Cho đến bây giờ đã gần 4 thập niên trôi qua kể từ ngày VN thống nhất, nhưng lòng người Việt vẫn chưa thể thống nhất. Một trong những biểu hiện rõ nhất là đa số vẫn chỉ có thể chấp nhận đứng dưới một lá cờ: hoặc vàng hoặc đỏ. Chỉ có số ít hoặc không nghiêng về màu cờ nào và dành sự quyết định đó cho tương lai, khi đất nước đổi thay, sẽ có một cuộc trưng cầu dân ý về việc chọn lựa màu cờ; hoặc không chọn cả hai và muốn chính phủ mới sau này sẽ có một lá cờ mới, đoạn tuyệt hẳn với quá khứ.
Về phần mình, tôi tôn trọng quyết định của tất cả những ai xem lá cờ vàng là thiêng liêng, hoặc không nghiêng về màu cờ nào, hoặc không chọn cả hai như vừa nêu trên, tôi chỉ muốn tâm sự đôi điều với những ai cho đến giờ phút này vẫn xem lá cờ đỏ sao vàng của đảng cộng sản là cờ Tổ quốc.
Nếu đó là người dân bình thường không quan tâm và cũng không đọc/nghe/xem thông tin đa chiều về tình hình chính trị nên chưa nhận thức ra, hoặc nếu là những người từ 40, 50 tuổi trở lên nhưng sinh ra và lớn lên ở miền Bắc vốn nghe tuyên truyền bao nhiêu năm về “chế độ ngụy quyền tay sai bán nước” nên không hiểu hay căm ghét lá cờ vàng, hoặc nếu là người sinh ra sau chiến tranh không từng sống qua cả hai chế độ nên không biết chọn lựa gì hơn lá cờ đỏ…thì không có gì đáng nói.
Nhưng có những người đã hiểu ra tất cả những sai lầm, tội lỗi và hệ lụy đảng cộng sản đã gây nên cho đất nước, dân tộc VN trong bao nhiêu năm qua, thậm chí còn đứng về phía những người tiến bộ, dân chủ, mà vẫn còn lướng vướng lá cờ đỏ thì thật đáng tiếc.
Trước hết, chúng ta đều biết, lá cờ đỏ sao vàng không phải là lá cờ có từ bao nhiêu đời nay của dân tộc VN, do ông bà tổ tiên ta truyền lại, mà đó là lá cờ của đảng cộng sản VN. Cho dù được gọi là quốc kỳ thì cũng chỉ là quốc kỳ của nước VN Dân Chủ Cộng Hòa trước đây ở miền Bắc và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa VN hiện nay.
Là lá cờ đại diện cho đảng cộng sản, cho một chế độ do đảng cộng sản dựng nên, nhưng trên thực tế, một sự thật mà cho đến nay những ai có lương tri, có hiểu biết đều không thể phủ nhận rằng chính đảng cộng sản trong quá khứ và hiện tại, đã và đang là lực cản lớn nhất trên con đường giành lại tự do dân chủ, hạnh phúc cho nhân dân và sự cường thịnh cho đất nước. Sau bao nhiêu năm độc quyền lãnh đạo, không có lý do gì để đổ thừa cho bất cứ nguyên nhân nào khác, đảng và nhà nước cộng sản mà phải hoàn toàn chịu trách nhiệm khi:
Để cho VN hôm nay trở thành một quốc gia lạc hậu, thua xa các nước láng giềng hàng chục, hàng trăm năm về mọi mặt.
Để cho người dân ngày hôm nay sống trong một xã hội không có tự do, dân chủ, nhân quyền bị chà đạp, đạo đức suy đồi, văn hóa tàn mạt, những bản tính tốt đẹp, nhân văn của con người VN bị hủy hoại đến tận cùng…
Để cho VN bị lệ thuộc nặng nề vào Trung Cộng từ kinh tế cho đến chính trị, VN bị mất đất, mất đảo, mất biển và có nguy cơ mất nước vào tay Trung Cộng…
Đó là chưa kể, vì sự mù quáng của đảng cộng sản mà trong suốt thế kỷ XX, VN bị lôi kéo vào những cuộc chiến tranh liên tiếp hao người tốn của, tàn phá nặng nề đất nước và con người, từ chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và miền Nam Việt Nam Cộng Hòa, chiến tranh biên giới phía Bắc với Trung Quốc và biên giới Tây Nam với Khơ me Đỏ-Cambodia…
Chưa kể, chính những hành động ngu muội, đặt tình hữu nghị Việt-Trung lên trên quyền lợi đất nước, dân tộc của đảng cộng sản đã đưa tới bao hệ lụy thiệt thòi, nguy cơ cho đất nước và dân tộc VN, như công hàm của ông Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng 1958 cho tới nay đã luôn bị Bắc Kinh đưa ra làm cứng họng Hà Nội khi mở mồm nói về chủ quyền Hoàng Sa là một trong rất nhiều ví dụ.
Vậy có nên đứng dưới một lá cờ đại diện cho một chế độ, một đảng cầm quyền có quá nhiều sai lầm, mà nếu gọi là cõng rắn cắn gà nhà, bán nước thì cũng không ngoa hay không? Xin tùy cho mọi người suy nghĩ.
Hãy nhìn từ Liên Xô cho đến các nước XHCN cũ ở Đông Âu, sau khi thoát khỏi chế độ cộng sản, có nước nào sử dụng lại lá cờ của đảng cộng sản trước đó hay ngược lại, họ vĩnh viễn cất bỏ tất cả mọi thứ liên quan đến thời kỳ, chế độ cộng sản vào…bảo tàng?
Mong rằng một ngày nào đó, trên khắp nẻo đường VN sẽ tung bay lá cờ của một chế độ tự do dân chủ văn minh tôn trọng con người, lá cờ ấy màu gì cũng được nhưng đừng là màu đỏ gợi nhớ tới màu đỏ máu mà các đảng cộng sản trên thế giới thích dùng, bởi biểu tượng cờ đỏ, búa liềm, ngôi sao là biểu tượng của chủ nghĩa cộng sản, của toàn thể phong trào cộng sản trên thế giới.
Trong khi ngày nay nhắc lại “thành tích” của các chế độ cộng sản từ Liên Xô, các nước Đông Âu cũ…cho tới Bắc Hàn, Trung Quốc, Việt Nam…người ta chỉ lạnh người nhớ đến những tội ác diệt chủng, tội ác chống nhân loại, tội ác chiến tranh, hay tội ác xâm lược…mà các chế độ này đã từng gây ra đối với nhân dân của họ và của nước khác.
Và cùng với lá cờ mới, là một bài quốc ca mới, không còn những ngôn ngữ sắt máu, hiếu chiến kiểu như “Cờ in máu chiến thắng…Đường vinh quang xây xác quân thù…”, mà sẽ là những ca từ ngọt ngào tụng ca quê hương VN, tụng ca hòa bình, tình yêu thương.
Chỉ đến lúc đó, mới hy vọng có thể có được sự bình yên và thống nhất trong lòng mọi người con dân Việt, dù đang sống trong hay ngoài nước.
Thu, 05/29/2014 - 14:29
Song Chi
http://www.rfavietnam.com/node/2069
Thursday, May 29, 2014
Muốn thoát Trung phải vượt qua chính mình
Cổ nhân có câu “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Lịch sử mấy ngàn năm sống bên cạnh nước láng giềng lớn mạnh hơn gấp bao nhiêu lần, từng bị Trung Hoa đô hộ cả ngàn năm, nhưng chưa bao giờ ông cha ta chịu sống hèn, chưa bao giờ ông cha ta chịu mất một tấc đất vào tay quân bành trướng. Để xảy ra tình trạng Trung Cộng ngày càng ngang nhiên lấn lướt, hành xử như thể chúng muốn gì được nấy như ngày hôm nay, một phần lớn là do lỗi của nhà cầm quyền VN.
Có thể thấy suốt bao nhiêu năm là “bạn bè, đồng chí” môi hở răng lạnh, rồi là kẻ thù, sau đó lại quay lại bắt tay nhau, dường như nhà cầm quyền VN đối với tập đoàn Trung Nam Hải vẫn chưa thoát ra được những điểm yếu sau:
1. Không học được những bài học cũ.
Không phải đợi đến bây giờ bộ mặt thật của Bắc Kinh với Hà Nội và với nhân dân VN mới lộ ra. Nhưng dường như đảng và nhà nước cộng sản VN vẫn không chịu thấy, hoặc có thấy mà vẫn ru ngủ mình bằng thứ “tình hữu nghị viễn vông” (dùng đúng từ của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng), hoặc vẫn không tìm cách thoát ra, trái lại, ngày càng lún sâu, lệ thuộc thêm.
Cứ cho như trong giai đoạn đánh Pháp rồi đánh Mỹ, mục tiêu của đảng cộng sản VN lúc bấy giờ là bằng mọi giá phải chiếm cho được miền Nam, thống nhất toàn bộ đất nước vào tay mình nên bỏ qua những lấn cấn trong mối quan hệ với các nước cộng sản “đàn anh”. Hơn nữa, giai đoạn đó Liên Xô và Trung Cộng giúp đỡ, chi viện cho Bắc Việt rất nhiều, vì món nợ đó mà đảng cộng sản VN mê muội không nhìn ra dã tâm của Trung Cộng giúp miền Bắc đánh Mỹ cũng chính là làm lợi cho Trung Cộng. Tuy vậy, quan hệ hai bên đã không phải hoàn toàn tốt đẹp, bằng chứng là miền Bắc từ từ ngả dần về phía Liên Xô.
Nhưng đến khi Trung Cộng bắt tay với Mỹ, đem quân đánh Việt Nam trong cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979 thì lẽ ra sau đó tình hữu nghị giữa hai bên phải hoàn toàn chấm dứt. Và thực tế đã chấm dứt nhiều năm sau đó, nếu như không vì hoảng sợ trước sự sụp đổ của Liên Xô và khối XHCN ở Đông Âu 1990-1991, VN lại tự chui đầu vào thòng lọng lần thứ hai khi bình thường hóa quan hệ với Trung Cộng trong thế yếu, qua Hội nghị Thành Đô 1990, mở đầu cho một thời kỳ Hán thuộc mới.
Chỉ riêng trong lĩnh vực kinh tế, bao nhiêu năm qua báo chí, dư luận đã lên tiếng rất nhiều về những mối nguy lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Trung Quốc.
Từ cán cân chênh lệch ngày càng cao giữa nhập siêu và xuất siêu với Trung Quốc.
Từ việc Trung Quốc trúng thầu đến 80% các dự án lớn ở VN, trong đó phần lớn là xây dựng, khai thác khoáng sản, thủy điện…Ai cũng biết, chất lượng, kỹ thuật cho đến tay nghề của các công ty Trung Quốc thua xa các nước phương Tây, chỉ vì họ bỏ thầu thấp, biết “chung chi, lại quả” đậm mà trúng thầu, sau đó hậu quả thường là công trình bị kéo dài, chất lượng kém, phải sữa chữa, đội vốn lên rất nhiều. Trong quá trình thực hiện dự án, TQ đem sang tất cả nguyên vật liệu cho đến con ốc, cây đinh, VN không được lợi gì, về nhân lực họ mang theo từ kỹ sư, chuyên viên cho đến công nhân lao động phổ thông, người VN cũng không có thêm công ăn việc làm từ những dự án này.
Từ việc Trung Quốc tuồn hàng hóa kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả, hàng độc hại, thực phẩm không an toàn sang nước ta bằng con đường buôn lậu, phá hoại nền kinh tế, đầu độc sức khỏe người VN. Thương lái Trung Quốc thường xuyên qua VN, vơ vét thu mua nông ngư sản, đánh bẫy nông dân, ngư dân Việt bằng những chiêu lúc đầu hét giá cao, nông dân đua nhau trồng, nuôi mặt hàng mà thương lái cần, sau đó họ hạ giá hoặc không mua nữa, nông dân lại lỗ chổng gọng, nền sản xuất bị xáo trộn.
Đó là chưa nói những chiêu đi tìm mua những mặt hàng không giống ai, không biết để làm gì, từ móng trâu, móng bò, ốc bươu vàng…, vài năm trở lại đây thì đỉa, lá điều khô, dừa khô, rễ tiêu, rễ sim, lá khoai mì, lá khoai lang, ong bầu, gián đất v.v…Trước mắt là làm xáo trộn sản xuất, gây thiệt hại cho người dân, về lâu dài là làm mất cân bằng sinh thái, gây hại cho môi trường, phá hoại nền kinh tế.
Câu hỏi là những chiêu trò này có phải chỉ mới xảy ra? Không, đã từ hàng chục năm nay. Cái hại đã quá rõ. Vậy tại sao nhà nước vẫn không thể kiểm soát, ngăn chặn? Song song bên cạnh đó, tại sao trong hàng chục năm qua không âm thầm, tích cực tìm cách chuyển đổi, thay thế dần sự phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc bằng cách nỗ lực xây dựng quan hệ đối tác làm ăn với các nước khác, đồng thời tháo gỡ mọi khó khăn, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp trong nước làm ăn hầu kinh tế nội địa mạnh lên?
Để đến hôm nay khi quan hệ giữa hai bên căng thẳng, VN còn phải đối diện với nỗi lo sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về kinh tế nếu Trung Quốc cắt quan hệ, hoặc tìm cách trả đũa, “trừng phạt” bằng các biện pháp kinh tế.
Về mặt chính trị, quân sự, quốc phòng, sau cuộc chiến biên giới 1979 cũng như hàng loạt sự kiện mất đất, mất đảo, mất biển, VN đã rút ra bài học gì đề phòng một ngày nào đó Trung Cộng lại chơi xấu, tấn công chiếm thêm vài hòn đảo hay nổ ra một cuộc chiến mới?
Có người sẽ bảo VN ta cũng mua sắm vũ khí rất nhiều, mở rộng quan hệ với bao nhiêu nước trên thế giới v.v…Nói thật, VN sắm được một thì Trung Cộng sắm mười, so sánh về chuyện đầu tư quốc phòng với một nước lắm tiền thì làm sao cho lại. Còn mở rộng quan hệ theo kiểu làm bạn với tất cả các nước cũng có nghĩa không có ai là bạn thật sự cả, nhất là khi VN khăng khăng giữ nguyên tắc Ba không trong quốc phòng: “Không tham gia liên minh, đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào; không cho nước nào đặt căn cứ quân sự ở VN và không dựa vào nước này để chống nước kia.”
Chỉ riêng với Hoa Kỳ, VN đã bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ từ năm 1995, nhưng từ đó đến nay quan hệ giữa hai bên, chỉ trừ trong lĩnh vực thương mại, phải nói là phát triển hết sức dè dặt.
2. Luôn luôn trong thế bị động, đỡ đòn, phản ứng thì vô cùng chậm chạp.
Chỉ một ví dụ, giàn khoan “khủng” HD-981 của Trung Cộng không phải được lắp ráp ngày một ngày hai, mà đã lắp ráp có nghĩa là sẽ có ngày chúng đưa ra biển thăm dò dầu khí (chính thức giàn khoan này được Trung Quốc đưa vào hoạt động ngày 9 tháng 5 năm 2012). Lẽ ra ngay từ lúc đó, tập đoàn lãnh đạo VN đã phải ngồi lại tính toán xem nếu một ngày nào đó nó kéo giàn khoan vào nước mình thì mình sẽ đối phó cách nào chẳng hạn.
Đến khi Trung Cộng cho kéo giàn khoan vào vùng biển VN vào ngày 2.5.2014, ba ngày sau, báo chí VN mới loan tin. Ngày 10 tháng 5, Hội nghị Trung ương 9 Đảng CSVN đang họp cùng lúc nhưng không bàn công khai và tuyên bố về vụ giàn khoan. Chỉ đến khi kết thúc phiên họp, vào ngày 14 tháng 5, Hội nghị ra thông báo trong đó có đề cập về vấn đề này.
Ở cấp lãnh đạo cao nhất, mãi đến ngày 11 tháng 5, thủ tướng VN mới lên tiếng công khai tố cáo Trung Quốc và kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế, nhưng là ở ngoài nước, tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 24 ở Myanmar.
Ngày 21 tháng 5, trả lời qua email cho phóng viên của các hãng thông tấn AP và Reuters, ông Thủ tướng có có đề cập đến việc sẽ sử dụng khía cạnh pháp lý theo luật pháp quốc tế, để đấu tranh với Trung Quốc vụ giàn khoan, nhưng cũng chưa chính thức lên tiếng là sẽ kiện TQ ra tòa án quốc tế, và bao giờ kiện, trong khi ai cũng biết một vụ kiện như thế sẽ mất thời gian hàng năm như thế nào.
Ngoài ra, không thấy các ông lãnh đạo khác có lời tuyên bố cứng rắn tương tự hay có công hàm chính thức phản đối gửi đến Tập Cận Bình. Ngược lại, trong nhiều phát biểu, từ ông Vũ Mão-nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, ông Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Phùng Quang Thanh, ông Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho tới ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang… đều cho thấy hoặc trong nhận thức vẫn còn mơ hồ về tình “hữu nghị” đôi bên, hoặc hèn nhát, hoặc không đủ mạnh mẽ, đanh thép.
Suốt hơn 3 tuần qua, VN vẫn chỉ dám cử đội tàu chấp pháp, số lượng ít, nhỏ và yếu hơn hẳn lực lượng tàu bảo vệ giàn khoan của Trung Cộng, chạy vòng vòng bên ngoài phản đối, chưa có thêm “miếng võ” nào khác, trong lúc giàn khoan của Trung Cộng cứ ì ra đó và chắc chắn đã thực hiện việc khoan thăm dò dầu khí, mặt khác tàu TQ vừa tấn công tàu chấp pháp, tấn công đánh chìm tàu cá VN như chốn không người!
3. Có hai nhược điểm trên là vì không có tầm nhìn chiến lược.
Phải nói thật, so với các lãnh đạo đảng cộng sản Trung quốc từ trước đến nay, các lãnh đạo đảng cộng sản VN nhìn chung có tầm nhìn kém hẳn. Ngay từ khi còn đang quan hệ thắm thiết như “môi với răng” với VN, Mao Trạch Đông đã khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 8 năm 1965 rằng: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore… Sau khi giành được Đông Nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…”. ("Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua", NXB Sự Thật, 1979)
Cách họ chọn thời cơ tiến chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, bắt tay với Mỹ v.v…càng chứng tỏ điều đó. Còn VN, chỉ riêng chuyện Hoàng Sa, bản công hàm của Phạm Văn Đồng hay những suy nghĩ của một số lãnh đạo Bắc Việt thời đó “Quần đảo Hoàng Sa thà để cho Trung Quốc đồng chí anh em của ta giữ giùm còn hơn nằm trong tay bọn “ngụy quân ngụy quyền” là đủ thấy tầm nhìn kém, chỉ biết quyền lợi của đảng mà không biết đặt quyền lợi đất nước, dân tộc lên trên.
Đến hôm nay, Hà Nội lại bị Bắc Kinh làm nhục một lần nữa qua sự kiện giàn khoan, đồng thời khả năng mất biển, thậm chí mất nước lại trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.
Khắp nơi, lòng dân kêu gọi hãy “thoát Trung, thoát Hán”. Muốn vậy, có lẽ nhà cầm quyền phải tận tâm tận lực, quyết liệt gỡ thế khó trên cùng lúc nhiều mặt trận chính trị, quân sự, quốc phòng, ngoại giao, kinh tế...
Đã bao nhiêu lần đảng cộng sản VN đi sau, bị động, làm cái bóng của đảng cộng sản TQ. Lần này, lối thoát cho họ mà cũng là lối thoát cho dân tộc VN là phải đi trước TQ một bước, phải nhanh, bất ngờ, quyết liệt, làm những điều mà Trung Quốc sợ hoặc chưa dám làm, hoặc không nghĩ là VN sẽ làm. Chẳng hạn, thay đổi thể chế chính trị, bắt tay với phương Tây, ký kết là đồng minh của Hoa Kỳ và các nước dân chủ.
Về kinh tế, thay vì chờ bị Trung Cộng chơi xấu, trừng phạt về kinh tế phải tìm cách chuẩn bị, đặt ra hết mọi tình huống xấu nhất sẽ xảy ra và tính trước v.v…
Như nhiều người cũng đã bàn, sự kiện giàn khoan lần này có thể là nguy cơ mà cũng có thể lại là một cơ hội tuyệt vời cho dân tộc VN thoát Trung, chuyển mình bước hẳn sang dòng chảy của các nước tiến bộ. Giống như sự kiện đập Myitsone là giọt nước làm đầy tràn cái ly phẫn nộ của người dân Myanmar, buộc Tổng thống Thein Sein phải ra lệnh dừng xây đập, từ chối TQ, mở đầu hành trình thoát Trung, cải cách dân chủ, hướng về phương Tây.
Tất cả tùy thuộc: với nhà cầm quyền là vượt qua chính mình, với người dân VN là thực sự thức tỉnh.
05/27/2014 - 20:14
Song Chi.
http://www.rfavietnam.com/node/2067
Có thể thấy suốt bao nhiêu năm là “bạn bè, đồng chí” môi hở răng lạnh, rồi là kẻ thù, sau đó lại quay lại bắt tay nhau, dường như nhà cầm quyền VN đối với tập đoàn Trung Nam Hải vẫn chưa thoát ra được những điểm yếu sau:
1. Không học được những bài học cũ.
Không phải đợi đến bây giờ bộ mặt thật của Bắc Kinh với Hà Nội và với nhân dân VN mới lộ ra. Nhưng dường như đảng và nhà nước cộng sản VN vẫn không chịu thấy, hoặc có thấy mà vẫn ru ngủ mình bằng thứ “tình hữu nghị viễn vông” (dùng đúng từ của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng), hoặc vẫn không tìm cách thoát ra, trái lại, ngày càng lún sâu, lệ thuộc thêm.
Cứ cho như trong giai đoạn đánh Pháp rồi đánh Mỹ, mục tiêu của đảng cộng sản VN lúc bấy giờ là bằng mọi giá phải chiếm cho được miền Nam, thống nhất toàn bộ đất nước vào tay mình nên bỏ qua những lấn cấn trong mối quan hệ với các nước cộng sản “đàn anh”. Hơn nữa, giai đoạn đó Liên Xô và Trung Cộng giúp đỡ, chi viện cho Bắc Việt rất nhiều, vì món nợ đó mà đảng cộng sản VN mê muội không nhìn ra dã tâm của Trung Cộng giúp miền Bắc đánh Mỹ cũng chính là làm lợi cho Trung Cộng. Tuy vậy, quan hệ hai bên đã không phải hoàn toàn tốt đẹp, bằng chứng là miền Bắc từ từ ngả dần về phía Liên Xô.
Nhưng đến khi Trung Cộng bắt tay với Mỹ, đem quân đánh Việt Nam trong cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979 thì lẽ ra sau đó tình hữu nghị giữa hai bên phải hoàn toàn chấm dứt. Và thực tế đã chấm dứt nhiều năm sau đó, nếu như không vì hoảng sợ trước sự sụp đổ của Liên Xô và khối XHCN ở Đông Âu 1990-1991, VN lại tự chui đầu vào thòng lọng lần thứ hai khi bình thường hóa quan hệ với Trung Cộng trong thế yếu, qua Hội nghị Thành Đô 1990, mở đầu cho một thời kỳ Hán thuộc mới.
Chỉ riêng trong lĩnh vực kinh tế, bao nhiêu năm qua báo chí, dư luận đã lên tiếng rất nhiều về những mối nguy lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Trung Quốc.
Từ cán cân chênh lệch ngày càng cao giữa nhập siêu và xuất siêu với Trung Quốc.
Từ việc Trung Quốc trúng thầu đến 80% các dự án lớn ở VN, trong đó phần lớn là xây dựng, khai thác khoáng sản, thủy điện…Ai cũng biết, chất lượng, kỹ thuật cho đến tay nghề của các công ty Trung Quốc thua xa các nước phương Tây, chỉ vì họ bỏ thầu thấp, biết “chung chi, lại quả” đậm mà trúng thầu, sau đó hậu quả thường là công trình bị kéo dài, chất lượng kém, phải sữa chữa, đội vốn lên rất nhiều. Trong quá trình thực hiện dự án, TQ đem sang tất cả nguyên vật liệu cho đến con ốc, cây đinh, VN không được lợi gì, về nhân lực họ mang theo từ kỹ sư, chuyên viên cho đến công nhân lao động phổ thông, người VN cũng không có thêm công ăn việc làm từ những dự án này.
Từ việc Trung Quốc tuồn hàng hóa kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả, hàng độc hại, thực phẩm không an toàn sang nước ta bằng con đường buôn lậu, phá hoại nền kinh tế, đầu độc sức khỏe người VN. Thương lái Trung Quốc thường xuyên qua VN, vơ vét thu mua nông ngư sản, đánh bẫy nông dân, ngư dân Việt bằng những chiêu lúc đầu hét giá cao, nông dân đua nhau trồng, nuôi mặt hàng mà thương lái cần, sau đó họ hạ giá hoặc không mua nữa, nông dân lại lỗ chổng gọng, nền sản xuất bị xáo trộn.
Đó là chưa nói những chiêu đi tìm mua những mặt hàng không giống ai, không biết để làm gì, từ móng trâu, móng bò, ốc bươu vàng…, vài năm trở lại đây thì đỉa, lá điều khô, dừa khô, rễ tiêu, rễ sim, lá khoai mì, lá khoai lang, ong bầu, gián đất v.v…Trước mắt là làm xáo trộn sản xuất, gây thiệt hại cho người dân, về lâu dài là làm mất cân bằng sinh thái, gây hại cho môi trường, phá hoại nền kinh tế.
Câu hỏi là những chiêu trò này có phải chỉ mới xảy ra? Không, đã từ hàng chục năm nay. Cái hại đã quá rõ. Vậy tại sao nhà nước vẫn không thể kiểm soát, ngăn chặn? Song song bên cạnh đó, tại sao trong hàng chục năm qua không âm thầm, tích cực tìm cách chuyển đổi, thay thế dần sự phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc bằng cách nỗ lực xây dựng quan hệ đối tác làm ăn với các nước khác, đồng thời tháo gỡ mọi khó khăn, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp trong nước làm ăn hầu kinh tế nội địa mạnh lên?
Để đến hôm nay khi quan hệ giữa hai bên căng thẳng, VN còn phải đối diện với nỗi lo sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về kinh tế nếu Trung Quốc cắt quan hệ, hoặc tìm cách trả đũa, “trừng phạt” bằng các biện pháp kinh tế.
Về mặt chính trị, quân sự, quốc phòng, sau cuộc chiến biên giới 1979 cũng như hàng loạt sự kiện mất đất, mất đảo, mất biển, VN đã rút ra bài học gì đề phòng một ngày nào đó Trung Cộng lại chơi xấu, tấn công chiếm thêm vài hòn đảo hay nổ ra một cuộc chiến mới?
Có người sẽ bảo VN ta cũng mua sắm vũ khí rất nhiều, mở rộng quan hệ với bao nhiêu nước trên thế giới v.v…Nói thật, VN sắm được một thì Trung Cộng sắm mười, so sánh về chuyện đầu tư quốc phòng với một nước lắm tiền thì làm sao cho lại. Còn mở rộng quan hệ theo kiểu làm bạn với tất cả các nước cũng có nghĩa không có ai là bạn thật sự cả, nhất là khi VN khăng khăng giữ nguyên tắc Ba không trong quốc phòng: “Không tham gia liên minh, đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào; không cho nước nào đặt căn cứ quân sự ở VN và không dựa vào nước này để chống nước kia.”
Chỉ riêng với Hoa Kỳ, VN đã bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ từ năm 1995, nhưng từ đó đến nay quan hệ giữa hai bên, chỉ trừ trong lĩnh vực thương mại, phải nói là phát triển hết sức dè dặt.
2. Luôn luôn trong thế bị động, đỡ đòn, phản ứng thì vô cùng chậm chạp.
Chỉ một ví dụ, giàn khoan “khủng” HD-981 của Trung Cộng không phải được lắp ráp ngày một ngày hai, mà đã lắp ráp có nghĩa là sẽ có ngày chúng đưa ra biển thăm dò dầu khí (chính thức giàn khoan này được Trung Quốc đưa vào hoạt động ngày 9 tháng 5 năm 2012). Lẽ ra ngay từ lúc đó, tập đoàn lãnh đạo VN đã phải ngồi lại tính toán xem nếu một ngày nào đó nó kéo giàn khoan vào nước mình thì mình sẽ đối phó cách nào chẳng hạn.
Đến khi Trung Cộng cho kéo giàn khoan vào vùng biển VN vào ngày 2.5.2014, ba ngày sau, báo chí VN mới loan tin. Ngày 10 tháng 5, Hội nghị Trung ương 9 Đảng CSVN đang họp cùng lúc nhưng không bàn công khai và tuyên bố về vụ giàn khoan. Chỉ đến khi kết thúc phiên họp, vào ngày 14 tháng 5, Hội nghị ra thông báo trong đó có đề cập về vấn đề này.
Ở cấp lãnh đạo cao nhất, mãi đến ngày 11 tháng 5, thủ tướng VN mới lên tiếng công khai tố cáo Trung Quốc và kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế, nhưng là ở ngoài nước, tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 24 ở Myanmar.
Ngày 21 tháng 5, trả lời qua email cho phóng viên của các hãng thông tấn AP và Reuters, ông Thủ tướng có có đề cập đến việc sẽ sử dụng khía cạnh pháp lý theo luật pháp quốc tế, để đấu tranh với Trung Quốc vụ giàn khoan, nhưng cũng chưa chính thức lên tiếng là sẽ kiện TQ ra tòa án quốc tế, và bao giờ kiện, trong khi ai cũng biết một vụ kiện như thế sẽ mất thời gian hàng năm như thế nào.
Ngoài ra, không thấy các ông lãnh đạo khác có lời tuyên bố cứng rắn tương tự hay có công hàm chính thức phản đối gửi đến Tập Cận Bình. Ngược lại, trong nhiều phát biểu, từ ông Vũ Mão-nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, ông Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Phùng Quang Thanh, ông Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho tới ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang… đều cho thấy hoặc trong nhận thức vẫn còn mơ hồ về tình “hữu nghị” đôi bên, hoặc hèn nhát, hoặc không đủ mạnh mẽ, đanh thép.
Suốt hơn 3 tuần qua, VN vẫn chỉ dám cử đội tàu chấp pháp, số lượng ít, nhỏ và yếu hơn hẳn lực lượng tàu bảo vệ giàn khoan của Trung Cộng, chạy vòng vòng bên ngoài phản đối, chưa có thêm “miếng võ” nào khác, trong lúc giàn khoan của Trung Cộng cứ ì ra đó và chắc chắn đã thực hiện việc khoan thăm dò dầu khí, mặt khác tàu TQ vừa tấn công tàu chấp pháp, tấn công đánh chìm tàu cá VN như chốn không người!
3. Có hai nhược điểm trên là vì không có tầm nhìn chiến lược.
Phải nói thật, so với các lãnh đạo đảng cộng sản Trung quốc từ trước đến nay, các lãnh đạo đảng cộng sản VN nhìn chung có tầm nhìn kém hẳn. Ngay từ khi còn đang quan hệ thắm thiết như “môi với răng” với VN, Mao Trạch Đông đã khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 8 năm 1965 rằng: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore… Sau khi giành được Đông Nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…”. ("Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua", NXB Sự Thật, 1979)
Cách họ chọn thời cơ tiến chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, bắt tay với Mỹ v.v…càng chứng tỏ điều đó. Còn VN, chỉ riêng chuyện Hoàng Sa, bản công hàm của Phạm Văn Đồng hay những suy nghĩ của một số lãnh đạo Bắc Việt thời đó “Quần đảo Hoàng Sa thà để cho Trung Quốc đồng chí anh em của ta giữ giùm còn hơn nằm trong tay bọn “ngụy quân ngụy quyền” là đủ thấy tầm nhìn kém, chỉ biết quyền lợi của đảng mà không biết đặt quyền lợi đất nước, dân tộc lên trên.
Đến hôm nay, Hà Nội lại bị Bắc Kinh làm nhục một lần nữa qua sự kiện giàn khoan, đồng thời khả năng mất biển, thậm chí mất nước lại trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.
Khắp nơi, lòng dân kêu gọi hãy “thoát Trung, thoát Hán”. Muốn vậy, có lẽ nhà cầm quyền phải tận tâm tận lực, quyết liệt gỡ thế khó trên cùng lúc nhiều mặt trận chính trị, quân sự, quốc phòng, ngoại giao, kinh tế...
Đã bao nhiêu lần đảng cộng sản VN đi sau, bị động, làm cái bóng của đảng cộng sản TQ. Lần này, lối thoát cho họ mà cũng là lối thoát cho dân tộc VN là phải đi trước TQ một bước, phải nhanh, bất ngờ, quyết liệt, làm những điều mà Trung Quốc sợ hoặc chưa dám làm, hoặc không nghĩ là VN sẽ làm. Chẳng hạn, thay đổi thể chế chính trị, bắt tay với phương Tây, ký kết là đồng minh của Hoa Kỳ và các nước dân chủ.
Về kinh tế, thay vì chờ bị Trung Cộng chơi xấu, trừng phạt về kinh tế phải tìm cách chuẩn bị, đặt ra hết mọi tình huống xấu nhất sẽ xảy ra và tính trước v.v…
Như nhiều người cũng đã bàn, sự kiện giàn khoan lần này có thể là nguy cơ mà cũng có thể lại là một cơ hội tuyệt vời cho dân tộc VN thoát Trung, chuyển mình bước hẳn sang dòng chảy của các nước tiến bộ. Giống như sự kiện đập Myitsone là giọt nước làm đầy tràn cái ly phẫn nộ của người dân Myanmar, buộc Tổng thống Thein Sein phải ra lệnh dừng xây đập, từ chối TQ, mở đầu hành trình thoát Trung, cải cách dân chủ, hướng về phương Tây.
Tất cả tùy thuộc: với nhà cầm quyền là vượt qua chính mình, với người dân VN là thực sự thức tỉnh.
05/27/2014 - 20:14
Song Chi.
http://www.rfavietnam.com/node/2067
PICS:Hình ảnh đưa tàu cá bị tàu TQ đâm chìm trở về
- Chiều tối 29/5, tàu cứu hộ của lực lượng Cảnh sát biển đã đưa con tàu bị nạn giữa biển Hoàng Sa do tàu Trung Quốc đâm hư hỏng nặng cập cảng Lý Sơn, Quảng Ngãi… Những hình ảnh về vụ việc.
Vũ Trung - Việt Hùng
Mỹ tuyên bố "thẳng tay" với Trung Quốc tại Shangri-La
(NLĐO)- “Chúng tôi sẽ tỏ rõ chính kiến của mình về những nơi Trung Quốc đang hành động quá tay và gây ra những thách thức và căng thẳng mới trong khu vực” – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hôm 29-5 cho biết trong cuộc gặp mặt đối mặt với Trung Tướng Lương Quán Trung, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc – người dẫn đầu phái đoàn Bắc Kinh tham dự Đối thoại Shangri-La, ông cũng sẽ bàn thẳng tới nhiều vấn đề tranh chấp lãnh thổ đang căng thẳng ở Châu Á-Thái Bình Dương.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel. Ảnh: Reuters
“Chúng tôi sẽ tỏ rõ chính kiến của mình về những nơi chúng tôi cho rằng Trung Quốc đang hành động quá tay và gây ra những thách thức và căng thẳng mới trong khu vực” – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh.
Cuộc gặp gỡ được dư luận đặc biệt quan tâm này dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 1-6 trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La tại Singapore từ ngày 30/5 -2/6. Căng thẳng trên biển Đông được cho là sẽ được nhắc đến nhiều tại diễn đàn an ninh khu vực quan trọng này trong bối cảnh hành động Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép tại vùng biển Việt Nam và đâm chìm tàu cá của Việt Nam đang khiến cả thế giới bất bình.
Phát biểu với các phóng viên trên đường tới Singapore, ông Hagel khẳng định cách duy nhất để giải quyết bất đồng là “đối mặt thẳng thắn” với nó. Một trong những chủ đề được đề cập tới trong buổi thảo luận với trưởng phái đoàn Trung Quốc có thể là vụ việc Mỹ cách đây chưa đầy 2 tuần truy tố 5 sỹ quan quân đội Trung Quốc tấn công các công ty Mỹ để đánh cắp bí mật thương mại. Phía Bắc Kinh phản pháo bằng cáo buộc Mỹ đang tiến hành hàng loạt các cuộc tấn công mạng nhằm vào Bắc Kinh.
Trong cuộc gặp với lãnh đạo cấp cao Trung Quốc hồi tháng trước, ông Hagel chỉ trích thẳng thừng rằng Bắc Kinh không có quyền đơn phương thiết lập vùng phòng không trên khu vực đảo tranh chấp mà không tham vấn các nước khác. Hồi đầu tuần này, giới chức Mỹ cũng đồng loạt bày tỏ lo ngại về cách hành xử nguy hiểm của Trung Quốc sau khi tàu cá của nước này đánh chìm tàu cá Việt Nam đang hoạt động trên ngư trường truyền thống và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Chuck Hagel: Không gì ngăn được sự tập trung của Mỹ vào Châu Á
Đe dọa nổi lên ở bất cứ đâu cũng không thể cản trở được kế hoạch tăng cường vị thế an ninh của Mỹ ở Châu Á. Đó là tuyên bố của ông Chuck Hagel hôm 29-5 khi vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chuẩn bị có các cuộc gặp với những đồng minh trong khu vực vốn đang ngày càng quan ngại vì sự gây hấn nguy hiểm của Trung Quốc.
Ông Hagel nói với các phóng viên trên đường tới Singapore – nơi ông sẽ có bài phát biểu tại Diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La trước khi khởi hành tới Afghanistan và châu Âu, rằng cam kết của Mỹ đối với Châu Á đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Thứ Sáu, 30/05/2014 09:44
Thu Hằng (Theo Reuters)
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hôm 29-5 cho biết trong cuộc gặp mặt đối mặt với Trung Tướng Lương Quán Trung, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc – người dẫn đầu phái đoàn Bắc Kinh tham dự Đối thoại Shangri-La, ông cũng sẽ bàn thẳng tới nhiều vấn đề tranh chấp lãnh thổ đang căng thẳng ở Châu Á-Thái Bình Dương.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel. Ảnh: Reuters
“Chúng tôi sẽ tỏ rõ chính kiến của mình về những nơi chúng tôi cho rằng Trung Quốc đang hành động quá tay và gây ra những thách thức và căng thẳng mới trong khu vực” – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh.
Cuộc gặp gỡ được dư luận đặc biệt quan tâm này dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 1-6 trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La tại Singapore từ ngày 30/5 -2/6. Căng thẳng trên biển Đông được cho là sẽ được nhắc đến nhiều tại diễn đàn an ninh khu vực quan trọng này trong bối cảnh hành động Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép tại vùng biển Việt Nam và đâm chìm tàu cá của Việt Nam đang khiến cả thế giới bất bình.
Phát biểu với các phóng viên trên đường tới Singapore, ông Hagel khẳng định cách duy nhất để giải quyết bất đồng là “đối mặt thẳng thắn” với nó. Một trong những chủ đề được đề cập tới trong buổi thảo luận với trưởng phái đoàn Trung Quốc có thể là vụ việc Mỹ cách đây chưa đầy 2 tuần truy tố 5 sỹ quan quân đội Trung Quốc tấn công các công ty Mỹ để đánh cắp bí mật thương mại. Phía Bắc Kinh phản pháo bằng cáo buộc Mỹ đang tiến hành hàng loạt các cuộc tấn công mạng nhằm vào Bắc Kinh.
Trong cuộc gặp với lãnh đạo cấp cao Trung Quốc hồi tháng trước, ông Hagel chỉ trích thẳng thừng rằng Bắc Kinh không có quyền đơn phương thiết lập vùng phòng không trên khu vực đảo tranh chấp mà không tham vấn các nước khác. Hồi đầu tuần này, giới chức Mỹ cũng đồng loạt bày tỏ lo ngại về cách hành xử nguy hiểm của Trung Quốc sau khi tàu cá của nước này đánh chìm tàu cá Việt Nam đang hoạt động trên ngư trường truyền thống và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Chuck Hagel: Không gì ngăn được sự tập trung của Mỹ vào Châu Á
Đe dọa nổi lên ở bất cứ đâu cũng không thể cản trở được kế hoạch tăng cường vị thế an ninh của Mỹ ở Châu Á. Đó là tuyên bố của ông Chuck Hagel hôm 29-5 khi vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chuẩn bị có các cuộc gặp với những đồng minh trong khu vực vốn đang ngày càng quan ngại vì sự gây hấn nguy hiểm của Trung Quốc.
Ông Hagel nói với các phóng viên trên đường tới Singapore – nơi ông sẽ có bài phát biểu tại Diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La trước khi khởi hành tới Afghanistan và châu Âu, rằng cam kết của Mỹ đối với Châu Á đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Thứ Sáu, 30/05/2014 09:44
Thu Hằng (Theo Reuters)
PICS:Thứ trưởng Bộ ngoại giao "ăn nhậu đạm bạc" trên tàu HQ 571
30/5/2014-Cùi Các
Chỉ vài giờ trên trang facebook New Vietnam đăng tải hình ảnh "ăn nhậu" của đương kim Thứ trưởng Bộ ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của cộng đồng mạng.
Dù đang trên cương vị là đương kim Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Ở Nước Ngoài, kiêm Chủ tịch Ủy ban UNESCO Việt Nam, nhưng cộng đồng mạng bất ngờ với những hình ảnh ăn nhậu khá đạm bạc của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn.
Không như dư luận xã hội hay hình dung về cảnh ăn nhậu của quan chức Việt Nam, mồi nhậu chỉ là dĩa dưa leo, dưa hấu, rau muốn luộc, với vài dĩa thịt, nhắm với chai rượu Vodka mang tên theo cảm hứng từ Tổng thống Nga... Putinka.
Tham dự cuộc vui này còn có các gương mặt quen thuộc được mệnh danh là "bộ sậu tuyên truyền chống phản động" và kêu gọi cho tinh thần "hòa hợp, hòa giải dân tộc" như Nguyễn Phương Hùng- người sáng lập trang mạng mang tên KBCHN.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn "khoe" chai rượu Putinka để mở đầu cuộc nhậu, bên cạnh là người đội nón được báo chí chính thống ca ngợi là "Việt kiều yêu nước" Nguyễn Phương Hùng.
Chai Putinka của Nga giá cũng tương đối "bèo" trên thị trường nếu là hàng nhái
Anh chị em...1..2...3.. Dzô
Bác đang nhìn "chúng cháu hành quân"
Tình hình "hòa hợp, hòa giải dân tộc" và "chống phản động" đang tiến triển tốt phải không các đồng chí?
Cập nhật:
Một độc giả vừa gửi đến blog Cùi Các thêm một bức ảnh và cho biết: Cuộc ăn nhậu này được thực hiện trên chiếc tàu Trường Sa HQ-571 của Hải Quân Việt Nam trong một "chuyến công tác" ra đảo Trường Sa vào trung tuần tháng 4 vừa qua . Qua các cánh cửa sổ thì có thể biết, cuộc ăn nhậu này kéo dài từ lúc bên ngoài trời còn sáng cho đến khi trời tối.
Những láng giềng "khổ sở" vì Trung Quốc
(NLĐO) – Trung Quốc có tất cả 14 láng giềng trên bộ và từng có tranh chấp lãnh thổ với tất cả, trừ Pakistan. Một số đã được thỏa thuận xong nhưng vẫn tồn tại nhiều tranh chấp đến tận ngày nay.
Trung tâm Eu-asia cho hay với diện tích lớn thứ ba trong khu vực, Trung Quốc chia sẻ 22.000 km đường biên giới với 14 quốc gia, bao gồm Triều Tiên, Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanmar, Lào và Việt Nam.
Láng giềng duy nhất không có tranh chấp với Trung Quốc là Pakistan vì giữa 2 nước là quan hệ đồng minh. 2 nước ký thỏa thuận biên giới năm 1963, trong đó Trung Quốc nhượng 1.942 km2 đất cho Pakistan, đổi lại Pakistan công nhận nhiều khu vực ở Bắc Kashimir và Ladakh của Ấn Độ thuộc về Trung Quốc.
Dưới đây là liệt kê những tranh chấp lớn của Trung Quốc
Ấn Độ
Biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc yên ổn suốt hàng ngàn năm và Ấn Độ là một trong những nước đầu tiên đặt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào năm 1950.
Lính Trung Quốc cầm biểu ngữ đi vào vùng Ladakh của Ấn Độ vào ngày 5-5-2013. Ảnh: AP
Điểm nóng tranh chấp lãnh thổ giữa 2 nước là Aksai Chin và Arunachal Pradesh. Với Aksai Chin, Trung Quốc xem đây là một phần của thị trấn Hòa Đoàn thuộc khu tự trị Tân Cương, còn Ấn Độ xem là vùng đất của quận Ladakh thuộc bang Jammu và Kashmir. Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép 38.000 km2 tại đây. Aksai Chin không có người ở lẫn tài nguyên nhưng lại có vị trí chiến lược bởi nó nối Tây Tạng với Tân Cương. Với Arunachal Pradesh, Trung Quốc chiếm giữ 90.000 km2 với mô tả là vùng “Nam Tây Tạng”.
Ấn Độ từng thua Trung Quốc trong cuộc chiến biên giới ngắn ngủi vì tranh chấp biên giới dọc theo dãy Himalaya vào năm 1962.
Nga
Biên giới chung giữa Nga và Trung Quốc kéo dài 4.300 km. Khu vực tranh chấp chủ yếu ở đảo Zhenbao (Nga gọi là Damansky) trên sông Usuri và một số đảo khác trên sông sông Amur và Argun. Trung Quốc những vùng đất này nhưng bị rơi vào tay Nga bởi những hiệp ước thiếu công bằng do nhà Thanh và Sa hoàng ký vào thế kỷ 19.
Hai nước từng đụng độ biên giới trong vòng 7 tháng vào năm 1969. Sau đó cùng năm, Trung Quốc chiến tranh tiếp với Tajikistan vì tranh chấp núi Pamir (giáp Tân Cương), khiến cho quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô rạn nứt. Đến năm 2005, tranh chấp biên giới Nga – Trung tạm ổn định sau khi Nga lần lượt ký các thỏa thuận nhượng lại các khu vực trên cho Trung Quốc.
Nhưng thế vẫn chưa hết, tờ Pravda cảnh báo về nguy cơ mất vùng Viễn Đông của Nga khi người Trung Quốc tràn qua đây quá đông.
Triều Tiên
Là đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc, Triều Tiên chia sẻ với “đàn anh” 1.416 km đường biên giới, chủ yếu được phân định bằng 2 con sông Yalu (Áp Lục) và Tumen (Đồ Môn) theo hiệp ước ký năm 1962.
Tranh chấp cũng từ 2 con sông này mà ra, bao gồm giới tuyến giữa sông, các hòn đảo trên sông và đặc biệt là ngọn núi Paektu cao nhất trong vùng – nơi khởi nguồn của 2 con sông. Đáng nói là Paektu được cả người Triều Tiên lẫn Hàn Quốc xem là núi thiêng của dân tộc.
Một nguồn gốc tranh chấp khác là đường ra biển Nhật Bản. Do đoạn cuối của sông Tumen chảy giữa Triều Tiên và Nga nên Trung Quốc bị bít lối ra biển Nhật Bản. Tất cả những tranh chấp chưa bao giờ được chính thức đàm phán vì Triều Tiên quá lệ thuộc vào Trung Quốc.
Sông Yalu và Tumen phân định ranh giới giữa Triều Tiên và Trung Quốc
Các nước Trung Á
Trung Quốc khá thành công trong việc dàn xếp tranh chấp lãnh thổ với các nước Trung Á thuộc Liên Xô cũ.
Kyrgyzstan
Trung Quốc đòi chủ quyền phần lớn Kyrgyzstan với lý lẽ những vùng đất này bị nhượng lại cho Nga vào thế kỉ 19 theo những hiệp ước thiếu công bằng. Theo hiệp ước 2 nước ký năm 1999, Kyrgyzstan nhận 70% diện tích tranh chấp, còn Trung Quốc lấy 9 km2 thuộc vùng núi Uzengi-Kush nằm ở phía Nam khu vực Issyk Kul.
Kazakhstan
Có đường biên giới dài 1.700 km, tranh chấp giữa Trung Quốc và Kazakhstan bắt đầu từ thời Liên Xô, liên quan đến khu vực rộng 680 km2 gần đèo Baimurz và 280 km2 gần sông Sary-Charndy.
Hiệp ước ký năm 1998 đem lại cho Trung Quốc 20% diện tích này, đổi lại là một gói hỗ trợ kinh tế bao gồm: đầu tư vào một trong những mỏ dầu lớn nhất của Kazakhstan kèm theo hệ thống đường ống 3.000 km trải khắp nước và chương trình hợp tác kinh tế trong 15 năm. Kazakhstan ngày càng quan trọng với Trung Quốc bởi vị trí địa lý kề sát Tân Cương.
Tajikistan
Sau khi đạt được thỏa thuận với Kyryzstan và Kazakhstan, đàm phán biên giới giữa Trung Quốc và Tajikistan bị đình lại cho nội chiến ở Tajikistan. Hiệp ước ký năm 1999 đem lại cho Trung Quốc một khu vực rộng 1.000 km2 ở núi Pamir. Diện tích này chỉ xấp xỉ 5,5% so với đòi hỏi trước đó – dựa vào “chứng cứ lịch sử” từ thời nhà Thanh – của Trung Quốc.
Cũng như với Kazakhstan, Trung Quốc ký hiệp ước với Tajikistan vì trông chờ các nước Trung Á trấn áp các tổ chức Hồi giáo và chủ nghĩa ly khai của người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.
Afghanistan
Bất chấp hiệp ước song phương năm 1963, Trung Quốc vẫn xâm lấn Afghanistan và đang chiếm tỉnh Bahdakhshan. Do Taliban rất ủng hộ người Duy Ngô Nhĩ ly khai ở Tân Cương nên Trung Quốc tăng cường đầu tư vào giao thông, thương mại và kinh tế Afghanistan để chính quyền Kabul đối phó với Taliban.
Mông Cổ
Trung Quốc đòi chủ quyền toàn bộ Mông Cổ với lý lẽ nước này thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ đời nhà Nguyên (1271-1368). Nhưng thực tế ngược lại, chính Thành Cát Tư Hãn mới chiếm được Trung Hoa khi đó. Kể từ khi được quốc tế công nhận nền độc lập vào năm 1946, Mông Cổ chia sẻ biên giới dài 4.677 km với Trung Quốc. Hai nước ký hiệp ước biên giới vào năm 1962.
Nepal và Bhutan đều từng bị Trung Quốc xem là thuộc về Tây Tạng
Ngoài những nước kể trên, Trung Quốc từng có tranh chấp với Bhutan và Nepal trong quá khứ với cùng lý lẽ 2 nước này thuộc về Tây Tạng nên cũng thuộc về Trung Quốc. Giữa Nepal và Trung Quốc từng xảy ra chiến tranh vào năm 1788-1792 nhưng nay Trung Quốc là nhà đầu tư chính vào nước này.
Ngược lại, Bhutan là đồng minh truyền thống của Ấn Độ và không thiết lập quan hệ chính thức với Trung Quốc. Giữa 2 nước có đường biên giới chung gần 470 km với vùng tranh chấp vào khoảng 495 km2.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng có tranh chấp với Myanmar, Lào và cả Campuchia dựa trên những “bằng chứng lịch sử” nhưng hiện nay đều đã thỏa thuận êm xuôi.
* Còn tiếp
HẢI NGỌC
Trung tâm Eu-asia cho hay với diện tích lớn thứ ba trong khu vực, Trung Quốc chia sẻ 22.000 km đường biên giới với 14 quốc gia, bao gồm Triều Tiên, Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanmar, Lào và Việt Nam.
Láng giềng duy nhất không có tranh chấp với Trung Quốc là Pakistan vì giữa 2 nước là quan hệ đồng minh. 2 nước ký thỏa thuận biên giới năm 1963, trong đó Trung Quốc nhượng 1.942 km2 đất cho Pakistan, đổi lại Pakistan công nhận nhiều khu vực ở Bắc Kashimir và Ladakh của Ấn Độ thuộc về Trung Quốc.
Dưới đây là liệt kê những tranh chấp lớn của Trung Quốc
Ấn Độ
Biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc yên ổn suốt hàng ngàn năm và Ấn Độ là một trong những nước đầu tiên đặt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào năm 1950.
Lính Trung Quốc cầm biểu ngữ đi vào vùng Ladakh của Ấn Độ vào ngày 5-5-2013. Ảnh: AP
Điểm nóng tranh chấp lãnh thổ giữa 2 nước là Aksai Chin và Arunachal Pradesh. Với Aksai Chin, Trung Quốc xem đây là một phần của thị trấn Hòa Đoàn thuộc khu tự trị Tân Cương, còn Ấn Độ xem là vùng đất của quận Ladakh thuộc bang Jammu và Kashmir. Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép 38.000 km2 tại đây. Aksai Chin không có người ở lẫn tài nguyên nhưng lại có vị trí chiến lược bởi nó nối Tây Tạng với Tân Cương. Với Arunachal Pradesh, Trung Quốc chiếm giữ 90.000 km2 với mô tả là vùng “Nam Tây Tạng”.
Ấn Độ từng thua Trung Quốc trong cuộc chiến biên giới ngắn ngủi vì tranh chấp biên giới dọc theo dãy Himalaya vào năm 1962.
Nga
Biên giới chung giữa Nga và Trung Quốc kéo dài 4.300 km. Khu vực tranh chấp chủ yếu ở đảo Zhenbao (Nga gọi là Damansky) trên sông Usuri và một số đảo khác trên sông sông Amur và Argun. Trung Quốc những vùng đất này nhưng bị rơi vào tay Nga bởi những hiệp ước thiếu công bằng do nhà Thanh và Sa hoàng ký vào thế kỷ 19.
Hai nước từng đụng độ biên giới trong vòng 7 tháng vào năm 1969. Sau đó cùng năm, Trung Quốc chiến tranh tiếp với Tajikistan vì tranh chấp núi Pamir (giáp Tân Cương), khiến cho quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô rạn nứt. Đến năm 2005, tranh chấp biên giới Nga – Trung tạm ổn định sau khi Nga lần lượt ký các thỏa thuận nhượng lại các khu vực trên cho Trung Quốc.
Nhưng thế vẫn chưa hết, tờ Pravda cảnh báo về nguy cơ mất vùng Viễn Đông của Nga khi người Trung Quốc tràn qua đây quá đông.
Triều Tiên
Là đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc, Triều Tiên chia sẻ với “đàn anh” 1.416 km đường biên giới, chủ yếu được phân định bằng 2 con sông Yalu (Áp Lục) và Tumen (Đồ Môn) theo hiệp ước ký năm 1962.
Tranh chấp cũng từ 2 con sông này mà ra, bao gồm giới tuyến giữa sông, các hòn đảo trên sông và đặc biệt là ngọn núi Paektu cao nhất trong vùng – nơi khởi nguồn của 2 con sông. Đáng nói là Paektu được cả người Triều Tiên lẫn Hàn Quốc xem là núi thiêng của dân tộc.
Một nguồn gốc tranh chấp khác là đường ra biển Nhật Bản. Do đoạn cuối của sông Tumen chảy giữa Triều Tiên và Nga nên Trung Quốc bị bít lối ra biển Nhật Bản. Tất cả những tranh chấp chưa bao giờ được chính thức đàm phán vì Triều Tiên quá lệ thuộc vào Trung Quốc.
Các nước Trung Á
Trung Quốc khá thành công trong việc dàn xếp tranh chấp lãnh thổ với các nước Trung Á thuộc Liên Xô cũ.
Kyrgyzstan
Trung Quốc đòi chủ quyền phần lớn Kyrgyzstan với lý lẽ những vùng đất này bị nhượng lại cho Nga vào thế kỉ 19 theo những hiệp ước thiếu công bằng. Theo hiệp ước 2 nước ký năm 1999, Kyrgyzstan nhận 70% diện tích tranh chấp, còn Trung Quốc lấy 9 km2 thuộc vùng núi Uzengi-Kush nằm ở phía Nam khu vực Issyk Kul.
Kazakhstan
Có đường biên giới dài 1.700 km, tranh chấp giữa Trung Quốc và Kazakhstan bắt đầu từ thời Liên Xô, liên quan đến khu vực rộng 680 km2 gần đèo Baimurz và 280 km2 gần sông Sary-Charndy.
Hiệp ước ký năm 1998 đem lại cho Trung Quốc 20% diện tích này, đổi lại là một gói hỗ trợ kinh tế bao gồm: đầu tư vào một trong những mỏ dầu lớn nhất của Kazakhstan kèm theo hệ thống đường ống 3.000 km trải khắp nước và chương trình hợp tác kinh tế trong 15 năm. Kazakhstan ngày càng quan trọng với Trung Quốc bởi vị trí địa lý kề sát Tân Cương.
Tajikistan
Sau khi đạt được thỏa thuận với Kyryzstan và Kazakhstan, đàm phán biên giới giữa Trung Quốc và Tajikistan bị đình lại cho nội chiến ở Tajikistan. Hiệp ước ký năm 1999 đem lại cho Trung Quốc một khu vực rộng 1.000 km2 ở núi Pamir. Diện tích này chỉ xấp xỉ 5,5% so với đòi hỏi trước đó – dựa vào “chứng cứ lịch sử” từ thời nhà Thanh – của Trung Quốc.
Cũng như với Kazakhstan, Trung Quốc ký hiệp ước với Tajikistan vì trông chờ các nước Trung Á trấn áp các tổ chức Hồi giáo và chủ nghĩa ly khai của người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.
Afghanistan
Bất chấp hiệp ước song phương năm 1963, Trung Quốc vẫn xâm lấn Afghanistan và đang chiếm tỉnh Bahdakhshan. Do Taliban rất ủng hộ người Duy Ngô Nhĩ ly khai ở Tân Cương nên Trung Quốc tăng cường đầu tư vào giao thông, thương mại và kinh tế Afghanistan để chính quyền Kabul đối phó với Taliban.
Mông Cổ
Trung Quốc đòi chủ quyền toàn bộ Mông Cổ với lý lẽ nước này thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ đời nhà Nguyên (1271-1368). Nhưng thực tế ngược lại, chính Thành Cát Tư Hãn mới chiếm được Trung Hoa khi đó. Kể từ khi được quốc tế công nhận nền độc lập vào năm 1946, Mông Cổ chia sẻ biên giới dài 4.677 km với Trung Quốc. Hai nước ký hiệp ước biên giới vào năm 1962.
Nepal và Bhutan đều từng bị Trung Quốc xem là thuộc về Tây Tạng
Ngoài những nước kể trên, Trung Quốc từng có tranh chấp với Bhutan và Nepal trong quá khứ với cùng lý lẽ 2 nước này thuộc về Tây Tạng nên cũng thuộc về Trung Quốc. Giữa Nepal và Trung Quốc từng xảy ra chiến tranh vào năm 1788-1792 nhưng nay Trung Quốc là nhà đầu tư chính vào nước này.
Ngược lại, Bhutan là đồng minh truyền thống của Ấn Độ và không thiết lập quan hệ chính thức với Trung Quốc. Giữa 2 nước có đường biên giới chung gần 470 km với vùng tranh chấp vào khoảng 495 km2.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng có tranh chấp với Myanmar, Lào và cả Campuchia dựa trên những “bằng chứng lịch sử” nhưng hiện nay đều đã thỏa thuận êm xuôi.
* Còn tiếp
HẢI NGỌC
Trước con cù China manh động và...nhiều hơn thế nữa
Hà Hưng Quốc, Ph.D 2014-05-28
Tàu Trung Quốc tạo thế vòng vây gọng kìm truy cản, đe dọa, tấn công tàu Việt Nam-Nguồn doisongphapluat.com
“Một ngày nào đó chúng ta có thể phát hiện chính xác lý do tại sao phía Trung Quốc quyết định triển khai giàn khoan cùng đội tàu đi kèm đến chỗ đó vào thời điểm này. Chúng ta biết rất ít về cách mà những quyết định như thế được đưa ra.” (Nguồn: Dân Luận. Trung Quốc Tính Toán Sai Trong Vụ Giàn Khoan của Bill Hayton do Huỳnh Phan chuyển ngữ).
Những dòng này của Bill Hayton cho thấy thế giới đang thắc mắc cái gì mới là lý do thực sự bên sau động thái của Trung Cộng vào những ngày gần đây. Chờ đến một ngày nào đó trong tương lai mới phát hiện chính xác lý do thì có thể đã quá muộn, cho Việt Nam nói riêng và cho toàn vùng ĐNA nói chung.
Trung Cộng muốn trỗi dậy và thật sự hóa rồng thì cần phải có khả năng ra tới biển xanh biểu dương sức mạnh. Hiện giờ thì Trung Cộng vẫn còn là con Cù China manh động đang bị nhốt trong ao. Động thái mạnh mẽ của Trung Cộng trong những năm gần đây không có gì là khó hiểu. Tất cả và bằng mọi giá Trung Cộng phải đột phá để mở ra một thông đạo từ ao nhà tới biển xanh và một hành lang chiến lược bảo đảm an ninh cho Cù China. Đó là cốt lõi của vấn đề. Đó là tầng nền tảng của các tầng chiến lược Trung Cộng đã và đang thực hiện. Đó là trả lời cho câu hỏi “Trung Cộng thực sự muốn gì ở Biển Đông?”
Chỉ có điều khó hiểu là tại sao Trung Cộng lại chọn vào thời điểm này và đặt giàn khoan tại vị trí đó với một đội tàu bảo vệ giàn khoan, một lực lượng hùng hậu có thể nói là chưa từng có từ sau thế chiến.
Để mở được con đường ra biển xanh và chủ động an ninh cho con đường chiến lược này, Trung Cộng nhất định phải thâu tóm bán đảo Đông Dương trong tay. Với những diễn biến gần đây, và với tin tức tình báo có độ khả tín cao, có thể dự đoán là Trung Cộng đang lặng lẽ tiến hành một trục liên minh quân sự Hoa-Lào-Miên-Thái. Liên Minh này sẽ là lưỡi dao cắt đôi vòng đai tiếp cận Trung Quốc nhằm phá chiến lược “bao vây tiếp cận” của Hoa Kỳ.
Nếu đúng như dự đoán, và nếu họ thành công, Trung Cộng không những sẽ thao túng bán đảo Đông Dương mà còn kiểm soát toàn bộ Nam Hải, Vịnh Thái Lan, một phần biển Andaman, uy hiếp Việt Nam từ mọi phía và hội đủ yếu tố chiến lược để có thể triển khai chiến tranh toàn vùng.
Tất cả và bằng mọi giá Trung Cộng phải đột phá để mở ra một thông đạo từ ao nhà tới biển xanh và một hành lang chiến lược bảo đảm an ninh cho Cù China
Trung Cộng đã nắm trọn Campuchia trong tay sau khi đã nhổ đi những nhân vật quan trọng thân cận Việt Nam. Đặc biệt là từ sau tai nạn máy bay ngày 9 tháng 11 năm 2008 giết chết Hok Lundy, Tư Lệnh Cảnh Sát Campuchia, và Sok Sa Em, Phó Tư Lệnh Quân Đội Campuchia, thì chính quyền Hunsen đã công khai trở mặt với Việt Nam và không che dấu thế liên minh với Trung Cộng. Tuy TT Hunsen từng là “gà nhà” của Việt Nam nhưng quan hệ đó đã rạn nứt và xấu dần kể từ 2002.
Và trong lúc cả thế giới hướng về Biển Đông dõi theo “China’s Mobil National Territory” HD 981 neo trong lãnh hải Việt Nam và lo lắng về những hậu quả tiêu cực của động thái trên thì Trung Cộng lặng lẽ thu tóm nước Lào, một đồng minh trung thành với Việt Nam. Bốn nhân vật chóp bu do Việt Nam đào tạo đã tử vong trong một tai nạn máy bay ngày 17 tháng 5 năm 2014, ngay sau khi Thường Vạn Toàn, Ủy Viên Bộ Chính Trị và là Bộ Trưởng Quốc Phòng của Trung Cộng, ghé thăm Lào. Cái chết của họ cũng là cái chết của “Việt – Lào hai nước chúng ta, Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”. Tuy cần một thời gian nữa mới thấy rõ hậu quả của sự việc nhưng có thể nói ngay bây giờ rằng Lào đã chính thức rớt vào tay Trung Cộng.
Cũng cần nhắc lại là ngày 25 tháng 5 năm 1998 cũng đã từng xảy ra một tai nạn máy bay quân sự tại Xiêng Khoảng, Lào gây tử vong cho 20 sĩ quan Việt Nam trong đó có 5 tướng lĩnh và 5 đại tá: Đào Trọng Lịch, Trung Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng, Thứ Trưởng Quốc Phòng, UVTV Đảng Ủy Quân Sự Trung Ương ; Trần Tất Thanh, Trung Tướng Tư Lệnh QK2; Trần Minh Thiệt, Thiếu Tướng Phó Tư Lệnh kiêm Tham Mưu Trưởng QK5; Phạm Minh Thanh, Thiếu Tướng Cục Trưởng Cục Nhà Trường, Bộ Tổng Tham Mưu; Thiếu Tướng Vũ Xuân Thuỷ; Đại Tá Hoàng Bình Quân; Đại Tá Lai Thế Cường Đại Tá Cao Tiến Lãm, Đại Tá Ngô Quang Vinh, Đại Tá Lê Văn Hân. Nhìn chung họ là những sĩ quan giàu kinh nghiệm chiến trường và nhiều người từng là sĩ quan chỉ huy chống quân xâm lăng Trung Cộng tại mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang.
Trung Cộng đang lặng lẽ tiến hành một trục liên minh quân sự Hoa-Lào-Miên-Thái. Liên Minh này sẽ là lưỡi dao cắt đôi vòng đai tiếp cận Trung Quốc nhằm phá chiến lược “bao vây tiếp cận” của Hoa Kỳ.xxxxxxxxx
Một tai nạn rơi máy bay khác (không nhớ ngày tháng năm) đã giết chết đoàn cán bộ cao cấp vài chục người của QĐNDVN trong chuyến công tác viếng thăm bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. Và cách đây không lâu (không nhớ ngày tháng năm) một máy bay bị rơi trên đường trở về đất liền trong chuyến công tác ủy lạo chiến sĩ Trường Sa. Tai nạn này đã giết chết rất nhiều sĩ quan tham mưu cao cấp của Quân Khu 5.
Dĩ nhiên không phải là những sự cố ngẫu nhiên. Lại càng không phải là tình cờ khi tất cả nạn nhân đều là những sĩ quan giàu kinh nghiệm đang trấn giữ trọng địa sinh tử của Việt Nam. Tuy là không thể trưng ra bằng chứng cụ thể (và dù có bằng chứng cụ thể thì cũng không được phép công bố) phương pháp “tai nạn rơi máy bay” dùng để thủ tiêu tập thể giới chức quân sự mà Trung Cộng muốn trừ khử là phương tiện hiệu quả và dễ thực hiện hơn hết.
Thái Lan cũng không nằm ngoài tầm tay khuynh đảo của Trung Cộng. Mới đây Thái Lan đã đồng ý để cho Trung Cộng tiến hành xây dựng con kinh đào Kra Isthmus. Theo bản tin ngày 13 tháng 3 năm 2014 của Menafn - SinoCast Daily Business Beat via COMTEX và ngày 14 tháng 3 năm 2014 của Global Time, một tập hợp đa công ty của Trung Cộng đã khởi công, trong đó có Sany Heavy Industry Co., Ltd., Xuzhou Construction Machinery Group Co., Ltd. và Guangxi Liugong Machinery Co., Ltd.. Về mặt kinh tế con kinh đào chiến lược này chắc chắn sẽ mang lợi ích đến cho nhiều quốc gia, ngoại trừ những quốc gia hưởng lợi lớn từ kinh đào Malacca. Nhưng về mặt an ninh toàn vùng, một khi kinh đào Kra đã được đào xong và nằm trong tay của Trung Cộng thì nó lại là một tai họa. Nếu như Thái Lan trong những ngày tới cũng rớt vào bàn tay của Trung Cộng thì coi như lộ đồ thâu tóm bán đảo Đông Dương đã thực hiện xong.
Âm mưu nắm lấy đường không-địa dọc hành lang Đông Dương để một mặt (a) an ninh thủy lộ cho Cù China ra biển hóa rồng, còn một mặt khác là (b) chuẩn bị cho chiến tranh thôn tính trong tương lai
Hành lang chiến lược của Trung Quốc đang hình thành và càng lúc càng hiện rõ.
Tại Koh Kong —một tỉnh duyên hải của Campuchia nằm cạnh Tháí Lan và hướng ra vịnh, một địa điểm chiến lược— Campuchia đã giao 36 ngàn hecta đất, bằng một nửa diện tích của Singapore, cho Tập Đoàn Phát Triển Liên Hợp Thiên Tân (Union Group) với thời gian 99 năm, dài hơn một đời người, để xây một “Ankor Watt trên biển” với dự án Botum Sakok hơn 3 tỉ USD cộng thêm gần 10 ngàn hecta đất cho dự án xây đập thủy điện. Một tiền đồn biển của Trung Cộng đang mọc lên trên đất Campuchia, áp sát biên giới Thái Lan. Đúng như nhân viên kiểm lâm đã từng ngăn chận phóng viên Reuters đi vào vùng đất này đã nói: “Đây là Trung Quốc.”
Tại Bokor —một cao nguyên có độ cao trên một ngàn mét nằm sát biên giới Việt Nam nhìn ra vịnh Tháí Lan và Biển Đông, cách cảng Kampongson 90 km, với những cao điểm quân sự và quân cảng xung quanh như cao điểm 144, 146, 162 . . . và quân cảng Ream— Vườn Quốc Gia Bokor, còn có tên là Preah Monivong National Park, đã bán cho Chinese Corp. Bên trong khuôn viên của Bokor, tập đoàn quốc doanh Sinohydro của Trung Cộng đã xây đập thủy điện Kamchay, nhấn chìm hai ngàn hecta rừng. Trong quá khứ những giàn radar đã từng được đặt trên đỉnh Bokor. Nơi đây cũng từng là thành trì của Miên Đỏ. Không ai biết được hiện giờ Trung Cộng đã cài đặt gì ở những nơi được khoanh vùng “của người Trung Quốc.” Những giàn radar? Những giàn tên lửa? Những căn cứ bí mật? Một điều chắc chắn Bokor đang/sẽ là một tiền đồn biển của Trung Cộng mọc lên trên đất Campuchia, áp sát biên giới Việt Nam.
Một nhà máy sản xuất sắt thép và một tuyến đường sắt 400 km nối liền khu vực sản xuất thép trong tỉnh Preah Vihear đến hải cảng Koh Kong, kinh phí trên 11 tỉ USD, cũng đã được ký kết giữa Tập Đoàn Sắt, Thép và Hầm Mỏ Campuchia với Tập Đoàn Đường Sắt Trung Quốc. Đồng thời các công ty Trung Cộng cũng lên kế hoạch xây một tuyến đường sắt cao tốc 400 km từ đất Lào lên hướng Vân Nam và đang thu xếp để ký hợp đồng xây một tuyến đường sắt khác với Thái Lan. Một tuyến đường chiến lược nối liền Vân Nam/ Côn Minh tới vịnh Thái Lan và nam Biển Đông đang hình thành. Thêm vào đó là QL78 dài 120 km, nối liền Vân Nam với Thượng Lào, xuống Đông Bắc Campuchia, tới cảng Kompongsom nam Campuchia, và nối với Tây Nguyên của Việt Nam ra tới biển. “Để thực hiện kế hoạch mở đường xuống vùng biển phía Nam, Bắc Kinh đang củng cố ba tuyến đường bộ từ biên giới Vân Nam xuống Vịnh Bengal và Vịnh Thái Lan. Tuyến thứ nhất từ Côn Minh đến Mandalay (Miến Điện), tuyến đường thứ hai từ Côn Minh đến Chiang Rai (Thái Lan) băng ngang tiểu bang Shan của Miến Điện, tuyến đường thứ ba cũng từ Côn Minh đến Chiang Rai (Thái Lan) nhưng qua các tỉnh Luang Nam Tha va Bokeo trên lãnh thổ Lào.” (Nguồn: Sách Lược Mở Đường Xuống Phương Nam Của Trung Quốc. Nguyễn Văn Huy, 26/2/2012).
Trung Cộng có được ngày hôm nay là do chính chính sách Strategic Engagement của Hoa Kỳ đã kéo nó lên từ đáy vực của nghèo đói và lạc hậu. Đương nhiên là Hoa Kỳ phải trù liệu có một ngày “nếu như Trung Cộng trỗi dậy không bằng con đường hợp tác và hoà bình thì . . .
“Từ năm 1995, Bắc Kinh tiến hành đề án xây dựng 5 Vùng Kinh tế đặc biệt, gọi tắt là SEZ (Special Economic Zone) hay Khu chế xuất, và 14 Thành phố Hải cảng Mở, hay OCC (Open Coastal Cities), dọc các bờ biển. . . . Bắc Kinh đã thành công trong việc gán ghép các tỉnh Quảng Châu, Vân Nam vào tiểu vùng sông Mêkông để tạo thành một khu vực kinh tế lớn hơn, rộng 2,6 triệu km2 với 326 triệu dân. Từ đó đến nay, Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tàu lãnh đạo tiểu vùng hạ lưu sông Mêkông.” (Nguồn:Sách Lược Mở Đường Xuống Phương Nam Của Trung Quốc. Nguyễn Văn Huy, 26/2/2012).
Như ông Chheang Vannarith, Giám Đốc Cambodian Institute for Cooperation and Peace, nhận xét “đối với Trung Quốc đây là vấn đề chiến lược, vì ở đằng sau là các vấn đề Biển Đông và cả Ấn Độ Dương.”
Những náo nhiệt ở mặt Biển Đông, thực có và hư có, là một phần trong chiến sách trá ngụy để Trung Cộng thuận lợi tiến hành âm mưu nắm lấy đường không-địa dọc hành lang Đông Dương để một mặt (a) an ninh thủy lộ cho Cù China ra biển hóa rồng, còn một mặt khác là (b) chuẩn bị cho chiến tranh thôn tính trong tương lai.
Trong lúc đang viết bài này thì đọc thấy tin tức cho biết quân đội Thái vừa làm một cuộc đảo chánh nhanh gọn. Ngoài việc nền dân chủ non trẻ của Thái Lan bị bức tử, tương lai của Thái Lan còn tùy thuộc vào thế lực nào đứng sau chống lưng cho tướng lĩnh và động lực thực sự của họ. “Thái Lan, một quốc gia dân chủ mà Bắc Kinh đang tìm cách lôi kéo vào quỹ đạo ảnh hưởng. Những xáo trộn chính trị gần đây tại Thái Lan nằm trong kế hoạch hoạch này.” (Nguồn: Sách Lược Mở Đường Xuống Phương Nam Của Trung Quốc. Nguyễn Văn Huy, 26/2/2012). Những ngày tới Thái Lan sẽ còn phải đối diện với một chuỗi bảo bùng trước mặt!
Đồng thời cũng có tin tức cho biết là Trung Cộng đang tập trung 300 ngàn quân sát biên giới Việt Nam. Rất nhiều người lo ngại Trung Cộng sẽ tấn công trên đất liền. Theo nhận định cá nhân, không tin rằng Trung Cộng sẽ không làm vậy hoặc ít ra là chưa đến lúc. Giao chiến trên mặt biển hoặc xua chiến hạm chiếm lấy một vài cứ điểm quân sự của Việt Nam ngoài biển có khả năng cao hơn và có lợi hơn cho Trung Cộng.
Nếu họ tấn công Việt Nam như năm 1979 thì người ta có phần nào nhẹ nhỏm vì nó cho thấy Trung Cộng vẫn chưa đủ bản lĩnh. Một cuộc chiến như vậy chỉ làm hao xương máu vô ích và không mở rộng toàn vùng. Trên đất liền Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn để chống trả và chiến thắng Trung Quốc.
.....Hoa Kỳ là một quốc gia có chiều dầy kinh nghiệm về sự trổi dậy và đã từng lần lượt quật ngã tất cả siêu cường trong quá trình trổi dậy và chống trổi dậy.
Ngược lại, nếu chỉ động binh doạ nạt và là một phần của chiến sách trá ngụy nhằm kéo sự quan sát của thế giới theo hướng họ muốn để rảnh tay thực hiện ý đồ lớn hơn mới là điều thực sự đáng lo ngại vừa lâu vừa dài. Và trong vòng vài năm nữa, khi đã thực hiện xong liên minh quân sự Hoa-Lào-Miên-Thái, nếu Trung Cộng manh động châm ngòi chiến tranh hoặc xua quân thôn tính thì đó mới là cuộc chiến tốn nhiều xương máu và nhấn chìm toàn vùng trong khủng hoảng.
Trên thực tế Trung Cộng có thể thành công trong nỗ lực hình thành một liên minh quân sự Hoa-Lào-Miên-Thái cắt đôi vòng đai bao vây tiếp cận của Hoa Kỳ. Đồng thời cũng có thể chính sự hung hãn của Trung Cộng sẽ giúp cho một liên minh quân sự của ĐNA ra đời, đặc biệt là liên minh quân sự của các quốc gia Thái Lan, Nam Dương, Mã Lai, Việt Nam và Phi Luật Tân.
Một khi Trung Cộng đã không thể độc chiếm Biển Đông thì chắc chắn không một quốc gia nào khác có thể. Nếu đã thế tại sao các quốc gia đang tranh chấp lãnh hãi (loại trừ Trung Cộng) không cùng nhau khai khác tài nguyên tại những vùng tranh chấp và dùng nguồn lợi để thành lập quỹ Bảo An Biển Đông? Nếu đã đạt được sự đồng thuận, liên minh có thể dùng nguồn lợi còn nằm dưới biển làm “thế chấp” để “mướn” từ nhiều cường quốc trên thế giới trong thời gian nhanh nhất “khí tài tuần tra và an ninh biển” để trang bị cho lực lượng liên quân? Và có lẽ đây là giải pháp mà Trung Cộng sợ nhất vì tính chính danh của nó và vì Trung Cộng không còn sự chọn lựa nào khác ngoài con đường “trỗi dậy trong hoà bình” và “không thể” tiếp tục manh động với lân bang.
Trung Cộng có được ngày hôm nay là do chính chính sách Strategic Engagement của Hoa Kỳ đã kéo nó lên từ đáy vực của nghèo đói và lạc hậu. Đương nhiên là Hoa Kỳ phải trù liệu có một ngày “nếu như Trung Cộng trỗi dậy không bằng con đường hợp tác và hoà bình thì . . .” Chính vì trù liệu này mà Hoa Kỳ mới có những vòng đai “bao vây tiếp cận” và vòng đai “bao vây phi tiếp cận” phòng khi bất trắc.
Một yếu tố khác càng quan trọng hơn là Hoa Kỳ biết rất rõ nồi cơm của mình trong thể kỷ 21 và về sau nằm ở Pacific Rim. Hoa Kỳ sẽ không để cho bất cứ một nước nào đá mình ra khỏi vùng và giật lấy nồi cơm đó. Nó trở thành là vấn đề sống chết của Hoa Kỳ. Tất cả những hoài nghi về ý chí của Hoa Kỳ “đến để rồi bỏ đi” là không cần thiết.
Nếu như, chỉ là nếu như, Trung Cộng tham vọng và ngông cuồng đến độ cả gan khởi động một cuộc chiến tranh thôn tính, đối đầu vũ lực với Hoa Kỳ, thì điều gì sẽ xảy ra? Đáp án đã bày rõ trên thế cuộc phân bố quân sự. Vòng đai bao vây phi tiếp cận sẽ khoá chặt. Liên quân Anh, Mỹ, Nhật, Hàn, Phi, Úc cộng một số quốc gia trong ASEAN sẽ rút gân Cù China, như Na Tra đã làm với cha con Long Vương Biển Đông.
Căn cứ theo hiện tình thì Nga đang bắt tay với Trung Quốc. Nhưng hai quốc gia nương tựa vào nhau chống lại Hoa Kỳ không có nghĩa là một đồng minh chiến lược, lại càng không phải là một liên minh quân sự. Nó chỉ cho thấy Nga đang đuối sức trước quả đấm phong tỏa kinh tế của Hoa Kỳ nên dẹp tự tôn để nhờ đến sự trợ giúp của Trung Quốc. Nó cũng cho thấy luôn sự mong manh của nền kinh tế Nga vì hẹp nền và thiếu sinh lực.
Với tình trạng yếu ớt như vậy thì Nga càng không muốn giúp cho Trung Cộng trỗi dậy và gây nguy hại cho chính Nga. Không, sẽ không có liên quân Nga-Hoa. Nói cho cùng, nếu có chiến tranh toàn vùng không chừng Nga sẽ liên quân với Anh, Mỹ đánh bại Trung Cộng. Hai siêu cường Nga-Mỹ tuy có giành nhau địa bàn ảnh hưởng nhưng không dại dột hủy diệt nhau và rất hiểu ý nhau trong những ván bài chia chác quyền lợi. Còn Cù China chưa học được cách hành xử có trách nhiệm của một siêu cường mà đã nôn nóng vung quả đấm của siêu cường lại quá ham hố và tự tin vượt giới hạn cho nên trở thành nguy hiểm. Vì vậy, có một ngày Cù China sẽ trở thành là mồi nhậu nếu cứ tiếp tục manh động.
Hoa Kỳ là một quốc gia có chiều dầy kinh nghiệm về sự trổi dậy và đã từng lần lượt quật ngã tất cả siêu cường trong quá trình trổi dậy và chống trổi dậy. Do đó, mọi đánh giá và và chọn lựa chiến lược của các quốc gia trong vùng nên hiểu rõ về Hoa Kỳ và cần cân nhắc cẩn trọng.
Nam Hàn và Nhật Bản là hai quốc gia đã nhờ cây dù quân sự của Hoa Kỳ che chở nên đã không hao tốn kinh phí mà còn rảnh tay rảnh trí tập trung toàn lực vào việc xây dựng kinh tế và đã trở thành là cường quốc trong một thời gian ngắn. Sự chọn lựa đúng của một quốc gia trong vùng không những giúp cơ hội cho đất nước đó mà còn giúp duy trì hoà bình lâu dài cho toàn vùng.
Chính sách ba không trong một bối cảnh tốt thì có thể là một chính sách khôn ngoan. Nhưng với bối cảnh đang vận hành hiện nay và những dự đoán cho tương lai, chính sách ba không có thể được diễn dịch là không bạn, không lối thoát và không tương lai.
Hy vọng là Việt Nam cho mình một cơ hội tốt và tích cực đóng góp vào nỗ lực duy trì hoà bình.
Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
Tiềm năng kinh tế ở Biển Đông qua ý kiến chuyên gia
Kính Hòa, phóng viên RFA 2014-05-29
Bản đồ các vị trí tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc trên biển Đông- AFP
Theo những nguồn tin của mình ông Carl Thayer chuyên gia về Việt Nam từ Úc nói rằng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc biết rằng khoan thăm dò trong khu vực hiện đang có cuộc đối đầu với Việt Nam là không có hiệu quả, tuy nhiên họ được lệnh phải tiến hành. Hành động này được nhiều người cho rằng Trung Quốc không phải chú ý đến việc tìm kiếm dầu khí trong cuộc khủng hoảng đang diễn ra trên biển Đông.
“Cổng thu tiền mãi lộ”
Tiến sĩ địa vật lý Nguyễn Thanh Giang, người làm việc lâu năm ở Tổng cục địa chất Việt Nam dành cho Kính Hòa cuộc trao đổi sau đây. Đầu tiên ông cho biết ý kiến của ông về những so sánh dầu khí với chính trị hiện nay:
TS Nguyễn Thanh Giang: Trong mưu đồ bá quyền Đại Hán, Biển Đông là một trong những mối ưu tư hàng đầu của Trung Quốc. Biển Đông không chỉ là lối ra của Trung Quốc mà còn là “cổng thu tiền mãi lộ” thường nhật và chặn đường thông thương của các đối thủ khi cần. Biển Đông nói chung cũng như quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có vị trí quan trọng do nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương là một vùng chiến lược quan trọng. Khu vực này cũng là một trong những tuyến hàng hải bận rộn nhất trên thế giới. Hàng năm, hơn một nửa lượng hàng hóa vận chuyển bằng tàu biển của thế giới sau khi qua eo biển Malacca, eo biển Sunda, và eo biển Lombok, đều tiếp tục hành trình qua Biển Đông. Trong số đó, lượng tàu chở dầu đi qua eo biển Malacca để vào Biển Đông nhiều hơn 3 lần số tàu loại này qua kênh đào Suez, hơn 5 lần số lượt loại tàu này qua kênh đào Panama.
Kính Hòa: Như vậy, phải chăng ông cũng đồng ý rằng giàn khoan dầu nước sâu HD 981 đang đi làm nhiệm vụ chính trị chứ không hẳn với mục đích thăm dò khai thác dầu khí?
Biển Đông không chỉ là lối ra của Trung Quốc mà còn là “cổng thu tiền mãi lộ” thường nhật và chặn đường thông thương của các đối thủ khi cần.
-TS Nguyễn Thanh Giang
TS Nguyễn Thanh Giang: Không, tôi hoàn toàn không thể không lưu ý đến mục tiêu cướp bóc tài nguyên khoáng sản của Trung Quốc. Có thực tế là, Hoa Kỳ đánh giá tiềm năng dầu khí Biển Đông không cao. Theo con số riêng của công ty tư vấn Wood Mackenzie, trữ lượng tương đương cho cả dầu mỏ và khí đốt tại Biển Đông chỉ có 2,5 tỷ thùng. Tuy nhiên, đây chỉ là những con số của Trung tâm Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) ước tính dựa trên các khảo sát gần bờ của những quốc gia Đông Nam Á ven biển. Ở đó chưa có kết quả thăm dò trong các vùng biển tranh chấp và tại các vùng biển nước sâu.
Trong khi đó, theo Bộ Tài nguyên, Địa chất Trung Quốc, trữ lượng dầu mỏ ở Biển Đông ước tính khoảng 17,7 tỷ tấn, so với trữ lượng 13 tỷ tấn của Kuwait. Trung Quốc gọi Biển Đông là "vịnh Ba Tư thứ hai".
Tất nhiên, không thể không xét đến khả năng kích động của những con số trên nhằm đánh lừa nhân dân Trung Quốc xông lên phục vụ ý đồ bá quyền Đại Hán.
Tập đoàn Dầu khí CNOOC của Trung Quốc đã không giấu giếm ý đồ thọc sâu vào vùng Biển Đông từ vài năm trước. Tháng 6/2012, họ đã công khai mời thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm hoàn toàn trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Đến tháng 8/2012, họ lại mời thầu 22 lô, trong đó, lô mang số hiệu 65/12 chỉ cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 50 km.
-TS Nguyễn Thanh Giang
“Tiềm năng vô cùng to lớn”
Kính Hòa: Thưa vâng, nhưng trên đây ông chỉ nói đến những đánh giá tiềm năng Dầu Khí Biển Đông của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ông có thể cho biết về những kết quả nghiên cứu và khảo sát của các nhà khoa học địa chất Việt Nam?
TS Nguyễn Thanh Giang: Một phần lớn địa hình đáy biển Việt Nam có vĩ tuyến trùng với hướng tách giãn của Biển Đông. Tại đây, xuất hiện nhiều núi lửa, là dạng địa hình thuận lợi cho việc hình thành các cao nguyên ngầm, các đới nâng. Phần sườn lục địa miền Trung và Đông Nam, địa hình đáy biển thay đổi đột ngột từ vài trăm mét xuống 1500 - 2.500m, tạo thành vách dốc đứng ẩn chứa tiềm năng vô cùng to lớn về băng cháy.
Chỉ với những kết quả tìm kiếm thăm dò đã biết, hai vùng thềm lục địa Việt Nam làm Trung Quốc thèm khát nhất nằm trong vịnh Bắc Bộ và khu vực bãi Tứ Chính ở ngoài khơi Nam Bộ. Biển Đông Việt Nam rộng tới 1.460.000 km2 chia ra hai phần gần bằng nhau:
720.000 km2 biển sâu và 740.000 km2 vuông thuộc thềm lục địa.
Đã thăm dò chủ yếu các mỏ Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bunga Kekwa - Cái Nước, Lan Tây... nhưng dự đoán tiềm năng dầu khí ở dưới các vùng lòng chảo "basin" lớn hơn thềm lục địa nhiều. Chỉ mới khảo sát triển vọng của các bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn. Ngoài ra còn phải kể đến tiềm năng ở các basin khác như: Phú Khánh, Trường Sa, Tư Chính – Vũng Mây, Ma Lay - Thổ Chu…
Tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí của toàn thềm lục địa Việt Nam đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu qui đổi, trữ lượng khai thác khoảng 2 tỷ tấn và trữ lượng dự báo của khí khoảng 1.000 tỷ mét khối. Sản lượng sản xuất dầu thô của Việt Nam hiện đang đạt mức khoảng 350.000 thùng một ngày.
Ngoài ra, không thể không nói đến các nguồn lợi thủy sản. Biển Đông Việt Nam có hơn 2.000 loài cá, trong đó có gần 130 loài cá có giá trị kinh tế cao. Hiện Việt Nam đã trở thành 1 trong 4 cường quốc đứng đầu về xuất khẩu thủy sản trên thế giới.
Hiện nay các nguồn lợi khai thác từ biển đang đóng góp khoảng 45% GDP, nếu giữ được toàn vẹn phần lãnh hải trên Biển Đông và nâng cao hiệu quả khai thác bằng khoa học kỹ thuật hiện đại thì Biển Đông sẽ đóng góp được tới 60% cho GDP của Việt Nam.
Kính Hòa: Trên đây, khi nói về tiềm năng của Biển Đông ông có đề cập đến “băng cháy” mà ông cho rằng đấy là “tiềm năng vô cùng to lớn”, phải chăng đấy là hydrate methane? Ông có thể nói rõ hơn về loại khóang sản này?
Nếu giữ được toàn vẹn phần lãnh hải trên Biển Đông và nâng cao hiệu quả khai thác bằng khoa học kỹ thuật hiện đại thì Biển Đông sẽ đóng góp được tới 60% cho GDP của VN.
-TS Nguyễn Thanh Giang
TS Nguyễn Thanh Giang: Thưa đúng, về hình dạng hydrate methane trông như tuyết hay băng nên người ta gọi nó là “băng cháy”. Băng cháy hình thành trong điều kiện áp suất cao, khoảng 40 atm, và nhiệt độ thấp, khoảng 6 độ C, ứng với độ sâu 400-500m. Người ta nói hydrate methane là nguồn nhiên liệu khổng lồ cho tương lai vì tiềm năng tài nguyên này rất lớn. Trữ lượng hydrate methane toàn cầu khoảng 11.200 triệu tỷ m3, trong khi trữ lượng khí thiên nhiên chỉ khoảng 150 nghìn tỷ mét khối.
Năm 1967, các nhà khoa học Liên Xô lần đầu tiên phát hiện một mỏ hydrate methane trữ lượng lớn ở độ sâu 900 m tại Messoyakha, một vùng băng tuyết quanh năm. Trong suốt thập kỉ sau đó, hơn 5.109 m3 khí đã được khai thác tại mỏ này.
Kính Hòa: Xin được hỏi ông một câu hỏi cuối: Ông nghĩ thế nào về khả năng Trung Quốc sẽ phải rút giàn khoan HD 981 ra khỏi vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
TS Nguyễn Thanh Giang: Họ sẽ rút thôi. Tin cho biết là mới hôm qua là họ rút rồi, xong cái việc của họ là họ lại cắm quanh quanh đâu đó. Từ hiện tượng này tôi đoán là kết quả khoan của họ đã ngửi được mùi dầu hay khí, cho nên họ không rút đi xa, họ chỉ đi loanh quanh vài ba hải lý cho nên có lẽ họ đã ngửi được mùi dầu khí nên họ tiếp tục một mũi khoan khác để chuẩn bị khai thác. Nếu khoan gặp dầu hoặc gặp khí thì họ rút mũi khoan lên rồi lại cắm xuống ở quanh quanh đó để tiến hành khai thác. Nếu đúng là không gặp gì cả thì họ lại đem cái của nợ ấy đi cắm ở đâu đó. Có thể lại vẫn trong lãnh hải Việt Nam.
Sự thật là ta đã mất một phần lãnh thổ và lãnh hải rồi! Và sẽ còn mất nữa! Nói: dưới sự lãnh đạo của Đảng, Tổ quốc đã được độc lập, đất nước đã được bảo vệ toàn vẹn là nói láo, là lừa bịp nhân dân.
Không liên minh quân sự với Hoa Kỳ thì chắc chắn mất Biển Đông. Liên minh quân sự với Hoa Kỳ thì vừa giữ được Biển Đông vừa giữ được môi trường hòa bình. Muốn giữ được hòa bình phải có thế mạnh. Trong tình thế hiện nay mà chỉ thề một lòng vì hòa bình tức là khoanh tay nộp mạng cho bọn Đại Hán. Phải nhanh chóng tự tạo ra được thế mạnh bằng cách thâu gom cho được sức mạnh của quốc tế để tăng cường cho nội lực còn quá yểu của ta. Sức mạnh quốc tế có thể khai thác để cùng ta giữ Biển Đông trong trường hợp cụ thể này chỉ có thể tìm kiếm chủ yếu ở Hoa Kỳ. Hoa Kỳ sẵn sàng liên minh với ta, như đã thấy trong tuyên bố của cựu ngoại trưởng Hillary Clinton, của ngọai trưởng John Kerry, của hàng loạt chính khách Hoa Kỳ. Hoa Kỳ sẵn sàng liên minh với ta cùng giữ Biển Đông vì họ cũng có quyền lợi ở đó. Họ rất muốn được ta cho vào Cam Ranh. Muốn liên minh được với Hoa Kỳ chỉ cần Đảng bớt độc quyền, độc đoán, độc tài vì Đảng mà hãy vì nhân dân, vì Tổ quốc mở rộng tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền.
720.000 km2 biển sâu và 740.000 km2 vuông thuộc thềm lục địa.
-TS Nguyễn Thanh Giang
Mỹ "dằn mặt" Trung Quốc về không phận quốc tế
(NLĐO)- Mỹ vừa lên tiếng cảnh báo Trung Quốc không gây bùng phát căng thẳng trên không phận quốc tế sau khi Nhật Bản cáo buộc Bắc Kinh có "các hành động nguy hiểm" trên các vùng biển tranh chấp.
“Chúng tôi không chấp nhận Vùng nhận dạng phòng không do Trung Quốc đơn phương thiết lập trên biển Hoa Đông” – Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki phát biểu trong cuộc họp báo ngày 29-5 - "Chúng tôi tiếp tục hối thúc Trung Quốc hợp tác với các quốc gia khác nhằm đưa ra các biện pháp xây dựng trên cơ sở tin tưởng, trong đó có các kênh truyền thông khẩn cấp có thể hạ nhiệt căng thẳng và đe dọa.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm 25-5 cáo buộc chiếc máy bay chiến đấu SU-27 của Trung Quốc đã bay cách chỉ 50m so với máy bay giám sát OP-3C của Nhật Bản gần khu vực hòn đảo tranh chấp một ngày trước đó và chỉ cách trong vòng 30m so với chiếc máy bay tình báo điện tử YS-11EB.
Các chiến đấu cơ Su-27 của không quânTrung Quốc. Ảnh: Wantchinatimes
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Trung Quốc lập tức đưa ra thông báo cáo buộc máy bay Nhật bay vào vùng nhận dạng phòng không do Trung Quốc đơn phương thiết lập hồi năm 2013. Hôm 29-5, Bắc Kinh tố ngược Tokyo và khẳng định rằng 2 chiếc F-15 của Nhật áp sát máy bay vận tải Y-8 của Trung Quốc hôm 23-11-2011.
Bà Psaki tuyên bố Washington thúc giục các bên “đảm bảo tôn trọng an toàn trên không”. “Bất cứ nỗ lực nào nhằm ngăn cản sự tự do lưu thông trên không phận quốc tế đều gây ra căng thẳng trong khu vực và gia tăng nguy cơ sai lầm, đối đầu và hậu quả ngoài ý muốn” - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh.
Thứ Sáu, 30/05/2014 08:41
Đỗ Quyên (Theo Presstv)
http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/my-dan-mat-trung-quoc-ve-khong-phan-quoc-te-20140530082201263.htm
“Chúng tôi không chấp nhận Vùng nhận dạng phòng không do Trung Quốc đơn phương thiết lập trên biển Hoa Đông” – Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki phát biểu trong cuộc họp báo ngày 29-5 - "Chúng tôi tiếp tục hối thúc Trung Quốc hợp tác với các quốc gia khác nhằm đưa ra các biện pháp xây dựng trên cơ sở tin tưởng, trong đó có các kênh truyền thông khẩn cấp có thể hạ nhiệt căng thẳng và đe dọa.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm 25-5 cáo buộc chiếc máy bay chiến đấu SU-27 của Trung Quốc đã bay cách chỉ 50m so với máy bay giám sát OP-3C của Nhật Bản gần khu vực hòn đảo tranh chấp một ngày trước đó và chỉ cách trong vòng 30m so với chiếc máy bay tình báo điện tử YS-11EB.
Các chiến đấu cơ Su-27 của không quânTrung Quốc. Ảnh: Wantchinatimes
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Trung Quốc lập tức đưa ra thông báo cáo buộc máy bay Nhật bay vào vùng nhận dạng phòng không do Trung Quốc đơn phương thiết lập hồi năm 2013. Hôm 29-5, Bắc Kinh tố ngược Tokyo và khẳng định rằng 2 chiếc F-15 của Nhật áp sát máy bay vận tải Y-8 của Trung Quốc hôm 23-11-2011.
Bà Psaki tuyên bố Washington thúc giục các bên “đảm bảo tôn trọng an toàn trên không”. “Bất cứ nỗ lực nào nhằm ngăn cản sự tự do lưu thông trên không phận quốc tế đều gây ra căng thẳng trong khu vực và gia tăng nguy cơ sai lầm, đối đầu và hậu quả ngoài ý muốn” - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh.
Thứ Sáu, 30/05/2014 08:41
Đỗ Quyên (Theo Presstv)
http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/my-dan-mat-trung-quoc-ve-khong-phan-quoc-te-20140530082201263.htm
Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 có hiệu lực pháp lý hay không?
Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA 2014-05-2
Công hàm ông Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc-RFA file
Trung Quốc vừa qua lại đưa ra Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 để biện luận cho hành động của họ tại khu vực Biển Đông. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã họp báo phản đối cho rằng công hàm đó vô hiệu. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nói đến việc kiện Trung Quốc về việc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam.
Gia Minh đặt một số câu hỏi liên quan với nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn hiện đang ở tại Pháp về các vấn đề đó:
Tùy tư cách pháp nhân
Gia Minh: Ông không đồng ý với một số ý kiến cho rằng Công Hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 là vô hiệu, vậy những điểm chính ông muốn nêu ra là gì?
Trương Nhân Tuấn: Công hàm 1958 có hiệu lực ràng buộc pháp lý hay không, theo tôi, là do quan điểm của nhà cầm quyền Việt Nam hôm nay về tư cách pháp nhân của thực thể Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong thời kỳ từ 1954 đến 1975.
Theo như lập trường của Việt Nam hôm nay, qua lời tuyên bố của các viên chức bộ ngoại giao phát biểu trong hôm họp báo vừa rồi, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa ngày trước là hai quốc gia độc lập, có chủ quyền. Trên quan điểm này thì tôi cho rằng công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng có hiệu lực pháp lý ràng buộc.
Vì sao? Tại vì nếu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một quốc gia độc lập có chủ quyền, thì công hàm của ông Đồng là một tuyên bố đơn phương, nội dung nhìn nhận tuyên bố về chủ quyền và hải phận của Trung Quốc.
Công hàm 1958 có hiệu lực ràng buộc pháp lý hay không, theo tôi, là do quan điểm của nhà cầm quyền VN hôm nay về tư cách pháp nhân của thực thể VNDCCH trong thời kỳ từ 1954 đến 1975.
-Trương Nhân Tuấn
Để dễ hiểu, tôi lấy thì dụ về cái tuyên bố đơn phương về vùng “nhận diện phòng không của” Trung Quốc hôm 23 tháng 11 năm ngoái 2013. Tuyên bố này, một cách tổng quát, thì phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế. Nếu không có nước nào lên tiếng phản đối, hay bảo lưu một điều khoản nào, thì tự động tuyên bố “vùng nhận diện phòng không” của Trung Quốc có hiệu lực. Ta thấy Nhật, Mỹ, Nam Hàn cùng nhiều nước khác đồng loạt lên tiếng phản đối. Các nước này phản đối vì chồng lấn vùng nhận diện phòng không của nước họ đã đặt ra từ trước, trong thời chiến tranh lạnh, mặt khác, còn có chồng lấn do tranh chấp chủ quyền giữa Nhật và Trung Quốc tại quần đảo Điếu Ngư. Các nước khác thì phản đối điều khoản mà trong đó Trung Quốc đe dọa sẽ sử dụng vũ lực nếu vùng “nhận diện phòng không” của họ bị xâm phạm. Những nước không lên tiếng, thì tôn trọng tuyên bố này. Mình thấy hôm nay, các hãng hàng không dân sự, kể cả của Nhật hay của Mỹ, cũng hải tôn trọng vùng trời của Trung Quốc.
Trở lại công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng. Ta biết tuyên bố của Trung Quốc về lãnh thổ và hải phận ngày 4-9-1958 là phù hợp với các công ước quốc tế vềBiển đã được một số nước ký kết vào tháng 4 cùng năm, trong đó có Trung Hoa Dân Quốc, tức Đài Loan hiện nay. Vì chính quyền Bắc Kinh không phải là đại diện nước Trung Hoa ở LHQ do đó tuyên bố của Trung Quốc là cần thiết. Tương tự như tuyên bố về “vùng nhận diện phòng không” vừa rồi, nếu không ai lên tiếng phản đối, thì tự động nó có hiệu lực.
Tức là, thay vì phản lên tiếng phản đối hay bảo lưu chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lại lên tiếng ủng hộ nó.
Hiện nay, các viên chức cũng như học giả Việt Nam cố gắng bào chữa ràng công hàm 1958 của ông Đồng chỉ công nhận hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, chứ không công nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa. Những lý lẽ bào chữa này không hề thuyết phục. Giả sử rằng công hàm này không có hiện hữu, tức là ông Đồng chưa bao giờ ký công hàm này, thì thái độ im lặng của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước tuyên bố đơn phương, công khai của Trung Quốc, được hiểu như là sự “im lặng đồng tình”.
Còn nếu quan niệm rằng, trong khoản 1954 và 1975 nước Việt Nam bị phân chia theo hiệp định Genève 1954 thành hai vùng lãnh thổ tại vĩ tuyến 17, lần lượt mang tên: Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa. Vĩ tuyến 17 là đường ranh quân sự tạm thời, không phải là đường phân định biên giới về chính trị hay lãnh thổ.
Nội dung Hiệp định Genève xác nhận Việt Nam là nước độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, có chủ quyền và thống nhất. Điều này được tái xác nhận theo Hiệp định Paris năm 1973.
Điều này thể hiện lên thực tế. Trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1973, không có bất kỳ quốc gia nào trên thế giới nhìn nhận sự hiện hữu của hai quốc gia Việt Nam. Khối Tư bản nhìn nhận Việt Nam Cộng Hòa là đại diện của nước Việt Nam duy nhất. Khối XHCN công nhận Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là đại diện nước Việt Nam duy nhất. Nước này nhìn nhận phía này thì không nhìn nhận phía kia, hay ngược lại.
Trên tinh thần một nước Việt Nam “độc lập, có chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ” của các hiệp ước 1954 và 1973, thì bất kỳ các tuyên bố, các hành vi đơn phương của một bên (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa), nếu có làm tổn hại đến việc toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chúng đều không có giá trị.
Công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng viết trong khoản thời gian 1954-1973, có liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần hai Hiệp định 1954 và 1973, do đó không có giá trị pháp lý ràng buộc.
Quan điểm này phù hợp với thực tế lịch sử, thực tế pháp lý của hai miền Nam Bắc Việt Nam trong thời kỳ 1954-1975. Và cũng là một quan điểm có lợi, vì Việt Nam gỡ bỏ được những hứa hẹn, những cam kết mà nhà cầm quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã thể hiện với nhà cầm quyền Trung Quốc trong quá khứ. Tôi vừa mới gởi một lá thư không niêm, gởi lên TT Nguyễn Tân Dũng với nội dung tương tự. Hy vọng Việt Nam kịp thời thay đổi lập trường của mình để có một tư thế mạnh hơn, nếu vấn đề tranh chấp được đưa ra một trọng tài quốc tế để phân xử.
Kiện Trung Quốc như thế nào?
Gia Minh: Theo ông biện pháp kiện Trung Quốc từ phía Việt Nam hiện nay cần tiến hành ra sao và kiện ra các tòa án nào?
Trương Nhân Tuấn: Trước hết là mình phải biết phía Trung Quốc họ bảo lưu ở LHQ các điều nào, từ đó mình mới biết Việt Nam có thể kiện ở các điều gì, sau đó là kiện ra tòa án nào.
Theo tôi biết, năm 2006 Trung Quốc có bảo lưu ở LHQ, là họ không chấp nhận bất kỳ thủ tục nào, qui định theo mục 2, Phần XV của Công ước, đối với tất cả các loại tranh chấp được ghi ở các khoản a), b) và c) của điều 298 của Công ước.
Tức là Trung Quốc không nhìn nhận thẩm quyền của Tòa liên quan các vụ tranh chấp chủ quyền, cũng không nhìn nhận trọng tài để phân định ranh giới trên biển.
Tức là, trong vụ giàn khoan 981, Việt Nam không thể kiện Trung Quốc ra Tòa về tranh chấp chủ quyền các đảo, cũng không thể kiện để nhờ phân định ranh giới biển, thí dụ giữa đảo Hải Nam và bờ biển Việt Nam. Điều duy nhất mà Việt Nam có thể kiện là về hiệu lực các đảo Hoàng Sa. Nhưng mà nếu Việt Nam đệ đơn kiện về điều này thì Việt Nam mặc nhiên nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa rồi!
Trước hết là mình phải biết phía Trung Quốc họ bảo lưu ở LHQ các điều nào, từ đó mình mới biết Việt Nam có thể kiện ở các điều gì, sau đó là kiện ra tòa án nào.
-Trương Nhân Tuấn
Gia Minh: Vụ kiện nếu Việt Nam tiến hành sẽ khác vụ kiện mà Philippines đang kiện Trung Quốc về tranh chấp lãnh hải ở khu vực Biển Đông ra sao?
Trương Nhân Tuấn: Thì nếu kiện, Việt Nam sẽ kiện tương tự như Philippines mà thôi. Có điều Việt Nam sẽ không có được tư thế thoải mái như là Philippines.
Philippines kiện Trung Quốc gồm 10 điều, nội dung đại khái: kiện về yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc, về quyền chiếm hữu các cấu trúc địa lý lúc chìm lúc nổi ở trong hải phận của Philippines, về việc chiếm đóng và xây dựng trên các bãi lúc chìm lúc nổi, về hiệu lực của các bãi đá, về quyền tự do hàng hải…
Còn Việt Nam kiện, xem lại danh sách bảo lưu của Trung Quốc, nếu không lầm thì Việt Nam sẽ chỉ có thể kiện Trung Quốc về hiệu lực các đảo thuộc Hoàng Sa mà thôi. Ở đây là hiệu lực đảo Tri Tôn. Mà khi làm điều này, như đã nói, gián tiếp Việt Nam lại công nhận chủ quyền của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa rồi. Vì nếu quần đảo Hoàng Sa là của mình, thì mắc mớ gì mình đi kiện?
Mặt khác, khi kiện như vậy, Việt Nam cũng làm một cuộc phiêu lưu khác không kém phần nguy hiểm. Là vì Việt Nam cũng chủ trương các đảo Hoàng Sa có hiệu lực tối đa, theo như các bản đồ thấy trên báo chí thế giới hiện nay, hay theo một tuyên bố về hải phận của Việt Nam từ thập niên 80.
Thói thường thì mình đâu thể cấm người khác có chủ trương giống như mình? VN đã từng chủ trương các đảo có hiệu lực tối đa, thì bây giờ đâu thể nào kiện Trung Quốc khi Trung Quốc cũng chủ trương y như vậy được?
Vì thế tình hình Việt Nam hôm nay thật là tiến thoái lưỡng nan.
Vì thế để thoát ra khỏi tình thế này, nhà nước Việt Nam nên thực hành ý kiến của tôi vừa nói ở trên. Tức là tuyên bố Công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng viết trong khoản thời gian 1954-1973, vì có liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, vì đi ngược lại tinh thần hai Hiệp định 1954 và 1973, do đó không có giá trị pháp lý ràng buộc.
Sau đó, Tôi nghĩ rằng Việt Nam vẫn còn phương pháp để mà thoát ra khỏi cảnh khó khăn hôm nay.
Gia Minh: Ý kiến người dân trong nước và những cộng đồng người Việt ở nước ngoài sẽ có giá trị ra sao khi được đưa vào vụ kiện?
Trương Nhân Tuấn: Theo tôi, ý kiến của cộng đồng người Việt nước ngoài cũng như dư luận quốc tế sẽ ảnh hưởng đến thái độ của Trung Quốc. Cho dầu thế nào thì Trung Quốc cũng không thể bất chấp dư luận quốc tế, trong khi khu vực biển Đông là nơi vận chuyển hàng hóa khoảng 50% số lượng thế giới. Nếu khu vực bất ổn, kinh tế cả thế giới bị ảnh hưởng, chắc chắn các nước sẽ làm áp lực. Mình cũng thấy Mỹ và Nhật họ cũng ủng hộ Việt Nam, mặc dầu còn trong chừng mực, nhưng là điều tốt.
Theo tôi, việc đi kiện là thiên nan vạn nan, nhưng việc chuẩn bị đi kiện, khua chuông gióng trống lên cho mọi người biết mình đi kiện, sẽ tạo cho Việt Nam một tư thế chính đáng. Quan trọng là việc hóa giải công hàm 1958. Việc này tạo cho Việt Nam một tư thế thoải mái hơn về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa. Việt Nam có thể có những hành động mạnh bạo hơn trong việc đáp trả những hành vi côn đồ của Trung Quốc, như đâm chìm tàu của Việt Nam. Và đó sẽ là hành động tự vệ chính đáng, được LHQ nhìn nhận.
Gia Minh: Cám ơn ông Trương Nhân Tuấn.