Tuesday, May 13, 2014
Chủ nhật 18/5: Toàn quốc xuống đường!
Nhà báo Phạm Chí Dũng trong cuộc xuống đường ở Saigon ngày 11/05/2014. Hai người mặc áo xám phía sau là nhân viên an ninh.
Không thể trông đợi bất cứ sự tỉnh ngộ hay hồi tâm nào từ chính quyền Bắc Kinh! Không thể nào làm chùn bước não trạng “Ngàn năm Bắc thuộc” của kẻ đang một lần nữa muốn nô thuộc Giao Chỉ!
Không thể trông đợi bất cứ sự tỉnh ngộ hay hồi tâm nào từ chính quyền Bắc Kinh! Không thể nào làm chùn bước não trạng “Ngàn năm Bắc thuộc” của kẻ đang một lần nữa muốn nô thuộc Giao Chỉ!
Cũng không thể mỏi mòn trông chờ động tác thể hình khom lưng của nhà cầm quyền Việt Nam được chuyển sang thế ngẩng cao đầu! Không thể chỉ với thái độ “ngoại giao mềm dẻo” nhằm kéo lê cố tật “mười sáu chữ vàng” mà không có bất cứ một hành động đáp trả xứng đáng nào!
Ngay một hành động danh dự tối thiểu cho khuôn mặt chính thể và cũng vì ý chí còn lại của dân tộc cũng chưa từng được phô diễn trong suốt ba tuần qua, kể từ khi giàn khoan HD 981 của Đại Hán ngạo nghễ ngự trị ngay trên vùng biển quê hương của chúng ta.
Ba tuần qua phải có giá trị bằng ba năm trời đằng đẵng của một dân tộc chìm trong bóng tối phương Bắc cả một thiên niên kỷ và đang sắp mất nốt những giá trị tự trọng còn sót lại. Nỗi lăng nhục dân tộc đối với Việt Nam lần này là quá lớn so với gần hai chục đợt gây hấn và hành hạ ngư dân Việt của chế độ độc đảng Trung Qu ốc từ năm 2011 đến nay.
***
Nhu nhược là nguồn cơn của tội lỗi, đớn hèn là căn nguyên của mất nước.
Trong suốt ba năm qua, những gì mà chế độ một đảng ở Việt Nam dụng tâm thỏa hiệp với người bạn “Bốn Tốt” đã đổi lại được gì? Mười thỏa thuận của nguyên thủ quốc giaTrương T ấn Sang dưới bóng cờ sắc máu Tập Cận Bình vào mùa hè năm 2013 có làm cho tình thế bớt chút nào nóng bỏng và tủi nhục? Tại sao người được xem là một nguyên thủ quốc gia khác - Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - lại khiến cho con dân nước Việt tuyệt vọng đến thế khi ông không dám đả động một lời về đợt xâm lăng HD 981 trong bài diễn văn mở đầu Hội nghị trung ương 9 - một hành động khiến những người đam mê điện ảnh bắt buộc phải đau đớn ngẫm lại bộ phim “Sự im lặng của bầy cừu”?
Tất cả những im lặng còn kém xa tinh thần nhu nhược ấy quả là hoàn toàn bất xứng so với một quốc gia cũng được xem là nhỏ bé như Philippines . Cách đây đúng bốn chục năm, đất nước này chỉ là hình ảnh mờ nhạt của Việt Nam . Nhưng chỉ mới vào năm 2013, Manila đã khiến cho giọng hú chó sói của Bắc Kinh trở thành tiếng tru lạc lõng trong đêm trường Tây Tạng. Trung Qu ốc đã không dám thực hiện bất kỳ hành vi tấn công quân sự chiếm đảo nào. Ngược lại, lực lượng hải quânPhilippines còn đủ can đảm bắt giữ tất cả những tàu cá Trung Hoa xâm phạm vùng lãnh hải của họ.
Nhưng thái độ của Bộ Chính trị Hà Nội ra sao? Trong ít nhất ba năm qua và bất chấp gần hai chục cuộc biểu tình của tầng lớp trí thức và nhân dân, đảng và chính quyền Việt Nam đã chỉ mang trên mình một nỗi nhẫn nhục thực thể và nỗi sợ hãi vô hình, bởi những nguyên do và động cơ thâm sâu mà có lẽ chỉ có họ mới ngầm hiểu với nhau.
***
Ngay giờ đây, lớp dân chúng khốn khổ của giới cai trị Việt Nam lại không thể hình dung ra một hậu quả gì khác hơn, ngoài tiếng đồn về những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Th ống thời đại đang dậy trời phẫn nộ.
Ngay vào giây phút đáng được xem là giờ lâm chung này của dân tộc, một cơn phẫn nộ khác cũng đang bừng sôi tràn ngập trong lòng dân chúng:
Tại sao sau gần hai chục năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, giới lãnh đạo đầy bảo thủ ở Việt Nam vẫn không tiến nổi đến một hiệp ước quốc phòng với Hoa K ỳ - như kết quả mà người bạn Philippines vừa đạt được - để tạo nên một “lá chắn Biển Đông” vì sự an nguy của chính mình?
Tại sao Chính phủ Việt Nam lại không đủ bản lĩnh khởi kiện hành vi xâm phạm chủ quyền của Trung Qu ốc tại tòa án quốc tế như người bạn Philippines đã và đang làm?
Tại sao nhà cầm quyền Việt Nam lại không dám thể hiện lòng can đảm ngoại giao tối thiểu như triệu hồi đại sứ tại Trung Qu ốc, hay mạnh mẽ hơn là cắt đứt quan hệ ngoại giao với kẻ đã nuốt gọn thác Bản Giốc ở mạn đầu Tổ quốc?
Tại sao Bộ Quốc phòng Việt Nam lại không có bất kỳ hành động quân sự nào để ít nhất tương xứng với điều được coi là danh dự và sự tồn tại của quân chủng hải quân hay binh chủng không quân nước nhà?
Tại sao cùng là người Việt Nam mà chính quyền và ngành công an ở Hà Nội, Sài Gòn và các địa phương khác vẫn đang tâm thực thi chính sách ngăn chặn biểu tình và bắt bớ người biểu tình đối với lớp dân chúng chỉ mang tinh thần yêu nước và phản kháng Trung Qu ốc?
Tại sao họa xâm lăng đang cận kề mà một bộ phận quan chức no đủ ở các cấp vẫn ung dung thù tạc, với những cuộc mittinh lạc điệu cùng những cuộc “phản biểu tình” thô thiển mà chỉ nói lên một ý nghĩa duy nhất: Hèn với giặc, Ác với dân?...
***
Chủ nhật ngày 18 tháng Năm năm 2014, Toàn quốc xuống đường!
Hãy xuống đường để nhà cầm quyền Việt Nam thấm thía rằng số phận họ gắn liền với dân tộc Việt Nam ! Xuống đường không chỉ để biểu thị tinh thần phản kháng Trung Qu ốc mà phản ứng cả thái độ nhu nhược và động cơ thỏa hiệp không thể chấp nhận của những người luôn kiên định chế độ một đảng lãnh đạo ở Việt Nam ! Xuống đường để giàn khoan HD 981 phải bị đuổi về cố quốc của nó! Xuống đường để không thể một lần nữa chịu khuất phục làm nô lệ cho phương Bắc!
Cuộc biểu tình ngày 11/5 vừa qua dù thật ý nghĩa nhưng vẫn chưa làm phai nhạt tâm trạng vô cảm chính trị trong xã hội và tâm thế đáng xấu hổ của những người mang nhiệm vụ phân hóa biểu tình. Chỉ chừng đó vẫn là quá ít để giữ yên Tổ quốc!
Không phân biệt các thành phần nhà nước và phi chính phủ, đã đến lúc chúng ta phải kết chặt tay nhau! Hãy kết liên một lòng và nhiệt thành giữa giới công chức và viên chức, quân đội và công an, mặt trận tổ quốc cùng các đoàn thể nhà nước… với toàn thể nhân dân, công nhân, nông dân, sinh viên, học sinh, trí thức, tôn giáo và xã hội dân sự! Các tỉnh thành trên cả nước hãy xuống đường để thế giới biết rằng chúng ta có Chính nghĩa!
Xuống đường để làm sống lại lời hịch phá Thanh của Quang Trung Nguy ễn Huệ:
Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó ngựa xe tan tác
Đánh cho nó manh giáp chẳng còn
Đánh cho nó biết nước Nam anh hùng có chủ
***
Đả đảo chủ nghĩa bành trướng Trung Hoa !
Đả đảo quân xâm lược Trung Qu ốc!
Tổ quốc hay là chết!
Đời đời Việt Nam tự do!
Cựu sĩ quan quân đội, Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng
Upload Audio - Download Music - Lời kêu gọi
http://thuymyrfi.blogspot.fr/2014/05/chu-nhat-185-toan-quoc-xuong-uong.html
Người Trung Quốc ngang nhiên giở trò ăn cắp trên máy bay Việt Nam
(Kênh 13)- Một tên người Trung Quốc ngang nhiên giở trò ăn cắp trên máy bay Việt Nam từ Đà Nẵng đi TP HCM chiều 12-5 đã bị bắt quả tang, khiến hành khách rất bức xúc.
Tên He Qunxian, kẻ cắp người Trung Quốc đã bị bắt quả tang mang va ly của người Việt Nam vào toilet lục lọi, ăn trộm
Trên chuyến bay VN129 của Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines từ Đà Nẵng đi TP HCM chiều hôm qua (12-5) lại phát hiện có người mang quốc tịch Trung Quốc giở trò ăn cắp trên máy bay.
Kẻ cắp người Trung Quốc được xác định HE QUNXIAN, sinh ngày 21-06-1972, số passport E 055.796.87, ngày cấp 30-10-2012, ngày hết hạn 29-10-2022.
HE QUNXIAN có ghế ngồi số 12D. Máy bay cất cánh được một lúc, tên này đã lấy va ly của hành khách Ngô Văn Hà, ghế ngồi 33C. Để đề phòng bị phát giác, tên này đã đem valy vào trong toilet lục lọi, tìm kiếm tiền bạc và vật dụng có giá trị để ăn cắp.
Va ly bị người Trung Quốc ăn cắp trên máy bay lục tung khiến hành khách hết sức bức xúc
Nhưng hành động bất thường của hắn đã bị một hành khách tên ngồi ở ghế 21B nhìn thấy, báo cho tiếp viên. Trên chuyến bay có tiếp viên Bùi Tiến Trung đang bay chuyển sân vào TP HCM nhận nhiệm vụ.
Nhận được thông báo của khách, nam tiếp viên này mở ngay cửa toilet, bắt quả tang HE QUNXIAN đang lục lọi valy của khách 33C để ăn cắp. Sự việc này được chụp ảnh lại để làm bằng chứng khiến kẻ cắp người Trung Quốc hết đường chối cãi.
Tổ bay đã lập biên bản vi phạm hành chính và phối hợp với bộ phận an ninh của hãng mời người làm chứng, hoàn tất hồ sơ bàn giao kẻ cắp người Trung Quốc cho Cảng vụ hàng không miền Nam. Theo đúng thẩm quyền, hành khách vi phạm được chuyển giao cho Công an quận Tân Bình (TP HCM) xử lý.
Đáng lưu ý là hành khách bị kẻ cắp người Trung Quốc lục đồ tỏ ra rất bức xúc. Ông đã ra công an quận Tân Bình để vạch mặt tên ăn cắp với mong muốn không để cho hắn và đồng bọn tiếp tục ăn cắp, ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên các chuyến bay của Việt Nam nói chung và của Vietnam Airlines nói riêng.
Ảnh chụp thẻ lên máy bay và hộ chiếu của người Trung Quốc ngang nhiên giở trò ăn cắp trên máy bay Việt Nam
Từ đầu năm đến nay, đã có 11 người Trung Quốc ăn cắp trên máy bay của hãng hàng không Vietnam Airlines bị bắt quả tang. Không chỉ dừng ở các chuyến bay quốc tế như trước, những tên kẻ cắp người Trung Quốc còn ngang nhiên lên các chuyến bay nội địa của hãng để ăn cắp. Những kẻ ăn cắp người Trung Quốc không chỉ hoành hành trên các chuyến bay của hãng hàng không Việt Nam mà còn móc túi trên các chuyến bay của nhiều hãng hàng không châu Á khác.
Từ trước đến nay, trách nhiệm ngăn ngừa, đối phó với nạn ăn cắp của người Trung Quốc trên máy bay được giao cho các hãng hàng không. Do sự việc diễn biến ngày càng phức tạp, có tính chất lặp lại và những kẻ cắp hoạt động theo nhóm, Cục Hàng không Việt Nam đã đề nghị Bộ Công an vào cuộc, điều tra, xử lý và có biện pháp phòng ngừa.
TBT Nguyễn Phú Trọng bí mật xin sang Bắc Kinh, Tập Cận Bình không tiếp
Thông tin này vừa được tiết lộ trên The New York Times - một trong những tờ báo uy tín và lớn nhất thế giới.
Trong bài bình luận hôm 12/5/2014, nhà báo nổi tiếng Keith Bradsher nhận đình căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc đã rơi vào bế tắc, mặc dù hai nước đã có 14 cuộc giao thiệp liên quan đến việc giàn khoan HD981 hoạt động tại Biển Đông.
"Giới ngoại giao Bắc Kinh nói rằng họ biết rõ là chẳng hề có cuộc đàm phán thực chất nào giữa Trung Quốc và Việt Nam", New York Times cho biết.
Hầu hết các cuộc đàm phán giữa cơ quan ngoại giao hai nước không được công bố nội dung chi tiết. Hoặc nếu có cũng chỉ mang tính độc thoại nhằm mục đích tuyên truyền và định hướng.
Theo New York Times, tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng đã bị chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ chối gặp mặt trước lời đề nghị đàm phán về giàn khoan 981:
"Nguồn tin đề nghị không nêu tên từ một nhà ngoại giao cao cấp của Trung Quốc nói rằng, người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam đã đề nghị được sang thăm Bắc Kinh để nói chuyện với chủ tịch Tập Cận Bình, tuy nhiên lời đề nghị này đã bị từ chối."
Nguồn tin không cho biết đề nghị sang Bắc Kinh của TBT Nguyễn Phú Trọng là chuyến thăm chính thức cấp nhà nước hay một chuyến thăm bí mật, theo kiểu 'đi đêm' nhằm thỏa hiệp.
Trong quá khứ, các cuộc đàm phán giữa hai đảng cộng sản về vấn đề chủ quyền và lãnh thổ diễn ra trên đất Trung Quốc đều dẫn đến hậu quả gây nhiều bất lợi cho Việt Nam. Bài học từ Hội nghị Thành Đô hay những bê bối của cựu TBT Lê Khả Phiêu đến nay vẫn còn để lại di họa khủng khiếp cho Dân tộc,
Trước đó, hôm 8/5/2014, trong phát biểu khai mạc hội nghị trung ương 9 của đảng cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng không hề đả động đến sự kiện Trung Quốc mang giàn khoan 981 cùng tàu chiến hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Tại điểm nóng Hoàng Sa, giàn khoan khổng lồ 981 với sự hộ tống của 80 chiến hạm Trung Quốc cùng nhiều tốp máy bay quân sự hung hãn tấn công tàu chấp pháp Việt Nam, mở màn cuộc xâm lăng nhằm chiếm trọn Biển Đông. Tình hình đang hết sức cấp bách, nguy cơ chiến tranh cận kề.
Trong khi đó, một bầu không khí bình yên giả tạo bao trùm hội nghị TW9, nơi có hơn 200 ủy viên trung ương đảng căng thẳng mật bàn công tác lấy phiếu tín nhiệm và chia chác ghế trong 2 năm tới.
Nguồn tin không cho biết đề nghị sang Bắc Kinh của TBT Nguyễn Phú Trọng là chuyến thăm chính thức cấp nhà nước hay một chuyến thăm bí mật, theo kiểu 'đi đêm' nhằm thỏa hiệp.
Trước đó, hôm 8/5/2014, trong phát biểu khai mạc hội nghị trung ương 9 của đảng cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng không hề đả động đến sự kiện Trung Quốc mang giàn khoan 981 cùng tàu chiến hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Tại điểm nóng Hoàng Sa, giàn khoan khổng lồ 981 với sự hộ tống của 80 chiến hạm Trung Quốc cùng nhiều tốp máy bay quân sự hung hãn tấn công tàu chấp pháp Việt Nam, mở màn cuộc xâm lăng nhằm chiếm trọn Biển Đông. Tình hình đang hết sức cấp bách, nguy cơ chiến tranh cận kề.
Trong khi đó, một bầu không khí bình yên giả tạo bao trùm hội nghị TW9, nơi có hơn 200 ủy viên trung ương đảng căng thẳng mật bàn công tác lấy phiếu tín nhiệm và chia chác ghế trong 2 năm tới.
Rốt cuộc, bạn vàng 4 tốt mà đảng cộng sản đã trở cờ, dù ông Nguyễn Phú Trọng đã nhu nhược đến mức xin qua Bắc Kinh yết kiến nhưng Tập Cận Bình vẫn không thèm tiếp. Thử hỏi khi biến cố xảy ra, ông Tổng Trọng và các chóp bu đảng còn nơi nào để tháo chạy?
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
Tàu Việt Nam kiên cường phá vây hàng loạt tàu Trung Quốc
13/05/2014 16:36 (GMT + 7)
TTO - 9 loại tàu với 86
tàu Trung Quốc bố trí dày đặc xung quanh giàn khoan Hải Dương 981 trong ngày
hôm nay 13-5, trong đó
có tàu tuần tiễu săn ngầm số hiệu 786, hung hãn cản đường áp sát giàn khoan HD
981 của tàu Cảnh sát biển, tàu Kiểm ngư Việt Nam.
Tin bài liên quan
Đó là thông tin mới nhất từ Bộ Tư lệnh
Cảnh sát biển Việt Nam chiều 13-5.
>> Tàu
Trung Quốc liên tục tấn công tàu Việt Nam
>> Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu về biển Đông tại hội nghị cấp cao ASEAN
>> Xem Video clip tàu Trung Quốc hung hăng đâm rách tàu Việt Nam
>> Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu về biển Đông tại hội nghị cấp cao ASEAN
>> Xem Video clip tàu Trung Quốc hung hăng đâm rách tàu Việt Nam
Clip do Cảnh sát biển cung cấp |
Những loại tàu này gồm: tàu quân sự, tàu hải cảnh, tàu hải giám,
tàu hải tuần, tàu ngư chính, tàu kéo cứu hộ, tàu vận tải, tàu dầu và tàu cá vỏ
sắt (trong đó có tàu quân sự đã được ta phát hiện như tàu hộ vệ tên lửa số hiệu
534, tàu tên lửa tấn công nhanh mang số hiệu 752, 753, 754 và mới đây nhất là sự
tham gia của tàu tuần tiễu săn ngầm số hiệu 786 hiện diện tại khu vực từ ngày
12-5).
Trong ngày hôm nay (13-5), phía Trung Quốc đã sử dụng tới 86 tàu
làm lực lượng hộ tống, bảo vệ cho hoạt động trái phép, xâm phạm của giàn khoan
Hải Dương 981 trên thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Cụ thể: 2 tàu quân sự (1 tàu hộ vệ tên lửa số hiệu 534, 1 tàu
tuần tiễu săn ngầm số hiệu 786), 32 tàu hải cảnh, 4 tàu hải giám, 4 tàu hải
tuần, 2 tàu ngư chính, 7 tàu kéo cứu hộ, 19 tàu vận tải, 1 tàu dầu, 15 tàu cá vỏ
sắt).
Trước đó, lúc 8g30 sáng nay, Trung Quốc đã sử dụng 3 tàu (hải
giám 7028, hải cảnh 46001 và một tàu không rõ số hiệu) bao vây tàu cảnh sát biển
4032 của Việt Nam. Ngoài một tàu Trung Quốc (không rõ số hiệu) phun nước, tàu
hải cảnh số hiệu 46001 của Trung Quốc đã lao vào ngăn cản, đâm vào mạn trái tàu
Cảnh sát biển Việt Nam 4032 làm gãy 10m lan can bên mạn trái, hỏng 3 thông gió
của tàu Cảnh sát biển 4032 Việt Nam. Đồng thời, tàu hải cảnh của Trung Quốc đã
ngăn cản, dùng súng bắn nước vào tàu Kiểm ngư 628 của ta khi tiếp cận cách giàn
khoan Trung Quốc 5,3 hải lý.
Tàu Cảnh sát biển 4032 của Việt Nam đã cơ động tiếp cận vào phía
Tây giàn khoan Hải Dương 981 để tiến hành tuyên truyền và quay phim, chụp ảnh về
hành động của các tàu Trung Quốc.
Trong khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ chiến sĩ trên các tàu của ta
đã thực hiện nghiêm tư tưởng chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển là chủ động,
bình tĩnh, không khiêu khích, không mắc mưu khiêu khích, đấu tranh kiên quyết,
kiên trì, dũng cảm, mưu trí, linh hoạt để vừa giữ vững được chủ quyền biển, đảo,
thềm lục địa của Tổ quốc, vừa giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trong khu
vực.
Dân chủ là giải pháp cho Biển Đông
VRNs (13.05.2014) – Sài gòn - Cởi mở chính trị sẽ dễ hơn cho Việt Nam sát cách với Hoa Kỳ chống lại Trung Quốc xâm lăng.
Lời người dịch: Nhật báo THE WALL STREET JOURNAL, số đề ngày 14 tháng 8, 2010, có bài chính trên trang Quan điểm (Opinion) mang tựa đề “The Democracy Fix for the South China Sea”, tác giả là Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, và Al Santoli. Bài viết đã dựa vào lịch sử để nêu ra ý kiến là Việt Nam chỉ có thể cùng với Hoa Kỳ đương đầu hữu hiệu trước sự đe dọa của Trung Quốc nếu có sự hậu thuẫn của toàn dân. Muốn được vậy, cần có sự mở rộng về chính trị.
Một lần nữa Trung Quốc đang gây hấn bằng cả ngôn từ lẫn những cuộc tập trận để gửi sự khiếp sợ tới thủ đô các nước Đông Nam Á. Trọng tâm của những lời lẽ và hành động này là khẳng định rằng toàn thể Biển Nam Trung Quốc – nơi gần 50% giao thương quốc tế phải đi qua – là lãnh vực độc quyền của Trung Quốc. Tháng trước, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã làm đúng khi đương đầu với những đòi hỏi này vào dịp họp với khối Asean tại Hà Nội. Cho rằng tự do lưu thông là “quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ” bà Clinton đã kêu gọi những nỗ lực đa phương đề giải quyết các tranh chấp về lãnh hải, mà một phần trong đó cũng được các nước Đài Loan, Việt Nam, Mã Lai, Brunei và Phi Luật Tân nhận thuộc về mình.
Lời lẽ của bà Clinton đã được rất hoan nghênh tại nhiều nơi. Nó cũng thực sự phản ánh quan tâm thích hợp giữa Washington và Hà Nội. Điều này đặc biệt đúng vào thời gian khi Trung Quốc mới cho tập trận tại Biển Nam Trung Quốc, một cuộc diễn tập lớn nhất trong lịch sử Hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân. Trung Quốc đã có cả một lịch sử quấy nhiễu, đôi khi gây thiệt hại nhân mạng cho ngư dân đánh cá biển người Việt, nhất là quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà cả hai nước cùng nhận thuộc về mình.
Tuy nhiên, mặc dầu giữa những quan tâm như vậy, một điểm cực kỳ quan trọng của thực tế đã thiếu trong chính sách Hoa Kỳ một cách khó hiểu: Đó là sự thừa nhận rằng chỉ có một Việt Nam tự do và dân chủ mới có thể là đối tác đáng tin cậy cho hòa bình trong khu vực này.
Rõ ràng Hoa Kỳ đã dựa trên sự gia tăng mối thân thiện với Việt Nam để bù vào những hành vi đáng ngại của Trung Quốc trong vùng. Tại cuộc họp báo của ASEAN, bà Clinton đã hết lời ca ngợi nhà cầm quyền Việt Nam. Bà nói: “Tiến bộ vượt bực về kinh tế, tăng cường các cơ sở như chúng tôi đã thấy là rất nhiều hứa hẹn. Cả Nam Hàn và Việt Nam là những kiểu mẫu rất quan trọng cho các nước khác khắp thế giới”.
Nhưng phát biểu như vậy là bỏ qua một sự kiện chủ yếu: Việt Nam giống Bắc Kinh nhiều hơn Washington. Cả hai nước cùng theo chế độ cộng sản đàn áp dân chúng của mình. Về tất cả những tiến bộ mà Việt Nam đạt được, tự do thông tin — đặc biệt là trao đổi Internet — và tự do phát biểu dưới mọi hình thức đều bị kiểm soát chặt chẽ và cấm đoán.
Cũng như với Trung Quốc, chừng nào các cơ sở chính trị của một nước chưa được tự do, ngay cả kinh tế phát triển kinh ngạc, vẫn không tránh được thái độ hiếu chiến hay chính sách đối ngoại sai quấy. Khi các chính quyền không tự do thiếu tính chính đáng đối nội, họ phải tìm cách khác để biện minh cho quyền cai trị của họ trên dân chúng. Đây chính là trường hợp của Việt Nam và Trung Quốc vào lúc này khi họ không còn có thể bám chặt vào ý thức hệ kinh tế cộng sản một thời đã biện minh cho chế độ chuyên chính của họ.
Trong trường hợp Trung Quốc, hiện tượng này cộng với thế lực kinh tế đang lên của họ đã chế ra một thứ độc hại. Giống như Nhật Bản hồi Đệ nhị Thế chiến với “Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á”, Bắc Kinh cho rằng ưu thế của họ là vì quyền lợi của “toàn thể Á châu”. Và Trung Quốc không đời nào chịu theo Hoa Kỳ, nước mà họ vẫn lên án là “âm mưu chống lại Trung Quốc”. Đối với chúng tôi sống trong khu vực, đây là những lời lẽ có vấn đề. Như Ngoại trưởng Trung Quốc Yang Yeichi đã nói với một vị ngoại trưởng trong khối ASEAN, “Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là nước nhỏ, đó là một sự thật”. Khi một giới chức Trung Quốc nói kiểu đó, chúng ta phải dè chừng.
Cho đến nay, sự thiếu dân chủ tại Việt Nam không đưa đến tình trạng chiến tranh tương tự — có chăng, là Hà Nội đã quá nhút nhát trong việc lên án thái độ của Trung Quốc – nhưng đặt ra vấn đề khác cho đối tác mới của Hà Nội tại Mỹ.
Trong suốt lịch sử của chúng tôi, chủ nghĩa quốc gia của người Việt đã giúp chúng tôi đánh bại những đạo quân Trung Quốc lớn hơn bội phần. Vị anh hùng đầu tiên đã đứng dậy chống lại Trung Quốc là Ngô Quyền. Năm 938 ngài đã tuyên cáo nền độc lập của Việt Nam sau một ngàn năm bị đô hộ. Cũng vậy, vào thế kỷ thứ 18, một nông dân là Nguyễn Huệ đã khiến quân Tầu thảm bại sau khi xâm lăng đất nước chúng tôi.
Điều đáng chú ý là, trong mỗi trường hợp bị đe dọa, sở dĩ có thể động viên được người Việt chiến đấu bảo vệ tổ quốc một phần vì những nhà cai trị sáng suốt đã cố gắng bao gồm dân chúng trong những quyết định về chính sách quốc gia. Thật vậy, việc làm dân chủ nhất trong lịch sử Việt Nam là Hội nghị Diên Hồng được triệu tập bởi vua Trần Nhân Tôn vào năm 1284 để đối phó với cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ. Tại Hội nghị Diên Hồng, ngài đã quy tụ đại diện của mọi miền trong nước và đặt trước họ câu hỏi: Hòa hay chiến? Ngài được sự hậu thuẫn của toàn dân, Việt Nam đã quyết chiến.
Ngày nay Việt Nam đối diện với sự đe dọa mới từ một Trung Quốc tái võ trang. Lịch sử chúng tôi gợi ý Hoa Kỳ đã có lý khi tin rằng chủ nghĩa quốc gia của ngừơi Việt sẽ hữu dụng trong việc duy trì sự ổn định trong phần thế giới cực kỳ quan trọng về chiến lược. Tuy nhiên, chủ nghĩa quốc gia của người Việt bao giờ cũng mạnh nhất và đáng tin cậy nhất khi chính quyền Việt Nam đứng về phía nhân dân. Nếu bà Clinton và Hoa Kỳ muốn một đối tác thực sự và lâu bền cho hòa bình và ổn định tại vùng này, họ nên tìm kiếm trong một Việt Nam tự do và dân chủ.
Bác sĩ Quế sống tại Chợ Lớn — Việt Nam, là người được tặng giải Robert F. Kennedy về Nhân Quyền. Santoli là Chủ Tịch của Asia America Initiative và là tác giả của “Everything We Had: An Oral History of the Vietnam War.” (Nhà xuất bản Random House, 1982).
Nguồn: The Democracy Fix for the South China Sea
The Wall Street Journal, trang bình luận, ngày 14 tháng 8, 2010
http://online.wsj.com/article/SB10001424052748704901104575424543619268202.html?mod=WSJ_Opinion_LEFTTopBucket
NGUYỄN ĐAN QUẾ và AL SANTOLI
Lời người dịch: Nhật báo THE WALL STREET JOURNAL, số đề ngày 14 tháng 8, 2010, có bài chính trên trang Quan điểm (Opinion) mang tựa đề “The Democracy Fix for the South China Sea”, tác giả là Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, và Al Santoli. Bài viết đã dựa vào lịch sử để nêu ra ý kiến là Việt Nam chỉ có thể cùng với Hoa Kỳ đương đầu hữu hiệu trước sự đe dọa của Trung Quốc nếu có sự hậu thuẫn của toàn dân. Muốn được vậy, cần có sự mở rộng về chính trị.
Một lần nữa Trung Quốc đang gây hấn bằng cả ngôn từ lẫn những cuộc tập trận để gửi sự khiếp sợ tới thủ đô các nước Đông Nam Á. Trọng tâm của những lời lẽ và hành động này là khẳng định rằng toàn thể Biển Nam Trung Quốc – nơi gần 50% giao thương quốc tế phải đi qua – là lãnh vực độc quyền của Trung Quốc. Tháng trước, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã làm đúng khi đương đầu với những đòi hỏi này vào dịp họp với khối Asean tại Hà Nội. Cho rằng tự do lưu thông là “quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ” bà Clinton đã kêu gọi những nỗ lực đa phương đề giải quyết các tranh chấp về lãnh hải, mà một phần trong đó cũng được các nước Đài Loan, Việt Nam, Mã Lai, Brunei và Phi Luật Tân nhận thuộc về mình.
Lời lẽ của bà Clinton đã được rất hoan nghênh tại nhiều nơi. Nó cũng thực sự phản ánh quan tâm thích hợp giữa Washington và Hà Nội. Điều này đặc biệt đúng vào thời gian khi Trung Quốc mới cho tập trận tại Biển Nam Trung Quốc, một cuộc diễn tập lớn nhất trong lịch sử Hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân. Trung Quốc đã có cả một lịch sử quấy nhiễu, đôi khi gây thiệt hại nhân mạng cho ngư dân đánh cá biển người Việt, nhất là quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà cả hai nước cùng nhận thuộc về mình.
Tuy nhiên, mặc dầu giữa những quan tâm như vậy, một điểm cực kỳ quan trọng của thực tế đã thiếu trong chính sách Hoa Kỳ một cách khó hiểu: Đó là sự thừa nhận rằng chỉ có một Việt Nam tự do và dân chủ mới có thể là đối tác đáng tin cậy cho hòa bình trong khu vực này.
Rõ ràng Hoa Kỳ đã dựa trên sự gia tăng mối thân thiện với Việt Nam để bù vào những hành vi đáng ngại của Trung Quốc trong vùng. Tại cuộc họp báo của ASEAN, bà Clinton đã hết lời ca ngợi nhà cầm quyền Việt Nam. Bà nói: “Tiến bộ vượt bực về kinh tế, tăng cường các cơ sở như chúng tôi đã thấy là rất nhiều hứa hẹn. Cả Nam Hàn và Việt Nam là những kiểu mẫu rất quan trọng cho các nước khác khắp thế giới”.
Nhưng phát biểu như vậy là bỏ qua một sự kiện chủ yếu: Việt Nam giống Bắc Kinh nhiều hơn Washington. Cả hai nước cùng theo chế độ cộng sản đàn áp dân chúng của mình. Về tất cả những tiến bộ mà Việt Nam đạt được, tự do thông tin — đặc biệt là trao đổi Internet — và tự do phát biểu dưới mọi hình thức đều bị kiểm soát chặt chẽ và cấm đoán.
Cũng như với Trung Quốc, chừng nào các cơ sở chính trị của một nước chưa được tự do, ngay cả kinh tế phát triển kinh ngạc, vẫn không tránh được thái độ hiếu chiến hay chính sách đối ngoại sai quấy. Khi các chính quyền không tự do thiếu tính chính đáng đối nội, họ phải tìm cách khác để biện minh cho quyền cai trị của họ trên dân chúng. Đây chính là trường hợp của Việt Nam và Trung Quốc vào lúc này khi họ không còn có thể bám chặt vào ý thức hệ kinh tế cộng sản một thời đã biện minh cho chế độ chuyên chính của họ.
Trong trường hợp Trung Quốc, hiện tượng này cộng với thế lực kinh tế đang lên của họ đã chế ra một thứ độc hại. Giống như Nhật Bản hồi Đệ nhị Thế chiến với “Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á”, Bắc Kinh cho rằng ưu thế của họ là vì quyền lợi của “toàn thể Á châu”. Và Trung Quốc không đời nào chịu theo Hoa Kỳ, nước mà họ vẫn lên án là “âm mưu chống lại Trung Quốc”. Đối với chúng tôi sống trong khu vực, đây là những lời lẽ có vấn đề. Như Ngoại trưởng Trung Quốc Yang Yeichi đã nói với một vị ngoại trưởng trong khối ASEAN, “Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là nước nhỏ, đó là một sự thật”. Khi một giới chức Trung Quốc nói kiểu đó, chúng ta phải dè chừng.
Cho đến nay, sự thiếu dân chủ tại Việt Nam không đưa đến tình trạng chiến tranh tương tự — có chăng, là Hà Nội đã quá nhút nhát trong việc lên án thái độ của Trung Quốc – nhưng đặt ra vấn đề khác cho đối tác mới của Hà Nội tại Mỹ.
Trong suốt lịch sử của chúng tôi, chủ nghĩa quốc gia của người Việt đã giúp chúng tôi đánh bại những đạo quân Trung Quốc lớn hơn bội phần. Vị anh hùng đầu tiên đã đứng dậy chống lại Trung Quốc là Ngô Quyền. Năm 938 ngài đã tuyên cáo nền độc lập của Việt Nam sau một ngàn năm bị đô hộ. Cũng vậy, vào thế kỷ thứ 18, một nông dân là Nguyễn Huệ đã khiến quân Tầu thảm bại sau khi xâm lăng đất nước chúng tôi.
Điều đáng chú ý là, trong mỗi trường hợp bị đe dọa, sở dĩ có thể động viên được người Việt chiến đấu bảo vệ tổ quốc một phần vì những nhà cai trị sáng suốt đã cố gắng bao gồm dân chúng trong những quyết định về chính sách quốc gia. Thật vậy, việc làm dân chủ nhất trong lịch sử Việt Nam là Hội nghị Diên Hồng được triệu tập bởi vua Trần Nhân Tôn vào năm 1284 để đối phó với cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ. Tại Hội nghị Diên Hồng, ngài đã quy tụ đại diện của mọi miền trong nước và đặt trước họ câu hỏi: Hòa hay chiến? Ngài được sự hậu thuẫn của toàn dân, Việt Nam đã quyết chiến.
Ngày nay Việt Nam đối diện với sự đe dọa mới từ một Trung Quốc tái võ trang. Lịch sử chúng tôi gợi ý Hoa Kỳ đã có lý khi tin rằng chủ nghĩa quốc gia của ngừơi Việt sẽ hữu dụng trong việc duy trì sự ổn định trong phần thế giới cực kỳ quan trọng về chiến lược. Tuy nhiên, chủ nghĩa quốc gia của người Việt bao giờ cũng mạnh nhất và đáng tin cậy nhất khi chính quyền Việt Nam đứng về phía nhân dân. Nếu bà Clinton và Hoa Kỳ muốn một đối tác thực sự và lâu bền cho hòa bình và ổn định tại vùng này, họ nên tìm kiếm trong một Việt Nam tự do và dân chủ.
Bác sĩ Quế sống tại Chợ Lớn — Việt Nam, là người được tặng giải Robert F. Kennedy về Nhân Quyền. Santoli là Chủ Tịch của Asia America Initiative và là tác giả của “Everything We Had: An Oral History of the Vietnam War.” (Nhà xuất bản Random House, 1982).
Nguồn: The Democracy Fix for the South China Sea
The Wall Street Journal, trang bình luận, ngày 14 tháng 8, 2010
http://online.wsj.com/article/SB10001424052748704901104575424543619268202.html?mod=WSJ_Opinion_LEFTTopBucket
NGUYỄN ĐAN QUẾ và AL SANTOLI
Tiếng kêu cứu của dân oan Cồn Dầu
VRNs (13.05.2014)- Đà Nẵng- Trong những ngày qua, cả nước đang sôi sục lên về vụ việc Trung Quốc táo tợn đưa dàn khoan HD 981 vào khu vực vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, sự kiện này đã khiến trong mấy ngày vừa qua có hàng chục cuộc biểu tình nổ ra trên khắp cả nước. Những tưởng tất cả mọi người dân đang đổ xô hướng về Biển Đông, sẽ không ai nhớ đến các vụ kiện đất đai của bà con dân oan thì ở đây dân oan giáo xứ Cồn Dầu vẫn đang ngày đêm kêu gào trước cổng văn phòng chính phủ, theo lời của một dân oan giáo xứ Cồn Dầu đang ở Hà Nội cho biết: “Mấy ngày hôm nay vẫn biết là tình hình đất nước ở biển đông đang căng thẳng, nhưng chúng tôi hiện giờ vẫn không có đất, không có nhà thì làm sao chúng tôi có tinh thần mà hướng về biển đảo cùng đất nước được? Chính nhà nước đã đẩy chúng tôi đến tình cảnh này, khiến chúng tôi đang ở trong một đất nước mà như là đã mất nước rồi”.
Trong đợt tháng tư vừa qua dân oan giáo xứ Cồn Dầu đã có một lần ra Hà Nội, khiếu kiện lên các cơ quan cấp cao của nhà nước về tình hình đất đai của họ, nhưng đã bị nhà cầm quyền Đà Nẵng liên tục cho ăn một chầu ‘thịt lừa’
(http://danlambaovn.blogspot.com/2014/04/ki-niem-304-nha-cam-quyen-nang-cho-dan.html) vô cùng xót xa, khi thanh tra thành phố Đà Nẵng tìm mọi cách để lừa dân oan Cồn Dầu từ Hà Nội ‘ngoan ngoãn’ về Đà Nẵng, và rồi tiếp tục gửi giấy cưỡng chế tới hàng chục hộ gia đình ở Cồn Dầu khi họ từ Hà Nội trở về Đà Nẵng vừa đúng một tuần.
Sự trở mặt một cách ngông cuồng và nhanh chóng của nhà cầm quyền Đà Nẵng đã khiến dân oan Cồn Dầu, sau nhiều lần mất hết hy vọng lại thêm một lần nữa ‘tuyệt vọng’. Sau khi nhận được giấy cưỡng chế, trong chiều ngày 22/4 đã có 62 dân oan Cồn Dầu đồng loạt kéo lên UBND TP Đà Nẵng để hỏi lý do tại sao là một tổ chức nhà nước, được chính người dân tin tưởng bầu lên mà lại đi lường gạt người dân như vậy? Nhưng UBND TP lại nói việc gửi giấy (cưỡng chế) đó là đang thực thi quyết định hành chính chứ không phải là tổ chức cưỡng chế, và việc làm này là do quẩn Cẩm Lệ chứ không phải do Thành Phố làm. Lí giải cho điều này, Ủy Ban quẩn Cẩm Lệ nói rằng: Việc đối thoại giữa Thành Phố và dân Cồn Dầu thì chưa biết lúc nào, có thể là trong tháng 5 hoặc cũng có thể trong tháng 6, nhưng việc chúng tôi đang làm đây là thực thi quyết định hành chính đối với một số hộ bà con Cồn Dầu
Quyết định hành chính?
Câu trả lời của UBND TP Đà Nẵng và quận Cẩm Lệ hết sức vô lý và vô trách nhiệm.
- Vô lý ở chổ là chính trong giấy mà họ gửi cho bà con dân oan Cồn Dầu là giấy cưỡng chế, và trong đó có ghi rõ là trong vòng 15 ngày nếu khôn tự chuyển đi thì họ sẽ thực hiện cưỡng chế. Vậy mà khi dân trực tiếp hỏi thì họ lại một mực khẳng định là họ đang thực thi quyết định hành chính chứ không phải tổ chức cưỡng chế.
- Và vô trách nhiệm ở chổ là đích thân đoàn thanh tra Thành Phố đã ra tận Hà Nội và 2 lần làm việc với bà con dân oan Cồn Dầu tại văn phòng chính phủ, lần làm việc thứ 2 chính nhà cầm quyền đã có văn bản rõ ràng, ngày 8 tháng 4 năm 2014 trụ sở tiếp dân của chính phủ đã gửi công văn số 1204/TDTW (hình 3) cho UBND thành phố Đà Nẵng để yêu cầu UBND Đà Nẵng giải quyết dứt điểm nội dung khiếu kiện và kiến nghị của công dân. Để trả lời công văn ấy, ngày 11 tháng 4 năm 2014, UBND thánh phố Đà nẵng cũng đã gửi công văn số 2998/UBND-NCPC (hình 4) cho trụ sở tiếp dân của chính phủ tại Hà Nội, theo công văn này UBND thành phố sẽ tổ chức đối thoại xử lý, giải quyết theo quy định trong tháng 5 năm 2014 và trước mắt sẽ “tạm dừng cưỡng chế cho đến khi thành phố tổ chức đối thoại”. Nhưng vừa đúng 1 tuần thì họ lạ gửi giấy cưỡng chế đến người dân khi chưa có cuộc đối thoại nào như đã hứa trước.
Mất hết niềm tin vào nhà cầm quyền Tp Đà Nẵng, dân oan Cồn Dầu lại tiếp tục kéo nhau ra Hà Nội để tiếp tục khiếu kiện cho bằng được theo lẽ công bằng, mặc dù lần đi nay rất khó khăn bởi an ninh chìm ngày đêm theo dõi và gây khó khăn cho họ. Nhưng đến thời điểm hiện tại thì đã có 54 người cả già lẫn trẻ đã ra đến Hà Nội, họ tiếp tục gửi đơn khiếu nại lên thanh tra chính phủ, tiếp tục gây sức ép lên an ninh, lên các cơ quan cấp cao của nhà nước. Với mục đích lần này của bà con dân oan Cồn Dầu là mong muốn nhà cầm quyền TP Đà Nẵng phải trực tiếp ra tại văn phòng thanh tra chính phủ để đối thoại với bà con tại đây, với sự có mặt của ban thanh tra chính phủ và tất cả bà con dân oan Cồn Dầu.
Tuy nhiên, khi mọi người lên văn phòng thanh tra chính phủ tại Hà Nội thì ban thanh tra chính phủ lại ‘tiếp tục làm ngơ’ trước vụ việc của bà con dân oan, họ chỉ có thể chuyển đơn của bà con về cho Tp Đà Nẵng còn việc Tp Đà Nẵng có ra hay không thì họ không bảo đảm cho bà con. Vào hôm thứ 5 ngày 8/5 tuần vừa rồi, ban nội chính trung ương đã có một buổi tiếp dân chung, biết được việc này bà con dân oan Cồn Dầu đã làm một băng rôn với nội dung: “Yêu cầu trưởng ban nội chính Nguyễn Bá Thanh trả đất, trả nhà cho dân” (hình 5,6,7). Bởi chính ông Thanh trước khi là trưởng ban nội chính trung ương thì ông Thanh là bí thư thành ủy TP Đà Nẵng, và chính dự án ở giáo xứ Cồn Dầu là do ông Thanh đã bán đất. Khi bà con dân oan Cồn Dâu căng băng rôn này trước cổng văn phòng chính thì bị bảo vệ cướp giật băng rôn đó đi, dân đến một cuộc cãi vả giữa bà con dân oan Cồn Dầu với bảo vệ tại đây; việc này khiến cho bà con dân oan Cồn Dầu càng trở nên bức xúc.
Trong lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của đất nước ta, nhìn chung qua các thời khắc chuyển giao của những thời kì chúng ta thường thấy dấu hiệu của một thời kì sắp suy tàn thường là: “trong nước tình trạng quan liêu suy thoái đạo đức, nhân dân lâm cảnh lầm than, hàng loạt các luật pháp thuế mà vô lí được ban hành… ngoài nước thì luôn có họa giặc ngoại xâm xâm chiếm”,…
Cũng như các thời kì của những ông vua suy thoái trước đây, lịch sử đất nước chúng ta ở thời điểm hiện tại cũng đang lặp lại 1 lần nữa cho thấy, chế độ đảng cộng sản đang có bước suy tàn khi mà trong nước từ mấy năm qua hàng loạt vụ xử lý đất đai mờ ám khiến xã hội có thêm một giai cấp được gọi là ‘Dân Oan’… ở ngoài thì họa xâm lăng của Trung Quốc đang ngày một đe dọa biển đảo của đất nước, trong khi nhà cầm quyền cộng sản vẫn chưa có được bước đi đột phá nào để giải quyết êm đẹp việc trong cũng như việc ngoài.
Hoàng Phi
Trong đợt tháng tư vừa qua dân oan giáo xứ Cồn Dầu đã có một lần ra Hà Nội, khiếu kiện lên các cơ quan cấp cao của nhà nước về tình hình đất đai của họ, nhưng đã bị nhà cầm quyền Đà Nẵng liên tục cho ăn một chầu ‘thịt lừa’
(http://danlambaovn.blogspot.com/2014/04/ki-niem-304-nha-cam-quyen-nang-cho-dan.html) vô cùng xót xa, khi thanh tra thành phố Đà Nẵng tìm mọi cách để lừa dân oan Cồn Dầu từ Hà Nội ‘ngoan ngoãn’ về Đà Nẵng, và rồi tiếp tục gửi giấy cưỡng chế tới hàng chục hộ gia đình ở Cồn Dầu khi họ từ Hà Nội trở về Đà Nẵng vừa đúng một tuần.
Sự trở mặt một cách ngông cuồng và nhanh chóng của nhà cầm quyền Đà Nẵng đã khiến dân oan Cồn Dầu, sau nhiều lần mất hết hy vọng lại thêm một lần nữa ‘tuyệt vọng’. Sau khi nhận được giấy cưỡng chế, trong chiều ngày 22/4 đã có 62 dân oan Cồn Dầu đồng loạt kéo lên UBND TP Đà Nẵng để hỏi lý do tại sao là một tổ chức nhà nước, được chính người dân tin tưởng bầu lên mà lại đi lường gạt người dân như vậy? Nhưng UBND TP lại nói việc gửi giấy (cưỡng chế) đó là đang thực thi quyết định hành chính chứ không phải là tổ chức cưỡng chế, và việc làm này là do quẩn Cẩm Lệ chứ không phải do Thành Phố làm. Lí giải cho điều này, Ủy Ban quẩn Cẩm Lệ nói rằng: Việc đối thoại giữa Thành Phố và dân Cồn Dầu thì chưa biết lúc nào, có thể là trong tháng 5 hoặc cũng có thể trong tháng 6, nhưng việc chúng tôi đang làm đây là thực thi quyết định hành chính đối với một số hộ bà con Cồn Dầu
Quyết định hành chính?
Câu trả lời của UBND TP Đà Nẵng và quận Cẩm Lệ hết sức vô lý và vô trách nhiệm.
- Vô lý ở chổ là chính trong giấy mà họ gửi cho bà con dân oan Cồn Dầu là giấy cưỡng chế, và trong đó có ghi rõ là trong vòng 15 ngày nếu khôn tự chuyển đi thì họ sẽ thực hiện cưỡng chế. Vậy mà khi dân trực tiếp hỏi thì họ lại một mực khẳng định là họ đang thực thi quyết định hành chính chứ không phải tổ chức cưỡng chế.
- Và vô trách nhiệm ở chổ là đích thân đoàn thanh tra Thành Phố đã ra tận Hà Nội và 2 lần làm việc với bà con dân oan Cồn Dầu tại văn phòng chính phủ, lần làm việc thứ 2 chính nhà cầm quyền đã có văn bản rõ ràng, ngày 8 tháng 4 năm 2014 trụ sở tiếp dân của chính phủ đã gửi công văn số 1204/TDTW (hình 3) cho UBND thành phố Đà Nẵng để yêu cầu UBND Đà Nẵng giải quyết dứt điểm nội dung khiếu kiện và kiến nghị của công dân. Để trả lời công văn ấy, ngày 11 tháng 4 năm 2014, UBND thánh phố Đà nẵng cũng đã gửi công văn số 2998/UBND-NCPC (hình 4) cho trụ sở tiếp dân của chính phủ tại Hà Nội, theo công văn này UBND thành phố sẽ tổ chức đối thoại xử lý, giải quyết theo quy định trong tháng 5 năm 2014 và trước mắt sẽ “tạm dừng cưỡng chế cho đến khi thành phố tổ chức đối thoại”. Nhưng vừa đúng 1 tuần thì họ lạ gửi giấy cưỡng chế đến người dân khi chưa có cuộc đối thoại nào như đã hứa trước.
Mất hết niềm tin vào nhà cầm quyền Tp Đà Nẵng, dân oan Cồn Dầu lại tiếp tục kéo nhau ra Hà Nội để tiếp tục khiếu kiện cho bằng được theo lẽ công bằng, mặc dù lần đi nay rất khó khăn bởi an ninh chìm ngày đêm theo dõi và gây khó khăn cho họ. Nhưng đến thời điểm hiện tại thì đã có 54 người cả già lẫn trẻ đã ra đến Hà Nội, họ tiếp tục gửi đơn khiếu nại lên thanh tra chính phủ, tiếp tục gây sức ép lên an ninh, lên các cơ quan cấp cao của nhà nước. Với mục đích lần này của bà con dân oan Cồn Dầu là mong muốn nhà cầm quyền TP Đà Nẵng phải trực tiếp ra tại văn phòng thanh tra chính phủ để đối thoại với bà con tại đây, với sự có mặt của ban thanh tra chính phủ và tất cả bà con dân oan Cồn Dầu.
Tuy nhiên, khi mọi người lên văn phòng thanh tra chính phủ tại Hà Nội thì ban thanh tra chính phủ lại ‘tiếp tục làm ngơ’ trước vụ việc của bà con dân oan, họ chỉ có thể chuyển đơn của bà con về cho Tp Đà Nẵng còn việc Tp Đà Nẵng có ra hay không thì họ không bảo đảm cho bà con. Vào hôm thứ 5 ngày 8/5 tuần vừa rồi, ban nội chính trung ương đã có một buổi tiếp dân chung, biết được việc này bà con dân oan Cồn Dầu đã làm một băng rôn với nội dung: “Yêu cầu trưởng ban nội chính Nguyễn Bá Thanh trả đất, trả nhà cho dân” (hình 5,6,7). Bởi chính ông Thanh trước khi là trưởng ban nội chính trung ương thì ông Thanh là bí thư thành ủy TP Đà Nẵng, và chính dự án ở giáo xứ Cồn Dầu là do ông Thanh đã bán đất. Khi bà con dân oan Cồn Dâu căng băng rôn này trước cổng văn phòng chính thì bị bảo vệ cướp giật băng rôn đó đi, dân đến một cuộc cãi vả giữa bà con dân oan Cồn Dầu với bảo vệ tại đây; việc này khiến cho bà con dân oan Cồn Dầu càng trở nên bức xúc.
Trong lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của đất nước ta, nhìn chung qua các thời khắc chuyển giao của những thời kì chúng ta thường thấy dấu hiệu của một thời kì sắp suy tàn thường là: “trong nước tình trạng quan liêu suy thoái đạo đức, nhân dân lâm cảnh lầm than, hàng loạt các luật pháp thuế mà vô lí được ban hành… ngoài nước thì luôn có họa giặc ngoại xâm xâm chiếm”,…
Cũng như các thời kì của những ông vua suy thoái trước đây, lịch sử đất nước chúng ta ở thời điểm hiện tại cũng đang lặp lại 1 lần nữa cho thấy, chế độ đảng cộng sản đang có bước suy tàn khi mà trong nước từ mấy năm qua hàng loạt vụ xử lý đất đai mờ ám khiến xã hội có thêm một giai cấp được gọi là ‘Dân Oan’… ở ngoài thì họa xâm lăng của Trung Quốc đang ngày một đe dọa biển đảo của đất nước, trong khi nhà cầm quyền cộng sản vẫn chưa có được bước đi đột phá nào để giải quyết êm đẹp việc trong cũng như việc ngoài.
Hoàng Phi
New York Times: Trung Quốc và Việt Nam bế tắc trong vụ giàn khoan ở Biển Đông
VRNs (13.5.2014) – Sài Gòn – Tác giả Keith Bradsher của tờ New York Times nhận định, Trung Quốc và Việt Nam dường như đã vướng vào một bế tắc tạm thời trong vụ ‘giàn khoan khổng lồ’ của một công ty dầu khí nhà nước Trung Quốc kiểm soát nằm trên khu vực biển Đông, giữa đường bờ biển Việt Nam và một nhóm đảo tranh chấp.
Người Việt biểu tình bên ngoài sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội hôm Chúa nhật - ảnh: AP
Tác giả cũng dẫn chứng sự kiện, trong khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam vào cuối tuần qua, đã yêu cầu các lãnh đạo của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tại một cuộc họp hội nghị thượng đỉnh, để hỗ trợ trong việc đối phó với Trung Quốc thì chính phủ Myanmar, chủ nhà cuộc họp, chỉ ban hành chỉ tuyên bố gián tiếp hôm thứ Hai nhằm nêu lên ‘sự quan tâm sâu sắc’ đối với những diễn biến tại vùng biển Đông mà không hề nhắc đến đích danh Trung Quốc.
Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết tại một cuộc họp báo hôm thứ Hai rằng, Trung Quốc và Việt Nam đã có ’14 cuộc liên lạc’ trong tuần qua liên quan đến giàn khoan dầu, và rằng họ đang tiếp tục thông tin về nó. Tuy nhiên, bà không cho biết cụ thể về những gì đã được đề cập.
Các nhà ngoại giao ở Bắc Kinh thì nói rằng, họ không hề biết có cuộc đàm phán thực chất nào giữa Trung Quốc và Việt Nam. Một nhà ngoại giao cấp cao giấu tên cho biết thêm, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề nghị đến thăm Bắc Kinh để nói chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình, nhưng lời đề nghị đã bị từ chối.
Nêu ra sự khác biệt trong phương pháp tiếp cận vấn đề giữa Việt Nam và Philipines, tác giả cho biết, Việt Nam đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán song phương với Trung Quốc nhằm giữ vấn đề biển đảo không trở thành cuộc đối đầu .
Trong khi đó, vì mối lo sẽ bị Bắc Kinh bắt nạt, Philipines đã khước từ các cuộc đàm phán song phương với Trung Quốc và thay thế bằng các cuộc đàm phán đa phương.
Philippines cũng đã bắt đầu một vụ kiện chống lại Trung Quốc trước một tòa án của Liên Hợp Quốc, nhằm tìm kiếm trọng tài trên yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Jerome Cohen, một chuyên gia lâu năm trong những vấn đề pháp lý của Trung Quốc và hiện là một giáo sư luật tại Đại học New York nói rằng, Việt Nam đã không nhanh chân bằng Philippines trong việc liên kết một thách thức pháp lý trực tiếp đến Bắc Kinh. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng không hề có thoả thuận quốc phòng toàn diện với Hoa Kỳ.
“Họ có rất nhiều lý do để không đậm chất được như Philippines “, ông Cohen nói.
Pv.VRNs
Người Việt biểu tình bên ngoài sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội hôm Chúa nhật - ảnh: AP
Tác giả cũng dẫn chứng sự kiện, trong khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam vào cuối tuần qua, đã yêu cầu các lãnh đạo của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tại một cuộc họp hội nghị thượng đỉnh, để hỗ trợ trong việc đối phó với Trung Quốc thì chính phủ Myanmar, chủ nhà cuộc họp, chỉ ban hành chỉ tuyên bố gián tiếp hôm thứ Hai nhằm nêu lên ‘sự quan tâm sâu sắc’ đối với những diễn biến tại vùng biển Đông mà không hề nhắc đến đích danh Trung Quốc.
Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết tại một cuộc họp báo hôm thứ Hai rằng, Trung Quốc và Việt Nam đã có ’14 cuộc liên lạc’ trong tuần qua liên quan đến giàn khoan dầu, và rằng họ đang tiếp tục thông tin về nó. Tuy nhiên, bà không cho biết cụ thể về những gì đã được đề cập.
Các nhà ngoại giao ở Bắc Kinh thì nói rằng, họ không hề biết có cuộc đàm phán thực chất nào giữa Trung Quốc và Việt Nam. Một nhà ngoại giao cấp cao giấu tên cho biết thêm, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề nghị đến thăm Bắc Kinh để nói chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình, nhưng lời đề nghị đã bị từ chối.
Nêu ra sự khác biệt trong phương pháp tiếp cận vấn đề giữa Việt Nam và Philipines, tác giả cho biết, Việt Nam đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán song phương với Trung Quốc nhằm giữ vấn đề biển đảo không trở thành cuộc đối đầu .
Trong khi đó, vì mối lo sẽ bị Bắc Kinh bắt nạt, Philipines đã khước từ các cuộc đàm phán song phương với Trung Quốc và thay thế bằng các cuộc đàm phán đa phương.
Philippines cũng đã bắt đầu một vụ kiện chống lại Trung Quốc trước một tòa án của Liên Hợp Quốc, nhằm tìm kiếm trọng tài trên yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Jerome Cohen, một chuyên gia lâu năm trong những vấn đề pháp lý của Trung Quốc và hiện là một giáo sư luật tại Đại học New York nói rằng, Việt Nam đã không nhanh chân bằng Philippines trong việc liên kết một thách thức pháp lý trực tiếp đến Bắc Kinh. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng không hề có thoả thuận quốc phòng toàn diện với Hoa Kỳ.
“Họ có rất nhiều lý do để không đậm chất được như Philippines “, ông Cohen nói.
Pv.VRNs
VIDEO : Công nhân VN biểu tình 'phản đối TQ'
Tin tức từ Bình Dương nói một đợt biểu tình
'phản đối Trung Quốc' đã xảy ra và chỉ vừa chấm dứt chiều ngày 13/5
tại một số khu công nghiệp chế xuất trong tỉnh.
Được biết tại các khu công nghiệp Việt Nam – Singapore 1, Việt Hương và
Sóng Thần 1 đã xảy ra cuộc biểu tình bắt đầu từ hôm 12/5, theo tin từ
trang mạng của Tuổi Trẻ.Một người làm cho một công ty của Việt Nam nói rằng "Sáng hôm 13/05 thì người ta tuần hành bình thường nhưng tới trưa thì có bạo động một chút.
"Công ty tôi gần đối diện với một công ty của Trung Quốc và chính tôi nhìn thấy người ta đập phá cửa kính và lấy các thiết bị văn phòng", người muốn ẩn danh này cho BBC biết vào tối ngày 13/05.
"Người ta đập phá cửa kính và lấy các thiết bị văn phòng"
Một nhân chứng
"Người biểu tình yêu cầu những người đang làm hàng trong các công ty đó đi theo họ, ai đi theo thì không sao, không đi thì cũng có một chút xíu gì đấy.
"Một số công công ty của Đài Loan cũng bị vạ lây vì họ cứ nhìn thấy chữ Trung Quốc là họ nhắm tới thôi", người này cho biết thêm.
Một số trang mạng tại Việt Nam có đăng hình các nhóm người cầm cờ đỏ sao vàng, đập phá bảng hiệu của các nhà máy.
Một nguồn khác ở Bình Dương cho BBC hay đến khoảng 15 giờ chiều hôm nay, các nhóm biểu tình, đình công đã chấm dứt.
Tuy nhiên, một nguồn tin khác cũng cho BBC biết các đám đông vẫn chưa giải tán và hiện các cán bộ, công an đang có mặt ở hiện trường "để giải quyết tình hình".
"Hậu quả sau vụ việc này nhà nước ta phải đền bù toàn bộ thiệt hại cho các cơ sở doanh nghiệp bị phá thậm chí tệ hơn đầu tư nước ngoài sẽ e ngại khi đầu tư vào Việt Nam"
Long Pham BBC Vietnamese
Facebook
"Về sự việc ở KCN Bình Dương đơn vị ghi nhận được thì có thể đây là một cuộc bạo động có kế hoạch trước của phần tử xấu kích động.
"Không chỉ các công ty trung quốc bị đập phá hôi của mà cả các công ty của Sing-Hàn và Nhật cũng chịu cảnh tương tự thậm chí đồ đạc của người Việt cũng bị chung số phận.
"Hậu quả sau vụ việc này nhà nước ta phải đền bù toàn bộ thiệt hại cho các cơ sở doanh nghiệp bị phá thậm chí tệ hơn đầu tư nước ngoài sẽ e ngại khi đầu tư vào Việt Nam.
"Nếu ai có người quen đang tham gia hãy bảo họ ngừng ngay lại,đây không phải hành động yêu nước mà là phá hoại hình ảnh của nước ta trước quốc tế đừng để thể diện quốc gia tụt dốc nữa."
'Không đưa tin'
"Có thể các phóng viên chỉ báo cáo lên trên để lãnh đạo nắm vụ việc chứ không đưa tin"
Một nhà báo tại Bình Dương
"Tự dưng các công nhân nghỉ việc rồi làm thế," ông cho biết và mô tả thái độ của những người biểu tình là 'không ôn hòa'.
Ông cũng nói báo chí trong nước rất cẩn trọng với thông tin này vì lo ngại tinh chất vụ việc sẽ có 'ảnh hưởng xấu về mặt ngoại giao'.
"Có thể các phóng viên chỉ báo cáo lên trên để lãnh đạo nắm vụ việc chứ không đưa tin," ông cho biết.
BBC Việt ngữ cũng đã liên lạc với chính quyền thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, nơi đặt các khu công nghiệp VSIP1 và VSIP2, và chính quyền tỉnh Bình Dương, thì được cho biết tất cả các quan chức của thị xã và tỉnh đều đã xuống hiện trường để giải quyết vụ việc.
Các hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy những người biểu tình còn tràn vào các công ty dường như không phải của Trung Quốc.
Tuy nhiên BBC không thể kiểm chứng độc lập các hiǹh ảnh này.
Lan đến Sài Gòn?
Theo lời của cô Mỹ thì trong số những người này có những người mặc áo công nhân của Công ty giày da Pou Yuen, một công ty có vốn đầu tư của Đài Loan.
Nhân chứng này cho biết nhóm người này đã vào công ty của cô trước.
"Họ đứng ở đây hò hét một tí rồi chạy sang bên kia (công ty Lạc Tỷ) xô cổng vô bảo vệ chạy vô ngăn không được," cô nói.
"Họ không có băng rôn, biểu ngữ, chỉ có cờ Việt Nam, một số cành cây và thùng để đập," cô nói thêm, "Họ chỉ hô tên Việt Nam thôi."
"Họ vô được một khúc cửa và tập trung ở bên ngoài (công ty Lạc Tỷ) tiếp tục hò hét Việt Nam, Việt Nam. Họ không có đập đồ gì hết."
Cô Mỹ còn cho biết vào sáng ngày 13/5 khi cô đi ngang qua công ty Pou Yuen thì thấ́y công nhân ra về. Cô có hỏi các công nhân thì được biết có một số người đập phá, treo cờ của Việt Nam buộc khối văn phòng phải thông báo cho công nhân đi về.
BBC không thể kiểm chứng những gì nhân chứng này nói tuy nhiên khi đang trao đổi qua điện thoại với cô từ công ty của cô ở Quận Bình Tân, phóng viên BBC đã nghe rõ tiếng người hò hét ồn ào. Cô Mỹ xác nhận là số công nhân biểu tình đang tuần hành ngang qua công ty của cô.
'Công đoàn thực sự'
"Biểu tình chống Trung Quốc gây hấn là một chuyện, đập phá lại là chuyện khác và phải được ngăn chặn"
Nguyễn Quang A
Trong Bấm bài viết đang được đăng lại trên các trang mạng xã hội, ông Quang A viết "Hãy giải thích cho công nhân biết dùng bạo lực để phá phách không phải là giải pháp và chẳng có lợi cho ai cả. Biểu tình chống Trung Quốc gây hấn là một chuyện, đập phá lại là chuyện khác và phải được ngăn chặn.
"Ai đi giải thích? Công đoàn ư? Họ đã mất uy tín, nhưng nếu làm khéo họ vẫn có thể làm được gì đó. Chính quyền ư? Chắc chắn chính quyền phải làm, nhưng đừng theo kiểu cũ, mà phải tìm cách thực sự có tình có lý để thuyết phục công nhân và tìm mọi cách để tránh rơi vào bẫy.
"Những người làm công tác xã hội, các tổ chức xã hội dân sự có thể tham gia. Nhưng cái gốc là phải có các công đoàn thực sự của công nhân, phải có khung khổ pháp lý để cho các công đoàn này được thành lập và hoạt động theo một khung khổ pháp lý minh bạch, phải đào tạo những cán bộ công đoàn mới cho các công đoàn này", nhà quan sát Nguyễn Quang A viết.