(baodatviet.vn) - Dù sở hữu lực lượng quân sự ít hơn Trung Quốc nhưng Nhật Bản có những loại vũ khí có thể khiến Trung Quốc khiếp vía nếu phải đối đầu.
Đầu tiên phải kể đến là tàu ngầm lớp Soryu: Tàu ngầm điện-diesel lớp Soryu có lượng giãn nước 2.900 tấn, chiều dài 84m, cao 9,1m. Tàu Soryu có thiết kế đuôi hình chữ X. Đây là cấu hình được sử dụng lần đầu tiên trong các tàu ngầm lớp Gotland của Thụy Điển.
Về công nghệ dò tìm, tàu ngầm Soryu ngoài thiết bị định vị thủy âm kéo và thiết bị định vị thủy âm ở vỏ tàu truyền thống, nó còn trang bị thiết bị định vị thủy âm bị động mạn tàu có tính chất như tàu ngầm hạt nhân của Mỹ một cách hiếm có, tạo thành một nhóm thiết bị định vị thủy âm có khả năng dò tìm mạnh, có thể dò tìm các mục tiêu cự ly xa trên các hướng ở dưới lòng biển khơi.
Tàu ngầm Soryu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi đường kính lớn ở mũi tàu, có thể triển khai tấn công tập trung đối với các mục tiêu địch bằng phương thức phóng loạt. Theo mọt số nguồn tin, trong tàu ngầm Soryu trang bị ít nhất 20 quả ngư lôi và tên lửa, gồm có ngư lôi Type 89 tầm bắn tối đa 38-50 km do Nhật Bản tự chế và tên lửa chống hạm Harpoon.
Không chỉ như vậy, nếu thực hiện nhiệm vụ đặt mìn bí mật, tàu ngầm Soryu cũng có thể lắp thêm thủy lôi thông minh do Nhật Bản tự nghiên cứu chế tạo, có thể hoạt động trong nước đến vùng biển chỉ định mai phục, thiết bị tự dẫn lắp trên thủy lôi có khả năng nhận dạng địch-ta, khi tàu địch đi qua, có thể tự động phát động tấn công.
Theo tiết lộ của một tạp chí Nhật Bản, tàu ngầm Kokuryu có thể phối hợp có hiệu quả với cụm hộ vệ chủ lực của Lực lượng Phòng vệ Biển, thực hiện nhiệm vụ "bảo vệ huyết mạch vận tải giao thông trên biển 1.000 hải lý 2 tuyến tây nam, đông nam".
Tiếp theo là tiêm kích F-15J: Tiêm kích hai động cơ F-15J là biến thể Nhật Bản của tiêm kích Mỹ F-15 Eagle, với những khác biệt nhỏ và do Mitsubishi Heavy Industries sản xuất tại Nhật.
F-15J được trang bị tên lửa không đối không tự dẫn hồng ngoại AAM-5 tương tự như Sidewinder của Mỹ, loại tên lửa mà nó thay thế. Tăng cường cho nó sẽ là AAM-4B, một loại tên lửa tầm trung dẫn bằng radar và là một trong số ít tên lửa trên thế giới sử dụng đầu tìm radar mạng pha chủ động. Các tên lửa dẫn bằng radar mạng pha chủ động mà Trung Quốc không hề có.
Hơn 200 chiếc F-15J đã được chế tạo. Để duy trì cho các máy bay đã hơn 30 năm tuổi này có thể đối địch với thế hệ tiêm kích mới của Trung Quốc, hàng năm có khoảng 12 chiếc F-15J được nâng cấp bằng các hệ thống đối phó điện tử mới (hệ thống tác chiến điện tử tích hợp Mitsubishi), khả năng quan sát hồng ngoại phía trước và sục sạo/bám hồng ngoại.
F-15J nằm ở tuyến một của tiềm lực phản ứng quân sự của Nhật đối với lực lượng quân sự nước ngoài. Năm 2013, Không quân Phòng vệ Nhật đã thực hiện 567 lần ngăn chặn trên không đối với các máy bay nước ngoài tiếp cận không phận Nhật Bản, một kỷ lục mới. Một phi đội 20 chiếc F-15J đóng ở Okinawa và bao quát các quần đảo Senkaku và Ryukyu sẽ được tăng cường bằng 1 phi đội F-15J nữa, còn khả năng trú đóng một đơn vị nhỏ trên đảo Yonaguni cũng đang được nghiên cứu.
Tuy là một thiết kế đã cũ, F-15J vẫn là một thách thức đáng gờm đối với không quân Trung Quốc và sau hơn 30 năm phục vụ, nó vẫn được coi là có tính năng không kém bất cứ tiêm kích nào trong trang bị của Trung Quốc. Trên thế giới, F-15 đã nổi danh là tiêm kích đặc biệt nguy hiểm với thành tích tiêu diệt 104 máy bay mà chưa bị tổn thất gì.
Tàu khu lớp Atago: Tàu khu trục lớp Atago là các chiến hạm nổi tính năng mạnh nhất của Nhật Bản, chở theo các kho vũ khí ghê gớm thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau.
Với lượng giãn nước toàn tải 10.000 tấn, tàu khu trục Atago có trọng lượng lớn như các tuần dương thời Thế chiến II của Nhật. Hệ thống radar Aegis do Mỹ thiết kế biến tàu chiến này thành hệ thống phòng không cơ động mạnh mẽ, có khả năng bắn hạ cả máy bay lẫn tên lửa đường đạn.
Các tàu khu trục Atago được trang bị 96 ô phóng tên lửa thẳng đứng Mk.41, mỗi ô phóng có thể chứa 1 tên lửa hạm đối không SM-2, tên lửa chống tên lửa đường đạn SM-3 hay tên lửa chống ngầm ASROC.
Vũ khí chống hạm của tàu gồm 8 tên lửa chống hạm SSM-1B có tính năng tương đương tên lửa Harpoon của Mỹ, còn vũ khí pháo gồm một khẩu pháo 127 mm và 2 hệ thống vũ khí phòng vệ tầm gần Phalanx. Mỗi tàu khu trục Atago đều có thể tham gia tác chiến chống ngầm với 1 trực thăng SH-60 Seahawk và 6 ngư lôi chống ngầm Type 73 lắp trên mặt boong.
Trước mối đe dọa tên lửa đường đạn của Bắc Triều Tiên và Trung Quốc, Nhật sẽ đóng thêm 2 tàu lớp Atago và cả 4 tàu sẽ được trang bị gói phần mềm nâng cấp phòng thủ tên lửa đường đạn. Như vậy, Nhật Bản sẽ có tổng cộng 8 tàu khu trục có khả năng tác chiến chống tên lửa đường đạn.
Lớp Atago, một khi được nâng cấp, sẽ trở thành một phương tiện phòng không đáng sợ. Trong một kịch bản chiến tranh, Trung Quốc dự kiến có thể phóng ồ ạt tên lửa đường đạn tầm ngắn và tầm trung vào các tàu, căn cứ không quân và cơ sở quân sự của Nhật Bản và Mỹ. Đội tàu Aegis của Nhật Bản sẽ tạo thành một hàng rào chống lại các cuộc tấn công này.
Tàu khu trục đa năng lớp Izumo: Có lượng giãn nước toàn tải 27.000 tấn và dài hơn 800 feet (243,84 m), các tàu khu trục chở trực thăng lớp Izumo là các tàu hải quân lớn nhất mà Nhật Bản đóng sau chiến tranh.
Izumo được Hải quân Phòng vệ Nhật gọi là tàu đa năng. Với boong bay dài và nhà chứa máy bay lớn, mỗi tàu Izumo có thể mang và phục vụ hoạt động cho 14 trực thăng. Được trang bị các trực thăng chống ngầm SH-60, mỗi tàu Izumo đều có thể sục sạo săn tàu ngầm trên một vùng biển rộng lớn.
Giới chuyên gia dự đoán, Nhật Bản có thể đặt hàng một lô thứ hai máy bay tiêm kích- bom F-35, lần này là biến thể F-35B mà Thủy quân lục chiến Mỹ và Hải quân Hoàng gia Anh đã quyết định mua sắm, và triển khai chúng hoạt động từ các tàu khu trục chở trực thăng mới của họ.
Trung Quốc sợ hãi lớp Izumo bởi vì nó là một phương tiện linh hoạt. Với tư cách tàu chống ngầm, nó có sục sạo và càn quét các khu vực rộng lớn khỏi các tàu ngầm Trung Quốc. Với tư cách tàu đổ bộ, nó mạng lại cho Nhật Bản khả năng triển khai binh sĩ tới các hòn đảo xa xôi.
Và với tư cách một tàu sân bay chuyên dụng, nó có thể đưa một cơ số các tiêm kích-bom tàng hình thế hệ 5 lên một phương tiện cơ động trên biển Hoa Đông. (nguồn Kyle Mizokami, defence.com)
Thứ Hai, 16/06/2014 06:45
Sunday, June 15, 2014
Mỹ xoay trục, sợi xích nóng cắt phá đường lưỡi bò
(baodatviet.vn) - Sự hợp tác giữa Mỹ và các đồng minh với Ấn Độ đang hình thành một trục mới, mà tại đó, chắc chắn Trung Quốc sẽ bị thập diện mai phục.
Sợi xích sắt nóng phá vỡ đường lười bò 9 đoạn
Song song với sự bành trướng và ngày càng bá quyền của Trung Quốc, những cường quốc tại châu Á - Thái Bình Dương bắt đầu có những chuyển biến về việc thay đổi chiến lược liên minh quân sự của mình.
Đáng chú ý nhất trong đó là Nhật Bản. Thay vì chỉ lựa chọn những quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh để kết làm đồng minh, Nhật Bản bắt đầu quyết tâm tham gia vào cuộc chơi một cách quyết liệt hơn, bằng cách tự nâng cao sức mạnh và khả năng can thiệp của mình.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe thúc đẩy thay đổi Hiến pháp, cho phép nới rộng quyền hạn của lực lượng phòng vệ nước này, đồng thời hối thúc sự thông qua quy định về quyền phòng ngự tập thể - cho phép Nhật Bản tham gia vào những cuộc chiến mà không liên quan đến họ... Những điều này đã cho thấy Nhật quyết tâm giành lấy một vị thế lớn hơn trong khu vực.
Quyết tâm này của nước Nhật đã khẳng định với những nước xung quanh thấy một điều: nếu lựa chọn sự đối đầu trực tiếp với Trung Quốc và nếu cần một người đồng minh, một người bạn, Nhật hoàn toàn sẵn sàng trở thành người đồng đội trong cuộc đấu tranh với gã khổng lồ xấu tính. Hành động ấy của Nhật khiến nhiều quốc gia trong khu vực cảm thấy yên tâm và sẵn sàng tìm đến, đi tiên phong là Philippines.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết sẽ hợp tác chặt chẽ về quân sự với Australia |
Còn Việt Nam, dù vẫn duy trì đường lối không liên minh quân sự với một nước để chống lại nước thứ ba, nhưng sự bá quyền của Trung Quốc đã khiến Nhật Bản tự đứng lên khẳng định mình và đương nhiên Việt Nam có sự nhìn nhận mới về việc này.
Tiếp sau Nhật Bản, một loạt các quốc gia tại châu Á có hoạt động ngoại giao con thoi. Hàn Quốc - Nhật Bản tuyên bố tăng cường hợp tác toàn diện, đảm bảo an ninh chung cho khu vực. Australia - Nhật Bản, Australia - Hàn Quốc ra hàng loạt các thỏa thuận hợp tác quân sự, mới nhất là hợp tác chế tạo tàu chiến, tàu ngầm với Nhật Bản.
Như vậy, tại châu Á - Thái Bình Dương, sự liên minh tay đôi đang chồng chéo lên nhau, và theo tính chất bắc cầu, thì những quốc gia này đã tạo thành một liên minh quân sự trên biển rất mạnh và hoàn toàn có thể xuất quân hỗ trợ nhau như cách làm của các nước thành viên NATO, chỉ có điều họ chưa thấy cần thiết để thành lập liên minh quân sự châu Á - Thái Bình Dương một cách chính danh.
Tuy nhiên, đằng sau tất cả sự kết hợp của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Philippines thì lại là một sự ràng buộc chặt chẽ về quân sự với Mỹ. Qua đó có thể thấy, những mối quan hệ này khởi nguồn từ Mỹ, và đây là cách họ chuyển trục.
Phải nói rằng châu Á - Thái Bình Dương vẫn còn một số quốc gia nghi kỵ với nước Mỹ, nhưng họ không nghi kỵ với đồng minh của Mỹ. Những sự liên minh vắt chéo ấy đảm bảo một điều rằng không sớm thì muộn, Mỹ sẽ có hệ thống đồng minh trên toàn bộ khu vực họ cảm thấy cần thiết để cô lập Trung Quốc.
Thêm một trục Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương
Kiềm chế Trung Quốc chỉ ở mặt Thái Bình Dương thôi là chưa đủ, bởi từ Biển Đông, Trung Quốc hoàn toàn có thể vươn qua eo Malacca để bành trướng tới Ấn Độ Dương.
Việc chính quyền quân sự đang làm chủ Thái Lan có quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, Campuchia có quan hệ tốt với Trung Quốc, và việc Trung Quốc lên kế hoạch xây kênh đào nhân tạo ở Thái Lan nhằm thay thế vai trò của eo Malacca cho thấy dã tâm hướng Ấn Độ Dương của cường quốc này.
Ngoại trưởng Trung Quốc đến Ấn Độ làm thân sau khi Tân Thủ tướng Narendra Modi lên nắm quyền |
Ấn Độ Dương cũng là đại dương Mỹ ít có ảnh hưởng nhất. Bài toán đặt ra là phải có một sự quan hệ tốt đẹp giữa chính quyền Mỹ và Ấn Độ, bởi chỉ cần thân thiết với quốc gia này, Mỹ đã có thể tạo ảnh hưởng từ xa với đại dương quan trọng trên huyết mạch hàng hải Đông - Tây này.
Có thể coi rằng Mỹ đã gặp đủ thiên thời, địa lợi, nhân hòa ở Ấn Độ Dương, khi Tân Thủ tướng Narendra Modi lên nắm quyền. Nỗ lực tạo thiện cảm của Mỹ với Ấn Độ từ thời Thủ tướng tiền nhiệm đã được ông Modi ghi nhận, và ngay lập tức, vị Thủ tướng mới này muốn đi Mỹ để "làm mới quan hệ."
Đồng thời, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên mà ông Modi sẽ đến thăm sau khi nhận chức lãnh đạo Ấn Độ. Nhật Bản, Ấn Độ, và những mối quan hệ đồng minh mà Nhật Bản đang có, những sự liên kết này gợi nên một liên tưởng về một trục mới: châu Á - Ấn Độ Dương đang dần hình thành.
Chỉ trong một thời gian ngắn, Mỹ sẽ không khó khăn gì để kết nạp thêm Ấn Độ vào câu lạc bộ những người bạn tốt của mình. Vì sao lại là thời gian ngắn? Bởi lẽ, Ấn Độ cũng như Nhật Bản, đang khao khát một vị trí xứng tầm hơn trong khu vực, và họ cũng có những mối nguy với tham vọng bành trướng của Trung Quốc.
Thêm Ấn Độ, có thể nói rằng đường ra đại dương của Trung Quốc khép lại từ đây.
Hạm đội 7 của Mỹ thường trú tại khu vực gần biển Nhật Bản |
Tuy nhiên, việc Mỹ đẩy mạnh vòng kim cô vào Trung Quốc sẽ càng khiến quốc gia này khẩn trương hơn trong việc chiếm biển, họ sẽ phải làm càng nhanh càng tốt, chiếm được càng nhiều, xây được càng nhiều căn cứ quân sự càng tốt, bởi họ lo ngại rằng để dây dưa, Mỹ sẽ nhanh chóng biến cả Đông Nam Á thành đồng minh của mình.
Nhưng đó chỉ là suy nghĩ thiển cận của giới lãnh đạo Bắc Kinh, bởi càng sốt ruột, Trung Quốc càng ngang ngược, và càng ngang ngược thì những hành động của họ càng thiếu suy nghĩ, thiếu chiến thuật.
Các quốc gia Đông Nam Á - người bị bắt nạt nhiều nhất sẽ nhanh chóng tỉnh khỏi cơn mê và thôi hi vọng vào việc giải quyết mọi vấn đề với Trung Quốc bằng đối thoại.
Và một khi đã tỉnh cơn mê, bản thân sự đoàn kết của Đông Nam Á đã là một thử thách mà Trung Quốc khó có thể vượt qua, chưa kể đến sự liên minh của khu vực này với các thế lực bên ngoài.
Ở cục diện Biển Đông có thể thấy, Mỹ đang được hưởng lợi từ chính sự hung hăng của Trung Quốc, còn về phía người khổng lồ này, họ đang cô độc đến mức đáng sợ. Mà trong thế kỷ 21 này, có hai trường hợp để dẫn tới sụp đổ một quốc gia: một là bị cô lập, hai là tự cô lập.
Thứ Hai, 16/06/2014 06:25
Đỗ Minh Tú
Trung Quốc "nổi giận": triệu tùy viên quân sự Nhật
Một máy bay tuần tra của Nhật Bản trong không phận quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư - Ảnh: leaderpost.com
TTO - Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã có phản ứng đáp trả “hiếm thấy” với Tokyo, theo hãng tin AFP, khi họ đưa ra hai văn bản phản đối chính thức trong vòng hai ngày.
Trong đó kêu gọi Nhật Bản ngưng việc đưa ra “các cáo buộc sai trái” với quân đội Trung Quốc.
Ngày 15-6, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đăng trên trang mạng chính thức của họ một thông báo nói họ đã triệu tập tùy viên quân sự tại đại sứ quán của Nhật Bản ở Bắc Kinh để phản đối vụ việc xảy ra giữa các máy bay chiến đấu của hai nước trên biển Hoa Đông.
Căng thẳng leo thang ngày 11-6 khi Tokyo cáo buộc Bắc Kinh đưa các máy bay quân sự tiến quá gần máy bay chiến đấu của Nhật Bản trên biển Hoa Đông. Người phát ngôn Bộ quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh đã ra một tuyên bố ngày 12-6. Bộ Quốc phòng nước này đã triệu tập các quan chức ở sứ quán Nhật Bản một lần, đồng thời đăng hai đoạn video quay cảnh đụng độ trên không trên trang web của họ. Ngày 14-6, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói “Tokyo đã cố tình phớt lờ thực tế và bóp méo sự thật với những lập luận sai trái”.
Hai máy bay chiến đấu F-15 của Nhật Bản đã bay vào Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) do Trung Quốc đơn phương thiết lập ở biển Hoa Đông. Trung Quốc lớn tiếng tố chính các máy bay Nhật đã tìm cách bay quá gần một máy bay Tu-154 của họ, với khoảng cách gần nhất chỉ khoảng 30 mét.
“Nhật Bản tiếp tục duy trì lập trường của họ và cho rằng họ không mắc lỗi gì hết”, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói. Trong một cuộc họp báo ngày 13-6, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã trưng ra các video và ảnh mà họ cho là bằng chứng cho thấy các máy bay Nhật Bản đã tìm cách can thiệp vào hoạt động của máy bay Trung Quốc.
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga và Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera ngày 13-6 cũng đã yêu cầu Trung Quốc dỡ bỏ các đoạn video khỏi trang chủ của Bộ Quốc phòng. Nhà chức trách Nhật Bản cáo buộc Bắc Kinh “đã chọn sai đoạn băng”.
Đáp lại, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói yêu cầu của Nhật Bản là “đáng xấu hổ” và “vô lý”.
16/06/2014 08:50
CHIÊU VĂN
Giận, hờn, buồn, tủi của những đứa con trong Ngày Lễ Cha
WESTMINSTER (NV) - Như luật bất thành văn, không thể khác hơn, khi nói về cha mẹ, bao giờ người ta cũng được nghe những lời hoa mỹ, đẹp đẽ nhất từ những đứa con. Bởi, “Cha mẹ dù gì cũng là cha mẹ, con không thương cha mẹ là bất hiếu, sẽ bị trời đánh!”
Thế nhưng, cuộc đời không phải lúc nào cũng như sách vở. Có những đứa con phải lặng lẽ quẹt nước mắt khi nhìn thấy sự thương yêu trìu mến của ba người ta. Có những đứa con từng “vái trời cho ba chết đi để mình không phải bị đánh đến nỗi phải vào bệnh viện.” Hay có những đứa con mang cả ước mơ một lần được cha bảo bọc, chở che đi vào giấc ngủ.
Không phải đứa con nào cũng được cha cầm tay dắt qua một chặng đường đời. (Hình minh họa: Getty Images)
Chính vì thế, trong Ngày Lễ Cha, nếu có ai đó náo nức, hướng lòng về người đã góp phần cho mình hình hài, vóc dáng thì cũng có những đứa con không biết phải diễn tả tình cảm đối với người mình vẫn gọi là cha như thế nào, bởi vì “nó trống rỗng và lạt lẽo, vô hồn.”
Như một trong những người được phỏng vấn bộc bạch, “Không ai muốn nói những điều không tốt về cha mẹ mình,” nhưng nói ra được những ẩn ức, những gút mắc cứ nằm bấy lâu trong lòng âu cũng là một cách để người tâm sự có dịp nhìn lại chính mình, và đâu đó, những người cha, có thể nghe được nỗi lòng của con mình, nhất là trong hôm nay, Ngày Từ Phụ.
‘Hùm dữ không ăn thịt con, nhưng ba tôi từng cầm dao đòi giết tôi’
“Không biết có phải do từ nhỏ đã phải chứng kiến quá nhiều chuyện không vui xảy ra xung quanh mình hay không mà gương mặt tôi không có vui, không có cười. Phải chăng vì điều này mà ba ghét tôi?” Henry Ngô, người đàn ông độc thân gần 40 tuổi, mở đầu câu chuyện.
Theo lời Henry, người hiện sống tại thành phố Santa Ana cùng cha mẹ, khi anh chưa tròn 1 tuổi thì ba anh đã “bị bắt đi học tập cải tạo.” Sau 6 năm tá túc nơi quê ngoại, ngày ba Henry ra tù cũng là ngày gia đình anh dọn lên Sài Gòn ở cùng bên nội.
“Tôi không hiểu vì sao ngày đó ba tôi thường mua quà bánh cho con của cô chú tôi, trong khi anh em tôi thì không có. Ngày đó còn nhỏ nhưng tôi đã hiểu được một điều gì đó đau khổ, hờn tủi trong lòng. Thành ra những khi ba cho mấy đứa kia đồ ăn thì anh em tôi bỏ đi chỗ khác, hay có khi dư ra, ba cho tôi thì tôi cầm rồi mang quăng đi.” Henry tâm sự.
Không chỉ vậy, cuộc sống chung đụng trong một ngôi nhà đông người, sự va chạm giữa những đứa trẻ dẫn đến sự xung đột của những người lớn, những tiếng cãi vả, “chửi lộn, đánh nhau” vô tình khắc sâu thêm trong tâm trí của một đứa trẻ như Henry một nỗi buồn dai dẳng.
Lúc dọn ra thuê nhà ở riêng, cuộc sống của gia đình anh dường như cũng không có tiếng cười. Henry cho rằng, “Tôi thật sự không biết do sự bức bối về kinh tế hay bởi tính gia trưởng, độc đoán, chỉ biết bản thân của ba tôi mà cuộc sống trong nhà tôi ngột ngạt lắm.”
Không biết cha Henry có còn nhớ hay không, nhưng với Henry, sự cau có, vẻ khó chịu của ba anh khi thấy anh quá ốm yếu không thể phụ bưng bê những thùng nước ngọt, những két bia trong công việc mua bán của gia đình, mãi là một nỗi gì đó hằn sâu trong anh.
Không biết cha Henry có còn nhớ hay không, khi anh dùng tiền ăn sáng chắt chiu dành dụm mang đi mua những tấm hình diễn viên Hồng Kong về sưu tầm - một thú vui của nhiều đứa trẻ lúc bấy giờ - lại bị ba anh nghi ngờ, chửi mắng vì “ba nghĩ tôi ăn cắp tiền của ba đi mua”, đã như một vết sẹo tinh thần đến giờ vẫn chưa lành trong Henry.
Nhưng có lẽ không thể nào phai nhạt được trong ký ức của người đàn ông này là lần “Ba tôi cầm dao muốn giết tôi, năm đó tôi 16, 17 tuổi gì đó. Tôi không nhớ mình đã làm gì, chỉ nhớ hình ảnh ba cầm dao và thoáng trong đầu tôi là chữ ‘chạy’. Mẹ tôi giữ ba tôi lại cho tôi chạy trốn.”
“Tôi cũng nhớ ngày đó mẹ tôi làm ăn thua lỗ, bị người ta giựt nợ mà không dám cho ba hay, cứ mượn đầu này đầu kia để trả. Đến khi chị tôi trúng số, được số tiền khá lớn, mẹ tôi đã lấy một phần tiền đó đi trả nợ. Ba tôi biết được, ông điên tiết lên đi tìm mẹ tôi để giết. Mẹ trốn khắp nơi không dám về nhà. Vài ngày sau, vô tình tôi nhìn thấy mẹ nằm trốn ngay dưới giường của tôi.” Henry lắc đầu, cố xua đi những hình ảnh đen tối ngày nào.
Henry cười một cách mỉa mai khi nhớ lại, “Ngày gia đình đi xuất cảnh, tôi mang theo rất nhiều hình diễn viên Hồng Kong và tạp chí điện ảnh, ba tôi nói hành lý nhiều quá, tôi phải đưa cho ba tôi một số tiền thì ông mới đồng ý cho tôi mang chúng theo.”
Henry cho rằng hiện tại anh không ghét ba anh, cũng không giận, không hờn, mà chỉ là một sự trống rỗng, hiếm nói chuyện với nhau, dù vẫn sống chung nhà.
“Nếu hỏi tôi có thương ba tôi không. Tôi không có câu trả lời. Tôi chỉ kể chị nghe chuyện này. Vừa mới đây thôi, khi chở ba vào bệnh viện thăm mẹ, tôi hỏi ba, ‘Lúc chị hai bệnh nặng, nếu không có tiền thì ba làm sao?’ Ba tôi không trả lời. Tôi kể cho ba nghe hồi đó mẹ đã phải chạy mượn tiền để cứu chữa cho chị hai thì ngay lập tức ba tôi nói ‘Mượn tiền vậy rồi lấy đâu mà trả!’ Tôi chưng hửng, rồi nói ‘Ba nghĩ sao nói tụi con cũng làm y như vậy khi ba bệnh nặng?’ Ba tôi làm thinh.” Henry kể trong sự ngao ngán.
Trả lời câu hỏi của người phỏng vấn, “Sau này có con, anh sẽ đối với con anh như thế nào?”, Henry chậm rãi trả lời, “Người ta nói mình bị gì không tốt lúc tuổi thơ thì sẽ hành hạ con mình như vậy. Tôi thì nghĩ khác. Tôi muốn làm cho cuộc sống của con tôi phải tốt hơn những gì tôi đã trải qua.”
Được vui đùa cùng cha là ước mơ đi vào giấc ngủ của nhiều đứa trẻ trên thế giới này. (Hình minh họa: Getty Images)
Hồi nhỏ thì ghét, lớn lên thì giận vì ba cố chấp quá!
“Em nhớ hôm đó là sinh nhật lần thứ 12 của em. Em đã ngồi chờ từ sáng đến tối khuya mà vẫn không thấy ba gọi điện thoại về, trong khi mọi năm trước ba vẫn làm. Sau này thì em biết, thời gian đó ba từ Mỹ về Việt Nam cưới vợ khác.” Hạnh Lưu, hiện sống tại Riverside, nhớ lại thời khắc mà cô bắt đầu cảm thấy ghét ba của mình.
Ba Hạnh khai “độc thân” để đi xuất cảnh cùng ông bà nội khi Hạnh được 3 tuổi. Từ ngày đó, cô sống ở Sài Gòn cùng mẹ, chỉ chuyện trò với ba qua điện thoại, thư từ.
Giữa năm 2008, theo lời khuyên của mẹ “hãy đi để có một tương lai tốt đẹp hơn”, Hạnh một mình sang Mỹ với sự bảo lãnh của ba, trong khi mẹ cô vẫn ở lại Sài Gòn.
Những tưởng nỗi hờn ghét trẻ con ngày nào sẽ tan biến khi được sống bên cạnh cha ruột của mình, nhưng ai ngờ những xung đột trong vấn đề cách nghĩ, lối sống, kiểu hành xử đã đẩy hai cha con Hạnh ngày càng đi xa nhau hơn, đến mức không còn nói chuyện với nhau nữa.
Hạnh kể, “Sang Mỹ sống cùng ba và dì được 4 tháng là em không thể nào chịu đựng thêm được nữa. Ba không cho em giao tiếp với bạn bè ở trường, không cho xài điện thoại, internet thì phải thật hạn chế.”
Theo lời kể Hạnh vì không thể chịu được sự gò bó trong cách sống như vậy, cô xin ba cô cho dọn qua tiểu bang khác ở với gia đình bạn của mẹ cô, người nhận cô làm con đỡ đầu để “tự do, thoải mái hơn.” Ba cô đồng ý.
Thế nhưng ngày Hạnh xách hành lý chuẩn bị ra phi trường thì “ba lấy passport, khóa cửa và chửi mẹ em bằng những lời nặng nề lắm, cho rằng mẹ xúi biểu em. Chưa hết, ba còn đẩy em xuống cầu thang như muốn giết chết em vậy đó. May là em kịp vịn lại. Em không nghĩ là ba em vô tình, vì cho đến bây giờ, ba vẫn chưa bao giờ tỏ ra hối hận về việc đó.”
Chưa hết, cảm xúc “ghét ba” trở nên nhiều hơn là khi cha mẹ nuôi Hạnh chờ nơi phi trường để đón cô nhưng không thấy cô đâu. Điện thoại ba cô không nghe, họ bèn phải gọi cảnh sát giúp đỡ. Cảnh sát đến nhà trong lúc hai cha con hãy còn đang giằng co. Do có thể bị qui vào tội giam giữ người trái phép nên theo yêu cầu của cảnh sát, ba Hạnh phải đồng ý cho cô ra khỏi nhà vì Hạnh đã trên 19 tuổi.
Tuy nhiên, “Trước khi đi, ba em bắt phải mở hết vali ra cho ba xét, nói sợ em lấy đồ của ba. Ngày em mới đến, ba có cho em một số tiền và cái headphone. Hôm đó ba bắt phải trả lại hết, ngay cả mấy đồng tiền xu ba cũng lấy lại cho bằng hết rồi mới để em đi.” Hạnh kể.
Cũng từ đó, Hạnh không nhận được bất cứ lời hỏi thăm nào từ ba của mình. Không chỉ vậy, “Sinh nhật các con sau của ba, em mua quà gửi cho tụi nó nhưng ba gửi trả lại tất cả.”
Hạnh tâm sự, “Dù ba chưa một lần gọi thăm em, nhưng năm 2011 em có trở lại thăm ba, mời ba đi ăn trưa.”
Thế nhưng, theo lời người con gái này thì “Ba em đã nói thẳng với em rằng ba không cần em nữa, coi như không có em trong đời, ngoại trừ khi em phải xin lỗi ba, nhận là em sai. Nhưng mà em có làm gì sai đâu. Trước khi đi em có xin phép ba mà.”
Kể từ ngày đó, Hạnh và ba mình không còn có thêm một cuộc nói chuyện nào nữa. Và để diễn tả cảm xúc hiện tại của mình về ba, Hạnh cho rằng “Em giận.”
“Em giận gì ba cố chấp quá. Ai đúng ai sai đâu phải là điều quan trọng nhất. Tình cảm cha con mới quan trọng chứ. Ba không liên lạc với em mà em vẫn về thăm, vậy mà ba vẫn đối xử với em như vậy.” Hạnh trách.
“Theo em, điều gì có thể hàn gắn tình cảm giữa em và ba em?” Tôi hỏi.
Hạnh đáp, “Chỉ cần ba suy nghĩ thoáng hơn, không cố chấp nữa.”
“Vậy em có nghĩ một lúc nào đó sẽ gọi cho ba em không?” - “Em có gọi hỏi thăm dì, nhưng với ba thì không. Em có lòng tự trọng của mình. Em đã về thăm ba, nhưng ba xua em đi, em mà gọi nữa chắc ba nghĩ em xin tiền hay muốn gì nữa thì mệt.” Hạnh dứt khoát.
“Thế nếu ba gọi cho em thì em làm gì?” Tôi nêu giả thuyết.
“Ba gọi thì em nghe. Nhưng mà ngày đó chắc không đến đâu.” Hạnh lắc đầu.
Thương yêu, thông cảm, biết lắng nghe là điều nhiều người không tìm thấy được ở cha mình. (Hình minh họa: Getty Images)
Giận ba vì ba hay đánh đòn
Không đến nỗi căng thẳng hay lạt lẽo như hai trường hợp trên, nhưng những trận đòn ngày thơ bé đã làm nên lằn ranh khiến Tom Nguyễn không thể nào gần ba của mình được.
Tự nhận xét về tình cảm của cha con mình, Tom chia sẻ, “Nói rằng ghét ba thì không đúng hẳn. Giận thì đúng hơn, tại vì ba hay đánh tôi, dùng vũ lực để răn đe tôi từ nhỏ cho đến tận năm tôi học lớp 11.”
Lý do để bị đòn là gì? “Khi ba đi nhậu về, nghe mẹ méc thì ba đánh, làm bài tập sai cũng bị đánh, viết chữ xấu cũng bị đánh, em tôi làm sai thì tôi cũng bị lôi ra đánh luôn.”
Đánh như thế nào? “Bộp tay, đánh vào đầu. Đánh từ nhà ngoại sang nhà nội, chửi nặng lời trước mặt dòng họ, bạn bè, không cần nể nang gì hết, đó là cách ba tôi hay làm với tôi.”
Tom cười nhớ lại, ‘Khi tôi còn ở Việt Nam, ông nội từ Mỹ viết thư về cho tôi lúc nào cũng bắt đầu câu ‘Ba còn đánh con không?’”
Theo lời Tom, năm anh 3 tuổi, một lần ba anh đánh mặt anh sưng cả lên phải vào bệnh viện.
“Chuyện tưởng nhỏ vậy thôi nhưng ảnh hưởng đến tâm lý rồi có khoảng cách với ba hồi nào không hay. Đến giờ ba hình như cố gắng muốn gần các con nhưng sao tôi cứ cảm thấy ngượng ngượng. Thực sự thì hỏng có biết cảm giác là ghét hay giận hay thương ba nữa.” Tom giải thích.
Vì bị đòn quá nhiều như vậy, nên “có lần tôi nghĩ dại là cầu ba chết quắc cho rồi để không còn ai đánh đập mình nữa.”
Tuy nhiên, những trận đòn của Tom đã dừng lại khi Tom học lớp 11. “Khi đó tôi tỏ thái độ giận ba, mấy ngày liền tôi không ăn cơm với ba, ba la tôi cũng không ăn. Mà hình như lúc đó ba cũng nhận ra là tôi đã lớn, không đánh nữa nhưng chửi nặng thì vẫn còn đến giờ.”
Tom từng mơ ước được ba dẫn đi chơi, như cách nhiều ông bố vẫn làm trong các bộ phim mà Tom được xem vì “từ trước đến giờ chưa một lần nào ba dẫn tôi cũng như cả nhà đi chơi. Có đi là tôi chỉ đi ké bên nhà nội ngoại thôi.” Rồi lại mơ ước được bố thương bằng cách không đánh chửi nữa.
Dù vậy, với Tom, “Ba tôi là người có trách nhiệm với gia đình nhỏ và gia đình nội ngoại, nhưng rất ư là sĩ diện, không bao giờ cho mình là sai. Tôi nghĩ là tôi có thương ba tôi, nhưng không gần được.”
Từ hình ảnh người cha của mình, Tom suy ngẫm, “Tôi nghĩ cha mẹ dạy con thì cũng có thể đánh con nhưng quá đáng lắm mới đánh và phải đánh vào mông. Nhưng đánh là thể hiện sự bất lực của mình đối với con.”
06-14-2014 4:55:31 PM
Ngọc Lan/Người Việt
---
Liên lạc tác giả: Ngoclan@Nguoi-viet.com
Thế nhưng, cuộc đời không phải lúc nào cũng như sách vở. Có những đứa con phải lặng lẽ quẹt nước mắt khi nhìn thấy sự thương yêu trìu mến của ba người ta. Có những đứa con từng “vái trời cho ba chết đi để mình không phải bị đánh đến nỗi phải vào bệnh viện.” Hay có những đứa con mang cả ước mơ một lần được cha bảo bọc, chở che đi vào giấc ngủ.
Không phải đứa con nào cũng được cha cầm tay dắt qua một chặng đường đời. (Hình minh họa: Getty Images)
Chính vì thế, trong Ngày Lễ Cha, nếu có ai đó náo nức, hướng lòng về người đã góp phần cho mình hình hài, vóc dáng thì cũng có những đứa con không biết phải diễn tả tình cảm đối với người mình vẫn gọi là cha như thế nào, bởi vì “nó trống rỗng và lạt lẽo, vô hồn.”
Như một trong những người được phỏng vấn bộc bạch, “Không ai muốn nói những điều không tốt về cha mẹ mình,” nhưng nói ra được những ẩn ức, những gút mắc cứ nằm bấy lâu trong lòng âu cũng là một cách để người tâm sự có dịp nhìn lại chính mình, và đâu đó, những người cha, có thể nghe được nỗi lòng của con mình, nhất là trong hôm nay, Ngày Từ Phụ.
‘Hùm dữ không ăn thịt con, nhưng ba tôi từng cầm dao đòi giết tôi’
“Không biết có phải do từ nhỏ đã phải chứng kiến quá nhiều chuyện không vui xảy ra xung quanh mình hay không mà gương mặt tôi không có vui, không có cười. Phải chăng vì điều này mà ba ghét tôi?” Henry Ngô, người đàn ông độc thân gần 40 tuổi, mở đầu câu chuyện.
Theo lời Henry, người hiện sống tại thành phố Santa Ana cùng cha mẹ, khi anh chưa tròn 1 tuổi thì ba anh đã “bị bắt đi học tập cải tạo.” Sau 6 năm tá túc nơi quê ngoại, ngày ba Henry ra tù cũng là ngày gia đình anh dọn lên Sài Gòn ở cùng bên nội.
“Tôi không hiểu vì sao ngày đó ba tôi thường mua quà bánh cho con của cô chú tôi, trong khi anh em tôi thì không có. Ngày đó còn nhỏ nhưng tôi đã hiểu được một điều gì đó đau khổ, hờn tủi trong lòng. Thành ra những khi ba cho mấy đứa kia đồ ăn thì anh em tôi bỏ đi chỗ khác, hay có khi dư ra, ba cho tôi thì tôi cầm rồi mang quăng đi.” Henry tâm sự.
Không chỉ vậy, cuộc sống chung đụng trong một ngôi nhà đông người, sự va chạm giữa những đứa trẻ dẫn đến sự xung đột của những người lớn, những tiếng cãi vả, “chửi lộn, đánh nhau” vô tình khắc sâu thêm trong tâm trí của một đứa trẻ như Henry một nỗi buồn dai dẳng.
Lúc dọn ra thuê nhà ở riêng, cuộc sống của gia đình anh dường như cũng không có tiếng cười. Henry cho rằng, “Tôi thật sự không biết do sự bức bối về kinh tế hay bởi tính gia trưởng, độc đoán, chỉ biết bản thân của ba tôi mà cuộc sống trong nhà tôi ngột ngạt lắm.”
Không biết cha Henry có còn nhớ hay không, nhưng với Henry, sự cau có, vẻ khó chịu của ba anh khi thấy anh quá ốm yếu không thể phụ bưng bê những thùng nước ngọt, những két bia trong công việc mua bán của gia đình, mãi là một nỗi gì đó hằn sâu trong anh.
Không biết cha Henry có còn nhớ hay không, khi anh dùng tiền ăn sáng chắt chiu dành dụm mang đi mua những tấm hình diễn viên Hồng Kong về sưu tầm - một thú vui của nhiều đứa trẻ lúc bấy giờ - lại bị ba anh nghi ngờ, chửi mắng vì “ba nghĩ tôi ăn cắp tiền của ba đi mua”, đã như một vết sẹo tinh thần đến giờ vẫn chưa lành trong Henry.
Nhưng có lẽ không thể nào phai nhạt được trong ký ức của người đàn ông này là lần “Ba tôi cầm dao muốn giết tôi, năm đó tôi 16, 17 tuổi gì đó. Tôi không nhớ mình đã làm gì, chỉ nhớ hình ảnh ba cầm dao và thoáng trong đầu tôi là chữ ‘chạy’. Mẹ tôi giữ ba tôi lại cho tôi chạy trốn.”
“Tôi cũng nhớ ngày đó mẹ tôi làm ăn thua lỗ, bị người ta giựt nợ mà không dám cho ba hay, cứ mượn đầu này đầu kia để trả. Đến khi chị tôi trúng số, được số tiền khá lớn, mẹ tôi đã lấy một phần tiền đó đi trả nợ. Ba tôi biết được, ông điên tiết lên đi tìm mẹ tôi để giết. Mẹ trốn khắp nơi không dám về nhà. Vài ngày sau, vô tình tôi nhìn thấy mẹ nằm trốn ngay dưới giường của tôi.” Henry lắc đầu, cố xua đi những hình ảnh đen tối ngày nào.
Henry cười một cách mỉa mai khi nhớ lại, “Ngày gia đình đi xuất cảnh, tôi mang theo rất nhiều hình diễn viên Hồng Kong và tạp chí điện ảnh, ba tôi nói hành lý nhiều quá, tôi phải đưa cho ba tôi một số tiền thì ông mới đồng ý cho tôi mang chúng theo.”
Henry cho rằng hiện tại anh không ghét ba anh, cũng không giận, không hờn, mà chỉ là một sự trống rỗng, hiếm nói chuyện với nhau, dù vẫn sống chung nhà.
“Nếu hỏi tôi có thương ba tôi không. Tôi không có câu trả lời. Tôi chỉ kể chị nghe chuyện này. Vừa mới đây thôi, khi chở ba vào bệnh viện thăm mẹ, tôi hỏi ba, ‘Lúc chị hai bệnh nặng, nếu không có tiền thì ba làm sao?’ Ba tôi không trả lời. Tôi kể cho ba nghe hồi đó mẹ đã phải chạy mượn tiền để cứu chữa cho chị hai thì ngay lập tức ba tôi nói ‘Mượn tiền vậy rồi lấy đâu mà trả!’ Tôi chưng hửng, rồi nói ‘Ba nghĩ sao nói tụi con cũng làm y như vậy khi ba bệnh nặng?’ Ba tôi làm thinh.” Henry kể trong sự ngao ngán.
Trả lời câu hỏi của người phỏng vấn, “Sau này có con, anh sẽ đối với con anh như thế nào?”, Henry chậm rãi trả lời, “Người ta nói mình bị gì không tốt lúc tuổi thơ thì sẽ hành hạ con mình như vậy. Tôi thì nghĩ khác. Tôi muốn làm cho cuộc sống của con tôi phải tốt hơn những gì tôi đã trải qua.”
Được vui đùa cùng cha là ước mơ đi vào giấc ngủ của nhiều đứa trẻ trên thế giới này. (Hình minh họa: Getty Images)
Hồi nhỏ thì ghét, lớn lên thì giận vì ba cố chấp quá!
“Em nhớ hôm đó là sinh nhật lần thứ 12 của em. Em đã ngồi chờ từ sáng đến tối khuya mà vẫn không thấy ba gọi điện thoại về, trong khi mọi năm trước ba vẫn làm. Sau này thì em biết, thời gian đó ba từ Mỹ về Việt Nam cưới vợ khác.” Hạnh Lưu, hiện sống tại Riverside, nhớ lại thời khắc mà cô bắt đầu cảm thấy ghét ba của mình.
Ba Hạnh khai “độc thân” để đi xuất cảnh cùng ông bà nội khi Hạnh được 3 tuổi. Từ ngày đó, cô sống ở Sài Gòn cùng mẹ, chỉ chuyện trò với ba qua điện thoại, thư từ.
Giữa năm 2008, theo lời khuyên của mẹ “hãy đi để có một tương lai tốt đẹp hơn”, Hạnh một mình sang Mỹ với sự bảo lãnh của ba, trong khi mẹ cô vẫn ở lại Sài Gòn.
Những tưởng nỗi hờn ghét trẻ con ngày nào sẽ tan biến khi được sống bên cạnh cha ruột của mình, nhưng ai ngờ những xung đột trong vấn đề cách nghĩ, lối sống, kiểu hành xử đã đẩy hai cha con Hạnh ngày càng đi xa nhau hơn, đến mức không còn nói chuyện với nhau nữa.
Hạnh kể, “Sang Mỹ sống cùng ba và dì được 4 tháng là em không thể nào chịu đựng thêm được nữa. Ba không cho em giao tiếp với bạn bè ở trường, không cho xài điện thoại, internet thì phải thật hạn chế.”
Theo lời kể Hạnh vì không thể chịu được sự gò bó trong cách sống như vậy, cô xin ba cô cho dọn qua tiểu bang khác ở với gia đình bạn của mẹ cô, người nhận cô làm con đỡ đầu để “tự do, thoải mái hơn.” Ba cô đồng ý.
Thế nhưng ngày Hạnh xách hành lý chuẩn bị ra phi trường thì “ba lấy passport, khóa cửa và chửi mẹ em bằng những lời nặng nề lắm, cho rằng mẹ xúi biểu em. Chưa hết, ba còn đẩy em xuống cầu thang như muốn giết chết em vậy đó. May là em kịp vịn lại. Em không nghĩ là ba em vô tình, vì cho đến bây giờ, ba vẫn chưa bao giờ tỏ ra hối hận về việc đó.”
Chưa hết, cảm xúc “ghét ba” trở nên nhiều hơn là khi cha mẹ nuôi Hạnh chờ nơi phi trường để đón cô nhưng không thấy cô đâu. Điện thoại ba cô không nghe, họ bèn phải gọi cảnh sát giúp đỡ. Cảnh sát đến nhà trong lúc hai cha con hãy còn đang giằng co. Do có thể bị qui vào tội giam giữ người trái phép nên theo yêu cầu của cảnh sát, ba Hạnh phải đồng ý cho cô ra khỏi nhà vì Hạnh đã trên 19 tuổi.
Tuy nhiên, “Trước khi đi, ba em bắt phải mở hết vali ra cho ba xét, nói sợ em lấy đồ của ba. Ngày em mới đến, ba có cho em một số tiền và cái headphone. Hôm đó ba bắt phải trả lại hết, ngay cả mấy đồng tiền xu ba cũng lấy lại cho bằng hết rồi mới để em đi.” Hạnh kể.
Cũng từ đó, Hạnh không nhận được bất cứ lời hỏi thăm nào từ ba của mình. Không chỉ vậy, “Sinh nhật các con sau của ba, em mua quà gửi cho tụi nó nhưng ba gửi trả lại tất cả.”
Hạnh tâm sự, “Dù ba chưa một lần gọi thăm em, nhưng năm 2011 em có trở lại thăm ba, mời ba đi ăn trưa.”
Thế nhưng, theo lời người con gái này thì “Ba em đã nói thẳng với em rằng ba không cần em nữa, coi như không có em trong đời, ngoại trừ khi em phải xin lỗi ba, nhận là em sai. Nhưng mà em có làm gì sai đâu. Trước khi đi em có xin phép ba mà.”
Kể từ ngày đó, Hạnh và ba mình không còn có thêm một cuộc nói chuyện nào nữa. Và để diễn tả cảm xúc hiện tại của mình về ba, Hạnh cho rằng “Em giận.”
“Em giận gì ba cố chấp quá. Ai đúng ai sai đâu phải là điều quan trọng nhất. Tình cảm cha con mới quan trọng chứ. Ba không liên lạc với em mà em vẫn về thăm, vậy mà ba vẫn đối xử với em như vậy.” Hạnh trách.
“Theo em, điều gì có thể hàn gắn tình cảm giữa em và ba em?” Tôi hỏi.
Hạnh đáp, “Chỉ cần ba suy nghĩ thoáng hơn, không cố chấp nữa.”
“Vậy em có nghĩ một lúc nào đó sẽ gọi cho ba em không?” - “Em có gọi hỏi thăm dì, nhưng với ba thì không. Em có lòng tự trọng của mình. Em đã về thăm ba, nhưng ba xua em đi, em mà gọi nữa chắc ba nghĩ em xin tiền hay muốn gì nữa thì mệt.” Hạnh dứt khoát.
“Thế nếu ba gọi cho em thì em làm gì?” Tôi nêu giả thuyết.
“Ba gọi thì em nghe. Nhưng mà ngày đó chắc không đến đâu.” Hạnh lắc đầu.
Thương yêu, thông cảm, biết lắng nghe là điều nhiều người không tìm thấy được ở cha mình. (Hình minh họa: Getty Images)
Giận ba vì ba hay đánh đòn
Không đến nỗi căng thẳng hay lạt lẽo như hai trường hợp trên, nhưng những trận đòn ngày thơ bé đã làm nên lằn ranh khiến Tom Nguyễn không thể nào gần ba của mình được.
Tự nhận xét về tình cảm của cha con mình, Tom chia sẻ, “Nói rằng ghét ba thì không đúng hẳn. Giận thì đúng hơn, tại vì ba hay đánh tôi, dùng vũ lực để răn đe tôi từ nhỏ cho đến tận năm tôi học lớp 11.”
Lý do để bị đòn là gì? “Khi ba đi nhậu về, nghe mẹ méc thì ba đánh, làm bài tập sai cũng bị đánh, viết chữ xấu cũng bị đánh, em tôi làm sai thì tôi cũng bị lôi ra đánh luôn.”
Đánh như thế nào? “Bộp tay, đánh vào đầu. Đánh từ nhà ngoại sang nhà nội, chửi nặng lời trước mặt dòng họ, bạn bè, không cần nể nang gì hết, đó là cách ba tôi hay làm với tôi.”
Tom cười nhớ lại, ‘Khi tôi còn ở Việt Nam, ông nội từ Mỹ viết thư về cho tôi lúc nào cũng bắt đầu câu ‘Ba còn đánh con không?’”
Theo lời Tom, năm anh 3 tuổi, một lần ba anh đánh mặt anh sưng cả lên phải vào bệnh viện.
“Chuyện tưởng nhỏ vậy thôi nhưng ảnh hưởng đến tâm lý rồi có khoảng cách với ba hồi nào không hay. Đến giờ ba hình như cố gắng muốn gần các con nhưng sao tôi cứ cảm thấy ngượng ngượng. Thực sự thì hỏng có biết cảm giác là ghét hay giận hay thương ba nữa.” Tom giải thích.
Vì bị đòn quá nhiều như vậy, nên “có lần tôi nghĩ dại là cầu ba chết quắc cho rồi để không còn ai đánh đập mình nữa.”
Tuy nhiên, những trận đòn của Tom đã dừng lại khi Tom học lớp 11. “Khi đó tôi tỏ thái độ giận ba, mấy ngày liền tôi không ăn cơm với ba, ba la tôi cũng không ăn. Mà hình như lúc đó ba cũng nhận ra là tôi đã lớn, không đánh nữa nhưng chửi nặng thì vẫn còn đến giờ.”
Tom từng mơ ước được ba dẫn đi chơi, như cách nhiều ông bố vẫn làm trong các bộ phim mà Tom được xem vì “từ trước đến giờ chưa một lần nào ba dẫn tôi cũng như cả nhà đi chơi. Có đi là tôi chỉ đi ké bên nhà nội ngoại thôi.” Rồi lại mơ ước được bố thương bằng cách không đánh chửi nữa.
Dù vậy, với Tom, “Ba tôi là người có trách nhiệm với gia đình nhỏ và gia đình nội ngoại, nhưng rất ư là sĩ diện, không bao giờ cho mình là sai. Tôi nghĩ là tôi có thương ba tôi, nhưng không gần được.”
Từ hình ảnh người cha của mình, Tom suy ngẫm, “Tôi nghĩ cha mẹ dạy con thì cũng có thể đánh con nhưng quá đáng lắm mới đánh và phải đánh vào mông. Nhưng đánh là thể hiện sự bất lực của mình đối với con.”
06-14-2014 4:55:31 PM
Ngọc Lan/Người Việt
Liên lạc tác giả: Ngoclan@Nguoi-viet.com
Biển Đông nóng:Trung Quốc có dấu hiệu sử dụng vũ khí!
(baodatviet.vn) - Tương tự vụ cướp đảo Gạc Ma, Trung Quốc muốn cướp được biển, đảo mà không có chiến tranh lớn để tránh sa lầy.
26 năm trước, ngày 14/3/1988, trên vùng biển thuộc Quần đảo Trường Sa của chúng ta, Hải quân Trung Quốc đã huy động hàng chục tàu chiến tấn công vào lực lượng Hải quân Việt Nam đang triển khai xây dựng công trình giữ đảo.
Hải quân Việt Nam gồm 3 tàu vận tải HQ 604, HQ 605 và HQ 505 trang bị súng 12ly7 cùng 70 chiến sỹ công binh của trung đoàn công binh 83 và 4 tổ chiến đấu gồm 22 người của lữ 146.Lực lượng của Trung Quốc có 12 tàu chiến gồm: 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông tông lớn.
Với lực lượng trên, Trung Quốc đã nổ súng, phóng tên lửa vào 3 con tàu này của Việt Nam để cướp đảo.
Lặp lại kịch bản Gạc Ma, trong ngày 16/3, Trung Quốc đưa 7 tàu chiến và nhiều xuồng nhỏ bao vây uy hiếp số quân Việt Nam trên đá. Tuy nhiên, lần này Việt Nam cho 7 máy bay chiến đấu từ đất liền bay ra hỗ trợ các chiến sĩ hải quân nên số tàu chiến của Trung Quốc phải bỏ đi, đụng độ không xảy ra, phía Việt Nam giữ được đảo đá và hoàn thành việc xây dựng nhà trên đá.Khoảng một tháng sau vụ Trung Quốc cướp đảo Gạc Ma, hải quân Việt Nam đưa 35 chiến sĩ công binh và 7 chiến sĩ hải quân cùng vật liệu xây dựng lên đá Len Đao, xây nhà đánh dấu chủ quyền.
Vấn đề rút ra ở đây là sự độc ác, tàn bạo, dã man của Trung Quốc là bản chất vốn có của lính Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Để cướp đất, cướp đảo, cướp biển của người khác thì chúng có thể làm bất cứ điều gì ngoài quy ước, đạo lý. Đừng nghĩ rằng Trung Quốc sẽ không làm gì vì quy ước, ký kết, thỏa thuận, đạo lý…mà Trung Quốc sẽ làm tất cả khi họ có thể.
CSB và Kiểm ngư Việt Nam cảnh giác cao độ
Cậy đông, cậy mạnh, “lấy thịt đè người” của Trung Quốc lại một lần nữa được bộc lộ rõ nét trong vụ giàn khoan Hải Dương 981. Đồng bào cả nước đang rất chăm chú theo dõi tình hình trên Biển Đông khi một lực lượng tàu bé nhỏ của CSB, KN Việt Nam phải đối đầu với một lực lượng lớn bao gồm cả tàu chiến của Trung Quốc quanh giàn khoan Hải Dương 981.
Trước việc giàn khoan Hải Dương đã lùi ra xa bờ biển Việt Nam, trước việc Trung Quốc đưa vấn đề giàn khoan ra Liên Hiệp quốc, trước việc Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" do Đảng CS Trung Quốc quản lý, ngày 10/6 đăng bài viết nhan đề "Trỗi dậy hòa bình không mâu thuẫn với sử dụng vũ lực, bảo vệ chủ quyền có thể nổ súng" của tác giả Trương Kiến Cương, chủ nhiệm Phòng nghiên cứu chiến lược chính trị biển, Đại học Hải dương Quảng Đông; trước sự việc tình hình Ukraine và Irac căng thẳng, đặc biệt hôm nay đã xuất hiện tàu pháo của Trung Quốc giả dạng tàu Hải cảnh mang số hiệu 13 có trang bị 4 ụ pháo 72 ly áp sát tàu chấp pháp Việt Nam thì khả năng Trung Quốc nổ súng vào tàu CSB hay tàu KN của Việt Nam là rất khó lường.
Tàu chiến trang bị 4 pháo loại 72 ly giả dạng tàu Hải cảnh Trung Quốc đang hung hăng là rất nguy hiểm cho tàu chấp pháp Việt Nam. Hãy cảnh giác để đối phó. |
Đây là khả năng dùng “xung đột nhỏ, xung đột hạn chế” để tranh chấp chủ quyền của giới diều hâu Trung Quốc, là một âm mưu cực kỳ nguy hiểm.
Trung Quốc muốn “dùng xung đột hạn chế” để biến sự đã rồi, đồng thời, đe dọa Việt Nam làm cho Việt Nam sợ mà không dám đánh trả để đòi lại những gì chúng đã cướp vì sẽ gây ra “xung đột lớn”. Như vậy có nghĩa là Trung Quốc muốn cướp được biển, đảo mà không có chiến tranh lớn để tránh sa lầy.
Tuy nhiên, bất kỳ “xung đột quân sự hạn chế” hay xung đột quân sự lớn, mở rộng mà Trung Quốc gây ra để xâm lược biển đảo của Việt Nam là do Trung Quốc toan tính, Việt Nam không cần quan tâm. Chỉ cần biết rằng Việt Nam sẽ đánh lại bằng tất cả sức mạnh, ý chí quyết tâm để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng.
Vì vậy, lực lượng CSB và KN Việt Nam phải cảnh giác và trước tiên phải tính đến phương án bảo vệ mình, đáp trả xứng đáng, quyết không để rơi vào tình thế như năm 1988 ở Trường Sa.
Trang bị vũ khí của tàu Cảnh sát biển là súng 25 ly trở xuống, nhưng Hải cảnh Trung Quốc (CSB) lại trang bị súng 72 ly là bất chấp luật quốc tế. Đối đầu với kẻ bất chấp, độc ác, tàn bạo, dã man như Trung Quốc thì chúng ta không thể chủ quan với tính mạng, tài sản của mình, phải chuẩn bị vũ khí hoặc những thứ tương xứng để đáp trả, thay vì “vận động xua đuổi” chuyển sang “vận động tác chiến” để đưa đối tượng vào trong tầm sử dụng hỏa lực dễ dàng khi chúng nổ súng trước.
Khi Trung Quốc rất tàn bạo và độc ác, lại cậy mạnh, nguy hiểm hơn là tự cho rằng mình mạnh thì không có điều gì mà Trung Quốc không làm, không ra tay. Cảnh giác đề phòng và sẵn sàng giáng trả là sự sống còn cho bất cứ lực lượng nào, quốc gia nào quan hệ với Trung Quốc.
- Lê Ngọc Thống
11 ngư dân chới với trên biển suốt gần 3 giờ ở Hoàng Sa
Sóng lớn do ảnh hưởng cơn bão số 1 đã nhấn chìm tàu cá của ông Võ Nhị (quê Quảng Ngãi) khiến 11 ngư dân trôi dạt suốt 3 tiếng trong thời tiết xấu ở vùng biển Hoàng Sa.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Bình Châu, huyện Bình Sơn cho biết, khoảng 9h30 sáng 16/6, sóng lớn đã nhấn chìm tàu cá của ông Võ Nhị (quê thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu) trong khi đang đánh bắt thủy sản ở khu vực đảo Đá Lồi thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị sóng đánh chìm trên biển.
"Liên lạc qua hệ thống Icom, thuyền trưởng Võ Văn Lựu điện về báo chính quyền địa phương là tàu cá của ông Nhị bị gió to, sóng lớn đánh chìm ở vùng biển Hoàng Sa sáng nay. Sau gần 3h trôi dạt trên biển, 11 ngư dân gặp nạn đã được tàu cá của ông Lựu cứu sống", ông Hùng cho hay.
Theo ông Hùng, dù các ngư dân nỗ lực vớt thủy sản, kéo tàu cá lên khỏi mặt nước nhưng do sóng lớn nên khó thể cứu vãn tình hình, ước thiệt hại gần 1 tỷ đồng. Tàu cá của ông Nhị cùng 11 ngư dân xuất bến ra khơi đánh bắt ở Hoàng Sa 15 ngày qua.
Trước đó, ngày 14/6, Hệ thống Đài Thông tin Duyên hải Nha Trang nhận được tin báo khẩn cấp từ tàu QNg 95771 TS bị hỏng máy thả trôi và neo đậu ở vị trí cách đảo Đá Tây khoảng 24 hải lý. Tàu này bị sự cố từ một ngày trước và đang cố khắc phục nhưng do thời tiết xấu, gió mạnh cấp 6 nên gặp rất nhiều khó khăn. Trên tàu có 32 ngư dân. Tàu này sau đó đã được tàu HQ 709 kéo về đến đảo Đá Tây. Tải sản và các ngư dân đều được bảo đảm an toàn.
Cùng ngày, một ngư dân trên tàu TV 94040 TS bị rơi xuống biển mất tích thuộc khu vực duyên hải tỉnh Trà Vinh. Tại thời điểm báo tin, tàu ở trong khu vực thời tiết xấu.
Trung tâm Dự báo Khí tượng và Thủy văn Trung ương cho biết, chiều tối 15/6, cơn bão đầu tiên trên biển Đông trong năm nay đã đổ bộ vào khu vực phía đông nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Dự báo ngày mai, bão di chuyển chủ yếu theo hướng bắc, sau đó đổi hướng di chuyển theo hướng bắc - đông bắc với vận tốc mỗi giờ 10 - 15 km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào đất liền rồi suy yếu nhanh thành một vùng áp thấp và tan dần.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực giữa và nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 và có mưa rào và giông mạnh. Biển động. Trong cơn giông có thể có lốc xoáy.
21:16 PM, 15-06-2014
THEO VNEXPRESS
Kiện Trung Quốc: Phải kiện đường lưỡi bò! (tiếp theo và hết)
Kiện HS 981, Việt Nam có thể đạt được thắng lợi để tuyên truyền mục đích chính nghĩa về Việt Nam, nhưng kiện chỉ để Trung Quốc rút dàn khoan HS 981 thì là mục tiêu quá hẹp. Việt Nam cũng phải có biện pháp phương án lường trước các đòn thù xấu chơi của họ nhất là trong lĩnh vực kinh tế.
Việt Nam cũng phải chuẩn bị cả những tình huống nảy sinh tiếp theo, những cái ta không mong muốn như Toà sẽ phê phán cả Việt Nam và Trung Quốc, xét không chỉ công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng mà cả các ứng xử tiếp theo như báo Nhân Dân, Bản đồ của Cục bản đồ, sách giáo khoa trong quá khứ...rằng ta đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc. Đó là một suy nghĩ văn minh nhưng với công chúng thì chưa hẳn đã thông.
Bây giờ Liên Hiệp Quốc đứng ra giúp đàm phán thì Việt Nam phải nhanh chóng hoan nghênh. Nhưng Liên Hiệp Quốc không có trách nhiệm giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ mà chỉ khuyến cáo hai bên đàm phán. Điều đó có nghĩa là còn có những biện pháp hòa bình khác mà các bên chưa tận dụng hết. Và ngay từ giai đoạn thủ tục, nếu ta không hội đủ ba điều kiện thì việc kiện HS 981 chưa chắc đã là một điều hay khi Tòa tuyên không có thẩm quyền.
HS 981 là một hiện tượng, còn đường lưỡi bò 9 đoạn mới là lâu dài. Chẳng lẽ hôm nay họ kéo đến đây ta kiện, ngày mai họ kéo đến kia ta lại kiện, sẽ dễ bị nhàm. Kiện là một giải pháp pháp lý cần thiết và đối tượng kiện phải là đường lưỡi bò. Chúng tôi cho rằng phải kiện, còn khi nào nộp đơn thì phải sửa soạn kỹ lưỡng. Nếu không tham gia sẽ bị cho là bỏ lỡ cơ hội. Không tham gia sẽ đánh mất lòng dân và khó giải thích với cộng đồng quốc tế. Có ý kiến cho rằng không tham gia thì nếu sau này sử dụng biện pháp pháp lý thì Tòa sẽ cho rằng anh không có quan tâm nên coi như đã từ bỏ. Tuy nhiên, khi xem xét dù các bên vắng mặt Tòa cũng phải chú trọng đến quan điểm của họ. Chỗ này sẽ phải chờ đến bản lĩnh của lãnh đạo và các tính toán về chính trị, kinh tế chứ không đơn thuần là pháp lý nữa.
Đường lưỡi bò trên bản đồ do Trung Quốc tự vẽ và không được các nước liên quan công nhận. Đồ họa: Economist
Mặt thuận: Việt Nam có cơ sở pháp lý lâu đời, kêu gọi được sự ủng hộ quốc tế, đáp ứng được tình cảm nhân dân trong ngoài nước và quốc tế, tài liệu chuẩn bị những năm qua có thể tương đối. Tuy nhiên cũng cần điểm qua khả năng và các hạn chế để có phương án đối phó.
Điều khó nhất là Trung Quốc không chấp nhận ra Toà. Sẽ có hai nội dung kiện a) Về chủ quyền b) Về các quyền sử dụng biển theo UNCLOS.
Nếu Trung Quốc chấp thuận ra Tòa.
Trung Quốc có hạn chế chiếm nhóm phía Đông Hoàng Sa bằng vũ lực. Việt Nam có lịch sử quản lý Hoàng Sa mạnh từ thế kỷ XVII đến 1858. Từ 1858 đến 1925 khi Pháp quay lại công nhận chủ quyền Việt Nam trên Hoàng Sa là một khoảng lặng. 1946 sau chiến tranh Pháp quay lại chiếm nhóm phía đông còn Tưởng Giới Thạch trước đó ở nhóm Tây. Năm 1956 Trung Quốc đuổi Tưởng Giới Thạch chiếm phía Tây cả Việt Nam Cộng Hoà và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà không có ý kiến!?
Từ 1956 đến 1974 mới có sự lên tiếng từ Việt Nam Cộng hoà và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Trong thời gian 1956 đến 1975 Việg Nam Dân chủ Cộng hoà cũng có một số động thái không có lợi như đã nói ở trên.
Nếu Tòa có thẩm quyền, không phụ thuộc mong muốn các bên, theo các nhà nghiên cứu nước ngoài cho rằng sẽ có những khả năng sau:
1.Toà tuyên có lợi cho cả hai bên. Trung Quốc trả lại nhóm phía Đông đánh chiếm bằng vũ lực cho Việt Nam.
2.Chủ quyền thuộc Trung Quốc nhưng vùng biển xung quanh sử dụng chung như trường hợp của Na Uy và Island sau Thế chiến II.
3.Chủ quyền thuộc Trung Quốc nhưng quần đảo chỉ có vùng biển hạn chế.
4.Quần đảo thuộc Trung Quốc có đủ đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
5.Quần đảo hoàn toàn thuộc Việt Nam.
Trong trường hợp Trung Quốc từ chối thẩm quyền về xét xử chủ quyền lãnh thổ
Việt Nam buộc phải lựa chọn Tòa nào có thể thụ lý vụ kiện khi chỉ có một bên đơn phương đưa ra và chỉ về sử dụng vùng biển. Trung Quốc cũng không có trách được vì họ gây hấn HS 981 trước. Không thể nói Việt Nam theo Mỹ vì Việt Nam đã cố gắng chứng minh mong muốn đàm phán, thậm chí còn nhờ đến cả Liên Hiệp Quốc điều mà Philippines chưa làm hết. Chỉ có toà trọng tài luật biển ITLOS với Phụ lục VII cho phép một bên đưa ra và câu hỏi chỉ là giải thích và áp dụng công ước luật biển. Đây là cách Philippines áp dụng. Trung Quốc đã bảo lưu các vụ kiện liên quan đến chủ quyền, phân định theo Điều 298.
Việt Nam có thể áp dụng Điều 279 về hòa giải bắt buộc nhưng cũng sẽ khó khăn. Vụ HS 981 nếu đơn phương đưa dàn khoan vào vùng biển tranh chấp là hành động đáng bị lên án. Muốn xác định vùng tranh chấp lại phải giải quyết vấn đề chủ quyèn. Việt Nam không từ bỏ chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa, còn Trung Quốc cho rằng Hoàng Sa thuộc họ, không có tranh chấp. Vị trí giàn khoan cách Lý Sơn 120 hải lý, cách Hải Nam 180 hải lý tạo thành vùng chồng lấn. Còn nếu Phú Lâm có đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thì khoảng cách 80 lý. Vì vậy Trung Quốc cho rằng nếu Hoàng Sa thuộc họ, vùng biển dàn khoan thuộc họ.
Tuy nhiên, Trung Quốc có điểm yếu sử dụng vũ lực chiếm Hoàng Sa phi pháp nên Việt Nam không chấp nhận. Ngoài ra, còn vấn đề quy chế đảo đá. Triton chắc Toà sẽ cho chỉ có 12 hải lý. Nhưng Phú Lâm từ thời Pháp đã có người sinh sống nên dễ có đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Nếu giả thiết đảo không thuộc Việt Nam (đây là điều không muốn nhưng chỉ nêu ra để tính), đảo sẽ có một phần hiệu lực 1/4, 1/3, 1/2...đường phân định thì vị trí dàn khoan có thể rơi vào phần đường trung tuyến phía Việt Nam (Cái này phải có sự kết hợp giữa chuyên gia Luật biển và chuyên gia bản đồ để tính toán. Đây là điều công chúng cũng ít nói đến). Các vấn đề này cuối cùng vẫn quay lại chủ quyền và Tòa không có thẩm quyền. Toà chỉ sử dụng Điều 279 khi có khác biệt về giải thích và áp dụng các bên sẽ quay về áp dụng Phụ lục II hoà giải bắt buôc tức các bên lại ngồi đàm phán.
Theo quan điểm luật quốc tế và định nghĩa quốc gia phải hội đủ 4 yếu tố: lãnh thổ, dân cư, chính quyền và khả năng chủ thể thì dù về mặt chính trị các bên có tranh cãi Nam Bắc là một mối, sự tồn tại Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Việt Nam Cộng hoà trong một hoàn ảnh đặc biệt là điều khó có thể phủ nhận. Công ước này bàn về các trách nhiệm và nghĩa vụ kế thừa giữa hai quốc gia trong các mặt hiệp định, vay nợ, lưu trữ...nhưng vấn đề biên giới lãnh thổ không thuộc diện điều chỉnh của Công ước. Năm 1976 Quốc hội đã thông qua bầu cử thành lập Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam là bên thừa kế các vấn đề lãnh thổ của cả hai thực thể trước.
Vấn đề ở đây lại là ‘bên thắng cuộc’ như mọi người ngầm hiểu là Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trước kia lại có lập trường ‘thụ động’ trong các tuyên bố chủ quyền. Tòa sẽ cho phép Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chọn lấy những gì tốt nhất cho mình hay phải kế thừa cả mặt tích cực và tiêu cực của những hành động trong quá khứ. Đâu là thời điểm kết tinh tranh chấp…Đó là những vấn đề rất khó tiên lượng. Tòa sẽ phán quyết thế nào?
Trường hợp kiện Trường Sa thì Tòa có thể gộp vụ kiện của Philippines với vụ kiện của Việt Nam do có cùng đối tượng kiện là đường lưỡi bò. Kiện cả Hoàng Sa- Trường Sa cũng có những vấn đề tương tự.
Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng Trung Quốc có thể tính đến việc rút khỏi UNCLOS. Làm vậy họ cũng mất uy tín, nhưng họ sẽ bất chấp.
Chuẩn bị tốt cho các vụ kiện Việt Nam cũng phải thống nhất nội bộ về quy chế pháp lý của đảo và đường cơ sở phù hợp với Công ước luật biển. Ngoài ra, khi quyết định, không chỉ đơn thuần pháp lý mà phải hiểu pháp lý là một vũ khí, một biện pháp nhằm tác động tới cái đích cuối cùng là chính trị.
Bàn cờ chính trị thế giới đang thay đổi với sự đi lên của Trung Quốc, sự đi xuống hay ngang của Mỹ, sự trở lại của Nga. Biển Đông đang dần trở thành vũ đài giữa hai siêu cường Mỹ và Trung Quôc. Ai cũng muốn độc tôn và lôi kéo liên minh. Hiện Việt Nam đang vất vả chống Tàu. Sắp tới nếu Mỹ, Nhật, Philippines đồng ý thành lập một liên minh chống Trung Quốc thì Việt Nam có tham gia không? Nếu xảy ra chiến sự thì họ sẽ làm gì, sẽ giúp vũ khí để Việt Nam chiến đấu? Lịch sử cho thấy mỗi khi Việt Nam nghiêng về một cường quốc nào thì chính Việt Nam phải chịu biết bao đau thương, mất mát.
Philippines muốn liên minh với Mỹ, Nhật chống Trung Quốc. Trong hình: Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN - Mỹ ở Brunei năm 2013. Hình: Reuters
1954-1975 Viêt Nam tự hào trên tuyến đầu của Chủ nghĩa Xã hội chống Mỹ, 1979 Việt Nam ký Hiệp định liên minh với Nga và chịu trận trên biên giới Việt-Trung. Việt Nam đồng thời phải giải quyết hai yêu cầu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định để tăng cường tiềm lực bảo vệ và xây dựng tổ quốc. Làm thế nào để thoát thế kẹt giữa hai siêu cường? Một quyết định dựa trên cân nhắc đầy đủ các thông tin, tình thế, vận mệnh dân tộc buộc những người lãnh đạo phải sáng suốt lựa chọn.
Nhìn ra bên ngoài, dù không ở trong tình trạng cấp thiết như Việt Nam, nhưng Mailaysia đã xử lý rất tốt trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Malyisia vừa kiên quyết với Trung Quốc vừa công nhận vai trò đi lên của Trung Quốc nhưng đó phải là sự đi lên với trách nhiệm của một cường quốc, chứ không phải là kẻ lớn bắt nạt nước bé.
Trong khi chờ quyết định kiện, cũng nên thấy Việt Nam đã hành động đúng khi chỉ cho cảnh sát biển và kiểm ngư ra đấu tranh tuyên truyền buộc Trung Quốc rút khỏi giàn khoan. Trong những ngày đầu tiên tàu Kiểm ngư Việt Nam còn dùng súng nước bắn trả nhưng những ngày sau Việt Nam đã xác định chỉ dùng biện pháp hòa bình. Ngoại giao Việt Nam đã có những hoạt động đáng kể, dù hai bên đã cáo buộc nhau lên Liên Hiệp Quốc, đều đã tung ra các lập luận, bằng chứng của mình. Có thể coi gần như một cuộc tập dượt kiện nhau ra Tòa. Sự kết hợp chính trị, ngoại giao, pháp lý và thực địa là một giải pháp tốt. Việt Nam đã lựa chọn chiến thuật, cách đối phó phù hợp với lực của mình, lấy yếu chọi mạnh, lấy nhàn hạ chọi kẻ nôn nóng.
Vụ HS 981 này, Việt Nam cần kiên trì quấy đảo. Trung Quôc sẽ không rút ngay vì sợ mất thể diện, trừ khi có điều kiện bất khả kháng như bão hoặc họ tuyên bố hoàn thành mục tiêu trước thời hạn. Đê lâu họ cũng mệt mỏi vì chi phí dàn khoan và hơn 130 tàu là rất lớn dù họ giầu. Họ sẽ thay đổi chiến thuật sử dụng tàu cá vỏ sắt nhiều hơn để thay thế. Việt Nam kiên trì thực địa kết hợp đấu tranh và tuyên bố kiên quyết đưa ra tòa án quốc tế là hay nhất. Việt Nam có thể yêu cầu Liên Hiệp Quốc cử Ủy Ban điều tra hoà giải. Uỷ ban chỉ có tính khuyến nghị nhưng là biện pháp hai bên có thể chấp nhận trong tình hình hiện nay.
Hy vọng trong những lúc nguy nan, trí tuệ Việt Nam bao giờ cũng tìm được đường ra. Một giải pháp chiến tranh không ai muốn nhưng nếu cần thì Việt Nam chắc cũng sẵn sàng. Việt Nam sẽ là bên chịu tổn hại kinh tế nhiều nhất nhưng lâu dài Trung Quốc sẽ mất thế chính trị và sa lầy trong cuộc chiến, hủy hại giấc mơ Trung Hoa.
Một cuộc chiến tranh du kích trên biển là tốt nhất với Việt Nam. Một nhóm cướp biển Xomali với tàu nhỏ cao tốc và AK mà bao năm nay thế giới có khống chế được đâu. Với chiều dài bờ biển của mình, Việt Nam có thể bố trí tên lửa và thủy lôi, mìn dày đặc, đánh mạnh vào các đoàn tàu vận tải dầu. Một chiến thuật như Trần Khánh Dư diệt đoàn thuyền lương Trương Hổ vậy. Lịch sử cho thấy chưa bao giờ Trung Quốc bước qua được Việt Nam để xuống phía Nam bằng vũ lực. Nếu Trung Quốc nghĩ lại thì hai bên bắt tay nhau chung sống hòa bình. Việt Nam công nhận vai trò cường quốc châu Á của Trung Quốc trên cơ sở họ tôn trọng độc lập của Việt Nam.
Sẽ rất cần tìm cách để chúng ta ‘thoát lú’ và hữu nghị viển vông, an toàn bằng tất cả các biện pháp cần thiết bao gồm cả ngoại giao và pháp lý. Tin rằng, chúng ta sẽ thắng và giải pháp pháp lý cần phải xúc tiến ngay trên cơ sở chuẩn bị kỹ lưỡng.
Thay cho lời kết
Đọc Kim Dung ‘Thiên long bát bộ’ nhớ lại ván cờ vây trên đỉnh Thiên sơn của Tô Tinh Hà. Bao nhiêu cao nhân anh hùng trong thiên hạ được mời đến đều phải bó tay trước nước cờ bí hiểm và đầy huyền thoại này. Người giải được nước cờ này cuối cùng lại là một nhân vật rất bình thường, một tiểu tăng không tên tuổi của phái thiếu lâm Hư Trúc. Nhân vật này không phải là cao thủ chơi cờ và vô tình đã gạt bỏ được những nguyên lý tri thức cao siêu ‘viển vông mơ hồ’ của cờ vây để đi một nước cờ rất sơ đẳng và hết sức bình thường mà chẳng cao nhân nào nghĩ tới. Chính lối chơi này đã phá được nước cờ vây bí hiểm một cách thần kỳ và ngoạn mục. Phải chăng trong chuyện này, Kim Dung muốn nhắc tới một nguyên lý cơ bản, trí tuệ nhân dân và cơ hội lịch sử sẽ tạo nên sự thần kỳ?
Bài viết thể hiện quan điềm của tác giả
06-13-2014 12:30:58 PM
Tô Văn Trường
Việt Nam cũng phải chuẩn bị cả những tình huống nảy sinh tiếp theo, những cái ta không mong muốn như Toà sẽ phê phán cả Việt Nam và Trung Quốc, xét không chỉ công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng mà cả các ứng xử tiếp theo như báo Nhân Dân, Bản đồ của Cục bản đồ, sách giáo khoa trong quá khứ...rằng ta đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc. Đó là một suy nghĩ văn minh nhưng với công chúng thì chưa hẳn đã thông.
Bây giờ Liên Hiệp Quốc đứng ra giúp đàm phán thì Việt Nam phải nhanh chóng hoan nghênh. Nhưng Liên Hiệp Quốc không có trách nhiệm giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ mà chỉ khuyến cáo hai bên đàm phán. Điều đó có nghĩa là còn có những biện pháp hòa bình khác mà các bên chưa tận dụng hết. Và ngay từ giai đoạn thủ tục, nếu ta không hội đủ ba điều kiện thì việc kiện HS 981 chưa chắc đã là một điều hay khi Tòa tuyên không có thẩm quyền.
HS 981 là một hiện tượng, còn đường lưỡi bò 9 đoạn mới là lâu dài. Chẳng lẽ hôm nay họ kéo đến đây ta kiện, ngày mai họ kéo đến kia ta lại kiện, sẽ dễ bị nhàm. Kiện là một giải pháp pháp lý cần thiết và đối tượng kiện phải là đường lưỡi bò. Chúng tôi cho rằng phải kiện, còn khi nào nộp đơn thì phải sửa soạn kỹ lưỡng. Nếu không tham gia sẽ bị cho là bỏ lỡ cơ hội. Không tham gia sẽ đánh mất lòng dân và khó giải thích với cộng đồng quốc tế. Có ý kiến cho rằng không tham gia thì nếu sau này sử dụng biện pháp pháp lý thì Tòa sẽ cho rằng anh không có quan tâm nên coi như đã từ bỏ. Tuy nhiên, khi xem xét dù các bên vắng mặt Tòa cũng phải chú trọng đến quan điểm của họ. Chỗ này sẽ phải chờ đến bản lĩnh của lãnh đạo và các tính toán về chính trị, kinh tế chứ không đơn thuần là pháp lý nữa.
Mặt thuận: Việt Nam có cơ sở pháp lý lâu đời, kêu gọi được sự ủng hộ quốc tế, đáp ứng được tình cảm nhân dân trong ngoài nước và quốc tế, tài liệu chuẩn bị những năm qua có thể tương đối. Tuy nhiên cũng cần điểm qua khả năng và các hạn chế để có phương án đối phó.
Điều khó nhất là Trung Quốc không chấp nhận ra Toà. Sẽ có hai nội dung kiện a) Về chủ quyền b) Về các quyền sử dụng biển theo UNCLOS.
Nếu Trung Quốc chấp thuận ra Tòa.
Trung Quốc có hạn chế chiếm nhóm phía Đông Hoàng Sa bằng vũ lực. Việt Nam có lịch sử quản lý Hoàng Sa mạnh từ thế kỷ XVII đến 1858. Từ 1858 đến 1925 khi Pháp quay lại công nhận chủ quyền Việt Nam trên Hoàng Sa là một khoảng lặng. 1946 sau chiến tranh Pháp quay lại chiếm nhóm phía đông còn Tưởng Giới Thạch trước đó ở nhóm Tây. Năm 1956 Trung Quốc đuổi Tưởng Giới Thạch chiếm phía Tây cả Việt Nam Cộng Hoà và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà không có ý kiến!?
Từ 1956 đến 1974 mới có sự lên tiếng từ Việt Nam Cộng hoà và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Trong thời gian 1956 đến 1975 Việg Nam Dân chủ Cộng hoà cũng có một số động thái không có lợi như đã nói ở trên.
Nếu Tòa có thẩm quyền, không phụ thuộc mong muốn các bên, theo các nhà nghiên cứu nước ngoài cho rằng sẽ có những khả năng sau:
1.Toà tuyên có lợi cho cả hai bên. Trung Quốc trả lại nhóm phía Đông đánh chiếm bằng vũ lực cho Việt Nam.
2.Chủ quyền thuộc Trung Quốc nhưng vùng biển xung quanh sử dụng chung như trường hợp của Na Uy và Island sau Thế chiến II.
3.Chủ quyền thuộc Trung Quốc nhưng quần đảo chỉ có vùng biển hạn chế.
4.Quần đảo thuộc Trung Quốc có đủ đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
5.Quần đảo hoàn toàn thuộc Việt Nam.
Trong trường hợp Trung Quốc từ chối thẩm quyền về xét xử chủ quyền lãnh thổ
Việt Nam buộc phải lựa chọn Tòa nào có thể thụ lý vụ kiện khi chỉ có một bên đơn phương đưa ra và chỉ về sử dụng vùng biển. Trung Quốc cũng không có trách được vì họ gây hấn HS 981 trước. Không thể nói Việt Nam theo Mỹ vì Việt Nam đã cố gắng chứng minh mong muốn đàm phán, thậm chí còn nhờ đến cả Liên Hiệp Quốc điều mà Philippines chưa làm hết. Chỉ có toà trọng tài luật biển ITLOS với Phụ lục VII cho phép một bên đưa ra và câu hỏi chỉ là giải thích và áp dụng công ước luật biển. Đây là cách Philippines áp dụng. Trung Quốc đã bảo lưu các vụ kiện liên quan đến chủ quyền, phân định theo Điều 298.
Việt Nam có thể áp dụng Điều 279 về hòa giải bắt buộc nhưng cũng sẽ khó khăn. Vụ HS 981 nếu đơn phương đưa dàn khoan vào vùng biển tranh chấp là hành động đáng bị lên án. Muốn xác định vùng tranh chấp lại phải giải quyết vấn đề chủ quyèn. Việt Nam không từ bỏ chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa, còn Trung Quốc cho rằng Hoàng Sa thuộc họ, không có tranh chấp. Vị trí giàn khoan cách Lý Sơn 120 hải lý, cách Hải Nam 180 hải lý tạo thành vùng chồng lấn. Còn nếu Phú Lâm có đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thì khoảng cách 80 lý. Vì vậy Trung Quốc cho rằng nếu Hoàng Sa thuộc họ, vùng biển dàn khoan thuộc họ.
Tuy nhiên, Trung Quốc có điểm yếu sử dụng vũ lực chiếm Hoàng Sa phi pháp nên Việt Nam không chấp nhận. Ngoài ra, còn vấn đề quy chế đảo đá. Triton chắc Toà sẽ cho chỉ có 12 hải lý. Nhưng Phú Lâm từ thời Pháp đã có người sinh sống nên dễ có đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Nếu giả thiết đảo không thuộc Việt Nam (đây là điều không muốn nhưng chỉ nêu ra để tính), đảo sẽ có một phần hiệu lực 1/4, 1/3, 1/2...đường phân định thì vị trí dàn khoan có thể rơi vào phần đường trung tuyến phía Việt Nam (Cái này phải có sự kết hợp giữa chuyên gia Luật biển và chuyên gia bản đồ để tính toán. Đây là điều công chúng cũng ít nói đến). Các vấn đề này cuối cùng vẫn quay lại chủ quyền và Tòa không có thẩm quyền. Toà chỉ sử dụng Điều 279 khi có khác biệt về giải thích và áp dụng các bên sẽ quay về áp dụng Phụ lục II hoà giải bắt buôc tức các bên lại ngồi đàm phán.
Theo quan điểm luật quốc tế và định nghĩa quốc gia phải hội đủ 4 yếu tố: lãnh thổ, dân cư, chính quyền và khả năng chủ thể thì dù về mặt chính trị các bên có tranh cãi Nam Bắc là một mối, sự tồn tại Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Việt Nam Cộng hoà trong một hoàn ảnh đặc biệt là điều khó có thể phủ nhận. Công ước này bàn về các trách nhiệm và nghĩa vụ kế thừa giữa hai quốc gia trong các mặt hiệp định, vay nợ, lưu trữ...nhưng vấn đề biên giới lãnh thổ không thuộc diện điều chỉnh của Công ước. Năm 1976 Quốc hội đã thông qua bầu cử thành lập Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam là bên thừa kế các vấn đề lãnh thổ của cả hai thực thể trước.
Vấn đề ở đây lại là ‘bên thắng cuộc’ như mọi người ngầm hiểu là Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trước kia lại có lập trường ‘thụ động’ trong các tuyên bố chủ quyền. Tòa sẽ cho phép Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chọn lấy những gì tốt nhất cho mình hay phải kế thừa cả mặt tích cực và tiêu cực của những hành động trong quá khứ. Đâu là thời điểm kết tinh tranh chấp…Đó là những vấn đề rất khó tiên lượng. Tòa sẽ phán quyết thế nào?
Trường hợp kiện Trường Sa thì Tòa có thể gộp vụ kiện của Philippines với vụ kiện của Việt Nam do có cùng đối tượng kiện là đường lưỡi bò. Kiện cả Hoàng Sa- Trường Sa cũng có những vấn đề tương tự.
Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng Trung Quốc có thể tính đến việc rút khỏi UNCLOS. Làm vậy họ cũng mất uy tín, nhưng họ sẽ bất chấp.
Chuẩn bị tốt cho các vụ kiện Việt Nam cũng phải thống nhất nội bộ về quy chế pháp lý của đảo và đường cơ sở phù hợp với Công ước luật biển. Ngoài ra, khi quyết định, không chỉ đơn thuần pháp lý mà phải hiểu pháp lý là một vũ khí, một biện pháp nhằm tác động tới cái đích cuối cùng là chính trị.
Bàn cờ chính trị thế giới đang thay đổi với sự đi lên của Trung Quốc, sự đi xuống hay ngang của Mỹ, sự trở lại của Nga. Biển Đông đang dần trở thành vũ đài giữa hai siêu cường Mỹ và Trung Quôc. Ai cũng muốn độc tôn và lôi kéo liên minh. Hiện Việt Nam đang vất vả chống Tàu. Sắp tới nếu Mỹ, Nhật, Philippines đồng ý thành lập một liên minh chống Trung Quốc thì Việt Nam có tham gia không? Nếu xảy ra chiến sự thì họ sẽ làm gì, sẽ giúp vũ khí để Việt Nam chiến đấu? Lịch sử cho thấy mỗi khi Việt Nam nghiêng về một cường quốc nào thì chính Việt Nam phải chịu biết bao đau thương, mất mát.
Philippines muốn liên minh với Mỹ, Nhật chống Trung Quốc. Trong hình: Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN - Mỹ ở Brunei năm 2013. Hình: Reuters
1954-1975 Viêt Nam tự hào trên tuyến đầu của Chủ nghĩa Xã hội chống Mỹ, 1979 Việt Nam ký Hiệp định liên minh với Nga và chịu trận trên biên giới Việt-Trung. Việt Nam đồng thời phải giải quyết hai yêu cầu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định để tăng cường tiềm lực bảo vệ và xây dựng tổ quốc. Làm thế nào để thoát thế kẹt giữa hai siêu cường? Một quyết định dựa trên cân nhắc đầy đủ các thông tin, tình thế, vận mệnh dân tộc buộc những người lãnh đạo phải sáng suốt lựa chọn.
Nhìn ra bên ngoài, dù không ở trong tình trạng cấp thiết như Việt Nam, nhưng Mailaysia đã xử lý rất tốt trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Malyisia vừa kiên quyết với Trung Quốc vừa công nhận vai trò đi lên của Trung Quốc nhưng đó phải là sự đi lên với trách nhiệm của một cường quốc, chứ không phải là kẻ lớn bắt nạt nước bé.
Trong khi chờ quyết định kiện, cũng nên thấy Việt Nam đã hành động đúng khi chỉ cho cảnh sát biển và kiểm ngư ra đấu tranh tuyên truyền buộc Trung Quốc rút khỏi giàn khoan. Trong những ngày đầu tiên tàu Kiểm ngư Việt Nam còn dùng súng nước bắn trả nhưng những ngày sau Việt Nam đã xác định chỉ dùng biện pháp hòa bình. Ngoại giao Việt Nam đã có những hoạt động đáng kể, dù hai bên đã cáo buộc nhau lên Liên Hiệp Quốc, đều đã tung ra các lập luận, bằng chứng của mình. Có thể coi gần như một cuộc tập dượt kiện nhau ra Tòa. Sự kết hợp chính trị, ngoại giao, pháp lý và thực địa là một giải pháp tốt. Việt Nam đã lựa chọn chiến thuật, cách đối phó phù hợp với lực của mình, lấy yếu chọi mạnh, lấy nhàn hạ chọi kẻ nôn nóng.
Vụ HS 981 này, Việt Nam cần kiên trì quấy đảo. Trung Quôc sẽ không rút ngay vì sợ mất thể diện, trừ khi có điều kiện bất khả kháng như bão hoặc họ tuyên bố hoàn thành mục tiêu trước thời hạn. Đê lâu họ cũng mệt mỏi vì chi phí dàn khoan và hơn 130 tàu là rất lớn dù họ giầu. Họ sẽ thay đổi chiến thuật sử dụng tàu cá vỏ sắt nhiều hơn để thay thế. Việt Nam kiên trì thực địa kết hợp đấu tranh và tuyên bố kiên quyết đưa ra tòa án quốc tế là hay nhất. Việt Nam có thể yêu cầu Liên Hiệp Quốc cử Ủy Ban điều tra hoà giải. Uỷ ban chỉ có tính khuyến nghị nhưng là biện pháp hai bên có thể chấp nhận trong tình hình hiện nay.
Hy vọng trong những lúc nguy nan, trí tuệ Việt Nam bao giờ cũng tìm được đường ra. Một giải pháp chiến tranh không ai muốn nhưng nếu cần thì Việt Nam chắc cũng sẵn sàng. Việt Nam sẽ là bên chịu tổn hại kinh tế nhiều nhất nhưng lâu dài Trung Quốc sẽ mất thế chính trị và sa lầy trong cuộc chiến, hủy hại giấc mơ Trung Hoa.
Một cuộc chiến tranh du kích trên biển là tốt nhất với Việt Nam. Một nhóm cướp biển Xomali với tàu nhỏ cao tốc và AK mà bao năm nay thế giới có khống chế được đâu. Với chiều dài bờ biển của mình, Việt Nam có thể bố trí tên lửa và thủy lôi, mìn dày đặc, đánh mạnh vào các đoàn tàu vận tải dầu. Một chiến thuật như Trần Khánh Dư diệt đoàn thuyền lương Trương Hổ vậy. Lịch sử cho thấy chưa bao giờ Trung Quốc bước qua được Việt Nam để xuống phía Nam bằng vũ lực. Nếu Trung Quốc nghĩ lại thì hai bên bắt tay nhau chung sống hòa bình. Việt Nam công nhận vai trò cường quốc châu Á của Trung Quốc trên cơ sở họ tôn trọng độc lập của Việt Nam.
Sẽ rất cần tìm cách để chúng ta ‘thoát lú’ và hữu nghị viển vông, an toàn bằng tất cả các biện pháp cần thiết bao gồm cả ngoại giao và pháp lý. Tin rằng, chúng ta sẽ thắng và giải pháp pháp lý cần phải xúc tiến ngay trên cơ sở chuẩn bị kỹ lưỡng.
Thay cho lời kết
Đọc Kim Dung ‘Thiên long bát bộ’ nhớ lại ván cờ vây trên đỉnh Thiên sơn của Tô Tinh Hà. Bao nhiêu cao nhân anh hùng trong thiên hạ được mời đến đều phải bó tay trước nước cờ bí hiểm và đầy huyền thoại này. Người giải được nước cờ này cuối cùng lại là một nhân vật rất bình thường, một tiểu tăng không tên tuổi của phái thiếu lâm Hư Trúc. Nhân vật này không phải là cao thủ chơi cờ và vô tình đã gạt bỏ được những nguyên lý tri thức cao siêu ‘viển vông mơ hồ’ của cờ vây để đi một nước cờ rất sơ đẳng và hết sức bình thường mà chẳng cao nhân nào nghĩ tới. Chính lối chơi này đã phá được nước cờ vây bí hiểm một cách thần kỳ và ngoạn mục. Phải chăng trong chuyện này, Kim Dung muốn nhắc tới một nguyên lý cơ bản, trí tuệ nhân dân và cơ hội lịch sử sẽ tạo nên sự thần kỳ?
Bài viết thể hiện quan điềm của tác giả
06-13-2014 12:30:58 PM
Tô Văn Trường
Kiện Trung Quốc: Kiện gì? Như thế nào? (Phần 1)
Sự kiện giàn khoan khổng lồ Haiyang Shiyou (HS) 981 của Trung Quốc ngang nhiên đặt vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam hơn tháng này kèm theo các hành động ngang ngược tấn công bằng vòi rồng phun nước, đâm thủng các thuyền chấp pháp và ngư dân của ta gây nên làn sóng phẫn nộ phản đối của nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế.
Có nhiều ý kiến khác nhau về việc kiện hay không kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế và thời điểm kiện là khi nào?
Kiện Trung Quốc. ‘Được’ là ai cũng biết Việt Nam dám phản đối. ‘Mất’ là mất cơ hội xác định rõ hướng đi với dân Việt và nước ngoài. Việt Nam sẽ làm gì nếu Trung Quốc đưa tiếp dàn khoan vào những nơi khác. Người ta chỉ thấy Việt Nam không biết mình sẽ làm gì, thậm chí người ta còn thấy sự mất đoàn kết trong lãnh đạo.
Là con dân nước Việt, ai cũng đau đáu mối họa cho đất nước. Vấn đề kiện hay không kiện là sự quan tâm lớn của cả trong và ngoài nước. Phát biểu về những cái này, nếu không hợp với xu thế chung, sẽ dễ bị ‘ném đá’ vì lòng yêu nước là sức mạnh vô địch nhưng nếu không hướng đúng, không sử dụng đúng thì chủ nghĩa dân tộc sẽ thành con dao hai lưỡi giống như vụ Bình Dương – Hà Tĩnh vừa qua.
Không có một Nhà nước nào lại từ bỏ chủ quyền của mình một cách dễ dàng, chịu lệ thuộc vào nước khác cả. Nhà nước Việt Nam cũng đã chuẩn bị cho các giải pháp từ nhiều năm nay cho dù còn có nhiều lúc chúng ta chủ quan, ‘nước chưa đến chân chưa nhảy’, hay làm chưa đạt được chất lượng mong muốn.
Điều này xảy ra trong cả quân đội khi không tận dụng được thời gian để trở thành chính quy hiện đại, xảy ra trong cả nền kinh tế của chúng ta, khi không đa dạng hóa bạn hàng, không cổ phần mạnh các doanh nghiệp chuyển sang cơ chế thị trường.
Sử dụng giải pháp pháp lý
Sử dụng giải pháp pháp lý là một ứng xử văn minh mà các quốc gia phương Tây nơi có nền luật pháp vững chắc lâu đời thường cậy đến. Với châu Á, từ chỗ coi các Tòa án quốc tế là sản phẩm của phương Tây, sau nhiều cải tổ của chính Tòa, bổ sung thêm các thẩm phán từ các quốc gia nhỏ khác, nên các nước châu Á cũng có xu hướng sử dụng Tòa trong một số trường hợp như Thái Lan và Campuchia qua vụ kiện đền Preah Vihear. Mailaysia và Indonesia vụ đảo Sipadan, Lipadan. Malaysia và Singapore vụ đảo đá trắng...
Các nước đưa nhau ra Tòa với điều kiện là Tòa phải có thẩm quyền trên cơ sở các quốc gia cùng chấp nhận. Tòa án Luật biển có tiến bộ trong Phụ lục VII đưa thêm một cơ chế Quốc gia có thể đơn phương đưa vụ việc ra Tòa trong những vấn đề liên quan đến giải thích và áp dụng UNCLOS. Các vụ việc trên thế giới khá đa dạng, liên quan đến chủ quyền lãnh thổ lại càng phức tạp. Hầu hết những vụ như vậy lại đòi hỏi thiện chí thực hiện các phán quyết của Tòa.
Thông thường phán quyết của Tòa chỉ tạo cơ sở để giải quyết vấn đề chứ không thể giải quyết hết được mà cần đến giải pháp tổng hợp chính trị, ngoại giao, pháp lý, quân sự. Điều bất thường là các cường quốc đều có lịch sử bất hợp tác, không tôn trọng phán quyết của Tòa như Mỹ trong Mỹ/Nicaragua, Pháp trong các cuộc thử vũ khí hạt nhân...và đều rút khỏi tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của tòa. Điều đó, giải thích Trung Quốc, nước vẫn coi mình bị các cường quốc phương tây bắt nạt, bị đối xử bất bình đẳng, sẽ khó chấp nhận thẩm quyền của Tòa.
Thủ tục và nội dung
Các vụ kiện ra Tòa sẽ phải giải quyết vấn đề thủ tục và nội dung. Thường Tòa sẽ tổ chức hai phiên riêng biệt. Phiên thứ nhất về thủ tục, các bên sẽ phải đưa ra lý lẽ chứng minh, Tòa có thẩm quyền còn việc quyết định có hay không là do Tòa. Phiên thứ hai về nội dung. Toà sẽ chỉ có thẩm quyền xem xét đúng câu hỏi mà các bên yêu cầu với điều kiện phải rõ ràng, không ảnh hưởng đến quyền lợi bên thứ ba và phán quyết của Tòa chỉ có hiệu lực với các bên chấp nhận thẩm quyền, không có đối với bên thứ ba.
Tuy nhiên, phán quyết của Tòa cũng có thể tạo ra một ‘opinio juris’ tạo xu thế trong các phán xử các vụ tương tự sau này và dễ định hướng cho công luận. Trong một số trường hợp, Tòa không thể quyết định có thẩm quyền hay không, nếu không xem xét nội dung. Tòa sẽ phải kết hợp cả hai phiên để xem xét. Đây có thể là trường hợp của Biển Đông.
Điều kiện
Rất tiếc là nhiều người không hiểu để kiện thì Việt Nam phải chứng tỏ rằng mình đã làm hết cách trong việc giải quyết song phương. Đấy là yêu cầu của Luật Biển.
Khi xem xét vấn đề thủ tục tức xác định thẩm quyền. Điều kiện đầu tiên để sử dụng công cụ pháp lý là phải sử dụng hết các hình thức hoà bình khác như đàm phán, trung gian hoà giải, uỷ ban điều tra...nếu các biện pháp này bế tắc thì mới dùng đến Tòa. Vì vậy, có những vụ Tòa đã trả lại hồ sơ hoặc khuyến nghị các bên áp dụng biện pháp trung gian hòa giải.
Điều kiện thứ hai là các bên phải đồng ý đưa ra Tòa thì Tòa mới có thẩm quyền và chỉ xét đúng trong phạm vi câu hỏi các bên thống nhất đưa ra.
Một khi ra Tòa là nhằm mục đích giải quyết tranh chấp nhưng đằng sau của các bên đều muốn Tòa chứng minh mình thắng. Rất ít nước nghĩ đến mình thua. Nhưng điều kiện của Tòa thì rất khắc nghiệt, dù được hay không các bên đều phải chấp nhận không bác bỏ. Đây là điều cả Trung Quốc và Việt Nam đều phải cân nhắc vì lòng tự hào dân tộc cao và chưa có truyền thống văn hóa pháp lý như phương Tây. Vì vậy, việc cân nhắc thời điểm kiện, câu hỏi kiện, chọn tòa kiện, hệ quả kiện, so sánh tương quan, thực thi phán quyết...là gánh nặng đối với những người chịu trọng trách với đất nước. Trong thời gian vừa qua, hình như dư luận chỉ muốn nói đến kiện và tin tưởng đương nhiên ta thắng, địch thua mà chưa đề cập đến tất cả các khía cạnh của các câu hỏi trên, tạo một áp lực lớn cho lãnh đạo.
Năm khả năng lựa chọn pháp lý
Rõ ràng đến nay, các các biện pháp khác không mang lại kết quả, chúng ta phải dùng biện pháp pháp lý tức là kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế. Việc chuẩn bị ra đòn, phải thực sự bài bản, kín kẽ, thuyết phục.
Đi vào cụ thể, chúng ta có 5 khả năng lựa chọn pháp lý:
1. Kiện để Trung Quốc rút dàn khoan HS 981
2. Kiện Trường Sa tham gia với Philippines
3. Kiện chủ quyền Hoàng Sa
4. Kiện chủ quyền Trường Sa
5. Kiện chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa
Để chọn tòa ta có Tòa án CLQT La Hay, Tòa án trọng tài thường trực quốc tế, Tòa án luật biển, Tòa trọng tài. Một số luật sư còn nói đến Tòa trọng tài thương mại trong nước đòi bồi thường thiệt hại. Nhưng Tòa này chỉ có thẩm quyền với các vụ việc xảy ra trên lãnh thổ quốc gia.
Vùng đặc quyền kinh tế không phải là lãnh thổ quốc gia, đó là một vùng biển có quy chế đặc thù (lưỡng tính) trong đó quốc gia ven biển có các quyền chủ quyền về tài nguyên thiên nhiên, các quyền tài phán về thiết lập các đảo nhân tạo, công trình trên biển, về bảo vệ môi trường biển, về nghiên cứu khoa học biển. Trong khi các quốc gia khác có các quyền tự do biển cả về đi lại, hàng không, đặt dây cáp và ống dẫn ngầm. Vì vậy, một số báo chí nói đó là vùng biển của Việt Nam hay Trung Quốc hàm ý ‘ownship’ chưa thật chính xác. Cột nước không thuộc chúng ta mà là phần biển cả trước kia thuộc toàn bộ cộng đồng quốc tế. Ta chỉ có một số quyền, quan trọng nhất là quyền chủ quyền trong đó để đổi lại ta cũng phải tôn trọng các quyền tự do khác của các nước.
Để đơn giản ta chỉ còn có Tòa La Hay và Tòa án luật biển mà thẩm quyền đã được trình bày ở trên.
Kiện riêng vụ HS 981 do Trung Quốc đơn phương triển khai dàn khoan trong vùng tranh chấp, làm thay đổi hiện trạng pháp lý, đe dọa hoà bình và an ninh, đề nghị trong lúc toà xem xét toà có thể yêu cầu áp dụng các biện pháp phòng ngừa yêu cầu rút dàn khoán.
Không tính đến Hoàng Sa thuộc ai và có quy chế đảo như thế nào (có 12 hải lý hay 200 hải lý) thì địa điểm đặt giàn khoan đều nằm trong vùng overlapping giữa bờ biển Việt Nam (130 hải lý) và đảo Hải Nam (180 hải lý). Cả Trung Quốc và Việt Nam vì những lý do riêng đều tuyên bố đây không phải là vùng tranh chấp. Nếu thực hiện một đường trung tuyến giữa bờ biển Việt Nam và Hải Nam thì điểm dàn khoan nằm bên này trung tuyến phía Việt Nam. Hành động đơn phương mang dàn khoan sang quá đường trung tuyến vì vậy được coi là khiêu khích. Các ủng hộ của thế giới cũng vì cái lớn là hòa bình ổn định, ủng hộ sự kiềm chế của Việt Nam nhưng không có ủng hộ nào về chủ quyền thuộc ai cả. Đó là điều các báo chí khai thác một phía, còn lãnh đạo phải hiểu rõ mới ra quyết sách đúng được.
Kiện HS 981, Việt Nam phải hội tụ ít nhất 3 điều kiện
Thứ nhất chứng minh Việt Nam đã bị tổn hại những gì? Dàn khoan di động, tàu thuyền kể cả quân sự đều được hưởng quyền tự do hàng hải. Chỉ khi bắt đầu khai thác thực sự hay tàu cá bị đâm như hôm 4/6 mới có đủ bằng chứng tổn hại vật chất. Khác với Philipines, họ bị mất Scarborough thực sự nên là cớ để kiện Trung Quốc. Có ý kiến cho rằng đưa ra Tòa yêu cầu Tòa tuyên bố biện pháp ngăn ngừa trước khi xét đơn nghĩa là rút dàn khoan giữ nguyên trạng. Điều kiện là bên yêu cầu phải chứng minh được tính cấp thiết của biện pháp phòng ngừa. Trung Quốc rất giảo hoạt chỉ giới hạn ở đâm va chưa có đổ máu chiến sự. Cuộc đấu tranh của Việt Nam ở đây là nhằm mục đích bẻ gãy ý chí của Trung Quốc không cho kéo giàn khoan vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Tư Chính hay 9 lô miền Trung. Nhưng ra Tòa, không thể nói ý định chính trị vì đây là vụ kiện pháp lý mà phải chứng minh có tổn hại vật chất.
Thứ hai là thời gian xem xét của Toà nhanh cũng một vài tháng. Vụ Philippines kiện Trung Quốc, tháng 2 năm 2013 đưa đơn ra Tòa đến 30/3/2014 nộp bản memoire, Tòa yêu cầu Trung Quốc nộp bản phản bị vong lục trình bày quan điểm của mình trước ngày 15/12 nghĩa là mở cho Trung Quốc tham gia nhưng Trung Quốc không tham gia. Có nghĩa là thủ tục một vụ kiện từ 18-22 tháng, Tòa mới bắt đầu xét phiên có thẩm quyền hay không.
Giàn khoan có thời hạn hoạt động theo công bố 15/8/2014 lúc đó tàu và giàn khoan đã rút, Toà có thể nói đối tượng kiện không còn nên hủy vụ kiện (giống như trong vụ thử vũ khí hạt nhân 1974 giữa Pháp, Newzeland, Úc). Khi ta làm xong hồ sơ thì cũng là thời điểm họ rút. Khi đó Trung Quốc đương nhiên cho rằng không còn đối tượng xem xét nên bác đơn. Nếu kiện Việt Nam phải kiện ngay từ những ngày đầu, song lúc đó lại vướng phải điều kiện thứ 3 chưa hoàn thành.
Thứ ba là ta phải chứng minh đã sử dụng hết các biện pháp đàm phán hoà bình. Hiện Trung Quốc rất xảo trá, họ không dồn đến cùng vẫn nói là sẵn sàng đàm phán nhưng lại không chịu nhận đàm phán với ta. Giao thiệp hai bên mới ở mức Bộ trưởng Bộ ngoại giao, chứ chưa đến mức Thủ tướng hay Tổng bí thư.
Việt Nam và Trung Quốc lại còn Thỏa thuận nguyên tắc về các vấn đề trên biển mới ký 2012 trong đó thỏa thuận sẽ đàm phán song phương để giải quyết các bất đồng đối với các vấn đề song phương, đàm phán đa phương đối với các vấn đề đa phương. Ngoài ra, cũng phải tính đến khả năng Trung Quốc đưa lý luận vu cáo ta sử dụng lực lượng quân sự vì cảnh sát biển hiện thuộc Bộ quốc phòng nếu nó được tách ra là một lực lượng dân sự như những nhà phác thảo Pháp lệnh Cảnh sát biển 1998 ban đầu dự tính thì tốt hơn. Toà cũng có thể khuyến cáo quay về thủ tục hoà giải bắt buộc, nghĩa là hai bên đàm phán quay lại từ đầu.
Đòn tấn công của Trung Quốc
Điều cần lưu ý là tại sao phải sửa soạn cẩn thận, tức là phải chấp nhận những gì đã thật sự xảy ra và có phương pháp đối phó. Về kiện chủ quyền, Việt Nam có nhiều điều phải lo, bởi vì Trung Quốc có nhiều nguồn tài liệu chứng tỏ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhường Hoàng Sa cho Trung Quốc.
Những gì Trung Quốc nói hôm nay, họ đã đăng trong tài liệu của họ năm 1980, trên Beijing Review (lúc đó là tờ báo chính thức duy nhất của Trung Quốc bằng tiếng nước ngoài) và được lập lại ở nhiều nơi khác, có thể coi ở đây:
http://www.marxists.org/subject/china/peking-review/1980/PR1980-07.pdf
Tiếng Tầu gọi Hoàng Sa là Xisha (Tây Sa) và Trường Sa là Nansha (Nam Sa).
Những điểm chính trong tài liệu trên:
- Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng in cả trên báo Nhân Dân. (Bản đăng này đã có trên Internet)
- Báo nhân dân VN đăng luật về hải phận của Trung Quốc
- Các phát biểu của ông Ung Văn Khiêm, Thứ trưởng Ngoại giao VN và một cán bộ khác về Hoàng Sa/ Trường Sa là của Trung Quốc trong cuộc họp ở Hà Nội.
- Bản đồ World Map của Việt Nam (1960) do cục Bản đồ ( thuộc Bộ Quốc phòng VN) xuất bản ghi Hoàng Sa /Trường Sa bằng tiếng Tầu và đóng ngoặc là của Trung Quốc
- Bản đồ năm World Atlas 1972 của Văn phòng Thủ tướng ghi Hoàng Sa/Trường Sa bằng tiếng Trung. (Có in lại trong tạp chí này).
- Sách giáo khoa lớp 9 năm 1974 do Bộ giáo dục xuất bản, ghi Hoàng Sa-Trường Sa thuộc Trung Quốc (đã được Trung Quốc mới đây chụp và đưa lên Internet).
Và họ lý luận là cho đến 1974, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chấp nhận Hoàng Sa-Trường Sa thuộc Trung Quốc. Với những tài liệu như thế thì khó lòng bác bỏ được họ về lập trường của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngoài ra có thể có những tài liệu quan trọng khác mà Trung Quốc chưa đưa ra.
Để phản bác lại những điều trên, phải chấp nhận:
-Nước Việt Nam có hai quốc gia trước năm 1975: Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, và Việt Nam Cộng hoà.
-Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nước kế thừa, không cần phải thừa kế hiệp định/lời hứa nhường lãnh thổ. Bài viết của TS Tạ Văn Tài và TS Vũ Quang Việt “Công ước Kế tục quốc gia đối với Hiệp ước 1978” là theo hướng này. Nhưng họ chỉ là chuyên gia, nhà nghiên cứu đưa ra vấn đề chứ còn lập luận đứng vững hay không phải cần chuyên gia thật sự về luật này và các luật quốc tế khác.
06-13- 2014 12:20:18 PM
Tô Văn Trường
(còn tiếp)
Có nhiều ý kiến khác nhau về việc kiện hay không kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế và thời điểm kiện là khi nào?
Giàn khoa HS-981 của Trung Quốc
Kiện Trung Quốc. ‘Được’ là ai cũng biết Việt Nam dám phản đối. ‘Mất’ là mất cơ hội xác định rõ hướng đi với dân Việt và nước ngoài. Việt Nam sẽ làm gì nếu Trung Quốc đưa tiếp dàn khoan vào những nơi khác. Người ta chỉ thấy Việt Nam không biết mình sẽ làm gì, thậm chí người ta còn thấy sự mất đoàn kết trong lãnh đạo.
Là con dân nước Việt, ai cũng đau đáu mối họa cho đất nước. Vấn đề kiện hay không kiện là sự quan tâm lớn của cả trong và ngoài nước. Phát biểu về những cái này, nếu không hợp với xu thế chung, sẽ dễ bị ‘ném đá’ vì lòng yêu nước là sức mạnh vô địch nhưng nếu không hướng đúng, không sử dụng đúng thì chủ nghĩa dân tộc sẽ thành con dao hai lưỡi giống như vụ Bình Dương – Hà Tĩnh vừa qua.
Không có một Nhà nước nào lại từ bỏ chủ quyền của mình một cách dễ dàng, chịu lệ thuộc vào nước khác cả. Nhà nước Việt Nam cũng đã chuẩn bị cho các giải pháp từ nhiều năm nay cho dù còn có nhiều lúc chúng ta chủ quan, ‘nước chưa đến chân chưa nhảy’, hay làm chưa đạt được chất lượng mong muốn.
Điều này xảy ra trong cả quân đội khi không tận dụng được thời gian để trở thành chính quy hiện đại, xảy ra trong cả nền kinh tế của chúng ta, khi không đa dạng hóa bạn hàng, không cổ phần mạnh các doanh nghiệp chuyển sang cơ chế thị trường.
Sử dụng giải pháp pháp lý
Sử dụng giải pháp pháp lý là một ứng xử văn minh mà các quốc gia phương Tây nơi có nền luật pháp vững chắc lâu đời thường cậy đến. Với châu Á, từ chỗ coi các Tòa án quốc tế là sản phẩm của phương Tây, sau nhiều cải tổ của chính Tòa, bổ sung thêm các thẩm phán từ các quốc gia nhỏ khác, nên các nước châu Á cũng có xu hướng sử dụng Tòa trong một số trường hợp như Thái Lan và Campuchia qua vụ kiện đền Preah Vihear. Mailaysia và Indonesia vụ đảo Sipadan, Lipadan. Malaysia và Singapore vụ đảo đá trắng...
Các nước đưa nhau ra Tòa với điều kiện là Tòa phải có thẩm quyền trên cơ sở các quốc gia cùng chấp nhận. Tòa án Luật biển có tiến bộ trong Phụ lục VII đưa thêm một cơ chế Quốc gia có thể đơn phương đưa vụ việc ra Tòa trong những vấn đề liên quan đến giải thích và áp dụng UNCLOS. Các vụ việc trên thế giới khá đa dạng, liên quan đến chủ quyền lãnh thổ lại càng phức tạp. Hầu hết những vụ như vậy lại đòi hỏi thiện chí thực hiện các phán quyết của Tòa.
Thông thường phán quyết của Tòa chỉ tạo cơ sở để giải quyết vấn đề chứ không thể giải quyết hết được mà cần đến giải pháp tổng hợp chính trị, ngoại giao, pháp lý, quân sự. Điều bất thường là các cường quốc đều có lịch sử bất hợp tác, không tôn trọng phán quyết của Tòa như Mỹ trong Mỹ/Nicaragua, Pháp trong các cuộc thử vũ khí hạt nhân...và đều rút khỏi tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của tòa. Điều đó, giải thích Trung Quốc, nước vẫn coi mình bị các cường quốc phương tây bắt nạt, bị đối xử bất bình đẳng, sẽ khó chấp nhận thẩm quyền của Tòa.
Thủ tục và nội dung
Các vụ kiện ra Tòa sẽ phải giải quyết vấn đề thủ tục và nội dung. Thường Tòa sẽ tổ chức hai phiên riêng biệt. Phiên thứ nhất về thủ tục, các bên sẽ phải đưa ra lý lẽ chứng minh, Tòa có thẩm quyền còn việc quyết định có hay không là do Tòa. Phiên thứ hai về nội dung. Toà sẽ chỉ có thẩm quyền xem xét đúng câu hỏi mà các bên yêu cầu với điều kiện phải rõ ràng, không ảnh hưởng đến quyền lợi bên thứ ba và phán quyết của Tòa chỉ có hiệu lực với các bên chấp nhận thẩm quyền, không có đối với bên thứ ba.
Tuy nhiên, phán quyết của Tòa cũng có thể tạo ra một ‘opinio juris’ tạo xu thế trong các phán xử các vụ tương tự sau này và dễ định hướng cho công luận. Trong một số trường hợp, Tòa không thể quyết định có thẩm quyền hay không, nếu không xem xét nội dung. Tòa sẽ phải kết hợp cả hai phiên để xem xét. Đây có thể là trường hợp của Biển Đông.
Điều kiện
Rất tiếc là nhiều người không hiểu để kiện thì Việt Nam phải chứng tỏ rằng mình đã làm hết cách trong việc giải quyết song phương. Đấy là yêu cầu của Luật Biển.
Khi xem xét vấn đề thủ tục tức xác định thẩm quyền. Điều kiện đầu tiên để sử dụng công cụ pháp lý là phải sử dụng hết các hình thức hoà bình khác như đàm phán, trung gian hoà giải, uỷ ban điều tra...nếu các biện pháp này bế tắc thì mới dùng đến Tòa. Vì vậy, có những vụ Tòa đã trả lại hồ sơ hoặc khuyến nghị các bên áp dụng biện pháp trung gian hòa giải.
Điều kiện thứ hai là các bên phải đồng ý đưa ra Tòa thì Tòa mới có thẩm quyền và chỉ xét đúng trong phạm vi câu hỏi các bên thống nhất đưa ra.
Một khi ra Tòa là nhằm mục đích giải quyết tranh chấp nhưng đằng sau của các bên đều muốn Tòa chứng minh mình thắng. Rất ít nước nghĩ đến mình thua. Nhưng điều kiện của Tòa thì rất khắc nghiệt, dù được hay không các bên đều phải chấp nhận không bác bỏ. Đây là điều cả Trung Quốc và Việt Nam đều phải cân nhắc vì lòng tự hào dân tộc cao và chưa có truyền thống văn hóa pháp lý như phương Tây. Vì vậy, việc cân nhắc thời điểm kiện, câu hỏi kiện, chọn tòa kiện, hệ quả kiện, so sánh tương quan, thực thi phán quyết...là gánh nặng đối với những người chịu trọng trách với đất nước. Trong thời gian vừa qua, hình như dư luận chỉ muốn nói đến kiện và tin tưởng đương nhiên ta thắng, địch thua mà chưa đề cập đến tất cả các khía cạnh của các câu hỏi trên, tạo một áp lực lớn cho lãnh đạo.
Năm khả năng lựa chọn pháp lý
Rõ ràng đến nay, các các biện pháp khác không mang lại kết quả, chúng ta phải dùng biện pháp pháp lý tức là kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế. Việc chuẩn bị ra đòn, phải thực sự bài bản, kín kẽ, thuyết phục.
Đi vào cụ thể, chúng ta có 5 khả năng lựa chọn pháp lý:
1. Kiện để Trung Quốc rút dàn khoan HS 981
2. Kiện Trường Sa tham gia với Philippines
3. Kiện chủ quyền Hoàng Sa
4. Kiện chủ quyền Trường Sa
5. Kiện chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa
Để chọn tòa ta có Tòa án CLQT La Hay, Tòa án trọng tài thường trực quốc tế, Tòa án luật biển, Tòa trọng tài. Một số luật sư còn nói đến Tòa trọng tài thương mại trong nước đòi bồi thường thiệt hại. Nhưng Tòa này chỉ có thẩm quyền với các vụ việc xảy ra trên lãnh thổ quốc gia.
Vùng đặc quyền kinh tế không phải là lãnh thổ quốc gia, đó là một vùng biển có quy chế đặc thù (lưỡng tính) trong đó quốc gia ven biển có các quyền chủ quyền về tài nguyên thiên nhiên, các quyền tài phán về thiết lập các đảo nhân tạo, công trình trên biển, về bảo vệ môi trường biển, về nghiên cứu khoa học biển. Trong khi các quốc gia khác có các quyền tự do biển cả về đi lại, hàng không, đặt dây cáp và ống dẫn ngầm. Vì vậy, một số báo chí nói đó là vùng biển của Việt Nam hay Trung Quốc hàm ý ‘ownship’ chưa thật chính xác. Cột nước không thuộc chúng ta mà là phần biển cả trước kia thuộc toàn bộ cộng đồng quốc tế. Ta chỉ có một số quyền, quan trọng nhất là quyền chủ quyền trong đó để đổi lại ta cũng phải tôn trọng các quyền tự do khác của các nước.
Để đơn giản ta chỉ còn có Tòa La Hay và Tòa án luật biển mà thẩm quyền đã được trình bày ở trên.
Kiện riêng vụ HS 981 do Trung Quốc đơn phương triển khai dàn khoan trong vùng tranh chấp, làm thay đổi hiện trạng pháp lý, đe dọa hoà bình và an ninh, đề nghị trong lúc toà xem xét toà có thể yêu cầu áp dụng các biện pháp phòng ngừa yêu cầu rút dàn khoán.
Không tính đến Hoàng Sa thuộc ai và có quy chế đảo như thế nào (có 12 hải lý hay 200 hải lý) thì địa điểm đặt giàn khoan đều nằm trong vùng overlapping giữa bờ biển Việt Nam (130 hải lý) và đảo Hải Nam (180 hải lý). Cả Trung Quốc và Việt Nam vì những lý do riêng đều tuyên bố đây không phải là vùng tranh chấp. Nếu thực hiện một đường trung tuyến giữa bờ biển Việt Nam và Hải Nam thì điểm dàn khoan nằm bên này trung tuyến phía Việt Nam. Hành động đơn phương mang dàn khoan sang quá đường trung tuyến vì vậy được coi là khiêu khích. Các ủng hộ của thế giới cũng vì cái lớn là hòa bình ổn định, ủng hộ sự kiềm chế của Việt Nam nhưng không có ủng hộ nào về chủ quyền thuộc ai cả. Đó là điều các báo chí khai thác một phía, còn lãnh đạo phải hiểu rõ mới ra quyết sách đúng được.
Vị trí giàn khoan HS 981
Kiện HS 981, Việt Nam phải hội tụ ít nhất 3 điều kiện
Thứ nhất chứng minh Việt Nam đã bị tổn hại những gì? Dàn khoan di động, tàu thuyền kể cả quân sự đều được hưởng quyền tự do hàng hải. Chỉ khi bắt đầu khai thác thực sự hay tàu cá bị đâm như hôm 4/6 mới có đủ bằng chứng tổn hại vật chất. Khác với Philipines, họ bị mất Scarborough thực sự nên là cớ để kiện Trung Quốc. Có ý kiến cho rằng đưa ra Tòa yêu cầu Tòa tuyên bố biện pháp ngăn ngừa trước khi xét đơn nghĩa là rút dàn khoan giữ nguyên trạng. Điều kiện là bên yêu cầu phải chứng minh được tính cấp thiết của biện pháp phòng ngừa. Trung Quốc rất giảo hoạt chỉ giới hạn ở đâm va chưa có đổ máu chiến sự. Cuộc đấu tranh của Việt Nam ở đây là nhằm mục đích bẻ gãy ý chí của Trung Quốc không cho kéo giàn khoan vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Tư Chính hay 9 lô miền Trung. Nhưng ra Tòa, không thể nói ý định chính trị vì đây là vụ kiện pháp lý mà phải chứng minh có tổn hại vật chất.
Thứ hai là thời gian xem xét của Toà nhanh cũng một vài tháng. Vụ Philippines kiện Trung Quốc, tháng 2 năm 2013 đưa đơn ra Tòa đến 30/3/2014 nộp bản memoire, Tòa yêu cầu Trung Quốc nộp bản phản bị vong lục trình bày quan điểm của mình trước ngày 15/12 nghĩa là mở cho Trung Quốc tham gia nhưng Trung Quốc không tham gia. Có nghĩa là thủ tục một vụ kiện từ 18-22 tháng, Tòa mới bắt đầu xét phiên có thẩm quyền hay không.
Giàn khoan có thời hạn hoạt động theo công bố 15/8/2014 lúc đó tàu và giàn khoan đã rút, Toà có thể nói đối tượng kiện không còn nên hủy vụ kiện (giống như trong vụ thử vũ khí hạt nhân 1974 giữa Pháp, Newzeland, Úc). Khi ta làm xong hồ sơ thì cũng là thời điểm họ rút. Khi đó Trung Quốc đương nhiên cho rằng không còn đối tượng xem xét nên bác đơn. Nếu kiện Việt Nam phải kiện ngay từ những ngày đầu, song lúc đó lại vướng phải điều kiện thứ 3 chưa hoàn thành.
Thứ ba là ta phải chứng minh đã sử dụng hết các biện pháp đàm phán hoà bình. Hiện Trung Quốc rất xảo trá, họ không dồn đến cùng vẫn nói là sẵn sàng đàm phán nhưng lại không chịu nhận đàm phán với ta. Giao thiệp hai bên mới ở mức Bộ trưởng Bộ ngoại giao, chứ chưa đến mức Thủ tướng hay Tổng bí thư.
Việt Nam và Trung Quốc lại còn Thỏa thuận nguyên tắc về các vấn đề trên biển mới ký 2012 trong đó thỏa thuận sẽ đàm phán song phương để giải quyết các bất đồng đối với các vấn đề song phương, đàm phán đa phương đối với các vấn đề đa phương. Ngoài ra, cũng phải tính đến khả năng Trung Quốc đưa lý luận vu cáo ta sử dụng lực lượng quân sự vì cảnh sát biển hiện thuộc Bộ quốc phòng nếu nó được tách ra là một lực lượng dân sự như những nhà phác thảo Pháp lệnh Cảnh sát biển 1998 ban đầu dự tính thì tốt hơn. Toà cũng có thể khuyến cáo quay về thủ tục hoà giải bắt buộc, nghĩa là hai bên đàm phán quay lại từ đầu.
Đòn tấn công của Trung Quốc
Điều cần lưu ý là tại sao phải sửa soạn cẩn thận, tức là phải chấp nhận những gì đã thật sự xảy ra và có phương pháp đối phó. Về kiện chủ quyền, Việt Nam có nhiều điều phải lo, bởi vì Trung Quốc có nhiều nguồn tài liệu chứng tỏ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhường Hoàng Sa cho Trung Quốc.
Những gì Trung Quốc nói hôm nay, họ đã đăng trong tài liệu của họ năm 1980, trên Beijing Review (lúc đó là tờ báo chính thức duy nhất của Trung Quốc bằng tiếng nước ngoài) và được lập lại ở nhiều nơi khác, có thể coi ở đây:
http://www.marxists.org/subject/china/peking-review/1980/PR1980-07.pdf
Tiếng Tầu gọi Hoàng Sa là Xisha (Tây Sa) và Trường Sa là Nansha (Nam Sa).
Những điểm chính trong tài liệu trên:
- Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng in cả trên báo Nhân Dân. (Bản đăng này đã có trên Internet)
- Báo nhân dân VN đăng luật về hải phận của Trung Quốc
- Các phát biểu của ông Ung Văn Khiêm, Thứ trưởng Ngoại giao VN và một cán bộ khác về Hoàng Sa/ Trường Sa là của Trung Quốc trong cuộc họp ở Hà Nội.
- Bản đồ World Map của Việt Nam (1960) do cục Bản đồ ( thuộc Bộ Quốc phòng VN) xuất bản ghi Hoàng Sa /Trường Sa bằng tiếng Tầu và đóng ngoặc là của Trung Quốc
- Bản đồ năm World Atlas 1972 của Văn phòng Thủ tướng ghi Hoàng Sa/Trường Sa bằng tiếng Trung. (Có in lại trong tạp chí này).
- Sách giáo khoa lớp 9 năm 1974 do Bộ giáo dục xuất bản, ghi Hoàng Sa-Trường Sa thuộc Trung Quốc (đã được Trung Quốc mới đây chụp và đưa lên Internet).
Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Nguồn hình: Wikipedia
Và họ lý luận là cho đến 1974, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chấp nhận Hoàng Sa-Trường Sa thuộc Trung Quốc. Với những tài liệu như thế thì khó lòng bác bỏ được họ về lập trường của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngoài ra có thể có những tài liệu quan trọng khác mà Trung Quốc chưa đưa ra.
Để phản bác lại những điều trên, phải chấp nhận:
-Nước Việt Nam có hai quốc gia trước năm 1975: Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, và Việt Nam Cộng hoà.
-Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nước kế thừa, không cần phải thừa kế hiệp định/lời hứa nhường lãnh thổ. Bài viết của TS Tạ Văn Tài và TS Vũ Quang Việt “Công ước Kế tục quốc gia đối với Hiệp ước 1978” là theo hướng này. Nhưng họ chỉ là chuyên gia, nhà nghiên cứu đưa ra vấn đề chứ còn lập luận đứng vững hay không phải cần chuyên gia thật sự về luật này và các luật quốc tế khác.
06-13- 2014 12:20:18 PM
Tô Văn Trường
(còn tiếp)
Gặp tân thiếu úy xuất thân West Point, Lê Hoàng Phú
WESTMINSTER, Calif (NV) - Sự kiện có bốn thanh niên gốc Việt trong khoảng 1,000 sinh viên sĩ quan vừa tốt nghiệp Học Viện Quân Sự West Point vào cuối Tháng Năm mới đây là niềm hãnh diện không chỉ của những tân Thiếu Úy trẻ này và gia đình, mà còn của cả cộng đồng người Việt.
Bốn thanh niên gốc Việt ưu tú này là Phillip Lê Hoàng Phú, Jonny Nguyễn, Vincarlo Nguyễn và Amanda Nguyễn.
Thiếu Úy Phillip Lê Hoàng Phú (giữa) được Tổng Thống Obama bắt tay chúc mừng trong lễ ra trường tại Học Viện quân Sự West Point, hôm 28 Tháng Năm 2014. (Hình: Lê Hoàng Phú cung cấp)
Thiếu úy Phillip Lê Hoàng Phú, dân cư quận Cam, cùng thân phụ là ông Lê Thiện Phước đến thăm tòa soạn nhật báo Người Việt, và kể lại thời gian được đào luyện tại Học Viện Quân Sự uy tín nhất của Hoa Kỳ, nếu không muốn nói của thế giới. Phú nói chuyện bằng tiếng Việt khá lưu loát, dù cho biết “sau 4 năm học tập đã quên bớt” vì hoàn toàn không có dịp nói tiếng Việt tại trường.
Nhớ lại thời gian huấn nhục (Cadet Basic Training), lúc chân ướt chân ráo mới vào trường, Phú thổ lộ rằng “cũng có lúc mệt mỏi và nản lòng” nhưng với quyết tâm, bốn năm gian khổ rồi cũng vượt qua được. Giờ đây Phú đang chuẩn bị đến căn cứ Fort Hood ở Texas, để phục vụ quân đội Hoa Kỳ, trong lãnh vực phòng không (air defense artillery).
Trong khi con nói, người cha, trong chiếc áo polo màu xanh nhạt, túi áo thêu hàng chữ “West Point Dad” hồi tưởng lại buổi lễ ra trường hôm 28 Tháng Năm vừa rồi.
Hôm ấy, khi các sinh viên sĩ quan, trong bộ quân phục xám nhất loạt đứng dậy, lớn tiếng reo hò và tung một rừng nón trắng lên làm kín không gian, đánh dấu buổi lễ tốt nghiệp tại West Point chính thức chấm dứt, ông Phước là một trong những bậc phụ huynh theo dõi con em mình ở những hàng ghế phía dưới.
Ông kể lại cảm tưởng, ánh mắt vẫn còn lóng lánh niềm vui xen lẫn cảm động: “Ngày lễ ra trường, khi các cháu tung nón trắng lên, chúng tôi thực sự xúc động, thấy con mình đã đi qua được chặng đường dài, một chặng đường mà tôi nghĩ không phải là dễ cho bất cứ một em nào.”
Rồi quay sang nhìn người con trai thân yêu, ông Phước bày tỏ: “Cũng như ba nói với con đó, ba rất hãnh diện và hy vọng sau này con sẽ là một công dân tốt để giúp đỡ cho xã hội và cho đất nước.”
Thiếu Úy Lê Hoàng Phú im lặng nhìn cha bằng đôi mắt biết ơn.
Ước mơ của cậu bé 9 tuổi
Chặng đường vừa đi với người thiếu úy trẻ vừa tốt nghiệp rất dài, khởi đầu từ thuở Phú còn là một cậu bé khoảng chín, mười tuổi. Phú tâm sự: “Từ lớp 4 Phú đã muốn vào học trường sĩ quan quân đội, nhưng giữ trong lòng thôi, chưa dám nói với cha mẹ.”
Sinh viên sĩ quan reo hò và tung nón lên không gian, khi buổi lễ tốt nghiệp tại học viện quân sự West Point chính thức chấm dứt. (Hình: Lê Hoàng Phú cung cấp)
Trả lời câu hỏi tại sao lại chọn một sự nghiệp quân sự, và tại sao lại muốn vào trường West Point, Phú cho biết “muốn phụng sự đất nước” sau khi ra trường trung học, lại “muốn là một sĩ quan quân đội,” cho nên thấy cách hay nhất là xin vào Học Viện Quân Sự West Point, vì đây là trường đào tạo cho sĩ quan quân đội Hoa Kỳ nổi tiếng nhất.
Ông Phước cho biết “khá ngạc nhiên” khi Phú cho gia đình biết muốn vào trường West Point. Ông nói: “Tôi không ở trong quân ngũ, mà ở nhà chúng tôi không cho các con chơi súng, nên khi biết con muốn gia nhập quân đội Hoa Kỳ, gia đình chúng tôi cũng rất do dự, bởi vì mình từng sống trong một xứ Việt Nam chiến tranh lâu dài.”
Ông thổ lộ: “Lúc đó chúng tôi thực sự lo lắng, bận tâm rất nhiều, và cũng giải thích cho con những điều lợi, điều hại, vì chiến tranh có thể tạo ra sự mất mát tổn hại rất nhiều cho gia đình, cho xứ sở. Nhưng sau khi phân tích kỹ và tìm hiểu thì chúng tôi ủng hộ ước muốn của cháu, vì cha mẹ thì luôn luôn thương con, thấy con mình thích gì thì mình phải hỗ trợ nó. Vả lại mục đích của nó cũng cao cả, mình là người Việt Nam ở đây, cũng muốn đền đáp cho cái xứ sở cưu mang mình.”
Vấn đề là điều Phú chọn khó quá! Học Viện Quân Sự West Point nổi tiếng là một trong những đại học có điều kiện tuyển sinh khó nhất, với tỉ lệ học sinh được nhận chỉ khoảng 9%.
Ôn lại thời gian được tuyển vào, Phú nói: “Mỗi tiểu bang được chia thành nhiều địa hạt, hồi đó Phú tự vào website của ông Ed Royce, tìm cách liên lạc để nhờ ông ấy giới thiệu” và khoe được cha “hỗ trợ và theo dõi từng bước.”
Phú kể: “Hồi đó Phú không được gặp trực tiếp ông Ed Royce, chỉ được văn phòng ông giúp thủ tục, rồi trường West Point gửi 3 sĩ quan đến để phỏng vấn. Họ hỏi những câu như mấy năm qua Phú đã làm những gì để phục vụ cộng đồng, Phú đã học được vai trò lãnh đạo trong tổ chức nào?”
Và kết luận: “Rất may hồi nhỏ Phú đi Hướng Ðạo nên quen sinh hoạt cộng đồng, mà cũng chơi thể thao nữa.”
Hỗ trợ của gia đình
Sự may mắn của Phú bắt nguồn từ việc được gia đình chuẩn bị cho từ tấm bé. Phú đã được cha mẹ sắm cho túi hành trang đầy đủ nhất khi cho tham dự sinh hoạt hướng đạo ở liên đoàn Chi Lăng, rồi sau đó theo học những lớp về leadership trong sinh hoạt cộng đồng do Hội Hồng Thập Tự tổ chức.
Thiếu Úy Phillip Lê Hoàng Phú (thứ hai từ phải) cùng cha (trái), mẹ và anh trai chụp hình lưu niệm sau lễ ra trường. (Hình: Lê Hoàng Phú cung cấp)
Chia sẻ kinh nghiệm của mình, ông Phước nói: “Muốn vào học West Point các cháu phải có sự chuẩn bị từ nhỏ, không phải cứ học giỏi rồi nộp đơn mà các em được nhận vào ngay đâu, phải có tài lãnh đạo, và từ nhỏ Phú đã học được điều này trong các sinh hoạt cộng đồng.”
Sự hỗ trợ này vẫn tiếp tục trong thời gian Phú được huấn luyện tại West Point. Ông Phước cho biết trong suốt thời gian Phú theo học cả gia đình ai cũng theo sát và ủng hộ.
“Mặc dù một năm Phú có một vài kỳ nghỉ thôi, trong những kỳ nghỉ đó chúng tôi luôn luôn ở bên nó, ngay cả những sinh hoạt của trường, mỗi năm có sinh hoạt ở tận New York chúng tôi cũng bay ráng tới, để mà chia xẻ an ủi con trong “nỗi buồn xa xứ,” khuyến khích con khi nó nản lòng.”
Học Viện Quân Sự West Point
Học Viện Quân Sự West Point (United States Military Academy at West Point), gọi tắt là trường võ bị sĩ quan West Point, hay West Point, là học viện quân sự cổ kính và uy tín nhất của Hoa Kỳ, nơi từng đào tạo ra hai vị tổng thống (Grant và Eisenhower), cùng những vị tướng lừng danh của nước này, như Patton MacArthur, và nhiều lãnh đạo cấp cao trên thế giới.
Nằm bên bờ sông Hudson, tại West Point, gần thành phố New York, West Point tọa lạc trên một khuôn viên rộng rãi khoảng 65 km vuông. Với chương trình học 4 năm, hàng năm West Point đào tạo khoảng 1,000 sĩ quan với cấp bậc thiếu úy cho quân đội Hoa Kỳ. Theo website của trường, số sinh viên toàn trường trung bình mỗi niên khóa khoảng 4,600 và tỷ số học sinh cho mỗi giáo sư là 8. Toàn trường có khoảng 60 sinh viên sĩ quan quốc tế cho tất cả các cấp lớp.
Ðể được tuyển vào West Point, ngoài điểm trung bình cao khi tốt nghiệp trung học, cũng như điểm thi SAT, sinh viên nộp đơn phải qua một cuộc sát hạch sức khỏe, phải chứng tỏ có tinh thần phục vụ, có tài lãnh đạo, và quan trọng nhất là phải được một dân biểu hay thượng nghị sĩ, thậm chí phó tổng thống hay tổng thống giới thiệu, phải qua mấy cuộc phỏng vấn, và phải nộp ba bài luận.
Bốn thiếu úy gốc Việt vừa tốt nghiệp Học Viện quân Sự West Point niên khóa 2014. Từ trái: Phillip Lê Hoàng Phú, Jonny Nguyễn, Vincarlo Nguyễn và Amanda Nguyễn. (Hình: Lê Hoàng Phú cung cấp)
Sau khi được tuyển, các sinh viên sĩ quan tại West Point được đào tạo hoàn toàn miễn phí, ăn ở và bảo hiểm sức khỏe cũng miễn phí, và mỗi tháng được nhận một số lương khoảng $900 đô la trong thời gian theo học. Khi ra trường, phục vụ trong quân đội với lương cao bằng những người có học vấn tương đương. Thống kê cho biết để đào tạo được một sĩ quan tại West Point, chính phủ Hoa Kỳ tốn khoảng $450,000 Mỹ kim.
Với mục đích đào tạo được các lớp sĩ quan “văn võ song toàn,” chương trình huấn luyện của West Point rất gay go. Phú cho biết ngoài thời gian học văn hóa và chuyên ngành từ tháng Tám đến tháng Năm, mỗi mùa hè, các sinh viên phải vào trại và tham dự những cuộc huấn luyện quân sự.
Dưới đây là lời chia sẻ của một sinh viên West Point trong diễn đàn dành cho học sinh vừa tốt nghiệp trung học so sánh điều kiện vào các đại học nổi tiếng Harvard, Yale, và Princeton với West Point:
“Trung bình sinh viên West Point được ngủ khoảng năm tiếng đồng hồ mỗi đêm - và ngoài việc học văn hóa, còn phải thi hành nhiều nhiệm vụ, tham dự các sự kiện bắt buộc, tập thể thao ít nhất 2 tiếng mỗi ngày. Phải dùng bữa ở trường, trừ bữa ăn tối. Phòng trại (barrack) không phải chỉ là phòng ngủ, nó còn là văn phòng. Giờ làm việc trung bình là từ 5:30 sáng đến 10:30 đêm. Cửa phòng phải để mở từ 7:30 sáng đến 9:30 tối, và trong thời gian này bất cứ ai (cấp trên) cũng có thể vào phòng và xem xét xem các đồ dùng có được sắp xếp theo quy định không. Cuối tuần thường thì phải tham dự các cuộc huấn luyện, và rất ít khi được nghỉ phép.”
Không chỉ “văn võ toàn tài,” sinh viên sĩ quan ở West Point cũng được theo dõi kỹ về hạnh kiểm, đạo đức. Một trong những điều mà các sinh viên ở đây phải thuộc nằm lòng là “Không ăn gian, không nói dối, không lấy của người khác, và không chấp nhận những người vi phạm những điều này.”
Ðược hỏi về ba điều quan trọng nhất đã học được tại West Point, Phú trình bày: “Ba điều đó là sự lãnh đạo, tinh thần đồng đội, và kỷ luật. Mỗi mùa hè các sinh viên phải học tài lãnh đạo bằng cách hướng dẫn một nhóm khoảng 50 người thi hành một sứ mệnh được giao. Nếu muốn hoàn thành nhiệm vụ thì phải biết làm việc chung, để làm việc chung thì phải có kỷ luật và phải có người lãnh đạo.”
Hiện Phú đang chờ đến tiểu bang Oklahoma để được huấn luyện về ngành phòng không khoảng 5 tháng trước khi đến căn cứ Fort Hood Texas, và phục vụ ở đó ít nhất là ba năm trước khi thuyên chuyển đi nơi khác.
Mọi sinh viên theo học tại West Point đều phải cam kết sẽ phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ trong thời gian 5 năm, cộng với ba năm trừ bị, nhưng Phú cho biết hy vọng sẽ phục vụ đất nước này một thời gian dài hơn thế rất nhiều.
Biết đâu trong tương lai quân đội Hoa Kỳ sẽ có thêm một vị tướng gốc Việt tên là Lê Hoàng Phú?
06-14-2014 2:55:25 PM
Hà Giang/Người Việt
––
Liên lạc tác giả: hagiang@nguoi-viet.com
Bốn thanh niên gốc Việt ưu tú này là Phillip Lê Hoàng Phú, Jonny Nguyễn, Vincarlo Nguyễn và Amanda Nguyễn.
Thiếu Úy Phillip Lê Hoàng Phú (giữa) được Tổng Thống Obama bắt tay chúc mừng trong lễ ra trường tại Học Viện quân Sự West Point, hôm 28 Tháng Năm 2014. (Hình: Lê Hoàng Phú cung cấp)
Thiếu úy Phillip Lê Hoàng Phú, dân cư quận Cam, cùng thân phụ là ông Lê Thiện Phước đến thăm tòa soạn nhật báo Người Việt, và kể lại thời gian được đào luyện tại Học Viện Quân Sự uy tín nhất của Hoa Kỳ, nếu không muốn nói của thế giới. Phú nói chuyện bằng tiếng Việt khá lưu loát, dù cho biết “sau 4 năm học tập đã quên bớt” vì hoàn toàn không có dịp nói tiếng Việt tại trường.
Nhớ lại thời gian huấn nhục (Cadet Basic Training), lúc chân ướt chân ráo mới vào trường, Phú thổ lộ rằng “cũng có lúc mệt mỏi và nản lòng” nhưng với quyết tâm, bốn năm gian khổ rồi cũng vượt qua được. Giờ đây Phú đang chuẩn bị đến căn cứ Fort Hood ở Texas, để phục vụ quân đội Hoa Kỳ, trong lãnh vực phòng không (air defense artillery).
Trong khi con nói, người cha, trong chiếc áo polo màu xanh nhạt, túi áo thêu hàng chữ “West Point Dad” hồi tưởng lại buổi lễ ra trường hôm 28 Tháng Năm vừa rồi.
Hôm ấy, khi các sinh viên sĩ quan, trong bộ quân phục xám nhất loạt đứng dậy, lớn tiếng reo hò và tung một rừng nón trắng lên làm kín không gian, đánh dấu buổi lễ tốt nghiệp tại West Point chính thức chấm dứt, ông Phước là một trong những bậc phụ huynh theo dõi con em mình ở những hàng ghế phía dưới.
Ông kể lại cảm tưởng, ánh mắt vẫn còn lóng lánh niềm vui xen lẫn cảm động: “Ngày lễ ra trường, khi các cháu tung nón trắng lên, chúng tôi thực sự xúc động, thấy con mình đã đi qua được chặng đường dài, một chặng đường mà tôi nghĩ không phải là dễ cho bất cứ một em nào.”
Rồi quay sang nhìn người con trai thân yêu, ông Phước bày tỏ: “Cũng như ba nói với con đó, ba rất hãnh diện và hy vọng sau này con sẽ là một công dân tốt để giúp đỡ cho xã hội và cho đất nước.”
Thiếu Úy Lê Hoàng Phú im lặng nhìn cha bằng đôi mắt biết ơn.
Ước mơ của cậu bé 9 tuổi
Chặng đường vừa đi với người thiếu úy trẻ vừa tốt nghiệp rất dài, khởi đầu từ thuở Phú còn là một cậu bé khoảng chín, mười tuổi. Phú tâm sự: “Từ lớp 4 Phú đã muốn vào học trường sĩ quan quân đội, nhưng giữ trong lòng thôi, chưa dám nói với cha mẹ.”
Sinh viên sĩ quan reo hò và tung nón lên không gian, khi buổi lễ tốt nghiệp tại học viện quân sự West Point chính thức chấm dứt. (Hình: Lê Hoàng Phú cung cấp)
Trả lời câu hỏi tại sao lại chọn một sự nghiệp quân sự, và tại sao lại muốn vào trường West Point, Phú cho biết “muốn phụng sự đất nước” sau khi ra trường trung học, lại “muốn là một sĩ quan quân đội,” cho nên thấy cách hay nhất là xin vào Học Viện Quân Sự West Point, vì đây là trường đào tạo cho sĩ quan quân đội Hoa Kỳ nổi tiếng nhất.
Ông Phước cho biết “khá ngạc nhiên” khi Phú cho gia đình biết muốn vào trường West Point. Ông nói: “Tôi không ở trong quân ngũ, mà ở nhà chúng tôi không cho các con chơi súng, nên khi biết con muốn gia nhập quân đội Hoa Kỳ, gia đình chúng tôi cũng rất do dự, bởi vì mình từng sống trong một xứ Việt Nam chiến tranh lâu dài.”
Ông thổ lộ: “Lúc đó chúng tôi thực sự lo lắng, bận tâm rất nhiều, và cũng giải thích cho con những điều lợi, điều hại, vì chiến tranh có thể tạo ra sự mất mát tổn hại rất nhiều cho gia đình, cho xứ sở. Nhưng sau khi phân tích kỹ và tìm hiểu thì chúng tôi ủng hộ ước muốn của cháu, vì cha mẹ thì luôn luôn thương con, thấy con mình thích gì thì mình phải hỗ trợ nó. Vả lại mục đích của nó cũng cao cả, mình là người Việt Nam ở đây, cũng muốn đền đáp cho cái xứ sở cưu mang mình.”
Vấn đề là điều Phú chọn khó quá! Học Viện Quân Sự West Point nổi tiếng là một trong những đại học có điều kiện tuyển sinh khó nhất, với tỉ lệ học sinh được nhận chỉ khoảng 9%.
Ôn lại thời gian được tuyển vào, Phú nói: “Mỗi tiểu bang được chia thành nhiều địa hạt, hồi đó Phú tự vào website của ông Ed Royce, tìm cách liên lạc để nhờ ông ấy giới thiệu” và khoe được cha “hỗ trợ và theo dõi từng bước.”
Phú kể: “Hồi đó Phú không được gặp trực tiếp ông Ed Royce, chỉ được văn phòng ông giúp thủ tục, rồi trường West Point gửi 3 sĩ quan đến để phỏng vấn. Họ hỏi những câu như mấy năm qua Phú đã làm những gì để phục vụ cộng đồng, Phú đã học được vai trò lãnh đạo trong tổ chức nào?”
Và kết luận: “Rất may hồi nhỏ Phú đi Hướng Ðạo nên quen sinh hoạt cộng đồng, mà cũng chơi thể thao nữa.”
Hỗ trợ của gia đình
Sự may mắn của Phú bắt nguồn từ việc được gia đình chuẩn bị cho từ tấm bé. Phú đã được cha mẹ sắm cho túi hành trang đầy đủ nhất khi cho tham dự sinh hoạt hướng đạo ở liên đoàn Chi Lăng, rồi sau đó theo học những lớp về leadership trong sinh hoạt cộng đồng do Hội Hồng Thập Tự tổ chức.
Thiếu Úy Phillip Lê Hoàng Phú (thứ hai từ phải) cùng cha (trái), mẹ và anh trai chụp hình lưu niệm sau lễ ra trường. (Hình: Lê Hoàng Phú cung cấp)
Chia sẻ kinh nghiệm của mình, ông Phước nói: “Muốn vào học West Point các cháu phải có sự chuẩn bị từ nhỏ, không phải cứ học giỏi rồi nộp đơn mà các em được nhận vào ngay đâu, phải có tài lãnh đạo, và từ nhỏ Phú đã học được điều này trong các sinh hoạt cộng đồng.”
Sự hỗ trợ này vẫn tiếp tục trong thời gian Phú được huấn luyện tại West Point. Ông Phước cho biết trong suốt thời gian Phú theo học cả gia đình ai cũng theo sát và ủng hộ.
“Mặc dù một năm Phú có một vài kỳ nghỉ thôi, trong những kỳ nghỉ đó chúng tôi luôn luôn ở bên nó, ngay cả những sinh hoạt của trường, mỗi năm có sinh hoạt ở tận New York chúng tôi cũng bay ráng tới, để mà chia xẻ an ủi con trong “nỗi buồn xa xứ,” khuyến khích con khi nó nản lòng.”
Học Viện Quân Sự West Point
Học Viện Quân Sự West Point (United States Military Academy at West Point), gọi tắt là trường võ bị sĩ quan West Point, hay West Point, là học viện quân sự cổ kính và uy tín nhất của Hoa Kỳ, nơi từng đào tạo ra hai vị tổng thống (Grant và Eisenhower), cùng những vị tướng lừng danh của nước này, như Patton MacArthur, và nhiều lãnh đạo cấp cao trên thế giới.
Nằm bên bờ sông Hudson, tại West Point, gần thành phố New York, West Point tọa lạc trên một khuôn viên rộng rãi khoảng 65 km vuông. Với chương trình học 4 năm, hàng năm West Point đào tạo khoảng 1,000 sĩ quan với cấp bậc thiếu úy cho quân đội Hoa Kỳ. Theo website của trường, số sinh viên toàn trường trung bình mỗi niên khóa khoảng 4,600 và tỷ số học sinh cho mỗi giáo sư là 8. Toàn trường có khoảng 60 sinh viên sĩ quan quốc tế cho tất cả các cấp lớp.
Ðể được tuyển vào West Point, ngoài điểm trung bình cao khi tốt nghiệp trung học, cũng như điểm thi SAT, sinh viên nộp đơn phải qua một cuộc sát hạch sức khỏe, phải chứng tỏ có tinh thần phục vụ, có tài lãnh đạo, và quan trọng nhất là phải được một dân biểu hay thượng nghị sĩ, thậm chí phó tổng thống hay tổng thống giới thiệu, phải qua mấy cuộc phỏng vấn, và phải nộp ba bài luận.
Bốn thiếu úy gốc Việt vừa tốt nghiệp Học Viện quân Sự West Point niên khóa 2014. Từ trái: Phillip Lê Hoàng Phú, Jonny Nguyễn, Vincarlo Nguyễn và Amanda Nguyễn. (Hình: Lê Hoàng Phú cung cấp)
Sau khi được tuyển, các sinh viên sĩ quan tại West Point được đào tạo hoàn toàn miễn phí, ăn ở và bảo hiểm sức khỏe cũng miễn phí, và mỗi tháng được nhận một số lương khoảng $900 đô la trong thời gian theo học. Khi ra trường, phục vụ trong quân đội với lương cao bằng những người có học vấn tương đương. Thống kê cho biết để đào tạo được một sĩ quan tại West Point, chính phủ Hoa Kỳ tốn khoảng $450,000 Mỹ kim.
Với mục đích đào tạo được các lớp sĩ quan “văn võ song toàn,” chương trình huấn luyện của West Point rất gay go. Phú cho biết ngoài thời gian học văn hóa và chuyên ngành từ tháng Tám đến tháng Năm, mỗi mùa hè, các sinh viên phải vào trại và tham dự những cuộc huấn luyện quân sự.
Dưới đây là lời chia sẻ của một sinh viên West Point trong diễn đàn dành cho học sinh vừa tốt nghiệp trung học so sánh điều kiện vào các đại học nổi tiếng Harvard, Yale, và Princeton với West Point:
“Trung bình sinh viên West Point được ngủ khoảng năm tiếng đồng hồ mỗi đêm - và ngoài việc học văn hóa, còn phải thi hành nhiều nhiệm vụ, tham dự các sự kiện bắt buộc, tập thể thao ít nhất 2 tiếng mỗi ngày. Phải dùng bữa ở trường, trừ bữa ăn tối. Phòng trại (barrack) không phải chỉ là phòng ngủ, nó còn là văn phòng. Giờ làm việc trung bình là từ 5:30 sáng đến 10:30 đêm. Cửa phòng phải để mở từ 7:30 sáng đến 9:30 tối, và trong thời gian này bất cứ ai (cấp trên) cũng có thể vào phòng và xem xét xem các đồ dùng có được sắp xếp theo quy định không. Cuối tuần thường thì phải tham dự các cuộc huấn luyện, và rất ít khi được nghỉ phép.”
Không chỉ “văn võ toàn tài,” sinh viên sĩ quan ở West Point cũng được theo dõi kỹ về hạnh kiểm, đạo đức. Một trong những điều mà các sinh viên ở đây phải thuộc nằm lòng là “Không ăn gian, không nói dối, không lấy của người khác, và không chấp nhận những người vi phạm những điều này.”
Ðược hỏi về ba điều quan trọng nhất đã học được tại West Point, Phú trình bày: “Ba điều đó là sự lãnh đạo, tinh thần đồng đội, và kỷ luật. Mỗi mùa hè các sinh viên phải học tài lãnh đạo bằng cách hướng dẫn một nhóm khoảng 50 người thi hành một sứ mệnh được giao. Nếu muốn hoàn thành nhiệm vụ thì phải biết làm việc chung, để làm việc chung thì phải có kỷ luật và phải có người lãnh đạo.”
Hiện Phú đang chờ đến tiểu bang Oklahoma để được huấn luyện về ngành phòng không khoảng 5 tháng trước khi đến căn cứ Fort Hood Texas, và phục vụ ở đó ít nhất là ba năm trước khi thuyên chuyển đi nơi khác.
Mọi sinh viên theo học tại West Point đều phải cam kết sẽ phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ trong thời gian 5 năm, cộng với ba năm trừ bị, nhưng Phú cho biết hy vọng sẽ phục vụ đất nước này một thời gian dài hơn thế rất nhiều.
Biết đâu trong tương lai quân đội Hoa Kỳ sẽ có thêm một vị tướng gốc Việt tên là Lê Hoàng Phú?
06-14-2014 2:55:25 PM
Hà Giang/Người Việt
––
Liên lạc tác giả: hagiang@nguoi-viet.com
Lương viên chức nhà nước Việt Nam ngốn 9.5% GDP
HÀ NỘI 15-6 (NV) .- Trong khi lương của viên chức ở những quốc gia đang phát triển chỉ chiếm chừng 7% GDP thì con số này tại Việt Nam lên tới 9.5% GDP. Cũng vì vậy, Việt Nam nên cắt giảm khoản này.
Mỗi năm, bộ máy công quyền ở Việt Nam ngốn hết 9.5% GDP, vượt xa mức chi tiêu cho bộ máy công quyền ở các quốc gia đang phát triển. (Hình: Tiền Phong)
Đó là một trong những khuyến cáo chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế khi các chuyên gia của tổ chức này đến Việt Nam làm việc trong hai tuần, với nhiều cơ quan của Việt Nam, kể cả Ban Kinh tế của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN, về tình hình và triển vọng kinh tế Việt Nam.
Trước nay, ngân sách của chế độ Hà Nội vừa phải nuôi các viên chức trong hệ thống công quyền, vừa phải trả lương cho các viên chức trong hệ thống Đảng, đoàn thể.
Hồi tháng 2 năm nay, trả lời phỏng vấn của báo giới, ông Đặng Như Lợi, cựu Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Việt Nam, nhận định, khoảng 1/3 công chức không đủ khả năng thực hiện các yêu cầu của công việc đang làm, 1/3 công chức thuộc loại “chỉ đâu đánh đấy”, chỉ có 1/3 phải làm việc hết mình, gồng gánh công việc của cả bộ máy.
Kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục suy thoái nghiêm trọng, tỷ lệ thu thuế/GDP giảm liên tục, bội chi liên tục và nợ nần tăng rất nhanh. Hồi tháng 4 vừa qua, tại Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cảnh báo, nguy cơ lớn nhất không nằm ở con số mà ở quan niệm sai về nợ công.
Do gạt bỏ những khoản nợ mà chính quyền Việt Nam đứng ra bảo lãnh, nợ chưa thanh toán cho các công trình xây dựng cơ bản, để trấn an rằng nợ công chưa đến ngưỡng ngu hiễm (60% GDP) nên chế độ Hà Nội không nhận định về nguy cơ. Theo ông Thiên, nếu tính đủ, nợ công đã xấp xỉ 100% GDP. Bảo rằng nợ công chỉ mới 55.7% là “ảo tưởng về mức độ an toàn của sự rủi ro”.
Theo tính toán của Viện Kinh tế Việt Nam, trong năm 2014, Việt Nam phải trả nợ 208 ngàn tỷ, tương đương 26.7% tổng thu ngân sách của năm 2014. Mức này đã vượt qua “vạch đỏ” (25%) và sẽ tương đương 30% tổng thu ngân sách trong những năm tới.
Sau khi khảo sát, IMF khuyến cáo Việt Nam cần thực hiện một kế hoạch trung hạn nhằm giảm bội chi và nợ công tính theo GDP. IMF khuyến cáo thêm là nợ công của Việt Nam đã tăng đến mức phải quan tâm nhiều hơn.
IMF nhận định, kinh tế Việt Nam hiện đối diện với nhiều rủi ro như: thị trường toàn cầu biến động, lãi suất toàn cầu tăng, tình hình căng thẳng về địa chính trị tiếp tục kéo dài. Do đó, chính sách của Việt Nam phải linh hoạt hơn nhằm duy trì lòng tin và tiếp tục tích lũy dự trữ quốc tế.
Các yếu tố rủi ro nội tại có thể bùng phát mạnh mẽ từ những khó khăn trong lĩnh vực ngân hàng. Vì thế cần cải cách toàn diện, đặc biệt là cải cách về nguồn lực tài chính và cải cách pháp lý để đẩy nhanh tốc độ cải cách ngân hàng và xử lý nợ xấu. Đến nay, số liệu về nợ xấu của Việt Nam rất bất nhất. Hồi tháng 4, cơ quan Thanh tra - Giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, loan báo, tính đến tháng 2 năm nay, nợ xấu chiếm khoảng 9.7% tổng nợ nhưng ít người tin con số này là chính xác.
IMF còn cảnh báo, rủi ro cũng có thể gia tăng nếu cải cách khối doanh nghiệp nhà nước chậm. Theo định chế này, Việt Nam cần định hướng lại chi tiêu ngân sách theo hướng gia tăng chất lượng của các dự án đầu tư bằng ngân sách, “chi đúng mục tiêu” cho an sinh xã hội để hỗ trợ tăng trưởng toàn diện, xử lý nợ xấu (nợ không có khả năng thu hồi và gần như toàn bộ khối nợ này là những khoản đã cho các doanh nghiệp nhà nước vay).
Nhiều đại biểu Quốc hội và các chuyên gia kinh tế Việt Nam đã từng cảnh báo, tuy con số bội chi rất lớn nhưng chi tiêu của chính quyền cho giáo dục, y tế lại rất ít. Vào lúc này, trên khắp Việt Nam, nhiều dự án xây dựng, sửa chữa trường học, bệnh viện đang bị bỏ dở hoặc không thực hiện vì không có ngân sách. (G.Đ.)
06-15- 2014 2:35:19 PM
Mỗi năm, bộ máy công quyền ở Việt Nam ngốn hết 9.5% GDP, vượt xa mức chi tiêu cho bộ máy công quyền ở các quốc gia đang phát triển. (Hình: Tiền Phong)
Đó là một trong những khuyến cáo chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế khi các chuyên gia của tổ chức này đến Việt Nam làm việc trong hai tuần, với nhiều cơ quan của Việt Nam, kể cả Ban Kinh tế của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN, về tình hình và triển vọng kinh tế Việt Nam.
Trước nay, ngân sách của chế độ Hà Nội vừa phải nuôi các viên chức trong hệ thống công quyền, vừa phải trả lương cho các viên chức trong hệ thống Đảng, đoàn thể.
Hồi tháng 2 năm nay, trả lời phỏng vấn của báo giới, ông Đặng Như Lợi, cựu Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Việt Nam, nhận định, khoảng 1/3 công chức không đủ khả năng thực hiện các yêu cầu của công việc đang làm, 1/3 công chức thuộc loại “chỉ đâu đánh đấy”, chỉ có 1/3 phải làm việc hết mình, gồng gánh công việc của cả bộ máy.
Kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục suy thoái nghiêm trọng, tỷ lệ thu thuế/GDP giảm liên tục, bội chi liên tục và nợ nần tăng rất nhanh. Hồi tháng 4 vừa qua, tại Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cảnh báo, nguy cơ lớn nhất không nằm ở con số mà ở quan niệm sai về nợ công.
Do gạt bỏ những khoản nợ mà chính quyền Việt Nam đứng ra bảo lãnh, nợ chưa thanh toán cho các công trình xây dựng cơ bản, để trấn an rằng nợ công chưa đến ngưỡng ngu hiễm (60% GDP) nên chế độ Hà Nội không nhận định về nguy cơ. Theo ông Thiên, nếu tính đủ, nợ công đã xấp xỉ 100% GDP. Bảo rằng nợ công chỉ mới 55.7% là “ảo tưởng về mức độ an toàn của sự rủi ro”.
Theo tính toán của Viện Kinh tế Việt Nam, trong năm 2014, Việt Nam phải trả nợ 208 ngàn tỷ, tương đương 26.7% tổng thu ngân sách của năm 2014. Mức này đã vượt qua “vạch đỏ” (25%) và sẽ tương đương 30% tổng thu ngân sách trong những năm tới.
Sau khi khảo sát, IMF khuyến cáo Việt Nam cần thực hiện một kế hoạch trung hạn nhằm giảm bội chi và nợ công tính theo GDP. IMF khuyến cáo thêm là nợ công của Việt Nam đã tăng đến mức phải quan tâm nhiều hơn.
IMF nhận định, kinh tế Việt Nam hiện đối diện với nhiều rủi ro như: thị trường toàn cầu biến động, lãi suất toàn cầu tăng, tình hình căng thẳng về địa chính trị tiếp tục kéo dài. Do đó, chính sách của Việt Nam phải linh hoạt hơn nhằm duy trì lòng tin và tiếp tục tích lũy dự trữ quốc tế.
Các yếu tố rủi ro nội tại có thể bùng phát mạnh mẽ từ những khó khăn trong lĩnh vực ngân hàng. Vì thế cần cải cách toàn diện, đặc biệt là cải cách về nguồn lực tài chính và cải cách pháp lý để đẩy nhanh tốc độ cải cách ngân hàng và xử lý nợ xấu. Đến nay, số liệu về nợ xấu của Việt Nam rất bất nhất. Hồi tháng 4, cơ quan Thanh tra - Giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, loan báo, tính đến tháng 2 năm nay, nợ xấu chiếm khoảng 9.7% tổng nợ nhưng ít người tin con số này là chính xác.
IMF còn cảnh báo, rủi ro cũng có thể gia tăng nếu cải cách khối doanh nghiệp nhà nước chậm. Theo định chế này, Việt Nam cần định hướng lại chi tiêu ngân sách theo hướng gia tăng chất lượng của các dự án đầu tư bằng ngân sách, “chi đúng mục tiêu” cho an sinh xã hội để hỗ trợ tăng trưởng toàn diện, xử lý nợ xấu (nợ không có khả năng thu hồi và gần như toàn bộ khối nợ này là những khoản đã cho các doanh nghiệp nhà nước vay).
Nhiều đại biểu Quốc hội và các chuyên gia kinh tế Việt Nam đã từng cảnh báo, tuy con số bội chi rất lớn nhưng chi tiêu của chính quyền cho giáo dục, y tế lại rất ít. Vào lúc này, trên khắp Việt Nam, nhiều dự án xây dựng, sửa chữa trường học, bệnh viện đang bị bỏ dở hoặc không thực hiện vì không có ngân sách. (G.Đ.)
06-15- 2014 2:35:19 PM
'Tự do cái con c.'
Chuyện ăn nói tục tĩu, hành vi thô lỗ của các cán bộ và công chức nhà nước đã trở thành một đặc sản của bọn Việt Cộng từ nhiều năm nay. Không ăn nói mất dậy không phải là cán bộ và công chức nhà nước.
Mấy năm trước, năm 2007, Nguyễn Tấn Dũng đã phải đưa ra khuyến cáo về chuyện này, cấm sử dụng những thứ ngôn ngữ bưng biền cách mạng trong các giao tiếp với người dân. Chính Hồ Chí Minh cũng đã phải đề cập tới tệ nạn này khi nói rằng cán bộ, công chức phải là công bộc, là đầy tớ phục vụ nhân dân, phải lễ độ với dân chúng. Nhưng rõ ràng là điều ngược lại mới là thực tế mà người dân phải đối mặt.
Một cuộc điều tra mới đây cho thấy 88% dân Hà Nội cho rằng cán bộ lãnh đạo có những hành vi ứng xử không phù hợp. Nói rõ hơn là cán bộ công chức luôn luôn có lối ăn nói hành xử rất mất dậy trong những giao tiếp với người dân.
Mà đó là ở thủ đô, và đó cũng lại là những nhận định của người dân đối với các thành phần cán bộ lãnh đạo. Ở những cấp dưới và ở những nơi khác ngoài thủ đô thì tệ nạn này còn khiếp đảm đến mức độ nào nữa thì khỏi cần phải nói ra, ai cũng biết.
Và đây là một vụ.
Chuyện xảy ra ngay tại tòa án ở Sài Gòn hồi cuối tháng 9 năm 2012, hôm xử ba blogger được đài BBC tường thuật lại. Bà Dương thị Tân, vợ cũ của ông Ðiếu Cầy cho biết khi thấy bà và con trai mặc áo có hàng chữ “Tự Do Cho Những Người Yêu Nước,” thì một sĩ quan công an thuộc phường 6, quận 3 đã đòi bẻ cổ bà và bình luận về hàng chữ trên áo của bà bằng câu nguyên văn: “Tự do cái con cặc.”
Người đàn ông này mang lon trung tá tên là Vũ Văn Hiển, chỉ huy phó công an phường. Như vậy, Vũ Văn Hiển là một cán bộ cao cấp, không phải là thứ tép riu đứng đường thổi còi xin tiền mãi lộ. Chuyện anh ta công khai đòi bẻ cổ một công dân vô tội là chuyện không thể chấp nhận được. Trong một đất nước độc lập, tự do và hạnh phúc thì không ai được phép hăm dọa tính mạng của người dân như thế. Ðòi bẻ cổ một người phụ nữ không hề đe dọa chế độ như vậy là không được, là đi ngược lại tinh thần ý nghĩa của mấy chữ ở đâu cũng thấy nhắc. May ra trên mấy tờ giấy chùi đít là không thấy ghi mặc dù có ghi thì cái đít chắc cũng hạnh phúc hơn được một chút.
Kế đó là câu chửi bố câu nói của bác Hồ. Bác nói rằng không gì quí hơn là độc lập và tự do. Thế nhưng độc lập thì không có. Tập Cận Bình nắm cả nước trong tay nó rồi chỉ còn hy vọng còn chút tự do cho đúng với lời bác dậy, thì trung tá công an Vũ Văn Hiển đem cái món đó dìm xuống ngang hàng với cái bộ phận ở dưới thắt lưng của nó: “Tự do cái con cặc.”
Trung tá Hiển đưa tự do vào vị trí cái háng của y. Hay vì vậy mà bọn Hán gian đã nhốt cái tự do vào cái háng của chúng. Hán này háng nọ, háng nọ ngó Hán kia, nhìn một hồi hoa (?) mắt thì tự do thành ra cái con cặc hay sao!
Chắc là vậy nên sau vụ này, nhà nước không thấy cho áp dụng một biện pháp trừng phạt nào nhắm vào tên trung tá này hết. Từ đó đến nay.
Chưa hết.
Một người khác cũng hay văng tục và chửi thề thuộc hàng cao thủ là Phan Văn Khải, nguyên là thủ tướng trước cả Nguyễn Tấn Dũng. Khải có biệt danh là Khải Ðờ Mờ vì hễ mở mồm ra là lại nhắc tên viết tắt của Ðỗ Mười. Phan Văn Khải, theo Lê Nhân, một người cùng lớp, cùng tuổi với Khải trong lớp học về chính trị Mác xít do ông Hoàng Minh Chính phụ trách, là một người mở miệng ra là phải chửi thề như thể không chửi thề thì không ăn nói nên lời được. Theo Lê Nhân, có lúc Khải tưởng như đã bỏ được cái trò chửi thề văng Ðê Em đó nên đã được nhà trường cấp cho một bằng khen vì đã làm sạch được cái mồm, bỏ được thói đem thân mẫu ra làm chuyện mây mưa. Nhưng sau đó, chứng nào vẫn tật ấy. Lê Nhân kể là tại một buổi lễ khai mạc khóa chính trị Mác Lê cao cấp, Khải được giao trách nhiệm hô chào cờ cho quan khách tham dự buổi lễ. Trong số khách có mặt, có cả Sáu Búa Lê Ðức Thọ. Khải có thể xúc động quá nên trước chân dung của Mác, Lê Nin, Stalin, Hồ Chí Minh và Mao Trạch Ðông, nên Phan Văn Khải đã dõng dạc, bằng giọng Củ Chi Nam Bộ hô lớn, nguyên văn: “Ðù má nghiêm! Chào cờ, chào!”
Sau đó cũng không thấy Khải bị bất cứ một biện pháp chế tài hay kỷ luật nào.
Hay là cứ nhìn thấy cái cờ đó, phải chào nó thì Khải lại ba chân bốn cẳng chạy về nhà để mây mưa với thân mẫu của mình và thân mẫu của hết cả bọn trong bộ chính trị nên đảng và chính phủ cũng không làm gì chàng cả, mà lại còn thăng chức nữa đấy chứ.
Vậy thì sức mấy mà cán bộ, công chức nhà nước ăn nói tử tế cho được.
06-14-2014 4:32:49 PM
Bùi Bảo Trúc
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=189954&zoneid=97#.U55jmvldXpY