Monday, May 19, 2014
Giá vàng SJC tăng hơn một triệu đồng
Lực mua tăng mạnh đẩy giá vàng miếng SJC sáng nay lên trên 37 triệu đồng một lượng, cao nhất kể từ ngày 8/10/2013.
Mở cửa ngày 20/5, Tập đoàn DOJI báo giá vàng miếng SJC
36,75-36,95 triệu đồng, tăng 430.000 đồng bán ra, còn mua vào đắt thêm
330.000 đồng so với sáng hôm qua.
Giá vàng tăng mạnh sáng nay
|
Nửa tiếng sau, doanh nghiệp này bất ngờ tăng mạnh thêm
400.000-600.000 đồng, đưa mỗi lượng vàng miếng vọt xa 37 triệu đồng,
dao động quanh 37,15-37,45 triệu đồng, nâng tổng mức tăng hơn một triệu
đồng chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ sau mở cửa. Từ ngày đầu tháng 5
đến nay, giá vàng liên tục tăng và hiện đang lên mức cao nhất gần 7
tháng qua.
Cùng lúc, giá mua bán vàng SJC tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) sáng nay cũng tăng cả triệu đồng, lên 37,10-37,40 triệu đồng. Biên độ mua bán 300.000 đồng.
Theo lý giải của một doanh nghiệp kinh doanh vàng tại TP HCM,
mấy ngày qua do giá biến động khá mạnh nên mãi lực thị trường có phần
mạnh lên. Thêm vào đó, từ chiều hôm qua và sáng nay đã xuất hiện động
thái mua vào của một số nhà đầu cơ với khối lượng lớn khiến giá vàng
tăng khá mạnh và nhanh, gần như thoát ly khỏi diễn biến thế giới. Còn
nguyên nhân vì sao các nhà đầu cơ lại mua vào lúc này thì ông không lý
giải được.
Ông Nguyễn Ngọc Trọng, Giám đốc kinh doanh Công ty
vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ cho biết, hôm qua số lượng vàng bán ra
trong hệ thống đạt 350 lượng, trong khi mua vào chưa bằng một nửa.
Giá USD ngân hàng sáng nay khá ổn định. Vietcombank
niêm yết mua bán quanh 21.100-21.150 đồng, không thay đổi so với hôm
qua. Các ngân hàng khác cũng có giá tương tự.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết đã và đang theo
dõi sát tình hình, chủ động và sẵn sàng áp dụng mọi biện pháp cần thiết
để tiếp tục giữ vững ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và vàng.
Lệ Chi
Giặc đã vào nhà ...
Công an yêu cầu người dân rời các con đường gần đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội ngày 18 tháng 5 năm 2014-AFP photo
Việc phương Bắc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 ngay trong vùng đặc quyền kinh tế VN là hành động thêm nữa, qua nỗ lực thực hiện tham vọng bành trường bá quyền, ngày càng ra sức thôn tính một nước VN CS đàn em và coi thường luật pháp quốc tế. Nhưng điều mà mọi người có thể tiên đóan được, đó là Bắc Kinh tiếp tục vào sâu trong “Ngôi Nhà VN” giữa lúc đã “án binh bất động” rồi trong khắp quê hương VN dưới hình thức này hay hình thức khác, khiến tổ quốc VN lâm cảnh “sơn hà nguy biến” mà người dân Việt yêu nước cáo giác là do giới cầm quyền trong nước từ lâu “ hèn với giặc ác với dân” – và cả sự thờ ơ của một số thành phần dân Việt “nhảy đầm”, “cưa đá”.
Qua bài “Giặc đã vào nhà, bây giờ ai ra đánh?”, blogger Thục Quyên lưu ý rằng:
Chúng ta bây giờ mới lồng lộn lên vì Trung Quốc cắm giàn khoan tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng chúng ta đã yên lặng khi “thực dân Vàng” nắm trọn đời sống kinh tế đất nước. Yên lặng trong khi nhiều vùng đất trên lãnh thổ Việt đã lọt vào tay người Hoa… Có bao giờ những người Hoa này trả lại những vùng đất của ta mà họ đang giữ ?
Rồi tác giả nêu lên một loạt câu hỏi rằng “Tại sao ta yên lặng đằng đẵng bấy nhiêu năm?”, “ Tại sao một quốc gia có chính phủ, có gần 90 triệu dân, có cơ quan truyền thông, truyền hình... mà để Trung Hoa xâm nhập dễ dàng như vào nhà vô chủ cho tới ngày nay?”, “Đất, rừng, mỏ, đảo. Một phần giang sơn đắp xây bằng xương máu ông cha từ bao ngàn năm bây giờ đã được đánh đổi lấy chút cơm thừa canh cặn. Cho ai?”, “Tại sao phải chờ đến giờ phút này (mới có phản ứng phần nào thiết thực) sau khi đã ngăn cản mọi sửa soạn từ tinh thần đến sức lực của người dân để chống trả mộng bành trướng của họ?”. Và bloger Thục Quyên không khỏi thốt lên rằng “ Giặc đã vào nhà và đang tăng tốc độ xâm chiếm… Chủ nhà tỉnh giấc, giặc đã đứng đầu giường”.
Chính sách thân TQ, bất chấp các xâm lăng từng phần lãnh hải VN của TQ, bất chấp các xâm lăng từng địa danh trên biên giới phía bắc VN của TQ, của lãnh đạo CS VN đã hoàn toàn thất bại…
- Nhà báo Nguyễn Nghĩa
Blogger Nguyễn Nghĩa nhận xét rằng “ Sự kiện TQ kéo giàn khoan 981 vào lãnh hải VN với hơn 80 tầu bảo vệ đã chấm dứt mọi lý lẽ có thể biện minh cho chính sách thân TQ của ĐCS VN”. Qua bài tựa đề “ Một cơ hội lớn để thoát Trung”, nhà báo Nguyễn Nghĩa phân tích rằng:
Sự ngạo mạn của TQ không phải không có lý do. Chính chính sách thần phục TQ một cách vô điều kiện, chính sách đứng trên tầm cao quan hệ, dâng cả Biển Đảo Hoàng Sa, Trường Sa, các cánh rừng biên giới phía bắc… của VN cho TQ, để đổi lấy tình hữu nghị giữa hai đảng anh em Trung-Việt của ĐCS VN đã khuyến khích TQ dám gây nên cuộc xâm lăng dưới hình thức mới này…
Chính sách thân TQ, bất chấp các xâm lăng từng phần lãnh hải VN của TQ, bất chấp các xâm lăng từng địa danh trên biên giới phía bắc VN của TQ, của lãnh đạo CS VN đã hoàn toàn thất bại…VN hôm nay, để trường tồn, nhất định phải thoát Trung. Kể từ khi ĐCS VN tình nguyện nhận viện trợ của TQ 1949 đến nay, ảnh hưởng của TQ đã gây bao tai họa cho dân tộc này.
Do nhu nhược mà ra
Giữa lúc quê hương đang trong cảnh “sơn hà nguy biến” như vậy thì từ Hà Nội, TS Phạm Chí Dũng không khỏi thốt lên rằng “ Nỗi lăng nhục dân tộc đối với Việt Nam lần này là quá lớn so với gần hai chục đợt gây hấn và hành hạ ngư dân Việt của chế độ độc đảng Trung Quốc từ năm 2011 đến nay”. Theo TS Phạm Chí Dũng thì “Nhu nhược là nguồn cơn của tội lỗi, đớn hèn là căn nguyên của mất nước”.
TS Phạm Chí Dũng nhắc lại:
Trong suốt ba năm qua, những gì mà chế độ một đảng ở Việt Nam dụng tâm thỏa hiệp với người bạn “Bốn Tốt” đã đổi lại được gì? 10 thỏa thuận của nguyên thủ quốc gia Trương Tấn Sang dưới bóng cờ sắc máu Tập Cận Bình vào mùa hè năm 2013 có làm cho tình thế bớt chút nào nóng bỏng và tủi nhục? Tại sao người được xem là một nguyên thủ quốc gia khác - Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - lại khiến cho con dân nước Việt tuyệt vọng đến thế khi ông không dám đả động một lời về đợt xâm lăng Hải Dương 981 trong bài diễn văn mở đầu Hội nghị trung ương 9 ? Tất cả những im lặng còn kém xa tinh thần nhu nhược ấy quả là hoàn toàn bất xứng so với một quốc gia cũng được xem là nhỏ bé như Philippines.
Blogger Nguyễn Hưng Quốc lưu ý tới tình trạng “chưa bao giờ VN cô đơn như hiện nay”. Qua bài tựa đề “Không ai cứu được VN cả!”, GS Nguyễn Hưng Quốc khẳng định về “điều ai cũng thấy nhưng Việt Nam không hề làm, hoặc nếu làm, chỉ là giả bộ làm” liên quan nỗ lực tìm kiếm đồng minh thực sự đủ sức giúp Việt Nam trong cuộc đối đầu với phương Bắc. GS Nguyễn Hưng Quốc lưu ý:
Nhu nhược là nguồn cơn của tội lỗi, đớn hèn là căn nguyên của mất nước.
- TS Phạm Chí Dũng
Nhưng dại dột nhất là Việt Nam đã không có đủ thiện chí để xây dựng một quan hệ tin cậy với Mỹ, nước duy nhất có khả năng giúp Việt Nam đương đầu với Trung Quốc. Chơi với Mỹ, họ chỉ tính toán những trò lặt vặt, kiểu bắt dân làm con tin, khi nào Mỹ yêu sách thì thả vài người rồi lại bắt vài người khác. Trên các phương tiện truyền thông, thậm chí, trên các diễn đàn chính thức của đảng, thỉnh thoảng vẫn chửi Mỹ, xem Mỹ như kẻ thù, người đứng đằng sau xúi giục cho âm mưu “diễn tiến hòa bình”.
GS Nguyễn Hưng Quốc lưu ý rằng suốt bao nhiêu năm qua, giới cầm quyền VN đã từng “thẳng tay trấn áp một cách phũ phàng và tàn bạo tất cả những người yêu nước nào dám lên tiếng cảnh báo nguy cơ xâm lược của Trung Quốc”. Do đó, theo ông thì không phải ngẫu nhiên mà dư luận trong nước lâu nay vẫn xem chính quyền là nhu nhược hoặc thậm chí “ mãi quốc cầu vinh”. Khi vì sợ hay do muốn bênh vực Bắc Kinh, họ đã từng “giang chân đạp thẳng vào mặt” người yêu nước biểu tình chống Trung Quốc xâm lược và hoàn toàn tự cô lập với nhân dân.
Nhắc đến chuyện “xây dựng một quan hệ tin cậy với Mỹ” như GS Nguyễn Hưng Quốc từ Úc vừa nói, thì tại Hà Nội, TS Phạm chí Dũng nêu lên một loạt câu hỏi rằng “tại sao sau gần hai chục năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, giới lãnh đạo đầy bảo thủ ở Việt Nam vẫn không tiến nổi đến một hiệp ước quốc phòng với Hoa Kỳ - như kết quả mà người bạn Philippines vừa đạt được - để tạo nên một ‘lá chắn biển Đông’ vì sự an nguy của chính mình? Tại sao Chính phủ Việt Nam lại không đủ bản lĩnh khởi kiện hành vi xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc tại tòa án quốc tế như người bạn Philippines đã và đang làm? Tại sao nhà cầm quyền Việt Nam lại không dám thể hiện lòng can đảm ngoại giao tối thiểu như triệu hồi đại sứ tại Trung Quốc, hay mạnh mẽ hơn là cắt đứt quan hệ ngoại giao với kẻ đã nuốt gọn thác Bản Giốc ở mạn đầu Tổ quốc?”,… “ Tại sao họa xâm lăng đang cận kề mà một bộ phận quan chức no đủ ở các cấp vẫn ung dung thù tạc, với những cuộc mittinh lạc điệu cùng những cuộc ‘phản biểu tình’ thô thiển mà chỉ nói lên một ý nghĩa duy nhất: Hèn với giặc, Ác với dân?”…
Qua bài “Không liên minh với Hoa Kỳ để chống TQ nhưng cần phải liên minh với Hoa Kỳ để giữ Biển Đông”, GS Nguyễn Thanh Giang dẫn chứng rằng liên minh Mỹ-Nhật giúp “ chặn dường” TQ đến Senkaku,
liên minh Phillipine -Hoa Kỳ giúp “chặn đường đến Scarborough” khiến Bắc Kinh “đành chọc khe” Việt Nam. TS Nguyễn Thanh Giang khẳng định rằng “Trung Quốc chỉ có thể thẳng tay ức hiếp, bắt nạt Việt Nam khi thấy Việt Nam bị cô lập”, mà tình trạng cô lập này là do chính Hà Nội tự gây ra. GS Nguyễn Thanh Giang nhận xét:
Cái trò láu cá vặt chỉ thả vài người: Cù Huy Hà Vũ, Vi Đức Hồi, Nguyễn Tién Trung … hòng đổi lấy TPP trong khi không những không chịu thả Trần Huỳnh Duy Thức, Điếu Cày, Đỗ thị Minh Hạnh, Nguyễn Văn Lý, Lê Quốc Quân … mà còn bắt thêm Trương Minh Đức, Nguyễn Hữu Vinh … làm cho thế giới tiên tiến vẫn thấy chính quyền Việt Nam là “cái mặt không chơi được”. Chẳng những thế, Hiến pháp sửa đổi vẫn không chịu thừa nhận tự do lập hội, không chịu thừa nhận tự do ngôn luận, không chịu thừa nhận quyền bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, không chịu thừa nhận đa sở hữu đất đai …
Phải làm gì bây giờ
Như vậy, câu hỏi cần được nêu lên là VN ngay bây giờ phải làm gì để ứng phó với phương Bắc ? GS Nguyễn Thanh Giang đề nghị VN:
Thứ nhất: Đệ đơn kiện ngay Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Luật Biển Quốc tế. Không nên chần chừ, không việc gì phải e ngại đối với khả năng Trung Quốc trả đũa về kinh tế. Hãy noi gương Phillipine. Hơn một năm qua, từ ngày bị kiện (1-2013), Trung Quốc chưa đưa ra được một đòn kinh tế nào đáng kể đối với Phillipines. Chẳng những thế, uy tín của tổng thống Philippines đã lên cao, toàn dân càng xiết chặt khối đại đoàn kết để cùng đương đầu…Nhẽ ra, ta đã phải đưa vấn đề Hoàng Sa ra Liên Hiệp Quốc từ lâu, và nếu vậy thì hôm nay đã không có việc họ dám đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Hoàng Sa này.
Thứ 2: Nhanh chóng thiết lập liên minh quân sự với Hoa Kỳ…Thực tế lịch sử và phân tích logic cho biết Hoa Kỳ không có nhu cầu xâm lăng hoặc đô hộ Việt Nam như âm mưu của bè lũ Đại Hán, cho nên liên minh quân sự với Hoa Kỳ thông qua những ràng buộc bởi những cam kết chặt chẽ sẽ không thể uy hiếp nền độc lập của ta.
Theo LS Nguyễn Văn Đài thì muốn bảo vệ được chủ quyền lãnh hải quốc gia, đồng thời phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế và trở thành một quốc gia hùng mạnh về kinh tế, quân sự, thì Việt Nam phải xây dựng được các mối quan hệ đồng minh chiến lược, chủ yếu với cường quốc, mà trong bối cảnh hiện giờ, chỉ có Nga và Mỹ.
Nhưng dại dột nhất là Việt Nam đã không có đủ thiện chí để xây dựng một quan hệ tin cậy với Mỹ, nước duy nhất có khả năng giúp Việt Nam đương đầu với Trung Quốc.
- GS Nguyễn Hưng Quốc
Nhưng, LS Nguyễn Văn Đài “Chắc chắn, Nga sẽ không bao giờ đồng ý xây dựng mối quan hệ đồng minh với VN” vì Nga “ đang bị sa lầy ở Ukraine, mâu thuẫn với Hoa Kỳ nói riêng và phương Tây nói chung và rất cần sự hợp tác với TQ nên không thể làm phật lòng Bắc Kinh, thậm chí “mong TQ và VN có mâu thuẫn, chiến tranh với nhau để Nga bán vũ khí và làm TQ suy yếu một phần”. Như vậy chỉ còn có Mỹ, là cường quốc mà LS Nguyễn Văn Đài nhận thấy “ luôn luôn muốn VN đứng về phía Mỹ” trong khi chính Hoa Kỳ “ đủ khả năng không chỉ giúp VN phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, mà còn bán vũ khí, viện trợ vũ khí, cung cấp thông tin tình báo, hỗ trợ hậu cần, huấn luyện,…
Giúp VN có đủ năng lực đối phó với TQ trên biển Đông”; và qua liên minh Mỹ-Việt, VN sẽ dễ dàng xây dựng “quan hệ đồng minh với Nhật, Hàn Quốc, Úc, Canada, các nước phương Tây và NATO. Từ đó VN sẽ nhanh chóng phát triển về kinh tế, tăng cường tiềm lực quốc phòng đủ sức bảo vệ chủ quyền quốc gia”. Nhưng LS Nguyễn Văn Đài lưu ý, “trở ngại lớn nhất và duy nhất là vấn đề nhân quyền và dân chủ” tại VN hiện nay. Do đó, LS Nguyễn Văn Đài nhấn mạnh, “Giải pháp duy nhất mà VN có thể bảo vệ được chủ quyền quốc gia đó là đảng CSVN phải cải thiện và tôn trọng nhân quyền, dân chủ hóa xã hội. Xây dựng các mối quan hệ đồng minh chiến lược với Hoa Kỳ và các cường quốc phương Tây”.
Trong khi bày tỏ nỗi “thất vọng về những người lãnh đạo VN”, GS Nguyễn Thanh Giang khi nhìn lại chính mình đã gần bát tuần, trong cái cảnh “ thù trả chưa xong đầu đã bạc”. Nhưng ông “hoàn toàn tin vào tuổi trẻ Việt Nam, hoàn toàn tin vào dân tộc VN”.
Trung Quốc giận dữ đòi Mỹ rút cáo buộc gián điệp mạng
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 19-5 tỏ ra rất giận dữ trước cáo buộc gián điệp mạng của Bộ Tư pháp Mỹ đối với 5 thành viên trong quân đội Trung Quốc.
Bắc Kinh gọi các cáo buộc này của Mỹ là vô cơ sở và yêu cầu Bộ Tư pháp Mỹ lập tức rút cáo buộc.
“Động thái này của Mỹ chỉ dựa trên những thông tin bịa đặt, vi phạm nghiêm trọng quy tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế và đe dọa sự tin tưởng lẫn nhau cũng như hợp tác Trung-Mỹ” – Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Qin Gang tuyên bố trên trang web của bộ này.
Ông nhấn mạnh: “Chính phủ, quân đội Trung Quốc và các cá nhân liên quan không bao giờ dính líu tới các hoạt động gián điệp mạng nhằm đánh cắp bí mật kinh doanh. Cáo buộc của Washington đối với các sỹ quan của Bắc Kinh là vô căn cứ và lố bịch”.
Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc 5 sỹ quan Trung Quốc là gián điệp mạng. Ảnh: AP
|
Vị phát ngôn viên còn nói thêm rằng chính Trung Quốc mới là nạn nhân của các gián điệp mạng bẩn thỉu cũng như các hoạt động nghe lén và giám sát của Mỹ.
Bắc Kinh cũng tuyên bố ngừng tham gia nhóm công tác Mỹ-Trung về an ninh mạng do Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị thiết lập tháng 4-2013.
Bộ Tư pháp Mỹ hôm 19-5 truy tố 5 thành viên trong quân đội Trung Quốc tội xâm nhập 5 công ty thép, hạt nhân và năng lượng mặt trời và một tổ chức lao động của Mỹ nhằm đánh cắp bí mật và các thông tin khác.
Đây là lần đầu tiên chính phủ Mỹ công khai buộc tội các thành viên của một chính phủ nước ngoài với những tội danh gián điệp mạng chống lại các doanh nghiệp nước này. Đồng thời động thái này cũng đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đối đầu giữa Mỹ với Trung Quốc xung quanh vấn đề an ninh mạng. Giới chức Chính phủ Mỹ đã từ lâu cho rằng Trung Quốc nhằm vào các công ty Mỹ đánh cắp sở hữu trí tuệ nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các công ty Trung Quốc. Bắc Kinh một mực chối bỏ các cáo buộc và cho rằng chúng hoàn toàn vô căn cứ.
“Phạm vi các bí mật thương mại và các thông tin doanh nghiệp nhạy cảm khác bị đánh cắp trong vụ việc này là rất quan trọng và cần có biện pháp đáp trả kiên quyết” – Tổng chưởng lý Eric Holder cho hay – “Sự thành công của thị trường toàn cầu chỉ có thể dựa trên khả năng đổi mới và cạnh tranh của mỗi công ty, chứ không thể là khả năng tài trợ của chính phủ để do thám và ăn cắp bí mật kinh doanh”.
Washington cho biết 5 sĩ quan nói trên thuộc Đơn vị 61398 của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tại Thượng Hải. Giới chức Mỹ cho biết các cá nhân này tìm cách tiếp cận “bí mật thương mại” và các thông tin khác nhằm giúp Trung Quốc cạnh tranh và giành lợi thế vào những thời điểm then chốt, chẳng hạn như trong cuộc đàm phán xây dựng một nhà máy năng lượng hạt nhân ở Trung Quốc hay các cuộc đàm phán thương mại khác.
Thứ Ba, 20/05/2014 07:28
Theo Đỗ Quyên (Nld.com.vn)
Hơn 800 người bị khởi tố sau các vụ bạo động chống Trung Quốc
BÌNH DƯƠNG (NV) .- Hơn 800 người bị nhà cầm quyền 3 tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Hà Tĩnh “khởi tố hình sự” sau các cuộc biểu tình chống Trung Quốc biến thành bạo động hồi tuần qua.
Một số trong hàng trăm người biểu tình chống Trung quốc dẫn đến bạo động ở Bình Dương ngày 12/5/2014 bị bắt giữ tại trụ sở Công an thị xã Dĩ An. (Hình: báo Bình Dương)
Nhà cầm quyền tỉnh Bình Dương hôm Thứ Hai tổ chức họp báo cho biết sẽ đưa những người tham gia vào các vụ bạo động đập phá các xí nghiệp ngoại quốc đầu tư sản xuất tại địa phương mà họ gọi là “gây rối, phá hoại” ra tòa “trong thời gian sớm nhất”.
Có tất cả 1,036 người bị bắt giữ ở tỉnh Bình Dương sau các cuộc biểu tình bạo động các ngày 12 và 13 tháng 5, 2014 vừa qua tại các khu công nghệ. Ông Nguyễn Hoàng Thao, phó giám đốc Công an tỉnh Bình Dương nói “đã lập hồ sơ xử lý hình sự 753 nghi can về các tội gây rối trật tự công cộng, hủy hoại tài sản, trộm cắp tài sản và chống người thi hành công vụ”. Những người này khó tránh khỏi các bản án nặng nề trước sự tức giận của nhà cầm quyền Trung quốc đòi Việt Nam trừng phạt nặng. Số người bị giữ còn lại sẽ “bị xử lý hành chính”.
Khoảng gần 20 ngàn người đã tham gia vào các vụ biểu tình dẫn đến bạo động ở Bình Dương bầy tỏ sự tức giận trước việc Trung Quốc đưa dàn khoan khổng lồ HD981 tới vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam để tìm dầu khí.
Các vụ biểu tình chống Trung Quốc xảy ra sau khi nhà cầm quyền trung ương ở Hà Nội họp báo hôm 7 tháng 5, 2014 tố cáo hành động ngang ngược vừa kể của Bắc Kinh. Các tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư của Việt Nam tới xua đuổi thì bị một lực lượng đông gấp bội bảo vệ dàn khoan ngăn chặn.
Tại tỉnh Đồng Nai, nhà cầm quyền địa phương đã bắt giữ 381 người liên quan đến các vụ bạo động và đã khởi tố hình sự tất cả 37 người về các tội “gây rối trật tự công cộng, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản và trộm cắp tài sản”, theo báo địa phương.
Tại Hà Tĩnh, nhà cầm quyền địa phương “khởi tố và bắt tạm giam 16 bị can” trên tổng số 79 người bị bắt với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng và trộm cắp tài sản” cho vụ bạo động xảy ra tại khu kinh tế Vũng Áng ngày 14 tháng 5, 2014. Số người tham dự vào vụ biểu tình bạo động, nhắm vào cơ sở xưởng luyện thép Formosa đang xây dựng dở dang, được ước lượng từ 5,000 đến 6,000 người.
Riêng tại nơi này được loan báo là 2 người Trung Quốc bị thiệt mạng và khoảng 140 người bị thương. Nhà cầm quyền Bắc Kinh thuê hai chuyến bay tản thương đặc biệt của hãng hàng không Southern China Airlines đưa 135 người bị thương về chữa trị tại một bệnh viện tại thành phố Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. (TN)
05-19- 2014 6:43:42 PM
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=188334&zoneid=1#.U3q9i_ldUXo
Một số trong hàng trăm người biểu tình chống Trung quốc dẫn đến bạo động ở Bình Dương ngày 12/5/2014 bị bắt giữ tại trụ sở Công an thị xã Dĩ An. (Hình: báo Bình Dương)
Nhà cầm quyền tỉnh Bình Dương hôm Thứ Hai tổ chức họp báo cho biết sẽ đưa những người tham gia vào các vụ bạo động đập phá các xí nghiệp ngoại quốc đầu tư sản xuất tại địa phương mà họ gọi là “gây rối, phá hoại” ra tòa “trong thời gian sớm nhất”.
Có tất cả 1,036 người bị bắt giữ ở tỉnh Bình Dương sau các cuộc biểu tình bạo động các ngày 12 và 13 tháng 5, 2014 vừa qua tại các khu công nghệ. Ông Nguyễn Hoàng Thao, phó giám đốc Công an tỉnh Bình Dương nói “đã lập hồ sơ xử lý hình sự 753 nghi can về các tội gây rối trật tự công cộng, hủy hoại tài sản, trộm cắp tài sản và chống người thi hành công vụ”. Những người này khó tránh khỏi các bản án nặng nề trước sự tức giận của nhà cầm quyền Trung quốc đòi Việt Nam trừng phạt nặng. Số người bị giữ còn lại sẽ “bị xử lý hành chính”.
Khoảng gần 20 ngàn người đã tham gia vào các vụ biểu tình dẫn đến bạo động ở Bình Dương bầy tỏ sự tức giận trước việc Trung Quốc đưa dàn khoan khổng lồ HD981 tới vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam để tìm dầu khí.
Các vụ biểu tình chống Trung Quốc xảy ra sau khi nhà cầm quyền trung ương ở Hà Nội họp báo hôm 7 tháng 5, 2014 tố cáo hành động ngang ngược vừa kể của Bắc Kinh. Các tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư của Việt Nam tới xua đuổi thì bị một lực lượng đông gấp bội bảo vệ dàn khoan ngăn chặn.
Tại tỉnh Đồng Nai, nhà cầm quyền địa phương đã bắt giữ 381 người liên quan đến các vụ bạo động và đã khởi tố hình sự tất cả 37 người về các tội “gây rối trật tự công cộng, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản và trộm cắp tài sản”, theo báo địa phương.
Tại Hà Tĩnh, nhà cầm quyền địa phương “khởi tố và bắt tạm giam 16 bị can” trên tổng số 79 người bị bắt với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng và trộm cắp tài sản” cho vụ bạo động xảy ra tại khu kinh tế Vũng Áng ngày 14 tháng 5, 2014. Số người tham dự vào vụ biểu tình bạo động, nhắm vào cơ sở xưởng luyện thép Formosa đang xây dựng dở dang, được ước lượng từ 5,000 đến 6,000 người.
Riêng tại nơi này được loan báo là 2 người Trung Quốc bị thiệt mạng và khoảng 140 người bị thương. Nhà cầm quyền Bắc Kinh thuê hai chuyến bay tản thương đặc biệt của hãng hàng không Southern China Airlines đưa 135 người bị thương về chữa trị tại một bệnh viện tại thành phố Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. (TN)
05-19- 2014 6:43:42 PM
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=188334&zoneid=1#.U3q9i_ldUXo
Di tản mới thấy kiều dân Trung Quốc “đông như quân Nguyên”
HÀ TĨNH (NV) .- Những thông tin về việc kiều dân Trung Quốc được di tản hoặc tự di tản khỏi Việt Nam sau các vụ bạo động vừa qua, cho thấy, người Trung Quốc tại Việt Nam “đông như quân Nguyên.”
Tàu Trung Quốc vào cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh đón kiều dân. (Hình: AP)
“Đông như quân Nguyên” là một trong những thành ngữ mà vài năm gần đây, người Việt trong nước thường dùng để chỉ sự áp đảo mang tính tuyệt đối về số lượng. Các vụ đình công, biểu tình và một số chuyển thành bạo động, lan rộng trên toàn Việt Nam hồi tuần trước là lý do khiến Trung Quốc tổ chức di tản kiều dân khỏi Việt Nam.
Theo báo chí Trung Quốc, các cuộc đình công, biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông, rồi chuyển thành bạo động hồi tuần trước đã làm hai công nhân Trung Quốc thiệt mạng và khoảng 140 người bị thương.
Tân Hoa Xã loan báo, Trung Quốc đã thuê hai phi cơ, đưa những kiều dân bị thương từ Việt Nam đến một bệnh viện ở thành phố Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. Những kiều dân khác được di tản bằng tàu. Cho đến chiều 17 tháng 5, “hơn 3,000 công dân Trung Quốc đã rời Việt Nam”.
Đến ngày 19 tháng 5, Tân Hoa Xã loan báo thêm, Trung Quốc đã điều bốn tàu, mỗi tàu có thể chở 1,000 người đến cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh để đón 4,000 công nhân Trung Quốc hồi hương. Hai tàu đã rời cảng Vũng Ánh và sẽ về đến cảng Hải Khẩu của Trung Quốc vào ngày 20. Hai tàu khác sắp cập cảng Vũng Áng để đón thêm 2,000 người nữa.
Theo tường thuật của báo chí Trung Quốc, những kiều dân Trung Quốc được di tản khỏi Việt Nam là công nhân làm việc tại Khu Kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh.
Nếu các số liệu của Tân Hoa Xã về hai đợt di tản là chính xác thì số kiều dân Trung Quốc làm việc tại Khu Kinh tế Vũng Ánh lên đến 7.000 người. Vượt xa số liệu mà chính quyền tỉnh Hà Tĩnh cung cấp cho báo giới Việt Nam cách nay hai tháng.
Trong tháng 3 và tháng 4, nhiều tờ báo ở Việt Nam như Tuổi Trẻ, Lao Động, Đại Đoàn Kết dẫn một báo cáo do Sở Lao động – Thương binh – Xã hội của tỉnh Hà Tĩnh, lập ngày 19 tháng 3, cho biết, tại Khu Kinh tế Vũng Áng “có 3.730 người nước ngoài, chủ yếu là người Trung Quốc đang làm việc, trong đó chỉ 1.560 người có giấy phép lao động”, số còn lại cư trú và làm việc bất hợp pháp nhưng chính quyền Việt Nam không làm gì cả.
Nếu dựa trên số liệu về kiều dân Trung Quốc được di tản khỏi Việt Nam trong vài ngày qua thì số lượng công nhân Trung Quốc làm việc tại Khu Kinh tế Vũng Áng ở Hà Tĩnh nhiều hơn gấp đôi số liệu mà Sở Lao động – Thương binh – Xã hội của tỉnh Hà Tĩnh công bố hồi tháng 3. Nói cách khác, số kiều dân Trung Quốc đến Việt Nam cư trú và làm việc bất hợp pháp, riêng tại Khu Kinh tế Vũng Áng không phải chỉ hơn một nửa mà là gần 4 phần 5!
Ngoài Tân Hoa Xã, ngày Thứ Hai 19/5/2014 tức sáng ngày Thứ Ba giờ Trung quốc, tờ Hoàn Cầu Thời báo ở Bắc Kinh cho biết, sau các vụ bạo động, đã có 11,000 kiều dân Trung Quốc tự rời Việt Nam bằng đường bộ. Riêng trong ngày chủ nhật 18 tháng 5, có đến 2,000 kiều dân Trung Quốc rời Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái.
Hồi đầu năm nay, Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội Việt Nam loan báo, dính đến hết năm ngoái, có khoảng 77,359 người ngoại quốc đang làm việc tại Việt Nam. Trong đó, số người có giấy phép làm việc là 40,529 người, số còn lại hoặc không có giấy phép làm việc (31,330 người), hoặc không thuộc diện được cấp giấy phép (5,500 người). Bên cạnh đó, bộ này thú nhận, con số người ngoại quốc không có giấy phép làm việc hoặc không thuộc diện được cấp giấy phép có thể “cao hơn số liệu thống kê” vì “chưa thể quản lý được”.
Trong vài năm gần đây, dân chúng, các chuyên gia, báo giới ở Việt Nam liên tục cảnh báo về vấn nạn công dân Trung Quốc ồ ạt tràn vào Việt Nam cư trú và làm việc bất hợp pháp nhưng hệ thống chính quyền từ trung ương đến dịa phương làm ngơ.
Cho đến nay, vẫn chưa rõ vì sao, các nhà thầu Trung Quốc có thể thắng khoảng 90% các vụ đấu thầu để thực hiện những “dự án trọng điểm” của Việt Nam. Các hợp đồng này được xem là kênh chính vừa dẫn lao động Trung Quốc sang Việt Nam làm tất cả mọi việc, vừa chuyển nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu của Trung Quốc vào Việt Nam “kể cả đinh ốc”.
Các nhà thầu Trung quốc bất kể luật pháp Việt Nam chỉ cho phép giới đầu tư và các doanh nghiệp đưa người ngoại quốc vào Việt Nam làm việc nếu họ có kinh nghiệm, khả năng chuyên môn trong lĩnh vực quản lý hoặc kỹ thuật. Họ cũng bất kể luật pháp Việt Nam chỉ cho phép nhập cảng những loại nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu mà Việt Nam không sản xuất được.
Trở lại với thực trạng vừa qua, song song với chuyện di tản kiều dân Trung Quốc khỏi Việt Nam, đang có một làn sóng chỉ trích Việt Nam trên báo chí Trung Quốc. Giống như chính quyền Trung Quốc, báo giới Trung Quốc đòi chính quyền Việt Nam “nhận trách nhiệm” về các cuộc bạo động. Tờ Hoàn cầu Thời báo nhận định “chính quyền Việt Nam không biết đâu là giới hạn của chủ nghĩa dân tộc và họ cũng không có khả năng kiểm soát bạo lực”. Tờ báo này kêu gọi dân chúng Trung Quốc “bình tĩnh” vì Trung Quốc “có sức mạnh để giữ bình tĩnh”.
Trong cuộc trò chuyện qua điện thoại giữa Bộ trưởng Công an của Việt Nam và Trung Quốc hồi cuối tuần qua, Bộ trưởng Công an Trung Quốc thúc giục Việt Nam “có các biện pháp cứng rắn để ngăn chặn các hành động bạo lực chống Trung Quốc và trừng phạt những người gây ra bạo động.”
Báo chí Trung Quốc cho biết, ông Quách Thanh Côn, Bộ trưởng Công an Trung Quốc, bảo với ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an Việt Nam, rằng: “Trung Quốc không hài lòng vì Việt Nam không đối phó một cách hiệu quả để kiềm chế tình hình”. (G.Đ)
05-19-2014 4:35:46 PM
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=188316&zoneid=1#.U3q8ZfldUXo
Tàu Trung Quốc vào cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh đón kiều dân. (Hình: AP)
“Đông như quân Nguyên” là một trong những thành ngữ mà vài năm gần đây, người Việt trong nước thường dùng để chỉ sự áp đảo mang tính tuyệt đối về số lượng. Các vụ đình công, biểu tình và một số chuyển thành bạo động, lan rộng trên toàn Việt Nam hồi tuần trước là lý do khiến Trung Quốc tổ chức di tản kiều dân khỏi Việt Nam.
Theo báo chí Trung Quốc, các cuộc đình công, biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông, rồi chuyển thành bạo động hồi tuần trước đã làm hai công nhân Trung Quốc thiệt mạng và khoảng 140 người bị thương.
Tân Hoa Xã loan báo, Trung Quốc đã thuê hai phi cơ, đưa những kiều dân bị thương từ Việt Nam đến một bệnh viện ở thành phố Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. Những kiều dân khác được di tản bằng tàu. Cho đến chiều 17 tháng 5, “hơn 3,000 công dân Trung Quốc đã rời Việt Nam”.
Đến ngày 19 tháng 5, Tân Hoa Xã loan báo thêm, Trung Quốc đã điều bốn tàu, mỗi tàu có thể chở 1,000 người đến cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh để đón 4,000 công nhân Trung Quốc hồi hương. Hai tàu đã rời cảng Vũng Ánh và sẽ về đến cảng Hải Khẩu của Trung Quốc vào ngày 20. Hai tàu khác sắp cập cảng Vũng Áng để đón thêm 2,000 người nữa.
Theo tường thuật của báo chí Trung Quốc, những kiều dân Trung Quốc được di tản khỏi Việt Nam là công nhân làm việc tại Khu Kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh.
Nếu các số liệu của Tân Hoa Xã về hai đợt di tản là chính xác thì số kiều dân Trung Quốc làm việc tại Khu Kinh tế Vũng Ánh lên đến 7.000 người. Vượt xa số liệu mà chính quyền tỉnh Hà Tĩnh cung cấp cho báo giới Việt Nam cách nay hai tháng.
Trong tháng 3 và tháng 4, nhiều tờ báo ở Việt Nam như Tuổi Trẻ, Lao Động, Đại Đoàn Kết dẫn một báo cáo do Sở Lao động – Thương binh – Xã hội của tỉnh Hà Tĩnh, lập ngày 19 tháng 3, cho biết, tại Khu Kinh tế Vũng Áng “có 3.730 người nước ngoài, chủ yếu là người Trung Quốc đang làm việc, trong đó chỉ 1.560 người có giấy phép lao động”, số còn lại cư trú và làm việc bất hợp pháp nhưng chính quyền Việt Nam không làm gì cả.
Nếu dựa trên số liệu về kiều dân Trung Quốc được di tản khỏi Việt Nam trong vài ngày qua thì số lượng công nhân Trung Quốc làm việc tại Khu Kinh tế Vũng Áng ở Hà Tĩnh nhiều hơn gấp đôi số liệu mà Sở Lao động – Thương binh – Xã hội của tỉnh Hà Tĩnh công bố hồi tháng 3. Nói cách khác, số kiều dân Trung Quốc đến Việt Nam cư trú và làm việc bất hợp pháp, riêng tại Khu Kinh tế Vũng Áng không phải chỉ hơn một nửa mà là gần 4 phần 5!
Ngoài Tân Hoa Xã, ngày Thứ Hai 19/5/2014 tức sáng ngày Thứ Ba giờ Trung quốc, tờ Hoàn Cầu Thời báo ở Bắc Kinh cho biết, sau các vụ bạo động, đã có 11,000 kiều dân Trung Quốc tự rời Việt Nam bằng đường bộ. Riêng trong ngày chủ nhật 18 tháng 5, có đến 2,000 kiều dân Trung Quốc rời Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái.
Hồi đầu năm nay, Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội Việt Nam loan báo, dính đến hết năm ngoái, có khoảng 77,359 người ngoại quốc đang làm việc tại Việt Nam. Trong đó, số người có giấy phép làm việc là 40,529 người, số còn lại hoặc không có giấy phép làm việc (31,330 người), hoặc không thuộc diện được cấp giấy phép (5,500 người). Bên cạnh đó, bộ này thú nhận, con số người ngoại quốc không có giấy phép làm việc hoặc không thuộc diện được cấp giấy phép có thể “cao hơn số liệu thống kê” vì “chưa thể quản lý được”.
Trong vài năm gần đây, dân chúng, các chuyên gia, báo giới ở Việt Nam liên tục cảnh báo về vấn nạn công dân Trung Quốc ồ ạt tràn vào Việt Nam cư trú và làm việc bất hợp pháp nhưng hệ thống chính quyền từ trung ương đến dịa phương làm ngơ.
Cho đến nay, vẫn chưa rõ vì sao, các nhà thầu Trung Quốc có thể thắng khoảng 90% các vụ đấu thầu để thực hiện những “dự án trọng điểm” của Việt Nam. Các hợp đồng này được xem là kênh chính vừa dẫn lao động Trung Quốc sang Việt Nam làm tất cả mọi việc, vừa chuyển nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu của Trung Quốc vào Việt Nam “kể cả đinh ốc”.
Các nhà thầu Trung quốc bất kể luật pháp Việt Nam chỉ cho phép giới đầu tư và các doanh nghiệp đưa người ngoại quốc vào Việt Nam làm việc nếu họ có kinh nghiệm, khả năng chuyên môn trong lĩnh vực quản lý hoặc kỹ thuật. Họ cũng bất kể luật pháp Việt Nam chỉ cho phép nhập cảng những loại nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu mà Việt Nam không sản xuất được.
Trở lại với thực trạng vừa qua, song song với chuyện di tản kiều dân Trung Quốc khỏi Việt Nam, đang có một làn sóng chỉ trích Việt Nam trên báo chí Trung Quốc. Giống như chính quyền Trung Quốc, báo giới Trung Quốc đòi chính quyền Việt Nam “nhận trách nhiệm” về các cuộc bạo động. Tờ Hoàn cầu Thời báo nhận định “chính quyền Việt Nam không biết đâu là giới hạn của chủ nghĩa dân tộc và họ cũng không có khả năng kiểm soát bạo lực”. Tờ báo này kêu gọi dân chúng Trung Quốc “bình tĩnh” vì Trung Quốc “có sức mạnh để giữ bình tĩnh”.
Trong cuộc trò chuyện qua điện thoại giữa Bộ trưởng Công an của Việt Nam và Trung Quốc hồi cuối tuần qua, Bộ trưởng Công an Trung Quốc thúc giục Việt Nam “có các biện pháp cứng rắn để ngăn chặn các hành động bạo lực chống Trung Quốc và trừng phạt những người gây ra bạo động.”
Báo chí Trung Quốc cho biết, ông Quách Thanh Côn, Bộ trưởng Công an Trung Quốc, bảo với ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an Việt Nam, rằng: “Trung Quốc không hài lòng vì Việt Nam không đối phó một cách hiệu quả để kiềm chế tình hình”. (G.Đ)
05-19-2014 4:35:46 PM
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=188316&zoneid=1#.U3q8ZfldUXo
Máy bay chiến đấu TQ bay 4 vòng trên tàu CSB Việt Nam
Ngày 19/5, Trung Quốc vẫn duy trì trên 90 chiếc tàu các loại bảo vệ giàn khoan 981 và đã điều máy bay chiến đấu bay 4 vòng phía trên tàu Cảnh sát biển VN.
Cụ thể, ngày 19/5 Trung Quốc đưa tàu hải cảnh số hiệu 2506 thường xuyên theo sát tàu cảnh sát biển 8001 của ta ở khoảng cách từ 1 đến 2 hải lý. Đáng chú ý, các tàu cá vỏ sắt Trung Quốc đã cơ động gần nhóm tàu cá vỏ gỗ của các ngư dân Việt Nam và sẵn sàng đâm, va chạm các tàu cá của ngư dân ta.
Cũng trong ngày 19/5, vào 9h6, Cảnh sát biển Việt Nam phát hiện 1 máy bay chiến đấu kiểu JH-7 bay qua phía trên các tàu của lực lượng cảnh sát biển 4 vòng ở độ cao 700-1.000m, đến 9h28 máy bay của Trung Quốc bay về hướng bắc ra khỏi tầm kiểm soát của ta. Tiếp đó, vào 11h30, một máy bay cánh bằng của Trung Quốc số hiệu B-3808 bay 2 vòng phía trên tàu cảnh sát biển 8003 ở độ cao 250m.
Máy bay Trung Quốc luôn quần thảo trên bầu trời.
Thực hiện các phương án bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam, trong ngày các tàu cảnh sát biển tiếp tục cơ động tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 khoảng cách từ 6 đến 6,5 hải lý để tuyên truyền và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu bảo vệ ra khỏi vùng biển Việt Nam. Nhưng Trung Quốc đã cho các tàu bảo vệ, cơ động, áp sát, sử dụng súng phun nước và sẵn sàng đâm va vào các tàu của ta.
Vào 8h8, các tàu cảnh sát biển đang thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền yêu cầu Trung Quốc ra khỏi vùng biển của Việt Nam trên hướng tây nam - nam tây nam của giàn khoan Hải Dương 981 đã bị 3 tàu chấp pháp của Trung Quốc áp sát và sử dụng súng phun nước vào tàu.
Đến 9h, tàu cảnh sát biển 8003 đã bị các tàu chấp pháp của Trung Quốc mang số hiệu (2112, 46101, 35101, 33102, 3411, 33006) ra ngăn cản và sẵn sàng chủ động đâm, va chạm.
Thứ Ba, 20/05/2014 07:32 (GMT + 7)
Theo Tuổi Trẻ
Cụ thể, ngày 19/5 Trung Quốc đưa tàu hải cảnh số hiệu 2506 thường xuyên theo sát tàu cảnh sát biển 8001 của ta ở khoảng cách từ 1 đến 2 hải lý. Đáng chú ý, các tàu cá vỏ sắt Trung Quốc đã cơ động gần nhóm tàu cá vỏ gỗ của các ngư dân Việt Nam và sẵn sàng đâm, va chạm các tàu cá của ngư dân ta.
Cũng trong ngày 19/5, vào 9h6, Cảnh sát biển Việt Nam phát hiện 1 máy bay chiến đấu kiểu JH-7 bay qua phía trên các tàu của lực lượng cảnh sát biển 4 vòng ở độ cao 700-1.000m, đến 9h28 máy bay của Trung Quốc bay về hướng bắc ra khỏi tầm kiểm soát của ta. Tiếp đó, vào 11h30, một máy bay cánh bằng của Trung Quốc số hiệu B-3808 bay 2 vòng phía trên tàu cảnh sát biển 8003 ở độ cao 250m.
Máy bay Trung Quốc luôn quần thảo trên bầu trời.
Thực hiện các phương án bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam, trong ngày các tàu cảnh sát biển tiếp tục cơ động tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 khoảng cách từ 6 đến 6,5 hải lý để tuyên truyền và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu bảo vệ ra khỏi vùng biển Việt Nam. Nhưng Trung Quốc đã cho các tàu bảo vệ, cơ động, áp sát, sử dụng súng phun nước và sẵn sàng đâm va vào các tàu của ta.
Vào 8h8, các tàu cảnh sát biển đang thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền yêu cầu Trung Quốc ra khỏi vùng biển của Việt Nam trên hướng tây nam - nam tây nam của giàn khoan Hải Dương 981 đã bị 3 tàu chấp pháp của Trung Quốc áp sát và sử dụng súng phun nước vào tàu.
Đến 9h, tàu cảnh sát biển 8003 đã bị các tàu chấp pháp của Trung Quốc mang số hiệu (2112, 46101, 35101, 33102, 3411, 33006) ra ngăn cản và sẵn sàng chủ động đâm, va chạm.
Thứ Ba, 20/05/2014 07:32 (GMT + 7)
Theo Tuổi Trẻ
Gián điệp mạng: Mỹ khởi tố nhiều quân nhân Trung Quốc
REUTERS/Kacper Pempel/Files
Truyền thông Mỹ hôm nay, 19/5/2014, đưa tin, Washington lần đầu tiên khởi tố vụ gián điệp tin học nhằm vào một số quân nhân Trung Quốc bị cáo buộc đã đánh cắp bí mật công nghiệp của Hoa Kỳ.
Bộ Tư pháp Mỹ cũng cho biết, trong ngày hôm nay, đã tổ chức họp báo để công bố các tội danh trong một vụ việc liên quan đến an ninh quốc gia.
Các nhật báo như New York Times và Washington Post đều khẳng định, lệnh khởi tố nhằm vào «nhiều thành viên của quân đội Trung Quốc ». Trong khi đó, kênh truyền hình NBC News cho đăng tải trên trang mạng của đài thông tin về những người bị điều tra đã « sử dụng các cơ sở quân sự thuộc lĩnh vực tình báo để đánh cắp dữ liệu tin học của các công ty Mỹ ».
Thông báo vụ khởi tố được tung ra chỉ vài ngày sau khi Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Phòng Phong Huy tới thăm Washington.
Nhật báo Washington Post nhận định, quyết định trên của tư pháp Mỹ nhằm trực tiếp vào một quốc gia cho thấy mối quan ngại lớn của chính quyền Washington trước quy mô của việc đánh cắp tin học do Băc Kinh điều khiển từ xa. Theo tờ báo Mỹ, các vụ gián điệp tin học làm cho kinh tế Hoa Kỳ thiệt hại từ 24 đến 120 tỷ đô la mỗi năm.
Hồi tháng 06/2013, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã không ngần ngại khẳng định hành vi gián điệp tin học nhằm vào Mỹ có liên quan đến quân đội và chính phủ Trung Quốc.
Báo cáo của một công ty Mỹ chuyên về an ninh trên internet công bố hồi tháng 02/2013 cũng đã khẳng định quân đội Trung Quốc quản lý hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tin tặc.
Các tin tặc đó chủ yếu « có cơ sở tại Trung Quốc và chính phủ Trung Quốc hoàn toàn nắm được các hoạt động của cóc tin tặc đó ».
Bản báo cáo trên còn đưa ra ánh sáng vai trò của một nhóm có tên gọi « APT1 » ( Viết tắt của các từ : Đe doạ lớn và thường trực) . Có thể nhóm này là một bộ phận của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc, gọi là Đơn vị 61398.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140519-gian-diep-mang-my-khoi-to-nhieu-quan-nhan-trung-quoc
Các nhật báo như New York Times và Washington Post đều khẳng định, lệnh khởi tố nhằm vào «nhiều thành viên của quân đội Trung Quốc ». Trong khi đó, kênh truyền hình NBC News cho đăng tải trên trang mạng của đài thông tin về những người bị điều tra đã « sử dụng các cơ sở quân sự thuộc lĩnh vực tình báo để đánh cắp dữ liệu tin học của các công ty Mỹ ».
Thông báo vụ khởi tố được tung ra chỉ vài ngày sau khi Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Phòng Phong Huy tới thăm Washington.
Nhật báo Washington Post nhận định, quyết định trên của tư pháp Mỹ nhằm trực tiếp vào một quốc gia cho thấy mối quan ngại lớn của chính quyền Washington trước quy mô của việc đánh cắp tin học do Băc Kinh điều khiển từ xa. Theo tờ báo Mỹ, các vụ gián điệp tin học làm cho kinh tế Hoa Kỳ thiệt hại từ 24 đến 120 tỷ đô la mỗi năm.
Hồi tháng 06/2013, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã không ngần ngại khẳng định hành vi gián điệp tin học nhằm vào Mỹ có liên quan đến quân đội và chính phủ Trung Quốc.
Báo cáo của một công ty Mỹ chuyên về an ninh trên internet công bố hồi tháng 02/2013 cũng đã khẳng định quân đội Trung Quốc quản lý hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tin tặc.
Các tin tặc đó chủ yếu « có cơ sở tại Trung Quốc và chính phủ Trung Quốc hoàn toàn nắm được các hoạt động của cóc tin tặc đó ».
Bản báo cáo trên còn đưa ra ánh sáng vai trò của một nhóm có tên gọi « APT1 » ( Viết tắt của các từ : Đe doạ lớn và thường trực) . Có thể nhóm này là một bộ phận của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc, gọi là Đơn vị 61398.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140519-gian-diep-mang-my-khoi-to-nhieu-quan-nhan-trung-quoc
TQ đả kích ASEAN hậu thuẫn VN trong tranh chấp Biển Đông
Phát biểu của Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh bị Bắc Kinh gay gắt phê phán.
19.05.2014
Trung Quốc ngày 19/5 chỉ trích Hiệp hội Đông Nam Á hậu thuẫn Việt Nam trong vụ căng thẳng sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan vào hoạt động tại khu vực Hà Nội có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Bắc Kinh cũng yêu cầu 10 nước ASEAN phải có thái độ trung lập tránh làm phương hại đến mối quan hệ song phương với Trung Quốc.
Phát ngôn nhân Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc gay gắt phê phán phát biểu của Tổng Thư ký ASEAN, Lê Lương Minh, cho rằng Bắc Kinh đã xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam và vi phạm Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông. Ông Minh cũng yêu cầu Trung Quốc rút lui giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi khu vực chủ quyền của Việt Nam để xoa dịu căng thẳng.
Người phát ngôn Hồng Lỗi tuyên bố phát biểu của ông Lê Lương Minh không tôn trọng dữ kiện thực tế, không giúp ích cho các mối quan hệ Trung Quốc-ASEAN, gửi tín hiệu sai lệch cho thế giới bên ngoài, và không phù hợp với vị trí của một Tổng Thư ký.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói mâu thuẫn Việt-Trung dâng cao là do Hà Nội huy động tàu đến cản trở các hoạt động bình thường của giàn khoan 981.
Ông Hồng Lỗi đề nghị ASEAN không nên đứng về phe nào trong các tranh cãi chủ quyền ở vùng biển giàu tài nguyên này và có hành động cụ thể bảo vệ các mối quan hệ với Trung Quốc.
http://www.voatiengviet.com/content/tq-da-kich-asean-hau-thuan-vietnam-trong-tranh-chap-bien-dong/1917702.html
http://www.voatiengviet.com/content/tq-da-kich-asean-hau-thuan-vietnam-trong-tranh-chap-bien-dong/1917702.html
Biển Đông và thế nước
Tàu hải giám TQ phun vòi rồng vào tàu cảnh sát biển VN hôm 02/5/2014-AFP photo
Song Chi- 2014-05-19
Cho đến bây giờ, đã hơn 2 tuần kể từ khi Trung Cộng đưa giàn khoan “khủng” HD-981 và lực lượng hộ tống vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN với tuyên bố để thăm dò dầu khí, nhưng sâu xa hơn là nhằm tiến thêm một bước trong quá trình hiện thực hóa tham vọng biến biển Đông thành ao nhà, và do vậy, đã đẩy mối quan hệ giữa hai bên trở nên xấu đi chưa từng có kể từ cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979.
Cuộc đối đầu trên biển ngày một căng thẳng giữa một bên là lực lượng cảnh sát biển VN, tàu cá của ngư dân và bên kia, áp đảo hơn hẳn về số lượng, kích thước, chủng loại tham gia là lực lượng tàu bảo vệ giàn khoan của Trung Cộng chưa kể máy bay dò thám tình hình phía trên vùng biển. Đã xảy ra những vụ phun vòi rồng của cả hai bên, tàu TQ chủ động va chạm, húc vào tàu chấp pháp VN gây thiệt hại tàu, thương vong về người nhưng chưa có ai bị tử vong, còn tàu cá của ngư dân thì bị tàu ngư chính TQ rượt đuổi, khống chế, đánh đập thuyền viên, phá hoại tài sản trên tàu…
Phẫn nộ trước sự hung hăng ngang ngược của Trung Cộng, người Việt trong và ngoài nước đã xuống đường biểu tình phản đối. Lúc đầu, được nhà cầm quyền “bật đèn xanh” nên những cuộc biểu tình trong nước xảy ra êm thấm vào ngày CN 11.5. Sau đó, lấy cớ một số cuộc biểu tình biến thành bạo lực nhằm vào các nhà máy, công ty TQ, công nhân TQ và nhầm lẫn luôn với công ty Đài Loan, Nam Hàn…dẫn đến thiệt hại về người và của tại Bình Dương và Vũng Áng, Hà Tĩnh (hiện vẫn chưa biết do ai giật dây hay do chính nhà nước này tạo ra đế lấy cớ đàn áp sau đó), mọi hoạt động biểu tình yêu nước ôn hòa vào ngày CN 18.5 đã bị nhà cầm quyền ngăn chặn, dẹp tan.
Trong những ngày này, trái tim của mọi người VN trong và ngoài nước còn quan tâm đến tình hình đất nước đều sôi sục lên.
Sự kiện giàn khoan một lần nữa đã bộc lộ rất nhiều điều:
1. Bộ mặt thật của nhà cầm quyền Trung Quốc đã lộ rõ đồng thời mối quan hệ giữa hai đảng, hai nhà nước đã hoàn toàn bị phá sản. Dù có mù quáng đến đâu cũng phải nhận ra.
Thật ra, nhân dân VN, nhất là nhân dân miền Nam thì chưa bao giờ nhầm lẫn về bản chất của tập đoàn Trung Nam Hải, cũng vẫn là cái bản chất Đại Hán có từ thời xa xưa, chỉ có đảng và nhà nước cộng sản VN là mê muội, cố bám víu vào mối quan hệ bất xứng, thiệt thòi và đầy nguy cơ giữa hai đảng, hai nhà nước, hai quốc gia để kéo dài tuổi thọ của chế độ mà thôi. Dù suốt gần bảy chục năm qua, Hà Nội đã bị Bắc Kinh thường xuyên chơi cho rất nhiều vố đau điếng, nhưng họ vẫn cố tự biện minh, tự bịt mắt mình, tưởng rằng nếu ngoan ngoãn nhịn nhục thì Bắc Kinh sẽ để yên cho.
Đây là một hy vọng hão huyền, một nhận định hết sức sai lầm.
Vì nhiều lý do, Trung Quốc cần phải chiếm cho được biển Đông, biển Đông đã thực sự trở thành “lợi ích cốt lõi”, thậm chí “lợi ích sống còn” của Trung Quốc. Việc làm chủ khu vực này, bắt các nước láng giềng nhỏ yếu hơn phải chơi theo luật của mình còn là tham vọng muốn khẳng định vị thế của một cường quốc và muốn cùng Mỹ chia đôi thế giới, cùng nhau làm bá chủ. Không một cái gì có thể làm chùn bước tham vọng ấy, huống gì mối quan hệ hữu nghị “giả cầy”giữa hai nước.
Ngược lại, khi cần và khi có cơ hội, Trung Cộng sẽ đánh VN và luôn luôn là VN trước hết. Bởi so với các nước khác, VN không có đồng minh, VN lại có những tử huyệt mà TQ nắm quá rõ, đó là sự lệ thuộc nặng nề về kinh tế, chính trị của VN với TQ, là sự ươn hèn, bạc nhược của các thế hệ lãnh đạo.
Mọi chuyện một lần nữa đã lại chứng minh điều đó. Chỉ có điều không biết đến lần này, là lần thứ 1001, đảng và nhà nước cộng sản VN liệu đã tỉnh ra chưa hay vẫn còn mê lú?
2. Nhà cầm quyền VN cần phải hiểu rằng, số phận của họ phải gắn liền với vận mệnh của đất nước, của dân tộc. Nếu nước mất, không chỉ người dân không đời nào dung thứ cho họ cái tội tày đình đó mà liệu Trung Cộng có để cho họ ung dung ngồi đó hưởng thụ hay không?
3. Lòng dân. Người VN có thể có rất nhiều nhược điểm, nhiều tính xấu, hay chia rẽ, nhưng khi đất nước bị lâm nguy, lòng yêu nước của người Việt lại bùng lên mạnh mẽ, tất cả lại đoàn kết sẵn sàng hy sinh vì lãnh thổ thiêng liêng. Lòng yêu nước đó đã giúp cho dân tộc này vượt qua bao cuộc chiến tranh và chiến thắng trước những kẻ thù lớn mạnh hơn gấp nhiều lần.
Thật ra, dân tộc nào cũng chỉ mong đất nước mình được yên ổn, người dân được sống trong độc lập, hòa bình, chẳng ai muốn đất nước được nhớ tới bởi những cuộc chiến, và dân tộc được ngợi khen chỉ bởi lòng dũng cảm. Nhưng mỗi dân tộc, mỗi quốc gia có số phận khác nhau, số phận của VN đã là như thế suốt mấy nghìn năm qua, và có lẽ cũng sẽ còn phải tiếp tục đương đầu với Trung Quốc một lần nữa.
Những người đang lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản VN hôm nay hãy nhìn vào lòng yêu nước, không cam chịu làm nô lệ của người dân để hiểu rằng nếu để xảy ra mất nước, họ sẽ không bao giờ có chốn dung thân cho dù có trốn đi đâu trên trái đất này, nhân dân cũng sẽ lùng ra họ, lịch sử sẽ đời đời nguyền rủa họ.
Sự kiện giàn khoan ngày hôm nay chỉ là một bước dấn tới của Trung Cộng và nếu VN thua không đẩy được giàn khoan ra khỏi lãnh hải của mình, những lần sau Trung Cộng sẽ lại tiếp tục ngang nhiên kéo giàn khoan đi bất cứ đâu, VN sẽ phải chịu quy phục hoàn toàn, coi như mất biển, một bước ngắn dẫn tới mất nước.
Đồng thời nó cũng đặt ra cho nhà cầm quyền VN những thử thách lớn, buộc họ phải quyết định ngay nếu không thì quá muộn:
1. Thay đổi đường lối ngoại giao, bạn-thù.
Những ngày qua, ai cũng thấy rõ khi VN bị Trung Cộng o ép, dọa nạt trên biển Đông, các nước ít ỏi lên tiếng đều là những nước “tư bản xấu xa” như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, trong đó Mỹ, Pháp và kể cả Nhật đều từng là cựu thù. Ngược lại, nước Nga mà nhà cầm quyền VN luôn xem như một anh cả, một đồng minh thì quay lưng tập trận chung với Trung Cộng, Cambodia từ lâu đã ra mặt ủng hộ Tàu, nay khẳng định sẽ không cho phép người Việt biểu tình chống Trung Quốc trên lãnh thổ của mình, các nước trong khối ASEAN thì không hy vọng gì, chỉ trừ Philippines đồng cảm vì cùng cảnh ngộ.
Không hiểu các ông trong Bộ chính trị VN đã “tỉnh ngộ” chưa, để kịp thời chuyển hướng, thay đổi đường lối chính sách ngoại giao, bạn thành thù, thù thành bạn?
Từ trước đến nay VN tự trói mình trong mối quan hệ hữu nghị, thần phục với Trung Quốc đồng thời tuyên bố không liên minh quân sự với nước nào, điều đó đã làm cho VN trở nên cô đơn như đã thấy, và dễ bị Trung Cộng lấn lướt hơn ai hết.
2. Thay đổi đường lối đấu tranh để đối phó với một kẻ thù nham hiểm như Trung Cộng.
Trước đây, để chiến thắng trong cuộc chiến tranh chống Mỹ và miền Nam Cộng Hòa, bên cạnh việc sử dụng “nghệ thuật” tuyên truyền, bưng bít thông tin, dối trá, lợi dụng lòng yêu nước của người VN và tinh thần yêu chuộng hòa bình, phản đối chiến tranh của người dân Mỹ và nhân dân thế giới, đảng và nhà nước cộng sản VN còn tiến hành rất nhiều phương pháp phi chính thống, thậm chí phi nghĩa khác.
Từ đánh tráo khái niệm, nói không thành có, có thành không, cài cắm người vào các cuộc biểu tình thuần túy phản đối chiến tranh trở thành ủng hộ đảng cộng sản, phản đối chính quyền VNCH; cài tình báo, gián điệp vào sâu trong mọi tổ chức của miền Nam…Cho đến việc phá hoại chế độ miền Nam, tiến hành khủng bố, đặt bom, ám sát...tại các thành phố lớn của miền Nam, nhất là Sài Gòn; rải mìn, giật sập cầu, phá đường, pháo kích…ở các vùng nông thôn...
(Một số vụ nổi tiếng như ám sát Giáo sư Nguyễn Văn Bông, Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh, người chuẩn bị lên nắm ghế Thủ tướng Sài Gòn (1971), ám sát ký giả Từ Chung của báo Chính Luận (1965), ám sát hụt Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (1970)…, nổ bom tại rạp hát Kinh Đô, SG (1964), tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh trên sông SG (1965), đánh bom cư xá cư xá Brinks ở Sài Gòn (1964), pháo kích vào trường tiểu học Cai Lậy, Tiền Giang (1974)…). Ngoài ra bất chấp luật pháp quốc tế, từ thỏa thuận ngưng bắn 3 ngày Tết trong dịp Mậu Thận 1968 cho tới vi phạm Hiệp Định Paris 1972 v.v….và v.v…
Những biện pháp đó tỏ ra hiệu quả đối với một nước lớn, dân chủ, mà ý dân là ý trời như Hoa Kỳ và một chế độ dân chủ nhưng còn non nớt, phải chống đỡ cùng lúc với nhiều mũi tấn công trong bối cảnh đang chiến tranh như chế độ VNCH.
Nhưng bây giờ, để chiến thắng lại Trung Cộng, cũng là một nước lớn nhưng không những tương đồng về văn hóa, có cùng mô hình thể chế chính trị, mà còn thông thuộc, hiểu rõ nhau như trong lòng bàn tay, mọi chiến lược, chiến thuật sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều, đối với VN. Quan trọng hơn, Trung Quốc và VN đều là hai quốc gia độc tài, mà mọi ý kiến, nguyện vọng của người dân, dư luận trong và ngoài nước cho tới luật pháp quốc tế, cả hai đều coi không ra cái đinh gì.
Về “nghệ thuật” nói không thành có, vừa ăn cướp vừa la làng, gắp lửa bỏ tay người, bóp méo sự thật, tạo ra những bằng chứng giả cho tới kích động tinh thần dân tộc mù quáng…,Trung Cộng còn là thầy của Việt Cộng nữa.
Đấu không lại về quân sự, lẫn cả võ mồm, nhà cầm quyền VN phải làm gì?
Phải thay đổi thể chế chính trị, đi trước Trung Quốc một bước, trở thành một nước dân chủ là điều mà Trung Quốc chưa làm được, để củng cố và phát huy được tối đa sức mạnh của nhân dân, đồng thời thoát ra khỏi vòng kềm tỏa của Trung Quốc.
Phải có đồng minh, có sự ủng hộ của thế giới. Muốn vậy, phải tiến hành mọi việc một cách chính nghĩa, hết sức tuân thủ luật pháp quốc tế, chấm dứt tình trạng đu dây giữa các cường quốc, tình trạng nói một đằng làm một nẻo hoặc mập mờ, không rõ ràng. Mọi thông tin, chính sách phải rõ ràng, minh bạch, mới tạo được lòng tin của thế giới. Không “đi đêm”, đàm phán hay ký kết song phương bất cứ điều gì với kẻ cướp, tất cả phải đa phương, có sự chứng kiến của nước thứ ba hoặc thế giới. Phải kiện Trung Cộng ra tòa án quốc tế, để Trung Cộng bị thế giới lên án, bị cô lập. Có thế, một nước nhỏ yếu hơn như VN mới hy vọng giữ được nước và đòi lại những gì đã bị chiếm đoạt.
3. Trong tình cảnh của VN hiện nay, trước mắt chỉ có thể trông cậy vào lòng yêu nước của người dân. Khi chiến tranh xảy ra, dù không muốn, người dân cũng sẽ phải cầm súng bảo vệ đất nước.
Vì vậy, những kẻ đang ngồi trên đầu trên cổ nhân dân, đối xử với nhân dân vô vùng tàn tệ, đốn mạt, đang tìm mọi cách bóp nghẹt lòng yêu nước, cướp đoạt mọi quyền tự do, dân chủ, quyền làm người của nhân dân, hãy dừng lại trước khi quá muộn. Hãy thay đổi hoàn toàn cách ứng xử với nhân dân, trả lại cho người dân mọi quyền mà họ đáng được hưởng, trả tự do cho những người yêu nước, công khai và quyết liệt lựa chọn con đường đi với dân chống lại kẻ xâm lược. Trước khi quá muộn.
Hiện tại, với những diễn biến từ phía Trung Cộng trên mặt trận truyền thông, trên biển, trên đất liền biên giới giữa hai nước cho thấy có thể sẽ còn nhiều điều tệ hại hơn mà Trung Cộng có thể làm. Nhẹ nhất là không rút giàn khoan trước thời hạn, tệ hơn, nhân cơ hội này chiếm luôn vài hòn đảo cuối cùng trên quần đảo Trường Sa còn thuộc chủ quyền của VN, thậm chí Tập Cận Bình có thể học theo Putin và nước Nga trong vụ Ucraine vừa qua, gây chiến tranh với VN thêm một lần nữa.
Thế nước như ngàn cân treo sợi tóc, thời gian dành cho nhà cầm quyền VN không còn bao nhiêu nữa, và ngay với toàn dân VN cũng vậy. Đừng để con cháu chúng ta sau này phải oán trách, như các thế hệ hôm nay từng nhiều lần oán trách những lựa chọn, quyết định sai lầm của các thế hệ cha anh suốt từ khi đảng cộng sản ra đời. Chỉ có điều, lần này nếu chậm chạp, bị động, sai lầm thì hậu quả sẽ là ngàn năm Bắc thuộc tái hiện, thê thảm hơn rất nhiều.
Song Chi, 19/05/2014
*Nội dung bài viết không nhất thiết phản ảnh quan điểm của RFA.
Philippines tố cáo Trung Quốc vi phạm Tuyên bố DOC
Tổng thống Philippines Benigno Aquino.
19.05.2014Tổng thống Philippines ngày 19/5 tố cáo Trung Quốc vi phạm Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký kết năm 2002 khi tiến hành khai hoang ở đảo Gạc Ma.
19.05.2014Tổng thống Philippines ngày 19/5 tố cáo Trung Quốc vi phạm Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký kết năm 2002 khi tiến hành khai hoang ở đảo Gạc Ma.
Manila tuần rồi công khai hóa việc Bắc Kinh khai hoang trên quy mô lớn ở bãi Gạc Ma (tức bãi Johnson South theo cách gọi quốc tế mà Philippines đặt tên là bãi Mabini) ở quần đảo Trường Sa.
AFP dẫn phát biểu của Tổng thống Benigno Aquino rằng hoạt động của Trung Quốc vi phạm những điều đã nhất trí trong Tuyên bố DOC.
Tổng thống Philippines nói thỏa thuận DOC không mang tính ràng buộc pháp lý này yêu cầu các bên tránh không xây dựng các công trình trong khu vực có tranh chấp cho tới khi nào mâu thuẫn được giải quyết.
Bắc Kinh phản bác rằng khu vực này là một phần của lãnh thổ Trung Quốc.
Nhà lãnh đạo Philippines kêu gọi các bên nhanh chóng đạt một Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông COC mang tính cưỡng hành để ngăn chặn các hoạt động có thể gây ra xung đột và bất ổn.
Hà Nội nói Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép từ năm 1988. Philippines cũng đòi chủ quyền ở bãi đá này.
PICS - Đang Có Số Lượng Lớn Của Quân Đội Trung Cộng Gần Biên Giới Việt - Trung 20/5/2014
Source: http://www.secretchina.com/news/14/05/18/541002.html
【看中国2014年05月18日讯】2014年5月16日和17日,广西凭祥、防城港、崇左等地网友报料,大批的步兵、炮兵、坦克及装甲部队调动在中越边境集结。
尽管中国政府否认中越边境军队进入三级战备状态,但靠近越南的中国城市凭祥、防城港等还是出现全副武装的解放军紧急调动的信息。一网友在广西龙州县城(距越南边境只有三十多公里)上了三年大学,说从没见过军队这样大规模调动。
17日,在云南昆明也有大规模部队和坦克调动的消息,各式军车、坦克、装甲车,车龙长达数公里,造成高速公路堵车。
日前越南全国反华大游行引发排华暴动,上千家台、港、中资企业被打砸抢烧,造成十多名华人身亡,中越边境的形势就逐步紧张起来。
广西凭祥、防城港、崇左、南宁
云南昆明
(原标题:开战在即?广西云南大批部队集结开赴中越边境)
【看中国2014年05月18日讯】2014年5月16日和17日,广西凭祥、防城港、崇左等地网友报料,大批的步兵、炮兵、坦克及装甲部队调动在中越边境集结。
尽管中国政府否认中越边境军队进入三级战备状态,但靠近越南的中国城市凭祥、防城港等还是出现全副武装的解放军紧急调动的信息。一网友在广西龙州县城(距越南边境只有三十多公里)上了三年大学,说从没见过军队这样大规模调动。
日前越南全国反华大游行引发排华暴动,上千家台、港、中资企业被打砸抢烧,造成十多名华人身亡,中越边境的形势就逐步紧张起来。
广西凭祥、防城港、崇左、南宁
云南昆明
(原标题:开战在即?广西云南大批部队集结开赴中越边境)
Trung Quốc yêu cầu ASEAN ‘trung lập’ trong vụ giàn khoan
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi phát biểu trong một cuộc họp báo ở Bắc KinhPhát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thúc giục Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không đứng về phía nào trong vụ tranh chấp ở biển Đông sau khi Tổng thư ký người Việt của tổ chức này yêu cầu Bắc Kinh rút khỏi ‘vùng biển của Việt Nam’.
Ông Hồng Lỗi phát biểu như vậy trong cuộc họp báo hôm nay về bình luận của ông Lê Lương Minh, Tổng thư ký ASEAN, về vụ giàn khoan dầu.
Trung Quốc tỏ ý bất mãn và phản đối nhận xét của ông Minh.
Ông Minh cho rằng Trung Quốc đã xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và vi phạm Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông.
Trong khi đó, ông Hồng nói rằng tranh chấp hiện thời không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN, nhưng ông Minh đã ủng hộ tuyên bố chủ quyền của một bên trong cuộc tranh chấp, phát đi tín hiệu sai lầm bất chấp các thực tế hay quan điểm của ASEAN.Ông Lê Lương Minh là người Việt Nam đầu tiên đảm nhận chức vụ Tổng thư ký ASEAN luân phiên, nhiệm kỳ 2013-2017.
Trả lời tờ The Wall Street Journal cuối tuần qua, ông Minh nói rằng Trung Quốc phải rời khỏi vùng biển có tranh chấp ở biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông).
Tổng thư ký ASEAN nói rằng ‘chúng tôi cần phải đưa Trung Quốc khỏi vùng biển của Việt Nam’.
Theo tờ The Wall Street Journal, phát biểu của ông Minh được cho là cứng rắn nhất của một đại diện ASEAN trong nhiều năm qua.
Tuyên bố của ông Minh được đưa ra gần một tuần sau khi Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á ra tuyên bố chung, bày tỏ ‘quan ngại sâu sắc’ về cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam quanh giàn khoan dầu gây tranh cãi, nhưng không chỉ trích cụ thể hành động của Bắc Kinh.
Cũng trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Wall Street Journal, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cho biết ông chia sẻ quan điểm của ông Minh rằng ‘tình thế hiện rất nguy hiểm’ và ông cũng kêu gọi các nước thành viên ASEAN ‘suy nghĩ lại về vấn đề biển Nam Trung Hoa’.
Tuy nhiên, ông Natalegawa không cho biết ông có ủng hộ lời kêu gọi Trung Quốc rút khỏi vùng biển tranh chấp của ông Minh hay không.
Việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khổng lồ vào vùng biển mà Việt Nam nói là thềm lục địa cũng như thuộc Vùng Đặc quyền Kinh tế của mình đã dẫn tới các cuộc biểu tình chống Trung Quốc khắp Việt Nam.
Nguồn: The Straits Times, The Wall Street Journalhttp://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-yeu-cau-asean-trung-lap-trong-vu-gian-khoan-dau/1917579.html
Không có một giải pháp dễ dàng cho Việt Nam và Trung Quốc
Việt Hà, phóng viên RFA 2014-05-19
Vị trí của giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa của Việt Nam-Files photos
Căng thẳng xung quanh giàn khoan dầu 981 của Trung Quốc ngoài khơi Việt Nam đã diễn ra hơn hai tuần qua và vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu. Liệu có một giải pháp nào để hai nước ra khỏi bế tắc này? Khả năng về một liên minh quân sự giữa Việt Nam và Mỹ ra sao nếu bế tắc này bùng nổ lớn hơn? Việt Hà phỏng vấn Tiến sĩ Patrick Cronin, chuyên gia tư vấn cao cấp, Giám đốc chương trình an ninh châu Á Thái Bình Dương thuộc Trung tâm Mỹ mới, Hòa Kỳ. Trước hết nói về căng thẳng hiện tại so sánh với những động thái của Trung Quốc từ trước tới nay ở biển Đông với các nước, Tiến sĩ Patrick Cronin nói:
Theo tôi những căng thẳng hiện tại là nghiêm trọng nhưng không phải là chưa từng xảy ra. Chúng ta đã nhìn Trung Quốc sử dụng quân đội đối với một số đảo trên biển Đông. Đây là một cố gắng của Trung Quốc nhằm gia tăng chủ quyền của Trung Quốc trên một phần biển Đông. Trong trường hợp này là đối với nguồn dầu khí quan trọng mà họ đòi mà chưa từng có hành động khai thác đơn phương trước đó và bây giờ là giàn khoan của họ mà không có sự giúp đỡ của những tập đoàn quốc tế. Đây là một điểm mới tức là họ có năng lực tự làm điều này một mình.
Nhưng vấn đề sử dụng lực lượng có trang bị vũ khí, lực lượng hải giám và tàu cá là một phần trong những gì mà họ đã làm ở biển Đông để lấn chiếm chủ quyền dựa trên đòi hỏi chủ quyền của họ về vùng nước lịch sử thay vì luật quốc tế, và để khẳng định khả năng của mình trên nhiều mặt như xây dựng lực lượng tuần duyên, và khẳng định mong muốn của Trung Quốc trong việc kiểm soát vùng biển. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ vùng biển này cũng thuộc vùng biển gần của Việt Nam và Philippines, Malaysia, chứ không riêng gì của Trung Quốc. Vì vậy Trung Quốc không có bất cứ quyền gì để làm thay đổi thực trạng và sử dụng lực lượng để xâm lấn đơn phương. Họ cần phải hợp tác dựa trên luật pháp,và các biện pháp ngoại giao chứ không phải biện pháp xâm lược.
Việt Hà: Dường như Trung Quốc đang tiếp tục thực hiện chiến thuật salami trong việc đưa giàn khoan dầu ra ngoài khơi Việt Nam. Ông dự đoán Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo, liệu họ có rời giàn khoan đi chỗ khác hay sẽ giữ nó ở đó và khoan tìm dầu?
Dr. Patrick Cronin: Một mặt thì ông Tập Cận Bình dường như đang kiên quyết thúc đẩy cái mà ông gọi là quyền lợi biển, lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Phần này dường như sẽ là liên tục. Trung Quốc dưới thời ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục thách thức các vùng nước ở biển Đông để gia tăng kiểm soát và khả năng tiếp cận của Trung Quốc với vùng biển này. Mặt khác, chiến thuật mà ông ta sử dụng luôn thay đổi. Chiến thuật ở đây dường như mang tính cơ hội. Căn cứ trên thực tế là Trung Quốc đã cải thiện quan hệ với Việt nam và quan hệ giữa Trung Quốc với Philippines thì đang xấu trong khi Tổng Thống Barack Obama vừa đến Philippines và tái khẳng định mối liên minh chặt chẽ hơn với Philippines, và bây giờ thì Trung Quốc chọn gây hấn với Việt nam.
Đây là một cơ hội cho Trung Quốc không thách thức Mỹ một cách trực tiếp, mà vẫn tiếp tục lấn lướt đòi chủ quyền với năng lực mới của mình với một nước mà danh tiếng của Mỹ không bị đe dọa. Nó không chỉ là vấn đề của Mỹ mà còn là vấn đề chính trị nội bộ của Trung quốc. Nhưng dù thế nào thì việc gây hấn với một nước như Việt Nam là nước đang có quan hệ chiến lược phát triển với Mỹ nhưng Tổng thống Mỹ không đến thăm, thì cũng dễ dàng hơn. Nó cũng giống như việc bắt nạn Philippines vào năm ngoái cũng dễ hơn. Đó là lý do vì sao mà bây giờ ta có mối quan hệ khăng khít hơn giữa Mỹ và Philippines, và đó là lý do vì sao mà Tổng Thống Barack Obama đã đích thân nói rõ ràng điều khoản 5 bao gồm các đảo ở Đông Hải vì ông muốn loại bỏ những mập mờ mà Trung Quốc đã tận dụng. Bây giờ Trung Quốc đã tận dụng một sự không rõ ràng khác là ASEAN và Mỹ không có một cam kết chắc chắn để hậu thuẫn Việt nam dù họ có chia sẻ những lợi ích trong việc cổ vũ cho việc tuân phủ luật pháp trong việc giúp đỡ Việt Nam. Trung Quốc đã tận dụng vùng xám này vì họ có thể làm được điều này.
Trung Quốc đã tận dụng một sự không rõ ràng khác là ASEAN và Mỹ không có một cam kết chắc chắn để hậu thuẫn Việt nam dù họ có chia sẻ những lợi ích trong việc cổ vũ cho việc tuân phủ luật pháp trong việc giúp đỡ Việt Nam. Trung Quốc đã tận dụng vùng xám này vì họ có thể làm được điều nàyDr. Patrick Cronin
Việt Hà: Phải chăng Trung Quốc đang áp dụng chiến thuật mà họ đã áp dụng với bãi Scarborough Shoal của Philippines hồi năm 2012, khi họ yêu cầu Philippines cùng rút tàu đi nhưng khi Philippines rút tàu đi rồi thì họ vẫn ở lại và kiểm soát bãi này?
Dr. Patrick Cronin: Nếu tôi phải đoán thì tôi sẽ nói là đúng vậy. Trung Quốc đang cố gắng thay đổi thực tế. Cái giàn khoan đó tương tự như một chiếc tàu chiến trong vùng tranh chấp, và nếu tôi phải nhìn vào một ví dụ tương tự thì tôi có thể nhìn vào trường hợp của bãi Scarborough shoal mà Trung Quốc có thể đang áp dụng. Nó mang tính cơ hội. Trung Quốc nhìn thấy Philippine điều đến một tàu hải quân để bắt giữ người đánh bắt thủy sản trái phép và thực thi quyền chấp pháp của họ. Trung quốc dùng lý do đó là một lý do đủ để họ điều tàu đến để nắm quyền kiểm soát. Trong trường hợp với Việt Nam, Trung Quốc không nhận được bất cứ hành động mang tính khiêu khích nào từ phía Việt Nam. Họ quyết định đây là một cơ hội và họ dùng một giàn khoan nước sâu khổng lồ để bắt đầu việc khoan thăm dò ngay trong vùng nước đang tranh chấp vì không ai có thể ngăn cản được họ và tôi không nghĩ là họ sẽ dời đi.
Việt Hà: Theo ông thì có những giải pháp hay khả năng nào để Việt Nam và Trung Quốc có thể thoát khỏi bế tắc này?
Dr. Patrick Cronin: Việt Nam đã cố gắng thành công trong đàm phán một số các dàn xếp với Trung Quốc nhiều năm qua từ Vịnh Bắc bộ đến việc cải thiện quan hệ hai nước kể từ diễn đàn khu vực ASEAN 2010 khi quan hệ trong khu vực với Trung Quốc đang xuống thấp do tranh chấp biển Đông. Giả sử nếu Trung Quốc muốn cho thấy một hình ảnh đẹp của mình trong khu vực, họ có thể ký một kiểu liên doanh với Việt nam. Vấn đề lúc này là Trung Quốc đã nói rõ rằng không có bất cứ tranh chấp nào trong vùng nước này. Đây là một lập trường cứng rắn, và nó sẽ khó khăn cho ông Tập Cận Bình, người vốn rất cẩn trọng với vị thế chính trị và tính chính danh của mình. Cho nên tôi thấy rất khó cho Trung Quốc để có thể làm việc này, nhưng họ có thể làm qua một thỏa thuận giữ thể diện. Nếu điều này không thể được thực hiện, thì có thể là một dạng hợp tác kinh tế trong một số vùng nước mà giàn khoan chưa được đặt nhưng điều đó sẽ rất khó cho Việt Nam vì đã có rất nhiều tức giận và quan ngại với hành động hiện tại của Trung Quốc. Như đã nói, ngư dân bị thương, Trung Quốc đang sử dụng đội 80 chiếc tàu cả tàu chiến để tuần tra xung quanh giàn khoan.
Tôi chưa từng bao giờ nghĩ là 10 nước ASEAN sẽ đưa ra được một bản tuyên bố mạnh mẽ. Họ quá khác nhau... Đây là một nhóm chia rẽDr. Patrick Cronin
Cho nên rõ ràng là họ đang chiếm thế thượng phong tại khu vực này nơi Việt Nam coi là vùng đặc quyền kinh tế của mình. Cho nên rất khó cho Trung Quốc dừng lại. Trung Quốc có thể sẽ cố gắng lấy được một số nhượng bộ nào đó từ Việt Nam. Việt nam đã biết phải làm việc với Trung Quốc thế nào, họ đã từng giải quyết vấn đề về biên giới trên biển và trên bộ thì có thể là họ sẽ tìm được một nhượng bộ nào đó mang tính giữ thể diện, nhưng có điều là Trung Quốc lo lắng phải đối phó với các nước khác nhiều hơn là chỉ phải đối phó với một mình Việt Nam. Nhưng vấn đề ở chỗ là các nước khác cũng chỉ mong Trung Quốc quan tâm đến các nước khác hơn là với chính nước họ. Nhưng Trung Quốc đang sử dụng chiến thuật salami để thay đổi thực trạng trên biển và trên không và quản lý nhiều hơn vùng biên trên biển để họ không phải dựa vào các nước khác về mặt an ninh. Đây không phải là một tình huống dễ để tìm lối ra và sẽ không có một giải pháp dễ dàng nào cho tình huống này.
Việt Hà: Tuyên bố mới đây của ASEAN bày tỏ quan ngại về vấn đề biển Đông và kêu gọi các bên kiềm chế. Hoa Kỳ lên tiếng chỉ trích Trung Quốc gây hấn nhưng vẫn nói là cả hai nước đều có quyền đòi chủ quyền. Ông có nghĩ là những hành động này dường như là không đủ mạnh để gây sức ép lên Trung Quốc?
Dr. Patrick Cronin: tôi biết nhưng tôi sẽ không ngạc nhiên lắm khi có một nước nào đó phải hy sinh để các nước còn lại tỉnh táo hơn. Tôi chưa từng bao giờ nghĩ là 10 nước ASEAN sẽ đưa ra được một bản tuyên bố mạnh mẽ. Họ quá khác nhau. Việt Nam có được một số ủng hộ mạnh những cũng có những ủng hộ yếu ớt hoặc không có ủng hộ từ một số nước ASEAN. Đây là một nhóm chia rẽ. Tuy nhiên họ cũng có được tuyên bố và đó là bước mở đầu và chúng ta chấp nhận. Nhưng thực tế là sẽ cần một nhóm nhỏ các nước giúp Việt Nam làm điều gì đó với vấn đề này. Không một nước nào kể cả Trung Quốc muốn có xung đột nhưng Trung Quốc có thể sẽ phải gặp xung đột nếu họ không cẩn thận. Trung Quốc đang có hành động gây hấn và Ngoại trưởng John Kerry nói đây là hành động nguy hiểm. Có những người ở Washington lo ngại căng thẳng sẽ bùng nổ hơn nữa, không phải là một cuộc chiến tranh mà là những hành động pháp lý, và điều này là đáng lo ngại vì Trung Quốc đang hành động đơn phương. Tôi hy vọng là Việt Nam không phải hy sinh để cho cả thế giới và khu vực hiểu được vấn đề. Hy vọng là chúng ta hiểu được là khu vực này sẽ mất nếu ta cho phép bất cứ nước nào được phép viết lại luật lệ một cách đơn phương bằng cách sử dụng vũ lực và xâm lấn và đó là điều mà Trung Quốc đang làm với giàn khoan và đội tàu.
Việt Hà: Theo ông, điều gì có thể khiến Mỹ và Việt Nam trở thành một liên minh?
Dr. Patrick Cronin: Nhìn chung tôi không nghĩ thế giới và khu vực bây giờ tạo ra nhiều liên kết đồng minh nữa. Nhưng tôi nghĩ là hợp tác về an ninh sẽ phát triển. tôi nghĩ là một sự liên kết sẽ phát triển nhưng sẽ không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý trong liên minh quân sự. Tôi nghĩ điều này cũng tốt thôi. Cả Mỹ và Việt nam đều cẩn trọng với những gì mà Trung Quốc coi là phần ranh giới đỏ. Chúng ta phải nghĩ xem làm gì để cải thiện quan hệ hai nước hơn về thương mại, năng lượng, an ninh… điều này cũng tương tự trong quan hệ với các nước như Ấn Độ, Nhật Bản… tức là tăng cường hợp tác an ninh chứ không phải đồng minh. Nhưng điều có thể làm thay đổi là hành động sử dụng lực lượng quân đội trực tiếp của Trung Quốc. Nếu bạn hỏi điều gì xảy ra nếu Trung Quốc xâm lược Việt nam, thì chắc chắn là tình hình sẽ thay đổi. Nhưng giả sử nếu họ chỉ dùng lực lượng hiện tại và không đưa đến chiến tranh thực sự thì chúng ta có một thách thức phức tạp hơn phải xử lý, và lúc này không phải là liên minh quân sự mà là về chiến lược, với hợp tác nhiều tầng, chúng ta có thể làm điều này mà không cần phải có liên minh quân sự
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho đài ACTD buổi phỏng vấn.