Đại sứ David Shear và Bác sỹ Nguyễn Đan Quế, người sáng lập và là chủ tịch của Phong trào Nhân quyền phi bạo lực ở Việt Nam tại nhà Bác sỹ Quế ngay sau cuộc gặp gỡ ngày 17/8/2012.
Nếu cảm giác của tôi không lầm, tháng 4/2014 cần chứng kiến sự kiện bác sĩ Nguyễn Đan Quế có thể trở thành một trong những nhân vật đứng đầu phong trào dân chủ Việt Nam trong thời kỳ khai sinh xã hội dân sự mới ở đất nước này.
Tháng Tư năm nay, bác sĩ Nguyễn Đan Quế được đề cử giải Nobel Hòa bình cao quý. Ý tưởng này đến từ một số nhà lập pháp Hoa Kỳ, Canada và các tổ chức phi chính phủ. Trước đó, chưa từng một chính khách nào của đảng cầm quyền được chạm vào bất kỳ ý tưởng đề cử nào tương tự.
Nhiều năm trước, Hòa thượng Thích Quảng Độ, người hiện vẫn còn chịu quản thúc tại Thanh Minh Thiền Viện ở Sài Gòn, đã từng được đề cử Nobel Hòa bình. Cả hai vị Quảng Độ và Nguyễn Đan Quế lại đều chung cảnh ngộ nhiều năm trong chốn lao tù của chế độ.
‘Đối tượng phản động’
Nằm sâu trong một con hẻm đường Nguyễn Trãi ở Sài Gòn, ngôi nhà nhỏ bé và giản đơn của người bác sĩ bị quản chế không chính thức luôn xanh rợp bóng cây. Lần đầu tiên tôi tiếp xúc với ông là vào một tối năm 2013.
Mưa tầm tã. Tôi không giấu nổi tò mò về con người mà có thời tôi với ông như thể “hai bên chiến tuyến”. Song khác với những gì mà tôi chỉ được biết về Nguyễn Đan Quế như một “đối tượng phản động” qua các bản báo cáo, ông làm tôi ngạc nhiên bởi sự chân thực không giả tạo cùng tình cảm lạc quan lao về phía trước. Lao về phía trước cho người dân và cho tương lai đất nước, nhưng không cần phải nhắc đến cụm từ “lật đổ chế độ” mà người ta gán ghép đối với ông. Con đường dân chủ hóa và ôn hòa - bất bạo động mà ông ôm ấp xem ra rất gần gũi với phương châm của xã hội dân sự giờ đây và những năm sắp tới.
Vị bác sĩ đã kinh qua 3 lần tù giam này có một thân thể tráng kiện cùng tinh thần minh mẫn, khác hẳn với độ tuổi trên bảy chục của lớp người già luôn mang tâm lý sắp bị cuộc sống đào thải. Hàng tuần ông vẫn bơi đều đặn, nhưng bởi mỗi sải tay của ông đều được kìm cặp bởi một tay đua không mặc sắc phục, ông lại thấy sức bền của mình được tăng lực hơn. Tăng lực để đối diện với những thách thức mới.
Một trong những thách thức đáng phải đối mặt là làm thế nào để xã hội và nền chính trị Việt Nam bớt đi sự tồi tệ. Miến Điện xứng đáng là một hình ảnh đáng noi đối với giới chính khách cầm quyền ở Việt Nam. Còn việc bác sĩ Nguyễn Đan Quế được đề cử giải Nobel chợt làm tôi nhớ đến Aung San Suu Kyi.
Năm 2011, nữ thủ lĩnh Aung San Suu Kyi của đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ ở Miến Điện được giải chế, để sau đó bà được đề cử giải Nobel Hòa bình. Điều kỳ diệu đối với một dân tộc ít được quốc tế biết tới là người phụ nữ này đã được toàn thế giới thuộc tên sau khi bà đoạt giải Nobel.
Không còn gì phải nghi ngờ, giới dân chủ Miến Điện xem Aung San Suu Kyi như người nối kết các thành phần, giai cấp, kể cả với những người trong thể chế cầm quyền của Tổng thống Thein Sein.
Thủ lĩnh dân chủ
Hai năm sau khi Aung San Suu Kyi nhận giải Nobel Hòa bình, xã hội dân sự ở Việt Nam mới chỉ dè dặt những sải tay đầu tiên trên đường đua loang lổ. Tình trạng đang tồn tại 15 hội nhóm dân sự độc lập nhưng còn khá xa mới đạt đến mối liên kết bền vững, trong khi chưa có sự đồng lòng về một hoặc một số gương mặt thủ lĩnh nào đó, đang trở thành khối u gặm nhấm cơ thể sơ khai của nền dân chủ mới.
Lần đầu tiên, tôi suy nghĩ cẩn trọng về một vấn đề hệ trọng: Sự cần kíp và làm thế nào để có ít nhất một thủ lĩnh dân chủ.
Cho dù bác sĩ Nguyễn Đan Quế mới chỉ được đề cử giải Nobel và không phải ai cũng có nhiều hy vọng để nhận được phần thưởng Hòa bình danh giá này, nhưng thâm tâm tôi mong mỏi ông chính là một trong những người xứng đáng nhất ở Việt Nam không chỉ cho vai trò ứng viên Nobel, mà còn trở thành một trong những người lãnh đạo đủ tâm, đủ tầm và cần thiết không kém là sức chịu đựng sự khắc nghiệt, để đại diện tiếng nói và sức tập hợp cho giới hoạt động dân chủ và nhân quyền ở đất nước này.
Đã đến lúc các que đũa rời rạc cần đến ít nhất một sợi dây kết bện.
Phạm Chí Dũng
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Thursday, May 1, 2014
Sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản tại Việt Nam
Nguyễn Hưng Quốc-30.04.2014
Trước đây, trên thế giới, có 15 quốc gia chính thức theo chủ nghĩa cộng sản và 11 quốc gia tự nhận là cộng sản hoặc theo khuynh hướng cộng sản. Mười lăm quốc gia ở trên là: Albania, Bulgaria, Czechoslovakia, Đông Đức, Hungary, Mông Cổ, Ba Lan, Romania, Liên Xô, Yugoslavia, Trung Quốc, Cuba, Bắc Triều Tiên, Lào và Việt Nam. Mười một quốc gia ở dưới là: Angola, Benin, Congo, Ethiopia, Mozambique, Zimbabwe, Grenada, Nicaragua, Campuchia, Afghanistan và Nam Yemen. Tổng cộng, từ hai bảng danh sách ấy, có cả thảy 26 nước cộng sản hoặc có khuynh hướng theo cộng sản. Từ đầu thập niên 1990, tất cả các chế độ cộng sản ấy đều lần lượt sụp đổ. Hiện nay, trên cả thế giới, chỉ còn năm nước mang nhãn hiệu cộng sản: Trung Quốc, Cuba, Bắc Triều Tiên, Lào và Việt Nam.
Chưa có dấu hiệu nào cho thấy chủ nghĩa cộng sản ở năm quốc gia này sẽ sụp đổ sớm. Trong năm nước, có ba nước có quan hệ chặt chẽ với nhau: Trung Quốc, Việt Nam và Lào. Có lẽ Lào chỉ thay đổi được thể chế chính trị nếu, trước đó, Việt Nam cũng thay đổi; và Việt Nam có lẽ chỉ thay đổi nếu trước đó Trung Quốc cũng thay đổi. Như vậy, quốc gia có khả năng châm ngòi cho bất cứ sự thay đổi lớn lao nào là Trung Quốc.
Tuy nhiên, ngay cả khi Trung Quốc và Việt Nam chưa thay đổi và chưa từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, giới nghiên cứu cũng phát hiện những dấu hiệu suy tàn âm thầm của chủ nghĩa cộng sản bên trong hai quốc gia này.
Ở đây, tôi chỉ tập trung vào Việt Nam.
Nhìn bề ngoài, chế độ cộng sản tại Việt Nam vẫn mạnh. Hai lực lượng nòng cốt nhất vẫn bảo vệ nó: công an và quân đội. Dân chúng khắp nơi bất mãn nhưng bất mãn nhất là nông dân, những người bị cướp đất hoặc quá nghèo khổ. Có điều nông dân chưa bao giờ đóng được vai trò gì trong các cuộc cách mạng dân chủ cả. Họ có thể thành công trong một số cuộc nổi dậy nhưng chỉ với một điều kiện: được lãnh đạo. Trong tình hình Việt Nam hiện nay, chưa có một tổ chức đối kháng nào ra đời, hy vọng nông dân làm được gì to lớn chỉ là một con số không. Ở thành thị, một số thanh niên và trí thức bắt đầu lên tiếng phê phán chính phủ nhưng, một, số này chưa đông; và hai, còn rất phân tán. Nói chung, trước mắt, đảng Cộng sản vẫn chưa gặp một sự nguy hiểm nào thật lớn.
Thế nhưng, nhìn sâu vào bên trong, chúng ta sẽ thấy quá trình mục rữa của chủ nghĩa cộng sản đã bắt đầu và càng ngày càng lớn. Như một căn bệnh ung thư bên trong một dáng người ngỡ chừng còn khỏe mạnh.
Sự mục rữa quan trọng nhất là về ý thức hệ.
Khác với tất cả các hình thức độc tài khác, chủ nghĩa cộng sản là một thứ độc tài có… lý thuyết, gắn liền với một ý thức hệ được xây dựng một cách có hệ thống và đầy vẻ khoa học. Thật ra, chủ nghĩa phát xít cũng có lý thuyết, chủ yếu dựa trên sức mạnh và tinh thần quốc gia, nhưng không phát triển thành một hệ thống chặt chẽ và có ảnh hưởng sâu rộng như chủ nghĩa cộng sản. Còn các chế độ độc tài ở Trung Đông chủ yếu gắn liền với tôn giáo cộng với truyền thống quân chủ kéo dài (thường được gọi là độc tài quốc vương, sultanistic authoritarianism) hơn là lý thuyết. Nhiều nhà nghiên cứu nhấn mạnh: các chế độ cộng sản không thể tồn tại nếu không có nền tảng ý thức hệ đằng sau.
Ý thức hệ cộng sản một thời được xem là rất quyến rũ vì nó bao gồm cả hai kích thước: quốc gia và quốc tế. Ở bình diện quốc gia, nó hứa hẹn giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân; ở bình diện quốc tế, nó hứa hẹn giải phóng giai cấp vô sản và tạo nên sự bình đẳng và thịnh vượng chung cho toàn nhân loại. Ở bình diện thứ hai, chủ nghĩa cộng sản, gắn liền với một ước mơ không tưởng, rất gần với tôn giáo; ở bình diện thứ nhất, đối lập với chủ nghĩa thực dân, nó rất gần với chủ nghĩa quốc gia. Trên thực tế, hầu hết các nước cộng sản trước đây đều cổ vũ và khai thác tối đa tinh thần quốc gia trong cả quá trình giành chính quyền lẫn quá trình duy trí chế độ. Sự kết hợp giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa quốc gia dễ thấy nhất là ở các nước thuộc địa và cựu thuộc địa như Việt Nam.
Sau năm 1991, tức sau khi chủ nghĩa cộng sản tại Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, ý thức hệ cộng sản cũng bị phá sản theo. Thực trạng nghèo đói, bất công và áp bức dưới các chế độ cộng sản ấy đều bị vạch trần và phơi bày trước công luận. Sự hứa hẹn về một thiên đường trong tương lai không còn được ai tin nữa. Tính hệ thống trong chủ nghĩa Marx-Lenin cũng bị đổ vỡ. Nền tảng ý thức hệ của các chế độ cộng sản bị tan rã tạo thành một khoảng trống dưới chân chế độ.
Để khỏa lấp cái khoảng trống ấy, Trung Quốc sử dụng hai sự thay thế: chủ nghĩa Mao và Nho giáo (trong chủ trương tạo nên một xã hội hài hòa, dựa trên lòng trung thành). Việt Nam, vốn luôn luôn bắt chước Trung Quốc, không thể đi theo con đường ấy. Lý do đơn giản: Đề cao chủ nghĩa Mao là một điều nguy hiểm cả về phương diện đối nội lẫn đối ngoại; còn với Nho giáo, một là Việt Nam không am hiểu sâu; hai là, nó đầy vẻ… Tàu, rất dễ gây phản cảm trong quần chúng. Bế tắc, Việt Nam bèn tạo nên cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhưng ông Hồ Chí Minh lại không phải là một nhà lý thuyết. Ông chỉ là một người hành động. Ông viết nhiều, nhưng tất cả đều rất thô phác và đơn giản. Hơn nữa, ở Việt Nam hiện nay, cũng không có một người nào giỏi lý thuyết để từ những phát biểu sơ sài của Hồ Chí Minh xây dựng thành một hệ thống sâu sắc đủ để thuyết phục mọi người. Thành ra, cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn toàn không trám được khoảng trống do sự sụp đổ của ý thức hệ Marx-Lenin gây ra. So với Trung Quốc, khoảng trống này ở Việt Nam lớn hơn gấp bội.
Mất ý thức hệ cộng sản, chính quyền Việt Nam chỉ còn đứng trên một chân: chủ nghĩa quốc gia.
Nhưng cái chân này cũng rất èo uột nếu không muốn nói là đã lung lay, thậm chí, gãy đổ.
Trên nguyên tắc, Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước rất cao. Bao nhiêu chế độ ra đời từ giữa thế kỷ 20 đến nay đều muốn khai thác và tận dụng lòng yêu nước ấy. Tuy nhiên, với chế độ cộng sản hiện nay, việc khai thác vốn tài sản này gặp rất nhiều khó khăn. Lý do là lòng yêu nước bao giờ cũng gắn liền với sự căm thù. Không ai có thể thấy rõ được lòng yêu nước trừ phi đối diện với một kẻ thù nào đó của đất nước. Hai kẻ thù chính của Việt Nam, trong lịch sử mấy ngàn năm, là Trung Quốc; và gần đây nhất, là Mỹ. Nhưng Việt Nam lại không dám nói quá nhiều về hai kẻ thù này. Với Mỹ, họ cần cả về phương diện kinh tế lẫn phương diện chiến lược. Đề cao truyền thống chống Mỹ, do đó, là điều rất nguy hiểm. Đề cao truyền thống chống Trung Quốc lại càng nguy hiểm hơn: Trung Quốc có thể đánh hoặc ít nhất đe dọa VIệt Nam bất cứ lúc nào.
Bởi vậy, Việt Nam, một mặt, phải hạ giọng khi nói về truyền thống chống Mỹ và phải né tránh việc nhắc nhở đến truyền thống chống Trung Quốc. Hai hành động này có lợi về phương diện đối ngoại nhưng lại có tác hại nghiêm trọng về phương diện đối nội: chính quyền hiện ra, dưới mắt dân chúng, như những kẻ hèn, hèn nhát và hèn hạ. Từ một chế độ được xây dựng trên thành tích chống ngoại xâm, chế độ cộng sản tại Việt Nam lại bị xem như những kẻ bán nước, hoặc bán nước dần dần bằng cách hết nhượng bộ điều này sang nhượng bộ điều khác trước sự uy hiếp của Trung Quốc.
Trước sự sụp đổ của cả hai nền móng, ý thức hệ cộng sản và chủ nghĩa quốc gia, đảng Cộng sản Việt Nam bèn chuyển sang một nền tảng khác: kinh tế với phương châm ổn định và phát triển. Nội dung chính của phương châm này là: Điều cần nhất đối với Việt Nam hiện nay là phát triển để theo kịp các quốc gia khác trong khu vực cũng như, một cách gián tiếp (không được nói công khai), đủ sức để đương đầu với Trung Quốc. Nhưng để phát triển, cần nhất là phải ổn định về chính trị, nghĩa là sẽ không có thay đổi về thể chế và cũng không chấp nhận đa đảng.
Phương châm ấy, thật ra, là một sự bịp bợm: Nó chuyển vấn đề từ chính trị sang kinh tế với lý luận: nếu vấn đề quan trọng nhất của Việt Nam hiện nay là vấn đề kinh tế thì mọi biện pháp sửa đổi sẽ chỉ giới hạn trong phạm vi kinh tế. Với lập luận này, chính quyền có thể trì hoãn mọi yêu cầu cải cách chính trị.
Tuy nhiên, nó hoàn toàn không thuyết phục, bởi, ai cũng thấy, lãnh vực kinh tế là mặt mạnh nhất của chủ nghĩa tư bản và cũng là mặt yếu nhất của chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản. Tất cả các quốc gia dân chủ ở Tây phương đều có hai đặc điểm nổi bật: về chính trị, rất ổn định và hai, về kinh tế, rất phát triển. Ở Việt Nam, người ta cố thu hẹp phạm vi so sánh: các cơ quan truyền thông chính thống chủ yếu tập trung vào các nước Đông Nam Á, đặc biệt Thái Lan với một thông điệp chính: đa đảng như Thái Lan thì lúc nào cũng bị khủng hoảng. Nhưng ở đây lại có hai vấn đề: Một, dù liên tục khủng hoảng về chính trị, nền kinh tế của Thái Lan vẫn tiếp tục phát triển, hơn hẳn Việt Nam; hai, ngày nay, do xu hướng toàn cầu hóa, tầm nhìn của dân chúng rộng rãi hơn nhiều; chính quyền không thể thu hẹp mãi tầm nhìn của họ vào tấm gương của Thái Lan được.
Về phương diện lý luận, chiêu bài ổn định và phát triển, do đó, không đứng vững. Về phương diện thực tế, những sự phá sản của các đại công ty quốc doanh và đặc biệt, khối nợ nần chồng chất của Việt Nam khiến dân chúng càng ngày càng thấy rõ vấn đề: các chính sách kinh tế của Việt Nam không hứa hẹn một sự phát triển nào cả, nếu không muốn nói, ngược lại, chỉ lún sâu vào chỗ bế tắc.
Thành ra, có thể nói, tất cả các nền tảng chế độ cộng sản Việt Nam muốn nương tựa, từ chủ nghĩa Marx-Lenin đến chủ nghĩa quốc gia và lập luận ổn định để phát triển, đều lần lượt sụp đổ. Chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay như một đám lục bình chỉ nổi bập bềnh trên mặt nước. Sự tồn tại của nó chỉ dựa vào sự trung thành của công an. Do đó, một mặt, đảng cộng sản đưa ra sự khuyến dụ đối với công an: “Còn đảng, còn mình”; mặt khác, họ ngoảnh mặt làm ngơ trước hai tệ nạn do công an gây ra: tham nhũng và trấn áp dân chúng một cách dã man. Nhưng chính sách này chỉ càng ngày càng biến công an thành một đám kiêu binh và càng ngày càng đẩy công an cũng như chính quyền trở thành xa lạ với dân chúng. Sự xa lạ này càng kéo dài và càng trầm trọng, đến một lúc nào đó, trở thành đối nghịch với quần chúng.
Một nhà nước được xây dựng trên một đám kiêu binh, trong thời đại ngày nay, không hứa hẹn bất cứ một tương lai nào cả.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
30/4: 'Quốc gia thua để thắng, CS thắng để thua'
Thiện Ý-29.04.2014
Ðúng 39 năm trước đây (1975-2014), ngày 30 tháng 4 năm 1975, cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng giai đoạn 2 tại Việt Nam đã chấm dứt sau 21 năm diễn biến khốc liệt (1954-1975).
Sau cuộc chiến, đã có nhiều cách lý giải và đánh giá về sự kết thúc chiến tranh Việt Nam một cách không bình thường. Riêng chúng tôi, nhân ngày 30 tháng 4 lần thứ 39 hôm nay, chỉ xin nhắc lại một cách đánh giá tổng quát đã được đưa ra chỉ vài năm sau cuộc chiến chấm dứt (1), để quý độc giả cảm nghiệm xem có đúng với những gì đã và đang xây ra trên thực tế hay không. Ðó là ý nghĩa lịch sử về Ngày 30-4-1975: “Quốc gia thua để thắng, Cộng sản thắng để thua”. Vì sao?
Vì CSVN vốn là công cụ bành trướng chủ nghĩa thực dân mới của Ðế quốc Ðỏ Liên Xô trong thời kỳ “Chiến tranh Ý thức hệ” diễn ra dưới hai hình thái “Chiến tranh Lạnh” giữa các nước giầu và “Chiến tranh Nóng” nơi một số các nước nghèo, trong đó có Việt Nam được chọn làm tiền đồn của hai phe tư bản và cộng sản. Do đó ý đồ và mục tiêu của đảng CSVN không thể khác ý đồ và mục tiêu của đảng Cộng Sản Liên Xô (CSLX). Như vậy, thực tế sau ngày 30-4-1975, nếu là một “Chiến thắng thật”, tình hình Việt Nam phải khác, nghĩa là CSVN phải được Liên Xô và các nước “Xã Hội Chủ Nghĩa anh em” hổ trợ tích cực, toàn diện và vô điều kiện để xây cựng thành công chủ nghĩa xã hội tại thuộc địa kiểu mới Việt Nam, phát huy thắng lợi để tiếp tục đẩy mạnh “Chiến tranh Cách mạng”, “Chiến tranh Giải phóng” đến các nước trong vùng như Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Ðiện, Malaysia, Philippines, v.v...Thế nhưng thực tế hoàn toàn khác: Tất cả những điều đáng lẽ phải xẩy ra đó đã không xẩy ra sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc.
Thực tế sau đó Liên Xô đã thất bại trong nỗ lực “Cải Tổ” (Glasnost) và “Tái cấu trúc” (Perestroika) đi đến sụp đổ, kéo theo sự tiêu vong các nước XHCN Ðông Âu. Trung Cộng thực hiện chính sách “Mở cửa” làm ăn với Tư bản. Chế độ công cụ Việt Cộng vội đưa ra chính sách “Ðổi Mới” theo gương “Cải Tổ” của Liên Xô (1986). Rồi vội cầu hoà với Trung Cộng và học tập lý luận sáng tạo mới của nước đàn anh xấu bụng và có tham vọng bá quyền này, rằng: “Chủ nghĩa xã hội cũng có thể áp dụng kinh tế thị trường” được Việt cộng hoá thành con đường “Ðổi mới” qua “Kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa”(!?!).
Ðây là lối lý luận ngụy biện, cưỡng ép nhằm che đậy thực trạng và chiều hướng mới không thể đảo ngược tại Việt Nam cũng như toàn cầu: Chủ nghĩa xã hội đã phá sản, đã tiêu vong tại Liên Xô, đang tiêu vong tại Việt Nam và các nước XHCN còn lại (Trung Cộng, Bắc Triều Tiên và Cuba).
Quá trình tiêu vong CNXH tại Việt Nam khởi đi từ ngày 30-4-1975 là ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam. Việt Cộng đã lý luận cưỡng ép, ngụy biện, duy ý chí, vì nó trái ngược với thực tế. Thực tế phát triển trong môi trường kinh tế thị trường không thể định hướng XHCN, mà tất yếu sẽ phải phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. Trong môi trường này, tất yếu nhà nước XHCN sẽ bị tư bản hoá, chế độ chuyên chính vô sản sẽ được dân chủ hoá từng bước, và các cán bộ đảng viên cộng sản đã và đang được tư sản hoá trở thành những nhà tư bản Ðỏ, những “Đại gia Đỏ vỏ xanh lòng”. Chiều hướng phát triển này đã được thể hiện ngày càng rõ nét trên thực tế tại Việt nam, ai cũng có thể thấy và kiểm chứng được.
Và thực tế như thế rõ ràng là ngày 30-4-1975 “Cộng sản thắng để thua” cuộc thực sự vào cuối quá trình của sự tiêu vong chế độ XHCN về mặt bản thể. Bởi vì, cuối cùng thì mục tiêu và lý tưởng của những người CSVN đã không đạt được. Trái lại, thực tế đã thúc ép, dẫn dắt và buộc được CSVN phải đi vào quỹ đạo (tự do, kinh tế thị trường) của đối phương (Việt quốc) và thực hiện theo đúng lý tưởng của người quốc gia (tự do, dân chủ, nhân quyền tất thắng)và mục tiêu tối hậu (dân chủ hoá Việt Nam, phát triển toàn diện đất nước trong nền kinh tế thị trường) của đối phương (Việt quốc).Đây mới đúng là “Chiều hướng mới không thể đảo ngược” (Dân chủ pháp trị tất thắng độc tài toàn trị).
Thật vây, đối phương của Việt Cộng là những người Việt Quốc gia, lý tưởng và mục tiêu đấu tranh trước sau như một: tiêu diệt độc tài, xây dựng chế độ dân chủ tự do, xã hội công bằng, phát triển toàn diện đất nước đến phú cường, văn minh tiến bộ theo kịp đà tiến hoá chung của nhân loại.
Và vì vậy, kể từ sau ngày giành được độc lập từ tay thực dân Pháp vào năm 1954, mong muốn chân thành của những người Việt Quốc Gia ở Miền Nam Việt Nam, kẻ cầm quyền cũng như dân giả, là thiết lập một chế độ độc lập dân tộc, dân chủ tự do (Việt Nam Cộng Hoà) và phát triển toàn diện Miền Nam đến giầu mạnh. Thành quả mong muốn này sẽ tạo thành sức mạnh tổng hợp chính trị (dân chủ), kinh tế (giầu mạnh), xã hội(công bình) khả dĩ đánh bại chế độ của những người Cộng sản Bắc Việt: chính trị (độc tài toàn trị), kinh tế (nghèo đói), xã hội (áp bức, bất công), mà không cần xử dụng sức mạnh quân sự tiêu diệt đối phương (Việt cộng).
Nói cách khác, thay vì dùng chiến tranh để áp đặt mô hình chủ nghĩa quốc gia hay chủ nghĩa xã hội, hai chế độ chính trị đối nghịch trên hai Miền Bắc, Nam sẽ có thời gian và cơ hội thi đua thực hiện mô hình chính trị, kinh tế, xã hội của mình, chờ cơ may thống nhất đất nước một cách hoà bình, thông qua con đường hòa bình và dân chủ. Lúc đó, mô hình xây dựng và phát triển đất nước nào (của Việt quốc hay Việt cộng) có hiệu quả thực tiễn sẽ ưu thắng, sẽ được nhân dân hai miền chọn lựa bằng lá phiếu của đa số trong một cuộc trưng cầu dân ý tự do thực sự, có giám sát quốc tế nếu cần.
Thế nhưng ước muốn chân thành và hết sức có lợi cho đất nước và dân tộc trên đây của những người Việt quốc gia ở Miền Nam đã không được những người CSVN ở Miền Bắc đáp ứng.
Bởi lý tưởng và mục tiêu của những người CSVN hoàn toàn khác biệt với lý tưởng và mục tiêu của người Việt quốc gia. Sự khác biệt rõ nét nhất là Người Quốc Gia hành động tất cả vì Quốc Gia Dân Tộc, cho Tổ Quốc Việt Nam, trong khi những Người Cộng Sản Việt Nam hành động tất cả vì Quốc Tế Cộng Sản, cho Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Xô. Do đó, để làm tròn nghĩa vụ công cụ bành trướng hầu áp đặt chủ nghĩa cộng sản trên cả nước, đảng CSVN đã phát động và tiến hành cuộc chiến tranh thôn tính Miền Nam, đẩy chính quyền và nhân dân Miền Nam Việt Nam vào một cuộc chiến tranh tự vệ và Hoa Kỳ có cớ can thiệp ngày càng sâu rộng vào chủ quyền VNCH. Cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn này đã kéo dài hơn 20 năm (1954-1975), sát hại hàng triệu sinh linh, tàn phá đất nước, di hại lâu dài nhiều mặt cho đất nước và dân tộc Việt Nam.
Nhưng rồi sau cùng thì cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn cũng đã phải kết thúc và đã kết thúc một cách không bình thường, do sự sắp xếp tiền định của ngoại bang, đã để cho CSBV “thắng cuộc chiến” một cách dễ dàng, không cần chiến đấu(vì đối phương bị ép buộc đầu hàng) không cần giữ đất và không đủ người để tiếp thu (vì bất ngờ, tốc độ rút lui của VQ nhanh hơn tốc độ tiến quân của VC)
Chính vì sự kết thúc chiến tranh không bình thường này, mà ngay từ những ngày tháng năm đầu, khi cuộc chiến vừa tàn, người Việt Quốc gia ở Miền Nam không khỏi nghĩ lại nhận định có tính tiên liệu của hai ngoại nhân. Một là Tướng độc nhản Moise Dayan, Bộ Trưởng Do Thái lúc bấy giờ khi đến thăm Miền Nam; hai là Sir Wilson. một chuyên viên Anh quốc làm cố vấn về du kích chiến cho Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam; Cả hai ngoại nhân này đều có chung nhận định đại ý “Muốn chiến thắng cộng sản tại Việt Nam, chỉ còn cách cộng sản hoá Nam Việt Nam”. Nay thì Miền Nam Việt Nam đã bị cộng sản hoá sau ngày 30-4-1975. Chế độ cộng sản đã thiết lập 39 năm qua trên toàn cõi Việt nam. Như vậy phải chăng “Quốc gia đã thua để thắng” và “Cộng sản thắng để thua” trong một tương lai không xa ?
Nếu đúng như vậy thì tại sao và Quốc gia thắng cộng sản như thế nào?
1.- Tại vì mục tiêu và lý tưởng đấu tranh của người Việt Quốc gia trước sau như một, vẫn là chân lý tất thắng của thời đại (độc lập dân tộc, tự do dân chủ, nhân quyền và chủ nghĩa quốc gia), có chính nghĩa, đáp ứng đúng khát vọng toàn dân(độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc thực sự, không phải chỉ là bánh vẽ như VC ). Chân lý, chính nghĩa và khát vọng ấy, nếu người Việt Quốc gia đã mất cơ hội thành đạt trước 30-4-1975, trong chiến tranh tự vệ, trên chiến trường, thì hôm nay, sau 39 năm kiên trì tiếp tục cuộc đấu tranh cho lý tưởng và mục tiêu của mình, đã và đang buộc được CSVN phải mặc nhiên tự thú sai lầm, phải sửa sai và từng bước lùi dần về phía dân chủ, trả lại dần dần cho nhân dân quyền tự do và các quyền dân chủ, dân sinh và nhân quyền căn bản.
2.- Quốc gia thắng Cộng sản như thế nào?
Chế độ CHXHCN Việt nam do đảng CSVN áp đặt tại Việt Nam đã và đang trên quá trình tiêu vong và đã bước vào giai đoàn cuối cùng: Tiêu vòng hoàn toàn về mặt bản thể trong “Môi trường mật ngọt kinh tế thị trường theo định hướng tư bản chủ nghĩa”. Trong môi trường mật ngọt này,từng bước tịnh tiến cán bộ đảng viên CS được tư sản hoá, nhà nước CS được tư bản hoá và chế độ CS được dân chủ hoá. Ðó là quá trình tiêu vong tất yếu của đảng và chế độ CSVN, xác định sự toàn thắng của các lực lượng quốc gia, dân tộc, dân chủ Việt nam. Sự tất yếu này đến mau hay chậm là tùy thuộc vào ba lực đẩy, lực xoay cùng chiếu chủ yếu:
- Một là sự tự hủy do phân hoá nội bộ đảng và chế độ CSVN.
- Hai là cường độ và hiệu quả thực tế của các hình thức đấu tranh của các lực lượng quốc gia, dân tộc, dân chủ trong cũng như ngoài nước, thu hút được quần chúng,tạo ra cao trào đấu tranh đòi dân chủ, dân sinh, nhân quyền của nhân dân trong nước.
- Ba là áp lực trên đảng và chế độ CSVN của các cực cường, các chính quyền dân chủ,Liên Hiệp Quốc, các tổ chức kinh tế tài chánh quốc tế và các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế.
Vì vậy cho đến nay, dưới áp lực của ba mũi giáp công cùng chiều trên đây, mới chỉ thúc ép được chế độ độc tài toàn trị hiện nay lùi dần về phía dân chủ. Chất dân chủ đã và đang đẩy lùi chất độc tài và tích lũy thành lượng dân chủ. Khi lượng dân chủ tích lũy đủ triệt tiêu hoàn toàn chất độc tài, thì theo qui luật duy vật biện chứng mà những người cộng sản Việt nam từng tin như giáo điều, rằng “Lượng đổi, chất đổi”, thì chế độ độc tài toàn trị hiện nay sẽ tiêu vong hoàn toàn bản thể để hình thành chế độ dân chủ tại Việt nam.
Tóm lại: 39 năm trước đây, ngày 30-4-1975 cuộc chiến tranh Quốc-Cộng tại Việt Nam đã kết thúc không bình thường đã chỉ đem lại một chiến thắng biểu kiến cho đảng Cộng sản Việt Nam.
Thực tế đã ngày một khẳng định cuộc chiến tranh kết thúc như thế không phải là thắng lợi của phe này (Việt cộng) đối với phe kia (Việt quốc), mà chỉ là do nhu cầu thay đổi thế chiến lược quốc tế mới của các cường quốc cực, nắm trung tâm quyền lực thế giới. Do đó, thực tế đã ngày một khẳng định ngày 30-4-1975 chỉ là khởi điểm một quá trình đưa CSVN đến sự tiêu vong về bản thể, để hình thành một chế độ dân chủ mai hậu tại Việt Nam theo chiều hướng mới KHÔNG THỂ ÐẢO NGƯỢC : Dân chủ tất thắng độc tài.
Một khi chế độ độc tài cộng sản tiêu vong về mặt bản thể, lý tưởng và mục tiêu đấu tranh của những người CSVN đã không đạt được, nay phải xoay chiều, cách này hay cách khác cố thực hiện những điều mà người Việt Quốc Gia đấu tranh chưa đạt. Và như thế có thể kết luận rằng: 30-4-1975 quả thực “Quốc gia đã thua để thắng và Cộng sản đã thắng để thua”.
Thiện Ý
Houston, Tháng Tư 2014
(1)Xin vào: luatkhoavietnam.com, mục “Diễn Đàn”, tiểu mục “Tác giả & Tác phẩm” để đọc “Việt Nam Trong Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới” của Thiện Ý, khởi thảo từ trong nước (1976-1977), ấn hành lần đầu 1995 và tái bản năm 2005 tại Hoa Kỳ. Vào tiểu mục “Phỏng vấn & Hội luận” để nghe Đài VOA phỏng vấn tác giả Thiện Ý về tác phẩm này.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ thêm 8 nước vào danh sách vi phạm tự do tôn giáo
VOA-01.05.2014
Một ủy ban về tự do tôn giáo của Hoa Kỳ yêu cầu Bộ Ngoại giao đưa thêm 8 quốc gia vào danh sách vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo được các chính phủ của họ dung túng.
Trong phúc trình hằng năm, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc Tế đã nêu tên Ai Cập, Iraq, Nigeria, Pakistan, Syria, Tajikistan, Turkmenistan, và Việt Nam là "những nước đặc biệt quan tâm."
Ủy ban cũng yêu cầu Bộ Ngoại Giao gia hạn sự xếp hạng này đối với 8 quốc gia khác, những nước không có sự cải thiện là Miến Điện, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Ả Rập Xê-ut, Sudan và Uzbekistan.
Phúc trình vừa kể liệt kê 33 quốc gia trên khắp thế giới, nơi các vi phạm được báo cáo hồi năm ngoái, nhưng không được coi như “các quốc gia đặc biệt quan tâm. Những nước này bao gồm những chế độ dân chủ như Ấn Độ, cho tới độc tài như Belarus và những nơi bị bạo động tàn phá như Cộng Hòa Trung Phi.
Ủy ban khuyến nghị Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao, và các thành viên Hạ Viện nhấn mạnh tới tính cách quan trọng của tự do tôn giáo trong mọi cơ hội, kể cả các cuộc họp với giới chức ngoại giao.
Ủy ban này cũng yêu cầu Bộ Ngoại Giao áp đặt biện pháp hạn chế du hành đối với những người chịu trách nhiệm về việc vi phạm các quyền về tự do tôn giáo.
Mỹ điều tàu sân bay năng lượng hạt nhân đến Biển Đông
DatViet-Nếu Bắc Kinh có hành động lấn tới tại Biển Đông như lập ADIZ ở khu vực tranh chấp, quân đội Mỹ sẽ có biện pháp phản ứng.
Tờ Thời báo Phố Wall (WSJ) dẫn một nguồn tin chính phủ Mỹ vừa cho biết, Washington sẽ triển khai một tàu sân bay năng lượng hạt nhân đến eo biển Đài Loan nếu Trung Quốc thiết lập một khu vực nhận diện phòng không thứ 2 (ADIZ) ở Biển Đông, để chứng minh quyết tâm bảo vệ các đồng minh và đối tác an ninh của siêu cường này.
Theo PetroTimes ngày 1/5 cho biết, thông tin này được tiết lộ chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố trong chuyến thăm Philippines ngày 28/4 rằng, Mỹ không có ý định bao vây và cô lập Trung Quốc khi ký với Manila một thỏa thuận an ninh có thời hạn 10 năm, cho phép sự hiện diện lớn hơn của lực lượng Mỹ tại Philippines.
Theo ông Obama, mục tiêu của thỏa thuận này là phối hợp, giúp đỡ Philippines nâng cao khả năng quốc phòng, phản ứng nhanh trước các thảm họa thiên nhiên, chứ không chỉ đơn giản là đối phó với các vấn đề an ninh hàng hải. Tổng thống Mỹ thậm chí còn khẳng định Mỹ cần sự hỗ trợ của Trung Quốc để duy trì trật tự quốc tế.
Tuy nhiên, một nguồn tin từ chính phủ Mỹ tiết lộ với tờ WSJ rằng, mặc dù Washington nói là thỏa thuận an ninh mới với Philippines không nhằm đe dọa Trung Quốc nhưng nếu Bắc Kinh có hành động lấn tới tại Biển Đông như lập ADIZ ở khu vực tranh chấp, quân đội Mỹ sẽ có biện pháp phản ứng.
Nhóm tàu sân bay tấn công USS Kitty Hawk, USS Ronald Reagan và USS Abraham Lincoln cùng máy bay ném bom chiến lược B2 và các chiến đấu cơ hộ tống khác từ thủy quân lục chiến, Hải quân và Không quân Mỹ dàn trận trên Thái Bình Dương
Những biện pháp này bao gồm việc triển khai các máy bay ném bom chiến lược B2 bay vào ADIZ hoặc điều tàu sân bay vào khu vực biển tranh chấp, bao gồm cả vùng biển Hoa Đông và Biển Đông, cũng như eo biển Đài Loan.
Không chỉ vậy, trước đó Mỹ cũng gay gắt với Trung Quốc về ADIZ trên Biển Đông. Cách đây không lâu, ngày 4/2, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương Daniel Russel đã cảnh báo Trung Quốc về những yêu sách lãnh thổ đáng quan ngại ở biển Hoa Đông và Biển Đông.
Nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ cũng cảnh báo Bắc Kinh về việc thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Russel cho biết Chính phủ Mỹ rất quan ngại trước những hành động đơn phương, mang tính khiêu khích, các tuyên bố "không mang tính ngoại giao và không có tính pháp lý" của Trung Quốc ở hai vùng biển nói trên.
Theo Hãng tin Kyodo, tuyên bố của ông Russel hàm ý ám chỉ những quy định hạn chế đánh bắt cá trên một phần Biển Đông của Trung Quốc. Nhà ngoại giao Mỹ cũng thúc giục Trung Quốc xác định chủ quyền lãnh thổ phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Luật Biển của Liên Hợp Quốc.
Bên cạnh đó, ông Russel khẳng định, Mỹ coi việc Trung Quốc lập ADIZ chỉ làm khu vực trở nên bất ổn, tạo căng thẳng, cản trở tiến trình lưu thông trên các vùng không phận quốc tế. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ còn cảnh báo, "hành động này có thể dẫn tới những tính toán sai lầm và những đối đầu bất ngờ".
"Mỹ kêu gọi Trung Quốc không cố tình thiết lập một ADIZ khác trong những khu vực nhạy cảm, đặc biệt ở Biển Đông" - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nói.
Đồng quan điểm, người phát ngôn Lầu Năm góc Steven Warren cũng tuyên bố: "Nếu đúng là Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông, quan điểm phản đối của chúng tôi rất rõ ràng và sẽ không thay đổi".
40.000 đồng, 4 ngày đã có doanh nghiệp mới
40.000 đồng, 4 ngày đã có doanh nghiệp mới
Bấy lâu nay mình toàn nghe là..năm trước 100,000 doanh nghiệp bị..giải thể..năm nay ..hàng trăm ngàn doanh nghiệp khác..đóng cửa..tương lai..sẽ có hàng trăm ngàn doanh nghiệp khác..phá sản luôn...ôi thôi cứ cái kiểu ..hết phá sản lại đóng cửa thì đảng ta mần ăn cái chi.
Bây giờ, với 40,000 đồng để mở một doanh nghiệp thì một người tàn tật, một em bé ăn xin, một bà bàn cháo lòng lề đường thì cũng có thể mở doanh nghiệp rồi..hơoraỳy...từ giờ trở đi..đảng ta sẽ có hàng triệu doanh nghiệp mới để..khoe với bà con đây...đất nước VN sẽ có nhiều...doanh nghiệp..nhất thế giới...từ giờ trở đi..lũ phản động sẽ không còn cớ nói xấu tài lãnh đạo của đảng ta nửa rồi.
Chẩn đoán sai làm chết con tôi?
TT - * 5g30 ngày 5-2-2014, con rể tôi là H.T.D. (37 tuổi, TP.HCM) lên cơn co giật mạnh, tay chân co rút. Sau khoảng 10 phút gia đình sơ cứu, con tôi đã trở lại bình thường.
Khoảng 6g30 cùng ngày, con tôi được đưa đến phòng cấp cứu Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM. Bác sĩ trực tại đây khám và nói con tôi không bị bệnh gì. Dù gia đình nhiều lần khai con tôi có bệnh nghẽn nhánh tim phải hoàn toàn (gọi tắt block nhánh P), nhưng bác sĩ vẫn khẳng định sức khỏe con tôi bình thường, yêu cầu gia đình đưa về, khi nào co giật lần hai thì sẽ quay lại...
Khoảng 9g ngày 6-2, gia đình tôi đưa con đến Bệnh viện Đại học Y dược TP và bác sĩ cho nhập viện. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán con tôi bị bệnh động kinh và không cho làm xét nghiệm nào. Gia đình đã khai con tôi bị block nhánh P nhưng bác sĩ không quan tâm. Khoảng 16g và 19g cùng ngày, con tôi lên cơn co giật hai lần trước mặt bác sĩ và cả hai lần bác sĩ đều cho chích thuốc động kinh rồi để con tôi nằm đó mà không cho siêu âm tim hoặc làm các xét nghiệm khác. Gia đình đã nhắc nhở nhiều lần nhưng bác sĩ vẫn khẳng định con tôi bị động kinh và chuyển lên khoa nội. Khoảng 22g cùng ngày, con tôi lên cơn co giật lần năm và bác sĩ lại cho uống ba viên thuốc trị động kinh.
Đến khoảng 1g sáng 7-2, con tôi lên cơn co giật lần thứ sáu. Lúc này bác sĩ mới cho truyền dịch và một số thuốc hồi sức tim... Khoảng 3g30 con tôi lên cơn co giật tiếp và được điều trị bằng nhiều loại thuốc, cho chụp X-quang, đo điện tâm đồ... nhưng không kịp, con tôi đã tắt thở tại giường bệnh của bệnh viện. Sau khi con tôi mất, giấy xuất viện ghi chẩn đoán con tôi bị ngưng tim ngưng thở do rối loạn nhịp thất...
Gia đình chúng tôi rất đau đớn khi bác sĩ chẩn đoán sai, điều trị sai gây ra cái chết oan uổng cho con tôi nhưng một bác sĩ khác của bệnh viện lại viết bài trên báo nói không đúng sự thật về cái chết của con tôi khiến gia đình càng thêm bức xúc.
TRẦN VĂN MÂNG
PGS.TS Võ Tấn Sơn (giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM) trả lời:
- Bệnh viện đã chỉ đạo tất cả các bác sĩ và điều dưỡng tại khoa cấp cứu và khoa nội có liên quan đến tua trực ngày 5 và 6-2 viết tường trình. Bệnh viện đã họp rút kinh nghiệm chuyên môn cho tất cả bác sĩ về trường hợp tử vong của anh H.TD. và nội dung bài báo của một bác sĩ ở khoa phẫu thuật tim.
Trường hợp bệnh nhân H.T.D. khi nhập viện, các bác sĩ nghĩ nhiều đến bệnh động kinh là có cơ sở vì các triệu chứng điển hình: cơn co giật gồng cứng tay chân, mất ý thức, cắn lưỡi, sùi bọt mép; sau cơn, tỉnh táo hoàn toàn, các dấu hiệu sinh tồn ổn, điện tâm đồ chỉ ghi nhận block nhánh P hoàn toàn (ba lần đo giống nhau, trong đó có một lần ở Viện Tim TP). Do đó, các bác sĩ không có bằng chứng để chẩn đoán bệnh tim mạch mà hướng đến chẩn đoán bệnh động kinh nên đã xử trí thuốc chống co giật. Tuy nhiên, những thuốc đã sử dụng chống cơn động kinh không làm cho bệnh lý tim mạch nặng hơn, không gây ảnh hưởng đến quá trình cấp cứu.
Bệnh viện đã rút kinh nghiệm trong việc điều trị cho bệnh nhân H.T.D là nên hội chẩn sớm với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Tuy nhiên, hiện tại chuyên khoa tim mạch cũng chưa có biện pháp nào phòng ngừa được những diễn biến đột ngột của loại bệnh này. Bệnh viện xác định nguyên nhân tử vong là “nghĩ đến rối loạn nhịp nặng có thể do rung thất tiên phát hoặc tự phát. Thể không điển hình, không có triệu chứng và các yếu tố nguy cơ nên khó phát hiện sớm hay khó có thể phòng ngừa”...
Phản ảnh của ông Mâng về bài báo của một bác sĩ bệnh viện đã viết là chính xác. Bệnh viện đã nghiêm khắc nhắc nhở các bác sĩ cần thận trọng hơn khi đưa tin về những ca lâm sàng đặc biệt, tránh gây hiểu lầm, bức xúc cho người bệnh và gia đình.
Trước mất mát của gia đình, đại diện bệnh viện đã đến nhà ông Trần Văn Mâng và nhà cha mẹ của anh H.T.D. lắng nghe gia đình phản ảnh những bức xúc liên quan đến cách tiếp đón, xử lý và điều trị của các bác sĩ và nhân viên tại hai khoa nói trên. Ngày 10-4, bệnh viện đã gửi văn bản phúc đáp đơn phản ảnh của ông Trần Văn Mâng về quá trình chẩn đoán và điều trị cho anh H.T.D.. Ngày 24-4, đại diện bệnh viện tiếp tục đến nhà ông Trần Văn Mâng để lắng nghe những yêu cầu của gia đình và nhận được đơn khởi kiện của gia đình ông Mâng yêu cầu bệnh viện bồi thường.
01/05/2014 04:01 (GMT + 7)
L.TH.H. ghi
Tại sao Đảng sợ ý Dân như sợ chết?
VRNs (02.05.2014) – Washington DC, USA - Nếu câu nói “Bỏ Điều 4 (Hiến pháp) là tự sát” của nguyên Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết đã đi vào lịch sử sợ chết của đảng Cộng sản Việt Nam thì việc nhiều nhóm công dân Việt Nam đang tự ý lập hội không cần xin phép để thực thi quyền con người đương nhiên của Xã hội Dân sự đã khiến giới cầm quyền bối rối.
Tình hình “tự phát” này của dân tuy chưa đủ sức mạnh làm cho đảng phải từ bỏ độc quyền “lãnh đạo nhà nước và xã hội”, nhưng phát biểu của nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển tại Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân 2014 (Hạ Long, Qủang Ninh) hôm 29/04/2014 đã chạm đến não tủy của Lãnh đạo.
Ông Tuyển nói: “Tôi nghĩ, đã đến lúc thừa nhận xã hội dân sự. Bản chất của nhà nước mang tính quan liêu, và để khắc phục quan liêu thì cần phát huy vai trò của xã hội dân sự”. (TBKT, Thời báo Kinh tế, 29/04/2014)
Ông Tuyển là người đầu tiên có “máu mặt trong đảng” đã lên tiếng công khai khuyến cáo nhà nước phải nhìn nhận Xã hội Dân sự (XHDS) trong khi đảng không muốn bàn đến vấn đề này. Khi còn tại chức ông Tuyển từng đóng vai chủ chốt trong thương thuyết để Việt Nam trở thành hội viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO, The World Trade Organization) từ năm 2007.
Ông được báo chí trích lời nói rằng: “Thể chế kinh tế thị trường hiện đại phải bao gồm thị trường, nhà nước và xã hội dân sự….Hiện nay ta đang cấm kỵ dùng cụm từ xã hội dân sự, tôi đồ rằng chúng ta kỵ cụm từ này cũng như từng kỵ thể chế kinh tế thị trường vì coi đó là cấu trúc kinh tế của kinh tế tư bản. Và bây giờ mình đang coi xã hội dân sự là sản phẩm của nền chính trị tư sản. Đã đến lúc phải thấy xã hội dân sự là sản phẩm của sự phát triển dân chủ, mà sự phát triển dân chủ có tính quy luật”.
Phát biều của ông Tuyên, theo TBKT, đã được nhiều chuyên gia có mặt vỗ tay tán thưởng.
TBKT viết: “Chuyên gia Phạm Chi Lan đề nghị Quốc hội cần có cơ chế để lắng nghe tiếng nói thực sự của dân”, trong khi Tiến sỹ Lê Đăng Doanh “cho rằng xã hội dân sự Việt Nam đã phát triển và cần phải chấp nhận nó. Các tổ chức xã hội cần được trao quyền tham gia xây dựng, phản biện, giám sát thực thi chính sách và cho họ cả cái quyền được tham gia tố tụng tại tòa án”.
Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Lê Xuân Bá đi xa hơn với “đề nghị nhanh chóng ban hành luật về biểu tình và ban hành luật về xã hội dân sự, bởi theo ông, đó là quyền của dân, không có gì phải e ngại”.
NGUYÊN NHÂN GẦN VÀ XA
Nhưng trước khi bàn rộng thêm, cũng nên biết tại sao ông Nguyễn Minh Triết đã chống bỏ Điều 4 Hiến pháp ? Bởi vì Điều 4 được viết lần đầu vào Hiến pháp 1980 đã cho phép đảng CSVN là “lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội” mà không cần hỏi ý dân. Sau đó, trong Hiến pháp sửa đổi năm 1992 tuy hai chữ “duy nhất” đã bị bỏ nhưng vẫn ghi đảng “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Đến năm 2013 khi nhà nước tổ chức thảo luận sửa đổi Hiến pháp 1992 , hàng triệu người trong và ngòai nước, trong đó có khỏang hơn 20 triệu tín đồ Công giáo, Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và Hòa Hão Thuần Túy đã lên tiếng đòi dân chủ hóa chế độ với yêu cầu bỏ Điều 4. Nhưng nếu không còn công nhận đảng có quyền đương nhiên “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” thì bắt buộc phải có bầu cử tự do để dân quyết định lấy vận mệnh chính trị của mình.
Nhưng đảng CSVN là tổ chức rất sợ dân chủ và sợ mất độc quyền cai trị nên Ban Tuyên giáo Trung ương do Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh đứng đầu đã dốc tòan lực phản bác ý kiến đòi bỏ Điều 4. Các báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Sài Gòn Giải Phóng và Công an Nhân dân đi tiên phong trong “trận chiến” bảo vệ quyền cai trị bất di dịch cho đảng.
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng cũng đã lên án những ai đòi sửa điều này là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.”
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thì gọi những ý kiến chống Điều 4 là “ngược chiều, phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn.”
Nhưng ý dân đòi “đổi mới chính trị” , đòi được quyền tham gia việc nước, chấm dứt tình trạng “khóan trắng” cho nhà nước lo mọi việc của dân đã bất ngờ bung ra từ sau ngày Hiến pháp 2013 có hiệu lực (01/01/2014).
Làn sóng đòi dân chủ, tự do, chống bất công, đàn áp trong dân và đòi được quyền “giám sát việc làm của cán bộ, đảng viên và nhà nước” như Hiến pháp đã quy định cũng đã diễn ra ở nhiều vùng trên lãnh thổ.
Các Tổ chức tự phát của dân như “Hiệp hội Dân Oan (HHDO)” , “Hội Bầu Bí Tương Thân (BBTT)”, Tập hợp Blogger VN Vì Tự Do (BVNTD), Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam(PNNQVN), Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam (TNLTVN) và Văn đòan Độc lập Việt Nam (VĐĐLVN) đã lần lượt ra đời.
Ngay lập tức, các “dư luận viên” của đảng được động viên viết bài chống các Tổ chức này song song với các kế họach “khủng bố, dọa nạt” của công an. Các bài viết thuộc phe đảng cầm quyền đã bêu rếu, đả kích và chụp ngay lên đầu những người khởi xướng phong trào các loại mũ “thế lực thù địch” , “chống lại đất nước”, “chống đối lại Đảng, Nhà nước” hay “diễn biến hòa bình”.
Tiêu biểu như một người ký tên Quốc Anh đã viết trên trang báo mạng “nhandanvietnam.wordpress.com” ngày 08/03/2014 với thái độ kém văn hóa, khi chỉ trích các Nhà Văn, Nhà Thơ và những người đấu tranh cho quyền con người, nguyên văn: “Chúng đã câu kết với nhau thành lập nên các tổ chức nhằm công khai chống đối lại Đảng, Nhà nước. Về điều lệ, mục tiêu, chương trình hoạt động của mỗi tổ chức khác nhau, song điểm chung giữa chúng đều là muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.Và cuối cùng, chúng cũng nhận “Văn đoàn Độc Lập Việt Nam” là một tổ chức dân sự,… hoàn toàn độc lập đối với mọi hệ thống tổ chức và thiết chế trong và ngoài nước”. Tổ chức của chúng là kẻ thù đối nghịch với Hội Nhà văn Việt Nam, tức là một khối u ác tính, cần sớm phải cắt bỏ.”
Nhưng tại sao Quốc Anh đã gay gắt chống Văn đòan Độc lập như thế ?
Bởi vì nhóm 62 Nhà văn, Nhà Thơ, Nhà sáng tác của Văn đòan này, do Nhà văn Nguyên Ngọc đại diện mở cuộc vận động, đã viết những lời khiến ai còn quan tâm đến văn hoá dân tộc cũng phải lo âu: “Sau năm 1975, kết thúc một thời kỳ lịch sử kéo dài hơn trăm năm, đất nước cần một cuộc phục hưng dân tộc căn bản, mà nền tảng là phục hưng văn hóa. Tiếc thay công cuộc cần thiết và nghiêm trang ấy đã không diễn ra như mong đợi. Trái lại văn hóa Việt Nam ngày càng suy thoái nghiêm trọng, lộ rõ nguy cơ đánh mất những giá trị nhân bản căn cốt nhất, uy hiếp đến cả sự tồn vong của dân tộc”.
“…một xã hội như chúng ta đang có, trong đó các quyền tự do cơ bản của con người thực tế bị vi phạm trầm trọng, đương nhiên đè nặng lên tâm lý sáng tạo của người cầm bút, làm mờ nhạt và tắt lụi các tài năng. Quyền tự do sáng tác và tự do công bố tác phẩm đang là đòi hỏi sống còn của từng nhà văn và của cả nền văn học. Không có những quyền tự do tối thiểu đó thì không thể có một nền văn học đàng hoàng”.
Sau cùng, bản Tuyên bố kết luận: “ Trước tình cảnh kéo dài và nay đã trở nên cấp bách đó, chúng tôi, những người cầm bút ký tên dưới đây, quyết định vận động thành lập một tổ chức độc lập của các nhà văn viết bằng tiếng Việt ở trong nước và ngoài nước, lấy tên là Văn đoàn độc lập Việt Nam, với mong muốn góp phần tích cực xây dựng và phát triển một nền văn học Việt Nam đích thực, nhân bản, dân chủ, hiện đại, hội nhập với thế giới, có thể đóng vai trò tiền phong đúng như nó phải có trong sự nghiệp phục hưng văn hóa, phục hưng dân tộc mà lịch sử đang đòi hỏi.”
Đúng như nhóm 62 Nhà Văn nghệ lo âu. Cái gì hỏng còn chữa được chứ nếu Văn hóa của một dân tộc mà suy thoái thì con người thuộc nhiều thế hệ của dân tộc ấy sẽ lâm nguy. Bởi vì nếu văn hoá dân tộc không được nuôi dưỡng, vun đắp cho bền vững thì đe dọa bị “mất gốc” hay bị “ngọai thuộc” sẽ đền gần.
Trước hiểm họa này, nhiều quan chức đảng và nhà nước vì đã quen thói “đội đảng lên đầu”, không cần biết đúng hay sai, nên thường lý luận cối chầy rằng Việt nam không cần có thêm các Tổ chức XHDS vì đã có Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) lo hết rồi. Những cái đầu “đất sét” này quên rằng MTTQ là do đảng dựng lên để cho các Tổ chức chính trị, xã hội, tôn giáo chui đầu vào cho đảng lãnh đạo để được hưởng bổng lộc đảng ban cho. Dù mang tiếng là các tổ chức của quần chúng nhưng MTTQ lại không có thực quyền khi giám sát và phản biện những việc làm sai trái của đảng, nhà nước và của Quốc hội. Các khuyết nghị hay “kiến nghị” của công dân được tổ chức xã hội này trao cho Quốc hội tại mỗi lần có họp cũng chỉ để “làm cho xong thủ tục” mà thôi.
Kết qủa đem lại cho dân trong thực tế “rất bôi bác” hay “chẳng làm gì cả”. Tiêu biều như chuyện phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong đảng vẫn được người dân yều cầu Mặt trận nhắc nhở với Quốc hội từ năm 2005, khi có Luật Phòng, chống Tham nhũng mà tham nhũng vẫn còn “nghiêm trọng” thì hỏi Mặt trận này đã làm được những gì để trả nợ cho dân ?
Nhưng Bộ Chính trị,Ban Tuyên Giáo Trung ương, Bộ Công an và Tổng cục Chính trị của Bộ Quốc phòng lại có định kiến các tổ chức XHDS lập ra chỉ để chống đảng, làm mất quyền lãnh đạo của đảng nên phải kiên quyết chống lại.
Vì vậy, từ năm 2006, Phó Giáo sư-Tiến sỹ Đặng Ngọc Dinh, Viện trưởng Viện Những vấn đề phát triển đã nói với báo Tuổi Trẻ: “Ở VN có một số người sợ rằng nếu thúc đẩy xã hội dân sự (XHDS) sẽ có sự đối lập với chính quyền. Sợ như thế là hơi quá, là không tin vào người dân. Chính vì vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu về XHDS” (Tuổi Trẻ, 21/05/2006)
Ông nói tiếp: “Đúng là có cách suy nghĩ đó nhưng là vì hiểu nhầm, hiểu phiến diện thôi. Họ cho rằng hoạt động của XHDS là “rách việc”, là chống đối. Họ sợ rằng khi có XHDS thì chính quyền sẽ bị phản đối khi muốn quyết định một vấn đề nào đó. Tức là họ nghĩ XHDS sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng giảm đi, XHDS không muốn chấp hành luật lệ. Nhưng đó chỉ là suy nghĩ thiểu số. Tất nhiên, những kẻ tham nhũng rất sợ XHDS. Thực chất vai trò cuối cùng của XHDS, cũng như của bất cứ chính quyền vì dân vì nước nào, là phát triển đất nước bền vững. Tiếng nói của một người dân có thể sai nhưng số đông người dân lên tiếng thì chính quyền cần lắng nghe và hiệu chỉnh.”
Bằng chứng các luận điệu chống đối gay gắt của các “dự luận viên” ăn cơm đảng nhắm vào việc ra đời của một số tổ chức XHDS trong thời gian 2 năm qua (2013-2014) cho thấy đảng và nhà nước CSVN đang ngày một xa dân vì đảng không còn thi hành các khẩu hiệu như đã tuyên truyền: “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “ dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”.
RỐI LÊN XUYÊN TẠC ĐỂ ĐỐI PHÓ
Vì vậy, mỗi ngày qua đi là thêm một ngày đảng xa dân hay dân xa đảng nên sự ra đời của các tổ chức XHDS được mọi người, nhất là hai giới trí thức và giới trẻ quan tâm. Nhưng dưới con mắt đảng CSVN thì hình ảnh tốt đẹp và trong sáng của XHDS đã bị “đổi mầu” cho phù hợp với chủ trương phủ nhận như “không cần thiết” vì chỉ có “mục đích xấu” !
Tỷ dụ như một người ký tên Đức Thành đã viết trên báo Quân đội Nhân dân ngày Thứ hai, 17/03/2014: “Việc hình thành một số hội nhóm dân sự là bước đi đầu tiên. Đáng chú ý họ còn tìm cách chia rẽ lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Họ công khai công kích sự lãnh đạo của Đảng, coi Đảng lãnh đạo là chế độ “độc tài toàn trị”, tình trạng tham nhũng là do sự độc quyền lãnh đạo của Đảng… “chỉ có đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập mới có thể chống được tham nhũng”… Thậm chí họ còn nói chỉ có thể chế đa nguyên mới có thể bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc! Cũng có khi họ trắng trợn tuyên bố, mục tiêu của họ là “chuyển hóa hòa bình chế độ toàn trị sang chế độ dân chủ”.
Đức Thành viết tiếp: “Phương thức hoạt động trước hết họ là lợi dụng quy định của Hiến pháp, các công ước quốc tế về quyền con người thu hút người tham gia, đăng tải bài viết, cổ vũ, thành lập nhóm sáng lập hội, đoàn, đồng thời cổ vũ cho các hoạt động mạng tính “ôn hòa, bất bạo động”. Hiện nay, trên các diễn đàn mạng, họ tập trung đòi quyền tự do ngôn luận, báo chí, đặc biệt là tự do internet, nhằm phát triển tổ chức và phổ cập quan điểm dân chủ, nhân quyền phương Tây. Họ đã cường điệu những sai lầm, khuyết điểm của Đảng, Nhà nước; bôi nhọ, vu cáo nhiều cán bộ lãnh đạo cơ quan, tổ chức, nhất là các cơ quan bảo vệ pháp luật, hòng làm xói mòn niềm tin của nhân dân đối với Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội XHCN…..
….Bởi vậy, chúng ta không chấp nhận bất cứ ai-cá nhân hay nhóm xã hội nào, giai tầng nào mưu toan lợi dụng quyền được thành lập và hoạt động của cái gọi là XHDS để nhằm mục đích giành quyền lực hay vì quyền lực nhà nước, xóa bỏ chế độ chính trị, tước đoạt thành quả cơ bản của cách mạng Việt Nam gần một thế kỷ qua”.
Lạ chưa, trong tất cả các nhóm công khai thành lập các Tổ chức XHDS, chưa thấy nhóm nào có khả năng, hay có mụch đích “giành quyền lực” hoặc “xóa bỏ chế độ chính trị” như Đức Thành đã la lên.
Chẳng nhẽ những người như Cụ Bà Lê Hiền Đức, 84 tuổi, người được Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) trao giải thưởng Liêm chính năm 2007, Chủ tịch danh dự của Hiệp hội Dân oan hay Nhà văn Nguyên Ngọc, nay đã 82 tuổi, đứng đầu Ban vận động thành lập Văn đòan Độc lập vẫn còn khả năng thể xác để “tham quyền cố vị” như nhiều quan chức trong đảng cầm quyền sao ?
Tưởng đâu chỉ có vậy, nhưng nhìn về qúa khứ năm 2012, dưới tiêu đề “Xã hội dân sự” – một thủ đoạn của diễn biến hòa bình”
người viết Dương Văn Cừ đã vẽ ra “nhiều loại mũ lạ lẫm” trên Báo Nhân Dân ngày 31/08/2012: “Hiện nay, các nước, các tổ chức quốc tế, các NGO nước ngoài đang tìm mọi cách để hình thành, phát triển XHDS theo tiêu chí phương Tây ở Việt Nam, qua đó thực hiện mục tiêu lật đổ chế độ XHCN bằng biện pháp “bất bạo động”, “phi vũ trang”. Hoạt động này nằm trong ý đồ thực hiện “tiến trình dân chủ ở Việt Nam” với mục đích lợi dụng XHDS để gây mất ổn định chính trị, tiến tới thay đổi chế độ như xảy ra tại các nước Ðông Âu, SNG và Trung Ðông – Bắc Phi thời gian qua….
“….Thời gian qua, việc tác động để hình thành một “xã hội dân sự” (XHDS) ở Việt Nam theo tiêu chí phương Tây đang được một số người cổ vũ và thực hiện. Vậy thực chất “xã hội dân sự” là gì, đây có phải là một trong các phương thức hoạt động nhằm chuyển hóa chế độ mà những thế lực chủ mưu diễn biến hòa bình (DBHB) đã áp dụng thành công ở Ðông Âu, Trung Ðông, Bắc Phi, và hy vọng sẽ thành công ở Việt Nam?”
Tiếp theo là một Tài liệu viết về “Một số vấn đề cần lưu ý về xã hội dân sự” của Bộ Nội vụ Việt Nam cũng vẽ râu ria để hù họa một cách “nhẹ nhàng” như thế này: “Là các tổ chức “ngoài” Nhà nước, phi chính phủ, bao gồm các quan hệ và tổ chức không mang dấu hiệu quyền lực công, tính thống nhất không cao nên dễ xảy ra tình trạng các tổ chức dân sự chỉ chăm lo đến lợi ích cục bộ mà không quan tâm đến lợi ích toàn xã hội, tạo ra các “lệ” riêng, không phù hợp với chính sách và pháp luật của nhà nước, thậm chí có trường hợp bị biến tướng phục vụ lợi ích của các cá nhân có điều kiện chi phối. Ví dụ: Hiệp hội của các nhà nhập khẩu hàng hoá luôn có mong muốn và đề nghị nhà nước xem xét giảm thuế nhập khẩu để hạ giá bán, nhưng điều đó lại mâu thuẫn với lợi ích với các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá trong nước. Rõ ràng là trong một số trường hợp, tính tự chủ, tự nguyện và tự quản của các hội, tổ chức phi chính phủ có nguy cơ tạo ra sự xung đột về lợi ích giữa các cộng đồng xã hội, cũng như tạo ra các “lệ” riêng cản trở việc thực thi chính sách và pháp luật của nhà nước, hạn chế sự phát triển kinh tế – xã hội.”
TUY HAI MÀ MỘT ?
Đáng chú ý và cũng nực cười là nội dung trên đây lại “tái xuất hiện” trong bài viết “Xã hội dân sự là gì?”, ngày 21/10/2013 trên trang báo mạng có tên “Giải Độc Thông Tin” của nhóm được gọi là “chuyên gia”, nhưng đã đứng hẳn vào sân chơi của đảng để tấn công XHDS.
Một đọan trong Tuyên bố ra mắt viết: “Chúng tôi- những chuyên gia trên nhiều lĩnh vực đã tự nguyện liên kết lại để mở ra trang “GIẢI ĐỘC THÔNG TIN” nhằm đấu tranh vạch trần những mưu đồ xấu của các thế lực thù địch; đưa ra những thông tin chính xác nhất với những chứng cứ thuyết phục nhất để bạn đọc có cái nhìn trong sáng hơn, thiện cảm hơn về đất nước.
Kính mong mọi người cùng đồng hành với chúng tôi trong cuộc chiến trên mặt trận thông tin này”.
Thế rồi nhóm “chuyên gia” này viết rằng: “Không thể không thừa nhận rằng sự phát triển của Internet đã và đang mang lại những lợi ích to lớn cho cả nhân loại, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít kẻ có mưu đồ xấu để lợi dụng Internet xuyên tạc lịch sử; bịa đặt, vu khống, xuyên tạc những nỗ lực của nhân dân Việt Nam đang hằng ngày xây dựng đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như ước nguyện của Hồ Chủ tịch lúc sinh thời. “
Họ đã ra tay ném đá vào dịp tháng 10 năm 2013 khi nhà nước lấy ý kiến tòan dân cho Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Website này viết: “Lấy danh nghĩa là kêu gọi thành lập Diễn đàn xã hội dân sự mà không dám/né tránh đưa ra được khái niệm, đặc trưng cơ bản nhất của XHDS, song nội dung bao trùm là lên án chính quyền đàn áp và đề cao các “tổ chức xã hội dân sự” kiểu “Hội đồng Giám mục, nhóm các chức sắc tôn giáo, nhóm công dân tự do, nhóm Tuyên bố 258, câu lạc bộ NoU, v.v., hoặc của nhiều cá nhân ở trong và ngoài nước mang tinh thần yêu nước và khát vọng dân chủ”; “đối xử không công bằng, không minh bạch và không đường hoàng như đã và đang áp dụng đối với những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp và những tiếng nói đòi dân chủ khác với quan điểm của nhà cầm quyền”. Mục đích chính của Diễn đàn này nhằm “chuyển đổi thể chế chính trị” mà họ cho là “chế độ toàn trị” cũng như dừng việc thông qua bản sửa đổi Hiến pháp để thảo luận thêm.
Như vậy, nội hàm của Diễn đàn này là nơi bày tỏ chính kiến của các nhóm, tổ chức phản đối bản dự thảo Hiến pháp cũng như ngăn cản việc thông qua bản dự thảo Hiến pháp đã trải qua quá trình vận động/lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, các tổ chức, cơ quan…từ đầu năm 2013 đến nay. Vậy việc lấy tên gọi là “Diễn đàn xã hội dân sự” phải chăng là lại một sự MẠO DANH/TIẾM DANH kiểu mới nữa chăng? Bản chất là một sự đánh lận/lợi dụng một danh nghĩa tốt đẹp, đáng được ủng hộ/phát triển là “xã hội dân sự” cho hình thành một nhóm/diễn đàn tập hợp lực lượng, quy tụ ý kiến phá hoại việc thông qua bản dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi, phá hoại thể chế chính trị hiện nay”.
Như thế có phải thay vì “giải độc”, nhóm này đã “tiêm thêm chất độc” vào cơ thể Đảng để đảng phủ quyết không nương tay các ý kiến đóng góp của nhân dân với ý mong đất nước có được một Hiến pháp mới dân chủ để tạo đòan kết dân tộc cho công cuộc xây dựng đất nước ?
Cũng vì chỉ nhìn phiến diện như thế nên Hiến pháp 2013 ra đời không được nhân dân phấn khởi chào đón như Hiến pháp tiên khởi 1946. Đơn giản vì quyền “phúc quyết” của dân (trưng cầu ý dân) về Hiến pháp mới phải do “Quốc hội quyết định” (Điều 120).
Khi viết như thế vào thời điểm của 14 năm đầu Thế kỷ 21 là đảng và nhà nước CSVN đã “đi giật lùi đến 68 năm” so với điểm quan trọng cuối cùng của Điều thứ 70 trong Hiến pháp 1946. Điểm này dứt khoát viết rằng: “Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết”.
Như vậy, khi Quốc hội dành quyền cướp đi “quyền đương nhiên” làm chủ đất nước của dân như đã biểu quyết chấp thuận Hiến pháp 2013 ngày 28/11/2013 thì có phải đảng đã “sợ dân như sợ chết” không?
Nhưng nếu để “tránh chết” mà Đảng phải đàn áp XHDS bằng mọi gía thì đất nước Việt Nam sẽ lạc hậu và nhân dân sẽ chậm tiến muôn đời.
Phạm Trần
Tình hình “tự phát” này của dân tuy chưa đủ sức mạnh làm cho đảng phải từ bỏ độc quyền “lãnh đạo nhà nước và xã hội”, nhưng phát biểu của nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển tại Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân 2014 (Hạ Long, Qủang Ninh) hôm 29/04/2014 đã chạm đến não tủy của Lãnh đạo.
Ông Tuyển nói: “Tôi nghĩ, đã đến lúc thừa nhận xã hội dân sự. Bản chất của nhà nước mang tính quan liêu, và để khắc phục quan liêu thì cần phát huy vai trò của xã hội dân sự”. (TBKT, Thời báo Kinh tế, 29/04/2014)
Ông Tuyển là người đầu tiên có “máu mặt trong đảng” đã lên tiếng công khai khuyến cáo nhà nước phải nhìn nhận Xã hội Dân sự (XHDS) trong khi đảng không muốn bàn đến vấn đề này. Khi còn tại chức ông Tuyển từng đóng vai chủ chốt trong thương thuyết để Việt Nam trở thành hội viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO, The World Trade Organization) từ năm 2007.
Ông được báo chí trích lời nói rằng: “Thể chế kinh tế thị trường hiện đại phải bao gồm thị trường, nhà nước và xã hội dân sự….Hiện nay ta đang cấm kỵ dùng cụm từ xã hội dân sự, tôi đồ rằng chúng ta kỵ cụm từ này cũng như từng kỵ thể chế kinh tế thị trường vì coi đó là cấu trúc kinh tế của kinh tế tư bản. Và bây giờ mình đang coi xã hội dân sự là sản phẩm của nền chính trị tư sản. Đã đến lúc phải thấy xã hội dân sự là sản phẩm của sự phát triển dân chủ, mà sự phát triển dân chủ có tính quy luật”.
Phát biều của ông Tuyên, theo TBKT, đã được nhiều chuyên gia có mặt vỗ tay tán thưởng.
TBKT viết: “Chuyên gia Phạm Chi Lan đề nghị Quốc hội cần có cơ chế để lắng nghe tiếng nói thực sự của dân”, trong khi Tiến sỹ Lê Đăng Doanh “cho rằng xã hội dân sự Việt Nam đã phát triển và cần phải chấp nhận nó. Các tổ chức xã hội cần được trao quyền tham gia xây dựng, phản biện, giám sát thực thi chính sách và cho họ cả cái quyền được tham gia tố tụng tại tòa án”.
Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Lê Xuân Bá đi xa hơn với “đề nghị nhanh chóng ban hành luật về biểu tình và ban hành luật về xã hội dân sự, bởi theo ông, đó là quyền của dân, không có gì phải e ngại”.
NGUYÊN NHÂN GẦN VÀ XA
Nhưng trước khi bàn rộng thêm, cũng nên biết tại sao ông Nguyễn Minh Triết đã chống bỏ Điều 4 Hiến pháp ? Bởi vì Điều 4 được viết lần đầu vào Hiến pháp 1980 đã cho phép đảng CSVN là “lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội” mà không cần hỏi ý dân. Sau đó, trong Hiến pháp sửa đổi năm 1992 tuy hai chữ “duy nhất” đã bị bỏ nhưng vẫn ghi đảng “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Đến năm 2013 khi nhà nước tổ chức thảo luận sửa đổi Hiến pháp 1992 , hàng triệu người trong và ngòai nước, trong đó có khỏang hơn 20 triệu tín đồ Công giáo, Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và Hòa Hão Thuần Túy đã lên tiếng đòi dân chủ hóa chế độ với yêu cầu bỏ Điều 4. Nhưng nếu không còn công nhận đảng có quyền đương nhiên “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” thì bắt buộc phải có bầu cử tự do để dân quyết định lấy vận mệnh chính trị của mình.
Nhưng đảng CSVN là tổ chức rất sợ dân chủ và sợ mất độc quyền cai trị nên Ban Tuyên giáo Trung ương do Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh đứng đầu đã dốc tòan lực phản bác ý kiến đòi bỏ Điều 4. Các báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Sài Gòn Giải Phóng và Công an Nhân dân đi tiên phong trong “trận chiến” bảo vệ quyền cai trị bất di dịch cho đảng.
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng cũng đã lên án những ai đòi sửa điều này là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.”
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thì gọi những ý kiến chống Điều 4 là “ngược chiều, phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn.”
Nhưng ý dân đòi “đổi mới chính trị” , đòi được quyền tham gia việc nước, chấm dứt tình trạng “khóan trắng” cho nhà nước lo mọi việc của dân đã bất ngờ bung ra từ sau ngày Hiến pháp 2013 có hiệu lực (01/01/2014).
Làn sóng đòi dân chủ, tự do, chống bất công, đàn áp trong dân và đòi được quyền “giám sát việc làm của cán bộ, đảng viên và nhà nước” như Hiến pháp đã quy định cũng đã diễn ra ở nhiều vùng trên lãnh thổ.
Các Tổ chức tự phát của dân như “Hiệp hội Dân Oan (HHDO)” , “Hội Bầu Bí Tương Thân (BBTT)”, Tập hợp Blogger VN Vì Tự Do (BVNTD), Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam(PNNQVN), Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam (TNLTVN) và Văn đòan Độc lập Việt Nam (VĐĐLVN) đã lần lượt ra đời.
Ngay lập tức, các “dư luận viên” của đảng được động viên viết bài chống các Tổ chức này song song với các kế họach “khủng bố, dọa nạt” của công an. Các bài viết thuộc phe đảng cầm quyền đã bêu rếu, đả kích và chụp ngay lên đầu những người khởi xướng phong trào các loại mũ “thế lực thù địch” , “chống lại đất nước”, “chống đối lại Đảng, Nhà nước” hay “diễn biến hòa bình”.
Tiêu biểu như một người ký tên Quốc Anh đã viết trên trang báo mạng “nhandanvietnam.wordpress.com” ngày 08/03/2014 với thái độ kém văn hóa, khi chỉ trích các Nhà Văn, Nhà Thơ và những người đấu tranh cho quyền con người, nguyên văn: “Chúng đã câu kết với nhau thành lập nên các tổ chức nhằm công khai chống đối lại Đảng, Nhà nước. Về điều lệ, mục tiêu, chương trình hoạt động của mỗi tổ chức khác nhau, song điểm chung giữa chúng đều là muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.Và cuối cùng, chúng cũng nhận “Văn đoàn Độc Lập Việt Nam” là một tổ chức dân sự,… hoàn toàn độc lập đối với mọi hệ thống tổ chức và thiết chế trong và ngoài nước”. Tổ chức của chúng là kẻ thù đối nghịch với Hội Nhà văn Việt Nam, tức là một khối u ác tính, cần sớm phải cắt bỏ.”
Nhưng tại sao Quốc Anh đã gay gắt chống Văn đòan Độc lập như thế ?
Bởi vì nhóm 62 Nhà văn, Nhà Thơ, Nhà sáng tác của Văn đòan này, do Nhà văn Nguyên Ngọc đại diện mở cuộc vận động, đã viết những lời khiến ai còn quan tâm đến văn hoá dân tộc cũng phải lo âu: “Sau năm 1975, kết thúc một thời kỳ lịch sử kéo dài hơn trăm năm, đất nước cần một cuộc phục hưng dân tộc căn bản, mà nền tảng là phục hưng văn hóa. Tiếc thay công cuộc cần thiết và nghiêm trang ấy đã không diễn ra như mong đợi. Trái lại văn hóa Việt Nam ngày càng suy thoái nghiêm trọng, lộ rõ nguy cơ đánh mất những giá trị nhân bản căn cốt nhất, uy hiếp đến cả sự tồn vong của dân tộc”.
“…một xã hội như chúng ta đang có, trong đó các quyền tự do cơ bản của con người thực tế bị vi phạm trầm trọng, đương nhiên đè nặng lên tâm lý sáng tạo của người cầm bút, làm mờ nhạt và tắt lụi các tài năng. Quyền tự do sáng tác và tự do công bố tác phẩm đang là đòi hỏi sống còn của từng nhà văn và của cả nền văn học. Không có những quyền tự do tối thiểu đó thì không thể có một nền văn học đàng hoàng”.
Sau cùng, bản Tuyên bố kết luận: “ Trước tình cảnh kéo dài và nay đã trở nên cấp bách đó, chúng tôi, những người cầm bút ký tên dưới đây, quyết định vận động thành lập một tổ chức độc lập của các nhà văn viết bằng tiếng Việt ở trong nước và ngoài nước, lấy tên là Văn đoàn độc lập Việt Nam, với mong muốn góp phần tích cực xây dựng và phát triển một nền văn học Việt Nam đích thực, nhân bản, dân chủ, hiện đại, hội nhập với thế giới, có thể đóng vai trò tiền phong đúng như nó phải có trong sự nghiệp phục hưng văn hóa, phục hưng dân tộc mà lịch sử đang đòi hỏi.”
Đúng như nhóm 62 Nhà Văn nghệ lo âu. Cái gì hỏng còn chữa được chứ nếu Văn hóa của một dân tộc mà suy thoái thì con người thuộc nhiều thế hệ của dân tộc ấy sẽ lâm nguy. Bởi vì nếu văn hoá dân tộc không được nuôi dưỡng, vun đắp cho bền vững thì đe dọa bị “mất gốc” hay bị “ngọai thuộc” sẽ đền gần.
Trước hiểm họa này, nhiều quan chức đảng và nhà nước vì đã quen thói “đội đảng lên đầu”, không cần biết đúng hay sai, nên thường lý luận cối chầy rằng Việt nam không cần có thêm các Tổ chức XHDS vì đã có Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) lo hết rồi. Những cái đầu “đất sét” này quên rằng MTTQ là do đảng dựng lên để cho các Tổ chức chính trị, xã hội, tôn giáo chui đầu vào cho đảng lãnh đạo để được hưởng bổng lộc đảng ban cho. Dù mang tiếng là các tổ chức của quần chúng nhưng MTTQ lại không có thực quyền khi giám sát và phản biện những việc làm sai trái của đảng, nhà nước và của Quốc hội. Các khuyết nghị hay “kiến nghị” của công dân được tổ chức xã hội này trao cho Quốc hội tại mỗi lần có họp cũng chỉ để “làm cho xong thủ tục” mà thôi.
Kết qủa đem lại cho dân trong thực tế “rất bôi bác” hay “chẳng làm gì cả”. Tiêu biều như chuyện phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong đảng vẫn được người dân yều cầu Mặt trận nhắc nhở với Quốc hội từ năm 2005, khi có Luật Phòng, chống Tham nhũng mà tham nhũng vẫn còn “nghiêm trọng” thì hỏi Mặt trận này đã làm được những gì để trả nợ cho dân ?
Nhưng Bộ Chính trị,Ban Tuyên Giáo Trung ương, Bộ Công an và Tổng cục Chính trị của Bộ Quốc phòng lại có định kiến các tổ chức XHDS lập ra chỉ để chống đảng, làm mất quyền lãnh đạo của đảng nên phải kiên quyết chống lại.
Vì vậy, từ năm 2006, Phó Giáo sư-Tiến sỹ Đặng Ngọc Dinh, Viện trưởng Viện Những vấn đề phát triển đã nói với báo Tuổi Trẻ: “Ở VN có một số người sợ rằng nếu thúc đẩy xã hội dân sự (XHDS) sẽ có sự đối lập với chính quyền. Sợ như thế là hơi quá, là không tin vào người dân. Chính vì vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu về XHDS” (Tuổi Trẻ, 21/05/2006)
Ông nói tiếp: “Đúng là có cách suy nghĩ đó nhưng là vì hiểu nhầm, hiểu phiến diện thôi. Họ cho rằng hoạt động của XHDS là “rách việc”, là chống đối. Họ sợ rằng khi có XHDS thì chính quyền sẽ bị phản đối khi muốn quyết định một vấn đề nào đó. Tức là họ nghĩ XHDS sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng giảm đi, XHDS không muốn chấp hành luật lệ. Nhưng đó chỉ là suy nghĩ thiểu số. Tất nhiên, những kẻ tham nhũng rất sợ XHDS. Thực chất vai trò cuối cùng của XHDS, cũng như của bất cứ chính quyền vì dân vì nước nào, là phát triển đất nước bền vững. Tiếng nói của một người dân có thể sai nhưng số đông người dân lên tiếng thì chính quyền cần lắng nghe và hiệu chỉnh.”
Bằng chứng các luận điệu chống đối gay gắt của các “dự luận viên” ăn cơm đảng nhắm vào việc ra đời của một số tổ chức XHDS trong thời gian 2 năm qua (2013-2014) cho thấy đảng và nhà nước CSVN đang ngày một xa dân vì đảng không còn thi hành các khẩu hiệu như đã tuyên truyền: “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “ dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”.
RỐI LÊN XUYÊN TẠC ĐỂ ĐỐI PHÓ
Vì vậy, mỗi ngày qua đi là thêm một ngày đảng xa dân hay dân xa đảng nên sự ra đời của các tổ chức XHDS được mọi người, nhất là hai giới trí thức và giới trẻ quan tâm. Nhưng dưới con mắt đảng CSVN thì hình ảnh tốt đẹp và trong sáng của XHDS đã bị “đổi mầu” cho phù hợp với chủ trương phủ nhận như “không cần thiết” vì chỉ có “mục đích xấu” !
Tỷ dụ như một người ký tên Đức Thành đã viết trên báo Quân đội Nhân dân ngày Thứ hai, 17/03/2014: “Việc hình thành một số hội nhóm dân sự là bước đi đầu tiên. Đáng chú ý họ còn tìm cách chia rẽ lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Họ công khai công kích sự lãnh đạo của Đảng, coi Đảng lãnh đạo là chế độ “độc tài toàn trị”, tình trạng tham nhũng là do sự độc quyền lãnh đạo của Đảng… “chỉ có đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập mới có thể chống được tham nhũng”… Thậm chí họ còn nói chỉ có thể chế đa nguyên mới có thể bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc! Cũng có khi họ trắng trợn tuyên bố, mục tiêu của họ là “chuyển hóa hòa bình chế độ toàn trị sang chế độ dân chủ”.
Đức Thành viết tiếp: “Phương thức hoạt động trước hết họ là lợi dụng quy định của Hiến pháp, các công ước quốc tế về quyền con người thu hút người tham gia, đăng tải bài viết, cổ vũ, thành lập nhóm sáng lập hội, đoàn, đồng thời cổ vũ cho các hoạt động mạng tính “ôn hòa, bất bạo động”. Hiện nay, trên các diễn đàn mạng, họ tập trung đòi quyền tự do ngôn luận, báo chí, đặc biệt là tự do internet, nhằm phát triển tổ chức và phổ cập quan điểm dân chủ, nhân quyền phương Tây. Họ đã cường điệu những sai lầm, khuyết điểm của Đảng, Nhà nước; bôi nhọ, vu cáo nhiều cán bộ lãnh đạo cơ quan, tổ chức, nhất là các cơ quan bảo vệ pháp luật, hòng làm xói mòn niềm tin của nhân dân đối với Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội XHCN…..
….Bởi vậy, chúng ta không chấp nhận bất cứ ai-cá nhân hay nhóm xã hội nào, giai tầng nào mưu toan lợi dụng quyền được thành lập và hoạt động của cái gọi là XHDS để nhằm mục đích giành quyền lực hay vì quyền lực nhà nước, xóa bỏ chế độ chính trị, tước đoạt thành quả cơ bản của cách mạng Việt Nam gần một thế kỷ qua”.
Lạ chưa, trong tất cả các nhóm công khai thành lập các Tổ chức XHDS, chưa thấy nhóm nào có khả năng, hay có mụch đích “giành quyền lực” hoặc “xóa bỏ chế độ chính trị” như Đức Thành đã la lên.
Chẳng nhẽ những người như Cụ Bà Lê Hiền Đức, 84 tuổi, người được Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) trao giải thưởng Liêm chính năm 2007, Chủ tịch danh dự của Hiệp hội Dân oan hay Nhà văn Nguyên Ngọc, nay đã 82 tuổi, đứng đầu Ban vận động thành lập Văn đòan Độc lập vẫn còn khả năng thể xác để “tham quyền cố vị” như nhiều quan chức trong đảng cầm quyền sao ?
Tưởng đâu chỉ có vậy, nhưng nhìn về qúa khứ năm 2012, dưới tiêu đề “Xã hội dân sự” – một thủ đoạn của diễn biến hòa bình”
người viết Dương Văn Cừ đã vẽ ra “nhiều loại mũ lạ lẫm” trên Báo Nhân Dân ngày 31/08/2012: “Hiện nay, các nước, các tổ chức quốc tế, các NGO nước ngoài đang tìm mọi cách để hình thành, phát triển XHDS theo tiêu chí phương Tây ở Việt Nam, qua đó thực hiện mục tiêu lật đổ chế độ XHCN bằng biện pháp “bất bạo động”, “phi vũ trang”. Hoạt động này nằm trong ý đồ thực hiện “tiến trình dân chủ ở Việt Nam” với mục đích lợi dụng XHDS để gây mất ổn định chính trị, tiến tới thay đổi chế độ như xảy ra tại các nước Ðông Âu, SNG và Trung Ðông – Bắc Phi thời gian qua….
“….Thời gian qua, việc tác động để hình thành một “xã hội dân sự” (XHDS) ở Việt Nam theo tiêu chí phương Tây đang được một số người cổ vũ và thực hiện. Vậy thực chất “xã hội dân sự” là gì, đây có phải là một trong các phương thức hoạt động nhằm chuyển hóa chế độ mà những thế lực chủ mưu diễn biến hòa bình (DBHB) đã áp dụng thành công ở Ðông Âu, Trung Ðông, Bắc Phi, và hy vọng sẽ thành công ở Việt Nam?”
Tiếp theo là một Tài liệu viết về “Một số vấn đề cần lưu ý về xã hội dân sự” của Bộ Nội vụ Việt Nam cũng vẽ râu ria để hù họa một cách “nhẹ nhàng” như thế này: “Là các tổ chức “ngoài” Nhà nước, phi chính phủ, bao gồm các quan hệ và tổ chức không mang dấu hiệu quyền lực công, tính thống nhất không cao nên dễ xảy ra tình trạng các tổ chức dân sự chỉ chăm lo đến lợi ích cục bộ mà không quan tâm đến lợi ích toàn xã hội, tạo ra các “lệ” riêng, không phù hợp với chính sách và pháp luật của nhà nước, thậm chí có trường hợp bị biến tướng phục vụ lợi ích của các cá nhân có điều kiện chi phối. Ví dụ: Hiệp hội của các nhà nhập khẩu hàng hoá luôn có mong muốn và đề nghị nhà nước xem xét giảm thuế nhập khẩu để hạ giá bán, nhưng điều đó lại mâu thuẫn với lợi ích với các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá trong nước. Rõ ràng là trong một số trường hợp, tính tự chủ, tự nguyện và tự quản của các hội, tổ chức phi chính phủ có nguy cơ tạo ra sự xung đột về lợi ích giữa các cộng đồng xã hội, cũng như tạo ra các “lệ” riêng cản trở việc thực thi chính sách và pháp luật của nhà nước, hạn chế sự phát triển kinh tế – xã hội.”
TUY HAI MÀ MỘT ?
Đáng chú ý và cũng nực cười là nội dung trên đây lại “tái xuất hiện” trong bài viết “Xã hội dân sự là gì?”, ngày 21/10/2013 trên trang báo mạng có tên “Giải Độc Thông Tin” của nhóm được gọi là “chuyên gia”, nhưng đã đứng hẳn vào sân chơi của đảng để tấn công XHDS.
Một đọan trong Tuyên bố ra mắt viết: “Chúng tôi- những chuyên gia trên nhiều lĩnh vực đã tự nguyện liên kết lại để mở ra trang “GIẢI ĐỘC THÔNG TIN” nhằm đấu tranh vạch trần những mưu đồ xấu của các thế lực thù địch; đưa ra những thông tin chính xác nhất với những chứng cứ thuyết phục nhất để bạn đọc có cái nhìn trong sáng hơn, thiện cảm hơn về đất nước.
Kính mong mọi người cùng đồng hành với chúng tôi trong cuộc chiến trên mặt trận thông tin này”.
Thế rồi nhóm “chuyên gia” này viết rằng: “Không thể không thừa nhận rằng sự phát triển của Internet đã và đang mang lại những lợi ích to lớn cho cả nhân loại, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít kẻ có mưu đồ xấu để lợi dụng Internet xuyên tạc lịch sử; bịa đặt, vu khống, xuyên tạc những nỗ lực của nhân dân Việt Nam đang hằng ngày xây dựng đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như ước nguyện của Hồ Chủ tịch lúc sinh thời. “
Họ đã ra tay ném đá vào dịp tháng 10 năm 2013 khi nhà nước lấy ý kiến tòan dân cho Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Website này viết: “Lấy danh nghĩa là kêu gọi thành lập Diễn đàn xã hội dân sự mà không dám/né tránh đưa ra được khái niệm, đặc trưng cơ bản nhất của XHDS, song nội dung bao trùm là lên án chính quyền đàn áp và đề cao các “tổ chức xã hội dân sự” kiểu “Hội đồng Giám mục, nhóm các chức sắc tôn giáo, nhóm công dân tự do, nhóm Tuyên bố 258, câu lạc bộ NoU, v.v., hoặc của nhiều cá nhân ở trong và ngoài nước mang tinh thần yêu nước và khát vọng dân chủ”; “đối xử không công bằng, không minh bạch và không đường hoàng như đã và đang áp dụng đối với những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp và những tiếng nói đòi dân chủ khác với quan điểm của nhà cầm quyền”. Mục đích chính của Diễn đàn này nhằm “chuyển đổi thể chế chính trị” mà họ cho là “chế độ toàn trị” cũng như dừng việc thông qua bản sửa đổi Hiến pháp để thảo luận thêm.
Như vậy, nội hàm của Diễn đàn này là nơi bày tỏ chính kiến của các nhóm, tổ chức phản đối bản dự thảo Hiến pháp cũng như ngăn cản việc thông qua bản dự thảo Hiến pháp đã trải qua quá trình vận động/lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, các tổ chức, cơ quan…từ đầu năm 2013 đến nay. Vậy việc lấy tên gọi là “Diễn đàn xã hội dân sự” phải chăng là lại một sự MẠO DANH/TIẾM DANH kiểu mới nữa chăng? Bản chất là một sự đánh lận/lợi dụng một danh nghĩa tốt đẹp, đáng được ủng hộ/phát triển là “xã hội dân sự” cho hình thành một nhóm/diễn đàn tập hợp lực lượng, quy tụ ý kiến phá hoại việc thông qua bản dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi, phá hoại thể chế chính trị hiện nay”.
Như thế có phải thay vì “giải độc”, nhóm này đã “tiêm thêm chất độc” vào cơ thể Đảng để đảng phủ quyết không nương tay các ý kiến đóng góp của nhân dân với ý mong đất nước có được một Hiến pháp mới dân chủ để tạo đòan kết dân tộc cho công cuộc xây dựng đất nước ?
Cũng vì chỉ nhìn phiến diện như thế nên Hiến pháp 2013 ra đời không được nhân dân phấn khởi chào đón như Hiến pháp tiên khởi 1946. Đơn giản vì quyền “phúc quyết” của dân (trưng cầu ý dân) về Hiến pháp mới phải do “Quốc hội quyết định” (Điều 120).
Khi viết như thế vào thời điểm của 14 năm đầu Thế kỷ 21 là đảng và nhà nước CSVN đã “đi giật lùi đến 68 năm” so với điểm quan trọng cuối cùng của Điều thứ 70 trong Hiến pháp 1946. Điểm này dứt khoát viết rằng: “Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết”.
Như vậy, khi Quốc hội dành quyền cướp đi “quyền đương nhiên” làm chủ đất nước của dân như đã biểu quyết chấp thuận Hiến pháp 2013 ngày 28/11/2013 thì có phải đảng đã “sợ dân như sợ chết” không?
Nhưng nếu để “tránh chết” mà Đảng phải đàn áp XHDS bằng mọi gía thì đất nước Việt Nam sẽ lạc hậu và nhân dân sẽ chậm tiến muôn đời.
Phạm Trần