Tuesday, August 5, 2014

Nga nếm “trái đắng” trừng phạt

Tác động của các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào nền kinh tế Nga đã trở nên rõ nét và người dân bắt đầu chịu trận

Trong vòng chưa đầy một tháng qua, một loạt công ty du lịch lớn của Nga tuyên bố ngừng hoạt động. Đó là Expo-Tour, Roza Vetrov, Neva, Labirint và IntAer.

Giảm du lịch nước ngoài

Tuyên bố ngừng hoạt động hôm 5-8, Công ty Du lịch IntAer giải thích đó là “do nhu cầu và khả năng mua tour của người dân sụt giảm liên quan đến thực trạng tỉ giá hối đoái tăng mạnh và tình hình chính trị tiêu cực”. Công ty Labirint cũng ngưng hoạt động từ ngày 2-8, đồng thời hứa hẹn đưa khoảng 27.000 khách hàng của mình đang ở nước ngoài về nước. Doanh nghiệp này liệt kê các nguyên nhân của việc đóng cửa: “Tỉ giá hối đoái tăng mạnh ảnh hưởng đến khả năng du lịch của người Nga; tình hình kinh tế và chính trị tiêu cực tác động đến số lượng đặt tour; kiến nghị cấm ra nước ngoài đối với quân nhân và nhân viên các cơ quan nội vụ…”.

Neva - công ty du lịch lâu đời nhất ở St. Petersburg - đã tuyên bố ngừng hoạt động từ giữa tháng 7 
Ảnh: RIA NOVOSTI
Neva - công ty du lịch lâu đời nhất ở St. Petersburg - đã tuyên bố ngừng hoạt động từ giữa tháng 7 Ảnh: RIA NOVOSTI

Trước đó, từ giữa tháng 7, Expo-Tour, Roza Vetrov và Neva cũng ngậm ngùi dừng kinh doanh. Theo báo Luận chứng và Sự kiện, các chuyên gia cho rằng sự suy sụp kinh tế và đồng rúp giảm giá là những yếu tố cơ bản đẩy các công ty du lịch Nga đến chỗ phá sản. Cách đây nửa năm, khi tỉ giá đồng rúp trượt xuống mức thấp chưa từng có, các nhà phân tích từng cảnh báo công ty du lịch sẽ là những doanh nghiệp Nga đầu tiên nếm mùi khổ sở bởi lẽ giá tour, vé máy bay và khách sạn đều gắn chặt với tỉ giá hối đoái. Đồng USD và euro càng tăng giá, các chuyến nghỉ mát ở nước ngoài của người Nga càng đắt đỏ.

Theo một số đánh giá khác nhau, người Nga du lịch nước ngoài hiện giảm khoảng 20%-30%. Quyền Giám đốc Hiệp hội Các công ty du lịch Nga, bà Maya Lomidze, cho biết số công dân Nga đi nghỉ mát ở châu Âu trong năm 2014 giảm 30% so với năm 2013. Phó Chủ tịch tổ chức xã hội “Câu lạc bộ Các giám đốc tài chính Nga”, bà Tamara Kasyanova, thừa nhận trong năm nay, mọi công ty du lịch Nga đều than thở vì mất khách, ngay cả các tour chiến lược như Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập cũng đìu hiu so với 2 năm trước. Theo bà, thu nhập của người Nga giảm đến 30% đã gây nên thực trạng trên.

Tác động rõ nét

Người phát ngôn nghiệp đoàn ngành công nghiệp du lịch Nga, bà Irina Chyurina, xác định nguyên nhân lệnh trừng phạt của phương Tây là cái gốc của thực trạng trên. Theo bà Chyurina, du khách Nga không dám đi nghỉ mát ở nước ngoài một phần vì e sợ bị đối xử tiêu cực. Ngoài ra, báo Vzglyad nhận định lệnh trừng phạt đã cản trở người Nga du lịch nước Mỹ.

Cũng do tác động bởi lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU), Dobrolyot - hãng hàng không Nga duy nhất hoạt động theo ngân sách quốc gia, công ty con của hãng Aeroflot - thông báo đình chỉ mọi chuyến bay từ ngày 4-8 trong điều kiện bị các đối tác châu Âu gây sức ép chưa từng có. Qua đó, hãng tin Newsru dẫn lời các chuyên gia nhận định: Tác động của những biện pháp trừng phạt đối với nền kinh tế Nga đã trở nên rõ nét.

Cần phải nói thêm rằng trong trường hợp Dobrolyot, lệnh trừng phạt của phương Tây đã ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại với giá vé phải chăng của dân thường Nga. Tổng Giám đốc Viện Các dự án khu vực, ông Nikolai Mironov, nhấn mạnh: “Lệnh trừng phạt đã đánh mạnh vào những thường dân không hề chịu trách nhiệm về các quyết sách chính trị. Lịch sử đã chứng minh đặc điểm của phương Tây, nhất là Mỹ, không ngại sử dụng bất kỳ phương tiện nào để thỏa mãn tham vọng của mình”.

Ý đồ sâu xa ở đây là gì? Các nhà phân tích cho rằng “tấm gương” của Dobrolyot có thể buộc các hãng hàng không khác rời khỏi Crimea. Trong bất cứ trường hợp nào, ngay cả khi nước Nga có thể duy trì sự liên kết về hàng không với Crimea, chắc chắn các chuyến bay qua lại Crimea sẽ giảm mạnh. Như thế, Crimea sẽ bị tách rời khỏi “đại lục” Nga và người dân Crimea bị tước mất quyền tự do đi lại.

Cân nhắc trả đũa

Theo báo Vedomosti, Nga có thể hạn chế hoặc cấm hoàn toàn các chuyến bay của các hãng hàng không châu Âu bay ngang lãnh thổ nước này để đáp trả lệnh trừng phạt của phương Tây. Bộ Ngoại giao và Bộ Giao thông Nga đang bàn bạc khả năng này. Nếu lệnh cấm trên có hiệu lực, các hãng hàng không châu Âu như Lufthansa (Đức), British Airways (Anh) và Air France (Pháp) có thể thiệt hại đến 1 tỉ euro trong vòng 3 tháng; đồng thời, hãng hàng không Aeroflot (Nga) cũng tổn thất khoảng 300 triệu USD/năm - tương đương lệ phí bay trên lãnh thổ Nga mà các hãng hàng không châu Âu phải trả.

Thứ Ba, 21:50  05/08/2014
 NGÔ SINH

Trung Quốc bác bỏ yêu cầu “đóng băng căng thẳng” tại Biển Đông

SMO-Trước đề xuất “đóng băng” các hoạt động làm leo thang căng thẳng trên Biển Đông của Mỹ và Philippines, Vụ Biên giới và Đại dương, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thẳng thừng bác bỏ.

Một “đảo mới” đang được Trung Quốc gấp rút xây dựng tại Trường Sa.
Trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 47 sắp diễn ra tại Myanmar, Dịch Tiên Lượng - Phó tổng Vụ trưởng Vụ Biên giới và Đại dương, Bộ Ngoại giao Trung Quốc - đã lên tiếng bác bỏ đề xuất đóng băng hoạt động làm căng thẳng Biển Đông khi cho rằng nó làm suy yếu lộ trình xây dựng COC (?!). Lời thách thức này được đưa ra tại một diễn đàn do Hiệp hội các nhà báo Trung Quốc tổ chức.
 
Trước đó vào tháng 7, ông Michael Fuchs - Phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ - đã kêu gọi các nước có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông làm rõ và nhất trí dừng một số hành động, hoạt động gây leo thang tranh chấp và gây bất ổn theo tinh thần DOC. Đây là thời điểm Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan phi pháp và Hoàng Sa và chính thức ra mắt bản đồ mới tuyên bố chủ quyền ôm trọn Biển Đông. Ngày 4/8, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nhấn mạnh nước này đã có được sự ủng hộ từ Việt Nam, Indonesia và Brunei trong việc ngừng các hoạt động gây căng thẳng. Tuy nhiên, Trung Quốc tiếp tục lợi dụng vị thế một nước lớn liên tục và ráo riết tiến hành các hoạt động đe dọa chủ quyền nước láng giềng từ Hoàng Sa tới Trường Sa. Di chuyển đáng ngại nhất là các hoạt động bê tông hoá đá Gạc Ma để cho thấy tham vọng xây dựng một tàu sân bay không thể đánh chìm của Bắc Kinh, làm bàn đạp chiếm trọn Trường Sa.
 
 

Tuyên Quang: cảnh sát giao thông đánh chết người?

Thứ ba, 05/08/2014 15:00:00

(SKCĐ)- Nạn nhân là anh Nguyễn Văn Tuấn (sinh năm 1975), dân tộc Cao Lan. Vụ việc xảy ra tại Thôn Khe Thuyền, Xã Văn Phú, Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang.

Gần 9h sáng nay, tại thôn Khe Thuyền, Xã Văn Phú, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang  đã xảy ra vụ giết người không cố ý do một cảnh sát giao thông không điều chỉnh được hành vi của mình khi phát hiện Nguyễn Văn Tuấn không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Theo thông tin của anh Nguyễn Văn L. (Văn Phú, Sơn Dương, Tuyên Quang). 
Khi phát hiện anh Tuấn không tuân thủ đúng luật giao thông, một cảnh cảnh sát giao thông đã ra hiệu dừng xe để kiểm tra hành chính. Tuy nhiên, do nạn nhân cố tình bỏ chạy, vị cảnh sát đã vô tình đánh dùi cui vào gáy nạn nhân. Nạn nhân đi được khoảng 20m thì ngã xe và gục xuống đường.
Nạn nhân đã đực đưa về và khám nghiệm tử thi tại nhà
Nạn nhân đã đựơc đưa về và khám nghiệm tử thi tại nhà
Anh Tuấn đã được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viên Đa Khoa Kim Xuyên (Sơn Dương, Tuyên  Quang) lúc 9h10 phút sáng. Do tình trạng nguy cấp, anh được chuyển đi cấp cứu ở bệnh viện tuyến Tỉnh nhưng đã tử vong trên đường đi cấp cứu.
ứ
Người dân đang tụ họp rất đông tại trụ sở xã Văn Phú
Được biết, anh Tuấn ra đi để lại người vợ và 3 con nhỏ, một con mắc bệnh tim và một con mắc bệnh máu trắng.
Người dân quá bức xúc, nên dù chiều nay trời mưa cũng vẫn đến biểu tình rất đông tại trụ sở xã Văn Phú.
Vụ việc đang được các cơ quan chức năng điều tra và làm rõ sự việc.
Báo Sức khỏe Cộng đồng sẽ tiếp tục cập nhật thông tin đến quý bạn đọc./.
Trung Dũng

Chân dung người cộng sản



"Từ nhiều năm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin". 

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Câu mở đầu của bức thư ngỏ do 61 đảng viên cộng sản gửi cho Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam của họ đã cho thấy có những tâm thức ăn sâu vào phế phủ.

Khi họ vẫn tiếp tục xem ĐCVSVN - trong đó có họ - mang sứ mạng "dẫn dắt" cả một dân tộc thì tâm thức ngạo mạn, coi dân tộc không ra gì vẫn trước sau như một. Nó đã ăn sâu vào tiềm thức của những người suốt đời hít thở khói ám độc tài.

Tâm thức "dẫn dắt" đó chính là nền tảng của Điều 4 Hiến pháp, là bản chất kẻ cả của những người mang dòng máu chứa đầy vi khuẩn độc tôn.

Họ mở đầu bằng khoảng thời gian mù mờ "từ nhiều năm nay" chứ không rạch ròi "từ khi mới thành lập" để có ấn tượng như có "một khoảng thời gian nào đó" ĐCSVN đi đúng đường - đảng ngày xưa đúng, đảng bây giờ sai - trong khi hiện nay, một người có chút tri thức lẫn lương tâm cũng nhận ra rằng ngay từ khi ra đời và kéo dài cho đến nay ĐCSVN đã dùng bạo lực và chế độ toàn trị để ép buộc đất nước đi vào đường lối sai lầm.

Mù mờ, gián tiếp tạo ấn tượng một khoảng thời gian nào đó đảng đi đúng đường có lẽ để giải thích lẫn biện minh cho cái gọi là những "đảng viên ĐCSVN trung thành với tâm nguyện vì nước vì dân khi vào Đảng". Họ tin rằng, hay tự lừa dối lương tâm chính họ, hoặc cố tình lừa đảo cuộc đời rằng có những năm tháng họ và đảng của họ là một tập thể mà hành động, quyết định đều vì nước vì dân.

Chính vì cái ảo tưởng xuất phát từ sự tự thôi miên ta là vì nước vì dân mà họ, những người từ 75 tuổi đảng cho đến 17 tuổi đảng, vẫn tiếp tục tin rằng đảng của họ có quyền cai trị và chỉ có đảng của họ mới nên "tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa."Họ muốn dân chủ nhưng từ chối nguyên tắc cơ bản nhất của dân chủ: nền chính trị quốc gia là do người dân chọn lựa chứ không phải do một đảng tự giác mà có.

Khi viết ra những câu như "những người có trách nhiệm của các tổ chức đảng các cấp và của từng đảng viên có tinh thần yêu nước" hay "trách nhiệm của các đảng viên yêu nước là phải cùng toàn dân nắm lấy thời cơ này..." họ muốn tiếp tục rao giảng rằng trong cái đảng làm nên thể chế độc tài, tạo nên cuộc cách mạng giết người long trời lở đất thời cải cách ruộng đất, bỏ tù trí thức nhân văn giai phẩm, cải tạo học tập, cải tạo công thương nghiệp, hiệp ước Thành Đô, tham những thành quốc nạn, buôn rừng, bán biển, nhượng đất... vẫn còn đó những đảng viên có tinh thần yêu nước.

Họ "yêu nước" nhưng vẫn ở lì, vẫn bám chặt vào một cái đảng mà từ đầu (không phải từ nhiều năm nay), cai trị dân tộc bởi đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết như họ đã khai bút.

Không ai qua mặt những người cộng sản trong việc yêu nước bằng mồm, bằng diễn văn, bằng khẩu hiệu, bằng nghị quyết. Bầu yêu nước ấy đã sản sinh ra hình hài Việt Nam bạc nhược ngày hôm nay.

Họ yêu nước hay yêu đảng hơn?

Hay là họ yêu bản thân và sự an toàn của họ hơn hết mọi sự?

Hoặc họ yêu quá đi thôi cái "thuở ấy trong tôi bừng nắng hạ... ", không thể nào phủ sạch sành sanh để nhìn lại thấy cả cuộc đời đã bị lừa và góp phần vào tội ác.

Trong việc kêu gọi đảng của họ "tự giác" và "chủ động" thay đổi, họ ngỏ lời mong lãnh đạo của họ thực hiện những điều mà nhiều người không cùng đảng với họ đã phải trần ai, lên bờ xuống ruộng bởi đảng của họ: dân chủ, chống tàu cộng xâm lăng. Nhưng họ im lặng như tờ, bình chân như vại khi đồng bào không có thẻ đảng của họ bị bầm dập, bỏ tù. Họ vẫn đứng về phía của những kẻ đồng chí (hướng) của họ, hay yên lặng đồng lõa với tội ác của đảng.

Họ "yêu nước" theo cung cách đảng viên và vì thế hành động của họ cho thấy họ chẳng yêu thương gì những đồng bào nhưng không là đồng chí.

Vì Nước, Vì Dân phải xếp hàng đứng sau Vì Đảng.

Cuối cùng, sự thật không thể chối cãi: họ đã và vẫn đang là những đảng viên cộng sản. Họ vẫn là thành phần tạo nên guồng máy. Vẫn còn là đó nguyên hình chiếc bánh, con đinh, cái ốc... của cỗ xe vừa "dẫn dắt" vừa nghiền nát thịt da dân tộc Việt Nam. Họ là thành phần mà trong đó nhiều người vẫn khệnh khạng phán rằng: thời cụ Hồ, thời chúng tao tốt, thời thằng Trọng, thằng Sang, thằng Dũng xấu. Họ chưởi rủa cụ Trọng, cụ Bình nhưng vẫn miệt mài vái lạy cụ Hồ, cụ Mao.

Họ cũng là những người mà vào thời điểm khởi đầu của cái gọi là "từ nhiều năm nay" đồng nghĩa với lúc họ hết còn được nắm quyền, trước chức vụ của họ có thêm một chữ nguyên buồn bã: nguyên Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương, nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền, nguyên Trưởng khoa Quản lý kinh tế, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên Tư lệnh phó, nguyên Trợ lý Thủ tướng, nguyên Tham mưu trưởng Hậu cần, nguyên cán bộ cơ quan Bộ Công an, nguyên Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nguyên Tổng biên tập, nguyên Chủ nhiệm khoa, nguyên chuyên viên Tổng cục Chính trị, nguyên cán bộ Ban Tuyên huấn trung ương, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, nguyên Vụ trưởng Văn phòng Trung ương Đảng, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp, nguyên Tổng thư ký, nguyên Chủ tịch Ủy ban phối hợp hành động, nguyên thư ký của Bí thư, nguyên Phó bí thư Thường trực Thành đoàn, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn Hóa...

Đằng sau những chữ nguyên ảm đảm hoàng hôn đó là những chức vụ của một thời rực đỏ. Thời góp sức đắc lực nhất cho bộ máy độc tài. Chức vụ càng cao thì đóng góp càng nhiều cho đảng. Đóng góp càng nhiều thì chức vụ trong đảng càng cao. Và họ vẫn hãnh diện liệt kê chức vụ như là những chứng tích, thành quả, những bề dày, những lão với thành. Đừng hỏi họ trước khi có chữ nguyên thì họ có những loại thư ngỏ như thế này không.

Đó là chân dung của những người cộng sản.

Bạn có thể ủng hộ họ với suy nghĩ rằng dù sao họ cũng đòi đảng của họ những điều mà dân ta cũng đang đòi.

Bạn có quyền ca ngợi họ yêu nước cũng như người khác có quyền lên án họ là những tội đồ.

Bạn có thể thông cảm hoàn cảnh họ hết thời nhưng cương quyết bám đảng để thay đổi, trong khi nhiều người khác không có cái an toàn khu như họ để chui vào nhưng vẫn sẵn sàng đứng lên đấu tranh cho những đổi thay.

Bạn có thể giao số phận của đất nước này cho tập thể những người làm nên hoang tàn và đổ nát trên quê hương để họ "tự giác" và "chủ động" trong cái gọi là "thay đổi cương lĩnh"; trong khi nhiều người khác quan niệm rằng không bao giờ có sự rời bỏ quyền lực nếu không có sức ép đến từ phản kháng của người dân.

Bạn có thể chấp nhận những người cởi áo cộng sản để mặc áo dân chủ và tiếp tục cai trị dân mình trong khi người khác cho rằng đó là trò chơi thoát xác, bình mới rượu cũ.

Sự khác nhau ấy chính là đa nguyên.

Nhưng chân dung của người cộng sản chỉ có một.


Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: ‘Cái gốc’ gây bệnh tiêu chảy cấp là do môi trường sống ! ?



moitruong
Môi trường và nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy cấp – Ảnh: Nguyên Mi

Từ đầu năm đến nay, TP.HCM ghi nhận 3.451 ca tiêu chảy. Trong đó, tháng 7 có hai chùm ca bệnh tiêu chảy cấp tại huyện Bình Chánh, với hai trường hợp tử vong.
Trong buổi làm việc với Bộ Y tế và UBND TP.HCM, hôm nay 5.8, Sở Y tế TP.HCM cho biết từ đầu năm đến nay TP đã ghi nhận 3.451 ca tiêu chảy. Mặc dù số ca bệnh giảm 33% so với cùng kỳ năm trước nhưng đáng chú ý là đã xuất hiện hai chùm ca bệnh tiêu chảy cấp tại huyện Bình Chánh trong tháng 7. Trong đó, có hai bệnh nhi đã tử vong.
Đánh giá của Sở Y tế TP.HCM, hầu hết các ca mắc bệnh đều là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh nhi có các triệu chứng điển hình giống nhau như sốt cao liên tục, đi tiêu phân toàn nước từ 6 – 7 lần/ngày.
Hiện ngành y tế thành phố đang theo dõi và giám sát chặt chẽ khu vực xảy ra hai chùm ca bệnh trên.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá, bệnh dịch chỉ là cái ngọn, cái gốc vẫn chính là môi trường nơi người dân sinh sống, đặc biệt như nguồn nước, không khí… cần phải được đảm bảo.
Sau khi kiểm tra khu vực xảy ra chùm ca bệnh tiêu chảy cấp, theo Bộ trưởng việc phải sinh sống trong môi trường ao hồ tù đọng, ý thức giữ gìn vệ sinh của một số hộ dân còn kém, nước sinh hoạt khó khăn là những nguy cơ biến khu dân cư thành ổ dịch.
Qua đó, bà Tiến yêu cầu UBND TP.HCM, đặc biệt là UBND huyện Bình Chánh, nơi vừa có hai chùm ca bệnh phải thường xuyên giám sát chất lượng nguồn nước sinh hoạt cho người dân.
Theo kết quả kiểm tra của các cơ quan chức năng của Bộ Y tế, tại TP.HCM còn có đến ba nhà máy cung cấp nước trên 1.000 m3/ngày/đêm không đạt tiêu chuẩn vì có hàm lượng mangan và sắt cao hơn mức độ cho phép. Bên cạnh đó, ở một số nhà máy khác có hàm lượng clorua không đảm bảo, có chỗ như khu vực quận 8, cơ quan chức năng lại không tìm thấy clorua.
Theo Thanh Niên

Mỹ: Tín hiệu ‘cởi mở’ bỏ cấm bán vũ khí cho Việt Nam



bob corker
Thượng nghị sĩ Bob Corker

Chủ đề dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương trực tiếp cho VN hiện có sự ấm dần lên và cởi mở hơn trong thảo luận ở Quốc hội Mỹ – TNS Bob Corker trả lời PV tại họp báo ở Hà Nội chiều nay.
VietNamNet đặt câu hỏi cho TNS Mỹ tại cuộc họp báo về khả năng Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương trực tiếp cho VN được đề cập trong các cuộc gặp gỡ lãnh đạo quốc phòng trong chuyến thăm tại VN, mức độ ủng hộ hiện nay trong Quốc hội Mỹ, cũng như khả năng có thể đạt được vào năm sau – tròn 20 năm bình thường hóa quan hệ cùng các điều kiện về nhân quyền được đề cập ra sao?
TNS Bob Corker, thành viên cao cấp UB Đối ngoại Thượng viện Mỹ, đang ở thăm và làm việc tại VN, nói rằng, chủ đề trên đã được đề cập trong các cuộc gặp gỡ của ông với các nhà lãnh đạo VN. “Ngài Chủ tịch nước VN cũng đã trao đổi vấn đề này khi gặp tôi” – ông cho hay.
Đề cập những “điều kiện nhân quyền” mà Mỹ vốn luôn gắn với việc dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương với VN, TNS Mỹ cho hay, “đã có những sự ghi nhận nỗ lực về vấn đề nhân quyền. Mọi người cũng muốn nhìn thấy những tiến bộ hơn nữa trong lĩnh vực đó”.
Đưa ra quan điểm chung, không chỉ vấn đề dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương, khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện mới hay đàm phán TPP, Mỹ thông qua Hiệp định hạt nhân dân sự với VN mới đây (Hiệp định 123), TNS Mỹ đánh giá quan hệ hai nước đang trong giai đoạn phát triển “tăng lên” và nhiều khả năng được xúc tiến để thúc đẩy quan hệ tiến lên phía trước trong tương lai. Ông nhắc tới dấu mốc tròn 20 năm bình thường hóa quan hệ song phương vào năm tới và triển vọng quan hệ tốt đẹp của hai nước.
VOV trước đó trong tin Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp TNS Bob Corker cho hay, TNS Mỹ đã thông báo với Chủ tịch nước việc Quốc hội Mỹ ủng hộ việc dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho VN. Ngoài ra, trong cuộc gặp với lãnh đạo Bộ Quốc phòng VN, ông cũng đã trao đổi với phía VN một số nội dung hợp tác sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương với VN và tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực, góp phần củng cố hòa bình trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
12-18 tháng nữa sẽ kết thúc đàm phán TPP
Một trong những nội dung trong chuyến thăm VN của TNS Mỹ được nêu là đàm phán Hiệp định TPP. Ông cho biết đã gặp các nhà đàm phán hàng đầu của VN. Hiệp định TPP, vốn đang bị chững lại, được TNS nhấn mạnh về tầm quan trọng.
“Đó không chỉ là hiệp định tốt cho kinh tế, ý nghĩa với hai nước và các nước khác về chiến lược” – ông nói.
Tuy nhiên, để phá vỡ thế chững trong đàm phán hiện nay, theo ông, cần phải “cân bằng lợi ích của các bên, cũng như hai nước. Nhưng cá nhân tôi lạc quan hai nước sẽ đi đến thỏa thuận cuối cùng trong 12-18 tháng nữa” – TNS Bob Corker nói với báo giới.
Báo Dân trí đặt câu hỏi liệu Mỹ sẽ có sự linh hoạt nào cho VN trong đàm phán cũng như VN cần làm gì để thúc đẩy kết thúc đàm phán TPP.
Ông nói: “Tôi rất ấn tượng với những nhà đàm phán hàng đầu của VN về TPP. VN có một số vấn đề cụ thể quan tâm sâu sắc. Các nước khác cũng vậy. Mỹ cũng có vấn đề quan trọng đối với công dân của Mỹ. Các nhà đàm phán VN gặp tôi nhấn mạnh đề nghị cần có sự cân bằng lợi ích cũng như cần có sự linh hoạt. Họ đề nghị Mỹ tính tới thực tế VN đang ở quá trình nào trong sự phát triển. Còn phía Mỹ quan tâm về tài sản trí tuệ, quyền tiếp cận thị trường”.
Tuy nhiên, TNS cũng nhắc tới yếu tố bất lợi về thời gian. Sắp tới, tháng 11 ở Mỹ sẽ diễn ra bầu cử (Quốc hội). Vì vậy mối quan tâm về TPP và giải quyết các khó khăn của hai bên sẽ chỉ được tập trung giải quyết sau kỳ bầu cử…
Theo Vietnamnet

PICS : Vũ khí nào sẽ là át chủ bài trong tương lai?



lase

Tên lửa hạt nhân đang là vũ khí nguy hiểm nhất hiện nay nhưng có lẽ trong tương lai không xa nữa nó sẽ bị mất vị trí này.
Các chương trình phát triển vũ khí của những cường quốc quân sự hiện nay đang rất phong phú nhưng chương trình vũ khí laser là chương trình rất được quan tâm. Đầu thế kỷ 20, với việc Einstein đã phát hiện đặc tính “lưỡng tính sóng hạt” của ánh sáng đã đặt cơ sở cho ý tưởng chế tạo vũ khí laser. Nhờ những nỗ lực không mệt mỏi của các nhà khoa học Liên Xô và Mỹ, vào năm 1960, lần đầu tiên người ta tạo được chùm tia laser nhắm theo một hướng nhất định.
Theo mạng Sina quân sự của Trung Quốc: Khi tia laser có năng lượng cao, đơn sắc, mạch lạc và định hướng tính năng tốt, sẽ có thể trở thành vũ khí. Năm 1970, laser bắt đầu được sử dụng để dẫn đường cho bom. Hoa Kỳ đã sử dụng bom dẫn đường bằng laser từ cuộc chiến ở Việt Nam.
Theo thống kê tỉ lệ bom dẫn đường bằng laser đánh trúng mục tiue trong vùng lân cận Hà Nội, Hải Phòng trong giai đoạn 1972-1973 đạt 48% trong khi trước đó tỉ lệ đánh trúng của bom thông thường chỉ 5%.
Vũ khí laser thực chất là một vũ khí năng lượng định hướng. Theo mục đích khác nhau, người ta chia nó ra thành hai loại là vũ khí laser chiến lược và chiến thuật. Trong vai trò vũ khí chiến thuật, laser giống như vũ khí thông thường, sẽ trực tiếp tấn công vào các máy bay, xe tăng của địch trong phạm vi 20 km.
Các vũ khí chiến lược có sức tiêu diệt lớn, có thể tấn công từ khoảng cách hàng ngàn dặm giống như tên lửa chiến lược nhưng cũng có thể tấn công vào không gian để tiêu diệt các vệ tinh trinh sát, liên lạc. Vì thế, các sức mạnh quân sự lớn nhất thế giới sẵn sàng chi mạnh vào nghiên cứu và phát triển nó.
Hiện nay, các nước đang tích cực phát triển vũ khí laser trên thế giới có Hoa Kỳ, Nga, Anh, Pháp và Đức với nước đi tiên phong là Hoa Kỳ. Thông qua nghiên cứu và phát triển liên tục, vũ khí laser của Mỹ đã được phát triển rất mạnh cả ở chiến thuật và chiến lược.
Trong tương lai, vũ khí laser sẽ là con át chủ bài của Mỹ. Họ sẽ dùng nó làm vũ khí đánh chặn tên lửa đạn đạo, vệ tinh quỹ đạo thấp và máy bay.
Ưu điểm của vũ khí laser gồm: tốc độ cao, năng lượng lớn. Nó có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo. Với vận tốc ánh sáng nó có thể phá hủy các tên lửa đạn đạo làm cho đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn sinh học rơi ngay trên đất địch.
Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là trong mưa hoặc bụi thời tiết, hiệu quả chiến đấu của nó sẽ bị giảm đáng kể. Mặt khác, một loạt các công nghệ chủ chốt vẫn chưa được khắc phục nên tiến độ nghiên cứu phát triển vũ khí laser vẫn còn rất chậm.
Mặc dù vậy, vũ khí laser vẫn được dự đoán là những vũ khí của tương lai và một khi nó ra đời sẽ thay đổi cơ bản và sâu sắc các chiến thuật của chiến tranh.
Dưới đây là những hình ảnh minh họa về vũ khí laser đang được quân đội Mỹ nghiên cứu phát triển:
lase1
lase2
lase3
Đồ họa máy bay C-130 với vũ khí laser.
lase4
Máy bay boeing với vũ khí laser lắp trên mũi.
lase5
Đồ họa về gia đình các loại vũ khí laser của Mỹ dự định phát triển.
lase6
Một lần thử nghiệm vũ khí laser của Mỹ.
lase7
lase8
lase9
Theo Người Đưa Tin

Mỹ không chấp nhận Trung Quốc “xây gì thì xây” ở Biển Đông



russel
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á Daniel Russel

Mỹ quyết tâm gây sức ép để Trung Quốc chấm dứt các hành động làm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông.
Trong hội nghị với các quốc gia Đông Nam Á diễn ra vào cuối tuần này, Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay Ngoại trưởng John Kery sẽ tiếp tục gây sức ép để các bên ngừng mọi hoạt động làm phức tạp hóa tình hình tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.
Phát biểu trước khi ông Kerry tới dự Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), ông Daniel Russel, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á cho biết ưu tiên của Mỹ trong hội nghị lần này là hạ nhiệt căng thẳng ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đang có những động thái làm thay đổi hiện trạng, đe dọa đến hòa bình và ổn định trong khu vực.
Ông Russel tuyên bố: “Nền kinh tế khu vực quá quan trọng và quá mong manh để bất cứ quốc gia nào có thể sử dụng lực lượng quân sự hay bán quân sự để trả đũa, để bắt nạt và ép buộc các nước khác”.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ khẳng định các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông có điều kiện để “thực hiện những bước đi tự nguyện, để xác định những hành vi mà họ cho là khiêu khích của các nước khác, và để yêu cầu từ bỏ các hành vi đó”.

xay

Để thực hiện được các bước này, ông Russel cho rằng cần phải có sự ràng buộc giữa các nước tuyên bố chủ quyền với một thỏa thuận đã ký kết về việc không chiếm giữ những hòn đảo không người, và quan trọng hơn là chấm dứt các hoạt động đào đắp nhằm thay đổi hiện trạng ở các hòn đảo đó.
Trước đó, hôm thứ Hai, Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ đề xuất ngừng mọi hoạt động thay đổi hiện trạng trên Biển Đông và ngang nhiên tuyên bố rằng họ “thích xây gì thì xây” trên các hòn đảo trong khu vực.
Yi Xianliang, Phó Chủ tịch Ủy ban Biên giới và Đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc tỏ vẻ thách thức đề xuất của Mỹ khi khẳng định: “Những gì Trung Quốc làm hay không chỉ tùy thuộc vào chính phủ Trung Quốc”.
Ông Yi cũng bác bỏ sự tham gia của Mỹ vào vấn đề Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh chỉ có “người châu Á mới giải quyết vấn đề của người châu Á”.
Trong khi đó, Philippines khẳng định họ cũng sẽ nêu đề xuất “đóng băng” mọi hoạt động thay đổi hiện trạng trên Biển Đông tại diễn đàn ARF, đồng thời yêu cầu các bên thực hiện bộ quy tắc ứng xử (COC) nhằm giải quyết tranh chấp trên vùng biển chiến lược này.
Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra hung hăng hơn trong các tuyên bố chủ quyền của mình trên Biển Đông, và Mỹ lo ngại rằng những sự hiểu nhầm có thể dẫn đến sự cố bất ngờ và làm leo thang căng thẳng trong khu vực thành một cuộc xung đột.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Russel khẳng định Washington mong muốn ASEAN và Trung Quốc đẩy nhanh tiến độ thực thi COC trên Biển Đông, bởi những gì Trung Quốc đã và đang làm trên vùng biển này để lại “nỗi giận dữ và những câu hỏi về chiến lược dài hạn của Bắc Kinh” trong các quốc gia láng giềng.
Theo Reuters

‘Chúa đảo’ Tuần Châu vay 10.000 tỷ đồng để làm gì?



tuanchau
Cảng tàu khách Tuần Châu với quy mô 150.000 m2, với những hạng mục nhà ga, nhà hàng, quán bar, trung tâm siêu thị, khu biệt thự cao cấp hai bên bờ cảng… do Tập đoàn Tuần Châu đầu tư và khai thác.

Đại diện ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) cho biết, cam kết xem xét tài trợ cho tập đoàn Tuần Châu 10.000 tỷ đồng với những dự án do doanh nghiệp này làm chủ đầu tư tại Quảng Ninh, cũng như trên toàn Việt Nam.
Tập đoàn Tuần Châu vừa được ngân hàng Bưu điện Liên Việt cam kết xem xét tài trợ 10.000 tỷ đồng với các dự án trên cả nước, đặc biệt ở Quảng Ninh.
Đại diện ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) cho biết, cam kết xem xét tài trợ cho tập đoàn Tuần Châu 10.000 tỷ đồng với những dự án do doanh nghiệp này làm chủ đầu tư tại Quảng Ninh, cũng như trên toàn Việt Nam. Thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa LienVietPostBank và tập đoàn Tuần Châu vừa được ký kết ngày 4/8 tại Quảng Ninh. Theo thỏa thuận này, doanh nghiệp của “chúa đảo” Đào Hồng Tuyển sẽ dùng các dịch vụ tài chính như thu hộ, chuyển tiền, thanh toán nội, ngoại tệ trong nước, quốc tế do LienVietPostBank cung cấp.
Đại diện Tuần Châu cho biết, việc được LienVietPostBank cam kết tài trợ 10.000 tỷ đồng có ý nghĩa to lớn trong việc hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược phát triển, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động, tăng cường hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trong định hướng phát triển vì lợi ích của cả hai bên. Việc này cũng sẽ góp phần phát triển thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh nói riêng và nền kinh tế Việt Nam, đại diện này cho biết.
Tại Quảng Ninh, tính đến thời điểm hiện tại, tập đoàn Tuần Châu có do ông Đào Hồng Tuyển làm Chủ tịch HĐQT có hàng loạt các dự án lớn thuộc lĩnh vực bất động sản, đầu tư, du lịch, thương mại chuỗi hàng hiệu quốc tế, khách sạn, vui chơi giải trí, du thuyền, bến cảng, sân golf, khai khoáng và công nghiệp tại Việt Nam.
Tuần Châu đã và đang triển khai nhiều dự án lớn tại Quảng Ninh như dự án thành phố cảng bến du thuyền Tuần Châu; dự án “Smart City – Thành phố thông minh” liên doanh với Tập đoàn Amata (Thái Lan); dự án khu đô thị thương mại, du lịch sinh thái Đại Yên; dự án tổ hợp bãi tắm Bãi Cháy và tuyến đường di sản Hạ Long.
Ngoài ra, còn có một số dự án khác mà Tuần Châu triển khai tại các đô thị lớn, như dự án đầu tư khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí, đại học, bệnh viện tại Hà Nội; dự án phát triển hệ thống thương hiệu thời trang quốc tế tại Việt Nam; dự án đầu tư xây dựng khu phức hợp đô thị sinh quyển và vui chơi giải trí tại đảo Cát Bà (Hải Phòng); dự án khu đô thị sinh thái và hệ thống bến du thuyền Cù Lao Long Phước (Tp.HCM); dự án khu tổ hợp văn phòng, căn hộ cho thuê và trung tâm giải trí tại 16 Thi Sách (Tp.HCM)…
Cũng trong ngày 4/8, tập đoàn Tuần Châu của “chúa đảo” Đào Hồng Tuyển được nhận chứng nhận kỷ lục Guinness Việt Nam cho “Cảng du thuyền nhân tạo Tuần Châu – Vịnh Hạ Long lớn nhất Việt Nam”.
Dự án cảng này nằm phía Tây Nam đảo Tuần Châu, có tổng diện tích hơn 1,72 triệu m2, bao gồm cả vùng nước neo đậu và vùng cửa cảng, diện tích mặt nước hơn 661.000 m2, sâu tối thiểu 10m, tối đa 14m, có sức chúa trên 2.000 tàu.
daohongtuyen
“Chúa đảo” Tuần Châu Đào Hồng Tuyển.
“Chúa đảo” giàu cỡ nào?
Bác bỏ những thông tin có tính chất đồn đoán, như “chúa đảo” có nhiều vợ, nợ hàng nghìn tỷ đồng nên phải bán đảo Tuần Châu cho Hàn Quốc…, ông Đào Hồng Tuyển công khai tài sản cũng như ý tưởng của mình.
Ông Đào Hồng Tuyển nói, ông không làm những cái mà thiên hạ đã làm. “Tôi làm những cái mà thiên hạ không làm. Hoặc làm những cái mà thiên hạ nghĩ đến nhưng không làm được”, ông Tuyển cho hay.
Doanh nhân và chuyện đồn đoán thất thiệt là chuyện không thể tránh khỏi. “Chúa đảo” cho hay, dư luận cũng đồn đại ông nợ 4 ngàn tỷ đồng, không trả cho ngân hàng?
“Tôi chính thức khẳng định rằng, đó là chuyện bịa đặt. Tôi có thuê một công ty Hàn Quốc để họ quản lý kinh doanh các dịch vụ ở Tuần Châu, nhưng xem ra họ không đảm trách được. Năm ngoái, họ đã rút về nước rồi”, ông Tuyển chính thức lên tiếng.
Ngoài sở hữu đảo du lịch quốc tế Tuần Châu (Quảng Ninh), hiện giờ ông Đào Hồng Tuyển sở hữu 14 công ty, 34 nhà máy xí nghiệp với cả vạn công nhân… Xác nhận về tài sản của mình, “chúa đảo” Đào Hồng Tuyển không ngần ngại nói rằng, tổng tài sản của ông lên tới 2 tỷ đô la Mỹ.
Với lượng tài sản khổng lồ nói trên, nhưng khi trả lời câu hỏi “ông là người giàu nhất Việt Nam”, ông Tuyển có một đáp án khác: “Tôi đã tổ chức cuộc gặp một trăm người giàu Việt Nam và một trăm người đẹp từ khắp thế giới về đây… Rất hoành tráng phải không?”.
Bí quyết làm giàu của người có “hai tỷ đô la” như ông Tuyển là “không làm những cái mà thiên hạ đã làm. Tôi làm những cái mà thiên hạ không làm. Hoặc làm những cái mà thiên hạ nghĩ đến nhưng không làm được!”.
Ông Tuyển lấy ví dụ, thời điểm đắp đường ra đảo Tuần Châu đúng là không ai dám làm. Khi tôi nói ý định đắp một con đường qua biển nối đất liền với đảo Tuần Châu, nhiều người nói ông bị … tâm thần.
Bây giờ Tuần Châu đang rất nổi tiếng, ngoài sân golf, ông Tuyển cũng đã xây dựng xong một cảng biển, đang đóng 100 du thuyền hiện đại. Từ cảng biển này sang đảo Cát Bà là con đường gần nhất, chỉ mất 20 phút đi bằng phà du lịch. Từ đây du thuyền qua Hồng Kông, Ma Cao… đều rất thuận lợi.
Một loạt biệt thự cao cấp sẽ được xây dựng, đậu ngay trước nhà là những du thuyền… mở cửa ra là nhìn thấy non nước Vịnh Hạ Long, kỳ quan thiên nhiên thế giới… Ông Tuyển nói mình không bao giờ quên những tối lang thang, ngủ trong vườn hoa Tao Đàn, như một kẻ bụi đời. Có hôm kẻ cắp lột mất cả đôi dép nhựa Tiền Phong, tài sản quý giá nhất của ông lúc đó.
“Tôi đi dọn phân lợn, hay hầu bia ở quán nhậu… Một đêm, đói lả người, ngồi trong gara ô tô (người đã cho tôi ngủ nhờ), tôi thấm thía cái đói cái rét, cái nghèo, cái hèn… Đêm đó, tôi thầm hứa với mình, sẽ trở thành một người giàu có của Việt Nam”, “chúa đảo” nói về những ngày cơ hàn và động lực của sự thành đạt.
Theo ông Tuyển, nếu không dám mơ ước làm những việc động trời, dám có những ý tưởng mà mọi người cho là điên rồ, thì sẽ khó có những thành công và thay đổi to lớn.
Theo Người Đưa Tin

Tiến trình bị mất đất của Việt Nam



Bây giờ người Việt ở trong cũng như ngoài nước, gần như nhà nào cũng xem phim Đại Hàn, trong đó có nhiều phim lịch sử, chẳng hạn như Thời Đại Anh Hùng, Những Ngày Đen Tối, Jumong, Bài Ca Sơ Đông, Đại Hiệp Sĩ, v.v. Qua các bộ phim này, chúng ta thấy người Đại Hàn đã diễn tả rất trung thực lịch sử của họ: thời kỳ nào cường, thời kỳ nào nhược, những sự rối loại trong cung đình, những thủ đoạn gian ác áp chế dân lành của các quan lại phong kiến, những phương thức mà cha ông họ đã dùng để chống ngoại xâm… Nhờ diễn tả lịch sử một cách trung thực như vậy, người Đại Hàn ngày nay đã rút được kinh nghiệm lịch sử để xây dựng một đất nước Đại Hàn tốt đẹp hơn. Trái lại, sử của người Việt đã bị hai bên đối nghịch biến chế theo sở thích và theo nhu cầu chính trị, làm sao có thể dựa vào đó để rút kinh nghiệm của cha ông được?
giaochi

Chúng ta nhớ lại, nhân dịp Đại Hội Đảng Toàn Quân từ ngày 3 đến 11.1.2001, Lê Đức Anh đã đứng lên tố Lê Khả Phiêu 10 tội, trong đó có một tội rất quan trọng là “Bán đất, bán biển cho Trung Quốc” trong chuyến đi Trung Quốc chầu Giang Trạch Dân. Người đầu tiên đưa sự tố cáo này ra công luận là Đỗ Việt Sơn, một đảng viên đảng CSVN về hưu và có lẽ là đàn em của Lê Đức Anh. Sau đó, Luật sư Lê Chí Quang viết bài “Hãy cảnh giác Bắc Triều” nói rõ rằng phần đất bị “bán” là 720 cây số vuông. Nguyễn Chí Trung, thư ký của Lê Khả Phiêu, nói với báo chí rằng Lê Khả Phiêu là “nạn nhân của những âm mưu đánh phá của 3 vị cố vấn là các ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh và Võ Văn Kiệt.”
Dĩ nhiên, nhóm Lê Khả Phiêu phải phản pháo. Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh đã cho Thượng Tướng Nguyễn Nam Khánh dùng tài liệu vụ án chính trị T-4 tại Tổng Cục II thuộc Bộ Quốc Phòng để chơi lại nhóm Lê Đức Anh.
Khởi sự từ đó, một phong trào tố đảng CSVN làm mất đất mất biển được phát động ở hải ngoại, nhưng người Việt chống Cộng không dùng những chữ “Bán đất, bán biển cho Trung Quốc” của Lê Đức Anh, mà đổi thành “Dâng đất dâng biển cho Trung Quốc”. Chiến dịch này đã trở nên rầm rộ khi Trung Quốc thành lập huyện Tam Sa thưộc tỉnh Hải Nam bao gồm cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, sau đó phong toả Biển Đông.
Thật ra, người Việt đã bị Tàu cướp đất dài dài trong tiến trình lịch sử, bắt đầu từ thời mới lập quốc cho đến ngày nay, do đó người Việt phải tiến dần xuống phía Nam. Tuy nhiên, cha ông chúng ta cũng đã chiếm đất của Lâm Ấp, Chiêm Thành và Chân Lạp để lập thành một nước mới.
Trong bài này chúng tôi chỉ nói về tiến trình bị mất đất trong lịch sử. Trong bài sau, chúng tôi sẽ bàn đến chuyện đòi đất của tiền nhân để rút kinh nghiệm.
BÀI HỌC LỊCH SỬ?
Chúng tôi xin nhắc lại, trong cuộc phỏng vấn của đài RFA ngày 24.7.2009 về đề tài “Việt Nam cần làm gì trước thái độ lấn lướt của Trung Quốc?”, Giáo sư Trần Văn Đoàn dạy học ỏ Đại Học Quốc Lập Đài Loan có nêu lên hai đề nghị:
(1) Đọc lại bài học của tất cả những triều đại Việt Nam. Cái gì đã mất rồi thì không bao giờ đòi lại được.
(2) Cách hay nhất, cái chiến lược của mình là làm thế nào để không mất đất nữa mà thôi.
Ông nói rõ: “Tôi không nói để bảo vệ nhà nước Việt Nam…”
Nhưng với nhiều người Việt chống cộng ở hải ngoại, đề nghị này rất khó nghe. Lý do thứ nhất: Người Tàu có “Tam thập lục kế” (với người Tàu, con số 36 có nghĩa là nhiều lắm), nhưng một số người Việt đấu tranh ở hải ngoại chủ trương chỉ có “biểu dương khí thế” là thượng sách, không cần biết kết quả như thế nào. Mọi kế khác gần như không được chấp nhận. Như vậyhọc sử để làm gì? Lý do thứ hai: Sử đâu mà học?
Trong bài Tựa của bộ “Việt Nam Sử Lược”, cụ Trần Trọng Kim (1882 – 1953) có than phiền:
“Sử mình đã không hay, mà người mình lại không mấy người biết sử. Là vì cách học tập của mình làm cho người mình không có thể biết được sử của mình”.
Bài Tựa này được viết vào năm 1919, khi bộ “Việt Nam Sử Lược” lần đầu tiên được xuất bản, nhưng đến nay vẫn còn đúng. Không những thế, một số “sử gia” đời nay khi viết sử, thường không dựa theo chính sử như cụ Trần Trọng Kim, mà chỉ ghi lại những phần mình thích, bỏ đi những phần bị coi là mất “khí thế” hay không oai hùng, biến hoá nhiều đoạn và thêm huyền thoại vào làm cho sử không còn là thực sử nữa! Một vài thí dụ cụ thể:
(1) Khi viết về vua Lê Lợi đánh thắng giặc Minh, các “sử gia” ta chỉ ghi lại “Bình Ngô Đại Cáo” và giấu đi tờ biểu thê thảm mà Lê Lợi dưng lên vua Minh xin phong vương. Trong vụ Nguyễn Huệ đánh thắng quân Thanh, các “sử gia” ta cũng chỉ ghi lại “Hịch Đánh Trịnh” của Nguyễn Hữu Chỉnh và “Hịch Gọi Đò” của Nguyễn Huệ, còn tờ biểu được Nguyễn Huệ dưng lên vua Thanh năn nỉ xin ban sắc phong được coi như không có. Họ cho rằng những tở biểu đó làm mất “khí thế” nên phải loại ra khỏi sử, không nên cho con cháu đọc.
(2) Thiền sư Lê Mạnh Thát đã sửa lại sử, cho rằng không có chuyện Bắc Thuộc lần thứ nhất và Mã Viện đem quân đánh hai Bà Trưng. Trái lại, các đời vua Hùng Vương đã kéo dài ra đến sau Công Nguyên, tức đến khi Phật giáo được truyền vào đất Việt! Việc sửa sử này nhắm mục tiêu chứng minh: “Phật giáo là dân tộc” vì đã du nhập vào Việt Nam từ đời Hùng Vương!
Pháp nạn kinh hoàng (gần như làm cỏ) mà Nguyễn Huệ đã gây ra cho Phật Giáo để có phương tiện tiến đánh quân Thanh, không được ai ghi lại một vài dòng, kể cả các “sử gia” Phật Giáo! Họ chỉ nói đến “Pháp nạn” dưới thời Ngô Đình Diệm!
(3) Tàu xây Ải Nam Quan như thế nào và các diễn biến về sau ra sao, đã được ghi rất tỉ mỉ trong chính sử của Tàu cũng như của ta. Công Ước Thiên Tân ngày 9.6.1885 giữa Pháp và Trung Hoa và các văn kiện đính theo đã gọi Ải Nam Quan là “Porte de Chine” (cửa của Trung Hoa) và vẽ nó nằm trên đất Trung Hoa. Ấy thế mà để “tố cộng”, các “sử gia” và các chiến sĩ chống cộng đã coi những văn kiện lịch sử và pháp lý đó như không có, cũng nhau ngồi “khóc Nam Quan”! Có “đại sử gia” còn biến hoá Ải Nam Quan ra hai phần, một phần nói là của Tàu và một phần nói là của ta, để cho “hợp với lòng dân”!
Bây giờ người Việt ở trong cũng như ngoài nước, gần như nhà nào cũng xem phim Đại Hàn, trong đó có nhiều phim lịch sử, chẳng hạn như Thời Đại Anh Hùng, Những Ngày Đen Tối, Jumong, Bài Ca Sơ Đông, Đại Hiệp Sĩ, v.v. Qua các bộ phim này, chúng ta thấy người Đại Hàn đã diễn tả rất trung thực lịch sử của họ: thời kỳ nào cường, thời kỳ nào nhược, những sự rối loại trong cung đình, những thủ đoạn gian ác áp chế dân lành của các quan lại phong kiến, những phương thức mà cha ông họ đã dùng để chống ngoại xâm… Nhờ diễn tả lịch sử một cách trung thực như vậy, người Đại Hàn ngày nay đã rút được kinh nghiệm lịch sử để xây dựng một đất nước Đại Hàn tốt đẹp hơn. Trái lại, sử của người Việt đã bị hai bên đối nghịch biến chế theo sở thích và theo nhu cầu chính trị, làm sao có thể dựa vào đó để rút kinh nghiệm của cha ông được?
NƯỚC TA KHỞI TỪ BÊN TÀU?
Theo truyền thuyết và dã sử, thời kỳ Hồng Bàng bắt đầu từ năm 2879 trước Tây lịch, thuộc niên đại vua Kinh Dương Vương, với quốc hiệu Xích Quỷ. Địa bàn của Việt Nam dưới thời Kinh Dương Vương nằm ở tận bên Tàu, rất rộng lớn: Phía bắc giáp Động Đình Hồ (Hồ Nam), phía đông là Đông Hải, phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên), và phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành).
Nước Chiêm Thành lúc đó nằm ở đâu? Bộ “Phương Đình Dư Địa Chí” của Nguyễn Văn Siêu đã ghi lại như sau:
“Chiêm Thành: phiá đông giáp bể, phía Tây đến Vân Nam, phía nam giáp Chân Lạp, phía bắc liền Annam, phía đông bắc đến Quảng Đông…”
Thật ra, phải đến thế kỷ thứ 13, nước ta mới có quan viết sử, nên những điều xẩy ra trước đó đều được chép lại theo tục truyền, không biết đúng được bao nhiêu phần trăm. Nhưng chắc chắn người Việt ngày xưa ở tận bên Tàu, sau đó trụt dần xuống phía nam. Tại sao như vậy? Cụ Trần Trọng Kim giải thích:
“Người nòi gióng Việt Nam ta mỗi ngày một nẩy nở ra nhiều, mà ở phía bắc đã có nước Tàu cường thịnh, phía tây thì lắm núi nhiều rừng, đường đi lại không tiện, cho nên mới theo bờ biển lấn xuống phía nam, đánh Lâm Ấp, dứt Chiêm Thành, chiếm đất Chân Lạp, mở ra bờ cỏi bây giờ.”
Đây là kiểu “Dùi đánh đục thì đục đánh săng (gỗ)” hay “Cá lớn nuốt cá bé”.
ĐỒNG TRỤ NẰM Ở ĐÂU?
Nước ta có ranh giới đầu tiên với nước Tàu là do Mã Viện ấn định. Lịch sử kể lại rằng dưới thời Đông Hán, năm 41 sau Tây lịch, vua Quang Vũ của Tàu sai Mã Viện làm Phục Ba Tướng Quân, sang đánh Trưng Vương, đem đất Giao Chỉ về lại cho nhà Hán (Thiền sư Lê Mạnh Thát nói chuyện này không có!). Mã Viện dời phủ trị về Mê Linh và dựng cây đồng trụ ở chỗ phân địa giới, khắc sáu chữ: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”. Nghĩa là cây đồng trụ gãy thì người Giao Chỉ mất. Người Giao Chỉ đi qua dưới chân cột đồng ấy cứ lấy đá bồi đắp lên mãi thành gò đống cao, vì sợ cột đồng ấy bị đổ gãy.
Nhưng cột đồng này đã được dựng ở đâu?
Theo “Lĩnh Ngoại Đại Đáp” của Tàu (đời Đường) và “An Nam Chí Lược” của Lê Tắc, cột này được dựng ở Khâm Châu, trong vùng hang động Cổ Sâm.
Khâm Châu là một châu của Tàu nằm sát biên giới với Giao Chỉ, còn Cổ Sâm là một động của ta nằm sát biên giới Tàu.
Sách “Vân Đài Loại Ngữ” của Lê Quế Đường (tức Lê Qúy Đôn) có ghi: “Giữa đỉnh núi Phân Mao ở Khâm Châu có cột đồng to độ hai thuớc. Có lẽ đây là Mã Tống dựng lên.”
Núi Phân Mao (Phân Mao lĩnh) ở đâu?
Sách “Dư Địa Chí” của Nguyễn Trãi viết:
“Vân Cừ, Kim Tiêu, Phân Mao ở về Yên Bang (sau tránh húy đổi làm Yên Quảng). Vân Cừ là tên sông, tên khác của sông Bạch Đằng, Tiền Ngô Vương bắt Hoằng Tháo, Hưng Đạo Vương bắt Ô Mã Nhi đều ở đây. Phân Mao là tên núi, Kim Tiêu là cột đồng. Ở phía Tây lộ Hải Đông 300 dặm có đèo Phân Mao, ở nửa đèo có cột đồng của Mã Viện dựng, lớn chừng ba thước.”
(Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi toàn tập, bản dịch của NXB KHXH – Hà Nội, tr. 202)
Sách “Gia Khánh Trùng Tu Nhất Thống Chí” của Nhà Thanh cho biết: Núi Phân Mao ở phía Tây Khâm Châu (nay là đất tỉnh Quảng Đông). Năm Tuyên Đức thứ 2 (1427) thời Minh, núi ấy thuộc vào châu Tân An của Giao Chỉ. Đến năm Gia Tĩnh thứ 21 (1542) Mạc Đăng Dung hàng, mới thuộc về nước Tàu.
Đồng trụ nếu to 2 thước ta (theo Lê Qúy Đôn) hay 3 thước ta (theo Nguyễn Trải) thì cũng rất lớn. Mỗi thước ta bằng 0,425 mét. Như vậy 2 thước là 0,850 mét và 3 thước là 1,275 mét.
Về sau, cả người Tàu lẫn người Việt đều không biết rõ đồng trụ nói trên nằm ở đâu. Sách “Khâm Định Việt Sử Thương Giám Cương Mục” có cho biết năm 1272, nhà Nguyên đã sai Ngột Lương sang Việt Nam hỏi giới mốc đồng trụ ngày trước ở đâu. Vua Trần Thánh Tôn đã sai viên phái Lê Kính Phu đi hội đồng khám xét. Lê Kính Phu tâu với Nhà Nguyên: “Chỗ cột đồng do Mã Viện dựng lên lâu ngày bị chìm lấp, nay không thể biết ở chỗ nào được”. Việc đó sau cũng thôi. (Quyển VII, tr. 219).
Thật ra, Mã Viện không phải chỉ dựng một đồng trụ ở Cổ Sơn. Ông đã mở mang bờ cỏi của nhà Hán, dựng lên một đồng trụ ở Đèo Ngang (giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình) và hai đồng trụ ở Bình Định. “Phương Đình Dư Địa Chí” của Nguyễn Văn Siêu cho biết: Sách Tần Thư Điạ Lý Chí ghi: Ở quận Nhật Nam có cột đồng từ đời Hán dựng làm địa giới. Sách Lâm Ấp Ký chép: Phía tây quận Nhật Nam có nước Tây Đồ Di, Mã Viện qua đất này dựng hai cột đồng nêu bờ cỏi nhà Hán.
Quận Nhật Nam lúc đó gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định ngày nay (có tài liệu cho là đến tận cửa Đại Lãnh, Phú Yên). Vùng này là bắc Chiêm Thành.
Nhìn lại, nếu đồng trụ do Mã Viện dựng để phân ranh giới Việt – Trung mà còn thì nó cũng đã nằm trên đất Tàu, vì năm 1540 Mạc Đăng Dung đã giao vùng đất Cổ Sơn, nơi có đồng trụ, cho Trung Hoa rồi.
MẤT ĐẤT DƯỚI THỜI PHONG KIẾN
Nhiều người tưởng rằng, trong lịch sử, cha ông chúng ta luôn kiên cường dựng nước và giữ nước, không để mất một tấc đất nào. Thực tế không phải như vậy. Ngoài việc bỏ Hồ Nam, Quảng Đông và Quảng Tây chạy xuống Bắc Việt hiện nay, cha ông chúng ta còn phải chịu bị mất đất rất nhiều lần.
Mặc dầu Mã Viện đã dựng đồng trụ ở Phân Mao để đáng dấu ranh giới giữa Giao Chỉ và nước Tàu, những việc phân định ranh giới giữa hai nước không dễ dàng vì biên giới rất rộng lớn. Mỗi lần có tranh chấp, vua hay quan Tàu đều giàng quyền quyết định phần nào thuộc Tàu và phần nào thuộc ta.. Thí dụï năm 1442, nhà Minh gởi dụ cho vua Lê Thái Tông, nói rằng Chiêm Lãnh và Như Tích là thuộc Châu Khâm của Trung Quốc, do Hoàng Khoan cai quản, nên phải trả lại cho Trung Quốc. Năm 1547, Đô Đốc Mã của nhà Thanh gởi thư cho Chúa Trịnh và nói: “Từ Sa Châu trở ra ngoài đến Phân Mao – Đồng Trụ là đất của quý quốc cày cấy chăn nuôi từ lâu, cho về An Nam”.
Ngoài chuyện tranh chấp về vùng biên giới, các vua và quan Tàu luôn tìm cách chiếm thêm đất của nước ta. Tạm bỏ qua “một ngàn năm đô hộ giặc Tàu” đi, chúng ta thấy từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 18, dưới các triều đại của Trung Quốc từ Tống, Nguyên, Minh đến Thanh đều đem quân xâm lấn Đại Việt. Nhà Tống xâm chiếm 2 lần, nhà Nguyên 3 lần, nhà Minh và nhà Thanh mỗi vương triều một lần. Ngoài những cuộc xâm chiếm đại quy mô như thế, các triều đại Trung Quốc cũng thường tìm cách cướp đất của người Việt ở vùng biên giới. Sau đây là một số thí dụ cụ thể:
1.- Mất hai động Vật Ác và Vật Dương.
Dưới thời nhà Tống, Quách Quỳ đã chiếm 4 châu và một huyện của Đại Việt là Quảng Nguyên, Quang Lang, Tô Mậu, Môn, và Thuận châu. Sau đó, năm 1057 Nùng Tôn Đàn nộp động Vật Ác và năm 1064 Nùng Trí Hội nộp thêm động Vật. Dương. Vua Lý Nhân Tông phái sứ qua thương lượng nhiều lần, vua Tống chỉ chịu trả cho 4 châu và một huyện, nhưng không trả hai động Vật Ác và Vật Dương.
2.- Mất 59 thôn ở Cổ Lâu
Năm 1401, khi Hồ Hán Thương được Hồ Quý Ly nhường ngôi, đã sai sứ sang xin vua nhà Minh phong vương. Vua Thánh Tổ nhà Minh nghe tin ở An Nam đang có chuyện lộn xộn nên cho điều tra và biết được Hồ Quý Ly đã cướp ngôi nhà Trần. Nhà Minh muốn nhân cơ hội này đem quân sang chiếm nước An Nam, lấy lý do là để hạch tội Hồ Quý Ly. Khởi đầu, vào năm 1405 nhà Minh sai sứ sang đòi lại đất Lộc châu, tức Lộc Bình thuộc tỉnh Lạng Sơn ngày nay, viện lý do đất này trước đây thuộc châu Tự Minh của tỉnh Quảng Tây. Lúc đầu Hồ Quý Ly không chịu, nhưng thấy áp lực của nhà Minh quá nặng nên Hồ đã sai quan hành khiển là Hoàng Hối Khanh đến dàn xếp. Hoàng Hối Khanh quyết định cắt 59 thôn ở Cổ Lâu nhường cho Tàu. Hồ Quý Ly thấy cắt nhiều quá, có mắng Hoàng Hối Khanh. Tuy đã nhún nhường như thế, nhà Minh vẫn không chịu, đem binh qua chiếm nước ta.
3.- Mạc Đăng Dung giao hai châu và 4 động cho Tàu
Theo cuốn “Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí” của Phan Huy Chú, năm 1540 khi Mạc Đăng Dung đầu hàng nhà Minh, đã trao trả 2 châu và 4 động cho nhà Minh. Hai châu là Như Tích và Chiêm Lãng, và 4 động là Tê Phù, Kim Lạc, Cổ Sâm và Liêu Cát. Các lãnh thổ này được sát nhập vào châu Khâm của Tàu. Nhưng Mạc Đăng Dung không được nhà Minh phong vương mà chỉ phong làm Đô Thống Sứ.
4.- Mất 13 châu và 3 động.
Năm 1684, thổ quan huyện Khai Hóa của tỉnh Vân Nam đem quân chiếm ba động Vị Xuyên, Bảo Lạc và Thủy Vĩ thuộc tỉnh Tuyên Hưng của ta. Chúa Trịnh Thuận Đức cho sứ qua đòi lại nhưng nhà Thanh không trả.
Năm 1698 thổ quan tỉnh Vân Nam lại chiếm thêm ba động Ngưu Dương, Hồ Điệp và Phổ Viên thuộc tỉnh Tuyên Quang. Sứ thần Nguyễn Đăng Đạo đến Trung Quốc xin vua Khang Hy trả lại, nhưng vua từ chối. Chúa Trịnh Bính lại phái sứ khác qua nhà Thanh xin xem lại vụ này, nhưng quan Tuần Phủ Quảng Tây không cho đi. Từ đó, ba động này kể như mất luôn.
Năm 1781, dưới thời Tây Sơn do Nguyễn Nhạc lãnh đạo, Hoàng Công Thư đã đem 10 châu của nước Việt nộp cho Tổng Đốc tỉnh Vân Nam. Triều đình ta gởi thư yêu cầu Tổng Đốc Vân Nam xét lại biên giới. Tổng Đốc Vân Nam trả lại thư và nói rằng biên giới tự nhiên không cần vạch lại.
Trên đây là một số vụ mất đất điển hình trong thời phong kiến.
MẤT ĐẤT DƯỚI THỜI XHCN
Có thể nói, nếu không có Pháp xâm chiếm và đô hộ nước ta, khó mà ấn định được đường ranh giới hợp lý và khoa học trên bộ và trên biển giữa Việt Nam và Trung Hoa.
Sau nhiều lần thương lượng rất gay cấn, kể cả dùng sức mạnh quân sự, ngày 9.6.1885 nhà cầm quyền Pháp và Trung Hoa đã ký Công Ước Thiên Tân về biên giới Việt – Trung được gọi là “Hiệp Ước Hòa Bình, Hữu Nghị và Thương Mại” (Traité de Paix, d’Amitié, et de Commerce). Công ước này đã được bổ túc do công ước ngày 26.6.1887 và công ước ngày 20.6.1895.
Mặc dầu có những hiệp ước ấn định ranh giới một cách rõ ràng nói trên, kể từ năm 1954, sau khi Pháp rút khỏi miền Bắc, Trung Quốc bắt đầu xâm phạm biên giới Việt Nam. Những vụ xâm phạm này đã được nhà cầm quyền Hà Nội ghi rõ trong tập “Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc”, do nhà xuất bản Sự Thật của Hà Nội xuất bản năm 1979, sau khi Trung Quốc đem quân “dạy cho Việt Nam một bài học.” Trong “Lời Nhà Xuất Bản”, nhà xuất bản Sự Thật nói rõ đây là toàn bộ “Bị vong lục của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc nhà cầm quyền Trung Quốc gây khiêu khích, xâm lăng lãnh thổ Việt Nam ở vùng biên giới”.
Vì tập sách khá dài, chúng tôi chỉ ghi lại những điểm chính. Trong phần “Tình hình Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam từ năm 1954 đến nay”, nhà cầm quyền Hà Nội cho biết thủ đoạn lấn chiếm đất của Trung Quốc như sau:
(1) Từ xâm canh, xâm cư, đến xâm chiếm đất (tr. 8).
(2) Lợi dụng việc xây dựng các công trình hữa nghị để đẩy lùi biên giới sâu vào lãnh thổ Việt Nam (tr. 10).
(3) Đơn phương xây dựng các công trình ở biên giới lấn sang đất Việt Nam (tr. 11).
(4) Từ mượn đất của Việt Nam đến biến thành lãnh thổ của Trung Quốc (tr. 12).
(5) Lợi dụng việc vẽ bản đồ giúp Việt Nam để chuyển dịch đường biên giới, điển hình là đã sửa ký hiệu ở khu vực thác Bản Giốc (mốc 53), nơi chúng định chiếm một phần thác Bản Giốc và cồn Pò Thông (tr.14)…
Sau đây là một số trích đoạn được trích dẫn:
1.- Từ xâm canh, xâm cư đến xâm chiếm đất.
Tài liệu cho biết:
“Lợi dụng đặc điểm là núi sông hai nước ở nhiều nơi liền một dải, nhân dân hai bên biên giới vốn có quan hệ họ hàng, dân tộc, phía Trung Quốc đã đưa dân họ vào những vùng lãnh thổ Việt Nam để làm ruộng, làm nương rồi định cư những người dân đó ở luôn chỗ có ruộng nương, cuối cùng nhà cầm quyền Trung Quốc ngang ngược coi những khu vực đó là lãnh thổ Trung Quốc.”
Một thí dụ cụ thể: Từ năm 1956 phía Trung Quốc tìm cách nắm số dân Trung Quốc sang làm ăn ở Trình Tường bằng cách cung cấp cho họ các loại tem phiếu mua đường, vải và nhiều hàng khác, đưa họ vào công xã Đồng Tâm thuộc huyện Đông Hưng, khu tự trị Choang-Quảng Tây. (tr. 8 và 9)
2.- Lợi dụng việc xây dựng các công trình hữu nghị để đẩy lùi biên giới sâu vào lãnh thổ Việt Nam.
“Năm 1955, tại khu vực Hữu Nghị Quan, khi giúp Việt Nam khôi phục đoạn đường sắt từ biên giới Việt-Trung đến Yên Viên gần Hà Nội, lợi dụng lòng tin của Việt Nam, phía Trung Quốc đã đặt điểm nối ray đường sắt Việt Trung sâu trong lãnh thổ Việt Nam trên 300m so với đường biên giới lịch sử, coi điểm nối ray là điểm mà đường biên giới giữa hai nước đi qua. Ngày 31 tháng 12 năm 1974, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đã đề nghị Chính phủ hai nước giao cho ngành đường sắt hai bên điều chỉnh lại điểm nối ray cho phù hợp với đường biên giới lịch sử nhưng họ một mực khước từ bằng cách hẹn đến khi hai bên bàn toàn bộ vấn đề biên giới thì sẽ xem xét…” (tr.10)
3.- Đơn phương xây dựng các công trình ở biên giới lấn sang đất Việt Nam.
“Trên đoạn biên giới đất liền cũng như ở các đoạn biên giới đi theo sông suối, tại nhiều nơi, phía Trung Quốc đã tự tiện mở rộng xây dựng các công trình để từng bước xâm lấn đất.
“Tại khu vực mốc 53 (xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) trên sông Quy Thuận có thác Bản Giốc, từ lâu là của Việt Nam và chính quyền Bắc Kinh cũng đã công nhận sự thật đó. Ngày 20.2.1970 phía Trung Quốc đã huy động trên 2.000 người kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố phòng dày đặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới, làm việc đã rồi, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên sông và ở cồn Pò Thoong, và ngang nhiên nhận cồn này là của Trung Quốc… (tr.11 và 12).
Trên đây chỉ là một vài thí dụ cụ thể. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này sau.
LỆNH PHẢI GIỮ ĐẤT
Năm 1473 khi Lê Duy Cảnh, Thái bảo kiến dương bá, đi trấn giữ ở vùng biên giới giáp với tỉnh Quảng Tây, vua Lê Thánh Tông đã trao cho ông một sắc dụ, trong đó viết:
“Một thước núi, một tấc sông của ta không nên vứt bỏ, ngươi nên cố cãi, chớ cho họ lấn dần, nếu họ không nghe, còn có thể sai quan sang xứ Bắc triều bày tỏ phải trái. Nếu ngươi dám lấy một thước, một tấc đất của Thái Tổ mà đút mồi cho giặc thì tội phải tru di.”
Lữ Giang
Theo Sách Hiếm