mao Trạch Đông đã hiển hiện rõ trong lối sống tiết kiệm đến mức cực đoan của Mak. Hai vợ chồng Mak thường dùng báo lót đồ ăn sau đó cuộn lại và vứt vào sọt rác. Mỗi sáng thứ 7, sau một trận tennis, họ lái xe tới trạm xăng và sử dụng khăn và giẻ ở đây để lau xe. Từ trạm xăng, ông bà Mak lái tới cửa hàng bán dụng cụ và đồ dùng trong nhà, ở trong khu vực bán đồ gỗ chừng 10 phút nhưng không bao giờ mua bất cứ thứ gì. Trong nhiều tuần liền, các đặc vụ Mỹ theo sát họ và tự hỏi phải chăng Mak đang làm điều gì đó bí mật, nhưng hóa ra họ vào đây vào giờ này để uống cà phê miễn phí.
Một buổi tối tháng 9/2004, Gaylord lái xe tới sân chơi bên cạnh đường cao tốc ở Downey. Hơn 20 đặc vụ FBI đã tập hợp tại đây, bao gồm cả một nhóm của FBI chuyên đột nhập bí mật vào nhà các đối tượng tình nghi. Đêm đó, họ lên kế hoạch bí mật lục soát nhà của Mak. Vợ chồng Mak và Rebecca đang đi nghỉ tại Alaska và đây là cơ hội cho họ dùng lệnh của tòa án cho phép vào nhà của Mak khi chủ nhân vắng nhà.
Trong nhiều tuần, các mật vụ đã theo dõi con phố nơi Mak sinh sống là Blandwood, nghiên cứu cả các hoạt động ban đêm của các hàng xóm gần đó. Họ để ý thấy cứ ba giờ sáng người cạnh nhà Mak lại thức dậy vào nhà vệ sinh, đi qua một cửa sổ mà từ đó người này có thể nhìn vào một góc nhà Mak. Đằng sau nhà Mak có một con chó thường sủa rất to. Còn một người hàng xóm đối diện bên kia đường thường ra khỏi nhà vào lúc 4 giờ để hút thuốc lá. Nếu một trong số họ hô hoán lên thì cuộc lục soát không còn bí mật nữa. Do đó, Mak sẽ biết chuyện và nếu ông ta thực sự là một điệp viên thì việc tìm ra những bằng chứng chống lại ông ta sẽ khó khăn hơn.
Vào một đêm, Gaylord và hai mật vụ khác lên một chiếc xe minivan Chevy, Hàng ghế giữa và sau xe bị tháo ra. Chiếc xe này giống chiếc xe mà Mak lái nên nó sẽ không gây nghi ngờ nếu hàng xóm tình cờ nhìn thấy. Các mật vụ nằm ở phía sau xe, nhìn bên ngoài chỉ thấy người lái xe. Sau khi được nhóm giám sát báo hiệu tiếp tục, chiếc xe xuất phát từ sân chơi và tiến đến đường Blandwood, dừng cách nhà Mak một đoạn ngắn. Các mật vụ đã vào trong nhà Mak. Gaylord nhẹ nhàng mở cửa trước và bước vào, hai người khác theo sau. Anh đứng im một lúc để mắt quen với bóng tối. Tất cả những gì họ có thể nhìn thấy đều đã bị phủ một lớp bụi dày. Trong ánh sáng lờ mờ, Gaylord nhìn thấy các chồng tài liệu cao chừng nửa mét đến 1 mét ở khắp nhà: ở cửa trước, trên bàn ăn, trong văn phòng.
Các mật vụ chụp lại số tài liệu này, sau đó để lại chính xác vị trí như ban đầu. Một số tài liệu là sách hướng dẫn và bản thiết kế hệ thống năng lượng của các tàu hải quân Mỹ và những ý tưởng về công nghệ của hải quân đang trong giai đoạn phát triển. Một bộ tài liệu có thông tin về tàu ngầm lớp Virginia. Các mật vụ chụp ảnh cả các tài liệu khác như bản khai thu nhập cá nhân, giấy tờ đi lại và danh bạ của Mak, trong đó có một số kỹ sư gốc Hoa khác đang sống tại California. Đây là nơi mà FBI lần đầu tiên bắt gặp cái tên Greg Chung.
Đón đọc kỳ cuối: Bắt giữ
Theo Công Thuận
Thông điệp McCain: 5 Sẵn sàng, 3 Nên và 1 Hy vọng
13.08.2014
Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) cho hay, chiều 8/8/2014, tại Trụ sở Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp đoàn Thượng viện Hoa Kỳ sang thăm Việt Nam gồm Thượng Nghị sỹ John McCain (Đảng Cộng hòa, tiểu bang Arizona) và Thượng nghị Sỹ Sheldon Whitehouse (Đảng Dân chủ, tiểu bang Rhode Island).
Theo VOV thì “các Thượng Nghị sỹ (Hoa Kỳ đã) chia sẻ với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một số nhận định về tình hình thế giới và khu vực hiện nay, bày tỏ quan tâm đặc biệt đến vấn đề tự do hàng hải và tình hình căng thẳng vừa qua ở biển Đông, cho rằng việc tuân thủ các chuẩn mực và luật pháp quốc tế là hết sức cần thiết đối với tất cả các nước… (Ngoài ra) các Thượng Nghị sỹ (cũng) đề xuất một số biện pháp về hợp tác song phương trong thời gian tới, khẳng định Quốc hội và Chính phủ Hoa Kỳ đều mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau với Việt Nam trên các lĩnh vực và các kênh, trong đó có quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam.” Tuy nhiên VOV cũng như truyền thông trong nước không đưa thêm thông tin chi tiết về các đề xuất cụ thể của các Thượng Nghị sỹ Hoa Kỳ.
Theo VOV thì trong đáp từ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã “khẳng định Đảng và Nhà nước Việt Nam coi Hoa Kỳ là một đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam; ủng hộ việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ ở các cấp độ và trên các lĩnh vực phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và trên thế giới… (Và) Tổng Bí thư cũng mong muốn hai bên sẽ có nhiều biện pháp tích cực để triển khai có hiệu quả quan hệ Đối tác toàn diện và thiết thực chuẩn bị kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước trong năm 2015.”
Nhận xét chung của các nhà quan sát thấy rằng nhà cầm quyền Việt Nam vẫn cứ luận điệu cũ chỉ lập đi lập lại những gì thực sự cần thiết và có lợi cho họ mà không hề có một cử chỉ thiện chí tối thiểu đáp lại những khuyến nghị của Hoa Kỳ. Báo chí trong nước không hề nhắc đến chủ đề “nhân quyền”, một trong những nội dung trọng tâm bậc nhất của chuyến thăm này.
Trong cuộc họp báo tại Hà Nội cùng ngày, Thượng Nghị sỹ John McCain đã trả lời báo giới nguyên văn như sau: “… Về phần chúng tôi, Hoa Kỳ đã sẵn sàng (1) để đáp ứng thách đố này với suy nghĩ và hành động mới. Chúng tôi đã sẵn sàng (2) để hoàn tất một Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương ở tiêu chuẩn cao, với Việt Nam là một đối tác trọn vẹn. Chúng tôi đã sẵn sàng (3), trong bối cảnh của TPP, làm việc với Việt Nam để đáp ứng các tiêu chí để được Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế thị trường. Chúng tôi sẵn sàng (4) tăng cường hợp tác quân sự giữa chúng ta và số lần chiến thuyền Hoa Kỳ cặp bến Việt Nam theo như Việt Nam cho phép - không phải bằng cách thiết lập các căn cứ, đó không là điều chúng tôi mưu cầu, mà là thông qua các thỏa thuận để tăng sự tiếp cận, như chúng tôi đang hoàn tất thương thảo với các nước khác trong khu vực. Chúng tôi cũng đã sẵn sàng (5) để tăng cường hỗ trợ an ninh nhằm giúp Việt Nam nâng cao khả năng theo dõi trong lĩnh vực hàng hải và xây dựng năng lực bảo vệ quyền chủ quyền của mình ...”
“ … Trong mục đích ấy, tôi tin rằng đã đến lúc Hoa Kỳ (nên - 1) bắt đầu nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Điều này sẽ không, và không nên, xảy ra toàn bộ cùng một lúc. Thay vào đó, nó nên (2) được giới hạn trước hết trong phạm vi khả năng phòng thủ, chẳng hạn như bảo vệ bờ biển và các hệ thống hàng hải, hoàn toàn thuộc về an ninh đối ngoại. Chúng ta có thể làm đến bao nhiêu trong lĩnh vực này, cũng giống như trong các mục tiêu thương mại và an ninh tham vọng nhất khác của chúng ta, tuỳ thuộc nhiều vào hành động thêm nữa của Việt Nam về nhân quyền ...”
“ … Đồng thời, các nhà lãnh đạo của Việt Nam thừa nhận còn nhiều việc phải làm, vì một lý do trên hết: Nó là điều tốt cho Việt Nam - cho sự ổn định, thịnh vượng và thành công của Việt Nam. Như Thủ Tướng Chính Phủ cho biết trong lời phát biểu đầu năm của mình, "Dân chủ là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển của nhân loại. ‘Chế độ ở Việt Nam, ông nói, "phải làm tốt hơn về dân chủ, và đảng (CSVN) phải (nên - 3) giương cao ngọn cờ dân chủ …’”
Thay lời kết, Thượng Nghị sỹ John McCain “ … hy vọng rằng Việt Nam sẽ chuyển những lời đáng ghi nhận này thành những hành động mạnh dạn, chẳng hạn như trả tự do cho các tù nhân lương tâm, tạo không gian cho xã hội dân sự, và cuối cùng làm rõ trong pháp luật và chính sách rằng quyền lực nhà nước là hạn chế và các nhân quyền phổ quát -- các tự do phát biểu, lập hội, thờ phượng, xuất bản, và truy cập thông tin -- được bảo vệ cho tất cả công dân … vì tương lai một Việt Nam .… dân chủ, quản trị tốt và pháp quyền, thịnh vượng và phát triển xã hội, môi trường trong lành, và sức mạnh dân tộc để bảo vệ lập … làm nền tảng cho Hoa Kỳ - Việt Nam xây dựng một quan hệ đối tác chiến lược (bền vững) dựa trên những giá trị chung … mà hai quốc gia có thể có …”
Thượng Nghị sỹ John McCain có hứa là ông sẽ bắt đầu làm việc ngay sau khi trở lại Hoa Kỳ để thực hiện những gì ông đã hứa với lãnh đạo Hà Nội trong chuyến công du lần nay. Thậm chí Thượng Nghị sỹ Whitehouse còn cụ thể hơn khi phát biểu rằng Hoa Kỳ có thể hủy bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam vào tháng 9 năm nay trong khi dường như Hà Nội vẫn tiếp tục phớt lờ những quan tâm của Mỹ. Một lần nữa, thông điệp của Thượng Nghị sỹ McCain thực sự không thể rõ hơn thế nữa. Ông thẳng thắn nêu ra “5 điểm sẵn sàng” của phía Mỹ để nhấn mạnh những gì hai nước “nên làm” trong giờ phút lịch sử trọng đại này với hy vọng duy nhất rằng chính phủ Hà Nội sẽ biến những phát ngôn hùng hồn của họ thành những hành động mạnh mẽ, thực tiễn đáp ứng được nguyện vọng khát khao dân chủ của toàn dân Việt Nam như nguyên văn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong Thông điệp đầu năm 2014 đã nêu: “ … Dân chủ cũng là xu thế khách quan trong tiến trình phát triển của xã hội loài người …và Đảng (CSVN) phải nắm chắc ngọn cờ dân chủ …”
Người dân Việt Nam trong và ngoài nước cũng như bè bạn của Việt Nam trên toàn thế giới, các quốc gia yêu chuộng và theo đuổi mục đích tự do, dân chủ, bác ái, thịnh vượng và tiến bộ xã hội đang chờ xem những hành động cụ thể của chính phủ Hà Nội trước khi có những bước đi kế tiếp. Đã đến lúc Hà Nội nên làm hơn nói vì những lời nói đó dù hoa mỹ và có hứa hẹn đến mấy nhưng không có hành động cụ thể kèm theo đều hoàn toàn vô nghĩa.
Và nói cho cùng thì những khuyến nghị của Hoa Kỳ đối với Hà Nội qua lời của ông McCain thì “nó (cũng) là điều tốt cho Việt Nam - cho sự ổn định, thịnh vượng và thành công của Việt Nam.” Vậy tại sao ĐCSVN vẫn cứ thờ ơ, lạnh nhạt? Cái gì đã khiến cho họ không màng quan tâm đến “sự ổn định, thịnh vượng và thành công của Việt Nam”?
Trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua, các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã tái khẳng định cam kết của Mỹ mong muốn nâng cấp quan hệ song phương. Vấn đề còn lại là liệu Việt Nam muốn có một đối tác Hoa Kỳ như thế nào, phụ thuộc hoàn toàn vào việc Hà Nội sẽ sẵn sàng thỏa hiệp đến đâu? Nhu cầu chiến lược và lợi ích chung luôn là mảnh đất màu mỡ để các bên đến lại gần nhau, nhưng những giá trị chung được chia sẻ mới thực sự là nền tảng cho một mối quan hệ lâu dài và bền vững.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
200 triệu đồng lấy được bằng Tiến sỹ y khoa
Qua giới thiệu của một nguồn tin, PV Dòng Đời đã tìm gặp Phó Giáo sư (PGS) Đàm Khải Hoàn, Trưởng bộ môn Y học Cộng đồng, Đại học Y - dược Thái Nguyên để nhờ vị Phó GS này tìm cách “tậu” cho tấm bằng Tiến sỹ Y khoa danh giá.
Đại học Y - Dược Thái Nguyên.
Trong vai một người có nhu cầu làm nghiên cứu sinh, phóng viên Dòng đời đã tiếp cận với vị giáo sư này cũng như công nghệ lấy bằng tiến sĩ mà “thầy” đã vẽ ra.
Trước khi tiếp PV tại nhà riêng, PV đã điện thoại trước cho Phó GS Hoàn, tự giới thiệu có mong muốn được vị Phó GS này hướng dẫn Nghiên cứu sinh. Khi đó, vị Phó GS đang bận một cuộc nhậu. Tuy nhiên, chỉ sau đó khoảng 30 phút, vị Phó GS này rời cuộc vui để gặp PV tại nhà riêng của mình.
Ông Đàm Khải Hoàn chụp ảnh cùng sinh viên.
Đi mua... bằng Tiến sỹ Y khoa
Tọa lạc trên một khu đất rộng, ngôi nhà của vị Phó GS này là một nhà sàn “chất”, mà theo ông khoe, là: “Mấy năm trước, tôi mới mua được của một gia đình dân tộc trên huyện Võ Nhai. Hồi đó, giá của nhà sàn rẻ lắm! Cả làm “luật” cho kiểm lâm và vận chuyển nữa hết có gần 20 triệu!”.
Trước những cảnh quan và vật dụng liên quan chủ yếu tới lâm sản, PV nhanh chóng nghĩ ra một “vai diễn” phù hợp với bối cảnh khi tự nhận mình là một “trùm” buôn gỗ. Sau khi “đi” vài đường cơ bản về gỗ, PV nhanh chóng đặt vấn đề:
“Nhà em vốn có truyền thống theo nghề Y nên khi học xong cấp 3, em đã thi vào ĐH Y Hà Nội. Tuy nhiên, sau khi vào học ngành này, em lại không có hứng thú nên học hành rất chểnh mảng, gần như không biết gì. Đi học thì thuê, đi thi thì “chạy”.
Khi học xong bằng cử nhân, gia đình lại ép em học luôn thạc sỹ. Lúc này, em đã tham gia vào công việc kinh doanh gỗ nên đi lại triền miên. Vì thế, bằng Cao học của em cũng là đi mua nốt. Bây giờ, việc kinh doanh gỗ của em chủ yếu chuyển trọng điểm về Thái Nguyên, công việc cũng đang phát đạt nên bố mẹ em nhất quyết bắt em phải học nốt cái bằng Tiến sỹ để sau này có cái bằng mà mở phòng khám.
Công việc trên Thái Nguyên thì em không thể bỏ được nên em rất mừng khi được anh em giới thiệu qua gặp thầy để thầy hướng dẫn Nghiên cứu sinh. Nhưng thực tình, kiến thức thì em không biết gì...”.
- “Thế em đã có bài báo hay công trình khoa học nào chưa?” vị Phó GS Đàm Khải Hoàn ngắt lời, hỏi.
- “Dạ, chưa ạ!”.
- “Thế em đã đi làm chuyên môn ở đâu chưa?”.
- “Dạ, chưa ạ!”, PV lí nhí.
- “Vậy được rồi! Việc lấy bằng Tiến sỹ của cậu, tôi sẽ giúp được. Cậu cứ yên tâm! Tôi nhận lời với cậu”, vị Phó GS chốt lại.
“Việc anh Hoàn trao đổi chuyện làm bằng tiến sỹ kiểu đó là sặc mùi mua bán. Không thể chấp nhận được! Chúng tôi sẽ không bao che cho những hành động tiêu cực này!” - ông Đặng Kim Vui, Giám đốc Đại học Thái Nguyên.
|
Kỹ nghệ “lấy” bằng
Sau khi câu chuyện đã cởi mở, ông Hoàn nói thêm: “Trước tiên, tôi sẽ viết cho cậu vài bài báo khoa học để đăng trên tạp chí Y học Thực hành. Mấy bài báo này sẽ ký tên cậu. Cậu chỉ việc tới tòa soạn, đưa cho họ mấy đồng rồi nhờ họ đăng bài, tôi sẽ có lời cho cậu.
Việc tiếp theo, cậu phải nhờ các mối quan hệ của gia đình mình để có tên trong một cơ quan hoặc tổ chức phi chính phủ nào đó để khi hội đồng xét duyệt hồ sơ, họ tin rằng cậu đã làm ở cơ quan, tổ chức đó chứ không phải là anh buôn gỗ” - ông Hoàn bắt đầu tiết lộ bí quyết nghề nghiệp của mình.
“Việc cậu đi làm, cậu cứ đi. Tôi sẽ làm đề cương đề tài cho cậu (đây là phần quan trọng nhất mà thí sinh phải trình bày trước Hội đồng các Giáo sư, Phó GS để được chấp nhận đậu đầu vào Nghiên cứu sinh - PV). Tôi sẽ trao đổi với cậu qua email” - ông Hoàn nói thêm.
Trước sự hướng dẫn nhiệt tình của vị Phó GS, tôi tiếp tục thể hiện “quan điểm: “Nhưng thực tình em không biết gì hết. Lỡ khi vào bảo vệ đề cương đề tài các thầy trong hội đồng hỏi thì em không biết trả lời sao? Thầy có lo cho em được cả hội đồng không ạ?”.
Lúc này, vị Phó GS trấn an ngay: “Yên tâm, cái đó lo được! Không biết rửa bát thì phải bế em thôi. Tôi đã hướng dẫn nhiều người rồi! Cần gặp ai thì tôi sẽ bảo cậu đến gặp. Mấy người đó toàn... đàn em của tôi thôi mà!” (Ý nói mấy vị trong hội đồng xét tuyển Nghiên cứu sinh - PV).
Trước sự chắc chắn của vị Phó GS này, tôi chốt lại: “Vâng, trăm sự em nhờ thầy! Vậy thầy cho em biết là em sẽ phải chuẩn bị bao nhiêu tiền để lo việc này hả thầy?”.
“Thôi, cậu cứ về đi. Mới gặp lần đầu, tôi chưa muốn nói chuyện này. Để hôm khác. Cậu cứ yên tâm là tôi giúp được cậu. À mà cậu tên là gì nhỉ?”, lúc này, vị Phó GS Đặng Khải Hoàn mới kịp nhớ ra là mình chưa hỏi tên “khách hàng”.
Tuy nhiên, trong câu chuyện về ngôi nhà sàn của mình, ông Hoàn có “gợi ý” rằng ngôi nhà sàn của ông vẫn còn những gỗ tạp và kêu than chuyện lúc này, lực lượng kiểm lâm làm gắt quá. Dù có nhiều mối quan hệ với cả lực lượng kiểm lâm và lâm tặc, ông Hoàn vẫn không thể vận chuyển được số gỗ nghiến về để hoàn thiện nốt ngôi nhà sàn của mình. Trước ý tứ trên, PV buộc phải gợi ý là mình có thể làm được việc này.
Sau đó, PV có nhận được email từ vị Phó GS này với đoạn có nội dung sau: “Thầy định thay toàn bộ sàn bằng nghiến. Có lẽ vẫn phải dầy 5cm, vì nó mới im, mỏng sẽ rung. Diện tích toàn bộ sàn là 100m2. Các tấm gỗ dài ngắn tùy theo đều được cả vì phải ghép mà. Em lo hộ thầy”.
Trước tình hình trên, tôi buộc phải đồng ý sẽ lo giúp thầy Hoàn 100m2 gỗ nghiến loại dày 5cm.
Tại lần gặp thứ hai, PV đã một lần nữa hỏi về số tiền phải đưa cho Phó GS Đàm Khải Hoàn để lo chuyện đầu vào. Lần này, ông Hoàn đã đồng ý với mức giá 200 triệu đồng và cho tôi số tài khoản ngân hàng để chuyển tiền vào.
Những nội dung của cuộc ngã giá chỉ được PV tiến hành sau khi gặp gỡ với nhiều người đã, đang được vị Phó GS này hướng dẫn Nghiên cứu sinh. Các nhân vật này đều khẳng định: Nếu muốn mua bằng Tiến sỹ Y khoa bằng tiền tại Đại học Y Thái Nguyên, PV nên tìm đến Phó GS Đàm Khải Hoàn là đúng địa chỉ nhất.
|
Sặc mùi mua bán
Khi những tư liệu trên đầy đủ, PV quyết định ra mặt để đối chất với vị Phó GS. Ngay sau khi PV công bố các tư liệu đã thu thập, Phó GS Đàm Khải Hoàn im lặng một hồi rồi bỏ về. Sau đó, ông Hoàn có gửi lại một email cho chúng tôi.
Email này có đoạn: “Anh giới thiệu là người buôn gỗ nhưng đã học Cao học Y tế công cộng. Tuy nhiên mải làm ăn cho nên học không đến nơi đến chốn. Nhưng với điều kiện đó tôi nghĩ sẽ dạy cho anh được. Anh nói anh làm ra rất nhiều tiền, sẵn sàng cho tôi cái này, cái nọ. Nhưng đấy là anh đặt vấn đề và xuất phát từ anh chứ tôi có đòi hỏi gì đâu? Tôi nghĩ xã hội này có nhiều người có nhiều tiền thì khi học, họ có thể biếu tôi món quà to...”.
PV cũng đã liên hệ với lãnh đạo Đại học Y Dược Thái Nguyên để làm việc. Trước những thông tin nghiêm trọng mà phóng viên đưa ra, Ban Giám hiệu Đại học Y dược Thái Nguyên đã triệu tập một cuộc họp với đầy đủ lãnh đạo nhà trường, phóng viên và Phó GS Đàm Khải Hoàn với mục đích để các bên xem các tư liệu, đối chất và đưa ra các quan điểm về vụ việc.
Tại đây, ông Hoàn nhận mình có khả năng giúp các nghiên cứu sinh có bằng Tiến sỹ Y khoa mà không cần phải học, ông Hoàn vẫn giữ quan điểm rằng viêc ông nói như vậy đơn thuần nghĩ rằng việc hướng dẫn một nghiên cứu sinh có điều kiện về kinh tế thì việc nhận được những món quà có giá trị vật chất lớn là điều bình thường.
Trong khi đó, đại diện cho lãnh đạo nhà trường, ông Nguyễn Văn Sơn cho rằng việc ông Hoàn nói như vậy bước đầu có thể kết luận là không đúng với đạo đức của người thầy giáo.
Tuy nhiên, bình luận về những tư liệu mà phóng viên đưa ra, ngày 4/8/2014, ông Đặng Kim Vui, Giám đốc Đại học Thái Nguyên (Đại học Y Dược Thái Nguyên là một trường đại học thành viên của Đại học Thái Nguyên) nhìn nhận thẳng thắn: “Việc anh Hoàn trao đổi chuyện làm bằng tiến sỹ kiểu đó là sặc mùi mua bán. Không thể chấp nhận được! Chúng tôi sẽ không bao che cho những hành động tiêu cực này!” .
Nhóm PV Điều tra
Theo Dân Việt
Nhục hình và bức cung: Phải dứt khoát loại trừ!
Trong khi những chấn động từ vụ oan án của ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) chưa kịp hạ nhiệt thì mới đây dư luận một lần nữa lại hết sức “bàng hoàng” về những bức cung, nhục hình mà Thạch Sô Phách (Sóc Trăng) đã nếm trải.
Ông Nguyễn Thanh Chấn được đình chỉ thi hành án sau 10 năm chịu án tù chung thân
Khi anh Thạch Sô Phách trở về, chỉ có con trai ra đón, vợ anh đã đi theo người khác.
Điều đáng nói là trong cả hai vụ này, phải đợi đến khi có người khác ra tự thú thì sựthật mới phơi bày, những người bị làm oan mới được giải oan. Hay nói cách khác, sự thức tỉnh lương tâm của kẻ phạm tội chứ không phải hệ thống kiểm tra, giám sát của bộ máy tư pháp đã cứu những người bị nhục hình, bức cung và kết án oan sai. Nhiều luật sư lâu năm trong nghề kể lại có những bị cáo bị nhục hình, bức cung rất thương tâm nhưng “án tại hồ sơ”, không dễ gỡ tội cho họ. Đất nước đã hòa bình, thống nhất gần 40 năm, đã 14 năm bước vào thế kỷ XXI, liệu có cách nào để biết có bao nhiêu vụ nhục hình, bức cung theo cách thức như vậy đã xảy ra và có bao nhiêu người bị oan sai vẫn còn đang ở trong tù ngục?
Khắc phục nạn nhục hình, bức cung không dễ, bởi vẫn còn những cán bộ tư pháp cho rằng nhục hình, bức cung “là cần thiết” theo kiểu “mục đích biện minh cho phương tiện”. Đặc biệt, không ít người của cơ quan tố tụng rất hay phàn nàn là “phạm nhân” đã nhận tội nhưng sau khi gặp luật sư thì lại đổi lời khai. Quyền có luật sư ngay từ khi bị tạm giữ, bị khởi tố, dù là quyền con người hiến định của công dân, vẫn bị cản ngại, hạn chế, vô hiệu hóa trong không ít trường hợp. Vẫn có điều tra viên tư duy theo cách “thà xử lầm còn hơn lọt tội” và nguyên tắc “suy đoán vô tội” là điều làm họ dị ứng.
Dẫu rằng bức cung, nhục hình dưới vô vàn cách thức đã và đang diễn ra ở nhiều nước, kể cả ở các nước phát triển nhưng không thể lấy cái xấu và cái ác của người khác để cho rằng mình cũng được quyền xấu và ác (cũng như không thể nói rằng nhiều nước khác còn tham nhũng để được quyền dung thứ nạn tham nhũng). Chúng ta đều biết cách tư duy đó sẽ đưa xã hội và đất nước đi đến đâu.
Nhục hình và bức cung là tội ác và người bị xử oan sai là những nạn nhân. Không thể điều tra tội phạm bằng cách phạm tội, không thể bảo vệ nạn nhân của tội ác bằng cách tạo ra những nạn nhân mới.
Điều tra, truy tố tội phạm là một khoa học. Lao động của điều tra viên, công tố viên là lao động trí óc. Đặc trưng của thứ lao động này là không thể được thay thế bằng sức mạnh cơ bắp, bằng số đông. Hiệu quả duy nhất của thứ lao động này sự thật khách quan được minh chứng, là công lý được thực thi. Một điều tra viên, công tố viên giỏi là vốn quý của ngành và của đất nước. Đã từng có những điều tra viên, công tố viên là thần tượng của giới trẻ, là khắc tinh của bọn tội phạm. Có người đã sống và chết một cách anh hùng. Nghiêm trị nạn nhục hình, bức cung cũng chính là bảo vệ thanh danh những người anh hùng đó.
Thứ Hai, ngày 18/8/2014 - 06:50
Luật sư TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA