17/04/2014 12:06
Cộng đồng mạng đang chia sẻ bức ảnh chụp lá thư tỏ tình của cô bé tên Trần Minh Hương ở Hải Phòng. Bức thư được viết vào ngày 13.4.2014 gửi "bạn trai" có tên Vịt. Theo chia sẻ, cô bé này là học sinh lớp 5.
Mở đầu lá thư, tác giả bày tỏ sự bối rối, suy nghĩ rất lâu khi quyết định viết thư này. "Thời gian qua, Vịt đã là người bạn trai tốt hơn bao giờ hết mà tôi từng có. Vì không có đủ can đảm để nói sự thật với Vịt nên tôi mới ngại ngùng viết thư và lén lút như thế này".
Lá thư tỏ tình của một học sinh tiểu học. Ảnh: FB.
Cô bé 10 tuổi tiếp: "Tôi đoán là Vịt đã thích tôi ngay từ cái nhìn đầu tiên và không dám tỏ tình. Thời gian qua Vịt vẫn chờ đợi sự đồng ý của tôi đúng không?".
Cô học trò kết thúc bằng một câu tiếng Anh ngô nghê khiến nhiều người bật cười: "I love you, very so much".
Ngay khi đăng tải, lá thư tỏ tình được cộng đồng mạng nhận định là "bá đạo". Là con gái nhưng tác giả của bức thư không ngại ngần thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.
Binh Nguyen chia sẻ: "Dễ thương. Đây là tình cảm của con nít, của thời học sinh nghịch ngợm nên khi đọc cảm thấy rất hồn nhiên, trong sáng, đáng yêu".
Một số bình luận cho rằng là học sinh tiểu học mà đã có những lời yêu đương như thế này thì không nên. "Các em đang tuổi ăn học, còn rất bé mà đã yêu đương như thế này thì thật đáng báo động. Gia đình, nhà trường cần có biện pháp để ngăn chặn", Sang Bình nói.
Theo Vnexpress
Thursday, April 17, 2014
Không thực tâm cải cách thì vào TPP vô ích
Nam Nguyên, phóng viên RFA-2014-04-18
Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công thương - Trưởng đoàn đàm phán TPP của Việt Nam (phải) và Bà Barbara Weisel, Trưởng đoàn đàm phán TPP của Mỹ tại cuộc họp báo chung ở Singapore vào ngày 13 tháng 3 năm 2013 sau khi kết thúc một vòng đàm phán TPP.AFP PHOTO / ROSLAN Rahman
Với hy vọng Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP có thể được thông qua vào cuối năm 2014 và Hiệp định thương mại tự do với EU đầu năm 2015, Hà Nội hy vọng có một lộ trình nhất định để Việt Nam thực hiện những cải cách then chốt, đáp ứng những điều kiện khắt khe để được hưởng lợi.
Kinh tế hay kinh tế chính trị?
TS Phạm Chí Dũng nhà nghiên cứu độc lập ở TP.HCM cảnh báo tình trạng Việt Nam sẽ mất nhiều hơn được, nếu nhà nước chỉ cải cách nửa vời để được chấp nhận tham gia TPP.
Được biết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương có tham vọng thiết lập một khu vực thương mại tự do trải dài từ Úc qua một phần Đông Nam Á tới Châu Mỹ. Khu vực này chi phối 40% GDP và 1/3 trao đổi thương mại toàn cầu. Việt Nam hy vọng rất nhiều về việc gia tăng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tới các nước TPP trong đó có các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Canada... TS Phạm Chí Dũng nhận định:
“Cái khó khi vào TPP mà anh không thay đổi, không cải thiện ngay hệ thống luật pháp, cũng như triển khai và thực thi luật pháp thì chính anh sẽ bị thiệt hại đầu tiên. Việt Nam sẽ bị thiệt thòi đầu tiên trong cuộc cạnh tranh quốc tế, tức là thuế suất có thể giảm từ 15%-17% xuống 0% cho dệt may lộ trình tới năm 2016. Nhưng chưa kịp xuất hàng đi thì coi chừng đã phải nhập hàng với thuế suất 0%. Tại vì khác với định chế Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đối với TPP có thể nói đây là cuộc cạnh tranh sòng phẳng hơn nhiều và không có ưu ái cho ai hết. Đây là một cuộc cạnh tranh công bằng và nếu như một bên không thể tỏ rõ bản lĩnh và năng lực của họ thì họ chỉ có thiệt thòi mà thôi.
Không nâng cao được ít nhất về mặt nhận thức TPP là cái gì, TPP thực chất là vấn đề kinh tế hay còn là vấn đề kinh tế chính trị... thì lúc đó các doanh nghiệp Việt Nam sẽ lãnh đủ.
-TS Phạm Chí Dũng
Tôi e rằng cuộc chơi sắp tới ngay cả khi Việt Nam được tham gia vào TPP trong tình trạng hiện nay, không cải cách doanh nghiệp nhà nước, không nâng cao được ít nhất về mặt nhận thức TPP là cái gì, TPP thực chất là vấn đề kinh tế hay còn là vấn đề kinh tế chính trị... thì lúc đó các doanh nghiệp Việt Nam sẽ lãnh đủ và nền kinh tế việt nam sẽ không thể nhờ váo cứu cánh TPP để có thể phục hồi, thoát khỏi suy thoái hiện nay.”
Báo chí Việt Nam trích lời ông Trương Đình Tuyển, cố vấn cao cấp của Chính phủ về đàm phán hội nhập quốc tế: Việt Nam đang tới gần hơn Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP. Việt Nam và Hoa Kỳ ở trong số 12 quốc gia tham gia đàm phán TPP, trong đàm phán với Hoa Kỳ hai bên đã giải quyết được 7 trong số 10 điểm khác biệt. Theo lời nhân vật từng là Bộ trưởng Thương Mại thì vào TPP một trong những vấn đề đau đầu đối với Việt Nam là điều kiện về quyền tự do lập nghiệp đoàn. Quan điểm của Hà Nội là chỉ có một Tổng liên đoàn lao động và không thể chấp nhận yêu cầu này. Tuy vậy, ông Trương Đình Tuyển khẳng định, Việt Nam sẽ thỏa hiệp vấn đề này bằng cách mở rộng quyền của công đoàn cơ sở.
Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế nguyên thành viên ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ cho rằng:
Trưởng đoàn đàm phán TPP từ 11 quốc gia, Australia, Brunei, Canada, Chile, Singapore, Mexico, New Zealand, Peru, Mỹ và Việt Nam tham dự cuộc họp báo chung ở Singapore vào ngày 13 tháng 3 năm 2013 sau khi kết thúc một vòng đàm phán-TPP. AFP PHOTO / ROSLAN Rahman.
“Tổ chức công đoàn dù thành lập bằng hình thức nào thì cũng vẫn phải tôn trọng quyền của người công nhân của những người tham gia công đoàn là điều thiết yếu nhất. Nếu tin ở công nhân, tin ở người dân của mình thì tôi nghĩ nhà nước hoàn toàn có thể cải thiện những qui định liên quan về công đoàn được.
Nhưng lâu nay hệ thống công đoàn cũng chưa thực sự làm tốt vai trò của mình, thí dụ nhiều trường hợp được nêu lên báo chí và trường hợp thực tế là ở Việt Nam tình trạng đình công tăng lên rất nhiều, mỗi năm xảy ra hàng trăm vụ đình công nhưng hầu hết không được công đoàn dẫn dắt. Ở đây người ta có ý phê phán vai trò của công đoàn là chưa thực sự nắm được yệu cầu của công nhân và không tham gia giải quyết được những bức xúc, để đến mức công nhân phải đình công theo một cách tạm gọi là tự phát. Từ đó gây ra những rắc rối nhất định và thậm chí họ còn đặt vấn đề phải chăng công đoàn ăn lương của các ông chủ nên đứng về phía các ông chủ chứ không đứng về phía công nhân. Với những điều như vậy nó đòi hỏi thay đổi hệ thống công đoàn, chính bản thân hệ thống công đoàn hiện nay muốn giữ được vị trí của mình, muốn phát triển được thì phải thay đổi cách hoạt động của mình, phải quan tâm nhiều hơn đến quyền lợi của công nhân, phải thực sự đại diện cho công nhân.”
Quyền lập hội của người lao động
TS Phạm Chí Dũng nhận định là, vấn đề quyền lập hội của người lao động gần như là một điều kiện tiên quyết đặt ra cho việc Việt Nam có được vào TPP hay không bên cạnh vấn đề nhân quyền và vấn đề doanh nghiệp nhà nước. TS Phạm Chí Dũng cho là thực tế đã minh chứng là khó tin tưởng sự hứa hẹn của nhà nước Việt Nam. Ông nói:
Thực chất các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam bây giờ vô cùng khốn khó và tính độc quyền quá cao. Thay đổi nó chính là thay đổi cái nồi cơm làm họ mất đi quyền lợi.
-TS Phạm Chí Dũng
“Tháng 10/2013 trong vòng đàm phán ở Brunei nghe nói một số nước trong TPP xác nhận là có thể cho nhà nước Việt Nam ân hạn trong vòng 5 năm để cải cách các doanh nghiệp nhà nước. Đó là một điều kiện cần cùng với vấn đề nghiệp đoàn lao động. Nhưng thực chất các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam bây giờ vô cùng khốn khó và tính độc quyền quá cao. Thay đổi nó chính là thay đổi cái nồi cơm làm họ mất đi quyền lợi, thế thì làm sao có thể cải cách được. Sau khi có xác nhận về ân hạn 5 năm thì cũng có một vài động thái ở Việt Nam về cải cách doanh nghiệp nhà nước, rồi cổ phần hóa, nhưng tất cả cũng chỉ là trên từ ngữ mà thôi. Trong thông điệp đầu năm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề cập giảm độc quyền xóa độc quyền. Nhưng mà cho tới nay thì tất cả những mặt hàng chiến lược chẳng hạn như xăng dầu rồi điện và sữa vẫn còn y nguyên và vẫn bùng nhùng tăng giá đè đầu cưỡi cổ người dân.”
Trong đàm phán TPP, Hoa Kỳ đòi hỏi nguyên tắc bình đẳng trong kinh doanh giữa các thành phần kinh tế. Việt Nam muốn duy trì bao nhiêu doanh nghiệp nhà nước cũng được nhưng phải cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp tư nhân, không được hưởng đặc quyền đặc lợi. Trong đàm phán FTA với EU, theo lời cựu Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển Việt nam được yêu cầu phải chấm dứt mọi ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nước cả trên luật pháp cho tới thực tiễn. Trong đó có vấn đề đất đai, cũng như được cấp tín dụng chỉ định từ ngân hàng thương mại của nhà nước.
Ngoài những thay đổi căn bản về thể chế để có thể đạt tới Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và Hiệp định thương mại tự do với EU, việc hưởng lợi từ xuất khẩu hàng hóa miễn thuế vào các thị trường liên quan cũng không phải là một món quà dễ dàng. Thí dụ hàng dệt may vào TPP để hưởng thuế suất 0% mà hiện nay xuất vào Hoa Kỳ chịu thuế trung bình 17%, ngành dệt may phải vượt qua điều kiện cực kỳ khó khăn là phải bảo đảm sợi dệt được sản xuất nội khối TPP. Dệt may Việt Nam hiện nay lệ thuộc nguyên liệu giá rẻ từ Trung Quốc, nếu nhập bông sợi từ Mỹ thì giá thành sản xuất sẽ tăng cao khó cạnh tranh.
Nếu vì mê đọc mà ăn cắp sách thì nên... tặng thêm sách
MỘT THẾ GIỚI - "Kẻ trộm sách" là tác phẩm của nhà văn Úc Markus Zusak đã làm mưa làm gió trên bảng xếp hạng những cuốn sách bán chạy nhất của New York Times... (Ảnh: Internet)
Nếu vì lý do mê học, mê đọc nhưng không có tiền nên em lấy cắp 2 cuốn sách thì những người có trách nhiệm nên tặng luôn cho em, thậm chí cho thêm và khuyến khích em học.
Bác sĩ Lâm Hữu Tài, chuyên khoa tâm thần, Trung tâm tế dự phòng quận 1, TP.HCM nói như vậy sau khi xem hình ảnh nữ sinh đeo chiếc khăn quàng đỏ bị các nhân viên của một siêu thị ở tỉnh Gia Lai bắt trói 2 tay ngược về phía sau, dùng băng keo dán vào lan can, sau đó bắt đeo trước ngực tấm bảng: “Tôi là người ăn trộm”, rồi chụp hình tung lên mạng.
Nên tặng món hàng đó cho em
Theo bác sĩ Tài, những nhân viên của siêu thị này hành xử theo kiểu xem em như một kẻ trộm cắp phải xử lý hình sự. Việc bắt trói em vào thành lan can, bắt đeo bảng “tôi là người ăn trộm” trước ngực như thế, khi em không phải là người phạm tội lớn mà xem em là một người phạm tội lớn.
Ngay cả công an, khi bắt kẻ phạm tội, đôi lúc còn chưa bắt đeo bảng như thế, còn chừa cho họ con đường để hoàn lương.
Đây là vấn đề cần phải xem lại, khi có một tình huống xảy ra mà người lớn phải xử sự như thế nào đối với một đứa trẻ.
Bác sĩ Tài cho rằng, nếu như em lấy món hàng gì đó có giá trị thì chuyện sẽ khác, đằng này vì lý do em mê học nhưng không có tiền nên đã lấy cắp 2 cuốn sách.
“Trong tình huống này, những người có trách nhiệm ở đây nên tặng luôn cho em, thậm chí cho thêm và khuyến khích em học. Qua đó, nhắc nhở nhẹ nhàng, dạy cho em hiểu rằng, nếu muốn điều gì mà không có tiền để mua thì cứ trình bày hoàn cảnh để mọi người ở đây xem xét giải quyết cho em.
Tôi nghĩ với vai trò giám đốc của một siêu thị, chắc chắn rằng họ cũng đã từng nhiều lần bỏ ra một số tiền lớn hơn nhiều so với 2 cuốn sách để đi làm từ thiện, tặng quà cho học sinh nghèo thì không có lý do gì người giám đốc siêu thị này lại tiếc 2 quyển sách mà không tặng luôn cho em”, bác sĩ Tài chia sẻ.
Tương lai em về đâu
Theo bác sĩ Tài, cách hành xử của người lớn như vậy là quá nhẫn tâm. Điều này không phải 1 cá nhân mà có đến 3, 4 người cùng đồng quan điểm ứng xử như thế đối với một em bé mang chiếc khăn quàng đỏ trên cổ là hết sức phản cảm. Cách hành xử của người lớn như thế là quá ác độc, cần phải được lên án.
Việc làm này khiến em cảm thấy mình bị sỉ nhục, cảm thấy xấu hổ, tội lỗi. Bên cạnh đó, lại còn tung lên mạng, nhiều bạn bè khác của em biết được, không chỉ riêng ở địa phương của Gia Lai mà cả nước, thậm chí ở nước ngoài cũng biết được.
Tuy em có sai là đã lấy cắp 2 cuốn sách, nhưng người lớn đối xử như thế, sẽ gây ảnh hưởng lớn về mặt tâm thần của em sau này.
Nhiều khả năng, sau này em sẽ rơi vào tâm lý tự ti, mặc cảm, không dám gần gủi bạn bè, thầy cô trong lớp. Và khi đó, em sẽ sống biệt lập ra khỏi tập thể mà ngày trước em đã sống một cách hồn nhiên.
“Sự hành xử thô bạo của người lớn, khiến em sẽ sống khép kín, đôi khi có những suy nghĩ tiêu cực vì cảm thấy xấu hổ. Đó là chưa kể, tuổi trẻ của em còn có những hành động dại dột, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Đối với những đứa trẻ như thế tâm hồn còn thơ dại, rất dễ bị san chấn. Điều đó có thể ám ảnh em suốt cả cuộc đời, khiến em mất tập trung trong chuyện học hành, vì lúc nào em cũng nghĩ, mọi người xung quanh nhìn mình với một ánh mắt dè bĩu”, bác sĩ Tài phân tích.
Điều nguy hiểm hơn, theo bác sĩ Tài, nếu sau này chẳng may có bạn bè hay một ai đó châm chọc, trêu ghẹo thì có thể lập lại trong tâm hồn em những ký ức xấu, khiến em có thể dẫn đến tự sát, hoặc nhẹ hơn là bỏ học. Và khi đó, tương lai của em sẽ đi về đâu, chỉ vì 2 cuốn sách.
Giáo dục nhẹ nhàng mà khoa học
Từ sự việc trên, bác sĩ Tài cũng đề cập đến những trường hợp tương tự khác, nếu xảy ra sau này. Theo bác sĩ Tài, ngay cả những đứa bé có tiền, nhưng ham mê, thích một món hàng gì đó muốn lấy cắp mà các em nghĩ rằng, có thể qua mặt được mọi người.
Nếu chúng ta có bắt được thì nên dạy cho các em, phân tích cho các em thấy hành vi đó là không đúng, không được xã hội chấp nhận. Phân tích cho các em thấy tác hại, nếu sau này lớn lên mà vẫn tiếp tục hành vi này thì sẽ vi phạm pháp luật. Và có thể, chúng ta cũng nên tặng cho các em món hàng đó, để cho các em có một ấn tượng đẹp, sau này các em rút kinh nghiệm, không dám làm điều đó.
Khi đó, các em sẽ hiểu rằng, nếu thiếu cái gì thì xin cha, mẹ hay xin thẳng những nơi bán món hàng đó. Phải dạy cho các em hiểu được chân lý sống "nghèo cho sạch, rách cho thơm”, để xứng đáng là một học trò ngon.
“Đối với tất cả các trẻ khi làm điều gì sai, chúng ta nên lựa lời, phân tích và kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để giáo dục, chứ không nên bêu riếu các em như thế. Phải có phương pháp nhẹ nhàng,nhưng khoa học, không nên xem trẻ như người ăn cắp ăn trộm trưởng thành”, bác sĩ Tài nhắn nhủ.
Hồ Quang
Cảm động bà mẹ tặng hạt mùi cho các bé bị sởi
17/04/2014 06:00 GMT+7
VNN-Trước tình hình dịch sởi đang diễn biến phức tạp, các bậc phụ huynh lo lắng tìm mua hạt mùi để đun nước lau người cho con khiến giá của sản phẩm này bị các chủ shop tăng lên một cách chóng mặt. Một bà mẹ có nick name Vườn của bé đã quyết định mua 30kg để tặng miễn phí cho các bậc cha mẹ có con nhỏ.
Theo đó, trên trang facebook của mình, bà mẹ này viết: “Trước dịch sởi đang diễn biến rất phức tạp và sự hoang mang của cha mẹ có con nhỏ, chẳng biết làm gì giúp các con ngoài sự lo lắng đến tột cùng. Mỗi ngày mở báo ra đọc tin, mở Facebook, đập vào mắt mình là những thông tin "bao nhiêu trẻ đã chết vì Sởi và biến chứng của Sởi". Đau lòng lắm các mẹ ơi. Chạy ra chợ mua hạt mùi về tắm cho con thì giá tăng chóng mặt.
Em có nhờ chị em mua cho 30kg hạt mùi quê (chị em ở Thái Bình), em sẽ phát miễn phí cho các mẹ có con nhỏ, mỗi mẹ đăng ký em tặng 0,5kg hạt mùi khô (mùi ta) nhé. Coi như giúp được các con chút nào mình nhẹ lòng trước đại dịch chút đó”.
Nick name Vườn của bé đã quyết định mua 30kg hạt mùi để tặng cho các mẹ có con nhỏ cần hạt mùi để giúp con phòng, chữa bệnh Sởi.
Không chỉ hứa tặng 0,5 kg hạt mùi cho mỗi bà mẹ có nhu cầu dùng để tắm cho con, bà mẹ này còn bày tỏ nguyện vọng được vào "tâm sởi" “để phát miễn phí, thậm chí là đun sẵn nước rồi đến đó phát cho những bé đang bị sởi để tắm, để lau người”.
Tuy nhiên, vì điều kiện không cho phép (đang mang bầu, và cũng có con nhỏ) nên bà mẹ này mong muốn “nếu ai có lòng vào viện Nhi phát, hoặc có sức người, em sẽ xung phong nấu nước sẵn để đi giúp các con!”
Ngay khi được chia sẻ lên mạng xã hội Facebook, status trên đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Cụ thể, chỉ sau 1h xuất hiện, tính riêng trên trang facebook của Hội những bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, chia sẻ tặng hạt mùi miễn phí của nickname này đã có tới 418 lượt share, và 383 bình luận của các thành viên.
Trong đó, không chỉ những bà mẹ có con nhỏ muốn nhận được hạt mùi miễn phí, nhiều bà mẹ không có nhu cầu nhưng vẫn rất cảm động với tấm lòng của bà mẹ trên. Do vậy, trên facebook, nickname Hangson viết: “Mẹ đang làm được việc rất tốt. Chúc các con mẹ nó không sao, và dịch Sởi chóng qua”. Một bà mẹ khác cũng viết: “Mẹ này tuyệt quá !”.
Trong một diễn biến khác, tại các chợ dân sinh như Ngã Tư Sở, Khương Đình, Nghĩa Tân… giá hạt mùi dao động từ 120.000 đồng đến 300.000 đồng tùy khu vực. Trong khi đó, trước đây, vào các ngày thường, giá hạt mùi chỉ khoảng 80.000-100.000 đồng mỗi kg.
Trên một số trang bán hàng online, hạt mùi còn được phân thành 3 loại khác nhau với giá dao động 70.000- 220.000 đồng mỗi kg. Loạt 3 có nhiều hạt lép giá khoảng 70.000-100.000 đồng. Loại 1 và 2 chất lượng hạt đồng đều giá cao hơn, từ 120.000 đến 220.000 đồng mỗi kg. Trường hợp mua theo lạng, giá đắt hơn, khoảng 25.000 đồng mỗi lạng
Minh Anh
VNN-Trước tình hình dịch sởi đang diễn biến phức tạp, các bậc phụ huynh lo lắng tìm mua hạt mùi để đun nước lau người cho con khiến giá của sản phẩm này bị các chủ shop tăng lên một cách chóng mặt. Một bà mẹ có nick name Vườn của bé đã quyết định mua 30kg để tặng miễn phí cho các bậc cha mẹ có con nhỏ.
Theo đó, trên trang facebook của mình, bà mẹ này viết: “Trước dịch sởi đang diễn biến rất phức tạp và sự hoang mang của cha mẹ có con nhỏ, chẳng biết làm gì giúp các con ngoài sự lo lắng đến tột cùng. Mỗi ngày mở báo ra đọc tin, mở Facebook, đập vào mắt mình là những thông tin "bao nhiêu trẻ đã chết vì Sởi và biến chứng của Sởi". Đau lòng lắm các mẹ ơi. Chạy ra chợ mua hạt mùi về tắm cho con thì giá tăng chóng mặt.
Em có nhờ chị em mua cho 30kg hạt mùi quê (chị em ở Thái Bình), em sẽ phát miễn phí cho các mẹ có con nhỏ, mỗi mẹ đăng ký em tặng 0,5kg hạt mùi khô (mùi ta) nhé. Coi như giúp được các con chút nào mình nhẹ lòng trước đại dịch chút đó”.
Nick name Vườn của bé đã quyết định mua 30kg hạt mùi để tặng cho các mẹ có con nhỏ cần hạt mùi để giúp con phòng, chữa bệnh Sởi.
Không chỉ hứa tặng 0,5 kg hạt mùi cho mỗi bà mẹ có nhu cầu dùng để tắm cho con, bà mẹ này còn bày tỏ nguyện vọng được vào "tâm sởi" “để phát miễn phí, thậm chí là đun sẵn nước rồi đến đó phát cho những bé đang bị sởi để tắm, để lau người”.
Tuy nhiên, vì điều kiện không cho phép (đang mang bầu, và cũng có con nhỏ) nên bà mẹ này mong muốn “nếu ai có lòng vào viện Nhi phát, hoặc có sức người, em sẽ xung phong nấu nước sẵn để đi giúp các con!”
Ngay khi được chia sẻ lên mạng xã hội Facebook, status trên đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Cụ thể, chỉ sau 1h xuất hiện, tính riêng trên trang facebook của Hội những bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, chia sẻ tặng hạt mùi miễn phí của nickname này đã có tới 418 lượt share, và 383 bình luận của các thành viên.
Trong đó, không chỉ những bà mẹ có con nhỏ muốn nhận được hạt mùi miễn phí, nhiều bà mẹ không có nhu cầu nhưng vẫn rất cảm động với tấm lòng của bà mẹ trên. Do vậy, trên facebook, nickname Hangson viết: “Mẹ đang làm được việc rất tốt. Chúc các con mẹ nó không sao, và dịch Sởi chóng qua”. Một bà mẹ khác cũng viết: “Mẹ này tuyệt quá !”.
Trong một diễn biến khác, tại các chợ dân sinh như Ngã Tư Sở, Khương Đình, Nghĩa Tân… giá hạt mùi dao động từ 120.000 đồng đến 300.000 đồng tùy khu vực. Trong khi đó, trước đây, vào các ngày thường, giá hạt mùi chỉ khoảng 80.000-100.000 đồng mỗi kg.
Trên một số trang bán hàng online, hạt mùi còn được phân thành 3 loại khác nhau với giá dao động 70.000- 220.000 đồng mỗi kg. Loạt 3 có nhiều hạt lép giá khoảng 70.000-100.000 đồng. Loại 1 và 2 chất lượng hạt đồng đều giá cao hơn, từ 120.000 đến 220.000 đồng mỗi kg. Trường hợp mua theo lạng, giá đắt hơn, khoảng 25.000 đồng mỗi lạng
PGS.TS Phạm Nhật An, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương khẳng định cho đến nay chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh rằng tắm lá mùi có thể ngăn ngừa được việc mắc bệnh sởi. Trong dân gian mọi người mới truyền nhau cách dùng lá mùi để tắm gội phòng một số bệnh về da liễu, chứ chưa có bác sĩ nào khuyến cáo chắc chắn rằng tắm lá mùi sẽ phòng được sởi.
Hiện nay cách phòng bệnh tốt nhất, hiệu quả nhất vẫn là tiêm vắc xin ngừa sởi. Tuy nhiên, ngay cả với vắc xin, dù tốt đến đâu cũng chỉ có 95% hiệu quả bảo vệ. Như vậy, vẫn có 5% trẻ dù được tiêm vắc xin sởi đầy đủ vẫn có khả năng mắc bệnh. Do đó, trong thời điểm hiện tại, bên cạnh việc tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho trẻ, các bà mẹ cần hạn chế đưa trẻ đến chỗ đông người. Về lĩnh vực Đông y, bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng (Nguyên Chủ tịch Hội đông y Việt Nam) cho biết: "Tuyệt đối không lấy hạt mùi và lá mùi đun nước tắm cho trẻ trong khi đang bị sốt, ủ bệnh sởi hay khi trẻ đã mọc ban và thậm chí là ngay khi sởi vừa bay". Theo bác sĩ Hướng, nếu tắm cho trẻ khi đang sốt, ủ bệnh, hoặc khi đã mọc ban hay vừa bay sởi có thể sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
(Nguồn: Khampha.vn)
|
Minh Anh
Lời khai rợn người của kẻ sát hại chủ quán cà phê kích dục
18/04/2014 06:55 | Pháp luật
(VTC News) –Trong lúc bà D khom người kích dục, Trí móc dao bấm thủ sẵn trong người đâm một nhát vào phần vai phía sau của bà D. Bà D. bỏ chạy, Trí đuổi theo nắm tóc và kéo ngã nạn nhân...
Chiều ngày 17/4, Phòng PC45 Công an tỉnh Tiền Giang cho biết, họ đã bắt được nghi can sát hại bà chủ quán cà phê Nguyễn Thị D. Bước đầu nghi can thừa nhận giết bà D để cướp tài sản.
Theo đó, vào khoảng 8h ngày 17/4, Phòng PC45 Công an tỉnh Tiền Giang đã bắt nghi can Nguyễn Minh Trí (sinh ngày 09/03/1998, ngụ tổ 16, ấp Thới, xã Điềm Hy, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang).
Bước đầu, Trí khai nhận do biết bà D ở một mình và mở quán cà phê kích dục nên Trí nẩy sinh ý định sát hại bà để cướp tài sản.
Hiện trường phát hiện thi thể bà Nguyễn Thị D đang trong thời kỳ phân hủy
Cách đây khoảng 4 đến 5 ngày, Trí đến quán cà phê của bà D vào khoảng 19h và yêu cầu bà "phục vụ".
Trong lúc bà D khom người kích dục, Trí móc dao bấm thủ sẵn trong người đâm một nhát vào phần vai phía sau của bà D.
Bà D bỏ chạy, Trí đuổi theo nắm tóc và kéo ngã nạn nhân. Sau đó, đối tượng này đập đầu bà D xuống đất cho đến khi nạn nhân tử vong.
Sau khi sát hại bà D., Trí lấy của nạn nhân 1 điện thoại di động hiệu Nokia (trị giá khoảng 1 triệu đồng) và 550.000 đồng tiền mặt.
Phòng PC45 Công an tỉnh Tiền Giang cho biết, bà Nguyễn Thị D mở quán cà phê (không tên) nằm cạnh quốc lộ 1 (thuộc địa bàn xã Nhị Quý, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) từ ngày 26/3 cho đến ngày bị giết.
Trước đó, vào khoảng 7h10 ngày 16/4, nhiều người dân phát hiện có mùi hôi thối nồng nặc bốc ra từ trong quán cà phê của bà D. Vụ việc nhanh chóng được báo cơ quan chức năng. Khi mở cửa quán, mọi người phát hiện thi thể của bà D đang trong tình trạng phân hủy.
Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tiến hành điều tra làm rõ.
Phát hiện hố chôn chất thải tại công ty Mauri VN
18/04/2014 07:47 GMT+7
VNN - Ngày 17/4, hàng trăm bao chất thải có mùi đen, hôi nồng nặc được được đào lên từ hố trong khuôn viên của công ty TNHH AB Mauri Việt Nam (chuyên sản xuất men, đóng lại xã La Ngà, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai).
Ngày 17/4, Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Định Quán (Đồng Nai), UBND xã La Ngà, đại diện công ty TNHH AB Mauri Việt Nam và người dân trong xã La Ngà đã tổ chức khai quật khu vực hố chôn chất thải nghi vấn độc hại trong khuôn viên nhà máy xử lý nước thải của công ty này.
Theo người dân ở khu vực gần nhà máy xử lý nước thải, nhiều tháng trước người dân nơi đây phát hiện mùi hôi thối nồng nặc phát tán khắp khu dân cư. Sau đó người dân đã làm đơn kiến nghị đến các cấp chính quyền đề nghị xử lý. Tuy nhiên sau nhiều ngày chờ đợi, cơ quan chức năng vẫn không có động tĩnh gì.
Vì vậy, nhiều người dân đã phục kích để bắt quả tang công ty AB Mauri Việt Nam đổ chất thải chưa qua xử lý ra môi trường. Người dân phát hiện tại khu vườn chuối trong khuôn viên nhà máy xử lý nước thải có rất nhiều bao tải đựng chất thải màu đen đặc quánh có mùi hôi nồng nặc được bỏ xuống chiếc hố rộng. Nghi ngờ công ty đã đổ chất thải độc hại ra môi trường, người dân khu vực đã làm đơn kiến nghị gửi lên chính quyền địa phương.
Tại một cuộc họp giải quyết các kiến nghị, cơ quan chức năng địa phương cho biết: Nếu dân tố cáo không đúng sự thật, họ phải chịu trách nhiệm và có thể bị truy tố trước pháp luật. Sau đó yêu cầu người dân ký vào biên bản cam kết.
Tuy văn bản đã làm, người dân đã ký nhưng cơ quan có thẩm quyền vẫn không vào cuộc để xác định điểm đổ chất thải. Bức xúc với cách làm việc này, người dân đã lên kéo lên UBND huyện Định Quán yêu cầu khai quật hố chôn chất thải, từ đó có hướng xử lý kịp thời.
Đến ngày 17/4, cơ quan chức năng tổ chức khai quật hố chôn chất thải. Ban đầu nhân viên của công ty TNHH AB Mauri Việt Nam đã dùng bạt che chắn kín khu vực hố khai quật. Thấy vậy, người dân đã kéo đến phản đối yêu cầu tháo bỏ bạt che chắn, khai quật công khai có cả sự chứng kiến của người dân, các cấp chính quyền địa phương và nhân viên của Phòng Tài nguyên và Môi trường. Diện tích khai quật rộng 600m2 và sâu 1,2m.
Theo quan sát, ở dưới hố có nhiều bao tải được buộc kỹ bên trong chứa chất thải bùng nhùng đặc quánh và có mùi hôi nằng nặc rất khó chịu. Sau khi múc lên, những chất thải màu đen này được chính quyền địa phương yêu cầu đóng vào bao tải mới, chờ cơ quan chức năng mang mẫu đi giám định
Ông Nguyễn Ngọc Thường - Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cho biết: Sở đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Định Quán xuống lập biên bản, lấy mẫu chất thải để giám định. Nếu đúng là chất thải độc hại không qua xử lý mà thải ra môi trường thì sẽ có những biện pháp xử lý nghiêm theo pháp luật.
Trước đó, vào ngày 11/3, làm việc với Công ty TNHH AB Mauri Việt Nam, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh đã yêu cầu công ty sớm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, chóng hoàn thành đầu tư hệ thống xử lý nước thải và hoàn tất hồ sơ xin ra khỏi danh sách đen gây ô nhiễm. Đồng thời, làm tốt công tác môi trường, tháo gỡ bức xúc của người dân sống gần nhà máy.
An Bình
VNN - Ngày 17/4, hàng trăm bao chất thải có mùi đen, hôi nồng nặc được được đào lên từ hố trong khuôn viên của công ty TNHH AB Mauri Việt Nam (chuyên sản xuất men, đóng lại xã La Ngà, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai).
Ngày 17/4, Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Định Quán (Đồng Nai), UBND xã La Ngà, đại diện công ty TNHH AB Mauri Việt Nam và người dân trong xã La Ngà đã tổ chức khai quật khu vực hố chôn chất thải nghi vấn độc hại trong khuôn viên nhà máy xử lý nước thải của công ty này.
Theo người dân ở khu vực gần nhà máy xử lý nước thải, nhiều tháng trước người dân nơi đây phát hiện mùi hôi thối nồng nặc phát tán khắp khu dân cư. Sau đó người dân đã làm đơn kiến nghị đến các cấp chính quyền đề nghị xử lý. Tuy nhiên sau nhiều ngày chờ đợi, cơ quan chức năng vẫn không có động tĩnh gì.
Vì vậy, nhiều người dân đã phục kích để bắt quả tang công ty AB Mauri Việt Nam đổ chất thải chưa qua xử lý ra môi trường. Người dân phát hiện tại khu vườn chuối trong khuôn viên nhà máy xử lý nước thải có rất nhiều bao tải đựng chất thải màu đen đặc quánh có mùi hôi nồng nặc được bỏ xuống chiếc hố rộng. Nghi ngờ công ty đã đổ chất thải độc hại ra môi trường, người dân khu vực đã làm đơn kiến nghị gửi lên chính quyền địa phương.
Tại một cuộc họp giải quyết các kiến nghị, cơ quan chức năng địa phương cho biết: Nếu dân tố cáo không đúng sự thật, họ phải chịu trách nhiệm và có thể bị truy tố trước pháp luật. Sau đó yêu cầu người dân ký vào biên bản cam kết.
Tuy văn bản đã làm, người dân đã ký nhưng cơ quan có thẩm quyền vẫn không vào cuộc để xác định điểm đổ chất thải. Bức xúc với cách làm việc này, người dân đã lên kéo lên UBND huyện Định Quán yêu cầu khai quật hố chôn chất thải, từ đó có hướng xử lý kịp thời.
Đến ngày 17/4, cơ quan chức năng tổ chức khai quật hố chôn chất thải. Ban đầu nhân viên của công ty TNHH AB Mauri Việt Nam đã dùng bạt che chắn kín khu vực hố khai quật. Thấy vậy, người dân đã kéo đến phản đối yêu cầu tháo bỏ bạt che chắn, khai quật công khai có cả sự chứng kiến của người dân, các cấp chính quyền địa phương và nhân viên của Phòng Tài nguyên và Môi trường. Diện tích khai quật rộng 600m2 và sâu 1,2m.
Theo quan sát, ở dưới hố có nhiều bao tải được buộc kỹ bên trong chứa chất thải bùng nhùng đặc quánh và có mùi hôi nằng nặc rất khó chịu. Sau khi múc lên, những chất thải màu đen này được chính quyền địa phương yêu cầu đóng vào bao tải mới, chờ cơ quan chức năng mang mẫu đi giám định
Ông Nguyễn Ngọc Thường - Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cho biết: Sở đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Định Quán xuống lập biên bản, lấy mẫu chất thải để giám định. Nếu đúng là chất thải độc hại không qua xử lý mà thải ra môi trường thì sẽ có những biện pháp xử lý nghiêm theo pháp luật.
Trước đó, vào ngày 11/3, làm việc với Công ty TNHH AB Mauri Việt Nam, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh đã yêu cầu công ty sớm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, chóng hoàn thành đầu tư hệ thống xử lý nước thải và hoàn tất hồ sơ xin ra khỏi danh sách đen gây ô nhiễm. Đồng thời, làm tốt công tác môi trường, tháo gỡ bức xúc của người dân sống gần nhà máy.
Công ty nằm trong danh sách đen gây ô nhiễm
Trước đó vào tháng 2/2011, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49B, cơ quan phía Nam - Bộ Công an) đã xử phạt 180 triệu đồng đối với hai hành vi: vi phạm về thải khí, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép; vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH AB Mauri Việt Nam.
Tuy nhiên đến tháng 11/2011, UBND tỉnh Đồng Nai tiếp tục ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 70 triệu đối với Công ty TNHH AB Mauri Việt Nam chuyên về sản xuất men do thải khí thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 3 đến dưới 5 lần.
Sau đó UBND tỉnh đã ban hành Quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với Công ty này cho đến khi thực hiện xong các biện pháp bảo vệ môi trường.
|
An Bình
Bị giữ phương tiện, đánh CSGT ngã xuống đường
18/04/2014 07:00
(VTC News) – Khi CSGT đang điều khiển xe vi phạm về trụ sở công an làm việc, đối tượng từ phía sau dùng tay đánh vào đầu CSGT khiến cả hai ngã nhào ra đường.
Chiều 17/4, cơ quan Công an huyện Hóc Môn (TP.HCM) xác nhận đang tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Tấn Tiến (SN 1990, quê tỉnh Long An, tạm trú quận Thủ Đức) để điều tra làm rõ hành vi “Chống người thi hành công vụ”.
CSGT đang điều khiển phương tiện vi phạm về trụ sở công an làm việc thì bất ngờ bị đối tượng đánh ngã xuống đường (ảnh minh họa)
Trước đó, khoảng 6h40 sáng 15/4, tổ tuần tra kiểm soát giao thông thuộc đội CSGT Công an huyện Hóc Môn do hai cán bộ Ngô Công Bình và Nguyễn Xuân Trường làm nhiệm vụ điều tiết giao thông tại giao lộ Quang Trung - Trưng Nữ Vương - Bà Triệu.
Lúc này, tổ tuần tra phát hiện Tiến điều khiển xe gắn máy vi phạm luật giao thông nên ra hiệu dừng xe kiểm tra giấy tờ. Do Tiến không xuất trình được giấy tờ tùy thân, đăng ký xe và giấy phép lái xe nên anh Trường đã điều khiển xe vi phạm chở Tiến về Công an Thị trấn Hóc Môn làm việc.
Trên đường về trụ sở công an, Tiến đang ngồi phía sau bất ngờ dùng tay đánh vào đầu anh Trường khiến cả hai ngã nhào ra đường. Lúc này, Tiến chạy đến lấy xe vi phạm định tẩu thoát thì bị hai chiến sĩ Trường – Bình khống chế bắt giữ.
Trong một diễn biến khác, khoảng 21h15 đêm 15/4, trước nhà số 68 Nguyễn Quang Bích, phường 13, quận Tân Bình, tổ công tác Công an quận Tân Bình bắt quả tang Nguyễn Phú Quý (SN 1992, ngụ quận 11) lấy trộm xe gắn máy của anh Đoàn Văn Trường (SN 1970, ngụ quận Tân Bình).
Trong quá trình khống chế đối tượng, tên Quý dùng con dao xếp chống trả quyết liệt làm đồng chí Tô Hoài Thanh bị thương phải đi cấp cứu, đồng chí Nguyễn Hoàng Ngọc bị thương nhẹ.
Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
(VTC News) – Khi CSGT đang điều khiển xe vi phạm về trụ sở công an làm việc, đối tượng từ phía sau dùng tay đánh vào đầu CSGT khiến cả hai ngã nhào ra đường.
Chiều 17/4, cơ quan Công an huyện Hóc Môn (TP.HCM) xác nhận đang tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Tấn Tiến (SN 1990, quê tỉnh Long An, tạm trú quận Thủ Đức) để điều tra làm rõ hành vi “Chống người thi hành công vụ”.
CSGT đang điều khiển phương tiện vi phạm về trụ sở công an làm việc thì bất ngờ bị đối tượng đánh ngã xuống đường (ảnh minh họa)
Trước đó, khoảng 6h40 sáng 15/4, tổ tuần tra kiểm soát giao thông thuộc đội CSGT Công an huyện Hóc Môn do hai cán bộ Ngô Công Bình và Nguyễn Xuân Trường làm nhiệm vụ điều tiết giao thông tại giao lộ Quang Trung - Trưng Nữ Vương - Bà Triệu.
Lúc này, tổ tuần tra phát hiện Tiến điều khiển xe gắn máy vi phạm luật giao thông nên ra hiệu dừng xe kiểm tra giấy tờ. Do Tiến không xuất trình được giấy tờ tùy thân, đăng ký xe và giấy phép lái xe nên anh Trường đã điều khiển xe vi phạm chở Tiến về Công an Thị trấn Hóc Môn làm việc.
Trên đường về trụ sở công an, Tiến đang ngồi phía sau bất ngờ dùng tay đánh vào đầu anh Trường khiến cả hai ngã nhào ra đường. Lúc này, Tiến chạy đến lấy xe vi phạm định tẩu thoát thì bị hai chiến sĩ Trường – Bình khống chế bắt giữ.
Trong một diễn biến khác, khoảng 21h15 đêm 15/4, trước nhà số 68 Nguyễn Quang Bích, phường 13, quận Tân Bình, tổ công tác Công an quận Tân Bình bắt quả tang Nguyễn Phú Quý (SN 1992, ngụ quận 11) lấy trộm xe gắn máy của anh Đoàn Văn Trường (SN 1970, ngụ quận Tân Bình).
Trong quá trình khống chế đối tượng, tên Quý dùng con dao xếp chống trả quyết liệt làm đồng chí Tô Hoài Thanh bị thương phải đi cấp cứu, đồng chí Nguyễn Hoàng Ngọc bị thương nhẹ.
Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Mất vợ, ôm nợ vì đi xuất khẩu lao động
17/04/2014 - 14:43
(PLO) - Hàng trăm lao động người dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi đã đi xuất khẩu lao động để xóa nghèo hiện đang ôm nợ, gia đình ly tán vì bỏ hợp đồng trước hạn.
Anh Phạm Văn Thâu (dân tộc H’Re) kể: Đi tháng 8/2010 đến tháng 10/2011, anh xin về nước vì “công việc nặng lắm, lại bị ép cường độ lao động. Trong khi đó, việc làm thêm không có, nên ngoài khoản lương đã thỏa thuận không có thu nhập gì thêm”. Người lao động phải làm việc với cường độ cao từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối. Nếu đạt được điều kiện đó, mới được chấp nhận làm thêm từ 7 giờ tối đến 12 giờ đêm.
Anh Thâu bày tỏ, cũng là do công ty không tư vấn kỹ, người lao động không tìm hiểu thấu đáo, “tưởng có 3,6 triệu đồng để ra gửi về nhà chứ 3,6 triệu đồng tiền lương chỉ đủ ăn ấy ở quê chúng tôi làm lần hồi cũng đủ”. Thế là, năm tháng đi làm xứ người, kết quả thu về là “một chuyến du lịch giá cao”, bởi anh và gia đình đã vay của Nhà nước 23,9 triệu đồng chi phí cho chuyến đi.
Xung quanh đó, làng trên xã dưới, lại không ít người chung cảnh ngộ như anh. Anh trai anh Thâu là Phạm Văn Thiết cũng thế, đi Malaysia được ít ngày, về gánh khoản nợ 23,9 triệu đồng, vợ bỏ nhà đi cũng vì không chịu được cảnh nợ nần chồng chất, anh Thiết bỏ đi khỏi địa phương.
Ông Phạm Văn Chảy có con trai là Phạm Văn Tiến đi xuất khẩu lao động quá hạn khoản vay 24,3 triệu đồng chưa trả được đồng nào, giờ cũng không biết lấy tiền đâu mà trả…
Đa phần những người lao động nghèo ở Quảng Ngãi “đi mắc núi, trở lại mắc sông” là những người lao động về nước trước thời hạn. Nguyên nhân chính là người lao động chưa hình dung được môi trường làm việc, hoặc do thông tin tư vấn không đầy đủ, hoặc do môi trường lao động khắc nghiệt hơn so với thông tin mà người lao động được tư vấn.
Trong khi đó, người lao động chưa quen ý thức kỷ luật lao động công nghiệp, ngoại ngữ lại hạn chế, không có kỹ năng và trình độ đáp ứng tốt cho công việc và cuộc sống khi làm việc ở nước ngoài.
Một vấn đề mà các địa phương và người lao động phải giải quyết khi người lao động về nước trước thời hạn, đó là khoản tiền vay mà người lao động và gia đình phải trả. Không ít gia đình thuộc diện nghèo, không có tài sản, mà hồ sơ thủ tục không đầy đủ để có thể đáp ứng điều kiện xử lý nợ rủi ro. Tỉnh Quảng Ngãi, Ngân hàng Chính sách xã hội đang tìm giải pháp thỏa đáng để có thể “tháo gỡ” hoàn cảnh này cho người dân.
Bách Nguyễn
Hai anh em ruột mang ớt bột đi cướp
08:08, Thứ Sáu, 18/04/2014 (GMT+7)
Ngày 17-4, Công an phường Thống Nhất (đã chuyển toàn bộ hồ sơ cùng các đối tượng Nguyễn Hoàng Huy Khánh (28 tuổi) và Nguyễn Hoàng Lâm Viên (26 tuổi, em ruột Khánh) quê tỉnh Thừa Thiên – Huế cho Công an TP.Biên Hòa để tiếp tục điều tra việc các đối tượng này đã sử dụng hung khí đi cướp tài sản.
Các đối tượng Khánh và Viên bị bắt giữ tại cơ quan công an |
Trước đó, vào khoảng 1 giờ cùng ngày, tổ tuần tra Công an phường Thống Nhất trong lúc đang làm nhiệm vụ trên tuyến đường Võ Thị Sáu (thuộc KP.7, phường Thống Nhất) thì phát hiện hai đối tượng thanh niên đi xe máy 60H7-8989 có dấu hiệu nghi vấn nên đã yêu cầu dừng xe, kiểm tra.
Qua kiểm tra, tổ tuần tra phát hiện trong người các đối tượng này có một số vật dụng khả nghi có thể dùng cho việc phạm tội gồm: một bịch ớt bột, một dao Thái Lan, một sợi dây và một cuộn băng keo. Ngay sau đó, hai đối tượng trên được đưa về trụ sở công an để làm việc.
Tại đây, các đối tượng khai tên là Khánh và Viên (là hai anh em ruột) đang trên đường đi tìm người để cướp tài sản, thì bị công an phát hiện bắt giữ. Cả Khánh và Viên đều là những đối tượng đã có tiền án về tội trộm cắp tài sản. Trong đó, Viên đã từng có 4 tiến án vừa mới ra tù, còn Khánh đã có 1 tiền án.
Tang vật được các đối tượng sử dụng đi gây án |
Trước đó, khoảng 1 tuần, do thấy em mới ra tù chưa có việc làm nên Khánh đã rủ Viên cùng đi cướp tài sản kiếm tiền tiêu xài. Sau khi được Viên đồng ý, cả hai cùng chuẩn bị dao, ớt bột, băng keo, dây dù để làm phương tiện gây án. Hàng đêm, Khánh và Viên đã chở nhau bằng xe máy đi trên nhiều tuyến đường của TP.Biên Hòa và các khu công nghiệp (KCN Amata, Cổng 11, phường Long Bình, đường Võ Thị Sáu…) để tìm người (chủ yếu là phụ nữ, cặp tình nhân) cướp tài sản. Tuy nhiên, đã nhiều đêm tìm kiếm, các đối tượng này vẫn chưa thực hiện được vụ cướp nào.
Theo các đối tượng trên, nếu phát hiện phụ nữ đi xe tay ga chúng sẽ theo đến đường hẻm, ép sát, dùng ớt bột ném vào mặt để cướp xe, điện thoại. Nếu bị chống cự lại chúng có thể dùng dao để khống chế, sau đó dùng băng keo, dây trói nạn nhân lại để cướp tài sản.
Nhận định hành vi của các đối tượng trên là rất nguy hiểm nên Công an phường Thống Nhất đã chuyển giao đối tượng cùng tang vật cho Công an TP.Biên Hòa tiếp tục điều tra xử lý.
Theo Báo Đồng Nai
Sao lại chết vì một căn bệnh xưa như trái đất?
Sài đẹn rồi sởi, thủy đậu, xưa nay là bệnh không nguy hiểm của trẻ con, hầu như đứa nào cũng mắc và mỗi khi bị rồi thì yên tâm suốt đời không bị nữa. Nuôi con qua được cái cầu ấy, người mẹ mới thở phào.
Ngay cả thời chiến tranh, có mấy trẻ chết về bệnh sởi?
Không từng biết nguồn gốc cũng như lý thuyết về bệnh sởi, cũng chẳng hiểu nó là do con vi rút gì nhưng cha ông ta đã biết đối phó đúng cách, tình cờ nhận thức trùng hợp với các thầy thuốc hiện đại, như bác sĩ Stephen Cochi, thuộc ban tiêm chủng toàn cầu của Cơ quan Kiểm Soát và Phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) từng giải thích:
“Một khi trẻ bị nhiễm sởi thì không có một liều thuốc thần kỳ để điều trị. Nó không giống như các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn khi chúng ta có thể cho trẻ uống thuốc kháng sinh và trẻ có thể khỏi nhanh. Với bệnh sởi thì chỉ có chăm sóc hỗ trợ và chúng ta cho trẻ vitamin A vì thiếu vitamin A có thể làm cho bệnh sởi nặng thêm”.
Và các bác sĩ khác quen cơ địa người Việt cũng cho lời khuyên tương tự: “Phần lớn những bệnh sởi thì mình chỉ chăm sóc vệ sinh, tránh nó bị biến chứng, hết chu kỳ thì nó tự khỏi. Chỉ trừ khi nó bị biến chứng do viêm não, hay viêm phổi do bội nhiễm, tiêu chảy gây suy dinh dưỡng ở trẻ thì có thể gây tử vong. Trường hợp đó bắt buộc phải đưa vào bệnh viện còn chữa nhà không được. Còn các trường hợp khác thì mình có thể chăm sóc ở nhà vì nếu mang hết vào bệnh viện thì cũng không có lợi”.
Cha ông đã làm y như thế khi tắm cho trẻ bằng nước hạt mùi (hạt ngò rí), đốt vỏ bưởi chống gió và cách ly trẻ với người ngoài, kể cả bà con đến thăm. Trước đây, ngay cả thời chiến tranh hay nền y tế còn nghèo nàn, lạc hậu, ít khi nghe thấy trẻ con nông thôn chết vì bệnh sởi.
Bộ trưởng YT làm theo nguyên tắc nhưng trẻ em chết thì chẳng theo nguyên tắc nào
Hàng trăm trẻ con ở phía bắc tử vong do bệnh sởi, chủ yếu là ở Viện nhi trung ương đã gây ra một cơn sốt y tế, xoay quanh việc công bố hay không “dịch sởi”. Tình hình hiện nay là: Who khuyên nên công bố, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khuyên “cân nhắc”.
Còn Bộ Y tế thì cho rằng “chưa” vì là loại dịch B nên thẩm quyền thuộc các tỉnh. Nhưng cơn bão hiện nay với hàng trăm hài nhi vong thân đã làm chúng ta suy nghĩ đến nhiều chuyện lan man buồn nhiều hơn vui trong và ngoài bệnh sởi.
Theo bà Bộ trưởng y tế, “tại Việt Nam, tỷ lệ tiêm sởi mũi 1 đạt 97% và mũi 2 thấp hơn, đạt 87%. Đây là tỷ lệ trong giai đoạn này, còn giai đoạn trước đó thì tỷ lệ có thấp hơn”. Nếu chỉ tính 10% số trẻ em bị bỏ sót không tiêm vácxin hoặc không tiêm mũi thứ hai lúc 12 tháng thì cũng đã có tới trên dưới vài triệu trẻ dưới 15 bị bỏ ngỏ cho virut sởi.
Vì sao mấy triệu trẻ không được tiêm phòng sởi? Vì dân trí, vì bố mẹ thiếu lòng tin vào y tế dự phòng qua mấy vụ tiêm nhầm vácxin gây tử vong, vì báo chí “quá đà” tô đậm vụ này làm các bà mẹ sợ. Và suy cho cùng nguyên nhân cho những nguyên nhân ấy vẫn là công tác y tế dự phòng của ngành y yếu kém nếu không nói là bị coi nhẹ.
Có vẻ như Bộ y tế ngại (hay sợ?) dịch sởi? Nghĩ thế không oan đâu vì bệnh sởi xảy ra từ cuối tháng 12 năm 2013 mà mãi đến đến ngày 15 tháng 4 năm 2014 chính phủ mới có con số chính thức để công bố (trên 108 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi, đặc biệt là trẻ em). Con số này quả thật gây bàng hoàng và dư luận có được không phải từ Bộ y tế mà là sau khi ông Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đi thị sát một bệnh viện ở Hà Nội. Mà ông nẩy ra ý định đi thị sát là nhờ Facebook (có lẽ trang riêng của ông).
Chúng ta biết rằng, nếu bạn chỉ có 1000 friends trên facebook thôi và mỗi bạn của bạn cũng có từng ấy friends nữa thì có nghĩa là một thông tin nào đó bạn đưa ra được coi là HOT rất có khả năng ngay lập tức sẽ có một triệu người biết tới (với điều kiện mạng này không bị chắn tường lửa)! Ông Phó Thủ tướng ít nhất cũng đã hé lộ một chút mới mẻ, cập nhật trong phương pháp làm việc của lãnh đạo đất nước, mong rằng không chỉ trong chuyện dịch sởi và cũng không chỉ một mình ông. Ai bảo “chăn” facebook là khổ?
Một thắc mắc: tại sao WHO là cơ quan nắm vững nguyên tắc công bố bệnh dịch nhưng họ lại xử lý khác với Bộ y tế ta? Có quyền nghĩ rằng, với họ, chỉ riêng khu vực Hà Nội mà có tới 108 trẻ em tử vong vì một căn bệnh xưa như trái đất, chỉ cần “chăm sóc tốt” có thể lành là điều không bình thường. Và họ khuyến nghị công bố dịch mà bỏ qua nguyên tắc.
Nhưng bà Bộ trưởng y tế của ta thì lại căn cứ vào “nguyên tắc”, bà sợ sai nguyên tắc quy định và làm đúng quy trình là phận sự của bà, nhưng trẻ em thì có thể tiếp tục chết không cần đúng quy trình và chẳng cần theo nguyên tắc nào cả! Công bố dịch tuy không thể lật ngược tình hình nhưng làm cho xã hội bớt chủ quan, chú ý nhiều đến bệnh sởi và tập trung chạy chữa tập trung, hiệu quả hơn.
Có người nhắc: y tế vỡ trận rồi, sao vẫn có vẻ bình chân như vại?
Oan cho Hà Nội ít nhiều vì số trẻ em tử vong ở Viện nhi TW không hoàn toàn là dân Hà Nội. Chính Phó Thủ tướng và bà Bộ trưởng cũng cảnh báo không được dồn bệnh nhân về thủ đô vì sẽ gây ra nạn lây nhiễm chéo, trẻ không chết vì sởi mà vì bị lây lẫn nhau bệnh khác.
Chính tại những dịp này mà nạn “dưới giường ba mẹ, trên giường ba trẻ” ở bệnh viện TW bộc lộ đến nhói lòng. Cũng chính dịp này, người dân trong nước, nhất là các tỉnh miền Bắc nếm mùi môi trường Hà Nội với “con sông Tô lịch đen đen chảy qua lòng thành phố” và nạn chen chúc nghẹt thở ở các bệnh viện TW. Dồn cả lên tuyến trên không phải là dân muốn thế. Mà dân còn không tin tuyến dưới.
Trước đây bệnh sởi chỉ cần chăm sóc tốt là lành, hạt mùi có lẽ chỉ là liều thuốc tâm lý. Nay đến bệnh viện to mà vẫn có trẻ tử vong ?!
Nguyễn Quang Thân
Ảnh: Tư liệu
NHỮNG PHÁT NGÔN QUÁI ĐẢN CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐỨNG ĐẦU NGÀNH Y TẾ
Những phát ngôn "lịch sử" của ngành Y
Tuần Việt Nam - Tính đến nay, số ca tử vong vì sởi, chỉ riêng ba bệnh viện lớn ở Hà Nội đã là 108 trẻ, không phải 25 trẻ như Bộ Y tế công bố. Cùng Tuần Việt Nam điểm lại những phát ngôn "lịch sử" của ngành y trong các vụ việc nổi cộm thời gian qua.
Dịch sởi bùng nổ ở các bệnh viện Trung ương suốt tháng qua gây hoang mang cho người dân. Song, tại các cuộc họp, lãnh đạo Bộ Y tế cam đoan, các ca mắc sởi đã giảm xuống mức thấp, chỉ còn 25 ca/tuần (trong khi thời gian cao điểm tháng 2-2014 có đến 300 ca mắc/tuần). Chỉ đến ngày hôm qua, khi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đi thị sát, mới có con số thật về trẻ tử vong do sởi và biến chứng sau sởi: chỉ riêng ba bệnh viện lớn ở Hà Nội là 108 trẻ, không phải 25 trẻ như Bộ Y tế nói. Đứng trước các thông tin này, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định Bộ Y tế không giấu dịch.
Cùng Tuần Việt Nam điểm lại những phát ngôn "lịch sử" của ngành y trong các vụ việc nổi cộm thời gian qua.
Tả hay "tiêu chảy cấp nguy hiểm"
Năm 2008, khi dịch tả bùng phát và có nhiều người tử vong, các quan chức y tế vẫn cho rằng phải gọi bệnh danh là "tiêu chảy cấp nguy hiểm". Giải thích cách định danh này, Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn trong một trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Người Lao Động nói: "Cụm từ tiêu chảy cấp nguy hiểm không chỉ được dùng riêng ở VN. Khi chúng ta nói là dịch tiêu chảy cấp trong đó có nguyên nhân từ phẩy khuẩn tả là bởi không phải 100% bệnh nhân tiêu chảy cấp đều do tả mà còn do nguyên nhân khác".
Nhưng giới y khoa và dịch tễ học thì cho rằng bệnh danh chính xác là "bệnh tả". TS Nguyễn Trần Hiển (Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương) và GS Nguyễn Lân Dũng đều đề nghị nên thẳng thắn gọi chính xác tên bệnh: Tả thay vì "tiêu chảy cấp nguy hiểm".
Dịch sởi biến chứng nguy hiểm đang khiến các bệnh viện lớn quá tải. Ảnh Kiến thức
|
Bệnh viện Hoài Đức: Thanh tra y tế đến là họ đưa vở sạch chữ đẹp ra
Bày tỏ bằng sự đau lòng và chia sẻ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói "ăn gian cũng không ai hình dung được". Tuy nhiên, bà giải thích trong Luật Tiêm chủng đã có quy định trách nhiệm cụ thể từ Chính phủ, Bộ Y tế, các địa phương và cả bệnh viện. Trong vụ Hoài Đức thì đã có thông tư 01 quy định rất rõ, "người cố tình làm sai chỉ có nội bộ mới biết, chứ thanh tra thì chịu. Thanh tra đến là họ đưa vở sạch chữ đẹp ra" - bà Tiến phân trần. Bà Tiến cũng tiết lộ: Sau khi vụ Hoài Đức bị phát hiện, bà đã ký quyết định khen thưởng cho người phát hiện ngay, nhưng phía công an lại nhắc chúng tôi khoan đã, vì còn nhiều vấn đề. (Lao động 26/09/2013)
Ba trẻ tử vong ở Quảng Trị: Lỗi của vắc xin thì xử vắc xin
Bộ trưởng cũng cho biết, trong chuyến công tác, bà đã chỉ đạo đoàn công tác của Bộ Y tế tìm nguyên nhân, khắc phục hậu quả. Cùng với đó, bà và lãnh đạo chính quyền địa phương, Sở Y tế Quảng Trị... họp thống nhất các phương án khắc phục.
"Sẽ không có bao che, mà công khai, minh bạch nguyên nhân. Trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của vắc-xin thì xử vắc-xin; lỗi do người tiêm, xử người tiêm; lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật..", nữ Bộ trưởng nói (Người lao động 24/07/2013)
"Sẽ không có bao che, mà công khai, minh bạch nguyên nhân. Trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của vắc-xin thì xử vắc-xin; lỗi do người tiêm, xử người tiêm; lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật..", nữ Bộ trưởng nói (Người lao động 24/07/2013)
Chụp ảnh bác sĩ nhận phong bì gửi cho tôi
Công cuộc chống tệ nạn phong bì như cuộc đấu tranh thiện - ác lâu dài, không thể một sớm một chiều. Đội ngũ cán bộ, bác sĩ ngành y vì hình ảnh, danh dự của nghề nghiệp mà thay đổi hành vi, không nhận phong bì. Cử tri, nhân dân cả nước cương quyết không đưa phong bì cho cán bộ, bác sĩ, thậm chí tham gia giám sát, phát hiện, chụp ảnh, ghi tên cán bộ y tế nhận phong bì gửi trực tiếp cho bộ trưởng và giám đốc bệnh viện để xử lý. Với nỗ lực của cả từ hai phía, trong tương lai, hình ảnh y đức sẽ tốt lên. (VietNamNet, 15/11/2013).
Nhận phong bì là "tấm lòng của người bệnh"
"Cấm cán bộ y tế nhận phong bì, quà cáp trước và trong quá trình điều trị nhưng không cấm bác sĩ nhận quà sau điều trị, vì đó là tấm lòng của người bệnh...".
"Trong miền Nam, bệnh nhân đưa phong bì cho bác sĩ sau khi đã được điều trị khỏi và nói "nếu bác sĩ không nhận quà thì bệnh của tôi không khỏi được. Quà này là quà nghĩa tình", Bộ trưởng giải thích. (Đất Việt 30/12/2013)
Tôi đâu có cho phép nhận phong bì sau điều trị
Trả lời chất vấn ĐBQH Đặng Thuần Phong, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói: "Tôi đâu có cho phép nhận phong bì sau điều trị"!
Về băn khoăn chất lượng dịch vụ y tế chưa tương xứng với viện phí sau điều chỉnh, bà Tiến cho biết: "Chưa tương xứng ở thời điểm mới điều chỉnh, còn nay đã có nhiều đổi mới rồi. Tuy nhiên điều này không thể một sớm một chiều, vì đặt một cái giường có khi phải mất cả tháng!" (Tuổi Trẻ 19/04/2013)
Quá nhiều vụ việc chấn động dư luận đã xảy ra trong ngành Y tế thời gian gần đây |
Tăng viện phí làthành tựu y tế
Ngày 4.1, PGS-TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký quyết định công bố 10 thành tựu tiêu biểu của ngành y tế năm 2012. Theo đó, việc tăng giá một số dịch vụ y tế là một trong những thành tựu hàng đầu. Tiếp đó, dù "bệnh lạ" viêm dày sừng bàn chân, bàn tay ở Quảng Ngãi chưa tìm ra căn nguyên rõ ràng nhưng đã thành công trong việc khống chế (Dân Việt 05/01/2013)
Nên có tem cá sạch
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, kêu gọi người tiêu dùng thông thái nhưng ra chợ thì làm sao biết được thịt, cá, thực phẩm nào là sạch. "Có tem rau sạch rồi thì nên có tem thịt bò sạch, tem cá sạch, gà sạch. Muốn người tiêu dùng thông thái thì nhà quản lý phải lo cho dân" - bà Tiến yêu cầu. (Tuổi trẻ 06/01/2013)
Rèn y đức mình ngành Y không làm được
Để ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện tiêu cực, Bộ trưởng cho biết đã và đang triển khai nhiều nội dung song bà cũng lưu ý nhân cách con người được hình thành, nuôi dưỡng, phát triển và chịu ảnh hưởng của gia đình, trường học và toàn xã hội.
"Việc giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ thầy thuốc là việc làm thường xuyên của ngành. Tuy nhiên, sự đơn độc của ngành y tế trong việc giáo dục và nâng cao y đức sẽ không thể xây dựng một đội ngũ cán bộ thầy thuốc giỏi y thuật, sáng về y đức", Bộ trưởng nói (Tuổi trẻ 31/12/2013)
Không đưa phong bì mà đưa tiền nhét vào túi
"Chuyện cán bộ y tế nhận phong bì từ tay bệnh nhân là không được phép. Nhưng ở đâu đó, do quá tải, do chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng, nên người nhà bệnh nhân mong muốn được khá trước, được khám kỹ hơn thì bệnh nhân có đưa tiền. Theo chúng tôi quan sát thì không phải là đưa phong bì mà là đưa tiền nhét vào túi. Nhưng là điều dưỡng, người thay băng" (Tuổi trẻ 31/12/2013)
2012:
Khám bảo hiểm y tế sao khổ thế!
Nhắc đến những nhiêu khê trong việc khám chữa bệnh BHYT, bà Bộ trưởng tỏ rõ sự bực bội: "Khám bảo hiểm y tế từ 5 giờ sáng đến 11 giờ trưa vẫn chưa khám bệnh cho người già, không thể để như thế được. Từ lúc đi khám đến lúc trả tiền rồi chờ nhận kết quả xét nghiệm cho đến ra lấy thuốc... sao mà nó khổ thế cơ chứ. Một giường bệnh từ 2 - 3 bệnh nhân nằm, tôi lúc nào cũng bức xúc về chuyện này." (Dân trí 14/08/2012)
Cứ vào bệnh viện là thấy buồn
"Cách đây 5, 10 năm cho đến gần đây, sao bệnh viện của mình không thể xanh sạch đẹp, khoa khám bệnh chật chội? Bệnh nhân phải chờ 6-10 tiếng mới đến lượt khám bệnh, công nghệ thông tin ứng dụng không đồng bộ. Cứ ra các nước bên cạnh như Thái Lan, Singapore thấy bệnh viện của họ xanh, sạch đẹp ngăn nắp, nhưng bệnh viện nước mình thì không.
Cái này phụ thuộc rất nhiều vào các đồng chí lãnh đạo bệnh viện. Vào đến bệnh viện thì khổ sở, nguyên nhân do cơ chế tài chính, cơ sở hạ tầng, quản lý bệnh viện chưa hiệu quả". (VietNamNet 06/12/2012)
Ăn chi toàn là đồ bẩn!
"100% mứt các loại ngâm chất tẩy trắng công nghiệp, gần 50% dụng cụ sản xuất bẩn, 50% nước uống đóng bình nhiễm vi sinh. Đúng là quá bẩn, ăn chi toàn là đồ bẩn!". Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhìn nhận thực tế bất cập này tại TPHCM (Người lao động 18/12/2011)
Hoàng Hường (tổng hợp)
Nguồn: VietNamnet.
_____________
Tễu: Không biết bà Tiến con cái nhà ai, có phải con ông cháu cha gì không? hay là thuộc dây nào mà lại lên làm Bộ trưởng được?
Những ai còn quan tâm đến sự phát triển của nòi giống, tới y đức, tới các kiếp đời bệnh tật, tới đồng loại nói chung cần chung lòng tổ chức soạn thảo một BẢN YÊU SÁCH đòi Quốc hội, Chính phủ gây áp lực để bà này từ chức, hoặc miễn nhiệm. Chứ không thể để cứ nhơn nhơn mãi thế này được!
Bộ Y tế cấp máy thở hỏng cho BV Bạch Mai chống sởi
18/04/2014 07:10
TVC.VN-Bệnh viện Bạch Mai vừa nhận 10 máy thở được Bộ Y tế hỗ trợ (không thu tiền) nhưng theo các kỹ sư của BV, 10 máy đều hỏng cảm biến và ắc quy.
Mới đây, Bộ Y tế cấp không thu tiền 30 máy thở (từ nguồn dự trữ quốc gia để phục vụ công tác phòng chống dịch và nhu cầu khám chữa bệnh) cho 4 bệnh viện gồm Nhi Trung ương, Bạch Mai, Xanh Pôn và Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Đây thực sự là tin vui đối với các bệnh viện trong tình trạng quá tải bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhi mắc bệnh sởi và các bệnh hô hấp.
10 máy thở Bệnh viện Bạch Mai nhận được từ Bộ Y tế đều bị hỏng cảm biến và ắc quy
Tuy nhiên, khi niềm vui chưa được hưởng thì các bệnh nhân lại phải đón một tin buồn từ chính các máy hỗ trợ miễn phí trên.
Cụ thể, tối ngày 16/4, Bệnh viện Bạch Mai nhận được 10 chiếc máy thở từ Bộ Y tế, trong đó có 2 máy thở chức năng trung bình và 8 máy thở chức năng cao. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra, các kỹ sư cho biết tất cả các máy đều bị hỏng sen sơ cảm biến và ắc quy.
Đã vậy, trong số 10 máy này có 4 máy bị hỏng nguồn và 2 máy bị hỏng màn hình.
Trong số các máy Bệnh viện nhận được có 2 máy hỏng màn hình
Theo các kỹ sư của bệnh viện Bạch Mai, họ sẽ cố gắng để sửa các máy trên để đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, dù có sửa được thì 2 máy thở chức năng trung bình rất khó sử dụng, vì đây là các máy thở đời cũ, khó sử dụng.
Trả lời báo chí về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đối với các máy để lâu không sử dụng, ắc quy hỏng thì chỉ cần thay ắc quy vào là có thể sử dụng được. Còn đối với các sen sơ glusi thì cũng phải thay.
“Trước mắt là phải đi mua những thứ đó, chúng tôi hy vọng là sẽ sửa được”, ông Hiền cho biết.
Các kỹ sư của bệnh viện đang nỗ lực để sửa chữa các máy thở được bộ cấp miến phí.
Cấp tiền và thêm máy thở để đối phó với sởi
Ngày 17/4, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định về việc xuất cấp trang thiết bị dự trữ quốc gia và bổ sung kinh phí cho Bộ Y tế.
Theo đó, Bộ Y tế xuất cấp (không thu tiền) 12 máy thở chức năng cao thuộc hàng dự trữ quốc gia để trang bị cho 3 bệnh viện là: Bệnh viện Nhi Trung ương 4 máy; Bệnh viện Thanh Nhàn 4 máy; Bệnh viện Đống Đa 4 máy. Những máy này được cấp nhằm phục vụ công tác cấp cứu, điều trị người mắc dịch bệnh và phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Việc xuất cấp và quản lý số máy thở nêu trên thực hiện theo quy định hiện hành.
Chưa rõ các máy mà 3 bệnh viện còn lại nhận từ bộ Y tế có chung tình trạng như máy ở bệnh viện Bạch Mai hay không?
Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng quyết định bổ sung 80,875 tỷ đồng cho Bộ Y tế từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2014 để mua sắm một số trang thiết bị cho: Bệnh viện Bạch mai, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và mua thuốc Gamaglobulin phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.
Bộ Y tế chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo, quản lý và sử dụng số kinh phí trên triệt để tiết kiệm và theo đúng quy định.
Cơ chế, chính sách cho công tác phòng chống dịch sởi (điều trị dự phòng bằng thuốc Gamaglobulin và chế độ phụ cấp phòng chống dịch), thực hiện như đề nghị của Bộ Y tế tại công văn số 1977/BYT-KHTC. Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tài chính triển khai thực hiện.
Con cá rô gỗ và thể diện quốc gia?
18/04/2014 9:37 AM
TBNH-Các cơ quan quản lý Nhà nước nên bàn cách giữ thể diện quốc gia trước đã. Mà muốn giữ thể diện quốc gia thì trước hết ở mỗi cá nhân, mỗi cơ quan cần phải biết giữ thể diện trong từng việc làm của mình mỗi khi ra nước ngoài hoặc công việc có liên quan đến yếu tố nước ngoài.
Đang chuyện trò rôm rả về tour du lịch sang xứ sở Hoa Anh đào trong dịp hè sắp đến, anh bạn giáo viên của tôi bỗng cụt hứng khi ngắt lời mọi người. Gần đây báo chí trong nước cảnh tỉnh về những “thói hư tật xấu” của người Việt mình khi ra nước ngoài đã cảm thấy buồn cho thể diện quốc gia. Nhưng khi thấy báo chí nước ngoài đăng liên tục các vụ vi phạm có liên quan đến người Việt lại càng thấy xót xa.
Sơ đồ miêu tả đường đi của đồng tiền hối lộ - (Nguồn: báo Yomiuri Shimbun)
Nói rồi, anh bạn liền dẫn chứng. Chỉ riêng tại Nhật Bản, trong vòng chưa đầy một tháng đã có 3 vụ vi phạm liên quan đến người Việt được các báo lớn của nước này đưa tin. Đầu tiên, là ngày 21/3/2013, Yomiuri Shimbun, nhật báo lớn nhất nước Nhật đăng thông tin Chủ tịch Tập đoàn tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) đã hối lộ cho một vài lãnh đạo ngành Đường sắt Việt Nam hơn 700.000 USD.
Năm 2008, nhật báo Yomiuri cũng đã đăng tin cơ quan điều tra của Nhật phát hiện bốn cựu quan chức Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương đưa hối lộ 200.000 USD tiền mặt cho các quan chức tại Việt Nam để được thắng thầu trong dự án đại lộ Đông - Tây và môi trường nước ở TP. Hồ Chí Minh. Tiếp theo, ngày 26/3/2014, Japan Daily Press đưa tin cảnh sát Tokyo đã tạm giữ một nữ tiếp viên Vietnam Airlines vì tình nghi buôn lậu đồ ăn cắp, đồng thời đã khám xét văn phòng của Hãng hàng không Vietnam Airlines tại Tokyo.
Và mới đây, trưa ngày 14/4/2014, Asahi Shimbun, nhật báo lớn thứ 2 của Nhật đưa tin cảnh sát nước này đã bắt 6 người Việt Nam đang cư trú ở thành phố Himeji, vì vi phạm Luật Kiểm soát cần sa. Tổng số cần sa bị thu giữ lên đến 1.300 cây, con số lớn nhất so với những đợt truy quét cần sa ở Nhật từ trước đến nay.
Vụ việc làm nhiều người nhớ lại cách đây không lâu, báo chí nước ngoài cũng đã thông tin về việc cảnh sát Anh phát hiện một nhóm người Việt có liên quan đến trồng cần sa tại nước này?
Anh bạn giáo viên sau khi dẫn chứng ra một loạt các vụ việc sai phạm của người Việt được báo chí nước ngoài loan tin với tần suất liên tục đã lắc đầu ngao ngán. Rồi bỗng dưng như để an ủi mọi người, anh kể lại câu chuyện về con cá rô gỗ. Xưa. Có cậu học trò nghèo đi thi.
Đến mỗi bữa ăn, cậu thủ sẵn trong người một con cá rô làm bằng gỗ cho vào chén ăn cơm. Người ngoài nhìn vào tưởng cậu đang ăn cơm với cá, nhưng kỳ thực chỉ có mỗi chén nước mắm chuyên trị. Xong bữa ăn, cậu lại rửa con cá rô gỗ cất vào người.
Câu chuyện ngắn gọn, nhưng đã nói lên việc coi trọng thể diện của người xưa. Nói đến đây, anh bạn giáo viên thở dài. Giá như thay vì loay hoay bàn cách “nâng cao thể diện quốc gia” với không biết bao lễ hội và ngốn không ít tiền đóng thuế của người dân, các cơ quan quản lý Nhà nước nên bàn cách giữ thể diện quốc gia trước đã.
Mà muốn giữ thể diện quốc gia thì trước hết ở mỗi cá nhân, mỗi cơ quan cần phải biết giữ thể diện trong từng việc làm của mình mỗi khi ra nước ngoài hoặc công việc có liên quan đến yếu tố nước ngoài. Bài học giữ thể diện của người xưa qua câu chuyện con cá rô gỗ như vẫn còn nguyên giá trị?
Nguyên Vinh
TBNH-Các cơ quan quản lý Nhà nước nên bàn cách giữ thể diện quốc gia trước đã. Mà muốn giữ thể diện quốc gia thì trước hết ở mỗi cá nhân, mỗi cơ quan cần phải biết giữ thể diện trong từng việc làm của mình mỗi khi ra nước ngoài hoặc công việc có liên quan đến yếu tố nước ngoài.
Đang chuyện trò rôm rả về tour du lịch sang xứ sở Hoa Anh đào trong dịp hè sắp đến, anh bạn giáo viên của tôi bỗng cụt hứng khi ngắt lời mọi người. Gần đây báo chí trong nước cảnh tỉnh về những “thói hư tật xấu” của người Việt mình khi ra nước ngoài đã cảm thấy buồn cho thể diện quốc gia. Nhưng khi thấy báo chí nước ngoài đăng liên tục các vụ vi phạm có liên quan đến người Việt lại càng thấy xót xa.
Sơ đồ miêu tả đường đi của đồng tiền hối lộ - (Nguồn: báo Yomiuri Shimbun)
Nói rồi, anh bạn liền dẫn chứng. Chỉ riêng tại Nhật Bản, trong vòng chưa đầy một tháng đã có 3 vụ vi phạm liên quan đến người Việt được các báo lớn của nước này đưa tin. Đầu tiên, là ngày 21/3/2013, Yomiuri Shimbun, nhật báo lớn nhất nước Nhật đăng thông tin Chủ tịch Tập đoàn tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) đã hối lộ cho một vài lãnh đạo ngành Đường sắt Việt Nam hơn 700.000 USD.
Năm 2008, nhật báo Yomiuri cũng đã đăng tin cơ quan điều tra của Nhật phát hiện bốn cựu quan chức Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương đưa hối lộ 200.000 USD tiền mặt cho các quan chức tại Việt Nam để được thắng thầu trong dự án đại lộ Đông - Tây và môi trường nước ở TP. Hồ Chí Minh. Tiếp theo, ngày 26/3/2014, Japan Daily Press đưa tin cảnh sát Tokyo đã tạm giữ một nữ tiếp viên Vietnam Airlines vì tình nghi buôn lậu đồ ăn cắp, đồng thời đã khám xét văn phòng của Hãng hàng không Vietnam Airlines tại Tokyo.
Và mới đây, trưa ngày 14/4/2014, Asahi Shimbun, nhật báo lớn thứ 2 của Nhật đưa tin cảnh sát nước này đã bắt 6 người Việt Nam đang cư trú ở thành phố Himeji, vì vi phạm Luật Kiểm soát cần sa. Tổng số cần sa bị thu giữ lên đến 1.300 cây, con số lớn nhất so với những đợt truy quét cần sa ở Nhật từ trước đến nay.
Vụ việc làm nhiều người nhớ lại cách đây không lâu, báo chí nước ngoài cũng đã thông tin về việc cảnh sát Anh phát hiện một nhóm người Việt có liên quan đến trồng cần sa tại nước này?
Anh bạn giáo viên sau khi dẫn chứng ra một loạt các vụ việc sai phạm của người Việt được báo chí nước ngoài loan tin với tần suất liên tục đã lắc đầu ngao ngán. Rồi bỗng dưng như để an ủi mọi người, anh kể lại câu chuyện về con cá rô gỗ. Xưa. Có cậu học trò nghèo đi thi.
Đến mỗi bữa ăn, cậu thủ sẵn trong người một con cá rô làm bằng gỗ cho vào chén ăn cơm. Người ngoài nhìn vào tưởng cậu đang ăn cơm với cá, nhưng kỳ thực chỉ có mỗi chén nước mắm chuyên trị. Xong bữa ăn, cậu lại rửa con cá rô gỗ cất vào người.
Câu chuyện ngắn gọn, nhưng đã nói lên việc coi trọng thể diện của người xưa. Nói đến đây, anh bạn giáo viên thở dài. Giá như thay vì loay hoay bàn cách “nâng cao thể diện quốc gia” với không biết bao lễ hội và ngốn không ít tiền đóng thuế của người dân, các cơ quan quản lý Nhà nước nên bàn cách giữ thể diện quốc gia trước đã.
Mà muốn giữ thể diện quốc gia thì trước hết ở mỗi cá nhân, mỗi cơ quan cần phải biết giữ thể diện trong từng việc làm của mình mỗi khi ra nước ngoài hoặc công việc có liên quan đến yếu tố nước ngoài. Bài học giữ thể diện của người xưa qua câu chuyện con cá rô gỗ như vẫn còn nguyên giá trị?
Nguyên Vinh
Tiểu thư nhà giàu bị trói lõa thể 2 ngày bên cửa sổ
18/04/2014 - 07:12
(PLO) - Chột một mắt, lại có một bản lý lịch xám xịt, nhưng Trương Bá Luận vẫn lừa phỉnh được một cô gái con nhà giàu. Không những "dâng hiến hết mình", cô gái dại dột còn biến thành con tin, bị người tình bắt khỏa thân, trói hai ngày vào cửa sổ để đòi nửa tỷ tiền chuộc. 12 năm tù được cho là mức án quá nhẹ cho bị cáo Luận.
Tiểu thư dại dột
Gần một năm về trước, dư luận cả nước từng xôn xao về vụ bắt cóc tại quận Bình Tân (TP.HCM) đòi gần nửa tỉ tiền chuộc. Qua gần hai ngày đấu trí với đối tượng bắt cóc, lực lượng công an đã đột nhập, giải cứu thành công nữ sinh đang trong tình trạng không mảnh vải che thân bị người tình trói vào khung cửa sổ.
Cảnh sinh viên xa nhà đã khiến cho cô sinh viên Đào Thị Thà (SN 1992, quê Bình Định) luôn thiếu thốn tình cảm. Qua những lần tán gẫu trên mạng, Thà quen chàng trai làm nghề nhiệt lạnh tên Trương Bá Luận (SN 1981, quê TP.HCM).
Sau dịp Tết Quý Tỵ 2013, đôi bạn trẻ quyết định đi từ “tình yêu ảo” đến “tình yêu thật” nên hẹn gặp mặt. Lần đầu gặp nhau, Thà vô cùng thất vọng vì tướng mạo của người mà cô bấy lâu mong chờ không ngờ lại “khó coi” đến như vậy. Luận vừa đen, vừa xấu, mắt lại chột một bên...
Luận vẫn kiên trì theo đuổi. “Mưa dầm thấm lâu”, chỉ ít tuần sau cô gái đã nhắm mắt trao thân. Từ đó cứ dịp cuối tuần là họ lại hẹn hò đi chơi đây đó. Với sự thành tâm, cô gái đã không giấu Luận bất cứ điều gì về gia đình mình, kể cả chuyện tiền bạc khá dư giả, một vài trăm triệu “không là vấn đề gì”.
Luận vẫn kiên trì theo đuổi. “Mưa dầm thấm lâu”, chỉ ít tuần sau cô gái đã nhắm mắt trao thân. Từ đó cứ dịp cuối tuần là họ lại hẹn hò đi chơi đây đó. Với sự thành tâm, cô gái đã không giấu Luận bất cứ điều gì về gia đình mình, kể cả chuyện tiền bạc khá dư giả, một vài trăm triệu “không là vấn đề gì”.
Cô gái đã không biết về quá khứ của Luận nên mới hớ hênh như vậy. Trước đây Luận vốn là một kỹ thuật viên kỳ cựu tại một công ty chuyên về nhiệt lạnh, mức lương trên dưới 30 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, do ăn chơi đua đòi, thích cá độ, cờ bạc nên bao nhiêu tiền của đều bị Luận “nướng” vào bài bạc. Kết cục, Luận nợ nần chồng chất, công ty đuổi việc, gia đình cũng buộc Luận phải dọn ra khỏi nhà từ năm 2010 để tránh liên lụy.
Luận lang thang khắp mọi nơi kiếm sống, vẫn tiếp tục chơi bài bạc. Khi gặp được cô gái con nhà giàu, Luận đã mang nợ lên tới 480 triệu mà không biết moi đâu ra để trả. Nhiều lần chủ nợ tìm tới đòi ráo riết, thậm chí thuê cả giang hồ truy lùng, Luận may mắn nhanh chân chạy thoát.
Người tình hóa kẻ bắt cóc
Đang trong tình thế ấy, Luận làm liều, nghĩ ra kế bắt cóc người yêu rồi đòi “bố vợ tương lai” nộp tiền chuộc.
Sáng 15/5/2013, Luận đi mua một sợi dây dù, một cuộn băng keo, cầm theo một con dao đi tới khách sạn Minh Hạ (phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân) để thuê một phòng. Sau khi cắt dây dù và chuẩn bị mọi thứ cần thiết, Luận điện thoại cho người yêu rủ đến khách sạn để “tâm sự” như bao lần khác.
Đối tượng Trương Bá Luận |
Khoảng 12h30’, Luận đến đầu hẻm trọ đón “người tình” đến khách sạn. Sau bữa cơm trưa, Thà kêu mệt muốn được Luận ôm để ngủ. Kẻ bắt cóc đề nghị: “Em cởi hết quần áo ra mà ngủ cho thoải mái”. Cô gái vừa tự cởi hết đồ nằm xuống giường, Luận hiện nguyên hình kẻ lưu manh, bắt Thà nằm im để hắn trói tay.
Cô gái hoảng hốt bật dậy lùi vào nhà vệ sinh, xin đừng trói, tha cho cô về. Tuy nhiên, nạn nhân càng xin thì Luận càng hung dữ, gã đè “người tình”, trói hai tay ra sau, lấy điện thoại chụp lại nhiều bức hình cô gái không mảnh vải che thân.
Hoàn thành bước khống chế thứ nhất, Luận bắt nữ sinh phải đọc số điện thoại của bố ở quê để hắn gọi về bắt nộp tiền chuộc. Trong tình huống đó, Thà đành phải làm theo những yêu cầu của hắn. Luận dùng một số điện thoại khuyến mãi gọi cho cha của nạn nhân, yêu cầu trong vòng 36 tiếng đồng hồ phải nộp đủ 400 triệu vào tài khoản của hắn tại ngân hàng Vietcombank, đồng thời cấm không được báo công an, “nếu không tôi sẽ cắt cổ giết chết con gái ông”.
Dù rất hốt hoảng nhưng người cha ấy vẫn muốn biết được chính xác con gái mình phải còn sống thì mới nộp tiền. Sau ít giây thương lượng, Luận ghé điện thoại cho nạn nhân nói chuyện với người cha. Biết đó là sự thật, cha cô gái vừa chạy vạy vay tiền để chuyển theo yêu cầu của kẻ bắt cóc, vừa trình báo với cơ quan công an.
“Lý sự cùn” chỉ giữ người, không tống tiền
Xác định được địa điểm mà Luận đang giam giữ con tin, lực lượng công an nhanh chóng phong tỏa các khu vực xung quanh, vây ráp khách sạn để thuyết phục kẻ bắt cóc đầu hàng, trả tự do cho con tin.
Cuộc thương thuyết diễn ra suốt gần hai ngày trời, nhưng kẻ bắt cóc vẫn không chịu khuất phục. Nhận định nếu để kéo dài thời gian, có thể kẻ bắt cóc sẽ làm liều mà giết chết con tin nên khoảng 11h ngày 17/5, công an đã quyết định phương án đột nhập vào phòng để giải cứu con tin.
Do nhiều giờ không được ăn uống, cả thủ phạm lẫn nạn nhân đều đã mệt lả nên công an đã dễ dàng khống chế được Luận, giải cứu nữ sinh an toàn.
Đối tượng Luận bị truy tố về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Ngày 15/4, TAND TP.HCM đã đưa vụ án ra xét xử. Tại phiên tòa, bị cáo Luận cho rằng mình chỉ phạm tội bắt giữ người trái pháp luật, chứ không phạm tội như VKS truy tố.
“Bị cáo bắt cóc người yêu đòi 400 triệu, nhưng bố người yêu mới nộp vào tài khoản được 20 triệu nên không thể nào quy cho bị cáo chiếm đoạt 400 triệu được. Giả dụ các anh công an không ập vào giải cứu thì chắc chắn bố Thà cũng sẽ không nộp đủ số tiền 400 triệu vào tài khoản cho bị cáo. Do đó bị cáo chỉ phạm tội bắt giữ người trái pháp luật” - Luận “lý sự cùn” tại phiên tòa.
Tuy nhiên, sau khi được đại diện VKS giải thích về cấu thành tội phạm, Luận đã im lặng.
Ngày xử án, không có bất cứ một người thân nào của bị cáo tới dự phiên tòa. Phía nạn nhân cũng xin được xét xử vắng mặt. Khi được hỏi bị cáo có ân hận về những việc mình làm không, Luận nhẹ nhàng đáp: “Do nợ nần quá mà bị cáo mới nghĩ nông nổi như vậy. Bị cáo muốn gửi lời xin lỗi đến Thà cũng như gia đình cô ấy thông cảm mà thứ lỗi cho bị cáo. Giờ bị cáo rất hối hận, xấu hổ nên không muốn gặp ai cả, chỉ mong được gặp đứa cháu của bị cáo mới mười ba tuổi mà thôi, vì đã lâu rồi không được gặp nên bị cáo nhớ cháu quá”.
Nhận định về hành vi của bị cáo, một Hội thẩm nhân dân tại phiên tòa nói: “Cờ bạc là hành vibbị cấm, sao bị cáo lại mê mẩn, rồi nợ nần vì cờ bạc. Mà nếu ai nợ nần cũng làm như bị cáo thì đâu còn gọi là xã hội?
Bị cáo là người có học vấn, có sức khỏe, từng có việc làm với mức lương rất cao, vậy mà lại mắc vào sai lầm. Khi nợ ngập đầu, tại sao bị cáo không làm ăn chân chính để kiếm tiền trả nợ mà lại đi bắt cóc chính người yêu của mình để đòi tiền chuộc? Xã hội có biết bao người tàn tật, già yếu, nghèo khó, hàng ngày, hàng giờ người ta vẫn dầm mưa dãi nắng đi bán từng tờ vé số, từng củ khoai, từng gói tăm tre để mưu sinh, chứ có ai gây án đê hèn như bị cáo đâu?”.
Nghe những lời đó, bị cáo cúi đầu im lặng. Trước vành móng ngựa tại chốn công đường, vẻ mặt của bị cáo giờ đây như hiền lành hơn, bình thản hơn so với vẻ hung tợn điên cuồng lúc bị công an khống chế.
Tòa tuyên phạt bị cáo Luận 12 năm tù.
Hoàng Quý