Cập nhật: 14:09 GMT - thứ bảy, 19 tháng 4, 2014
*Nhà chức trách Việt Nam bàn giao nhóm người cho phía Trung Quốc.
BBC-Việt Nam 'quá vội vàng' khi trao trả Trung Quốc các nghi can, nghi phạm trong vụ nhóm người từ Trung Quốc cướp súng và bắn chết, làm bị thương các sỹ quan biên phòng VN ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh hôm thứ Sáu, theo ý kiến nhà quan sát từ trong nước.
Việc nhà chức trách Việt Nam bàn giao 11 người đến từ Trung Quốc, trong đó có 4 phụ nữ, 2 trẻ em, cùng 5 thi thể, ngay sau vụ bạo lực ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh, làm 7 người thiệt mạng, trong đó có 2 sỹ quan biên phòng Việt Nam, mà không thông qua điều tra, xét xử, có thể đã bỏ qua một số nguyên tắc về 'độc lập chủ quyền quốc gia', 'tôn trọng nhân quyền' và 'nhân đạo', theo luật sư Trần Quốc Thuận.
Trao đổi với BBC hôm 19/4 từ Sài Gòn, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội nói:
"Trao trả một cách gấp gáp như thế, tôi nghĩ cũng là một vấn đề phải suy nghĩ, bởi vì phải coi những người đó lý do tại sao họ sang Việt Nam, lý do là gì, bởi vì trong Hiến pháp của Việt Nam cũng nói rằng những người tị nạn chính trị vì lý do này khác, đôi khi cũng có thể xem xét,"Chứ không phải là tất cả những người nước ngoài chạy vào Việt Nam thì mình (Việt Nam) bắt và mình trao trả liền.
"Nếu có một hiệp định trao trả về tội phạm thì khác, còn không biết ở đây có phải là tội phạm không, mà tôi thấy là trao trả một cách vội vàng," ông Thuận nói.
'Bộ trưởng gửi vòng hoa viếng'
Hôm thứ Bảy, cơ quan thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã nói Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận tin tức trên truyền thông nói có vụ việc nổ súng xảy ra "ở khu vực biên giới Trung Quốc - Việt Nam" và cho hay "Trung Quốc đang kiểm tra tính xác thực" của các nguồn tin.
Trong khi đó, báo chí chính thức ở Việt Nam đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quanh Thanh đã gửi vòng hoa đến Lễ truy điệu các sỹ quan biên phòng bị thiệt mạng.
"Câu chuyện đó làm không đúng quy trình, không đúng thủ tục về hoạt động tư pháp, khi đã gây án thì phải có kết luận của cơ quan điều tra cơ bản, chứ không thể chuyển giao một cách vội vàng"-Luật sư Trần Quốc Thuận
Trước đó, nhiều báo Việt Nam nói chính quyền Việt Nam đã bàn giao nghi phạm cho Trung Quốc ngay trong buổi chiều cùng ngày xảy ra vụ bạo lực, do nhóm được cho là người Duy Ngô Nhĩ (Uighur) theo đạo Hồi, từ Tân Cương di chuyển tới Việt Nam, gây ra.
"Năm thi thể và 11 người nhập cảnh trái phép, gây ra vụ nổ súng tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh, đã được cơ quan chức năng Việt Nam bàn giao cho Trung Quốc chiều 18/4," tờ VnExpress cho biết.
"Việc bàn giao 5 thi thể và 11 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép đã được cơ quan chức năng Việt Nam và Trung Quốc hoàn tất trong chiều 18/4" tờ này trích thuật lời ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh nói.
"Trung Quốc đã tiếp nhận toàn bộ số người này," tờ báo điện tử thuật lời thông báo của ông Hậu.
Tuy nhiên, theo luật sư Trần Quốc Thuận, việc làm này cho thấy chính quyền Việt Nam đã làm sai về trình tự tư pháp, luật pháp, ông nói:
"Câu chuyện đó làm không đúng quy trình, không đúng thủ tục về hoạt động tư pháp, khi đã gây án thì phải có kết luận của cơ quan điều tra cơ bản, chứ không thể chuyển giao một cách vội vàng, "Chuyển giao vội vàng có hai khả năng, khả năng thứ nhất là chuyển giao để cho bên kia người ta sẽ trừng trị, người ta có thể dùng biện pháp rất là ác độc, còn có thể có khả năng thứ hai là họ tha bổng, họ bao che,
"Thì đâu phải vào một đất nước khác, gây án, rồi họ lãnh về, rồi cuối cùng không có xử gì hết, đâu có được."
"Cho nên pháp luật hình sự Việt Nam điều chỉnh tất cả hành vi phạm tội trên đất nước này, đều phải xử, xét theo Bộ luật Hình sự, thì đó là quy định của Bộ luật Hình sự rồi, cho nên ở Việt Nam, nếu mà làm như vậy, thì đó là một việc làm không phù hợp với quy định của pháp luật của Việt Nam và cũng là thông lệ quốc tế."
*Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh gửi vòng hoa hôm 19/4 viếng các sỹ quan biên phòng bị thiệt mạng.
'Đồng lõa vi phạm nhân quyền?'
Theo luật sư Thuận, việc trao trả còn đặt nhà cầm quyền Việt Nam vào một nguy cơ khác tùy thuộc vào việc sau khi bị bàn giao cho Trung Quốc, nhóm người từ Trung Quốc, trong đó có 4 phụ nữ và hai thiếu nhi nhỏ tuổi, có bị chính quyền Trung Quốc vi phạm nhân quyền hay không.
"Việc bàn giao 5 thi thể và 11 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép đã được cơ quan chức năng Việt Nam và Trung Quốc hoàn tất trong chiều 18/4"-Ông Đặng Huy Hậu nói với báo VN
Luật sư nêu quan điểm: "Nếu ở Trung Quốc họ đối xử với những người đó như thế nào mà vi phạm nhân quyền, thì Việt Nam có thể cũng là đồng lõa, cái đó là đương nhiên rồi, chứ còn không thể chối cãi chuyện đó được. Cái đó nhìn thấy rõ rồi, và phải coi xem phía Trung Quốc họ đối xử thế nào."
Theo cựu quan chức Văn phòng Quốc hội, việc trao trả nhóm nghi phạm cho Trung Quốc cũng làm dư luận đặt ra câu hỏi về việc liệu chính quyền Việt Nam có tự tôn trọng 'độc lập, chủ quyền' của mình hay không, khi những nghi phạm tấn công, giết người Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam không bị điều tra, xét xử ở Việt Nam, mà được quyền rời thẳng khỏi quốc gia này.
Luật sư Thuận nói: "Riêng việc gây án giết chết những bộ đội Việt Nam biên phòng, những sỹ quan, những chiến sỹ, một vụ án đặc biệt nghiêm trọng như thế mà không khởi tố, không điều tra, không gì hết mà chuyển (giao) liền thì cái đó là không bình thường, "Mà cái đó người ta xem lại chủ quyền quốc gia, độc lập chủ quyền quốc gia nó như thế nào, bởi vì người ta xâm phạm, không biết những người đó từ đâu, nhưng họ từ biên giới họ qua, nhưng nguồn gốc họ ở đâu đến, ai biết được, gây án phải điều tra, không điều tra, không xác định, không khởi tố, không gì hết, mà trong vài tiếng đồng hồ chuyển giao... kể cả xác, rồi thế nọ thế kia,"Tôi cho đó là một sự thỏa thuận, mà nếu có một sự thỏa thuận, thì nó chưa được tôn trọng chủ quyền quốc gia một cách tuyệt đối."
Hôm thứ Bảy, một thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam bình luận với BBC về khả năng có một 'thỏa thuận ngầm' giữa Trung Quốc và Việt Nam trong việc 'ngăn chặn, bàn giao, dẫn độ, trao đổi' những người bất đồng chính kiến khi họ chạy trốn từ một quốc gia này và tìm cách cư trú chính trị ở quốc gia kia và ngược lại.
*Việc trao trả của VN làm dấy lên quan ngại về số phận của nhóm người từ Tân Cương khi trở về TQ.
Từ Hà Nội, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nói: "Tôi nghĩ chuyện này là cái mà ai cũng có thể hiểu, bởi vì quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc nó không chỉ thể hiện ở trên các hiệp định đã ký kết mà nó còn phụ thuộc vào sự gắn chặt ở những vấn đề chính trị còn lớn hơn rất nhiều,
"Cho nên sinh mạng người dân, con người cũng không quan trọng đâu và cái quan trọng là thái độ của những người cầm quyền nó như thế nào thôi."
"Nếu ở Trung Quốc họ đối xử với những người đó như thế nào mà vi phạm nhân quyền, thì Việt Nam có thể cũng là đồng lõa, cái đó là đương nhiên rồi, chứ còn không thể chối cãi chuyện đó được"-LS Trần Quốc Thuận
Trước câu hỏi liệu chính quyền Việt Nam trao trả các 'nghi can, nghi phạm' vụ nổ súng ở Quảng Ninh cho Trung Quốc, vì muốn những người Việt Nam 'chạy trốn' sang Trung Quốc dù để 'tị nạn chính trị' hoặc vì bất kỳ lý do nào khác cũng sẽ được hoàn trả nhanh cho Việt Nam để xử lý hay không, blogger Lân Thắng nói:
"Tôi nghĩ đây là một vấn đề rất phức tạp và nhiều năm nay, tôi biết có rất nhiều trường hợp người Việt Nam tìm cách cư trú chính trị ở nước ngoài để tránh sự trừng phạt vì những vấn đề họ hoạt động liên quan đến nhân quyền, đến dân chủ, đến những hiệp hội lao động, bảo vệ quyền lợi người lao động...,
"Vấn đề ở đây không phải chỉ là chuyện người tị nạn, mà vấn đề ở đây là làm sao phải tạo ra một sự chuyển biến về nhận thức trong xã hội để người dân, chính người ở trong nước, họ có những sự tham gia đấu tranh bảo vệ những giá trị như nhân quyền, quyền con người, đấy mới là điều quan trọng để thay đổi tình hình ở Việt Nam."
'Xem lại nguyên tắc chủ quyền'
Hôm 19/4, trên trang Facebook cá nhân của mình, blogger Osin, tức nhà báo Huy Đức, nêu quan điểm cho rằng vụ bạo lực gây chết người hôm thứ Sáu lẽ ra có thể đã được ngăn chặn, giảm thiểu hậu quả nếu được xử lý khác đi.
Ông Huy Đức viết:
"Sẽ không có 7 người chết (trong đó có 2 bộ đội biên phòng Việt Nam) và nhiều người khác bị thương nếu những người (có thể là) Duy Ngô Nhĩ "vượt biên trái phép" đó được giữ lại điều tra và trước khi trao trả, chính quyền hai bên đàm phán các điều kiện đảm bảo an toàn cho họ.
*Vụ cướp súng khiến 7 người chết, trong đó có 2 sỹ quan biên phòng Việt Nam ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh.
"Đành rằng, vẫn biết Hà Nội và Bắc Kinh là hai nhà nước có thể "chia sẻ" với nhau cách đối xử với những người bất đồng với chính quyền. Đành rằng, tiêu diệt một nhóm người có vũ trang thì không ai trách cứ được mình.
"Nhưng, nếu 16 người vượt biên (có 4 phụ nữ và 2 trẻ em) này không bị đối xử quá lạnh lùng thì người Việt đã không phải đổ máu và bàn tay người Việt đã không phải dính máu người Duy Ngô Nhĩ."-Nhà báo, blogger Osin Huy Đức
Hôm thứ Bảy, trước câu hỏi ai đứng sau quyết định của Việt Nam trao trả, gần như ngay lập tức, những nghi can, nghi phạm được cho là đến từ Tân Cương trong vụ nổ súng chống biên phòng, hải quan Việt Nam cho phía Trung Quốc, luật sư Trần Quốc Thuận nói:
"Tôi không biết người đó, bởi vì họ không đưa tin người đó, nhưng người đó phải là một người có quyền lắm ở Việt Nam, họ ra lệnh phải bàn giao ngay,"Bây giờ có đường dây nóng nên họ gọi qua, gọi lại rồi bảo bàn giao ngay, thì có thể nó có một thỏa thuận nào đó,
"Nhưng những thỏa thuận đó trong bàn giao như thế nào, nhưng riêng việc này là tôi xin nói là xem lại đảm bảo chủ quyền, độc lập của đất nước hay không".
Được biết, gần đây tại Trung Quốc tiếp tục xảy ra các vụ bạo lực, phản kháng chính quyền trung ương ở một số vùng như Tân Cương, Tây Tạng.
Trong đó, chính quyền Bắc Kinh cho hay đã phải xử lý nhiều "vụ bạo lực" được cho là do các nhóm đòi độc lập và ly khai người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ gây ra, trong khi tại Tây Tạng, vẫn còn xảy ra các vụ tăng ni, phật tử tự thiêu để phản đối chính quyền TQ 'đàn áp nhân quyền' và 'đồng hóa văn hóa'.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/04/140419_border_shooting_questions.shtml
Saturday, April 19, 2014
Ý kiến người bị cấm đi Mỹ vận động cho nền truyền thông độc lập tại Việt Nam
Gia Minh- RFA 2014-04-19
Tiến sĩ kinh tế, nhà bình luận tên tuổi, người từ bỏ đảng tịch ĐCSVN: ông Phạm Chí Dũng.Courtesy of x-cafevn.org
Gia Minh: Tiến sỹ là một người được mời đến tham dự sinh hoạt hướng đến một nền báo chí độc lập nhưng passport của ông bị giữ chưa thể đi được, vậy việc không để một người trong nước ra đi tham dự sinh hoạt hướng đến một nền báo chí độc lập như thế nói lên điều gì?
TS Phạm Chí Dũng: Càng tốt, thưa anh! Ghi thêm một điểm cho Việt Nam về biểu dạng khuôn mặt nhân quyền trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Việt Nam tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc vào tháng 11 năm 2013, và tưởng rằng đó như là một tín hiệu đáng mừng, một niềm khích lệ; nhưng ngay cả những qui định đơn giản nhất của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc về vấn đề đi lại, xuất nhập cảnh cá nhân mà cũng không được tôn trọng một cách đúng mức từ phía Nhà nước Việt Nam thì làm sao có thể nói đến những vấn đề nhân quyền lớn lao khác, như ông ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh đã nói Việt nam tuân thủ đến hơn 80% những khuyến nghị của cuộc Kiểm điểm Phổ quát về nhân quyền năm 2009 của Liên hiệp quốc. Tôi cho đó là một sự giả dối, và muốn chứng minh sự giả dối đó, nếu nói riêng về vấn đề quyền tự do đi lại liên quan đến Điều 19 của Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị, có đến hằng trăm trường hợp có thể chứng minh được tại Việt Nam. Vì hiện ở Việt Nam có ít nhất 100 nhân vật bất đồng chính kiến bị cấm xuất cảnh, trong đó khá nhiều bị thu giữ hộ chiếu. Thậm chí vào Tết vừa rồi cũng đã chính thức hình thành một Hội những người bị cấm xuất cảnh. Đó là một hội chưa từng có tiền lệ tại Việt Nam.
Theo một nguồn tin không chính thức chưa kiểm chứng, trong chuyến đi làm việc tại Việt Nam về vấn đề nhân quyền, thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Leahy cũng đã đặt vấn đề xuất cảnh của những người muốn thể hiện chứng kiến của mình, như là một trong những ưu tiên hàng đầu trong mối quan hệ song phương hàng đầu Việt Nam- Hoa Kỳ. Và không chỉ song phương về mặt chính trị, ngoại giao, quân sự mà tất nhiên phải song phương về mặt kinh tế và trong đó tất nhiên phải hướng đến vấn đề Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP.
Gia Minh: Tiến sĩ vừa nhắc những người bị tước đi quyền đi lại như thế đã lập một hội, và họ cũng đã có hai cuộc gặp nhau gọi là ‘Cà Phê Nhân quyền’ để nói về vấn đề này. Cũng là một trong số đó, thì việc lên tiếng để đòi hỏi quyền cho bản thân và những người khác trong thời gian sắp đến sẽ ra sao nữa?
TS Phạm Chí Dũng: Thực ra đã có ba cuộc bàn về nhân quyền rồi. Cuộc gần đây nhất diễn ra vào buổi sáng hôm nay. Thông tin mà tôi nghe được lại trái ngược với hai cuộc lần trước, nghĩa là ‘quá tam ba bận’, cuộc lần này đã diễn ra đàn áp. Không hiểu như thế nào mà tại một thành phố hiền hòa, êm đềm du lịch như Nha Trang lại có thể diễn ra việc đánh đập và bắt giam hằng chục bloggers tham dự Cà phê Nhân quyền vào buổi sáng hôm nay. Đó là điều ngạc nhiên, nó trái ngược hình ảnh hai cuộc cà phê nhân quyền trước đó vào tháng hai và tháng ba tại Sài Gòn và tại Hà Nội, cơ bản không diễn ra sự trấn áp thô bạo. Không khí tương đối bình lắng, tương đối hiệu quả và tại Hà Nội thậm chí còn có sự hiện diện của một số viên chức đại diện ngoại giao nước ngoài.
Riêng cá nhân tôi, tôi đã và sẽ làm theo kiểu của mình; nghĩa là vấn đề cấm xuất cảnh đối với tôi trong chuyến đi Geneve, Thụy Sỹ trong tháng hai vừa rồi, theo tôi được biết là một trong những vấn đề được đánh giá rất nghiêm trọng theo quan điểm của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Vì thế họ sẽ ưu tiên cứu xét vấn đề này như là một trong những nổ lực hàng đầu.
Theo quan điểm một khách mời của Liên hiệp quốc mà bị một quốc gia thành viên, nơi mà khách mời đó mang quốc tịch, ngăn cản, ngăn trở thì đó là một hành vi không thể chấp nhận được. Vì thế thông qua một hãng luật có uy tín của quốc tế, trong tháng hai và tháng ba tôi đã hoàn thành bộ hồ sơ khiếu nại Nhà nước Việt Nam về việc ngăn cản chuyến đi Thụy Sỹ hồi tháng hai và thu giữ hộ chiếu vô lối, vô cớ và theo tôi là bất hợp pháp, trái ngược với Công ước Quốc tế về các quyền tự do dân sự và chính trị và trái ngược với Điều 12 của Hiến Pháp Nhà nước Việt Nam. Và tôi đã gửi toàn bộ hồ sơ cho Văn phòng của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Họ đã chấp nhận hồ sơ này và tiếp tục chuyển đến các cấp thẩm quyền của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc để xem xét, giải quyết, xử lý. Nếu xử lý thỏa đáng, tôi yêu cầu Nhà nước Việt Nam phải trả lại hộ chiếu cho tôi và những trường hợp tương tự như tôi, và đồng thời phải giải quyết quyền được xuất cảnh bình thường không bị ngăn cản, ngăn trở. Chính phủ Việt Nam phải thay mặt cho toàn bộ Nhà Nước Việt Nam phải đứng ra xin lỗi những trường hợp đã ngăn cản xuất cảnh trái phép như chúng tôi.
Gia Minh: Trong thời đại Internet hiện nay có thể giúp cho sự lên tiếng đóng góp cho những sinh hoạt chung trên thế giới, dù bị ngăn cản xuất cảnh, nếu được gửi đến sinh hoạt Hướng đến một nền báo chí độc lập sẽ diễn ra ở Hoa kỳ, tiến sĩ sẽ gửi đến thông điệp gì?
TS Phạm Chí Dũng: Nền báo chí độc lập nằm trong một xã hội dân sự độc lập, và Việt Nam trong tương lai phải cố gắng làm sao xây dựng một xã hội dân sự độc lập với Nhà Nước, để phản biện với Nhà Nước.
Gia Minh: Cám ơn Tiến sĩ về cuộc phỏng vấn ngắn vừa rồi.
Án oan sai: Người đã chết, xin lỗi có ích gì?
Chủ Nhật, 20/04/2014 11:10
(BDV.VN) - Viện KSND BR-VT đã tiến hành xin lỗi công khai thân nhân ông Vũ Thanh Hải, người mất cách đây gần 10 năm do uất ức với bản án "trên trời".
Theo đó, sáng 18/4, tại trụ sở UBND phường Kỳ Bá, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình, Viện Kiểm sát nhân dân (Viện KSND) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã công khai xin lỗi thân nhân ông Vũ Thanh Hải theo Luật bồi thường nhà nước.
Bà Vui (vợ ông Hải) phát biểu ý kiến tại buổi xin lỗi công khai. |
Vào tháng 4/2004, khi thực hiện công chứng vào một hợp đồng mua bán nhà đất, ông Hải bị Công an tỉnh BR-VT khởi tố vì tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" nhưng cho tại ngoại.
Theo hồ sơ vụ án, năm 1993 ông Tuân được gia đình ông Nguyễn Văn Nữ (bác ruột ông Tuân) ủy quyền cho sử dụng căn nhà số 60 đường Lê Hồng Phong, TP Vũng Tàu. Năm 1996, vợ chồng ông Tuân làm hợp đồng bán căn nhà này cho người khác. Khi mang hợp đồng ra công chứng, số 60 được viết thêm chữ A đằng sau bằng bút viết tay. Hợp đồng này do ông Hải làm thủ tục công chứng.
Sau đó gia đình ông Nữ làm đơn tố cáo ông Tuân đã gian dối, chiểm đoạt ngôi nhà này. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh BR-VT đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Tuân về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, khởi tố ông Vũ Thanh Hải về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo đó, Cơ quan điều tra cáo buộc ông Hải thiếu trách nhiệm vì đã công chứng vào hợp đồng mua bán căn nhà số 60 của ông Nguyễn Văn Tuân (TP. Vũng Tàu) giúp ông Tuân chiếm đoạt căn nhà này.
Do phẫn uất, ông Hải đã phát bệnh tâm thần, rồi sau đó đã treo cổ tự tử, để lại người vợ và 2 con, đứa lớn 15 tuổi và đứa bé 5 tuổi. Ông Hải chết trong giai đoạn điều tra nên công an đã đình chỉ điều tra nhưng trong các cáo trạng, bản án sau này, cơ quan tố tụng Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn xác định ông Hải thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Cụ Thanh (mẹ ông Hải, áo đen) đã khóc khi nhắc đến cái chết oan uổng của con trai mình. |
Người chồng trong lúc bi phẫn đã chọn cái chết để chứng minh sự trong sạch, phản đối bản án oan sai. Lúc này, vợ ông Hải là bà Hoàng Thị Vui (SN 1963 tại Hải Dương) là giảng viên của trường Chính trị Bà Rịa - Vũng Tàu, sống cảnh "một nách 2 con", 10 năm ròng vò võ kêu oan cho chồng.
Có những lúc bà Vui tưởng chừng như gục ngã, muốn buông xuôi tất cả, nhưng nghĩ đến cái chết oan uổng của chồng, bà lại càng quyết tâm hơn. 10 năm kêu oan cho chồng, đến tháng 1/2014, VKSND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã trao cho bà Vui quyết định, thừa nhận ông Vũ Thanh Hải bị khởi tố oan.
Bà Vui nói: “Có hai giai đoạn cần làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan. Thứ nhất là giai đoạn khởi tố vụ án. Lúc đó, các cơ quan đã có đầy đủ hồ sơ vụ việc, nhưng đã không làm đúng trách nhiệm của mình, dẫn đến khởi tố oan cho chồng tôi. Thứ hai, khi có bản án phúc thẩm của TAND tối cao. Bản án phúc thẩm là chứng cứ rành mạch, đàng hoàng để khẳng định chồng tôi bị oan, nhưng lại không ra văn bản minh oan cho chồng tôi. Chính điều đó đã khiến tôi phải tiếp tục sống trong đau đớn, và phải đi khắp nơi kêu oan. Nếu không có bản án oan này, thì ông đã không phải chết trong đau đớn”.
Nói về vấn đề bồi thường, bà Vui cho biết: "Trước khi bị khởi tố, ông Hải là người khỏe mạnh bình thường, là Trưởng phòng công chứng, Bí thư chi bộ. Nhưng sau khi bị khởi tố khoảng hơn 1 tháng, ông Hải bắt đầu bị phát bệnh tâm thần, do vậy ông Hải bị điên là do bị khởi tố oan, rồi sau đó dẫn đến cái chết. Vì vậy, gia đình đang nghiên cứu áp dụng quyết định nào trong trường hợp này để đòi bồi thường, rồi sẽ có đề nghị cụ thể sau".
Nhiều người đến tham dự buổi xin lỗi công khai của VKSND. |
Được biết bà Vui và ông Hải yêu nhau từ khi cùng học tại trường Đại học Pháp lý (Hà Nội). Ông bà đã lấy nhau, an cư tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Cuộc sống gia đình hạnh phúc với hai đứa con ngoan ngoãn. Thế nhưng "niềm vui ngắn chẳng tày gang", gia đình bà Vui chìm trong đau đớn khi ông Hải bị khởi tố oan sai.
Gạt nước mắt bà Vui tâm sự: "Dù chồng tôi đã được minh oan, nhưng những gì mất mát đối với gia đình tôi là quá lớn, con mất cha, vợ mất chồng, oan sai kéo dài. Liệu các cơ quan tố tụng gây oan sai cho chồng tôi có thể bù đắp được mất mát này không?".
Tiếp lời bà Vui, cụ Bùi Thị Thanh (80 tuổi) mẹ đẻ của ông Hải đã không kìm được nước mắt. Bà nói trong đau đớn: "Thằng Hải là niềm tự hào của gia đình tôi, nó học hành giỏi giang, là đứa sống tình cảm. Chỉ vì cơ quan pháp luật không làm đúng trách nhiệm, không xem xét kỹ lưỡng đã kết tội cho nó, đẩy con tôi đến bước đường cùng "chết không nhắm mắt", minh oan rồi con tôi có sống lại được không?".
"Tuổi già giọt lệ như sương", những người "bảo vệ pháp luật" hỏi có động lòng không khi nhìn những "giọt sương" mặn chát lăn trên đôi gò má nhăn nheo của một người mẹ đã quá cái tuổi "cổ lai hy" ấy?!
Theo ĐS&PL
Bị đánh bằng mũ bảo hiểm, một người đàn ông tử vong
Thứ Bảy, ngày 19/04/2014 20:00 PM (GMT+7)
Gia đình đang lo hậu sự cho ông Phan Thanh Bình.
(Khampha.vn)-Sau khi cơ quan chức năng khám nghiệm pháp y, địa phương đã bàn giao thi thể ông Phan Thanh Bình (58 tuổi, ở thôn Phổ Đồng, xã Phước Thắng) cho gia đình mai táng.
Sáng ngày 19/4, ông Huỳnh Văn An, Phó Trưởng công an xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước (Bình Định) cho biết: Sau khi ngành chức năng khám nghiệm pháp y, địa phương đã bàn giao thi thể ông Phan Thanh Bình (58 tuổi, ở thôn Phổ Đồng, xã Phước Thắng) cho gia đình mai táng.
Trước đó, khoảng 15 giờ ngày 18/4, ông Bình đang phơi lúa trên tỉnh lộ 640, thuộc thôn Phổ Đồng, xã Phước Thắng thì xảy ra cãi vã với một người đàn ông đi xe hiệu Yamaha Exciter màu xanh (chưa rõ biển kiểm soát) trên xe chở theo 2 người phụ nữ.
Người đàn ông đã dùng mũ bảo hiểm đánh vào đầu ông Bình. Lúc đó, con trai ông bình là anh Phan Thanh Hiệp đến bênh cha, cũng liền bị người đàn ông và 2 phụ nữ tấn công phải bỏ chạy. Sau đó, người đàn ông và 2 phụ nữ lên xe bỏ đi. Ông Bình trở về nhà tắm, nhưng chỉ một lát sau cảm thấy mệt mỏi, khó thở và tử vong vào lúc 19 giờ ngày 18/4.
Hiện cơ quan chức năng của tỉnh Bình Định đang điều tra, làm rõ nguyên nhân cái chết của ông Bình.
Trước đó, khoảng 15 giờ ngày 18/4, ông Bình đang phơi lúa trên tỉnh lộ 640, thuộc thôn Phổ Đồng, xã Phước Thắng thì xảy ra cãi vã với một người đàn ông đi xe hiệu Yamaha Exciter màu xanh (chưa rõ biển kiểm soát) trên xe chở theo 2 người phụ nữ.
Người đàn ông đã dùng mũ bảo hiểm đánh vào đầu ông Bình. Lúc đó, con trai ông bình là anh Phan Thanh Hiệp đến bênh cha, cũng liền bị người đàn ông và 2 phụ nữ tấn công phải bỏ chạy. Sau đó, người đàn ông và 2 phụ nữ lên xe bỏ đi. Ông Bình trở về nhà tắm, nhưng chỉ một lát sau cảm thấy mệt mỏi, khó thở và tử vong vào lúc 19 giờ ngày 18/4.
Hiện cơ quan chức năng của tỉnh Bình Định đang điều tra, làm rõ nguyên nhân cái chết của ông Bình.
Hồng Nhung
Trận đánh mới trong cuộc chiến bệnh sởi
Thứ Bảy, 19/04/2014 21:59
Các ca sởi nhập viện và tử vong hầu hết là do biến chứng viêm phổi, suy hô hấp; trong khi cách đây vài năm chủ yếu gây biến chứng não.
Từ thực tế tiếp nhận điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 và các báo cáo tại Bệnh viện Nhi Trung ương thời gian qua cho thấy, các ca nhập viện và tử vong hầu hết là do biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, trong khi trận sởi bùng lên cách đây vài năm chủ yếu gây biến chứng não.
Cần có ngay một phác đồ điều trị được cập nhật mới
Cả hai loại biến chứng đều nguy hiểm, song biến chứng hô hấp nguy hiểm hơn vì rất dễ gây tử vong. Theo tôi, cuộc chiến với bệnh sởi chính thức bắt đầu và đây là trận đánh cần phải được bàn kỹ mới có thể chiến thắng, nhất là vấn đề hỗ trợ hô hấp.
Số ca sởi miền Nam thực tế không thua miền Bắc, tuy nhiên bệnh nặng hay nhẹ là do nhiều yếu tố như nhân lực, cơ địa, vùng miền. Chẳng hạn miền Bắc ít có bệnh tay chân miệng, nhưng miền Nam thì có nhiều hơn.
Tại TP.HCM khi thấy có dịch sởi, nhờ các bệnh viện tuyến quận huyện đã được tập huấn nên họ có thể giữ bệnh nhân lại điều trị, nếu gặp khó khăn sẽ nhờ các bệnh viện lớn hướng dẫn. Điều này giúp giảm tải bệnh viện tuyến trên. Trong khi hiện nay tại Hà Nội, hầu hết bệnh viện tuyến dưới, thậm chí một số tỉnh lân cận cũng chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương và đây chính là lý do gây quá tải.
Bệnh viện Nhi trung ương đang vỡ trận do nhân lực và nguồn lực không gánh nổi. Toàn bộ khoa Nhiễm và khoa Hồi sức của Bệnh viện Nhi Trung ương đang được sử dụng để điều trị sởi nhưng vẫn không kham nổi. Vì thế bệnh viện này cần phải được tăng nhân lực và thiết bị gấp đôi hiện tại thì mới giải quyết được.
Để khống chế ca tử vong do sởi, cần có ngay một phác đồ được cập nhật mới, phù hợp với tình hình sởi đang diễn ra. Phác đồ cũ được viết cách đây hơn 5 năm tập trung vào viêm não do thời điểm đó người mắc sởi chủ yếu biến chứng viêm não. Lần này do lượng bệnh nhân bị biến chứng hô hấp nhiều hơn nên phác đồ mới sẽ tập trung vào việc chăm sóc hô hấp.
Phác đồ mới cần phải xoáy vào hỗ trợ hô hấp để giảm tử vong do hô hấp; phương pháp phòng ngừa trong bệnh viện; và phân tuyến điều trị. Đặc biệt hỗ trợ hô hấp sẽ được viết chi tiết (bảo đảm cho trẻ bị suy hô hấp đầy đủ ôxy tùy mức độ bệnh) để các tuyến có thể thực hiện. Muốn làm tốt việc này phải cần thêm máy móc và con người đủ để theo dõi.
Số liệu tổng kết cho thấy đa số các ca tử vong do sởi ở Hà Nội là không chích ngừa, cho nên vấn đề chính để phòng ngừa bệnh sởi là phải chích ngừa. Một trong những sai lầm thường thấy là các bác sĩ tiêm phòng hay tư vấn tiêm văcxin 5 trong 1 Quinvaxem (bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não) rồi một tháng sau mới tiêm văcxin sởi cho các bé. Nhưng với tình hình hiện nay, theo tôi các bác sĩ cần tập trung ưu tiên tiêm văc xin sởi cho các bé vì chậm một tháng là các cháu đã có thể mắc bệnh.
Chúng ta hiện có đủ văcxin sởi. Trẻ dưới 3 tuổi sẽ được tiêm miễn phí, trên 3 tuổi thì tiêm dịch vụ chưa đến 200.000 đồng. Sau khoảng 10 ngày tiêm thì bé sẽ có miễn dịch. Trẻ tiêm rồi thì vẫn có thể mắc bệnh, nhưng bệnh nhẹ và không gây biến chứng.
Nguyên tắc của bệnh sởi xuất hiện theo mùa, nếu miễn dịch không có thì từ tháng 2 đến tháng 6 hằng năm bệnh sẽ xuất hiện. Sởi tấn công đầu tiên vào những người có nhóm miễn dịch thấp nhất. Như hiện nay, trẻ từ 12 tháng đến 2 tuổi mắc bệnh nhiều nhất do chưa tiêm phòng. Trẻ dưới 12 tháng là đối tượng bị tấn công thứ hai do nhóm này vẫn còn kháng thể từ cơ thể mẹ. Nhóm 9-10 tuổi bị tấn công cuối cùng, nhóm này có thể đã được tiêm từ nhỏ và đến tuổi này thì miễn dịch yếu đi.
Công bố hay không công bố dịch: Không quan trọng
Theo quan điểm của tôi, công bố dịch hay không thời điểm này không quan trọng mà là tất cả chúng ta phải làm gì để giải quyết tình trạng bệnh tăng?
Ví dụ, truyền thông nên làm gì, người dân ý thức như thế nào, vai trò của điều trị làm gì, vai trò của nhà quản lý làm gì. Vì thế chỉ cần thông báo: "Hiện nay bệnh sởi đang có dịch tới mức tất cả cùng nhau phòng chống từ người dân cho đến truyền thông, đến cán bộ điều trị". Nó đồng nghĩa với việc chỉ đạo địa phương đang có nhiều ca bệnh và cần tập trung cao độ để khống chế bệnh.
Miền Nam dù bệnh sởi chưa bùng phát nhưng theo tôi vẫn cần phải lo chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ. Thứ nhất phải rà lại nguồn lực thuốc men, trang thiết bị và nhân lực. Thứ hai phải tập huấn lại cho các tỉnh. Các báo cáo hiện không thể hiện ca bệnh ở tỉnh nhưng thực tế ca nhiễm sởi ở Hà Nội vẫn có đến từ các tỉnh. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, lượng bệnh nhân ở tỉnh chuyển lên cũng chiếm khoảng 30%. Khi đã tập huấn cho các tỉnh các điều trị thì sẽ giảm tải cho tuyến trên.
Về phía phụ huynh, trẻ mắc sởi thường sốt, viêm họng và ho dữ dội sặc sụa là dấu hiệu cho thấy có thể mắc bệnh, tuy nhiên điều này không đáng sợ bằng khi trẻ bắt đầu thở nhanh. Lời khuyên của tôi là phụ huynh nếu theo dõi thấy trẻ thở nhanh thì nên đưa đến bệnh viện ngay. Ho nhiều hay sốt cao không liên quan đến độ nặng của bệnh mà chủ yếu là lo theo dõi cách thở và chăm sóc ăn uống vì các bé có thể suy sinh dưỡng luôn sau khi mắc bệnh. Ngoài thở nhanh, trẻ mắc sởi còn có thể bị viêm não, triệu chứng nặng là co giật.
Một trong những sai lầm cũng cần lưu ý từ phía các phòng mạch. Thấy trẻ sốt cao ho nhiều nhưng chưa phát ban, các bác sĩ ở phòng mạch nghĩ bé bị hốt ho viêm họng thông thường cho uống corticoid để giảm ho, nhưng điều này dễ gây nguy hiểm bởi corticoid gây giảm miễn dịch, nếu trẻ mắc sởi thì bệnh sẽ nặng hơn.
Theo BS Trương Hữu Khanh /VNE
* Tiêu đề phụ do Báo Đất Việt đặt để tiện theo dõi
Đi xin việc, được phỏng vấn chuyện…giường chiếu
(BDV.VN) - Ngoài việc bị các công ty bán hàng đa cấp quấy nhiễu, nhiều bạn trẻ còn bị những kẻ biến thái lợi dụng để a lô sex, săn “rau sạch”.
Trong các thành phố lớn, mạng internet trở thành phương tiện xin việc của nhiều bạn trẻ. Nhiều bạn không quen nhờ vả các mối quan hệ hay vác đơn đi gõ cửa từng cơ quan, công ty,...họ gửi hồ sơ xin việc qua mạng để tìm kiếm cơ hội.
Internet là một thế giới mở, bởi vậy, rất nhiều người biết được những thông tin cá nhân mà chúng ta đưa lên các trang web xin việc. Nhiều tình huống dở khóc, dở cười cũng từ đó mà ra. Ngoài việc bị các công ty bán hàng đa cấp hoặc các công ty lừa đảo lừa, nhiều bạn trẻ, nhất là các bạn gái, còn bị những kẻ biến thái lợi dụng để a lô sex, săn “rau sạch”.
Trước khi đưa thông tin cá nhân trong quá trình tìm việc qua mạng, người tìm việc cần cân nhắc mức độ bảo mật thông tin cá nhân và tình trạng thật của doanh nghiệp tuyển dụng. Ảnh minh họa |
“Bước đầu tiên khi làm...chuyện ấy"?
Bạn có nick QuynhAlice chia sẻ trên facebook: "Trước Tết, em có đăng CV trên một trang web việc làm cũng khá lớn. Em đã học xong ĐH từ năm ngoái, ăn chơi nghỉ ngơi được một thời gian kha khá (nửa năm) thì bắt đầu đi tìm việc làm. Thay vì đi tìm công ty để apply, thì em đăng CV lên mạng để công ty nào tuyển thì gọi. Và sai lầm của em bắt đầu từ đây.
Mùng 7 Tết, đang chơi game thì có một người gọi. Đây là người đầu tiên gọi cho em tính từ lúc đăng CV. Anh ta giới thiệu anh ta làm ở một công ty truyền thông quảng cáo trên đường Cộng Hòa, nhưng không nói rõ tên công ty gì. Sau đó hỏi em cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu. Em suy nghĩ: “Tôi xin việc làm nhân viên văn phòng, có phải làm PG đâu mà hỏi số đo chi vậy?”.
Song em cũng miễn cưỡng trả lời, xong anh ta bảo: “Ừ, tốt!”. Sau đó còn hỏi facebook của em và search ngay. Tuy nhiên em đã nói đại một cái tên nào đó, anh ta không tìm ra nên bỏ qua. Anh ta nói công ty sắp làm một tạp chí dành cho phụ nữ và hỏi em có viết được bài ở mảng “chuyện ấy” không. Em học truyền thông, viết lách cũng được, từng cộng tác cho vài tạp chí nên thấy câu hỏi như thế hết sức bình thường. Em bảo ok.
Anh ta nói tiếp: tuy nhiên mục này khá khó viết, cần hỏi ý kiến chuyên gia, bác sĩ này nọ, em không được tự viết tự phán. Sau một hồi trao đổi qua lại, anh ta nói muốn “test” khả năng hiểu biết của em về “chuyện ấy” và bắt đầu…hỏi. Ban đầu là những câu ở mức độ nhẹ như: “Theo em phụ nữ nhạy cảm nhất ở đâu?”, dần dà anh ta bắt đầu khiến em nổi điên vì hỏi những kiểu như: “Bước đầu tiên khi làm “chuyện ấy” trong bếp, cần phải khởi động thế nào?”. Em nghĩ: “Gặp phải hạng vớ vẩn rồi” và quát: “Xin lỗi, em không có trách nhiệm phải trả lời những câu hỏi thiếu tế nhị thế này. Cho phép em cúp máy vì nó không phải chuyên môn của em”. Anh ta bảo: “Ok, có gì nhắn tin địa chỉ email cho anh nhé!”.
Vô cùng thiếu chuyên nghiệp. Bởi trong CV em cũng đã ghi email rồi, anh ta nhìn sao mà không thấy? Em chặn số điện thoại đó luôn. Gọi phỏng vấn mà lại dùng số di động riêng, một điểm thiếu chuyên nghiệp nữa".
Gạ gẫm lên giường
Tuy nhiên, bạn QuynhAlice không phải là nạn nhân duy nhất bị vài kẻ đàn ông biến thái lợi dụng. Ngọc Mai (1986), cũng đã tức điên như thế khi nhận được cuộc điện thoại khiếm nhã cách đây vài tháng, trong thời gian đi tìm việc.
Cũng như QuynhAlice, Mai cũng đăng các thông tin cá nhân lên mạng internet ở nhiều trang web kiếm việc lớn để tìm cơ hội nghề nghiệp. Cô muốn chuyển từ nghề PR sang nghề phóng viên. Một ngày nọ, có một người đàn ông gọi điện cho Mai bằng số di động, nói là bên chỗ mình sắp mở một tờ báo mới có tên “Phụ nữ và sức khỏe”, đang cần tuyển phóng viên.
Vì đã thất nghiệp tương đối lâu, nên Mai khá hồ hởi khi nhận thông tin của ông ta, dù ông ta có vài biểu hiện hơi kỳ lạ, như nhất định bắt Mai miêu tả hình dáng bản thân, có dễ thương hay không. Rồi, ngay cả khi, ông ta hỏi Mai, là có thể viết mảng tình dục, giới tình không; cô cũng ừ mặc dù chưa có gia đình cũng như không có rành rõi chuyện đó lắm. Ông ta hỏi tiếp, Mai nghĩ gì về chuyện trinh tiết, tình dục….Mai trả lời theo sách vở: “Em không coi trọng chuyện trinh tiết lắm. Chuyện trinh tiết không tạo nên tính cách của một con người. Đàn ông Việt Nam, nhiều người nghĩ mình hiện đại, không căn ke chuyện trinh tiết của phụ nữ, nhưng cưới vợ về thấy mất trinh thì lồng lộn, đay nghiến”.
Nghe xong, ông ta đột nhiên chuyển qua ca ngợi vợ hết lời. Nói mình là người đàn ông may mắn, khi có người vợ vừa đảm việc nước, vừa giỏi việc nhà; đặc biệt cực kỳ thoáng trong việc tình dục. Không bắt chồng phải chung thủy với mình tuyệt đối, mà ông ta cũng thế. “Em nghĩ gì về chuyện ngoại tình?”, ông ta chốt hạ.
Sau khi nghe xong câu này, cảm giác của Mai là hình như ông ta đang gạ gẫm cô lên giường. Thế là, Mai giả vờ nói là đang bận, có gì sẽ nói chuyện sau, mà không thèm đề cập đến chuyện việc làm nữa.
Sau khi cúp máy, Mai cảm thấy hết sức tức giận và bực bội. Cô cảm thấy mình bị làm phiền, vì rõ ràng người đàn ông đó không đi tuyển người mà đang đi săn “rau sạch”. Té ra, nghề săn “rau sạch” cũng lắm công phu.
Để giảm bớt tình trạng người tìm việc bị lừa, bị quấy rối,...theo kinh nghiệm của nhiều người, trước khi đưa thông tin cá nhân trong quá trình tìm việc qua mạng, người tìm việc cần cân nhắc mức độ bảo mật thông tin cá nhân và tình trạng thật của doanh nghiệp tuyển dụng. Bên cạnh đó, cần cảnh giác đối với những trang web không uy tín, hình thức rao vặt, những trang web cá nhân không có thông tin cụ thể. Đồng thời, tìm hiểu thật kỹ công việc cũng như thông tin của nhà tuyển dụng, tránh sự vội vàng, dễ sa vào cạm bẫy của kẻ xấu.
Hiện nay, nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đã tạo ra những trang web riêng, bên cạnh những thông tin giới thiệu công ty thì còn có trang tuyển dụng dành cho người tìm việc để các ứng viên doanh nghiệp có thể tìm hiểu về nhau một cách dễ dàng hơn.
Dịch sởi có cả tại... Mỹ, tỷ lệ tử vong không cao
Chủ Nhật, 20/04/2014 07:12
(BDV.VN) - Ngày 18/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã chính thức "thông báo dịch sởi".
"Thông báo chứ không công bố"
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, dịch sởi năm nay xảy ra ở hầu hết tất cả các nước trong khu vực kể cả ở các nước phát triển và đã từng công bố loại trừ dịch như Mỹ.
Bộ Y tế: "Chúng ta đang có dịch" |
Tính đến ngày 18/4, tại Hà Nội có trên 1.000 ca mắc và TP Hồ Chí Minh 500 ca. Số tử vong ghi nhận 112 ca, chủ yếu tại miền Bắc, trong đó trẻ tử vong do sởi tại Hà Nội chiếm khoảng 50%.
Riêng trong ngày 17/4 Hà Nội chỉ ghi nhận thêm 10 ca mắc. Còn tại BV Nhi Trung ương, số bệnh nhân cũng giảm đáng kể, từ 30 ca sởi mỗi ngày xuống 5 ca sởi mới.
“Không công bố không có nghĩa là không có dịch. Bộ Y tế thừa nhận dịch sởi xảy ra từ cuối năm 2013, khi bắt đầu có những ca mắc sởi đầu tiên. Cứ có 3 trường hợp trở lên là hình thành một ổ dịch sởi, chỉ cần có 2 trường hợp dương tính đã thông báo là có dịch sởi.
Trên thế giới người ta cũng dùng từ "thông báo" dịch chứ không dùng là "công bố" dịch. Công bố là ở mức độ nguy hiểm cao hơn vượt tầm kiểm soát của địa phương. Chúng tôi phân tích tình hình chuyên môn, xem xét cẩn thận trước khi công bố chứ không giấu dịch”, ông Long nói.
Khẳng định, “Bộ Y tế không hề “né” thông báo về dịch. Bằng chứng là trong tất cả các văn bản chỉ đạo từ cuối năm 2013 đến nay, cả văn bản đều rất rõ “phòng chống dịch sởi và các văn bản đều nhấn mạnh điều đó.
"Chúng ta đã và đang có dịch sởi, và 61 địa phương có báo cáo dịch sởi", Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định.
Số tử vong so với số mắc bệnh không nhiều
Ông Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương giải thích về "hai con số 103 hay 25 trẻ tử vong đều đúng".
Theo ông Kính, sở dĩ có việc đưa ra con số lúc là 25, khi là 103 là do liên quan tới vấn đề chuyên môn. Cần phải phân tích rõ từng ca bệnh có phải tử vong do sởi hay do mắc nhiều bệnh lý khác nữa rồi nhiễm sởi dẫn đến bội nhiễm gây tử vong.
Do đó mới có chuyện khi là 25, lúc là 103. Hiện cả nước đã ghi nhận 3.256 tường hợp mắc sởi trên 8.779 người bị phát ban nghi mắc sởi.
Ông Kính lưu ý, bệnh sởi 90% là tự khỏi chỉ có 10% bị biến chứng và có thể tử vong.
"Nếu tính số ca tử vong trên tổng số mắc bệnh ước tính thì chỉ bằng khoảng 0,18%, chứ không nhiều" - vị giám đốc bệnh viện tính toán.
Tuy nhiên, ông Kính khẳng định "dù là xảy ra chỉ 1 ca cũng vẫn phải làm".
Hiếu Lam
Học sinh ôm đầu...thầy giáo vẫn dùng thước sắt đánh
Thứ Bảy, 19/04/2014 08:56
(BDV.VN) - Mặc dù nữ học sinh xin lỗi, nhưng thầy giáo vẫn dùng thước sắt vụt...khiến học sinh này đau đầu khó thở.
Ngày 15/4, trong tiết học môn thể dục do thầy giáo tên Thuật dạy, em Vũ Thị Mỹ Phương, học sinh lớp 6B, Trường THCS xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa HN, có chạy lại giúp các bạn tắt máy nghe nhạc rồi nhanh chóng quay lại để tập trung vào hàng.
Ngay lúc này, Thầy Thuật tiến lại chỗ cháu Phương mắng cháu nhiều câu khó nghe. Bị thầy mắng, cháu Phương tỏ ra rất sợ hãi, xin lỗi thầy. Tuy nhiên, thầy Thuật dùng một cành cây tuốt hết lá vụt liên tiếp vào đầu, mặt cháu.
Do quá đau đớn và xấu hổ với bạn bè cùng lớp, nên em Phương ôm mặt khóc, xin thầy tha thứ. Tuy nhiên, thầy Thuật không những không tha mà còn liên tục dùng cành cây đánh vào đầu em Phương.
Ngôi trường nơi xảy ra vụ thầy đánh học sinh bằng thước sắt. |
Quá đau, em Phương ngồi thụp xuống đất, ôm lấy đầu thì thầy Thuật dùng cây thước sắt vụt một cái vào chân và bắt cháu đứng lên. Về đến lớp em Phương thấy có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, khó thở nên được một giáo viên trong trường đưa lên phòng cô Tuyết (Hiệu phó Trường THCS Phương Tú) nghỉ ngơi.
Một lúc sau, nhà trường thông báo người thân của Phương tới trường đón về. Thấy con có những biểu hiện bất thường, gia đình đã gặng hỏi và được cháu kể lại chuyện bị thầy đánh trong giờ học. Gia đình đã đưa cháu đến trung tâm y tế khám, sau đó khiếu nại lên ban giám hiệu nhà trường.
Phòng giáo dục đào tạo huyện xác định việc đánh học sinh, trước hết là lỗi sai của người thầy, nên yêu cầu Ban Giám hiệu nhà trường làm báo cáo, giáo viên viết tường trình, viết bản kiểm điểm. Khi phòng giáo dục huyện yêu cầu, Trường THCS xã Phương Tú đã lập Hội đồng kỷ luật, có ý kiến của các giáo viên.
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra trường hợp học sinh bị thầy giáo đánh dẫn đến những chấn thương tâm lý hay thân thể....
Trước đó, dư luận từng xôn xao trước vụ việc ngày 18/2, một thầy giáo trẻ tát học trò bôm bốp, trò lên gối đánh lại thầy giáo ngay trên bục giảng gây xôn xao cộng đồng mạng.
Được biết, sự việc trên xảy ra tại Trường THPT Nguyễn Huệ (thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, Bình Định).
Thầy trò choảng nhau ngay trên bục giảng |
Theo cô Quách Nguyễn Huyền Trân, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ, sự việc này xảy ra vào cận ngày Tết Nguyên đán 2014. Thầy giáo trong clip tên Trần Anh Tuấn, dạy hóa lớp 11. Lớp học trong clip là lớp 11A1.
Clip mở đầu bằng hình ảnh thầy Tuấn gọi em N. lên bục giảng rồi tát vào mặt N. Mỗi lần đánh, thầy đều nói kèm câu: “Mày cương hé, mày cương hé”. Sau cái tát thứ tư bên má trái, N. giơ tay lên đỡ thì lập tức bị thầy tát mạnh bên má phải.
Lúc này, phía dưới lớp, L. lên tiếng: “Sao quýnh dữ thầy” thì bị thầy Tuấn gọi lên bảng chỉ mặt: “Mày muốn sao? Học không được thì nghỉ nghen”. Thầy Tuấn tát vào mặt L. Ngay sau đó, L. lên gối đánh lại thầy, N. cùng với bạn xông vào đánh thầy. Lúc này, nhiều học sinh trong lớp ùa lên can
H.H (Tổng hợp)
Kiếm ăn sau giờ học, bé lớp 5 chết thảm
20/04/2014 07:00
BDV.VN-Đi học về, cậu bé lớp 5 vội ra ao sau nhà thả lưới để kiếm thức ăn nấu cho bữa trưa thì bị đuối nước, chết thảm.
Khoảng 12h ngày 19/4, sau khi đi học về, cháu Võ Minh Đức (12 tuổi, học lớp 5, ngụ thôn Tư Cung, xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) vội bỏ cặp, thay quần áo rồi chạy ra ao sau nhà thả lưới bắt cá về cho mẹ làm thức ăn trưa như mọi hôm.
Nơi cháu Đức thả lưới bắt cá bị đuối nước |
Được biết, cháu Đức là con của một cặp vợ chồng nghèo ở địa phương, nhà có tới 5 anh em. Ngoài giờ học, anh em của Đức còn phụ giúp cha mẹ làm công việc gia đình và tìm kiếm thức ăn lo cho bữa cơm gia đình.
Giảm biên chế: "Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược"
Chủ Nhật, 20/04/2014 07:30
(BDV.VN) - Bộ LĐTBXH thì xin tăng tuổi nghỉ hữu để tránh vỡ quỹ bảo hiểm, còn bên Bộ Nội vụ lại nói giảm biên chế bớt gánh nặng ngân sách.
Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Phạm Thị Hải Chuyền vừa đề nghị với Ủy ban thường vụ Quốc hội nâng tuổi nghỉ hưu (nam 62, nữ 60) để tránh nguy cơ vỡ quỹ BHXH.
Theo lý giải của Bộ LĐTBXH thì với các chính sách hiện hành, quỹ hưu trí và tử tuất đến năm 2021 trong năm thu không đủ chi. Thậm chí đến năm 2034, phần kết dư không còn, số chi lớn hơn rất nhiều so với số thu.
Do đó đề xuất của Chính phủ, “từ năm 2016 trở đi, điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu của cán bộ, công chức, viên chức cứ mỗi năm tăng thêm bốn tháng tuổi cho đến khi đạt 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam. Từ năm 2020 trở đi, điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu của các nhóm đối tượng còn lại cứ mỗi năm tăng thêm bốn tháng tuổi cho đến khi đạt 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam”.
Hiện đang có sự mâu thuẫn giữa hai bộ trong việc một bên muốn giữ người lao động làm việc dài thêm và một bên thì muốn cho nghỉ sớm |
Ngược lại với tính toán của Bộ LĐTBXH, Bộ Nội vụ lại tính chuyện tinh giản biên chế.
Theo đó Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến tham gia vào dự thảo Nghị định của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, dự thảo Nghị định căn cứ số liệu báo cáo kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong 4 năm theo Nghị định số 132/2008/NĐ-CP, dự kiến sau 6 năm thực hiện tinh giản biên chế khoảng 100 nghìn người, trong đó khoảng 80% giải quyết nghỉ hưu trước tuổi và 20% giải quyết thôi việc.
Theo lộ trình cải cách tiền lương thì dự kiến mức lương tối thiểu sẽ tăng hàng năm, do vậy dự kiến phí bình quân cho 01 người nghỉ hưu trước tuổi khoảng 75 triệu đồng, một người thôi việc khoảng 90 triệu đồng. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế số cán bộ, công chức, viên chức nói trên trong sáu năm khoảng 8.000 tỉ đồng.
Nhìn vào mục đích của hai cơ quan quản lý đang thấy có sự mâu thuẫn. Và khi đó hai hai mục đích đều khó có thể đạt được.
Phương Nguyên
Khi tỉnh nghèo xây nhà khách như cung điện
20/04/2014 07:31
VTC.VN-UBND tỉnh Quảng Nam đầu tư một nhà khách hàng trăm tỷ đồng bằng ngân sách Nhà nước...
Nhà khách nguy nga như cung điện
Nằm giữa khu phố mới phường Tân Thạnh (TP.Tam Kỳ), thưa thớt nhà cửa, một công trình lộng lẫy như cung điện, kín cổng cao tường đang trong quá trình hoàn thiện. Người lạ thoạt nhìn khu nhà khách của tỉnh Quảng Nam ngỡ là khu resort hoặc khách sạn cao cấp do nước ngoài đầu tư.
Khu nhà khách này nằm trên khu đất rộng 33.800m2, với mặt tiền là đường Bạch Đằng hướng ra sông Tam Kỳ, 3 mặt còn lại giáp 3 con đường chính là Trần Thủ Độ, Lương Thế Vinh, Trần Khách Dư.
Khu nhà chính của quần thể nhà này cao đến 7 tầng, với tổng diện tích xây dựng hơn 10.000m2, được thiết kế theo kiểu hoàng cung rộng rãi, bao gồm: khu hội nghị 500 chỗ ngồi và 98 phòng ở với 200 giường.
Nhà khách đang xây dựng của UBND tỉnh Quảng Nam tại khu phố mới Tân Thạnh như cung điện nguy nga... |
Các dãy nhà phụ trợ khác với tổng diện tích hơn 500m2 cũng được mọc lên trong khuôn viên nhà khách. Khu nhà khách này được trang bị hệ thống điều khiển toàn khu cũng như hệ thống giám sát an ninh và phòng cháy chữa cháy tự động.
Tổng mức đầu tư cho dự án hơn 165 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng hơn 106 tỷ đồng. Trang thiết bị gần 19 tỷ, chi phí tư vấn thiết kế hơn 5 tỷ, chi phí dự phòng gần 32 tỷ, ngoài ra là chi phí khác…
Theo như quyết định phê duyệt dự án đầu tư này do Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh ký thì 100% nguồn vốn đầu tư cho công trình này là từ ngân sách nhà nước.
Chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam, một đơn vị trực thuộc UBND tỉnh. Mục tiêu của công trình ghi rõ là: Dịch vụ lưu trú đáp ứng nhu cầu đón tiếp, phục vụ các đoàn công tác, các cá nhân đến làm việc, tham quan, dự hội nghị, hội thảo, trao đổi học tập tại tỉnh Quảng Nam.
Xây nhà khách hoành tráng không xa xỉ!
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ông Lê Phước Thanh cho biết việc đầu tư khu nhà này là cần thiết và không xa xỉ. Cũng theo ông Thanh thì việc đầu tư khu nhà khách tỉnh bên cạnh phục vụ nhu cầu đó tiếp khách của địa phương nó còn là “động lực” để thúc đẩy kinh tế cho TP.Tam Kỳ và phía nam của tỉnh Quảng Nam.
“Hiện tại du khách đến không có chỗ ở thì việc đầu tư nhà khách này sẽ giữ chân khách lưu trú khi tham quan các di tích như địa đạo Kỳ Anh, hồ Phú Ninh, tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng…”, ông Thanh nói vậy.
Ông Thanh cũng cho biết hiện tại TP.Tam Kỳ không có các khu để tổ chức các hội nghị, hội thảo tầm cỡ trung ương. Tất cả phải tổ chức ở Hội An hoặc Đà Nẵng, vì vậy không xứng tầm với một đô thị và một trung tâm hành chính của tỉnh.
Mô hình thiết kế của nhà khách UBND tỉnh Quảng Nam có tổng vốn trên 150 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước. |
Trong quá trình vận hành, khai thác, hằng năm công ty sẽ hoàn vốn lại cho tỉnh. Cũng có thể thực hiện phương án khác là giao toàn bộ công trình sau bao nhiêu năm thì doanh nghiệp sẽ cam hết hoàn vốn cho Nhà nước.
Mặt sau của khách nhà ai cũng phải kinh hoàng về độ hoành tráng, xa xỉ. |
Thêm nữa, sau khi xây dựng trụ sở UBND tỉnh Quảng Nam mới thì nhà khách cũ này đã đập phá gần hết chỉ để lại vài phòng công vụ để cho cán bộ đang làm việc của ủy ban ở...
Được biết, chính quyền tỉnh đã nhiều lầu kêu gọi các nhà đầu tư, tạo cơ chế bằng cách giao đất không thu tiền yêu cầu họ đầu tư khách sạn 4-5 sao tại Tam Kỳ nhưng không doanh nghiệp nào đến.
Mặt khác, ông Thanh cũng cho rằng: “Nhà nước cũng nên đầu tư trước một số cơ sở hạ tầng ban đầu để thu hút các doanh nghiệp”.
Đâm chết chồng người tình bên vệ đường
20/04/2014 07:40
VTC.VN-Thấy người tình có lời qua tiếng lại với chồng, Tuấn đã chạy đến rồi xảy ra xô xát và cầm dao đâm chết đối thủ.
Ngày 19/4, Cơ quan CSĐT công an tỉnh Đồng Nai cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Lê Quyết Tuấn (21 tuổi, ngụ xã Phú Túc, huyện Định Quán) để điều tra về hành vi Giết người.
Theo lời khai ban đầu, trong thời gian làm công nhân tại KCN Nhơn Trạch Tuấn có tình cảm với Hoa (25 tuổi, ngụ tỉnh Thái Nguyên). Sau đó hai người thuê phòng trọ sống chung như vợ chồng. Một thời gian sau Tuấn biết người yêu đã có chồng con.
Lúc này Hoa cho biết, chồng cũng làm công nhân KCN Nhơn Trạch nhưng hay đánh đập nên ra ở riêng, còn con 2 tuổi gửi cho gia đình ở quê nuôi. Tuy nhiên Tuấn vẫn ở cùng với Hoa và muốn tiến tới hôn nhân. Chị Hoa đồng ý và muốn về quê thăm con đồng thời giải quyết chuyện tình cảm với chồng cũ.
Sáng 17/4, Tuấn đưa Hoa đi tìm chồng Nguyễn Văn Biên (28 tuổi, ngụ Thái Nguyên) đề nghị ký đơn ly hôn. Lúc này Tuấn ngồi ở quán nước bên đường để người tình đi gặp chồng. Nhưng vì ngồi đợi lâu không thấy Hoa quay lại nên anh ta đi tìm. Khi đến trạm xe buýt gần ngã tư Hiệp Phước (xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch) Tuấn thấy người tình của mình đang nói chuyện với Biên.
Tuấn đi tới thì xảy ra xô xát với Biên. Vì bị Biên đánh, Tuấn vào tiệm bán sắt bên đường mua một cây sắt rồi quay lại. Bị Biên tước cây sắt, Tuấn lấy dao trong túi xách đâm một nhát vào vai đối thủ khiến nạn nhân gục ngay tại chỗ.
Sau khi gây án, Tuấn trốn trong khu dân cư gần đó nhưng bị công an địa phương bao vây bắt giữ. Riêng Biên được mọi người đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong ngay sau đó.
VTC.VN-Thấy người tình có lời qua tiếng lại với chồng, Tuấn đã chạy đến rồi xảy ra xô xát và cầm dao đâm chết đối thủ.
Ngày 19/4, Cơ quan CSĐT công an tỉnh Đồng Nai cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Lê Quyết Tuấn (21 tuổi, ngụ xã Phú Túc, huyện Định Quán) để điều tra về hành vi Giết người.
Theo lời khai ban đầu, trong thời gian làm công nhân tại KCN Nhơn Trạch Tuấn có tình cảm với Hoa (25 tuổi, ngụ tỉnh Thái Nguyên). Sau đó hai người thuê phòng trọ sống chung như vợ chồng. Một thời gian sau Tuấn biết người yêu đã có chồng con.
Lúc này Hoa cho biết, chồng cũng làm công nhân KCN Nhơn Trạch nhưng hay đánh đập nên ra ở riêng, còn con 2 tuổi gửi cho gia đình ở quê nuôi. Tuy nhiên Tuấn vẫn ở cùng với Hoa và muốn tiến tới hôn nhân. Chị Hoa đồng ý và muốn về quê thăm con đồng thời giải quyết chuyện tình cảm với chồng cũ.
Sáng 17/4, Tuấn đưa Hoa đi tìm chồng Nguyễn Văn Biên (28 tuổi, ngụ Thái Nguyên) đề nghị ký đơn ly hôn. Lúc này Tuấn ngồi ở quán nước bên đường để người tình đi gặp chồng. Nhưng vì ngồi đợi lâu không thấy Hoa quay lại nên anh ta đi tìm. Khi đến trạm xe buýt gần ngã tư Hiệp Phước (xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch) Tuấn thấy người tình của mình đang nói chuyện với Biên.
Tuấn đi tới thì xảy ra xô xát với Biên. Vì bị Biên đánh, Tuấn vào tiệm bán sắt bên đường mua một cây sắt rồi quay lại. Bị Biên tước cây sắt, Tuấn lấy dao trong túi xách đâm một nhát vào vai đối thủ khiến nạn nhân gục ngay tại chỗ.
Sau khi gây án, Tuấn trốn trong khu dân cư gần đó nhưng bị công an địa phương bao vây bắt giữ. Riêng Biên được mọi người đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong ngay sau đó.
Phỏng vấn ở nhà nghỉ, nữ gia sư mắc bẫy 'yêu râu xanh'
20/04/2014 07:40
VTC.VNNạn nhân sinh năm 1989 đã bị một đối tượng nam giới gọi điện thoại liên hệ hẹn gặp, sau đó lừa đưa lên phòng 403 nhà nghỉ An Thái để “phỏng vấn”`.
18h ngày 11/4, Công an huyện An Dương, Hải Phòng nhận tin báo: Vào 17h cùng ngày, tại nhà nghỉ An Thái, xã An Đồng, huyện An Dương đã xảy ra vụ hiếp dâm, cướp tài sản.
Nạn nhân là chị K.O, sinh năm 1989, người đã đăng tin quảng cáo lên mạng làm gia sư cho học sinh, bị một đối tượng nam giới gọi điện thoại liên hệ hẹn gặp, sau đó lừa đưa lên phòng 403 nhà nghỉ An Thái để “phỏng vấn”`. Tại đây, chị O. đã bị đối tượng trên khống chế, dùng băng dính trói lại, hiếp dâm rồi cướp một số tài sản...
Cũng theo lời khai của chị O, đối tượng gây án trạc 35 tuổi, cao khoảng 1m65. Sau khi đối tượng bỏ đi, chị tự cởi được trói ra ngoài báo cho gia đình đưa đến trụ sở công an trình báo.
Phỏng vấn ở nhà nghỉ, nữ gia sư mắc bẫy 'yêu râu xanh'
Ngay sau khi nhận tin, Công an huyện An Dương phối hợp với Phòng PC45 xác minh các nguồn tin của quần chúng, rà soát hàng nghìn đối tượng trên nhiều địa bàn, qua đó thấy nổi lên Phạm Thế Hoà, sinh 1978, ở thôn Đông, xã Đặng Cương, An Dương, là đối tượng có 1 tiền án về tội trộm cắp tài sản.
Căn cứ tài liệu thu thập được, ngày 14/4, Công an huyện An Dương đã xác lập chuyên án mang bí số 414CH, phối hợp với Phòng PC45 cùng các đơn vị nghiệp vụ và công an các địa phương tập trung lực lượng, khẩn trương truy lùng đối tượng.
Trong khi Ban chuyên án đang tích cực điều tra thì vào 12h ngày 17/4/2014, tại nhà nghỉ Bảo An, ở thị trấn An Dương, huyện An Dương, tiếp tục xảy ra vụ hiếp dâm, cướp tài sản tương tự và nạn nhân là chị H., sinh 1987.
Qua nhận dạng đối tượng, nạn nhân và các nhân chứng tại nhà nghỉ, đã xác định đối tượng gây án chính là Phạm Thế Hoà. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, trinh sát phát hiện Hòa đang có mặt tại nhà người cậu ruột là ông Vũ Đức Vân, sinh 1962, ở 1/3 Nguyễn Hồng Quân, phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng.
22h ngày 17/4, Phòng PC45 phối hợp với Công an phường Thượng Lý tiến hành kiểm tra hành chính nhà ông Vũ Đức Vân. Tuy nhiên với bản chất của một tên tội phạm chuyên nghiệp, khi thấy động, tên Hòa đã nhanh chân chạy lên nóc nhà hòng tẩu thoát nhưng lực lượng trinh sát đã chủ động vây bắt an toàn.
Bước đầu tại cơ quan công an, Hoà đã khai nhận gây ra các vụ hiếp dâm và cướp tài sản nêu trên. Qua công tác điều tra, mở rộng án, Phòng PC45 kết hợp với Công an huyện An Dương xác định thêm một nạn nhân khác...
Cơ quan điều tra CATP kêu gọi những ai từng là nạn nhân bị lừa tương tự các trường hợp trên hãy trình báo hoặc thông tin đến số điện thoại 0913240300.
Chiều 18/4, thay mặt lãnh đạo CATP, đại tá Nguyễn Văn Coỏng, Phó giám đốc CATP đã đến biểu dương và trao thưởng cho Phòng PC45 và Công an huyện An Dương.
VTC.VNNạn nhân sinh năm 1989 đã bị một đối tượng nam giới gọi điện thoại liên hệ hẹn gặp, sau đó lừa đưa lên phòng 403 nhà nghỉ An Thái để “phỏng vấn”`.
18h ngày 11/4, Công an huyện An Dương, Hải Phòng nhận tin báo: Vào 17h cùng ngày, tại nhà nghỉ An Thái, xã An Đồng, huyện An Dương đã xảy ra vụ hiếp dâm, cướp tài sản.
Nạn nhân là chị K.O, sinh năm 1989, người đã đăng tin quảng cáo lên mạng làm gia sư cho học sinh, bị một đối tượng nam giới gọi điện thoại liên hệ hẹn gặp, sau đó lừa đưa lên phòng 403 nhà nghỉ An Thái để “phỏng vấn”`. Tại đây, chị O. đã bị đối tượng trên khống chế, dùng băng dính trói lại, hiếp dâm rồi cướp một số tài sản...
Cũng theo lời khai của chị O, đối tượng gây án trạc 35 tuổi, cao khoảng 1m65. Sau khi đối tượng bỏ đi, chị tự cởi được trói ra ngoài báo cho gia đình đưa đến trụ sở công an trình báo.
Phỏng vấn ở nhà nghỉ, nữ gia sư mắc bẫy 'yêu râu xanh'
Ngay sau khi nhận tin, Công an huyện An Dương phối hợp với Phòng PC45 xác minh các nguồn tin của quần chúng, rà soát hàng nghìn đối tượng trên nhiều địa bàn, qua đó thấy nổi lên Phạm Thế Hoà, sinh 1978, ở thôn Đông, xã Đặng Cương, An Dương, là đối tượng có 1 tiền án về tội trộm cắp tài sản.
Căn cứ tài liệu thu thập được, ngày 14/4, Công an huyện An Dương đã xác lập chuyên án mang bí số 414CH, phối hợp với Phòng PC45 cùng các đơn vị nghiệp vụ và công an các địa phương tập trung lực lượng, khẩn trương truy lùng đối tượng.
Trong khi Ban chuyên án đang tích cực điều tra thì vào 12h ngày 17/4/2014, tại nhà nghỉ Bảo An, ở thị trấn An Dương, huyện An Dương, tiếp tục xảy ra vụ hiếp dâm, cướp tài sản tương tự và nạn nhân là chị H., sinh 1987.
Qua nhận dạng đối tượng, nạn nhân và các nhân chứng tại nhà nghỉ, đã xác định đối tượng gây án chính là Phạm Thế Hoà. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, trinh sát phát hiện Hòa đang có mặt tại nhà người cậu ruột là ông Vũ Đức Vân, sinh 1962, ở 1/3 Nguyễn Hồng Quân, phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng.
22h ngày 17/4, Phòng PC45 phối hợp với Công an phường Thượng Lý tiến hành kiểm tra hành chính nhà ông Vũ Đức Vân. Tuy nhiên với bản chất của một tên tội phạm chuyên nghiệp, khi thấy động, tên Hòa đã nhanh chân chạy lên nóc nhà hòng tẩu thoát nhưng lực lượng trinh sát đã chủ động vây bắt an toàn.
Bước đầu tại cơ quan công an, Hoà đã khai nhận gây ra các vụ hiếp dâm và cướp tài sản nêu trên. Qua công tác điều tra, mở rộng án, Phòng PC45 kết hợp với Công an huyện An Dương xác định thêm một nạn nhân khác...
Cơ quan điều tra CATP kêu gọi những ai từng là nạn nhân bị lừa tương tự các trường hợp trên hãy trình báo hoặc thông tin đến số điện thoại 0913240300.
Chiều 18/4, thay mặt lãnh đạo CATP, đại tá Nguyễn Văn Coỏng, Phó giám đốc CATP đã đến biểu dương và trao thưởng cho Phòng PC45 và Công an huyện An Dương.
Lộ diện kẻ môi giới bán thận
Thứ Bảy, 19/04/2014 22:43
NLD-Liên quan đến vụ nhiều người nghèo ở huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ đi bán thận để giải quyết khó khăn, hiện công an đã xác định 2 đối tượng môi giới nghi nằm trong đường dây mua bán nội tạng
Theo báo cáo của Công an huyện Cờ Đỏ, từ năm 2012 đến tháng 4-2014, trên địa bàn xã Thạnh Phú có 8 trường hợp “hiến tặng” thận.
Nhắm vào người túng quẫn
Trong đó, gia đình ông Ngô Văn Y (ngụ ấp 5) có tới 5 người tham gia bán thận, gồm: Ngô Hoàng Sơn (SN 1971), Ngô Ngọc Bích (SN 1973), Ngô Phú Anh (SN 1975), Ngô Phú Em (SN 1973), Ngô Thanh Hoài (SN 1987). Ngoài ra còn có 3 trường hợp khác, gồm: Hồ Văn Tranh (SN 1969, ngụ ấp 6), Lê Văn Giòn (SN 1978, ngụ ấp 6) và Danh Lan (SN 1982, ngụ ấp 7).
Ông Hồ Văn Tranh từng đi bán thận để nhận 120 triệu đồng Ảnh: NHẬT THANH
Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an TP Cần Thơ đã làm việc với 4 người con của ông Y là Phú Anh, Sơn, Phú Em và Hoài thì 3 người trong số này thừa nhận đi bán thận. Bích lánh mặt nên công an chưa làm việc được nhưng Phú Anh và Hoài khai là Bích có tham gia. PC45 xác định cuối năm 2012, Phú Anh có việc đến TP HCM thì tình cờ quen với người phụ nữ tên Sáu, khoảng 50 tuổi.
Trong quá trình quen biết, Phú Anh có cho bà Sáu biết là gia đình rất khó khăn, thiếu nợ không có tiền trả. Bà Sáu bảo Phú Anh có người muốn mua thận, nếu đồng ý bán thì sẽ có tiền. Khi Phú Anh đồng ý, bà Sáu đưa số điện thoại của ông Vinh (Việt kiều Mỹ) để liên lạc. Sau khi làm xong các thủ tục, Phú Anh bay sang tỉnh Quảng Đông -Trung Quốc gặp ông Vinh. Phẫu thuật bán thận xong, Vinh trả cho Phú Anh 50 triệu đồng. Phú Anh ở Trung Quốc 7 ngày thì về Việt Nam.
Cuối tháng 3-2008, Phú Em đi làm thuê ở TP HCM và quen một người tên Đúng. Đúng bảo mình bị hư một trái thận và nếu Phú Em bán sẽ trả 55 triệu đồng. Phú Em đồng ý. Sau đó, 2 người đến bệnh viện làm thủ tục cho thận. Cuối năm 2010, vợ của Hoài bị bệnh không có tiền chữa trị, Phú Anh gợi ý Hoài đi bán thận kiếm tiền. Phú Anh đưa số điện thoại của bà Sáu cho Hoài liên lạc. Sau khi đi Hà Nội để cắt ghép thận, Hoài được bà Sáu “cho” 110 triệu đồng. Riêng Bích, theo trình bày của Hoài, khoảng cuối năm 2008, sau khi bán thận về, Bích có kể cho Hoài và Phú Anh biết là có đi bán thận nhưng bán được bao nhiêu, ở đâu thì không nói.
Mua, bán dễ dàng
Ngoài 5 người con của gia đình ông Y, PC45 cũng xác định được Lan và Tranh bán thận vì nghèo. Lan và Anh là chỗ quen biết nên khi nghe Anh kể việc mình đi bán thận, Lan nhờ Anh tìm người để bán thận lấy tiền trả nợ. Anh có quen biết một người tên Út (khoảng 30 tuổi, không rõ địa chỉ). Khoảng tháng 9-2012, Anh dẫn Lan lên TP HCM gặp Út để làm thủ tục bán thận. Sau khi tiến hành các thủ tục và xét nghiệm máu xong, khoảng 30 ngày sau, Lan đến TP HCM gặp Út và được Út giao cho người mua thận tên Phú (không rõ địa chỉ) để đi qua Trung Quốc phẫu thuật cắt ghép thận. Sau khi xong, Út trả cho Lan 100 triệu đồng.
Khoảng tháng 8-2013, ông Tranh đi làm thuê ở TP HCM, có quen biết Nguyễn Quốc Lợi ở huyện Nhà Bè. Ông Lợi tâm sự mình bị hư 2 quả thận, nếu Tranh đồng ý bán 1 quả thì ông Lợi trả 120 triệu đồng. Đến tháng 1-2014, ông Tranh và Lợi đến bệnh viện tiến hành cắt ghép thận, sau đó ông Lợi trả cho ông Tranh 120 triệu đồng. Đối với trường hợp của ông Giòn, hiện đi làm thuê không rõ ở đâu nên công an chưa làm việc được.
Ca Linh
NLD-Liên quan đến vụ nhiều người nghèo ở huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ đi bán thận để giải quyết khó khăn, hiện công an đã xác định 2 đối tượng môi giới nghi nằm trong đường dây mua bán nội tạng
Theo báo cáo của Công an huyện Cờ Đỏ, từ năm 2012 đến tháng 4-2014, trên địa bàn xã Thạnh Phú có 8 trường hợp “hiến tặng” thận.
Nhắm vào người túng quẫn
Trong đó, gia đình ông Ngô Văn Y (ngụ ấp 5) có tới 5 người tham gia bán thận, gồm: Ngô Hoàng Sơn (SN 1971), Ngô Ngọc Bích (SN 1973), Ngô Phú Anh (SN 1975), Ngô Phú Em (SN 1973), Ngô Thanh Hoài (SN 1987). Ngoài ra còn có 3 trường hợp khác, gồm: Hồ Văn Tranh (SN 1969, ngụ ấp 6), Lê Văn Giòn (SN 1978, ngụ ấp 6) và Danh Lan (SN 1982, ngụ ấp 7).
Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an TP Cần Thơ đã làm việc với 4 người con của ông Y là Phú Anh, Sơn, Phú Em và Hoài thì 3 người trong số này thừa nhận đi bán thận. Bích lánh mặt nên công an chưa làm việc được nhưng Phú Anh và Hoài khai là Bích có tham gia. PC45 xác định cuối năm 2012, Phú Anh có việc đến TP HCM thì tình cờ quen với người phụ nữ tên Sáu, khoảng 50 tuổi.
Trong quá trình quen biết, Phú Anh có cho bà Sáu biết là gia đình rất khó khăn, thiếu nợ không có tiền trả. Bà Sáu bảo Phú Anh có người muốn mua thận, nếu đồng ý bán thì sẽ có tiền. Khi Phú Anh đồng ý, bà Sáu đưa số điện thoại của ông Vinh (Việt kiều Mỹ) để liên lạc. Sau khi làm xong các thủ tục, Phú Anh bay sang tỉnh Quảng Đông -Trung Quốc gặp ông Vinh. Phẫu thuật bán thận xong, Vinh trả cho Phú Anh 50 triệu đồng. Phú Anh ở Trung Quốc 7 ngày thì về Việt Nam.
Cuối tháng 3-2008, Phú Em đi làm thuê ở TP HCM và quen một người tên Đúng. Đúng bảo mình bị hư một trái thận và nếu Phú Em bán sẽ trả 55 triệu đồng. Phú Em đồng ý. Sau đó, 2 người đến bệnh viện làm thủ tục cho thận. Cuối năm 2010, vợ của Hoài bị bệnh không có tiền chữa trị, Phú Anh gợi ý Hoài đi bán thận kiếm tiền. Phú Anh đưa số điện thoại của bà Sáu cho Hoài liên lạc. Sau khi đi Hà Nội để cắt ghép thận, Hoài được bà Sáu “cho” 110 triệu đồng. Riêng Bích, theo trình bày của Hoài, khoảng cuối năm 2008, sau khi bán thận về, Bích có kể cho Hoài và Phú Anh biết là có đi bán thận nhưng bán được bao nhiêu, ở đâu thì không nói.
Mua, bán dễ dàng
Ngoài 5 người con của gia đình ông Y, PC45 cũng xác định được Lan và Tranh bán thận vì nghèo. Lan và Anh là chỗ quen biết nên khi nghe Anh kể việc mình đi bán thận, Lan nhờ Anh tìm người để bán thận lấy tiền trả nợ. Anh có quen biết một người tên Út (khoảng 30 tuổi, không rõ địa chỉ). Khoảng tháng 9-2012, Anh dẫn Lan lên TP HCM gặp Út để làm thủ tục bán thận. Sau khi tiến hành các thủ tục và xét nghiệm máu xong, khoảng 30 ngày sau, Lan đến TP HCM gặp Út và được Út giao cho người mua thận tên Phú (không rõ địa chỉ) để đi qua Trung Quốc phẫu thuật cắt ghép thận. Sau khi xong, Út trả cho Lan 100 triệu đồng.
Khoảng tháng 8-2013, ông Tranh đi làm thuê ở TP HCM, có quen biết Nguyễn Quốc Lợi ở huyện Nhà Bè. Ông Lợi tâm sự mình bị hư 2 quả thận, nếu Tranh đồng ý bán 1 quả thì ông Lợi trả 120 triệu đồng. Đến tháng 1-2014, ông Tranh và Lợi đến bệnh viện tiến hành cắt ghép thận, sau đó ông Lợi trả cho ông Tranh 120 triệu đồng. Đối với trường hợp của ông Giòn, hiện đi làm thuê không rõ ở đâu nên công an chưa làm việc được.
Ca Linh
Tự nguyện bán!
Theo thượng tá Lê Công Đoàn, Phó PC45 Công an TP Cần Thơ, tất cả trường hợp đi bán thận như đã nêu đều tự nguyện, vì gia đình nghèo không có tiền trả nợ, người thân bị bệnh không có tiền điều trị. Căn cứ vào lời khai của những người đi bán thận, có cơ sở nhận định bà Sáu và một người tên Út là 2 đối tượng có khả năng nằm trong đường dây môi giới mua bán thận. Hiện PC45 đang mở rộng điều tra.
3 cái chết tức tưởi vì quá mê tín
Cuộc sống của người Mông vẫn còn rất nhiều khó khăn. Một góc thôn Khởi Ngoa.
Thuê thầy về làm lễ cúng bái, trừ tà để chữa bệnh cho đứa con trai đang bị ốm nhưng cúng nhiều lần bệnh vẫn không khỏi, nghi một phụ nữ làng bên “thả ma” làm con mình ốm chết nên vợ chồng Lử dùng gậy đánh người phự nữ này tử vong.
Câu chuyện đau lòng này vừa xảy ra vào ngày 8.4 tại nhà vợ chồng anh Tràng A Lử (SN 1987) và Lù Thị Súa (SN 1988) ở thôn Khởi Ngoa, xã Liêm Phú (Văn Bàn, Lào Cai).
Thuê thầy cúng về chữa bệnh
Theo hồ sơ vụ việc, ngày 7.4, do đứa con trai của mình là Tráng A Thái (sinh tháng 2.2014) bị ốm nặng, lười ăn nên Lử và vợ vội vàng chạy sang nhà ông Tráng Là Su ở xã Khánh Yên Hạ mời ông Su sang nhà làm lễ cúng bái giải trừ tà để chữa bệnh cho con vì vợ chồng Lử cho rằng con ma rừng đang phá hoại, làm cho con trai của Lử bị đau ốm.
Sau nhiều lần làm lễ cúng trừ tà, giải hạn bệnh tình của con vẫn không hề thuyên giảm, thay vì đưa con đến trạm xá điều trị vợ chồng Lử quyết định đi xem bói rồi về nhà soi quả trứng gà và đọc tên người mình nghi “thả ma”. Cuối cùng, vợ chồng Lử nghi cho chị Thào Thị Dinh (SN 1991, ở làng bên) là người đã “thả ma” làm con của Lử bị đau ốm.
Theo quan niệm của người Mông, nếu cúng bái trừ tà nhưng vẫn không khỏi bệnh thì chắc chắn có người “thả ma” để gây họa cho người thân của mình. Nếu muốn đuổi con ma đi phải tìm được người đã “thả ma” để nhờ họ đến cột hờ sợi dây vải vào cổ người bệnh để đuổi. “Phong tục này được truyền lại từ nhiều đời nay soi trứng tìm người thả ma không phải ai cũng có thể làm được, tìm được người chính xác hay không chúng tôi cũng không thể biết được”, ông Sung một người dân địa phương nói.
Nghi ngờ như vậy nên trưa 8.4, vợ chồng Lử chạy sang nhà vợ chồng của Dinh tại thôn Nà Nheo (xã Liêm Phú) nhờ Dinh đến buộc dây vải vào cổ cháu Thái để đuổi ma. Khi đưa Dinh về nhà, theo phong tục của người Mông, Lử lấy ra một sợi dây bằng vải đưa cho Dinh cột hờ vào cổ cháu Thái, khoảng 30 phút sau khi cột dây chị Súa kiểm tra sức khỏe của con thì phát hiện cháu Thái đã qua đời.
Đối tượng Tráng A Lử bị cơ quan công an bắt giữ ngay tại nhà sau khi gây án. (ảnh do cơ quan điều tra cung cấp) |
Quá đau đớn vì mất con và nghi Dinh “thả ma” làm hại con mình, Lử vào nhà lấy sợi dây thừng ra khống chế cột tay Dinh sau đó treo lên xà nhà, xong xuôi hai vợ chồng Lử mỗi người dùng một đoạn cây đánh tới tấp vào người Dinh mặc cho Dinh gào thét, kêu khóc và nhiều người can ngăn. Cho đến lúc trong người thấy mệt, chị Dinh ngừng kêu khóc vợ chồng Lử mới chịu dừng tay, lúc này nhiều người đến thì thấy chị Dinh đã chết.
Anh Tráng A Tủa - chồng chị Dinh kể lại sự việc: “Vợ chồng tôi đang chuẩn bị ăn cơm để đi làm thì thấy vợ chồng Lử chạy đến xông thẳng vào nhà, họ một mực khăng khăng cho rằng vợ tôi thả ma để làm hại con trai họ, vợ tôi bảo không làm việc này và không biết cách đuổi ma. Vì vợ chồng họ năn nỉ nhiều nên vợ tôi đi theo sang nhà họ để đuổi ma cho con họ, đến chiều tối thì tôi nhận được tin vợ mình bị đánh chết tại nhà Lử. Vợ tôi thật là đi làm ơn lại mắc oán…”. Cơ quan chức năng huyện Văn Bàn đã ra lệnh bắt khẩn cấp Tráng A Lử và Lù Thị Súa, tuy nhiên Súa bỏ trốn khỏi nhà.
Nỗi đau mang tên: Hủ tục
Ngày 10.4, người dân địa phương bàng hoàng hơn khi phát hiện chị Súa đã chết cách nhà khoảng 400m, nguyên nhân ban đầu được xác định Súa chết do ăn lá ngón tự tử.
Về xã Liêm Phú những ngày này, từ đầu làng đến cuối xóm, ai nấy đều tỏ ra bàng hoàng, lo lắng khi cùng một lúc họ phải chứng kiến 3 cái chết đau lòng mà nguyên nhân chính là do hủ tục. “Nếu bỏ cúng bái, bỏ hết bói toán, bỏ niềm tin vào con ma rừng mà đưa cháu Thái đến bệnh viện thì đâu đến nỗi này…”, bà Nông một người dân địa phương ngậm ngùi chia sẻ.
Căn nhà của Lử nằm liêu xiêu dưới chân núi, trong nhà trống huơ, trống hoác. Chiếc bàn gỗ đã cũ được anh em làng xóm xếp gọn vào một góc nhà đặt di ảnh của vợ và con Lử. Lử bị công an bắt đi để lại mẹ già và đứa con gái mới 4 tuổi, đã gần 1 tuần trôi qua nhưng bà N - mẹ Lử vẫn như chưa tin được đó là sự thật. Cũng không khá giả hơn Lử là mấy, chị Dinh ra đi để lại cho người chồng trẻ 3 đứa con, đứa con út của Dinh mới 3 tháng tuổi, từ khi mẹ mất đến nay lúc nào cũng ốm yếu, khóc thét cả ngày vì khát sữa. Chỉ tay vào di ảnh mẹ, đứa con đầu năm nay mới 4 tuổi của Dinh hồn nhiên: “Mẹ cháu đấy, mẹ cháu lên trời chơi ít hôm rồi mới về, hôm nào về mẹ mua sữa, mua nhiều đồ chơi cho cháu”.
Nói về sự việc đau lòng đã xảy ra ông Trần Tiến Dũng - Phó chủ tịch UBND xã Liêm Phú chỉ biết lắc đầu: “Đau lòng lắm, tất cả chỉ vì hiểu biết của người dân còn hạn chế, vì họ còn quá tin vào con ma rừng”…