Báo điện tử Tầm nhìn- Thông thường một khi hai nước có xảy ra tranh chấp hay có xung đột, nói tóm lại là “cơm không lành, canh không ngọt” thì kênh tiếp xúc ngoại giao chính thức là con đường giải quyết tốt nhất.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh (bên phải) tiếp Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì. Ảnh : TTXVN
Và một khi cử một đoàn “sứ giả” qua để tìm cách tháo gỡ những vấn đề đang căng thẳng giữa hai nước thì nguyên tắc sơ đẳng là lắng nghe lập luận của nhau, ghi nhận ý kiến của nhau để đem về nghiên cứu.
Thế nhưng đoàn do ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, sang Việt Nam và tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao Việt Nam không đi theo nguyên tắc này.
Cứ lấy tường thuật của Tân Hoa Xã cho khách quan. Hãng tin này trích lời ông Dương Khiết Trì nói rằng Việt Nam phải ngưng ngay việc quấy rối hoạt động bình thường của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông và không được tạo thêm những xung đột mới.
Đây là một thái độ không thể chấp nhận bởi suốt cả tháng 5 và xuyên qua tháng 6, người bình tĩnh nhất cũng không thể bỏ qua một sự thật rành rành là Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam, cố tình gây ra căng thẳng. Trong tình huống đó, lực lượng thi hành pháp luật của Việt Nam phải ra để thông báo cho họ biết họ đang vi phạm vùng biển Việt Nam như thế nào. Thế mà các bằng chứng bằng hình ảnh đều cho thấy kẻ hung hăng bắn vòi rồng vào tàu Việt Nam, đâm thẳng vào tàu kiểm ngư Việt Nam, đâm chìm tàu cá Việt Nam đều là của Trung Quốc.
Một thái độ đúng đắn của Trung Quốc phải là đưa ra lời giải thích vì sao họ hành động như vậy chứ không thể có chuyện ngược đời, đòi Việt Nam ngưng quấy rối!
Điều thứ nhì là một khi hai nước đang trao đổi ngoại giao như thế tại sao phía Trung Quốc ngay hôm đó lại hung hãn tiếp tục đâm vào tàu kiểm ngư của Việt Nam? (Thông tin từ báo chí cho biết: 15h34 chiều ngày 18-6, tàu dịch vụ dầu khí Trung Quốc số hiệu 252 đã đâm vào mạn trái tàu kiểm ngư 762 của Việt Nam, tại vị trí cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 12 hải lý. Cú đâm mạnh làm biến dạng lan can mạn trái và hư hỏng nhiều thiết bị trên tàu 762). Không lẽ phía Trung Quốc không điều khiển được hành động của các cấp bên dưới?
Ngay cả Tân Hoa Xã, cũng trong dịp này, lại tung ra bài viết mang tính vu khống và đe dọa Việt Nam với chủ đề “bốn không được”. (Thứ nhất, không được đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc với các đảo trên Nam Hải (Biển Đông); Thứ hai, không được sử dụng các tư liệu mà Việt Nam tự nhận là “tư liệu lịch sử” để gây hiểu lầm cho cộng đồng quốc tế và dư luận Việt Nam về chủ quyền ở Tây Sa, Nam Sa (Hoàng Sa, Trường Sa); Thứ ba, không được lôi kéo các nước khác can thiệp vào Nam Hải; Cuối cùng là không được phá bỏ mối quan hệ Việt Trung sau 20 năm bình thường hóa quan hệ).
Như đã nói ở trên, thái độ đúng đắn với thông lệ ngoại giao bình thường là tạm ngưng các hoạt động có thể bị gán là khiêu khích nhau một khi hai bên cử đoàn ngoại giao tiếp xúc với nhau. Đằng này Tân Hoa Xã lại có bài viết mang tính “dạy đời” như kiểu một nước lớn o ép một nước nhỏ thì rõ ràng họ đã bỏ qua nguyên tắc ngoại giao sơ đẳng này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng nói trước cộng đồng quốc tế: "Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó".
Nay với thực tế diễn ra qua chuyến đi của ông Dương Khiết Trì mới thấm thía hai chữ “viển vông” này.
10:26 | 24/06/2014
THT
Monday, June 23, 2014
Nấc thang cuối của Trung Quốc trên Biển Đông
(Baodatviet.vn) - Trung Quốc muốn là một chuyện, còn ý chí, bản lĩnh của dân tộc Việt mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng lại là chuyện khác.
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã chứng kiến đủ các chiêu trò của Trung Quốc khi tranh chấp và chiếm đoạt chủ quyền trên biển của các quốc gia khác. Nhưng tựu trung lại, chúng ta thấy Trung Quốc có 3 bước cơ bản để thực hiện chiến lược chiếm Biển Đông.
Sau một thời gian triển khai với nhiều mưu mô chước quỷ, Trung Quốc đã trắng trợn tuyên bố cái “bản đồ chín khúc” mà theo đó toàn bộ Biển Đông thuộc Trung Quốc.Một là xác định khu vực chiếm đoạt bằng một loạt kế sách từ biến không thành có, từ khu vực không có tranh chấp biến thành khu vực có tranh chấp và cuối cùng là đánh dấu khu vực bằng bản đồ do mình tự vẽ ra từ tham vọng.
Hai là khẳng định chủ quyền bằng biện pháp phi quân sự như tuyên bố khu vực cấm đánh bắt, dùng tàu cá được bảo kê của các tàu chấp pháp tràn vào vùng biển nước khác ngang nhiên đánh bắt, hạ đặt giàn khoan vào sâu trong thềm lục địa của nước khác…
Tất cả 2 bước trên đều dựa trên một nền tảng là nước lớn cậy mạnh nên Trung Quốc tỏ ra rất hung hăng, ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế.
Khi trên Biển Đông còn tồn tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam thì giải quyết vấn đề bằng phi quân sự của Trung Quốc với một Việt Nam kiên cường, có truyền thống chống xâm lược là không thể đạt được.
Chính vì thế Trung Quốc sẽ buộc phải thục hiện bước thứ ba: Gây xung độtquân sự hạn chế hay thực hiện một cuộc chiến tranh với quy mô hạn chế để thôn tính hoàn toàn Biển Đông.
Chiến tranh hạn chế kiểu Trung Quốc
Không phải bây giờ mà ngay từ đầu triển khai chiến lược biến Biển Đông thành “ao nhà” tư tưởng, quan điểm này của giới cầm quyền Trung Quốc đã biểu hiện rõ qua những tuyên bố của các học giả, tướng tá diều hâu và cơ quan ngôn luận của Trung Quốc như Hoàn Cầu thời báo…
Mỹ xoay trục, sợi xích nóng cắt phá đường lưỡi bò |
Họ cho rằng “thế năng chiến tranh trên Biển Đông là rất lớn nên đánh một trận nhỏ để không có trận lớn” hay "Trỗi dậy hòa bình không mâu thuẫn với sử dụng vũ lực, bảo vệ chủ quyền có thể nổ súng"…Và trong vụ hạ đặt giàn khoan phi pháp vừa qua, Trung Quốc đã cho tàu pháo áp sát tàu chấp pháp Việt Nam với độ sẵn sàng chiến đấu rất cao, nghĩa là có thể bắn vào tàu Việt Nam bất cứ lúc nào.
Như vậy có thể thấy rằng, vấn đề xung đột quân sự trên Biển Đông không phải là có xảy ra hay không mà trước sự hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc ngày càng tăng thì vấn đề chỉ là khi nào xảy ra xung đột mà thôi.
"Chiến tranh hạn chế" thực chất là một cuộc tấn công phủ đầu bằng quân sự chớp nhoáng đánh chiếm một mục tiêu mà buộc đối phương lựa chọn khắc nghiệt “mất nhiều hay mất ít” trước khi có hành động đánh trả.
Chiến tranh hạn chế được thực hiện khi Trung Quốc đã có khả năng gây áp lực rất lớn về kinh tế, chính trị, lên đối thủ, đồng thời có sức mạnh răn đe quân sự, mở rộng chiến tranh, là 2 đầu vào chính cho đối phương giải bài toán “mất nhiều hay mất ít”.
Đối phương chấp nhận sự “mất ít” là Trung Quốc thắng lợi và ngược lại thì Trung Quốc sẽ bị rất nhiều rủi ro, sa lầy hoặc trả giá đắt cho hành động quân sự gây ra. Vì thế, đương nhiên, khi hành động, Trung Quốc phải tính toán kỹ sức mạnh và đặc biệt là ý chí quyết tâm của đối thủ trong bảo vệ toàn vẹn chủ quyền…để ra tay.
Với Việt Nam, liệu Trung Quốc có tiến hành một cuộc chiến tranh hạn chế hay không?
Trên Biển Đông, mục tiêu chủ yếu và duy nhất cho Trung Quốc thực hiện học thuyết chiến tranh hạn chế này chính là các đảo trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Thực tế là ngày 14/3/1988, Trung Quốc dùng 12 tàu chiến bất ngờ tấn công vào 3 tàu vận tải của Hải quân Việt Nam. Với cuộc đối đầu không cân sức này, Trung Quốc đã chiếm được đảo Gạc Ma và một số đảo khác của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa.
Có thể nói, đây là một tiền lệ rất xấu cho các nước trong khu vực nhưng là một kinh nghiệm bổ ích nhất cho Trung Quốc trong học thuyết chiến tranh hạn chế mà Trung Quốc đang hung hăng đe dọa áp dụng với các nước khác trong đó có Việt Nam.
Quả thật lúc đó Việt Nam đang ở trong một tình cảnh cực kỳ khó khăn mà nếu như không phải là người dân Việt Nam thì sự chịu đựng trong thế ngặt nghèo đó là không thể. “Vòng tròn bất tử Gạc Ma” còn đó, dân tộc Việt Nam không bao giờ quên.
Giờ đây, nếu Trung Quốc dùng vũ lực tấn công đánh chiếm một số đảo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam thì có 2 sự lựa chọn xảy ra.
Một là Việt Nam chấp nhận “mất ít” mà không muốn chiến tranh vì phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc và sự đáp trả của Việt Nam là đòi lại bằng “biện pháp hòa bình”.
Đây là lựa chọn không thể xảy ra vì thế và lực của Việt Nam đã khác. Mất đảo là sự mất mát quá lớn đến chủ quyền thiêng liêng của quốc gia. Nếu Việt Nam cứ bám víu vào cái hữu nghị viễn vông, cái nền hòa bình lệ thuộc, chọn sự “mất ít” có nghĩa là “mất dần” thì chắc chắn không một người Việt Nam nào chấp nhận, đặc biệt trong điều kiện thế và lực của chúng ta hiện nay đã khác xa năm 1988.
Vì vậy, Việt Nam chỉ có lựa chọn cách thứ hai là, thà hy sinh tất cả chứ nhất định không để biển đảo rơi vào tay Trung Quốc xâm lược. “Không đánh đổi chủ quyền bằng thứ hữu nghĩ viễn vông hay nền hòa bình lệ thuộc” là tuyên bố của lãnh đạo Việt Nam làm nức lòng dân tộc, được toàn dân nhất trí, ủng hộ.
Liệu Trung Quốc dùng “chiến tranh hạn chế” để buộc Việt Nam chọn sự “mất ít” như trước đây hay không thì qua vụ hạ đặt phi pháp giàn khoan trong thềm lục địa của Việt Nam, Trung Quốc có thể nhận thức được vấn đề, song, cậy mạnh, chủ quan coi thường đối thủ là bản chất của kẻ xâm lược, cho nên, chúng ta không bao giờ nghĩ rằng Trung Quốc sẽ không gây xung đột quân sự đánh chiếm đảo của Việt Nam.
Hàng loạt cuộc tập trận đánh chiếm đảo trên Biển Đông (đảo nào? nếu như không phải là Trường Sa?) không phải là để chơi. Trung Quốc sẽ hành động bất cứ khi nào mà Việt Nam mất cảnh giác hoặc khi “trái tim để lầm chỗ trên đầu”.
Một trong những bài tập trận của Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc: Đổ bộ đánh chiếm đảo bằng trực thăng vào tháng 1/2014 |
Tại sao Trung Quốc muốn chiến tranh hạn chế?
Nếu Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm đảo của Việt Nam thì Việt Nam kiên quyết tự vệ, bảo vệ bằng được chủ quyền mà không chịu khuất phục. Tình thế đó buộc Trung Quốc không thể đánh nhanh, thắng nhanh và không hạn chế được phạm vi khu vực xảy ra tác chiến. Điều này có nghĩa là không có chuyện “đánh một trận nhỏ để không có trận lớn” như họ tưởng và tất nhiên, chiến tranh hạn chế bị phá sản.
Một cuộc chiến tranh không kiểm soát trên Biển Đông sẽ có 3 điều bất lợi xảy ra cho Trung Quốc.
Một là, khuất phục được cả một dân tộc Việt đồng lòng là điều không thể cho bất cứ kẻ thù nào dù hung hãn đến đâu, cho nên, chiến tranh sẽ kéo dài là vô cùng nguy hiểm cho sự ổn định chính trị của Trung Quốc.
Hai là, dòng hàng hóa, năng lượng khổng lồ qua Biển Đông sẽ gián đọan hoặc bị cắt đứt, Trung Quốc buộc phải phân tán lực lượng để bảo vệ hoặc chấp nhận nền kinh tế bị thảm họa là 2 tử huyệt mà Trung Quốc không có và chưa đủ khả năng chống đỡ.
Ba là, sự gián đoạn hàng hải thương mại trên Biển Đông khiến Nhật Bản, Mỹ, Úc…phải ra tay can thiệp để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình sẽ tạo ra cho Việt Nam có nhiều đồng minh tự nhiên.
Đây là 3 lý do quyết định khiến Trung Quốc không muốn hay không dám tiến hành một cuộc chiến tranh lớn trên Biển Đông với Việt Nam.
Đánh chiếm đảo trên Biển Đông bằng một cuộc “chiến tranh hạn chế” hay “xung đột quân sự hạn chế” thực chất là một cuộc chiến tranh xâm lược, nó có 2 nội dung cơ bản là đánh chiếm và bảo vệ thành quả, trong đó bảo vệ thành quả có ý nghĩa quyết định.
Các đảo trên Biển Đông và ngay quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư thì khi tác chiến, bên phòng thủ không có lợi thế bằng bên tấn công. Bởi vậy, bất ngờ dùng vũ lực đánh chiếm được một hoặc hai đảo…trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đồng thời ngăn ngừa hay làm triệt tiêu ý chí phản công của Việt Nam bằng một loạt đối sách về kinh tế, ngoại giao, chính trị…là mục đích, yêu cầu, của cuộc “chiến tranh hạn chế” kiểu Trung Quốc. Đây là bước leo thang cuối cùng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Đương nhiên, Trung Quốc muốn là một chuyện, còn ý chí, bản lĩnh của dân tộc Việt mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng lại là chuyện khác.
- Lê Ngọc Thống
Bộ GTVT: Đường lún sụt như ruộng bậc thang vì ... đông xe
HÀ NỘI 23-6 (NV).- Đường lộ mới chỉ đưa vào khai thác một thời gian ngắn là lún sụt, hư hỏng như ruộng bậc thang, ông thứ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải CSVN đổ thừa cho “mật độ xe quá lớn”.
Người dân tố đường quốc lộ số 5 lún là do chất lượng thi công (đoạn Nguyễn Văn Vinh- Hải Phòng). (Hình: Dân Trí)
Hôm Chủ Nhật 22/6/2014, báo Đất Việt có một bài viết mô tả nhiều đường quốc lộ, đường cao tốc hoặc mới được đưa vào sử dụng, hoặc chỉ một thời gian ngắn là lún sụt, chỗ cao chỗ thấp như bậc thang, rất nguy hiểm cho xe cộ. Trước đó ba ngày, báo Dân Trí viết về quốc lộ số 5, từ Hà Nội đi Hải Phòng, mới được nâng cấp tốn hàng trăm tỉ đồng nhưng “hằn lún như ruộng bậc thang” suốt quãng đường dài hơn 20km.
Ngày Thứ Hai 23/6/2014, theo tin Đất Việt, ông thứ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải CSVN, Nguyễn Hồng Trường “cùng các bộ phận liên quan đã có buổi kiểm tra thực tế trên quốc lộ 5”. Kết quả ra sao?
"Chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ tại sao lại có hiện tượng như vậy thì có những nguyên nhân cơ bản như sau: Thứ nhất là trong quá trình khai thác các vị trí ngã tư đèn đỏ, tại đó xe phanh lại để dừng chờ đèn, tạo ra sự trùng phục rất lớn gây lún đường. Bên cạnh đó, mật độ xe quá lớn chứng tỏ nền nhựa chưa đáp ứng được lưu lượng xe hiện nay. Vì thế mỗi ngày đường bị bào mòn và lún thêm một ít theo hằn bánh xe. Hiện nay Bộ GTVT đang phân tích hiện tượng này trên lập luận khoa học hoàn toàn không phải do chất lượng thi công". Báo Đất Việt đăng tải lời ông Nguyễn Hồng Trường giải thích.
Câu hỏi đặt ra là khi lập dự án xây dựng đường xá, chuyên viên của Bộ GTVT đã có tính tới mật độ xe cộ lưu thông “mật độ quá lớn” và “xe phanh lại chờ đèn” mà gây ra tình trạng lún sụt như thế không, để nó đủ sức chịu đựng?
Theo tờ Dân Trí, vì quốc lộ 5 xuống cấp nghiêm trọng “lâu nay được cho là do xe quá khổ, quá tải”. Nhưng tuyến đường này vừa được “nâng cấp” hồi đầu năm 2014 thì “mặt đường còn nhẵn bóng, nguyên màu nhựa mới mà đã xuất hiện nhiều vết lún sâu hoắm”. Từng có các lời tố cáo xe tải 12 tấn hầu hết đã cơi nới để chở lên tới 30 tấn, đường lộ xây dựng không chịu đựng nổi. Được biết, tài xế các xe tải đều “làm luật” ở các trạm thu phí hay trạm kiểm soát nên dù chở “quá tải” đến đâu cũng không thành vấn đề.
Đây không phải chuyện hiếm hoi mà xảy ra trên cả nước từ bắc chí nam, ở mọi con đường được nhà nước CSVN đầu tư xây dựng với tốn kém đắt gấp ba gấp bốn lần chi phí xây dựng đường xá ở Mỹ.
Theo tờ Đất Việt ngày 21/6/2014 đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình dài hơn 100km “mới thông xe hơn một năm nay, nhưng đoạn đường này đã xuất hiện những điểm lún mang tính "tử thần" mà giới tài xế chạy xe tải chuyên nghiệp nói rằng tai nạn xảy ra rất thường trên con đường cao tốc “tử thần”.
Theo báo cáo của Kiểm Toán Nhà Nước, đoạn đường Cầu Giẽ-Ninh Bình được “đội vốn” xây dựng hai lần, từ 3,734 tỉ đồng lên thành 8,974 tỉ đồng khi hoàn tất. Vậy mà vẫn không có được một con đường tử tế. Cơ quan vừa kể báo cáo tình trạng “đội vốn” nhiều như thế chỉ vì “bớt xén đủ kiểu” của đám quan chức Bộ GTVT.
Đã vậy, đám quan chức “kiểm định chất lượng công trình” cũng được chia chác đầy đủ nên “lộ ra nhiều điều vi phạm”. Vật liệu không đúng tiêu chuẩn cũng cho qua. Chiều dày của các lớn kết cấu “không đạt yêu cầu thiết kế” cũng cho qua. Các bên liên quan tới xây dựng cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình không hư hỏng sớm mới là điều lạ.
Theo VNExpress ngày 28/5/2014, tuyến quốc lộ Uông Bí – Hạ Long vừa được khánh thành ngày 18/5/2014 sau hơn 2 năm xây dựng, tốn kém 2,800 tỉ đồng đầu tư. Tuy nhiên, “Đoạn đường gần 9 km trên địa bàn thành phố Hạ Long từ khu Đồn Điền (phường Hà Khẩu) đến khu 2 (phường Đại Yên) xuất hiện nhiều rãnh lún dài theo vết xe. Hiện tượng lún, vỡ mặt nhựa thấy rõ nhất tại một số đoạn qua tổ 91 khu Đồn Điền. Có những vết nứt dài 3-5 m, lún sâu 4-5 cm so với mặt đường. Nhiều chỗ lớp nhựa mới trải bung ra lộ rõ nền đường cũ”.
Theo tờ Đất Việt “Được đánh giá là dự án chiến lược về quy hoạch phát triển giao thông đô thị của thành phố Sài Gòn, đại lộ Đông Tây được đầu tư xây dựng với tổng số vốn lên đến hơn 13,000 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau khi đưa vào sử dụng để giảm tải cho liên tỉnh lộ 25B, mặt đường phía quận 2 từ giao lộ Đồng Văn Cống - đại lộ Đông Tây đến cầu vượt Cát Lái bắt đầu xuất hiện tình trạng sụt, lún, nhiều chỗ bị nứt. Tất cả các đoạn đường cứ chỗ lồi, chỗ lõm, nhìn đúng như ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc Tây Bắc.”
Ngày 22/4/2014 nhà cầm quyền trung ương CSVN ban hành nghị định số 32/2014/NĐ-CP về “Quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc”. Tại điều 11 của nghị định này viết rằng “Công trình đường cao tốc chỉ được đưa vào khai thác sử dụng khi bảo đảm yêu cầu thiết kế, bảo đảm chất lượng và đạt tiêu chuẩn theo quy định và phương án tổ chức giao thông được phê duyệt”.
Theo Bộ Xây dựng CSVN, vốn đầu tư (mức chi phí cần thiết để đầu tư xây dựng công trình mới, tính cho một đơn vị diện tích) làm đường cao tốc bốn làn xe ở Việt Nam “bình quân khoảng 11.8 triệu USD/km (tương đương 240 tỉ đồng). Trong đó, khu vực đồng bằng Nam Bộ là trên 17 triệu USD/km (tương đương khoảng 360 tỉ đồng), thấp nhất là khu vực miền núi phía Bắc (khoảng 7 triệu USD/km, tương đương 150 tỉ đồng).”
Trong khi đó, làm xa lộ ở Mỹ chỉ tốn 4.5 triệu USD/km, còn ở Trung quốc tốn khoảng 5 triệu USD/km.
Dù vậy, không có cuộc điều tra nào quy trách nhiệm cho bất cứ quan chức nào về phẩm chất của các đường lộ “ruộng bậc thang” và tìm hiểu xem cái “đội vốn” khủng khiếp đó chui vào chỗ nào, túi ai. (TN)
06-23- 23, 2014 5:22:21 PM
Người dân tố đường quốc lộ số 5 lún là do chất lượng thi công (đoạn Nguyễn Văn Vinh- Hải Phòng). (Hình: Dân Trí)
Hôm Chủ Nhật 22/6/2014, báo Đất Việt có một bài viết mô tả nhiều đường quốc lộ, đường cao tốc hoặc mới được đưa vào sử dụng, hoặc chỉ một thời gian ngắn là lún sụt, chỗ cao chỗ thấp như bậc thang, rất nguy hiểm cho xe cộ. Trước đó ba ngày, báo Dân Trí viết về quốc lộ số 5, từ Hà Nội đi Hải Phòng, mới được nâng cấp tốn hàng trăm tỉ đồng nhưng “hằn lún như ruộng bậc thang” suốt quãng đường dài hơn 20km.
Ngày Thứ Hai 23/6/2014, theo tin Đất Việt, ông thứ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải CSVN, Nguyễn Hồng Trường “cùng các bộ phận liên quan đã có buổi kiểm tra thực tế trên quốc lộ 5”. Kết quả ra sao?
"Chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ tại sao lại có hiện tượng như vậy thì có những nguyên nhân cơ bản như sau: Thứ nhất là trong quá trình khai thác các vị trí ngã tư đèn đỏ, tại đó xe phanh lại để dừng chờ đèn, tạo ra sự trùng phục rất lớn gây lún đường. Bên cạnh đó, mật độ xe quá lớn chứng tỏ nền nhựa chưa đáp ứng được lưu lượng xe hiện nay. Vì thế mỗi ngày đường bị bào mòn và lún thêm một ít theo hằn bánh xe. Hiện nay Bộ GTVT đang phân tích hiện tượng này trên lập luận khoa học hoàn toàn không phải do chất lượng thi công". Báo Đất Việt đăng tải lời ông Nguyễn Hồng Trường giải thích.
Câu hỏi đặt ra là khi lập dự án xây dựng đường xá, chuyên viên của Bộ GTVT đã có tính tới mật độ xe cộ lưu thông “mật độ quá lớn” và “xe phanh lại chờ đèn” mà gây ra tình trạng lún sụt như thế không, để nó đủ sức chịu đựng?
Theo tờ Dân Trí, vì quốc lộ 5 xuống cấp nghiêm trọng “lâu nay được cho là do xe quá khổ, quá tải”. Nhưng tuyến đường này vừa được “nâng cấp” hồi đầu năm 2014 thì “mặt đường còn nhẵn bóng, nguyên màu nhựa mới mà đã xuất hiện nhiều vết lún sâu hoắm”. Từng có các lời tố cáo xe tải 12 tấn hầu hết đã cơi nới để chở lên tới 30 tấn, đường lộ xây dựng không chịu đựng nổi. Được biết, tài xế các xe tải đều “làm luật” ở các trạm thu phí hay trạm kiểm soát nên dù chở “quá tải” đến đâu cũng không thành vấn đề.
Đây không phải chuyện hiếm hoi mà xảy ra trên cả nước từ bắc chí nam, ở mọi con đường được nhà nước CSVN đầu tư xây dựng với tốn kém đắt gấp ba gấp bốn lần chi phí xây dựng đường xá ở Mỹ.
Theo tờ Đất Việt ngày 21/6/2014 đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình dài hơn 100km “mới thông xe hơn một năm nay, nhưng đoạn đường này đã xuất hiện những điểm lún mang tính "tử thần" mà giới tài xế chạy xe tải chuyên nghiệp nói rằng tai nạn xảy ra rất thường trên con đường cao tốc “tử thần”.
Theo báo cáo của Kiểm Toán Nhà Nước, đoạn đường Cầu Giẽ-Ninh Bình được “đội vốn” xây dựng hai lần, từ 3,734 tỉ đồng lên thành 8,974 tỉ đồng khi hoàn tất. Vậy mà vẫn không có được một con đường tử tế. Cơ quan vừa kể báo cáo tình trạng “đội vốn” nhiều như thế chỉ vì “bớt xén đủ kiểu” của đám quan chức Bộ GTVT.
Đã vậy, đám quan chức “kiểm định chất lượng công trình” cũng được chia chác đầy đủ nên “lộ ra nhiều điều vi phạm”. Vật liệu không đúng tiêu chuẩn cũng cho qua. Chiều dày của các lớn kết cấu “không đạt yêu cầu thiết kế” cũng cho qua. Các bên liên quan tới xây dựng cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình không hư hỏng sớm mới là điều lạ.
Theo VNExpress ngày 28/5/2014, tuyến quốc lộ Uông Bí – Hạ Long vừa được khánh thành ngày 18/5/2014 sau hơn 2 năm xây dựng, tốn kém 2,800 tỉ đồng đầu tư. Tuy nhiên, “Đoạn đường gần 9 km trên địa bàn thành phố Hạ Long từ khu Đồn Điền (phường Hà Khẩu) đến khu 2 (phường Đại Yên) xuất hiện nhiều rãnh lún dài theo vết xe. Hiện tượng lún, vỡ mặt nhựa thấy rõ nhất tại một số đoạn qua tổ 91 khu Đồn Điền. Có những vết nứt dài 3-5 m, lún sâu 4-5 cm so với mặt đường. Nhiều chỗ lớp nhựa mới trải bung ra lộ rõ nền đường cũ”.
Theo tờ Đất Việt “Được đánh giá là dự án chiến lược về quy hoạch phát triển giao thông đô thị của thành phố Sài Gòn, đại lộ Đông Tây được đầu tư xây dựng với tổng số vốn lên đến hơn 13,000 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau khi đưa vào sử dụng để giảm tải cho liên tỉnh lộ 25B, mặt đường phía quận 2 từ giao lộ Đồng Văn Cống - đại lộ Đông Tây đến cầu vượt Cát Lái bắt đầu xuất hiện tình trạng sụt, lún, nhiều chỗ bị nứt. Tất cả các đoạn đường cứ chỗ lồi, chỗ lõm, nhìn đúng như ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc Tây Bắc.”
Ngày 22/4/2014 nhà cầm quyền trung ương CSVN ban hành nghị định số 32/2014/NĐ-CP về “Quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc”. Tại điều 11 của nghị định này viết rằng “Công trình đường cao tốc chỉ được đưa vào khai thác sử dụng khi bảo đảm yêu cầu thiết kế, bảo đảm chất lượng và đạt tiêu chuẩn theo quy định và phương án tổ chức giao thông được phê duyệt”.
Theo Bộ Xây dựng CSVN, vốn đầu tư (mức chi phí cần thiết để đầu tư xây dựng công trình mới, tính cho một đơn vị diện tích) làm đường cao tốc bốn làn xe ở Việt Nam “bình quân khoảng 11.8 triệu USD/km (tương đương 240 tỉ đồng). Trong đó, khu vực đồng bằng Nam Bộ là trên 17 triệu USD/km (tương đương khoảng 360 tỉ đồng), thấp nhất là khu vực miền núi phía Bắc (khoảng 7 triệu USD/km, tương đương 150 tỉ đồng).”
Trong khi đó, làm xa lộ ở Mỹ chỉ tốn 4.5 triệu USD/km, còn ở Trung quốc tốn khoảng 5 triệu USD/km.
Dù vậy, không có cuộc điều tra nào quy trách nhiệm cho bất cứ quan chức nào về phẩm chất của các đường lộ “ruộng bậc thang” và tìm hiểu xem cái “đội vốn” khủng khiếp đó chui vào chỗ nào, túi ai. (TN)
06-23- 23, 2014 5:22:21 PM
Lời cuối với vợ trước khi tự thiêu: 'Bà ở lại trông chừng mấy đứa nhỏ. Tôi đi nghe.'
Tự thiêu phản đối giàn khoan HD 981.
WESTMINSTER (NV) - “Ba tôi mất vào lúc 1 giờ 45 phút sáng nay, Thứ Hai, 23 Tháng 6, 2014, tại bệnh viện Tampa General Hospital vì vết bỏng quá nặng.” Chị Hoàng Thục Oanh, con gái của ông Hoàng Thu, người đàn ông tự thiêu tại Florida vào sáng Thứ Sáu vừa qua, nói với phóng viên Người Việt qua điện thoại.
Ông Hoàng Thu, người tự thiêu tại Tampa, Florida vào sáng Thứ Sáu, 20 Tháng Sáu, 2014, với tâm thư để lại "Hai Yang 981 phải rời khỏi V-N hải phận. Anh hùng tử, chí hùng nào tử.” (Hình: Gia đình cung cấp)
Trong tiếng khóc nức nở, con gái của người đàn ông vừa thực hiện một hành động quả cảm bằng cách tự thiêu để phản đối hành vi xâm lấn của Trung Quốc, cho biết, “Không ai trong nhà biết gì hết về chuyện ba làm như vậy. Ba tôi rất bình thường, không có một biểu hiện gì khác thường hết, ba rất khỏe mạnh, không có bệnh đau gì hết.”
Oanh kể, chị cùng chồng con về Việt Nam từ tối ngày Thứ Hai, 16 Tháng Sáu, và theo dự liệu thì đến 18 Tháng Bảy, “khi chồng tôi trở lại Mỹ trông nhà trông tiệm thì ba má sẽ bay về Việt Nam.”
Thế nhưng khi vừa về Sài Gòn được 2 ngày thì chị Oanh nhận được điện thoại của người bạn cùng xóm gọi báo tin “Ba Oanh tự thiêu.” Lúc đó khoảng hơn 11 giờ sáng Thứ Sáu, 20 Tháng Sáu.
“Tôi không tin, tôi nhờ bạn tôi cho nói chuyện trực tiếp với cảnh sát và họ xác nhận tin đó. Tôi mua vé để cả nhà trở về Mỹ ngay lập tức.” Con gái người quá cố nghẹn ngào.
Chị Thục Oanh trở lại Tampa, Florida vào lúc khoảng 7 giờ tối Chủ Nhật, “chạy liền vào bệnh viện thì thấy ba cháy hết rồi. Người ta trùm lại hết, chỉ còn đưa mặt ra cũng cháy đen hết.”
“Tôi hỏi 'sao ba bỏ con đi.' Ba không còn nói gì được, tôi chỉ thấy hình như ba chảy nước mắt. Ba đợi thêm một lát, chồng tôi vào hỏi thêm ba được vài câu thì ba tắt thở. Lúc đó là 1 giờ 45 phút sáng Thứ Hai, 23 Tháng Sáu.” Chị Oanh khóc òa.
Người đàn ông quả cảm Hoàng Thu cùng vợ, bà Lê Thị Huế. (Hình: Gia đình cung cấp)
Người đàn ông tên là Hoàng Thu, sinh ngày 16 Tháng 11, 1942 tại Huế, từng là “lính pháo binh biệt động quan, liên đoàn 9” trong quân đội VNCH. Sau năm 1975, ông Thu cùng gia đình từ Huế trốn vô Sài Gòn, bị bắt đi kinh tế mới ở Đồng Xoài. Từ kinh tế mới trở về, ông Thu chỉ có thể đi làm công việc chân tay, “ai kêu gì làm đó, chứ không thể nào xin được một việc làm ổn định.”
Ông Thu được chị Oanh bảo lãnh sang Mỹ năm 2008. Ông sống cùng vợ và gia đình chị Oanh ở, Silver Lake, Tampa, Florida.
“Ba tôi thích coi tin tức, cũng hay nói những suy nghĩ của ông về tình hình chính trị. Nhưng tôi và má tôi không quan tâm nhiều đến điều này. Ba tôi thường nói nếu mà ba ở California thì ba sẽ làm được nhiều chuyện, tham gia nhiều chuyện, còn ở đây thì không làm gì được hết.” Chị Oanh cho biết.
Tất cả những gì mà gia đình nhận được trước khi ông Thu tự thiêu là “khoảng 15 phút đến 30 phút trước khi tự thiêu, ba tôi gọi điện thoại cho má tôi, khi đó má đang ở ngoài tiệm nail, nói 'Bà ở lại trông chừng mấy đứa nhỏ. Tôi đi nghe.'” Chị Oanh kể.
“Má tôi thấy lạ có hỏi ông đi đâu? Muốn đi đâu thì phải chờ tụi nó về. Thì ba nói 'tụi nó về thì tôi không đi được.' Rồi ba tắt phone. Má tôi gọi lại nhiều lần nhưng ba không nghe. Cho đến khi cảnh sát báo tin cho má tôi biết.” Chị khóc.
Chị Oanh xác nhận tờ giấy có viết dòng chữ “Hai Yang 981 phải rời khỏi V-N hải phận. Anh hùng tử, chí hùng nào tử” là chữ viết của ông Hoàng Thu. “Ba tôi viết chữ đẹp lắm!” Con gái người đàn ông có ý chí kiên cường này nức nở. "Tôi cứ ngỡ như ba tôi ở trên lầu thôi. Tôi không nghĩ là ba tôi chết rồi." Chị Oanh đau đớn.
Hoa tưởng niệm ông Hoàng Thu được đặt tại nơi ông tự thiêu để thể hiện sự phản kháng của mình. (Hình: Kenny Diệp)
Theo lời chị Oanh, vì gia đình quá đơn chiếc, không có nhiều bạn bè, người thân nên chị sẽ không tổ chức đám tang cho ba chị, vì làm ra không có ai hết nên “chỉ thiêu rồi mang lên chùa thôi.”
“Ngày mai nhà quàn sẽ đến nói chuyện và chờ 2-3 ngày nữa khi bệnh viện trả xác ba tôi về thì sẽ đưa đi thiêu ngay.” Chị Oanh cho biết.
Ông Hoàng Thu có vợ là bà Lê Thị Huế và hai con, người con gái đầu là chị Hoàng Thục Oanh, người con trai tên Hoàng Huy Quốc hiện còn ở Việt Nam.
06-23-2014 6:25:37 PM
WESTMINSTER (NV) - “Ba tôi mất vào lúc 1 giờ 45 phút sáng nay, Thứ Hai, 23 Tháng 6, 2014, tại bệnh viện Tampa General Hospital vì vết bỏng quá nặng.” Chị Hoàng Thục Oanh, con gái của ông Hoàng Thu, người đàn ông tự thiêu tại Florida vào sáng Thứ Sáu vừa qua, nói với phóng viên Người Việt qua điện thoại.
Trong tiếng khóc nức nở, con gái của người đàn ông vừa thực hiện một hành động quả cảm bằng cách tự thiêu để phản đối hành vi xâm lấn của Trung Quốc, cho biết, “Không ai trong nhà biết gì hết về chuyện ba làm như vậy. Ba tôi rất bình thường, không có một biểu hiện gì khác thường hết, ba rất khỏe mạnh, không có bệnh đau gì hết.”
Oanh kể, chị cùng chồng con về Việt Nam từ tối ngày Thứ Hai, 16 Tháng Sáu, và theo dự liệu thì đến 18 Tháng Bảy, “khi chồng tôi trở lại Mỹ trông nhà trông tiệm thì ba má sẽ bay về Việt Nam.”
Thế nhưng khi vừa về Sài Gòn được 2 ngày thì chị Oanh nhận được điện thoại của người bạn cùng xóm gọi báo tin “Ba Oanh tự thiêu.” Lúc đó khoảng hơn 11 giờ sáng Thứ Sáu, 20 Tháng Sáu.
“Tôi không tin, tôi nhờ bạn tôi cho nói chuyện trực tiếp với cảnh sát và họ xác nhận tin đó. Tôi mua vé để cả nhà trở về Mỹ ngay lập tức.” Con gái người quá cố nghẹn ngào.
Chị Thục Oanh trở lại Tampa, Florida vào lúc khoảng 7 giờ tối Chủ Nhật, “chạy liền vào bệnh viện thì thấy ba cháy hết rồi. Người ta trùm lại hết, chỉ còn đưa mặt ra cũng cháy đen hết.”
“Tôi hỏi 'sao ba bỏ con đi.' Ba không còn nói gì được, tôi chỉ thấy hình như ba chảy nước mắt. Ba đợi thêm một lát, chồng tôi vào hỏi thêm ba được vài câu thì ba tắt thở. Lúc đó là 1 giờ 45 phút sáng Thứ Hai, 23 Tháng Sáu.” Chị Oanh khóc òa.
Người đàn ông quả cảm Hoàng Thu cùng vợ, bà Lê Thị Huế. (Hình: Gia đình cung cấp)
Người đàn ông tên là Hoàng Thu, sinh ngày 16 Tháng 11, 1942 tại Huế, từng là “lính pháo binh biệt động quan, liên đoàn 9” trong quân đội VNCH. Sau năm 1975, ông Thu cùng gia đình từ Huế trốn vô Sài Gòn, bị bắt đi kinh tế mới ở Đồng Xoài. Từ kinh tế mới trở về, ông Thu chỉ có thể đi làm công việc chân tay, “ai kêu gì làm đó, chứ không thể nào xin được một việc làm ổn định.”
Ông Thu được chị Oanh bảo lãnh sang Mỹ năm 2008. Ông sống cùng vợ và gia đình chị Oanh ở, Silver Lake, Tampa, Florida.
“Ba tôi thích coi tin tức, cũng hay nói những suy nghĩ của ông về tình hình chính trị. Nhưng tôi và má tôi không quan tâm nhiều đến điều này. Ba tôi thường nói nếu mà ba ở California thì ba sẽ làm được nhiều chuyện, tham gia nhiều chuyện, còn ở đây thì không làm gì được hết.” Chị Oanh cho biết.
Tất cả những gì mà gia đình nhận được trước khi ông Thu tự thiêu là “khoảng 15 phút đến 30 phút trước khi tự thiêu, ba tôi gọi điện thoại cho má tôi, khi đó má đang ở ngoài tiệm nail, nói 'Bà ở lại trông chừng mấy đứa nhỏ. Tôi đi nghe.'” Chị Oanh kể.
“Má tôi thấy lạ có hỏi ông đi đâu? Muốn đi đâu thì phải chờ tụi nó về. Thì ba nói 'tụi nó về thì tôi không đi được.' Rồi ba tắt phone. Má tôi gọi lại nhiều lần nhưng ba không nghe. Cho đến khi cảnh sát báo tin cho má tôi biết.” Chị khóc.
Chị Oanh xác nhận tờ giấy có viết dòng chữ “Hai Yang 981 phải rời khỏi V-N hải phận. Anh hùng tử, chí hùng nào tử” là chữ viết của ông Hoàng Thu. “Ba tôi viết chữ đẹp lắm!” Con gái người đàn ông có ý chí kiên cường này nức nở. "Tôi cứ ngỡ như ba tôi ở trên lầu thôi. Tôi không nghĩ là ba tôi chết rồi." Chị Oanh đau đớn.
Hoa tưởng niệm ông Hoàng Thu được đặt tại nơi ông tự thiêu để thể hiện sự phản kháng của mình. (Hình: Kenny Diệp)
Theo lời chị Oanh, vì gia đình quá đơn chiếc, không có nhiều bạn bè, người thân nên chị sẽ không tổ chức đám tang cho ba chị, vì làm ra không có ai hết nên “chỉ thiêu rồi mang lên chùa thôi.”
“Ngày mai nhà quàn sẽ đến nói chuyện và chờ 2-3 ngày nữa khi bệnh viện trả xác ba tôi về thì sẽ đưa đi thiêu ngay.” Chị Oanh cho biết.
Ông Hoàng Thu có vợ là bà Lê Thị Huế và hai con, người con gái đầu là chị Hoàng Thục Oanh, người con trai tên Hoàng Huy Quốc hiện còn ở Việt Nam.
06-23-2014 6:25:37 PM
Ngọc Lan/Người Việt
---
Liên lạc tác giả: Ngoclan@Nguoi-Viet.com
---
Liên lạc tác giả: Ngoclan@Nguoi-Viet.com
Tin buồn: Cụ ông tự thiêu phản đối giàn khoan Trung Cộng đã qua đời
Danlambao - Theo tin từ Cộng đồng Người Việt Quốc Gia Tampa Bay, Florida (Hoa Kỳ), cụ ông Hoàng Thu - người tự thiêu hôm 20/6/2014 để phản đối giàn khoan Trung Cộng đã qua đời tại bệnh viện vào lúc 6 giờ sáng thứ hai, ngày 23/6/2014, hưởng thọ 71 tuổi.
Tin buồn này được ông Trần Công Thức, Chủ tịch Ban chấp hành Cộng đồng Người Việt Quốc Gia Tampa Bay thông báo qua email.
Được biết, trước năm 1975, ông Hoàng Thu từng là một sỹ quan pháo binh thuộc quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Theo gia đình, "Buổi sáng xảy ra sự việc, ông đã nói lời từ giã với bà vợ, sau đó mọi người trong gia đình không biết gì thêm. Người con gái ghi nhận gần đây khi xem tin tức về Biển Đông, ông tỏ ra rất tức giận."
Được biết, trước năm 1975, ông Hoàng Thu từng là một sỹ quan pháo binh thuộc quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Theo gia đình, "Buổi sáng xảy ra sự việc, ông đã nói lời từ giã với bà vợ, sau đó mọi người trong gia đình không biết gì thêm. Người con gái ghi nhận gần đây khi xem tin tức về Biển Đông, ông tỏ ra rất tức giận."
Trước đó, theo tin từ báo Bradenton Herald, vào lúc 11:15 sáng ngày 20/6/2014, ông Hoàng Thu đã bất ngờ tự thiêu tại một bãi cỏ ở Manatee County, Florida. Sau khi đám cháy bùng phát, người dân và cảnh sát đã nỗ lực dập tắt ngọn lửa.
Ông Hoàng Thu sau đó được đưa bằng trực thăng đến bệnh viện Tampa điều trị trong tình trạng bỏng nặng nhưng đã không qua được cơn nguy kịch
Ở hiện trường, người tự thiêu để lại hai tờ giấy viết tay ghi: "Haiyang 981 phải rời khỏi hải phận Việt Nam" và "Anh hùng tử chí hùng nào tử".
Dù buộc phải sống trong cảnh tha hương, nhưng cụ ông Hoàng Thu vẫn một lòng hướng về quê hương và lo lắng cho vận mệnh dân tộc trước họa xâm lăng Trung Cộng.
Về tang lễ, Cộng đồng Người Việt Quốc Gia Tampa Bay viết trong thông báo:
"Thi thể của ông được nhà chức tranh cho phép mang về để ở nhà quàn, có thể ngày mai chúng tôi sẽ biết rõ hơn nơi quàn linh cữu, ngày giờ thăm viếng cũng như tang lễ. Ông là một phật tử.
Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tampa Bay, Florida đang tìm cách giúp đỡ gia đình để lo tang lễ, rất mong được các cộng đồng, người Việt khắp nơi gửi lời phân ưu, chia buồn, và giúp đỡ cho tang quyền. Chúng tôi sẽ thông báo đầy đủ sau khi biết rõ các chi tiết."
Mỹ thành công thử nghiệm đánh chặn hỏa tiễn liên lục địa
WASHINGTON (Reuters) - Hệ thống phòng thủ chống hỏa tiễn của Mỹ do công ty Boeing Co. chế tạo hôm Chủ Nhật đã thành công trong việc đánh trúng một hỏa tiễn tấn công trên biển Thái Bình Dương, trong lần thử nghiệm tiêu diệt thành công đầu tiên từ năm 2008, theo Bộ Quốc Phòng.
Sự ngăn chặn thành công này sẽ giúp xác nhận khả năng hoạt động của hệ thống phòng thủ chống hỏa tiễn liên lục địa, mang tên GMD của công ty Boeing, và cũng là hệ thống duy nhất hiện nay của Mỹ. Hệ thống này dùng loại hỏa tiễn đánh chặn do công ty Raytheon Co. chế tạo, với đầu đạn tách rời khỏi rốc két đẩy và đâm vào hỏa tiễn địch đang bắn tới.
“Ðây là một bước tiến rất quan trọng trong nỗ lực liên tục của chúng ta nhằm cải thiện và gia tăng mức độ tin cậy của hệ thống phòng thủ chống hỏa tiễn liên lục địa,” theo lời giám đốc đứng đầu chương trình MDA của Bộ Quốc Phòng Mỹ, Phó Ðô Ðốc James Syring.
Ông cho hay sẽ tiếp tục có thêm các cuộc thử nghiệm khác để bảo đảm rằng hệ thống ngăn chặn đặt trên đất liền và toàn thể hệ thống phòng thủ quốc gia được hiệu quả và đáng tin cậy.
Nguồn tin từ giới truyền thông hôm Thứ Sáu cho hay Ngũ Giác Ðài đang có hành động sửa đổi giao kèo trị giá $3.48 tỉ với Boeing để đòi có thêm nỗ lực bảo trì và khả năng tin cậy.
Vụ thử hôm Chủ Nhật xảy ra sau khi hệ thống này đã năm lần thất bại trong tám lần thử trước đây, từ thời Tổng Thống Bush cho tới nay.
Hồi đầu tháng này, Phó Ðô Ðốc Syring cho hay nếu vụ thử lần này thất bại sẽ buộc Ngũ Giác Ðài xem xét lại toàn bộ kế họach mua thêm 14 hỏa tiễn nghênh cản, ngoài con số 30 đang có và được bố trí tại Alaska cũng như California. (V.Giang)
06-23-2014 2:38:45 PM
Sự ngăn chặn thành công này sẽ giúp xác nhận khả năng hoạt động của hệ thống phòng thủ chống hỏa tiễn liên lục địa, mang tên GMD của công ty Boeing, và cũng là hệ thống duy nhất hiện nay của Mỹ. Hệ thống này dùng loại hỏa tiễn đánh chặn do công ty Raytheon Co. chế tạo, với đầu đạn tách rời khỏi rốc két đẩy và đâm vào hỏa tiễn địch đang bắn tới.
“Ðây là một bước tiến rất quan trọng trong nỗ lực liên tục của chúng ta nhằm cải thiện và gia tăng mức độ tin cậy của hệ thống phòng thủ chống hỏa tiễn liên lục địa,” theo lời giám đốc đứng đầu chương trình MDA của Bộ Quốc Phòng Mỹ, Phó Ðô Ðốc James Syring.
Ông cho hay sẽ tiếp tục có thêm các cuộc thử nghiệm khác để bảo đảm rằng hệ thống ngăn chặn đặt trên đất liền và toàn thể hệ thống phòng thủ quốc gia được hiệu quả và đáng tin cậy.
Nguồn tin từ giới truyền thông hôm Thứ Sáu cho hay Ngũ Giác Ðài đang có hành động sửa đổi giao kèo trị giá $3.48 tỉ với Boeing để đòi có thêm nỗ lực bảo trì và khả năng tin cậy.
Vụ thử hôm Chủ Nhật xảy ra sau khi hệ thống này đã năm lần thất bại trong tám lần thử trước đây, từ thời Tổng Thống Bush cho tới nay.
Hồi đầu tháng này, Phó Ðô Ðốc Syring cho hay nếu vụ thử lần này thất bại sẽ buộc Ngũ Giác Ðài xem xét lại toàn bộ kế họach mua thêm 14 hỏa tiễn nghênh cản, ngoài con số 30 đang có và được bố trí tại Alaska cũng như California. (V.Giang)
06-23-2014 2:38:45 PM
Philippines - Nhật Bản tăng cường quan hệ chiến lược
Theo lịch trình, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III có chuyến thăm một ngày đến thành phố Hiroshima của Nhật trong hôm nay 24.6 nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên.
Hai nhà lãnh đạo Abe và Aquino III nhất trí tăng cường hợp tác trên biển - Ảnh: AFP
Theo tờ PhilStar, tháp tùng ông Aquino III có Ngoại trưởng Albert del Rosario, Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin, Bộ trưởng Tài chính Cesar Purisima và Cố vấn về tiến trình hòa bình Teresita Deles. Từ đó, tờ báo nhận định hai bên sẽ thảo luận một loạt vấn đề như hợp tác trên biển, cứu trợ nhân đạo, quảng bá thương mại và đầu tư, cũng như thúc đẩy tiến trình hòa bình ở miền nam Philippines giữa chính phủ nước này và tổ chức vũ trang Hồi giáo Moro (MILF).
Trong đó, đáng chú ý nhất là Tổng thống Aquino III và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ hội đàm về các tranh chấp trên biển trong khu vực, đặc biệt là giữa hai nước với Trung Quốc. “Việc cung cấp thông tin về vụ kiện Trung Quốc cho phía Nhật Bản là điều vô cùng quan trọng và tổng thống sẽ cập nhật tình hình mới nhất cho Thủ tướng Abe”, Đài ABS-CBN dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho biết.
Trong cuộc gặp hồi tháng 7.2013, hai nhà lãnh đạo cũng đã chia sẻ quan ngại đối với các hành động trên biển của Trung Quốc và Thủ tướng Abe cam kết triển khai các hình thức hỗ trợ cho đối tác Đông Nam Á, bao gồm giúp cải thiện khả năng của lực lượng tuần duyên Philippines.
24/06/2014 00:23
Thụy Miên
Hai nhà lãnh đạo Abe và Aquino III nhất trí tăng cường hợp tác trên biển - Ảnh: AFP
Theo tờ PhilStar, tháp tùng ông Aquino III có Ngoại trưởng Albert del Rosario, Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin, Bộ trưởng Tài chính Cesar Purisima và Cố vấn về tiến trình hòa bình Teresita Deles. Từ đó, tờ báo nhận định hai bên sẽ thảo luận một loạt vấn đề như hợp tác trên biển, cứu trợ nhân đạo, quảng bá thương mại và đầu tư, cũng như thúc đẩy tiến trình hòa bình ở miền nam Philippines giữa chính phủ nước này và tổ chức vũ trang Hồi giáo Moro (MILF).
Trong đó, đáng chú ý nhất là Tổng thống Aquino III và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ hội đàm về các tranh chấp trên biển trong khu vực, đặc biệt là giữa hai nước với Trung Quốc. “Việc cung cấp thông tin về vụ kiện Trung Quốc cho phía Nhật Bản là điều vô cùng quan trọng và tổng thống sẽ cập nhật tình hình mới nhất cho Thủ tướng Abe”, Đài ABS-CBN dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho biết.
Trong cuộc gặp hồi tháng 7.2013, hai nhà lãnh đạo cũng đã chia sẻ quan ngại đối với các hành động trên biển của Trung Quốc và Thủ tướng Abe cam kết triển khai các hình thức hỗ trợ cho đối tác Đông Nam Á, bao gồm giúp cải thiện khả năng của lực lượng tuần duyên Philippines.
24/06/2014 00:23
Thụy Miên
Chiến lược phong tỏa Trung Quốc của chuyên gia Mỹ
Theo các chuyên gia thuộc Đại học Quốc phòng Mỹ, chiến lược “phong tỏa từ xa” là giải pháp hữu hiệu để đối phó Trung Quốc trong trường hợp xung đột.
Tàu sân bay Mỹ (lớn) cùng tàu chiến Hàn Quốc (giữa) và tàu chiến Nhật trong một đợt tập trận chung - Ảnh: Globalmilitaryreview
Cách đây hơn 4 năm, Trung tâm đánh giá chính sách và chiến lược (CSBA) của Mỹ công bố báo cáo về khái niệm Chiến tranh không - biển (ASB) để đối phó chiến lược chống tiếp cận A2/AD của Trung Quốc (TQ). Quan điểm cốt lõi là trong trường hợp xảy ra xung đột, Mỹ và các đồng minh sẽ dùng không quân và hải quân tấn công phủ đầu các hệ thống trinh sát, phòng không và tên lửa của TQ, kể cả trên đất liền. Từ đó đến nay, ASB trở thành một chủ đề “thời thượng”, được giới phân tích và truyền thông bình luận, ca ngợi rất nhiều mỗi khi bàn về quân sự, an ninh khu vực hay quan hệ Mỹ - Trung.
Tuy nhiên, trong bài viết mới đăng trên chuyên san The National Interest, hai nhà nghiên cứu T.X.Hammes và R.D.Hooker Jr. thuộc Đại học Quốc phòng Mỹ cho rằng khái niệm ASB của CSBA “mơ hồ, khó khả thi và khiêu khích”. Theo hai chuyên gia này, chủ động tấn công các cơ sở của TQ vừa khó thực hiện vừa có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh hạt nhân hủy diệt. Điều này sẽ khiến các đồng minh của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương lo ngại rằng lãnh thổ của mình sẽ bị dùng để phát động tấn công phủ đầu TQ và họ sẽ lãnh đủ nếu Bắc Kinh quyết định dùng vũ khí hạt nhân để phản đòn.
Phong tỏa quân sự, cô lập kinh tế
Từ đó, hai ông Hammes và Hooker Jr. đề xuất chiến lược quân sự mới mang tên “Kiểm soát ngoài khơi: Bảo vệ chuỗi đảo thứ nhất” mà họ cho là hiệu quả và ít tốn kém hơn so với ASB của CSBA cho một cuộc chiến tranh thông thường. Chuỗi đảo thứ nhất là khái niệm chỉ vòng cung bao quanh lãnh hải TQ trải dài từ quần đảo Kuril ở phía bắc qua Nhật Bản, xuống Đài Loan, Philippines đến tận Indonesia. Lâu nay, TQ vẫn xem đây là “hàng rào kẽm gai” ngăn chặn nước này tiến ra biển và trở thành một thế lực toàn cầu. Vì thế, ý định chiếm lĩnh biển Đông và Hoa Đông cũng nhằm một phần để mở đường “chọc thủng” chuỗi đảo thứ nhất.
Theo chiến lược “Kiểm soát ngoài khơi: Bảo vệ chuỗi đảo thứ nhất”, Mỹ và đồng minh sẽ thành lập các vòng phòng thủ đồng tâm ngăn chặn TQ sử dụng vùng biển trong chuỗi đảo, bảo vệ lãnh hải và không phận của các quốc gia trong khu vực này, đồng thời kiểm soát không gian biển bên ngoài. Quan trọng nhất là không chủ trương tấn công TQ vì điều này có thể đẩy xung đột đến mức chiến tranh hạt nhân. Thay vào đó, Mỹ và đồng minh tận dụng lợi thế địa lý để ngăn chặn tuyến đường xuất nhập khẩu quan trọng của TQ, làm suy yếu nghiêm trọng nền kinh tế nước này.
Cụ thể, Mỹ và đồng minh sẽ dùng tàu ngầm tấn công, thủy lôi, tên lửa hành trình và hệ thống phòng không để phong tỏa TQ bên trong chuỗi đảo. Khu vực này sẽ được tuyên bố thành vùng hạn chế hàng hải với cảnh báo các tàu vào khu vực sẽ bị bắt giữ hoặc đánh chìm. Khi đó, Mỹ có thể ngăn chặn tàu hàng và tàu dầu lớn ra vào, nhanh chóng cô lập nền kinh tế TQ. Chưa hết, tàu chiến, máy bay của nước này khi ra khỏi giới hạn lãnh hải 12 hải lý sẽ lập tức bị tấn công.
Tác dụng răn đe
Hai chuyên gia Đại học Quốc phòng Mỹ khẳng định chiến lược mới của họ không cần đến những công nghệ quốc phòng bí mật và tốn kém như ASB mà chỉ cần Mỹ phối hợp tốt với các đồng minh là có thể phong tỏa TQ trong một thời gian dài. Để đạt được điều này, Mỹ cần tăng cường tập trận chung, nâng cao trao đổi quốc phòng và giúp đẩy mạnh khả năng phòng thủ trên biển, trên không cho đồng minh.
Theo The National Interest, TQ chỉ có thể phá vỡ thế bao vây bằng cách xây dựng lực lượng hải quân có khả năng hoạt động toàn cầu hoặc phát triển tuyến đường vận chuyển trên bộ để thay thế tuyến đường biển bị chặn, nhưng cả hai đều rất khó khả khi. TQ đã chi hàng trăm tỉ USD và mất nhiều thập niên nhưng vẫn chưa sánh được với các cường quốc hải quân. Mặt khác, trong năm 2012, nước này xuất sang châu Âu khoảng 9,74 tỉ tấn hàng hóa và nếu dùng đường bộ để vận chuyển thì phải cần ít nhất 1.000 đoàn tàu hỏa chở hàng/ngày.
Từ những viễn cảnh trên, hai chuyên gia kết luận tác dụng lớn nhất của chiến lược do họ đề xuất là tính răn đe. Theo họ, TQ hiện đang tính toán rằng nước này có thể gây hấn, khiêu khích trên biển Đông lẫn Hoa Đông vì đủ khả năng chiến thắng trong một cuộc xung đột nhỏ, chớp nhoáng và ngắn hạn. Với “Kiểm soát ngoài khơi: Bảo vệ chuỗi đảo thứ nhất”, Bắc Kinh sẽ nhận ra rằng thay vì một cuộc chiến ngắn, mình sẽ bị cuốn vào một vòng vây không có lối ra, dẫn đến sụp đổ kinh tế. Từ đó, nước này sẽ buộc phải tự kiềm chế trong các tranh chấp cũng như bỏ ý đồ dùng vũ lực thay đổi hiện trạng khu vực.
24/06/2014 05:30
Văn Khoa
Tàu sân bay Mỹ (lớn) cùng tàu chiến Hàn Quốc (giữa) và tàu chiến Nhật trong một đợt tập trận chung - Ảnh: Globalmilitaryreview
Cách đây hơn 4 năm, Trung tâm đánh giá chính sách và chiến lược (CSBA) của Mỹ công bố báo cáo về khái niệm Chiến tranh không - biển (ASB) để đối phó chiến lược chống tiếp cận A2/AD của Trung Quốc (TQ). Quan điểm cốt lõi là trong trường hợp xảy ra xung đột, Mỹ và các đồng minh sẽ dùng không quân và hải quân tấn công phủ đầu các hệ thống trinh sát, phòng không và tên lửa của TQ, kể cả trên đất liền. Từ đó đến nay, ASB trở thành một chủ đề “thời thượng”, được giới phân tích và truyền thông bình luận, ca ngợi rất nhiều mỗi khi bàn về quân sự, an ninh khu vực hay quan hệ Mỹ - Trung.
Tuy nhiên, trong bài viết mới đăng trên chuyên san The National Interest, hai nhà nghiên cứu T.X.Hammes và R.D.Hooker Jr. thuộc Đại học Quốc phòng Mỹ cho rằng khái niệm ASB của CSBA “mơ hồ, khó khả thi và khiêu khích”. Theo hai chuyên gia này, chủ động tấn công các cơ sở của TQ vừa khó thực hiện vừa có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh hạt nhân hủy diệt. Điều này sẽ khiến các đồng minh của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương lo ngại rằng lãnh thổ của mình sẽ bị dùng để phát động tấn công phủ đầu TQ và họ sẽ lãnh đủ nếu Bắc Kinh quyết định dùng vũ khí hạt nhân để phản đòn.
Phong tỏa quân sự, cô lập kinh tế
Từ đó, hai ông Hammes và Hooker Jr. đề xuất chiến lược quân sự mới mang tên “Kiểm soát ngoài khơi: Bảo vệ chuỗi đảo thứ nhất” mà họ cho là hiệu quả và ít tốn kém hơn so với ASB của CSBA cho một cuộc chiến tranh thông thường. Chuỗi đảo thứ nhất là khái niệm chỉ vòng cung bao quanh lãnh hải TQ trải dài từ quần đảo Kuril ở phía bắc qua Nhật Bản, xuống Đài Loan, Philippines đến tận Indonesia. Lâu nay, TQ vẫn xem đây là “hàng rào kẽm gai” ngăn chặn nước này tiến ra biển và trở thành một thế lực toàn cầu. Vì thế, ý định chiếm lĩnh biển Đông và Hoa Đông cũng nhằm một phần để mở đường “chọc thủng” chuỗi đảo thứ nhất.
Theo chiến lược “Kiểm soát ngoài khơi: Bảo vệ chuỗi đảo thứ nhất”, Mỹ và đồng minh sẽ thành lập các vòng phòng thủ đồng tâm ngăn chặn TQ sử dụng vùng biển trong chuỗi đảo, bảo vệ lãnh hải và không phận của các quốc gia trong khu vực này, đồng thời kiểm soát không gian biển bên ngoài. Quan trọng nhất là không chủ trương tấn công TQ vì điều này có thể đẩy xung đột đến mức chiến tranh hạt nhân. Thay vào đó, Mỹ và đồng minh tận dụng lợi thế địa lý để ngăn chặn tuyến đường xuất nhập khẩu quan trọng của TQ, làm suy yếu nghiêm trọng nền kinh tế nước này.
Cụ thể, Mỹ và đồng minh sẽ dùng tàu ngầm tấn công, thủy lôi, tên lửa hành trình và hệ thống phòng không để phong tỏa TQ bên trong chuỗi đảo. Khu vực này sẽ được tuyên bố thành vùng hạn chế hàng hải với cảnh báo các tàu vào khu vực sẽ bị bắt giữ hoặc đánh chìm. Khi đó, Mỹ có thể ngăn chặn tàu hàng và tàu dầu lớn ra vào, nhanh chóng cô lập nền kinh tế TQ. Chưa hết, tàu chiến, máy bay của nước này khi ra khỏi giới hạn lãnh hải 12 hải lý sẽ lập tức bị tấn công.
Tác dụng răn đe
Hai chuyên gia Đại học Quốc phòng Mỹ khẳng định chiến lược mới của họ không cần đến những công nghệ quốc phòng bí mật và tốn kém như ASB mà chỉ cần Mỹ phối hợp tốt với các đồng minh là có thể phong tỏa TQ trong một thời gian dài. Để đạt được điều này, Mỹ cần tăng cường tập trận chung, nâng cao trao đổi quốc phòng và giúp đẩy mạnh khả năng phòng thủ trên biển, trên không cho đồng minh.
Theo The National Interest, TQ chỉ có thể phá vỡ thế bao vây bằng cách xây dựng lực lượng hải quân có khả năng hoạt động toàn cầu hoặc phát triển tuyến đường vận chuyển trên bộ để thay thế tuyến đường biển bị chặn, nhưng cả hai đều rất khó khả khi. TQ đã chi hàng trăm tỉ USD và mất nhiều thập niên nhưng vẫn chưa sánh được với các cường quốc hải quân. Mặt khác, trong năm 2012, nước này xuất sang châu Âu khoảng 9,74 tỉ tấn hàng hóa và nếu dùng đường bộ để vận chuyển thì phải cần ít nhất 1.000 đoàn tàu hỏa chở hàng/ngày.
Từ những viễn cảnh trên, hai chuyên gia kết luận tác dụng lớn nhất của chiến lược do họ đề xuất là tính răn đe. Theo họ, TQ hiện đang tính toán rằng nước này có thể gây hấn, khiêu khích trên biển Đông lẫn Hoa Đông vì đủ khả năng chiến thắng trong một cuộc xung đột nhỏ, chớp nhoáng và ngắn hạn. Với “Kiểm soát ngoài khơi: Bảo vệ chuỗi đảo thứ nhất”, Bắc Kinh sẽ nhận ra rằng thay vì một cuộc chiến ngắn, mình sẽ bị cuốn vào một vòng vây không có lối ra, dẫn đến sụp đổ kinh tế. Từ đó, nước này sẽ buộc phải tự kiềm chế trong các tranh chấp cũng như bỏ ý đồ dùng vũ lực thay đổi hiện trạng khu vực.
24/06/2014 05:30
Văn Khoa
Vài giải pháp cho Việt Nam
Những hỗn loạn và bạo lực bùng nổ ở Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của thế giới khỏi các nguyên nhân căn bản của căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam, và thật ra là giữa Trung Quốc và khu vực.
Ngày 23 tháng Sáu, một tàu kiểm ngư Việt Nam bị 5 tàu Trung Quốc vây ép, phun nước, sau đó đâm thẳng vào hai mạn với tốc độ cao. Hình: Vietnam +
Về bản chất, chúng xuất phát từ yêu sách vô căn cứ pháp lý của Bắc Kinh, đòi chủ quyền đối với hơn 80% biển của khu vực, và từ ý đồ của Bắc Kinh nhằm áp đặt tính chính đáng cho các yêu sách đó thông qua các biện pháp vũ lực.
Trên bình diện quốc tế, việc Bắc Kinh cho quân đội canh giữ giàn khoan dầu khổng lồ của họ trong vùng biển tranh chấp được hiểu là một hoạt động mang tính chính trị, nhằm thay đổi hiện trạng ở Đông Á. Còn đối với Việt Nam, hành động của Bắc Kinh buộc giới lãnh đạo Việt Nam phải suy nghĩ lại một cách cơ bản về tầm nhìn chiến lược của họ – một công việc vừa nguy hiểm vừa mang lại cơ hội. Hiện tại, lãnh đạo Việt Nam đối mặt với ba thách thức.
Thách thức thứ nhất là dọn dẹp và tái thiết, để giải quyết và vượt qua những hậu quả còn tồn đọng của các cuộc bạo loạn hai tuần trước. Rất cần phải nhấn mạnh rằng nguyên nhân chính xác của vụ hỗn loạn vẫn chưa được xác định, và trên thực tế, nguyên nhân đó có vẻ khác nhau tùy theo ba nơi xảy ra biến cố. Cũng cần phải lưu ý rằng bạo loạn xảy ra ở ba tỉnh chứ không phải 21, như nhiều nơi đã đưa tin sai. Chết chóc, thương tật, và thiệt hại như xảy ra đã không có lợi chút nào cho hình ảnh Việt Nam. Và những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm gia tăng áp lực, thông qua các biện pháp chính trị, kinh tế và quân sự, cũng vậy.
Liên quan đến các vụ bạo loạn, khó khăn lớn nhất của Hà Nội là mở rộng điều tra và đưa ra được một cách giải thích rõ ràng về nguyên nhân gây bạo loạn, tiến hành bồi thường nhanh chóng, và bằng mọi cách cần thiết, thể hiện cho toàn thế giới thấy tại Việt Nam vẫn sẽ là một môi trường đầu tư hấp dẫn. Người ta có thể hy vọng là những việc làm cụ thể theo hướng này đang được tiến hành.
Căn bản hơn, người dân Việt Nam đang đối diện với những quyết định về tương lai của đất nước. Trên thực tế, có hai nhóm câu hỏi khác nhau nhưng có liên quan đến nhau. Thứ nhất là nhóm các câu hỏi về những chiến thuật mà Việt Nam nên sử dụng để đáp lại lối hành xử của Bắc Kinh. Thứ hai là nhóm các câu hỏi về tầm nhìn chiến lược xa hơn của Việt Nam, các mối quan hệ và các điều kiện mà nước này cần để có thể sống trong hòa bình, thịnh vượng, và an ninh trong những năm tới và thập kỷ tới.
Việc Hà Nội phản ứng với Bắc Kinh một cách thận trọng và thăm dò là điều có thể thấy trước, khi mà sức mạnh của hai bên không cân xứng và thực tế là Việt Nam hiện tại không có đồng minh. Có quá ít lựa chọn, lãnh đạo Việt Nam cho thấy – ngày càng rõ ràng hơn – rằng họ không chấp nhận các yêu sách của Trung Quốc, và họ sẽ phản ứng chỉ bằng các biện pháp ngoại giao và pháp lý. Mặc dù mọi nước đều có quyền tự vệ, nhưng Việt Nam đã đúng khi nhấn mạnh yêu cầu phải tránh đối đầu quân sự. Quân sự hóa xung đột sẽ chỉ gây ra thất bại.
Tàu và máy bay Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nguồn: VnExpress
Nếu không có một đột phá về mặt ngoại giao thì theo quan điểm của chúng tôi, Hà Nội nên tiến hành ba bước sau đây:
1. Trước tiên, Hà Nội nên đề nghị Tòa án Quốc tế về UNCLOS ra một phán quyết rằng mọi cấu trúc tự nhiên trên biển Hoa Nam đều là đá và như vậy thì chỉ được hưởng 12 hải lý lãnh hải. Trong trường hợp đó, phần biển còn lại trong khu vực (trừ các vùng đặc quyền kinh tế – EEZ – của các nước) sẽ đều có quy chế của biển quốc tế. Yêu sách của Bắc Kinh, cho rằng quần đảo Paracel [tức là Hoàng Sa trong tiếng Việt] (mà họ chiếm đóng trái phép) xứng đáng có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý chắc chắn sẽ bị tuyên vô hiệu lực. Điều đó có nghĩa là, các đảo thuộc quần đảo Paracel mà hiện tại đang bị Bắc Kinh kiểm soát sẽ đều chỉ có lãnh hải 12 hải lý, và việc triển khai giàn khoan dầu tuần trước và tuần này sẽ là bất hợp pháp.
2. Thứ hai, Việt Nam nên tham gia vụ kiện của Philippines, kiện đường 9 đoạn, dựa trên căn cứ rằng không thể có vùng nước lịch sử nào cả, trừ phi đó là một cái vịnh; mọi yêu sách về chủ quyền trên biển đều phải đặt cơ sở trên đất.
3. Thứ ba, Hà Nội nên xem xét hủy bỏ tất cả các yêu sách đối với những cấu trúc đá nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và Malaysia, và ngồi vào bàn đàm phán, thỏa thuận với các quốc gia ASEAN khác cũng có yêu sách chủ quyền, để công nhận chủ quyền đối với những cấu trúc đá mà hiện tại các nước đó đang nắm giữ. Căng thẳng trên biển Hoa Nam chưa hề có dấu hiệu giảm bớt. Hà Nội và Manila có thể hiện ra rằng họ muốn hữu nghị với Trung Quốc đặt trên cơ sở tôn trọng, hợp tác, tuân thủ các điều ước quốc tế và thông lệ quốc tế. Hà Nội và Manila nên đi trước để làm gương, và nên ngay lập tức giải quyết tranh chấp giữa chính họ với nhau, đồng thời tìm cách kết nối với Malaysia, Indonesia và các đối tác khác.
Quay trở lại với chuyện tương lai của Việt Nam. Việc căng thẳng gia tăng trên Biển Đông của Việt Nam đã gây ra một loạt diễn biến, buộc Hà Nội và thật ra là toàn thể người dân Việt Nam phải đánh giá lại tầm nhìn chiến lược của nước mình. Rất nhiều người ở Việt Nam tin rằng cách bảo vệ đất nước tốt nhất là thoát Trung, bằng cách tiến hành những cải cách thể chế ‘thay đổi cục diện’ – vốn dĩ cần thiết để giành được sự ủng hộ của khu vực và quốc tế. Những cải cách đó bao gồm cả cam kết thực thi nhà nước pháp quyền, thực thi các sửa đổi hiến pháp căn bản, và làm cho Việt Nam phù hợp một cách nhanh chóng và thực chất với các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền mà chính Nhà nước Việt Nam đã cam kết.
Tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam hoạt động gần khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981. Hình: VnExpress
Mặc dù các bước đi táo bạo đó có thể bị nhiều người cho là bất khả thi về chính trị, hay nói đơn giản là không thể thực hiện được, nhưng các bạn hãy dành một phút để nhớ lại rằng, Việt Nam hiện đang đối đầu Trung Hoa một cách cô độc. Tuy Việt Nam vẫn phải theo đuổi quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, nhưng họ chỉ có thể sống trong an toàn, an ninh, được thế giới tôn trọng và ủng hộ, mà điều đó chỉ có thể có được nếu các lãnh đạo và nhân dân của họ xây dựng một tương lai trong đó Việt Nam được độc lập, tự do, và có một trật tự xã hội dân chủ hơn, minh bạch hơn. Cũng giống như với Myanmar, thế giới có thể ủng hộ Việt Nam ngay lập tức.
Điều mà Trung Quốc, Việt Nam, và toàn thể khu vực cần là năng lực lãnh đạo tốt hơn và có trách nhiệm hơn. Từ Đông Bắc Á cho đến Đông Nam Á, các nhà lãnh đạo của Đông Á phải phối hợp thúc đẩy hòa bình và trật tự trong khu vực trên cơ sở hợp tác thay vì hăm dọa.
Giới lãnh đạo chính trị Trung Hoa đã liên tục nói về sự ‘trỗi dậy hòa bình’ của Trung Quốc. Nhưng chỉ có chính họ phải chịu trách nhiệm về việc Trung Quốc nhanh chóng bị các nước láng giềng trong khu vực căm ghét và làm cho Mỹ cũng như các siêu cường khác trên thế giới lo ngại. Nếu muốn có hòa bình và trật tự ở châu Á Thái Bình Dương, Bắc Kinh phải áp dụng các chuẩn mực quốc tế, phải từ bỏ đường 9 đoạn vô căn cứ pháp lý, và phải bắt đầu công việc đàm phán, thương lượng một cách chính trực hơn. Khi đó và chỉ khi đó, Trung Quốc mới giành được sự tin tưởng và tôn trọng của khu vực và thế giới.
06-23-2014 12:38:56 PM
Jonathan Đ. London - Vũ Quang Việt
Từ Blog
Ngày 23 tháng Sáu, một tàu kiểm ngư Việt Nam bị 5 tàu Trung Quốc vây ép, phun nước, sau đó đâm thẳng vào hai mạn với tốc độ cao. Hình: Vietnam +
Về bản chất, chúng xuất phát từ yêu sách vô căn cứ pháp lý của Bắc Kinh, đòi chủ quyền đối với hơn 80% biển của khu vực, và từ ý đồ của Bắc Kinh nhằm áp đặt tính chính đáng cho các yêu sách đó thông qua các biện pháp vũ lực.
Trên bình diện quốc tế, việc Bắc Kinh cho quân đội canh giữ giàn khoan dầu khổng lồ của họ trong vùng biển tranh chấp được hiểu là một hoạt động mang tính chính trị, nhằm thay đổi hiện trạng ở Đông Á. Còn đối với Việt Nam, hành động của Bắc Kinh buộc giới lãnh đạo Việt Nam phải suy nghĩ lại một cách cơ bản về tầm nhìn chiến lược của họ – một công việc vừa nguy hiểm vừa mang lại cơ hội. Hiện tại, lãnh đạo Việt Nam đối mặt với ba thách thức.
Thách thức thứ nhất là dọn dẹp và tái thiết, để giải quyết và vượt qua những hậu quả còn tồn đọng của các cuộc bạo loạn hai tuần trước. Rất cần phải nhấn mạnh rằng nguyên nhân chính xác của vụ hỗn loạn vẫn chưa được xác định, và trên thực tế, nguyên nhân đó có vẻ khác nhau tùy theo ba nơi xảy ra biến cố. Cũng cần phải lưu ý rằng bạo loạn xảy ra ở ba tỉnh chứ không phải 21, như nhiều nơi đã đưa tin sai. Chết chóc, thương tật, và thiệt hại như xảy ra đã không có lợi chút nào cho hình ảnh Việt Nam. Và những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm gia tăng áp lực, thông qua các biện pháp chính trị, kinh tế và quân sự, cũng vậy.
Liên quan đến các vụ bạo loạn, khó khăn lớn nhất của Hà Nội là mở rộng điều tra và đưa ra được một cách giải thích rõ ràng về nguyên nhân gây bạo loạn, tiến hành bồi thường nhanh chóng, và bằng mọi cách cần thiết, thể hiện cho toàn thế giới thấy tại Việt Nam vẫn sẽ là một môi trường đầu tư hấp dẫn. Người ta có thể hy vọng là những việc làm cụ thể theo hướng này đang được tiến hành.
Căn bản hơn, người dân Việt Nam đang đối diện với những quyết định về tương lai của đất nước. Trên thực tế, có hai nhóm câu hỏi khác nhau nhưng có liên quan đến nhau. Thứ nhất là nhóm các câu hỏi về những chiến thuật mà Việt Nam nên sử dụng để đáp lại lối hành xử của Bắc Kinh. Thứ hai là nhóm các câu hỏi về tầm nhìn chiến lược xa hơn của Việt Nam, các mối quan hệ và các điều kiện mà nước này cần để có thể sống trong hòa bình, thịnh vượng, và an ninh trong những năm tới và thập kỷ tới.
Việc Hà Nội phản ứng với Bắc Kinh một cách thận trọng và thăm dò là điều có thể thấy trước, khi mà sức mạnh của hai bên không cân xứng và thực tế là Việt Nam hiện tại không có đồng minh. Có quá ít lựa chọn, lãnh đạo Việt Nam cho thấy – ngày càng rõ ràng hơn – rằng họ không chấp nhận các yêu sách của Trung Quốc, và họ sẽ phản ứng chỉ bằng các biện pháp ngoại giao và pháp lý. Mặc dù mọi nước đều có quyền tự vệ, nhưng Việt Nam đã đúng khi nhấn mạnh yêu cầu phải tránh đối đầu quân sự. Quân sự hóa xung đột sẽ chỉ gây ra thất bại.
Tàu và máy bay Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nguồn: VnExpress
Nếu không có một đột phá về mặt ngoại giao thì theo quan điểm của chúng tôi, Hà Nội nên tiến hành ba bước sau đây:
1. Trước tiên, Hà Nội nên đề nghị Tòa án Quốc tế về UNCLOS ra một phán quyết rằng mọi cấu trúc tự nhiên trên biển Hoa Nam đều là đá và như vậy thì chỉ được hưởng 12 hải lý lãnh hải. Trong trường hợp đó, phần biển còn lại trong khu vực (trừ các vùng đặc quyền kinh tế – EEZ – của các nước) sẽ đều có quy chế của biển quốc tế. Yêu sách của Bắc Kinh, cho rằng quần đảo Paracel [tức là Hoàng Sa trong tiếng Việt] (mà họ chiếm đóng trái phép) xứng đáng có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý chắc chắn sẽ bị tuyên vô hiệu lực. Điều đó có nghĩa là, các đảo thuộc quần đảo Paracel mà hiện tại đang bị Bắc Kinh kiểm soát sẽ đều chỉ có lãnh hải 12 hải lý, và việc triển khai giàn khoan dầu tuần trước và tuần này sẽ là bất hợp pháp.
2. Thứ hai, Việt Nam nên tham gia vụ kiện của Philippines, kiện đường 9 đoạn, dựa trên căn cứ rằng không thể có vùng nước lịch sử nào cả, trừ phi đó là một cái vịnh; mọi yêu sách về chủ quyền trên biển đều phải đặt cơ sở trên đất.
3. Thứ ba, Hà Nội nên xem xét hủy bỏ tất cả các yêu sách đối với những cấu trúc đá nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và Malaysia, và ngồi vào bàn đàm phán, thỏa thuận với các quốc gia ASEAN khác cũng có yêu sách chủ quyền, để công nhận chủ quyền đối với những cấu trúc đá mà hiện tại các nước đó đang nắm giữ. Căng thẳng trên biển Hoa Nam chưa hề có dấu hiệu giảm bớt. Hà Nội và Manila có thể hiện ra rằng họ muốn hữu nghị với Trung Quốc đặt trên cơ sở tôn trọng, hợp tác, tuân thủ các điều ước quốc tế và thông lệ quốc tế. Hà Nội và Manila nên đi trước để làm gương, và nên ngay lập tức giải quyết tranh chấp giữa chính họ với nhau, đồng thời tìm cách kết nối với Malaysia, Indonesia và các đối tác khác.
Quay trở lại với chuyện tương lai của Việt Nam. Việc căng thẳng gia tăng trên Biển Đông của Việt Nam đã gây ra một loạt diễn biến, buộc Hà Nội và thật ra là toàn thể người dân Việt Nam phải đánh giá lại tầm nhìn chiến lược của nước mình. Rất nhiều người ở Việt Nam tin rằng cách bảo vệ đất nước tốt nhất là thoát Trung, bằng cách tiến hành những cải cách thể chế ‘thay đổi cục diện’ – vốn dĩ cần thiết để giành được sự ủng hộ của khu vực và quốc tế. Những cải cách đó bao gồm cả cam kết thực thi nhà nước pháp quyền, thực thi các sửa đổi hiến pháp căn bản, và làm cho Việt Nam phù hợp một cách nhanh chóng và thực chất với các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền mà chính Nhà nước Việt Nam đã cam kết.
Tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam hoạt động gần khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981. Hình: VnExpress
Mặc dù các bước đi táo bạo đó có thể bị nhiều người cho là bất khả thi về chính trị, hay nói đơn giản là không thể thực hiện được, nhưng các bạn hãy dành một phút để nhớ lại rằng, Việt Nam hiện đang đối đầu Trung Hoa một cách cô độc. Tuy Việt Nam vẫn phải theo đuổi quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, nhưng họ chỉ có thể sống trong an toàn, an ninh, được thế giới tôn trọng và ủng hộ, mà điều đó chỉ có thể có được nếu các lãnh đạo và nhân dân của họ xây dựng một tương lai trong đó Việt Nam được độc lập, tự do, và có một trật tự xã hội dân chủ hơn, minh bạch hơn. Cũng giống như với Myanmar, thế giới có thể ủng hộ Việt Nam ngay lập tức.
Điều mà Trung Quốc, Việt Nam, và toàn thể khu vực cần là năng lực lãnh đạo tốt hơn và có trách nhiệm hơn. Từ Đông Bắc Á cho đến Đông Nam Á, các nhà lãnh đạo của Đông Á phải phối hợp thúc đẩy hòa bình và trật tự trong khu vực trên cơ sở hợp tác thay vì hăm dọa.
Giới lãnh đạo chính trị Trung Hoa đã liên tục nói về sự ‘trỗi dậy hòa bình’ của Trung Quốc. Nhưng chỉ có chính họ phải chịu trách nhiệm về việc Trung Quốc nhanh chóng bị các nước láng giềng trong khu vực căm ghét và làm cho Mỹ cũng như các siêu cường khác trên thế giới lo ngại. Nếu muốn có hòa bình và trật tự ở châu Á Thái Bình Dương, Bắc Kinh phải áp dụng các chuẩn mực quốc tế, phải từ bỏ đường 9 đoạn vô căn cứ pháp lý, và phải bắt đầu công việc đàm phán, thương lượng một cách chính trực hơn. Khi đó và chỉ khi đó, Trung Quốc mới giành được sự tin tưởng và tôn trọng của khu vực và thế giới.
06-23-2014 12:38:56 PM
Jonathan Đ. London - Vũ Quang Việt
Từ Blog
Nhật Bản và Trung Quốc – Kẻ thù không đội trời chung
Học viện Quốc phòng Nhật Bản nằm thơ mộng ở bên trên Vịnh Tokyo. Lực lượng lãnh đạo quân đội của Nhật Bản được đào tạo ở đây. Sếp học viện từ tháng Tư 2012 là Ryosei Kokubun. Ryosei Kokubun không phải là nhà binh, mà là người dân sự, trước đó, ông là giáo sư của đại học nổi tiếng Keio.
Nổi bật trong cuộc trao đổi với ông thường là câu nói ngắn gọn: “We have to be prepared.” Chúng tôi phải chuẩn bị sẵn sàng. Cho điều gì? Ông không buộc phải nói ra và cũng không nói ra. Như thế cũng đã rõ là ông muốn nói gì: Chúng tôi phải chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc xung đột quân sự với Trung Quốc. Đó là một con bồ câu nói, vì Kokubun không thuộc phe diều hâu ở Nhật.
Đó là một quan hệ khó khăn giữa Trung Quốc và Nhật Bản, có lẽ là quan hệ khó khăn nhất mà Trung Quốc có với một đất nước khác. Từ quan điểm của Trung Quốc thì các lý do đã rõ: Không có nước nào khác đã gây hại cho Trung Quốc nhiều hơn là Nhật Bản. Điều đó bắt đầu với một chiến bại trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ Nhất 1894/95 mà hậu quả của nó là vùng Mãn Châu, phần Đông Bắc của Trung Quốc, thuộc Nhật, và tiếp tục với cuộc Chiến tranh chống Nhật – tên chính thức của Trung Quốc – từ 1937 tới 1945 mà trong đó người Nhật đã tàn phá Trung Quốc nặng nề.
Điều mà người Trung Quốc lên án đúng về người Nhật là sự việc, rằng họ chưa từng bao giờ xin lỗi xứng đáng với những hành động tàn ác trong cuộc Chiến tranh chống Nhật. Đặc biệt là cuộc thảm sát Nam Kinh mà người Nhật trong mùa Đông 1937/1938 đã giết chết trên 200,000 (phiên bản Nhật) hay trên 300,000 người Trung Quốc (cách đếm của Trung Quốc).
Vì vậy, chính vì là người Đức mà người ta thường hay nghe được lý lẽ: Người Đức các anh đã xin lỗi một cách gương mẫu cho các tội phạm của các anh trong Đệ nhị Thế chiến ở các nạn nhân. Tại sao người Nhật lại không thể làm được việc đó?
Vì vậy mà phải mất một thời gian dài, cho tới khi các quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật bản được bình thường hóa một ít. Mãi tới tháng Mười Hai 1972 – nối tiếp theo lần nhích lại gần nhau Mỹ-Trung – quan hệ ngoại giao mới được thiết lập. Rồi tiếp theo sau đó trong mùa Hè 1978 là một hiệp ước hòa bình và hữu nghị.
Thế nhưng tiếp theo những dấu hiệu tốt đẹp này lại là một sự hoán chuyển liên tục giữa tiếp cận và xa lánh, tùy theo người nào nắm quyền ở Tokyo.
Nắm quyền từ cuối 2012 là Shinzo Abe, một nhà dân chủ tự do có hơi hướng quốc gia mà trong chính phủ của ông có 14 thành viên của một hội ủng hộ đền Yasukuni, nơi ngoài những người khác, các tội phạm chiến tranh Nhật Bản được thờ phụng. Các động thái đầu tiên sau khi tiếp nhận chức vụ đã xác nhận tiếng tăm là người thuộc phe cứng rắn của ông. Ông muốn nâng ngân sách quốc phòng – lần đầu tiên sau mười một năm – lên. Chuyến ra nước ngoài đầu tiên dẫn ông sang Việt Nam, Thái Lan và Indonesia, để tranh thủ đồng minh chống Trung Quốc. Và ông muốn cắt xén điều 9 nổi tiếng của hiến pháp nước này, điều tuyên bố nước Nhật là một quốc gia yêu chuộng hòa bình và lệnh cho các lực lượng quân đội Nhật phải kiềm chế mình ở bên này của biên giới.
Nhưng từ trước khi Abe tiếp nhận chức vụ thì Tokyo cũng đã rời bỏ từng bước vị trí hòa bình của mình, cái mà các lực lượng chiến thắng đã ép buộc sau chiến bại của nước Nhật trong Đệ nhị Thế chiến. Chính một trong các lực lượng đó – Hoa Kỳ – bây giờ lại là động lực chính thúc đẩy cho việc Nhật Bản lại hoạt động mạnh hơn về quân sự. Dù người Mỹ và người Nhật có len lách như thế nào đi chăng nữa thì cũng rõ là sự định hướng mới này nhắm tới ai: chống Trung Quốc.
Các tuyên bố và động thái của những năm vừa rồi nói một ngôn ngữ rõ ràng. Điều đó bắt đầu với bề ngoài. Cả một thời gian dài, ở Tokyo không có một bộ quốc phòng. Cơ quan này có tên là National Safety Agency. Mãi tới 2007, cơ quan mới được nâng cấp lên thành một Ministry of Defense đầy đủ. Rằng chính sách an ninh có một giá trị mới, điều này cũng thể hiện ở việc một Hội đồng An ninh Quốc gia theo kiểu mẫu Hoa Kỳ đã được thành lập.
Trong những năm vừa qua, Hải quân và Không quân cũng được tăng cường vũ trang. Bây giờ nước Nhật có rất nhiều trang thiết bị quân sự hơn là cần thiết để bảo vệ. Và việc tăng cường vũ trang vẫn được tiếp tục. Con số tàu ngầm sẽ được tăng từ 16 lên 22 trong những năm tới đây. Đó là lần mở rộng hạm đội đầu tiên từ 34 năm nay. Ngoài ra, người Nhật mua chiến đấu cơ F-35 từ người Mỹ và lên kế hoạch chế tạo một loại máy bay ném bom tàng hình riêng mà chuyến bay đầu tiên của nó được dự định vào năm 2014. Khẩu hiệu: nếu người Trung Quốc có một chiếc thì chúng ta cũng cần một chiếc.
Rằng Trung Quốc dứt khoát là kẻ thù mới của nước Nhật, điều này đã rõ chậm nhất là trong tháng Mười Hai 2010. National Defense Program Guidelines (NDPG) được công bố lúc đó thay thế cho cái cũ của năm 2004. Thông điệp chính là: tất cả ba binh chủng (hải lục không quân) chuyển người và vật liệu từ Bắc (nơi trước đây trong thời Chiến tranh Lạnh lần thứ nhất người ta chờ đợi địch thủ Nga) sang Tây Nam (nơi trong thời của cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ nhì người ta chờ đợi địch thủ Trung Quốc).
Mùa Hè 2012, chính phủ đổ thêm dầu vào lửa, khi họ đưa ra một quyển sách trắng mới về quốc phòng. Trong lần giới thiệu nó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thời đó Satoshi Morimoto đã tấn công Trung Quốc một cách hết sức phi ngoại giao và đả kích việc họ nâng cao ngân sách quốc phòng liên tục và nhanh chóng hiện đại hóa quân đội của họ. “Trung Quốc mở rộng hoạt động của họ trong các vùng biển gần Nhật Bản và tăng cường chúng”, Morimoto lên án và đồng thời bảo đảm: “Liên minh với Hoa Kỳ là cột trụ trung tâm của chính sách an ninh quốc gia chúng ta.”
Trong những năm vừa qua, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã nhích lại gần nhau. Từ nhiều năm nay, trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, người Mỹ đã thúc giục người Nhật hãy cộng tác nhiều hơn nữa. Họ muốn có một sự điều hợp chặt chẽ hơn nữa giữa hai quân đội. Yêu cầu của họ ngày này được lắng nghe. Lần đầu tiên đã có một cái gì đó giống như phân chia lao động giữa hai quân đội.
Nhưng không chỉ quan hệ giữa quân đội Mỹ và Nhật là được tăng cường. Guidelines được ban hành năm 2010 cũng dự định có những tiếp xúc quân sự mật thiết của Nhật với Hàn Quốc, Úc, các nước ASEAN và Ấn Độ. Ở Tokyo thì đó không phải là điều bí mật, rằng người Mỹ đã ép buộc người Nhật đi vào những liên minh như vậy, nhiều hay ít nhẹ nhàng.
Đặc biệt, đối tác chiến lược với Ấn Độ được tăng cường. Nó được khoác lên bởi những từ ngữ lớn lao: Đó là một sự hợp tác của nền dân chủ lớn nhất thế giới (Ấn Độ) với nền dân chủ lâu đời nhất châu Á (Nhật Bản). Thật ra thì đó là một phản xạ hoàn toàn bình thường vì Trung Quốc. “Lần trỗi dậy của một Trung Quốc ngày càng tự tin hơn đã tăng tốc cho sự hợp tác Nhật-Ấn”, chuyên gia chính trị Ấn Độ Brahma Chellanex nói.
Quân đội Nhật Bản và Ấn Độ thời gian sau này tập trận chung trên đất liền và trên biển. Cũng như giữa Nhật và Úc, đã có những cuộc gặp gỡ thường xuyên của các bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Quốc phòng hai nước, những cái được gọi là đối thoại 2+2. Và từ tháng Mười Hai 2011 cũng tồn tại một đối thoại tam phương giữa Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Có thành hình một trục mới Washington-Tokyo-New Delhi không? Các liên minh này và việc Nhật Bản tăng cường vũ trang chắc chắn là không làm giảm các căng thẳng giữa Nhật Bản và Ấn Độ. Còn ngược lại: “Khả năng của một xung độ quân sự giữa Trung Quốc và Nhật Bản dường như không còn cách xa như người ta nghĩ lâu nay”, Susan Shirk, nữ chuyên gia về Trung Quốc tại University of California ở San Diego.
Quan hệ giữa hai láng giềng rất mỏng manh. Có những mối hận thù sâu đậm mà cả hai dân tộc có với nhau và cũng được vun xới như thế nào đó. Người ta đơn giản là không ưa nhau. 84% người Nhật nói rằng họ có một ấn tượng xấu về Trung Quốc. Ngược lại, tuy 'chỉ' là 64,5%, nhưng đối với phần lớn người Trung Quốc thì người Nhật là 'quỷ dữ'.
Trước tình cảnh này thì không cần phải xảy ra nhiều điều, và rồi tình hình sẽ leo thang căng thẳng. – Như tại các tranh chấp vì một vài hòn đảo ở biển Hoa Đông.
Phan Ba trích dịch từ “Der nächste Kalte Krieg: China gegen den Westen” ("Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp - Trung Quốc chống Phương Tây")
06-23-2014 12:24:36 PM
Wolfgang Hirn
Ông Ryosei Kokubun
Nổi bật trong cuộc trao đổi với ông thường là câu nói ngắn gọn: “We have to be prepared.” Chúng tôi phải chuẩn bị sẵn sàng. Cho điều gì? Ông không buộc phải nói ra và cũng không nói ra. Như thế cũng đã rõ là ông muốn nói gì: Chúng tôi phải chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc xung đột quân sự với Trung Quốc. Đó là một con bồ câu nói, vì Kokubun không thuộc phe diều hâu ở Nhật.
Đó là một quan hệ khó khăn giữa Trung Quốc và Nhật Bản, có lẽ là quan hệ khó khăn nhất mà Trung Quốc có với một đất nước khác. Từ quan điểm của Trung Quốc thì các lý do đã rõ: Không có nước nào khác đã gây hại cho Trung Quốc nhiều hơn là Nhật Bản. Điều đó bắt đầu với một chiến bại trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ Nhất 1894/95 mà hậu quả của nó là vùng Mãn Châu, phần Đông Bắc của Trung Quốc, thuộc Nhật, và tiếp tục với cuộc Chiến tranh chống Nhật – tên chính thức của Trung Quốc – từ 1937 tới 1945 mà trong đó người Nhật đã tàn phá Trung Quốc nặng nề.
Điều mà người Trung Quốc lên án đúng về người Nhật là sự việc, rằng họ chưa từng bao giờ xin lỗi xứng đáng với những hành động tàn ác trong cuộc Chiến tranh chống Nhật. Đặc biệt là cuộc thảm sát Nam Kinh mà người Nhật trong mùa Đông 1937/1938 đã giết chết trên 200,000 (phiên bản Nhật) hay trên 300,000 người Trung Quốc (cách đếm của Trung Quốc).
Vì vậy, chính vì là người Đức mà người ta thường hay nghe được lý lẽ: Người Đức các anh đã xin lỗi một cách gương mẫu cho các tội phạm của các anh trong Đệ nhị Thế chiến ở các nạn nhân. Tại sao người Nhật lại không thể làm được việc đó?
Vì vậy mà phải mất một thời gian dài, cho tới khi các quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật bản được bình thường hóa một ít. Mãi tới tháng Mười Hai 1972 – nối tiếp theo lần nhích lại gần nhau Mỹ-Trung – quan hệ ngoại giao mới được thiết lập. Rồi tiếp theo sau đó trong mùa Hè 1978 là một hiệp ước hòa bình và hữu nghị.
Thế nhưng tiếp theo những dấu hiệu tốt đẹp này lại là một sự hoán chuyển liên tục giữa tiếp cận và xa lánh, tùy theo người nào nắm quyền ở Tokyo.
Nắm quyền từ cuối 2012 là Shinzo Abe, một nhà dân chủ tự do có hơi hướng quốc gia mà trong chính phủ của ông có 14 thành viên của một hội ủng hộ đền Yasukuni, nơi ngoài những người khác, các tội phạm chiến tranh Nhật Bản được thờ phụng. Các động thái đầu tiên sau khi tiếp nhận chức vụ đã xác nhận tiếng tăm là người thuộc phe cứng rắn của ông. Ông muốn nâng ngân sách quốc phòng – lần đầu tiên sau mười một năm – lên. Chuyến ra nước ngoài đầu tiên dẫn ông sang Việt Nam, Thái Lan và Indonesia, để tranh thủ đồng minh chống Trung Quốc. Và ông muốn cắt xén điều 9 nổi tiếng của hiến pháp nước này, điều tuyên bố nước Nhật là một quốc gia yêu chuộng hòa bình và lệnh cho các lực lượng quân đội Nhật phải kiềm chế mình ở bên này của biên giới.
Chính điện của Đền Yasukuni. Hình: Wikipedia
Nhưng từ trước khi Abe tiếp nhận chức vụ thì Tokyo cũng đã rời bỏ từng bước vị trí hòa bình của mình, cái mà các lực lượng chiến thắng đã ép buộc sau chiến bại của nước Nhật trong Đệ nhị Thế chiến. Chính một trong các lực lượng đó – Hoa Kỳ – bây giờ lại là động lực chính thúc đẩy cho việc Nhật Bản lại hoạt động mạnh hơn về quân sự. Dù người Mỹ và người Nhật có len lách như thế nào đi chăng nữa thì cũng rõ là sự định hướng mới này nhắm tới ai: chống Trung Quốc.
Các tuyên bố và động thái của những năm vừa rồi nói một ngôn ngữ rõ ràng. Điều đó bắt đầu với bề ngoài. Cả một thời gian dài, ở Tokyo không có một bộ quốc phòng. Cơ quan này có tên là National Safety Agency. Mãi tới 2007, cơ quan mới được nâng cấp lên thành một Ministry of Defense đầy đủ. Rằng chính sách an ninh có một giá trị mới, điều này cũng thể hiện ở việc một Hội đồng An ninh Quốc gia theo kiểu mẫu Hoa Kỳ đã được thành lập.
Trong những năm vừa qua, Hải quân và Không quân cũng được tăng cường vũ trang. Bây giờ nước Nhật có rất nhiều trang thiết bị quân sự hơn là cần thiết để bảo vệ. Và việc tăng cường vũ trang vẫn được tiếp tục. Con số tàu ngầm sẽ được tăng từ 16 lên 22 trong những năm tới đây. Đó là lần mở rộng hạm đội đầu tiên từ 34 năm nay. Ngoài ra, người Nhật mua chiến đấu cơ F-35 từ người Mỹ và lên kế hoạch chế tạo một loại máy bay ném bom tàng hình riêng mà chuyến bay đầu tiên của nó được dự định vào năm 2014. Khẩu hiệu: nếu người Trung Quốc có một chiếc thì chúng ta cũng cần một chiếc.
Rằng Trung Quốc dứt khoát là kẻ thù mới của nước Nhật, điều này đã rõ chậm nhất là trong tháng Mười Hai 2010. National Defense Program Guidelines (NDPG) được công bố lúc đó thay thế cho cái cũ của năm 2004. Thông điệp chính là: tất cả ba binh chủng (hải lục không quân) chuyển người và vật liệu từ Bắc (nơi trước đây trong thời Chiến tranh Lạnh lần thứ nhất người ta chờ đợi địch thủ Nga) sang Tây Nam (nơi trong thời của cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ nhì người ta chờ đợi địch thủ Trung Quốc).
Mùa Hè 2012, chính phủ đổ thêm dầu vào lửa, khi họ đưa ra một quyển sách trắng mới về quốc phòng. Trong lần giới thiệu nó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thời đó Satoshi Morimoto đã tấn công Trung Quốc một cách hết sức phi ngoại giao và đả kích việc họ nâng cao ngân sách quốc phòng liên tục và nhanh chóng hiện đại hóa quân đội của họ. “Trung Quốc mở rộng hoạt động của họ trong các vùng biển gần Nhật Bản và tăng cường chúng”, Morimoto lên án và đồng thời bảo đảm: “Liên minh với Hoa Kỳ là cột trụ trung tâm của chính sách an ninh quốc gia chúng ta.”
Trong những năm vừa qua, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã nhích lại gần nhau. Từ nhiều năm nay, trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, người Mỹ đã thúc giục người Nhật hãy cộng tác nhiều hơn nữa. Họ muốn có một sự điều hợp chặt chẽ hơn nữa giữa hai quân đội. Yêu cầu của họ ngày này được lắng nghe. Lần đầu tiên đã có một cái gì đó giống như phân chia lao động giữa hai quân đội.
Diễn tập quân sự Mỹ-Nhật trong tháng 12 năm 2010
Nhưng không chỉ quan hệ giữa quân đội Mỹ và Nhật là được tăng cường. Guidelines được ban hành năm 2010 cũng dự định có những tiếp xúc quân sự mật thiết của Nhật với Hàn Quốc, Úc, các nước ASEAN và Ấn Độ. Ở Tokyo thì đó không phải là điều bí mật, rằng người Mỹ đã ép buộc người Nhật đi vào những liên minh như vậy, nhiều hay ít nhẹ nhàng.
Đặc biệt, đối tác chiến lược với Ấn Độ được tăng cường. Nó được khoác lên bởi những từ ngữ lớn lao: Đó là một sự hợp tác của nền dân chủ lớn nhất thế giới (Ấn Độ) với nền dân chủ lâu đời nhất châu Á (Nhật Bản). Thật ra thì đó là một phản xạ hoàn toàn bình thường vì Trung Quốc. “Lần trỗi dậy của một Trung Quốc ngày càng tự tin hơn đã tăng tốc cho sự hợp tác Nhật-Ấn”, chuyên gia chính trị Ấn Độ Brahma Chellanex nói.
Quân đội Nhật Bản và Ấn Độ thời gian sau này tập trận chung trên đất liền và trên biển. Cũng như giữa Nhật và Úc, đã có những cuộc gặp gỡ thường xuyên của các bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Quốc phòng hai nước, những cái được gọi là đối thoại 2+2. Và từ tháng Mười Hai 2011 cũng tồn tại một đối thoại tam phương giữa Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Có thành hình một trục mới Washington-Tokyo-New Delhi không? Các liên minh này và việc Nhật Bản tăng cường vũ trang chắc chắn là không làm giảm các căng thẳng giữa Nhật Bản và Ấn Độ. Còn ngược lại: “Khả năng của một xung độ quân sự giữa Trung Quốc và Nhật Bản dường như không còn cách xa như người ta nghĩ lâu nay”, Susan Shirk, nữ chuyên gia về Trung Quốc tại University of California ở San Diego.
Quan hệ giữa hai láng giềng rất mỏng manh. Có những mối hận thù sâu đậm mà cả hai dân tộc có với nhau và cũng được vun xới như thế nào đó. Người ta đơn giản là không ưa nhau. 84% người Nhật nói rằng họ có một ấn tượng xấu về Trung Quốc. Ngược lại, tuy 'chỉ' là 64,5%, nhưng đối với phần lớn người Trung Quốc thì người Nhật là 'quỷ dữ'.
Trước tình cảnh này thì không cần phải xảy ra nhiều điều, và rồi tình hình sẽ leo thang căng thẳng. – Như tại các tranh chấp vì một vài hòn đảo ở biển Hoa Đông.
Phan Ba trích dịch từ “Der nächste Kalte Krieg: China gegen den Westen” ("Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp - Trung Quốc chống Phương Tây")
06-23-2014 12:24:36 PM
Wolfgang Hirn
Bản đồ dọc Trung Quốc vi phạm trắng trợn chủ quyền VN
Trong mấy ngày qua, nhiều báo đài Trung Quốc (TQ) như Hoàn Cầu thời báo, Hồ Nam nhật báo, Tân Hoa xã, Tân văn xã, Đài Phượng Hoàng ra sức tuyên truyền về việc một nhà xuất bản ở tỉnh Hồ Nam phát hành bản đồ dọc chính thức khổ lớn đầu tiên của nước này, khác với thông lệ xưa nay bản đồ TQ thường có hình ngang.
Tấm bản đồ dọc phi pháp của Trung Quốc - Ảnh: Hoàn Cầu thời báo |
Trong đó, tấm bản đồ ngang nhiên thể hiện cả đường lưỡi bò phi lý liếm gần trọn biển Đông, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của VN và bãi cạn Scarborough đang tranh chấp với Philippines. Nếu chiểu theo bản đồ này thì chiều rộng của TQ là 5.200 km, còn chiều dài lên tới 5.500 km vì được cộng thêm phần nằm trong đường lưỡi bò, một điều hết sức vô lý và ngang ngược.
Các bản đồ ngang hiện nay của TQ cũng thể hiện đường lưỡi bò, Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng nằm trong một ô vuông phía dưới bên phải với tỷ lệ nhỏ hơn. Vì thế, tấm bản đồ dọc trắng trợn nói trên là một bước đi mới của TQ nhằm đẩy mạnh hợp thức hóa tuyên bố chủ quyền phi lý của mình trên biển Đông, xâm phạm trắng trợn chủ quyền VN.
Vài thập niên gần đây, hệ thống giáo dục TQ đã cấy vào đầu người dân niềm tin là biển Đông thuộc “chủ quyền không thể tranh cãi” của nước này
| ||
Tiến sĩ Christopher Roberts (ĐH New South Wales, Úc)
| ||
Nguy hiểm hơn là theo truyền thông TQ, bản đồ này sẽ được phân phối cho các trường tiểu học và trung học nước này. Điều này cho thấy Bắc Kinh tiếp tục tăng cường việc tuyên truyền, giáo dục thông tin sai lệch cho người dân và thế hệ trẻ, dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường. Nhận định với PV Thanh Niên, tiến sĩ Christopher Roberts (ĐH New South Wales, Úc) nói: “Vài thập niên gần đây, hệ thống giáo dục TQ đã cấy vào đầu người dân niềm tin là biển Đông thuộc “chủ quyền không thể tranh cãi” của nước này” còn chuyên gia Richard Bitzinger thuộc ĐH Nanyang (Singapore) lo ngại: “Một bộ phận không nhỏ người dân TQ tin rằng họ đang bị chèn ép trong tranh chấp tại biển Đông và hệ lụy nguy hiểm là Bắc Kinh sẽ tiếp tục không chịu thỏa hiệp”.
Trong diễn biến khác, hôm qua Bộ Ngoại giao Lào gửi công hàm trả lời công hàm của Đại sứ quán VN tại Lào về tình hình biển Đông kể từ khi TQ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng biển VN. Trong công hàm, Lào khẳng định biển Đông là khu vực quan trọng và nhạy cảm nên đang theo dõi chặt chẽ và tỏ ra lo ngại về diễn biến tình hình ở biển Đông. Nước này đề nghị các bên liên quan kiềm chế, tránh các hành động có thể dẫn đến gia tăng căng thẳng ở khu vực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không được đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về luật Biển năm 1982. Lào cũng cho rằng cần được duy trì và tăng cường hơn nữa các cuộc tham vấn chính thức về Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC).
Trước đó, theo tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 20.6, tại trụ sở Quốc hội (QH) Na Uy, Đại sứ VN tại Na Uy Lê Thị Tuyết Mai đã làm việc với bà Anniken Huitfeldt, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng của QH Na Uy, thông báo về việc TQ hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng VN; đồng thời trao thư của Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại QH VN Trần Văn Hằng gửi bà Anniken Huitfeldt, đề nghị bà chuyển tới các nghị sĩ QH Na Uy thông cáo của QH VN về việc làm sai trái nêu trên của phía TQ; đề nghị QH Na Uy cùng QH các nước trên thế giới, với tinh thần công tâm, khách quan, đồng hành cùng QH và nhân dân VN lên tiếng bảo vệ chính nghĩa và lẽ phải của VN, tôn trọng và bảo vệ giá trị của luật pháp quốc tế, yêu cầu TQ đình chỉ những việc làm sai phạm, rút ngay giàn khoan và lực lượng hộ tống ra khỏi vùng biển VN.
Bà Anniken Huitfeldt bày tỏ quan tâm về tình hình vụ việc nêu trên và khẳng định luật pháp quốc tế phải là cơ sở để giải quyết các tranh chấp quốc tế hiện nay. Bà Huitfeldt hứa sẽ chuyển đề nghị của Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trần Văn Hằng tới các nghị sĩ QH Na Uy.
24/06/2014 05:30
Văn Khoa - Trường Sơn - TTXVN
Mỹ có can thiệp nếu chiến tranh Nhật - Trung xảy ra?
(Kienthuc.net.vn) - Mỹ phải cân bằng giữa lợi ích của nước này và quyền lợi của các đồng minh khi quyết định can thiệp vào cuộc chiến Trung - Nhật ở Hoa Đông.
Cuộc chiến Nhật – Trung sẽ xảy ra như thế nào?
Trong vài tháng qua, Trung Quốc liên tục có các hành động cho thấy nước này chấm dứt chiến lược ngoại giao “cây gậy nhỏ” trên biển Hoa Đông. Trung Quốc liên tục đưa tàu hải giám ra vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Thậm chí Bắc Kinh còn điều một số tàu hải quân vào vùng biển rộng 12 hải lý quanh quần đảo này trong khi đó hồi tháng 2/2014, tàu sân bay Liêu Ninh được điều ra cách Senkaku/Điếu Ngư chỉ 50 hải lý.
Vào ngày 24/5, tình hình chuyển sang một hướng mới, nghiêm trọng hơn rất nhiều. Hai máy bay chiến đấu Su-27 của Trung Quốc áp sát máy bay tuần tra chống ngầm P-3 Orion của Nhật Bản khoảng 50m tại địa điểm chỉ cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư 10 hải lý. Chỉ cần cái ngoắt tay nhẹ khi điều khiển là chiếc máy bay Nhật Bản sẽ đâm vào một trong các máy bay Trung Quốc.
Máy bay tuần tra chống ngầm P-3 Orion của Nhật trên vùng trời Senkaku/Điếu Ngư.
Các hành động của Trung Quốc có thể dẫn đến một cuộc chiến trên biển Hoa Đông giữa 2 nền kinh tế lớn nhất châu Á. Tình huống giả định là một vụ áp sát máy bay tiếp tục diễn ra giữa máy bay chiến đấu Trung Quốc và máy bay do thám Nhật.
Ban đầu, 2 nước sẽ tiến hành cuộc chiến truyền thông để khuấy động tinh thần dân tộc. Bắc Kinh cáo buộc phi công Nhật Bản vi phạm chủ quyền của Trung Quốc ở trên không và xâm phạm “Vùng xác định phòng không” còn Nhật Bản cho rằng các phi công Trung Quốc đã hành xử quá liều lĩnh khi bay sát máy bay Nhật Bản. Truyền thông ở cả hai nước lập tức khuấy động tinh thần dân tộc.
Chỉ 72 giờ sau đó khi màn đêm buông xuống, một nhóm 20 công dân Trung Quốc tiến vào một trong các hòn đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư. Sau đó, lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản cử một nhóm các binh sĩ tới trục xuất những người Trung Quốc có mặt trên hòn đảo này.
Trung Quốc đe dọa sẽ dùng vũ lực nếu các công dân nước này bị thương. Khi lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản tới cách Senkaku/Điếu Ngư khoảng 20 hải lý, một chiếc máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc xuất hiện và bay sát lực lượng Nhật Bản. Lần thứ hai, chiếc máy máy bay này tiến tới sát một tàu khu trục Nhật Bản. Để tự vệ, tàu khu trục Nhật Bản bắn hạ máy của Trung Quốc.
Vài giờ sau đó, các lực lượng Nhật Bản đưa các công dân Trung Quốc ra khỏi Senkaku, Bắc Kinh bắn cảnh cáo bằng một quả tên lửa DF-21D hay còn được gọi là “sát thủ tàu sân bay” tới điểm cách các lực
lượng hải quân Nhật Bản 10 hải lý. Không nao núng, các lực lượng Nhật Bản xông lên.
Hải quân Nga - Trung tập trận bắn đạn thật ở biển Hoa Đông.
Sức ép từ trong nước đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc tăng lên. Họ nhận thấy không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc leo thang căng thẳng, tiến hành cuộc tấn công dồn dập bằng tên lửa vào các lực lượng hải quân Nhật Bản. Ba tàu Nhật Bản bị bắn và có tổn thất về người.
Truyền thông thế giới sẽ chuyển đi những hình ảnh về các con tàu đang bốc cháy và các thi thể trôi trên mặt biển. Ngay lập tức, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe điện đàm cho Tổng thống Mỹ Barack Obama đề nghị Mỹ giúp đỡ theo các thỏa thuận của Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Đó là một cú điện thoại không tổng thống Mỹ nào muốn nhận và có vẻ chiến tranh ở châu Á đã bắt đầu.
Mặc dù những gì xảy ra trên đây chỉ là giả định, kịch bản đó có thể xảy ra nếu căng thẳng do các cuộc tranh chấp chủ quyền ở châu Á không “hạ nhiệt”.
Liệu Mỹ có giúp Nhật Bản nếu có chiến tranh Nhật – Trung?
Trong lúc chính quyền Obama tiến hành chiến lược “Trục châu Á” hay tái cân bằng ở châu Á, một khía cạnh của chiến lược này không được dư luận đánh giá cao lắm là cam kết của Mỹ giúp đỡ các đồng minh. Nếu thực thi các thỏa thuận an ninh song phương với đồng minh, Mỹ phải trả bằng máu và tiền bạc của chính nước này.
Trong suốt chuyến thăm tới Nhật Bản, lần đầu tiên Tổng thống Obama tuyên bố quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong khuôn khổ của hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Trước đó, nhiều quan chức cấp cao Mỹ cũng đưa ra các tuyên bố tương tự.
Tổng thống Obama tới thăm Nhật năm 2014.
Cuộc xung đột Nhật – Trung có thể bắt đầu từ kịch bản khó tin nhất, theo đó biến cố này dẫn tới biến cố khác và cả hai bên đều có lỗi. Vậy Tổng thống Obama sẽ làm gì? Những gì ông Obama phát biểu tại Học viện quân sự West Point cho thấy Washington hướng tới ủng hộ đồng minh về tinh thần nhiều hơn là hành động thực sự. Điều đó cho thấy bản chất của chiến lược “Trục châu Á” và phơi bày khiếm khuyết “chết người” của chiến lược này.
Liệu ông Obama có thể thuyết phục người dân Mỹ rằng các binh sĩ nước này nên đánh đổi mạng sống để bảo vệ một quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà gần như không người
Mỹ nào có thể chỉ ra trên bản đồ?
Xét tới việc quyền lực chính chị của bản thân ông Obama bị giới hạn và ông chỉ còn 2 năm rưỡi tại vị, liệu ông có thể đưa nước Mỹ tiến vào cuộc xung đột mà nhiều người cho rằng không thuộc về lợi ích cốt lõi của nước này? Nói cách khác, nếu Trung Quốc âm thầm chiếm Senkaku/Điếu Ngư, liệu Mỹ có ủng hộ Nhật Bản vô điều kiện? Vấn đề rộng hơn là trong những tình huống nào Mỹ sẽ tới “giải cứu” châu Á?
Đó chắc chắn là những câu hỏi đầy thách thức. Có lẽ đó cũng là lý do Thủ tướng Shinzo Abe vừa có bài phát biểu mạnh mẽ tại diễn đàn quốc phòng Shangri-La 13 ở Singapore. Và đó có lẽ cũng là nguyên nhân khiến người Australia đang muốn mở rộng vị thế của nước này để trở thành “Một Australia lớn hơn” đối với cả khu vực và toàn thế giới. Mặc dù người Mỹ vẫn muốn ủng hộ đồng minh nhưng có lẽ họ sẽ không muốn hành động, ngay cả với một đồng minh hiệp ước.
Tuy nhiên, Mỹ không hẳn sẽ “khoanh tay đứng nhìn”. Thực tế thì ông Obama có tính tới khả năng can thiệp nếu chiến tranh Nhật – Trung xảy ra. Tuy nhiên người Mỹ sẽ phản ứng ra sao? Nếu như hầu hết người dân Mỹ không ủng hộ nước này hành động quân sự với Syria, liệu họ có ủng hộ Mỹ tham gia một cuộc chiến về Senkaku/Điếu Ngư hay về Bãi Cỏ Mây trên Biển Đông, hay bất kỳ hòn đảo nào bị tranh chấp ở châu Á – Thái Bình Dương?
Chiếc tàu được Philippines sử dụng làm căn cứ ở bãi Cỏ Mây.
Rõ ràng là lợi ích quốc gia của Mỹ bị tổn hại nếu hiện trạng ở châu Á bị thay đổi. Tuy nhiên, trong thời đại mạng xã hội nở rộ như hiện nay, liệu những lợi ích đó có đủ lớn để khiến người Mỹ sẵn sàng chết vì Senkaku/Điếu Ngư hay một mỏm đá hay thậm chí là trật tự thế giới?
Rõ ràng là lợi ích quốc gia của Mỹ tổn hại nếu hiện trạng ở châu Á bị thay đổi, tuy nhiên liệu những lợi ích đó có đủ lớn để khiến người Mỹ sẵn sàng chết vì Senkaku/Điếu Ngư hay một mỏm đá hay thậm chí là trật tự thế giới?
Tuy nhiên, người Mỹ cần biết rằng họ có được sự thịnh vượng và môi trường an ninh tốt nhờ vào trật tự thế giới do Washington và các đồng minh tạo nên sau Chiến tranh thế giới II. Vì vậy, Mỹ không nên bỏ rơi các đồng minh của mình và trật tự hiện nay ở châu Á – Thái Bình Dương nói riêng và Đông Nam Á nói chung đáng để Mỹ chiến đấu bảo vệ. Nếu trật tự đó bị lật đổ, người Mỹ sẽ thấy họ sống trong môi trường kém an toàn và bất ổn hơn.
Tuy nhiên, các đồng minh châu Á – Thái Bình Dương cũng nên hiểu những hạn chế của Mỹ trong việc thực thi chiến lược “Trục châu Á”. Nếu các quốc gia không hiểu điều đó, có thể châu Á sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng.
06:01 24/06/2014 (GMT+7)
Tùng Lâm
Cuộc chiến Nhật – Trung sẽ xảy ra như thế nào?
Trong vài tháng qua, Trung Quốc liên tục có các hành động cho thấy nước này chấm dứt chiến lược ngoại giao “cây gậy nhỏ” trên biển Hoa Đông. Trung Quốc liên tục đưa tàu hải giám ra vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Thậm chí Bắc Kinh còn điều một số tàu hải quân vào vùng biển rộng 12 hải lý quanh quần đảo này trong khi đó hồi tháng 2/2014, tàu sân bay Liêu Ninh được điều ra cách Senkaku/Điếu Ngư chỉ 50 hải lý.
Vào ngày 24/5, tình hình chuyển sang một hướng mới, nghiêm trọng hơn rất nhiều. Hai máy bay chiến đấu Su-27 của Trung Quốc áp sát máy bay tuần tra chống ngầm P-3 Orion của Nhật Bản khoảng 50m tại địa điểm chỉ cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư 10 hải lý. Chỉ cần cái ngoắt tay nhẹ khi điều khiển là chiếc máy bay Nhật Bản sẽ đâm vào một trong các máy bay Trung Quốc.
Máy bay tuần tra chống ngầm P-3 Orion của Nhật trên vùng trời Senkaku/Điếu Ngư.
Các hành động của Trung Quốc có thể dẫn đến một cuộc chiến trên biển Hoa Đông giữa 2 nền kinh tế lớn nhất châu Á. Tình huống giả định là một vụ áp sát máy bay tiếp tục diễn ra giữa máy bay chiến đấu Trung Quốc và máy bay do thám Nhật.
Ban đầu, 2 nước sẽ tiến hành cuộc chiến truyền thông để khuấy động tinh thần dân tộc. Bắc Kinh cáo buộc phi công Nhật Bản vi phạm chủ quyền của Trung Quốc ở trên không và xâm phạm “Vùng xác định phòng không” còn Nhật Bản cho rằng các phi công Trung Quốc đã hành xử quá liều lĩnh khi bay sát máy bay Nhật Bản. Truyền thông ở cả hai nước lập tức khuấy động tinh thần dân tộc.
Chỉ 72 giờ sau đó khi màn đêm buông xuống, một nhóm 20 công dân Trung Quốc tiến vào một trong các hòn đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư. Sau đó, lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản cử một nhóm các binh sĩ tới trục xuất những người Trung Quốc có mặt trên hòn đảo này.
Trung Quốc đe dọa sẽ dùng vũ lực nếu các công dân nước này bị thương. Khi lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản tới cách Senkaku/Điếu Ngư khoảng 20 hải lý, một chiếc máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc xuất hiện và bay sát lực lượng Nhật Bản. Lần thứ hai, chiếc máy máy bay này tiến tới sát một tàu khu trục Nhật Bản. Để tự vệ, tàu khu trục Nhật Bản bắn hạ máy của Trung Quốc.
Vài giờ sau đó, các lực lượng Nhật Bản đưa các công dân Trung Quốc ra khỏi Senkaku, Bắc Kinh bắn cảnh cáo bằng một quả tên lửa DF-21D hay còn được gọi là “sát thủ tàu sân bay” tới điểm cách các lực
lượng hải quân Nhật Bản 10 hải lý. Không nao núng, các lực lượng Nhật Bản xông lên.
Hải quân Nga - Trung tập trận bắn đạn thật ở biển Hoa Đông.
Sức ép từ trong nước đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc tăng lên. Họ nhận thấy không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc leo thang căng thẳng, tiến hành cuộc tấn công dồn dập bằng tên lửa vào các lực lượng hải quân Nhật Bản. Ba tàu Nhật Bản bị bắn và có tổn thất về người.
Truyền thông thế giới sẽ chuyển đi những hình ảnh về các con tàu đang bốc cháy và các thi thể trôi trên mặt biển. Ngay lập tức, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe điện đàm cho Tổng thống Mỹ Barack Obama đề nghị Mỹ giúp đỡ theo các thỏa thuận của Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Đó là một cú điện thoại không tổng thống Mỹ nào muốn nhận và có vẻ chiến tranh ở châu Á đã bắt đầu.
Mặc dù những gì xảy ra trên đây chỉ là giả định, kịch bản đó có thể xảy ra nếu căng thẳng do các cuộc tranh chấp chủ quyền ở châu Á không “hạ nhiệt”.
Liệu Mỹ có giúp Nhật Bản nếu có chiến tranh Nhật – Trung?
Trong lúc chính quyền Obama tiến hành chiến lược “Trục châu Á” hay tái cân bằng ở châu Á, một khía cạnh của chiến lược này không được dư luận đánh giá cao lắm là cam kết của Mỹ giúp đỡ các đồng minh. Nếu thực thi các thỏa thuận an ninh song phương với đồng minh, Mỹ phải trả bằng máu và tiền bạc của chính nước này.
Trong suốt chuyến thăm tới Nhật Bản, lần đầu tiên Tổng thống Obama tuyên bố quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong khuôn khổ của hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Trước đó, nhiều quan chức cấp cao Mỹ cũng đưa ra các tuyên bố tương tự.
Tổng thống Obama tới thăm Nhật năm 2014.
Cuộc xung đột Nhật – Trung có thể bắt đầu từ kịch bản khó tin nhất, theo đó biến cố này dẫn tới biến cố khác và cả hai bên đều có lỗi. Vậy Tổng thống Obama sẽ làm gì? Những gì ông Obama phát biểu tại Học viện quân sự West Point cho thấy Washington hướng tới ủng hộ đồng minh về tinh thần nhiều hơn là hành động thực sự. Điều đó cho thấy bản chất của chiến lược “Trục châu Á” và phơi bày khiếm khuyết “chết người” của chiến lược này.
Liệu ông Obama có thể thuyết phục người dân Mỹ rằng các binh sĩ nước này nên đánh đổi mạng sống để bảo vệ một quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà gần như không người
Mỹ nào có thể chỉ ra trên bản đồ?
Xét tới việc quyền lực chính chị của bản thân ông Obama bị giới hạn và ông chỉ còn 2 năm rưỡi tại vị, liệu ông có thể đưa nước Mỹ tiến vào cuộc xung đột mà nhiều người cho rằng không thuộc về lợi ích cốt lõi của nước này? Nói cách khác, nếu Trung Quốc âm thầm chiếm Senkaku/Điếu Ngư, liệu Mỹ có ủng hộ Nhật Bản vô điều kiện? Vấn đề rộng hơn là trong những tình huống nào Mỹ sẽ tới “giải cứu” châu Á?
Đó chắc chắn là những câu hỏi đầy thách thức. Có lẽ đó cũng là lý do Thủ tướng Shinzo Abe vừa có bài phát biểu mạnh mẽ tại diễn đàn quốc phòng Shangri-La 13 ở Singapore. Và đó có lẽ cũng là nguyên nhân khiến người Australia đang muốn mở rộng vị thế của nước này để trở thành “Một Australia lớn hơn” đối với cả khu vực và toàn thế giới. Mặc dù người Mỹ vẫn muốn ủng hộ đồng minh nhưng có lẽ họ sẽ không muốn hành động, ngay cả với một đồng minh hiệp ước.
Tuy nhiên, Mỹ không hẳn sẽ “khoanh tay đứng nhìn”. Thực tế thì ông Obama có tính tới khả năng can thiệp nếu chiến tranh Nhật – Trung xảy ra. Tuy nhiên người Mỹ sẽ phản ứng ra sao? Nếu như hầu hết người dân Mỹ không ủng hộ nước này hành động quân sự với Syria, liệu họ có ủng hộ Mỹ tham gia một cuộc chiến về Senkaku/Điếu Ngư hay về Bãi Cỏ Mây trên Biển Đông, hay bất kỳ hòn đảo nào bị tranh chấp ở châu Á – Thái Bình Dương?
Chiếc tàu được Philippines sử dụng làm căn cứ ở bãi Cỏ Mây.
Rõ ràng là lợi ích quốc gia của Mỹ bị tổn hại nếu hiện trạng ở châu Á bị thay đổi. Tuy nhiên, trong thời đại mạng xã hội nở rộ như hiện nay, liệu những lợi ích đó có đủ lớn để khiến người Mỹ sẵn sàng chết vì Senkaku/Điếu Ngư hay một mỏm đá hay thậm chí là trật tự thế giới?
Rõ ràng là lợi ích quốc gia của Mỹ tổn hại nếu hiện trạng ở châu Á bị thay đổi, tuy nhiên liệu những lợi ích đó có đủ lớn để khiến người Mỹ sẵn sàng chết vì Senkaku/Điếu Ngư hay một mỏm đá hay thậm chí là trật tự thế giới?
Tuy nhiên, người Mỹ cần biết rằng họ có được sự thịnh vượng và môi trường an ninh tốt nhờ vào trật tự thế giới do Washington và các đồng minh tạo nên sau Chiến tranh thế giới II. Vì vậy, Mỹ không nên bỏ rơi các đồng minh của mình và trật tự hiện nay ở châu Á – Thái Bình Dương nói riêng và Đông Nam Á nói chung đáng để Mỹ chiến đấu bảo vệ. Nếu trật tự đó bị lật đổ, người Mỹ sẽ thấy họ sống trong môi trường kém an toàn và bất ổn hơn.
Tuy nhiên, các đồng minh châu Á – Thái Bình Dương cũng nên hiểu những hạn chế của Mỹ trong việc thực thi chiến lược “Trục châu Á”. Nếu các quốc gia không hiểu điều đó, có thể châu Á sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng.
06:01 24/06/2014 (GMT+7)
Tùng Lâm
Trung Quốc dùng hơn 50 tàu cá dàn hàng ngang, ngăn cản tàu cá Việt Nam
Ngoài sử dụng “chiêu trò” trên, các tàu hộ tống của Trung Quốc vẫn tiếp tục ngăn cản quyết liệt các tàu kiểm ngư Việt Nam trong quá trình tiếp cận giàn khoan
Thông tin từ Cục Kiểm ngư ngày 22/6 cho biết, trên khu vực hiện trường giàn khoan, Trung Quốc có 133-137 tàu các loại, trong đó có 42-44 tàu hải cảnh, 14-15 tàu vận tải, 18-19 tàu kéo, 54 tàu cá cùng 5 tàu quân sự.
Lúc 6h40 và 8h13 phát hiện hai máy bay trinh sát của Trung Quốc bay qua khu vực Tây – Tây Nam và Nam-Tây Nam, cách giàn khoan 12-13 hải lý, ở độ cao trên 1000 mét.
Các tàu của kiểm ngư Việt Nam vẫn tiếp tục bám trụ, thực hiện công tác tuyên truyền quanh khu vực giàn khoan 981 ở khoảng cách từ 10-12 hải lý.
Tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc (bên trái) tham gia ứng trực ở các hướng quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981, tăng cường đâm va, cản phá các tàu của Cảnh sát Biển, Kiểm ngư Việt Nam, đang làm nhiệm vụ chấp pháp.
Để ngăn cản các tàu kiểm ngư tiến vào giàn khoan, Trung Quốc điều động các tàu hải cảnh, hải giám, tàu vận tải, tàu kéo lao ra ngăn cản, vây ép, bám sát với tốc độ cao. Có những lúc các tàu này chỉ còn cách tàu Việt Nam khoảng 30 mét.
Tàu cá của ngư dân Việt Nam vẫn khai thác thủy sản trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa, ở khu vực Tây-Tây Nam, cách giàn khoan gần 40 hải lý. Tại đây, tàu cá của ta thường xuyên bị nhóm tàu cá đông đảo (khoảng trên 50 chiếc) của Trung Quốc, dưới sự hỗ trợ của 1 tàu hải cảnh phá đám.
Các tàu của Trung Quốc dàn hàng ngang, với chiều dài từ 14-16 hải lý, theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, sử dụng tốc độ cao để ngăn cản, chặn và ép sát vào các tàu của ta. Đây là những “chiêu trò” quen thuộc của Trung Quốc nhằm uy hiếp tàu cá của Việt Nam đang đánh bắt ở ngư trường truyền thống. Tuy nhiên, được sự hỗ trợ của lực lượng kiểm ngư cùng tinh thần quyết tâm của ngư dân, tàu cá Việt Nam vẫn tiếp tục bám biển, khai thác thủy sản an toàn.
THEO GIÁO DỤC
Trung Quốc xuất bản bản đồ dọc xâm phạm chủ quyền 2 quần đảo Việt Nam
Bản đồ “Địa hình Trung Quốc” xuất bản khổ dọc, thể hiện rõ quan điểm bành trướng lãnh thổ, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sắp được đưa vào cấp tiểu học để giảng dạy.
Các thế hệ trẻ Trung Quốc sẽ tiếp tục bị chính quyền nhồi nhét những kiến thức sai lầm, tai hại hòng đạt mục đích, ý đồ bành trướng lãnh thổ của cha ông họ.
China Times ngày 22/6 đưa tin, một nhà xuất bản ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã đi ngược lại quan niệm truyền thống của bản đồ ngang khi xuất bản 1 bản đồ dọc về địa hình Trung Quốc, trong đó đưa cả 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và bãi cạn Scarborough (mà Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát của Philippines năm 2012) vào bản đồ này.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc chính thức xuất bản bản đồ dọc khổ lớn thể hiện chiều rộng 5.200 km, chiều dài 5.500 km, đưa gần như toàn bộ Biển Đông vào trong phạm vi cái gọi là “chủ quyền” mà Bắc Kinh yêu sách, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ven Biển Đông, bao gồm Việt Nam.
Bản đồ này được phát hành (bất hợp pháp) vào tháng 3 năm ngoái, trong đó thể hiện các đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa với tỉ lệ tương đương với tỉ lệ thể hiện khu vực đại lục thay vì thể hiện thành 1 ô vuông góc phía dưới bên phải bản đồ ngang.
Những thay đổi (bất hợp pháp) trong bản đồ địa hình Trung Quốc đã thể hiện rõ những thay đổi về quan điểm của Trung Quốc từ quốc gia lục địa thành quốc gia đại dương, nhà xuất bản bản đồ (trái phép) này cho biết.
Không chỉ Hoàng Sa, Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam đã bị Trung Quốc gom vào bản đồ của họ, ngay cả quần đảo Senkaku đang do Nhật Bản kiểm soát cũng bị giới chức Trung Quốc đưa vào bản đồ dọc này để chuẩn bị phân phối cho các trường tiểu học.
Như vậy có thể thấy tham vọng bành trướng lãnh thổ của giới chức Trung Quốc không có gì thay đổi, thậm chí nó còn được đẩy mạnh. Các thế hệ trẻ Trung Quốc sẽ tiếp tục bị chính quyền nhồi nhét những kiến thức sai lầm, tai hại hòng đạt mục đích, ý đồ bành trướng lãnh thổ của cha ông họ – PV.
THEO GIÁO DỤC
Một người đàn ông gốc Việt tự thiêu tại Mỹ để phản đối giàn khoan Haiyang Shiyou 981
Báo Bradenton Herald cho biết người đàn ông này 71 tuổi, tự thiêu ở Hạt Manatee (tiểu bang Florida) hôm thứ Sáu 20.6, sau khi để lại hai tờ giấy trên tấm bảng ở khu phố Silver Lake, gồm một tờ viết tiếng Việt: “Hai Yang 981 phải rời khỏi hải phận Việt Nam. Anh hùng tử, chí hùng nào tử. ThuHung (chữ ký).
Báo dẫn thông tin từ cảnh sát Hạt Manaee cho biết: lúc 11:15 giờ sáng, người đàn ông đi tới cổng khu nhà Silver Lake ở góc đường Lockwood Ridge Road và 59th Avenue East, tưới xăng rồi bật quẹt tự thiêu.
Hai người Mỹ là Travis Miller và Micha Rhine đang lái xe, trông thấy liền chạy tới nắm tay người tự thiêu đang nằm giữa khối lửa, kéo ông ra khỏi vùng lửa phựt cháy. Rhine kể: người đàn ông liên tục hét bắng tiếng Anh: “Tôi muốn chết. Hãy để tôi chết.” Rhine và Miller bèn lấy bình chữa cháy, nước xối vào ông để dập lửa và lấy mền dập lửa.
Một cảnh sát lúc đó chạy tới, phụ giúp. Trực thăng chở người tự thiêu vào bệnh viện Tampa General Hospital, tình trạng xem là nguy kịch.
Sở cảnh sát ra thông cáo báo chí vào chiều 20.6: “Xem ra nạn nhân tự tưới xăng vào người rồi ráng tự sát bằng cách tự thiêu”.
THEO Bradenton Herald / MỘT THẾ GIỚI