Friday, July 11, 2014

Thượng Viện Mỹ thông qua nghị quyết kêu gọi TQ rút giàn khoan Hải Dương

Nghị quyết 412 do thượng nghị sĩ Robert Menendez đề xướng tái khẳng định sự ủng hộ của chính phủ Mỹ đối với quyền tự do hàng hải và việc sử dụng hải phận-không phận ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương theo đúng luật pháp quốc tế
Nghị quyết 412 do thượng nghị sĩ Robert Menendez đề xướng tái khẳng định sự ủng hộ của chính phủ Mỹ đối với quyền tự do hàng hải và việc sử dụng hải phận-không phận ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương theo đúng luật pháp quốc tế
Trà Mi-VOA-11.07.2014
Thượng Viện Hoa Kỳ tối 10/7 thông qua nghị quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và lực lượng ra khỏi vị trí tranh cãi hiện nay ở Biển Đông.
Nghị quyết 412 do thượng nghị sĩ Robert Menendez đề xướng tái khẳng định sự ủng hộ của chính phủ Mỹ đối với quyền tự do hàng hải và việc sử dụng hải phận-không phận ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương theo đúng luật pháp quốc tế, đồng thời kêu gọi giải pháp ngoại giao ôn hòa cho các tranh chấp chủ quyền chồng chéo tại Biển Đông.
Nghị quyết cũng chỉ trích các hành động uy hiếp, dùng võ lực đe dọa nhằm thay đổi nguyên trạng hoặc gây bất ổn ở khu vực.
Nghị quyết đích danh kêu gọi Trung Quốc tránh các hoạt động hàng hải trái với Công ước về các Quy định quốc tế Ngăn ngừa Xung đột Trên biển và trả lại nguyên trạng Biển Đông như trước ngày 1/5, tức trước thời điểm giàn khoan 981 xuất hiện ở khu vực Hà Nội nói thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng điều hành Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS, nhà hoạt động người Mỹ gốc Việt khởi xướng cuộc tổng vận động ngày 16/7/14 cho nhân quyền-chủ quyền Việt Nam, nói việc thông qua Nghị quyết này có vai trò thiết yếu:
“Nghị quyết này rất quan trọng. Quốc hội Hoa Kỳ là nơi làm chính sách. Được thông qua ở Thượng viện là sự thể hiện chính sách của Hoa Kỳ đối với giàn khoan Hải Dương 981. Thông qua nghị quyết này sớm nhấn mạnh được rằng quốc tế đang áp lực Trung Quốc và phản đối việc Bắc Kinh đưa giàn khoan trái luật vào vùng biển của Việt Nam. Lên tiếng một cách chính thức như vậy từ Hoa Kỳ là điều hết sức quan trọng.”
Một ngày trước khi Nghị quyết 412 được thông qua ở Thượng viện, tại Hạ viện Mỹ diễn ra buổi điều trần về vấn đề nhân quyền Việt Nam và Đông Nam Á mà qua đó thành tích nhân quyền Việt Nam đã một lần nữa bị chỉ trích mạnh mẽ.
Bấm vào nghe bài tường trình và phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng


‘Bám biển, bảo vệ chủ quyền’ để vay tiền lãi thấp

SÀI GÒN (NV) - Kế hoạch đầu tư “100 tàu đánh cá vỏ thép, 2 trực thăng” mà báo chí CSVN ca ngợi hết lời, có thể không nhằm “bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền” mà để vay hàng ngàn tỉ.

Kế hoạch vừa kể là của ông Phạm Ngọc Lâm, chủ tịch tập đoàn Ðức Khải. Theo đó, tập đoàn Ðức Khải sẽ đầu tư 1,500 tỷ đồng (tương đương 68 triệu Mỹ kim) để mua 100 tàu đánh cá vỏ thép của ngoại quốc, có công suất 500-1,500 mã lực, hai trực thăng, hai ụ nổi để “cùng ngư dân bám biển.”


Một trong những chiếc tàu đánh cá mà ông Phạm Ngọc Lâm cho biết đã mua và sẽ về đến Việt Nam vào cuối tháng tới. (Hình: Dân Trí)

Trong bối cảnh có sự chênh lệch lớn cả về số lượng lẫn kích thước của tàu đánh cá Việt Nam, so với tàu đánh cá của Trung Quốc trên biển Ðông, nhiều tờ báo ở Việt Nam đã tung hô ông Lâm như một doanh nhân, vừa nặng lòng với tiền đồ tổ quốc, vừa có viễn kiến.

Khi trình bày kế hoạch này, ông Lâm cho biết, 100 tàu đánh cá mà tập đoàn Ðức Khải đầu tư là tàu đánh cá cũ, mua lại từ Úc, Nam Hàn, Nhật. Sở dĩ tập đoàn này mua tàu cũ vì không muốn chờ đợi như thuê đóng tàu mới.

Theo dự kiến, 45 trên tổng số 100 chiếc tàu cũ sẽ về đến Việt Nam vào khoảng cuối tháng 8, 2014. Ðến cuối tháng 11 năm nay, tập đoàn này sẽ hoàn tất việc mua sắm 100 tàu và đầu năm 2015, đội tàu của tập đoàn Ðức Khải sẽ ra khơi.

Ðiểm mắc mứu duy nhất được ông Lâm trình bày với báo giới khi công bố kế hoạch vừa kể là luật pháp hiện hành của Việt Nam không cho nhập cảng tàu vỏ sắt đã quá 8 tuổi. Tuy nhiên có vẻ như mắc mứu này đã được giải tỏa.

Trái với sự hào hứng của báo giới, ông Trần Cao Mưu, cựu giám đốc Sở Thủy Sản Nghệ An nay là tổng thư ký Hội Nghề Cá Việt Nam, cảnh báo qua tờ Giáo Dục, việc mua lại tàu cũ luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro (tiêu hao nhiều năng lượng, chi phí bảo dưỡng cao, phụ tùng thay thế khó tìm lại không rẻ, nguy hiểm cho môi trường). Chưa kể giá trị con tàu ở cả khía cạnh sử dụng hay trao đổi mua bán đều thấp.

Những cuộc trò chuyện sau đó của một vài tờ báo thận trọng với kế hoạch của ông Phạm Ngọc Lâm đã làm bật ra nhiều tình tiết đáng chú ý. Ðó là tập đoàn Ðức Khải chỉ có chừng 450 tỉ (30% tổng vốn đầu tư), bao gồm việc “huy động một phần từ cổ đông.” Số 1,050 tỉ còn lại (70% tổng vốn đầu tư), trông vào nguồn vốn dành cho việc phát triển kinh tế biển của nhà cầm quyền CSVN, với lãi suất ưu đãi là 3%.

Ông Phạm Ngọc Lâm, cư trú tại Sài Gòn vốn là một người nổi tiếng từ thập niên 1990. Lúc đó, ông bị phạt hai án chung thân vì buôn lậu và đưa hối lộ. Kế đến là, tuy lãnh hai án chung thân nhưng ông được ân xá sớm. Sau đó trở nên rất thành đạt với tập đoàn Ðức Khải chuyên kinh doanh bất động sản và vật liệu xây dựng.

Có lẽ cũng cần nhắc qua về những kế hoạch phát triển kinh tế biển, hỗ trợ ngư dân của chế độ Hà Nội. Cư xử giống như đối với nông dân, thỉnh thoảng, CSVN lại công bố những kế hoạch hỗ trợ ngư dân.

Trong thực tế, gần như ngư dân không được hưởng gì từ các chính sách được xem là nhằm hỗ trợ họ. Dù thường xuyên được nghe các hứa hẹn hỗ trợ, song ngư dân Việt Nam luôn phải tự lực cánh sinh. Họ phải tự vay nóng, trả lãi cao để có vốn thực hiện các chuyến đi biển. Nếu gặp nhân tai (tàu thuộc lực lượng vũ trang của Trung Quốc), hoặc thiên tai (gió bão), chủ tàu phá sản.

Từ khi tranh chấp chủ quyền trên biển Ðông trở thành căng thẳng, chế độ Hà Nội công bố các kế hoạch hỗ trợ phát triển kinh tế biển, hỗ trợ đổi 3,000 tàu trên tổng số 130,000 tàu đánh cá từ vỏ gỗ, sang vỏ sắt.

Tuy nhiên cả ngư dân lẫn các chuyên gia cùng công khai bày tỏ sự nghi ngại về tính hiệu quả của những kế hoạch như thế. Chẳng hạn, chi phí đóng tàu vỏ sắt quá lớn, tuy được vay vốn với lãi suất thấp nhưng họ vẫn phải trả. Ngoài ra tàu vỏ sắt phải bảo dưỡng thường xuyên, việc bảo dưỡng không dễ dàng, không phải nơi nào làm cũng được.

Chưa kể các mẫu tàu do SBIC (Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy SBIC - hậu thân của Vinashin, một tập đoàn quốc doanh đã bị giải thể sau khi tạo ra khoản nợ lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng) không phù hợp với nhu cầu của ngư dân.

Chẳng phải hiện nay mà trong quá khứ, các chính sách hỗ trợ ngư dân luôn là cơ hội cho viên chức nhiều cấp, nhiều ngành đục khoét. Năm 1997, nhà cầm quyền CSVN thực hiện chương trình hỗ trợ ngư dân “đánh bắt xa bờ.” Chương trình này ra đời sau trận bão thứ 5 của năm 1996, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngư dân và ngư nghiệp Việt Nam.

Ðến tháng 4 năm 2006, sau khi chương trình trình này ngốn hết 1,400 tỉ, kết quả thanh tra cho thấy, 95% của khoản 1,400 tỉ này bị tham nhũng. Các tỉnh-thành phố, quận-huyện, phường-xã của 29 tỉnh, thành phố nằm trong chương trình này đã thi nhau dựng ra những hợp tác xã ma, công ty ma để rút bằng hết nguồn vốn vay có tính ưu đãi cho ngư dân để chia chác với nhau.

Sau chương trình hỗ trợ ngư dân “đánh bắt xa bờ,” cách nay vài năm, CSVN thực hiện một chương trình hỗ trợ khác cũng dành cho ngư dân. Ðó là “lắp thiết bị định vị vệ tinh cho tàu đánh cá.” Chương trình này đã thực hiện thí điểm với 2,000 tàu đánh cá và phóng sự của nhiều tờ báo cho thấy, hàng loạt thuyền trưởng của các tàu đánh cá được chọn thí điểm đã yêu cầu được trả lại thiết bị vì chất lượng tồi, hiệu quả kém mà lại quá nhiều ràng buộc. (G.Ð)

07-11- 2014 5:24:05 PM

Tàu sân bay hạt nhân Mỹ đến Hàn Quốc khiến Triều Tiên nổi giận

Ngày 11/7, Mỹ đã đưa tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS George Washington thuộc Hạm đội 7 cùng một lực lượng quân sự hùng hậu, trong đó có tàu khu trục Aegis, cập cảng Busan của Hàn Quốc để tham gia cuộc tập trận chung cùng hải quân nước chủ nhà từ ngày 16-21/7 tại vùng biển phía Tây Nam Hàn Quốc. 

Ngay lập tức, Triều Tiên đã cực lực lên án sự xuất hiện của tàu sân bay siêu trọng 97.000 tấn USS George Washington và gọi sự tham gia của tàu này trong cuộc tập trận là "hành động khiêu khích nghiêm trọng không thể tha thứ". 

Tàu sân bay hạt nhân Mỹ đến Hàn Quốc khiến Triều Tiên nổi giận
Tàu sân bay hạt nhân Mỹ 
Theo kế hoạch, trong hai ngày 21-22/7, tàu George Washington sẽ tham gia cuộc Diễn tập tìm kiếm và cứu hộ (SAREX) chung Hàn - Mỹ - Nhật tại vùng biển phía Nam đảo Jeju. Đây là SAREX đầu tiên sau khi Nhật Bản diễn giải lại Hiến pháp khôi phục "quyền phòng vệ tập thể". 

Dự kiến, khoảng 200 binh lính thuộc Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản sẽ tham gia cuộc diễn tập.

Theo quân đội Hàn Quốc, SAREX là hoạt động thường niên từ năm 2008 và được thực hiện trên tinh thần nhân đạo.

Trang web tuyên truyền Uriminzokkiri của Triều Tiên khẳng định cộng đồng quốc tế đang ủng hộ những cử chỉ hòa giải gần đây của nước này nhằm cải thiện mối quan hệ liên Triều nhưng Mỹ đã đáp lại những cử chỉ thiện chí đó bằng cách triển khai tàu sân bay hạt nhân và lên kế hoạch tập trận chung với Hàn Quốc và Nhật Bản. 

Trang web này gọi đó là một "hành động khiêu khích nghiêm trọng không thể tha thứ” cũng như một "thách thức ác ý" đối với bán đảo Triều Tiên. Theo trang web, Hàn Quốc và Mỹ miêu tả cuộc tập trận chung là thường xuyên hoặc đã lên kế hoạch từ trước nhưng đây chỉ là một cái cớ để che đậy bản chất "khiêu khích, hiếu chiến" giống nhau của họ.
12/07/2014 08:32
Theo Vietnam+

Trung Quốc ép khu vực lựa chọn: Làm chư hầu cho Bắc Kinh hay theo Mỹ

 HỒNG THỦY 12/07/14 06:36
(GDVN) - Malcolm Turnbull, Bộ trưởng thành viên Nội các Úc bình luận, Trung Quốc thực sự không có đồng minh trong khu vực, ngoại trừ Bắc Triều Tiên.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tỏ ra cứng rắn kể cả về đối nội lẫn đối ngoại kể từ khi lên cầm quyền.
Tờ Manichi của Nhật Bản ngày 11/7 dẫn lời học giả Hoang Jing, chuyên gia về Trung Quốc từ đại học Quốc gia Singapore bình luận, giới chức Bắc Kinh có một mục đích ở Biển Đông là hạ thấp uy tín của Mỹ càng nhiều càng tốt.
Bắc Kinh tin rằng nếu họ tỏ ra "mềm yếu" sẽ không có kết cục tốt đẹp, vì vậy họ phải tỏ ra khó khăn và sẽ không thỏa hiệp. Người Trung Quốc tin là Mỹ sẽ không đứng ra giúp đỡ đồng minh và đối tác của họ ở Biển Đông trong các tình huống khẩn cấp.
Huang Jing cho rằng trên khắp châu Á, Trung Quốc đang buộc các chính phủ phải thực hiện một sự lựa chọn khó khăn: Chấp nhận đặt tương lai của mình vào sự chi phối của Trung Quốc mới nổi hay dựa vào sự đảm bảo lâu năm của Mỹ.
Trung Quốc không chỉ nhảy vào khiêu khích, tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng từ Hoa Đông cho tới Biển Đông mà còn cam kết xây dựng những gì họ nói là một khuôn khổ an ninh mới cho châu Á, thay thế liên minh với Mỹ đã thống trị khu vực kể từ sau Thế chiến II.
Mặc dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ví nước ông như một con sư tử "hòa bình, hòa nhã và văn minh", nhưng những hành động của Bắc Kinh cho đến nay đã đặt ra báo động trong khu vực và đẩy các nước láng giềng ở châu Á phải tìm kiếm sự bảo vệ từ Washington.
Hứa hẹn của ông Bình về việc xây dựng một cộng đồng châu Á tự trị thực tế bị nhiều người xem là sự bắt nạt của Trung Quốc. Tập Cận Bình đã thể hiện sự táo bạo tương tự tại Trung Quốc kể từ khi lên nắm quyền, điều này đã trở thành trung tâm của chiến lược mới.
Christopher Johnson, một cựu chuyên gia CIA chuyên nghiên cứu về Trung Quốc, thành viên Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) nhận định, Tập Cận Bình xem bản thân không chỉ là vị cứu tinh của đảng Cộng sản Trung Quốc mà còn là một "công cụ của lịch sử" để phục hưng dân tộc Trung Hoa.
Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh cơ bắp để áp đặt cái gọi là "trật tự thế giới mới" dưới tên gọi cấu trúc an ninh mới ở châu Á.
Điều đó thể hiện "ý chí mạnh mẽ chống lại ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực, Alice Ekman, người đứng đầu nhóm nghiên cứu Trung Quốc tại Học viện Quan hệ quốc tế Pháp bình luận. Các quan chức Trung Quốc đặc biệt nhấn mạnh hoạt động "chào hàng" trục châu Á của chính quyền Obama và công khai chế giễu khả năng của Mỹ trong việc duy trì vai trò cảnh sát toàn cầu.
"Chúng tôi đang thấy một cuộc đua tăng cường giữa Trung Quốc và Mỹ trong khu vực ở nhiều cấp độ, kể cả về kinh tế, thể chế, chính trị, an ninh kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền", Ekman nói trong một bài giảng gần đây tại Bắc Kinh về chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Bà cho rằng sự thống trị ngày càng tăng của Bắc Kinh đối với nền kinh tế toàn cầu và sự phụ thuộc của các nước láng giềng với Trung Quốc về mặt thương mại là trung tâm của chiến lược. 
Theo Christopher Johnson, mục tiêu trước mắt của Tập Cận Bình là tạo dựng ưu thế chiến thuật về quân sự ở cái gọi là chuỗi đảo đầu tiên, kéo từ Nhật Bản xuống dưới Indonesia. Trong tháng 5, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong "vùng biển tranh chấp với Việt Nam" (thực tế là Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, hoàn toàn không có tranh chấp - PV).
Ở khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), Trung Quốc đã cải tạo (bất hợp pháp) các bãi đá, rặng san hô (mà họ xâm lược và chiếm đóng trái phép của Việt Nam từ năm 1988 - PV) để có thể xây dựng các căn cứ quân sự bất chấp phản đối của Việt Nam và Philippines. Xa hơn về phía Bắc, Trung Quốc vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ về cái gọi là vùng nhận diện phòng không ở Hoa Đông.
Malcolm Turnbull, Bộ trưởng, thành viên Nội các Úc bình luận, Trung Quốc thực sự không có đồng minh trong khu vực, ngoại trừ Bắc Triều Tiên. Và hậu quả là các nước láng giềng của Trung Quốc đang gần gũi với Hoa Kỳ hơn bao giờ hết.

Dân tố công an xã hù dọa rồi “vòi” 30 triệu

(NLĐO) - Bức xúc vì bị lực lượng công an xã bắt nộp đủ 30 triệu đồng, nếu không sẽ bắt bỏ tù và tịch thu cả chiếc xe chở gỗ, anh Đào Văn Hà ở xã Ia Ga, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai đã gửi đơn tố cáo

Anh Hà trình bày vào ngày 26-4, anh phát hiện và trục vớt được một cây gỗ khô tại suối Đục. Khoảng 23 giờ cùng ngày, anh Hà nhờ xe anh Trần Văn Đoạt (cùng xã Ia Ga) chở cây gỗ về nhà thì bị lực lượng Công an xã Ia Ga bắt giữ. “Lúc bị bắt ông Nguyễn Văn Trọng (trưởng công an xã) đã yêu cầu tôi phải nộp phạt 30 triệu đồng nếu không sẽ tịch thu cả xe lẫn gỗ mà còn bắt phải đi tù” - ông Hà nói.

Khi chỉ mượn được 25 triệu mang tới thì ông trưởng công an xã trả lời dứt khoát: “Mày về đi, 30 phút nữa không có tiền thì đưa cả xe lẫn gỗ về Hạt Kiểm lâm”.

Anh Trần Văn Đoạt xác nhận: “Lần cuối cùng khi mượn đủ số tiền 30 triệu đồng, anh Hà chở tôi xuống để chạy xe gỗ về. Lúc đó, anh Hà đưa tiền cho ông Trọng, ông này lấy tiền bỏ vào túi rồi viết biên bản bắt tôi và anh Hà ký vào”.

Anh Trần Văn Đoạt (áo đỏ) kể lại sự việc
 Anh Trần Văn Đoạt (áo đỏ) kể lại sự việc

Khi về nhà, anh Hà mới nhận thấy việc công an xã yêu cầu nộp phạt 30 triệu đồng mà không ghi biên lai nộp phạt và cũng không thông báo nội dung biên bản mà anh ký nên nảy sinh nghi ngờ có khuất tất và đã gọi điện báo cơ quan chức năng.

Đến sáng 28-4, Hạt Kiểm lâm Chư Prông đã đến nhà anh Hà lập biên bản về việc cất giữ lâm sản trái pháp luật, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp nên đã tịch cây gỗ thu đưa về UBND xã Ia Ga, sau đó ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối về hành vi cất giữ lâm sản trái phép, đồng thời tịch thu tang vật là 1,258 m3 gỗ tròn nhóm IIA mà anh Hà vớt được dưới suối.

Sau khi xảy ra sự việc, anh Hà đã làm đơn tố cáo vụ việc gửi các cơ quan ban ngành huyện Chư Prông.

Ngày 11-7, bà Phạm Thị Thu Hiền, Chủ tịch UBND xã Ia Ga cho biết đã nhận được Công văn số 1021 của Cơ quan CSĐT Công an huyện Chư Prông yêu cầu chủ tịch UBND xã Ia Ga tạm đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Văn Trọng, Trưởng công an xã Ia Ga vì đã vi phạm quy trình công tác.

Kết quả xác minh điều tra của Công an huyện Chư Prông cho thấy: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác, khi phát hiện vụ việc vi phạm pháp luật nhưng ông Trọng đã không báo cáo với lãnh đạo UBND xã để xin ý kiến chỉ đạo; khi xác định lâm sản vận chuyển không có nguồn gốc là vi phạm hành chính, trưởng công an xã đã lập biên bản nhưng không phải là biên bản vi phạm hành chính mà chỉ là biên bản xác minh, biên bản này không có chữ ký của tổ công tác cũng như của người lập; không tạm đình chỉ phương tiện, tang vật vi phạm để tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết …

Vụ việc đang được tiếp tục điều tra, làm rõ.
Thứ Sáu, 18:34  11/07/2014
 Tin-ảnh: H. Thanh

GÓC NHÌN CỦA HIỀN DÂN TỪ ĐÁM TANG TẬP THỂ 18 CHIẾN SĨ TỬ VÌ TAI NẠN MÁY BAY MI-171


1. LẢNG PHÍ:
Có bao nhiêu vòng hoa cho lể tang này? Nghĩ sơ tất cả hệ thống chính trị trung ương, TP Hà Nội, các tỉnh lân cận cũng hơn 1000 đoàn đại biểu. Lấy một con số dễ chấp nhận là 1000 vòng hoa tươi các loại. Bổ đồng mỗi vòng hoa là 1 triệu (giá rẻ) thì trước mắt đã đốt của dân hết 1 tỷ đồng.

Có bao nhiêu phương tiện được huy động phục vụ cho đám tang này? Lấy con số dễ chấp nhận là 1.000 xe. Bổ đồng mỗi xe đốt 200 ngàn tiền xăng thì đã đốt của dân hết 200 triệu đồng.

Chưa kể những chi phí khác,...

Có bao nhiêu người bỏ công việc để đi viếng đám tang này? Phần này có thể cho là "Nghĩa tử nghĩa tận" không quy ra tiền lương là tiền thuế của dân đóng.

Thay vì tổ chức sự kiện lể tang hoành tráng, ta có thể làm nghi lể đơn giản hơn và dùng số tiền đó để hỗ trợ cho người thân của gia đình nạn nhân, theo phương án sau: hỗ trợ ngay mỗi gia đình 100 triệu và chính sách liệt sĩ, cách làm này đối với cha mẹ già, vợ, con của chiến sĩ có thể xoay sở cho cuộc sống mưu sinh thời gian sắp tới.

2. CHE ĐẬY TỘI LỖI
Tai nạn máy bay đã cướp đi 18 chiến sĩ đó là sự mất mát lớn cho 18 gia đình, chưa kể các gia đình của chiến sĩ khác đang nguy kịch. Với hàng loạt bài báo ca ngợi phi công nhanh trí thoát thân, với việc tổ chức sự kiện tang lể hoành tráng, với những quyết định truy tặng huy chương kháng chiến (dù chết do tai nạn, hy sinh lảng nhách) thì Đảng, Nhà nước đang muốn che đậy cho một thứ tội lỗi man rợ.

Thứ tội tham nhũng trong quá trình mua vũ khí, phương tiện kỹ thuật để trang bị cho quân đội (cụ thể là máy bay MI-171 là máy bay nhựa, máy bay dỏm), tham nhũng trong quá trình vận hành và bảo dưỡng vũ khí, phương tiện kỹ thuật.

Tiền mua vũ khí, phương tiện kỹ thuật để trang bị cho Quân đội nhân dân Việt Nam từ đâu mà có? Tiền để duy trì vận hành, bảo dưỡng vũ khí, phương tiện kỹ thuật do ai đóng góp?

Một câu hỏi lớn đặt ra trong lúc này là: còn bao nhiêu thứ vũ khí, phương tiện kỹ thuật như máy bay MI-171 đang có trong Quân đội nhân dân Việt Nam?

3. HẬU QUẢ ĐẶC BIỆT NGHIÊM TRỌNG
Giai đoạn này đang là thời bình mà đã có nhiều chiến sĩ hy sinh vì tai nạn do máy bay MI-171 làm bằng nhựa, máy bay dỏm được sản xuất từ giặc đại hán Trung Quốc.

Nếu có chiến tranh với giặc đại hán Trung Quốc thì số lượng chiến sĩ hy sinh là vô số có thể là hàng triệu, bởi vì tất cả những vũ khí, phương tiện kỹ thuật mua từ Trung Quốc không sử dụng được.

QUAN CHỨC CẤP CAO TRONG BỘ QUỐC PHÒNG VIỆT NAM ĐÃ DÙNG TIỀN CỦA DÂN ĐỂ NUÔI GIẶC ĐẠI HÁN TRUNG QUỐC VÀ TIẾP TAY GIẾT NHỮNG CHIẾN SĨ MỘT CÁCH TÀN NHẪN.

4. TIỀN LỆ MAN RỢ
Cứ mỗi tai nạn do phương tiện kỹ thuật làm chết một số lượng chiến sĩ thì Đảng và Nhà nước lại tiếp tục tổ chức sự kiện tang lể hoành tráng và phong tặng huy chương kháng chiến.

Và tiền của dân sẽ được Đảng và Nhà nước đem đốt, đem nướng cho những đám tang hoành tráng mà vô tình, vô nghĩa.

Vận Mệnh - 12/7/2014
(14 photos)

Nhật ra 'đòn hiểm' chặt ý định 'vươn vòi bạch tuộc' của Trung Quốc

Báo điện tử Tầm nhìn- Thủ tướng Nhật, Shinzo Abe vừa đến thăm Papua New Guinea (PNG)  hôm 10.7 và đây là điểm dừng chân cuối cùng trong hành trình công du 3 nước tại Thái Bình Dương. Kết thân với PNG là cách tốt nhất để chặt chiến lược phòng ngự từ xa của Trung Quốc (TQ) tại Thái Bình Dương.



Chuyến đi lịch sử

So với 2 chuyến thăm Úc và New Zealand, chuyến thăm PNG ít được truyền thông thế giới nhắc hơn. Điều này cũng dễ hiểu vì Úc và New Zealand là những nước có tiếng nói trên trường quốc tế, thành viên trong nhóm Five Eyes có quan hệ đồng minh chiến lược với Mỹ.

Còn PNG là một quốc gia ít được biết đến với dân số chỉ vài triệu người, hầu như ít được nhắc đến trong các bản tin thời sự. Tuy nhiên, không vì thế mà chuyến thăm này kém ý nghĩa mà còn mang tính đột phá hơn với Nhật.

Tại New Zealand và Úc, Nhật chỉ khẳng định lại những cam kết với hai đồng minh. Còn tại PNG, ông Abe tạo ra trang sử mới trong quan hệ hai nước và chặn đứt ý định vươn vòi bạch tuộc ra biển của Bắc Kinh.
Tháp tùng ông Abe có 150 doanh nghiệp Nhật mang nhiều hợp đồng quan trọng cho PNG. Tháng trước, PNG đã lần đầu xuất dầu mỏ sang cho Nhật và hãng Mitsubishi dự định xây một nhà máy lọc dầu 1 tỉ USD cho PNG.

Thủ tướng Abe khẳng định, cam kết giúp đỡ cho PNG trong tương lai một cách chặt chẽ. Ông Abe phát biểu: "Tôi bày tỏ sự sẵn sàng trong việc hỗ trợ Papua New Guinea phát triển trong tương lai. Tôi cũng bày tỏ quyết tâm của Nhật Bản trong việc góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định và thịnh vượng trên thế giới bao gồm cả khu vực Thái Bình Dương, cùng với người dân và chính phủ Papua New Guinea".

 Hai phu nhân hai thủ tướng tại PNG
Bà Jenny Hayward-Jones, giám đốc Chương trình Melanesia Myer tại Viện Lowy, cho biết chuyến thăm của ông Abe được dự định như một lời nhắc nhở về vai trò của Nhật Bản trong khu vực. "Chuyến thăm này là một tín hiệu lớn trong khu vực và cũng để nhắc TQ rằng Nhật Bản vẫn còn tầm ảnh hưởng trong khu vực", bà nói.

"Thương mại và lợi ích đầu tư vào PNG rất có ý nghĩa. Nó không chỉ giúp Nhật giải quyết bài toán năng lượng thay vì phụ thuộc vào Trung Đông, mà còn tạo lợi ích chính trị cho Nhật. Vì thế, ông Abe dành đến hai ngày tại PNG và mang theo một phái đoàn lớn".    

Vì sao Nhật coi trọng PNG?

PNG có vị trí chiến lược khá quan trọng trên bản đồ. Muốn từ châu Á xuống châu Úc thì phải kiểm soát được PNG. Trong Thế chiến 2, Nhật cũng đã chiếm PNG và định dùng bàn đạp để tấn công Úc. Những điều đó là quá khứ và giờ Úc, Nhật là đồng minh thì vị trí PNG càng quan trọng với trục liên minh xuyên Thái Bình Dương.

TQ cũng đánh giá rất cao vị trí của PNG. Trong chiến lược phòng ngự của TQ, họ muốn thâu tóm ảnh hưởng tại quốc gia này và coi đây là mắt xích quan trọng trong chuỗi đảo thứ hai cần kiểm soát (chuỗi đảo thứ hai kết nối các quần đảo Izu, Saipan và PNG).

Nếu không tạo ảnh hưởng trong chuỗi đảo thứ hai, TQ sẽ phải co cụm ảnh hưởng trên biển và tắt mộng làm chủ Thái Bình Dương.
Trước giờ, PNG chịu ảnh hưởng nhiều từ Úc. Trong vài năm gần đây, TQ ra sức lôi kéo ảnh hưởng tại bán đảo này nhưng giờ Nhật đã nhảy vào. Cùng với tác động từ Úc thì sẽ khó có chuyện PNG thành một quốc gia dễ bảo với TQ.
14:24 | 11/07/2014
THT

VIDEO - Người dân Hà Nội nhận xét về vụ trực thăng MI-171 rơi








Mi 171 đã bị cài chất nổ

 
Máy bay trực thăng Mi 171 đã bị cài chất nổ, và NỔ ngay trên không sau đó mới bốc cháy và rơi xuống đất. Vì thế làm gì có chuyện có thời gian để kịp nhảy dù thoát hiểm hay bay xa để tránh rơi vào nhà dân. Nếu máy bay bị tai nạn kỹ thuật cháy và rớt bình thường thì các cơ phận máy bay dứt khoát phải nguyên vẹn và nếu các mảnh vỡ văng xa khi va chạm đất thì phải ở ngay trong khu vực 100 - 200 mét đường kính. Ngược lại nhiều số mảnh vỡ đã rơi thẳng vào nóc nhà dân nhưng không bị cháy đen, các xác chết không tập trung một chỗ trong một đường kính hợp lý của một tai nạn máy bay rớt ,mà các xác đã nằm rải rác khắp nơi do rơi từ trên không xuống. Lúc thì tuyên bố 19 , lúc 21, lúc thì 25 nạn nhân ??? Chẳng lẽ nguyên tắc báo cáo phi đoàn trước khi bay không cần nộp bản báo cáo điểm danh, kiểm tra sĩ số chiến sĩ công tác khi bước lên máy bay??? Trong khi các bài báo nêu tên và bàn luận nhiều vào 2 huấn luyện viên, nhưng lại không đề cập tới Thượng tá phó tham mưu trưởng trung đoàn không quân, người có cấp bậc cao nhất trong số tử nạn với chức vụ quan trọng nhất trong trực thăng . Tại sao ? Hộp Đen có sự cố kỹ thuật gì nên "không thể ghi nhận quá trình diễn biến tai nạn" ??? 

Cũng nên nhắc lại, ngay sau thời gian Hội Nghị Thành Đô : Đã xảy ra vụ mưu sát một loạt các tướng tá Việt cộng (phe theo Nga) vào năm (198?...chưa nhớ rõ năm nào), trong chuyến xe từ Bắc vào Nam dự lễ 30/4, đảng đã mưu sát các đồng chí bằng cách ra lệnh cho tài xế xe bus lao xuống vực, tài xế này đã "thoát chết nhờ kịp nhảy ra khỏi xe". Vụ tai nạn này cũng được đảng đưa vào lãng quên luôn.... Các bạn nào biết, còn nhớ, hay có thân nhân liên quan đến tai nạn này xin đóng góp chi tiết....Tiên sư cha cái nhà nước lưu manh và đảng Viêt cộng hán nô chúng mày đang trên đường Hán hóa Việt Nam. Chúng mày mưu sát, giết hại các đồng chí tướng tá QĐND những ai có tư tưởng chống Tàu, âm mưu sát hại thành công, chúng mày lại bày trò truy phong anh hùng cái mả cha, mả mẹ bọn khốn nạn cộng đảng hồ chó đẻ chúng mày...........

Dân Hồng Kông luyến tiếc thời là thuộc địa của Anh

Đăng Bởi  - 

Cờ cũ của Hồng Kông phấp phới trong đoàn biểu tình
Cờ cũ của Hồng Kông phấp phới trong đoàn biểu tình
Anh đã trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc được 17 năm, khoảng thời gian gần bằng một thế hệ. Trái với truyền thông Bắc Kinh rêu rao Hồng Kông hạnh phúc khi về với mẫu quốc, những người Hồng Kông lúc này đang luyến tiếc thời họ bị coi là thuộc địa của Anh.
Cờ Anh phấp phới trên tay người Hồng Kông
Trong hơn 150 năm cai trị Hồng Kông , Anh đã biến Hương Cảng từ một vùng đất hoang sơ trở thành một đô thị phồn thịnh với mức sống cao hàng đầu thế giới. Khi trở lại với Trung Quốc, người Hồng Kông cảm thấy luyến tiếc thời họ sống dưới cái mác thuộc địa Anh, nhưng thực ra quyền con người được đảm bảo đầy đủ.
Người ta có thể thấy sự luyến tiếc của người Hồng Kông khi họ tham gia cuộc biểu tình đòi cải cách dân chủ hồi đầu tháng 7. Có đến 500.000 người tham gia, đủ mọi thế hệ từ già đến trẻ, từ những người sống dưới sự cai trị của nước Anh đến những người sinh sau 1997.
Một hình ảnh đáng gọi là "cái tát" với Bắc Kinh chính là việc người Hồng Kông mang lá cờ khi họ nằm trong liên hiệp Anh đi biểu tình chứ không thèm mang lá cờ bông hoa Dương Tử Kinh vốn được coi là cờ chính thức của Hồng Kông sau khi trở về Trung Quốc.
Trang Wall Street Journal cho biết có cả những người trẻ tuổi mang luôn cờ của Vương quốc Anh đi vẫy trong đoàn biểu tình. Đó là thông điệp cho thấy họ nhớ nước Anh đến mức nào và tất nhiên độ nhớ Anh tỷ lệ thuận với độ chán ghét Bắc Kinh. 
Những người đó chỉ khoảng 20 tuổi và họ không có ý niệm gì về cuộc sống của Hồng Kông trước năm 1997. Nhưng thế hệ đi trước có thể đã truyền cho họ cảm hứng về một xã hội Hồng Kông trong quá khứ còn tự do và đáng mơ ước hơn phương Tây lúc này.
Đừng mong Bắc Kinh thay đổi thái độ
Không hiểu quan chức chóp bu sẽ nghĩ gì khi người biểu tình Hồng Kông lại mang ảnh của Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị một cách tôn kính,  trong khi họ lại đốt ảnh ông Leung Chun-ying, người bị châm biếm là "quan thái thú" của Bắc Kinh. Ông Leung là người được Bắc Kinh cử lãnh đạo Hồng Kông trong khi dân chúng lại không ưa ông này.
 Cờ Anh và ảnh nữ hoàng Anh được nâng niu
Ảnh của "thái thú" Leung bị đốt cháy 
Thật ra những hành động phản kháng trên chỉ thể hiện sự bất mãn của người dân Hồng Kông trước áp đặt ngột ngạt của Bắc Kinh. Khi tiếp nhận Hồng Kông năm 1997 từ Anh, Trung Quốc hứa sau 20 năm sẽ cho người dân Hồng Kông tự do lựa chọn người lãnh đạo. TQ cũng hứa tương tự với Macau.
Nhưng giờ thì Bắc Kinh đang muốn nuốt lời hứa. Họ muốn người dân Hồng Kông bỏ phiếu bầu lãnh đạo của mình, nhưng các ứng cử viên lại phải do "hội đồng" gồm những người thân Bắc Kinh đề cử. 
Ngoài ra, các ứng viên phải có phẩm chất "yêu nước", mà theo cách hiểu rõ ràng hơn là "yêu Bắc Kinh". Giữa tháng 6, Bắc Kinh ra cáo bạch khẳng định rõ không thể có dân chủ đầy đủ tại Hồng Kông như người dân ở đây mong muốn.
Đã đến lúc Bắc Kinh nên xem lại chính sách của họ với Hồng Kông, Macau. Tuy nhiên, sẽ khó trông chờ thái độ tích cực hơn từ Bắc Kinh khi họ vẫn đang kiên quyết muốn thực hiện các tham vọng của mình bất chấp lý lẽ. Đến ngay cả luật pháp quốc tế, Bắc Kinh còn chà đạp thì đâu dễ họ thay cách hành xử với Hồng Kông hay Macau.
Anh Tú (tổng hợp)

Mỹ làm gì khi Trung Quốc 'thô bạo' với Hồng Kông?

Đăng Bởi  - 

Mỹ làm gì khi Trung Quốc 'thô bạo' với Hồng Kông?
Trung Quốc luôn khẳng định Hồng Kông là một phần không thể tách rời của Trung Quốc. Tuy nhiên, Mỹ có đạo luật chính sách Mỹ - Hồng Kông khẳng định những lợi ích cốt lõi của Mỹ gắn với đặc khu này. Vậy Mỹ sẽ làm gì nếu chính sách thô bạo của Trung Quốc với Hồng Kông ảnh hưởng đến lợi ích cốt lõi của họ?
Không thể quên lợi ích cốt lõi
Ông Mike Gonzalez, chuyên gia của học viện chính sách và an ninh đối ngoại Mỹ cho rằng Mỹ cần thể hiện vai trò theo tinh thần Đạo luật Chính sách Mỹ - Hồng Kông mà quốc hội Mỹ thông qua năm 1992. 
Đạo luật tuyên bố rằng Mỹ "nên đóng một vai trò tích cực" trong việc duy trì sự thịnh vượng của Hồng Kông, đảm bảo nó như là một trung tâm tài chính độc lập và các mối quan hệ cùng có lợi với Mỹ. Đạo luật đó ghi rõ Mỹ "nên đối xử với Hồng Kông như một lãnh thổ hoàn toàn độc lập với Trung Quốc về các vấn đề kinh tế và thương mại".
Đạo luật này cho phép các công ty Hồng Kông tiếp cận công nghệ cao rất nhạy cảm mà Mỹ không chia sẻ với các công ty Trung Quốc, với điều kiện Hồng Kông bảo vệ công nghệ đó bằng cách duy trì một hệ thống kiểm soát xuất khẩu minh bạch. 
Nếu Trung Quốc hoàn toàn kiểm soát Hồng Kông như họ đang làm tại đại lục, Mỹ sẽ mất khá nhiều bí mật công nghệ cao, thậm chí liên quan đến an ninh quốc phòng.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong năm 2012, thặng dư thương mại của Mỹ với Hồng Kông cao nhất so với bất kỳ thặng dư thương mại nào khác của Mỹ cùng thời điểm, vì Mỹ chủ yếu xuất khẩu sang Hồng Kông. 
Cho đến giờ, Mỹ cũng là một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào Hồng Kông. Mỹ đang có 1.400 công ty hoạt động tại Hồng Kông và hơn 60.000 công dân sinh sống tại Hồng Kông. Những con số này phản ánh lợi ích chặt chẽ của Mỹ gắn với đặc khu này.
Chính quyền và quốc hội Mỹ đều cần hành động cụ thể
Trong lúc Trung Quốc đang muốn kiểm soát chặt chẽ Hồng Kông bỏ qua lời hứa với người dân đặc khu này cách đây 17 năm, ông Gonzalez đưa ra một số ý kiến để chính phủ và Quốc hội Mỹ hành động nhằm bảo vệ Hồng Kông, cũng tức là bảo vệ lợi ích cốt lõi của Mỹ.
Theo ông Gonzalez, Nhà Trắng cần lên tiếng rõ với Trung Quốc rằng thế giới đang theo dõi tình hình tại Hồng Kông. Họ cần đưa ra những tuyên bố công khai  cũng như gửi thông điệp riêng nhắc nhớ Bắc Kinh hậu quả của kẻ vi phạm luật chơi.  
Bộ trưởng Ngoại giao nên nối lại các báo cáo hằng năm về Hồng Kông lên Quốc hội, điều mà họ đã làm từ 1992 cho đến tận 2007. Trong 7 năm gần đây, Mỹ không muốn làm mất lòng Bắc Kinh nên đã thôi thực hiện việc báo cáo hằng năm về Hồng Kông và đây cũng chính là nguyên nhân khiến Bắc Kinh tự tin hơn trong việc áp chế đặc khu này.
Ông Gonzalez cũng kêu gọi Quốc hội Mỹ thể hiện lập trường rõ hơn trước tình hình Hồng Kông. Chẳng hạn, họ có thể chính thức lên án hành vi của Trung Quốc và làm nổi bật nguy cơ Bắc Kinh có ý định thất hứa với Hồng Kông và cộng đồng quốc tế về chuyện đảm bảo đầy đủ nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" với Hồng Kông.
Khi tiếp nhận Hồng Kông năm 1997 từ Anh, Trung Quốc hứa sau 20 năm sẽ cho người dân Hồng Kông tự do lựa chọn người lãnh đạo. Nhưng giờ thì Bắc Kinh đang muốn nuốt lời hứa. Họ muốn người dân Hồng Kông bỏ phiếu bầu lãnh đạo của mình, nhưng các ứng cử viên lại phải do "hội đồng" gồm những người thân Bắc Kinh đề cử. 
Ngoài ra, các ứng viên phải có phẩm chất "yêu nước", mà theo cách hiểu rõ ràng hơn là "yêu Bắc Kinh". Giữa tháng 6.2014, Bắc Kinh ra cáo bạch khẳng định rõ không thể có dân chủ đầy đủ tại Hồng Kông như người dân ở đây mong muốn.
Anh Tú (theo Heritage)

Mỹ cần quyết liệt ứng phó Trung Quốc

Trung Quốc không nên nghi ngờ quyết tâm của Mỹ bảo vệ tự do hàng hải ở biển Đông.
Ngày 10-7 (giờ địa phương), Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược ở Washington, D.C. (Mỹ) đã tổ chức hội thảo về biển Đông hằng năm với chủ đềCác xu hướng gần đây ở biển Đông và chính sách của Mỹ. Hội thảo diễn ra trong hai ngày quy tụ nhiều học giả quốc tế.
Kênh truyền hình Euronews (Pháp) đưa tin phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Mike Rogers thẳng thừng chỉ trích Trung Quốc hành xử hung hăng, trắng trợn và tham lam trong mưu toan kiểm soát lãnh thổ và tài nguyên ở biển Đông.
Ông kêu gọi chính phủ Mỹ phải quyết liệt và thẳng thắn hơn khi ứng phó với Trung Quốc trong vấn đề biển Đông.
Ông nói: “Đây là cơ hội của chúng ta để cho Trung Quốc hiểu rằng họ không nên nghi ngờ quyết tâm của Mỹ trong bảo vệ tự do hàng hải và giao thương ở biển Đông”.
Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Mike Rogers phát biểu tại hội thảo. Ảnh: TWITTER
Ông kêu gọi chính phủ Mỹ tăng cường chia sẻ thông tin tình báo và hợp tác quân sự với các nước trong khu vực để đẩy lùi Trung Quốc và chứng tỏ cho Trung Quốc thấy Trung Quốc không phải là cường quốc thống lĩnh trong khu vực.
TS Patrick Cronin, giám đốc cao cấp của Chương trình an ninh châu Á-Thái Bình Dương ở Trung tâm An ninh Mỹ mới (Mỹ), nói điều cần thiết là Mỹ phải củng cố hợp tác trong khu vực với các đối tác như Nhật, Philippines, Việt Nam, Malaysia và các nước khác nhằm ngăn chặn nỗ lực của Trung Quốc sử dụng sức mạnh kinh tế để tác động đến các nước láng giềng.
Ông cho rằng Mỹ cần mở rộng hợp tác quốc phòng với Việt Nam trong thời gian tới. Ông nói: “Chúng ta phải làm cho bộ máy lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng đơn phương thay đổi (nguyên trạng) và quy tắc vũ lực là không thể chấp nhận”.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu biển Đông (Học viện Ngoại giao Việt Nam) TS Trần Trường Thủy nhận định Mỹ và ASEAN cần đóng vai trò dẫn dắt trong nỗ lực thiết lập Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) và phân xử các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Trong hội thảo, nguyên Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Andrew Shapiro nói bất ổn do căng thẳng tranh chấp lãnh thổ ở châu Á sẽ tác động trực tiếp đến lợi ích của Mỹ. Các nước trong khu vực sẽ giám sát phản ứng của Mỹ. Nếu Mỹ không tuân thủ cam kết pháp quyền ở biển Đông, lợi ích của Mỹ ở những nơi khác sẽ bị ảnh hưởng.
Thứ Bảy, ngày 12/7/2014 - 01:55
LÊ LINH
Phát biểu tại hội thảo biển Đông,Tổng lãnh sự Philippines tại Mỹ Henry S. Bensurto nói tuyên bố đường chín đoạn của Trung Quốc ở biển Đông đi ngược lại với Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS). Là thành viên của UNCLOS, Trung Quốc phải tuân thủ công ước này. Ông cho biết Philippines trông đợi COC sẽ đưa ra các cơ chế quản lý các căng thẳng ở biển Đông chứ không kỳ vọng COC giúp giải quyết các tranh chấp.

Trung Cộng nghĩ rằng họ có thể đánh bại Hoa Kỳ trong trận chiến. Nhưng họ bỏ sót một yếu tố quyết định


David Axe, Chiến Tranh thật là chán ngấy. 7/07/2014 Nguyễn Hùng (Danlambao)chuyển ngữ

Trước tiên là tin xấu. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Cộng) bây giờ tin rằng họ có thể ngăn chặn thành công Hoa Kỳ can thiệp trong trường hợp một cuộc xâm lược Đài Loan của Trung Quốc, hoặc một số cuộc tấn công quân sự khác của Bắc Kinh. 

Bây giờ là tin tốt. Trung Cộng sai - và vì một lý do chính. Họ dường như không quan tâm đến sức mạnh quyết định của tàu ngầm hạt nhân của Mỹ.

Hơn nữa, vì lý do kinh tế và nhân chủng học Bắc Kinh có một cửa sổ lịch sử hẹp, trong đó là việc sử dụng quân sự để thay đổi cơ cấu quyền lực của thế giới. Nếu Trung Cộng không có một động thái quân sự lớn trong vài thập niên tới, họ có thể sẽ không bao giờ thực hiện được ý đồ. 

Tàu ngầm của Hải quân Mỹ - lực lương chính yếu bảo vệ trong im lặng của trật tự thế giới hiện tại - phải đứng ra tuyến đầu chống lại Trung Quốc thêm 20 năm nữa. Sau đó, Mỹ sẽ có thể tuyên bố một sự chiến thắng thầm lặng trong cuộc chiến tranh lạnh ngày càng lạnh với Trung Quốc. 

Xin chia buồn cùng Trung Cộng. Mỹ vẫn đang ở thế thượng phong.

Làm thế nào Trung Cộng thắng 

Tin xấu đến từ ông Lee Fuell, từ Trung tâm Tình báo Không gian Quốc gia Không quân Hoa Kỳ, trong buổi điều trần của ông Fuell trước Ủy ban Kinh tế và An ninh ở Washington DC, về quan hệ Mỹ-Trung vào ngày 30/01/2014. 

Trong nhiều năm, các nhà lập kế hoạch quân sự của Trung Cộng cho rằng bất kỳ cuộc tấn công của Quân đội Trung Cộng vào Đài Loan hoặc một hòn đảo tranh chấp sẽ phải bắt đầu với một đánh theo phương cách trận đánh Trân Châu Cảng - tấn công bằng tên lửa trước tiên của Trung Quốc chống lại lực lượng Mỹ tại Nhật Bản và Guam. Quân đội Trung cộng đã rất sợ sự can thiệp áp đảo của Mỹ mà họ thực sự tin rằng họ không thể giành chiến thắng trừ khi người Mỹ được loại khỏi chiến trường trước khi chiến dịch chính bắt đầu. 

Một cuộc tấn công phủ đầu không cần phải nói là một đề nghị rất nguy hiểm. Nếu thực hiện được, quân đội Trung Cộng may ra chỉ có thể bảo đảm có đủ không gian và thời gian để đánh bại đội quân bảo vệ, chiếm đóng lãnh thổ, và đặt họ vào vị thế thuận lợi trong việc giải quyết sau chiến tranh. 

Nhưng nếu Trung Cộng thất bại trong việc vô hiệu hóa lực lượng Mỹ với một cuộc tấn công bất ngờ, Bắc Kinh có thể tìm thấy chính họ sẽ chiến đấu một cuộc chiến tranh toàn diện trên ít nhất hai mặt trận: chống lại các quốc gia bị xâm lược cộng với sự huy động toàn bộ sức mạnh to lớn của lực lượng Thái Bình Dương Hoa Kỳ, và có thể cả việc hậu thuẫn mạnh mẽ của những nước còn lại của thế giới. 

Đó là chuyện của những thập niên năm trước. Nhưng sau hai thập niên liên tục hiện đại hóa quân sự, quân đội Trung Cộng đã cơ bản thay đổi chiến lược của mình chỉ trong năm qua. Theo ông Fuell, những bài viết gần đây của các sĩ quan Trung Cộng nêu ra "một sự tự tin ngày càng tăng trong QĐTC rằng họ có thể chống lại dễ dàng hơn sự tham gia của Hoa Kỳ vào cuộc chiến." 

Cuộc tấn công phủ đầu thì khỏi bàn - và cùng với nó là nguy cơ một pha phản công toàn diện của Mỹ. Thay vào đó, Bắc Kinh tin rằng họ có thể tấn công Đài Loan hoặc nước láng giềng khác (ý nói đến Việt Nam) cùng ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ không cần đổ máu. Họ sẽ làm như vậy bằng cách triển khai lực lượng quân sự mạnh áp đảo - tên lửa đạn đạo, tàu sân bay, chiến đấu cơ, và như thế - để Washington không dám tham gia. 

Cú đánh - nhằm răn đe Mỹ có thể thay đổi thế giới. "Hành động rút lại cam kết của Hoa Kỳ bảo vệ Đài Loan, Nhật Bản, Philippines sẽ tương đương với việc nhượng Đông Á để Trung Cộng thống trị", Roger Cliff, một nhà nghiên cứu tại Hội đồng Đại Tây Dương, cũng cho biết tại buổi điều trần trước Ủy ban Kinh tế và An ninh vào ngày 30/01/2014

Tệ hơn nữa, trật tự kinh tế tự do của thế giới - và thực sự, toàn bộ khái niệm về dân chủ - có thể bị tác hại không thể khắc phục được. "Hoa Kỳ có cả đạo đức và lợi ích quan trọng trong một thế giới mà các quốc gia dân chủ có thể tồn tại và phát triển", ông Cliff khẳng định. 

May mắn thay cho thế giới tự do, cho đến nay nước Mỹ có một lực lượng tàu ngầm mạnh nhất thế giới - một tư thế sẵn sàng để nhanh chóng đánh chìm bất kỳ hạm đội Trung Cộng. Trong tuyên bố của Trung cộng sẵn sàng cầm chân quân đội Mỹ, quân đội Trung Cộng dường như đã bỏ qua lợi thế rất lớn dưới đáy biển của Washington.


Im lặng phục vụ 

Không ngạc nhiên khi Bắc Kinh không quan tâm đến lực lượng tàu ngầm của Mỹ. Hầu hết người Mỹ xem không ra gì về hạm đội tàu ngầm của nước mình - và đó không phải hoàn toàn do lỗi của chính họ. Lực lượng tàu ngẩm của Hải quân Mỹ làm hết sức mình né tránh giới truyền thông để giữ bí mật tối đa về khả năng chiến đấu và tàng hình của chúng. "Các tàu ngầm di chuyển vô hình trên các vùng biển đại dương của thế giới" Hải quân Mỹ tuyên bố trên Website của mình. 

Không nhìn thấy và không nghe được. Đó là lý do mà lực lượng tàu ngầm mang danh hiệu là"Im lặng phục vụ." 

Hải quân có 74 tàu ngầm, 60 trong số đó là tàu ngầm tấn công tên lửa hay tàu ngầm tối ưu hóa cho việc tìm kiếm và đánh chìm tàu khác hoặc phá hủy mục tiêu trên đất liền. Số còn lại là các tàu ngầm tên lửa đạn đạo mang tên lửa hạt nhân và sẽ không thường xuyên tham gia vào các chiến dịch quân sự chưa phải là của một thế chiến nguyên tử thứ III. 

Có ba mươi ba chiến hạm tấn công và tên lửa thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, với căn cứ chính tại tiểu bang Washington, California, Hawaii và Guam. Các tàu ngầm nguyên tử thuộc Hạm đội Thái Bình Dương được triển khai công tác kéo dài 6 tháng hoặc dài hơn trong mỗi chu kỳ một năm hay một năm rưỡi, thường xuyên dừng chân tại Nhật Bản và Hàn Quốc và đôi khi thậm chí mạo hiểm dưới lớp băng Bắc Cực. 

Theo Đô đốc Cecil Haney, cựu chỉ huy của Hạm đội tàu ngầm Thái Bình Dương, vào bất kỳ một ngày nào đầu có 17 tàu ngầm đang làm nhiệm vụ và 8 được "chuyển tiếp-triển khai," có nghĩa là họ đang hiện diện và hoạt động trong vùng có tiềm năng chiến tranh. Đối với Hạm đội Thái Bình Dương, có nghĩa là chúng chắc chắn đang có mặt trong vùng biển gần Trung Quốc. 

Mỹ có một số loại tàu ngầm. Rất nhiều tàu ngầm tấn công lớp Los Angeles - là thành viên tích cực trong thời kỷ Chiến tranh Lạnh - đang được thay thế dần bằng loại tàu ngầm lớp mới được cải thiện khả năng tàng hình và hệ thống cảm biến. Các tàu ngầm bí mật Seawolfs, số lượng chỉ có ba - tất cả đang công tác tại vùng biển Thái Bình Dương - là loại tàu ngầm lớn, chạy nhanh, và trang bị nhiều vũ khí hơn các loại tàu ngầm khác. Các tàu ngầm tên lửa lớp Ohio là tàu ngầm tên lửa đạn đạo trước đây, nay được trang bị 154 tên lửa hành trình. 

Nói chung, Tàu ngầm Mỹ thì lớn hơn, nhanh hơn, yên tĩnh hơn, và mạnh mẽ hơn so với tàu ngầm của tất cả các nước khác trên thế giới. Và Mỹ có nhiều tàu ngầm hơn. Anh đang xây dựng chỉ 7 tàu tấn công Astute mới. Nga đặt mục tiêu duy trì khoảng 12 tàu ngầm tấn công hiện đại. Trung Cộng đang gặp khó khăn để triển khai một vài tàu hạt nhân thô sơ của họ. 

Có thể ẩn nấp âm thầm dưới những làn sóng và tấn công bất ngờ với ngư lôi và tên lửa, tàu ngầm có hiệu lực thi hành chiến thuật và chiến lược rất không cân xứng với số lượng khá nhỏ của họ. Trong cuộc chiến tranh Falklands năm 1982, tàu ngầm Conqueror của Anh đã phóng ngư lôi đành chìm tàu tuần dương Argentina General Belgrano, giết chết 323 người. Việc đánh chìm này làm cho số tàu còn lại của Hạm đội Argentina buộc phải đậu tại căn cứ trong suốt thời gian của cuộc xung đột. 

Tám chiếc tàu ngầm của Mỹ luôn thay phiên hiện diện chắn giữ trong hoặc gần vùng biển Trung Quốc có thể được xem tương đương như là phá hỏng kế hoạch quân sự của Trung Quốc, đặc biệt với kỹ năng chống tàu ngầm rất hạn chế của quân đội Trung Cộng. "Mặc dù Trung Cộng có thể kiểm soát bề mặt của vùng biển xung quanh Đài Loan, khả năng tìm kiếm và đánh chìm tàu ngầm Mỹ sẽ là rất hạn chế trong tương lai gần", ông Cliff nói. "Những tàu ngầm của Mỹ có khả năng sẽ có thể đánh chặn và chìm tàu đổ bộ Trung Công khi chúng chạy về hướng Đài Loan." 

Vì vậy, gần như là không có gì cần quan tâm khi một nhân vật trong quân đội Trung cộng được hiên đại hóa nghĩ rằng họ có các phương tiện để chống lại Mỹ trên biển, trên đất liền, và trong không trung. Nếu họ không thể di chuyển an toàn một hạm đội tàu chiến như một phần của tham vọng xâm lược lãnh thổ của họ, họ không thể đạt được mục tiêu chiến lược của họ - đánh chiếm Đài Loan và một số đảo hoặc tuyên bố chủ quyền biển đảo của một quốc gia láng giềng (ý nói Việt Nam)- thông qua phương cách chiến tranh công khai. 

Washington nên ghi nhận thực tế này cho chiến lược của mình. Hoa Kỳ đã đạt được phần lớn về trật tự thế giới trong việc đấu tranh của họ trong thế kỷ qua, Mỹ chỉ cần giữ gìn và bảo vệ trật tự này. Nói cách khác, Mỹ ở thế thượng phong về mặt chiến lược đối với Trung Cộng, đo đó Trung Cộng phải tấn công và thay đổi thế giới để có được những gì họ muốn. 

Về mặt thực tế quân sự, có nghĩa là Lầu Năm Góc ít nhiều có thể bỏ qua hầu hết các khả năng quân sự của Trung Cộng, bao gồm cả những cái gọi là sức mạnh của quân đội Trung Cộng xem ra có thể đe dọa lợi thế của Mỹ trong vấn đề vũ khí hạt nhân, chiến tranh trên không trung, hoạt động cơ giới trên mặt đất, và hoạt động hải quân trên biển. 

"Chúng tôi sẽ không xâm lược Trung Cộng, vì vậy không cần đến lực lượng bộ binh," ông Wayne Hughes, một giáo sư tại Trường Hải quân Cấp cao Mỹ, nêu ra. "Chúng ta sẽ không tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân đầu tiên. Chúng ta không nên áp dụng một kế hoạch chiến tranh không-hải chiến với đất liền, bởi vì đó là một cách chắc chắn sẽ gây ra chiến tranh thế giới IV."

Thay vào đó, Mỹ phải ngăn chặn sư di chuyển tự do của Trung Quốc gần vùng biển của họ."Chúng tôi chỉ cần có đủ phương tiện để đe dọa một cuộc chiến tranh trên biển", ông Hughes. Theo ông, một hạm đội tối ưu hóa cho việc chống lại Trung Quốc sẽ có một số lượng lớn các tàu chiến nhỏ cho việc thực hiện phong tỏa thương mại. Nhưng các cuộc chiến đấu chính sẽ do lực lượng tàu ngầm đảm trách, "đe dọa phá hủy tất cả các tàu chiến Trung cộng và tàu thương mại trong vùng biển Trung Quốc."

Ước tính rằng trong thời kỳ chiến tranh, mỗi tàu ngầm Mỹ sẽ có thể phóng"một vài trái ngư lôi" trước khi cần phải " rút để tự bảo vệ." Nhưng giả sử 8 tàu ngầm mỗi chiếc phóng được ba ngư lôi, và chỉ một nửa những ngư lôi bắn trúng mục tiêu, tàu chiến của Mỹ có thể phá hủy tất cả các tàu đổ bộ lớn của Trung Quốc - và việc này sẽ kéo theo sự triệt hại khả năng của Bắc Kinh xâm lược Đài Loan hoặc chiếm đóng một hòn đảo đang tranh chấp.


Chờ đợi sự suy thoái của Trung Cộng 

Nếu tàu ngầm Mỹ có thể giữ thế thượng phong thêm 20 năm nữa, Trung Quốc có thể thành “người lớn” so với hiện tại, có tư thế mạnh mà không bao giờ có ý đồ tấn công xâm chiếm bất cứ nước nào. Đó là vì xu hướng kinh tế và nhân chủng ở Trung Quốc sẽ nhanh chóng hướng tới một dân số già đi, mức tăng trưởng kinh tế ổn định, và có ít nguồn lực có sẵn cho hiện đại hóa quân sự. 

Để công bằng, hầu hết các nước phát triển cũng đang trải qua quá trình lão hóa này, làm chậm lại ý đồ dùng bạo lực và tăng quan niệm sống chung hòa bình an lạc. Nhưng xu hướng này của Trung Quốc được thúc đẩy nhanh hơn do việc giảm đặc biệt nhanh tỷ lệ sinh đẻ bắt nguồn từ chính sách một con của đảng Cộng sản Tàu. 

Một yếu tố khác là tốc độ gia tăng bất thường mà nền kinh tế Trung cộng đã mở rộng tiềm năng thực sự của nước này, nhờ vào sự đầu tư tập trung có thể được thực hiện bởi một chính phủ độc tài... và cũng nhờ việc bỏ qua hoàn toàn của chính phủ đối với môi trường tự nhiên và cho quyền lợi hàng ngày của người dân Trung Cộng. 

"Mô hình kinh tế đưa Trung Cộng qua ba thập kỷ tăng trưởng nhanh chóng có vẻ xuất hiện sự không bền vững", ông Andrew Erickson, một nhà phân tích Naval War College, nói với Ủy ban Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung. 

Những gì ông Erickson mô tả gọi là "bị dồn nén tiềm năng quốc gia" của Trung Quốc có thể sẽ bắt đầu hết hiệu lực vào đầu năm 2030, theo đó thời điểm "Trung Quốc sẽ có tỷ lệ của người trên 65 tuổi trên cả nước vượt cao nhất thế giới", ông dự đoán. "Một xã hội lão hóa với kỳ vọng tăng, gánh nặng với tỷ lệ bệnh mãn tính trầm trọng thêm và đó lối sống ít vận động, có thể sẽ chuyển hướng chi tiêu của cả hai hướng phát triển quân sự và tăng trưởng kinh tế để duy trì chúng." 

Các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự của Mỹ đã khôn ngoan thực hiện các khoản đầu tư cần thiết để duy trì sức mạnh dưới mặt nước của Hoa Kỳ trong thời gian dài. Sau một đợt giảm đáng lo ngại trong việc sản xuất tàu ngầm, bắt đầu từ năm 2012, Lầu Năm Góc yêu cầu - và Quốc hội tài trợ - việc mua sắm hai chiếc tàu ngầm lớp Virginia mỗi năm trị giá khoảng 2,5 Tỷ USD mỗi chiếc, một số lượng đủ để duy trì hạm đội tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới vô thời hạn. 

Lầu Năm Góc cũng đang cải thiện thiết kế tàu ngầm lớp Virginia, thêm khà nặng phóng máy bay không người lái, thêm khả năng chứa nhiều tên lửa hơn, và khả năng có thêm tên lửa chống tàu loại mới. 

Với chổ đứng của Trung cộng trên thế giới, xu hướng quốc gia cơ bản và lợi thế mủi nhọn của Mỹ chỉ trong khía cạnh của sức mạnh quân sự thực sự đặc biệt gây tổn hại cho các kế hoạch bành trướng của Trung Cộng. Có vẻ sự lạc quan của các sĩ quan quân đội Trung Cộng là hoang tưởng khi cho rằng họ có thể khởi động một cuộc tấn công vào nước láng giềng của Trung Quốc mà không cần tiêu diệt trước lực lượng quân đội Mỹ. 

Không chỉ là một cuộc tấn công phủ đầu sẽ làm khác đi thế trận, vì chỉ các lực lượng Mỹ là lực lương duy nhất thực sự thực hiện được hành động kềm chế Trung Cộng, mà còn là lực lượng mà Trung Cộng không thể tiếp cận được.

Bởi vì chúng ở sau dưới lòng biển.


Ngày 11/07/2014

Bài viết tiếng Anh:
China thinks it can defeat America in battle 
But it overlooks one decisive factor 
By David Axe, War is Boring | July 7, 2014

Chuyển ngữ: