Ai sẽ là Tướng Hoa Kỳ gốc Việt tương lai
Nam Yết
Trong hàng trăm Sĩ quan cao cấp Hoa Kỳ gốc Việt hiện nay, sẽ có một số vị trở thành Tướng lãnh.
Những gương mặt nam, nữ người Việt Quốc Gia Hải ngoại đang chiến đấu trong Quân lực Hoa Kỳ đã trỡ nên quen thuộc với giới truyền thông và công chúng Mỹ, nhiều phóng sự và tin tức từ giới truyền thông đã tạo nên những hình ảnh đẹp đầy thiện cảm về những quân nhân gốc Việt được biết đến như:
- Đại Tá Nguyễn M Hùng, Lực lượng duyên phòng, được giao trọng trách điều tra về vụ dàn khoan Deepwater Hirizon bị chìm làm tràn dầu vùng vịnh năm 2010.
USCG photo. Đai tá Nguyen M Hung trã lời phỏng vấn trong cuộc hợp báo từ giới Truyền thông Hoa Kỳ.
- Đại Tá Lương Xuân Việt, cựu Chỉ huy trưởng Lữ đoàn 3 Nhảy dù, người hùng trở về từ chiến trường Afganistan.
Photo Credit: Spc. Tobey White. Đai tá Lương Xuân Việt và Thượng sì I Gregory Patton.
- Đại tá Bác sĩ Không quân Huỳnh Trần Mylene, Giám đốc chương trình Y khoa Quốc tế Không quân Hoa Kỳ – Director of The Air Force International Specialist Program.
Đại tá Bác sĩ Không quân Huynh Tran Mylene.
- HQ Trung Tá Lê Bá Hùng, nguyên Hạm trưởng Khu truc hạm USS Lassen (DDG-82). Hiện nay là Sĩ quan phụ tá Tư lịnh Đệ Thất hạm đội.
USN photo. HQ Trung tá Le Ba Hung nhận quyền chỉ huy Khu trục ham USS Lassen DDG-82.
- HQ Trung tá Dương Hũu Ngân, Chỉ huy trướng Phi đoàn 116, trang bị phi cơ E-2 Hawkeye Radar tiền thám
- Carrier Airborne Early Warning Squadron 116.
VAW-116 photo. HQ Trung tá Dương Hữu Ngân và các Sĩ quan Phi đoàn 116 trên Hàng không mẫu hạm trước giờ cất cánh.
- HQ Trung Tá Tuyên uý Linh mục Đặng Văn Chín, Tuyên uý trưởng, Bộ chỉ huy yễm trợ tiếp vận Hài quân Hoa Kỳ tại Brahan. Nguyên HQ Trung uý Hải Quân VNCH.
USN photo. HQ Trung tá Tuyên uý Công giáo, Linh mục Dang Van Chin và Hạ sĩ Thuỷ thù cơ khí Than Tran
trên Chiếm hạm yễm trợ thuỷ bộ USS Essex LHD-2 năm 2009.
- HQ Trung tá Bác sĩ Hoàng Ngọc Tuấn, nguyên Y sĩ trưởng trên Chiến hạm yễm trợ thuỷ bộ USS Peleliu LHA-5. Hiện là hiện là Y sỉ trưởng tại Căn cứ Thuỷ quân lục chiến – Camp Penleton , San Diego .
USN photo. HQ Thiếu tá Bác sĩ Hoàng Ngọc Tuấn đang giải phẩu bệnh nhân trên Chiến hạm yễm trợ thuỷ bộ USS Peleliu LHA-5, năm 2008.
- Trung Tá Thomas Nguyễn, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 44, Lữ đoàn 108 Phòng Không Lục quân, giúp huấn luyện và phát triễn Quân đội A Phú Hản.
US Army photo. Trung tá Thomas Nguyen nhận quyền chỉ huy Tiểu đòan 2, Trung đoàn 44 Phòng không.
- Trung tá Không quân Nhất Thomas Trần, thuộc Không đoàn viễn chinh 438 (438 Air Expeditionary Wing), giúp huấn luyện và phát triễn Không lực A Phú Hản.
ISAF photo. Trung tá Không quân Nhất Thomas Trần (giữa) tại một phi trường quân sự A Phú Hản.
- Thiếu tá Elizabeth Phạm, Phi công chiến đấu cơ F-18D của Quân chủng Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.
USMC photo Thiếu tá Elizabeth Phạm và các Phi công Thuỷ quân Lục chiến trong ngày họp mặt Phi công Quốc Tế năm 2010.
- HQ Thiếu tá Luật sư Phan Thanh Chinh Christopher, ngành Quân pháp Hải quân Hoa Kỳ – United States Navy Judge Advocate General’s Corps, Hội trưởng Quân nhân người Mỹ gốc Việt – VAAFA.
VAAFA photo. HQ Thiếu tá Luật sư Christopher Phan.
Và còn nhiều Quân nhân gốc Việt khác cũng nổi bật không kém.
Trong các bản danh sách thăng cấp đăng trên báo chí của Quân đội như: Navy Times, Marine Corps Times, Army times và Air Force Times, và trên các Website của các đơn vị Hải, Lục và Không quân Hoa Kỳ, thường thấy có nhiều Sì quan và Hạ sĩ quan mang họ Việt Nam như: Nguyễn, Lê, Lương, Trần, Trịnh, Phạm, Phan, Đoàn, Đỗ, Đặng, Dương, Hoàng, Hà, Châu v.v… được chọn thăng cấp hàng năm, cho thấy người Việt Quốc Gia Hải Ngoại đang góp phần chiến đấu đáng kể trong Quân lực hùng mạnh nhứt Thế giới Hoa Kỳ.
Cho đến nay vẫn chưa thấy có một thống kê chính thức nào cho biết có bao nhiêu người Việt Quốc Gia Hái Ngoại phục vụ và chiến đấu trong Quân đội Hoa Kỳ. Nhưng theo tin tức và tài liệu tham khảo, thì ước lượng có trên 4000 Quân nhân gốc Việt đang phục vụ trong các Quân, Binh chủng Hái, Lục và Không quân Hoa Kỳ ! Họ mang đủ mọi cấp bậc, từ Binh sĩ, Hạ sĩ quan lên đến Sĩ quan các cấp. Số Sĩ quan người Việt khá đông, có thể lên đến 1000 vị, cấp Sĩ quan cao nhứt là Đại tá, và đã có trên 20 người Việt đang mang cấp bậc nầy.
Cần nên biết, Theo hệ thống thăng cấp Tướng lành Hoa Kỳ thì Sĩ quan Đại tá Bộ binh, Không quân và Thuỷ quân lục chiếnthăng cấp Chuẩn tướng, cũng như Đại Tá Lực lượng duyên phòng và Hải Quân thăng cấp Phó đề đốc rất khó! Phải hội đủ các điều kiện:
- Phải mang cấp Đại tá 3 năm. (cũng có trường hợp Binh chủng TQLC, chỉ sau 1 năm mang cấp Đại tá sẽ được chọn thăng cấp Chuẩn tướng).
- Phải là Chỉ huy Trưởng Xuất sắc.
- Giữ phương vị chỉ huy suốt thời gian ấn định.
- Do Hội đồng thăng cấp chọn lọc.
- Phải do Tư lịnh Quân chủng (Commandant) đề nghị lên Bộ trưởng Quốc phòng (Secretary of Defense).
- phải qua Thượng viện (Senate) duyệt xét.
- Do Tổng thống quyết định bổ nhiệm.
- Quốc hội (Congress) rất giới hạn số Tướng lãnh chỉ huy thường trực trong Quân lực Hoa Kỳ!
Những Đại tá được chọn, chỉ có khoảng 3% được thăng cấp Chuẩn tướng và Phó Đề đốc.
Số Chuẩn tướng và Phó đề đốc Quân lực Hoa Kỳ hiện nay được ghi nhận như sau:
- Hải quân: 110 Phó Đốc.
- Coast Guard: 19 Phó Đề Đốc.
- Thuỷ quân lục chiến: 40 Chuẩn tướng.
- Lục quân: 150 Chuẩn tướng.
- Không quân: 139 Chuẩn tướng .
- Quân lực Hoa Kỳ có tổng cộng 439 Chuẩn tướng và Phó đề đốc.
Năm nay – 2011
* Hải Quân có một số vị HQ Trung tá (Navy Commander) như: Ha Van Thinh – Bác sĩ, Christopher Stephen Ly – Nha sĩ và Trinh N K –
* Cơ khí đã thăng cấp HQ Đaị tá (Navy Captain).
* Cũng trong tháng 5 vừa qua, có 12 vị HQ Trung tá được chọn thăng cấp HQ Đại tá.
Đó là Le Ba Hung, Duong Huu Ngan, Do H Thuy, Tran Quoc Bao, Pham Tung Xuan, Doan William Ray II, Huynh Thanh T, Lac Tri H, Nguyen Mark Minh Duy, Tran Jim T, Liebig Tina Tran và Duong Thanh X. N.
Họ sẽ được Hội đồng thăng cấp (Boards) và Thượng viện duyệt xét để chính thức thăng cấp HQ Đại tá.
Những vị trong danh sách dưới đây, ai sẽ là Tướng Hoa Kỳ gốc Việt đầu tiên ?
1 – Đại tá Nguyen M Hung hiện là Chỉ huy trưởng Phân khu Ohio Valley Loouisville, Lực lượng duyên phòng Hoa Kỳ. Năm 2010, Đại tá Hùng được đề cử vai trò đồng Chủ tịch (CO- Chair of the injury) phối hợp điều tra giữa Lực lượng duyên phòng và Cơ quan Quản trị Khóang sản (Minerals Management Service) Bộ nội vụ Hoa Kỳ để tìm ra nguyên nhân đưa đến tử vong của 11 Công nhân làm việc tại dàn khoan Deepwater Hirizon bị chìm và hậu quả do dầu loang ảnh hưởng đến môi sinh vùng vịnh.
Tháng 6 năm 2010, Đại tá Hung là một trong hai trăm mười chín Đại Tá Lực Lượng duyên phòng được chọn thăng cấp Phó đề đốc. Đại tá Hùng là một trong bốn Đại tá gốc Việt sáng giá đễ trở thành người Việt Quốc Gia Hải Ngoại mang cấp Tướng Hoa Kỳ.
Đại tá Hung được thăng cấp vào năm 2007.
USCG photo. Đại tá Nguyen M Hung, Lực lượng duyên phòng.
2 – Đại tá Luong Xuan Viet, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3, Sư đoàn 101 Nhảy dù, trở về từ chiến trường Afghanistan. Dưới tài lảnh đạo và chỉ huy của Đại tá Việt, Lữ đoàn 3 Nhảy dù với quân số 9000 Sĩ quan, Hạ sĩ quan và Binh sĩ đã hoàn thành xuất sắc bình định lảnh thổ khu vực trách nhiệm, được xem như là một chiến thắng lớn. Sau 13 tháng chiến đấu tai chiến trường nổi tiếng khắc nghiệt đầy nguy hiểm, Lữ đoàn 3 Nhảy dù chỉ bị thiệt haị nhẹ với tổn thất 17 Quân nhân.
Trước những chiến công của Lữ đoản 3 Nhảy dù, Ngũ giác đài – Pentagon đã mời Đại tá Việt đến để thuyết trình trước các Tướng lảnh và Viên chức Quốc phòng về Chiến thuật và cách chỉ huy hiệu quả của ông cứu được nhiều sinh mạng binh sĩ.
Đại tá Việt được thăng cấp năm 2009. Như vậy sau 3 năm mang cấp Đại tá, đến năm 2012, Đại tá Việt sẽ được chọn, và có nhiều hy vọng đễ trở thành Chuẩn Tướng. Đại tá Việt là một trong bốn Đại tá gốc Việt xuất sắc và sáng giá nhứt.
Army Via AP Photo. Đại tá Nhảy dù Luong Xuan Viet.
3 – Đại tá Bác sĩ Không quân Paul Đoàn nguyên là Chỉ huy trưởng các Liên đoàn 332, 379 và 435 Quân y Không quân Viễn chinh. Được thăng cấp Đại tá năm 2009.
Hiện nay là Chỉ huy trưởng Personnel Reliability Program Quân y, Bộ tư lệnh Không quân Hoa Kỳ.
Đại tá Paul Doan là mot trong những Đại tá gốc Việt Xuất sắc, có thể được chọn thăng cấp Chuẩn tướng Quân y Không quân.
USAF photo. Đại tá Y sĩ Không quân Paul Doan.
4 – HQ Đaị tá Nha sĩ Tran Ngoc Nhung gia nhập ngành Nha khoa Hái quân Hoa Kỳ năm 1989 trước khi hoàn tất văn bằng Bác sì Nha khoa năm 1990. Trước đó cô có ý định gia nhập Thuỷ quân lục chiến, nhưng TQLC không có ngành Nha khoa !
Được thăng cấp Thiếu tá năm 1996, Trung tá năm 2003, Đại tá năm 2009.
Hiện nay HQ Đại tá Nhung đang phuc vụ tại Denbn Naval Dental Center Camp Pendleton, CA.
HQ Đại tá Nhung cũng là một trong những Đại tá gốc Việt hội đũ các điều kiện đễ có thể được chọn thăng cấp Phó đề đốc Nha sĩ Hải quân Hoa Kỳ.
USN photo HQ Đại tá Nha sĩ Tran Ngoc Nhung “đứng” và HQ Đại tá Nha sĩ Thu Phan Getka “ngồi”.
***
Danh sách Sĩ quan cấp Đại tá gốc Việt:
* Hải quân:
- Trần Ngọc Nhung
- Thu Phan Getka
- Phan Phan
- Hà Văn Thịnh
- Châu Hạnh Hữu
- Trịnh N K
- Bạch Ken K
- Christpher Steven Lý
- Kim Hong Chin, Lu David (không rõ Việt hay Hoa?)
USN photo. HQ Trung tá Châu Hữu Hạnh được thăng cấp Đại tá năm 2010.
Lực lượng duyên phòng – U.S Coast Guard:
-Nguyen M Hung.
Lục quân:
- Lương Xuân Việt
- Phương T. Pierson
- Hoàng David Nga
- Hà Đông Chin
- Winborne Tracy La, Parks Kendall Tre (không rõ Việt hay Hoa?).
Không quân:
- Paul Doan
- Vincent Đặng
- Mylene Huỳnh
- Lynda Vũ
- Patrick D. Reardon (Việt mang họ và tên Mỹ).
Sĩ quan cấp Trung tá ước lượng:
- Hài quân: trên 50
- Lực lượng duyên phòng: 5
- Lục quân: trên 40
- Thuỷ quân lục chiến: trên 3
- Không quân: trên 40
Thực tế thì số Sĩ cao cấp đang phục vụ trong Quân lực Hoa Kỳ còn nhiều hơn trong danh sách được đề cập nơi đây!
Hệ thống thăng cấp Quân lực Hoa Kỳ từ Thiếu uý lên đến Chuẩn tướng và Phó đề đốc:
- Sau 18 tháng mang cấp Thiếu uý, sẽ được chọn thăng cấp Trung uý, gần 100% sẽ được thăng cấp.
- Sau 2 năm mang cấp Trung uý, sẽ được chọn thăng cấp Đại uý, gần 100% sẽ được thăng cấp.
- Sau 3 năm mang Đại uý, sẽ được chọn thăng cấp Thiếu tá, khoàng 80% sẽ được thăng cấp.
- Sau 3 năm mang cấp Thiếu tá, sẽ được chọn thăng cấp Trung tá, khoảng 70% sẽ được thăng cấp.
- Sau 3 năm mang cấp Trung tá, sẽ được chọn thăng cấp Đại tá, khoảng 50% sẽ được thăng cấp.
- Sau 3 năm mang cấp Đại tá, sẽ được chọn thăng cấp Chuẩn tướng và Phó đề đốc, khoàng 3% sẽ được thăng cấp.
Dĩ nhiên tất cả Sĩ quan được chọn thăng cấp phải xuất sắc, và hội đủ nhửng điều kiện quy định.
Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại trở thành Tướng lãnh Quân lực Hoa Kỳ chỉ còn là thời gian!
Trong hàng ngũ Tướng lảnh Hải, Lục và Không quân Hoa Kỳ hiện nay vẫn chưa có người Việt Quốc Gia Hải Ngoại mang cấp Tướng. Tuy nhiên, với trên 20 Đại tá và trên 140 Trung tá, cùng với khoảng 20 Trung tá Hải, Lục và Không quân sắp được lên Đại tá, thì người Việt Quốc Gia Hải Ngoại trở thành Tướng lãnh Quân đội Hoa Kỳ chỉ còn là thời gian !
Thiết nghỉ dù cho ai trong những Sĩ quan gốc Việt được vinh dự thăng cấp Chuẩn tướng Bộ binh, Không quân, cũng như Phó Đề Đốc Lực lượng duyên phòng và Hài quân để trỡ thành vị Tướng gốc Việt đầu tiên, thì thành tựu vẻ vang của họ đã chứng minh được qua phương vị lảnh đạo chỉ huy, cùng với tài năng và lòng dũng cảm, đó cũng chính là niềm hảnh diện chung của Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại.
Chúng ta còn mong muốn trong hàng Tướng lãnh Hải, Lục và Không quân Hoa Kỳ sẽ còn có thêm nhiều cấp Tướng lãnh gốc Việt khác như người Mỹ gốc Nhựt, Đaị Hàn, Phi Luật Tân và Trung Hoa đang mang cấp Tướng trong Quân lực Hoa Kỳ hiện nay.
Mong lắm thay.
--o0o--
Viết theo Tài liệu tham khảo:
Navy Times; Army Times; Marine Corps Times; Air Force Times; Military Times; Military Commissioned Officer Promotions- General Officer Promotions; Navy Officer Promotions; Navy – Officer Promotion Process; CGMS General Messages; FY11 U.S. MARINE CORPS OFFICER PROMOTION SELECTION BOARDS; Association of the United States Navy; VAAFA.
BM: Vị tướng người Mỹ gốc Việt đầu tiên;
Saigonecho: Những người lính Mỹ Gốc Việt Trong Quân Đội Hoa Kỳ;
VOA: Trò chuyện với những người lính Mỹ gốc Việt;
Viet Thuc: Trò chuyện với 2 người Việt tham gia cứu hộ và thu dọn trong vụ khủng bố 11/9/2001.
I would especially like to thanks the Photographers and the Authors from the U.S Navy, Air Force, Army, Marine Corps, Coast Guard, US Department of Defence and other Websites for their photos and articles.
Chúng tôi không thể sưu lục hơn tài liệu hiện có, nên không có đủ danh sách nhiều vị Sĩ quan gốc Việt khác! Mong được thông cảm cho những thiếu sót ngoài ý muốn. Chân thành cảm ơn.
Nam Yết.
October 2011 do Phillip T chuyển
|
Sunday, June 8, 2014
TƯỚNG TÁ GỐC VIỆT TRONG QUÂN ĐỘI MỸ (2)
TƯỚNG TÁ GỐC VIỆT TRONG QUÂN ĐỘI MỸ
KT- 9/6/2014 -Hiện có khoảng 1.000 sĩ quan người Mỹ gốc Việt với
trên 20 đại tá thuộc 3 quân chủng, một số đại tá đã đủ điều kiện thâm
niên để được đề nghị thăng tướng hay chuẩn đô đốc (Hải quân).
Theo Hội quân nhân Mỹ gốc Việt, để được thăng cấp tướng cần thông qua sự phê chuẩn của Quốc hội Mỹ.
Người Mỹ gốc Việt đầu tiên được phong hàm tướng
Ngày 4/6, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đề cử thăng cấp cho Đại tá Lương Xuân Việt - Phó tư lệnh Sư đoàn không kị số 1 (Quân đội Mỹ) lên hàm chuẩn tướng trong một danh sách phong cấp trình Thượng viện Mỹ.
Ông Lương Xuân Việt (47 tuổi) là một trong 37 đại tá được đề nghị lên chức chuẩn tướng lần này. Trong danh sách còn có một người Châu Á khác là Đại Tá Richard C. S. Kim gốc Hàn Quốc.
Ông Việt là con trai duy nhất trong gia đình có 7 chị em gái. Ông sang Mỹ định cư năm 1975 khi chưa đầy 10 tuổi và sinh sống tại thành phố Mountain View, bang California. Sau khi tốt nghiệp Đại học Nam California, ông tình nguyện vào quân đội, mang cấp bậc Thiếu úy Bộ binh.
Từ đó, ông lần lượt giữ các chức vụ tác chiến cấp chỉ huy trung đội, đại đội, tiểu đoàn, cũng như tham mưu và huấn luyện. Trước khi được thăng cấp đại tá và được bổ nhiệm vào chức vụ tư lệnh Lữ đoàn 3 (Sư đoàn dù 101), ông đã làm chỉ huy Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 505, Sư đoàn dù 82) vào năm 2005 và chiến đấu tại chiến trường Iraq.
Sau đó, ông tiếp tục được thăng cấp hàm Đại tá, chỉ huy đơn vị cấp lữ đoàn ở Afghanistan. Năm 2012, ông được cử về Đại học Stanford để tham gia huấn luyện chính trị cao cấp.
Mặc dù danh sách chính thức này còn phải chờ Quốc hội Mỹ phê duyệt nhưng Lương Xuân Việt đã trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên được đề bạt giữ chức vụ cấp tướng.
Bên cạnh nam giới, hiện có rất nhiều phụ nữ gốc việt phục vụ và chiến đấu trong Quân đội Mỹ.
Elisabeth Phạm: phụ nữ gốc Á đầu tiên lái F/A-18
Elisabeth Phạm có lẽ là một trong số rất ít người Mỹ gốc Việt được ngồi lên tiêm kích hạm thế hệ 4 hiện đại của Không quân Hải quân Mỹ - F/A-18. Đặc biệt nhất, bà cũng là người phụ nữ gốc châu Á đầu tiên lái F/A-18.
Theo một số thông tin được công bố, hiện gia đình bà cứ trú tại thành phố San Diego, bang California. Cha của Elisabeth Phạm vốn là cựu bác sĩ quân y quân đội chế độ Sài Gòn.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Elisabeth Phạm đã nhập ngũ và được tuyển chọn học tập trở thành phi công lái máy bay chiến đấu. Bà đã xuất sắc đỗ thủ khoa trong khóa học hạ cánh xuống tàu sân bay (chung với nam giới), thử thách lớn nhất cho mọi phi công Hải quân Mỹ.
Trong thời gian phục vụ, bà đã tham gia các hoạt động ở khu vực Thái Bình Dương, chiến trường Trung Ðông (đặc biệt là tại Iraq) với vai trò yểm trợ hỏa lực cho lực lượng Lính thủy Đánh bộ Mỹ trong các chiến dịch.
Với những thành tích đạt được, Elisabeth Phạm đã được phong hàm Thiếu tá vào đầu năm nay. Nhiệm vụ mới của bà là trực chiến trên tàu sân bay USS George Washington (CVN-73) đóng tại Nhật Bản.
Mylene Trần Huỳnh: Nữ đại tá Không quân
Bác Sĩ Mylene Trần Huỳnh (tên Việt Nam là Trần Thị Phương Đài), 44 tuổi, hiện là Giám đốc cơ quan y khoa của Không quân Mỹ (Air Force Medical Service - AFMS) thuộc Chương trình chuyên viên y tế quốc tế (International Health Specialist – IHS), đã được thăng quân hàm Đại tá vào ngày 14/5/2010.
Ở chức vụ Giám đốc AFMS, Trần Huỳnh có trách nhiệm thiết lập các qui định, hướng dẫn và giám sát cho 65 nhân viên thuộc quyền ở 15 địa điểm khác nhau trên thế giới và cho cả 150 nhân viên quân y của Không quân Mỹ thuộc chương trình IHS.
Sau khi tốt nghiệp văn bằng cử nhân và bác sĩ y khoa tại Đại học Virginia, Mylene Trần phục vụ trong Không quân Mỹ suốt 18 năm và hướng dẫn 25 cuộc trao đổi hợp tác về y tế ở 15 quốc gia, trong đó có 2 lần ở quê hương Việt Nam.
Cụ thể, nhóm công tác của bà đã thực hiện những cuộc giải phẫu và săn sóc y tế cho hơn 3.000 người tại Huế và vùng phụ cận, kể cả xây dựng lại hạ tầng cơ sở cho các trường học. Trong những ngày làm việc ở Việt Nam, nhóm đã mang lại ánh sáng cho 63 bệnh nhân nhờ mổ cataract (đục thủy tinh thể); giải phẫu tim cho một em bé 4 tháng; khám, cấp thuốc cho 2.000 bệnh nhân có bệnh tim và huyết áp cao; khám chữa răng cho 2.711 người; khám chữa mắt cho 1.000 người khác; cấp phát 900 kính đọc sách và biên toa thuốc cho hơn 10.000 bệnh nhân…
Ngoài ra, nhóm của Đại tá Huỳnh còn trao đổi về những kỹ thuật lâm sàng cũng như giải phẫu với các bác sĩ Việt Nam và thuyết trình kiến thức y khoa ở Đại học Huế. Ngược lại, họ cũng học được ở các đồng nghiệp Việt Nam một số phương cách chữa bệnh như chữa mồ hôi tay bằng phương thức đông y cổ truyền…
Có thể nói, thành tựu của nữ bác sĩ Mylene Trần không những là một niềm vinh dự của riêng bà, mà còn của cả cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Tuy nhiên, điều đáng ca ngợi nơi Mylene hơn nữa là bà vẫn không quên nguồn cội, đã nhiều lần trở về Việt Nam để cung cấp chăm sóc y tế cho người nghèo và thiếu may mắn…
Người phụ nữ tham gia đóng tàu sân bay Mỹ
Giao Phan - Phó giám đốc cơ quan quản trị các chương trình tiếp thu quân dụng của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ (USCG) và là người trực tiếp tham gia đóng tàu sân bay USS George H. W. Bush.
USS George H. W. Bush là một trong những tàu chiến lớn nhất trên thế giới, thuộc lớp tàu sân bay Nimitz của Hải quân Mỹ. Dự án đóng mẫu hạm này được bắt đầu từ năm 2001 và kết thúc vào năm 2009. Vào thời gian đó, khi còn trên cương vị Trợ lý Giám đốc dự án, bà Giao Phan được giao nhiệm vụ giám sát các hoạt động liên quan đến việc thiết kế, xây dựng, kiểm tra, xác định và bàn giao tàu chiến này.
Bà Giao Phan và gia đình sang Mỹ định cư sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, lúc đó bà mới 15 tuổi. Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ sư công chính tại Đại học Công nghệ Virginia năm 1984, bà Giao làm việc cho Hải quân Mỹ trong suốt hơn 20 năm sau đó.
Trước khi vào làm việc tại Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ, bà Giao Phan đã có thời gian dài đảm nhận các công việc tại Lầu Năm Góc (cũng có mặt trong thời điểm xảy ra vụ tấn công 11/9).
Năm 2007, bà chuyển sang công tác tại Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ với vị trí lãnh đạo cấp cao cơ quan tiếp thu quân dụng.
Hiện tại, trên cương vị Phó giám đốc, bà quản lý và giám sát dự án tiếp thu quân dụng trị giá 27 tỷ USD, trong đó có việc duy trì và hiện đại hóa các loại máy bay, tàu chiến… để phục vụ cho nhiều hoạt động trên biển của lực lượng tuần duyên. Bà cũng đứng trong hàng ngũ những nhân viên dân sự cấp cao nhất trong Lực lượng bảo vệ bờ biển, đơn vị quân sự duy nhất trong khuôn khổ Bộ An ninh nội địa Mỹ.
Chia sẻ về công việc hiện tại, bà cho biết: “Lực lượng bảo vệ bờ biển (USCG) muốn đạt được kết quả mỹ mãn trong các nhiệm vụ thì cần được trang bị các máy bay, trực thăng, tàu bè mới và tối tân, nhưng hiện các tàu bè và máy bay của USCG đã quá cũ. Vì vậy, công việc chúng tôi là theo dõi các hoạt động từ việc đấu thầu cho tới việc kiểm tra tiến trình đóng tàu của nhà thầu, rồi sau đó bàn giao tàu hay máy bay mới cho USCG”.
Với những thành tích đã đạt được, bà Giao Phan vinh dự nhận những phần thưởng cao quý nhất mà Hải quân Mỹ trao tặng cho những nhân viên dân sự có thành tích và những đóng góp suất sắc nhất, trong đó gồm có những huân chương như Superior Civilian Service Award năm 2006 và Navy Meritorious Civilian Award năm 2004.
Bà Giao Phan khiêm tốn nói về những thành tích mà bà đạt được: “Được vinh danh những giải thưởng này thì thực sự tôi rất ngại vì bối rối. Ai cũng biết đâu có người nào có thể đạt được thành công một mình đâu”. Bà cũng chia sẻ rằng, có rất nhiều cơ hội để các bạn trẻ gốc Việt tham gia vào Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ cũng như cơ hội để các bạn thăng tiến tại đơn vị này nhưng điều quan trọng là phải có niềm tin và quyết tâm cao.
Minh Hiếu
Theo Hội quân nhân Mỹ gốc Việt, để được thăng cấp tướng cần thông qua sự phê chuẩn của Quốc hội Mỹ.
Người Mỹ gốc Việt đầu tiên được phong hàm tướng
Ngày 4/6, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đề cử thăng cấp cho Đại tá Lương Xuân Việt - Phó tư lệnh Sư đoàn không kị số 1 (Quân đội Mỹ) lên hàm chuẩn tướng trong một danh sách phong cấp trình Thượng viện Mỹ.
Ông Lương Xuân Việt (47 tuổi) là một trong 37 đại tá được đề nghị lên chức chuẩn tướng lần này. Trong danh sách còn có một người Châu Á khác là Đại Tá Richard C. S. Kim gốc Hàn Quốc.
Ông Việt là con trai duy nhất trong gia đình có 7 chị em gái. Ông sang Mỹ định cư năm 1975 khi chưa đầy 10 tuổi và sinh sống tại thành phố Mountain View, bang California. Sau khi tốt nghiệp Đại học Nam California, ông tình nguyện vào quân đội, mang cấp bậc Thiếu úy Bộ binh.
Từ đó, ông lần lượt giữ các chức vụ tác chiến cấp chỉ huy trung đội, đại đội, tiểu đoàn, cũng như tham mưu và huấn luyện. Trước khi được thăng cấp đại tá và được bổ nhiệm vào chức vụ tư lệnh Lữ đoàn 3 (Sư đoàn dù 101), ông đã làm chỉ huy Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 505, Sư đoàn dù 82) vào năm 2005 và chiến đấu tại chiến trường Iraq.
Sau đó, ông tiếp tục được thăng cấp hàm Đại tá, chỉ huy đơn vị cấp lữ đoàn ở Afghanistan. Năm 2012, ông được cử về Đại học Stanford để tham gia huấn luyện chính trị cao cấp.
Mặc dù danh sách chính thức này còn phải chờ Quốc hội Mỹ phê duyệt nhưng Lương Xuân Việt đã trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên được đề bạt giữ chức vụ cấp tướng.
Bên cạnh nam giới, hiện có rất nhiều phụ nữ gốc việt phục vụ và chiến đấu trong Quân đội Mỹ.
Elisabeth Phạm: phụ nữ gốc Á đầu tiên lái F/A-18
Elisabeth Phạm có lẽ là một trong số rất ít người Mỹ gốc Việt được ngồi lên tiêm kích hạm thế hệ 4 hiện đại của Không quân Hải quân Mỹ - F/A-18. Đặc biệt nhất, bà cũng là người phụ nữ gốc châu Á đầu tiên lái F/A-18.
Theo một số thông tin được công bố, hiện gia đình bà cứ trú tại thành phố San Diego, bang California. Cha của Elisabeth Phạm vốn là cựu bác sĩ quân y quân đội chế độ Sài Gòn.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Elisabeth Phạm đã nhập ngũ và được tuyển chọn học tập trở thành phi công lái máy bay chiến đấu. Bà đã xuất sắc đỗ thủ khoa trong khóa học hạ cánh xuống tàu sân bay (chung với nam giới), thử thách lớn nhất cho mọi phi công Hải quân Mỹ.
Trong thời gian phục vụ, bà đã tham gia các hoạt động ở khu vực Thái Bình Dương, chiến trường Trung Ðông (đặc biệt là tại Iraq) với vai trò yểm trợ hỏa lực cho lực lượng Lính thủy Đánh bộ Mỹ trong các chiến dịch.
Với những thành tích đạt được, Elisabeth Phạm đã được phong hàm Thiếu tá vào đầu năm nay. Nhiệm vụ mới của bà là trực chiến trên tàu sân bay USS George Washington (CVN-73) đóng tại Nhật Bản.
Mylene Trần Huỳnh: Nữ đại tá Không quân
Bác Sĩ Mylene Trần Huỳnh (tên Việt Nam là Trần Thị Phương Đài), 44 tuổi, hiện là Giám đốc cơ quan y khoa của Không quân Mỹ (Air Force Medical Service - AFMS) thuộc Chương trình chuyên viên y tế quốc tế (International Health Specialist – IHS), đã được thăng quân hàm Đại tá vào ngày 14/5/2010.
Ở chức vụ Giám đốc AFMS, Trần Huỳnh có trách nhiệm thiết lập các qui định, hướng dẫn và giám sát cho 65 nhân viên thuộc quyền ở 15 địa điểm khác nhau trên thế giới và cho cả 150 nhân viên quân y của Không quân Mỹ thuộc chương trình IHS.
Sau khi tốt nghiệp văn bằng cử nhân và bác sĩ y khoa tại Đại học Virginia, Mylene Trần phục vụ trong Không quân Mỹ suốt 18 năm và hướng dẫn 25 cuộc trao đổi hợp tác về y tế ở 15 quốc gia, trong đó có 2 lần ở quê hương Việt Nam.
Cụ thể, nhóm công tác của bà đã thực hiện những cuộc giải phẫu và săn sóc y tế cho hơn 3.000 người tại Huế và vùng phụ cận, kể cả xây dựng lại hạ tầng cơ sở cho các trường học. Trong những ngày làm việc ở Việt Nam, nhóm đã mang lại ánh sáng cho 63 bệnh nhân nhờ mổ cataract (đục thủy tinh thể); giải phẫu tim cho một em bé 4 tháng; khám, cấp thuốc cho 2.000 bệnh nhân có bệnh tim và huyết áp cao; khám chữa răng cho 2.711 người; khám chữa mắt cho 1.000 người khác; cấp phát 900 kính đọc sách và biên toa thuốc cho hơn 10.000 bệnh nhân…
Ngoài ra, nhóm của Đại tá Huỳnh còn trao đổi về những kỹ thuật lâm sàng cũng như giải phẫu với các bác sĩ Việt Nam và thuyết trình kiến thức y khoa ở Đại học Huế. Ngược lại, họ cũng học được ở các đồng nghiệp Việt Nam một số phương cách chữa bệnh như chữa mồ hôi tay bằng phương thức đông y cổ truyền…
Có thể nói, thành tựu của nữ bác sĩ Mylene Trần không những là một niềm vinh dự của riêng bà, mà còn của cả cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Tuy nhiên, điều đáng ca ngợi nơi Mylene hơn nữa là bà vẫn không quên nguồn cội, đã nhiều lần trở về Việt Nam để cung cấp chăm sóc y tế cho người nghèo và thiếu may mắn…
Người phụ nữ tham gia đóng tàu sân bay Mỹ
Giao Phan - Phó giám đốc cơ quan quản trị các chương trình tiếp thu quân dụng của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ (USCG) và là người trực tiếp tham gia đóng tàu sân bay USS George H. W. Bush.
USS George H. W. Bush là một trong những tàu chiến lớn nhất trên thế giới, thuộc lớp tàu sân bay Nimitz của Hải quân Mỹ. Dự án đóng mẫu hạm này được bắt đầu từ năm 2001 và kết thúc vào năm 2009. Vào thời gian đó, khi còn trên cương vị Trợ lý Giám đốc dự án, bà Giao Phan được giao nhiệm vụ giám sát các hoạt động liên quan đến việc thiết kế, xây dựng, kiểm tra, xác định và bàn giao tàu chiến này.
Bà Giao Phan và gia đình sang Mỹ định cư sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, lúc đó bà mới 15 tuổi. Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ sư công chính tại Đại học Công nghệ Virginia năm 1984, bà Giao làm việc cho Hải quân Mỹ trong suốt hơn 20 năm sau đó.
Trước khi vào làm việc tại Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ, bà Giao Phan đã có thời gian dài đảm nhận các công việc tại Lầu Năm Góc (cũng có mặt trong thời điểm xảy ra vụ tấn công 11/9).
Năm 2007, bà chuyển sang công tác tại Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ với vị trí lãnh đạo cấp cao cơ quan tiếp thu quân dụng.
Hiện tại, trên cương vị Phó giám đốc, bà quản lý và giám sát dự án tiếp thu quân dụng trị giá 27 tỷ USD, trong đó có việc duy trì và hiện đại hóa các loại máy bay, tàu chiến… để phục vụ cho nhiều hoạt động trên biển của lực lượng tuần duyên. Bà cũng đứng trong hàng ngũ những nhân viên dân sự cấp cao nhất trong Lực lượng bảo vệ bờ biển, đơn vị quân sự duy nhất trong khuôn khổ Bộ An ninh nội địa Mỹ.
Chia sẻ về công việc hiện tại, bà cho biết: “Lực lượng bảo vệ bờ biển (USCG) muốn đạt được kết quả mỹ mãn trong các nhiệm vụ thì cần được trang bị các máy bay, trực thăng, tàu bè mới và tối tân, nhưng hiện các tàu bè và máy bay của USCG đã quá cũ. Vì vậy, công việc chúng tôi là theo dõi các hoạt động từ việc đấu thầu cho tới việc kiểm tra tiến trình đóng tàu của nhà thầu, rồi sau đó bàn giao tàu hay máy bay mới cho USCG”.
Với những thành tích đã đạt được, bà Giao Phan vinh dự nhận những phần thưởng cao quý nhất mà Hải quân Mỹ trao tặng cho những nhân viên dân sự có thành tích và những đóng góp suất sắc nhất, trong đó gồm có những huân chương như Superior Civilian Service Award năm 2006 và Navy Meritorious Civilian Award năm 2004.
Bà Giao Phan khiêm tốn nói về những thành tích mà bà đạt được: “Được vinh danh những giải thưởng này thì thực sự tôi rất ngại vì bối rối. Ai cũng biết đâu có người nào có thể đạt được thành công một mình đâu”. Bà cũng chia sẻ rằng, có rất nhiều cơ hội để các bạn trẻ gốc Việt tham gia vào Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ cũng như cơ hội để các bạn thăng tiến tại đơn vị này nhưng điều quan trọng là phải có niềm tin và quyết tâm cao.
Minh Hiếu