(Kienthuc.net.vn) - Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Michele Flournoy đã đưa ra lời nhận định trên về tình hình Biển Đông trong cuộc trò chuyện đăng tải trên Washington Post.
Tháng này, Trung Quốc sẽ tham gia cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới mang tên Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2014 lần đầu tiên với sự huy động của 4 tàu chiến cùng một số các quân nhân khác.
Quyết định trên của chính quyền Obama, theo lời cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề chính sách Michele Flournoy (2009-2012) chỉ là động thái mới nhất nhằm khuyến khích Bắc Kinh đóng vai trò tích cực hơn nữa trên thế giới. Những nỗ lực như vậy thực ra nằm trong chuỗi chính sách của Washington đối với Bắc Kinh kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1979.
Tàu chiến Trung Quốc tham gia tập trận RIMPAC 2014.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây đó là, 35 năm duy trì quan hệ như vậy, Trung Quốc giờ đang khiến dư luận đặt ra câu hỏi về những cam kết của họ đối với sự ổn định chung của toàn khu vực nói riêng cũng như của thế giới nói chung. Song, ở chiều ngược lại, các chuyên gia phân tích cũng xem xét lại cách tiếp cận của Mỹ với Trung Quốc.
Cách tiếp cận hiện nay đã được xây dựng dựa trên ý tưởng rằng, sự hội nhập của
Trung Quốc vào trật tự an ninh và kinh tế sẽ không chỉ vì lợi ích của họ mà còn có lợi cho cả Mỹ và toàn thế giới. Với cách nghĩ đó, Washington cũng hết sức nâng đỡ Bắc Kinh gia nhập vào các tổ chức đa phương hàng đầu thế giới như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTC) và đều đặn tăng cường mối quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh thông qua các cam kết ngoại giao, bao gồm Đối thoại Chiến lược và Kinh tế (SED) dự kiến sẽ diễn ra ở Bắc Kinh vào tháng 7 này.
Kết quả của những nỗ lực này, theo lý thuyết mà nói, lợi ích của Trung Quốc trên trường quốc tế sẽ được nâng cao theo thời gian. Bắc Kinh cũng sẽ góp phần vào duy trì các quy định hay nguyên tắc hiện hành đã được các bên thông qua như tự do hàng hải hay giải quyết hòa bình các tranh chấp. Điều này cuối cùng sẽ dẫn tới việc Trung Quốc nổi lên như “một nước liên đới hành xử đầy trách nhiệm” trong cuộc tranh chấp lãnh thổ.
Bà Michèle Flournoy (hiện là Giám đốc điều hành và người đồng sáng lập Trung tâm an ninh Mỹ mới - CNAS) cho rằng, thật không may, đó không phải là những gì mà Mỹ dự liệu. Sau nhiều thập kỉ tăng trưởng kinh tế ở mức hai con số, hành vi của Bắc Kinh gây sự chú ý của mọi người trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính. Nhiều người ở Bắc Kinh dự đoán về một sự suy giảm nhanh chóng của Mỹ. Vì thế, chính thái độ hân hoan chiến thắng hợp nhất với chủ nghĩa dân tộc gia tăng và sự giàu có đã hình thành nên một chính sách đối ngoại ngày càng quyết đoán của Trung Quốc.
Đặc biệt, kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền hồi năm 2013, Trung Quốc đã bắt đầu theo đuổi yêu sách bành trướng lãnh thổ ngang ngược và quyết đoán hơn của mình ở Hoa Đông và Biển Đông. Điều này đi trái với châm ngôn của cựu Thủ tướng Đặng Tiểu Bình về vấn đề này đó là “giấu mình để chờ đợi thời cơ”.
Tuy nhiên, các lãnh đạo nước này cũng nhận thức sâu sắc một điều rằng, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào môi trường khu vực ổn định. Kết quả là, họ lại dần thực hiện các bước điều chỉnh của mình một cách cẩn trọng và cũng vô cùng tinh vi, nham hiểm như xây dựng các căn cứ lộ thiên và hạ đặt giàn khoan dầu trong vùng biển tranh chấp … hòng thay đổi hiện trạng châu Á mà không gây ra phản ứng kịch liệt từ các nước láng giềng hay từ Mỹ.
Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Michèle Flournoy chỉ ra mối hiểm nguy từ những động thái phi lý, nham hiểm trên của Trung Quốc. Theo bà, mối nguy hiểm đó là chủ nghĩa xét lại của Trung Quốc, nếu không được kiểm soát, sẽ cơ bản làm thay đổi trật tự quốc tế ở châu Á theo thời gian, theo nhiều cách nhằm đối chọi lại sự ổn định và lợi ích sống còn của Mỹ, các đồng minh và đối tác của cường quốc này.
Theo bà, các hành động quyết đoán hơn của Bắc Kinh cũng làm tăng nguy cơ thất bại của một tính toán sai lầm chiến thuật mà có thể leo thang thành một cuộc khủng hoảng, thậm chí xung đột.
Cách Mỹ đối phó với Trung Quốc
Đối phó với điều này, bà Flournoy hiến kế rằng, Washington nên duy trì cam kết xây dựng quan hệ đối tác bền chặt với Bắc Kinh. Nếu không làm vậy, nó sẽ đẩy nhanh các hành động quyết đoán của Trung Quốc và đi ngược lại lợi ích về an ninh và kinh tế của chính Mỹ. Ngoài ra, Mỹ cũng nên thực hiện các bước đó một cách thường xuyên hơn nữa và buộc thực thi một cách rõ ràng trật tự quốc tế dựa trên luật pháp ở châu Á.
Đại diện Mỹ-Trung tham gia một sự kiện.
Ngoài ra, bà còn cho biết thêm rằng, Mỹ có thể bắt đầu bằng việc hỗ trợ nâng cao nhận thức người dân về lĩnh vực hàng hải để ngăn chặn các hành vi mạo hiểm. Trong khi củng cố mối quan hệ với các liên minh và đối tác, Mỹ cũng nên giúp các nước nâng cao khả năng phòng thủ để họ giữ vững lập trường khi đối mặt với lực lượng quân đội lớn mạnh của Trung Quốc.
Ngoài ra, theo bà Flournoy, các biện pháp quân sự trên cần được bổ sung bằng những nỗ lực ngoại giao để xây dựng các cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển. Đặc biệt, Mỹ sẽ phải theo đuổi các cơ chế quản lý khủng hoảng thay thế nếu Bắc Kinh không chịu hợp tác trong xây dựng và kí kết Bộ Quy chế ứng xử (COC) của các nước ở Biển Đông.
Washington cũng phải suy nghĩ một cách sáng tạo để cải thiện hiêu quả của tòa án trọng tài quốc tế, nơi Philippines gửi hồ sơ kiện Trung Quốc.
Thanh Nga (theo WP)
Saturday, July 5, 2014
Trung Quốc "xiết" nông sản Việt: Chuối, thanh long dính án
(Báođấtviệt) - Chuối, thanh long của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bị phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá mức quy định.
Tổng cục giám sát chất lượng, thanh tra và kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ) cho biết.
Nông sản Việt bị tố, cảnh báo thành hiện thực
Theo đó, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN – PTNT) cho biết, sau khi nhận được thông tin từ Tổng cục giám sát chất lượng, thanh tra và kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ).
Cục đã gửi thông tin đến Cục Bảo vệ Thực vật để đề nghị kiểm tra thông tin nêu trên và tăng cường giám sát các lô hàng xuất khẩu để đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của Trung Quốc.
Thông tin trên TBKTSG, ông Trần Ngọc Hiệp - Phó chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận cho biết, hiệp hội đang kiểm tra lại thông tin để đánh giá lại tình hình trước khi có những thông báo tiếp theo dối với người trồng thanh long.
Bình Thuận có khoảng 20.000 héc ta trồng thanh long, trong đó có gần 6.000 héc ta đạt VietGap (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt).
Do đang vào mùa thu hoạch nên giá thanh long ở Bình Thuận dao động từ 7.000 -10.000 đồng/kg, giảm gần một nửa so với thời điểm cách đây gần hai tháng. Khoảng 90% thanh long sản xuất của Bình Thuận được xuất khẩu sang Trung Quốc.
Thanh long cùng với chuối Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bị tố chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá mức quy định. |
Mới đây, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin, Trung Quốc có thể tạm đóng một số cửa khẩu với Việt Nam. PGS TS - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Thương mại từng cảnh báo đến khả năng Trung Quốc có thể "chơi" Việt Nam.
"Có thể có khả năng họ “chơi” Việt Nam ở những thời điểm có những sản vật thời vụ. Họ sẽ gây trở ngại cho Việt Nam, điều xưa nay đã có rồi, có thể thời gian tới sẽ cực đoan hơn", PGS TS Nguyễn Văn Nam nói.
Đồng quan điểm, Ths Bùi Ngọc Sơn - Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới cũng cho biết, Trung Quốc sẽ dở bài sách quy định điều nọ, hạn chế điều kia, đóng cửa tạm ở thời điểm thu hoạch các loại hoa quả vào thời vụ sẽ ra chính sách vì phải kiểm tra nên chỉ cần 10-15 ngày các mặt hàng rau củ quả, nông sản phải vất đi. "Vì vậy, Việt Nam phải thận trọng", Ths Bùi Ngọc Sơn cảnh báo.
Tháng trước, Nafiqad cho biết, qua kiểm tra đã phát hiện có 17 lô hàng rau, quả nhập khẩu của Trung Quốc xuất sang Việt Nam bị phát hiện dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật vượt quá gấp nhiều lần mức quy định của Việt Nam.
Cụ thể, dư lượng Propargite trong quýt quả tươi trồng tại Quảng Tây, Trung Quốc có hàm lượng bị phát hiện là 27,73mg/kg, trong khi, mức cho phép là 3 mg/kg. Trong cà rốt cũng sản xuất từ Quảng Tây có dư lượng Carbendazim là 2,98 mg/kg, trong khi mức cho phép là 0,2mg/kg.
Trước dễ dãi, sau lật lọng
Đây là thực tế đã và đang diễn ra ở những mặt hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam do thương lái Trung Quốc thu mua.
Cụ thể với tôm xuất khẩu, năm 2013 thương lái Trung Quốc đã từng ồ ạt thu mua tôm của Việt Nam với giá cao hơn 15-20% so với giá các doanh nghiệp trong nước thu mua. Đặc biệt, giới thương lái lại thu mua và không quan tâm kiểm soát kháng sinh trong tôm nguyên liệu mà còn thực hiện bơm chích tạp chất có mục đích.
Thương lái TQ đã từng thu mua tôm mà không quan tâm tới dư lượng kháng sinh |
Tình trạng này khiến Hiệp hội Thủy sản Vasep đã ra công văn khuyến cáo việc người dân ham giá cao sẽ dễ bị lừa đảo, giật tiền hoặc đầu tư ồ ạt cho lợi ích trước mắt, không theo quy hoạch hoặc không tuân thủ những yêu cầu quan trong khác liên quan đến kháng sinh, chất lượng, tạp chất...
Đến nay, tình trạng kháng sinh trong tôm xuất khẩu vượt mức cho phép đã khiến tình trạng xuất khẩu tôm của Việt Nam gặp khó khăn.
Theo báo cáo của Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNN), 5 tháng đầu năm 2014 có 11 lô tôm Việt Nam bị cơ quan chức năng của EU và Nhật Bản phát hiện có kháng sinh Oxytetraxycline OTC vượt mức giới hạn cho phép.
Thạc sĩ Phạm Minh Truyền - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh cho biết, một số doanh nghiệp xuất khẩu tôm ở tỉnh này đang vướng phải rào cản dư lượng OTC.
Không chỉ với tôm, nhiều mặt hàng thủy sản, nông sản của Việt Nam thời gian qua rơi vào tình trạng tương tự, thậm chí tình trạng này còn lặp đi lặp lại ở cùng mặt hàng tại các thời điểm khác nhau khiến nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam rơi vào tình trạng khi được giá, hàng khan hiếm, nông dân đổ xô đi tìm kiếm, khi được mùa, hàng hóa dồi dào Trung Quốc lại ngừng thu mua đột ngột khiến giá giảm mạnh, hàng tồn đọng.
Không chỉ với tôm, nhiều mặt hàng thủy sản, nông sản của Việt Nam thời gian qua rơi vào tình trạng tương tự, thậm chí tình trạng này còn lặp đi lặp lại ở cùng mặt hàng tại các thời điểm khác nhau khiến nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam rơi vào tình trạng khi được giá, hàng khan hiếm, nông dân đổ xô đi tìm kiếm, khi được mùa, hàng hóa dồi dào Trung Quốc lại ngừng thu mua đột ngột khiến giá giảm mạnh, hàng tồn đọng.
Thu Phương
Khó xảy ra chiến tranh Trung - Mỹ?
(Kienthuc.net.vn) - Do phụ thuộc vào nhau ở nhiều mặt nên Trung Quốc và Mỹ khó đẩy nhau đến chiến tranh.
Trong bài viết đăng tải trên tờ The national Interest, giáo sư Vhahos tới từ Học viện chiến tranh hải quân cho hay, chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc gần như là điều khó tránh.
Sự tranh giành các nguồn lực giữa hai cường quốc, mối đe dọa bành trướng kinh tế và tham vọng địa chính trị ngày càng tăng từ Trung Quốc – đó là những điều mà theo ông Vlachos lâu nay đang chuẩn bị cho một xung đột quân sự bùng phát. Giáo sư người Mỹ lưu ý rằng, các phương tiện truyền thông hàng đầu của Trung Quốc không còn úp mở khi bình luận về khả năng Trung Quốc tham gia các cuộc chiến tương lai.
Chính quyền Trung Quốc thực sự đang chuẩn bị về tinh thần, công tác hình thành ý kiến xã hội đã chứng tỏ điều này - Giáo sư người Mỹ nhận xét. Tuy nhiên, vì lý do nào đó mà ông Vlahos không hề đề cập đến vấn đề, xét về phương diện kỹ thuật quân sự, Trung Quốc chưa thể cạnh tranh với Mỹ. Chẳng lẽ Trung Quốc sẽ mạo hiểm hành động theo nguyên tắc – quan trọng không phải sức mạnh mà là tinh thần chiến đấu? Theo ý kiến một số các chuyên gia thì chẳng hề có bất cứ cơ sở cho một cuộc đối đầu quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ.
Gần như cùng lúc khi giáo sư người Mỹ cho in bài báo trên The national Interest, Trung tâm Các nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington đã công bố báo cáo nhan đề "Giải mã chiến lược cường quốc Trung Quốc vĩ đại đang lớn mạnh ở châu Á". Trái lại, lập luận của báo cáo này chứng minh rằng, sự đối đầu quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ là vô căn cứ. Tác giả báo cáo lưu ý là, trước hết giữa Mỹ và Trung Quốc không hề có tranh chấp lãnh thổ. Thứ hai, mặc dù Trung Quốc đang tăng nhanh tiềm lực quân sự, tiến hành cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ giống Liên Xô trước đây, nhưng Trung Quốc rõ ràng không có đủ sức. Đối đầu quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc là không thể vì hai quốc gia này đang bị ràng buộc lẫn nhau về kinh tế, ông Leonid Ivashov, Chủ tịch Trung tâm phân tích địa chính trị Nga nhận xét:
“Người Mỹ sẽ không thể chóng váng tái cơ cấu nền kinh tế và ngành công nghiệp để đảm bảo cho thị trường của mình hàng hóa giá rẻ. Người Trung Quốc cũng không thể kiếm đâu ra một thị trường béo bở hơn Mỹ. Vì thế, không bên nào muốn gây hấn cả.”
Một câu hỏi có khả năng nảy sinh: Vậy mục tiêu của Chủ tịch Tập Cận Bình là gì khi ông tập trung vào tay mình quyền lực trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, bao gồm cả quân đội? Ông thậm chí còn điều khiển nhóm cải cách quân đội. Các chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Washington nhận định rằng, những thay đổi được nêu trên xuất phát từ thực tế Trung Quốc hiện nay tập trung vào nhiệm vụ đảm bảo chủ quyền lãnh thổ và an ninh hai tuyến giao thông quan trọng vận chuyển hydrocarbon qua Biển Đông và eo biển Malacca. Theo báo cáo được nêu, tuyên bố
Trung Quốc phải trở thành một cường quốc hàng hải hùng mạnh do Chủ tịch Tập thực hiện tại Hội nghị toàn thể lần thứ III Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản khóa XVIII, nên được xem xét như lời kêu gọi nâng cấp tiềm năng quốc phòng chứ không hề chuẩn bị cho một cuộc tấn công quân sự.
Tất nhiên, Trung Quốc quan ngại trước chính sách "trở lại châu Á" của Mỹ. Nhưng trên hết, Trung Quốc sẽ tranh giành sự ảnh hưởng trong khu vực với Mỹ thông qua những đòn bẩy kinh tế. Vì vậy, không có căn cứ gì cho các hành động quân sự của Trung Quốc chống Mỹ, các chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Washington kết luận.
06:00 06/07/2014
Theo VOR
Trong bài viết đăng tải trên tờ The national Interest, giáo sư Vhahos tới từ Học viện chiến tranh hải quân cho hay, chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc gần như là điều khó tránh.
Sự tranh giành các nguồn lực giữa hai cường quốc, mối đe dọa bành trướng kinh tế và tham vọng địa chính trị ngày càng tăng từ Trung Quốc – đó là những điều mà theo ông Vlachos lâu nay đang chuẩn bị cho một xung đột quân sự bùng phát. Giáo sư người Mỹ lưu ý rằng, các phương tiện truyền thông hàng đầu của Trung Quốc không còn úp mở khi bình luận về khả năng Trung Quốc tham gia các cuộc chiến tương lai.
Chính quyền Trung Quốc thực sự đang chuẩn bị về tinh thần, công tác hình thành ý kiến xã hội đã chứng tỏ điều này - Giáo sư người Mỹ nhận xét. Tuy nhiên, vì lý do nào đó mà ông Vlahos không hề đề cập đến vấn đề, xét về phương diện kỹ thuật quân sự, Trung Quốc chưa thể cạnh tranh với Mỹ. Chẳng lẽ Trung Quốc sẽ mạo hiểm hành động theo nguyên tắc – quan trọng không phải sức mạnh mà là tinh thần chiến đấu? Theo ý kiến một số các chuyên gia thì chẳng hề có bất cứ cơ sở cho một cuộc đối đầu quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ.
Gần như cùng lúc khi giáo sư người Mỹ cho in bài báo trên The national Interest, Trung tâm Các nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington đã công bố báo cáo nhan đề "Giải mã chiến lược cường quốc Trung Quốc vĩ đại đang lớn mạnh ở châu Á". Trái lại, lập luận của báo cáo này chứng minh rằng, sự đối đầu quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ là vô căn cứ. Tác giả báo cáo lưu ý là, trước hết giữa Mỹ và Trung Quốc không hề có tranh chấp lãnh thổ. Thứ hai, mặc dù Trung Quốc đang tăng nhanh tiềm lực quân sự, tiến hành cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ giống Liên Xô trước đây, nhưng Trung Quốc rõ ràng không có đủ sức. Đối đầu quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc là không thể vì hai quốc gia này đang bị ràng buộc lẫn nhau về kinh tế, ông Leonid Ivashov, Chủ tịch Trung tâm phân tích địa chính trị Nga nhận xét:
“Người Mỹ sẽ không thể chóng váng tái cơ cấu nền kinh tế và ngành công nghiệp để đảm bảo cho thị trường của mình hàng hóa giá rẻ. Người Trung Quốc cũng không thể kiếm đâu ra một thị trường béo bở hơn Mỹ. Vì thế, không bên nào muốn gây hấn cả.”
Một câu hỏi có khả năng nảy sinh: Vậy mục tiêu của Chủ tịch Tập Cận Bình là gì khi ông tập trung vào tay mình quyền lực trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, bao gồm cả quân đội? Ông thậm chí còn điều khiển nhóm cải cách quân đội. Các chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Washington nhận định rằng, những thay đổi được nêu trên xuất phát từ thực tế Trung Quốc hiện nay tập trung vào nhiệm vụ đảm bảo chủ quyền lãnh thổ và an ninh hai tuyến giao thông quan trọng vận chuyển hydrocarbon qua Biển Đông và eo biển Malacca. Theo báo cáo được nêu, tuyên bố
Trung Quốc phải trở thành một cường quốc hàng hải hùng mạnh do Chủ tịch Tập thực hiện tại Hội nghị toàn thể lần thứ III Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản khóa XVIII, nên được xem xét như lời kêu gọi nâng cấp tiềm năng quốc phòng chứ không hề chuẩn bị cho một cuộc tấn công quân sự.
Tất nhiên, Trung Quốc quan ngại trước chính sách "trở lại châu Á" của Mỹ. Nhưng trên hết, Trung Quốc sẽ tranh giành sự ảnh hưởng trong khu vực với Mỹ thông qua những đòn bẩy kinh tế. Vì vậy, không có căn cứ gì cho các hành động quân sự của Trung Quốc chống Mỹ, các chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Washington kết luận.
06:00 06/07/2014
Theo VOR
PICS:Trung Quốc không ăn nổi miếng bánh Iraq mà Mỹ chê
(BáoĐấtViệt) - Truyền thông Mỹ kêu gọi chính phủ nhường “miếng bánh” Iraq cho Trung Quốc, nhưng cường quốc này liệu có đủ khả năng ăn miếng bánh đó?
Truyền thông Mỹ vừa công khai kêu gọi chính phủ nước này nhường “miếng bánh” Iraq cho Trung Quốc, bởi vì “dù sao, lợi ích của Bắc Kinh ở đây cũng lớn hơn Washington rất nhiều”. Tuy nhiên, thời báo Hoàn Cầu ngay lập tức từ chối thịnh tình này. (Một công trình đang xây dựng của Trung Quốc tại Iraq)
Tờ báo Trung Quốc cho rằng Iraq chỉ đứng thứ 5 trong các quốc gia cung cấp dầu khí cho họ, và mục đích Mỹ đang muốn đẩy Trung Quốc vào vũng lầy mà họ đang muốn rút chân ra. (Công nhân Trung Quốc trong một nhà máy dầu khí khai thác tại Iraq)
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích thế giới cho rằng thực tế Trung Quốc dù có muốn cũng không ăn được “miếng bánh” này. Bởi đơn giản, quân đội Trung Quốc chưa thể tác chiến xa lãnh thổ. (Lực lượng ISIL tấn công Kirkut)
Nói một cách khách quan, hiện nay Trung Quốc vẫn chưa hề có khả năng đảm nhận các nhiệm vụ tác chiến quy mô lớn ở những khu vực địa lý cách xa đất nước. Cục diện rối loạn của Iraq nhắc nhở một điều là năng lực hiện có của Trung Quốc vẫn chưa đủ để đảm bảo tài sản và lợi ích của họ ở nước ngoài. (Xe chở dầu bị tấn công tại Iraq)
Thời báo Hoàn Cầu buộc phải thừa nhận, năng lực tác chiến toàn cầu của nước này không thể so sánh với Mỹ, hải/không quân Trung Quốc không thể tác chiến lâu dài ở những khu vực cách Đại Lục vài nghìn km vì thiếu tàu sân bay, tiêm kích hạm chuẩn, tàu vận tải tổng hợp cỡ lớn. (Tàu Liêu Ninh là niềm tự hào duy nhất về tác chiến biển xa của Trung Quốc, dù đã rất lỗi thời)
Hơn nữa, các chiến hạm tác chiến của nước này không có khả năng tấn công mặt đất tầm xa như tàu ngầm hạt nhân và khu trục hạm, tuần dương hạm của Mỹ. Sự thiếu thống các căn cứ hải/không quân ở hải ngoại khiến máy bay ném bom và máy bay chiến đấu nước này chịu chết không thể tiến hành các phi vụ tác chiến tầm xa. (Tàu khu trục Type 054 được cho là nhái của Mỹ, nhưng trang thiết bị, vũ khí còn kém xa)
Vì vậy, trong kịch bản Trung Quốc muốn can thiệp quân sự ở nước ngoài họ chỉ có cách đổ quân trực tiếp. Tuy nhiên, thiếu sự hỗ trợ của máy bay, tàu chiến, tên lửa hành trình, lực lượng mặt đất không thể tác chiến được. Vì thế, kể cả có muốn can thiệp quân sự vào Iraq thì Trung Quốc cũng lực bất tòng tâm. (Lựa lượng bảo vệ công dân Trung Quốc tại Iraq)
Đấy là lý do vì sao quân đội Trung Quốc luôn hung hăng tại Biển Đông, biển Hoa Đông, nơi mà họ cho là ao nhà, trong khi vươn xa hơn, Trung Quốc tỏ ra ngoan hiền một cách đáng ngạc nhiên. (Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc tham gia một cuộc tập trận)
Trong khi đó, ngay tại sân nhà của mình, những mối đe dọa mà Mỹ đang tạo dựng đã thách thức Trung Quốc đáng kể. Từ việc thiết lập chuỗi đảo thứ nhất để bao vây đường ra biển của nước này gồm các bên Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines… (Tàu chiến Nhật và Mỹ cùng tập trận)
Và vòng ngoài có chuỗi đảo thứ hai gồm các căn cứ quân sự trên Thái Bình Dương của Mỹ và Australia. Có thể thấy, Mỹ đã khéo léo cột chặt Trung Quốc vào trong những vòng kim cô nhiều tầng nhiều lớp. (Tướng lĩnh Úc - Mỹ hợp tác trong một buổi huấn luyện chung)
Tác chiến biển xa, bảo vệ lợi ích của mình ở nước ngoài còn là câu chuyện mà phải 10 đến 20 năm sau Trung Quốc mới dám bàn tới, còn ngay lúc này, bản thân sân chơi truyền thống của họ cũng bị kiềm chế. (Hạm đội 7 của Mỹ là một trong những mũi nhọn tiên phong duy trì an ninh tại châu Á - Thái Bình Dương)
Trung Quốc đang điên cuồng nâng cao sức mạnh quân sự của mình để đáp ứng được tham vọng to lớn của họ. Nhưng điều gì cũng phải có thời gian, quá trình, không phải cứ là câu chuyện ngày một ngày hai. Và quan trọng hơn, Trung Quốc gia tăng sức mạnh không có nghĩa các đối thủ của Trung Quốc dậm chân tại chỗ.
Chủ Nhật, 06/07/2014 07:09
(Đỗ Phong tổng hợp)
Truyền thông Mỹ vừa công khai kêu gọi chính phủ nước này nhường “miếng bánh” Iraq cho Trung Quốc, bởi vì “dù sao, lợi ích của Bắc Kinh ở đây cũng lớn hơn Washington rất nhiều”. Tuy nhiên, thời báo Hoàn Cầu ngay lập tức từ chối thịnh tình này. (Một công trình đang xây dựng của Trung Quốc tại Iraq)
Tờ báo Trung Quốc cho rằng Iraq chỉ đứng thứ 5 trong các quốc gia cung cấp dầu khí cho họ, và mục đích Mỹ đang muốn đẩy Trung Quốc vào vũng lầy mà họ đang muốn rút chân ra. (Công nhân Trung Quốc trong một nhà máy dầu khí khai thác tại Iraq)
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích thế giới cho rằng thực tế Trung Quốc dù có muốn cũng không ăn được “miếng bánh” này. Bởi đơn giản, quân đội Trung Quốc chưa thể tác chiến xa lãnh thổ. (Lực lượng ISIL tấn công Kirkut)
Nói một cách khách quan, hiện nay Trung Quốc vẫn chưa hề có khả năng đảm nhận các nhiệm vụ tác chiến quy mô lớn ở những khu vực địa lý cách xa đất nước. Cục diện rối loạn của Iraq nhắc nhở một điều là năng lực hiện có của Trung Quốc vẫn chưa đủ để đảm bảo tài sản và lợi ích của họ ở nước ngoài. (Xe chở dầu bị tấn công tại Iraq)
Thời báo Hoàn Cầu buộc phải thừa nhận, năng lực tác chiến toàn cầu của nước này không thể so sánh với Mỹ, hải/không quân Trung Quốc không thể tác chiến lâu dài ở những khu vực cách Đại Lục vài nghìn km vì thiếu tàu sân bay, tiêm kích hạm chuẩn, tàu vận tải tổng hợp cỡ lớn. (Tàu Liêu Ninh là niềm tự hào duy nhất về tác chiến biển xa của Trung Quốc, dù đã rất lỗi thời)
Hơn nữa, các chiến hạm tác chiến của nước này không có khả năng tấn công mặt đất tầm xa như tàu ngầm hạt nhân và khu trục hạm, tuần dương hạm của Mỹ. Sự thiếu thống các căn cứ hải/không quân ở hải ngoại khiến máy bay ném bom và máy bay chiến đấu nước này chịu chết không thể tiến hành các phi vụ tác chiến tầm xa. (Tàu khu trục Type 054 được cho là nhái của Mỹ, nhưng trang thiết bị, vũ khí còn kém xa)
Đấy là lý do vì sao quân đội Trung Quốc luôn hung hăng tại Biển Đông, biển Hoa Đông, nơi mà họ cho là ao nhà, trong khi vươn xa hơn, Trung Quốc tỏ ra ngoan hiền một cách đáng ngạc nhiên. (Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc tham gia một cuộc tập trận)
Trong khi đó, ngay tại sân nhà của mình, những mối đe dọa mà Mỹ đang tạo dựng đã thách thức Trung Quốc đáng kể. Từ việc thiết lập chuỗi đảo thứ nhất để bao vây đường ra biển của nước này gồm các bên Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines… (Tàu chiến Nhật và Mỹ cùng tập trận)
Và vòng ngoài có chuỗi đảo thứ hai gồm các căn cứ quân sự trên Thái Bình Dương của Mỹ và Australia. Có thể thấy, Mỹ đã khéo léo cột chặt Trung Quốc vào trong những vòng kim cô nhiều tầng nhiều lớp. (Tướng lĩnh Úc - Mỹ hợp tác trong một buổi huấn luyện chung)
Tác chiến biển xa, bảo vệ lợi ích của mình ở nước ngoài còn là câu chuyện mà phải 10 đến 20 năm sau Trung Quốc mới dám bàn tới, còn ngay lúc này, bản thân sân chơi truyền thống của họ cũng bị kiềm chế. (Hạm đội 7 của Mỹ là một trong những mũi nhọn tiên phong duy trì an ninh tại châu Á - Thái Bình Dương)
Trung Quốc đang điên cuồng nâng cao sức mạnh quân sự của mình để đáp ứng được tham vọng to lớn của họ. Nhưng điều gì cũng phải có thời gian, quá trình, không phải cứ là câu chuyện ngày một ngày hai. Và quan trọng hơn, Trung Quốc gia tăng sức mạnh không có nghĩa các đối thủ của Trung Quốc dậm chân tại chỗ.
Chủ Nhật, 06/07/2014 07:09
(Đỗ Phong tổng hợp)
“Cán bộ thuế toàn ăn vặt”: bộ trưởng nói đúng quá!
TTO - Cán bộ thuế toàn ăn vặt - lời thốt lên của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng tại hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác thuế sáu tháng cuối năm 2014 ngày 3-7 tại Hà Nội đã nhận được những ý kiến đồng tình của bạn đọc.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị - Ảnh tư liệu
Và hơn thế, người đọc mong Bộ trưởng Bộ tài chính Đinh Tiến Dũng sẽ phải có giải pháp quyết liệt để ngăn chặn thực trạng đắng lòng này.
Bạn đọc luu khanh linh (qacalao@..) viết: Xin thành thật cám ơn ngài Bộ trưởng thấu hiểu nổi lòng của doanh nghiệp. Trong thực tế, ngài Bộ trưởng đã nói lên... 1% của sự thật.
Bạn đọc Nguyễn Bảo Hùng (thanhhungbm@...) "tố" thêm: Thực tế bây giờ nếu muốn hoàn thuế thì phải chi cho cán bộ thuế từ 10 đến 20%. Muốn thông quan 1 lô hàng ít nhất phải mất 300.000 đồng (trong khi giá trị lô hàng chỉ có 1 triệu đồng) .
+ Nói như thế cũng còn quá nhẹ đấy!
Không phải cán bộ thuế nào cũng "ăn vặt" nhưng thực tế đa số là vậy.
Thậm chí có ông đến tiệm tạp hóa nói là mua một gói thuốc lá nhưng là "để đó nhe, mai mốt tính".
Hỏi có ai dám đòi không?
Anh Dũng (anhdungnguyen82@...)
|
Bạn đọc Huỳnh Viết Đạt (phatdatcnc@...) bày tỏ: Tôi rất hoan nghênh ý kiến của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng. Ngành thuế thường hạch sách, nhũng nhiễu, và thường áp lực đưa giá tính phạt rất cao, rồi sau đó bắt doanh nghiệp đóng tiền riêng cho cá nhân. Nhà nước cần thanh kiểm tra, chứ đừng để ngành thuế hại doanh nghiệp.
Bạn đọc Hoàng Xuân (hoang9xuan@) đồng tình: Bộ trưởng Tài chính nói đúng quá. Thật là nhiêu khê khi người dân đi nộp thuế cho ngân sách Nhà nước. Cán bộ thuế quá quan liêu, nhũng nhiễu, gây phiền hà. Cần phải cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính ở ngành này.
Bạn đọc Phó Liên Hoan (hoanlien@...) phân tích: Quá bức xúc, muốn được nộp thuế cũng phải đút lót, cán bộ thuế không phải ăn vặt mà là ăn bẩn, ăn không cần biết đúng sai, nếu không thì hoạnh hẹ làm khó đủ điều. Bó tay. Nên chấn chỉnh nhưng không bằng miệng, bằng khẩu hiệu mà phải làm thẳng tay cho người dân bớt khổ. Cám ơn bộ trưởng.
Bạn đọc Tuấn Nguyễn (tuannguyen.hmba@...) chia sẻ: Nhận xét của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũnh là hoàn toàn chính xác. Cần phải công khai minh bạch và giảm các thủ tục hành chính trong lĩnh vực này gấp. Cán bộ thuế đúng là nhũng nhiễu quá nhiều. Tôi là hộ kinh doanh, cán bộ thuế ở chỗ tôi toàn hù dọa đòi nâng mức thuế khoán hàng tháng nếu tôi không chung chi. Tìm được khách hàng đã khó mà gặp phải mấy ông cán bộ thuế như thế này thì càng oải.
Bạn đọc Nguyen The Han (nguyenthehan@...) cho rằng lỗi hoàn toàn không phải ở cán bộ thuế, mà còn do chính sách. Bạn đọc này viết: Đừng đổ thừa, đỗ lỗi hết cho cán bộ thuế. Do xây dựng chính sách kém, thiếu rõ ràng, thiếu minh bạch, chính sách thuế mang tính tiếp tay cho cán bộ thoái hóa thao túng, lũng đoạn. Bộ trưởng Bộ tài chính nên thẳng thắn nhìn lại trách nhiệm quản lý nhà nước đầu ngành trên lĩnh vực được giao phó.
Kiểm tra buổi đầu tiên, nhẹ nhàng, trao đổi.
Buổi thứ 2, nắm được 1 số sơ suất, giở giọng đe dọa.
Buổi thứ 3, đưa ra dự thảo số thuế phải nộp và mức phạt. Và rồi tỷ lệ chung chi trên phần thiệt hại của doanh nghiệp.
Vậy nhà nước thu thuế ở đâu để phát triển đất nước?
Nguyễn Khánh Hoàng (troivatrang@....)
|
Bạn đọc Thanh Hà (thanhha.thaihoa@...) kiến nghị: Cần đẩy mạnh cải cách hành chính ngành thuế: Mỗi khi đến cơ quan thuế giao dịch luôn bị ám ảnh bởi thủ tục hành chính nhiêu khê. Mọi thứ tưởng chừng đơn giản nhưng khi vào thực tế là bị cán bộ thuế cản trở, đánh đố nếu người nộp thuế không "biết điều". Muốn cải cách ngành thuế thì trước hết cán bộ thuế phải coi người dân và doanh nghiệp là đối tác, sau đó mới tính đến chuyện coi họ là đối tượng của ngành thuế.
Bạn đọc trinhdiep (trinhdiepxd@...): đề đạt: Cần có biện pháp mạnh. Bộ trưởng nói điều ai cũng biết, điều mà doanh nghiệp cần là giải pháp thế nào để xử lý những con sâu trong ngành thuế.
Cùng quan điểm bạn đọc yen (thaian_0710@...) viết: Bộ trưởng nói đúng nhưng trách nhiệm của ông ở đâu. Tôi là nhân viên 1 ngân hàng và ngân hàng tôi có thu ngân sách nhà nước hộ cơ quan thuế. Tôi nghe rất nhiều phàn nàn cán bộ thuế nhũng nhiễu, làm tiền với người dân. Nhưng họ biết nói với ai, gọi cho ai. Thậm chí cán bộ thuế còn nói: không cho tiền, tháng sau đóng thuế nhiều đừng trách. Còn thanh tra thuế thì khỏi bàn, để có được chân vào phòng thanh tra, dường như cũng phải biết chung chi cho "sếp". Vậy Bộ trưởng đã thấy được gì, làm được gì?
Bạn đọc chienphu (phuchien2014@...) viết: Đề nghị lãnh đạo bộ Tài chính và ngành Thuế công khai số điện thoại cá nhân và đường dây nóng để người dân khi đi nộp thuế có vấn đề vướng mắc gì có thể nhắn tin hay phản ảnh trực tiếp như cách Bộ Giao thông Vận tải đã làm. Đúng là bây giờ đi nộp thuế để thề hiện trách nhiệm công dân và lòng yêu nước... nhưng sao mà khổ thế!
Bạn đọc congdanviet85 (congdanviet85@...) nhấn mạnh: Tăng cường minh bạch, liêm chính và trách nhiệm giải trình. Một trong các chủ đề mà các tổ chức quốc tế đang giúp Việt Nam là “Tăng cường minh bạch, liêm chính và trách nhiệm giải trình”. Các chỉ số liên quan đến chủ đề này trong các bảng thăm dò của các tổ chức quốc tế cho thấy Việt Nam không có các vị trí tốt, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
04/07/2014 15:10 (GMT + 7)
TTO tổng hợp
Tiệm giày cháy lớn, vợ chồng đại tá và con gái thiệt mạng
TTO - Vụ cháy lớn rạng sáng nay 6-7 thiêu rụi một cửa hàng bán giày trên đường Nguyễn Trãi TP. Cần Thơ đã khiến 3 người trong gia đình đại tá về hưu chết thương tâm.
Hiện trường vụ cháy shop giày MT rạng sáng 6-7 - Ảnh: Duy Anh |
Đám cháy dữ dội tại cửa hàng giày MT - Ảnh: Duy Anh |
Lực lượng chữa cháy tại hiện trường rạng sáng 6-7 - Ảnh: Duy Anh |
Hiện trường vụ cháy - Ảnh: Duy Anh |
Shop giày nơi xảy ra vụ cháy thương tâm làm 3 người tử vong - Ảnh: Phương Nguyên |
Đám cháy xảy ra vào khoảng 2g sáng 6-7, tại cửa hàng (shop) giày MT đường Nguyễn Trãi, Q.Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Đám cháy lớn đã thiêu rụi toàn bộ ngôi nhà (shop giày ở tầng trệt).
Chủ hộ là đại tá về hưu tên Đoái Phước Triều, cùng vợ và con gái đang là công an không thoát ra được.
Ông Triều cho thuê nhà để người khác kinh doanh giày. Khi xảy cháy, cửa sắt cuốn đóng chặt. Một số nhân viên ngủ lại shop đã trổ mái tôn nơi bảng hiệu, nhảy qua cây lớn ngoài đường chờ Cảnh sát PCCC đến cứu.
Được biết ngôi nhà không có lối thoát hiểm phía sau. Cả gia đình ngủ ông Triều ngủ phía sau, khi lửa bùng phát lên dữ dội thì họ không thoát ra được.
Một người con trai của ông Triều (cũng công tác trong ngành công an) do đi xem bóng đá không ở nhà vào thời điểm xảy ra hỏa hoạn nên may mắn thoát chết.
UBND Q.Ninh Kiều sẽ họp báo vào lúc 8g để thông tin vụ việc.
06/07/2014 08:05
PHƯƠNG NGUYÊN
Dân bị đánh "đúng quy trình”, không liên quan “người lạ”!
Bức ảnh chụp lại cảnh người vi phạm giao thông bị “người lạ” hành hung ngay trước mặt CSGT (ảnh báo Thanh Niên)
Mi An (Baodatviet) - Khi người vi phạm giao thông cự cãi với cảnh sát, họ thường “ngẫu nhiên” va chạm với một nhóm “người lạ”.
Cái chết bất thường của ông Nguyễn Văn Chín sau khi bị CSGT gọi vào đo nồng độ cồn, CA TP HCM cho biết nhóm CSGT đã thực hiện đúng quy trình, chưa thấy mối liên hệ nhân quả nào giữa việc ông Chín tử vong và chuyện bị xử lý vi phạm giao thông.
Về vụ việc ông Nguyễn Văn Chín (44 tuổi, ngụ hẻm 1050 Quang Trung, Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) bị nhóm người lạ đánh đến tử vong sau khi bị CSGT đo nồng độ cồn ở khu vực ngã tư Trường Chinh - Tân Kỳ Tân Quý (quận Tân Bình, TP.HCM), báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh thông tin: “Thiếu tá Nguyễn Quang Thắng - Phó Chánh Văn phòng Công an TP.HCM cho biết qua kiểm tra bước đầu tổ CSGT làm nhiệm vụ hôm xảy ra sự việc đã thực hiện đúng các quy trình công tác.
Thiếu tá Nguyễn Quang Thắng nhấn mạnh chưa thấy có mối liên hệ nhân quả giữa việc ông Chín bị xử phạt vi phạm giao thông vào đêm 25/6 với việc ông bị tử vong (kể cả bị hành hung). Hiện tổ CSGT thuộc đội CSGT - Công an quận Tân Bình làm nhiệm vụ đêm 25/6 trên đường Trường Chinh - Tân Kỳ Tân Quý vẫn công tác bình thường.
Lời giải thích này của người đại diện Công an TP Hồ Chí Minh không phải là điều bất ngờ với nhiều độc giả. Bởi vì đây không phải lần đầu có chuyện người bị xử lý vi phạm giao thông bị người lạ hành hung đến chết và không phải lần đầu tiên, đại diện lực lượng công an đưa ra giải thích này.
Trong bài báo: “Thấy gì từ những vụ bị “người lạ” đánh dằn mặt sau khi có “va chạm” với CSGT”, tác giả cho biết: “Có thể nói vụ người vi phạm giao thông bị “người lạ” đánh ngay trước mặt nhóm CSGT xảy ra trên cung đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận 1 hồi cuối năm 2012 đã mở màn cho những sự việc tương tự, nhưng hậu quả ngày càng nghiêm trọng hơn về sau.
Ngày 28/6/2013, các nhà báo đã trực tiếp quay được cảnh một người đàn ông mặc thường phục luôn "sánh đôi" cùng nhóm CSGT trên đường Nguyễn Hữu Cảnh. Người này đã lao vào đánh người vi phạm giao thông mà cảnh sát thổi lại ngay trước mắt nhóm cảnh sát. Đáng nói là nhóm CSGT này chỉ đứng nhìn chứ không có bất cứ hành động can thiệp nào”.
Và trường hợp xấu số như ông Nguyễn Văn Chín không phải là cá biệt. Bài báo trên cho biết, tháng 4-2013, ông Trần Văn Hiền (42 tuổi, ngụ Bình Tân, TP.HCM) cùng một người bạn nữa chạy xe về nhà sau một cuộc nhậu.
Khi đến đoạn đường Lê Trọng Tấn quận Tân Phú, ông Hiền bị CSGT chặn lại, yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn. Dù đã “lót tay” để cho qua nhưng không được, sẵn hơi men, ông Hiền đã cự cãi với nhóm CSGT rồi bắt xe ôm về nhà. Thế nhưng, ngay khi đi khỏi vị trí trên khoảng 300 mét thì có hai thanh niên mặc thường phục, đi trên một chiếc xe SH đuổi theo. Ông Hiền bị hai người này kéo ngã xuống đường và bị đánh cho đến khi ngất xỉu. Đánh xong, hai thanh niên này bỏ đi còn nạn nhân Hiền tử vong sau đó.
Nội dung thông tin phản hồi của phía công an về “vụ ông Hiền” cũng không khác gì “vụ ông Chín”, phía CSGT khẳng định không hề có tranh cãi với nạn nhân và hoàn toàn không hay biết về vụ ẩu đả đêm đó cho đến khi báo chí đưa tin.
Chỉ cần xâu chuỗi lại một chút thì bạn đọc nào dẫu có chỉ số thông minh bình thường nhất cũng hiểu ra một vấn đề thế này: Khi người vi phạm giao thông cự cãi với cảnh sát, họ thường “ngẫu nhiên” va chạm với một nhóm “người lạ”.
Tuy nhiên, CSGT thường không hề biết đến cuộc va chạm này và đặc biệt là không hề có mối liên quan nào đến nhóm “người lạ”. Như lời ông Chánh Văn phòng Công an TP Hồ Chí Minh là “chưa thấy có mối liên hệ nhân quả giữa việc ông Chín bị xử phạt vi phạm giao thông vào đêm 25/6 với việc ông bị tử vong (kể cả bị hành hung)”.
CSGT dĩ nhiên là không có gì lạ bởi họ mặc sắc phục thể hiện quyền lực được người dân đóng thuế trao cho họ để họ đảm bảo an toàn trật tự cho xã hội, thực thi công lý, công bằng theo tinh thần thượng tôn pháp luật.
Nhóm người đánh chết dân sau khi họ gặp CSGT dĩ nhiên là các anh CSGT đã khẳng định đó "người lạ" rồi, còn những người dân bị "người lạ" đánh tưng bừng, người bị đánh chết rồi thì không nói được nữa, những người dân sống sót sau trận "đòn lạ" ấy đều khẳng định họ không có quan hệ gì với đám "người lạ" đã đánh họ, từ đó có thể suy ra những người dân bị đánh, xét từ cái nhìn của đám côn đồ kia, hẳn nhiên cũng là "dân lạ"!
Nghĩa là, nếu không xác định được mối quan hệ biện chứng nhân quả giữa các sự việc hiển nhiên thì chỉ có đám côn đồ lạ, dân lạ....mà thôi! Mà phải phân biệt rõ "người lạ" với "người dưng nước lã" nhé, khác nhau lắm đấy. Nói cho vuông, thế nhé!
Từ ý kiến phản hồi của người đọc trên nhiều diễn đàn, mạng xã hội, vấn đề đặt ra là nên có một lực lượng điều tra độc lập (không hề liên quan đến lực lượng công an) để điều tra rõ ràng trắng đen những vụ việc này. Đề xuất này là hoàn toàn xác đáng, tuy nhiên, từ trước tới nay, điều này chưa từng có trong thực tế.
Như vậy, những trường hợp nạn nhân đã chịu một cái chết đau đớn oan khiên như ông Hiền, ông Chín có lẽ sẽ phải chấp nhận số phận không may của mình. Không may vì họ luôn “ngẫu nhiên” va chạm với “người lạ” sau khi cãi vã với CSGT, không may vì họ đã mãi mãi nằm im dưới những nấm mồ.
Tôi muốn kể cho bạn đọc nghe một câu chuyện đẹp về người cảnh sát Nhật Bản đang lan truyền trên mạng xã hội vài hôm nay, từ một phiên dịch người Việt ở Nhật, cô được mời đến để phiên dịch cho một tu nghiệp sinh bị bắt vì tham gia trộm cắp trong một cửa hàng.
Mặc dù người bị bắt luôn miệng chối tội rằng mình không biết gì nhưng ông cảnh sát tầm 50 tuổi, người to béo đã rất nhẹ nhàng giải thích cho người đó hiểu rằng cậu ta đang đánh mất cả tương lai của mình. Người trẻ tuổi đã khóc, cuối cùng cũng nhận tội và mong sự nương nhẹ.
Người phiên dịch kể lại: “Khi ra về, ông cảnh sát nói với tôi: cảnh sát có 2 nhiệm vụ chính. Một là bắt kẻ phạm tội. Hai là giáo dục người đã phạm tội không bao giờ tái phạm hoặc răn đe để người bình thường không phạm tội”.
Những lời vị cảnh sát người Nhật nói có gì cao siêu không thưa bạn đọc? Có khó thực hiện không? Không hề! Tôi nhớ lực lượng Công an nhân dân Việt Nam còn có 6 điều Bác Hồ dạy vô cùng ngắn gọn, thấm thía, trong đó đặc biệt có điều thứ 4: “Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép”.
Đặt hai câu chuyện này cạnh nhau, chúng ta sẽ hiểu điều gì đang thực sự diễn ra. Và nếu bạn cũng cảm thấy buồn như tôi, thì hãy nói ra suy nghĩ của mình.
PICS:Vỉa hè đường 'đắt nhất hành tinh' vừa làm xong đã phải sửa chữa
(TNO) Vỉa hè tuyến đường được mệnh danh là “đắt nhất hành tinh” Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu (quận Đống Đa, Hà Nội) vừa đưa vào sử dụng đã bong tróc xuống cấp và hư hỏng.
Mới đây, theo kết quả kiểm tra tuyến đường này, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho biết vỉa hè được làm bằng gạch dễ vỡ, chất lượng công trình kém, mau hỏng.
Hơn nữa, việc thi công thiết kế phần bó vỉa hè dọc theo tuyến phố có nhiều đoạn thiết kế cao so với mặt đường, không hạ cốt mở lối cho người dân đi lại, dắt xe lên hè.Vỉa hè đoạn đường Ô Chợ Dừa- Hoàng Cầu vừa đưa vào sử dụng đã hư hỏng - Ảnh: Nguyễn Tuấn |
Sáng nay, 5.7, theo quan sát của PV Thanh Niên Online tại hiện trường, nhiều viên gạch lát xong đã bị vỡ, sụt lún, công nhân chỉ dùng thanh sắt bậy nhẹ lên là đã bị vỡ làm nhiều mảnh.
Nhiều đoạn vỉa hè đang được đào xới nham nhở để lát lại, vật liệu xây dựng, gạch cát vẫn ngổn ngang. Các hạng mục lát gạch xung quanh gốc cây ven đường vẫn chưa được hoàn thiện.
Trước đó, sáng qua (4.7), tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ 17, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho biết đoạn đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu dài khoảng 500m, được chi tới 810 tỉ đồng và thừa nhận “đoạn đường được chi nhiều tiền như vậy thì đường, hè, cây trồng phải làm cho đẹp, nhưng thực tế lại không làm được”.
Về ngân sách chi phí, ông Nghị cho biết, trong ba năm gần đây (từ 2011 - 2013), riêng các quận nội thành phải chi gần 1.000 tỉ đồng cho việc đầu tư xây dựng, sửa chữa vỉa hè.
Thanh Niên Online ghi lại một số hình ảnh xuống cấp hư hỏng của vỉa hè tuyến đường “đắt nhất hành tinh”.Kết quả chuyến đi thị sát mới đây của Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, vỉa hè đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu làm bằng gạch dễ vỡ, chất lượng công trình kém, mau hỏng Hàng chục m2 vỉa hè đường này phải bóc lên thay lát gạch mới Quan sát kĩ cho thấy đoạn vỉa hè này bị trồi sụt, gạch vỡ nứt Qua kiểm tra cũng cho thấy việc thi công thiết kế phần bó vỉa hè dọc theo tuyến phố có nhiều đoạn thiết kế cao so với mặt đường, không hạ cốt mở lối cho người dân đi lại, dắt xe lên hè gây bức xúc cho người dân xung quanh Vỉa hè đang được đào xới nham nhở để lát lại, vật liệu xây dựng, gạch cát vẫn ngổn ngang Tuyến đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu (Hà Nội) được khánh thành vào cuối tháng 1.2013, dài 547 m với tổng đầu tư 642 tỉ đồng, được coi là tuyến đường đắt nhất thủ đô với số tiền trên 1 tỉ đồng/mét. Ngoài tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo lem nhem, qua 7 tháng đưa vào sử dụng hiện nay vỉa hè lại biến thành công trường |
Nguyễn Tuấn (thực hiện)
Việt Nam gởi kháng thư thứ tư lên Liên Hiệp Quốc về Biển Đông
Ông Lưu Hoài Trung, trưởng phái đoàn thường trực của Việt Nam đề nghị Liên Hiệp Quốc cho lưu hành các văn bản về Biển Đông - Reuters
RFI-Thụy My
Hôm nay 05/07/2014 tại khu vực giàn khoan mà Bắc Kinh ngang nhiên đặt tại vùng biển Hoàng Sa, các tàu Trung Quốc tập trung đông hơn và tấn công tàu chấp pháp Việt Nam quyết liệt hơn. Việt Nam đã gởi kháng thư phản đối lên Liên Hiệp Quốc đến lần thứ tư, khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và kiên quyết bác bỏ các luận điệu vô căn cứ của Bắc Kinh.
Tại khu vực giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 do Bắc Kinh cho kéo đến đặt trái phép ở vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa từ hai tháng qua, Trung Quốc luôn duy trì trên 100 tàu để cản phá, vây ép các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam.
Nếu trước đây khi tiến gần giàn khoan khoảng 9 hải lý mới bị ngăn cản, thì nay các tàu Trung Quốc chủ động lao ra tấn công ở khoảng cách 12-14 hải lý, sẵn sàng đâm va để buộc lực lượng Việt Nam phải lùi xa hơn 20 hải lý. Thậm chí hôm nay còn xuất hiện một tàu tên lửa tấn công nhanh.
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 04/07/2014 cho biết, đại sứ Lưu Hoài Trung, trưởng phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã gởi thư đề nghị Tổng thư ký Ban Ki Moon cho lưu hành rộng rãi hai văn bản đến tất cả các nước. Đây là lần thứ tư Hà Nội gởi kháng thư lên Liên Hiệp Quốc.
Văn bản thứ nhất phản đối việc cho đặt trái phép giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981, kiên quyết bác bỏ toàn bộ các luận cứ của Trung Quốc trong các văn bản ngày 22/5 và 9/6 của nước này gởi đến Liên Hiệp Quốc.
Việt Nam cho rằng Trung Quốc đang làm gia tăng căng thẳng tại Biển Đông khi ngang nhiên đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Bắc Kinh còn đưa trên 100 tàu hộ tống trong đó có tàu quân sự vào vùng biển Việt Nam, tấn công các tàu làm nhiệm vụ thậm chí đâm chìm một tàu cá Việt, trong khi khước từ mọi nỗ lực đối thoại từ phía Hà Nội.
Văn bản thứ hai bác bỏ những tài liệu của Bắc Kinh nhằm chứng minh « chủ quyền » tại Hoàng Sa, cho rằng các tài liệu này không có nguồn gốc rõ ràng, không chính xác, diễn giải tùy tiện. Việt Nam cũng đưa các bằng chứng cho thấy quần đảo Hoàng Sa chưa hề được giao cho Trung Quốc trong các hội nghị quốc tế trước và sau khi kết thúc Đệ nhị Thế chiến như Hội nghị Cairo (11/1943), Potsdam (7/1945), San Francisco (8/1951), Genève (1954).
Tài liệu này cũng tố cáo Trung Quốc đã hai lần dùng vũ lực xâm lăng Hoàng Sa. Lần đầu năm 1956 lợi dụng lúc Pháp rút khỏi Việt Nam, Bắc Kinh chiếm lấy nhóm đảo phía đông Hoàng Sa. Đến năm 1974 lúc tình hình chiến sự rối ren, Trung Quốc đã tấn công và chiếm toàn bộ quần đảo từ tay quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong trận hải chiến đẫm máu.
Kháng thư nhấn mạnh, theo luật pháp quốc tế việc dùng vũ lực chiếm đóng lãnh thổ một quốc gia có chủ quyền là bất hợp pháp, không thể dùng làm cơ sở để yêu sách chủ quyền, và hiện không có quốc gia nào trên thế giới công nhận Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc.
Văn bản trên cho rằng công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 đã bị Bắc Kinh cố tình xuyên tạc. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc nghiêm túc đàm phán về vấn đề quần đảo Hoàng Sa.
Nếu trước đây khi tiến gần giàn khoan khoảng 9 hải lý mới bị ngăn cản, thì nay các tàu Trung Quốc chủ động lao ra tấn công ở khoảng cách 12-14 hải lý, sẵn sàng đâm va để buộc lực lượng Việt Nam phải lùi xa hơn 20 hải lý. Thậm chí hôm nay còn xuất hiện một tàu tên lửa tấn công nhanh.
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 04/07/2014 cho biết, đại sứ Lưu Hoài Trung, trưởng phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã gởi thư đề nghị Tổng thư ký Ban Ki Moon cho lưu hành rộng rãi hai văn bản đến tất cả các nước. Đây là lần thứ tư Hà Nội gởi kháng thư lên Liên Hiệp Quốc.
Văn bản thứ nhất phản đối việc cho đặt trái phép giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981, kiên quyết bác bỏ toàn bộ các luận cứ của Trung Quốc trong các văn bản ngày 22/5 và 9/6 của nước này gởi đến Liên Hiệp Quốc.
Việt Nam cho rằng Trung Quốc đang làm gia tăng căng thẳng tại Biển Đông khi ngang nhiên đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Bắc Kinh còn đưa trên 100 tàu hộ tống trong đó có tàu quân sự vào vùng biển Việt Nam, tấn công các tàu làm nhiệm vụ thậm chí đâm chìm một tàu cá Việt, trong khi khước từ mọi nỗ lực đối thoại từ phía Hà Nội.
Văn bản thứ hai bác bỏ những tài liệu của Bắc Kinh nhằm chứng minh « chủ quyền » tại Hoàng Sa, cho rằng các tài liệu này không có nguồn gốc rõ ràng, không chính xác, diễn giải tùy tiện. Việt Nam cũng đưa các bằng chứng cho thấy quần đảo Hoàng Sa chưa hề được giao cho Trung Quốc trong các hội nghị quốc tế trước và sau khi kết thúc Đệ nhị Thế chiến như Hội nghị Cairo (11/1943), Potsdam (7/1945), San Francisco (8/1951), Genève (1954).
Tài liệu này cũng tố cáo Trung Quốc đã hai lần dùng vũ lực xâm lăng Hoàng Sa. Lần đầu năm 1956 lợi dụng lúc Pháp rút khỏi Việt Nam, Bắc Kinh chiếm lấy nhóm đảo phía đông Hoàng Sa. Đến năm 1974 lúc tình hình chiến sự rối ren, Trung Quốc đã tấn công và chiếm toàn bộ quần đảo từ tay quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong trận hải chiến đẫm máu.
Kháng thư nhấn mạnh, theo luật pháp quốc tế việc dùng vũ lực chiếm đóng lãnh thổ một quốc gia có chủ quyền là bất hợp pháp, không thể dùng làm cơ sở để yêu sách chủ quyền, và hiện không có quốc gia nào trên thế giới công nhận Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc.
Văn bản trên cho rằng công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 đã bị Bắc Kinh cố tình xuyên tạc. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc nghiêm túc đàm phán về vấn đề quần đảo Hoàng Sa.
TP. HCM kết án 10 người tham gia bạo động
BBC- 09:49 GMT - thứ bảy, 5 tháng 7, 2014
Cảnh sát chống bạo động phải tham gia bảo vệ các nhà máy ở Bình Dương (hình minh họa)
Cảnh sát chống bạo động phải tham gia bảo vệ các nhà máy ở Bình Dương (hình minh họa)
Tòa án TP. HCM hôm 4/7 đã tuyên án 10 người vì tội 'Gây rối trật tự công cộng' trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc hồi tháng Năm.
Phiên tòa diễn ra cùng ngày với thông báo từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong đó cho biết các doanh nghiệp bị ảnh hưởng do bạo động sẽ được vay vốn ngoại tệ để có thể nhanh chóng phục hồi hoạt động sản xuất.
Chín người trong số này lãnh 6 tháng tù giam, trong khi một người bị tuyên phạt bốn tháng tù treo do "chưa đủ tuổi vị thành niên và gia đình có công với cách mạng", báo Nhân Dân cho biết.
Theo cáo trạng được báo này dẫn lại, các bị cáo đã "lợi dụng cuộc tuần hành" chiều 13/5 của công nhân Bình Dương để kéo sang các khu công nghiệp ở quận Thủ Đức nhằm đập phá doanh nghiệp có vốn đầu tư của Trung Quốc.
Ý định trên đã "bị lực lượng chức năng phát hiện, ngăn chặn kịp thời", cáo trạng cho biết.
Cũng theo cáo trạng, những người này đã "dùng gạch đá, bom xăng, xe máy đâm thẳng vào lực lượng công an đang thi hành nhiệm vụ, khiến cho 16 người bị thương."
"Vụ đập phá này đã gây thiệt hại cho các doanh nghiệp ở Thủ Đức là 24 triệu đồng tài sản và 140 triệu đồng tiền thiết bị".
Áp lực đền bù
Đây là một trong nhiều phiên tòa xét xử nghi phạm tham gia các vụ 'bạo động, gây rối và hôi của' nhắm vào một số doanh nghiệp Trung Quốc và nước ngoài trong thời gian qua.
Bạo động bắt nguồn từ các cuộc tuần hành chống Trung Quốc ở Hà Tĩnh và khu vực phía nam hồi tháng Năm đã khiến nhiều cơ sơ sản xuất của doanh nghiệp nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc và Đài Loan, bị hư hại.
Các vụ xung đột cũng đã khiến ít nhất hai công dân Trung Quốc thiệt mạng.
Bắc Kinh và Đài Bắc đã yêu cầu Hà Nội phải đền bù cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
Đài Loan cho biết vụ bạo loạn ảnh hưởng đến 425 doanh nghiệp nước này, trong đó 25 doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề. Tổng giá trị thiệt hại ước tính dao động trong khoảng 150-500 triệu đôla, và các thiệt hại kinh tế có liên quan là một tỷ đôla.
Hồi cuối tháng Sáu, chính quyền Việt Nam thông báo đã bắt đầu bồi thường cho các doanh nghiệp bị thiệt hại qua hình thức tiền bảo hiểm và hoàn thuế.
Ngoài ra, các doanh nghiệp này cũng được hoãn nộp số thuế còn nợ.
Mới gần đây, tập đoàn Formosa của Đài Loan đã đề xuất với chính phủ Việt Nam về việc thành lập đặc khu kinh tế tại Vũng Áng, động thái bị giới chuyên gia trong nước chỉ trích là nhân vụ bạo động để 'gây khó dễ'.
Tuy nhiên, hồi đầu tháng Bảy, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên được báo trong nước dẫn lời nói một số đề xuất của Formosa "hiện pháp luật Việt Nam không quy định nên Chính phủ không đồng ý".
Trong một diễn biến liên quan, Ngân hàng Nhà nước hôm 4/7 đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam về việc hỗ trợ cho doanh nghiệp bị thiệt hại do các vụ bạo động, báo trong nước đưa tin.
Theo đó, các doanh nghiệp này có thể vay vốn bằng ngoài tệ từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để nhập khẩu thiết bị, máy móc phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh.
Trước đó, Bộ Tài chính cũng đã có văn bản cho phép doanh nghiệp bị thiệt hại nặng tại Bình Dương được nhập máy móc, thiết bị từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan như hàng hóa thông thường mà không cần văn bản xác nhận của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Mỹ sẽ có siêu trực thăng
(TNO) Hãng Texas AVX đang đi tiên phong trong việc thiết kế loại máy bay trực thăng thế hệ mới cho quân đội Mỹ. Nó có thể chuyển quân, chở nặng và kiêm chức năng chiến đấu.
Ảnh: AVX |
Daily Mail tiết lộ rằng hợp đồng chế tạo siêu trực thăng này có giá trị đến 100 tỉ USD. Dòng trực thăng mới có hai động cơ cánh quạt nhấc máy bay lên không và đẩy đi với tốc độ 426km/giờ.
Máy bay trực thăng AVX JMR có cửa hai bên thân, phía đuôi là đoạn kết nối như thang cuốn để dễ dàng vận chuyển hàng hóa vào bên trong.
Hãng AVX cũng đã hợp tác với một số công ty hàng không khác có nhiều kinh nghiệm để thiết kế AVX JRM/FLV nhằm giúp hạ giá thành sản phẩm, thậm chí là rẻ hơn so với dòng trực thăng hiện đại nhất đang có.
Để thiết kế dòng trực thăng mới, hiện đang có bốn công ty tham gia đấu thầu mà AVX được cho là sáng giá hơn cả. Dự định việc trình diễn công nghệ bay này sẽ diễn ra trong năm 2017.
Dẫn lời thiếu tướng William Crosby, giám đốc chương trình, Daily Mail cho biết mục tiêu mà dòng trực thăng mới là cải thiện tốc độ, phạm vi hoạt động, độ tin cậy, khả năng chiến đấu, hạn chế rủi ro và ít thương vong… Nó còn mở ra khái niệm động cơ xoay đồng trục nối cánh quạt nhỏ gọn hơn và trong tương lai có thể thay thế cho máy bay trực thăng Blackhawk hiện đang sử dụng.
AVX JMR nặng 12.000 kg, có thể chở được 5.900 kg hàng hóa (một khẩu pháo 105mm chỉ nặng 2.260 kg) cùng 12 người lính và phi hành đoàn 4 người (bao gồm cả xạ thủ).
05/07/2014 18:37
Tạ Xuân Quan
Trật tự quan hệ ngoại giao Đông Bắc Á đang thay đổi?
Lần đầu tiên trong hai thập kỷ một chủ tịch nước của Trung Quốc thăm Hàn Quốc mà “không dừng chân ở Triều Tiên”.
Hiện dư luận quốc tế đang dành sự quan tâm đối với những diễn biến ngoại giao quan trọng của khu vực Đông Bắc Á, đó là cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Park Geun-hye ở Seoul; Nhật Bản và Triều Tiên dường như đang “xích lại gần nhau hơn” đối với việc giải quyết căng thẳng kéo dài giữa hai bên liên quan đến vấn đề công dân bị bắt cóc của Nhật Bản trong quá khứ.
Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Park Geun-hye tại dinh tổng thống Hàn Quốc (ảnh: AP)
Nhật Bản đã nới lỏng một số lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên trong nỗ lực thể hiện thiện chí nhằm đổi lấy phản hồi tích cực từ Triều Tiên về vấn đề công dân Nhật Bản bị bắt cóc. Trong khi đó, Nhật Bản vừa mới tuyên bố một nghị quyết về vấn đề phòng thủ tập thể và điều này đã gây ra quan ngại cho cả Hàn Quốc và Trung Quốc.
Quan hệ ngoại giao, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Hàn Quốc, đã “ấm lên đáng kể”. Đại sứ Trung Quốc tại Hàn Quốc Qiu Guohong tuyên bố rằng chuyến thăm của Tập Cận Bình tới Hàn Quốc trở thành một mốc lịch sử quan trọng nhất trong lịch sử ngoại giao song phương giữa hai nước. Tương tự, truyền thông Trung Quốc cũng cho rằng quan hệ giữa hai bên là “tốt nhất trong lịch sử”. Bên cạnh đó, chuyến thăm này đánh dấu lần đầu tiên trong hai thập kỷ một chủ tịch nước của Trung Quốc thăm Hàn Quốc mà “không dừng chân ở Triều Tiên”.
Tương tự, sự thành công ngoại giao tương đối của Nhật Bản với Triều Tiên trong vấn đề công dân bị bắt cóc cho thấy rằng dường như đã có sự tiến triển trong quan hệ giữa Tokyo với Bình Nhưỡng.
Xét về bề ngoài, những diễn biến ngoại giao ở Đông Bắc Á gần đây cho thấy ba xu thế: Một là, Trung Quốc “đang từ bỏ Triều Tiên để đến với Hàn Quốc”. Hai là, Nhật Bản “đang giành được ảnh hưởng ở Triều Tiên, bù vào khoảng trống trước đây do Trung Quốc nắm giữ”. Ba là, Hàn Quốc “sẽ tham gia với Trung Quốc để chống Nhật Bản”.
Bất chấp những diễn biễn này, vấn đề bản chất cần chú ý đó là: không có sự điều chỉnh thay đổi lớn trong các mối quan hệ quốc tế ở Đông Bắc Á, hay nói cách khác là trật tự quan hệ ngoại giao ở Đông Bắc Á không có sự thay đổi lớn.
Thứ nhất, Trung Quốc đang theo đuổi một chính sách ngoại giao “tổng bằng không” trên bán đảo Triều Tiên. Những gì mà Trung Quốc đánh mất về mặt ảnh hưởng đối với Bình Nhưỡng phải được thu lại từ mối quan hệ với Hàn Quốc. Trong khi các mối quan hệ giữa Bình Nhưỡng với Bắc Kinh được cho là không còn được tốt khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, thì ít có khả năng Trung Quốc muốn từ bỏ tầm ảnh hưởng lịch sử đối với Triều Tiên.
Thứ hai, sự thành công ngoại giao của Nhật Bản về vấn đề công dân bị bắt cóc được cho là mang lại uy tín cho chương trình nghị sự ngoại giao của Shinzo Abe
hơn là sự thay đổi quan hệ tổng thể giữa Nhật Bản và Triều Tiên. Việc Nhật Bản quyết định nới lỏng một số lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên không đồng nghĩa rằng hai bên đang tiến tới hợp tác trong các vấn đề khác, hay Nhật Bản có “chút ít” ảnh hưởng đối với Triều Tiên. Bất chấp ấn tượng từ các chính sách kinh tế gần đây, ông Shinzo Abe vẫn phải đối mặt với sự phản đối không nhỏ từ công chúng Nhật Bản đối với quyết định sửa đổi hiến pháp cho phép Nhật Bản thực hiện quyền tự vệ tập thể. Đạt được sự tiến triển trong vấn đề bắt cóc công dân giúp chính phủ của Shinzo Abe “bù đắp được một số tư bản chính trị” trong quan hệ ngoại giao của Nhật Bản.
Thứ ba, ít có khả năng Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ hợp tác với nhau để chống Nhật Bản. Đúng là những ý định của Thủ tướng Abe gây quan ngại ở cả Trung Quốc và Hàn Quốc, tuy nhiên cả hai nước đều thể hiện sự không hài lòng với các chính sách của Nhật Bản một cách độc lập. Đồng thời, trong khi các mối quan hệ được cho là tốt giữa Trung Quốc và Hàn Quốc, thì có cơ sở để cho rằng Hàn Quốc vẫn rất quan ngại nếu phát triển quan hệ quá nhanh với Trung Quốc. Bên cạnh đó, Mỹ đã cam kết sẽ thể hiện vai trò trung gian hòa giải những vấn đề bất đồng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc một cách mạnh mẽ hơn. Nghị quyết phòng thủ tập thể của Nhật Bản chắc chắn không đủ để tạo ra một sự thay đổi lớn về hiện trạng quan hệ ngoại giao ở khu vực Đông Bắc Á.
Những tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc về chủ quyền đối với các vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên liên quan đến chương trình hạt nhân của Triều Tiên sẽ tiếp tục là những vấn đề chủ chốt chi phối tình hình an ninh, chính trị và ngoại giao của khu vực Đông Bắc Á trong thời gian tới./.
Thứ Bảy, ngày 5/7/2014 - 15:00
Theo CTV Ngọc Hiệp/VOV.VN (Theo The Diplomat)