Thiên An Môn, 25 năm sau vẫn còn nhức nhối với Bắc Kinh

BẮC KINH (TH) – Dù nhiều người dân Trung Quốc nhất là giới trẻ hiện nay ít quan tâm đến biến cố Thiên An Môn 25 năm trước, nhà cầm quyền vẫn đề phòng biến động xảy ra vào ngày kỷ niệm này.


 Hàng trăm ngàn dân chúng Hong Kong tập trung tại công viên Victoria chiều Thứ Tư và đốt nến tưởng niệm biến cố Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989. (Hình:Jessica Hromas/Getty Images)

Hàng ngàn cảnh sát và những lực lượng an ninh khác, một số có võ trang súng tự động, được triển khai khắp thủ đô từ một tuần lễ qua. Cùng với họ có nhiều xe cảnh sát,xe cứu hỏa và cứu thương bố trí sẵn sàng quanh công trường Thiên An Môn. Trên đại lộ trước Tối Cao Pháp Viện và Viện Bảo Tàng Công An Bắc Kinh, xe thiết giáp có vòi xịt nước và súng phóng hơi cay dàn hàng đề phòng trường hợp khẩn cấp. Trong vòng bán kính 3 dặm quanh công trường, cảnh sát lập hàng rào và trạm kiểm soát.
Nhưng hôm Thứ Tư, quang cảnh tại công trường vẫn như mọi ngày với các du khách xếp hàng dài chờ vào thăm Cấm Thành, có điều số người đông hơn trong đó nhiều du khách là dân trong nước. Phải mất ít nhất 45 phút mới đi tới trạm kiểm tra an ninh. Tuy nhiên một số du khách nước ngoài cũng như quốc nội đã thất vọng ra về vì tại đây đòi hỏi mỗi người phải có ít nhât một căn cước hay giấy tờ tùy thân nào khác. Cho đến buổi chiều không có lộn xộn phản đối  hay biến động nào xảy ra.

Trong diễn đàn Internet và các mạng xã hội, từ ngữ và hình ảnh liên quan đến phong trào biểu tình đòi dân chủ của sinh viên và công nhân năm 1989 đều bị xóa. Trên mạng Weibo, tương tự như Twitter, các từ 4 tháng 6, Thiên An Môn,... không thể tìm thấy gì.

Bộ dò tìm Google và e-mail hoạt động rất chậm và các trang mạng ngoại quốc như New Yok Times, Bloomberg, Wall Street Journal không mở được.

Phóng sự truyền hình trên các kênh CNN, CNB, BBC cũng thường xuyên bị ngắt quãng, gián đoạn và khán giả Trung Quốc không xem được.

Tuy nhiên trong khi kỷ niệm 25 năm biến cố Thiên An Môn bị cố gắng xóa nhòa tại Bắc Kinh và những thành phố trên lục địa thì sự kiên này lại được nêu cao ở Hong Kong cũng như trên tất cả các cơ quan truyền thông quốc tế.

Amnesty International nói rằng ít nhấ có 66 người bị bắt giữ trong thời gian trước ngày 4 tháng 6, Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ Ben Cardin, chủ tịch tiểu ban đối ngoại Thượng Viện đặc trách Đông Á Thái Bình Dương bày tỏ sự thất vọng về việc nhà cầm quyền Trung Quốc tiếp tục bắt hay xách nhiễu những cá nhân có liên quan đến biến cố Thiên An Môn.

Carrie Gracie, biên tập viên BBC nói rằng những người tham gia phong trào Thiên An Môn đã bị cáo buộc sai rằng họ âm mưu phản cách mạng. Nhiều người trong số này bây giờ là viên chức trung cấp hay giám đốc công ty. Họ là những người muốn thấy nước Trung Hoa được lãnh đạo bởi một đảng sáng suốt, trong sạch.

25 năm sau điều này chưa đạt được và tình trạng vẫn không cải thiện hơn. Nhiều quan sát viên cho rằng đảng Cộng Sản Trung Quốc không thể tồn tại lâu sau Thiên An Môn. Nhưng thực tế cho thấy điều ngược lại và thành công về kinh tế chứng tỏ rằng một quốc gia không cần phải có tự do mới giầu mạnh.

Tuy nhiên khi nhà cầm quyền Trung Quốc phải nỗ lực bưng bít, ngăn chặn, đề phòng phản ứng của dân chúng về vụ đàn áp đẫm máu ở công trường Thiên An Môn thì chứng tỏ rằng có những điều không ổn trong chính trị và xã hội Trung Quốc. Và Carrie Gracie dẫn lời của Lỗ Tấn: “Nợ máu phải trả bằng máu, càng để lâu tiền lời càng tăng”.  (HC)
06-04-2014 7:04:45 PM
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=189325&zoneid=5#.U4_ztPldUXo

Trung Quốc in sách vu cáo Việt Nam, Philippines "cướp" mất ASEAN


HỒNG THỦY 05/06/14 07:33
(GDVN) - Hoàng Quế Phương, một cựu Đại sứ Trung Quốc tại Philippines vu cáo Việt Nam và Philippines đang cố gắng cô lập Trung Quốc tại ASEAN.


Hoàng Quế Phương, cựu Đại sứ Trung Quốc tại Philippines.

Bưu điện Hoa Nam ngày 5/6 đưa tin, Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc mới đây đã ấn hành một cuốn sách vu cáo trắng trợn Việt Nam và Philippines đã "cướp" ASEAN để tranh thủ sự ủng hộ của khối trong vấn đề Biển Đông, "chia rẽ Trung Quốc với láng giềng"?!

Giới học giả nhà nước Trung Quốc cũng vu cáo "các thế lực bên ngoài như Mỹ, Nhật Bản đã hỗ trợ Việt Nam và Philippines khai thác ASEAN, tạo ra sự chia rẽ và bất ổn"?!

Những nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng một số bên yêu sách ở Biển Đông muốn các tranh chấp phải được xử lý bởi tập thể ASEAN với Trung Quốc. Hoàng Quế Phương, một cựu Đại sứ Trung Quốc tại Philippines vu cáo Việt Nam và Philippines đang cố gắng cô lập Trung Quốc tại ASEAN, nhưng Bắc Kinh có thể chống lại điều này.

"Trên tất cả, các quốc gia ASEAN sẽ phải xem xét lợi ích quốc gia của họ thay vì chỉ đi theo 2 nước Việt Nam, Philippines", Hoàng Quế Phương nhận định. Tuy nhiên ông Phương đã cố tình lờ đi một thực tế rằng, cái gọi là "lợi ích quốc gia" của các thành viên ASEAN không chỉ là những món hời kinh tế đi kèm những điều kiện chính trị mà Bắc Kinh giăng sẵn, quan trọng hơn chính là hòa bình, ổn định trên Biển Đông mà Trung Quốc đang khiêu khích, phá vỡ.

Cánh học giả Trung Quốc cho rằng sự tham gia của Mỹ vào vấn đề Biển Đông "chỉ làm phức tạp tình hình" và tạo điều kiện để Việt Nam, Philippines "chiếm quyền điều khiển" ASEAN. Phải chăng theo họ cứ để Trung Quốc tự tung tự tác, độc chiếm Biển Đông, xưng hùng xưng bá trong khu vực mới là không làm "phức tạp tình hình"?!


Trương Minh Lượng từ đại học Kỵ Nam, Quảng Châu, Trung Quốc cho rằng từ chối tham gia vụ kiện đường lưỡi bò, cùng lắm Trung Quốc chỉ "mất mát chút uy tín quốc tế" vì không tuân thủ UNCLOS?!

Trong khi đó theo Reuters, các nhà lãnh đạo nhóm G7 đã bày tỏ quan ngại của họ về những căng thẳng trên Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng (thực tế là những hành động khiêu khích của Trung Quốc với láng giềng trên Biển Đông - PV).

"Chúng tôi quan ngại sâu sắc với những căng thẳng trên Biển Đông và Hoa Đông. Chúng tôi phản đối bất kỳ nỗ lực đơn phương của bất cứ bên nào để khẳng định yêu sách lãnh thổ và hàng hải của mình thông qua sử dụng vũ lực, đe dọa hoặc ép buộc", lãnh đạo G7 tuyên bố, kêu gọi các bên làm rõ yêu sách, tôn trọng luật pháp quốc tế.

Cùng lúc này, Trung Quốc tiếp tục khẳng định họ từ chối nộp bản thuyết trình phản biện theo yêu cầu của Tòa án Quốc tế về Luật Biển trong vụ Philippines khởi kiện đường lưỡi bò Trung Quốc, một thái độ coi thường, thách thức pháp luật và dư luận quốc tế.

Bưu điện Hoa Nam dẫn phân tích của Trương Minh Lượng từ đại học Kỵ Nam cho rằng, Trung Quốc không nên tham gia vụ kiện vì họ không cần phải chịu trách nhiệm với phán quyết của tòa, cùng lắm là "mất chút uy tín quốc tế" vì Trung Quốc từ chối tôn trọng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) mà họ đã ký kết?!

Ông Lượng còn lo sợ, nếu Trung Quốc thay đổi lập trường chấp nhận phiên tòa, họ sẽ còn phải đối mặt với Việt Nam tại cơ quan tài phán quốc tế.

Báo Trung Quốc: Cứng đầu với phương Bắc, Việt Nam sẽ gặp rắc rối to?!

HỒNG THỦY 04/06/14 11:28
(GDVN) - Bằng những ngôn ngữ hết sức chợ búa, hỗn hào và kẻ cả, Cao Vọng đe dọa, "cứng đầu trong quan hệ với nước lớn phương Bắc sẽ là rắc rối lớn nhất của Việt Nam"


Hình minh họa.

Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc ngày 3/6 đăng bài phân tích của Cao Vọng, một nhà bình luận thời sự thường xuyên xuất hiện trên Thời báo Hoàn Cầu tiếp tục luận điệu xuyên tạc và vu cáo Việt Nam trong vụ Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

Cao Vọng cho rằng, trong kỳ Đối thoại Shangri-la vừa qua thì ngoài Mỹ, Nhật Bản gây khó dễ cho Trung Quốc còn có Việt Nam. Dẫn phát biểu của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh cho biết, Nhật Bản sẽ cung cấp tàu tuần tra và chia sẻ tin tức tình báo với Việt Nam, một công việc thuần túy nội bộ giữa các quốc gia khác bị truyền thông Trung Quốc xuyên tạc thành "tham vọng Biển Đông"?!

Bài báo vu cáo rằng Việt nam đã phối hợp nhuần nhuyễn với Nhật Bản, "xem ra người Việt đã hạ quyết tâm đối đầu đến cùng với Trung Quốc"?! Cao Vọng vu cáo, dưới sự thúc đẩy của Mỹ và Nhật Bản, Việt Nam và Philippines đang "hợp xướng phản Hoa"!?

Với giọng điệu sặc mùi kẻ cả, vu khống, Cao Vọng cho rằng Việt Nam "học đòi Philippines trong các chiêu thức chống đối Trung Quốc, muốn sao chép kinh nghiệm của Manila, cho thấy người Việt đã hết đối sách"?!

Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc tiếp tục luận điệu xuyên tạc thường thấy về công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 để đòi cái gọi là "chủ quyền Tây Sa", tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Bằng những ngôn ngữ hết sức chợ búa, hỗn hào và kẻ cả, Cao Vọng đe dọa, "cứng đầu trong quan hệ với nước lớn phương Bắc sẽ là rắc rối lớn nhất của Việt Nam, muốn mượn tay Mỹ, Nhật để chia lại Biển Đông chính là cõng rắn cắn gà nhà, trộm gà không xong mất tong bao gạo"?!

Trong những ngày này, cả thế giới và khu vực phẫn nộ, lên án những hành vi gây hấn, bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế của Trung Quốc trên Biển Đông, truyền thông nhà nước Bắc Kinh và một số "học giả diều hâu" cũng vuốt đuôi phụ họa.

Tuy nhiên, không những chẳng đưa ra được một bằng chứng khoa học nào cho cái gọi là yêu sách "chủ quyền" đường lưỡi bò ở Biển Đông, một bộ phận học giả, quan chức hiếu chiến Trung Quốc cùng truyền thông nhà nước của họ tiếp tục sử dụng chiêu bài ngụy biện, đánh lận con đen cho tới dọa nạt để lấp liếm cho tham vọng bành trướng lãnh thổ, một điều không ai chấp nhận được trong thế giới văn minh ngày nay - PV.

Bộ Giáo dục lại tạo dư luận: Quan liêu và dốt toán!

NGỌC QUANG 05/06/14 09:04
(GDVN) - Có người bảo, nhiều quan chức ở Bộ Giáo dục giờ chỉ quen đút chân trong phòng lạnh, lâu lâu lại nghĩ ra một chính sách... trên trời.

Bộ Giáo dục lại vừa khiến dư luận lên cơn sốc khi ban hành thông tư số 18, ưu tiên cộng điểm thi tốt nghiệp THPT cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Thông tư này đăng tải trên website của Bộ Giáo dục, có chữ ký tươi của ông Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển.

Đọc xong tin này, nhiều người sẽ giật mình vì chỉ cần làm một phép tính đơn giản là những ai đi hoạt động cách mạng từ năm 15 tuổi thì nay tất cả đều đã 85 tuổi cả rồi. Liệu cụ nào còn có con thi tốt nghiệp THPT?

Và rồi người ta lại phải đặt ra một câu hỏi: Đến bao giờ Bộ Giáo dục mới đổi mới được khi vẫn giữ cái lệ quan liêu, ấu trĩ và máy móc như vậy?

Đến một người vốn điềm tĩnh như PGS Văn Như Cương cũng phải thốt lên rằng: “Họ đang làm những việc vô nghĩa, phí thời gian, hình như họ chẳng có việc gì để làm hay sao ấy”.

PGS Văn Như Cương nói rằng, thực tế nếu các cụ còn có con đẻ hay con nuôi đi học thì cũng chỉ là trường hợp rất hiếm, vậy thì nên xử lý theo từng trường hợp cá biệt chứ không thể đưa ra thành luật, máy móc và khác xa thực tế. Thí dụ, vừa rồi trên đường đi thi tốt nghiệp THPT có hai em học sinh gặp người tai nạn giao thông và đưa người ta vào bệnh viện cấp cứu. Trường hợp ấy hai em học sinh kia được đặc cách xét ưu tiên tốt nghiệp, xã hội cũng rất hoan nghênh. Nhưng đó cũng chỉ là trường hợp cá biệt, không thể đưa hết vào luật được.
Thông tư 18 bổ sung đối tượng ưu tiên khi thi tốt nghiệp THPT mà Bộ Giáo dục vừa ban hành khiến dư luận thêm một lần sốc nặng.

Quan chức phòng lạnh và chính sách trên trời

Xuất hiện trước báo giới vào ngày hôm qua, ông Vũ Đình Chuẩn – Vụ trưởng Vụ Giáo dục PTTH đã lý giải: Cục Người có công thuộc Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội đã yêu cầu bổ sung các đối tượng ưu tiên trong tuyển sinh theo Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 của UBTVQH. Khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh số 04 quy định người có công với cách mạng và thân nhân được Nhà nước, xã hội quan tâm chăm sóc, giúp đỡ và tùy từng đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi, trong đó có “ưu tiên trong tuyển sinh”.

Khoản 4 Điều 9 Pháp lệnh số 04 quy định: “Con của người hoạt động cách mạng trước 01/01/1945 được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này” .

Khoản 4 Điều 10 Pháp lệnh số 04 quy định: “Con của người hoạt động cách mạng trước 01/01/1945 được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này”.

Cứ theo giải thích này của ông Chuẩn thì hình như Bộ Giáo dục không có lỗi, mà nguyên nhân sâu xa lại xuất phát từ Pháp lệnh số 04. Cứ cho là lời ông Chuẩn nói đúng, về mặt thủ tục hành chính, các cơ quan nhà nước phải chấp hành pháp lệnh. Nhưng nhìn ở một góc độ khác thì cũng phải thấy rằng đấy là một lối suy nghĩ máy móc, có phần thiển cận.

Những người hoạt động cách mạng trước thàng 1/1945 hay tới cách mạng tháng Tám năm 1945 nay đều ở độ tuổi 85, liệu họ còn có con thi tốt nghiệp THPT?  Ảnh minh họa.

Đấy là còn chưa kể, Pháp lệnh số 04 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng ký nói rất rõ tại khoản 5 Điều 4 “Được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; được hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học”.

Cần phải hiểu, “ưu tiên trong tuyển sinh” không phải là cộng điểm khi thi tốt nghiệp THPT mà là ưu tiên khi học tập tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Nhưng ngay cả những cụ còn có con đẻ (hay con nuôi) theo học đại học, cao đẳng… thì cũng chỉ là chuyện cá biệt, không nhất thiết phải đưa thành Thông tư như Bộ Giáo dục.

Còn nhớ cách đây gần 1 năm, Bộ Giáo dục từng ra thông tư số 24, bổ sung đối tượng ưu tiên trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy. Theo đó, bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945, người hoạt động cách mạng từ 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945... được bổ sung vào nhóm ưu tiên và được cộng 2 điểm.

Lần ấy có người đã bình luận: Không hiểu Bộ Giáo dục ưu tiên cho các mẹ làm gì? Các mẹ bây giờ cần các chính sách tốt để gìn giữ sức khỏe chứ đâu cần đi thi lấy tấm bằng đại học… xuống âm phủ khoe với ai?

12 ngày sau khi công bố thông tư, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã phải ban hành thông tư bãi bỏ ưu tiên này. Lần đó, Bộ trưởng Luận được nhiều người đánh giá cao, vì đã thẳng thắn nhìn nhận và sửa chữa sai lầm ấy. Nhưng rồi cũng chẳng thấy ai ở Bộ Giáo dục bị xử lý kiểm điểm, tất cả đều bình yên vô sự.

Ngày ấy, mặc dù thông tư 24 bị bãi bỏ, nhưng khi trả lời báo chí, ông Bùi Văn Ga – Thứ trưởng Bộ Giáo dục vẫn cứ khăng khăng rằng, thông tư 24 phù hợp với bối cảnh Việt Nam đang xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời. Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng cũng không giới hạn tuổi của thí sinh nên mọi người dân nếu đủ điều kiện và có nguyện vọng đều có thể dự thi đại học.

Nghe những giải thích của ông Ga, ông Chuẩn và nhiều vị quan khác ở Bộ Giáo dục, người ta vẫn thấy thật ngượng nghịu như những đứa trẻ tập nói, vì hai lẽ: Một là các ông không nói thật; hai là các ông không hiểu được cái thật - bản chất của vấn đề.

Và từ những phát ngôn của các quan chức ở Bộ Giáo dục, người ta mới nhận ra một điều, đấy là mọi đứa trẻ từ khi tập nói đều được gia đình dạy "nói thật", nhưng khi đã trở thành người có địa vị trong xã hội thì họ không còn nói thật được nữa.

Thế nên có người bảo, nhiều quan chức ở Bộ Giáo dục giờ chỉ quen đút chân trong phòng lạnh, lâu lâu lại nghĩ ra một chính sách trên trời. Họ có bao giờ nghĩ, được hưởng lương từ tiền thuế của dân thì phải làm những việc thực sự có ích cho dân?

Với một đội ngũ giúp việc có thừa sự quan liêu và ấu trĩ như vậy, không hiểu Bộ trưởng Phạm Vũ Luận sẽ còn khổ sở thế nào trong cuộc cách tân nền giáo dục vốn đã có quá nhiều thương tích? Rốt cuộc, ông Luận sẽ phải dành thêm rất nhiều thời gian để "gỡ rối" cho cấp dưới và xin lỗi dư luận.

Trung Quốc mất dần bạn bè

Nhiều học giả quốc tế đồng tình với cách Việt Nam đấu tranh với Trung Quốc trong vấn đề giàn khoan Hải Dương 981

Hành động đưa giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) và tàu hộ tống trái phép vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tiếp tục vấp phải sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế.

Bỏ qua luật pháp quốc tế

Tại Hội nghị bàn tròn châu Á - Thái Bình Dương (APR) lần thứ 28 diễn ra tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia từ ngày 2 đến 4-6, hành vi gây bất ổn của Trung Quốc ở biển Đông đã bị nhiều quốc gia chỉ trích mạnh mẽ, trong đó có Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ và một số nước ASEAN. Ngoài ra, theo TTXVN, nhiều đại biểu đồng tình với cách Việt Nam đang đấu tranh với Trung Quốc trong vấn đề giàn khoan Hải Dương 981.

Giàn khoan và tàu Trung Quốc hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam Ảnh: Asahi
 Giàn khoan và tàu Trung Quốc hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam. Ảnh: Asahi

Trong khi đó, tại cuộc hội thảo với chủ đề “Philippines, Việt Nam và các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông” do Trung tâm Wilson tổ chức ngày 3-6 tại thủ đô Washington - Mỹ, các học giả lo ngại những diễn tiến trong vài tuần qua cho thấy căng thẳng ở biển Đông có nguy cơ leo thang thành khủng hoảng toàn cầu.

Bà Aileen Baviera, giáo sư của Trường ĐH Philippines, chỉ trích hành động đơn phương của Trung Quốc nhằm củng cố yêu sách chủ quyền trong khuôn khổ của cái gọi là “đường 9 đoạn” phi pháp với sự hỗ trợ của các lực lượng dân sự, bán vũ trang và vũ trang.

Trong khi đó, ông Robert Daly, Giám đốc Viện Nghiên cứu Kissinger về Mỹ và Trung Quốc, cho rằng Bắc Kinh đã bỏ qua hoặc cố ý hiểu sai luật pháp quốc tế, không tôn trọng trật tự trên cơ sở luật pháp quốc tế đã được chấp nhận một cách phổ quát.

Thông điệp mạnh mẽ của Úc

Trong một phát biểu nhằm vào Trung Quốc, Thủ tướng Úc Tony Abbott hôm 4-6 tuyên bố nước này “phản đối mạnh mẽ” những hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng ở biển Đông và Hoa Đông.

Phát biểu trước khi lên đường đến thăm Indonesia, ông Abbott khẳng định: “Chúng tôi phản đối mạnh mẽ và không tán thành các hành động đơn phương, khiêu khích... Các tuyên bố chủ quyền cần được giải quyết một cách hòa bình và tuân thủ luật pháp quốc tế.”

Báo Sydney Morning Herald nhận định đây là thông điệp rõ ràng và mạnh mẽ mà ông Abbott gửi đến Trung Quốc, nước đang có nhiều hành động ngang ngược và sai trái tại biển Đông. Ngoài việc xâm phạm chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc còn đưa một phần khu vực biển xung quanh quần đảo Natuna mà Indonesia tuyên bố chủ quyền vào “đường lưỡi bò”, dẫn đến phản ứng mạnh mẽ của Jakarta.

Tình hình căng thẳng ở biển Đông cũng thu hút sự theo dõi sát sao của Berlin, theo lời Đại sứ Đức tại Philippines Thomas Ossowski. Báo The Philippine Star hôm 4-6 dẫn lời ông Ossowski cho biết Đức kêu gọi tôn trọng luật pháp và giải pháp hòa bình cho các tranh chấp ở biển Đông và Hoa Đông. Quan chức này còn thúc giục ASEAN và Trung Quốc đẩy nhanh đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).

Cũng theo tờ báo này, những hành động trái phép của Trung Quốc ở biển Đông đang khiến nước này mất dần bạn bè. Theo bài viết, Trung Quốc leo thang căng thẳng ở biển Đông kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền.

Nếu mục tiêu của ông Tập là tăng cường ảnh hưởng toàn cầu của Bắc Kinh trong 9 năm tới, ông sẽ không thể nào đạt được nó bằng vũ lực hoặc bằng cách đẩy các nước láng giềng đến gần Mỹ hơn. Ngoài ra, nếu ông Tập muốn có thêm bạn bè và gây ảnh hưởng lên người khác thì những chính sách của ông ta lại đang làm điều ngược lại.

Bắc Kinh phớt lờ luật pháp quốc tế
Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) thụ lý vụ kiện do Philippines khởi xướng vừa yêu cầu Trung Quốc đưa ra phản biện trước ngày 15-12 dù Bắc Kinh cho đến giờ vẫn chối bỏ vụ kiện.“Trong án lệnh số hai, PCA ấn định ngày 15-12 là hạn chót cho Trung Quốc nộp bản phản biện đáp lại bản ghi nhớ của Philippines” - tuyên bố đăng tải trên trang web của PCA ở The Hague - Hà Lan hôm 3-6 nêu rõ.
Tuy nhiên, ngày 4-6, Bắc Kinh một lần nữa tỏ thái độ phớt lờ luật pháp quốc tế khi bác bỏ yêu cầu trên, đồng thời nói không có kế hoạch tham gia vụ kiện. Trước đó, Philippines đã nộp lên tòa án bản ghi nhớ dài gần 4.000 trang về vụ kiện Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền phi lý đối với hầu hết biển Đông.

Thứ Tư, 04/06/2014 21:36
 Hoàng Phương

Ngư dân bám biển đến cùng

Việc Trung Quốc gia tăng các hành động phá hoại tàu cá Việt Nam không làm ngư dân chùn bước. Họ khẳng định quyết tâm bám biển đến cùng để bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.

Các ngư trường miền Trung đang vào vụ cá chính trong năm. Khác hẳn với không khí thu hoạch tất bật mọi năm, những ngày này, liên tục các tàu cá hư hỏng cập bờ sửa chữa.

Cướp biển kiểu mới

Sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chỉ trong tháng 5, tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã có 11 tàu cá bị tàu Trung Quốc đuổi đánh, đâm va, cướp bóc…

Gần 20 năm bám biển Hoàng Sa, đã nhiều lần bị tàu Trung Quốc gây rối nhưng ông Dương Văn Giàu (ngụ thôn Đông, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) - chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu cá QNg 96417 TS - chưa bao giờ thấy tàu Trung Quốc hung hăng, ngang ngược đến thế.

Tàu cá của ngư dân Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi chỉ còn trơ khung sau khi bị Trung Quốc phá hoại                      Ảnh: VĂN MỊNH
Tàu cá của ngư dân Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi chỉ còn trơ khung sau khi bị Trung Quốc phá hoại Ảnh: VĂN MỊNH

Từ đầu năm đến nay, phiên biển nào tàu ông cũng bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, quấy nhiễu. Ra khơi chuyến đầu tiên trong năm, ông và 14 ngư dân ra Hoàng Sa lặn hải sâm. Sau gần 10 ngày, tàu khai thác được trên 150 con hải sâm. Chưa kịp vui mừng thì bị tàu Hải cảnh Trung Quốc rượt đuổi, dùng vòi rồng xịt nước khiến toàn bộ ngư cụ, thuyền thúng và hải sâm trôi tuột xuống biển.

“Chúng cầm hung khí là dùi cui, tuýp sắt, dao búa nhảy sang tàu cá, không nói không rằng đánh đập ngư dân, lấy đi một số ngư cụ rồi bỏ đi. Phiên biển đó tôi thiệt hại trên 100 triệu đồng” - thuyền trưởng Giàu kể.

Để có tiền trả nợ, sau chuyến biển đó, vợ chồng ông tiếp tục vay mượn bạn bè, người thân mua sắm lại ngư cụ để giong tàu vươn khơi. Nhưng chuyến biển tiếp theo của ông còn bị tàu Trung Quốc cướp phá nặng nề hơn. Ông lại mất trắng trên 400 triệu đồng...

Trở về từ Hoàng Sa, chủ tàu QNg 96284 Nguyễn Chí Thạnh (ngụ xã An Hải, huyện Lý Sơn) không giấu nỗi ưu tư khi chuyến đi biển bị tàu Trung Quốc liên tục dồn ép, tấn công. Tổng chi phí cho chuyến đi biển vừa rồi hết hơn 210 triệu đồng nhưng khi ra Hoàng Sa đánh bắt chưa được bao lâu thì tàu anh Thạnh đụng tàu Trung Quốc.

Sau hơn 20 ngày đánh bắt không thành công, sáng 20-5, tàu phải quay về đất liền vì nhiên liệu cạn kiệt. Bán hết số cá trên tàu cũng chỉ được hơn 100 triệu đồng. Chuyến biển này, anh Thạnh lỗ nặng.

“Làm ngư dân như tụi tôi, dù có bị đánh đập, bị tàu Trung Quốc phá hoại tài sản đến đâu cũng phải tiếp tục ra khơi đánh bắt. Sức lực có thừa nhưng Trung Quốc cứ bắt bớ, phá hoại tài sản hoài như thế thì lấy đâu tiền bạc bù vào. Chúng tôi không sợ Trung Quốc, chỉ sợ không có tiền để sửa tàu, mua sắm ngư cụ để tiếp tục ra khơi bám biển” - anh Thạnh nói.

Dù thiệt hại vẫn ra khơi

Theo phản ánh của các chủ tàu cá, phía tàu Trung Quốc không chỉ cướp hết hải sản, phá hỏng máy móc trên tàu rồi đòi tiền chuộc mà còn đánh đập ngư dân Việt Nam hòng làm cho ngư dân không dám ra Hoàng Sa đánh bắt. Tuy nhiên, trong những ngày biển Đông dậy sóng này, ngư dân vẫn vượt qua hiểm nguy để thu về những khoang cá đầy. Họ liên kết, đồng lòng hướng về Hoàng Sa đánh bắt hải sản và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc

Trong căn nhà xập xệ, tuềnh toàng ở xóm chài Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, ngư dân Đặng Tằm kể ông đã hơn 10 lần bị tàu Trung Quốc tấn công. Đầu năm 2014, tàu của ông Tằm đang đánh bắt ở Hoàng Sa thì bị tàu Trung Quốc bắt, đập phá. Thậm chí, có lần còn bị tàu Trung Quốc bắt giữ khi đang đánh bắt, sau đó cả nhà chạy vay tiền nộp phạt hơn 200 triệu đồng mới quay về nhà được. Nợ cũ dồn nợ mới, bây giờ, gia đình ông đang gánh nợ 400 triệu đồng.

Thế nhưng, “dù gì cũng phải đi biển, kiếm tiền lo gia đình. Cũng may nhờ bà con thương tình, sau mỗi chuyến biển bị Trung Quốc bắt bớ, đánh đập vô cớ như vậy nên cho mượn tiền mới tiếp tục sửa tàu, mua sắm ngư cụ” - ông Tằm nói.

Sáng 4-6, thuyền trưởng tàu cá ĐNa 90152 TS Đặng Văn Nhân (ngụ phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) đang tất bật cùng với chủ tàu hoàn thiện hồ sơ để tiến hành khởi kiện phía Trung Quốc đã vô cớ đâm chìm tàu hôm 26-5.

Anh Nhân là lao động chính trong gia đình, tiền chi tiêu hằng ngày đều dựa vào tiền công đi biển của anh. Vợ anh Nhân làm công nhân may, thu nhập tháng chỉ khoảng 2 triệu đồng.

“Tiền học cho 2 con, tiền ăn đều dựa vào lương của tôi. Nếu nghỉ đi biển, lên bờ tôi cũng chẳng biết làm chi khác. Sau khi nghỉ ngơi, chúng tôi sẽ xin đi bạn ra Hoàng Sa cho các tàu cá khác. Chúng tôi mà nghỉ đi biển thì chẳng khác nào sợ Trung Quốc. Khi nào chủ tàu đóng xong tàu mới, cần chúng tôi trở lại làm việc thì tất cả đều sẵn sàng” - anh Nhân nói.

cần chúng tôi trở lại làm việc thì tất cả đều sẵn sàng” - anh Nhân nói.
Thiệt hại nặng nề
Sau khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc gia tăng sức ép, liên tục phá hoại tàu cá Việt Nam.
- 16 giờ ngày 26-5, tàu cá ĐNa 90152 TS của bà Huỳnh Thị Như Hoa (trú quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) bị tàu vỏ sắt giả danh tàu cá số 11209 của Trung Quốc đâm chìm cách giàn khoan 981 khoảng 17 hải lý. Thiệt hại ước tính 5 tỉ đồng.
- 19 giờ ngày 17-5, tàu cá QNg 96011 TS do ông Huỳnh Tấn Được (xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng đã bị tàu Trung Quốc số hiệu 21102 đập phá tài sản, cướp trang thiết bị.
- Ngày 16-5, 3 tàu cá của Quảng Ngãi là tàu QNg 90205 TS của ông Nguyễn Văn Quang (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), tàu QNg 90045 TS của ông Võ Bá Nha (thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn), tàu cá QNg 95431 TS của ông Nguyễn Văn Tấn (thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) đã bị tàu Trung Quốc gây hấn. Đáng chú ý, tàu cá QNg 90205 TS đã bị một tàu ngư chính Trung Quốc số hiệu 306 khống chế, đánh 2 ngư dân bị thương nặng và đập phá toàn bộ tài sản.
- Tối 8-5, tàu cá QNg 96345 TS của ngư dân Nguyễn Chí (thôn Tây, xã An Hải, Lý Sơn) bị tàu Trung Quốc đập phá tài sản, lấy đi thiết bị và hải sản.
....
V. Duẩn


Thứ Tư, 04/06/2014 23:23
Tử Trực - Văn Mịnh - Bích Vân

G7 tuyên bố chống vũ lực trên biển Đông

(NLĐO)- Các lãnh đạo nhóm G7 bày tỏ quan ngại đối với những căng thẳng giữa Trung Quốc và một số quốc gia châu Á do tranh chấp chủ quyền ở biển Đông và Hoa Đông.

Đồng thời, tuyên bố chung của nhóm G7 cảnh báo chống lại bất kỳ hành động sử dụng vũ lực nào trong tranh chấp.

“Chúng tôi quan ngại sâu sắc về căng thẳng ở biển Đông và Hoa Đông. Chúng tôi phản đối bất kỳ nỗ lực đơn phương của bất cứ nước nào nhằm tuyên bố chủ quyền lãnh thổ hay hàng hải thông qua hăm dọa, cưỡng ép hay sử dụng vũ lực” - các lãnh đạo G7 nêu rõ trong tuyên bố sau cuộc hội đàm ở Brussels tối 4-6.
Đây là lần đầu tiên G7 họp tại Brussels, trụ sở của Liên minh châu Âu (EU) mà không có sự tham dự của Nga. Ảnh: Reuters
Đây là lần đầu tiên G7 họp tại Brussels, trụ sở của Liên minh châu Âu (EU) mà không có sự tham dự của Nga. Ảnh: Reuters

"Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên làm rõ và theo đuổi tuyên bố lãnh thổ, tuyên bố chủ quyền hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế” – bản tuyên bố chung cho biết thêm.

Tuyên bố nói trên được cho là nhằm vào hành động hung hăng và ngang ngược trên biển của Bắc Kinh đối với các nước láng giềng. Chính quyền của quốc gia đông dân nhất thế giới này đơn phương tuyên bố chủ quyền với hầu hết biển Đông và phủ nhận một cách phi lý chủ quyền của các nước Việt Nam, Brunei, Philippines, Malaysia. Thêm vào đó Bắc Kinh còn tranh chấp với Nhật về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông. Tuyên bố đưa ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương HD-981 tiến sâu vào vùng biển Việt Nam khiến cả thế giới bất bình.

Theo Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, các nhà lãnh đạo G7 cũng nhất trí rằng việc sử dụng vũ lực nhằm làm thay đổi hiện trạng là không thể chấp nhận được tại Ukraine và khu vực Đông Á.

Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) hôm 4-6 khai mạc phiên họp thượng đỉnh mà không có sự tham gia của Nga lần đầu tiên trong 17 năm. Các lãnh đạo G7 đã hối thúc Nga chấm dứt các hành động có thể gây bất ổn khu vực miền Đông Ukraine, nếu không sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt nặng nề hơn.

"Chúng tôi đã sẵn sàng tăng cường các biện pháp trừng phạt và xem xét các biện pháp hạn chế bổ sung một cách nghiêm ngặt để khiến Nga phải trả giá đắt hơn” – tuyên bố chung của G7 nêu rõ.

Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng các quốc gia phương Tây nên suy tính kỹ lưỡng để làm rõ xem Nga có hành động thiện chí nào nhằm ổn định tình hình sau khi sáp nhập Crimea. Phát biểu này của bà Merkel rõ ràng nói tới những hành động đáng ghi nhận của Nga gần đây khi họ chủ động rút lực lượng gần biên giới Ukraine, đồng thời cuộc bầu cử tổng thống ở Ukraine đã diễn ra suôn sẻ và Tân Tổng thống Petro Poroshenko chuẩn bị nhậm chức vào ngày 7-6 tới.

Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: Reuters

Một số nhà phân tích cho rằng những động thái trên cho thấy Nga đang trở nên hợp tác hơn và điều đó có thể khiến phương Tây suy nghĩ lại về việc gia tăng trừng phạt. Tuy nhiên, tuyên bố chung từ các nhà lãnh đạo G7 cho thấy có vẻ như phương Tây vẫn chưa thỏa mãn với những động xoa dịu tình hình của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Thứ Năm, 05/06/2014 08:39
Đỗ Quyên (Theo Reuters)

Mỹ bắt tàu đánh cá trái phép Trung Quốc

(Kienthuc.net.vn) - Lực lượng Cảnh sát biển Mỹ đã bắt giữ một tàu đánh bắt cá trái phép mang quốc tịch Trung Quốc trên vùng biển Bắc Thái Bình Dương.

“Tất cả các quốc gia đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi các hoạt động đánh bắt cá trái phép như vậy”, Phát ngôn viên của lực lượng Cảnh sát biển Mỹ Grant DeVuyst xác nhận vụ việc với cánh báo chí.
 Một tàu đánh bắt cá của Trung Quốc. (Ảnh minh hoạ)
Vào ngày 22/5, máy bay tuần tra trên biển CP-140 của Canada đã phát hiện con tàu Yin Yuan ở vùng biển Bắc Thái Bình Dương mang theo các thiết bị đánh bắt cá trái phép như lưới, phao lưới. Đặc biệt, máy bay Canada nhận thấy, con tàu này còn mang theo một chiếc lưới đánh cá dài khoảng 3,3 Km.
Đến ngày 27/5, tàu Morgenthau của Mỹ, đang làm nhiệm vụ tuần tra vùng biển này, đã chặn tàu Trung Quốc này ở vị trí cách Tokyo khoảng 10.000 km về hướng đông, gần với nơi mà máy bay CP-140 phát hiện. Tại thời điểm bị bắt giữ, thuyền trường của con tàu đã trình báo với phía Mỹ là Yin Yuan đã được đăng ký ở Trung Quốc.
Đồng thời, thuyền trưởng này thừa nhận, có một chiếc lưới đánh vét cá dài hơn 3 km trên tàu. Các thuỷ thủ tàu đã ném lưới cùng các thiết bị đánh bắt cá khác xuống biển trước khi tàu Mỹ tiếp cận họ.
Theo phía cảnh sát biển Mỹ, con tàu Trung Quốc đã sử dụng các dụng cụ đánh bắt cá trái phép và tiến hành vụ đánh bắt này mà không có sự cho phép của cơ quan chức năng. Sau thời gian tra vấn, tới ngày 3/6, phía Mỹ đã giao tàu đánh cá Yin Yuan cho các nhà chức trách Mỹ.
 20:25 04/06/2014 
Thanh Nga (theo WP)

Công dân có thể được cấp thẻ căn cước từ khi chào đời

Dự luật Căn cước công dân vừa được Chính phủ trình Quốc hội chiều 4/6 trong khuôn khổ kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII. Nếu được thông qua, luật sẽ có hiệu lực từ 1/7/2015.

Theo Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, thẻ căn cước được cấp theo bốn giai đoạn phát triển của công dân: 0-14 tuổi; 15-25 tuổi; 25-70 tuổi (15 năm đổi một lần) và trên 70 tuổi (không xác định thời hạn sử dụng).
Công dân có thể được cấp thẻ căn cước từ khi chào đời - Ảnh 1
Mặt trước thẻ căn cước.

Với người dưới 15 tuổi, trên thẻ căn cước sẽ có thông tin về mã số định danh cá nhân và nhân thân. Người đủ 15 tuổi sẽ làm thủ tục đổi thẻ căn cước, trong đó bổ sung thông tin về đặc điểm nhân dạng, vân tay.

Ngoài mã định danh, trên thẻ căn cước có họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, nơi thường trú... được tích hợp từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Do đó, sau khi hoàn thành cơ sở hạ tầng và tích hợp đầy đủ dữ liệu, thẻ căn cước có thể thay thế sổ hộ khẩu và một số giấy tờ khác.

Mã định danh cá nhân là một dãy gồm 12 số tự nhiên, do Bộ Công an quản lý thống nhất trên toàn quốc và không cấp trùng, sẽ giúp công dân thuận tiện khi giải quyết các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự.

Bên cạnh đó, chứng minh nhân dân được cấp trước ngày triển khai dự luật vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. “Điều này là để tránh gây xáo trộn cho công dân trong các giao dịch”, Bộ trưởng Trần Đại Quang nhấn mạnh.

Thẩm tra dự luật, Ủy ban Quốc phòng An ninh nhận định, việc cấp thẻ căn cước công dân, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và mã định danh cá nhân giúp việc quản lý dân cư trong tương lai đơn giản, thuận tiện, thay thế được nhiều loại giấy tờ cá nhân như giấy khai sinh, chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu...

Dẫu vậy, Chủ nhiệm Nguyễn Kim Khoa cùng nhiều thành viên Ủy ban cho rằng, thời điểm hiệu lực 1/7/2015 khó khả thi, cần thêm thời gian chuẩn bị khoảng 6 tháng nữa.

Bộ trưởng Trần Đại Quang cũng lo ngại, nhiều địa phương chưa có điều kiện cơ sở hạ tầng thông tin, vật chất, kỹ thuật và cán bộ quản lý để triển khai. Do đó, Bộ Công an sẽ báo cáo Thủ tướng cho phép duy trì các quy định của pháp luật hiện hành đến khi đủ điều kiện, chậm nhất là 1/1/2020.
21:39 PM, 04-06-2014
THEO VNEXPRESS

VIDEO:Tin tức Biển Đông mới nhấT-Tàu TQ đâm hư hại nặng tàu VN

20:29 PM, 04-06-2014
Chiều 4/6, một cuộc rượt đuổi căng thẳng giữa tàu Trung Quốc và tàu Việt Nam đã diễn ra.




Clip tàu Trung Quốc ngông cuồng đâm va khiến tàu Kiểm Ngư Việt Nam hư hỏng nặng.

Hai chiếc tàu kéo của Trung Quốc đã dùng vòi rồng xịt và đâm thẳng khiến tàu của kiểm ngư Việt Nam bị hư hại nặng. Một tàu Trung Quốc khác trong quá trình rượt đuổi tàu Cảnh sát biển (CSB) 4032 đã mở bạt che pháo ép sát tàu 4032.
<a class=
Tàu TT9 phun nước vào tàu KH22. Ảnh: Thanh Niên

Vào lúc 14h10 hôm nay, các tàu nhận được lệnh tiến vào giàn khoan Hải Dương-981 làm nhiệm vụ đẩy đuổi. Khi tiến đến cách giàn khoan khoảng 9 hải lý, hàng chục tàu của Trung Quốc, tiêu biểu là tàu mang số hiệu 2401, 32101, 37102… lao ra truy cản.
Có mặt trên tàu CSB 4032, PV quan sát thấy có hai tàu của Trung Quốc số hiệu 37102 và 32101 áp sát tàu CSB 4032. Có những lúc tàu Trung Quốc 37102 chỉ cách tàu CSB 4032 chừng 30 mét. Pháo nằm trên boong phía trước tàu 32101 mở bạt che. Tàu 32101 rượt đuổi tàu CSB 4032 hơn 30 phút.
Cách đó không xa, hai tàu Trung Quốc có tên gọi Haisan và TT9 cũng áp sát tàu KH 22 của Việt Nam. Khoảng 14h50 phút, khi áp sát tàu KH 22, tàu TT9 phun vòi rồng đồng thời lao trực diện vào KH 22. Tàu Haisan cũng lao vào đâm va KH 22.
Tin tức Biển Đông mới nhất: Tàu TQ đâm hư hại nặng tàu VN - Ảnh 1
Tàu TT9 đâm thẳng vào tàu KH22. Ảnh: Thanh niên

Cuộc rượt đuổi và đâm va giữa tàu TT9 đối với tàu KH 22 kéo dài 30 phút và kết thúc sau khi tàu KH 22 tiến ra phía ngoài. Kết quả của cuộc rượt đuổi là tàu KH 22 bị tàu TQ đâm ba lần vào hai mạn phía thân tàu. Toàn thân tàu KH 22 bị trầy xước nhiều chỗ. Sườn mạn phải của tàu bị bóp méo vào 0,5 mét, cao 4 mét, dài 15 mét. Mạn phải trên con lươn của tàu bị méo sâu 10 - 20 cm.

Ngoài ra, cuộc va đâm đã khiến 8 giường ở hai phòng ngủ gần mạn tàu và hai bàn làm việc bị gãy toàn bộ. Toàn bộ trần bị bóp méo. Nhiều công trình bên trong bị thiệt hại nặng. Một số hệ thống máy phát điện và thông tin bị chập cháy.
Diễn biến buổi sáng 4/6, khi các tàu Việt Nam tiến vào giàn khoan 7,2 hải lý, rất nhiều tàu Trung Quốc với số hiệu 46012, 48003, 8003, 3383, 2506, tàu kéo 263… lao ra uy hiếp, cản trở.

Lúc 9h37 phút, khi tàu CSB 4032 cách giàn khoan 8 hải lý, một tàu kéo Trung Quốc đã chủ động chuyển hướng để đâm vào tàu 4032 nhưng tàu 4032 chủ động phòng tránh.
Thiếu tá Hoàng Quốc Đạt, Hải trưởng Hải đội 201 (Vùng Cảnh sát biển 2) cho biết chiến thuật mới của Trung Quốc áp dụng trong mấy ngày qua là chủ động mở lối cho tàu CSB lọt vào vòng trong rồi khóa đuổi và cho các tàu tốc độ cao từ phía sau lao thẳng vào tàu CSB.
Trước sự vây ép của các tàu Trung Quốc, các tàu Cảnh Sát biển và kiểm ngư của chúng ta vẫn bình tĩnh xử lý tình huống, đấu tranh tuyên truyền, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu hộ tống ra khỏi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta.

THEO THANH NIÊN

Việt Nam tổ chức đưa ngư dân ra làm lá chắn trên biển Đông?



DatViet-Một tháng đã trôi qua, kể từ khi giàn khoan HD 981 của Trung Cộng kéo đến cắm vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, dù Hà Nội ra mặt nhún nhường và kêu gọi Bắc Kinh hãy đàm phán chứ không dám kiện ra tòa án quốc tế, thì ngược lại, các tàu chiến của Trung Cộng ngày càng hung hãn và tìm cách tấn công và khiêu khích các tàu của Việt Nam nhiều hơn.

Cho đến giờ phút này, phía các tàu của Trung Cộng không hề gặp phản ứng nào đáng kể từ Việt Nam, nhưng tàu chiến và ngư dân Việt đã gặp nhiều hư hại. Gần đây nhất là một tàu cá đã bị Trung Cộng công khai đâm chìm hoàn toàn.

Chiếu tàu gặp nạn, có số hiệu là ĐNa 90152 TS, của ngư dân Đà Nẵng được kéo về đến Lý Sơn và chỉ còn nổi một mỏm nhỏ trên mặt biển. Ngày 26/5, Trung Cộng đã hết sức vô nhân đạo khi cố ý đâm chìm con tàu này tại Hoàng Sa, và bỏ đi ngay khi thấy 10 ngư dân đang rơi xuống biển. May mà những ngư dân này đã sống sót để kể lại.

Nhưng mới đây, điều làm mọi người sửng sốt là Hà Nội đã rút bớt các tàu tuần cảnh của mình vào bờ và đưa ra một chiến dịch lấy ngư dân làm lá chắn, cũng không kém phần vô nhân đạo so với Trung Cộng.

Theo chiến dịch này, Hà Nội sẽ tổ chức những nhóm tàu cá của ngư dân, tiến vào vùng biển đang tranh chấp để đánh bắt cá như một cách khiêu khích Trung Cộng. Tin chính thức từ Nhà nước CSVN đưa ra cho biết, ngày 2/6, dù Trung Quốc vẫn duy trì số lượng khoảng 120 tàu bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 gồm: gần 40 tàu hải cảnh; 14 tàu vận tải; 20 tàu kéo; gần 50 tàu cá cùng 4 tàu quân sự, thì Hà Nội vẫn hối thúc nhóm 50 tàu cá đầu tiên tiến ra vùng biển tranh chấp đó để đánh bắt.

Các sĩ quan quân đội CSVN được lệnh đến từng tàu của ngư dân Việt Nam và tuyên truyền rằng đừng lo sợ vì vùng biển đó là chủ quyền của Việt Nam, và sẽ không có chuyện gì xấu xảy ra.

Theo sự hối thúc của chính quyền, hôm nay, ngày 3 tháng 6 ở Việt Nam, 50 tàu cá của ngư dân đã tiến ra vùng biển tranh chấp, chỉ còn cách giàn khoan HD 981 khoảng 20 hải lý. Tin được loan đi vào ngày 2/6, qua trang báo điện tử VTC.

Trước đây vài ngày, ngày 25/5, một tàu của Việt Nam ở Lý Sơn dù không áp sát vào vùng biển đang tranh chấp nhưng vẫn bị tàu của Trung Cộng bọc vỏ sắt đâm chìm, làm một ngư dân tên Đặng Giùm, thiệt mạng tại chỗ. Ngày 18/5, một tàu ở Quảng Ngãi khi vừa ra biển đã bị một tàu Trung Cộng ập đến đập phá. 2 ngư dân trên tàu bị thương nặng phải quay về đất liền đi cấp cứu.

Vẫn chưa biết 50 tàu cá của ngư dân tay không tấc sắt sẽ đối đầu với Trung Cộng ra sau trong vài ngày tới. Nhưng nếu có bất kỳ sự thương vong nào từ ngư dân, chắc chắn không chỉ có Trung Cộng là kẻ bị lên án, má chính chế độ CSVN cũng là đồng phạm trong việc đưa ngư dân ra làm lá chắn như vậy.
06-04-2014
Dân News

Tòa quốc tế đặt hạn chót cho Trung Quốc biện hộ

Trúc Quỳnh-06:16 ngày 05 tháng 06 năm 2014
TP - Tòa Trọng tài thường trực tại The Hague, Hà Lan vừa đưa ra thời hạn 6 tháng để Trung Quốc phản hồi vụ kiện quốc tế đầu tiên chống lại nước này do Philippines khởi kiện. Tuy nhiên, Trung Quốc lại tuyên bố không tham gia vụ kiện.

Trung Quốc đang xây dựng bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam

Trong thông báo đưa ra hôm 3/6, Tòa Trọng tài (được thành lập theo Phụ lục VII Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982) thông báo Trung Quốc có thời gian từ nay đến ngày 15/12 để nộp hồ sơ phản biện những cáo buộc từ phía Philippines.

Tòa án nói rằng, họ đang thực hiện nghĩa vụ của mình để bảo đảm “mỗi bên được trao cơ hội đầy đủ để được lắng nghe và trình bày vụ việc”. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn khăng khăng tuyên bố không tham gia thủ tục tố tụng trọng tài mà muốn giải quyết tranh chấp bằng con đường song phương.

“Trung Quốc không thay đổi quan điểm là không chấp nhận và không tham gia vào vụ kiện do Philippines nêu ra”, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói trong cuộc họp báo hôm qua. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói rằng, Philippines phải sử dụng đến cách cuối cùng là đưa vụ việc ra tòa án quốc tế sau khi những nỗ lực đàm phán với Trung Quốc thất bại.

Trong hồ sơ kiện của mình, Manila yêu cầu Tòa Trọng tài tuyên bố yêu sách đường “lưỡi bò” của Trung Quốc là không có giá trị pháp lý quốc tế. Đồng thời, yêu cầu xác định các vùng biển xung quanh các đảo và bãi nửa nổi nửa chìm, từ đó, yêu cầu Tòa Trọng tài tuyên Philippines có quyền chủ quyền và quyền tài phán trong các vùng biển được xác định theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

“Chúng tôi tiếp tục thúc giục Trung Quốc cân nhắc lại quyết định không tham gia quá trình tố tụng. Chúng tôi cũng muốn nhắc lại rằng, tòa án trọng tài là một cơ chế giải quyết hòa bình, cởi mở và thân thiện, có thể đưa ra một giải pháp lâu dài cho những tranh chấp trên biển Đông”, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose nói.

Hồi tháng 3, Philippines nộp bộ hồ sơ 4.000 trang lên tòa án quốc tế. “Bằng cách đưa ra tòa án trọng tài quốc tế, Philippines đã gửi đi một tín hiệu rằng, chúng tôi tuân thủ luật pháp quốc tế”, Ngoại trưởng Rosario nói. Mỹ nói rằng, họ ủng hộ Philippines đưa tranh chấp ra tòa án trọng tài, trong khi những nước có tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông cũng đang theo dõi sát sao tình hình.
Tòa Trọng tài cho biết họ đã nhận được thông báo bằng công hàm từ Trung Quốc hôm 21/5 rằng, Trung Quốc “không chấp nhận vụ kiện do Philippines khởi xướng”. Tòa án cho biết công hàm của Trung Quốc “sẽ không được coi là sự chấp nhận hay từ chối tham gia của Trung Quốc”.

Mỹ: Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng, làm hại thương mại
Mặc dù liên tục có hành động hung hăng trong vùng biển của Việt Nam và Philippines, Trung Quốc lại vừa nói rằng, họ không vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông. “Trung Quốc tuân thủ nghiêm ngặt Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông và vẫn trung thành với nền hòa bình và ổn định khu vực”, Phát ngôn viên Hồng Lỗi nói trong cuộc họp báo hôm 3/6.

Báo Philippines Philstar hôm qua đăng tải một số bức ảnh thiết kế xây dựng mà Trung Quốc đang xúc tiến trên bãi đá Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1988).

Những bức ảnh do công ty con của Tập đoàn Đóng tàu nhà nước Trung Quốc công bố gần đây cho thấy thiết kế cải tạo khu vực Gạc Ma sẽ có một hòn đảo nhân tạo với sân bay quân sự, một đường băng dài và một bến cảng. Trung Quốc sẽ cải tạo khu vực rộng khoảng 30 - 74 mẫu thuộc Gạc Ma với mục đích giúp quân đội Trung Quốc tăng cường hiện diện trên vùng biển quanh đó.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nói rằng, những nỗ lực của Trung Quốc nhằm cải tạo nhiều vị trí trong vùng biển tranh chấp là nhân tố gây bất ổn và đe dọa quyền tự do hàng hải và hàng không ở tuyến đường chiến lược.

Trước tình hình nhiều tàu Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm va gây hỏng hóc và bị chìm, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin nói rằng, nước này “quan ngại” nhưng “không lo lắng”, và “đang chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ như vậy”.
Một quan chức cấp cao của Mỹ hôm qua nói rằng, Washington muốn phát triển quan hệ kinh tế với châu Á, khu vực phát triển nhanh nhất thế giới hiện nay, nhưng những hành động hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông đang làm gia tăng căng thẳng và ảnh hưởng xấu đến thương mại.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Penny Pritzker mới đây đến Việt Nam, Philippines và Myanmar, tập trung thảo luận khía cạnh kinh tế trong chính sách tái cân bằng sang châu Á của Tổng thống Barack Obama. Các công ty Mỹ rất lạc quan về khu vực này, nhưng quan ngại về các hành động “khiêu khích, làm tăng căng thẳng” của Trung Quốc, như đưa giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu hộ tống vào vùng biển của Việt Nam, chặn tàu, chiếm đảo của Philippines… “Chúng tôi rất quan ngại về điều đó. Những hành động như vậy gây ra bất ổn, không tốt cho môi trường kinh doanh”, hãng tin AP dẫn lời bà Pritzker.

GS Carlyle Thayer:
Chuyên gia pháp lý Việt Nam có thể hỗ trợ Philippines
Trao đổi với Tiền Phong, GS Carlyle Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, nói rằng: “Nếu Philippines thắng kiện, tòa có thể tuyên đường “lưỡi bò” là phi pháp và điều này có lợi cho Việt Nam”.
GS Thayer nói rằng, các cá nhân Việt Nam là chuyên gia pháp lý có thể đề nghị hỗ trợ Philippines với tư cách nhân chứng chuyên gia. Theo quy định về tố tụng, điều này là được phép.
“Truyền thông Việt Nam nên biết rằng, chính phủ Việt Nam có quyền tham gia các vụ kiện mà Tòa Trọng tài xét xử, nếu cảm thấy lợi ích quốc gia của Việt Nam đang bị đe dọa”, ông nói.
Truyền thông Việt Nam nên chỉ ra rằng hành động của Philippines (kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế) là có trách nhiệm, hoàn toàn phù hợp Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế. Đồng thời, chỉ ra rằng, Trung Quốc phải minh bạch hơn và đưa ra thông tin cụ thể để chứng minh cái gọi là “quyền lịch sử” và “chủ quyền không thể chối cãi” của nước này trên biển Đông.
Việt Nam nên kêu gọi giới học giả của mình xem xét các tuyên bố đó của Trung Quốc, để thấy rằng chúng trái với bằng chứng lịch sử, tài liệu đang được lưu giữ ở Việt Nam, GS Thayer khuyên.
Minh Long

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc phớt lờ luật pháp quốc tế?

Gần đây, Nhật và Mỹ đều kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, theo Tạp chí National Interest (Mỹ), để cho Trung Quốc được đơn phương quyết định có tuân thủ luật pháp quốc tế hay không sẽ là sai lầm.

Trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La năm nay , Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kêu gọi các nước, đang bị Trung Quốc gây hấn, dùng luật pháp quốc tế để đáp trả lại, đồng thời cũng thúc giục Trung Quốc ngừng vi phạm luật pháp quốc tế. Ông nói: “Nhật Bản ủng hộ các quy định pháp luật. Châu Á ủng hộ các quy định pháp luật. Và các quy định pháp luật ủng hộ tất cả chúng ta”.

Ông kêu gọi xây dựng các quy định về luật biển căn cứ vào ba nguyên tắc. Ông nói: “Các nước châu Á -Thái Bình Dương nên làm rõ những tuyên bố lãnh thổ của mình dựa trên luật pháp quốc tế; không sử dụng vũ lực hoặc cưỡng ép và tìm cách giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình".

Theo National Interest, việc để cho Trung Quốc được đơn phương quyết định có tuân thủ luật pháp quốc tế hay không sẽ là một sai lầm.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng có những lập luận tương tự trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La.

Philippines, một trong những nước láng giềng đang bị Trung Quốc chèn ép, đã chính thức dùng luật pháp quốc tế với nước này. Hôm 30/3, hãng tin AP cho biết, Philippines đã nộp lên Tòa án quốc tế bằng chứng chống lại yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông bất chấp cảnh báo của Bắc Kinh rằng hành động này sẽ phá hỏng mối quan hệ giữa 2 nước. Nội dung chính trong hồ sơ Philippines kiện Trung Quốc là yêu sách của Trung Quốc về “đường lưỡi bò” không phủ hợp với luật pháp quốc tế.

Việc Mỹ và các đồng minh ngày càng nhấn mạnh vào luật pháp quốc tế đã phản ánh một thực tế hiện này là: Trung Quốc đang ngày càng phớt lờ luật pháp quốc tế để ép buộc các nước khác trong các tranh chấp lãnh thổ. Cậy vào sức mạnh quân sự và kinh tế ngày càng phát triển, Trung Quốc đang cưỡng ép các nước khác phải chấp nhận những tuyên bố hết sức vô lý, những quy định do Trung Quốc đơn phương tự đặt ra.

National Interest cho rằng, Trung Quốc có thể sẽ tiến hành từng bước một để dẫn đến thay đổi hiện trạng trong khu vực. 

Theo National Interest, việc thiếu đoàn kết giữa các nước láng giềng của Trung Quốc cũng giúp cho nước này có thêm thời gian để thực hiện mưu đồ của mình. Ví dụ như lịch sử đối đầu vẫn tiếp tục cản trở và chia rẽ mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo Thời báo Tài chính Financial Times của Anh, ASEAN “đang bị chia rẽ giữa các nước có và không có tranh chấp với Trung Quốc”.

Nếu tiếp tục hung hăng, Trung Quốc sẽ ngày càng bị "ghẻ lạnh".

Diễn biến những ngày qua cho thấy, luật pháp quốc tế và dư luận quốc tế dường như ủng hộ các nước láng giềng đang bị Trung Quốc chèn ép.

National Interest cho rằng, trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về “đường lưỡi bò”, nếu Tòa án Quốc tế tuyên đường này là bất hợp pháp một phần hay toàn bộ, thì Trung Quốc có thể sẽ phản ứng theo 3 cách.

Một là, chấp nhận phán quyết và thừa nhận đúng phần hàng hải thuộc chủ quyền của mình, không lấn sang của các nước khác. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, qua thái độ và hành động hiện nay của Trung Quốc, thì điều này thật quá xa vời.

Hai là, bỏ qua các phán quyết. Khả năng này là lớn nhất. Ông Eric Posner, Giáo sư tại Trường Đại học Luật Chicago nhận định, Trung Quốc đã từ chối tham gia vào phiên xử và sẽ bác bỏ bất kỳ phán quyết nào chống lại họ. Các thẩm phán có thể sẽ không ép được Trung Quốc thực hiện các phán quyết.

Phản ứng thứ ba mà Trung Quốc có thể đưa ra là cam kết sẽ xem xét phán quyết này. Trung Quốc sẽ không phủ nhận nhưng tiếp tục phớt lờ các phán quyết. Nếu làm như vậy, các nước láng giềng của Trung Quốc vẫn có cơ sở pháp lý và ngoại giao rằng “đường 9 đoạn” là bất hợp pháp.

Tuy nhiên, việc để cho Trung Quốc được đơn phương quyết định có tuân thủ luật pháp quốc tế hay không sẽ là một sai lầm. Ông Jerome Cohen, Giáo sư tại Trường Đại học Luật New York, cho rằng tất cả các nước láng giềng đang có tranh chấp với Trung Quốc cần phải đoàn kết lại, đưa vấn đề lên Tòa án Quốc tế.

Theo National Interest, dù Mỹ không có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, nhưng Mỹ có thể đầy lùi Trung Quốc một cách hiệu quả nếu phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS).

Thời báo Phố Wall đã từng lý giải về việc này như sau: "Càng ngày, sự vắng mặt của Mỹ ở UNCLOS càng làm suy yếu lập luận của Mỹ đối với Trung Quốc về ‘uy quyền’ của luật pháp quốc tế .... Đương đầu với Trung Quốc bằng vũ lực là một lựa chọn chứa đầy rủi ro. Chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ là thảm họa....Công ước về Luật Biển không phải là câu trả lời duy nhất đối với những tranh chấp hàng hải ngày càng nguy hiểm trong khu vực này. Nhưng khi thiếu những giải pháp tốt hơn thì những mâu thuẫn rõ ràng trong lập trường của Mỹ sẽ làm suy yếu sức mạnh trong lập luận của nước này”.

Việc Philippines kiện Trung Quốc lên Tòa án Quốc tế dựa theo cơ sở UNCLOS có thể gia tăng áp lực, buộc Chính phủ Trung Quốc phải đưa ra những giải thích rõ ràng về “đường 9 đoạn” . Ông Taylor Fravel, một trong những học giả nghiên cứu về những tranh chấp hàng hải liên quan đến Trung Quốc lưu ý rằng, Trung Quốc chưa bao giờ giải thích được hoặc đưa ra được căn cứ gì về “đường lưỡi bò” nhưng vẫn khăng khăng ép các nước khác tuân thủ cái đường mà Trung Quốc tự vẽ ra.

Việc đưa Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế và rộng lơn là “tòa án dư luận quốc tế” sẽ có thể gây ảnh hưởng tới “sự trỗi dậy” của Trung Quốc.

Trung Quốc từ lâu đã cam kết “trỗi dậy hòa bình”. Nhưng hiện nay, Trung Quốc đã khiến hầu hết các nước láng giềng xa lánh. Nếu UNCLOS cho thấy “đường 9 đoạn” của Trung Quốc là bất hợp pháp, một phần hoặc hoàn bộ, và Trung Quốc phớt lờ phán quyết của Tòa án, thì nước này sẽ càng bị “ghẻ lạnh”. “Cái tiếng” mà Trung Quốc có được nhờ đi ngược lại mong muốn hòa hảo của các nước láng giềng và luật pháp quốc tế sẽ khiến cho nước này phải trả một cái giá đắt.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.
05/06/14 05:50
PHẠM KHÁNH (lược dịch)
Theo infonet.vn 

Bắc Kinh: An ninh vây chặt quảng trường Thiên An Môn

BẮC KINH, Trung Quốc (AFP) - Chính quyền Trung Quốc hôm Thứ Tư có biện pháp an ninh siết chặt thành phố Bắc Kinh vào dịp kỷ niệm 25 năm ngày xảy ra cuộc đàn áp đẫm máu ở Thiên An Môn, cho đến nay vẫn còn là đề tài cấm kỵ ở Trung Quốc.

Trước ngày này, chính phủ Mỹ lên tiếng đòi hỏi Bắc Kinh phải trả tự do cho hàng chục người bị bắt giữ để ngăn không cho họ có hành động phản đối. Tại Hồng Kông, ban tổ chức cuộc biểu tình thắp nến hàng năm cho hay họ dự trù có khoảng 200,000 người tham dự.

Từ nhiều ngày trước, Bắc Kinh đã gia tăng kiểm soát khu vực quảng trường Thiên An Môn, trong dịp kỷ niệm 25 năm ngày đàn áp đẫm máu các sinh viên đòi dân chủ. (Hình: AP/Photo)

Hàng ngàn công an và các lực lượng an ninh nhà nước, nhiều người trong số này võ trang bằng súng tiểu liên, được bố trí khắp nơi ở thủ đô Bắc Kinh. Xe vận tải công an thấy xuất hiện đầy rẫy tại Thiên An Môn cũng như các khu vực lân cận hôm Thứ Tư, cùng với xe cứu hỏa và xe cứu thương.

Một số nhân viên an ninh đặt bình cứu hỏa ở một số nơi trong quảng trường Thiên An Môn, có thể là để tránh có trường hợp tự thiêu. Tình hình an ninh đã được tăng cường tiếp theo các cuộc tấn công bị nhà nước cho là do thành phần ly khai ở Tân Cương chủ xướng.

Du khách và người bán hàng rong vẫn thấy xuất hiện trong quảng trường nhưng công an chìm nổi đứng đầy khắp nơi và xét thẻ căn cước của người qua lại.

Một phụ nữ Úc cho hay bị cấm vào Tử Cấm Thành vì quên không mang theo sổ thông hành, một đòi hỏi thường không thấy có ở nơi này.

Một nhiếp ảnh gia của hãng thông tấn AFP bị công an đòi phải xóa hết các hình chụp cảnh xô đẩy giữa công an và những người bộ hành chờ đợi để được vào cổng chính của Thiên An Môn vào sáng ngày Thứ Tư.

Các cơ quan truyền thông ngoại quốc ở Bắc Kinh bị công an và Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cảnh cáo là không được đi săn tin nhân dịp kỷ niệm này, nếu không “sẽ gặp hậu quả nghiêm trọng,” kể cả việc thu hồi chiếu khán.

Hôm Thứ Hai, Câu Lạc Bộ Ký Giả Ngoại Quốc ở Trung Quốc cho hay một nhóm phóng viên đài truyền hình Pháp bị công an bắt giữ trong sáu giờ vì họ tìm cách phỏng vấn người đi đường về hình ảnh người đàn ông dũng cảm một mình chặn đoàn xe thiết giáp trên đường phố Bắc Kinh năm 1989. (V.Giang)

06-04-2014 1:15:43 PM

Đà Nẵng phạt khách sạn trương bảng hiệu viết chữ Trung Quốc

ĐÀ NẴNG (NV) - Một khách sạn đã bị phạt vì tội đã trương bảng hiệu có chữ Tàu lớn hơn chữ Việt, một chuyện hiếm thấy xảy ra ở Việt Nam. 

 Phòng thanh tra Sở Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch thành phố Ðà Nẵng sáng ngày 3 tháng 6, 2014 cho hay, đã ra quyết định phạt chủ khách sạn Hương Trầm trương bảng hiệu quảng cáo sai qui định. Ðây là lần thứ hai trong vòng hai tháng qua, khách sạn này bị phạt vì trương bảng hiệu chữ Trung Quốc lớn hơn chữ Việt Nam. Mức phạt lần này là 10 triệu đồng, tương đương 500 đô la.
 
 Khách sạn trương bảng hiệu chỉ toàn chữ Trung Quốc ở trung tâm thành phố Ðà Nẵng. (Hình: báo Thanh Niên)

Theo báo Thanh Niên, qui định trên buộc các cơ sở kinh doanh thương mại phải viết chữ Việt Nam nằm ở trên và lớn hơn chữ ngoại quốc. Trong cuộc bố ráp diễn ra hồi tháng 4, 2014 mới đây tại thành phố Ðà Nẵng, có 16 trong tổng số 35 đơn vị kinh doanh thương mại bị lập biên bản phạt vạ vì vi phạm qui định trên. Phần lớn các cơ sở này tọa lạc tại đường sát biển mang tên Hoàng Sa, Trường Sa của thành phố Ðà Nẵng.
 Báo Thanh Niên dẫn phúc trình của Phòng Thanh Tra thuộc Sở Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch Ðà Nẵng nói rằng khách sạn Hương Trầm nằm trước chợ Hàn, nơi trung tâm mua bán sầm uất, nhiều du khách ngoại quốc qua lại. Bất chấp cảnh cáo của cơ quan chức năng, chủ khách sạn Hương Trầm không chịu gỡ tấm bảng hiệu quảng cáo viết chữ Trung Quốc mà không kèm theo chữ Việt Nam bên cạnh.

Chủ khách sạn này còn bị tố đã cố tình tránh né, không chịu đến họp theo lời mời của Phòng Thanh Tra Sở Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch Ðà Nẵng. Sau nhiều lần viện cớ vắng mặt, khách sạn tiếp tục không chịu gỡ xuống bảng hiệu chỉ có chữ Trung Quốc, theo lệnh của cơ quan thẩm quyền.

Báo Thanh Niên dẫn lời ông Lê Tấn Hùng, phó chánh thanh tra Sở Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch Ðà Nẵng nói rằng, lực lượng thanh tra đã được lệnh phải siết quản lý việc sử dụng bảng hiệu có tiếng ngoại quốc, và xử trị “đến nơi đến chốn” mọi sự vi phạm. (PL)

Wednesday, June 04, 2014 4:05:19 PM    

Nạn nhân vụ cháy tàu ở Đồng Nai biến dạng

 - 

Tàu bị cháy còn trơ lại khung
Tàu bị cháy còn trơ lại khung
Sáng ngày 5.5, cơ quan chức năng tiến hành khám nghiệm, làm rõ nguyên nhân vụ cháy tàu chở dầu khiến 2 người chết và 1 người nguy kịch.
Danh tính 1 nạn nhân còn sống được xác định là anh Trần Thanh Vũ 34, tuổi là công nhân làm việc trên sà lan Sông Tiền 26. Anh Vũ trong tình trạng nguy kịch vì bỏng lên đến 90%, đã được chuyển tiếp về Bệnh viện Chợ Rẫy ngay sau khi sơ cứu. Tuy nhiên, do bị cháy đen biến dạng nên hiện chưa rõ danh tính 2 nạn nhân tử vong.
Như tin đã đưa, trước đó, lúc 20 giờ 30 phút ngày 4.5, trên sông Đồng Nai đoạn chảy qua địa bàn xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa đã xảy ra vụ cháy hai tàu chở dầu trong lúc đang lưu thông trên sông khiến ít nhất 2 người thiệt mạng.
Một xà lan chở dầu đã bị ngọn lửa thiêu rụi hoàn toàn tại khu vực bờ sông nằm trên địa bàn phường Long Bình, còn tàu chở dầu Sông Tiền 26 đã được một tàu kéo khác lai dắt qua bờ thuộc địa bàn xã Hiệp Hòa. Khi gần đến bờ, lửa đã bao trùm toàn bộ phần cabin tàu Sông Tiền 26.
Theo một số người dân cho biết, trước khi xảy ra cháy, một tiếng nổ lớn vang lên khiến nhiều người hoảng hốt. Ngay sau đó lửa bùng lên bao trùm cả sà lan, rực sáng cả một đoạn sông. Nhiều ghe thuyền và sà lan neo đậu gần đó nhanh chóng thoát ra khỏi khu vực cháy.
Nhận được tin báo lực lượng chữa cháy Đồng Nai đã huy động 2 ca nô đặc chủng đến hiện trường dập lửa. Cảnh sát giao thông đường thủy hỗ trợ thêm 5 ca nô. Hơn 50 cán bộ chiến sĩ đã quần thảo với ngọn lửa ở cả 2 bên sà lan hơn 30 phút sau ngọn lửa mới khống chế được và dập tắt hoàn toàn.
Tàu cháy lớn thiêu rụi cả cây ven sông.

Báo Việt Nam 'rút bài Thiên An Môn'

BBC-15:45 GMT - thứ tư, 4 tháng 6, 2014
Bài trên báo Thanh Niên không còn truy cập được trên chính trang này
Nhiều bài báo về cuộc đàn áp Thiên An Môn 1989 tại Trung Quốc, được các trang web báo chí Việt Nam đăng ngày 4/6, đã không còn truy cập được.
Ngày 4/6/2014 đánh dấu 25 năm ngày diễn ra sự kiện Đảng Cộng sản Trung Quốc dập tắt đẫm máu cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn.
Trong diễn biến bất thường, vào đầu ngày 4/6, nhiều trang mạng báo chí nhà nước tại Việt Nam đăng các bài có ngôn từ phê phán chính phủ Trung Quốc vì vụ đàn áp.
Nhưng đến cuối ngày, bài trên mạng của báo Thanh Niên, trang tin VnExpress cũng như một số trang khác về Thiên An Môn, không còn truy cập được.
Bản được các trangBấmlưu trữ giữ lại cho thấy Thanh Niên trước đó đã đăng tải nhiều hình ảnh về biển người biểu tình ở Thiên An Môn và cuộc đàn áp đẫm máu đêm 3, sáng 4 tháng Sáu.
Tuy nhiên bài với tựa đề 'Chùm ảnh diễn biến sự kiện thảm sát đẫm máu Thiên An Môn, Trung Quốc' không thể xem được trên trang của BấmThanh Niên.
Bài viết được Bấmchia sẻ trên mạng xã hội của VnExpress nhân kỷ niệm 25 năm biến cố cũng Bấmkhông còn truy cập được.
Hơn nữa bài này cũng không thể tìm lại được trên các trang lưu trữ mạng.
Một số báo Việt Nam đăng những hình ảnh bị cấm ở Trung Quốc

Thông điệp 'Không tìm thấy trang bạn cần tìm!' được đưa ra khi người đọc truy cập vào bài về Thiên An Môn của trang Giáo dục Việt Nam.
Bản Bấmlưu trữ cho thấy trước đó trang này đăng bài viết 'Báo chí Trung Quốc im bặt vụ Thiên An Môn, Liên Hợp Quốc lên tiếng'.
Giáo dục Việt Nam cũng dẫn lời người phụ trách nhân quyền Liên Hợp Quốc Navi Pilay hôm 3/6 tuyên bố:
"Tôi kêu gọi chính quyền Trung Quốc ngay lập tức thả những người bị bắt vì tự do phát biểu về quyền con người.
"... Thay vì cố gắng kiềm chế hoạt động kỷ niệm sự kiện năm 1989, các nhà chức trách nên khuyến khích và tạo thuận lợi cho đối thoại và thảo luận như một phương tiện để khắc phục những di sản của quá khứ.
"Trong trường hợp không có điều tra độc lập và thực tế, có những co số khác nhau. Ví dụ như số người chết dao động từ hàng trăm đến hàng ngàn người, và nhiều gia đình nạn nhân vẫn đang chờ đợi một lời giải thích về những gì đã xảy ra với người thân của mình."
Ở trang mạng báo Người Lao Động, bài "25 năm bi kịch đẫm máu Thiên An Môn", cùng một số tin cùng chủ đề, cũng không còn truy cập được.

'Kỳ lạ'

Bình về chuyện các bài về Thiên An Môn trên báo Việt Nam nay không còn đọc được, nhà báo BấmNguyễn Vạn Phú của Thời báo Kinh tế Sài Gòn viết trên Facebook:
"Ối, sao kỳ lạ vậy. Tất cả các bài về sự kiện Thiên An Môn trên các báo trong nước tự nhiên biến đâu mất? Vì sao?
"Chuyện ở Trung Quốc, cách đây đã 25 năm, có liên quan gì mà phải gỡ? Nếu muốn giải thích sự kiện đó dưới nhãn quan gì thì cứ viết bài, trả lời phỏng vấn, viết hồi ký, bút ký, chính luận, sao cũng được, sao lại chọn cách blackout thông tin giùm cho Trung Quốc?"
Cũng trên Facebook, nhà báo Mạnh Quân của tạp chí Forbes ấn bản Việt Nam đặt giả thiết phải chăng có "lệnh của cả Cơ quan quản lý báo chí Trung Quốc".

'Méo mặt' vì sà lan bỗng dưng biến mất

 - 

Chứng từ mua sà lan của bà Nương và ông Kế
Chứng từ mua sà lan của bà Nương và ông Kế
Chủ sà lan nợ ngân hàng 2 tỉ đồng. Ông này bán sà lan với hợp đồng giao dịch là người mua trả 1 tỉ. Phần còn lại, người mua sẽ tự trả nợ ngân hàng thay ông. Người mua trả nợ gần xong, chiếc sà lan vẫn chưa sang tên thì bỗng nhiên biến mất.
Ôm nợ vì... trả nợ
Chiều ngày 3.6, trao đổi với phóng viên Một Thế Giới, bà Trần Thị Nương, ngụ huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh cho biết, bà vừa kết thúc buổi làm việc với cơ quan điều tra Công an TP. Cần Thơ.
Theo đó, bà Nương tiếp tục tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ông Tăng Thành Kế và ông Tuấn Kiệt.
Theo hồ sơ vụ án, năm 2010 vợ chồng bà Nương mua của ông Tăng Thành Kế (DNTN Thái Thành Long, 86/50B đường Trần Văn Khéo, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) chiếc sà lan số hiệu TV 4848 với giá 3 tỉ đồng.
Do bên bán là ông Tăng Thành Kế đang thiếu nợ ngân hàng 2 tỉ đồng nên vợ chồng bà Nương đã đưa tiền mặt 1 tỉ đồng cho ông Tăng Thành Kế. Số tiền 2 tỉ đồng còn lại, vợ chồng bà Nương tiếp nhận nợ và tiếp tục trả cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Bình Thuỷ (Cần Thơ).
“Chúng tôi có đầy đủ tất cả các chứng từ giao dịch với ngân hàng từ khi tiếp nhận nợ. Tôi đã thanh toán lãi vay và vốn cho ngân hàng đầy đủ hàng tháng, có ký tên vào chứng từ giao dịch, song phần “Tên khách hàng” trên chứng từ vẫn giữ nguyên tên chủ sỡ hữu cũ là DNTN Thái Thành Long.
Đây chính là nguyên nhân ông Kế không chịu sang tên sà lan cho tôi. Có lúc tôi chuẩn bị tiền để tất toán với ngân hàng nhằm lấy lại tài sản thế chấp thì ông Kế yêu cầu phải chi thêm 300 triệu đồng nữa mới ký sang tên, thấy vô lý nên tôi không chịu”.
Năm 2012, chồng bà Nương đột ngột qua đời. Bà Nương vừa lo ma chay, vừa còng lưng trả nợ vay cho ngân hàng trong khi ông Kế vẫn không chịu sang tên chiếc sà lan. 
“Lãi và vốn vợ chồng tôi thanh toán cho ngân hàng đã hơn 1,7 tỉ đồng. Tôi đã nhiều lần gặp giám đốc ngân hàng yêu cầu cho tất toán nhưng không được chỉ vì tôi chưa đứng tên sà lan. Mà không có giấy tờ thì không bán được, cũng khó lưu thông để kiếm tiền. Nợ chồng nợ”, bà Nương nói.
Sà lan... bốc hơi
Theo tìm hiểu của phóng viên, từ năm 2010, vợ chồng bà Nương đã sử dụng sà lan TV 4848 để vận chuyển cát, sạn...
Sà lan này có tải trọng 498 tấn, dài 50,68 mét, vỏ bằng thép. Trong khi sà lan đang vận hành thì tháng 8.2013, ông Kế đã yêu cầu ngân hàng neo sà lan. Lí do: bà Nương không chịu chi thêm 300 triệu đồng.
Thấy quyền lợi bị xâm phạm, bà Nương nộp đơn ra toà và yêu cầu trong thời gian chờ phán quyết, ngân hàng giữ nguyên hiện trạng sà lan và giấy tờ để cơ quan pháp luật phân xử.
Rắc rối tiếp tục xảy ra khi ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn kiện ông Kế vì lí do ông này không tiếp tục chi trả lãi và vốn đối với hợp đồng tín dụng. Toà án Nhân dân quận Ninh Kiều đã ra quyết định hòa giải, dù người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan là bà Nương không hề hay biết.
Thế rồi, chiếc sà lan không còn nằm bờ mà đột ngột biến mất. Lo lắng cho tài sản của mình, bà Nương cất công dò tìm từ Vĩnh Long, về Cà Mau và cuối cùng phát hiện chiếc sà lan đang ở Tiền Giang.
“Tôi còn phát hiện thêm một sự thật nữa là ông Tuấn Kiệt, chủ một doanh nghiệp ở Cà Mau đang làm hồ sơ sang tên chủ sở hữu chiếc sà lan. Như vậy nghĩa là ông Kế đã tiếp tục bán chiếc sà lan trên cho người thứ 3. Xét về các quy định của pháp luật là chưa phù hợp. Nói rõ hơn, họ có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên tôi tố cáo”, bà Nương nói.
Theo thông tin mới nhất mà chúng tôi mới nhận được, Công an tỉnh Tiền Giang đã tạm giữ chiếc sà lan, không cho vận chuyển để phục vụ công tác điều tra.
Chiều cùng ngày, phóng viên đã liên lạc với ông Tăng Thành Kế nhưng số điện thoại doanh nghiệp của ông Kế ở địa chỉ trên đã không thể liên lạc được.
Nguyễn Thanh

TQ nhắc lại không dự vụ kiện biển đảo

Ông Hồng Lỗi nhắc lại Trung Quốc không tham gia vụ kiện của Philippines
BBC-11:34 GMT - thứ tư, 4 tháng 6, 2014
Trung Quốc bác bỏ yêu cầu của tòa án quốc tế muốn Bắc Kinh gửi hồ sơ phản bác trong vụ kiện tranh chấp Biển Đông do Philippines khởi xướng.
Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở Hague, Hà Lan, cho Trung Quốc hạn đến 15/12 để hồi đáp bộ hồ sơ của Philippines.
Nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhắc lại nước này không có dự định tham gia vụ kiện.
Người phát ngôn Hồng Lỗi tuyên bố hôm thứ Tư: “Lập trường của Trung Quốc không chấp nhận và không tham gia vụ kiện của Philippines, không thay đổi.”
Thông báo của tòa án ở Hague nói họ yêu cầu Trung Quốc hồi đáp nhắm bảo đảm “mỗi bên đều có đầy đủ cơ hội để được nghe và trình bày”.
Trong khi đó, một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Philippines nói: “Chúng tôi tiếp tục kêu gọi Trung Quốc xem lại quyết định không tham gia.”
“Chúng tôi cũng muốn nhắc lại rằng việc nhờ trọng tài phân xử là cơ chế giải quyết thân thiện, cởi mở và hòa bình.”
Philippines khởi kiện từ năm 2013 dựa theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Bộ hồ sơ khoảng 4.000 trang của Manila được gửi cho tòa nhằm khởi kiện “đường 9 đoạn” của Trung Quốc trên Biển Đông.
Mới đây, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố Việt Nam cân nhắc khả năng kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế vì tranh chấp biển đảo.
Nói với hãng tin Mỹ Bloomberg, ông Dũng cho biết: “Đấu tranh pháp lý theo luật pháp quốc tế là một biện pháp hòa bình. Lãnh đạo Việt Nam đang cân nhắc giải pháp này.”