Thursday, May 15, 2014

Tướng Trung Quốc lớn tiếng tuyên bố không rút giàn khoan

Quan chức hàng đầu của quân đội Trung Quốc ngày 15/5 đã lớn tiếng tuyên bố sẽ bảo vệ một giàn khoan dầu mà nước này hạ đặt trái phép trong vùng biển của Việt Nam và đảm bảo rằng nó sẽ tiếp tục hoạt động bất chấp sự phản đối kịch liệt tại Việt Nam.
 >>  Tướng Trung Quốc thăm tàu sân bay hạt nhân Mỹ

Tướng Phòng Phong Huy.
Tướng Phòng Phong Huy.
Phát biểu trong một cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc hôm qua trong khuôn khổ chuyến thăm Mỹ, Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, Tướng Phòng Phong Huy, đã bao biện cho việc Trung Quốc triển khai một dàn khoan trái phép ở Biển Đông và ngang ngược tuyên bố Bắc Kinh không có ý định từ bỏ giàn khoan bất chấp làn sóng phản đối Trung Quốc tại Việt Nam.
"Những điều chúng tôi sẽ làm là đảm bảo sự an toàn của giàn khoan và đảm bảo rằng mọi hoạt động sẽ tiếp tục", ông Phòng nói.
Những lời lẽ cao giọng của ông Phòng diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc mới đây đã trái phép hạ đặt giàn khoan trong Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Trung Quốc đã điều khoảng 80 tàu cùng nhiều máy bay hộ tống việc lắp đặt giàn khoan này.
Các tàu và máy bay của Trung Quốc còn hung hăng tấn công các tàu cảnh sát biển của Việt Nam khi bị ngăn cản hành động hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.
Đổ lỗi cho Mỹ và các quốc gia trong khu vực
Trong cuộc họp báo, ông Phòng cũng đổ lỗi cho chiến lược chuyển trọng tâm sang châu Á của Mỹ về các tranh chấp khác nhau tại Biển Đông và Hoa Đông.

Tướng Phòng còn cảnh báo rằng Mỹ phải khách quan về các căng thẳng ở Biển Đông, nếu không sẽ có nguy cơ gây tổn hại quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh.

Ông Phòng cũng trắng trợn vu cáo cho các quốc gia khác trong khu vực về các hành động khiêu khích, trong đó Nhật Bản và Việt Nam. Tướng Trung Quốc nói rằng "một số quốc gia láng giềng" đang lợi dụng chính sách "xoay trục" sang châu Á như một cơ hội để "khuấy động các vấn đề, khiến Hoa Đông và Biển Đông không yên bình như trước kia".
Ông Phòng tới Lầu Năm Góc để có cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Martin Dempsey.
Tướng Dempsey từ chối tiết lộ chi tiết các cuộc thảo luận với ông Phòng, nhưng cho biết họ đã nói về "các căng thẳng tại Biển Đông và các hành động khiêu khích có thể dẫn tới sự đối đầu như thế nào".
Ông Dempsey miêu tả cuộc gặp với Tướng Phòng là "cuộc thảo luận cởi mở và thẳng thắn về các lo ngại chung và các quan điểm khác biệt".
Cuộc gặp hôm qua là lần thứ 2 giới lãnh đạo quân đội Mỹ gặp nhau trong 5 tuần qua.
Tại Bắc Kinh hồi đầu tháng trước, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và người đồng cấp Trung Quốc đã "đấu khẩu" những cảnh báo cứng rắn về các căng thẳng leo thang ở Biển Đông và Hoa Đông.
Ông Hagel nói với Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn rằng Trung Quốc không có quyền đơn phương thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên một quần đảo tranh chấp ở Hoa Đông mà không có sự tham vấn. Đáp trả, ông Thường nói ông Hagel rằng Trung Quốc sẵn sàng sử dụng quân đội nếu cần để bảo vệ chủ quyền.
Bộ ngoại giao Mỹ tiếp tục lên án mạnh mẽ Trung Quốc
Trong khi ông Phòng có các cuộc hội đàm tại Lầu Năm Góc, Bộ ngoại giao Mỹ đã nhắc lại sự chỉ trích đối với hành động khiêu khích của Trung Quốc khi hạ đặt giàn khoan trái phép ở Biển Đông.
"Tôi và các quan chức Mỹ đã nhiều lần nói rằng việc Trung Quốc đưa một giàn khoan dầu với sự hộ tống của các tàu chính phủ vào Biển Đông hoàn toàn là hành động khiêu khích và gây căng thẳng", phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ Marie Harf nói trong cuộc họp báo ngày 15/5.
"Đó là một hành động đơn phương, mà nói thẳng là dường như là nằm trong một ý đồ lớn hơn của Trung Quốc nhằm thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền đối với khu vực tranh chấp theo cách thực sự làm tổn hại tới hòa bình và sự ổn định trong khu vực".
"Vì vậy chúng tôi rất lo ngại về cách ứng xử nguy hiểm và hăm dọa kiểu này. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên hành động theo cách an toàn và chuyên nghiệp, giải quyết các tranh chấp chủ quyền theo cách hòa bình và tuân thủ luật pháp quốc tế", bà Harf nhấn mạnh.
An BìnhTổng hợp

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam sang Trung Quốc trao đổi vụ giàn khoan

(LĐO) VÂN ANH  - 11:36 PM, 15/05/2014

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.

Chiều 15.5.2014, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.

Dòng sự kiện Phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam    
Tại cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh một lần nữa bày tỏ kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương-981 và các tàu đang xâm phạm trái phép vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam; nhấn mạnh hành động này của phía Trung Quốc đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tin cậy giữa hai nước và tình cảm của nhân dân Việt Nam; trái với thỏa thuận giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước và các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước, vi phạm luật pháp quốc tế, đi ngược lại tinh thần Tuyên bốvề cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định, Việt Nam đã hết sức kiềm chế và thể hiện thiện chí, đã cử Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn sang Bắc Kinh trao đổi thẳng thắn với phía Trung Quốc. Phó Thủ tướng đề nghị phía Trung Quốc suy nghĩ nghiêm túc và có phản hồi tích cực về các yêu cầu của Việt Nam.

Về việc vừa qua xuất hiện hành vi manh động, phá hoại cơ sở sản xuất của cả Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài, chống người thi hành công vụ tại một số địa phương của Việt Nam, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định, đây là các hành vi vi phạm pháp luật của một số cá nhân lợi dụng tình hình để gây rối, làm mất trật tự, an ninh và an toàn xã hội.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo kịp thời và sát sao, Chính phủ Việt Nam đã và đang áp dụng các biện pháp kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật đối với các hành vi kích động, vi phạm pháp luật.

Phó Thủ tướng cũng khẳng định Việt Nam sẽ làm hết mình để tạo mọi thuận lợi và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cá nhân, doanh nghiệp và các cơ quan nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm cả người và các doanh nghiệp Trung Quốc, theo đúng quy định của pháp luật và các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng đề nghị Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng hai nước tiếp tục duy trì liên hệ chặt chẽ để kịp thời giải quyết các công việc liên quan.

Tướng Trung Quốc lớn tiếng tuyên bố không rút giàn khoan

(Dân trí) - Quan chức hàng đầu của quân đội Trung Quốc ngày 15/5 đã lớn tiếng tuyên bố sẽ bảo vệ một giàn khoan dầu mà nước này hạ đặt trái phép trong vùng biển của Việt Nam và đảm bảo rằng nó sẽ tiếp tục hoạt động bất chấp sự phản đối kịch liệt tại Việt Nam. 

Tướng Phòng Phong Huy.
Tướng Phòng Phong Huy

Phát biểu trong một cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc hôm qua trong khuôn khổ chuyến thăm Mỹ, Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, Tướng Phòng

Phong Huy, đã bao biện cho việc Trung Quốc triển khai một dàn khoan trái phép ở Biển Đông và ngang ngược tuyên bố Bắc Kinh không có ý định từ bỏ giàn khoan bất chấp làn sóng phản đối Trung Quốc tại Việt Nam.

"Những điều chúng tôi sẽ làm là đảm bảo sự an toàn của giàn khoan và đảm bảo rằng mọi hoạt động sẽ tiếp tục", ông Phòng nói.

Những lời lẽ cao giọng của ông Phòng diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc mới đây đã trái phép hạ đặt giàn khoan trong Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Trung Quốc đã khoảng 80 tàu cùng nhiều máy bay hộ tống việc lắp đặt giàn khoan này.

Các tàu và máy bay của Trung Quốc còn hung hăng tấn công các tàu cảnh sát biển của Việt Nam khi bị ngăn cản hành động hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.

Đổ lỗi cho Mỹ và các quốc gia trong khu vực

Trong cuộc họp báo, ông Phòng cũng đổ lỗi cho chiến lược chuyển trọng tâm sang châu Á của Mỹ về các tranh chấp khác nhau tại Biển Đông và Hoa Đông.

Tướng Phòng còn cảnh báo rằng Mỹ phải khách quan về các căng thẳng ở Biển Đông, nếu không sẽ có nguy cơ gây tổn hại quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh.

Ông Phòng cũng trắng trợn vu cáo cho các quốc gia khác trong khu vực về các hành động khiêu khích, trong đó Nhật Bản và Việt Nam. Tướng Trung Quốc nói rằng "một số quốc gia láng giềng" đang lợi dụng chính sách "xoay trục" sang châu Á như một cơ hội để "khuấy động các vấn đề, khiến Hoa Đông và Biển Đông không yên bình như trước kia".

Ông Phòng tới Lầu Năm Góc để có cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Martin Dempsey.

Tướng Dempsey từ chối tiết lộ chi tiết các cuộc thảo luận với ông Phòng, nhưng cho biết họ đã nói về "các căng thẳng tại Biển Đông và các hành động khiêu khích có thể dẫn tới sự đối đầu như thế nào".

Ông Dempsey miêu tả cuộc gặp với Tướng Phòng là "cuộc thảo luận cởi mở và thẳng thắn về các lo ngại chung và các quan điểm khác biệt".

Cuộc gặp hôm qua là lần thứ 2 giới lãnh đạo quân đội Mỹ gặp nhau trong 5 tuần qua.

Tại Bắc Kinh hồi đầu tháng trước, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và người đồng cấp Trung Quốc đã "đấu khẩu" những cảnh báo cứng rắn về các căng thẳng leo thang ở Biển Đông và Hoa Đông.

Ông Hagel nói với Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn rằng Trung Quốc không có quyền đơn phương thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên một quần đảo tranh chấp ở Hoa Đông mà không có sự tham vấn. Đáp trả, ông Thường nói ông Hagel rằng Trung Quốc sẵn sàng sử dụng quân đội nếu cần để bảo vệ chủ quyền.

Bộ ngoại giao Mỹ tiếp tục lên án mạnh mẽ Trung Quốc

Trong khi ông Phòng có các cuộc hội đàm tại Lầu Năm Góc, Bộ ngoại giao Mỹ đã nhắc lại sự chỉ trích đối với hành động khiêu khích của Trung Quốc khi hạ đặt giàn khoan trái phép ở Biển Đông.

"Tôi và các quan chức Mỹ đã nhiều lần nói rằng việc Trung Quốc đưa một giàn khoan dầu với sự hộ tống của các tàu chính phủ vào Biển Đông hoàn toàn là hành động khiêu khích và gây căng thẳng", phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ Marie Harf nói trong cuộc họp báo ngày 15/5.

"Đó là một hành động đơn phương, mà nói thẳng là dường như là nằm trong một ý đồ lớn hơn của Trung Quốc nhằm thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền đối với khu vực tranh chấp theo cách thực sự làm tổn hại tới hòa bình và sự ổn định trong khu vực".

"Vì vậy chúng tôi rất lo ngại về cách ứng xử nguy hiểm và hăm dọa kiểu này. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên hành động theo cách an toàn và chuyên nghiệp, giải quyết các tranh chấp chủ quyền theo cách hòa bình và tuân thủ luật pháp quốc tế", bà Harf nhấn mạnh.
Thứ Sáu, 16/05/2014 - 08:01
An Bình
Tổng hợp

Đai bác Trung Cộng đã kéo đến biên giới Lạng Sơn.


Đây là ảnh lính trung quốc kéo pháo đến sát biên giới Lạng Sơn của Việt Nam.

P/s: Hình này độc quyền của mình, 1 friend móc được thông tin của bạn trung quốc rồi cung cấp ảnh này cho mình.
Trung quốc đã hậm hực chuẩn bị mọi thứ.

Còn giàn khoan, khó xử lý bạo động'


Các vụ bạo loạn ở Hà Tĩnh, Bình Dương và một số nơi đang gây quan ngại trong nước


16:24 GMT - thứ năm, 15 tháng 5, 2014

Các vụ bạo loạn ở Hà Tĩnh, Bình Dương và một số nơi đang gây quan ngại trong nước
Các vụ bạo động vừa qua ở một số tỉnh thành và địa phương của Việt Nam như Hà Tĩnh, Bình Dương là 'quá khích', tuy nhiên việc xử lý bạo lực sẽ rất 'khó khăn' chừng nào Trung Quốc chưa rút giàn khoan ra khỏi khu vực Hoàng Sa, theo ý kiến quan sát từ trong nước.
Tuy vậy, cũng không nên loại trừ khả năng có những người đã 'cố tình khiêu khích' để tạo cớ cho Trung Quốc 'gây hấn' thêm với Việt Nam, theo Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội.

Trao đổi với BBC hôm 15/5, về cách thức xử lý các vụ bạo động đang diễn ra trong làn sóng 'chống giàn khoan HD-981', giáo sư Thuyết nói:
"Theo tôi, một số hành vi quá khích, vượt qua vòng kiểm soát của một số người biểu tình ở một vài địa phương cũng là điều dễ hiểu thôi. Bởi vì với khối người phẫn nộ lên đến hàng vạn người như vậy, thì chỉ cần một ngọn lửa rất nhỏ, nó cũng có thể bùng một đám cháy rất lớn."
"Bên cạnh đó, tôi cho rằng cũng có thể có những nguyên nhân khác, ví dụ như hành động khiêu khích, xâm lăng của nhà cầm quyền Trung Quốc, nó thổi bùng lên cả những sự ấm ức có thể là chất chứa từ lâu của một số người lao động, đối với một số chủ doanh nghiệp, hoặc là đối với một số người quản lý, hay là người lao động Trung Quốc."

"Khi mà cái giàn khoan của Trung Quốc còn đó...không thể nào mà làm dịu được sự phẫn nộ của người dân."-GS. Nguyễn Minh Thuyết

"Và vì thế cho nên họ đã thể hiện một số hành vi quá khích, nhưng chúng ta cũng không loại trừ có khả năng một số người nào đó đã cố tình khiêu khích để tạo cớ cho Trung Quốc vu cáo Việt Nam, tạo cớ cho họ tăng thêm mức độ gây hấn đối với Việt Nam."
Giáo sư Thuyết cho rằng tình hình khó có thể được giải quyết ổn thỏa nếu Trung Quốc chưa rút giàn khoan khỏi khu vực mà Việt Nam tuyên bố là vùng thềm lục địa và vùng độc quyền kinh tế ở Hoàng Sa của mình.

Giáo sư Thuyết cho rằng tình hình khó có thể được giải quyết ổn thỏa nếu Trung Quốc chưa rút giàn khoan khỏi khu vực mà Việt Nam tuyên bố là vùng thềm lục địa và vùng độc quyền kinh tế ở Hoàng Sa của mình.

Ông nói: "Tôi chắc chắn rằng khi mà cái giàn khoan của Trung Quốc còn đó, nhất là khi Trung Quốc ngang nhiên cản phá các tàu chấp pháp của Việt Nam, và ngang nhiên từ chối đàm phán với Việt Nam, thậm chí còn đặt điều kiện đàm phán với Việt Nam (rằng) các tàu chấp pháp của Việt Nam phải rút đi đã, thì phải nói là không thể nào mà làm dịu được sự phẫn nộ của người dân.

"Tôi chắc chắn là người dân sẽ còn xuống đường biểu tình nhiều để phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc, còn qua vụ việc xảy ra ở Bình Dương, cũng như ở Hà Tĩnh, tôi chắc chắn rằng cả người dân đi biểu tình để thể hiện lòng yêu nước của mình, thể hiện sự phản đối Trung Quốc, cũng như là chính quyền cũng rút ra được nhiều bài học quan trọng, và chúng ta có thể kiểm soát được tình hình."
'Xử lý khủng hoảng ra sao?'

 Bạo loạn ở Hà Tĩnh
Bạo loạn ở Hà Tĩnh
Các vụ bạo loạn có thể gây ra thiệt hại nặng nề cho đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam

Hôm thứ Năm, một chuyên gia về chính sách công nói với BBC về việc xử lý các sự cố 'bạo động' đã và đang xảy ra.

"Về lâu dài, Việt Nam cần phải có những biện pháp tổng thể, trước hết phải có những biện pháp tuyên truyền vì dân trí nước mình (Việt Nam) người ta chưa thực sự hiểu vấn đề này lắm," PGS. TS. Phạm Quý Thọ, Chủ nhiệm Bộ môn Chính sách Công thuộc Học viện Chính sách và Phát triển nói.
"Người ta hay gắn những vấn đề, thí dụ như vấn đề biển đảo, rồi vấn đề chiến tranh biên giới, hoặc những lịch sử va chạm với Trung Quốc, thì người ta chưa phân biệt rạch ròi việc đó, những va chạm đó với vấn đề toàn cầu hóa và phát triển kinh tế hiện nay. Điều đó cần phải làm cho không chỉ dân mà một số giới người ta hiểu được điều đó, nhưng hiện nay chưa làm được."
"Tiếp theo, cần phải có những định hướng, thậm chí theo tôi phải ra những luật biểu tình, để làm sao đấy khi người dân xuống đường biểu tình, thì nó theo một trật tự nhất định, chứ không thể để tự phát như hiện nay."

"Phải lường trước trong thời gian tới có thể có khó khăn về kinh tế, cho nên phải chuẩn bị sẵn những tình hình để đối phó."-PGS. TS Phạm Quý Thọ

Về khả năng xử lý các thiệt hại kinh tế do bạo động gây ra, đặc biệt trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài, chuyên gia từ Bộ Kế hoạc và Đầu tư nói:
"Cái thứ ba là về kinh tế, cũng phải lường trước trong thời gian tới có thể có khó khăn về kinh tế, cho nên phải chuẩn bị sẵn những tình hình để đối phó, ví dụ như là một số dự án có thể bị chậm trễ, cái này phải có những đối sách về kinh tế.

"Thứ nữa là làn sóng đầu tư ở một số nước, thông qua những cái như thế này, cần phải có những quan hệ ngoại giao để giải thích, nhưng đồng thời cũng phải có chiều hướng để tạo tin cậy, để cho người ta thấy việc đó chỉ là nhất thời, và thông qua những cái này, chúng ta phải có những quan hệ ngoại giao để giải thích."
'Công đoàn và nhập khẩu lao động'
Cũng hôm thứ Năm, từ Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Quang A nhấn mạnh với BBC rằng Việt Nam nên quan tâm xây dựng các tổ chức độc lập để bảo vệ quyền lợi cho người lao động mà qua đó hiểu được tâm tư, nguyện vọng của họ.

"Luật Việt Nam không cho phép công ty, thậm chí công ty nước ngoài ở Việt Nam tuyển dụng lao động phổ thông, và lao động phổ thông hay lao động tay nghề cao ở Việt Nam đi chăng nữa phải được phép, phải có giấy phép và có sổ lao động, giống hệt như ở các nước khác"-TS. Nguyễn Quang A"

"Xét về thực chất, công nhân bị bỏ rơi, bị chủ bóc lột, bị các cơ quan tạo cho người công nhân cảm thấy mình luôn bị yếu thế, luôn bị o ép, trong khi tổ chức của họ thì không có," ông Quang A phân tích một trong các nguyên nhân 'sâu xa' của các vụ bạo lực.
"Và đám đông mà không được tổ chức, lại bị dồn vào một tình cảnh, một tâm lý như thế, thì chuyện bùng nổ như một thùng thuốc nổ và bất kỳ có một lửa nào đấy."
Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS đã tự giải thể) cũng cho rằng Việt Nam nên xem lại chính sách nhập cư lao động phổ thông người nước ngoài được cho là 'ồ ạt', 'kiểm soát yếu' có thể có khả năng gây tác hại tới thị trường lao động và an ninh xã hội ở Việt Nam.
"Cái này hoàn toàn do lỗi của chính quyền Việt Nam và chính quyền sở tại, ở đó tức là tỉnh Hà Tĩnh," ông bình luận về hiện tượng có nơi theo báo chí Việt Nam phản ánh, có tới hai nghìn lao động phổ thông nước ngoài cư trú tại một ký túc xá công nhân như ở dự án Formosa của chủ đầu tư Đài Loan, làm dấy lên quan ngại của cộng đồng về an ninh quốc phòng và xã hội.

"Luật Việt Nam không cho phép công ty, thậm chí công ty nước ngoài ở Việt Nam tuyển dụng lao động phổ thông, và lao động phổ thông hay lao động tay nghề cao ở Việt Nam đi chăng nữa phải được phép, phải có giấy phép và có sổ lao động, giống hệt như ở các nước khác," nhà quan sát nói với BBC.

VN gửi công hàm phản đối TQ lên LHQ

RFA 15.05.2014
Chính phủ Việt Nam đã gửi công hàm phản đối Trung Quốc đến các nước thành viên Liên Hiệp Quốc, có thể sẽ yêu cầu đưa vấn đề này ra thảo luận trước Đại Hội Đồng.
Trong cuộc họp báo chiều hôm qua ở Hà Nội, phát ngôn viên Bộ Ngoại Việt Nam Lê Hải Bình cho biết như trên, nói thêm từ ngày mùng 7 tháng Năm đã công hàm gửi đến các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc để thông báo và phản đối việc Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan vào hoạt động ngay ở thềm lục địa của Việt Nam.
Ông Bình cũng nói rằng từ khi sự cố này xảy ra, phía Việt Nam đã liên tục đối thoại, tiếp xúc với phía Trung Quốc ở nhiều cấp độ khác nhau, nhưng chính phủ Bắc Kinh vẫn tiếp tục hành vi sai trái của họ, đưa thêm nhiều tàu và may bay đến khu vực họ đang đặt giàn khoan, kể cả máy bay quân sự.
Trả lời câu hỏi liệu Việt Nam có tính đến chuyện yêu cầu đưa việc này ra trước Đại Hội Đồng hay không, ông Bình trả lời rằng giải pháp này sẽ được tính đến, nói thêm ngay cả biện pháp kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế cũng sẽ được sử dụng nếu thấy cần thiết.
Tuy nhiên, người phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Việt Nam không trả lời thẳng câu hỏi liệu Việt Nam có sử dụng biện pháp quân sự nếu Trung Quốc không rút giàn khoan hay không.
Về xung đột xảy ra ở khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh, ông Lê Hải Bình nói rằng theo các cơ quan chức năng thì ẩu đả xảy ra giữa 2 nhóm công nhân khiến 1 người chết và 1 người bị thương.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam khẳng định thông tin có 21 người thiệt mạng là thông tin không cơ sở.
Xin nhắc lại hôm qua trong bản tin gửi từ Hà Nội, hãng thông tấn Reuters trích dẫn lời một bác sĩ của Bệnh Viện Hà Tĩnh nói là có 5 người Việt và 16 người Trung Quốc thiệt mạng. Vị bác sĩ mà Reuters không nêu danh tính này còn cho biết số người bị thương lên tới hơn 100 người.
Bản tin của Tân Hoa Xã thì nói rằng ít nhất 2 công nhân người Hoa thiệt mạng và hơn 100 người bị thương.
Đại Tá Bùi Đình Quang, Phó Giám Đốc Công An Hà Tĩnh, cho hay đã bắt giữ 76 người liên quan đến chuyện này.

Hoa Kỳ đề cử tân đại sứ ở VN

Ông David Shear trong lần gặp bác sỹ Nguyễn Đan Quế
Ông David Shear trong lần gặp nhà bất đồng chính kiến, bác sỹ Nguyễn Đan Quế
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã đề cử phó giáo sư đại học Ted Osius làm đại sứ mới của Hoa Kỳ ở Việt Nam, theo nguồn tin từ Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Việt Nam.

Phần tóm lược về bản thân của ông Osius, người hiện là Phó giáo sư tại Đại học Chiến tranh Quốc gia ở Washington, trên mạng xã hội BấmLinkedInviết:
"Là thành viên chuyên nghiệp của Ngành Ngoại giao Cao cấp, hàm Tham tán Công sứ, tôi đã có 25 năm công tác ở châu Á [và điều này] tạo cơ sở để tôi giúp thực hiện [chính sách] tái cân bằng của Hoa Kỳ ở khu vực."
Ông Osius cũng nói ông có độ sắc sảo về chính sách, kinh nghiệm làm việc ở Nhà Trắng và liên kết các cơ quan nhà nước khác nhau, quan hệ chặt chẽ với giới làm chính sách cũng như giới kinh doanh cùng với cách tiếp cận sáng tạo về giao thiệp với công chúng.
Hồi năm 1997, ông trở thành Tùy viên Chính trị đầu tiên tại Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh từ sau năm 1975 và phục vụ tại đó trong một năm.
Từ năm 1998, ông Osius có ba năm cố vấn cho Phó Tổng thống Al Gore về châu Á tới năm 2001, ba năm phụ trách khoa học công nghệ môi trường tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Thái Lan tới năm 2004, hai năm phục vụ tại Vụ Triều Tiên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ với chức Vụ phó.
Từ năm 2006-2009 ông là Tham tán Công sứ phụ trách chính trị tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở New Delhi, Ấn Độ và từ giữa năm 2009 tới năm 2012 ông Osius giữ chức Phó đại sứ tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Jakarta, Indonesia.

'Nghiên cứu quốc tế cao cấp'

Nguồn tin từ Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Việt Nam nói ông Osius nhận bằng Cử nhân tại Đại học Harvard và bằng Thạc sỹ tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp thuộc Đại học Johns Hopkins.
Trong một bài giới thiệu về ông Osius hồi đầu năm nay, Bấmbáo sinh viêncủa Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp thuộc Đại học Johns Hopkins nói ông là người đồng tính và có bạn trai là Clayton A Bond và cũng có con trai được đặt tên là Theodore Alan Bond-Osius.
Bài báo cũng nói hồi năm 1996 ông Osius có mặt trong đoàn quan chức Hoa Kỳ đầu tiên tới Việt Nam kể từ khi quan hệ song phương được bình thường hóa và ông đã có một năm ở Hà Nội để chuẩn bị cơ sở cho sự có mặt của đại sứ Mỹ đầu tiên kể từ sau năm 1975.
Nếu được Thượng viện phê chuẩn, ông Osius sẽ thay thế Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam hiện nay, ông David Shear, người sẽ trở thành trợ lý bộ trưởng bộ Quốc phòng phụ trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương.
16:00 GMT - thứ năm, 15 tháng 5, 2014

Việt Nam cần có thông điệp cụ thể về tình hình Biển Đông

Gia Minh, biên tập viên RFA 2014-05-15
bieutinh-binhduong-600.jpg
Hàng ngày công nhân Việt Nam tập trung biểu tình chống Trung Quốc ở khu công nghiệp Bình Dương hôm 13/05/2014.-AFP
Nhận định về tình hình căng thẳng tại Biển Đông hiện nay, giáo sư Jonathan London thuộc Đại Học Hong Kong và là người nghiên cứu về Việt Nam, nói rằng chính quyền Việt Nam cần có một thông điệp cụ thể hơn nữa trong vấn đề này nhằm có thể tranh thủ được sự ủng hộ của thế giới.
Quan điểm của ông được nêu ra trong cuộc nói chuyện với Gia Minh của Đài Á Châu Tự Do. Trước hết ông cho biết:
GS Jonathan London: Tôi cũng có thể khẳng định cũng có thể không đồng ý về tình trạng của Việt Nam hiện nay cực kỳ phức tạp, và tôi biết có khá nhiều người tò mò lý do tại sao giới lãnh đạo của Việt Nam chưa có một thông điệp rõ nào với dân và đất nước?
Tôi không có cớ nào cho điều đó mà tôi muốn nhấn mạnh điều kiện của giới lãnh đạo Việt Nam là rất khó.
Tôi cũng có chút ấn tượng về phát biểu của Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng ở Myamar nhưng tôi cũng muốn biết bao giờ thì sẽ có một thông điệp tương tự đối với dân ở Việt Nam.
Tôi nghĩ đã đến lúc Việt Nam nên có một thông điệp nhưng việc chưa có thông điệp nào cũng có thể là đang diễn biến các thảo luận của cấp cao của Việt Nam.

Phải minh bạch với dân

Gia Minh: Theo đánh giá của giáo sư thì chính quyền và các cấp cao trong đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay họ đang gặp khó khăn gì mà đến sau hơn 10 ngày mà vẫn chưa có được thông điệp rõ ràng như thế?
GS Jonathan London: Theo tôi biết thì vấn đề Trung Quốc là một vấn đề lớn trong chính trị của Việt Nam từ xa xưa đến nay.
Tôi có thể đoán chính việc đó là lý do tại sao cho đến nay chưa có một thông điệp rõ. Tôi không đồng ý với việc này nhưng cũng có thể hiểu lý do tại sao.
Nếu Việt Nam muốn có một nền chính trị hiện đại, văn minh và thật sự coi người dân, thì phải sớm làm sáng tỏ, minh bạch vấn đề bởi vì không có một bí quyết nào khác.
GS Jonathan London
Điều chắc chắn là nếu Việt Nam muốn có một nền chính trị hiện đại, văn minh và thật sự coi người dân, công nhân, những người thật sự có quyền tham gia chính trị thì Việt Nam phải sớm tìm hướng khác để làm sáng tỏ, làm minh bạch vấn đề bởi vì không có một bí quyết nào khác.
Thực tế, có phức tạp về một số mặt nhưng những mặt khác thì thật đơn giản. Trung Quốc vào Việt Nam để gây hấn thì đã đến lúc họ tiến hành những nỗ lực để áp đặt những đòi hỏi vô cơ sở về pháp lý đối với Biển Đông Nam Á. Vì đã đến lúc rồi, nên trong tình trạng như thế này thì việc không nói hay không  tuyên bố gì về Trung Quốc là không hợp lý rồi.
Tôi cũng đồng ý là từ trước cho đến nay chưa có một thông điệp rõ nào, nhưng thôi lạc quan một chút và hy vọng trong vài ngày tới không biết là ai, có thể là ông Nguyễn Tấn Dũng hoặc là ai đó sẽ có một thông điệp rõ với dân.
Nếu không thì tôi nghĩ  nền chính trị Việt Nam chưa phát triển đủ và vẫn ở một mức độ quá thấp đối với yêu cầu của đất nước. Tôi tin rằng là sẽ có.

Tranh thủ sự ủng hệ quốc tế

Gia Minh: Nhiều người cũng nói đây là cơ hội rất lớn cho chính quyền Việt Nam đổi mới, để theo đường lối dân chủ. Ông có tin tưởng là chính quyền Việt Nam hiện nay có nắm bắt được cơ hội đó không, thưa ông?
GS Jonathan London: Đây là một câu hỏi phức tạp. Tôi thấy không nên ảo tưởng một chút nào vì nếu ảo tưởng thì không giúp được gì hết.
Tôi đã viết trong một thời gian khá dài rồi. Việt Nam muốn phát triển toàn diện thì phải cải cách, điều cơ bản mà ai cũng biết dù khó.
Tuy nhiên, trong bộ máy cầm quyền cũng có những người có thể cải cách nhưng không có kinh nghiệm và chưa có đủ cơ hội.
Việt Nam đang đối mặt với một tình trạng phức tạp nhưng lại là một cơ hội để cải cách, để giành được sự ủng hộ của quốc tế.
GS Jonathan London
Như chúng ta thấy, năm ngoái, Quốc hội VN thông qua hiến pháp gọi là mới nhưng chưa phải là mới nhưng đã thể hiện, phản ánh quá trình tiến hóa của Việt Nam về cải cách là chưa đến đâu, chưa đủ mạnh.
Tuy vậy, với tình hình hiện nay thì Việt Nam đang đối mặt với một tình trạng phức tạp nhưng lại là một cơ hội để cải cách. Và tại sao phải cải cách? Một trong những lý do đó là giành được sự ủng hộ của quốc tế.
Muốn được như vậy thì phải thật sự cải cách và làm những gì đã hứa từ nhân quyền đến những cải cách về kinh tế.
Cách đây một năm, anh Vũ Quang Việt ở tỉnh Quảng Ngãi đã trình bày một bài có nội dung Việt Nam muốn đề cập biển Đông một cách hiệu quả thì phải giành sự ủng hộ của quốc tế.
Như vậy chắc chắn là phải cải cách, nếu không thì sẽ không có nhiều nước trên thế giới để ý đến Việt Nam.
Mặc dầu nhiều người biết đến Việt Nam nhưng bây giờ trên thế giới chẳng ai hiểu Việt Nam đang trong tình trạng như thế này. Họ không biết là Việt Nam đang đối phó với vấn đề nào cụ thể đối với Trung Quốc mặc dầu về mặt pháp lý thì trường hợp này quá rõ rồi: Việt Nam đang bị xâm lược và đòi hỏi của Trung Quốc hoàn toàn vớ vẩn. Để cho quốc tế thực sự ủng hộ cho Việt Nam thì phải có những lý do rất rõ nhưng đến nay vẫn chưa có, chẳng hạn, nhân quyền hay những vấn đề khác.
Bây giờ họ phải thực hiện những điều này, nếu không thì Việt Nam sẽ phải cô đơn và không có bạn thân nào trên thế giới và như vậy cũng sẽ không có ủng hộ nào.
Bây giờ thì hình như Mỹ rất muốn ủng hộ nhưng  trở ngại trong quan hệ song phương của hai nước vẫn còn nên rất khó cho dân Mỹ thấy vấn đề của Việt Nam là vấn đề của Mỹ dù trên thực tế vấn đề của Việt Nam hiện nay không chỉ là vấn đề của Mỹ mà của toàn khu vực.
Gia Minh: Cảm ơn giáo sư Jonathan London đã có một số nhận định và trình bày về tình hình Việt Nam hiện nay.

Tranh chấp Việt Trung : Nhà Trắng chống việc dùng thủ đoạn hù dọa

Phát ngôn viên Phủ Tổng thống Mỹ Jay Carney - REUTERS
Phát ngôn viên Phủ Tổng thống Mỹ Jay Carney - REUTERS

Trọng Nghĩa
Quan hệ Việt Nam Trung Quốc đang càng lúc càng căng thẳng sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan xuống cắm tại Biển Đông, trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và cho một đội tàu hùng hậu đi theo bảo vệ và xua đuổi tàu Việt Nam đến gần.

Từ lúc vụ việc nổ ra hôm 03/05, Washington đã nhiều lần lên tiếng tố cáo hành vi khiêu khích của Bắc Kinh. Hôm qua, 14/05/2014, Nhà Trắng lại lên tiếng, yêu cầu các bên đối thoại thay vì dọa nạt để giải quyết tranh chấp. 
Theo phát ngôn viên Phủ Tổng thống Mỹ Jay Carney, tranh chấp bùng lên giữa Trung Quốc và Việt Nam cần phải được giải quyết thông qua đối thoại, chứ không phải bằng cách đe dọa. 
Phát ngôn viên Nhà Trắng nhắc lại rằng nhân vòng công du châu Á hồi tháng Tư 2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama nhu cầu đối thoại hòa bình về các tranh chấp khác nhau liên quan đến Trung Quốc và Biển Đông. 
Theo giới quan sát, tình hình căng thẳng mới giữa Việt Nam và Trung Quốc đã nêu bật một trong những thách thức lớn nhất ở châu Á mà Tổng thống Obama phải đối mặt. Tổng thống Mỹ đang chịu sức ép từ các đồng minh tại châu Á để thức đẩy mạnh mẽ hơn chiến lược xoay trục, chuyển thêm lực lượng quân sự Mỹ qua châu Á Thái Bình Dương để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. 
Sự kiện Nga sáp nhập của Nga bán đảo Crimée của Ukraina - và cảm nhận theo đó Mỹ hầu như không có nhiều phương cách để buộc Mátxcơva lùi bước – đã làm gia tăng nỗi lo ngại tại châu Á là Bắc Kinh có thể sẽ bắt chước Mátxcơva trong việc sử dụng vũ lực để áp đặt chủ quyền Trung Quốc tại Biển Hoa Đông và Biển Đông. 
Cuộc đối đầu Việt-Trung hiện nay ngoại Biển Đông, và hiện tượng bạo động bài Trung Quốc bùng lên ở Việt Nam đã khiến giới quan sát lo ngại về nguy cơ căng thẳng leo thang giữa hai nước Cộng sản láng giềng, từng có một cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi nhưng đẫm máu vào năm 1979. 
Theo một nhà ngoại giao châu Á được hãng Reuters trích dẫn, điều quan trọng là Washington phải tỏ lập trường kiên quyết với Bắc Kinh, nhưng đồng thời cũng phải sử dụng ảnh hưởng của mình để trấn tĩnh Việt Nam. 
Theo nhà ngoại giao này, nhiều nước Đông Nam Á sợ là Trung Quốc đang tìm cách lấn lướt bằng cách kích động một số cuộc khủng hoảng với các nước láng giềng, một chiến thuật mà kết quả sau cùng là thay đổi cảnh quan khu vực, trừ phi các nước khác phản ứng lại một cách kiên quyết.

Thứ năm 15 Tháng Năm 2014

NÓNG : TIN TỪ MÓNG CÁI DO 1 NGƯỜI BẠN CUNG CẤP QUA INBOX

-Một người bạn ở gần cửa khẩu Móng Cái, gia đình là dân buôn hàng từ Trung Quốc về báo tin hôm nay tình hình phía bên kia khác hẳn, muốn đi qua cửa khẩu thủ tục rất rườm rà lâu la, tình hình không như ngày thường, thấy xuất hiện của quân đội nhiều hơn hẳn mọi khi, và cả lực lượng an ninh, mẹ của người bạn này còn nói có thấy xuất hiện của chiến xa và xe bọc thép, nhắc lại là QUÂN ĐỘI TĂNG LÊN BẤT THƯỜNG so với mọi khi.
----
Đây có thể là trò Rung cây nhát khỉ hoặc là Sẽ có 1 cuộc chiến thật sự.
[Kẻ Bất Phục]

VIDEO:: TQ điều tàu vận tải đổ bộ 17.000 tấn ra giàn khoan

Cập nhật: 17:38 | 14/05/2014
VNN-Ngày 14/5, 2 tàu vận tải đổ bộ 998 và 999 của TQ có lượng giãn nước 17.000 tấn đã được TQ điều ra bảo vệ giàn khoan trái phép trên vùng biển VN.
Theo Bộ tư lệnh Cảnh sát biển VN, trên tàu vận tải đổ bộ này được trang bị 1 bệ/8 ống phóng tên lửa đối không, 1 bệ pháo 76mm, 2 bệ/4 khẩu pháo 30mm.
Các tàu quân sự của TQ ngang nhiên có mặt tại thực địa còn gồm 2 tàu hộ vệ tên lửa.
Đặc biệt, số lượng tàu cá vỏ sắt TQ với lượng giãn nước 100-150 tấn đã tăng từ 15 chiếc lên tới 40 chiếc. Chúng thường xuyên theo sát, ngăn cản, xua đuổi việc đánh bắt hải sản của các tàu cá VN ở khu vực cách giàn khoan Hải Dương 981 từ 7-10 hải lý.
Bộ tư lệnh Cảnh sát biển VN cho biết, sáng nay, máy bay tuần thám số hiệu 8321 của TQ đã bay 2 vòng trên đội hình biên đội tàu CSB 8003 và tàu CSB 4033, độ cao khoảng 300-350 mét.
Các tàu của Cảnh sát biển và Kiểm ngư liên tục cơ động tiếp cận từ phía Tây - Tây Bắc giàn khoan để tiến hành tuyên truyền khẳng định chủ quyền, yêu cầu giàn khoan 981 và các tàu bảo vệ của TQ rời khỏi vùng biển Việt Nam.
giàn khoan, chủ quyền, kiểm ngư, cảnh sát biển, tàu hải cảnh
Tàu 46001 của TQđâm thẳng vào tàu cảnh sát biển 4032 của Việt Nam. Ảnh: VnExpress
Khi tiếp cận cách giàn khoan trái phép 6 - 7 hải lý, các tàu của ta đã bị các tàu hải cảnh TQ bám sát, ngăn cản, đâm va.
4 tàu hải cảnh số hiệu 45014, 3411, 46102, 2112 tiếp cận cách tàu CSB 8003 gần nhất 100 mét; tàu hải cảnh 46102 chủ động đâm thẳng chính diện vào mạn phải tàu CSB 2016. Do tàu CSB 2016 chủ động dừng và lùi máy kịp thời, nên tàu hải cảnh của TQ đã lao qua trước mũi tàu của ta khoảng cách 5 mét. Các tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư của ta cơ động, vòng tránh kịp thời, đảm bảo an toàn.
Các tàu cá Việt Nam đánh bắt hải sản ở khu vực giàn khoan thường xuyên bị các tàu cá vỏ sắt TQ ngăn cản, xua đuổi, nhưng tàu cá Việt Nam vẫn kiên cường bám trụ. Đồng thời, tàu Cảnh sát biển, Kiểm ngư Việt Nam thường xuyên bám sát, hỗ trợ bảo đảm an toàn cho tàu cá của ta.
Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) hôm nay ra Tuyên bố phản đối TQ.
VCCI yêu cầu TQtôn trọng pháp luật quốc tế và các thỏa thuận liên quan của chính mình, chấm dứt ngay các hoạt động bất hợp pháp và lập tức rút hết giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của VN.
VCCI cũng kêu gọi giới doanh nhân VN có hành động thiết thực ủng hộ các lực lượng chức năng và ngư dân VN kiên trì bám biển, bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp của VN trên Biển Đông, đồng thời đề nghị giới doanh nghiệp TQ và cộng đồng kinh doanh quốc tế lên tiếng yêu cầu nhà nước TQ tuân thủ đúng pháp luật quốc tế, tôn trọng chủ quyền hợp pháp của VN, tôn trọng các cam kết của chính mình, hành xử có trách nhiệm trong việc bảo đảm sự ổn định, an ninh và vận hành bình thường của các hoạt động hàng hải, thương mại trong khu vực.
"Việc làm của TQ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các lợi ích kinh tế của VN tại vùng biển thuộc chủ quyền VN, đe dọa trực tiếp tới hoạt động hàng hải, thương mại quốc tế và gây mất an ninh nghiêm trọng, phá vỡ sự ổn định tại Biển Đông và trong khu vực”, bản tuyên bố nhấn mạnh. 
Cùng ngày14/5), lãnh đạo Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản VN(VASEP) đã đến thăm và trao tặng 2 tỷ đồng cho chi đội Kiểm ngư số3,chi cục Kiểm ngư vùng 2 đóng tại TP Đà Nẵng và lực lượng Cảnh sátbiển đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền tại vùng biển Hoàng Sa.


H.Nhì - T.Hải - P.Huyền - V.Trung - H.Duyên - Nguồn clip: Cảnh sát biển VN
http://m.vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/175463/clip--tq-dieu-tau-van-tai-do-bo-17-000-tan-ra-gian-khoan.html#ui=mobile

Chiều 15/5: Đã có 99 tàu Trung Quốc bao quanh Hải Dương 981

 theo VietnamPlus | 15/05/2014 22:48

a tàu hải cảnh Trung Quốc vây chặn tàu Cảnh sát biển Việt Nam. (Ảnh: Công Định-Hữu Trung/TTXVN)

Các tàu Trung Quốc thường xuyên rú còi có công suất lớn nhằm lấn át khi lực lượng Việt Nam phát loa tuyên truyền quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981.

Tại cuộc họp báo vừa diễn ra vào lúc 16 giờ 30 phút chiều ngày hôm nay (15/5), tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Trung Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết: Theo quan sát của lực lượng kiểm ngư, số tàu của Trung Quốc đã tăng lên 99 tàu, bao gồm: 38 tàu hải cảnh, 19 tàu phục vụ, 8 tàu kéo, 4 tàu chiến, 30 tàu cá vỏ sắt và các loại máybay tuần thám vây quanh khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) trái phép.
Theo Phó Cục trưởng Nguyễn Văn Trung, hiện Trung Quốc vẫn ở thế bị động do tập trung bảo vệ khu vực giàn khoan. Tính đến thời điểm hiện nay, bán kính bảo vệ của các tàu của Trung Quốc đã thu hẹp và chỉ kiểm soát được trong phạm vi 6,5 hải lý.
“Thế nhưng tàu Trung Quốc vẫn chia thành các tuyến bảo vệ khu vực giàn khoan đồng thời có những hành động ngăn cản và sẵn sàng va chạm khi tàu cá của ngư dân và tàu chấp pháp của Việt Nam tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981” ông Nguyễn Văn Trung cho hay.
Cung cấp thông tin cho báo chí về diễn biến thực địa trên ngư trường, Phó Cục trưởng Nguyễn Văn Trung nêu rõ, phía lực lượng của Trung Quốc vẫn tăng cường kèm sát, đâm va, cản phá và dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam khi tiếp cận giàn khoan và sử dụng máy bay quân sự để trinh sát, bay quanh khu vực tàu Việt Nam.
Mặt khác, các tàu Trung Quốc thường xuyên rú còi có công suất lớn nhằm lấn át khi lực lượng Việt Nam phát loa tuyên truyền quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981.
Mặc dù thế, Tàu Cảnh sát Biển và Kiểm ngư Việt Nam vẫn tổ chức tiếp cận giàn khoan Hải Dương-981 để tuyên truyền khẳng định chủ quyền đồng thời yêu cầu các tàu bảo vệ của Trung Quốc và giàn khoan rời khỏi vùng biển của Việt Nam.
“Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tàu của Trung Quốc thường xuyên áp sát, ngăn chặn hoạt động của lực lượng chấp pháp của Việt Nam.
Một số tàu cá của ngư dân ta đang sản xuất trên khu vực đã bị tàu của Trung Quốc áp sát, ngăn cản và đâm vào 1 tàu cá của ta làm gãy dọc cabin sau lái. Tuy nhiên, tàu bị hư hỏng đã tự khắc phục và tiếp tục sản xuất tại ngư trường,” Phó Cục trưởng Nguyễn Văn Trung nói.
Trước tình hình này, Việt Nam vẫn duy trì lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển và tàu công vụ khác tham gia bảo vệ chủ quyền, ngoài số lượng tàu duy trì như ngày hôm qua (14/5) còn có thêm khoảng 30 tàu cá của các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa sản xuất tại khu vực.
Các tàu chấp pháp của chúng ta thường xuyên bám sát, hỗ trợ bảo đảm an toàn cho các tàu cá và ngư dân của ta hoạt động tại ngư trường truyền thống quanh khu vực giàn khoan Hải Dương-981.
Thông báo tại cuộc họp, ông Trung cho biết, hiện các cán bộ và chiến sỹ của lực lượng Kiểm ngư đã thích ứng với các nhiệm vụ tác chiến đồng thời nhận được sự ủng hộ, động viên của đồng bào cả nước càng tăng thêm nỗ lực tinh thần cho các chiến sỹ luôn vững vàng với định hướng “4K” (kiên cường, kiên quyết, kiên trì và kiềm chế) để đấu tranh với những hành vi sai trái của phía Trung Quốc
Đáng chú ý, theo ghi nhận từ lực lượng kiểm ngư, Phó Cục trưởng Nguyễn Văn Trung cho hay, trong ngày hôm nay (15/5), những va chạm giữa tàu của Trung Quốc với các tàu của lực lượng chấp pháp Việt Nam nhìn chung đã giảm so với những ngày trước.

Cận cảnh tàu Trung Quốc tiếp tục uy hiếp tàu Việt Nam. Nguồn VTV1

Hơn 20 người chết trong các vụ bạo động chống Trung Quốc tại Việt Nam

RFA 15.05.2014
vungang-600.jpg
Biểu tình biến thành bạo động tại dự án Formosa ở Hà Tĩnh, nơi có khoảng 4.000 công nhân Trung Quốc đang làm việc.-Courtesy Danlambao
Tin của hãng thông tấn Reuters gửi đi từ Việt Nam hôm nay cho biết, có 21 người chết vì xô xát, nhà máy thép Formosa của Đài Loan đầu tư bị đốt cháy trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh, chiều hôm qua, thứ tư.
Tuy nhiên hôm nay phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói chỉ có một người chết, một người bị thương, tin nói 21 người chết là không có cơ sở.
Tin Reuters dẫn lời một bác sĩ và giới chức tập đoàn Formosa như trên, cho biết thêm trong số người chết có 15 công nhân Trung Quốc và 6 công nhân Việt Nam.
Bác sĩ bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh kể tin này qua điện thoại với Reuters, cho hay có khoảng 100 người nhập viện hồi tối qua, phần lớn là công nhân Trung Quốc. Sáng nay vẫn còn người nhập viện. Anh Lân, một người dân chứng kiến sự việc, nói với đài Á Châu Tự Do:
Số người chết tăng khá là đông. Không biết con số là bao nhiêu nhưng con số điều trị tại bệnh viện Hà Tĩnh thì rất đông.
- Một công nhân ở Hà Tĩnh
“Lúc em ra thì nó ổn rồi thấy quân đội công an cảnh sát đến khá là đông. Có người chết. Chiều hôm qua thì mới một người chết nhưng hồi tối thì em vào công ty thì được biết số người chết tăng khá là đông. Không biết con số là bao nhiêu nhưng con số điều trị tại bệnh viện Hà Tĩnh thì rất đông”.
Cuộc biểu tình chống Trung Quốc của công nhân khu công nghiệp Vũng Áng từ trật tự bỗng biến thành bạo động vào lúc 6 giờ chiều thứ tư, do môt số phần tử kích động.
Công an Hà Tĩnh đã bắt giữ và khởi tố 76 nghi can được xếp vào ba nhóm phạm tội gồm kích động gây rối, phá hoại tài sản và trộm cắp tài sản.
Công an và quân đội đã hoàn toàn kiểm soát tình hình từ 2 giờ chiều thứ năm.

Người Trung Quốc chạy sang Campuchia

Trong khi đó hằng trăm người Trung Quốc đã chạy sang Kampuchia để tránh bạo động chống Trung Quốc ở Việt Nam.
Phát ngôn nhân Cảnh sát Quốc gia Kampuchia, ông Kirt Chantharith, cho hãng thông tấn Reuters biết là hôm qua có hơn 600 công dân Trung Quốc đã qua cửa khẩu Bavet để vào Xứ Chùa Tháp.Một số đến được thủ đô Phnom Penh và số còn lại vẫn ở khu vực Cửa khẩu Bavet.
Viên chức này cho hay những người Trung Quốc tị nạn tạm thời nói có thể sẽ trở lại Việt Nam hay đi nơi khác sau khi tình hình ổn định lại.
vungang-congan-600.jpg

Đông đảo công an, cảnh sát cơ động được triển khai để ổn định tình hình.

Bắc Kinh chỉ trích Hà Nội

Chính phủ Trung Quốc hôm nay đã lên tiếng cáo buộc Hà Nội ngầm bao che cho hoạt động biểu tình chống Trung Quốc có bạo động trong những ngày vừa qua.
Phát ngôn nhân Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng tình trạng bạo động xảy ra có liên quan trực tiếp đến hành xử dung dưỡng và bao che từ phía chính quyền Việt Nam.
Bà Hoa Xuân Oánh từ chối trả lời câu hỏi của báo chí có bao nhiêu công nhân Trung Quốc bị thiệt mạng trong đợt bạo động tại Hà Tĩnh hồi ngày hôm qua. Bà này cho biết các quan chức ngoại giao Trung Quốc đang trên đường đến hiện trường để tìm hiểu sự việc.
Phát ngôn nhân Hoa Xuân Oánh cũng cho biết chính quyền Trung Quốc hết sức quan ngại về tình trạng bạo động chống công nhân người Hoa đang làm việc ở Việt Nam. Và chính quyền Bắc Kinh yêu cầu chính quyền Hà Nội phải trừng trị những thủ phạm cũng như phải bồi thường cho các nạn nhân.
Cơ quan chức năng Trung Quốc cũng đã đưa ra cảnh báo về việc du lịch đến Việt Nam.
Thông cáo trên trang mạng của Cục Du lịch Trung Quốc cản báo những công dân có kế hoạch đi chơi ở Việt Nam cần phải xem xét kỹ, và nâng cao cảnh giác về mối nguy hiểm ở đó.
Bình luận của Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc cho rằng những vụ bạo động chống Trung Quốc xảy ra ở Việt Nam là do hậu quả của nhiều năm tuyên truyền mà Hà Nội tiến hành.
Báo chí quốc tế cho là những vụ bạo động chống Trung Quốc xảy ra trong tuần này tạo nên sứt mẻ tệ hại nhất trong mối quan hệ Việt- Trung kể từ cuộc chiến biên giới năm 1979 cho đến nay.

Thái Bình: Người nhà tử vong giữa đường, kéo quan tài đến CA tỉnh

Thế Long - theo Trí Thức Trẻ | 15/05/2014 19:35
Đến 14h20' khu vực Công an tỉnh đã được giải toả (Ảnh: CTV)

(Soha.vn) - Người nhà nạn nhân Giang đã đem quan tài đến trụ sở công an tỉnh để yêu cầu điều tra nguyên nhân tử vong có phải do lực lượng công an truy đuổi không?
Sự việc xảy ra vào khoảng 10 giờ sáng nay (15/5), hàng trăm người dân phường Tiền Phong, Thành phố Thái Bình đã kéo chiếc xe chở theo một chiếc quan tài đến trụ sở Công an tỉnh Thái Bình, nằm trên đường Lê Quí Đôn, TP. Thái Bình, làm giao thông tắc nghẽn hàng giờ đồng hồ, an ninh trật tự trở nên hỗn loạn.
Theo thông tin từ cơ quan Công an tỉnh Thái Bình, khoảng 23h ngày 14/5/2014, anh Đào Giang Nam (SN 1996, trú tổ 15, phường Tiền Phong) điều khiển xe môtô biển kiểm soát 17B1 - 077.12 cùng bạn gái là chị Bùi Khánh L., (SN 1995, phường Lê Hồng Phong) đi xe đạp điện từ số nhà 323, đường Lý Bôn ra ngã tư An Tập.
Lúc này chị L. điều khiển xe đạp điện đi phía trong bên phải, anh Nam điều khiển mô tô đi phía ngoài, cả hai không đội mũ bảo hiểm.
Khi đi đến khu vực ngã ba Hai Bà Trưng - Nguyễn Bảo, chị L. thấy anh Nam kéo ga xe và mất lái lao sang phía bên trái đường, đâm vào cột điện trước cơ quan Ban Chỉ huy quân sự thành phố, xe máy văng ra đường. Khi chị L. điều khiển xe đạp đến chỗ anh Nam bị ngã thì thấy nạn nhân bất tỉnh.
Cùng lúc này, các đồng chí Đinh Bá Quân, Vũ Thành Biên, Nguyễn Văn Linh và Đinh Đức Thiện thuộc Trung đội Cảnh sát đặc nhiệm Công an Thành phố điều khiển 2 xe máy đang trên đường đi tuần tra đến đã cùng quần chúng nhân dân đưa anh Nam đi bệnh viện cấp cứu nhưng anh Nam đã tử vong ngay sau đó.

Ngay sau khi sự việc xảy ra Công an tỉnh đã chỉ đạo PC44, PC54, Công an thành phố phối hợp Viện kiểm sát nhân dân tỉnh tổ chức khám nghiệm hiện trường, tử thi và tiến hành các hoạt động điều tra phục để làm rõ nội dung sự việc.

Khoảng 11h ngày 15/5/2014, gia đình và một số người thân nạn nhân đã kéo 1 xe tang chở quan tài (không có tử thi) đến tụ tập trước cổng trụ sở Công an tỉnh trên đường Lê Quý Đôn, phường Trần Lãm.
Trước tình hình trên, Lãnh đạo Công an tỉnh, Lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã trực tiếp mời bố mẹ và đại diện gia đình nạn nhân vào công an tỉnh làm việc. Tại buổi làm việc, phía gia đình nạn nhân đã yêu cầu cơ quan công an phải trả lời ngay tại sao anh Đào Giang Nam chết và tử vong có phải do lực lượng công an truy đuổi, đánh chết.
Lãnh đạo công an tỉnh, lãnh đạo viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã giải thích rõ và đề nghị gia đình nạn nhân chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, tích cực hợp tác với cơ quan công an để làm rõ nguyên nhân chết của Đào Giang Nam. Đồng thời cơ quan công an cũng khẳng định sẽ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất, khách quan, đúng pháp luật và sớm có kết luận bằng văn bản để trả lời gia đình anh Đào Giang Nam.
Công an tỉnh đã phối hợp Uỷ ban nhân dân thành phố, Uỷ ban nhân dân phường Trần Lãm tổ chức tuyên truyền, vận động và đưa chiếc xe tang ra khỏi khu vực công an tỉnh và yêu cầu những người có mặt giải tán. Đến 14h20' khu vực trước cổng công an tỉnh đã được giải toả.

Hạm đội 7 muốn tăng hợp tác với VN



Tàu USS John McCain từng tới Việt Nam trong đợt hoạt động hải quân chung hồi tháng Tư

Hải quân Hoa Kỳ một lần nữa đề nghị tăng các chuyến thăm tới Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng về tranh chấp biển đảo ngày càng leo thang giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Trong một thông cáo gửi tới hãng tin Reuters, phía Hoa Kỳ khẳng định lại mong muốn thiết lập quan hệ hải quân chặt chẽ hơn với Việt Nam.

Hôm 02/05 Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển do cả hai quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền, gây ra biểu tình chống Trung Quốc ở nhiều địa điểm khác nhau trên Việt Nam.
Phát ngôn viên và chỉ huy Hạm đội 7, ông William Marks viết trong thư trao đổi với Reuters: “Chúng tôi quan tâm tới việc kết nối các đối tác trên Biển Đông và hoan nghênh việc tăng cường các chuyến thăm cảng với Việt Nam.”
Viên chức quân sự Mỹ nói rằng hải quân nước này không thay đổi việc điều động do căng thẳng Trung – Việt, nhưng hàng ngày vẫn điều máy bay do thám bay trên vùng Biển Đông.
Tàu chỉ huy của Hạm đội 7 là tàu khu trục USS Blue Ridge, hiện cũng đang ở trong vùng biển Đông.
Reuters dẫn nhận định của ông Carl Thayer, một chuyên gia về quân sự Việt Nam từ Học viện Quốc phòng Úc, nói ông tin rằng Hà Nội nên chớp lấy cơ hội để mở rộng hợp tác với Hoa Kỳ, trong đó có cả chia sẻ thông tin tình báo.
Ông Carl Thayer cũng cho rằng, đây là “lựa chọn duy nhất” vào lúc này, và sẽ có lợi ích “lâu dài cho Việt Nam”.
 
Bãi đáp trực thăng của tàu khu trục USS Blue Ridge - thuộc Hạm đội 7
10:54 GMT - thứ năm, 15 tháng 5, 2014
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/05/140515_us_navy_restate_ties_with_vietnam.shtml

Trung Quốc ‘phun vòi rồng’ vào ngư dân Lý Sơn?

Tàu Trung Quốc dùng ròi rồng phun vào tàu kiểm ngư Việt Nam (Ảnh do Cảnh sát biển Việt Nam công bố ngày 4/5/2014).
Tàu Trung Quốc dùng ròi rồng phun vào tàu kiểm ngư Việt Nam (Ảnh do Cảnh sát biển Việt Nam công bố ngày 4/5/2014).
Một ngư dân và một giới chức trên đảo Lý Sơn cho biết rằng các ngư phủ ở đây cũng bị lực lượng Trung Quốc ‘xịt vòi rồng’ trong khi vụ giằng co giữa Hà Nội và Bắc Kinh quanh giàn khoan của Trung Quốc vẫn tiếp diễn.

Cáo buộc trên được đưa ra trong bối cảnh các tàu của hai nước láng giềng cũng mới sử dụng súng phun nước công suất lớn nhắm vào nhau ở gần giàn khoan gây tranh cãi nằm cách đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi khoảng hơn 200 km.
Lực lượng kiểm ngư của mình, bây giờ ngoài cái nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ra thì còn có nhiệm vụ hỗ trợ cho ngư dân. Nếu mà bây giờ ta bỏ ngư trường, ta bỏ biển mà phía Trung Quốc như thế thì đương nhiên Trung Quốc sẽ lấn tới...


Ngư phủ Bùi Văn Phải nói chuyện với VOA Việt Ngữ sau chuyến đi đánh bắt ở biển Đông.

“Tôi mới đi ở Hoàng Sa về. Rất là khó khăn. Mình đi ra khai thác thì bị xua đuổi, đập phá. Chuyến vừa rồi có một số tàu bị xịt nước [phun vòi rồng], hư tàu. Trên đảo Tri Tôn [thuộc quần đảo Hoàng Sa], tôi thấy tàu rất là nhiều, vừa là tàu quân sự, tàu dân, rất là đông, bao vây xung quanh cái giàn khoan đó. Tôi chỉ nhìn thấy từ xa thôi, chứ tới gần là tàu nó tới xua đuổi, nó xịt nước, không cho mình tới đó”.

Theo báo chí Việt Nam, Trung Quốc đã ‘công bố lệnh cấm tàu bè hoạt động quanh khu vực giàn khoan 3 hải lý’ nhưng trên thực địa Trung Quốc đã ‘nới rộng phạm vi ra khoảng 10 hải lý’.

Ngư dân từng cáo buộc phía Trung Quốc truy đuổi và bắn cháy tàu cá của mình hồi năm 2013 cho biết thêm rằng ông phải ‘đi đường vòng để đi đánh bắt và chi phí cho chuyến đi bị đội lên cao hơn so với trước đây vì tốn kém nhiên liệu’.

Ông Phải cho hay bản thân ông cũng như các ngư phủ khác hiện cũng cảm thấy lo ngại khi ra khơi.

“Bình thường mình [đi biển] thì mình an tâm hơn, nhưng bây giờ đi thì cũng e ngại, sợ nó [Trung Quốc] ra [chặn]. Mình đi ra ngư trường của mình, nhưng giờ nó lấn qua, xua đuổi, phá phách thì mình không khai thác được, nên thu nhập thất bát cho nên rất là lo ngại về việc đó”.

Dẫu vậy, ông Phải cho biết sẽ tiếp tục đi biển ‘để mưu sinh và bảo vệ chủ quyền’ dù biết rằng ‘có nguy hiểm rình rập’.
  
Tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ngoài khơi đảo Lý Sơn.Tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ngoài khơi đảo Lý Sơn.

Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã An Hải trên đảo Lý Sơn, nói rằng việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng mà Việt Nam nói là thềm lục địa của mình là một ‘vấn đề gây chướng ngại cho việc khai thác hải sản của ngư dân, và ngư dân chúng tôi đã kịch liệt phản đối về việc làm này của Trung Quốc’.

Ông cũng cáo buộc phía lực lượng Trung Quốc sử dụng vòi rồng nhắm vào ngư dân Lý Sơn.

“Trung Quốc khi nó đặt giàn khoan thì nó kéo theo trên 80 tàu các loại, trong đó có tàu chiến nữa để hộ tống giàn khoan. Nó gây cản trở, ngăn cản, không cho ngư dân chúng tôi ra khai thác. Chúng xịt nước [phun vòi rồng] khi chúng tôi đi gần giàn khoan buộc chúng tôi phải đi đường vòng. Đây là ngư trường truyền thống, con đường đi của chúng tôi nhưng mà họ cắt ngang như thế này. Họ cũng gây khó khăn rồi đe dọa đến tài sản, tính mạng và ngư trường của ngư dân”.

Bản đồ khu vực nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu.Bản đồ khu vực nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu.

Phía Trung Quốc chưa lên tiếng trước lời cáo buộc mới nhất từ phía ngư dân Việt Nam. Hà Nội mới đây phản đối Bắc Kinh đâm vào tàu kiểm ngư của Việt Nam nhưng đã bị phía nước láng giềng tố ngược lại.

Ông Chinh nói thêm rằng chính quyền đảo Lý Sơn mới đây đã tập trung ‘cả ngàn ngư dân để kịch liệt phản đối việc làm sai trái của Trung Quốc trái với luật biển quốc tế’.

Giới chức này cũng kêu gọi các ngư dân ‘phát huy truyền thống lâu đời của cha ông trong đội hùng binh năm xưa, là quyết tâm kiên trì bám chắc ngư trường để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc’.
Tôi mới đi ở Hoàng Sa về. Rất là khó khăn. Mình đi ra khai thác thì bị xua đuổi, đập phá. Chuyến vừa rồi có một số tàu bị xịt nước [phun vòi rồng], hư tàu...

Liên quan tới việc bảo toàn tính mạng cho ngư dân trong tình hình căng thẳng hiện nay, ông Phùng Quang Khải, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư Việt Nam, cho VOA Việt Ngữ biết:

“Lực lượng kiểm ngư của mình, bây giờ ngoài cái nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ra thì còn có nhiệm vụ hỗ trợ cho ngư dân. Nếu mà ngư dân của ta đến các ngư trường truyền thống ở Hoàng Sa thì đương nhiên là tàu của ta là phải xuất hiện để bảo vệ cho ngư dân. Tàu của Trung Quốc mà ngăn cản tàu của ngư dân thì tàu của kiểm ngư chúng ta cũng phải xuất hiện để bảo vệ cho ngư dân. Nếu mà bây giờ ta bỏ ngư trường, ta bỏ biển mà phía Trung Quốc như thế thì đương nhiên Trung Quốc sẽ lấn tới”.

Ông cũng cho biết xét tương quan lực lượng, hiện ‘Trung Quốc có khoảng trên dưới 80 tàu trong khi đó Việt Nam chỉ có khoảng gần 30 tàu’.

“Sở dĩ tại sao mình không huy động tàu của mình ra nữa là bởi vì đây là chủ quyền của mình, và mình chỉ có nhiệm vụ ra ngăn chặn và mình tuyên truyền để cho Trung Quốc rút giàn khoan này về thôi, tránh tình trạng đối đầu,” ông nói.

http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-phun-voi-rong-vao-ngu-dan-ly-son/1915096.html