SÀI GÒN (NV).- Cựu danh thủ túc cầu Việt Nam nổi tiếng Đông Nam Á, Phạm Huỳnh Tam Lang, qua đời tại nhà riêng ở Sài Gòn hôm 2 tháng 6, 2014 sau cơn đau tim, thọ 72 tuổi.
Người nhà cho biết, ông cảm thấy mệt đột ngột sáng ngày nói trên, khó thở rồi ngất xỉu, và trút hơi thở cuối cùng khi được chở đến bệnh viện. Thi thể của cố danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang được tạm quàn tại nhà xác Bệnh viện Chợ Rẫy.
Ông Phạm Huỳnh Tam Lang. (Hình: báo Kiến Thức)
Theo báo Một Thế giới, ông Phạm Huỳnh Tam Lang là thần tượng một thời của các fan túc cầu Việt Nam Cộng Hoà hồi thập niên 1960.
Ông là thủ quân đội tuyển túc cầu Việt Nam Cộng Hoà đoạt chức vô địch Merdeka 1966.
Merdeka còn được gọi là Merdeka Cup, giải bóng đá danh dự của Malaysia sau sự kiện nước này dành độc lập, được xem là giải túc cầu lâu đời nhất tại châu Á. Ông còn cùng với đội tuyển túc cầu Việt Nam Cộng Hoà dành được huy chương bạc ở Thế vận hội Đông Nam Á vào các năm 1967 và 1973.
Cũng theo Một Thế giới, ông Phạm Huỳnh Tam Lang sinh nặm 1942 ở Gò Công, tỉnh Tiền Giang, đam mê môn túc cầu từ nhỏ. Ông học ở trường Petrus Ký và theo đuổi nghiệp đá banh từ năm 18 tuổi, ở vị trí hậu vệ.
Cựu thủ quân Phạm Huỳnh Tam Lang năm 1966 với chiếc cúp vô địch Merdeka năm 1966. (Hình: tài liệu)
Từ sau năm 1975, ông Phạm Huỳnh Tam Lang là một trong những người gầy dựng đội túc cầu Cảng Sài Gòn, quy tụ các tuyển thủ Việt Nam Cộng Hoà cũ. Đội banh do ông dẫn đắt ở vai trò huấn luyện viên từ năm 1983 đến 2003 đã bốn lần đoạt chức vô địch quốc gia. Báo Một Thế giới cho rằng, ông Phạm Huỳnh Tam Lang được nhiều người yêu mến nhờ tính tình hoà nhã, lịch sự, coi trọng đạo đức nghề nghiệp.
Trong những năm gần đây, ông Phạm Huỳnh Tam Lang mắc nhiều bệnh hiểm nghèo như cao huyết áp, gout, khớp, tim mạch… Ông còn được Liên đoàn Bóng đá châu Á tặng kỷ niệm chương vì sự cống hiến của ông cho nền túc cầu Việt Nam và khu vực trong suốt 50 năm hoạt động.
Ông còn được biết đến là chú rể trong cuộc hôn nhân kéo dài 7 năm với nữ nghệ sĩ cải lương Bạch Tuyết vào năm 1967. (PL)
06-02- 2014 10:23:42 AM
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=189157&zoneid=2#.U40trfldUXo
Monday, June 2, 2014
TQ: Google bị chặn trước ngày kỷ niệm Thiên An Môn
RFA 02.06.2014
Người dân Trung Quốc tại Tokyo mang biểu ngữ diễu hành vào ngày 1 tháng 6 năm 2014 tưởng niệm ngày thảm sát Thiên An môn 25 năm trước-AFP photo
Những nhà hoạt động Trung Quốc cho biết trong 4 ngày vừa qua, rất ít người truy cập được vào trang mạng Google, đồng thời ngay cả những người sử dụng Gmail cũng nói là gặp nhiều khó khăn.
Báo cáo của Google cũng xác nhận trong 4 ngày vừa qua, mức truy cập ở Trung Quốc xuống thấp hẳn.
Dự đoán được mọi người đưa ra cho rằng nhà nước Bắc Kinh tìm cách ngăn chận, không cho dân chúng truy cập hay sử dụng những trang mạng xã hội để phổ biến tin tức trong thời gian các nhà tranh đấu kêu gọi mọi người cùng tưởng niệm 25 năm ngày biến cố Thiên An Môn xảy ra.
Bên cạnh chuyện ngăn chận thông tin và internet, Bắc Kinh cũng vừa bắt giữ 2 nhà báo ở Hồng Kong và 1 nghệ sĩ người Hoa có quốc tịch Úc.
Những nguồn tin sơ khởi cho hay 2 nhà báo Hồng Kong là ông Vương và ông Ngô bị bắt vì làm việc cho một tờ báo xuất bản ở Hồng Kong chuyên đăng tải tin đồn chính trị xuất phát từ Hoa Lục.
Nghệ sĩ Úc gốc Hoa có tên là Quách Kiểm, từng là một quan nhân phục vụ trong quân đội nhân dân Trung Quốc và là một trong những thanh niên tham gia cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Thiên An Môn hồi đầu tháng Sáu 1989 và chứng kiến tận mắt chuyện quân đội đàn áp đoàn biểu tình.
Tuần trước trong cuộc phỏng vấn dành cho tờ Financial Times, ông Ngô Kiểm kể lại dù từng là lính nhưng ông chưa bao giờ nhìn thấy những cảnh tượng kinh hoàng như chuyện xảy ra tối ngày mùng 3 tháng Sáu, khi binh sĩ Trung Quốc nổ súng bắn những người biểu tình.
Những nguồn tin khác nhau đều nói có cả ngàn người chết trong vụ này.
Tinh thần quốc tế cộng sản và xung đột lợi ích quốc gia
Kính Hòa, phóng viên RFA 2014-06-02
TBT Đảng cộng sản VN Nguyễn Phú Trọng (T) và ông Võ Kim Cự, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, nói chuyện với nhau trước phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội tại Hà Nội vào ngày 19/5/2014-AFP photo
Một trong những ý tưởng hấp dẫn nhất của học thuyết cộng sản là tinh thần quốc tế của học thuyết này. Theo lý tưởng ấy thì các tầng lớp lao động là công nhân và nông dân khắp nơi trên thế giới đoàn kết lại chống những kẻ tư bản bóc lột, vì thế những người cộng sản từ những quốc gia khác nhau sẽ không phân biệt nhau, bỏ qua lợi ích của quốc gia nhỏ hẹp mà hướng tới một thế giới đại đồng, một quốc tế vô sản, một quốc tế cộng sản. Và dĩ nhiên các đảng cộng sản trên thế giới đều có biểu tượng chung là hình ảnh búa liềm trên nền đỏ.
Trong suốt thời gian tồn tại của phong trào cộng sản, lý tưởng quốc tế cộng sản đã được diễn dịch qua nhiều hành động khác nhau. Đầu tiên có lẽ đó là sự thành lập Đệ tam quốc tế thống lĩnh tất cả các đảng cộng sản trên thế giới. Sau đó là những cuộc chiến tranh, đối đầu, can thiệp, … nhân danh tinh thần quốc tế cộng sản như vụ can thiệp vào Hungary năm 1956, cuộc can thiệp của Quân giải phóng nhân dân Trung hoa vào Triều tiên, các cuộc phiêu lưu quân sự của Cuba ở châu Phi,…
Nhưng ngay cả trong thời kỳ thịnh vượng nhất của khối các quốc gia cộng sản, người ta cũng thấy rằng tinh thần quốc tế của những người cộng sản đôi khi không vượt qua được những ích lợi dân tộc. Một giáo viên người Việt học tập ở Ba Lan nói với chúng tôi rằng người Ba Lan vẫn bực tức về việc miền Đông của nước này bị Hồng quân Liên Xô đánh chiếm hồi năm 1939 và không hề được trả lại. Năm 1969 một cuộc xung đột ngắn nhưng cũng đẫm máu bùng nổ giữa hai nước lớn nhất khối cộng sản là Liên Xô và Trung Quốc, xung đột Việt Nam Trung quốc đến ngày hôm nay vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc…
Song thực nghiệm cộng sản đã thất bại, với sự kiện bức tường Berlin sụp đổ cách đây 25 năm. Cốt lõi chính trị công nông của nó thất bại, và các đảng cộng sản được cho là đã không bảo vệ được những người thợ và nông dân khi họ lên cầm quyền. Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, một nhà bất đồng chính kiến nói về sự thất bại này một cách châm biếm:
“Đảng cộng sản cứ mà nhân danh cái gì đó thì cái đó chết, nhân danh công nhân là giai cấp tiền phong lãnh đạo thì bây giờ khổ nhất là công nhân. Lại nhân danh công nông, trong đó có nông dân thì nông dân bây giờ mất hết cả ruộng đất phải đi làm thuê.”
Đảng cộng sản cứ mà nhân danh cái gì đó thì cái đó chết, nhân danh công nhân là giai cấp tiền phong lãnh đạo thì bây giờ khổ nhất là công nhân.
- Tiến sĩ Hà Sĩ Phu
Một trí thức trẻ rời bỏ đảng cộng sản hồi năm 2013 cũng nói rằng ông cảm thấy những lý luận của đảng cộng sản cầm quyền là không ổn để điều hành quốc gia. Việc điều hành này bao gồm cả những chính sách đối ngoại trong thời đại mới mà Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu cho rằng không thể được thực hiện bởi hai đảng cộng sản với nhau được.
Ông Robert Kaplan viết trong quyển Biển Nam Trung hoa (Biển Đông) nồi thuốc súng của châu Á, rằng những xung đột về địa chính trị và lợi ích quốc gia vẫn đang ngự trị nền chính trị của thế giới trong thế kỷ 21 này. Ông đặc biệt phân tích cách tiếp cận của nước Trung Quốc hiện đại về vai trò đế quốc của mình. Theo ông, nước Trung Quốc được dẫn dắt bởi đảng cộng sản hình dung trật tự mới trong vùng châu Á là một nơi mà Trung Quốc là trung tâm còn xung quanh là các quốc gia lệ thuộc. Một triết lý không khác mấy với đế chế Trung Hoa ngày xưa.
Trật tự này rõ ràng không phải là trong một tinh thần quốc tế cộng sản như lý thuyết cộng sản đề cao.
Nhưng có vẻ như đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn nghĩ tới tinh thần quốc tế vô sản ấy với những khẩu hiệu như Nghĩ tới đại cục mà bỏ qua những bất đồng, khi nói về quan hệ Việt Nam Trung Quốc.
Từ khi quan hệ Trung Quốc Việt Nam được bình thường hóa sau cuộc chiến đẫm máu 1979 đến nay, quan hệ hai đảng cộng sản Việt Trung thường xuyên được ca ngợi và dường như nó chỉ đạo mọi hoạt động đối ngoại của Việt nam.
Mâu thuẫn với lợi ích quốc gia
Sự kiện giàn khoan nước sâu của Trung Quốc kéo vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đang đẩy những mâu thuẫn giữa lợi ích quốc gia và cái gọi là tinh thần quốc tế cộng sản lên cao nhất. Một nguồn tin được các cơ quan truyền thông lớn trích dẫn nói rằng ông Nguyễn Phú Trọng đã bị những người đồng lý tưởng cộng sản với ông ở Bắc Kinh từ chối gặp gỡ. Đây không phải là một tuyên bố chính thức, nhưng điều chắc chắn là từ khi cuộc khủng hoảng giàn khoan bùng nổ đúng một tháng trước đây, ông Trọng giữ một sự im lặng đáng ngạc nhiên.
Trong khi đó nhiều tiếng nói cất lên yêu cầu từ bỏ những lý tưởng cộng sản và quan niệm quốc tế cộng sản ấy để tìm kiếm một sự cân bằng quyền lực mà đối chọi với Trung quốc. Tiêu biểu cho những ý kiến đó là ông Cù huy Hà Vũ. Ông phát biểu với chúng tôi từ Washington DC rằng trong tình hình hiện nay chỉ có thể liên minh quân sự với Hoa Kỳ mới đương đầu được với Trung Quốc. Ông Nguyễn Thanh Giang, một nhà địa chất lâu năm rất quan ngại về việc bảo vệ các nguồn tài nguyên cho Việt Nam trong lòng biển Đông cũng cùng quan điểm này với ông Vũ.
Nhà bất đồng chính kiến Hà Sĩ Phu và Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, một trong những người chủ xướng trang Bauxite Việt Nam chống việc khai thác bauxite có liên quan đến các công ty Trung Quốc thì cho rằng ngay trong đảng cộng sản Việt Nam cũng có những người muốn thoát ra khỏi sự kiềm chế của Trung Quốc dưới lý tưởng quốc tế cộng sản
Cựu đại tá Bùi Tín của Quân đội nhân dân Việt Nam, trong một cuộc phỏng vấn gần đây với chúng tôi thì nói rằng ông rất nghi ngại về việc đảng cầm quyền ở Việt nam vẫn đang kiên trì đường lối Mác Lê nin trong cuộc khủng hoảng giàn khoan đang diễn ra ngoài biển Đông:
“Tôi hoài nghi lắm! Bởi vì cái gánh nặng về giáo điều nó nặng quá. Muốn như vậy thì anh phải bỏ cái Mác-Lê Nin đi chứ”
Dĩ nhiên đường lối đối ngoại của một quốc gia sẽ bị chi phối bởi chính sách của đảng cầm quyền. Nhưng liệu xung đột lợi ích quốc gia có được giải quyết bằng tinh thần quốc tế vô sản xưa cũ đã được các nhà triết lý cộng sản nêu lên cách nay hơn 100 năm hay không? Nội dung này đã được ông Bùi Tín đề cập trong cuộc phỏng vấn dành cho chúng tôi và cũng là câu hỏi lớn mà nhiều người dân đang mong đợi câu trả lời từ đảng cầm quyền, và sẽ được minh chứng bằng những gì đang và sẽ diễn ra ngoài biển Đông.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/inter-commun-interest-conflict-nations-kh-06022014161747.html/06022014-kinhhoa.mp3/inline.html
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/inter-commun-interest-conflict-nations-kh-06022014161747.html/06022014-kinhhoa.mp3/inline.html
Cuộc biểu tình trước hai sứ quán Trung Quốc và Việt Nam tại Washington
Việt-Long- RFA 2014-06-02
Đoàn biểu tình trước sứ quán Trung Quốc ở Washington-RFA file
Giữa trời nắng gắt nhưng không khí trong lành của ngày chủ nhật 1 tháng 6, từ 1 giờ trưa khoảng 200 đồng bào đã dàn hàng san sát trước toà đại sứ Trung Quốc, giăng biểu ngữ với nội dung tương tự những lời đồng thanh lên án và đả đảo Bắc Kinh xâm lấn biển đảo thuộc chủ quyền Việt Nam.
Giặc đến nhà, người già cũng phải hành động
Những đồng bào tham dự biểu tình phần lớn không thuộc một đảng phái hay hội đoàn chính trị nào. Họ cho biết họ đi biểu tình vì lòng yêu nước và sự phẫn uất trước hành động xâm lược kiêu căng và trắng trơn của Cộng sản Trung Quốc mà họ gọi vắn tắt là Trung Cộng, và họ tập trung theo lời kêu gọi và kế hoạch của của ban điều hành Cộng đồng người Việt, ban điều hành Liên hội Cựu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà của Washington D.C., Virginia và Maryland.
Không kể những em bé một hai tuổi được bồng ẵm trên tay hay nằm trong xe đẩy theo cha mẹ, thành phần tham dự biểu tình thuộc đù mọi lớp tuổi từ thiếu niên 14, 15 tuổi đến các cụ già đã ngoài 80. Đặc biệt là phụ nữ có mặt đông đảo không kém nam giới. Một phụ nữ trẻ, cô Phương Trang, trả lời đài Á Châu Tự do:
- Hôm nay mọi người có mặt trước sứ quán Trung Cộng để nói lên một thông điệp thôi, đó là: Trung Cộng phải rút khỏi Việt Nam ngay, chúng tôi không chấp nhận sự ngang ngược của Trung Cộng. Về việc tôi và cháu có mặt ở đây, thì đó là bổn phận của mình kh tổ quốc lâm nguy. Dù là nam nhi hay phụ nữ, có con hay chưa có con, hay bất kỳ người nào trong thành phần dân tộc Việt, đều mang bổn phận đó.
Và một phụ nữ đứng tuổi, bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, từ Virginia, nói lên tâm tư của bà:
- Chúng tôi rất lớn tuổi, nhưng đứng trước tình hình đất nước bị Tàu Cộng xâm lược như hiện nay, chúng tôi không thể nào ngồi yên. Mặc dù hôm nay là chủ nhật, với tuổi già sức yếu chúng tôi có thể nghỉ ngơi ở nhà, nhưng không thể như vậy, vì giặc đến nhà, dù là người già hay đàn bà cũng đều phải có hành động chống đối. Chúng tôi rất phẫn uất khi Trung Cộng xâm lấn dần dần đất nước của chúng ta, mà hiện nay chúng phô trương lực lượng rất hùng hậu.....
Chúng tôi cũng có dịp phỏng vấn chủ tịch LH/CCS/VNCH tại VA-Washington và MD, ông Tạ Cự Hải.
- Ý nghĩa cuộc biểu tình hôm nay, thứ nhất là phản đối cuộc xâm lăng của Trung Cộng vào Việt Nam, cả lãnh thổ cũng như lãnh hải Việt Nam. Thứ nhì, biểu tình để chống lại chế độ Việt Nam đã hèn nhát bán nước cho Trung Cộng.
Tuyên cáo của 20 tổ chức chính trị
Trước toà đại sứ Trung Quốc, vào lúc 1 giờ 55 Chủ tịch Cộng đồng Người Việt quốc gia ở địa phương, ông Đoàn Hữu Định đọc tuyên cáo của 20 tổ chức, liên minh, đảng phái chính trị Việt Nam ở hải ngoại, ký ngày 11 tháng 5, 2014.
Tuyên ngôn lên án hành vi xâm lược trắng trợn và khiêu khích đối với quốc tế của Trung Quốc từ ngày 1 tháng 5, khi hạ đặt giàn khoan HD-981 sâu trong lãnh hải đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tuyên ngôn công bố 6 điểm.
Thứ nhất, cực lực lên án hành động xâm lược trắng trợn của Trung Quốc.
Thứ hai, nhân danh người Việt toàn thế giới, liên kết với tuyệt đại đa số 90 triệu dồng bào Việt Nam trong nước, đòi hỏi Trung Quốc lập tức rút giàn khoan này ra khỏi lãnh hải Việt Nam, đồng thời lên án chính sách mềm yếu của Hà Nội để cho Trung Quốc thực thi hành vi kẻ cướp ở biển Đông Nam Á.
Thứ ba, yêu cầu Hà Nội lập tức ngưng đàn áp và bắt bở những người hoạt động chính trị, trả tự do tức khăc cho tất cả những người tù lương tâm đang bị giam giữ vì chống lại chính sách bành trướng của Trung Quốc.
Thứ tư, kêu gọi đưa Trung Quốc ra trước một toà án quốc tế có phạm vi tài phán bao gồm vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo trên khắp thế giới,, truy tố Cộng sảnTrung Hoa xâm lấn trong vùng Đông Nam Á, chiếm đoạt tài sản quốc gia của Việt Nam.
Thứ năm, kêu gọi khối ASEAN đoàn kết đàm phán với Trung Quốc về việc bản tuyên bố ứng xử biển Đông Nam Á tiến qua bản Quy luật ứng xử ở biển Đông Nam Á.
Thứ sáu, kêu gọi công luận thế giới lên án một cách cụ thể tham vọng bành trướng của Bắc Kinh đang nhất quyết biến vùng biển Đông Nam Á với nguồn tài nguyên vô tận thành “biển nhà” của Trung Quốc. 20 tổ chức chính trị của người Việt hải ngoại không quên cám ơn tất cà các nước, đặc biệt là Hoa Kỳ, đã lên tiếng không chỉ vì Việt Nam mà còn cho hoà bình an ninh thế giới.
Quá 2 giờ chiều, đoàn biểu tình lên xe tiến qua toà đại sứ Việt Nam cách đó trên 4 km.
ĐCSVN nên trưng cầu dân ý
Nơi đây, ông Đoàn Hữu Định, chủ tịch Cộng đồng người Việt địa phương, dành cho RFA cuộc phỏng vấn về ý nghĩa cuộc biểu tình hôm nay của Cộng đồng lên án chính quyền Việt Nam quá mềm yếu trước quân Trung Quốc xâm lược.
Trả lời câu hỏi rằng có một số ý kiến của khán thính giả của đài Á Châu Tự Do từ trong nước cho rằng nay là lúc toàn dân phải đoàn kết ủng hộ chính phủ Việt Nam hành động chống Trung Quốc, ông nghĩ sao, chủ tịch Cộng đồng người Việt hài ngoại tại Washington và hai tiểu bang kế cận, ông Đoàn Hữu Định nói:
- Năm 1958 Phạm Văn Đồng đã ký công hàm bán Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Cộng. Đó là điều không thể nào chấp nhận được vì VNCH lúc đó có chủ quyền trên hai quần đảo đó. Khi đó hai miền Nam và Bắc chúng ta đang chiến đầu với nhau. Không thể nào miền Bắc đem cho không Trung Cộng hai quần đảo thuộc chủ quyền của miền Nam. Tội đó là tội của ĐCSVN, không thể quy vào một người là Phạm Văn Đồng, một người đã chết. Ta phải thấy rằng đảng Cộng sản có tội với đất nước. Bây giờ đảng Cộng Sản hay nhất là phải rút lui, để cho người dân Việt Nam quyết định một chính thể mới, để trong và ngoài nước hợp tác chống xâm lăng. Chúng tôi thấy một khi (Việt Nam) thú nhận công hàm 1958 không còn giá trị, thì lỗi đó là của ai? Tại sao không thú nhận vào lúc trước. Việc tốt hơn hết là Cộng Sản Việt Nam nên có một cuộc trưng cầu dân ý để cho toàn dân quyết định tương lai của mình, quyết định một thể chế mới, một chính quyền mới, từ đó toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước có thể hợp tác với nhau để giữ nước
Đến 4 giờ chiều, đoàn biểu tình băng ngang hai con đường để tiến vào khúc lề đường ngay trước tòa đại sứ Việt Nam, hô khẩu hiệu lên án đảng Cộng sản Việt Nam không dám cương quyết chống lại cuộc xân lăng trắng trợn và ngang ngược của Bắc Kinh.
Cuộc biểu tình chấm dứt sau đó, tính theo giờ Việt Nam là khoảng sau 3 giờ sáng thứ hai ngày 2 tháng 6, 2014.
Thất vọng lớn sau một tháng mất chủ quyền
Các thuyền viên của tàu tuần tra Cảnh sát biển Việt Nam trên vùng quần đảo Hoàng Sa hôm 28/5/2014.-AFP photo
Nam Nguyên, phóng viên RFA 2014-06-02
Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc với sự yểm trợ của phi cơ, tàu chiến, tàu hải cảnh, hải giám đã hạ đặt, khoan thăm dò và di chuyển ở vùng biển Việt Nam từ ngày 2/5 đến nay đã bước sang tháng thứ hai.
Tình hình bế tắc, vì sao?
Học giả Đinh Kim Phúc một nhà nghiên cứu biển Đông từ Saigon bày tỏ sự thất vọng lớn lao về các đối sách và cách thực hiện của nhà nước trong vụ giàn khoan HD 981. Ông nói:
“Vấn đề giàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam đến nay đã một tháng. Mặc dù Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có những tuyên bố hết sức rõ ràng, những quan điểm được nhân dân ủng hộ. Nhưng rất tiếc rằng, hình như có một lấn cấn gì đó trong đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay về giải quyết vấn đề trong mối quan hệ với Trung Quốc… Và qua những phát biểu của Đại tướng Phùng Quang Thanh Bộ trưởng Quốc phòng ở Singapore vừa qua đã làm cho mọi người thất vọng.”
Theo Học giả Đinh Kim Phúc, những hành động của Trung Quốc khởi nguồn từ năm 1956 khi đánh chiếm phần phía tây, phần phía đông quần đảo Hoàng Sa rồi đến năm 1974 là cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, đến năm 1988 đánh chiếm một số đảo trên quần đảo Trường Sa và đỉnh điểm là giàn khoan HD 981 kéo vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Tất cả những hành động này Trung Quốc đã vi phạm điều 2 khoản 4 Hiến chương Liên Hiệp Quốc có nghĩa là dùng vũ lực đánh chiếm vùng lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền. Học giả Đinh Kim Phúc nhấn mạnh:
“Đây là một hành động xâm lược chứ không gọi là xung đột, cũng không gọi là va chạm trên biển, là một Bộ trưởng Quốc phòng mà lại hạ thấp tính chất xâm lược của Trung Quốc vẫn hy vọng Trung Quốc sẽ vì tình hữu nghị 16 chữ vàng 4 tốt để dời giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế lãnh thổ Việt Nam là một ảo tưởng.
Mình là người trong cuộc, mình là người bị xâm lược nhưng vẫn mong kẻ xâm lược ban bố cho một số đặc ân gì đó thì hoàn toàn là ảo tưởng. Tôi hoàn toàn thất vọng trong vấn đề này.
- Học giả Đinh Kim Phúc
Tôi đã thất vọng với phát biểu của ông Bộ trưởng Quốc phòng và tôi từng nói rằng, cái ý thức hệ đồng chí anh em đã không giải quyết được trọn vẹn thắng lợi của Việt Nam tại trận Điện Biên Phủ thể hiện ra Hội nghị Genève 1954. Ý thức hệ cũng không cứu Việt Nam ra khỏi việc mất biển đảo và ngày hôm nay ý thức hệ đó đã chứng minh là lạc hậu lỗi thời nhưng một số người vẫn còn bám vào ý thức hệ đó thì tôi không biết rằng đây là chiến lược hay chiến thuật.
Nhưng dù chiến thuật hay chiến lược thì vẫn là một sai lầm nghiêm trọng trong đối sách với bọn xâm lược, trong khi những cường quốc trên thế giới họ thấy được sức yếu của Việt Nam, thấy được chính nghĩa của Việt Nam, họ lên tiếng ủng hộ. Mình là người trong cuộc, mình là người bị xâm lược nhưng vẫn mong kẻ xâm lược ban bố cho một số đặc ân gì đó thì hoàn toàn là ảo tưởng. Tôi hoàn toàn thất vọng trong vấn đề này.”
Cơ hội đang bị bỏ lỡ
Dư luận rất thắc mắc về việc Nhà nước cứ mãi chần chừ chưa sử dụng biện pháp pháp lý, hay nói cụ thể khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Trên báo chí Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng giải pháp đấu tranh pháp lý đã được nhà nước chuẩn bị hàng chục năm nay, còn thời điểm nào hợp lý thì Bộ Chính trị sẽ quyết định.
TS Phạm Chí Dũng, nhà bình luận độc lập từ Saigon phát biểu:
“Tôi có cảm giác bộ chính trị Việt Nam luôn luôn có tình trạng ngần ngừ chần chừ và không quyết đoán, lúc này thì ông Nguyễn Tấn Dũng nói chờ Bộ Chính trị, nhưng mà tôi có cảm giác là Bộ Chính trị đang chờ ông Nguyễn Tấn Dũng. Còn ông Nguyễn Tấn Dũng lại có vẻ đang chờ ông Phạm Bình Minh, ông Phạm Bình Minh sắp tới có thể đi Mỹ theo lời mời của ông John Kerry. Tất cả mọi người chờ nhau, tóm lại là nhà nước Việt Nam hình như đang chờ động thái từ phía Mỹ. Phía Mỹ đã tuyên bố thẳng thắn thẳng thừng đối với Trung Quốc như vậy rồi thì người Việt Nam còn chờ cái gì nữa và nếu như người Việt Nam không hành động, thì làm sao phía Mỹ có thể ra tay được và có thể tăng cường hạm đội 7 để giúp cho Việt Nam bảo vệ lãnh hải trên biển Đông được.”
Phải chăng Việt Nam đang bỏ lỡ thời điểm thích hợp nhất để sử dụng biện pháp pháp lý chống lại việc Trung Quốc xâm phạm vùng biển chủ quyền Việt Nam. Học giả Đinh Kim Phúc đưa ra nhận định:
Phía Mỹ đã tuyên bố thẳng thắn thẳng thừng đối với Trung Quốc như vậy rồi thì người Việt Nam còn chờ cái gì nữa và nếu như người Việt Nam không hành động, thì làm sao phía Mỹ có thể ra tay được...
- TS Phạm Chí Dũng
" Tôi nghĩ rằng việc trung Quốc kéo giàn khoan HD 981, đây là thời điểm chín mùi để Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế để bảo vệ chủ quyền của mình không còn thời cơ nào nữa cả. Vì bản thân Trung Quốc trong vấn đề biển Đông, không phải mới đây thời Tập Cận Bình, hay trước đây thời Hồ Cẩm Đào mà Đặng Tiểu Bình đã định nghĩa ‘chủ quyền thuộc ngã gác tranh chấp cùng nhau khai thác’, đây là phương châm bất di bất dịch của Trung Quốc và Trung Quốc ôm mộng nuốt trọn biển Đông cũng như biển Hoa Đông.
Đừng ảo tưởng đối với Trung Quốc và cũng đừng ảo tưởng đối với cường quốc nào vào bênh Việt Nam, bảo vệ Việt Nam, vì mỗi cường quốc họ đều có quyền lợi của họ. Việt Nam phải biết phát huy nội lực của mình để bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và toàn vẹn lãnh thổ. Còn những ai không biết phát huy nội lực, không biết biến thời cơ thành sức mạnh, không tranh thủ được sự đồng thuận của thế giới thì lịch sử muôn đời sẽ nguyền rủa kẻ đó.”
Vào thời điểm ngày thứ 31, Trung Quốc duy trì giàn khoan HD 981 và lực lượng tàu chiến, máy bay chiếm cứ vùng biển Việt Nam, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, một nhà hoạt động xã hội dân sự hiện sống và làm việc ở Đà Nẵng nhận định:
“Bối cảnh Việt Nam có một bất hạnh đó là ở gần Trung Quốc, nó cài cắm người để nó lèo lái thì đó là một bất hạnh vô cùng cho dân tộc Việt Nam. Theo cái đà kiểu như thế này thì mất nước là cái chắc…”
Tuy vậy, GSTS Nguyễn Thế Hùng nhận định rằng, cùng tắc biến và đây là cơ hội cho một nước Việt Nam thay đổi xây dựng thể chế dân chủ, mọi người dân thực sự làm chủ đất nước của mình. Theo lời ông tới một lúc nào đó cả dân tộc sẽ vùng lên như là thác đổ thì không có thế lực nào ngăn cản được. GSTS Nguyễn Thế Hùng tin rằng thể chế dân chủ sẽ giúp cho Việt Nam thoát khỏi sự lệ thuộc Trung Quốc.
Còn Đảng còn mình
VOA-Nguyễn Hưng Quốc-02.06.2014
Câu khẩu hiệu “còn Đảng còn mình”, cho đến nay, chỉ xuất hiện trước các đồn công an và, từ đó, trở thành một đối tượng để phê phán của những người ngoài đảng và có tinh thần dân chủ và độc lập.
Kể cũng dễ hiểu.
Câu khẩu hiệu ấy sai đến dại dột và lố bịch. Trên thế giới, có lẽ không ở đâu người ta dại dột và lố bịch đến như vậy. Bởi, trên thế giới, từ lâu, người ta đã biết và đã thực thi nguyên tắc: Công an phải độc lập với đảng cầm quyền. Nhiệm vụ của công an không phải là để phục vụ và kiếm lợi từ cái đảng ấy. Nhiệm vụ của công an là bảo đảm an toàn và an ninh cho xã hội và chỉ tuân theo luật pháp.
Giới lãnh đạo Việt Nam, ngay trong ngành công an, có lẽ cũng hiểu điều ấy. Nhưng họ vẫn nói, hơn nữa, nói một cách công khai, đàng hoàng và dõng dạc, thành khẩu hiệu. Để làm gì? Như một lời hứa, một sự cam kết đối với công an.
Bởi vậy, câu khẩu hiệu trên phản ánh không những tình trạng đảng trị và phi dân chủ mà còn cả sự mua chuộc của đảng Cộng sản đối với lực lượng công an. Điều này, thật ra, đã được nhiều người nêu lên: Hiện nay, đảng Cộng sản bảo vệ thế đứng độc tôn của mình trên chiếc kiềng ba chân: một là quân đội, hai là công an; và ba là nền kinh tế quốc doanh, qua đó, đảng có thể vơ vét tài sản quốc gia và phân phối lợi nhuận cho những người trung thành, kể cả hai lực lượng nòng cốt vừa nêu: công an và quân đội.
Tuy nhiên, theo tôi, câu khẩu hiệu “còn đảng còn mình” không chỉ giới hạn trong lực lượng công an. Nó còn là nếp tư duy chung của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, đặc biệt trong giới lãnh đạo, nhất là trong quan hệ với những thử thách họ đang đối đầu.
Nói một cách vắn tắt, ít nhất cho đến thời gian gần đây, trước khi vụ giàn khoan HD-981 bùng nổ, tất cả những toan tính chiến lược của nhà cầm quyền Việt Nam không phải là bảo vệ đất nước mà, trước hết, bảo vệ quyền lực và quyền lợi của chính họ; và vì những quyền lực và quyền lợi ấy gắn bó với sự tồn tại, hơn nữa, tồn tại một cách độc tôn của đảng Cộng sản, do đó, hệ quả là, mọi người cứ lo chăm chắm bảo vệ đảng dù cái giá phải trả có khi là mất đi một phần lãnh thổ hay lãnh hải.
Có lẽ sự chọn lựa ấy được định hình thành chính sách sau cuộc hội nghị ở Thành Đô giữa giới lãnh đạo Việt Nam và giới lãnh đạo của Trung Quốc, ở đó, Việt Nam công nhận Trung Quốc là lãnh tụ độc nhất của khối xã hội chủ nghĩa, thay thế vị trí của Liên Xô trước đó; và Việt Nam thề thốt trung thành với con đường xã hội chủ nghĩa; điều đó cũng có nghĩa là trung thành với Trung Quốc.
Không phải chỉ trong lời nói. Việt Nam thành thực tuân theo các thỏa thuận ấy, xem Trung Quốc như một đồng chí tốt, hơn nữa, một thứ đàn anh tốt. Sự thành thực ấy không chỉ phản ánh trong lời nói, ở các diễn văn cũng như các khẩu hiệu tuyên truyền. Nó còn thể hiện qua việc làm: lúc nào cũng đề cao và nhường nhịn Trung Quốc. Hơn nữa, họ còn hết lòng tin tưởng Trung Quốc. Theo dõi ngân sách của Việt Nam cho lãnh vực quốc phòng, giới quan sát chính trị thế giới nhận ra một điểm đặc biệt: Việt Nam chỉ bắt đầu hiện đại hóa quân đội Việt Nam chỉ từ năm 2004, tức là 14 năm sau hội nghị Thành Đô, khi âm mưu xâm lấn của Trung Quốc đã quá rõ rệt và khi dân chúng đã quá bức xúc trước những âm mưu xâm lấn đó.
Ngoài ngân sách, sự tin cậy và lệ thuộc vào Trung Quốc cũng thể hiện rất rõ qua vô số cách hành xử của giới lãnh đạo Việt Nam, ví dụ, trong việc thả lỏng cho Trung Quốc muốn làm gì thì làm, từ việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên đến việc thuê dài hạn rừng núi, ngay cả ở những khu vực có vị trí chiến lược về quân sự, việc nhắm mắt để công nhân Trung Quốc ào ạt sang làm việc một cách trái phép, việc để cho người Trung Quốc di trú và hoạt động bất hợp pháp ở những nơi được xem là hiểm yếu của Việt Nam như hải cảng quân sự Cam Ranh, việc để cho các công ty Trung Quốc thành công trong phần lớn các cuộc đấu thầu liên quan đến các dự án có tầm vóc quốc gia, việc lơ đễnh để báo chí, bản đồ, thậm chí, cả sách giáo khoa, thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của… Trung Quốc, v.v…
Không ai bày tỏ quan điểm bảo vệ đảng bằng mọi giá như Trần Đăng Thanh, đại tá, giáo sư tiến sĩ, thuộc Học viện chính trị Bộ quốc phòng. Phát biểu trước các cán bộ lãnh đạo trong ngành giáo dục vào tháng 12 năm 2012, ông Thanh thể hiện tư tưởng ghét Mỹ và bài Mỹ qua nhận định “Người Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả”. Ngược lại, với Trung Quốc, ông nhấn mạnh: “Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa, đấy là đối với Trung Quốc”. Cuối cùng, ông kêu gọi mọi người hãy trung thành với Đảng với lý do thiết thực: “Hiện nay các đồng chí đang công tác chưa có sổ hưu nhưng trong một tương lai gần hoặc một tương lai xa chúng ta cũng sẽ có sổ hưu và mong muốn mỗi người chúng ta sau này cũng sẽ được hưởng sổ hưu trọn vẹn”. Nói một cách đơn giản: Nếu đảng còn thì sổ hưu của các “đồng chí” còn!
Những người chủ trương trang Bauxite Việt Nam phải thốt lên một lời nhận định đầy cay đắng: “Chưa bao giờ những lời rao giảng về lý tưởng xã hội chủ nghĩa lại 'thực dụng' đến như thế và cũng... thảm thiết đến như thế!”
Chính cách tư duy “còn đảng còn mình” và “còn đảng còn sổ hưu” ấy chi phối thái độ và chính sách của đảng Cộng sản Việt Nam đối với Trung Quốc: Cho dù lấn hiếp Việt Nam đến mấy thì Trung Quốc cũng vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa; Việt Nam chỉ cần nhường nhịn Trung Quốc là có thể bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, nghĩa là bảo vệ vị thế lãnh đạo độc tôn của đảng Cộng sản. Chúng cũng chi phối thái độ và chính sách của Việt Nam đối với Mỹ và Tây phương nói chung: Các quốc gia ấy lúc nào cũng đòi hỏi dân chủ và nhân quyền tức là lúc nào cũng âm mưu “diễn tiến hòa bình” để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa. Mà tất cả những kẻ nào có ý định lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa đều bị xem là “lực lượng thù nghịch”.
Nói cách khác, dưới mắt giới lãnh đạo Việt Nam, những kẻ bị xem là “thù nghịch” không phải là những kẻ mưu toan lấn chiếm vùng biển và hải đảo Việt Nam mà chính là những kẻ muốn Việt Nam được dân chủ hóa. Nói cách khác nữa, với họ, việc bảo vệ đảng quan trọng hơn việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải.
Dân chúng hiểu rõ điều đó cho nên lâu nay vẫn truyền tụng một câu nói thật thông minh và sắc sảo, thể hiện thế lưỡng nan của nhà cầm quyền Việt Nam: “Đi với Trung Quốc thì mất nước, đi với Mỹ thì mất đảng.” Mà hình như không phải là “lưỡng nan”. Bởi không chừng nhà cầm quyền Việt Nam đã có chọn lựa rõ ràng: “Thà mất nước hơn là mất đảng”, cũng theo cách nói của dân chúng.
Hy vọng sau biến cố giàn khoan HD-981, giới lãnh đạo Việt Nam sẽ thức tỉnh.
Chỉ hy vọng vu vơ vậy thôi chứ cho đến nay cũng chưa thấy có dấu hiệu nào về sự thức tỉnh ấy cả. Buồn.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Kể cũng dễ hiểu.
Câu khẩu hiệu ấy sai đến dại dột và lố bịch. Trên thế giới, có lẽ không ở đâu người ta dại dột và lố bịch đến như vậy. Bởi, trên thế giới, từ lâu, người ta đã biết và đã thực thi nguyên tắc: Công an phải độc lập với đảng cầm quyền. Nhiệm vụ của công an không phải là để phục vụ và kiếm lợi từ cái đảng ấy. Nhiệm vụ của công an là bảo đảm an toàn và an ninh cho xã hội và chỉ tuân theo luật pháp.
Giới lãnh đạo Việt Nam, ngay trong ngành công an, có lẽ cũng hiểu điều ấy. Nhưng họ vẫn nói, hơn nữa, nói một cách công khai, đàng hoàng và dõng dạc, thành khẩu hiệu. Để làm gì? Như một lời hứa, một sự cam kết đối với công an.
Bởi vậy, câu khẩu hiệu trên phản ánh không những tình trạng đảng trị và phi dân chủ mà còn cả sự mua chuộc của đảng Cộng sản đối với lực lượng công an. Điều này, thật ra, đã được nhiều người nêu lên: Hiện nay, đảng Cộng sản bảo vệ thế đứng độc tôn của mình trên chiếc kiềng ba chân: một là quân đội, hai là công an; và ba là nền kinh tế quốc doanh, qua đó, đảng có thể vơ vét tài sản quốc gia và phân phối lợi nhuận cho những người trung thành, kể cả hai lực lượng nòng cốt vừa nêu: công an và quân đội.
Tuy nhiên, theo tôi, câu khẩu hiệu “còn đảng còn mình” không chỉ giới hạn trong lực lượng công an. Nó còn là nếp tư duy chung của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, đặc biệt trong giới lãnh đạo, nhất là trong quan hệ với những thử thách họ đang đối đầu.
Nói một cách vắn tắt, ít nhất cho đến thời gian gần đây, trước khi vụ giàn khoan HD-981 bùng nổ, tất cả những toan tính chiến lược của nhà cầm quyền Việt Nam không phải là bảo vệ đất nước mà, trước hết, bảo vệ quyền lực và quyền lợi của chính họ; và vì những quyền lực và quyền lợi ấy gắn bó với sự tồn tại, hơn nữa, tồn tại một cách độc tôn của đảng Cộng sản, do đó, hệ quả là, mọi người cứ lo chăm chắm bảo vệ đảng dù cái giá phải trả có khi là mất đi một phần lãnh thổ hay lãnh hải.
Có lẽ sự chọn lựa ấy được định hình thành chính sách sau cuộc hội nghị ở Thành Đô giữa giới lãnh đạo Việt Nam và giới lãnh đạo của Trung Quốc, ở đó, Việt Nam công nhận Trung Quốc là lãnh tụ độc nhất của khối xã hội chủ nghĩa, thay thế vị trí của Liên Xô trước đó; và Việt Nam thề thốt trung thành với con đường xã hội chủ nghĩa; điều đó cũng có nghĩa là trung thành với Trung Quốc.
Không phải chỉ trong lời nói. Việt Nam thành thực tuân theo các thỏa thuận ấy, xem Trung Quốc như một đồng chí tốt, hơn nữa, một thứ đàn anh tốt. Sự thành thực ấy không chỉ phản ánh trong lời nói, ở các diễn văn cũng như các khẩu hiệu tuyên truyền. Nó còn thể hiện qua việc làm: lúc nào cũng đề cao và nhường nhịn Trung Quốc. Hơn nữa, họ còn hết lòng tin tưởng Trung Quốc. Theo dõi ngân sách của Việt Nam cho lãnh vực quốc phòng, giới quan sát chính trị thế giới nhận ra một điểm đặc biệt: Việt Nam chỉ bắt đầu hiện đại hóa quân đội Việt Nam chỉ từ năm 2004, tức là 14 năm sau hội nghị Thành Đô, khi âm mưu xâm lấn của Trung Quốc đã quá rõ rệt và khi dân chúng đã quá bức xúc trước những âm mưu xâm lấn đó.
Ngoài ngân sách, sự tin cậy và lệ thuộc vào Trung Quốc cũng thể hiện rất rõ qua vô số cách hành xử của giới lãnh đạo Việt Nam, ví dụ, trong việc thả lỏng cho Trung Quốc muốn làm gì thì làm, từ việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên đến việc thuê dài hạn rừng núi, ngay cả ở những khu vực có vị trí chiến lược về quân sự, việc nhắm mắt để công nhân Trung Quốc ào ạt sang làm việc một cách trái phép, việc để cho người Trung Quốc di trú và hoạt động bất hợp pháp ở những nơi được xem là hiểm yếu của Việt Nam như hải cảng quân sự Cam Ranh, việc để cho các công ty Trung Quốc thành công trong phần lớn các cuộc đấu thầu liên quan đến các dự án có tầm vóc quốc gia, việc lơ đễnh để báo chí, bản đồ, thậm chí, cả sách giáo khoa, thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của… Trung Quốc, v.v…
Không ai bày tỏ quan điểm bảo vệ đảng bằng mọi giá như Trần Đăng Thanh, đại tá, giáo sư tiến sĩ, thuộc Học viện chính trị Bộ quốc phòng. Phát biểu trước các cán bộ lãnh đạo trong ngành giáo dục vào tháng 12 năm 2012, ông Thanh thể hiện tư tưởng ghét Mỹ và bài Mỹ qua nhận định “Người Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả”. Ngược lại, với Trung Quốc, ông nhấn mạnh: “Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa, đấy là đối với Trung Quốc”. Cuối cùng, ông kêu gọi mọi người hãy trung thành với Đảng với lý do thiết thực: “Hiện nay các đồng chí đang công tác chưa có sổ hưu nhưng trong một tương lai gần hoặc một tương lai xa chúng ta cũng sẽ có sổ hưu và mong muốn mỗi người chúng ta sau này cũng sẽ được hưởng sổ hưu trọn vẹn”. Nói một cách đơn giản: Nếu đảng còn thì sổ hưu của các “đồng chí” còn!
Những người chủ trương trang Bauxite Việt Nam phải thốt lên một lời nhận định đầy cay đắng: “Chưa bao giờ những lời rao giảng về lý tưởng xã hội chủ nghĩa lại 'thực dụng' đến như thế và cũng... thảm thiết đến như thế!”
Chính cách tư duy “còn đảng còn mình” và “còn đảng còn sổ hưu” ấy chi phối thái độ và chính sách của đảng Cộng sản Việt Nam đối với Trung Quốc: Cho dù lấn hiếp Việt Nam đến mấy thì Trung Quốc cũng vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa; Việt Nam chỉ cần nhường nhịn Trung Quốc là có thể bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, nghĩa là bảo vệ vị thế lãnh đạo độc tôn của đảng Cộng sản. Chúng cũng chi phối thái độ và chính sách của Việt Nam đối với Mỹ và Tây phương nói chung: Các quốc gia ấy lúc nào cũng đòi hỏi dân chủ và nhân quyền tức là lúc nào cũng âm mưu “diễn tiến hòa bình” để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa. Mà tất cả những kẻ nào có ý định lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa đều bị xem là “lực lượng thù nghịch”.
Nói cách khác, dưới mắt giới lãnh đạo Việt Nam, những kẻ bị xem là “thù nghịch” không phải là những kẻ mưu toan lấn chiếm vùng biển và hải đảo Việt Nam mà chính là những kẻ muốn Việt Nam được dân chủ hóa. Nói cách khác nữa, với họ, việc bảo vệ đảng quan trọng hơn việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải.
Dân chúng hiểu rõ điều đó cho nên lâu nay vẫn truyền tụng một câu nói thật thông minh và sắc sảo, thể hiện thế lưỡng nan của nhà cầm quyền Việt Nam: “Đi với Trung Quốc thì mất nước, đi với Mỹ thì mất đảng.” Mà hình như không phải là “lưỡng nan”. Bởi không chừng nhà cầm quyền Việt Nam đã có chọn lựa rõ ràng: “Thà mất nước hơn là mất đảng”, cũng theo cách nói của dân chúng.
Hy vọng sau biến cố giàn khoan HD-981, giới lãnh đạo Việt Nam sẽ thức tỉnh.
Chỉ hy vọng vu vơ vậy thôi chứ cho đến nay cũng chưa thấy có dấu hiệu nào về sự thức tỉnh ấy cả. Buồn.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Tướng Phùng hay là tướng Tẹt
Thằng Dở Người (Danlambao) - Trước tiên mình xin được tự giới thiệu tên của mình nhé! Ngõ hầu để sau này tiện bề hầu chuyện cùng các vị, nhất là các vị trong Thôn Dân Làm Báo.
Tên mình là PHỀU. Nguyễn Đình Phều. Xin quý vị nghe cho rõ nhé! Phều chứ không phải Phèo. Thày u mình bảo mình không có quan hệ thân thích, máu mủ gì với nhà anh Chí Phèo cả, chữ Phều và chữ Phèo khác nhau ở chữ U và chữ O nên hai cái tên này chẳng liên can ăn nhập gì với nhau sất.
Mình tính khí hiền lành, nhưng phải cái hơi dân dất, chập chờn. Cám hấp trên bèo, nóng lạnh bất thường, xanh chín bất ngờ, nói năng lộn xộn vô nguyên tắc, nên cả làng gọi mình là PHỀU DỞ NGƯỜI. Lâu dần vì ngại gọi dài mỏi mồm nên họ gọi tắt là Dở Người. Ê Dở Người! Riết rồi thành quen. Vậy đấy. Họ đã vô tình giết chết cái tên cúng cơm danh giá mà thầy u đặt cho mình rồi đấy, thế có khổ không chứ lị. Mình thì mình cũng chả câu nệ gì cái xuất thân, xuất xứ kém may mắn của anh Chí Phèo cả. Dù sao cái hoàn cảnh éo le, nghiệt ngã cũng chẳng phải do anh tạo ra, mà anh chỉ là cái hệ quả sai trái của người khác tạo ra mà thôi. Không đáng trách.
Mà giả dụ, giả dụ thôi nhé. Mình có liên can đến anh Chí Phèo một tí cũng chả sao. Còn hơn liên can với cái tay tướng họ Phùng mà lại Tẹt như pháo gặp nước, Quang Thanh bộ Cuốc phòng Cuốc Lủi gì đó. Thanh mà chẳng Xanh, quang mà lại Xám. Mặt mày chưa gì đã Xanh Xám như đít bù toọc mới chết cho dân cho nước chứ. Hắn xuất thân xuất xứ bề bề thế thế là thế. Còn hoàn cảnh thì chẳng thể chê vào đâu được. Ở đời dễ có mấy ai?... Ngồi dưới một vài thằng, ngồi trên vài vạn thằng, oai phong cóc chết thế thì thôi chứ còn gì nữa. Đời đẹp như mơ. Ấy vậy mà...
Mẹ tiên sư nó! Đúng là Phùng thật. Nhìn mặt hắn kìa! Chả còn chỗ nào để cho thịt và mỡ phùng ra được nữa. Do phùng ra quá nên cổ có nọng ra, mặt hắn ngắn lại trông hệt cái Thủ Lợn (Đầu Heo), cặp mắt của hắn nhìn đờ đẫn như vừa mới ăn đớp, tiệc tùng một trân no nê xong. Nên trông hắn lờ đờ như tắc kè say thuốc lào thì lấy đâu ra sự can đảm, tinh anh từng trải của một người làm tướng chứ! Khí phách hiên ngang làm gì có trong cái thủ lợn ấy các bác nhỉ!... Nhìn kỹ cả cái khổ người của hắn thật không thể nào gia cố cứu vãn được nữa. Vừa lùn vừa mập. Cái thân hình tròn trịa phì nhiêu màu mỡ ấy, quả là phù hợp với cái thủ lợn cắm lên trên cái cổ rụt ấy, để tạo ra cái hình hài tên tướng, một tên Tướng Rùa rụt đầu rụt cổ. Sao ai mà khéo sinh khéo đẻ ra hắn thế nhỉ?...
Thôi mình chẳng tả nữa. Tả nữa thì hóa hắn lại giống như Chị Doãn của nhà văn Vũ Trọng Phụng à. Ấy mà quên, hắn thế đếch nào mà được bằng chị Doãn, chị Doãn còn biết huýt sáo, thi thoảng cao hứng chị còn biết sổ đôi câu tiếng tây, cho dù phát âm có ngọng nghịu hay cái kiểu cách của chị hơi kệch cỡm tí chút đi nữa, thì cũng chẳng làm ảnh hưởng tới ai, "tới hòa bình thế giới". Còn hắn. Cái tay có cái đầu giống như cái thủ lợn ấy, thở ra là thấy thối, nói toàn điều lảm nhảm, hồ đồ để cho người ta chửi cả lên đầu lên cổ. Cái "bài nói" của hắn ở cái hội nghị "Shangri-La" gì đó, làm mất cả rổ lòng của người dân VN vốn hay suy nghĩ "viển vông". (Lời của ông thủ tướng) Đặt bao nhiêu niềm tin, kỳ vọng vào tuyên bố hùng hồn của ông tướng bộ Cuốc Lủi sẽ cho tụi Cẩu Tàu Cộng biết người VN là như thế nào. Quân đội Nhăn Răng VN là như thế nào. Nhưng giời ơi! Đúng là thất vọng, thất vọng đến tuyệt vọng. Chẳng những vậy cái "Bài nói nhảm"của hắn như dội gáo nước lạnh vào cái nhiệt tình nóng hổi của các nước như Nhựt Bổn, Huê Kỳ và Philíppin. Người ta đang ủng hộ mình, cùng bắt tay chống lại cái thằng Cẩu Tàu Cộng tham lam bẩn thỉu, đang xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải của mình bằng cái của nợ HD981. Đành rằng ở đời hiếm khi ai đó không nhau cái gì, nhất là trong vấn đề chánh trị, nhưng người ta cũng chẳng xâm lăng hay cưỡng đoạt gì của mình, hai bên đều có lợi. Và như cụ nhạc sĩ Tô Hải đã nói: Cái lũ CS tiền bối đã để lại những quả bồ hòn ngay cuống họng những tên hậu bối hôm nay, thì chúng phải biết nhân cơ hội này mà khạc ra đi chứ. Nhổ ra những đờm rãi tanh tưởi, thối tha bấy lâu nay mắc vướng trong họng mình chứ. Đằng này thì không. Chúng chậm trễ, chần chừ, u mê, sợ sệt cái gì đó mà mình cũng không hiểu nổi. Hình như chúng sợ điều gì trong cái gọi là "Mật NGhị Thành Đô " quái quỷ gì đó. Còn hắn. Cái tên tướng Rùa Rụt Cổ họ Phùng ấy. Hắn vẫn tỉnh bơ như "không có gì xảy ra trên biển đông", (lời của ông Trọng lú) cái mồm trư bát giới của hắn tuyên bố lảm nhảm những lời lẽ nhu nhược, hèn yếu, được tư duy bởi cái não lợn của hắn trên diễn đàn quan trọng đầy đủ cả bàn dân thiên hạ, thế mới chết, mới xấu hổ cho người Việt mình chứ phải không các bác?...
Các bác lắng nghe hắn nói thế này này: Mình xin trích nguyên văn "Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi. Quan hệ giữa VN và nước bạn láng giềng TQ, về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp".
Đấy các bác nghe xem. Ối giời ơi là giời! Cha tổ bố nó chứ! Tốt đẹp mà năm 1979 nó xua quân "Dạy cho VN một bài học" giết chết và làm thương tật hơn 6 vạn người VN vừa dân vừa lính, tốt đẹp mà năm 1988 chúng bắn giết một cách dã man 64 người lính VN trên đảo Gạc Ma. Khi trên tay không một tấc sắt, tốt đẹp mà chúng dùng tàu sắt to lớn đâm vào tàu của ngư dân VN khiến người chết, người bị thương, người mất tích, Tốt đẹp mà chúng mang cái của nợ quỷ quái HD981 lấn chiếm hải phận chủ quyền của VN à! Có ai nghe lọt tai không cơ chứ?... Vậy mà cái tên tướng mặt heo cổ rùa này hắn vần còn đi tâng bốc, bênh vực cái nước bạn láng giềng đểu cáng chó má Cẩu Tàu Cộng này mới trơ trẻn điếm nhục chứ giời ạ! Đúng là một tên tướng hèn mạt, yếu ớt đến độ bệnh hoạn. Thật là đáng tiếc, ngán ngẩm.
Xin lỗi các vị mang họ Phùng trước nhé. Hắn làm xấu hổ cho cả họ Phùng. Đáng lẽ Phùng thì hắn lại Tẹt, thế mới đau đời chứ, giời ơi là giời!... Tên này đúng là phải bắt mặc váy đuổi về quê chăn gà cho vợ như trong câu chuyện mà bác nào đó đã kể trên Dân Làm Báo. Còn mình nghĩ. Nếu mình làm bố vợ tên này chắc mình phải đăng báo từ con rể ngay lập tức, kẻo xấu hổ với bà con giòng họ, với dân với nước. Mà đến ngày đất nước đổi thay có khi hắn còn làm hại cả mình nữa không chừng... Ấy vậy mà hắn lại được cái chánh quyền CS này phong hàm tướng bọ trưởng bọ "Cuốc phòng Cuốc lủi" mới tài. Lại còn được cử đi "Ăn nói" ở Shangri-La Singapore nữa chứ. Mẹ bà nó! Ai cử hắn đi đấy?... Dân thì không cử rồi! Chỉ có thằng đảng. Chắc chắn rồi. Chỉ có nó mới có quyền cử "Đồng chí con lợn" này đại diện. Làm cho cái nước VN này chiu tủi nhục, hèn hạ trước cộng đồng quốc tế. Và làm người dân Việt phải mang tiếng lây vì chúng, chung quy cũng chỉ tại cái đảng CSVN ôn dịch đáng nguyền rủa này là mà ra, nó là nguyên nhân của mọi cớ sự, với chúng chỉ có lật đổ hoặc đưa tất cả chúng nhốt vào "Trại Súc Vật" của George Orwell thì dân tộc VN mới có cơ may tiến lên được phải không các bác trong thôn!
Các cụ nhà mình nói cấm sai các bác ạ!. "Hổ cha sinh Hổ con". Con là Lợn thì chắc chắn Bố cũng phải là Lợn. Bầy đàn nhà chúng phải là Lợn, một đàn Lợn. "Lợn bố sinh ra lợn con" Từ đó suy ra. Thằng Dốt phải đẻ ra thằng Nát, thằng Tay Sai thì phải đẻ ra thằng Bán Nước chứ! Cái gì nó cũng phải có cái "Lo rích" của nó chứ các cụ nhỉ!...
Mình đã bao lần bụng bảo dạ. Quên mẹ chúng nó đi cho đỡ nhọc. Hễ cứ nói đến chúng là mình lại tức anh ách. Ấy vậy mà cha tổ bố nó!, Mình làm sao vẫn cứ hay ngứa mồm, không chửi cha chúng nó lên thì mình không chịu được. Quỷ quái thật!..
Các vị trong thôn kính mến! Với cái bầy Lợn này có nói lắm cũng chỉ phí nhời. Chửi chúng mãi thì chỉ tổ mỏi mồm, chi bằng mỗi người một tay xô đổ cha chúng nó đi cho cái dân tộc này khỏi khốn khổ, khỏi bực mình.
Mình đã nói từ đầu. Mình là thằng hơi tưng tưng, nói năng lộn xộn vô nguyên tắc, chửi thề tầm bậy tầm bạ. Mình có nói gì hồ đồ sai sót mong các bác bỏ qua cho nhé.
Mình xin phép các bác mình ra quán làm tí café cho tỉnh táo cái đầu một chút, kẻo ngồi mãi bên cái bàn phím này, có khi mình nóng máy văng cả cái con "Tự Do" vào mặt chúng nó không chừng......
Mình đi đây. Chào các bác.
Nhật Bản thành lập liên minh chống Trung Quốc
Việc Trung Quốc tiến vào biển Đông và biển Hoa Đông gây lo ngại ngày một nhiều hơn. Tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, thủ tướng Nhật Shinzo Abe trình bày chiến lược của ông ấy về một “chủ nghĩa hòa bình chiến lược”, để đặt ra giới hạn cho Bắc Kinh.
Hội nghị thượng đỉnh thứ hai trong vòng một tuần sắp diễn ra ở châu Á, và vẫn tiếp tục về tình hình an ninh. Trên diễn đàn kinh tế vào cuối tuần rồi, người Đông Nam Á đã cảnh báo Trung Quốc trước một xâm nhập tiếp tục vào biển Đông. Sau đó, tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, thủ tướng Nhật Shinzo Abe trình bày ý tưởng của ông về một cấu trúc an ninh ở châu Á. Người Mỹ hiện diện ở đó sẽ ủng hộ ông mạnh mẽ.
Tại Đối thoại Sangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tố cáo Trung Quốc có những hàng động đơn phương gây bất ổn ở biển Đông và cảnh báo rằng Washington sẽ không làm ngơ nếu trật tự quốc tế bị đe dọa. Trong hình: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel bắt tay với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại Đối thoại Shangri-la – Nguồn: Reuters
Nguyên nhân là hai vụ việc vừa xảy ra trong thời gian vừa qua, đã đốt nóng lên thêm nữa cuộc giằng co quanh giàn khoan dầu Trung Quốc ở trong vùng biển do Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Ban đầu là những cuộc bạo động lớn ở Việt Nam, trút sự giận dữ bị đè nén lâu nay vào người Trung Hoa lục địa và nhà máy của họ ở Việt Nam. Nhưng người dân cũng chống lại cả các điều kiện lao động trong những nhà máy này. Kể từ lúc đó, xe cứu hỏa đỗ sẵn sàng ở Hà Nội, vì cảnh sát không có xe phun nước, và máy tính bị công nhân hôi của từ các nhà máy hiện được chất thành chồng trong các trạm cảnh sát. Ở hậu trường, giới lãnh đạo Việt Nam giằng co với ý định khởi kiện Trung Quốc. Nhưng việc này có thể làm giảm mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc.
Ngay từ bây giờ đã có vẻ như 60.000 việc làm ở Việt Nam bị đe dọa trực tiếp nếu như Bắc Kinh giới hạn các đầu tư ở đó. Hà Nội phải xem xét hết sức kỹ, họ dám chống lại láng giềng to lớn cho tới đâu. Hay là ngồi chịu đựng sự khiêu hích này, chờ cho tới khi thời tiết thay đổi trong tháng Tám, lúc Trung Quốc rút giàn khoan đi như đã loan báo. Đối với người Trung Quốc, cuối cùng thì Việt Nam, đồng minh của Mỹ, không gì khác hơn là một con thỏ thí nghiệm để thử sự kiên nhẫn của người Mỹ.
Nhưng vào đầu tuần, dầu đã được đổ thêm vào lửa cho tới hai lần. Một lần thì một chiếc tàu đánh cá Việt Nam đã chìm trong vùng biển quanh giàn khoan từ những lý do chưa được rõ ràng. Người Việt quả quyết tàu Trung Quốc đã đánh chìm nó. Người Trung Quốc quả quyết nó đã tấn công các tàu Trung Quốc và bị chìm trong lúc đó. Nhưng hẳn còn nguy hiểm hơn nữa là vụ suýt va chạm nhau ở xa hơn về phía Bắc: Ở đó, máy bay chiến đấu Trung Quốc và máy bay Nhật Bản đã tiếp cận chỉ còn cách nhau 30 mét. Lần gây hấn do Trung Quốc chủ định xảy ra trong không phận mà người Trung Quốc mới đây đã tuyên bố có chủ quyền.
Ông Abe đề nghị hỗ trợ Philippines và Việt Nam
Người Nhật nói về một ‘hành động nguy hiểm’, rồi người Mỹ thêm vào: “Chúng tôi không chấp nhận tuyên bố của Trung Quốc về một vùng nhận dạng riêng của Trung Quốc trên biển Hoa Đông và yêu cầu Trung Quốc không đưa ra vùng này. Thêm nữa, chúng tôi yêu cầu Trung Quốc hãy tiếp tục cùng các nước khác tạo những biện pháp xây dựng lòng tin, kể cả những kênh trao đổi thông tin trong trường hợp khẩn cấp mà qua đó có thể đề cập tới các mối nguy hiểm nhằm làm giảm căng thẳng”, theo Bộ Ngoại giao.
“Mỗi một cố gắng giới hạn sự tự do đi qua không phận quốc tế đều dẫn tới căng thẳng khu vực và tăng khả năng đánh giá sai lầm, đối đầu và những sự cố không dự định trước.” Người Trung Quốc và người Nhật tranh chấp nhau về quần đảo Senkaku, được người Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và nằm trong biển Hoa Đông. Nhật Bản cũng ủng hộ cố gắng của các nước Đông Nam Á chống lại việc nhượng lãnh thổ cho Trung Quốc ở biển Đông. Song song với việc đó, Bắc Kinh cũng đã công bố yêu cầu phải có giấy phép cho không phận quốc tế.
Người Trung Quốc và người Nhật Bản tranh chấp nhau về quần đảo Sekaku. Nguồn hình: Wikipedia
Bây giờ thì người Nhật hoạt động tích cực hơn. Ông Abe đã định nghĩa một chiến lược của “Chủ nghĩa Hòa bình tích cực”. Ông muốn chế ngự Trung Quốc qua đó, và đồng thời tìm sự gần gũi – cả về phương diện kinh tế – với Đông Nam Á. Nếu cả Ấn Độ dưới thủ tướng mới Narendra Modi của họ cũng thúc đẩy hướng tới Đông Á, thì Đông Nam Á cũng là đối tác tất nhiên của ông. “Ông Abe sẽ công bố vào cuối tuần, nhờ trục giữa Nhật Bản và Mỹ mà muốn tiếp nhận một vai trò tích cực hơn ở châu Á”, Koichi Nakano, nhà chính trị học ở Đại học Sophia, Tokio, dự đoán.
Ngay từ bây giờ, ông Abe đã đề nghị hỗ trợ Philippines và người Việt, chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự xâm lấn của Trung Quốc, cả với việc gửi tàu tuần tra bờ biển. Từ khi nhậm chức năm 2012, tuy Abe đã gặp tất cả các chính phủ Đông Nam Á, nhưng chưa đến Trung Quốc. Bây giờ thì trong bài diễn văn của mình vào chiều thứ sáu tại lễ khai mạc hội nghị thượng đỉnh ở Singapore, ông sẽ nhấn mạnh tới một ‘đối thoại xây dựng với Bắc Kinh’, thư ký chính phủ Yoshihide Suga giải thích. Đồng thời, ông cũng sẽ nhắc nhở Trung Quốc cần phải tuân theo luật pháp hiện hành. Ngay trong một cuộc phỏng vấn trước đó, ông Abe đã nói rằng “hoạt động khoan dầu đơn phương của Trung Quốc làm tăng thêm căng thẳng”. “Chúng tôi sẽ không bao giờ khoan dung cho một sự thay đổi hiện trạng bằng bạo lực hay cưỡng ép”, rồi ông thêm vào sau đó.
06-02-2014 12:28:48 PM
Christoph Hein (*)
Phan Ba dịch từ Nhật báo Phổ thông Frankfurt (FAZ)
(*) Christoph Hein sanh năm 1960, là thông tín viên kinh tế cho Nam Á/Thái Bình Dương của FAZ, trụ sở ở Singapore.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=189166&zoneid=434#.U40eQPldUXq
Hội nghị thượng đỉnh thứ hai trong vòng một tuần sắp diễn ra ở châu Á, và vẫn tiếp tục về tình hình an ninh. Trên diễn đàn kinh tế vào cuối tuần rồi, người Đông Nam Á đã cảnh báo Trung Quốc trước một xâm nhập tiếp tục vào biển Đông. Sau đó, tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, thủ tướng Nhật Shinzo Abe trình bày ý tưởng của ông về một cấu trúc an ninh ở châu Á. Người Mỹ hiện diện ở đó sẽ ủng hộ ông mạnh mẽ.
Tại Đối thoại Sangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tố cáo Trung Quốc có những hàng động đơn phương gây bất ổn ở biển Đông và cảnh báo rằng Washington sẽ không làm ngơ nếu trật tự quốc tế bị đe dọa. Trong hình: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel bắt tay với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại Đối thoại Shangri-la – Nguồn: Reuters
Nguyên nhân là hai vụ việc vừa xảy ra trong thời gian vừa qua, đã đốt nóng lên thêm nữa cuộc giằng co quanh giàn khoan dầu Trung Quốc ở trong vùng biển do Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Ban đầu là những cuộc bạo động lớn ở Việt Nam, trút sự giận dữ bị đè nén lâu nay vào người Trung Hoa lục địa và nhà máy của họ ở Việt Nam. Nhưng người dân cũng chống lại cả các điều kiện lao động trong những nhà máy này. Kể từ lúc đó, xe cứu hỏa đỗ sẵn sàng ở Hà Nội, vì cảnh sát không có xe phun nước, và máy tính bị công nhân hôi của từ các nhà máy hiện được chất thành chồng trong các trạm cảnh sát. Ở hậu trường, giới lãnh đạo Việt Nam giằng co với ý định khởi kiện Trung Quốc. Nhưng việc này có thể làm giảm mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc.
Ngay từ bây giờ đã có vẻ như 60.000 việc làm ở Việt Nam bị đe dọa trực tiếp nếu như Bắc Kinh giới hạn các đầu tư ở đó. Hà Nội phải xem xét hết sức kỹ, họ dám chống lại láng giềng to lớn cho tới đâu. Hay là ngồi chịu đựng sự khiêu hích này, chờ cho tới khi thời tiết thay đổi trong tháng Tám, lúc Trung Quốc rút giàn khoan đi như đã loan báo. Đối với người Trung Quốc, cuối cùng thì Việt Nam, đồng minh của Mỹ, không gì khác hơn là một con thỏ thí nghiệm để thử sự kiên nhẫn của người Mỹ.
Nhưng vào đầu tuần, dầu đã được đổ thêm vào lửa cho tới hai lần. Một lần thì một chiếc tàu đánh cá Việt Nam đã chìm trong vùng biển quanh giàn khoan từ những lý do chưa được rõ ràng. Người Việt quả quyết tàu Trung Quốc đã đánh chìm nó. Người Trung Quốc quả quyết nó đã tấn công các tàu Trung Quốc và bị chìm trong lúc đó. Nhưng hẳn còn nguy hiểm hơn nữa là vụ suýt va chạm nhau ở xa hơn về phía Bắc: Ở đó, máy bay chiến đấu Trung Quốc và máy bay Nhật Bản đã tiếp cận chỉ còn cách nhau 30 mét. Lần gây hấn do Trung Quốc chủ định xảy ra trong không phận mà người Trung Quốc mới đây đã tuyên bố có chủ quyền.
Ông Abe đề nghị hỗ trợ Philippines và Việt Nam
Người Nhật nói về một ‘hành động nguy hiểm’, rồi người Mỹ thêm vào: “Chúng tôi không chấp nhận tuyên bố của Trung Quốc về một vùng nhận dạng riêng của Trung Quốc trên biển Hoa Đông và yêu cầu Trung Quốc không đưa ra vùng này. Thêm nữa, chúng tôi yêu cầu Trung Quốc hãy tiếp tục cùng các nước khác tạo những biện pháp xây dựng lòng tin, kể cả những kênh trao đổi thông tin trong trường hợp khẩn cấp mà qua đó có thể đề cập tới các mối nguy hiểm nhằm làm giảm căng thẳng”, theo Bộ Ngoại giao.
“Mỗi một cố gắng giới hạn sự tự do đi qua không phận quốc tế đều dẫn tới căng thẳng khu vực và tăng khả năng đánh giá sai lầm, đối đầu và những sự cố không dự định trước.” Người Trung Quốc và người Nhật tranh chấp nhau về quần đảo Senkaku, được người Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và nằm trong biển Hoa Đông. Nhật Bản cũng ủng hộ cố gắng của các nước Đông Nam Á chống lại việc nhượng lãnh thổ cho Trung Quốc ở biển Đông. Song song với việc đó, Bắc Kinh cũng đã công bố yêu cầu phải có giấy phép cho không phận quốc tế.
Người Trung Quốc và người Nhật Bản tranh chấp nhau về quần đảo Sekaku. Nguồn hình: Wikipedia
Bây giờ thì người Nhật hoạt động tích cực hơn. Ông Abe đã định nghĩa một chiến lược của “Chủ nghĩa Hòa bình tích cực”. Ông muốn chế ngự Trung Quốc qua đó, và đồng thời tìm sự gần gũi – cả về phương diện kinh tế – với Đông Nam Á. Nếu cả Ấn Độ dưới thủ tướng mới Narendra Modi của họ cũng thúc đẩy hướng tới Đông Á, thì Đông Nam Á cũng là đối tác tất nhiên của ông. “Ông Abe sẽ công bố vào cuối tuần, nhờ trục giữa Nhật Bản và Mỹ mà muốn tiếp nhận một vai trò tích cực hơn ở châu Á”, Koichi Nakano, nhà chính trị học ở Đại học Sophia, Tokio, dự đoán.
Ngay từ bây giờ, ông Abe đã đề nghị hỗ trợ Philippines và người Việt, chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự xâm lấn của Trung Quốc, cả với việc gửi tàu tuần tra bờ biển. Từ khi nhậm chức năm 2012, tuy Abe đã gặp tất cả các chính phủ Đông Nam Á, nhưng chưa đến Trung Quốc. Bây giờ thì trong bài diễn văn của mình vào chiều thứ sáu tại lễ khai mạc hội nghị thượng đỉnh ở Singapore, ông sẽ nhấn mạnh tới một ‘đối thoại xây dựng với Bắc Kinh’, thư ký chính phủ Yoshihide Suga giải thích. Đồng thời, ông cũng sẽ nhắc nhở Trung Quốc cần phải tuân theo luật pháp hiện hành. Ngay trong một cuộc phỏng vấn trước đó, ông Abe đã nói rằng “hoạt động khoan dầu đơn phương của Trung Quốc làm tăng thêm căng thẳng”. “Chúng tôi sẽ không bao giờ khoan dung cho một sự thay đổi hiện trạng bằng bạo lực hay cưỡng ép”, rồi ông thêm vào sau đó.
06-02-2014 12:28:48 PM
Christoph Hein (*)
Phan Ba dịch từ Nhật báo Phổ thông Frankfurt (FAZ)
(*) Christoph Hein sanh năm 1960, là thông tín viên kinh tế cho Nam Á/Thái Bình Dương của FAZ, trụ sở ở Singapore.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=189166&zoneid=434#.U40eQPldUXq
Trái cây Trung Quốc nhiễm độc dội chợ
Một Thế Giới -
Nhiều người bán cho biết, gần đây người tiêu dùng né trái cây Trung Quốc vì sợ chất độc. Ảnh minh họa
Trước tình hình trên, hiện nay các mặt hàng trái cây, rau, củ, quả Trung Quốc trên địa bàn TP.HCM đã giảm mạnh sức tiêu thụ.
Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã gửi công văn cho Cục An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu - Tổng cục Giám sát chất lượng, thanh tra và kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ) cảnh báo về 17 lô hàng thực phẩm có nguồn gốc từ nước này xuất khẩu sang Việt Nam bị phát hiện dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật vượt quá mức quy định của Việt Nam.
Theo danh sách đính kèm, các lô hàng này gồm có: quýt tươi, cà rốt, nho tươi, chanh tươi, hồng quả, táo, cam tươi và củ cải trắng.
Trong đó, quýt tươi bị phát hiện vi phạm nhiều nhất với 8 lô hàng (126 tấn), cà rốt 2 lô (54 tấn), táo quả 1 lô (40 tấn), nho quả tươi 2 lô (20 tấn), còn lại mỗi mặt hàng có 1 lô vi phạm, khối lượng từ 6 đến 15 tấn.
Các hóa chất thuốc bảo vệ thực vật bị phát hiện vượt ngưỡng gồm: Carbendazim (dùng để diệt nấm), Difenoconazol, Thiophanate, Propargite (dùng để diệt nhện) và Methomyl.
Theo khảo sát của PV Một Thế Giới, hiện nhiều loại trái cây, rau, củ, quả nguồn gốc từ Trung Quốc vẫn được bày bán tại các chợ trên địa bàn TP.HCM nhưng sức mua đã giảm mạnh vì người tiêu dùng phần nào nhận biết được tác hại của các loại chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức (quận Thủ Đức), được xem là nơi nhập hàng Trung Quốc lớn nhất TP.HCM. Giá cà rốt hiện bán 13.000 đồng/kg, cam 36.000 đồng/kg, cải bắp 10.000 đồng/kg, táo xanh 19.000 đồng/kg, quýt từ 23.000-26.000 đồng/kg… Tuy nhiên, gần 1 tháng nay lượng hàng về giảm đáng kể.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy - Trưởng phòng điều hành dịch vụ chợ nông sản thực phẩm Thủ Đức cho biết: “Trong tháng 5 sản lượng rau, củ, quả Trung Quốc đã giảm hơn so với tháng trước. Cụ thể, rau từ 140 tấn/ngày giảm còn 110 tấn/ngày, trái cây 130 tấn/ngày giảm còn 96 tấn/ngày”.
Chị Mai Lan (ngụ quận 10) cho biết: “Nghe thông tin trên báo, đài gần đây liên tục phát hiện chất lạ độc hại gây nguy hiểm cho sức khỏe trong trái cây Trung Quốc nên tôi chỉ vào siêu thị mua hoặc đi chợ chọn lựa hàng Việt, mặc dù giá cao hơn và có thể nhìn không bắt mắt nhưng ăn vào đảm bảo sức khỏe”.
Người tiêu thụ dè chừng với hàng Trung Quốc.
Cô Trần Thị Kim Liên một chủ sạp bán trái cây tại chợ An Đông quận 5 nói: “Mấy năm trước hàng Trung Quốc lấy về bán còn chạy, chứ bây giờ người tiêu dùng họ cũng sợ ảnh hưởng đến sức khỏe nên ít mua ăn. Bán không được nên đã mấy tháng rồi tôi không dám lấy hàng”.
Lê Quyết
Giảm phụ thuộc Trung Quốc về kinh tế, bằng cách nào?
Một Thế Giới - 06:42 03-06-2014
Khi Trung Quốc kéo giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của nước ta, xâm chiếm lãnh hải của ta, thực tế nền kinh tế của ta đang phụ thuộc lớn vào Trung Quốc không chỉ được nhìn dưới góc độ miếng bánh lợi ích của tự do thương mại ta được hưởng quá ít so với Trung Quốc, mà còn ở góc độ an ninh kinh tế.
Chúng ta kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình như ngoại giao, luật pháp, duy trì quan hệ kinh tế bình thường với Trung Quốc nhưng không loại trừ Trung Quốc trả đũa bằng biện pháp kinh tế, vì vậy ta không thể không có kịch bản ứng phó khẩn cấp.
Những kịch bản trước mắt cũng như lâu dài, tin rằng cơ quan quản lý nhà nước các cấp đã chuẩn bị và cần sự hợp tác, phối hợp cũng như thêm sáng kiến của tất cả các tác nhân trong nền kinh tế.
Nhưng cũng phải thấy rằng, cho dù không có sự kiện giàn khoa HD 981, thì bức tranh quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng cần phải chỉnh sửa, từ chính sách vĩ mô của nhà nước đến hoạt động vi mô của doanh nghiệp hay hành vi tiêu dùng của người dân, để phía Việt Nam có nhiều gam màu sáng hơn.
Trước mắt - khẩn cấp và lâu dài - căn bản, cốt lõi, đều đòi hỏi sự hành động. Bằng việc mở diễn đàn “Giảm phụ thuộc Trung Quốc về kinh tế, bằng cách nào?”, báo điện tử Một Thế Giới mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc, để cùng nhau vượt qua lúc thời điểm khó khăn này cũng như hướng đến một cuộc chấn hưng tìm kiếm phát triển.
Giải pháp, hãy nhìn từ thực tế, bắt đầu từ thực tế về quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc. Thực tế đó là:
- Về thương mại: Việt Nam chưa cải thiện được nhiều về xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng lại gia tăng mạnh về nhập khẩu từ quốc gia này. Từ năm 2000 – 2013, tỉ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ dao động trong khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nhưng tỉ trọng nhập khẩu đã tăng từ 10% lên mức 28%. Với cơ cấu hàng tiêu dùng chiếm tỉ trọng khoảng 20%, hàng tư liệu sản xuất chiếm khoảng 35%, hàng công nghiệp phụ trợ và máy móc phụ tùng vận tải 35%, có thể thấy khoảng 70% hàng hóa Trung Quốc được nhập vào Việt Nam để phục vụ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí cả các doanh nghiệp lớn đang sử dụng công nghệ của Trung Quốc để sản xuất.
- Về đầu tư: Hiện vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam chỉ chiếm khoảng 3% tổng vốn FDI mà Việt Nam thu hút được mỗi năm, nhưng cùng với việc Việt Nam đẩy mạnh đàm phán gia nhập TPP, đã xuất hiện hiện tượng doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư mạnh vào việc xây dựng nhà máy để sản xuất nguyên vật liệu tại Việt Nam nhằm tận dụng cơ hội từ TPP.
- Về tổng thầu EPC: Trung Quốc hiện là nhà thầu lớn nhất của Việt Nam. Các doanh nghiệp Trung Quốc đã trúng thầu EPC (tư vấn, thiết kế - cung cấp thiết bị - xây lắp, vận hành; hay nói cách khác là thực hiện dự án theo phương thức chìa khoá trao tay) phần lớn các công trình năng lượng, khai khoáng, hóa chất ở Việt Nam.
Theo thống kê được công bố vào đầu tháng 4.2014 của Viện Nghiên cứu cơ khí thuộc bộ Công thương, Việt Nam hiện có 20 dự án nhiệt điện thì có 15 công trình được phía Trung Quốc làm tổng thầu EPC. Trong ngành xi măng, 24 dự án lớn do Trung Quốc làm tổng thầu. Cả nước có hai dự án công nghiệp nhôm và bauxite và ba nhà máy tuyển than thì tất cả đều do nhà thầu Trung Quốc đảm trách. Nếu tình huống xấu xảy ra trong bang giao kinh tế, việc này sẽ đẩy Việt Nam vào thế khó.
Nhưng cũng có một thực tế khác, mở ra cơ hội “giảm phụ thuộc” từ Trung Quốc là bên cạnh các hiệp định tự do thương mại đã ký, Việt Nam đang tích cực đàm phán hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và AFTA với EU, với triển vọng mở rộng nguồn cung và thị trường trường xuất khẩu, có thể đa phương hơn nữa để giảm việc tập trung trứng vào một giỏ.
Khi Trung Quốc kéo giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của nước ta, xâm chiếm lãnh hải của ta, thực tế nền kinh tế của ta đang phụ thuộc lớn vào Trung Quốc không chỉ được nhìn dưới góc độ miếng bánh lợi ích của tự do thương mại ta được hưởng quá ít so với Trung Quốc, mà còn ở góc độ an ninh kinh tế.
Chúng ta kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình như ngoại giao, luật pháp, duy trì quan hệ kinh tế bình thường với Trung Quốc nhưng không loại trừ Trung Quốc trả đũa bằng biện pháp kinh tế, vì vậy ta không thể không có kịch bản ứng phó khẩn cấp.
Những kịch bản trước mắt cũng như lâu dài, tin rằng cơ quan quản lý nhà nước các cấp đã chuẩn bị và cần sự hợp tác, phối hợp cũng như thêm sáng kiến của tất cả các tác nhân trong nền kinh tế.
Nhưng cũng phải thấy rằng, cho dù không có sự kiện giàn khoa HD 981, thì bức tranh quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng cần phải chỉnh sửa, từ chính sách vĩ mô của nhà nước đến hoạt động vi mô của doanh nghiệp hay hành vi tiêu dùng của người dân, để phía Việt Nam có nhiều gam màu sáng hơn.
Trước mắt - khẩn cấp và lâu dài - căn bản, cốt lõi, đều đòi hỏi sự hành động. Bằng việc mở diễn đàn “Giảm phụ thuộc Trung Quốc về kinh tế, bằng cách nào?”, báo điện tử Một Thế Giới mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc, để cùng nhau vượt qua lúc thời điểm khó khăn này cũng như hướng đến một cuộc chấn hưng tìm kiếm phát triển.
Giải pháp, hãy nhìn từ thực tế, bắt đầu từ thực tế về quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc. Thực tế đó là:
- Về thương mại: Việt Nam chưa cải thiện được nhiều về xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng lại gia tăng mạnh về nhập khẩu từ quốc gia này. Từ năm 2000 – 2013, tỉ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ dao động trong khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nhưng tỉ trọng nhập khẩu đã tăng từ 10% lên mức 28%. Với cơ cấu hàng tiêu dùng chiếm tỉ trọng khoảng 20%, hàng tư liệu sản xuất chiếm khoảng 35%, hàng công nghiệp phụ trợ và máy móc phụ tùng vận tải 35%, có thể thấy khoảng 70% hàng hóa Trung Quốc được nhập vào Việt Nam để phục vụ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí cả các doanh nghiệp lớn đang sử dụng công nghệ của Trung Quốc để sản xuất.
- Về đầu tư: Hiện vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam chỉ chiếm khoảng 3% tổng vốn FDI mà Việt Nam thu hút được mỗi năm, nhưng cùng với việc Việt Nam đẩy mạnh đàm phán gia nhập TPP, đã xuất hiện hiện tượng doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư mạnh vào việc xây dựng nhà máy để sản xuất nguyên vật liệu tại Việt Nam nhằm tận dụng cơ hội từ TPP.
- Về tổng thầu EPC: Trung Quốc hiện là nhà thầu lớn nhất của Việt Nam. Các doanh nghiệp Trung Quốc đã trúng thầu EPC (tư vấn, thiết kế - cung cấp thiết bị - xây lắp, vận hành; hay nói cách khác là thực hiện dự án theo phương thức chìa khoá trao tay) phần lớn các công trình năng lượng, khai khoáng, hóa chất ở Việt Nam.
Theo thống kê được công bố vào đầu tháng 4.2014 của Viện Nghiên cứu cơ khí thuộc bộ Công thương, Việt Nam hiện có 20 dự án nhiệt điện thì có 15 công trình được phía Trung Quốc làm tổng thầu EPC. Trong ngành xi măng, 24 dự án lớn do Trung Quốc làm tổng thầu. Cả nước có hai dự án công nghiệp nhôm và bauxite và ba nhà máy tuyển than thì tất cả đều do nhà thầu Trung Quốc đảm trách. Nếu tình huống xấu xảy ra trong bang giao kinh tế, việc này sẽ đẩy Việt Nam vào thế khó.
Nhưng cũng có một thực tế khác, mở ra cơ hội “giảm phụ thuộc” từ Trung Quốc là bên cạnh các hiệp định tự do thương mại đã ký, Việt Nam đang tích cực đàm phán hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và AFTA với EU, với triển vọng mở rộng nguồn cung và thị trường trường xuất khẩu, có thể đa phương hơn nữa để giảm việc tập trung trứng vào một giỏ.
Gần 20 giám thị 'coi' một thí sinh thi môn sử
HÀ NỘI (NV) - Chuyện khó tin nhưng có thật xảy ra tại hội đồng thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quang Trung ở Hà Nội chiều ngày 2 tháng 6, 2014. Một lực lượng cán bộ coi thi gồm thanh tra, giám thị, lãnh đạo hội đồng coi thi, chưa kể nhân viên bảo vệ và công an giữ trật tự cho cuộc thi lên đến 19 người, chỉ để canh gác cho ... một thí sinh làm bài thi môn sử kỳ thi tốt nghiệp trung học năm nay.
Cảnh học sinh xé đề cương môn Sử vất trắng sân trường ở quận 11, Sài Gòn hồi tháng 3, 2013. (Hình: VNExpress)
Báo mạng Vietnam Net dẫn lời bà Ðoàn Ðức Hạnh, phó chủ tịch hội đồng thi và là phó hiệu trưởng trường trung học Quang Trung nói rằng, trước đó có khoảng 8 em học sinh ghi danh thi môn lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp. Thế nhưng, vào giờ chót, có lẽ vì thấy quá ít người thi, các em khác đổi ý, để chỉ còn một thí sinh duy nhất ghi danh thi môn này.
Bà Ðoàn Ðức Hạnh cũng cho biết, đã phải giải thích cặn kẽ thì gia đình của thí sinh độc nhất chọn môn sử để thi mới thoát khỏi tâm lý nao núng. Bà chủ tịch hội đồng thi đã phải đón em học sinh này vào tận phòng thi, an ủi, khuyên lơn em nên... yên tâm làm bài thi. Bà này cũng nói rằng, mặc dù chỉ có một thí sinh độc nhất ngồi trong phòng thi, cả một hội đồng quy tụ đến 19 cán bộ coi thi vẫn phải hiện diện đầy đủ để “bảo đảm cuộc thi diễn ra an toàn, nghiêm túc.”
Cũng theo Vietnam Net, trên 900,000 học sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp bậc trung học ở Việt Nam, bắt đầu sáng ngày 2 tháng 6, 2014. Thay vì phải thi cả 6 môn bắt buộc, các thí sinh chỉ phải thi bốn môn, gồm hai môn bắt buộc là văn và toán. Các thí sinh được chọn hai môn thi còn lại trong các môn: vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, lịch sử và ngoại ngữ.
Vietnam Net cho biết, đúng theo dự đoán, hai môn thi ít người chọn nhất là lịch sử và ngoại ngữ, đặc biệt là môn lịch sử.
Vào ngày 30 tháng 3, 2013 rồi, hàng trăm học sinh trường trung học Nguyễn Hiền, quận 11, Sài Gòn đã đồng loạt xé đề cương môn sử vất trắng sân trường, vừa reo hò vang dội sau khi nghe thông báo loại môn lịch sử khỏi kỳ thi tốt nghiệp trung học năm 2013 của Bộ Giáo Dục. Theo báo Thanh Niên, đây là lần đầu tiên người ta trông thấy cảnh học trò xé đề cương một môn học vất công khai. Hàng chục em còn quay phim cảnh tượng này tung lên mạng để “khoe thành tích” tẩy chay môn lịch sử.
Thí sinh duy nhất thi môn sử ngồi trong phòng thi vắng lặng tại Hà Nội. (Hình: Vietnam Net)
Báo Thanh niên dẫn lời tâm sự của một số học sinh nói rằng, “từ trước đến giờ chẳng nhớ gì về bài học lịch sử Việt Nam.” Có em cho rằng thầy cô dạy theo kiểu học vẹt, biến lịch sử thành môn “hành hạ học sinh lớp 12 suốt 9 tháng trời.”
Báo này cũng dẫn lời nhà giáo dạy sử 10 năm nay, ông Nguyễn Duy Ðăng, cho biết: “Tôi chứng kiến cảnh học trò bày tỏ thái độ chán ghét môn học sử như thế nào rồi. Và hành động trên là cách thể hiện sự thông minh của họ. Tôi không lên án hành động này.”
Theo báo Người Lao Ðộng, phúc trình hội nghị khoa học về lịch sử được tổ chức tại Ðà Nẵng hồi tháng 8, 2012 nói rằng, gần 100% học sinh trung học ở Việt Nam không thích môn sử. Báo Người Lao Ðộng còn xác nhận rằng ngay cả thầy cô giáo cũng “ngán” dạy môn sử.
Theo dư luận, môn sử khô khan, nhồi sọ, và đầy những con số dối trá, bóp méo sự thật... nên cuối cùng bị giới trẻ tẩy chay. (PL)
06-02-2014 2:38:44 PM
Cảnh học sinh xé đề cương môn Sử vất trắng sân trường ở quận 11, Sài Gòn hồi tháng 3, 2013. (Hình: VNExpress)
Báo mạng Vietnam Net dẫn lời bà Ðoàn Ðức Hạnh, phó chủ tịch hội đồng thi và là phó hiệu trưởng trường trung học Quang Trung nói rằng, trước đó có khoảng 8 em học sinh ghi danh thi môn lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp. Thế nhưng, vào giờ chót, có lẽ vì thấy quá ít người thi, các em khác đổi ý, để chỉ còn một thí sinh duy nhất ghi danh thi môn này.
Bà Ðoàn Ðức Hạnh cũng cho biết, đã phải giải thích cặn kẽ thì gia đình của thí sinh độc nhất chọn môn sử để thi mới thoát khỏi tâm lý nao núng. Bà chủ tịch hội đồng thi đã phải đón em học sinh này vào tận phòng thi, an ủi, khuyên lơn em nên... yên tâm làm bài thi. Bà này cũng nói rằng, mặc dù chỉ có một thí sinh độc nhất ngồi trong phòng thi, cả một hội đồng quy tụ đến 19 cán bộ coi thi vẫn phải hiện diện đầy đủ để “bảo đảm cuộc thi diễn ra an toàn, nghiêm túc.”
Cũng theo Vietnam Net, trên 900,000 học sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp bậc trung học ở Việt Nam, bắt đầu sáng ngày 2 tháng 6, 2014. Thay vì phải thi cả 6 môn bắt buộc, các thí sinh chỉ phải thi bốn môn, gồm hai môn bắt buộc là văn và toán. Các thí sinh được chọn hai môn thi còn lại trong các môn: vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, lịch sử và ngoại ngữ.
Vietnam Net cho biết, đúng theo dự đoán, hai môn thi ít người chọn nhất là lịch sử và ngoại ngữ, đặc biệt là môn lịch sử.
Vào ngày 30 tháng 3, 2013 rồi, hàng trăm học sinh trường trung học Nguyễn Hiền, quận 11, Sài Gòn đã đồng loạt xé đề cương môn sử vất trắng sân trường, vừa reo hò vang dội sau khi nghe thông báo loại môn lịch sử khỏi kỳ thi tốt nghiệp trung học năm 2013 của Bộ Giáo Dục. Theo báo Thanh Niên, đây là lần đầu tiên người ta trông thấy cảnh học trò xé đề cương một môn học vất công khai. Hàng chục em còn quay phim cảnh tượng này tung lên mạng để “khoe thành tích” tẩy chay môn lịch sử.
Thí sinh duy nhất thi môn sử ngồi trong phòng thi vắng lặng tại Hà Nội. (Hình: Vietnam Net)
Báo Thanh niên dẫn lời tâm sự của một số học sinh nói rằng, “từ trước đến giờ chẳng nhớ gì về bài học lịch sử Việt Nam.” Có em cho rằng thầy cô dạy theo kiểu học vẹt, biến lịch sử thành môn “hành hạ học sinh lớp 12 suốt 9 tháng trời.”
Báo này cũng dẫn lời nhà giáo dạy sử 10 năm nay, ông Nguyễn Duy Ðăng, cho biết: “Tôi chứng kiến cảnh học trò bày tỏ thái độ chán ghét môn học sử như thế nào rồi. Và hành động trên là cách thể hiện sự thông minh của họ. Tôi không lên án hành động này.”
Theo báo Người Lao Ðộng, phúc trình hội nghị khoa học về lịch sử được tổ chức tại Ðà Nẵng hồi tháng 8, 2012 nói rằng, gần 100% học sinh trung học ở Việt Nam không thích môn sử. Báo Người Lao Ðộng còn xác nhận rằng ngay cả thầy cô giáo cũng “ngán” dạy môn sử.
Theo dư luận, môn sử khô khan, nhồi sọ, và đầy những con số dối trá, bóp méo sự thật... nên cuối cùng bị giới trẻ tẩy chay. (PL)
06-02-2014 2:38:44 PM
Tàu Trung Quốc đâm thủng tàu cảnh sát biển Việt Nam
ÐÀ NẴNG (NV) - Sau một thời gian chỉ tấn công trực diện các tàu đánh cá, chiều 1 tháng 6, lần đầu tiên tàu cảnh sát biển của Trung Quốc, cố tình đâm chìm tàu cảnh sát biển của Việt Nam.
Tờ Thanh Niên tường thuật, căng thẳng trong khu vực tranh chấp có chiều hướng gia tăng vào cuối ngày đầu tiên của tháng 6, khi các tàu của Trung Quốc đột nhiên hung hăng khác thường. Sau khi liên tục xịt vòi rồng vào tàu cảnh sát biển mang số hiệu 2013 của Việt Nam giống như nhiều ngày trước đó, tàu cảnh sát biển mang số hiệu 46105 của Trung Quốc đột nhiên đâm thẳng vào mạn phải tàu cảnh sát biển mang số hiệu 2016 của Việt Nam.
Sau khi bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam tuyên bố vẫn xem Trung Quốc là “bạn,” chỉ “đôi khi có những va chạm gây căng thẳng,” tàu cảnh sát biển của “bạn” tấn công trực diện, đâm thủng tàu của cảnh sát biển Việt Nam. (Hình: Thanh Niên)
Mỏ neo gắn ở mũi tàu cảnh sát biển mang số hiệu 46105 của Trung Quốc đã gây hư hại nặng nề cho tàu cảnh sát biển mang số hiệu 2016 của Việt Nam. Tàu cảnh sát biển mang số hiệu 2016 của Việt Nam gãy 7 mét lan can, gãy ống thông hơi, gãy ống dẫn dầu, đồng thời bị thủng bốn lỗ ở mạn phải, lỗ lớn nhất dài 40 centimeter, rộng 7 centimeter. Trong bốn lỗ thủng này, có một lỗ chỉ cách mép nước 40 centimeter nên nước đã tràn vào khoang tàu.
Thuyền trưởng tàu cảnh sát biển mang số hiệu 2016 của Việt Nam cho biết đã cho con tàu của ông ta rời khu vực tranh chấp để trở về Ðà Nẵng sửa chữa vì các lỗ thủng đe dọa sự an toàn của con tàu.
Từ khi xảy ra tranh chấp ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, tại khu vực tranh chấp, Trung Quốc luôn ở thế áp đảo cả về số lượng tàu lẫn kích thước, sức mạnh của các loại tàu.
Trò chuyện với phóng viên Reuters bên lề Ðối thoại Shangri-La ở Singapore, ông Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Quốc Phòng Việt Nam cho biết, đầu năm tới, Nhật sẽ giao cho Việt Nam một lô tàu tuần duyên, song không tiết lộ số lượng là bao nhiêu chiếc.
Từ năm ngoái đến nay, giới lãnh đạo Việt Nam, đã liên tục đề nghị Nhật viện trợ tàu tuần duyên cho Việt Nam như Nhật từng thực hiện đối với Philippines và Malaysia. Thủ tướng Nhật và bộ trưởng Quốc Phòng Nhật cũng đã từng vài lần hứa hẹn sẽ viện trợ tàu tuần duyên cho Việt Nam nhưng không xác định thời điểm và số lượng. Nay, ngoài việc tiết lộ thời điểm Nhật sẽ viện trợ tàu tuần duyên, viên thứ trưởng Quốc Phòng Việt Nam còn nói thêm rằng, Nhật sẽ huấn luyện và chia sẻ thông tin với lực lượng cảnh sát biển Việt Nam.
Cũng theo Reuters, viên thứ trưởng Quốc Phòng Việt Nam nói thêm rằng, Việt Nam chưa xác định lúc nào sẽ đưa tranh chấp chủ quyền trên Biển Ðông giữa Việt Nam và Trung Quốc ra Tòa Án Trọng Tài Liên Hiệp Quốc. Theo viên thứ trưởng này, Trung Quốc đã nhiều lần đề nghị Việt Nam không đưa tranh chấp giữa hai bên ra tòa. Việt Nam có kiện Trung Quốc hay không sẽ phụ thuộc vào cách ứng xử của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc “tiếp tục dồn ép Việt Nam, Việt Nam không có lựa chọn nào khác.”
Một số hãng thông tấn quốc tế cho biết, khi tham dự Ðối Thoại Shangri-La ở Singapore, thứ trưởng Quốc Phòng Việt Nam đã gặp riêng ông Vương Quan Trung, phó tổng tham mưu trưởng của quân đội Trung Quốc. Phát ngôn viên quân đội Trung Quốc cho biết, hai bên đã “trao đổi quan điểm một cách thẳng thắn về các vấn đề an ninh.”
Viên tướng là thứ trưởng Quốc Phòng Việt Nam nói với Reuters là những ý kiến của ông Shinzo Abe, thủ tướng Nhật và ông Chuck Hagel, bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, tại Ðối Thoại Shangri-la về an ninh khu vực là “có giá trị lớn và rất có ý nghĩa.” Những ý kiến đó buộc các quốc gia ASEAN phải nghĩ lại vì vụ giàn khoan 981 không chỉ liên quan đến Việt Nam mà còn liên quan đến nhiều quốc gia khác.
Với tư cách một diễn giả chính, tại Ðối Thoại Shangri-la, ông Shinzo Abe, thủ tướng Nhật, khẳng định, các tuyên bố về chủ quyền trên biển phải dựa vào luật lệ quốc tế. Không quốc gia nào có thể dùng vũ lực hay hăm dọa để khẳng định chủ quyền. Ông Abe còn nhấn mạnh, Nhật sẽ ủng hộ tối đa cho nỗ lực bảo đảm an ninh vùng biển và bầu trời, duy trì tự do hàng hải và tự do hàng không của các quốc gia ASEAN. Nhật cũng có kế hoạch giữ vai trò lớn hơn và chủ động hơn so với thời điểm hiện nay để bảo đảm cho Châu Á và thế giới hòa bình hơn.
Sau ông Abe, ông Chuck Hagel, bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ công khai cáo buộc Trung Quốc gây bất ổn ở biển Ðông, đe dọa quá trình phát triển của khu vực và cho biết, Hoa Kỳ sẽ không làm ngơ khi có quốc gia khác coi thường luật pháp quốc tế.
Ðến lượt Việt Nam, ông Phùng Quang Thanh, bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam gọi Trung Quốc là “bạn.” Ông Thanh so sánh xung đột chủ quyền Việt-Trung như “mâu thuẫn gia đình.” Trong diễn văn tại Ðối Thoại Shangri-La, Singapore, ông Thanh nói rằng, “Quan hệ giữa Việt Nam và 'nước bạn láng giềng Trung Quốc' về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Ðông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng.” Ông Thanh “đề nghị” Trung Quốc rút giàn khoan và cùng Việt Nam đàm phán để giữ được hòa bình ổn định và quan hệ hữu nghị hai nước. (G.Ð)
06-02-2014 2:00:25 PM
Tờ Thanh Niên tường thuật, căng thẳng trong khu vực tranh chấp có chiều hướng gia tăng vào cuối ngày đầu tiên của tháng 6, khi các tàu của Trung Quốc đột nhiên hung hăng khác thường. Sau khi liên tục xịt vòi rồng vào tàu cảnh sát biển mang số hiệu 2013 của Việt Nam giống như nhiều ngày trước đó, tàu cảnh sát biển mang số hiệu 46105 của Trung Quốc đột nhiên đâm thẳng vào mạn phải tàu cảnh sát biển mang số hiệu 2016 của Việt Nam.
Sau khi bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam tuyên bố vẫn xem Trung Quốc là “bạn,” chỉ “đôi khi có những va chạm gây căng thẳng,” tàu cảnh sát biển của “bạn” tấn công trực diện, đâm thủng tàu của cảnh sát biển Việt Nam. (Hình: Thanh Niên)
Mỏ neo gắn ở mũi tàu cảnh sát biển mang số hiệu 46105 của Trung Quốc đã gây hư hại nặng nề cho tàu cảnh sát biển mang số hiệu 2016 của Việt Nam. Tàu cảnh sát biển mang số hiệu 2016 của Việt Nam gãy 7 mét lan can, gãy ống thông hơi, gãy ống dẫn dầu, đồng thời bị thủng bốn lỗ ở mạn phải, lỗ lớn nhất dài 40 centimeter, rộng 7 centimeter. Trong bốn lỗ thủng này, có một lỗ chỉ cách mép nước 40 centimeter nên nước đã tràn vào khoang tàu.
Thuyền trưởng tàu cảnh sát biển mang số hiệu 2016 của Việt Nam cho biết đã cho con tàu của ông ta rời khu vực tranh chấp để trở về Ðà Nẵng sửa chữa vì các lỗ thủng đe dọa sự an toàn của con tàu.
Từ khi xảy ra tranh chấp ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, tại khu vực tranh chấp, Trung Quốc luôn ở thế áp đảo cả về số lượng tàu lẫn kích thước, sức mạnh của các loại tàu.
Trò chuyện với phóng viên Reuters bên lề Ðối thoại Shangri-La ở Singapore, ông Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Quốc Phòng Việt Nam cho biết, đầu năm tới, Nhật sẽ giao cho Việt Nam một lô tàu tuần duyên, song không tiết lộ số lượng là bao nhiêu chiếc.
Từ năm ngoái đến nay, giới lãnh đạo Việt Nam, đã liên tục đề nghị Nhật viện trợ tàu tuần duyên cho Việt Nam như Nhật từng thực hiện đối với Philippines và Malaysia. Thủ tướng Nhật và bộ trưởng Quốc Phòng Nhật cũng đã từng vài lần hứa hẹn sẽ viện trợ tàu tuần duyên cho Việt Nam nhưng không xác định thời điểm và số lượng. Nay, ngoài việc tiết lộ thời điểm Nhật sẽ viện trợ tàu tuần duyên, viên thứ trưởng Quốc Phòng Việt Nam còn nói thêm rằng, Nhật sẽ huấn luyện và chia sẻ thông tin với lực lượng cảnh sát biển Việt Nam.
Cũng theo Reuters, viên thứ trưởng Quốc Phòng Việt Nam nói thêm rằng, Việt Nam chưa xác định lúc nào sẽ đưa tranh chấp chủ quyền trên Biển Ðông giữa Việt Nam và Trung Quốc ra Tòa Án Trọng Tài Liên Hiệp Quốc. Theo viên thứ trưởng này, Trung Quốc đã nhiều lần đề nghị Việt Nam không đưa tranh chấp giữa hai bên ra tòa. Việt Nam có kiện Trung Quốc hay không sẽ phụ thuộc vào cách ứng xử của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc “tiếp tục dồn ép Việt Nam, Việt Nam không có lựa chọn nào khác.”
Một số hãng thông tấn quốc tế cho biết, khi tham dự Ðối Thoại Shangri-La ở Singapore, thứ trưởng Quốc Phòng Việt Nam đã gặp riêng ông Vương Quan Trung, phó tổng tham mưu trưởng của quân đội Trung Quốc. Phát ngôn viên quân đội Trung Quốc cho biết, hai bên đã “trao đổi quan điểm một cách thẳng thắn về các vấn đề an ninh.”
Viên tướng là thứ trưởng Quốc Phòng Việt Nam nói với Reuters là những ý kiến của ông Shinzo Abe, thủ tướng Nhật và ông Chuck Hagel, bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, tại Ðối Thoại Shangri-la về an ninh khu vực là “có giá trị lớn và rất có ý nghĩa.” Những ý kiến đó buộc các quốc gia ASEAN phải nghĩ lại vì vụ giàn khoan 981 không chỉ liên quan đến Việt Nam mà còn liên quan đến nhiều quốc gia khác.
Với tư cách một diễn giả chính, tại Ðối Thoại Shangri-la, ông Shinzo Abe, thủ tướng Nhật, khẳng định, các tuyên bố về chủ quyền trên biển phải dựa vào luật lệ quốc tế. Không quốc gia nào có thể dùng vũ lực hay hăm dọa để khẳng định chủ quyền. Ông Abe còn nhấn mạnh, Nhật sẽ ủng hộ tối đa cho nỗ lực bảo đảm an ninh vùng biển và bầu trời, duy trì tự do hàng hải và tự do hàng không của các quốc gia ASEAN. Nhật cũng có kế hoạch giữ vai trò lớn hơn và chủ động hơn so với thời điểm hiện nay để bảo đảm cho Châu Á và thế giới hòa bình hơn.
Sau ông Abe, ông Chuck Hagel, bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ công khai cáo buộc Trung Quốc gây bất ổn ở biển Ðông, đe dọa quá trình phát triển của khu vực và cho biết, Hoa Kỳ sẽ không làm ngơ khi có quốc gia khác coi thường luật pháp quốc tế.
Ðến lượt Việt Nam, ông Phùng Quang Thanh, bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam gọi Trung Quốc là “bạn.” Ông Thanh so sánh xung đột chủ quyền Việt-Trung như “mâu thuẫn gia đình.” Trong diễn văn tại Ðối Thoại Shangri-La, Singapore, ông Thanh nói rằng, “Quan hệ giữa Việt Nam và 'nước bạn láng giềng Trung Quốc' về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Ðông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng.” Ông Thanh “đề nghị” Trung Quốc rút giàn khoan và cùng Việt Nam đàm phán để giữ được hòa bình ổn định và quan hệ hữu nghị hai nước. (G.Ð)
06-02-2014 2:00:25 PM