HÀ NỘI (NV) - Hai nghị sĩ Mỹ John Mc Cain và Sheldon Whitehouse vừa tới Hà Nội trong chuyến thăm Việt Nam kéo dài 3 ngày bắt đầu từ 8 tháng 8, 2014 “để trao đổi về hợp tác song phương.”
Phái đoàn của ông John McCain và Sheldon Whitehouse đến thì phái đoàn của Nghị Sĩ Robert Corker (thành viên cao cấp của Ủy Ban Ðối Ngoại Thượng Viện Mỹ) cũng vừa rời Hà Nội. Theo truyền thông Việt Nam, một phần lớn các cuộc trao đổi có liên quan đến vấn đề nhân quyền, đàm phán Hiệp định Hợp Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), và bãi bỏ cấm vận võ khí đối với Việt Nam.
Nghị Sĩ John McCain phát biểu tại cuộc họp báo ở Hà Nội trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 1 năm 2012. (Hình: Getty Images)
“Ðoàn hai thượng nghị sĩ cùng trợ lý và các cố vấn thăm và làm việc tại Việt Nam nhằm mục đích trao đổi các vấn đề song phương và các vấn đề khu vực hai bên cùng quan tâm.” Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN Lê Hải Bình cho biết như vậy trên VietNamNet về phái đoàn McCain và Whitehouse.
Nguồn tin này cho hay, “Thông tin chính thức từ phía Mỹ cũng cho hay, TNS John McCain và TNS Sheldon Whitehouse sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo VN nhằm trao đổi các vấn đề song phương, khu vực, bao gồm vấn đề an ninh, thương mại và nhân quyền.”
Ðề tài “bãi bỏ cấm vận võ khí sát thương” cho Việt Nam là đề tài được nhắc nhở khá nhiều thời gian gần đây. Trong chiều hướng này, chuyến thăm viếng kéo dài 3 ngày của phái đoàn mà hai nghị sĩ John McCain (Cộng Hòa-Arizona) và Sheldon Whitehouse (Dân Chủ-Rhode Island) cầm đầu nhiều phần cũng liên quan.
Nhất là ông McCain lại là một nghị sĩ thuộc Ủy Ban Quốc Phòng có nhiều ảnh hưởng và cũng có cảm tình đối với Việt Nam, giới lãnh đạo Hà Nội luôn luôn tìm dịp vận động với ông, nhờ uy thế của ông để thúc hối Hoa Thịnh Ðốn bỏ lệnh cấm vận võ khí sát thương.
Trong một chuyến đến Hà Nội mấy năm trước khi ông đi cùng Nghị Sĩ Joseph Lieberman, các ông từng cho hay các lãnh đạo CSVN trao cho các ông một danh sách võ khí các loại rất dài muốn mua. Tuy nhiên, các ông cũng đã nói thẳng là vấn đề bãi bỏ cấm vận võ khí tùy thuộc vào sự cải thiện nhân quyền.
Hôm 4 tháng 8, 2014, Nghị Sĩ Bob Corker (Cộng Hòa-Tennessee), thành viên cao cấp Ủy Ban Ðối Ngoại Thượng Viện Mỹ, đã gặp Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh và Thượng Tướng Trương Quang Khánh, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng vào buổi sáng. Chiều cùng ngày ông đã gặp Chủ Tịch Quốc Hội CSVN Nguyễn Sinh Hùng.
Qua sự tường thuật của Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) thì ông Corker nói với ông Trương Quang Khánh là, “Hai bên đang xúc tiến đàm phán để đi đến ký kết Hiệp Ðịnh Ðối Tác Xuyên Thái Bình Dương; Mỹ đang nghiên cứu, tiến tới việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương với Việt Nam.”
Tuần lễ vừa qua, Dân Biểu Randy Forbes - chủ tịch Tiểu Ban Hải Lực và Triển Khai Lực Lượng thuộc Ðảng Cộng Hòa và Dân Biểu Colleen Hanabusa - thành viên Ủy Ban Quân Lực Hạ Viện Mỹ thuộc Ðảng Dân Chủ đưa nghị quyết ủng hộ Mỹ tập trung nhiều hơn vào Châu Á-Thái Bình Dương, chỉ trích các âm mưu cưỡng ép nhằm định đoạt tranh chấp hàng hải, tái khẳng định cam kết đối với liên minh Mỹ-Nhật và các vấn đề khác.
Trong đó, có khuyến cáo chính phủ Hoa Kỳ cho phép bán hoặc chuyển giao trang bị quốc phòng Mỹ, thích hợp với sự phát triển và duy trì năng lực phòng thủ của Việt Nam trước các mối đe dọa từ bên ngoài.
Trên báo tài chính Wall Street Journal hôm 15 tháng 7, 2014, hai tác giả Richard Fontaine và Patrick M. Cronin viết một bài phân tích cho rằng Việt Nam và Hoa Kỳ đã có những hợp tác nhỏ bé về phương diện an ninh quốc phòng mấy năm qua, nay tới lúc “Hoa Kỳ nên có những bước kế tiếp để giúp Việt Nam gia tăng khả năng tự vệ” hầu chống lại sự áp bức của Trung Quốc.
Theo hai ông, “Ðiều quan trọng nhất là Hoa Kỳ nên gỡ bỏ bệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.”
Sau đó hai ngày, Ted Osius, người được đề cử làm tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam, khi trả lời chất vấn trong phiên điều trần ở Thượng Viện Hoa Kỳ ngày 17 tháng 6, 2014 đã nêu ý kiến rằng có thể đã đến lúc Washington xem xét dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Tuy nhiên, dịp này, ông Ted Osius nói Hoa Kỳ đã nói rõ với chính quyền đảng trị ở Việt Nam nhiều lần rằng lệnh cấm này sẽ không được dỡ bỏ nếu Việt Nam không có những tiến triển đáng kể về nhân quyền.
Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) gần đây đã tổ chức hội thảo 2 ngày về Biển Ðông và ra báo cáo dài 22 trang hối thúc chính phủ Mỹ có các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lộng hành của Trung Quốc ở Biển Ðông. Trong đó, họ cũng cho rằng nên giải tỏa lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. (TN)
08-07- 2014 3:13:09 PM
Theo Người Việt
Thursday, August 7, 2014
Lộ sai phạm tại dự án Cảng Vũng Áng
(VTC News) - Thanh tra Chính phủ phát hiện gói thầu Nạo vét luồng và vũng quay tàu thuộc Dự án xây dựng bến số 2 Cảng Vũng Áng giai đoạn II được khảo sát không đúng quy trình, dẫn tới việc phát sinh hơn 7 tỷ đồng.
Như đã đưa tin, Thanh tra Chính phủ vừa có văn bản thông báo kết luận thanh tra về việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước (KBNN). Cuộc thanh tra đã được thực hiện từ tháng 10/2012 đến tháng 12/2012.
Trong dợt thanh tra này, Thanh tra Chính phủ đã thanh tra việc kiểm soát việc chi tiêu Ngân sách Nhà nước (NSNN) qua KBNN. Riêng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, cơ quan thanh tra đã kiểm tra một số khoản giải ngân của 73 dự án đầu tư xây dựng tại KBNN tỉnh, thành phố.
Kết quả cho thấy, một số đơn vị KBNN, chủ đầu tư, nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn đã vi phạm quy định về đầu tư xây dựng, vi phạm trong việc thanh toán vốn đầu tư.
Trong đó có 7 trường hợp thanh toán sai dự toán, khối lượng, đơn giá, định mức xây dựng cơ bản với số tiền là 11,815 tỷ đồng.
Cảng Vũng Áng (Ảnh: Báo Hà Tĩnh) |
Điển hình, tại KBNN TP.HCM, dự án nâng cấp mở rộng đường Rừng Sác (giai đoạn hoàn chỉnh mặt đường), chủ đầu tư đã thanh toán không đúng hệ số đầm chặt đất mặt đường với giá trị 7,547 tỷ đồng.
Tại KBNN Bà Rịa - Vũng Tàu, dự án Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn thanh toán sai khối lượng, định mức, điều kiện kỹ thuật công trình. Số tiền thanh toán không đúng là 2,469 tỷ đồng. Dự án đường và cầu từ Gò Găng sang Long Sơn, số tiền thanh toán không đúng là 946 triệu đồng.
Đặc biệt, tại KBNN Hà Tĩnh, lực lượng thanh tra nhận thấy dự án đầu tư xây dựng Cảng Vũng Áng giai đoạn II (gói thầu số 2 – Nạo vét luồng và vũng quay tàu), Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế giao thông vận tải (TEDI, thuộc Bộ Giao thông Vận tải) là đơn vị tư vấn khảo sát thiết kế đã thực hiện khảo sát không đúng quy trình do Bộ Giao thông Vận tải quy định. Điều này dẫn tới việc phát sinh tăng giá trị gói thầu là hơn 7,312 tỷ đồng.
Trên cơ sở đó, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Bộ Giao Thông Vận tải tiến hành kiểm tra giá trị khối lượng phát sinh tại dự án nói trên. Qua kiểm tra, nếu phát hiện việc nghiệm thu, thanh toán không đúng thực tế phát sinh hoặc có dấu hiện tội phạm (thanh toán khống khối lượng) thì yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chuyển hồ sơ cho cơ quan công an điều tra xử lý theo quy định.
Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải tiến hành kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể và cá nhân có liên quan (Cục Giám định và quản lý chất lượng công trình giao thông, Ban quản lý dự án 85 thuộc Bộ Giao thông Vận tải) trong việc thẩm định, phê duyệt phương án thi công điều chỉnh và dự toán bổ sung gói thầu số 2 thuộc Dự án xây dựng bến số 2 Cảng Vũng Áng giai đoạn II không đúng quy định nói trên.
07/08/2014 14:46
Minh Quyết
Phó chủ tịch xã 'vây ráp' đòi xử phóng viên
(VTC News) - Cho rằng phóng viên viết bài sai sự thực, Phó chủ tịch xã chặn đường đe dọa, "vây ráp" ngay tại trụ sở UBND xã, đòi đánh phóng viên.
Phó chủ tịch xã hành xử như côn đồ
Phóng viên Đình Tiệp công tác tại Báo Tài nguyên Môi trường cho biết, sáng 6/8, anh cùng một số anh em phóng viên báo khác lên địa bàn xã Cắm Muộn (huyện Quế Phong - Nghệ An) điều tra tình trạng khai thác vàng trái phép.
Phóng viên Đình Tiệp công tác tại Báo Tài nguyên Môi trường cho biết, sáng 6/8, anh cùng một số anh em phóng viên báo khác lên địa bàn xã Cắm Muộn (huyện Quế Phong - Nghệ An) điều tra tình trạng khai thác vàng trái phép.
Sau khi ghi nhận ở hiện trường có nhiều tốp người và máy múc đang ngang nhiên khai thác vàng gây ra tình trạng núi bị đào bới tan hoang, nước sông đục ngầu, chiều cùng ngày, nhóm phóng viên quay trở về UBND xã để trao đổi, nắm thông tin thêm từ cấp chính quyền.
Tại đây, lãnh đạo xã trao đổi về một số khó khăn, vướng mắc dẫn đến việc vàng tặc vẫn lộng hành. Làm việc xong, mọi người dắt xe ra về. Khi đi từ cổng trụ sở UBND xã Cắm Muộn ra được khoảng 30m, có một người đàn ông chặn xe của các phóng viên lại và hỏi ai là phóng viên Đình Tiệp, phóng viên Đình Tiệp lên tiếng nhận.
UBND xã Cắm Muộn nơi phóng viên bị 'vây ráp', nhiều người lên UBND xã công việc đã chứng kiến những hình ảnh ngang ngược của vị Phó chủ tịch xã |
Người này nói mình là người dân, có việc cần cung cấp thông tin cho báo chí nhờ điều tra, nói mọi người vào nhà bên đường trao đổi.
Cùng lúc này, phóng viên Đình Tiệp nhận được điện thoại của Chủ tịch xã Cắm Muộn báo tin: "Anh nghe có chuyện không hay sắp xảy ra với chú. Anh đã cử trưởng công an xuống đó". Lúc này, phóng viên Đình Tiệp nói anh em đang trao đổi chuyện đất đai, giải phóng mặt bằng.
Sau khi tắt máy, PV Đình Tiệp định quay trở vào thì nghe được giọng ông Lô Văn Vinh - Phó chủ tịch xã Cắm Muộn bức xúc nói: "Mọi người viết báo thì phải viết cho đúng sự thực. Chúng tôi không khai thác vàng mà các anh lại nói có".
Nghe được nội dung này, PV Đình Tiệp mới biết chuyện sắp xảy ra với mình vì lúc nãy họ đã hỏi tên tuổi cụ thể, vì thế anh đi thẳng về trụ sở UBND xã Cắm Muộn nhờ hỗ trợ; đồng thời điện báo cho ông Lữ Đình Thi – Chủ tịch UBND huyện Quế Phong để biết tình hình.
Sau đó, phóng viên Tiệp được ông Lô Minh Điệp - Bí thư Đảng ủy xã Cắm Muộn trực tiếp chở bằng xe máy ra về. Khi xe máy đến đoạn ngôi nhà lúc nãy, hai người bị Phó chủ tịch xã Lô Văn Vinh cùng người đàn ông lạ mặt chặn lại, yêu cầu phóng viên Đình Tiệp phải giải trình. Người đàn ông lạ mặt còn nói nếu không làm rõ sẽ "bắt giam" và "cắt chân".
Nghe được nội dung này, PV Đình Tiệp mới biết chuyện sắp xảy ra với mình vì lúc nãy họ đã hỏi tên tuổi cụ thể, vì thế anh đi thẳng về trụ sở UBND xã Cắm Muộn nhờ hỗ trợ; đồng thời điện báo cho ông Lữ Đình Thi – Chủ tịch UBND huyện Quế Phong để biết tình hình.
Sau đó, phóng viên Tiệp được ông Lô Minh Điệp - Bí thư Đảng ủy xã Cắm Muộn trực tiếp chở bằng xe máy ra về. Khi xe máy đến đoạn ngôi nhà lúc nãy, hai người bị Phó chủ tịch xã Lô Văn Vinh cùng người đàn ông lạ mặt chặn lại, yêu cầu phóng viên Đình Tiệp phải giải trình. Người đàn ông lạ mặt còn nói nếu không làm rõ sẽ "bắt giam" và "cắt chân".
Trước tình hình căng thẳng trên, phóng viên Đình Tiệp buộc phải nói mọi người cùng về UBND xã Cắm Muộn để làm sáng tỏ. Phóng viên yêu cầu cung cấp bài báo do mình viết về 2 Phó chủ tịch xã Cắm Muộn khai thác vàng trái phép. Nếu đúng thì mình sẽ chịu trách nhiệm, còn không được phép giữ người.
Tại UBND xã, khi phóng viên Đình Tiệp ngồi trong phòng Phó chủ tịch xã, người đàn ông lạ mặt kia đi lại trước phòng, dùng tiếng Thái đe dọa đến tính mạng.
"Khi tôi ở trong phòng, ông Vinh đi đi lại lại nói bằng tiếng Thái (tiếng bản địa sử dụng - PV) với nội dung: "Tau trói 3 ngày, đập gãy chân, cắt chân, cơm tau nuôi cho". Vì tôi gốc người Thái nên hiểu hết nội dung ông ấy nói. Nội dung đe dọa này cũng đã được ghi âm lại" - phóng viên Đình Tiệp cho biết.
"Khi tôi ở trong phòng, ông Vinh đi đi lại lại nói bằng tiếng Thái (tiếng bản địa sử dụng - PV) với nội dung: "Tau trói 3 ngày, đập gãy chân, cắt chân, cơm tau nuôi cho". Vì tôi gốc người Thái nên hiểu hết nội dung ông ấy nói. Nội dung đe dọa này cũng đã được ghi âm lại" - phóng viên Đình Tiệp cho biết.
Sau đó phóng viên Đình Tiệp nói không thể ngồi lại đây, mà phải ra thị trấn Quế Phong có việc, nếu có vấn đề gì có thể khởi kiện bài viết sai sự thật. Nhưng ông Vinh cùng người đàn ông kia chặn lại không cho đi.
Chủ tịch xã Cắm Muộn thấy vậy yêu cầu vị phó chủ tịch để phóng viên đi. "Công an đến thì rách việc, mời lên mời xuống là nhọc", Chủ tịch xã Cắm Muộn cho hay.
Đồng thời, Chủ tịch xã cho biết: "Phó chủ tịch xã mà hành xử côn đồ thì ai mà nghe được, làm vậy dân còn coi ra gì".
Lúc này, hai người trên mới không chặn đường phóng viên Đình Tiệp, nhưng vẫn dùng những lời lẽ xúc phạm phóng viên. Sau đó phóng viên được Bí thư Đảng ủy xã "áp tải" ra thị trấn an toàn.
Bí thư xã: "Việc đe dọa nhốt phóng viên là có"
Chủ tịch xã Cắm Muộn thấy vậy yêu cầu vị phó chủ tịch để phóng viên đi. "Công an đến thì rách việc, mời lên mời xuống là nhọc", Chủ tịch xã Cắm Muộn cho hay.
Đồng thời, Chủ tịch xã cho biết: "Phó chủ tịch xã mà hành xử côn đồ thì ai mà nghe được, làm vậy dân còn coi ra gì".
Lúc này, hai người trên mới không chặn đường phóng viên Đình Tiệp, nhưng vẫn dùng những lời lẽ xúc phạm phóng viên. Sau đó phóng viên được Bí thư Đảng ủy xã "áp tải" ra thị trấn an toàn.
Bí thư xã: "Việc đe dọa nhốt phóng viên là có"
Trao đổi với phóng viên VTC News, ông Lô Minh Điệp - Bí thư Đảng ủy xã Cắm Muộn lấy làm tiếc về sự việc xảy ra chiều 6/8. Ông cũng cho biết, người cùng ông Vinh tham gia chặn đường và đe dọa phóng viên là anh trai ruột của ông Vinh.
Về việc ông Vinh chặn đường đe dọa nhốt phóng viên Đình Tiệp là có, cũng có lời đe dọa đánh phóng viên, còn chuyện làm gãy chân hay cắt chân thì ông không nghe thấy.
"Đúng là ông Vinh có hơi gay gắt, yêu cầu anh Tiệp phải đưa ra được chứng cứ về việc ông ấy tham gia khai thác vàng trái phép. Còn thực tế tôi cũng không đọc được bài báo nào có nội dung như vậy. Sắp tới ông Vinh sẽ xuống TP Vinh để gặp xin lỗi phóng viên. Sau đó UBND xã sẽ họp bàn, trao đổi và đưa ra hướng xử lý đối với ông Vinh " - ông Điệp trao đổi.
Trưa 7/8, phóng viên Đình Tiệp cho biết, anh đang soạn thảo văn bản gửi đến Ban tuyên giáo tỉnh ủy Nghệ An cùng Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh này để làm rõ động cơ của vị Phó chủ tịch Lô Văn Vinh và anh trai.
Một số hình ảnh khai thác vàng trái phép ở Khe Què (xã Cắm Muộn - Quế Phong) vào sáng 6/8, không hề có sự can thiệp, quản lý từ cơ quan chức năng:
Một số hình ảnh khai thác vàng trái phép ở Khe Què (xã Cắm Muộn - Quế Phong) vào sáng 6/8, không hề có sự can thiệp, quản lý từ cơ quan chức năng:
Hai chiếc máy múc đang hoạt động hết công suất, đào bới, lật tung tìm vàng |
Cách đó không xa, thêm một chiếc máy múc đang đào bới chuyển đất vào máy sàng lọc vàng |
Một chiếc máy hút xả khói đen ngòm |
Chính vì khai thác vàng trái phép và rầm rộ, dẫn đến dòng sông bị đổi màu đục |
San sát những chiếc máy hút khiến dòng sông bị vẩn đục, ngăn dòng chảy |
Tình trạng sạt lở núi |
Một chiếc lán do những người khai thác vàng dựng lên công khai |
07/08/2014 15:01 Bài: Hồng Thắng
Ảnh: Đình Tiệp
VIDEO : Lương Xuân Việt, từ cậu bé tị nạn thành tướng quân đội Mỹ
Hà Giang (Người Việt) - Fort Hood, Texas (NV) - Ðại Tá Lương Xuân Việt, phó tư lệnh đặc trách hành quân Sư Ðoàn 1 Thiết Kỵ được vinh thăng Chuẩn Tướng sáng 6 Tháng Tám, 2014, trở thành người gốc Việt đầu tiên được thăng cấp tướng trong lịch sử quân đội Hoa Kỳ.
Giây phút lịch sử
Từ 8 giờ sáng, với sự xuất hiện đông đảo của giới truyền thông báo chí, trong đó, hơn một nửa là người gốc Việt, trung tâm tiếp khách của Fort Hood đông đảo và nhộn nhịp khác thường.
Từ khắp nơi trên nước Mỹ, California, Arizona, Washington D.C, họ tề tựu về đây để chờ được đưa vào Cooper Field, trong khuôn viên Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 1 Thiết Kỵ, đưa tin tức về buổi lễ thăng cấp Chuẩn Tướng cho Ðại Tá Lương Xuân Việt.
Lễ thăng cấp của tân Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt có một ý nghĩa đặc biệt đối với cộng đồng gốc Việt trên khắp Hoa Kỳ. Và cũng là niềm hãnh diện của quân đội trong đó binh sĩ mọi cấp không tuyên thệ trung thành với một lãnh đạo nào, một thể chế nào; họ chỉ có một lý tưởng: Bảo vệ tự do - tự do cho người dân Hoa Kỳ và cho cả thế giới.
Trung Tướng Mark Milley (trái) giúp Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt
cử hành nghi thức lập lại lời tuyên thệ trung thành với lý tưởng tự do,
một thông lệ sau khi thăng cấp của quân đội Hoa Kỳ. (Hình: Hà Giang/Người Việt)
cử hành nghi thức lập lại lời tuyên thệ trung thành với lý tưởng tự do,
một thông lệ sau khi thăng cấp của quân đội Hoa Kỳ. (Hình: Hà Giang/Người Việt)
Ðặc biệt hơn nữa, Sư Ðoàn 1 Thiết Kỵ Hoa Kỳ từng tham chiến tại Việt Nam, với nhiều dấu tích còn được trưng bày tại Bảo Tàng Viện có tên “1st Calvary Division Museum.”
Sinh ra và lớn lên trong chiến tranh, rồi theo gia đình bỏ tất cả để ra đi, tìm tự do từ lúc còn là cậu bé chưa tròn mười tuổi, lý tưởng tự do có lẽ là một trong những nguyên nhân thúc đẩy Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt gia nhập quân đội Hoa Kỳ sau khi ông tốt nghiệp đại học University of Southern California (USC).
Niềm vui và ký ức
Với sự hỗ trợ của cảnh sát thành phố Austin, đúng 8:30 sáng, phòng giao tế của Fort Hood tránh dòng xe cộ đông đúc, đưa được đoàn xe hơn mười chiếc của giới truyền thông vào đến Cooper Field.
Nhộn nhịp, từng bừng hơn những buổi lễ thăng cấp khác, sân khấu lộ thiên của Sư Ðoàn 1 Thiết Kỵ hôm nay chật kín người.
Bên trái khán đài, ở ghế hàng đầu là gia đình vị tân chuẩn tướng, gồm mẹ, vợ, ba người con của ông, cùng bảy chị em gái. Phía sau là rất nhiều cựu quân nhân, sĩ quan của đủ mọi binh chủng trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, trong đó có cậu, có bác của ông, cũng như một số đồng đội của thân phụ Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt trước đây.
Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt xúc động trong lời cảm tạ
sau nghi lễ thăng cấp tại Fort Hood, Texas. (Hình: Hà Giang/Người Việt)
sau nghi lễ thăng cấp tại Fort Hood, Texas. (Hình: Hà Giang/Người Việt)
Bên phải khán đài là không biết bao nhiêu binh sĩ các cấp trong Sư Ðoàn 1 Thiết Kỵ, chen vai thích cánh chứng kiến giây phút quan trọng trong quân nghiệp của bậc chỉ huy mà họ quý mến. Một số sĩ quan cao cấp đã về hưu trong quân đội Hoa Kỳ, trước đây từng làm việc với Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt, cũng có mặt, để chung vui và chứng kiến một sự kiện mang nhiều ý nghĩa. Nhưng cảm động nhất phải kể đến sự hiện diện của một số cựu quân nhân Hoa Kỳ từng phục vụ tại Việt Nam trong chiến tranh Việt Nam.
Xa xa, trên bãi cỏ phía trái, đối mặt với khán đài, các thành viên trong ban quân nhạc hùng hậu của Sư Ðoàn 1 Thiết Kỵ chuẩn bị cho phần trình diễn. Ðối diện ban nhạc, mọi người trong giới truyền thông bận rộn chỉnh lại máy móc dụng cụ, sẵn sàng làm việc. Một đội ngũ đông đảo các binh sĩ có nhiệm vụ lo trật tự được điều phối rải rác khắp nơi, và những viên chức trong phòng giao tế tất bật qua lại lo mọi chi tiết cho buổi lễ.
Niềm hãnh diện tràn trề trên khuôn mặt những người tham dự, đặc biệt là giữa những cựu quân nhân sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).
Ông Bùi Quang Thống, từng thuộc Tiểu Ðoàn 9, Sư Ðoàn Nhảy Dù, quân lực VNCH, chia sẻ: “Chúng tôi rất hãnh diện đến đây để hoan nghênh tinh thần của tuổi trẻ.”
Ông Ðinh Thạch On, thuộc binh chủng Không Quân, quân lực VNCH, xúc động bày tỏ: “Tôi đến để mừng ngày vinh thăng Chuẩn Tướng của Ðại Tá Lương Xuân Việt, là người trẻ tôi hằng ngưỡng mộ. Người được nhiều tiếng tốt và tài giỏi trong quân lực Hoa Kỳ. Ông Lương Xuân Việt cũng là người tôi thương mến, vì có tinh thần phục vụ và nhất là muốn noi gương người bố.”
Ông Bùi Ðức Lạc, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1, Pháo Binh Nhảy Dù, vai bác của Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt, khiêm tốn: “Tôi đến đây với tâm trạng một người Việt Nam mừng cho một người trẻ Việt Nam được lên cấp bậc cao nhất từ trước đến giờ trong quân đội Hoa Kỳ. Chúng tôi rất kỳ vọng vào giới trẻ gốc Việt ở đây, và mong giới trẻ mỗi ngày một tiến hơn. Tôi kỳ vọng vào các cháu.”
Từ San Antonio, Texas, đến dự lễ thăng cấp, đại tá về hưu Michael Kershaw, trước kia là cấp trên của Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt, từng phục vụ bên ông tại Iraq, nói về ông như một người tận tụy với gia đình, có tinh thần thẳng thắn, trung trực, và nhất là tinh thần trách nhiệm với đất nước. Cựu Ðại Tá Michael Kershaw nói: “Tôi lấy làm vinh dự đã được phục vụ với Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt, tôi có thể ngồi đây hàng tuần để kể về những kỷ niệm của mình, nhưng quan trọng nhất là ông là người đã cho tôi những hình ảnh vô cùng đẹp đẽ về một gia đình Việt Nam.”
Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt chụp hình lưu niệm cùng gia đình
sau lễ thăng cấp chuẩn tướng tại Fort Hood, Texas. (Hình: Hà Giang/Người Việt)
sau lễ thăng cấp chuẩn tướng tại Fort Hood, Texas. (Hình: Hà Giang/Người Việt)
Ông Geary Willis, một cựu chiến binh Việt Nam, nay là giám đốc tổ chức “Society of the Vietnamese Airborne,” một hội ái hữu của những cựu cố vấn Không Quân Hoa Kỳ đã hỗ trợ cho Không Quân Việt Nam trước năm 1975, cho biết ông rất vui dù “lòng đầy xúc động.”
“Thật là tuyệt vời. Thật tuyệt vời. Hơn 50 năm trước, chúng tôi đã chiến đấu cho đất nước Việt Nam; và giờ đây, con em của một người ngày xưa chúng tôi đã giúp đang xả thân làm cho đất nước này mạnh hơn.” Ông Willis xúc động.
“Nhìn những khuôn mặt lớn tuổi trong bộ đồng phục ngày xưa của quân lực VNCH, tôi nhớ lại lòng tử tế và sự can đảm của những người Việt tôi đã gặp khi tôi đóng quân ở Việt Nam vào những năm 69 và 70. Tôi nhớ mình đã buồn hết sức buồn khi Sài Gòn thất thủ, và lo lắng không biết bạn bè người Việt của mình có được an toàn không. Thời đó tôi cũng là một huấn luyện viên cho các phi công Việt Nam, và tôi nhớ nỗi vui của mình khi cách đây hai năm, tôi biết được là người phi công Việt Nam đầu tiên mà tôi huấn luyện đã thoát khỏi Việt Nam, và giờ đây đang sống với gia đình tại Arlington, Texas. Ông ấy đã có 5 người con, người nào cũng tốt nghiệp đại học. Ông ấy cũng giống như Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt, thành công ở đây và đóng góp nhiều cho đất nước này.”
Từ California, Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal gửi thông điệp: “Tôi rất vui mừng khi nhận được tin về việc thăng cấp của Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt. Là vị tướng gốc Việt đầu tiên trong quân đội Hoa Kỳ, Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt là một hình ảnh nổi bật không chỉ về nét đa dạng trong văn hóa, truyền thống và sắc tộc của nước Mỹ nói chung mà còn trong hàng ngũ các quân nhân nam nữ đang anh dũng phục vụ trong Quân Lực Hoa Kỳ. Tôi xin chúc Chuẩn Tướng Việt những điều tốt đẹp nhất trên con đường phục vụ quốc gia trong danh dự, anh dũng, và lòng can đảm.”
Bảy chị em gái nổi danh như một “huyền thoại” của Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt, mà ai cũng từng nghe nói đến, nhưng chưa bao giờ gặp mặt họ cùng một lúc, hôm nay ngồi theo đúng thứ tự, chị cả ngồi cạnh mẹ, rồi đến chị Hai, chị Ba...
Bà Lương Minh Hạnh, chị thứ ba của Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt, cho biết “rất hãnh diện là Việt đã tạo được dịp cho tất cả mọi người trong gia đình cũng như cộng đồng quây quần, em nghĩ rằng cả cộng đồng chứ không riêng gì gia đình chia sẻ niềm vui và hãnh diện chung.”
Bà Lương Minh Dung, người chị thứ hai của Tướng Lương Xuân Việt cho biết “cảm thấy bị áp đảo vì xúc động” và nhìn thấy các quân nhân Việt Nam ngày xưa mặc mũ đỏ mũ xanh tới đây, rồi các em nhỏ hơn mặc đồng phục quân đội Hoa Kỳ, thì trong lòng “cảm động, và vô cùng nhớ bố.”
Người chị cả Lương Minh Tâm ngậm ngùi: “Hôm nay là một ngày vui cho gia đình mình và cho mọi người trong cộng đồng. Rất tiếc là ngày hôm nay bố chúng tôi không còn sống nữa để thấy người con trai của mình đã chọn con đường và đi đến nơi mà ông đã muốn con mình đến. Bố chúng tôi ngày xưa ấp ủ trong lòng nhiều hoài bão cho Việt, giờ nhìn Việt thì tôi cứ nhớ hình ảnh của bố, chỉ tiếc là bố không còn sống để thấy được ngày hôm nay.”
Cậu bé tị nạn thành vị tướng
Sau nghi thức chào quốc kỳ và bài quốc ca trầm hùng do ban quân nhạc của Sư Ðoàn 1 Thiết Kỵ trình tấu, Trung Tướng Mark Milley, người cử hành nghi lễ, nhắc đến kỷ niệm 40 năm sắp đến của Tháng Tư Ðen, để giới thiệu nguyên nhân tại sao Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt và hơn một triệu đồng hương của ông hôm nay có mặt tại Mỹ.
Trung Tướng Mark Milley hoàn toàn chiếm lấy sự chú ý của cử tọa, nhất là giới truyền thông Hoa Kỳ, khi ông kể lại cuộc đời cậu bé tị nạn Việt Nam 9 tuổi thành vị tướng trong quân đội Mỹ.
Tất cả bắt đầu vào Tháng Hai, 1975, Trung Tướng Milley kể, sau khi thân phụ của Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt là ông Lương Xuân Ðương, lúc đó là thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến trở về nhà sau khi đi một vòng thanh tra khắp các chiến trường.
Thiếu Tá Lương Xuân Ðương buồn bã báo cho gia đình biết ông nghĩ có lẽ Sài Gòn sẽ thất thủ vào Tháng Tư, và bắt đầu tính đến chuyện tìm cách đưa gia đình rời khỏi Việt Nam.
Nhưng đi bằng cách nào?
Trung Tướng Milley đặt câu hỏi, rồi tự trả lời: “Thoạt đầu ông (Lương Xuân Ðương) nghĩ sẽ đưa cả gia đình cùng đi, rồi lại nghĩ làm sao có thể đưa được gia đình 10 người đi cùng một lúc cho an toàn, chắc ông chỉ có thể mang được hai người con gái và cậu con trai duy nhất. Một lúc nào đó, ông lại nghĩ chắc rút vào rừng một mình để tìm cách thu góp binh sĩ, tạo lực lượng đánh lại cộng sản.”
Rất may, trong những giờ cuối của chiến tranh Việt Nam vào cuối Tháng Tư, cả gia đình Thiếu Tá Lương Xuân Ðương được quân đội Hoa Kỳ giúp đỡ an toàn thoát khỏi Việt Nam.
Những năm sau này, nhớ lại những ngày hoảng loạn cuối Tháng Tư, 1975, Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt thường nhắc đến việc được bố trao cho chiếc samsonite màu nâu và bắt “phải bảo vệ nó bằng tính mạng.” Chiếc samsonite này, “mà giờ này tôi vẫn còn nhớ như in trong óc,” chứa tất cả giấy tờ của gia đình, tài sản duy nhất mà gia đình họ Lương mang đi theo được.
Thắm thoát đã hơn 39 năm
“Việt và bảy chị em của ông giờ đây tự nguyện là công dân Mỹ.” Trung Tướng Mark Milley nói, và khẳng định: “Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt đã phục vụ đất nước vĩ đại này trong danh dự từ nhiều thập niên qua. Ngày hôm nay, không có ai trong bộ quân phục... Không có ai trong bộ quân phục ngày hôm nay có thể là biểu hiện cho những tính cách cần có của một sĩ quan quân đội Hoa Kỳ thích hợp hơn Việt.”
Trong phần phát biểu đầy cảm xúc, Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt ngỏ lời cảm ơn gia đình, mẹ, các con, người vợ thân yêu, bảy người chị em “huyền thoại” của mình, và tỏ lòng biết ơn các chiến sĩ trong quân lực VNCH, trong đó nhiều người là đồng đội với thân phụ ông, rằng: “Nếu không có sự hy sinh bảo vệ cho chính nghĩa tự do của quý vị, chúng ta không có ngày hôm nay.”
Về thân phụ, ông nói: “Trong ngày vui này, tôi chỉ biết thầm cám ơn bố tôi. Ông là người đã cho tôi hiểu thế nào là ba chữ Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm.”
Về câu hỏi của phóng viên nhật báo Người Việt sau buổi lễ, là nếu giờ đây được ngồi trước mặt thân phụ, ông sẽ nói gì với cha, vị tân chuẩn tướng đáp trong nụ cười, dù mắt long lanh xúc động: “Thật sự thì tôi rất gần với Bố tôi. Tất cả những ảnh hưởng về quân sự, về lãnh đạo thì đều của thân phụ tôi, và tôi rất gần với ông. Và tôi nghĩ là nếu bây giờ tôi được gặp bố, thì tôi chỉ muốn được ôm lấy bố một lần.”
PICS : Rợn người hình ảnh chết chóc ở tâm đại dịch Ebola
Những hình ảnh chết chóc rợn người như địa ngục trần gian do đại dịch Ebola gây ra ở các nước Tây Phi khiến nhiều ai cũng phải rùng mình.
Số người chết vì dịch bệnh Ebola bùng phát ở Tây Phi đã lên tới gần 900 người. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cho biết, tính đến ngày hôm qua, trường hợp nhiễm bệnh ở 4 nước Tây Phi là 1.603 người. Trong đó, bác sỹ chữa trị cho bệnh nhân đầu tiên nhiễm Ebola đã qua đời cuối tháng 7 tại Lagos (Nigeria) vì Ebola.
Chuyên gia y tế đang chăm sóc cho bệnh nhân nhiễm Ebola.
Virus gây bệnh này có hàng loạt biến thể. Virus được đặt theo con sông Ebola ở Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi dịch bệnh bùng phát lần đầu tiên vào năm 1976.
Một trại cách ly điều trị những người bị nhiễm Ebola ở Tây Phi.
Một bệnh nhân bị nhiễm Ebola.
Nhân viên y tế đang chuẩn bị đồ ăn cho bệnh nhân khu vực cách ly điều trị Ebola.
Dịch Ebola thường xuất hiện từ những ngôi làng hẻo lánh ở Trung và Tây Phi, gần rừng mưa nhiệt đới. Virus lây truyền từ động vật hoang dã sang người sau đó lan ra trong cộng đồng theo hình thức từ người sang người. Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết loài dơi quạ ăn trái (Pteropodidae) là vật chủ tự nhiên của Ebola. Ngoài ra khỉ đột, vượn, lợn... cũng có thể trở thành vật trung gian truyền bệnh nếu chúng tiếp xúc với nước bọt hoặc phân dơi.
Bệnh nhân tử vong vì virus Ebola "ăn" hết phần miệng và vòm họng.
Bàn tay bị hoại tử vì Ebola.
Vòm họng của một bệnh nhân đang bị phá hủy bởi Ebola.
Người nhiễm virus Ebola có thời gian ủ bệnh từ 2 đến 21 ngày, sau đó có các triệu chứng như sốt cao đột ngột, suy nhược, căng thẳng, đau cơ, nhức đầu, đau họng. Tiếp đó, người bệnh ói mửa, tiêu chảy, phát ban, suy giảm chức năng gan và thận, có thể gây xuất huyết nội và ngoại.
Xác nạn nhân tử vong vì Ebola được chuyển ra khỏi trại cách ly.
Nhân viên y tế đang khiêng xác những nạn nhân tử vong vì Ebola đến nghĩa địa.
Số người chết vì Ebola vẫn có xu hướng gia tăng.
Các nhân viên y tế mai táng nạn nhân tử vong vì Ebola.
Hiện chưa có vaccine hay phác đồ điều trị căn bệnh này.
Không khí chết chóc bao trùm lên các nước Tây Phi vì đại dịch Ebola.
Nhân viên y tế phun thuốc phòng bệnh Ebola tại các làng quê.