HÀ NỘI (NV) .- Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Quốc gia vừa phát cảnh báo, số ca bị hoại tử do nhiễm vi khuẩn ăn thịt Aeromonas Hydrophila đang tăng. Khoảng 50% bệnh nhân nhiễm loại vi khuẩn này đã thiệt mạng.
Một bệnh nhân bị hoại tử vì nhiễm vi khuẩn ăn thịt Aeromonas Hydrophila. (Hình: Soha)
Vi khuẩn Aeromonas Hydrophila khiến phần cơ thể bị lây nhiễm hoại tử nhanh tới mức để cứu mạng bệnh nhân, người ta phải cắt bỏ phần cơ thể đó nên mới được gọi nôm na là vi khuẩn ăn thịt.
Tại Việt Nam, các ca nhiễm vi khuẩn ăn thịt Aeromonas Hydrophila bắt đầu rộ lên từ năm 2009.
Theo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Quồc gia ở Hà Nội, riêng từ năm 2012 tới nay, bệnh viện này đã tiếp nhận hơn một chục trường hợp nhiễm vi khuẩn Aeromonas Hydrophila. Một số ca thì do cơ địa suy giảm miễn dịch vì nhiễm HIV, xơ gan,… Số ca còn lại do bệnh nhân bị xây xát khi tiếp xúc với nước bẩn, xây xát do tiếp xúc với cá, cua,.., song không bận tâm vì nghĩ rằng đó là điều bình thường.
Ca gần nhất nhiễm vi khuẩn ăn thịt Aeromonas Hydrophila xảy ra trên một nam bệnh nhân 45 tuổi, ngụ ở Hà Nội. Người bệnh được đưa tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Quốc gia trong tình trạng sốc nhiễm trùng, suy thận, rối loạn đông máu nặng. Hai bàn chân, hai cẳng chân, bàn tay và cẳng tay phải hoại tử.
Trước đó ba ngày, bệnh nhân này bị ong đốt vào mu bàn tay phải và đã rửa vết thương dưới mương nước bẩn. Do bệnh tiến triển quá nhanh và nặng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Quốc gia quyết định cắt bỏ hai chân từ đầu gối trở xuống song không chắc sẽ cứu được vì nhiều phần khác trên cơ thể cũng đã hoại tử. Gia đình từ chối, xin ngừng chữa trị, đưa về để lo hậu sự.
Không chỉ có tình trạng số ca nhiễm vi khuẩn ăn thịt Aeromonas Hydrophila đang tăng mà số ca nhiễm các loại vi khuẩn gây ra nhiều chứng bệnh hiểm nghèo khác cũng đang tăng vì thói quen ăn uống không an toàn.
Trong vài tháng qua, các viên chức y tế ở Việt Nam liên tục cảnh báo về sự gia tăng đáng ngại của những ca nhiễm liên cầu khuẩn trong máu heo. Bệnh liên cầu heo do một loại liên cầu khuẩn gọi tắt là S.suis, thường cư trú trong heo gây ra và việc ăn tiết canh heo khiến người ăn bị nhiễm S.suis. Loại liên cầu khuẩn vừa kể khiến người bệnh bị viêm màng não mủ hoặc nhiễm trùng huyết, suy đa tạng.
Khắp cơ thể xuất hiện nhiều vết hoại tử, đặc biệt là ở mặt. Khoảng 50% thiệt mạng, trong 50% còn lại, một số trường hợp tuy không thiệt mạng nhưng bác sĩ phải cắt bỏ một số chi do hoại tử.
Bởi các triệu chứng do nhiễm vi khuẩn ăn thịt Aeromonas Hydrophila và nhiễm liên cầu khuẩn heo khá giống nhau và cùng tăng, các viên chức y tế ở Việt Nam lo ngại sẽ có sự nhầm lẫn khi chẩn đoán bệnh, điều trị sai, khiến tính mạng của bệnh nhân thêm nguy hiểm.
Trong tuần này, ngoài cảnh báo của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Quốc gia ở Hà Nội về tình trạng nhiễm vi khuẩn ăn thịt Aeromonas Hydrophila đang tăng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Sài Gòn phát cảnh báo về tình trạng nhiễm ký sinh trùng do ăn ốc sên, ốc bươu chỉ làm tái bằng chanh hay nướng đang gia tăng.
Thói quen ăn ốc tái chanh hay ốc nướng trở thành nguyên nhân dẫn tới nhiễm một loại ký sinh trùng thường có trong các loại ốc vào cơ thể. Loại ký sinh trùng này theo mạch máu tấn công não, gây viêm màng não, tổn thương hệ thần kinh trung ương, nếu không mất mạng thì cũng mất tri giác, sống thực vật.
Một bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Sài Gòn cho biết, quan niệm ăn tái mới ngon, mới ngọt tuy sai lầm song rất phổ biến và là nguyên nhân dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc. Cũng theo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Sài Gòn, dẫu đã có rất nhiều người thiệt mạng khi ăn ve sầu rồi bị nhiễm các loại nấm độc nhưng số nạn nhân của ve sầu vẫn không giảm. Tháng trước, có ba người ở Bình Phước hôn mê sâu vì nhậu với nhộng ve sầu chiên giòn. Một trong ba người đã mất mạng.
Tin mới nhất cho biết, các bác sĩ làm việc tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quốc gia vừa phát giác nguyên nhân chính khiến một bệnh nhân có khối u ở dương vật là sán lá gan nhỏ. Loại sán lá gan nhỏ này thường được tìm thấy trong gan của những người bị tổn thương gan, ung thư gan và trước khi phát bệnh thích ăn gỏi cá sống. Đây là lần đầu tiên, ngành y tế tại Việt nam tìm thấy sán lá gan nhỏ lọt vào dương vật và làm tổ trong dương vật. Bệnh nhân thú nhận ông ta rất thích ăn gỏi cá sống. (G.Đ)
07-18- 2014 12:47:34 PM
Theo Người Việt
Friday, July 18, 2014
Lộ hình ảnh nghi của tên lửa Buk gần khu vực MH17 bị rơi
(Dân trí) - Ukraine ngày 18/7 đã công bố những hình ảnh được cho là của xe chở tên lửa Buk tại khu vực chuyến bay MH17 rơi vài giờ trước thảm họa. Ngoài ra, đoạn phim được khẳng định là của tên lửa Buk với 2 đầu đạn bị thiếu cũng được công bố.
Thông tin được các tờ Daily Mail và Telegraph của Anh đăng tải dẫn các nguồn tin từ giới chức Ukraine.
Theo đó, một hệ thống phóng tên lửa BUK đã bị chụp ảnh khi đang tiến vào thị trấn Torez, ở Đông Ukraine chỉ 2 tiếng trước thảm họa. Thông tin này dẫn tới những đồn đoán rằng nó chính là thủ phạm khiến chiếc Boeing 777-200 của Malaysia bị rơi.
Hình ảnh được cho là của hệ thống phóng tên lửa BUK tại Torez vài giờ trước thảm họa
Cũng trong ngày 18/7, một hệ thống phóng tên lửa với 2 tên lửa bị khuyết được cơ quan tình báo Ukraine quay phim đang được một chiếc xe tải chở sang Nga.
Anton Gerashchenko, một quan chức Bộ nội vụ Ukraine khẳng định “không khó để đoán được vì sao” hệ thống trên lại thiếu 2 tên lửa.
“Chính xác là những tên lửa này đã khiến gần 300 hành khách vô tội trên chiếc Boeing xấu số của Malaysia thiệt mạng”, Anton Gerashchenko khẳng định với tờ Telegraph.
Igor Sutyagin, nhà nghiên cứu về Nga đến từ một viện nghiên cứu của hoàng gia Anh tin rằng MH17 đã bị bắn hạ bởi các binh sỹ ly khai đóng tại huyện số 3 của Torez.
Xe chở tên lửa được quay phim đang di chuyển trên đường tại Torez hôm 17/7
Tiến sỹ Sutyagin cho biết, những bằng chứng cho thấy các phần tử ly khai phải chịu trách nhiệm là rất rõ ràng, và thậm chí còn có thông tin cho thấy hệ thống phóng tên lửa BUK được điều khiến bởi các binh sỹ từ Nga.
“Các phần tử ly khai đã khoe khoang trên Twitter việc có được một hệ thống phóng tên lửa BUK SA11 hôm 29/6, và vài giờ trước khi máy bay rơi tại Torez, những người dân địa phương khẳng định đã nhìn thấy hệ thống phóng tên lửa BUK và cờ của lực lượng ly khai quanh thị trấn này”, ông Sutyagin nói.
“Sau đó, có nhiều đoạn phim được đăng tải trên mạng về việc máy bay bị rơi, và các phần tử nổi dậy nói rằng “thật không vô ích khi đem nó (tên lửa BUK) tới đó”.
Vị chuyên gia này còn đi xa hơn khi ám chỉ sự liên quan của Nga trong vụ việc, khi tiết lộ rằng một cựu chỉ huy của Bộ chỉ huy chiến dịch đặc biệt của không quân Nga, một thượng tướng, trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây nói rằng, phe ly khai không có năng lực vận hành các thiết bị phóng BUK, chỉ có người Nga mới làm được.
Vị trí hệ thống phóng tên lửa được trông thấy và địa điểm máy bay rơi (chấm màu đỏ)
Còn ông Anton Gerashchenko thì tuyên bố: “Tên khủng bố quốc tế Igor Strelkov, biệt danh Girkin, đêm qua đã tới thăm Snizhne để giải quyết tình hình quanh vụ chiếc Boeing của Malaysia bị rơi.
Trong đêm, hệ thống Buk, mà từ đó tên lửa được phóng đi, đã được di chuyển sang Nga, nơi nó có thể bị phá hủy”.
Vị quan chức này còn nhận định “những kẻ trực tiếp thực thi hành động khủng bố này” có thể đã bị giết hại để bịt đầu mối.
Những phần tử ly khai đã “hân hoan tuyên bố rằng họ bắn hạ một chiếc AN-26 của Ukraine”, trong khi trên thực tế họ đã bắn chiếc Boeing, Gerashchenko cho biết.
Hôm nay, Interpol đã tuyên bố sẽ hỗ trợ tối đa việc điều tra thảm họa này.
Thứ Bẩy, 19/07/2014 - 07:13
Thanh Tùng
Theo Daily Mail
Theo Daily Mail
Chiến tranh thế giới có thể bùng nổ vì vụ MH17 bị bắn rơi
Bảo An - theo Trí Thức Trẻ | 18/07/2014 21:08
Hiện trường vụ MH17 bị bắn rơi
(Soha.vn) - Nhà phân tích Jacob Heilbrunn cảnh báo thảm họa máy bay Malaysia MH17 bị bắn rơi trên bầu trời Ukraine có thể là khởi đầu cho một cuộc chiến tương tự như Thế chiến I.
(Soha.vn) - Nhà phân tích Jacob Heilbrunn cảnh báo thảm họa máy bay Malaysia MH17 bị bắn rơi trên bầu trời Ukraine có thể là khởi đầu cho một cuộc chiến tương tự như Thế chiến I.
- Tiết lộ video cuối cùng trước khi máy bay Malaysia bị bắn rơi
- Bộ Quốc phòng Nga ra tuyên bố khẩn về tai nạn máy bay MH17
- MÁY BAY MALAYSIA BỊ BẮN HẠ: Các phần thi thể rải khắp hiện trường
Nếu thảm họa máy bay của hãng hàng không Malaysia Arlines bị bắn rơi trên bầu trời Ukraine được thực hiện có chủ định từ lãnh thổ Nga hay bởi các tay súng ly khai ở miền đông Ukraine, thì Moscow và phương Tây sẽ tiến gần hơn đến một cuộc đối đầu tương tự như cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu vào tháng 8/1914.
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cảnh báo về “những hậu quả tồi tệ”, nếu người ta chứng minh được rằng máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Arlines là do các tay súng ly khai ở miền đông Ukraine bắn hạ. Đây sẽ không còn là vấn đề riêng của một đảng tại Mỹ. Cả đảng Dân chủ và Cộng hòa sẽ bị thúc ép lên án Nga và thực hiện nhiều bước quyết liệt hơn nữa để khống chế Moscow.
Một câu hỏi đặt ra cho Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đang chơi với lửa tại Ukraine, là liệu ông sẽ kết luận rằng giá của việc hành động không kiên định cao hơn so với rút lui. Cuộc xung đột càng kéo dài, Putin có thể cảm thấy càng bị ép buộc cho thấy những lợi ích thực sự. Mặt khác ông sẽ giống như một con bạc dốc hết túi.
Một khả năng có thể xảy ra là các tay súng ly khai thân Nga đã bắn hạ máy bay MH17 nhằm làm tăng đối đầu với phương Tây, buộc ông Putin ủng hộ họ mạnh mẽ hơn. Một khả năng khác là vụ bắn rơi máy bay đơn giản chỉ là do nhầm lẫn. Nhưng chiến tranh có thể bắt đầu từ những toan tính sai lầm như vậy.
Obama đang chịu sức ép lớn từ dư luận trong chính sách đối ngoại
Cả Tổng thống Mỹ Obama và Thủ tướng Đức Angela Merkel đều không mong muốn một cuộc đối đầu quân sự. Nhưng nếu sự liên quan của Nga tới vụ bắn hạ máy bay được chứng minh, thì Mỹ sẽ đứng trước việc bắt buộc phải phát động một cuộc chiến, tương tự như sự kiện tàu Lusitania của Mỹ bị tàu ngầm Đức đánh đắm vào năm 1915, khiến Washington can dự vào Chiến tranh Thế giới thứ nhất.
Những sự kiện đang diễn ra tại Ukraine rõ ràng đang ủng hộ phe diều hâu ở Washington, những người muốn đối đầu với Putin và nhóm ủng hộ ông. Những phát biểu của Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đang cho thấy điều này.
“Nếu thảm họa máy bay được chứng minh liên quan tới Nga và các phần tử ly khai, nó sẽ mở ra các cánh cửa cho chúng ta hỗ trợ, cung cấp cho Ukraine một số vũ khí phòng vệ và các biện pháp trừng phạt sẽ được áp dụng. Đó là một sự khởi đầu”, ông McCain tuyên bố.
Điều này sẽ không dẫn một cuộc Chiến tranh lạnh như những năm 1970 hay 1980. Nó có thể giống hơn với thời kỳ tiền Chiến tranh lạnh vào cuối những năm 1940 hay còn nguy hiểm hơn, là thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi các cường quốc chạy đua gây ảnh hưởng tại vùng Balkan.
Lịch sử không bao giờ giống nhau hoàn toàn. Nhưng những gì đang diễn ra có nhiều điểm tương đồng với các thời kỳ tiền chiến tranh trước đây đến mức chúng ta nên hy vọng rằng Obama đủ sức ngăn cản nước Mỹ và các đồng minh tránh khỏi một cuộc chiến đang có nguy cơ xảy ra tại Ukraine.
Một cuộc ngừng bắn thực sự cần được thiết lập và tương lai của Ukraine cần được đàm phán bởi Đức, Nga và Mỹ. Ukraine có thể là bài kiểm tra lớn nhất đối với Obama trong việc bảo vệ chính sách đối ngoại của mình.
Xót xa với tấm hình của 3 nạn nhân người Việt trên chiếc MH17
Công Luận - theo Trí Thức Trẻ | 19/07/2014 09:47
(Soha.vn) - Theo thông báo từ Đại sứ Lê Hoài Trung cho hay ông đã nhận được thông tin rằng có 3 nạn nhân là người Việt Nam trên chiếc máy bay MH17 của Malaysia.
Trong những ngày qua, cả thế giới như lặng đi vì nỗi đau mang tên MH17, chiếc máy bay gặp nạn của hãng hàng không Malaysia. Trên chiếc máy bay đó, có gần 300 nạn nhân và thật không may Việt Nam cũng có 3 người có mặt trong chuyến bay định mệnh này.
Theo thông báo từ Đại sứ Lê Hoài Trung cho hay ông đã nhận được thông tin rằng có 3 nạn nhân là người Việt Nam trên chiếc máy bay MH17 của Malaysia. Và theo những thông tin trên facebook, người ta đã tìm ra danh tính của 3 người Việt được cho là nạn nhân trong chuyến bay này.
Trên trang cá nhân của một người dùng đã xuất hiện dòng status chia sẻ:
"Sáng nay con gái Bông dậy sớm, dù không ai nói nhưng con tự nhận thức được chuyện gì đã xảy ra. Con vẫn hỏi: mẹ ơi, sao bác Minh lâu về thế? Rồi con kêu: mẹ ơi, con đau bụng, con đau cả tim nữa. Mẹ đưa con đứng trước bàn thờ mà con cũng khóc.
Mẹ tin đấy là sợi dây kết nối của các thành viên trong gia đình mặc dù có thể con chưa cảm nhận hết sự mất mát mà ông bà, bố mẹ và người thân của mình phải chịu. Đêm qua, báo Vnexpress đã nhờ ĐSQ Hà Lan xin 1 bức ảnh của 3 mẹ con. Rồi đây, tất cả mọi người sẽ được nhìn thấy, sẽ cùng chia sẻ nỗi đau này với gia đình mình.
Hy vọng mọi người sẽ thành tâm cầu mong tất cả những nạn nhân của chuyến bay định mệnh ấy sẽ sớm siêu thoát. Có thể mọi người nghĩ sao giờ phút này mà mình vẫn còn lên facebook để viết dài thế này. Nhưng vì mình không dám khóc với chồng, với bố mẹ, với con vì mình còn phải cố gắng cùng với người thân lo việc cho trọn vẹn. Nước mắt của mình cũng chẳng còn vị mặn nữa. Hy vọng chị dù ở đâu cũng sẽ đọc được những dòng này của em chị nhé".
Dựa theo thông tin từ dòng status trên, có thể tạm xác định danh tính của 3 nạn nhân người Việt là chị Nguyễn Ngọc Minh (sinh năm 1977) và hai con là Đặng Minh Châu và Đặng Quốc Duy. Theo kế hoạch, 3 mẹ con sẽ transit tại Kuala Lumpur trước khi về Việt Nam nghỉ Hè. Nhưng tiếc rằng, kế hoạch đó đã mãi mãi không thể thực hiện nổi.
Danh tính 3 mẹ con người Việt trên máy bay MH17 bị bắn rơi
(Kiến Thức) - 3 người Việt là 3 mẹ con được xác nhận có mặt trên máy bay Malaysia Airlines MH17 bị bắn rơi ở Ukraine
Đó là thông tin được Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) Lê Hoài Trung xác nhận trong phiên họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 18/7.
Cũng trong buổi họp này, trước đó vài phút, đại diện của Malaysia, ông Hussein Haniff công bố quốc tịch của 298 nạn nhân thiệt mạng trong vụ việc kinh hoàng này, trong đó có 189 công dân mang quốc tịch Hà Lan, 44 công dân Malaysia, Indonesia (12), Anh (9), Đức (4), Bỉ (4), Philippines (3), Canada (1), New Zealand (1) và 4 hành khách khác vẫn chưa có thông tin.
Các đại sứ tham dự sự kiện này đều cùng nhất trí về việc yêu cầu mở ra một cuộc điều tra độc lập, ngay lập tức để truy tìm nguyên nhân cũng như thủ phạm vụ bắn rơi.
Hiện trường vụ rơi máy bay MH17 tại miền đông Ukraine.
Ngày 19/7, Đại sứ quán Việt Nam xác nhận, có ba người quốc tịch Hà Lan gốc Việt đi trên chuyến bay MH17 bị bắn rơi ở miền Đông Ukraine. Theo đó, danh tính của ba nạn nhân xấu số gồm Nguyễn Ngọc Minh, sinh 15/9/1977, số hộ chiếu NUC 2616F3; Đặng Minh Châu, sinh ngày 23/5/1997, số hộ chiếu NNBR 5FKH1; Đặng Quốc Huy, sinh ngày 1/3/2001, số hộ chiếu NTK 1606R6.
Theo nguồn tin từ một người bạn thân của các nạn nhân, ba người gốc Việt có mặt trên chuyến bay này là 3 mẹ con. Tuần trước gia đình chị Minh vừa có mặt trong đám cưới của người bạn này tại Manchester (Anh). Theo kế hoạch, ba mẹ con sẽ transit tại Kuala Lumpur (Malaysia) trước khi về Việt Nam nghỉ hè.
Chị Nguyễn Ngọc Minh và hai cháu sống ở Delft, một thị trấn nhỏ cách thủ đô Amsterdam (Hà Lan) 60km. Bố các cháu là Đặng Quốc Thắng vừa qua đời tháng 8 năm ngoái trong một tai nạn tàu. Chị Minh sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, là người luôn nhẹ nhàng hòa nhã với mọi người. Hai cháu rất thông minh và học giỏi. Chị Minh còn một người em trai hiện sống cùng bố mẹ tại Hà Nội.
Trước đó, ngày 17/7, máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines mang số hiệu MH17 đã bị bắn hạ trong vùng lãnh thổ của Ukraine và sau đó rơi xuống khu vực tỉnh Donetsk do lực lượng phe ly khai kiểm soát. Được biết, lúc xảy ra vụ việc, máy bay này đang bay ở độ cao 10.058 mét. Tất cả 298 người có mặt, bao gồm hành khách và tổ bay đều thiệt mạng.
Sau vụ việc, chuyên gia quân sự và quan chức các nước nhận định, có thể hệ thống phòng không Buk đã được sử dụng trong vụ việc này Tính cho tới nay, vẫn chưa có thông tin nào đủ xác thực để chứng minh điều đó.
06:41 19/07/2014
Thanh Nga (theo AP)
Đó là thông tin được Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) Lê Hoài Trung xác nhận trong phiên họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 18/7.
Cũng trong buổi họp này, trước đó vài phút, đại diện của Malaysia, ông Hussein Haniff công bố quốc tịch của 298 nạn nhân thiệt mạng trong vụ việc kinh hoàng này, trong đó có 189 công dân mang quốc tịch Hà Lan, 44 công dân Malaysia, Indonesia (12), Anh (9), Đức (4), Bỉ (4), Philippines (3), Canada (1), New Zealand (1) và 4 hành khách khác vẫn chưa có thông tin.
Các đại sứ tham dự sự kiện này đều cùng nhất trí về việc yêu cầu mở ra một cuộc điều tra độc lập, ngay lập tức để truy tìm nguyên nhân cũng như thủ phạm vụ bắn rơi.
Hiện trường vụ rơi máy bay MH17 tại miền đông Ukraine.
Ngày 19/7, Đại sứ quán Việt Nam xác nhận, có ba người quốc tịch Hà Lan gốc Việt đi trên chuyến bay MH17 bị bắn rơi ở miền Đông Ukraine. Theo đó, danh tính của ba nạn nhân xấu số gồm Nguyễn Ngọc Minh, sinh 15/9/1977, số hộ chiếu NUC 2616F3; Đặng Minh Châu, sinh ngày 23/5/1997, số hộ chiếu NNBR 5FKH1; Đặng Quốc Huy, sinh ngày 1/3/2001, số hộ chiếu NTK 1606R6.
Theo nguồn tin từ một người bạn thân của các nạn nhân, ba người gốc Việt có mặt trên chuyến bay này là 3 mẹ con. Tuần trước gia đình chị Minh vừa có mặt trong đám cưới của người bạn này tại Manchester (Anh). Theo kế hoạch, ba mẹ con sẽ transit tại Kuala Lumpur (Malaysia) trước khi về Việt Nam nghỉ hè.
Chị Nguyễn Ngọc Minh và hai cháu sống ở Delft, một thị trấn nhỏ cách thủ đô Amsterdam (Hà Lan) 60km. Bố các cháu là Đặng Quốc Thắng vừa qua đời tháng 8 năm ngoái trong một tai nạn tàu. Chị Minh sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, là người luôn nhẹ nhàng hòa nhã với mọi người. Hai cháu rất thông minh và học giỏi. Chị Minh còn một người em trai hiện sống cùng bố mẹ tại Hà Nội.
Trước đó, ngày 17/7, máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines mang số hiệu MH17 đã bị bắn hạ trong vùng lãnh thổ của Ukraine và sau đó rơi xuống khu vực tỉnh Donetsk do lực lượng phe ly khai kiểm soát. Được biết, lúc xảy ra vụ việc, máy bay này đang bay ở độ cao 10.058 mét. Tất cả 298 người có mặt, bao gồm hành khách và tổ bay đều thiệt mạng.
Sau vụ việc, chuyên gia quân sự và quan chức các nước nhận định, có thể hệ thống phòng không Buk đã được sử dụng trong vụ việc này Tính cho tới nay, vẫn chưa có thông tin nào đủ xác thực để chứng minh điều đó.
06:41 19/07/2014
Thanh Nga (theo AP)
Hàng ngàn người Ðà Nẵng đổ xô đi tìm vàng
Người dân tộc rầm rộ sang Lào mưu sinh
ÐÀ NẴNG (NV) - Tin đồn một nhóm người đào đãi vàng vừa trúng “mẻ” lớn, khiến hàng ngàn người ở thành phố Ðà Nẵng đổ xô vào rừng khai thác vàng lậu.
Lán trại của người khai thác vàng lậu. (Hình: báo Thanh Niên)
Theo báo Tiền Phong, tin đồn một nhóm cư dân huyện Hòa Vang, thành phố Ðà Nẵng vừa trúng “mẻ” vàng tới 16 kg lan rộng, gây xôn xao dư luận từ ngày 14 tháng 7 cho đến nay. Ông Huỳnh Thủy, trạm phó Trạm Kiểm Lâm Hòa Bắc nói cũng có nghe tin này, nhưng không biết số vàng đào đãi lậu là bao nhiêu.
Ngay lập tức, hàng ngàn người băng rừng, xuyên đêm, đổ xô đến huyện Hòa Bắc, Ðà Nẵng, lập lán trại để khai thác vàng.
Còn theo báo Thanh Niên, nhà cầm quyền huyện Hòa Vang thuộc thành phố Ðà Nẵng đã huy động một lực lượng đông đảo, tìm cách ngăn chặn tình trạng khai thác, đào đãi vàng tại địa phận mình, hiện lên đến hàng ngàn người. Ðây là khu vực có mỏ vàng, trước đây do một công ty tư nhân khai thác, nhưng đã bị chính quyền Ðà Nẵng rút giấy phép từ đầu năm nay.
Báo Thanh Niên dẫn lời ông Hồ Tăng Phúc, chủ tịch huyện Hòa Vang nói rằng, công an huyện đã càn quét lực lượng khai thác vàng trái phép. Khoảng 6 lán trại bị phá sập cùng với nhiều máy nổ, máy nghiền, máy hơi, ống dẫn nước, dây điện kể cả các loại nhu yếu phẩm của người đào đãi vàng lậu. Ông này cũng cho hay, đã phải cử lực lượng công an đóng chốt tại chỗ để xua các nhóm người đột nhập vào khu vực khai thác vàng lậu, có nhóm đông tới hàng trăm người.
Ðồng bào sắc tộc bỏ quê Nghệ An, sang Lào sinh sống. (Hình: báo Dân Trí)
Cũng theo ông Hồ Tăng Phúc, người dân miền Trung đổ xô vào rừng khai thác vàng lậu chấp nhận những cái chết báo trước vì không muốn kéo dài cuộc sống nghèo khổ, bần cùng hiện nay. Họ xây dựng các hầm thô sơ, có thể sập đổ bất cứ lúc nào, đặc biệt trong mùa mưa này.
Trong khi đó, theo báo Dân Trí, sáu tháng đầu năm nay, ít nhất 340 cư dân huyện Kỳ Sơn, thuộc tỉnh Nghệ An đã bỏ quê để di cư sang Lào sinh sống. Báo này dẫn lời ông Và Bá Cải, Chủ tịch Mặt trận huyện Kỳ Sơn xác nhận rằng, các cư dân trên là người sắc tộc Mông, sinh sống lâu nay tại các xã Na Ngoi, Nậm Càm, Tây Sơn, Nậm Cắn, Ðọc Mạy, Hồi Tụ...của huyện Kỳ Sơn. Vì đất đai sản xuất tại địa phương quá xấu, cuộc sống ngày càng khó khăn, con em của họ thất nghiệp dài hạn, nên gần 100 gia đình quyết định rời bỏ xóm làng sang Lào lập nghiệp.
Cũng theo báo Dân Trí, không mấy người dân Kỳ Sơn tìm đường sang Lào sinh sống muốn quay trở về làng cũ. (PL)
07-18-2014 4:34:55 PM
Theo Người Việt
ÐÀ NẴNG (NV) - Tin đồn một nhóm người đào đãi vàng vừa trúng “mẻ” lớn, khiến hàng ngàn người ở thành phố Ðà Nẵng đổ xô vào rừng khai thác vàng lậu.
Lán trại của người khai thác vàng lậu. (Hình: báo Thanh Niên)
Theo báo Tiền Phong, tin đồn một nhóm cư dân huyện Hòa Vang, thành phố Ðà Nẵng vừa trúng “mẻ” vàng tới 16 kg lan rộng, gây xôn xao dư luận từ ngày 14 tháng 7 cho đến nay. Ông Huỳnh Thủy, trạm phó Trạm Kiểm Lâm Hòa Bắc nói cũng có nghe tin này, nhưng không biết số vàng đào đãi lậu là bao nhiêu.
Ngay lập tức, hàng ngàn người băng rừng, xuyên đêm, đổ xô đến huyện Hòa Bắc, Ðà Nẵng, lập lán trại để khai thác vàng.
Còn theo báo Thanh Niên, nhà cầm quyền huyện Hòa Vang thuộc thành phố Ðà Nẵng đã huy động một lực lượng đông đảo, tìm cách ngăn chặn tình trạng khai thác, đào đãi vàng tại địa phận mình, hiện lên đến hàng ngàn người. Ðây là khu vực có mỏ vàng, trước đây do một công ty tư nhân khai thác, nhưng đã bị chính quyền Ðà Nẵng rút giấy phép từ đầu năm nay.
Báo Thanh Niên dẫn lời ông Hồ Tăng Phúc, chủ tịch huyện Hòa Vang nói rằng, công an huyện đã càn quét lực lượng khai thác vàng trái phép. Khoảng 6 lán trại bị phá sập cùng với nhiều máy nổ, máy nghiền, máy hơi, ống dẫn nước, dây điện kể cả các loại nhu yếu phẩm của người đào đãi vàng lậu. Ông này cũng cho hay, đã phải cử lực lượng công an đóng chốt tại chỗ để xua các nhóm người đột nhập vào khu vực khai thác vàng lậu, có nhóm đông tới hàng trăm người.
Ðồng bào sắc tộc bỏ quê Nghệ An, sang Lào sinh sống. (Hình: báo Dân Trí)
Cũng theo ông Hồ Tăng Phúc, người dân miền Trung đổ xô vào rừng khai thác vàng lậu chấp nhận những cái chết báo trước vì không muốn kéo dài cuộc sống nghèo khổ, bần cùng hiện nay. Họ xây dựng các hầm thô sơ, có thể sập đổ bất cứ lúc nào, đặc biệt trong mùa mưa này.
Trong khi đó, theo báo Dân Trí, sáu tháng đầu năm nay, ít nhất 340 cư dân huyện Kỳ Sơn, thuộc tỉnh Nghệ An đã bỏ quê để di cư sang Lào sinh sống. Báo này dẫn lời ông Và Bá Cải, Chủ tịch Mặt trận huyện Kỳ Sơn xác nhận rằng, các cư dân trên là người sắc tộc Mông, sinh sống lâu nay tại các xã Na Ngoi, Nậm Càm, Tây Sơn, Nậm Cắn, Ðọc Mạy, Hồi Tụ...của huyện Kỳ Sơn. Vì đất đai sản xuất tại địa phương quá xấu, cuộc sống ngày càng khó khăn, con em của họ thất nghiệp dài hạn, nên gần 100 gia đình quyết định rời bỏ xóm làng sang Lào lập nghiệp.
Cũng theo báo Dân Trí, không mấy người dân Kỳ Sơn tìm đường sang Lào sinh sống muốn quay trở về làng cũ. (PL)
07-18-2014 4:34:55 PM
Theo Người Việt
Tưởng đương nhiên song giờ mới thấy: Đường hư phải sửa!
HÀ NỘI (NV) .- Chủ đầu tư quốc lộ 20 sẽ không được thu phí sử dụng quốc lộ 20 nếu không hoàn thành việc sửa chữa con đường này trước ngày 30 tháng 9-2014.
Quốc lộ 20 trong tình trạng khó có thể tưởng tượng đó là “quốc lộ” nhưng xe cô vẫn phải trả phí cho chủ đầu tư. (Hình: Thời báo Kinh tế Sài Gòn)
Đường hư phải sửa mới được thu phí tưởng như đương nhiên nhưng bây giờ mới áp dụng ở Việt Nam. Lần đầu tiên, Việt Nam cấm chủ đầu tư công trình giao thông thu phí vì công trình giao thông hư hỏng, không an toàn là hôm 10 tháng 7-2014.
Vào ngày đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu ngưng thu phí đối với xe cộ sử dụng đường hầm băng qua đèo Ngang do mặt đường được mô tả là “nhìn không còn như mặt đường và không còn an toàn”. Cơ quan này cho biết việc thu phí đối với xe cộ sử dụng đường hầm băng qua đèo Ngang sẽ được xem xét sau khi chủ đầu tư sửa chữa xong công trình giao thông này.
Tương tự, quốc lộ 20 – con đường nối quốc lộ 1 với Đà Lạt tuy nát bét từ lâu, biển báo giao thông không có, nếu có thì sơn không còn rõ để biết đó là biển báo chuyện gì, chưa kể hệ thống thoát nước vô dụng nên mặt đường thường xuyên bị ngập sâu, ngập lâu. Chất lượng của quốc lộ 20 tệ đến mức, xe cộ rất khó di chuyển nên thường xuyên kẹt xe và chỉ trong tuần đầu tiên của tháng 7, có đến hai vụ tai nạn giao thông, khiến hai người chết chỉ vì đường quá xấu.
Tuy nhiên chủ đầu tư không thèm sửa mà chỉ thu phí. Chủ đầu tư và nay đang khai thác quốc lộ 20 là ba công ty, trong đó có một công ty thuộc Bộ Quốc phòng CSVN.
Đầu tư vào các công trình giao thông để thu phí được xem là một lĩnh vực kinh doanh giúp hái ra tiền tại Việt Nam. Điểm đáng nói là chủ đầu tư luôn được biệt đãi dù chất lượng những công trình giao thông được thực hiện theo hình thức BOT (xây dựng – khai thác - chuyển giao) rất tệ. Tại Việt Nam, công trình giao thông đang xây dựng đã được thu phí, vừa xây dựng xong đã hư vẫn có thể thu phí, hư hỏng nặng nề không hề sửa chữa song không miễn phí đã trở thành điều bình thường.
Ví dụ tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, dù chỉ mới hoàn thành 1/10 tổng chiều dài nhưng xe cộ qua lại trên đoạn Nội Bài - Tam Dương (Vĩnh Phúc) phải trả phí 1,500 đồng/km. Tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, có những đoạn mà “ổ gà” rộng cả mét, sâu hơn 10cm nhưng xe nào vào đó cũng phải trả phí.
Mãi đến gần đây, do bị công chúng chỉ trích dữ dội, Bộ trưởng Giao thông – Vận tải của Việt Nam mới đi thị sát và kết quả của chuyến thị sát này là yêu cầu thực hiện điều lẽ ra là đương nhiên: Đường hư thì không được thu phí.
Xe cộ tại Việt Nam không chỉ phải trả phí cho những công trình giao thông được đầu tư theo hình thức BOT mà còn phải trả phí cho những công trình giao thông thực hiện bằng tiền thuế do mọi người góp vào.
Hồi tháng hai vừa qua, không riêng dân chúng mà nhiều chuyên gia vừa chưng hửng, vừa phẫn nộ trước đề nghị mà chính quyền Hà Nội gửi chính quyền trung ương: Cho phép thu phí đối với các phương tiện qua lại trên đại lộ Thăng Long.
Lúc đó, ông Nguyễn Xuân Thủy, một chuyên gia giao thông cho rằng, các loại thuế, phí của Việt Nam quá khủng khiếp và khiến cả thế giới kinh ngạc. Theo ông Thủy, đại lộ Thăng Long là công trình công cộng, đầu tư bằng ngân sách để phát triển giao thông công cộng nên không thể bày ra chuyện thu phí. Mặt khác, tất cả các phương tiện giao thông đều đã phải đóng phí bảo trì đường bộ nên không thể chặn đường để thu phí trên một công trình công cộng vì làm như thế là tạo ra tình trạng “phí chồng phí”.
Chẳng phải chỉ có các doanh nghiệp, chính quyền các địa phương mà Bộ Giao thông Vận tải của chế độ Hà Nội cũng tận tậm, tận lực thu phí. Báo chí Việt Nam cho biết, trung bình mỗi xe hai bánh gắn máy và xe hơi tại Việt Nam phải gánh mười loại phí. Một viên thứ trưởng của Bộ Giao thông Vận tải thừa nhận mỗi “đầu xe” tại Việt Nam đang phải đóng hàng chục loại thuế, phí nhưng thề là “không có khoản nào chồng lên khoản nào”.
Cũng theo báo chí Việt Nam, do Bộ Giao thông Vận tải than rằng, năm nay, vẫn còn thiếu 13,000 tỉ để sửa chữa, duy tu các công trình giao thông nên chuyện tận tâm, tận lực thu phí sẽ “quyết liệt” hơn. Cách nay vài tháng, Bộ này trình cho Thủ tướng Việt Nam dự thảo một đề án gọi là “phát triển hợp lý các phương tiện giao thông”, theo đó, các phương tiện giao thông sẽ phải đóng thêm hai loại phí là “phí lưu hành nội đô” và “phí trông giữ xe”.
Người ta ước đoán, nếu Thủ tướng Việt Nam gật đầu với đề án này, mỗi năm, mỗi xe hơi tại Việt Nam phải trả khoảng 70 triệu đồng và mỗi xe hai bánh gắn máy phải trả 31 triệu đồng/năm. (G.Đ)
07-18- 2014 11:53:59 AM
Theo Người Việt
Quốc lộ 20 trong tình trạng khó có thể tưởng tượng đó là “quốc lộ” nhưng xe cô vẫn phải trả phí cho chủ đầu tư. (Hình: Thời báo Kinh tế Sài Gòn)
Đường hư phải sửa mới được thu phí tưởng như đương nhiên nhưng bây giờ mới áp dụng ở Việt Nam. Lần đầu tiên, Việt Nam cấm chủ đầu tư công trình giao thông thu phí vì công trình giao thông hư hỏng, không an toàn là hôm 10 tháng 7-2014.
Vào ngày đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu ngưng thu phí đối với xe cộ sử dụng đường hầm băng qua đèo Ngang do mặt đường được mô tả là “nhìn không còn như mặt đường và không còn an toàn”. Cơ quan này cho biết việc thu phí đối với xe cộ sử dụng đường hầm băng qua đèo Ngang sẽ được xem xét sau khi chủ đầu tư sửa chữa xong công trình giao thông này.
Tương tự, quốc lộ 20 – con đường nối quốc lộ 1 với Đà Lạt tuy nát bét từ lâu, biển báo giao thông không có, nếu có thì sơn không còn rõ để biết đó là biển báo chuyện gì, chưa kể hệ thống thoát nước vô dụng nên mặt đường thường xuyên bị ngập sâu, ngập lâu. Chất lượng của quốc lộ 20 tệ đến mức, xe cộ rất khó di chuyển nên thường xuyên kẹt xe và chỉ trong tuần đầu tiên của tháng 7, có đến hai vụ tai nạn giao thông, khiến hai người chết chỉ vì đường quá xấu.
Tuy nhiên chủ đầu tư không thèm sửa mà chỉ thu phí. Chủ đầu tư và nay đang khai thác quốc lộ 20 là ba công ty, trong đó có một công ty thuộc Bộ Quốc phòng CSVN.
Đầu tư vào các công trình giao thông để thu phí được xem là một lĩnh vực kinh doanh giúp hái ra tiền tại Việt Nam. Điểm đáng nói là chủ đầu tư luôn được biệt đãi dù chất lượng những công trình giao thông được thực hiện theo hình thức BOT (xây dựng – khai thác - chuyển giao) rất tệ. Tại Việt Nam, công trình giao thông đang xây dựng đã được thu phí, vừa xây dựng xong đã hư vẫn có thể thu phí, hư hỏng nặng nề không hề sửa chữa song không miễn phí đã trở thành điều bình thường.
Ví dụ tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, dù chỉ mới hoàn thành 1/10 tổng chiều dài nhưng xe cộ qua lại trên đoạn Nội Bài - Tam Dương (Vĩnh Phúc) phải trả phí 1,500 đồng/km. Tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, có những đoạn mà “ổ gà” rộng cả mét, sâu hơn 10cm nhưng xe nào vào đó cũng phải trả phí.
Mãi đến gần đây, do bị công chúng chỉ trích dữ dội, Bộ trưởng Giao thông – Vận tải của Việt Nam mới đi thị sát và kết quả của chuyến thị sát này là yêu cầu thực hiện điều lẽ ra là đương nhiên: Đường hư thì không được thu phí.
Xe cộ tại Việt Nam không chỉ phải trả phí cho những công trình giao thông được đầu tư theo hình thức BOT mà còn phải trả phí cho những công trình giao thông thực hiện bằng tiền thuế do mọi người góp vào.
Hồi tháng hai vừa qua, không riêng dân chúng mà nhiều chuyên gia vừa chưng hửng, vừa phẫn nộ trước đề nghị mà chính quyền Hà Nội gửi chính quyền trung ương: Cho phép thu phí đối với các phương tiện qua lại trên đại lộ Thăng Long.
Lúc đó, ông Nguyễn Xuân Thủy, một chuyên gia giao thông cho rằng, các loại thuế, phí của Việt Nam quá khủng khiếp và khiến cả thế giới kinh ngạc. Theo ông Thủy, đại lộ Thăng Long là công trình công cộng, đầu tư bằng ngân sách để phát triển giao thông công cộng nên không thể bày ra chuyện thu phí. Mặt khác, tất cả các phương tiện giao thông đều đã phải đóng phí bảo trì đường bộ nên không thể chặn đường để thu phí trên một công trình công cộng vì làm như thế là tạo ra tình trạng “phí chồng phí”.
Chẳng phải chỉ có các doanh nghiệp, chính quyền các địa phương mà Bộ Giao thông Vận tải của chế độ Hà Nội cũng tận tậm, tận lực thu phí. Báo chí Việt Nam cho biết, trung bình mỗi xe hai bánh gắn máy và xe hơi tại Việt Nam phải gánh mười loại phí. Một viên thứ trưởng của Bộ Giao thông Vận tải thừa nhận mỗi “đầu xe” tại Việt Nam đang phải đóng hàng chục loại thuế, phí nhưng thề là “không có khoản nào chồng lên khoản nào”.
Cũng theo báo chí Việt Nam, do Bộ Giao thông Vận tải than rằng, năm nay, vẫn còn thiếu 13,000 tỉ để sửa chữa, duy tu các công trình giao thông nên chuyện tận tâm, tận lực thu phí sẽ “quyết liệt” hơn. Cách nay vài tháng, Bộ này trình cho Thủ tướng Việt Nam dự thảo một đề án gọi là “phát triển hợp lý các phương tiện giao thông”, theo đó, các phương tiện giao thông sẽ phải đóng thêm hai loại phí là “phí lưu hành nội đô” và “phí trông giữ xe”.
Người ta ước đoán, nếu Thủ tướng Việt Nam gật đầu với đề án này, mỗi năm, mỗi xe hơi tại Việt Nam phải trả khoảng 70 triệu đồng và mỗi xe hai bánh gắn máy phải trả 31 triệu đồng/năm. (G.Đ)
07-18- 2014 11:53:59 AM
Theo Người Việt
Đại sứ Việt Nam tại LHQ: Sẵn sàng hợp tác với TQ thăm dò dầu khí Biển Đông
Hoàng Trần (Danlambao) - Hôm 16/7, ngay trong ngày Trung Quốc thông báo di dời giàn khoan 981 ra khỏi Biển Đông, đại sứ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc là ông Lê Hoài Trung lập tức đưa ra tuyên bố: “Việt Nam sẵn sàng xem xét những khả năng hợp tác với Trung Quốc trong hoạt động thăm dò dầu mỏ trên Biển Đông”.
Người hiện đang là trưởng phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc được Đài Tiếng Nói Nước Nga dẫn lời nói thêm rằng: đối với quần đảo Hoàng Sa, Hà Nội "sẵn sàng xem xét những khả năng khác nhau"; Việt Nam sẵn sàng mời Trung Quốc - cũng như bất kỳ đối tác quốc tế - tham gia các hoạt động thăm dò dầu khí.
Tuyên bố của ông Lê Hoài Trung như một sự 'đáp lễ' đối với hành động rút giàn khoan của Trung Quốc, đồng thời đây cũng là một cái tát chóang váng đối với những ai vẫn còn tin rằng chế độ CSVN thực tâm bảo vệ chủ quyền đất nước.
Rõ ràng, lời 'hiệu triệu' của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với thông điệp ''không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông'' chỉ là một cuộc lên đồng tập thể. Cuộc chiến phe phái đã dần lộ rõ qua lá bài giàn khoan 981 cùng thế trận thâu tóm tầm ảnh hưởng.
Sự khiếp nhược dẫn đến u mê.
Đối với Trung Cộng, kim chỉ nam cho mọi thủ đoạn bành trướng của chúng luôn là: Khu vực nào Trung Quốc cướp được phải thuộc về Trung Quốc, khu vực chưa cướp được thì Việt - Trung cùng nhau 'hợp tác'.
Một bài học không xa: Sau khi Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp ước biên giới trên đất liền được ký kết, phần lãnh thổ diện tích 720 km2 và phần lãnh hải diện tích 11 ngàn km2 của Việt Nam đã hoàn toàn mất vào tay Trung Cộng.
Những địa danh lịch sử như Ải Nam Quan bị nhượng cho Tàu, thác Bản Giốc bị chia đôi...
Với cương vị là đại sứ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, tuyên bố như trên ông Lê Hoài Trung được coi là quan điểm chính thức của chính phủ và đảng cộng sản Việt Nam.
Với cương vị là đại sứ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, tuyên bố như trên ông Lê Hoài Trung được coi là quan điểm chính thức của chính phủ và đảng cộng sản Việt Nam.
Chủ trương 'sẵn sàng' hợp tác với TQ thăm dò dầu khí Biển Đông một lần nữa chứng minh rằng giới chóp bu cộng sản Ba Đình đã chấp nhận đầu hàng Trung Quốc vô điều kiện. Tệ hơn, không chỉ đầu hàng mà còn bán nước vô điều kiện!
CSGT Hà Tĩnh khó xử "quan huyện" đi xe biển giả
(Baodatviet) - CSGT huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, chỉ có thể nhắc nhở.....rút kinh nghiệm trong vụ Chủ tịch đi xe ô tô biển số giả
Chiều 16/7, Trung tá Lê Hồng Anh - Đội trưởng Đội CSGT huyện Hương Sơn cho biết, sau quá trình điều tra, xác minh nguồn gốc về chiếc xe ô tô Mitsubishi BKS 37A-009.69 giả do ông Nguyễn Kim Hảo - Chủ tịch UBND thị trấn Tây Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh sử dụng đã xác định được chủ sở hữu xe theo đăng ký là Công ty XNK Phathana, có trụ sở tại TX Pakxane, tỉnh Bô Ly Khăm Xay, nước CHDCND Lào.
Chiếc xe được ông Đặng Quốc Hùng (con trai ông Nguyễn Kim Hào) thuê để đi lại, làm ăn bên nước bạn Lào, với hợp đồng 36 tháng. Quá trình sử dụng ông Hùng đi chiếc xe này về Hương Sơn thăm gia đình và vẫn giữ nguyên biển kiểm soát của nước bạn Lào theo đăng ký.
Chiếc xe Lào mang biển số giả |
Theo lời khai của ông Hùng, ngày 1-3/6, con trai ông Hùng lấy xe đi đám cưới, nhưng vì không muốn để BKS nước ngoài nên đã tự ý tháo biển và lắp BKS 37A-009.69. Việc lắp biển số giả và nguồn gốc ở đâu thì ông Hùng không biết.
Sau khi đi đám cưới xong, con ông Hùng có cho ông Hảo mượn xe đi. Sau khi báo chí phản ánh, ông Hùng đã lắp biển số Lào và đưa xe sang Lào trả lại cho Công ty XNK Phathana do hết thời hạn hợp đồng.
Về việc xử lý các cá nhân liên quan, Trung tá Lê Hồng Anh cho biết: Thời điểm điều tra, chiếc xe đã được chuyển trả về cho chủ sở hữu bên Lào, con trai ông Hùng cũng không ở Việt Nam nên chúng tôi không có cơ sở để xử lý.
Các lời khai của ông Hảo, ông Hùng đều trùng khớp với nhau, chứng tỏ cả hai người không biết về việc con trai ông Hùng tự ý thay biển số. Vì vậy, chúng tôi chỉ có thể nhắc nhở, yêu cầu các cá nhân liên quan rút kinh nghiệm.
Xe công an Thanh Hóa dùng biển giả 6789 'để hóa trang'
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra trường hợp những cán bộ, quan chức dùng xe biển số giả, thậm chí trước đó còn xảy ra trường hợp xe công an Thanh Hóa dùng biển giả 6789 'để hóa trang.
Dư luận từng phản ánh biển “VIP” 36B - 6789 “vi vu” trên đường. Theo dân chơi biển số xe, biển số 6789 được coi là biển độc, thường được đọc chệch là “san bằng tất cả”. Điều dư luận băn khoăn hơn nữa là không biết đơn vị nhà nước nào lại sử dụng xe Luxus hạng sang đến vậy?.
Người phát ngôn Công an tỉnh Thanh Hóa thừa nhận, việc chiếc xe thuộc sở hữu cơ quan này dùng biển số giả là phản cảm và không đúng quy định nhưng cho rằng hành động này 'chỉ nhằm mục đích hóa trang, tránh bị tội phạm theo dõi'.
Hai chiếc xe cùng biển số đều là của Công an tỉnh Thanh Hóa |
Đại tá Lưu Thiện Minh, Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, 2 chiếc xe biển xanh cùng mang BKS 36B - 6789 mà dư luận phản ánh đều là xe của Công an tỉnh Thanh Hóa.
Cũng theo ông Minh thì chiếc xe Toyota Corolla màu trắng là biển thật, được Văn phòng Công an tỉnh Thanh Hóa đăng ký sử dụng vào tháng 11/2009 với số máy là 0650922 và số khung là 906623890. Còn chiếc xe Toyota Lexus màu đen cũng của công an tỉnh, nhưng chưa được đăng ký biển số.
Về vấn đề này, Thiếu tá Trịnh Cao Cường, Phó đội trưởng, đội đăng ký - Phòng CSGT Công an Thanh Hóa, cho biết thêm, chiếc xe ô tô Toyota Lexus màu đen là xe nhập lậu, được UBND tỉnh Thanh Hóa thanh lý cho Công an Thanh Hóa. Tuy nhiên cho đến thời điểm này thủ tục còn một số vướng mắc nên chưa thể đăng ký.
Thanh Thanh (Tổng hợp)
Vụ MH17: Băng ghi âm 'tố cáo phe ly khai'
Máy bay MH17 đang bay từ Amsterdam để đến Kuala Lumpur
BBC-10:04 GMT - thứ sáu, 18 tháng 7, 2014
Chính phủ Ukraine công bố cái mà họ gọi là những đoạn hội thoại qua phone giữa phe ly khai thân Nga và sĩ quan Nga. Nội dung nói rằng phe ly khai đã bắn hạ máy bay MH17 của Malaysia Airlines.
An ninh Ukraine đưa cuộc đàm thoại bằng tiếng Nga lên YouTube chỉ vài giờ sau vụ việc.
BBC chưa thể xác nhận tính chân thực của các đoạn băng.
Đoạn băng thứ nhất
[Giọng nam, được nói là lãnh đạo ly khai Igor Bezler]: Nhóm Thợ mỏ [bí danh] đã bắn hạ một máy bay, rơi ngay đằng sau Yenakiyevo.
[Đại tá Geranin] Phi công. Phi công đâu?
[Bezler] Đã đi để tìm và chụp hình máy bay. Nó đang bốc khói.
[Giọng nam thứ hai, được cho là đại tá tình báo quân đội Nga Vasily Geranin] Mấy phút trước?
[Bezler] Chừng 30 phút trước.
Đoạn băng thứ hai
[Giọng nam, được chú thích là ‘Người Hy Lạp’] Vâng, Thiếu tá.
[Thiếu tá] Bọn Chernukhino đã bắn hạ máy bay.
[Hy Lạp] Ai bắn vậy?
[Thiếu tá] Từ chốt chặn Chernukhino. Dân Cossack ở Chernukhino.
[Hy Lạp] Vâng, Thiếu tá.
[Thiếu tá] Máy bay tan xác trên bầu trời, gần mỏ than Pertropavlovskaya. Thi thể ban đầu đã được tìm thấy. Một thường dân.
[Hy Lạp] Anh biết gì ở đó?
[Thiếu tá] 100% là máy bay dân sự.
[Hy Lạp] Có nhiều người không?
[Thiếu tá] Tro tàn rơi ngay xuống sân sau.
[Hy Lạp] Máy bay loại gì?
[Thiếu tá] Tôi chưa biết vì chưa đến gần xác máy bay. Tôi chỉ nhìn ở chỗ những thi thể ban đầu rơi xuống. Ở đó có tàn tro của giá đỡ, ghế ngồi, thi thể.
[Hy Lạp] Hiểu rồi. Có vũ khí không?
[Thiếu tá] Không có. Đồ dân thường, y tế, khăn, giấy vệ sinh.
[Hy Lạp] Có giấy tờ không?
[Thiếu tá] Có. Một sinh viên Indonesia. Đại học Thompson.
Đoạn băng thứ ba
[Giọng nam, được nói là của một tay súng] Về máy bay bị bắn ở khu vực Snezhnoye-Torez. Đó là máy bay dân sự. Rơi gần Grabovo. Nhiều thi thể phụ nữ, trẻ em. Dân Cossack đang có mặt ở đó.
Họ nói trên tivi đó là máy bay vận tải AN-26 của Ukraine, nhưng họ cũng nói có chữ Malaysia Airlines viết trên máy bay. Nó làm gì trên lãnh thổ Ukraine?
[Giọng nam, được cho là lãnh đạo Cossack Nikolai Kozitsyn] Có nghĩa là họ mang theo điệp viên. Bọn chúng không nên bay. Đang có chiến tranh mà.
Vì sao giới trẻ Việt thích 'nổ'?
Sự hấp dẫn của "post vạn like", trở thành đề tài tâm điểm trên mạng xã hội khiến một số bạn trẻ sa đà vào việc sáng tác một cuộc sống hào nhoáng cho bản thân.
Sau những màn khoe thân hay cảnh giường chiếu táo bạo, cộng đồng mạng lại có dịp sôi sục khi một số gương mặt trẻ khoe khoang sự giàu có xa hoa và những mối quan hệ "khủng" trên Facebook. Điều đáng nói là những thứ đó hoàn toàn chỉ có nhờ... trí tưởng tượng. Thậm chí, ngay cả khi bị bóc mẽ, nhân vật vẫn phớt lờ dư luận và tiếp tục "nổ" về cuộc sống thượng lưu của mình.
Sau những màn khoe thân hay cảnh giường chiếu táo bạo, cộng đồng mạng lại có dịp sôi sục khi một số gương mặt trẻ khoe khoang sự giàu có xa hoa và những mối quan hệ "khủng" trên Facebook. Điều đáng nói là những thứ đó hoàn toàn chỉ có nhờ... trí tưởng tượng. Thậm chí, ngay cả khi bị bóc mẽ, nhân vật vẫn phớt lờ dư luận và tiếp tục "nổ" về cuộc sống thượng lưu của mình.
Muôn cách khoe khoang sự giàu có
Không còn là việc chụp hình cận cảnh món đồ kèm mức giá nghìn đô, cách khoe của giới trẻ bây giờ khéo léo hơn nhiều. Đó là dùng thứ này làm nổi bật thứ kia, vật đắt tiền chỉ làm nền, nhưng là một cái phông nền mà ai cũng dễ dàng nhìn thấy.
Để khoe người yêu giàu, một cô gái đăng những bức ảnh chụp món ăn giản dị ở trong xe. Nhưng ai cũng có thể thấy mọi góc chụp đều được hướng cẩn thận lên chỗ có logo của chiếc ô tô. Hoặc cô đặt chiếc điện thoại xịn cạnh bên món ăn. Và hiển nhiên chiếc điện thoại hay nhãn hiệu ô tô hút mắt hơn món ăn trong ảnh nhiều lần.
Món chè đặt khéo trên ô tô sang. |
Dân mạng hẳn cũng không quên hot girl H.N, người được biết đến bởi cuộc sống “vương giả”, với những món đồ xa xỉ, bộ quần áo hàng hiệu hay đồ công nghệ đắt tiền. Cô kể về những buổi dạ tiệc ở những nơi sang chảnh, khách sạn 5 sao hay những món ăn đắt đỏ. Để dẫn chứng cho những điều này, cô gái trẻ còn chụp ảnh đăng lên Facebook kèm những chia sẻ: “Cháu cảm ơn ông nội”, “Con cảm ơn ba mẹ nhiều lắm”. Độc đáo hơn, cô viết một bức tâm thư gửi bậc sinh thành, mà thực ra ngầm mang thông điệp về tài năng kinh doanh không dựa vào cha mẹ.
Thế nhưng một ngày, dân mạng ngã ngửa khi chủ nhân của những bức ảnh mà hot girl này chia sẻ lên tiếng về việc bị ăn cắp ảnh. Hóa ra bấy lâu, cô đang sống nhờ cuộc sống và tài sản của người khác.
Cũng tạo hiệu ứng bằng việc khoe của trá hình, một anh chàng điển trai gần đây gây chú ý khi khoe những chuyến bay đến nhiều nước khác nhau. Anh tuyên bố vừa sang Pháp du học và chia sẻ tâm trạng nhớ nhà. Hot boy này cũng không quên đính kèm bức ảnh chụp bữa ăn cùng khung cảnh lãng mạn. Mọi chuyện trở nên hài hước khi dân mạng phát hiện việc nói dối lộ liễu của anh chàng. Có lẽ mải suy tư và diễn sao cho đạt theo tâm trạng, chàng trai đã sơ suất trong khâu chụp ảnh, làm lộ toà nhà Bitexco, địa điểm nổi danh ở Sài Gòn ở phía sau.
Chàng trai ngay lập tức nhận được “gạch đá” từ dân mạng. Đa phần ý kiến cho rằng anh chàng này sống quá ảo và ngô nghê trong cách thể hiện mình.
Một màn “nổ” nữa cũng mang lại nhiều tiếng cười là việc “gặp người sang bắt quàng làm họ” của anh chàng chuyên đảm nhận vai diễn viên quần chúng. Để thu hút lượt like trên Facebook cá nhân, anh đã đăng một bức ảnh chụp cùng siêu mẫu Vĩnh Thụy. Chuyện sẽ chẳng có gì đáng chú ý nếu như không có dòng status tỏ vẻ thân thiết với người nổi tiếng: “Tranh thủ đi thăm ông bạn, tình hình là vài ngày nữa bác sĩ cho về rồi. Mong ổng sớm khỏe hẳn”.
Dân mạng đang từ việc ghen tị bỗng chuyển sang cười ngặt nghẽo khi điều bất ngờ xảy ra. Đích thân Vĩnh Thụy vào gửi comment ngay dưới bức ảnh, đồng thời chia sẻ vụ việc lên tường nhà với tâm trạng đầy bức xúc: "Nếu là là fan quan tâm đến Thụy muốn chụp hình làm lưu niệm, Thụy rất ok, nhưng làm vì mục đích nào đó hay lý do cá nhân thì Thụy nói thẳng là Thụy rất không thích điều đó vì thật ra Thụy và bạn trai này không hề quen nhau".
Hóa ra đây chỉ là một fan cuồng thích “nổ”.
"Bắt quàng làm họ" với người nổi tiếng. |
Vì đâu nên nỗi?
Mạng xã hội ngày càng phát triển và việc chia sẻ trạng thái, hoạt động cá nhân cũng cần thiết như nhu cầu ăn uống hàng ngày. Thế nhưng nhiều bạn trẻ gần như quá ảo tưởng về sức mạnh của kênh thông tin này.
Cảm giác được nhiều người quan tâm như một khoái cảm đặc biệt. Nó gần như một chất gây nghiện khó bỏ, khiến nhiều bạn trẻ bị cuốn vào không dứt ra được. Việc check-in Facebook mỗi ngày có lẽ hình thành từ tâm lý sợ lãng quên. Bởi họ đã đồng hóa cuộc sống "ảo" trên mạng vào cuộc sống thực. Không cập nhật, không xuất hiện đồng nghĩa với dấu hiệu của sự không tồn tại và dần biến mất.
Nhưng việc có mặt trên mảnh đất ấy chưa đủ, vì mạng xã hội như Facebook là sự kết nối của hàng trăm, hàng nghìn các mối quan hệ khác nhau, bạn sẽ chìm nếu như không có gì nổi bật so với người khác. Và thế là công cuộc đánh bóng, tô son trát phấn cho hình tượng cá nhân bắt đầu. Các bạn trẻ thỏa sức xây dựng những hình ảnh hoàn hảo, vượt xa với con người thực ngoài đời. Một cá nhân nhút nhát cũng trở nên mạnh bạo hơn đôi khi chỉ cần một vài dòng status gây sốc, hay những bức ảnh táo bạo và cá tính. Đáng ngạc nhiên là họ hài lòng và thỏa mãn với điều đó.
Cũng có thể ẩn mình dưới những màn khoe mẽ, sốc nổi lại là một mục đích khôn ngoan hơn. Những hình ảnh đẹp đẽ, sang trọng về vật chất hay mức độ thân quen của mối quan hệ với người nổi tiếng là màn PR tuyệt hảo cho sản phẩm thương mại, hay mục tiêu kinh doanh nào đó.
Nhưng cho dù với mục đích gì, chúng ta đều hiểu ảo mãi là ảo. Điều đáng sợ nhất chính là mất đi con người thật, mất đi niềm tin của người khác vào mình khi mọi thứ vốn có vỏ bọc đẹp đẽ một ngày bị lột trần ngay trước mắt những người vốn từng tung hê, ca ngợi.
Hãy là mình của cuộc đời thực, những giá trị thật sẽ luôn được nhìn thấy và công nhận dù có bị che mờ bởi yếu tố nào đi nữa.
Thứ sáu, 18 Tháng bảy 2014, 15:14 GMT+7
Theo ViệtBáo
3 người Việt thiệt mạng trong vụ MH17?
(BaodatViet) -Có 3 người Việt trong số 289 nạn nhân thiệt mạng trong vụ máy bay MH17 của Malaysia rơi ở miền Đông Ukraine.
Hãng tin AP của Mỹ đêm ngày 18/7 đã cho đăng tải danh sách về quốc tịch của 289 nạn nhân thiệt mạng. Theo đó, những nạn nhân xấu số này đến từ 12 quốc gia khác nhau và hiện vẫn chưa thể xác minh nạn nhân nào mang hai quốc tịch.
Danh sách cụ thể như sau: Hà Lan - 192 người; Malaysia - 44 người (trong đó có 15 thành viên phi hành đoàn và 2 trẻ em); Australia - 28 người; Indonesia- 12 người (trong đó có 1 trẻ em); Anh – 10 người; Đức – 4 người; Bỉ - 4 người; Việt Nam – 3 người; Philippines – 3 người; Mỹ, Canada, New Zealand và Hong Kong (Trung Quốc) mỗi nước có một công dân.
Trước đó, AP dẫn lời Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) cho biết có 3 nạn nhân chưa được xác định danh tính trong vụ máy bay Malaysia bị bắn hạ là người Việt Nam.
Đại sứ Lê Hoài Trung
|
Trong khi đó, theo TTXVN, tối ngày 18/7, phát biểu tại phiên họp mở rộng của Hội đồng Bảo an LHQ, Đại sứ Lê Hoài Trung cho biết đoàn Việt Nam đã nhận được thông tin có 3 người Việt Nam thiệt mạng trong vụ máy bay Malaysia MH17 bị rơi ở miền Đông Ukraine. Tuy nhiên, hiện chưa rõ danh tính của các nạn nhân này.
Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Lê Hoài Trung khẳng định Việt Nam đề nghị tiến hành một cuộc điều tra nhanh chóng và minh bạch về vụ tai nạn đồng thời khẳng định, là một thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam luôn sát cánh với chính phủ và nhân dân Malaysia trên tinh thần đoàn kết trước vụ việc đau thương này. Việt Nam kêu gọi hành động nhanh chóng, hiệu quả và có trách nhiệm của các nhà chức trách liên quan đối với gia đình của các nạn nhân. Việt Nam đề nghị tiến hành một cuộc điều tra khẩn trương, minh bạch và hy vọng sự việc sẽ sớm được giải quyết với nỗ lực và quyết tâm của tất cả các bên có liên quan.
Liên quan tới tình hình tại Ukraine, Đại sứ Lê Hoài Trung nêu rõ Việt Nam đang theo sát tình hình và hết sức quan ngại về các diễn biến phức tạp gần đây ở các tỉnh phía Đông của Ukraine.
Một phần những mảnh vỡ của MH17 tại miền Đông Ukraine
|
Cũng liên quan tới vụ rơi máy bay MH17, hãng hàng không Malaysia Airlines ngày 18/7 đã ra thông báo cho biết chiếc máy bay này đã bị phía Ukraine yêu cầu hạ độ cao. Theo đó, mặc dù đã thông báo kế hoạch bay với yêu cầu bay ở độ cao 35.000 feet (khoảng 10.660 mét) trên toàn bộ không phận Ukraine và gần với độ cao tối đa, nhưng khi đi vào không phận Ukraine, MH17 được cơ quan kiểm soát không lưu Ukraine yêu cầu bay ở độ cao 33.000 feet, tức là thấp hơn kế hoạch bay 600 mét.
Trong cuộc họp báo do Chính phủ Malaysia tổ chức liên quan đến vụ tai nạn MH17, Bộ trưởng Giao thông Malaysia Lioư Tiong Lai cho biết Malaysia ủng hộ hoàn toàn và vô điều kiện đối với cuộc điều tra này và đã cử một nhóm chuyên gia gồm 62 người tới Ukraine tham gia quá trình điều tra nguyên nhân rơi máy bay. Malaysia cũng hoan nghênh một cuộc điều tra quốc tế độc lập về sự việc này và mong muốn tất cả các bên hợp tác.
Về thông tin máy bay MH17 bị bắn rơi ở Ukraine do bay vào vùng không cậm bị cấm, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein khẳng định máy bay của hãng Malaysia Airlines đã sử dụng cùng một tuyến đường mà các máy bay của nhiều hãng hàng không khác sử dụng, do đó suy đoán rằng MH17 đã sử dụng một tuyến đường bị cấm là không đúng sự thật. Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia yêu cầu các nguồn thông tin thiếu trách nhiệm không đưa ra những thông tin suy đoán làm ảnh hưởng đến cuộc điều tra.
Bảo Minh
Malaysia Airlines biết bắt đền ai?
MINH ĐỨC-16:35 18/07/2014
Trong lúc thảm họa rơi máy bay vừa xảy ra, sẽ là không hay nếu nói đến chuyện tiền nong, bởi không gì có thể đổi được mạng sống con người. Nhưng thiết nghĩ cũng cần thiết phải trả lời câu hỏi, nếu máy bay dân dụng rơi trong trường hợp chiến tranh, nạn nhân có được bồi thường hay không? Và nếu có, Malaysia Airlines có tìm được ai để đòi bồi thường cho nạn nhân hay phải tự gánh lấy trách nhiệm này?
Mảnh vỡ máy bay ở miền đông Ukraine. Ảnh: AFP.
Thông tin ban đầu cho biết, 283 hành khách và 15 thành viên phi hành đoàn trên chuyến bay mang số hiệu MH 17 của hãng Malaysia Airlines đã thiệt mạng khi máy bay bị rơi ở Ukraine gần biên giới với Nga đêm 17/7.
Cho đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy chiếc máy bay bị trục trặc. Các quan chức nhiều nước đã khẳng định máy bay bị tên lửa bắn rơi.
Chiếu theo Công ước Montreal, một hiệp ước quốc tế ký năm 1999 về trách nhiệm bồi thường cho các nạn nhân của thảm họa hàng không, Malaysia Airlines sẽ phải chịu trách nhiệm, bất kể họ có lỗi hay không trong vụ tai nạn vừa qua.
Các hãng hàng không sẽ không phải trả tiền cho hàng hóa bị hư hỏng, nếu chúng bị phá hủy do hành động chiến tranh. Nhưng trong trường hợp thương vong cho hành khách, thì nhà vận chuyển phải có trách nhiệm bồi thường, tối đa là 100.000 Quyền rút vốn đặc biệt (SDR - một đơn vị đo trung bình giá trị đồng tiền chuyển đổi được sử dụng phổ biến trong tổ chức Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF).
Trong vụ rơi máy bay hôm qua, giá trị số SDR này tương đương với khoảng 154.139 đô la Mỹ cho mỗi hành khách. Nếu nhân với 283 hành khách thì Malaysia Airlines sẽ phải trả khoảng 44 triệu đô la Mỹ cho gia đình các nạn nhân. Đó là chưa kể số tiền bồi thường cho các thành viên phi hành đoàn, bởi họ thuộc diện điều chỉnh của một hiệp ước khác.
Malaysia Airlines hiện đang giải quyết những tuyên bố về bồi thường liên quan đến vụ mất tích bí ẩn của chiếc máy bay mang số hiệu MH-370 hôm 8-3 trên đường từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh, Trung Quốc. Tháng 6 vừa qua, gia đình mỗi nạn nhân trên chuyến bay MH-370 đã nhận được số tiền bồi thường ban đầu trị giá 50.000 đô la Mỹ. Cho đến nay, ít nhất 47 gia đình nạn nhân đã nộp đơn đòi bồi thường thêm. Người nhà của mỗi nạn nhân có thể đòi khoản tiền bồi thường lên đến 175.000 đô la Mỹ, dựa trên tỉ giá tại thời điểm máy bay rơi.
Theo luật, các gia đình cũng có thể đòi bồi thường thiệt hại bổ sung, và hãng hàng không có thể sẽ không phải chịu trách nhiệm về khoản này nếu chứng minh được rằng, nguyên nhân vụ tai nạn hoàn toàn do lỗi của một bên thứ ba.
Tuy nhiên, để chứng minh lỗi của bên thứ ba, trong trường hợp chuyến bay MH-17 vừa bị rơi sẽ rất khó khăn.
Malaysia Airlines sẽ phải chứng tỏ một cách thuyết phục rằng việc bay qua không phận Ukraine là một lựa chọn có trách nhiệm. Một tuần trước đó, một máy bay vận tải quân sự và một chiến đấu cơ Sukhoi 25 đã bị bắn rơi ở khu vực này.
Hồi tháng 4 vừa qua, Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ đã ban hành cảnh báo cấm các nhà vận chuyển của Mỹ bay qua vùng không phận của Crimea, Biển Đen và Biển Azov.
Nhưng các hãng thương mại khác vẫn tiếp tục sử dụng tuyến đường bay qua Ukraine và Malaysia Airlines chắc chắn không phải là hãng hàng không duy nhất hoạt động trên vùng trời bất ổn này.
Về lý thuyết, hãng có thể kiện một bên thứ ba về thiệt hại, nhưng họ sẽ đưa ai ra tòa?
Để xác định được chính xác những kẻ gây ra trách nhiệm trong vụ bắn rơi máy bay MH17 cần có thời gian. Hiện các quan chức Ukraine hiện đang đổ lỗi cho các tay súng li khai ở phía đông đất nước, nhưng lực lượng này thẳng thừng bác bỏ bất cứ liên quan nào.
Việc xác định liệu các tay súng li khai ở Ukraine có bất kỳ mối liên quan nào với chính phủ Nga hay không, cũng sẽ rất khó.
Brian F. Havel, Giám đốc Viện Pháp luật hàng không quốc tế cho biết, làm thế nào mà Malaysia có thể chứng minh tại tòa về mối liên hệ trực tiếp giữa các cá nhân cụ thể đã bắn hạ máy bay và nhà nước Nga? Hãng có thể có quyền pháp lý để trông cậy vào yếu tố bên thứ ba, nhưng rất khó để thu được chứng cứ cụ thể.
Theo SaigonTimes
Khách trọ Nam Hàn bị giết, nghi cướp
SÀI GÒN (NV) - Một người đàn ông Nam Hàn trú ngụ tại khu chung cư cao cấp ở quận 7 đã bị kẻ lạ đột nhập vào nhà giết chết một cách bí ẩn.
Báo Công An Việt Nam cho biết, vụ án mạng xảy ra vào chiều ngày 17 tháng 7, 2014. Nạn nhân là ông Lee Dong Soo, quốc tịch Nam Hàn, 55 tuổi.
Án mạng xảy ra dồn dập, mỗi ngày một vụ. (Hình: báo Tiền Phong)
Báo này dẫn phúc trình của công an địa phương cho biết, ông Lee Dong Soo trú ngu tại một căn phòng ở tầng 10, chung cư Sky Garden 1, thuộc khu nhà ở cao cấp Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, Sài Gòn.
Nhân viên quản lý một quán karaoke gần đó nói rằng, thông thường thì ông Lee Dong Soo rời nhà mỗi ngày hai buổi để đi làm việc. Vào chiều ngày 17 tháng 7, người này không thấy ông Lee Dong Soo xuất hiện, nên gọi điện thoại cho ông, cũng không nghe ông bắt máy.
Người quản lý quán karaoke kể rằng, họ tìm đến tận nhà của ông Lee Dong Soo, đập cửa cũng không nghe tiếng trả lời. Người này cùng với nhân viên bảo vệ khu chung cư phá cửa phòng để vào trong thì trông thấy ông Lee Dong Soo nằm chết trên vũng máu, không biết từ bao giờ.
Theo cuộc điều tra ban đầu của công an địa phương, thi thể của nạn nhân có nhiều vết đâm. Có nhiều dấu hiệu đáng nghi ngờ rằng trước đó các vật dụng trong nhà bị lục lọi, làm cho xáo trộn. Hình ảnh ghi lại trong camera quan sát của khu chung cư cho thấy, có một người đàn ông lạ mặt xuất hiện trong khu vực khoảng 6 giờ 20 phút sáng sớm 16 tháng 7.
Các chi tiết ghi hình còn cho thấy người lạ mặt nói trên đã ghé vào căn phòng của ông Lee Dong Soo. Khoảng 20 phút sau, ông này đi ra với một chiếc ba lô khoác trên vai.
Công an Sài Gòn cho biết, đây có thể là một vụ giết cướp của giết người nhắm vào khách ngoại quốc trọ ngụ tại chung cư cao cấp nói trên. Nội vụ hiện còn trong vòng điều tra của công an địa phương.
Tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa sáng ngày 17 tháng 7, người dân địa phương cũng phát giác thi thể một người đàn ông chết trong tư thế treo cổ tại căn nhà sàn của mình. Tuy nhiên, thi thể của nạn nhân có nhiều vết chém bằng dao, nhiều nhất là ở đầu và mặt.
Cuộc điều tra sơ khởi của công an địa phương cho biết, nạn nhân tên Cao Văn Ý, 53 tuổi, cư dân huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Nhân viên điều tra tìm thấy một con dao và một chiếc búa còn dính máu ném ở nơi ông này treo cổ.
Hai người con trai của ông này, tên Cao Văn Ninh, 31 tuổi và Cao Văn Thức, 19 tuổi đã bị bắt để điều tra. (PL)
07-18- 2014 2:37:01 PM
Theo Người Việt
Báo Công An Việt Nam cho biết, vụ án mạng xảy ra vào chiều ngày 17 tháng 7, 2014. Nạn nhân là ông Lee Dong Soo, quốc tịch Nam Hàn, 55 tuổi.
Án mạng xảy ra dồn dập, mỗi ngày một vụ. (Hình: báo Tiền Phong)
Báo này dẫn phúc trình của công an địa phương cho biết, ông Lee Dong Soo trú ngu tại một căn phòng ở tầng 10, chung cư Sky Garden 1, thuộc khu nhà ở cao cấp Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, Sài Gòn.
Nhân viên quản lý một quán karaoke gần đó nói rằng, thông thường thì ông Lee Dong Soo rời nhà mỗi ngày hai buổi để đi làm việc. Vào chiều ngày 17 tháng 7, người này không thấy ông Lee Dong Soo xuất hiện, nên gọi điện thoại cho ông, cũng không nghe ông bắt máy.
Người quản lý quán karaoke kể rằng, họ tìm đến tận nhà của ông Lee Dong Soo, đập cửa cũng không nghe tiếng trả lời. Người này cùng với nhân viên bảo vệ khu chung cư phá cửa phòng để vào trong thì trông thấy ông Lee Dong Soo nằm chết trên vũng máu, không biết từ bao giờ.
Theo cuộc điều tra ban đầu của công an địa phương, thi thể của nạn nhân có nhiều vết đâm. Có nhiều dấu hiệu đáng nghi ngờ rằng trước đó các vật dụng trong nhà bị lục lọi, làm cho xáo trộn. Hình ảnh ghi lại trong camera quan sát của khu chung cư cho thấy, có một người đàn ông lạ mặt xuất hiện trong khu vực khoảng 6 giờ 20 phút sáng sớm 16 tháng 7.
Các chi tiết ghi hình còn cho thấy người lạ mặt nói trên đã ghé vào căn phòng của ông Lee Dong Soo. Khoảng 20 phút sau, ông này đi ra với một chiếc ba lô khoác trên vai.
Công an Sài Gòn cho biết, đây có thể là một vụ giết cướp của giết người nhắm vào khách ngoại quốc trọ ngụ tại chung cư cao cấp nói trên. Nội vụ hiện còn trong vòng điều tra của công an địa phương.
Tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa sáng ngày 17 tháng 7, người dân địa phương cũng phát giác thi thể một người đàn ông chết trong tư thế treo cổ tại căn nhà sàn của mình. Tuy nhiên, thi thể của nạn nhân có nhiều vết chém bằng dao, nhiều nhất là ở đầu và mặt.
Cuộc điều tra sơ khởi của công an địa phương cho biết, nạn nhân tên Cao Văn Ý, 53 tuổi, cư dân huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Nhân viên điều tra tìm thấy một con dao và một chiếc búa còn dính máu ném ở nơi ông này treo cổ.
Hai người con trai của ông này, tên Cao Văn Ninh, 31 tuổi và Cao Văn Thức, 19 tuổi đã bị bắt để điều tra. (PL)
07-18- 2014 2:37:01 PM
Theo Người Việt
80% nước mắm Phú Quốc trên thị trường là giả
SÀI GÒN (NV) - Sự xuất hiện tràn lan, vô tội vạ của hàng trăm ngàn chai nước mắm Phú Quốc “dởm” tại thị trường nội địa khiến nhà sản xuất “chánh gốc Phú Quốc” hầu như không ngóc đầu lên được.
Không chỉ vậy, theo bà Nguyễn Thị Tịnh, chủ tịch Hội Nước Mắm Phú Quốc, nước mắm Phú Quốc “đểu” còn đe dọa cả sức khỏe người tiêu thụ, vì chứa đầy hóa chất độc hại. Bà Tịnh cũng khẳng định rằng, có đến 80% nước mắm được bày bán trên thị trường Việt Nam hiện nay là “dởm.” Nhận định trên đây của bà Tịnh, được đưa ra tại cuộc họp quốc tế do Bộ Công Thương Việt Nam chủ tọa, được tổ chức tại Sài Gòn hôm 17 tháng 7, 2014.
Nếm thử cũng khó biết độ thật-giả của nước mắm Phú Quốc. (Hình: VietNamNet)
Báo Pháp Luật Sài Gòn dẫn lời bà Tịnh nói rằng, nước mắm Phú Quốc “xịn” hầu như bị đánh bạt khỏi thị trường nội địa, vì không cạnh tranh với nổi nước mắm Phú Quốc giả. Hiện nay, nước mắm Phú Quốc ra lò hàng năm chỉ vào khoảng từ 20 đến 25 triệu lít. Trong khi đó, nước mắm mang nhãn hiệu Phú Quốc xuất hiện trên thị trường có đến... hàng trăm triệu lít, cũng đủ biết đó là “nước mắm Phú Quốc” giả hiệu.
Báo Pháp Luật Sài Gòn dẫn lời ông Phạm Huỳnh Quốc Thanh, giám đốc công ty sản xuất nước mắm Kim Hoa nói rằng, giá thành sản xuất một chai nước mắm Phú Quốc loại nửa lít khoảng 50,000 đồng, tương đương 2 đô la. Ðó là giá chưa kể thuế, phí vận chuyển. Còn “nước mắm Phú Quốc” hiện được bày bán tại các cửa hàng chỉ với giá... 30,000 đồng, tương đương 1.5 đô la. Ông Thanh nói rằng, không ít bà nội trợ chỉ cần nhìn vào cái giá rẻ và nhãn hiệu “nước mắm Phú Quốc” để quyết định mua xài, không cần suy nghĩ.
Ông Quốc Thanh cũng viện dẫn rằng, trên nhiều nhãn hiệu ghi địa chỉ sản xuất ở Sài Gòn, Bến Tre, Long An... mà không có chữ Phú Quốc nào, cũng lừa được người tiêu thụ. Theo ông, người ta đã mua hàng “đểu” mà cứ tưởng là hàng “xịn.”
Ðiều quan trọng theo giới sản xuất nước mắm Phú Quốc chân chính, người vi phạm lệnh cấm bán hàng giả, hàng nhái, hàng dởm tràn lan, mà chưa có ai bị phạt vạ. Vì vậy, tình trạng trên vẫn cứ tiếp tục lan tràn, như không có gì ngăn chặn nổi.
Mặt khác, theo ông Lương Thanh Hải, giám đốc Sở Khoa Học và Công Nghệ tỉnh Kiên Giang, người tiêu thụ được khuyến cáo chỉ nên mua nước mắm Phú Quốc có gắn logo trên sản phẩm theo mẫu thống nhất. Thế nhưng, dư luận cho rằng, chẳng ai dám bảo đảm rằng cả cái logo đó là hàng thật, chứ không phải hàng “dởm.” (PL)
07-18- 2014 2:46:42 PM
Theo Người Việt
Không chỉ vậy, theo bà Nguyễn Thị Tịnh, chủ tịch Hội Nước Mắm Phú Quốc, nước mắm Phú Quốc “đểu” còn đe dọa cả sức khỏe người tiêu thụ, vì chứa đầy hóa chất độc hại. Bà Tịnh cũng khẳng định rằng, có đến 80% nước mắm được bày bán trên thị trường Việt Nam hiện nay là “dởm.” Nhận định trên đây của bà Tịnh, được đưa ra tại cuộc họp quốc tế do Bộ Công Thương Việt Nam chủ tọa, được tổ chức tại Sài Gòn hôm 17 tháng 7, 2014.
Nếm thử cũng khó biết độ thật-giả của nước mắm Phú Quốc. (Hình: VietNamNet)
Báo Pháp Luật Sài Gòn dẫn lời bà Tịnh nói rằng, nước mắm Phú Quốc “xịn” hầu như bị đánh bạt khỏi thị trường nội địa, vì không cạnh tranh với nổi nước mắm Phú Quốc giả. Hiện nay, nước mắm Phú Quốc ra lò hàng năm chỉ vào khoảng từ 20 đến 25 triệu lít. Trong khi đó, nước mắm mang nhãn hiệu Phú Quốc xuất hiện trên thị trường có đến... hàng trăm triệu lít, cũng đủ biết đó là “nước mắm Phú Quốc” giả hiệu.
Báo Pháp Luật Sài Gòn dẫn lời ông Phạm Huỳnh Quốc Thanh, giám đốc công ty sản xuất nước mắm Kim Hoa nói rằng, giá thành sản xuất một chai nước mắm Phú Quốc loại nửa lít khoảng 50,000 đồng, tương đương 2 đô la. Ðó là giá chưa kể thuế, phí vận chuyển. Còn “nước mắm Phú Quốc” hiện được bày bán tại các cửa hàng chỉ với giá... 30,000 đồng, tương đương 1.5 đô la. Ông Thanh nói rằng, không ít bà nội trợ chỉ cần nhìn vào cái giá rẻ và nhãn hiệu “nước mắm Phú Quốc” để quyết định mua xài, không cần suy nghĩ.
Ông Quốc Thanh cũng viện dẫn rằng, trên nhiều nhãn hiệu ghi địa chỉ sản xuất ở Sài Gòn, Bến Tre, Long An... mà không có chữ Phú Quốc nào, cũng lừa được người tiêu thụ. Theo ông, người ta đã mua hàng “đểu” mà cứ tưởng là hàng “xịn.”
Ðiều quan trọng theo giới sản xuất nước mắm Phú Quốc chân chính, người vi phạm lệnh cấm bán hàng giả, hàng nhái, hàng dởm tràn lan, mà chưa có ai bị phạt vạ. Vì vậy, tình trạng trên vẫn cứ tiếp tục lan tràn, như không có gì ngăn chặn nổi.
Mặt khác, theo ông Lương Thanh Hải, giám đốc Sở Khoa Học và Công Nghệ tỉnh Kiên Giang, người tiêu thụ được khuyến cáo chỉ nên mua nước mắm Phú Quốc có gắn logo trên sản phẩm theo mẫu thống nhất. Thế nhưng, dư luận cho rằng, chẳng ai dám bảo đảm rằng cả cái logo đó là hàng thật, chứ không phải hàng “dởm.” (PL)
07-18- 2014 2:46:42 PM
Theo Người Việt
Lộ trình lấy lại Hoàng Sa
Hiện nay, Việt Nam và Ukraina là hai quốc gia có chung tình cảnh mất đảo và bán đảo vào tay nước lớn láng giềng Trung Quốc và Nga.
Năm 1974, Trung Cộng sử dụng hải quân để đánh chiếm phi pháp Hoàng Sa, năm 2014, Nga đưa lý do bảo vệ người nói tiếng Nga, bất chấp các hiệp ước quốc tế, sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Liên Bang Nga. Ukraine và Việt Nam đều là nước nhỏ, thế yếu liệu có thể đòi lại phần lãnh thổ thiêng liêng đã mất không?
Nếu thắng kiện trước Trung Cộng có lấy lại được Hoàng Sa?
Tàu hải cảnh của Trung Quốc rượt đuổi một tàu kiểm ngư của Việt Nam quanh khu vực giàn khoan HD 981, gần quần đảo Hoàng Sa. (Hình: Getty Images)
Trường hợp Philippines kiện Trung Cộng ra tòa Trọng Tài Thường Trực (PCA). Nếu người Philippines thua kiện thì kể như trao biển đảo chủ quyền cho kẻ cướp. Nếu người Philippines thắng kiện thì liệu cơ quan quốc tế nào, hoặc quốc gia nào đứng ra thực thi vai trò thừa phát lại, bảo đảm chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải hợp pháp cho người Philippines. Sẽ rất ngớ ngẩn nếu tin rằng chính quyền Bắc Kinh tự nguyện chấp hành phán quyết án tòa.
Ngay việc khởi kiện Trung Cộng chế độ Cộng Sản Hà Nội còn không dám, nhưng nếu Việt Cộng kiện, và thắng kiện thì chuyện đó cũng không phải là yếu tố triệt để buộc Trung Cộng chấp hành trả Hoàng Sa.
Trường hợp Campuchia và Thái Lan tranh chấp đền Preah Vihear và Thái Lan chấp hành phán quyết án tòa về chủ quyền của Campuchia là điểm sáng văn minh.
Khi Trung Cộng dùng vũ lực cướp Hoàng Sa từ chính thể Việt Nam Cộng Hòa, lập đơn vị hành chánh phi pháp Tam Á, tiếp tục trưng ra yêu sách đường lưỡi bò phi lý và phi pháp nhằm độc chiếm biển Ðông, chuyện trông chờ Bắc Kinh hành xử như một nhà nước văn minh là không tưởng.
Ngay chính hàng trăm ngàn người dân Hồng Kông, Ma Cao, biểu tình, trưng cầu dân ý đòi quyền dân chủ trực tiếp bầu cử lãnh đạo đặc khu như Bắc Kinh đã hứa, họ cũng phải đối diện tính trí trá của thể chế Bắc Kinh.
Thật là mơ hồ nếu tin tuyên bố của ông chủ tịch Tập Cận Bình rằng: “Bá quyền và quân phiệt không có trong huyết quản của người Trung Quốc. Trước sau như một Trung Quốc sẽ theo đuổi con đường phát triển hòa bình vì đây cũng lợi ích của Trung Quốc, lợi ích của Châu Á và của cả thế giới.”
Thế nên dư luận Việt Nam hoài nghi về khả năng của giải pháp hòa bình và pháp lý chung chung sẽ lấy lại được Hoàng Sa. Nhưng tiến hành các biện pháp vũ lực với Bắc Kinh trong việc lấy lại Hoàng Sa là điều không người Việt văn minh và hiếu hòa nào muốn.
Bài học Crimea của Ukraina
Trở lại với trường hợp Crimea của Ukraina, tin thế giới cho biết. Khối EU đã phát đi thông báo rằng. Cả khối EU sẽ không mở cửa cho bất kỳ loại hàng hóa nào từ Crimea thuộc về Liên Bang Nga.
Tín hiệu trên từ quyền lực mềm của khối EU là rõ ràng. Thế giới văn minh đã mạnh mẽ xác định nguyên tắc: Crimea là của Ukraina. Tất nhiên, không có chuyện ngay tức thì Nga sẽ nhượng bộ, trao trả Crimea, nhưng chính ý chí của các nước văn minh và hùng mạnh sẽ là một bảo đảm bằng luật pháp quốc tế cả bằng sức mạnh kinh tế.
Liệu tương lai gần Nga có trao trả Crimea cho Ukraina chỉ vì chịu áp lực nặng nề từ các giải pháp không chiến tranh? Không ai chắc điều đó, nhưng nếu các giải pháp không tiếng súng khác vẫn được khối EU kiên trì tiến hành, điều đó sẽ bảo đảm cho Ukraina một lộ trình hướng tới ngày thu hồi Crimea, toàn vẹn lãnh thổ.
Chính sách trên của khối EU với trường hợp Crimea có khi là giải pháp cụ thể khả thi cho Việt Nam đấu tranh hòa bình lấy lại Hoàng Sa!
Nga là cường quốc hành xử ngang ngược với Ukraina, Trung Cộng là đế chế đang ngang ngược không kém ở biển Ðông. Ukraina với quyết tâm đấu tranh cho toàn vẹn lãnh thổ, đã chủ động liên kết để trở thành một phần của khối EU cùng lương tri các quốc gia văn minh.
Trong khi Bắc Kinh lại rất hả hê, vì hiện nay chính thể Hà Nội chấp hành lệnh cấm của Bắc Kinh, họ sợ hãi không dám liên kết đồng minh với sức mạnh và lương tri của một siêu cường hay khối quốc gia văn minh, hùng mạnh nào cả.
Chính sách làm bạn bề nổi với tất cả các nước để rộng đường kinh tế, thương mại không phải là một chính sách tạo một điểm tựa lúc nguy nan trước giặc ngoại xâm của một nước nhỏ. Bị kịch của dân tộc Tây Tạng sống khép kín thiếu liên kết đã bị Trung Quốc xâm lăng là một bài học cảnh tỉnh.
Mối liên kết “ân nghĩa” trước đây giữa Hà Nội và Bắc Kinh được ca tụng bằng 16 chữ vàng đã khiến Hoàng Sa và những phần chủ quyền khác bị Trung Cộng thâu tóm. Bắc Kinh đâu dừng lại, họ sẽ còn đưa ra những lợi ích cốt lõi phi pháp khác để cướp đoạt.
Thế thì tại sao Hà Nội lại né tránh, sợ sệt trong việc liên kết sâu sắc với khối các quốc gia văn minh sẵn sàng có những giải pháp thiết thực bảo vệ, tôn trọng lẽ sinh tồn và phát triển trong hòa bình của dân tộc Việt Nam.
Ðồng minh sâu sắc với khối các quốc gia dân chủ văn minh và cùng với các quốc gia đó kiên quyết quyền thực thi luật biển, luật pháp quốc tế là rộng lộ trình hướng tới ngày lấy lại Hoàng Sa.
Lộ trình lấy lại Hoàng Sa
Diễn biến mới về việc Trung Cộng rút giàn khoan HD-981, đó chỉ là một động thái chiến thuật của Trung Cộng. Dư luận Việt Nam cho rằng sự kiện Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua nghị quyết về biển Ðông đã khiến Trung Cộng lo sợ những bước đi tiếp theo của Hoa Kỳ.
“Không đứng về bên nào trong tranh chấp về biển Ðông.” Ðâu phải là chính sách bất di bất dịch của Hoa Kỳ. Việc Thượng Viện Hoa Kỳ ra nghị quyết về biển Ðông là dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ có thể thay đổi chính sách trung lập trước đây.
Chắc chắn Trung Cộng sẽ đưa giàn khoan trở lại, không chỉ một mà là hàng chục giàn khoan Trung Cộng tới đây sẽ tràn xuống biển Ðông. Trước mưu mô sâu hiểm nhằm thâu tóm trắng trợn vùng biển chiến lược này của thế giới của Bắc Kinh chắc chắn Hoa Kỳ, khối EU,và các quốc gia Ðông Nam Á sẽ liên kết lại bằng sức mạnh luật pháp quốc tế và quyền lực văn minh.
Trung Quốc dùng bạo quyền phi pháp cấm khai thác khoáng sản, hải sản ở biển Ðông, khối liên kết các quốc gia dân chủ và văn minh ở khu vực này cũng có quyền ra tuyên bố cấm hàng hóa và mọi sản phẩm mà Bắc Kinh hợp tác với các công ty đa quốc gia có xuất xứ từ biển Ðông.
Ðối phó với các yêu sách, cấm đoán đơn phương và phi pháp của Trung Quốc bằng sự liên kết cấm vận Trung Quốc từ khối nước văn minh sẽ là giải pháp hữu hiệu.
Cấm vận dù với hình thức nội dung nào đều gây thiệt hại cho các bên liên quan, nhưng ít ra giải pháp đó cũng tránh được chiến tranh nóng, bảo vệ luật pháp pháp quốc tế và quyền các nước nhỏ, cũng như giúp chính Bắc Kinh quay lại với giá trị chung sống và vươn lên trong hòa bình vì lợi ích của nhân dân Trung Hoa.
Việt Nam là một nước nhỏ, quyền lực cứng không thể sánh với siêu cường Trung Cộng. Nhưng thế giới hiện nay và tương lai thuộc về quyền lực mềm. Dư luận Việt Nam hiện nay đã thấm thía câu nói của cố Tổng Thống Nga Boris Yeltsin, “Cộng sản không thể cải tạo mà chỉ có thể dẹp bỏ mà thôi.”
Các phong trào dân chủ, các tổ chức xã hội dân sự mới hình thành trong nước đã chứng minh sự đấu tranh cho Việt Nam trở thành quốc gia dân chủ, để liên kết sâu sắc với quyền lực mềm từ khối các cường quốc và quốc gia dân chủ văn minh; hướng tới lộ trình thu hồi quần đảo Hoàng Sa về đất mẹ.
07-18- 2014 2:05:44 PM
Phan Chánh/Người Việt
Năm 1974, Trung Cộng sử dụng hải quân để đánh chiếm phi pháp Hoàng Sa, năm 2014, Nga đưa lý do bảo vệ người nói tiếng Nga, bất chấp các hiệp ước quốc tế, sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Liên Bang Nga. Ukraine và Việt Nam đều là nước nhỏ, thế yếu liệu có thể đòi lại phần lãnh thổ thiêng liêng đã mất không?
Nếu thắng kiện trước Trung Cộng có lấy lại được Hoàng Sa?
Tàu hải cảnh của Trung Quốc rượt đuổi một tàu kiểm ngư của Việt Nam quanh khu vực giàn khoan HD 981, gần quần đảo Hoàng Sa. (Hình: Getty Images)
Trường hợp Philippines kiện Trung Cộng ra tòa Trọng Tài Thường Trực (PCA). Nếu người Philippines thua kiện thì kể như trao biển đảo chủ quyền cho kẻ cướp. Nếu người Philippines thắng kiện thì liệu cơ quan quốc tế nào, hoặc quốc gia nào đứng ra thực thi vai trò thừa phát lại, bảo đảm chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải hợp pháp cho người Philippines. Sẽ rất ngớ ngẩn nếu tin rằng chính quyền Bắc Kinh tự nguyện chấp hành phán quyết án tòa.
Ngay việc khởi kiện Trung Cộng chế độ Cộng Sản Hà Nội còn không dám, nhưng nếu Việt Cộng kiện, và thắng kiện thì chuyện đó cũng không phải là yếu tố triệt để buộc Trung Cộng chấp hành trả Hoàng Sa.
Trường hợp Campuchia và Thái Lan tranh chấp đền Preah Vihear và Thái Lan chấp hành phán quyết án tòa về chủ quyền của Campuchia là điểm sáng văn minh.
Khi Trung Cộng dùng vũ lực cướp Hoàng Sa từ chính thể Việt Nam Cộng Hòa, lập đơn vị hành chánh phi pháp Tam Á, tiếp tục trưng ra yêu sách đường lưỡi bò phi lý và phi pháp nhằm độc chiếm biển Ðông, chuyện trông chờ Bắc Kinh hành xử như một nhà nước văn minh là không tưởng.
Ngay chính hàng trăm ngàn người dân Hồng Kông, Ma Cao, biểu tình, trưng cầu dân ý đòi quyền dân chủ trực tiếp bầu cử lãnh đạo đặc khu như Bắc Kinh đã hứa, họ cũng phải đối diện tính trí trá của thể chế Bắc Kinh.
Thật là mơ hồ nếu tin tuyên bố của ông chủ tịch Tập Cận Bình rằng: “Bá quyền và quân phiệt không có trong huyết quản của người Trung Quốc. Trước sau như một Trung Quốc sẽ theo đuổi con đường phát triển hòa bình vì đây cũng lợi ích của Trung Quốc, lợi ích của Châu Á và của cả thế giới.”
Thế nên dư luận Việt Nam hoài nghi về khả năng của giải pháp hòa bình và pháp lý chung chung sẽ lấy lại được Hoàng Sa. Nhưng tiến hành các biện pháp vũ lực với Bắc Kinh trong việc lấy lại Hoàng Sa là điều không người Việt văn minh và hiếu hòa nào muốn.
Bài học Crimea của Ukraina
Trở lại với trường hợp Crimea của Ukraina, tin thế giới cho biết. Khối EU đã phát đi thông báo rằng. Cả khối EU sẽ không mở cửa cho bất kỳ loại hàng hóa nào từ Crimea thuộc về Liên Bang Nga.
Tín hiệu trên từ quyền lực mềm của khối EU là rõ ràng. Thế giới văn minh đã mạnh mẽ xác định nguyên tắc: Crimea là của Ukraina. Tất nhiên, không có chuyện ngay tức thì Nga sẽ nhượng bộ, trao trả Crimea, nhưng chính ý chí của các nước văn minh và hùng mạnh sẽ là một bảo đảm bằng luật pháp quốc tế cả bằng sức mạnh kinh tế.
Liệu tương lai gần Nga có trao trả Crimea cho Ukraina chỉ vì chịu áp lực nặng nề từ các giải pháp không chiến tranh? Không ai chắc điều đó, nhưng nếu các giải pháp không tiếng súng khác vẫn được khối EU kiên trì tiến hành, điều đó sẽ bảo đảm cho Ukraina một lộ trình hướng tới ngày thu hồi Crimea, toàn vẹn lãnh thổ.
Chính sách trên của khối EU với trường hợp Crimea có khi là giải pháp cụ thể khả thi cho Việt Nam đấu tranh hòa bình lấy lại Hoàng Sa!
Nga là cường quốc hành xử ngang ngược với Ukraina, Trung Cộng là đế chế đang ngang ngược không kém ở biển Ðông. Ukraina với quyết tâm đấu tranh cho toàn vẹn lãnh thổ, đã chủ động liên kết để trở thành một phần của khối EU cùng lương tri các quốc gia văn minh.
Trong khi Bắc Kinh lại rất hả hê, vì hiện nay chính thể Hà Nội chấp hành lệnh cấm của Bắc Kinh, họ sợ hãi không dám liên kết đồng minh với sức mạnh và lương tri của một siêu cường hay khối quốc gia văn minh, hùng mạnh nào cả.
Chính sách làm bạn bề nổi với tất cả các nước để rộng đường kinh tế, thương mại không phải là một chính sách tạo một điểm tựa lúc nguy nan trước giặc ngoại xâm của một nước nhỏ. Bị kịch của dân tộc Tây Tạng sống khép kín thiếu liên kết đã bị Trung Quốc xâm lăng là một bài học cảnh tỉnh.
Mối liên kết “ân nghĩa” trước đây giữa Hà Nội và Bắc Kinh được ca tụng bằng 16 chữ vàng đã khiến Hoàng Sa và những phần chủ quyền khác bị Trung Cộng thâu tóm. Bắc Kinh đâu dừng lại, họ sẽ còn đưa ra những lợi ích cốt lõi phi pháp khác để cướp đoạt.
Thế thì tại sao Hà Nội lại né tránh, sợ sệt trong việc liên kết sâu sắc với khối các quốc gia văn minh sẵn sàng có những giải pháp thiết thực bảo vệ, tôn trọng lẽ sinh tồn và phát triển trong hòa bình của dân tộc Việt Nam.
Ðồng minh sâu sắc với khối các quốc gia dân chủ văn minh và cùng với các quốc gia đó kiên quyết quyền thực thi luật biển, luật pháp quốc tế là rộng lộ trình hướng tới ngày lấy lại Hoàng Sa.
Lộ trình lấy lại Hoàng Sa
Diễn biến mới về việc Trung Cộng rút giàn khoan HD-981, đó chỉ là một động thái chiến thuật của Trung Cộng. Dư luận Việt Nam cho rằng sự kiện Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua nghị quyết về biển Ðông đã khiến Trung Cộng lo sợ những bước đi tiếp theo của Hoa Kỳ.
“Không đứng về bên nào trong tranh chấp về biển Ðông.” Ðâu phải là chính sách bất di bất dịch của Hoa Kỳ. Việc Thượng Viện Hoa Kỳ ra nghị quyết về biển Ðông là dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ có thể thay đổi chính sách trung lập trước đây.
Chắc chắn Trung Cộng sẽ đưa giàn khoan trở lại, không chỉ một mà là hàng chục giàn khoan Trung Cộng tới đây sẽ tràn xuống biển Ðông. Trước mưu mô sâu hiểm nhằm thâu tóm trắng trợn vùng biển chiến lược này của thế giới của Bắc Kinh chắc chắn Hoa Kỳ, khối EU,và các quốc gia Ðông Nam Á sẽ liên kết lại bằng sức mạnh luật pháp quốc tế và quyền lực văn minh.
Trung Quốc dùng bạo quyền phi pháp cấm khai thác khoáng sản, hải sản ở biển Ðông, khối liên kết các quốc gia dân chủ và văn minh ở khu vực này cũng có quyền ra tuyên bố cấm hàng hóa và mọi sản phẩm mà Bắc Kinh hợp tác với các công ty đa quốc gia có xuất xứ từ biển Ðông.
Ðối phó với các yêu sách, cấm đoán đơn phương và phi pháp của Trung Quốc bằng sự liên kết cấm vận Trung Quốc từ khối nước văn minh sẽ là giải pháp hữu hiệu.
Cấm vận dù với hình thức nội dung nào đều gây thiệt hại cho các bên liên quan, nhưng ít ra giải pháp đó cũng tránh được chiến tranh nóng, bảo vệ luật pháp pháp quốc tế và quyền các nước nhỏ, cũng như giúp chính Bắc Kinh quay lại với giá trị chung sống và vươn lên trong hòa bình vì lợi ích của nhân dân Trung Hoa.
Việt Nam là một nước nhỏ, quyền lực cứng không thể sánh với siêu cường Trung Cộng. Nhưng thế giới hiện nay và tương lai thuộc về quyền lực mềm. Dư luận Việt Nam hiện nay đã thấm thía câu nói của cố Tổng Thống Nga Boris Yeltsin, “Cộng sản không thể cải tạo mà chỉ có thể dẹp bỏ mà thôi.”
Các phong trào dân chủ, các tổ chức xã hội dân sự mới hình thành trong nước đã chứng minh sự đấu tranh cho Việt Nam trở thành quốc gia dân chủ, để liên kết sâu sắc với quyền lực mềm từ khối các cường quốc và quốc gia dân chủ văn minh; hướng tới lộ trình thu hồi quần đảo Hoàng Sa về đất mẹ.
07-18- 2014 2:05:44 PM
Phan Chánh/Người Việt