Thứ Sáu, 11/04/2014 10:54 (GMT + 7)
Vỡ đường ống nước sông Đà liên tục đã đặt ra nghi ngờ chất lượng đường ống, một số ý kiến còn nghi ngờ liệu ống composite cốt sợi thủy tinh dùng dẫn nước sạch gây ảnh hưởng sức khỏe người sử dụng nước.
Một số thông tin lo ngại về chất lượng ống dẫn nước không đảm bảo khi đường ống này liên tục vỡ, gây mất nước đảo lộn sinh hoạt của hàng chục nghìn người dân, bên cạnh đó, cũng xuất hiện những ý kiến nghi ngại về việc sử dụng ống nước chất liệu composite cốt sợi thủy tinh gây hại cho sức khỏe con người.
Để giải đáp phần nào những băn khoăn này, PV đã phỏng vấn các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực vật liệu xây dựng và vật lý.
Mặc dù Vinaconex khẳng định chất lượng ống dẫn nước được sản xuất theo đúng quy trình quản lý chất lượng ISO, nhưng sau khi đi vào sử dụng, đường ống này liên tục bị vỡ.
Ông Trịnh Minh Đạt, Giám đốc Trung tâm Vật liệu hữu cơ và hóa phẩm xây dựng thuộc Viện Vật liệu Xây dựng (Bộ Xây dựng): Ống sợi thủy tinh có chất làm ô nhiễm nguồn nước sạch, nhưng rất nhỏ.
"Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế đã có tiêu chuẩn liên quan đến ống composite cốt sợi thủy tinh cho cấp nước uống và thoát nước thải. Ở Việt Nam cũng đã có tiêu chuẩn quốc gia liên quan đến ống composite dùng để cấp nước khi có áp lực và không có áp lực.
Bản thân các nước khác trên thế giới cũng sử dụng loại ống này bởi ống có độ chịu lực tốt, nhưng lỗi do quá trình thi công lắp đặt, tại dự án nhà máy nước sông Đà không có phần đế bê tông đỡ mà chỉ đầm cốt nền đường rồi đặt ống lên. Theo chủ quan của tôi, do cốt nền đường bị mưa, ngấm xuống khiến nền lún phía dưới làm cho ống dẫn nước bị cong, võng xuống. Hơn nữa, độ biến dạng, khả năng uốn cong của loại ống composite rất thấp, ống này bản chất là cứng và giòn.
Tuy nhiên, bản thân loại ống do Vinaconex sản xuất chưa được Viện vật liệu kiểm tra, đánh giá nên chưa xác định được độ bền của loại ống này có đạt tiêu chuẩn so với tiêu chuẩn của Việt Nam và nước ngoài ban hành hay không.
Composite ống cốt sợi thủy tinh khi đã đóng rắn, vật liệu trơ hoàn toàn với môi trường nước.
Nếu nói đến có chất làm ô nhiễm nguồn nước là có, nhưng quá nhỏ, không đáng kể nên không ảnh hưởng chất chất lượng nguồn nước cũng như không ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng nước".
Ông Nguyễn Hùng Minh, Giám đốc Trung tâm phát triển công nghệ và vật liệu xây dựng (Viện Khoa học công nghệ xây dựng – Bộ Xây dựng): Ống composite xuất xứ Trung Quốc, Anh hay Mỹ… chất lượng khác nhau.
"Phải xem xét cụ thể ống dẫn nước đã vỡ, vật liệu composite cũng có nhiều loại, tính chất, quá trình thi công có thực hiện đúng hay không vì nó ảnh hưởng đến tính chất cơ lý, độ bền, độ chắc, độ xốp… nguồn gốc vật liệu, keo, hóa rắn, pha chế có đúng không đều ảnh hưởng đến chất liệu của chiếc ống.
Composite có 2 thành phần keo và hóa rắn, khi cho 2 loại này theo đúng tỉ lệ quy định thì ống mới đạt được yêu cầu. Vì thế, ống composite sản xuất từ Trung Quốc, Anh hay Mỹ… chất lượng đều khác nhau.
Khi sản xuất ra mà đã dùng được một thời gian nghĩa là nó chịu lực được, còn khi vỡ tức là lúc áp lực nước đã vượt quá khả năng chịu lực của ống tại vị trí đó.
Vì thế, cần phải xem xét quy trình vận hành cụ thể, có thể ở dưới tắc mà ở trên vẫn bơm. Cùng với đó, khi nền đất lún cũng tạo ra một nội ứng suất cộng hưởng vào đó gây vượt khả năng chịu lực…. Do đó, cần xem xét cụ thể có lún nền không, lún ở mức độ bao nhiêu, ống biến dạng như thế nào?
Tôi thấy ở một số nước Phần Lan đều sử dụng ống thép bọc bê tông để làm đường ống dẫn nước sạch, bên trong ống có thêm một lớp bê tông dày 5cm để sử dụng cho những công trình dẫn nước, khá bền và chưa thấy có sự cố".
TS Vật lý Nguyễn Văn Khải: Vỡ liên tục thì chỉ có thể do đường ống!
"Theo tôi, giải thích vỡ đường ống nước do đất lún là sai, không hợp lý. Nếu là nền đất yếu thì không thể làm vỡ từng đoạn ống dài đến 10, 20 mét, ở các điểm khác nhau mà cả đường ống đều sập. Nếu “đổ tội” cho nền đất lún là không hiểu gì về vật lý và địa lý.
Trong trường hợp vỡ đường ống nước liên tục như thế này thì chỉ có thể do đường ống.
Nếu Bộ Xây dựng, Vinaconex đồng ý, tôi sẽ mời những người bạn của tôi tham gia sẽ giải thích được nguyên nhân vỡ đường ống nước này.
Do chưa được tận mắt nhìn thấy loại ống đang dẫn nước đó và chưa được đo các thông số lý, hóa của đường ống nên tôi không thể kết luận. Song, tôi lưu ý: Tất cả vật liệu composite làm từ cốt sợi thủy tinh đều có thể gây hại cho sức khỏe người dùng nước nếu chất lượng thấp".
Theo Nguyễn Lê (Infonet.vn)
Thursday, April 10, 2014
Nhiều cán bộ xã bị phá nhà, đốt xe trong đêm
12:13 ngày 11 tháng 04 năm 2014
Hàng trăm người dân bắt giữ bốn chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ trên địa bàn thôn Trung Sơn, xã Bắc Sơn ngày 10/4 khiến hơn 100 chiến sĩ phải đến giải cứu.
TPO - Nhiều người dân xóm Trung Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh, sau khi bắt trói, gây thương tích bốn chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ, trong đêm lại tiếp tục tìm đến nhà nhiều cán bộ xã để đập phá nhà, đốt xe.
Trao đổi với Tiền Phong, ông Trần Bá Hoành, Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn cho biết, khoảng 20h ngày 10/4, hơn 100 người dân xóm Trung Sơn tập trung la hét và ném đá vào nhà ông. Sau đó, người dân quá khích đến một số nhà của cán bộ trong xã.
Hàng trăm người dân đến nhà ông Nguyễn Khắc Sơn, Trưởng công an xã Bắc Sơn, xông vào nhà đập phá tivi, đốt xe máy và phá hỏng một số tài sản khác, khiến gia đình ông Sơn phải sang nhà hàng xóm trốn.
Không dừng lại ở đó, một nhóm người còn đốt một góc nhà của ông Sơn, may mắn hàng xóm phát hiện và dập lửa kịp thời.
Cũng theo ông Hoành, hàng trăm người dân đến một số nhà cán bộ xã khác ném đá và đe dọa. Đến khoảng 24h, họ tiếp tục quay lại nhà ông Hoành để ném đá cho đến sáng 11/4 mới giải tán.
“Hàng trăm người dân rất hung hãn, họ xuất hiện trong đêm, lực lượng công an không thể có mặt xử lý. Vụ việc chúng tôi đã báo cáo lên công an huyện và công an tỉnh”, ông Hoành cho biết.
Nguyên nhân
Tìm hiểu nguyên nhân khiến người dân bức xúc, ông Trần Bá Hoành cho biết, tháng 10/2013, tỉnh có chủ trương xây dựng Công viên Vĩnh Hằng trên địa bàn thôn Trung Sơn. Sau khi có chủ trương, những hộ dân tại đây không đồng thuận, nên xảy ra vụ việc trên.
Thiếu tá Nguyễn Hoài Việt, Trưởng công an huyện Thạch Hà xác nhận, có vụ việc xảy ra trong đêm tại xã Bắc Sơn. Sáng 11/4, lực lượng công an huyện đã họp và đưa lực lượng xử lý.
“Hiện chúng tôi đang tiếp tục triển khai lực lượng, mọi thông tin chưa thể tiết lộ”, Thiếu tá Việt nói.
Trước đó, ngày 10/4, công an huyện Thạch Hà thực hiện lệnh bắt đối tượng Trương Văn Trường (SN 1984, trú thôn Trung Sơn, xã Bắc Sơn) về hành vi gây rối trật tự công cộng, bất ngờ hàng trăm người dân bao vây trói, đánh thương tích 4 chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ.
Vụ việc khiến công an tỉnh phải điều động hơn 100 chiến sĩ đến giải cứu. Hàng trăm người dân tiếp tục ném đá gây thương tích một số cán bộ, chiến sĩ phải nhập viện.
Nhiều phóng viên báo chí đến tiếp cận thông tin cũng bị người dân quá khích cản trở, uy hiếp không cho tác nghiệp.
Nhóm PV
Hàng trăm người dân bắt giữ bốn chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ trên địa bàn thôn Trung Sơn, xã Bắc Sơn ngày 10/4 khiến hơn 100 chiến sĩ phải đến giải cứu.
TPO - Nhiều người dân xóm Trung Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh, sau khi bắt trói, gây thương tích bốn chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ, trong đêm lại tiếp tục tìm đến nhà nhiều cán bộ xã để đập phá nhà, đốt xe.
Trao đổi với Tiền Phong, ông Trần Bá Hoành, Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn cho biết, khoảng 20h ngày 10/4, hơn 100 người dân xóm Trung Sơn tập trung la hét và ném đá vào nhà ông. Sau đó, người dân quá khích đến một số nhà của cán bộ trong xã.
Hàng trăm người dân đến nhà ông Nguyễn Khắc Sơn, Trưởng công an xã Bắc Sơn, xông vào nhà đập phá tivi, đốt xe máy và phá hỏng một số tài sản khác, khiến gia đình ông Sơn phải sang nhà hàng xóm trốn.
Không dừng lại ở đó, một nhóm người còn đốt một góc nhà của ông Sơn, may mắn hàng xóm phát hiện và dập lửa kịp thời.
Cũng theo ông Hoành, hàng trăm người dân đến một số nhà cán bộ xã khác ném đá và đe dọa. Đến khoảng 24h, họ tiếp tục quay lại nhà ông Hoành để ném đá cho đến sáng 11/4 mới giải tán.
“Hàng trăm người dân rất hung hãn, họ xuất hiện trong đêm, lực lượng công an không thể có mặt xử lý. Vụ việc chúng tôi đã báo cáo lên công an huyện và công an tỉnh”, ông Hoành cho biết.
Nguyên nhân
Tìm hiểu nguyên nhân khiến người dân bức xúc, ông Trần Bá Hoành cho biết, tháng 10/2013, tỉnh có chủ trương xây dựng Công viên Vĩnh Hằng trên địa bàn thôn Trung Sơn. Sau khi có chủ trương, những hộ dân tại đây không đồng thuận, nên xảy ra vụ việc trên.
Thiếu tá Nguyễn Hoài Việt, Trưởng công an huyện Thạch Hà xác nhận, có vụ việc xảy ra trong đêm tại xã Bắc Sơn. Sáng 11/4, lực lượng công an huyện đã họp và đưa lực lượng xử lý.
“Hiện chúng tôi đang tiếp tục triển khai lực lượng, mọi thông tin chưa thể tiết lộ”, Thiếu tá Việt nói.
Trước đó, ngày 10/4, công an huyện Thạch Hà thực hiện lệnh bắt đối tượng Trương Văn Trường (SN 1984, trú thôn Trung Sơn, xã Bắc Sơn) về hành vi gây rối trật tự công cộng, bất ngờ hàng trăm người dân bao vây trói, đánh thương tích 4 chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ.
Vụ việc khiến công an tỉnh phải điều động hơn 100 chiến sĩ đến giải cứu. Hàng trăm người dân tiếp tục ném đá gây thương tích một số cán bộ, chiến sĩ phải nhập viện.
Nhiều phóng viên báo chí đến tiếp cận thông tin cũng bị người dân quá khích cản trở, uy hiếp không cho tác nghiệp.
Nhóm PV
Hoảng hồn phát hiện người gục chết ở đầu hẻm
theo Tiền Phong | 11/04/2014 11:27-
Khi đi làm vào sáng nay (11/4), một người dân đã phát hiện thi thể một nam giới tại hẻm 174/22 phố Mai Anh Tuấn, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa (Hà Nội).
Hiện Công an phường Ô Chợ Dừa đang khám nghiệm tử thi, điều tra nguyên nhân tử vong, cũng như xác định danh tính của nạn nhân.
Trước đó vào hồi 7h30 hôm nay, trên đường đi làm, một người dân ở hẻm 174/22 phố Mai Anh Tuấn, phát hiện một thanh niên nằm bất động ngay ở đầu con hẻm này.
Tưởng thanh niên này say rượu, người dân kể trên tới gần lay gọi và phát hiện nạn nhân tử vong. Ngay lập tức, sự việc đã được báo lên Công an phường Ô Chợ Dừa.
Theo quan sát ban đầu, nạn nhân khoảng ngoài 30 tuổi, mặc quần bò màu đen, áo phông xanh cộc tay. Trên mặt của nạn nhân có một vài vết máu đã khô. Trên người nạn nhân không có giấy tờ tùy thân.
Đại tá Nguyễn Tâm Trinh: Tôi ức phát khóc vì “đường cong mềm mại"
theo Đời sống & Pháp Luật | 11/04/2014 11:32-
Cứ nghĩ đến việc họ bẻ cong con đường, lại còn cho rằng đó chỉ là “một đường cong mềm mại” mà tôi uất ức đến phát khóc – Đại tá Nguyễn Tâm Trinh chia sẻ.
Thời gian gần đây, dư luận xôn xao về những chuyện lùm xùm xung quanh dự án đường Trường Chinh bị bẻ cong né nhà quan chức. Trước những ý kiến gay gắt của dư luận, chiều 8/4, trong cuộc họp giao ban báo chí tại Thành ủy Hà Nội, Sở Quy hoạch – Kiến trúc đã trần tình về vấn đề này.
Theo đó, ông Dương Đức Tuấn - Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho rằng, thực chất đường Trường Chinh không đến mức “Cong như ghi-đông xe đạp” như báo chí phản ánh, mà đó chỉ là “một đường cong mềm mại”.
Theo lãnh đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội thì quá trình lập hồ sơ chỉ giới đường đỏ, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường là "hoàn toàn phù hợp với quy định". Phương án chỉ giới đường đỏ xác định phạm vi mở đường Trường Chinh đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 19/2008/QD-UBND ngày 31/3/2008 là thống nhất phù hợp với các đồ án Quy hoạch chi tiết của khu vực đã được UBND Thành phố phê duyệt, phù hợp với quá trình quản lý quy hoạch, cấp phép xây dựng trong nhiều năm.
“Việc thực hiện đầu tư xây dựng đường Vành đai II (đường Trường Chinh) theo hồ sơ chỉ giới đường đỏ đã được UBND Thành phố phê duyệt là phương án đảm bảo hài hòa các lợi ích về sử dụng đất an ninh quốc phòng, hạn chế tối đa giải phóng mặt bằng, di dời các hộ dân và vẫn đảm bảo đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường.” – Phó giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội khẳng định.
Trước thông tin này, nhiều người dân vẫn tỏ ra vô cùng bức xúc và cho biết, lý giải như lãnh đạo Sở Quy hoạch – Kiến trúc là hoàn toàn không thỏa đáng.
Đại tá Nguyễn Tâm Trinh:Tôi ức phát khóc vì “đường cong mềm mại".
Trao đổi với phóng viên, Đại tá Nguyễn Tâm Trinh - nguyên Phó tư lệnh Binh chủng Rada – Quân chủng PK-KQ (hiện là tổ trưởng tổ 40, phường Khương Thượng Đống Đa, Hà Nội) là người có nhà nằm trong diện bị thu hồi để giải phóng mặt bằng tỏ thái độ rất bức xúc về “đường cong mềm mại” của đường Trường Chinh hiện nay.
Đến năm 1987, ông được nhà nước cấp cho ngôi nhà số 10 ngõ 150 Trường Chinh để ở. Sau đó, ông đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính để mua căn nhà theo quy định của nhà nước và làm đầy đủ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nhớ lại thời điểm được nhận nhà, ông trầm ngâm: “Khi tôi nhận nhà, Tư lệnh Phòng không – Trung tướng Trần Nhẫn còn nói là “nhà nước giao đất cho bác, bác được ở đây ổn định, lâu dài, an cư lạc nghiệp. Nếu có mở đường thì sẽ mở về phía nam, đất của quân chủng, không lấy đất của cán bộ, bộ đội bên này. Cho đến nay đã gần 30 năm tôi gắn bó với ngôi nhà nơi đây. Đối với tôi, nó không chỉ là nơi sinh sống, mà còn là nơi lưu giữ biết bao kỷ niệm không thể nào quên. Gần 90 tuổi đời, tôi cứ nghĩ sẽ được tận hưởng những ngày còn lại trong ngôi nhà thân yêu, vậy mà có lẽ sắp tới đây sẽ chẳng biết sẽ phải đi về đâu”.
Đường Trường Chinh có thực sự chỉ là một đường cong mềm mại như Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội khẳng định?
Liên quan đến việc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho rằng đường Trường Chinh cong mềm mại, đại tá Nguyễn Tâm Trinh bức xúc: “Như thế nào mà gọi là mềm mại? Con đường đang thẳng bỗng bẻ quặt vào 15m mà gọi là mềm mại sao? Vì cái mềm mại đó mà nhiều người khổ sở, bức xúc lắm. Còn chuyện các ông cho rằng việc bẻ cong con đường là vì nhân dân, để tiết kiệm chi phí thì là điều hoàn toàn vô lý”.
“Thậm chí giờ đây, cứ nghĩ đến chuyện con đường đang thẳng bỗng bị bẻ cong, lại còn “cong mềm mại”, tôi rất uất ức. Thật không thể chấp nhận nổi việc họ bẻ cong con đường một cách trắng trợn như thế. Hàng đêm, cứ nghĩ đến chuyện này là tôi lại khóc. Khóc vì uất ức, và khóc vì thấy thật bất công. Trải qua bao cuộc kháng chiến ác liệt, tôi chưa bao giờ run sợ trước quân thù, thế nhưng giờ đây, tôi lại phải khóc vì sự bất công trên chính đất nước của mình” – đại tá Trinh tâm sự.
Về việc, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho rằng, con đường đang thẳng được làm cong sẽ tiết kiệm được chi phí giải phóng mặt bằng. Ông Trinh phản bác: "Nếu theo quy hoạch ban đầu thì TP Hà Nội chỉ phải bồi thường cho diện tích 6m tính từ mép đường cho người dân. Nhưng nay, nếu mở rộng về phía Bắc theo đường cong mềm mại của Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội thì ít nhất có 26 ngôi nhà phải phá bỏ hoàn toàn, mỗi căn nhà có diện tích cũng phải 100m2 và Nhà nước phải đền bù toàn bộ diện tích thu hồi đó. Như vậy, tôi không hiểu Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội nói sẽ tiết kiệm được gần 300 tỷ đồng tiền giải phóng mặt bằng nếu làm cong con đường là ở đâu ?".
Trên bản vẽ, đường Trường Chinh thẳng chứ không hề "cong bất thường" như con đường sau quy hoạch.
Đồng quân điểm đó, ông Nguyễn Quang Minh - Nguyên Vụ phó Quy hoạch Kiến trúc (Bộ Xây dựng) cũng cho rằng, nếu bẻ cong con đường thì chuyện tiết kiệm chi phí giải phóng mặt bằng là hoàn toàn không có cơ sở. Bởi, theo bản đồ quy hoạch chi tiết dự án thì phía bắc đường Trường Chinh có 461 hộ dân và 10 cơ quan, phía nam có 188 hộ và 12 cơ quan, trong đó đất của Quân chủng Phòng không - Không quân chiếm gần 2/3. Tính trung bình mỗi hộ dân giải tỏa, nhà nước phải trả tối thiểu 3 tỷ đồng (giá đất hiện tại ở đường Trường Chinh được tính từ 35-40 triệu đồng/m2), nhưng nếu mở rộng về phía nam và làm theo thiết kế ban đầu (đường thẳng) thì sẽ tiết kiệm được hàng nghìn tỷ bức đồng.
Trước những bức xúc ấy, nguyên Phó Tư lệnh Binh chủng Rada – Quân chủng PK – KQ cũng cho biết, ông đã gửi đi khoảng 30 lá đơn để kiến nghị về vấn đề này trong suốt hơn 1 năm qua nhưng cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa nhận được bất cứ câu trả lời thỏa đáng nào từ phía các cơ quan chức năng.
VIDEO:Vung điếu cày, đánh liên tiếp vào đầu nhiều học sinh
Thứ Năm, 10/04/2014 - 14:03-
(Dân trí) - Cộng đồng mạng đang truyền tay nhau video ghi lại hình ảnh một thanh niên liên tục cầm điếu cày giáng xuống đầu một số nam học sinh.
Vụ ẩu đả xảy ra ngay trên đường, trước sự chứng kiến của nhiều người, nhưng không ai ngăn cản. Đến thời điểm này vẫn chưa xác định được địa điểm sự việc xảy ra. Sau khi đoạn clip được đăng tải trên mạng, rất nhiều người đã lên tiếng chỉ trích hành vi vi phạm pháp luật của nam thanh niên sử dụng điếu cày làm hung khí.
Minh Lê
Minh Lê
Ép cung, nhục hình: Căn nguyên của án oan!
Ép cung, nhục hình: Căn nguyên của án oan!
Thứ Sáu, 11/04/2014 - 09:20
(Dân trí) - Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra những vụ “chết bất thường” sau khi làm việc với công an, những vụ án oan chấn động dư luận. Theo luật sư Hoàng Cao Sang, Trưởng Văn phòng Luật sư Hoàng Việt Luật, “tệ” ép cung, nhục hình là căn nguyên của những vụ việc trên.
Án oan do nhục hình
Trong thời gian vừa qua, trên phạm vi cả nước đã xảy ra nhiều trường hợp người dân thường chịu án oan sai do bị ép cung, dùng nhục hình trong quá trình xét hỏi, lấy lời khai của các cơ quan điều tra.
Trong đó phải kể đến những vụ án oan nổi tiếng như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn bị gán tội giết người, vụ án oan của bà Đỗ Thị Hằng vào năm 1998 về tội mua bán phụ nữ, vụ 8 công dân bị cáo buộc gây ra hàng loạt vụ trộm cắp cổ vật trong nhiều đình chùa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, vụ chị Trần Thị Lan ở Nha Trang bị đánh đập buộc nhận tội trộm cắp tài sản của gia chủ nơi chị làm việc, vụ bắt oan 7 thanh niên tại Sóc Trăng với cáo buộc giết ông Hoàng Văn Dũng…
Nhiều vụ án oan, nhục hình liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây
Qua thảo luận của tập thể các luật sư trong Văn phòng luật sư Hoàng Việt Luật cho thấy: tình trạng như trên xảy ra xuất phát từ cả hai nguyên nhân chủ quan và khách quan. Xét về nguyên nhân khách quan, cần nhìn nhận hiện nay có một thực trạng là trên phương diện quy định của pháp luật và thực thi pháp luật, có nhiều quy định vẫn chưa được thi hành nghiêm túc.
Mặc dù đã có quy định về thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử nhưng vẫn có nhiều vụ án điều tra không đúng thẩm quyền; nhiều vụ án khi Viện Kiểm sát yêu cầu điều tra nhưng cơ quan điều tra không thực hiện; nhiều vụ án chỉ có lời nhận tội của bị can, bị cáo mà không có chứng cứ khác để đối chứng nhưng cơ quan tố tụng vẫn sử dụng để buộc tội... Tình trạng cơ quan tư pháp không tuân thủ quy định xảy ra là do pháp luật có quy định nhưng không kèm theo các chế tài khi cơ quan tư pháp vi phạm.
Xét về nguyên nhân chủ quan, cả người tiến hành tố tụng, bản thân người bị oan cũng như những người tham gia tố tụng khác đều có phần tham gia. Người tiến hành tố tụng với tâm lý cậy thế, cậy quyền, chạy theo thành tích… mà phạm sai lầm. Người bị oan với sự không hiểu biết pháp luật, tâm lý lo sợ, nghe theo lời dụ dỗ của cán bộ điều tra là nếu nhận sẽ giảm nhẹ tội hay được tha, còn nếu ngoan cố không nhận thì sẽ bị đánh chết hay bị xử tội nặng…
Hơn nữa, trong các vụ án oan, vai trò của người bào chữa chưa được khẳng định đúng mức. Người bào chữa chưa được tham gia đầy đủ ngay từ đầu quá trình tố tụng. Các ý kiến bào chữa chưa được các cơ quan tiến hành tố tụng quan tâm đúng mức. Ngoài ra, việc xác minh chứng cứ buộc tội còn quá nhiều khoảng trống, xuất phát từ sự hạn chế về năng lực nghiệp vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của một số cán bộ thi hành công vụ…
Làm sao hạn chế?
Để hạn chế tình trạng trên cần phải có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan tư pháp lẫn sự kiên quyết đấu tranh của những người chịu án oan do ép cung, nhục hình.
Cần có các quy định pháp luật nêu rõ hậu quả pháp lý trong việc giải quyết vụ án đối với những vi phạm, nhất là vi phạm về thủ tục tố tụng, vi phạm trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ. Đây không chỉ là trách nhiệm của người trực tiếp điều tra, thủ trưởng cơ quan điều tra mà còn là trách nhiệm của cả Hội đồng xét xử. Vì mặc dù Hội đồng xét xử dựa trên tài liệu, chứng cứ của các cơ quan có trách nhiệm truy tố, không có trách nhiệm phát hiện và chứng minh bị cáo có bị ép cung hay không nhưng để xảy ra oan sai thì cũng phải liên đới chịu trách nhiệm.
Trong quá trình giải quyết vụ án, điều quan trọng là các cơ quan tố tụng phải thu thập được đầy đủ chứng cứ để xác định có sự việc phạm tội xảy ra, có người thực hiện hành vi phạm tội, diễn biến của quá trình phạm tội, hậu quả của tội phạm… Việc thu thập chứng cứ phải đúng theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Những chứng cứ nào thu thập được bằng các biện pháp, thủ tục trái pháp luật thì phải bị coi là không có giá trị pháp lý.
Chính vì hiện nay pháp luật không có quy định những loại chứng cứ nào thì không có giá trị pháp lý, không được sử dụng để chứng minh về tội phạm nên dẫn đến tình trạng sử dụng, đánh giá chứng cứ không nhất quán, không nghiêm. Pháp luật tố tụng hình sự cần khẳng định mạnh mẽ hơn giá trị chứng minh của chứng cứ, coi chứng cứ là phương tiện duy nhất để chứng minh, nếu không đầy đủ chứng cứ để chứng minh thì phải coi là chưa có đủ cơ sở buộc tội. Mặt khác, phải có quy định loại trừ những chứng cứ mà việc thu thập, kiểm tra, bảo quản chứng cứ có vi phạm pháp luật.
Cần phải đảm bảo sự tranh tụng tại phiên tòa. Đồng thời cần phát huy đầy đủ vai trò của người tham gia tố tụng và các đương sự. Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về quyền tự bào chữa của các bị can, bị cáo, người bị tạm giữ, cũng như tạo điều kiện trên thực tế để người bào chữa được tham gia trong tất cả các giai đoạn tố tụng của một vụ án.
Ngoài ra, các ngành công an, tư pháp cũng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xem xét toàn diện những vụ án mà các đương sự có ý kiến, đơn thư kêu oan. Nếu có phải kịp thời khắc phục và xử lý nghiêm.
Luật sư Hoàng Cao sang
Tùng Nguyên ghi
Thứ Sáu, 11/04/2014 - 09:20
(Dân trí) - Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra những vụ “chết bất thường” sau khi làm việc với công an, những vụ án oan chấn động dư luận. Theo luật sư Hoàng Cao Sang, Trưởng Văn phòng Luật sư Hoàng Việt Luật, “tệ” ép cung, nhục hình là căn nguyên của những vụ việc trên.
Án oan do nhục hình
Trong thời gian vừa qua, trên phạm vi cả nước đã xảy ra nhiều trường hợp người dân thường chịu án oan sai do bị ép cung, dùng nhục hình trong quá trình xét hỏi, lấy lời khai của các cơ quan điều tra.
Trong đó phải kể đến những vụ án oan nổi tiếng như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn bị gán tội giết người, vụ án oan của bà Đỗ Thị Hằng vào năm 1998 về tội mua bán phụ nữ, vụ 8 công dân bị cáo buộc gây ra hàng loạt vụ trộm cắp cổ vật trong nhiều đình chùa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, vụ chị Trần Thị Lan ở Nha Trang bị đánh đập buộc nhận tội trộm cắp tài sản của gia chủ nơi chị làm việc, vụ bắt oan 7 thanh niên tại Sóc Trăng với cáo buộc giết ông Hoàng Văn Dũng…
Nhiều vụ án oan, nhục hình liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây
Qua thảo luận của tập thể các luật sư trong Văn phòng luật sư Hoàng Việt Luật cho thấy: tình trạng như trên xảy ra xuất phát từ cả hai nguyên nhân chủ quan và khách quan. Xét về nguyên nhân khách quan, cần nhìn nhận hiện nay có một thực trạng là trên phương diện quy định của pháp luật và thực thi pháp luật, có nhiều quy định vẫn chưa được thi hành nghiêm túc.
Mặc dù đã có quy định về thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử nhưng vẫn có nhiều vụ án điều tra không đúng thẩm quyền; nhiều vụ án khi Viện Kiểm sát yêu cầu điều tra nhưng cơ quan điều tra không thực hiện; nhiều vụ án chỉ có lời nhận tội của bị can, bị cáo mà không có chứng cứ khác để đối chứng nhưng cơ quan tố tụng vẫn sử dụng để buộc tội... Tình trạng cơ quan tư pháp không tuân thủ quy định xảy ra là do pháp luật có quy định nhưng không kèm theo các chế tài khi cơ quan tư pháp vi phạm.
Xét về nguyên nhân chủ quan, cả người tiến hành tố tụng, bản thân người bị oan cũng như những người tham gia tố tụng khác đều có phần tham gia. Người tiến hành tố tụng với tâm lý cậy thế, cậy quyền, chạy theo thành tích… mà phạm sai lầm. Người bị oan với sự không hiểu biết pháp luật, tâm lý lo sợ, nghe theo lời dụ dỗ của cán bộ điều tra là nếu nhận sẽ giảm nhẹ tội hay được tha, còn nếu ngoan cố không nhận thì sẽ bị đánh chết hay bị xử tội nặng…
Hơn nữa, trong các vụ án oan, vai trò của người bào chữa chưa được khẳng định đúng mức. Người bào chữa chưa được tham gia đầy đủ ngay từ đầu quá trình tố tụng. Các ý kiến bào chữa chưa được các cơ quan tiến hành tố tụng quan tâm đúng mức. Ngoài ra, việc xác minh chứng cứ buộc tội còn quá nhiều khoảng trống, xuất phát từ sự hạn chế về năng lực nghiệp vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của một số cán bộ thi hành công vụ…
Làm sao hạn chế?
Để hạn chế tình trạng trên cần phải có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan tư pháp lẫn sự kiên quyết đấu tranh của những người chịu án oan do ép cung, nhục hình.
Cần có các quy định pháp luật nêu rõ hậu quả pháp lý trong việc giải quyết vụ án đối với những vi phạm, nhất là vi phạm về thủ tục tố tụng, vi phạm trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ. Đây không chỉ là trách nhiệm của người trực tiếp điều tra, thủ trưởng cơ quan điều tra mà còn là trách nhiệm của cả Hội đồng xét xử. Vì mặc dù Hội đồng xét xử dựa trên tài liệu, chứng cứ của các cơ quan có trách nhiệm truy tố, không có trách nhiệm phát hiện và chứng minh bị cáo có bị ép cung hay không nhưng để xảy ra oan sai thì cũng phải liên đới chịu trách nhiệm.
Trong quá trình giải quyết vụ án, điều quan trọng là các cơ quan tố tụng phải thu thập được đầy đủ chứng cứ để xác định có sự việc phạm tội xảy ra, có người thực hiện hành vi phạm tội, diễn biến của quá trình phạm tội, hậu quả của tội phạm… Việc thu thập chứng cứ phải đúng theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Những chứng cứ nào thu thập được bằng các biện pháp, thủ tục trái pháp luật thì phải bị coi là không có giá trị pháp lý.
Chính vì hiện nay pháp luật không có quy định những loại chứng cứ nào thì không có giá trị pháp lý, không được sử dụng để chứng minh về tội phạm nên dẫn đến tình trạng sử dụng, đánh giá chứng cứ không nhất quán, không nghiêm. Pháp luật tố tụng hình sự cần khẳng định mạnh mẽ hơn giá trị chứng minh của chứng cứ, coi chứng cứ là phương tiện duy nhất để chứng minh, nếu không đầy đủ chứng cứ để chứng minh thì phải coi là chưa có đủ cơ sở buộc tội. Mặt khác, phải có quy định loại trừ những chứng cứ mà việc thu thập, kiểm tra, bảo quản chứng cứ có vi phạm pháp luật.
Cần phải đảm bảo sự tranh tụng tại phiên tòa. Đồng thời cần phát huy đầy đủ vai trò của người tham gia tố tụng và các đương sự. Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về quyền tự bào chữa của các bị can, bị cáo, người bị tạm giữ, cũng như tạo điều kiện trên thực tế để người bào chữa được tham gia trong tất cả các giai đoạn tố tụng của một vụ án.
Ngoài ra, các ngành công an, tư pháp cũng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xem xét toàn diện những vụ án mà các đương sự có ý kiến, đơn thư kêu oan. Nếu có phải kịp thời khắc phục và xử lý nghiêm.
Luật sư Hoàng Cao sang
Tùng Nguyên ghi
Nhặt mũ bảo hiểm, phát hiện xác chết trong tư thế lái xe máy
Thứ Sáu, 11/04/2014 - 08:50
Thấy một chiếc mũ bảo hiểm khá đẹp ở dưới mương nước, người dân lội xuống nhặt thì phát hiện một xác chết trong tư thế lái xe máy.
Vào khoảng 16h30 chiều 10/4, tại cống nước ven Quốc lộ 5 thuộc địa bàn khu công nghiệp Đại An (TP Hải Dương), người dân phát hiện một xác chết. Ngay khi nhận được tin báo, lực lượng công an TP Hải Dương đã có mặt tại hiện trường, vớt xác nạn nhân, điều tra làm rõ vụ việc.
Một nhân chứng có mặt tại hiện trường cho biết: “Vào lúc 16h30 chiều 10/4, khi đi làm về đã thấy chiếc mũ bảo hiểm nổi trên kênh nước. Thấy chiếc mũ đẹp nên tôi xuống vớt thì phát hiện có xác chết”.
Nạn nhân chết trong tư thế lái xe máy.
Sau khi vớt xác nạn nhân, nhiều người bất ngờ khi thấy nạn nhân chết trong tư thế ngồi lái xe. Khám nghiệm hiện trường, cơ quan chức năng phát hiện một chiếc xe máy, một ba lô trong có tư trang, vật dụng và một số giấy tờ tùy thân. Danh tính nạn nhân được xác định là Đinh Văn Tiệp (SN 1990, trú tại Đông Hưng, Thái Bình).
Vật dụng trong túi của nạn nhân xấu số.
Ngoài ra, lực lượng chức năng xác định đi cùng nạn nhân Đinh Văn Tiệp có thể còn có một người nữa bởi trong chiếc balo mà người dân phát hiện còn có giấy tùy thân của một người tên Đinh Văn Chung. Đến khoảng 21h tối ngày 10/4, lực lượng chức năng vẫn đang mò tìm nạn nhân còn lại.
Chiếc xe máy của nạn nhân.
Vụ việc đã làm QL 5 đoạn qua Khu công nghiệp Đại An tắc nghẽn nhiều giờ, lực lượng chức năng đã tổ chức phân làn giao thông nhưng do nhiều người dân hiếu kì đứng xem nên tình trạng ách tắc vẫn diễn ra.
Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Theo P.L
Lao Động
Lao Động
Sập nhà hàng xóm, mẹ con cô giáo thương vong
Thứ Sáu, 11/04/2014 - 10:14-
(Dân trí) - Thấy con khóc, chị Trang bế vào phòng dỗ dành. Đúng lúc ấy mái nhà hàng xóm đang xây dựng đổ sập, đè lên nhà chị. Đào bới đống đổ nát, người dân nghẹn lòng phát hiện cháu bé đã tử vong.
Vụ tai nạn thương tâm xảy ra vào khoảng 15 giờ 30 ngày 10/3 tại xã Minh Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, khiến mẹ con cô giáo mầm non Nguyễn Thùy Trang (31 tuổi) thương vong.
Trước đó chị Trang đang ở trước nhà thì bé Nguyễn Nhân Đức (2 tuổi) con chị quấy khóc nên chị bế con vào phòng dỗ dành. Cùng lúc này, chồng chị Trang là anh Nguyễn Thành Nhân (31 tuổi) dắt xe gắn máy ra ngoài để đi làm. Chưa kịp gạt chân chống xe, anh Nhân nghe tiếng động kinh hoàng phía sau lưng, quay lại nhìn anh hoảng hốt phát hiện mái nhà đang xây dựng của hàng xóm đã sập đè lên nhà mình. Gọi vợ con nhiều lần nhưng không thấy đáp lại, anh Nhân hô hoán hàng xóm đến cứu giúp.
Sau những nỗ lực đào bới đống đổ nát, người dân phát hiện bé Nhân Đức đã tử vong, người mẹ cũng được tìm thấy ngay sau đó, chị còn thoi thóp thở, được chuyển đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng rất nguy kịch.
Được biết, căn nhà đang xây dựng với cấu trúc một tầng trệt, một tầng lầu thuộc quyền sở hữu của ông Nguyễn Thanh Sơn. Sau khi sự cố xảy ra, chủ nhà, chủ thầu đã đến nhận trách nhiệm về vụ việc, kết hợp cùng gia đình nạn nhân giải quyết hậu sự. Cơ quan công an đã phong tỏa hiện trường, tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tâm của mẹ con chị Trang.
Vân Sơn - Phước Đạt
(Dân trí) - Thấy con khóc, chị Trang bế vào phòng dỗ dành. Đúng lúc ấy mái nhà hàng xóm đang xây dựng đổ sập, đè lên nhà chị. Đào bới đống đổ nát, người dân nghẹn lòng phát hiện cháu bé đã tử vong.
Vụ tai nạn thương tâm xảy ra vào khoảng 15 giờ 30 ngày 10/3 tại xã Minh Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, khiến mẹ con cô giáo mầm non Nguyễn Thùy Trang (31 tuổi) thương vong.
Trước đó chị Trang đang ở trước nhà thì bé Nguyễn Nhân Đức (2 tuổi) con chị quấy khóc nên chị bế con vào phòng dỗ dành. Cùng lúc này, chồng chị Trang là anh Nguyễn Thành Nhân (31 tuổi) dắt xe gắn máy ra ngoài để đi làm. Chưa kịp gạt chân chống xe, anh Nhân nghe tiếng động kinh hoàng phía sau lưng, quay lại nhìn anh hoảng hốt phát hiện mái nhà đang xây dựng của hàng xóm đã sập đè lên nhà mình. Gọi vợ con nhiều lần nhưng không thấy đáp lại, anh Nhân hô hoán hàng xóm đến cứu giúp.
Sau những nỗ lực đào bới đống đổ nát, người dân phát hiện bé Nhân Đức đã tử vong, người mẹ cũng được tìm thấy ngay sau đó, chị còn thoi thóp thở, được chuyển đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng rất nguy kịch.
Được biết, căn nhà đang xây dựng với cấu trúc một tầng trệt, một tầng lầu thuộc quyền sở hữu của ông Nguyễn Thanh Sơn. Sau khi sự cố xảy ra, chủ nhà, chủ thầu đã đến nhận trách nhiệm về vụ việc, kết hợp cùng gia đình nạn nhân giải quyết hậu sự. Cơ quan công an đã phong tỏa hiện trường, tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tâm của mẹ con chị Trang.
Vân Sơn - Phước Đạt
Lo ngại giới trẻ rảnh rỗi, đạo đức “tụt dốc”
Thứ Sáu, 11/04/2014 - 08:08
(Dân trí) - Tình trạng tội phạm ngày càng trẻ hóa, nhiều học sinh sinh viên rảnh rỗi quá mức, sống hư hỏng... là lo ngại của nhiều cử tri trẻ TPHCM trong buổi gặp gỡ với lãnh đạo thành phố.
Cử tri trẻ e ngại lối sống của học sinh, sinh viên
ThS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (ĐH Sư phạm TPHCM) bày tỏ, một bộ phận 9X hiện nay hư hỏng, hay nói rộng hơn là có bộ phận giới trẻ hư hỏng. Vấn đề của nhiều bạn trẻ nằm ở chỗ họ thiếu kỹ năng sống, thiếu bản lĩnh sống nên việc xây dựng lý tưởng sống cho giới trẻ là điều rất cần thiết.
Từ các khảo sát cho thấy khoảng 50% sinh viên (SV) chọn sai ngành nghề, ThS Khắc Hiếu cho rằng đây là một thực trạng đáng ngại làm nhiều SV chán nản, không hứng thú với việc học tập, rèn luyện.
Anh Nguyễn Mạnh Cường, Bí thư Thành đoàn TPHCM: "Nhiều thanh niên quá rảnh rỗi, thời gian không biết làm gì".
Phan Thị Phương Thảo, SV Trường ĐH Bách khoa TPHCM đặt ra vấn đề nhiều SV đang quá rảnh rỗi quá mức. Ngoài thời gian học ở lớp, họ hầu như không tham gia bất cứ hoạt động nào và chỉ có mỗi việc lướt “nét”, cập nhật những thông tin nhảm nh, giật gân.
Điều này tác động đến suy nghĩ lẫn hành vi của những tri thức tương lai, họ thu mình trong thế gới mạng, thụ động và không còn quan tâm đến cuộc sống xã hội.
Anh Trần Thanh Tuyền (phóng viên báo Khăn Quàng Đỏ) nhấn mạnh giới trẻ hiện nay rất phức tạp với nhiều biểu hiện lo ngại, đặc biệt là tình trạng trẻ hóa tội phạm. Anh Tuyền đưa ra dẫn chứng một học trò 19 tuổi lừa bạn uống thuốc ngủ, cho vào bao tải rồi thả trôi sông, lên kế hoạch tống tiền gây chấn động thời gian qua tại TPHCM.
Với nhiều hiện tượng phức tạp trong giới trẻ, cử tri này nhấn mạnh, việc giáo dục kỹ năng sống phải song song với tinh thần thượng tôn pháp luật. Phải định hướng cho giới trẻ lối sống chấp hành pháp luật.
Lối sống, đạo đức của học sinh, sinh viên làm nhiều cử tri trẻ lo ngại. (Ảnh minh họa)
Đồng tình với ý kiến này, bạn Đoàn Thị Thanh Hậu, đến từ quận 10 cho rằng, công tác tuyên truyền về pháp luật cho thanh niên ở các địa bàn dân cư, nhất là đối tượng thanh niên chậm tiến còn rất hạn chế. Tình trạng thanh niên phạm pháp rất nhiều.
Giới trẻ cần "sức đề kháng"
Thầy giáo Lê Trung Hiếu, đến từ huyện Củ Chi băn khoăn về vấn đề giáo dục kỹ năng sống, thực hành xã hội cho học sinh vùng ngoại thành hiện nay rất thiếu. Nhất là công tác tư vấn tâm lý cho các em rất khó khăn, giáo viên vào cuộc không hiệu quả vì các em rất ngại chia sẻ với người dạy mình.
Thầy Hiếu cho rằng, thành phố cần tổ chức những chương trình có sự tham gia của các chuyên gia tâm lý về các trường ở ngoại thành để trao đổi, tư vấn với các em. Qua đó, không chỉ giải quyết những vấn đề các em vướng mắc mà còn xây dựng kỹ năng sống để các em bản lĩnh hơn.
Anh Nguyễn Mạnh Cường, Bí thư Thành đoàn TPHCM cho hay, hiện nay các chương trình Đoàn, hội rất nhiều, thiết thực nhưng có thực tế lại có nhiều thanh niên quá rãnh rỗi, thời gian không biết để làm gì. Đây là một thách thức đối với các tổ chức đoàn hội cần xây dựng nhiều hoạt động hơn nữa nhằm hạn chế việc rãnh rỗi của giới trẻ, dành quỹ thời gian cho những việc có ích hơn.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TPHCM cho rằng cần xây dựng sức đề kháng cho giới trẻ trước môi trường sống.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TPHCM cho hay bên cạnh xây dựng một môi trường tốt cho giới trẻ thì một vấn đề quan trọng không kém là làm sao để thanh niên có sức đề kháng trước môi trường sống. Cần giúp họ định dạng được môi trường điểm nào tốt, điểm nào xấu vì môi trường chính là nơi rèn luyện bản lĩnh thanh niên.
Bà Quyết Tâm cũng nêu lên băn khoăn khi đặt câu hỏi về sự chủ động và bản lĩnh của thanh niên ngày nay và cho rằng không ít bạn trẻ thiếu chủ động, ỷ lại và ngại vượt khó.
Tăng cường đối thoại với HS - SV
Về góc độ ngành giáo dục, nhằm tăng cường đối thoại, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của HS - SV hướng tới xây dựng lối sống đẹp, Sở GD-ĐT TPHCM đã có văn bản tăng cường đối thoại giữa HS - SV với lãnh đạo nhà trường; giữa cán bộ phụ trách đoàn, thanh viên với lãnh đạo nhà trường. Lãnh đạo Sở cũng tổ chức gặp gỡ, đối thoại với các bạn trẻ, chia nhóm từng nội dung các bạn quan tâm để giải quyết.
TPHCM cũng là đơn vị duy nhất trong cả nước có quy định tạm thời về công tác tư vấn trong trường học. - Bà Trần Thị Kim Thanh, Phó GĐ Sở GD-ĐT TPHCM
|
Hoài Nam
Trung Quốc: Quan đánh chết dân, dân đánh chết con
Thứ Năm, 10/04/2014 14:52-
(BDV.VN) - Một cụ ông Trung Quốc 70 tuổi đã chết sau một cú đánh “dã man” của cán bộ quản lý đô thị tỉnh Phúc Kiến.
Theo báo Người Lao Động, ngày 9/4, cảnh sát Trung Quốc cho biết đang điều tra một vụ án liên quan tới cái chết của một cụ ông. Trang tin Strait News dẫn lời một nhân chứng cho biết cụ ông khoảng 70 tuổi, đã cố gắng hòa giải tranh cãi gay gắt giữa cán bộ quản lý thành phố và một người bán hàng tại thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến.
Cán bộ quản lý đô thị này bị cáo buộc ra tay đánh cụ ông dã man và làm ông chết tại chỗ.
Các cán bộ quản lý đô thị Trung Quốc được biết đến với cái tên “Thành Quan” là những người phụ trách thực thi các quy định của địa phương. Các Thành Quan vốn không được tiếng tốt ở Trung Quốc và gắn liền với họ là những câu chuyện về sự tàn bạo khiến dư luận đất nước đông dân nhất thế giới này vô cùng phẫn nộ.
Gần đây, báo chí liên tục đưa tin, ở Trung Quốc, quan chức thì đánh chết dân, còn dân thì đánh chết con. Cách đây không lâu, vào ngày 11/3, tòa án thành phố Bắc Kinh đã xét xử vụ án Châu Khải tội danh cố ý giết người.
Chân dung người cha giết hại con gái 13 tuổi.
Vụ việc này trở thành tiêu điểm truyền thông và dư luận vì nạn nhân của vụ án chính là cô con gái ruột mới 13 tuổi của Châu Khải. Và nguyên nhân của vụ án mạng chỉ là sự cuồng thần tượng EXO của cô con gái.
Tờ Pháp luật Vãn báo đưa tin, vào ngày 8/11/2013, Châu Khải như thường lệ gọi con gái Tiểu Nam dậy đi học. Tuy nhiên, hai cha con đã xảy ra tranh cãi gay gắt khi Tiểu Nam do thức khuya lên mạng không thể dậy sớm. Sau hơn một tiếng tranh luận, Châu Khải đã chạy tìm đến con dao và chém nhiều nhát vào cổ con gái khiến cô bé tử vong tại chỗ. Tiểu Nam khi đó mới 13 tuổi còn bố cô bé ngoài 40.
Tại tòa, Châu Khải cho biết sau khi chém con, ông này cũng đã tự cắt cổ tay của mình tự sát nhưng đã được cứu. Những lời tâm sự của người cha sát nhân tại tòa khiến dư luận Trung Quốc bàng hoàng về cuộc sống với thần tượng của thế hệ trẻ nước này.
Ăn chơi quái đản
Không chỉ đánh chết dân, một bộ phân quan chức Trung Quốc lại đứng đầu bảng danh sách ăn chơi, sa đọa. Năm 2012, Trung Quốc liên tiếp "trảm" nhiều quan chức cấp cao có liên quan đến tham nhũng. Dân Trung Quốc không khỏi phẫn nộ khi những trò ăn chơi kệch cỡm của quan chức bị phanh phui.
Năm 2012, báo chí Nhật Bản đăng bài viết và hình ảnh một số cán bộ lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng Công Thương Trung Quốc đến Tokyo thưởng thức món “body sushi”.
Quan chức Trung Quốc luôn có những thú ăn chơi quái đản
Thông tin này đã làm chấn động cộng đồng cư dân mạng Trung Quốc. Họ bàn tán xôn xao về giá cả đắt đỏ của nó lên đến cả chục ngàn nhân dân tệ (35 triệu đồng). Hơn nữa, cách ăn chơi quái đản này trái với thuần phong mỹ tục Trung Hoa và nhất là quan chức không thể dùng tiền công phung phí.
Tình trạng “5 ngày 1 đại yến, 3 ngày 1 tiểu yến” của các quan chức vốn quá quen thuộc với người dân nơi đây.
Quan tham Trung Quốc còn nổi tiếng với thú ăn chơi quái đản. Ngoài gái đẹp, rượu ngon, họ còn có những trò vui như bú sữa trực tiếp trên bầu ngực của người mẹ trẻ. Để mua được một suất bú sữa này, mỗi quan sẽ phải chi ra khoảng 16 đến 20 triệu đồng.
Theo điều tra của tạp chí Diễn đàn Nhân dân có trụ sở tại Bắc Kinh - Trung Quốc mới đây, các quan chức tham nhũng làm tiêu tốn 160 tỉ USD ngân sách nhà nước mỗi năm. Tạp chí này cho biết công quỹ được chi nhiều nhất cho các bữa ăn sang trọng.
Mai Thùy
(BDV.VN) - Một cụ ông Trung Quốc 70 tuổi đã chết sau một cú đánh “dã man” của cán bộ quản lý đô thị tỉnh Phúc Kiến.
Theo báo Người Lao Động, ngày 9/4, cảnh sát Trung Quốc cho biết đang điều tra một vụ án liên quan tới cái chết của một cụ ông. Trang tin Strait News dẫn lời một nhân chứng cho biết cụ ông khoảng 70 tuổi, đã cố gắng hòa giải tranh cãi gay gắt giữa cán bộ quản lý thành phố và một người bán hàng tại thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến.
Cán bộ quản lý đô thị này bị cáo buộc ra tay đánh cụ ông dã man và làm ông chết tại chỗ.
Các cán bộ quản lý đô thị Trung Quốc được biết đến với cái tên “Thành Quan” là những người phụ trách thực thi các quy định của địa phương. Các Thành Quan vốn không được tiếng tốt ở Trung Quốc và gắn liền với họ là những câu chuyện về sự tàn bạo khiến dư luận đất nước đông dân nhất thế giới này vô cùng phẫn nộ.
Gần đây, báo chí liên tục đưa tin, ở Trung Quốc, quan chức thì đánh chết dân, còn dân thì đánh chết con. Cách đây không lâu, vào ngày 11/3, tòa án thành phố Bắc Kinh đã xét xử vụ án Châu Khải tội danh cố ý giết người.
Chân dung người cha giết hại con gái 13 tuổi.
Vụ việc này trở thành tiêu điểm truyền thông và dư luận vì nạn nhân của vụ án chính là cô con gái ruột mới 13 tuổi của Châu Khải. Và nguyên nhân của vụ án mạng chỉ là sự cuồng thần tượng EXO của cô con gái.
Tờ Pháp luật Vãn báo đưa tin, vào ngày 8/11/2013, Châu Khải như thường lệ gọi con gái Tiểu Nam dậy đi học. Tuy nhiên, hai cha con đã xảy ra tranh cãi gay gắt khi Tiểu Nam do thức khuya lên mạng không thể dậy sớm. Sau hơn một tiếng tranh luận, Châu Khải đã chạy tìm đến con dao và chém nhiều nhát vào cổ con gái khiến cô bé tử vong tại chỗ. Tiểu Nam khi đó mới 13 tuổi còn bố cô bé ngoài 40.
Tại tòa, Châu Khải cho biết sau khi chém con, ông này cũng đã tự cắt cổ tay của mình tự sát nhưng đã được cứu. Những lời tâm sự của người cha sát nhân tại tòa khiến dư luận Trung Quốc bàng hoàng về cuộc sống với thần tượng của thế hệ trẻ nước này.
Ăn chơi quái đản
Không chỉ đánh chết dân, một bộ phân quan chức Trung Quốc lại đứng đầu bảng danh sách ăn chơi, sa đọa. Năm 2012, Trung Quốc liên tiếp "trảm" nhiều quan chức cấp cao có liên quan đến tham nhũng. Dân Trung Quốc không khỏi phẫn nộ khi những trò ăn chơi kệch cỡm của quan chức bị phanh phui.
Năm 2012, báo chí Nhật Bản đăng bài viết và hình ảnh một số cán bộ lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng Công Thương Trung Quốc đến Tokyo thưởng thức món “body sushi”.
Thông tin này đã làm chấn động cộng đồng cư dân mạng Trung Quốc. Họ bàn tán xôn xao về giá cả đắt đỏ của nó lên đến cả chục ngàn nhân dân tệ (35 triệu đồng). Hơn nữa, cách ăn chơi quái đản này trái với thuần phong mỹ tục Trung Hoa và nhất là quan chức không thể dùng tiền công phung phí.
Tình trạng “5 ngày 1 đại yến, 3 ngày 1 tiểu yến” của các quan chức vốn quá quen thuộc với người dân nơi đây.
Quan tham Trung Quốc còn nổi tiếng với thú ăn chơi quái đản. Ngoài gái đẹp, rượu ngon, họ còn có những trò vui như bú sữa trực tiếp trên bầu ngực của người mẹ trẻ. Để mua được một suất bú sữa này, mỗi quan sẽ phải chi ra khoảng 16 đến 20 triệu đồng.
Theo điều tra của tạp chí Diễn đàn Nhân dân có trụ sở tại Bắc Kinh - Trung Quốc mới đây, các quan chức tham nhũng làm tiêu tốn 160 tỉ USD ngân sách nhà nước mỗi năm. Tạp chí này cho biết công quỹ được chi nhiều nhất cho các bữa ăn sang trọng.
Mai Thùy
Máy bay A321 rơi ốp bảo vệ do cẩu thả!!!
06:18 ngày 11 tháng 04 năm 2014-Ảnh minh họa
TP - Cục Hàng không Việt Nam vừa công bố kết quả điều tra sự cố máy bay A321 bị rơi ốp bảo vệ quạt làm mát phanh xảy ra ngày 26/3.
Nguyên nhân trực tiếp gây ra sự cố là nhân viên kỹ thuật thực hiện bảo dưỡng rút ngắn thời gian, không tuân thủ triệt để quy trình, cẩu thả, vội vàng dẫn đến quên sót.
Cục thu hồi giấy phép bảo dưỡng máy bay đối với tổ kỹ thuật thay cụm phanh của máy bay trên. Các nhân viên này phải được huấn luyện và thi lại trước khi tiếp tục được hành nghề.
Sỹ Lực
Thuê Trung Quốc giúp nông dân Việt, Bộ Công thương nghĩ gì?
Thứ Tư, 09/04/2014 07:03
(BDV.VN) - Bộ Công thương tính dành kinh phí thuê nhà tư vấn nằm tại Trung Quốc hoặc của Trung Quốc nghiên cứu, đưa ra tư vấn phương hướng thâm nhập thị trường này.
Liên quan đến câu chuyện sản xuất và tiêu thụ nông sản còn bất cập, trong đó câu chuyện dưa hấu xuất khẩu sang Trung Quốc ùn tắc tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) thời gian qua, trả lời câu hỏi của báo chí rằng, lâu nay nói đến tiêu thụ nông sản gặp khó, thường có nguyên nhân do sản xuất thiếu kế hoạch.
Do đó, vấn đề đặt ra là, trong kế hoạch sản xuất và kế hoạch tiêu thụ, Bộ Công Thương đã có nghiên cứu về sức tiêu thụ từng loại nông sản hay chưa? Đơn cử như với dưa hấu, sức tiêu thụ tại thị trường nội địa như thế nào? Và ngoài thị trường Trung Quốc, cơ hội cho nông sản Việt Nam tại các thị trường cụ thể khác như thế nào, nhất là thị trường trong khu vực ASEAN?
Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)khẳng định: “Hiện nay, các cơ quan nhà nước đã có những nghiên cứu như thế, nhưng còn rất hạn chế. Bộ Công Thương và Bộ NN- PTNT đã đưa ra đề án đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc, tuy nhiên xuất khẩu nông sản, trừ mặt hàng gạo đã có truyền thống, còn một số mặt hàng khác còn mới. Nghiên cứu về thị trường Trung Quốc đối với các mặt hàng nông sản của Việt Nam còn chưa đầy đủ”.
Dưa hấu rớt giá, khó tiêu thụ, nông dân Quảng Ngãi đổ dưa hấu cho bò ăn (Ảnh VNE)
Ông Trần Thanh Hải thông tin, một trong những biện pháp Bộ Công thương đang tính đến đó là sẽ dành kinh phí xúc tiến thương mại quốc gia để thuê các nhà tư vấn nằm tại Trung Quốc hoặc của Trung Quốc nghiên cứu để đưa ra cho Việt Nam những tư vấn phương hướng thâm nhập thị trường này.
Trước biện pháp vị đại diện Bộ Công thương đưa ra, GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia về nông nghiệp đã đặt câu hỏi: “Tại sao nhờ chuyên gia Trung Quốc sang làm gì? Đâu bí đến mức phải thuê nhà tư vấn Trung Quốc nghiên cứu thị trường để đưa ra tư vấn cho Việt Nam?”.
Theo GS Võ Tòng Xuân, vấn đề là Bộ Công thương phải có những người sành sỏi về thương trường Trung Quốc, qua đó để biết nhu cầu của họ như thế nào. Ví dụ như dưa hấu phải có ước tính, Trung Quốc cần bao nhiêu ngàn tấn dưa hấu, mỗi thời điểm như thế nào rồi về mới tổ chức sản xuất thay vì không tổ chức mà cứ đâm đầu làm.
“Đưa chuyên gia Trung Quốc về đây họ làm gì? Bộ Công thương tính toán thế này, Việt Nam nghèo là đúng rồi. Bộ Công thương có bộ phận Xúc tiến thương mại phải đi khắp nơi trên thế giới để tìm kiếm thị trường cho mỗi nông sản của Việt Nam rồi mới báo lại cho hệ thống sản xuất, nắm được thông tin để sản xuất. Mời chuyên gia nước ngoài đến không ăn thua, họ tới họ nói như mình. Phải qua tận nơi để nắm thị trường”, GS Võ Tòng Xuân nói.
GS Võ Tòng Xuân lấy dẫn chứng, các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Myanmar... luôn luôn tìm thị trường rồi mới cho các công ty tổ chức sản xuất, thay vì thụ động như Việt Nam và cũng không có chuyện thuê chuyên gia nước nào để làm việc tư vấn cho họ, đặc biệt là Trung Quốc.
GS Võ Tòng Xuân cũng bày tỏ lo ngại rằng, việc mời chuyên gia, tư vấn của Trung Quốc đến Việt Nam một mặt sẽ tốn thêm kinh phí, mặt khác nếu đối tác có mục tiêu không trong sáng thì sẽ gây hại nhiều hơn.
Liên quan đến kế hoạch tìm đầu ra cho các sản phẩm nông sản, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải nêu quan điểm rằng, doanh nghiệp, thương lái có vai trò quan trọng.
Cụ thể, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nền kinh tế Việt Nam đang theo là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước hết, đã gọi là kinh tế thị trường thì phải ưu tiên theo thị trường.
“Nếu chúng ta nói nhiều quá đến kế hoạch có khi lại quay lại thời bao cấp ngày xưa. Theo đúng kinh tế thị trường, từ những nước đang phát triển nhất (Mỹ, EU...) chủ yếu do người nông dân và các doanh nghiệp. Còn ở Việt Nam, hiện vẫn đang ở mức phát triển thấp hơn nên trách nhiệm của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương phải hỗ trợ cho nông dân và doanh nghiệp.
Nhưng rõ ràng, năm nay có thể là vấn đề của dưa hấu, sang năm có thể lại là mặt hàng khác, chứ không phải tất cả chúng ta đều có thể dự báo được. Đương nhiên chúng ta cần thông tin, dự báo, nhưng quan trọng hơn là các doanh nghiệp, nhất là thương lái đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc định hướng thị trường, tìm đầu ra cho nông sản Việt Nam”, Thứ trưởng Hải nói.
Tâm An
(BDV.VN) - Bộ Công thương tính dành kinh phí thuê nhà tư vấn nằm tại Trung Quốc hoặc của Trung Quốc nghiên cứu, đưa ra tư vấn phương hướng thâm nhập thị trường này.
Liên quan đến câu chuyện sản xuất và tiêu thụ nông sản còn bất cập, trong đó câu chuyện dưa hấu xuất khẩu sang Trung Quốc ùn tắc tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) thời gian qua, trả lời câu hỏi của báo chí rằng, lâu nay nói đến tiêu thụ nông sản gặp khó, thường có nguyên nhân do sản xuất thiếu kế hoạch.
Do đó, vấn đề đặt ra là, trong kế hoạch sản xuất và kế hoạch tiêu thụ, Bộ Công Thương đã có nghiên cứu về sức tiêu thụ từng loại nông sản hay chưa? Đơn cử như với dưa hấu, sức tiêu thụ tại thị trường nội địa như thế nào? Và ngoài thị trường Trung Quốc, cơ hội cho nông sản Việt Nam tại các thị trường cụ thể khác như thế nào, nhất là thị trường trong khu vực ASEAN?
Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)khẳng định: “Hiện nay, các cơ quan nhà nước đã có những nghiên cứu như thế, nhưng còn rất hạn chế. Bộ Công Thương và Bộ NN- PTNT đã đưa ra đề án đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc, tuy nhiên xuất khẩu nông sản, trừ mặt hàng gạo đã có truyền thống, còn một số mặt hàng khác còn mới. Nghiên cứu về thị trường Trung Quốc đối với các mặt hàng nông sản của Việt Nam còn chưa đầy đủ”.
Dưa hấu rớt giá, khó tiêu thụ, nông dân Quảng Ngãi đổ dưa hấu cho bò ăn (Ảnh VNE)
Ông Trần Thanh Hải thông tin, một trong những biện pháp Bộ Công thương đang tính đến đó là sẽ dành kinh phí xúc tiến thương mại quốc gia để thuê các nhà tư vấn nằm tại Trung Quốc hoặc của Trung Quốc nghiên cứu để đưa ra cho Việt Nam những tư vấn phương hướng thâm nhập thị trường này.
Trước biện pháp vị đại diện Bộ Công thương đưa ra, GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia về nông nghiệp đã đặt câu hỏi: “Tại sao nhờ chuyên gia Trung Quốc sang làm gì? Đâu bí đến mức phải thuê nhà tư vấn Trung Quốc nghiên cứu thị trường để đưa ra tư vấn cho Việt Nam?”.
Theo GS Võ Tòng Xuân, vấn đề là Bộ Công thương phải có những người sành sỏi về thương trường Trung Quốc, qua đó để biết nhu cầu của họ như thế nào. Ví dụ như dưa hấu phải có ước tính, Trung Quốc cần bao nhiêu ngàn tấn dưa hấu, mỗi thời điểm như thế nào rồi về mới tổ chức sản xuất thay vì không tổ chức mà cứ đâm đầu làm.
“Đưa chuyên gia Trung Quốc về đây họ làm gì? Bộ Công thương tính toán thế này, Việt Nam nghèo là đúng rồi. Bộ Công thương có bộ phận Xúc tiến thương mại phải đi khắp nơi trên thế giới để tìm kiếm thị trường cho mỗi nông sản của Việt Nam rồi mới báo lại cho hệ thống sản xuất, nắm được thông tin để sản xuất. Mời chuyên gia nước ngoài đến không ăn thua, họ tới họ nói như mình. Phải qua tận nơi để nắm thị trường”, GS Võ Tòng Xuân nói.
GS Võ Tòng Xuân lấy dẫn chứng, các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Myanmar... luôn luôn tìm thị trường rồi mới cho các công ty tổ chức sản xuất, thay vì thụ động như Việt Nam và cũng không có chuyện thuê chuyên gia nước nào để làm việc tư vấn cho họ, đặc biệt là Trung Quốc.
GS Võ Tòng Xuân cũng bày tỏ lo ngại rằng, việc mời chuyên gia, tư vấn của Trung Quốc đến Việt Nam một mặt sẽ tốn thêm kinh phí, mặt khác nếu đối tác có mục tiêu không trong sáng thì sẽ gây hại nhiều hơn.
Liên quan đến kế hoạch tìm đầu ra cho các sản phẩm nông sản, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải nêu quan điểm rằng, doanh nghiệp, thương lái có vai trò quan trọng.
Cụ thể, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nền kinh tế Việt Nam đang theo là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước hết, đã gọi là kinh tế thị trường thì phải ưu tiên theo thị trường.
“Nếu chúng ta nói nhiều quá đến kế hoạch có khi lại quay lại thời bao cấp ngày xưa. Theo đúng kinh tế thị trường, từ những nước đang phát triển nhất (Mỹ, EU...) chủ yếu do người nông dân và các doanh nghiệp. Còn ở Việt Nam, hiện vẫn đang ở mức phát triển thấp hơn nên trách nhiệm của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương phải hỗ trợ cho nông dân và doanh nghiệp.
Nhưng rõ ràng, năm nay có thể là vấn đề của dưa hấu, sang năm có thể lại là mặt hàng khác, chứ không phải tất cả chúng ta đều có thể dự báo được. Đương nhiên chúng ta cần thông tin, dự báo, nhưng quan trọng hơn là các doanh nghiệp, nhất là thương lái đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc định hướng thị trường, tìm đầu ra cho nông sản Việt Nam”, Thứ trưởng Hải nói.
Tâm An
Bệnh nhi khóc ở hành lang và 150 triệu USD cho Asiad
Thứ Sáu, 11/04/2014 06:15
(BDV.VN) - Một cọc vào ôxy dùng cho một người bệnh nay phải nối thêm ống dây cho trẻ khác thở. 7 máy thở lúc nào cũng trong tình trạng chạy hết công suất.
Bệnh nhân nằm tràn ra cả hành lang. Ảnh: Dân trí
Đầu mùa nắng nóng, bệnh sởi bùng phát, ở hai bệnh viện lớn của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, bệnh nhi tràn ra nằm hành lang. Hình ảnh đó thật xót xa, đặt bên cạnh nỗi phập phồng về chuyện có quyết đổ tiền ra cho Asiad hay không, lại càng buốt ruột.
Tôi cứ nhìn mãi hình ảnh những đứa bé bệnh tật ốm yếu phải trải chiếu nằm ngoài hành lang bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) và bệnh viện Nhi Đồng (TP Hồ Chí Minh) trên các trang báo ngày hôm qua, 10.4 mà rơm rớm nước mắt.
Chỉ có những người làm cha làm mẹ mới thấu hiểu tình cảnh của những gia đình bệnh nhi ấy, con nhỏ ốm đau không có giường bệnh, quá tải chen chúc 4-5 trẻ/giường, sợ bị lây chéo bệnh sang nhau, nên họ phải đi mua chiếu trải ra cho các bé nằm ngoài hành lang. Nhìn mà thấy lòng nghẹn đắng.
Cứ bảo dân mình khổ quen rồi nên cứ thế chấp nhận đi, nhưng làm sao có thể chấp nhận nổi chuyện những đứa bé ốm đau quặt quẹo phải rải chiếu ra hành lang bệnh viện mà nằm? Cùng một kiếp người mà tại sao con cái chúng ta phải khổ thế? Bao nhiêu năm nay cái điệp khúc quá tải bệnh viện mãi vẫn chưa được cải thiện, là vì lý do gì?
Đặt chuyện dân thiếu bệnh viện, thiếu trường học, thiếu cầu để đi lên một bàn cân, bên kia là con số 150 triệu USD (mà nghe đâu đã tăng gấp đôi lên 300 triệu trong bản dự chi trong phiên giải trình trước Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội ngày 18/3 vừa qua của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch), các quan chức của quý Bộ này có thấy có buốt ruột không nhỉ?
Chắc chắn là không, bởi họ chỉ chăm chắm lo cho việc quảng bá và nâng cao vị thế hình ảnh của Việt Nam trước bạn bè năm châu bốn biển, lo cho phong trào thể thao nước nhà, lo thu hút khách du lịch… toàn những lý do “khủng” cả.
Nhưng dân đang đói khổ thế này, thì những lý do đó, nghe có hợp lý không?
Hãy đi hỏi bà mẹ đang ngồi cạnh đứa bé nằm còng queo trên manh chiếu nhỏ trải ở hành lang bệnh viện xem giờ chị mong ước gì. Một cái giường bệnh tử tế cho con hay là cái sân vận động lòng chảo để đua xe đạp trị giá hơn 400 tỷ đồng để cho người dân được mở mày mở mặt với bạn bè thế giới?
Tất nhiên chẳng ai dại gì mà đi hỏi chị, chẳng ai dại gì mà đi hỏi những người dân vùng sâu vùng xa đang cho con đi học trong những ngôi trường tranh tre nứa lá rách thủng tứ bề, chẳng ai đi hỏi những đứa bé vùng cao đang phải bắt chuột để được ăn miếng thịt trong bữa cơm khoai sắn.
Những ngày này, những người làm báo chúng tôi đang phập phồng với câu hỏi: liệu Chính phủ có quyết dừng việc đổ tiền ra cho Asiad 2019 hay không. Những lời can gián tâm huyết của những người có trách nhiệm đã nói ra hết rồi, chỉ mong rằng nó không bị rơi vào hố đen thăm thẳm.
Quay trở lại với hành lang bệnh viện, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai nói trên báo thế này: “Người nhà bệnh nhân, bệnh nhân nằm tràn ra hành lang, trước phòng bác sĩ… nhưng cũng may là còn hành lang để nằm. Có những thời điểm, hết cả dây dẫn ôxy cho bệnh nhân. Một cọc vào ôxy lẽ ra dùng cho một người bệnh nay phải nối thêm ống dây cho trẻ khác thở. 7 máy thở lúc nào cũng trong tình trạng chạy hết công suất”.
Tôi ước sao có ai in những lời đau xót của các bác sĩ này ra giấy thật to rồi chuyển lên đặt cạnh bộ hồ sơ các dự án sẽ được xây dựng để phục vụ Asiad 2019 kia, xem thử nó có tác dụng gì không.
Cầm bằng được thì mừng cho dân nghèo biết bao nhiêu, còn không thì có lẽ cũng đành bó tay rồi bó luôn cả chiếu.
Mi An
(BDV.VN) - Một cọc vào ôxy dùng cho một người bệnh nay phải nối thêm ống dây cho trẻ khác thở. 7 máy thở lúc nào cũng trong tình trạng chạy hết công suất.
Đầu mùa nắng nóng, bệnh sởi bùng phát, ở hai bệnh viện lớn của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, bệnh nhi tràn ra nằm hành lang. Hình ảnh đó thật xót xa, đặt bên cạnh nỗi phập phồng về chuyện có quyết đổ tiền ra cho Asiad hay không, lại càng buốt ruột.
Tôi cứ nhìn mãi hình ảnh những đứa bé bệnh tật ốm yếu phải trải chiếu nằm ngoài hành lang bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) và bệnh viện Nhi Đồng (TP Hồ Chí Minh) trên các trang báo ngày hôm qua, 10.4 mà rơm rớm nước mắt.
Chỉ có những người làm cha làm mẹ mới thấu hiểu tình cảnh của những gia đình bệnh nhi ấy, con nhỏ ốm đau không có giường bệnh, quá tải chen chúc 4-5 trẻ/giường, sợ bị lây chéo bệnh sang nhau, nên họ phải đi mua chiếu trải ra cho các bé nằm ngoài hành lang. Nhìn mà thấy lòng nghẹn đắng.
Cứ bảo dân mình khổ quen rồi nên cứ thế chấp nhận đi, nhưng làm sao có thể chấp nhận nổi chuyện những đứa bé ốm đau quặt quẹo phải rải chiếu ra hành lang bệnh viện mà nằm? Cùng một kiếp người mà tại sao con cái chúng ta phải khổ thế? Bao nhiêu năm nay cái điệp khúc quá tải bệnh viện mãi vẫn chưa được cải thiện, là vì lý do gì?
Đặt chuyện dân thiếu bệnh viện, thiếu trường học, thiếu cầu để đi lên một bàn cân, bên kia là con số 150 triệu USD (mà nghe đâu đã tăng gấp đôi lên 300 triệu trong bản dự chi trong phiên giải trình trước Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội ngày 18/3 vừa qua của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch), các quan chức của quý Bộ này có thấy có buốt ruột không nhỉ?
Chắc chắn là không, bởi họ chỉ chăm chắm lo cho việc quảng bá và nâng cao vị thế hình ảnh của Việt Nam trước bạn bè năm châu bốn biển, lo cho phong trào thể thao nước nhà, lo thu hút khách du lịch… toàn những lý do “khủng” cả.
Nhưng dân đang đói khổ thế này, thì những lý do đó, nghe có hợp lý không?
Hãy đi hỏi bà mẹ đang ngồi cạnh đứa bé nằm còng queo trên manh chiếu nhỏ trải ở hành lang bệnh viện xem giờ chị mong ước gì. Một cái giường bệnh tử tế cho con hay là cái sân vận động lòng chảo để đua xe đạp trị giá hơn 400 tỷ đồng để cho người dân được mở mày mở mặt với bạn bè thế giới?
Tất nhiên chẳng ai dại gì mà đi hỏi chị, chẳng ai dại gì mà đi hỏi những người dân vùng sâu vùng xa đang cho con đi học trong những ngôi trường tranh tre nứa lá rách thủng tứ bề, chẳng ai đi hỏi những đứa bé vùng cao đang phải bắt chuột để được ăn miếng thịt trong bữa cơm khoai sắn.
Những ngày này, những người làm báo chúng tôi đang phập phồng với câu hỏi: liệu Chính phủ có quyết dừng việc đổ tiền ra cho Asiad 2019 hay không. Những lời can gián tâm huyết của những người có trách nhiệm đã nói ra hết rồi, chỉ mong rằng nó không bị rơi vào hố đen thăm thẳm.
Quay trở lại với hành lang bệnh viện, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai nói trên báo thế này: “Người nhà bệnh nhân, bệnh nhân nằm tràn ra hành lang, trước phòng bác sĩ… nhưng cũng may là còn hành lang để nằm. Có những thời điểm, hết cả dây dẫn ôxy cho bệnh nhân. Một cọc vào ôxy lẽ ra dùng cho một người bệnh nay phải nối thêm ống dây cho trẻ khác thở. 7 máy thở lúc nào cũng trong tình trạng chạy hết công suất”.
Tôi ước sao có ai in những lời đau xót của các bác sĩ này ra giấy thật to rồi chuyển lên đặt cạnh bộ hồ sơ các dự án sẽ được xây dựng để phục vụ Asiad 2019 kia, xem thử nó có tác dụng gì không.
Cầm bằng được thì mừng cho dân nghèo biết bao nhiêu, còn không thì có lẽ cũng đành bó tay rồi bó luôn cả chiếu.
Mi An
Đất vàng của Vinexad tại TP.HCM “bốc hơi” bí ẩn?
Thứ Năm, 10/04/2014 15:31-
Tương tự như tòa Văn phòng số 9 Đinh Lễ (Hà Nội), địa chỉ 51 Đồng Khởi (TP.HCM) có vị trí đắc địa, nằm ngay giữa trung tâm Thành phố.
Phố Đồng Khởi nằm giữa trung tâm quận 1, TP.HCM
Ngoài trụ sở Văn phòng tại đất vàng, số 9 Đinh Lễ, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Công ty cổ phần Quảng cáo và hội chợ thương mại từng có một văn phòng nữa thuộc diện "đất vàng", tại số 51 Đồng Khởi, quận 1, TP.HCM. Tuy nhiên, tòa văn phòng này “bốc hơi” từ khi nào mà cổ đông không hề biết.
Tuy nhiên, theo phản ánh của một số cổ đông, việc công ty chuyển nhượng tòa nhà 51 Đồng Khởi từ khi nào cổ đông không hề hay biết.
Lý giải về sự “mất tích” bí ẩn của tòa nhà Văn phòng số 51 Đồng Khởi, ông Nguyễn Khắc Luận, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Quảng cáo và hội chợ thương mại (Vinexad) cho biết, văn phòng tại 51 Đồng Khởi đã xuống cấp và được công ty chuyển đổi và bàn giao lại cho Nhà nước, số tiền đền bù hơn 5 tỷ đồng được công ty mua căn hộ ở tòa nhà IndoChina Park, số 4 Nguyễn Đình Chiểu làm nơi đặt văn phòng mới.
Vinexad là doanh nghiệp cổ phần hóa từ năm 2005. Theo quy định về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại thời điểm đó, lợi thế thương quyền của hai vị trí đất vàng số 9 Đinh Lễ (Hà Nội) và 51 Đồng Khởi (TP.HCM) đã không được tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa vì đều là đất thuê của nhà nước.
Sau sự cố “mất tích” của tòa văn phòng 51 Đồng Khởi diễn ra trước đây (công ty không xin ý kiến và cũng không thông báo gì về việc này cho các cổ đông), hiện một số cổ đông Vinexad tỏ ra khá kiên quyết trong việc yêu cầu tính minh bạch đối với số phận của tòa văn phòng 9 Đinh Lễ (Hà Nội).
Chính vì vậy, diễn biến về kế hoạch chuyển nhượng tòa Văn phòng số 9 Đinh Lễ đang là đề tài nóng bỏng trong nội bộ Vinexad.
Mới đây, sau nhiều tranh cãi gay gắt, Đại hội đồng cổ đông Vinexad cũng đã thông qua chủ trương chuyện nhượng tòa văn phòng số 9 Đinh Lễ. Tuy nhiên, Hội đồng quản trị sẽ phải phải xây dựng kế hoạch chi tiết để trình Đại hội đồng cổ đông thông qua trước khi tiến hành việc chuyển nhượng.
(Theo Đầu tư)
Tương tự như tòa Văn phòng số 9 Đinh Lễ (Hà Nội), địa chỉ 51 Đồng Khởi (TP.HCM) có vị trí đắc địa, nằm ngay giữa trung tâm Thành phố.
Phố Đồng Khởi nằm giữa trung tâm quận 1, TP.HCM
Ngoài trụ sở Văn phòng tại đất vàng, số 9 Đinh Lễ, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Công ty cổ phần Quảng cáo và hội chợ thương mại từng có một văn phòng nữa thuộc diện "đất vàng", tại số 51 Đồng Khởi, quận 1, TP.HCM. Tuy nhiên, tòa văn phòng này “bốc hơi” từ khi nào mà cổ đông không hề biết.
Tuy nhiên, theo phản ánh của một số cổ đông, việc công ty chuyển nhượng tòa nhà 51 Đồng Khởi từ khi nào cổ đông không hề hay biết.
Lý giải về sự “mất tích” bí ẩn của tòa nhà Văn phòng số 51 Đồng Khởi, ông Nguyễn Khắc Luận, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Quảng cáo và hội chợ thương mại (Vinexad) cho biết, văn phòng tại 51 Đồng Khởi đã xuống cấp và được công ty chuyển đổi và bàn giao lại cho Nhà nước, số tiền đền bù hơn 5 tỷ đồng được công ty mua căn hộ ở tòa nhà IndoChina Park, số 4 Nguyễn Đình Chiểu làm nơi đặt văn phòng mới.
Vinexad là doanh nghiệp cổ phần hóa từ năm 2005. Theo quy định về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại thời điểm đó, lợi thế thương quyền của hai vị trí đất vàng số 9 Đinh Lễ (Hà Nội) và 51 Đồng Khởi (TP.HCM) đã không được tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa vì đều là đất thuê của nhà nước.
Sau sự cố “mất tích” của tòa văn phòng 51 Đồng Khởi diễn ra trước đây (công ty không xin ý kiến và cũng không thông báo gì về việc này cho các cổ đông), hiện một số cổ đông Vinexad tỏ ra khá kiên quyết trong việc yêu cầu tính minh bạch đối với số phận của tòa văn phòng 9 Đinh Lễ (Hà Nội).
Chính vì vậy, diễn biến về kế hoạch chuyển nhượng tòa Văn phòng số 9 Đinh Lễ đang là đề tài nóng bỏng trong nội bộ Vinexad.
Mới đây, sau nhiều tranh cãi gay gắt, Đại hội đồng cổ đông Vinexad cũng đã thông qua chủ trương chuyện nhượng tòa văn phòng số 9 Đinh Lễ. Tuy nhiên, Hội đồng quản trị sẽ phải phải xây dựng kế hoạch chi tiết để trình Đại hội đồng cổ đông thông qua trước khi tiến hành việc chuyển nhượng.
(Theo Đầu tư)
Vợ dùng cuốc đánh chết chồng rồi... đi ngủ
22:49 ngày 10 tháng 04 năm 2014
Bị chồng đánh vì không chịu “chiều”, người vợ cầm cuốc dựng ở sân đánh chồng gục tại chỗ. Sau đó, người vợ vào nhà tiếp tục ngủ coi như không có chuyện gì.
Chiều 10/4, tin từ thượng tá Cao Tiến Mai - Trưởng Công an huyện Nam Đàn, Nghệ An cho biết, cơ quan này vừa ký lệnh bắt bà Nguyễn Thị Liên (54 tuổi) để điều tra nghi vấn về hành vi giết người.
Nạn nhân vụ án không ai khác lại chính là ông Bùi Văn Vừa (59 tuổi, trú tại xóm Bắc Sơn 2, xã Nam Hưng, Nam Đàn), chồng của bà Liên.
Trước đó, vào ngày 9/4, ông Vừa được mọi người phát hiện đã chết tại nhà riêng. Tuy nhiên, khi tiến hành khâm liệm để tổ chức mai táng, mọi người phát hiện trên cơ thể nạn nhân có nhiều dấu vết lạ. Ngay sau đó, sự việc được báo lên chính quyền địa phương, Công an huyện Nam Đàn.
Tiến hành khám nghiệm tử thi, cơ quan điều tra kết luận nạn nhân tử vong do bị vật cứng đánh vào đầu và người. Biết vụ việc có dấu hiệu tội phạm, cơ quan chức năng đã tiến hành vào cuộc điều tra làm rõ.
Qua quá trình điều tra, Công an huyện Nam Đàn đã tiến hành bắt bà Nguyễn Thị Liên để lấy lời khai và điều tra về vụ việc.
Bước đầu, bà Liên khai với cơ quan điều tra, khoảng 3h ngày 9/4, hai người to tiếng vì bà không chịu "chiều chồng". Sau đó, bà Liên bị chồng kéo tay lôi ra sân và dùng thanh sắt phi 16 đánh đập. Trong lúc bị đánh, bà Liên cướp lại được thanh sắt và đánh trả chồng. Chưa dừng lại ở đó, bà Liên tiếp tục cầm cây cuốc dựng ở sân, đánh hai nhát mạnh vào đầu và cổ của chồng. Khi ông Vừa gục ngã tại chỗ, bà Liên vào nhà tiếp tục ngủ coi như không có chuyện gì.
Sáng sớm cùng ngày, bà Liên tỉnh dậy phát hiện chồng nằm chết ở sân nên hô hoán người dân và cho rằng ông Vừa bị trúng gió. Tại cơ quan điều tra, bà Liên còn khai nhận, hơn 10 năm trước bà đã từng dùng dao chém ông Vừa bị thương.
Hiện vụ việc đang tiếp tục được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Theo Tri Thức Trẻ
Bị chồng đánh vì không chịu “chiều”, người vợ cầm cuốc dựng ở sân đánh chồng gục tại chỗ. Sau đó, người vợ vào nhà tiếp tục ngủ coi như không có chuyện gì.
Chiều 10/4, tin từ thượng tá Cao Tiến Mai - Trưởng Công an huyện Nam Đàn, Nghệ An cho biết, cơ quan này vừa ký lệnh bắt bà Nguyễn Thị Liên (54 tuổi) để điều tra nghi vấn về hành vi giết người.
Nạn nhân vụ án không ai khác lại chính là ông Bùi Văn Vừa (59 tuổi, trú tại xóm Bắc Sơn 2, xã Nam Hưng, Nam Đàn), chồng của bà Liên.
Trước đó, vào ngày 9/4, ông Vừa được mọi người phát hiện đã chết tại nhà riêng. Tuy nhiên, khi tiến hành khâm liệm để tổ chức mai táng, mọi người phát hiện trên cơ thể nạn nhân có nhiều dấu vết lạ. Ngay sau đó, sự việc được báo lên chính quyền địa phương, Công an huyện Nam Đàn.
Tiến hành khám nghiệm tử thi, cơ quan điều tra kết luận nạn nhân tử vong do bị vật cứng đánh vào đầu và người. Biết vụ việc có dấu hiệu tội phạm, cơ quan chức năng đã tiến hành vào cuộc điều tra làm rõ.
Qua quá trình điều tra, Công an huyện Nam Đàn đã tiến hành bắt bà Nguyễn Thị Liên để lấy lời khai và điều tra về vụ việc.
Bước đầu, bà Liên khai với cơ quan điều tra, khoảng 3h ngày 9/4, hai người to tiếng vì bà không chịu "chiều chồng". Sau đó, bà Liên bị chồng kéo tay lôi ra sân và dùng thanh sắt phi 16 đánh đập. Trong lúc bị đánh, bà Liên cướp lại được thanh sắt và đánh trả chồng. Chưa dừng lại ở đó, bà Liên tiếp tục cầm cây cuốc dựng ở sân, đánh hai nhát mạnh vào đầu và cổ của chồng. Khi ông Vừa gục ngã tại chỗ, bà Liên vào nhà tiếp tục ngủ coi như không có chuyện gì.
Sáng sớm cùng ngày, bà Liên tỉnh dậy phát hiện chồng nằm chết ở sân nên hô hoán người dân và cho rằng ông Vừa bị trúng gió. Tại cơ quan điều tra, bà Liên còn khai nhận, hơn 10 năm trước bà đã từng dùng dao chém ông Vừa bị thương.
Hiện vụ việc đang tiếp tục được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Theo Tri Thức Trẻ
Thực phẩm chợ đầu mối: Buôn bán ban đêm, kiểm dịch ban ngày!
Thứ Năm, 10/04/2014 13:42
Hệ thống chợ đầu mối của Hà Nội cung cấp nguồn thực phẩm cho hàng triệu người dân mỗi ngày, nhưng việc kiểm soát nguồn gốc xuất xứ, an toàn thực phẩm gần như bị thả lỏng.
Nhiều thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) bị phù phép tuồn vào bếp ăn tập thể, nhà hàng, quán cơm.
Chợ đầu mối thủy sản Yên Sở, chợ đầu mối phía Nam, chợ Long Biên,... hoạt động cao điểm vào ban đêm. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên Tiền Phong trong nhiều ngày, hoạt động kiểm tra kiểm soát thực phẩm (rau củ quả, cá, thịt,...) ở các chợ trên chủ yếu diễn ra vào ban ngày.
Chợ đầu mối thủy sản Yên Sở (phường Yên Sở, quận Hoàng Mai) là chợ đầu mối thủy sản lớn nhất của Thủ đô. Trung bình mỗi ngày lượng cá giao dịch ở đây khoảng 60-70 tấn, với nhiều loại cá trắm, trôi, chép, mè, rô phi,... Theo các tiểu thương ở chợ, nguồn cá ở đây không chỉ cấp cho khu vực Hà Nội, còn được phân phối về nhiều tỉnh như Thái Nguyên, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Quảng Trị,...
Cảnh mua bán thịt lợn nhếch nhác khó đảm bảo vệ sinh ATTP tại chợ đầu mối phía Nam Hà Nội. |
Thời gian hoạt động nhộn nhịp nhất tại các chợ đầu mối là từ 23 giờ đêm đến 5 giờ sáng. Theo quan sát của phóng viên trong các đêm 27, 28/3 và 1/4, dù vào lúc cao điểm, hoạt động kiểm soát của cơ quan chức năng vệ sinh an toàn thực phẩm ở đây gần như bị thả lỏng.
Chợ cá Yên Sở có một cổng chính để xe buôn cá vào chợ. Tại đây có tấm biển lưu ý: “Ra vào chợ cá Yên Sở phải có hồ sơ truy xuất nguồn gốc về thủy sản”. Cách cổng chợ chừng chục mét là trụ sở của chốt kiểm dịch động vật thủy sản liên ngành số 01 của thành phố. Theo quy định, các chủ xe hàng khi đến cổng chợ phải dừng lại, xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc cá.
Theo tìm hiểu của phóng viên, những xe chở cá ngoại tỉnh bị thu 40.000 đồng/lượt vào chợ. Số tiền này, theo đơn vị quản lý chợ là để phục vụ điện, nước, vệ sinh chợ,... còn xe cá của người làng Sở được miễn. Thế nhưng, suốt thời gian cao điểm mà phóng viên quan sát, các xe ô tô chở cá chỉ thò tay qua cửa đưa tiền chợ, rồi lao vút qua bốt kiểm dịch, không dừng xuất trình giấy tờ nguồn gốc cá theo quy định.
Đêm 1/4, phóng viên ghi nhận nhiều xe mang biển số các tỉnh Hưng Yên, Phú Thọ, Hải Dương lao thẳng vào chợ mà không thấy sự xuất hiện của các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát giấy tờ. Suốt thời gian 22 giờ đến 5 giờ sáng, khi phóng viên có mặt tại chợ, tòa nhà đặt chốt kiểm dịch tối đèn bên trong. Thi thoảng có bóng kiểm dịch viên đứng ngay bốt ở cổng, nhưng xe cá vẫn thản nhiên lao vào. Theo lời của một số chủ buôn và người dân thì ban quản lý làm việc ban ngày, ban đêm thì chỉ thỉnh thoảng kiểm tra bất chợt. Thậm chí, việc bốc dỡ, cân mua cá hoạt động ngay cạnh khu vực kiểm soát.
Vắng bóng cơ quan chức năng
Pha chế cá ở chợ đầu mối phía Nam (ảnh chụp lúc 5 giờ sáng 10/4). |
Tại chợ đầu mối phía Nam (Hoàng Mai, Hà Nội) có ba cổng chợ, hoạt động tấp nập từ một giờ đêm. Hai cổng dành cho xe chở rau củ quả, một cổng dành cho xe chở thịt. Theo quan sát của phóng viên, những tiểu thương buôn bán ở đây đưa hàng ra vào chợ rất tự do. Tại các cổng chỉ có lực lượng bảo vệ thu tiền xe ra vào, gần như không có thấy lực lượng kiểm dịch, kiểm tra kiểm soát thực phẩm, về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng.
Khoảng 2 giờ sáng, từng xe máy chở lợn “móc hàm” từ các lò mổ vắt nga ng khung xe, ì ạch vào chợ. Cả con lợn sau mổ vứt lăn lóc dưới nền đất bẩn, đầy rác thải cùng những vũng nước đen ngòm. Từ 3 giờ, hoạt động buôn bán diễn ra khẩn trương, vội vàng. Tuy nhiên, trong suốt khoảng thời gian này, không thấy cán bộ kiểm dịch nào xuất hiện ở cổng, hay kiểm tra ở các ki ốt trong chợ. Đến khoảng 6 giờ sáng, khi phần lớn thịt đã được bán, vẫn chưa thấy bóng dáng cơ quan kiểm dịch xuất hiện.
Tương tự, tại chợ đầu mối Long Biên (Long Biên, Hà Nội) thời gian nhộn nhịp nhất là từ 23 giờ đến 3 giờ sáng. Theo quan sát của phóng viên trong ba ngày 29, 30/3 và 2/4, mỗi đêm hàng trăm xe tải lớn, nhỏ chở rau, củ, quả mà không có sự kiểm tra, kiểm soát của ban quản lý chợ. Một tiểu thương buôn nho ngay sát bốt của ban quản lý chợ kể, “hàng hóa ở đây ra vào tự do, sao phải lo”.
Tại cổng chính của chợ, có chốt kiểm tra của ban quản lý. Suốt thời gian phóng viên có mặt, cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát có mặt tại chốt nhưng không có hành động gì, mặc cho hàng hóa ra vào. Vào khoảng 0 giờ 30 phút đến 1 giờ 30 phút ngày 3/4, phóng viên ghi nhận tại chốt của ban quản lý chợ có bốn nhân viên mặc đồng phục bảo vệ, một người mặc quân phục công an, nhưng không thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát xe ra vào cũng như hàng hóa.
Tại chợ đầu mối Long Biên, có ít nhất ba cổng ra vào nhưng chỉ có một chốt của ban quản lý chợ tại cổng chính cạnh đường Yên Phụ. Hai cổng chợ còn lại không có lực lượng chức năng kiểm soát, trong khi hoạt động ra vào, bốc dỡ hàng hóa vẫn diễn ra bình thường.
(Theo Tiền Phong)
Thứ trưởng Giao Thông Vận Tải: Ai bảo đường nào cũng thẳng?
Thứ Tư, 09/04/2014 00:00
(BDT.VN) - Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hồng Trường - Thứ trưởng Bộ GTVT trước sự việc đường Trường Chinh bị bẻ cong.
Được điều chình nếu trong phạm vi cong cho phép
Chia sẻ với Đất Việt, ông Trường cho hay: "Về nguyên tắc mà nói đến đi trên đường, làm gì có đường nào thẳng đâu, mà lại lên tiếng bảo là không có đường cong, có đoạn cong thì nó phải cong, bởi vì có thể lựa chọn yếu tố mặt địa chất, địa hình để phù hợp với cảnh quan, thì bắt buộc phải làm".
Bên cạnh đó, ông Trường cũng bày tỏ, nếu vì đoạn đường khi thay đổi hướng tuyến, hiệu quả hơn thì phải chấp nhận.
Miễn là bán kính đường cong theo tiêu chuẩn mà được quy định. Theo ông Trường thì trong bước thiết kế kỹ thuật thì nó có thể điều chỉnh làm thế nào cho nó phù hợp với hiện trạng của tuyến đường, vị trí, nhưng nằm trong tổng thể quy hoạch là được.
Còn ở bước thiết kế dự án chỉ mới là tổng thể, khi đi khảo sát hiện trường, nếu đi thẳng bất lợi về địa chất, về mặt địa hình, GPMB thì có thể điều chỉnh để trong phạm vi cho phép. Không nhất thiết hai bản vẽ phải trùng nhau.
Đường Trường Chinh bị cong
Tuy nhiên, ông Trường nhấn mạnh: "Dĩ nhiên là giữa dự án và thi hành có thể thay đổi chút xíu, nhưng phải được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, GPMB thì phải xử lý thỏa đáng".
Còn cụ thể về con đường Trường Chinh, ông Trường cho hay con đường đó không thuộc sự quản lý của Bộ GTVT mà do Hà Nội trực tiếp quản lý.
Đường như ghi đông xe đạp: Vẫn mềm mại!
Trong khi đó, tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, chiều 8/4, trước câu hỏi có hay không đường Trường chinh bị nắn cong, ông Dương Đức Tuấn – Phó giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc giải thích: "Theo QĐ 108, theo dự kiến định hướng tuyến là thẳng, nhưng luật cho phép quy hoạch chi tiết được cụ thể hóa, quy hoạch chung đã chuyển hướng cong, tuy nhiên, cong như vậy còn là mềm mại".
Theo ông Tuấn thì đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô HN đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 1998 , đường Trường Chinh là một đoạn tuyến của đường vành đai 2.
Căn cứ đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô HN đã được Thủ tướng phê duyệt, UBND thành phố HN đã tổ chức lập và phê duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và 1/500 phục vụ công tác quản lý, phát triển đô thị.
Sở Quy hoạch kiến trúc HN khẳng định, quá trình lập hồ sơ chỉ giới đường đỏ, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường là hoàn toàn phù hợp với quy định.
Phương án chỉ giới đường đỏ xác định phạm vi mở đường Trường Chinh đã được UBND thành phố phê duyệt tại quyết định 19 (31/3/2008) là thống nhất và phù hợp với các đồ án quy hoạch chi tiết của khu vực đã được UBND thành phố phê duyệt, là phù hợp với quá trình quản lý quy hoạch, cấp phép xây dựng trong nhiều năm.
Ở một thông tin khác, Thiếu tướng Mai Văn Cương, nguyên Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) cho biết: "Đầu năm 2000, Văn phòng Kiến trúc sư trưởng (nay là Sở Quy hoạch - Kiến trúc) và Quân chủng PK-KQ đã có cuộc gặp gỡ trao đổi về quy hoạch mở rộng đường Trường Chinh.
Thời điểm này, lòng đường Trường Chinh đang có chiều rộng khoảng 10 m, theo phương án của Văn phòng Kiến trúc sư trưởng đường sẽ mở rộng về hai bên, mỗi bên lấy từ tim đường vào 27,5 m".
Theo ông Cương, việc điều chỉnh đường Trường Chinh thời điểm đó đã được làm đi làm lại nhiều lần theo yêu cầu của cấp trên, cũng là người có nhà trong khu vực nêu trên.
Từ quy hoạch ban đầu lấy từ tim đường vào 27,5 m, thiếu tướng Mai Văn Cương đã ký văn bản đề nghị Văn phòng Kiến trúc sư trưởng lấy từ mép đường vào 7 m. Đến năm 2007, Bộ Quốc phòng có văn bản số 762 do Thứ trưởng, trung tướng Nguyễn Khắc Nghiên ký xin lui thêm 1m, tức chỉ lấy từ mép đường vào phía bắc 6 m.
Từ cơ sở các văn bản này, UBND TP.Hà Nội đã ban hành quyết định phê duyệt chỉ giới đường đỏ năm 2008 theo hình chiếc “ghi đông xe đạp”.
Ông tiết lộ: "Tôi nói thật khi thực hiện ký vào văn bản 193 xin thu hẹp 7m, cấp trên ép mà tôi là cấp dưới phải thực hiện theo.Thời điểm đó, chúng tôi đã thuê một doanh nghiệp vẽ lại bản thiết kế nhưng Hà Nội không chịu vì cho rằng công ty đó không đủ tư cách".
Chủ đầu tư: Cong ở độ cho phép?
Một mặt nữa, đó là ông Nguyễn Sỹ Bảo, Giám đốc Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội (chủ đầu tư) cho biết: "Nếu nói đường bị uốn cong quá như “ghi đông xe đạp” thì không đúng".
Theo thiết kế, nhìn trên bản vẽ phải chú ý mới thấy là nó có chỗ cong. Nhưng đấy là bờ cong cho phép. Nếu không thiết kế đường cong chuyển tiếp như thế, đường sẽ bị gấp khúc, tạo bất hợp lý về giao thông, khó chấp nhận, gây mất an toàn. Với dự án như đường vành đai 2, có mặt cắt rộng từ 53,5 đến 57,5m thì bán kính cong (R=600m) như đã thiết kế là hoàn toàn cho phép.
“Đúng là trong dự án này đường bị cong ở đoạn giữa (từ hồ Hố Mẻ đến cống Chéo sông Lừ), do đoạn này mở rộng về phía Nam nhiều hơn, trong khi hai đoạn đầu Ngã Tư Sở và Ngã Tư Vọng mở rộng về phía Bắc nhiều hơn. Nhưng đứng tại một điểm ở Ngã Tư Vọng vẫn có thể nhìn thấy một điểm ở Ngã Tư Sở trên một trục thẳng” - Ông Bảo cho hay.
Thanh Huyền
PICS:Tiếng Việt "mất tích" trên biển quảng cáo giữa Hà Nội
Thứ Năm, 10/04/2014 16:57-
(BDV.VN)-Đà Nẵng vừa dẹp bỏ các biển quảng cáo sai quy định chữ nước ngoài, trong khi giữa Thủ đô, có nhiều khu phố gần như trở thành phố Hàn, Trung, Nhật.
Khu phố Nguyễn Thị Định, Hoàng Ngân dường như sắp trở thành phố của người nước ngoài khi các cửa hàng dịch vụ tại khu vực này gần như mất dấu chữ tiếng Việt trên biển quảng cáo. (Ảnh chụp trên phố Hoàng Ngân với những biển hiệu bằng tiếng nước ngoài san sát).
Tại khu phố này có đầy đủ các loại hình dịch vụ, thương mại. Từ các cửa hàng ăn uống được đầu tư quy mô.
Cho đến những cửa hàng dịch vụ giải trí như Karaoke, làm đẹp đều không có một chữ tiếng Việt trên biển quảng cáo, trừ địa chỉ.
Cửa hàng ăn trên đường Nguyễn Thị Định này được đầu tư với quy mô rất lớn, chủ nhà hàng đã thuê cả một biệt thự trên đường Nguyễn Thị Định. Biển quảng cáo cũng được đầu tư rất cầu kỳ, công phu.
Ngay cạnh đó là cửa hàng đồ ăn Nhật Bản, nhìn thoáng qua, khu vực này như đang tái hiện một khu phố của các quốc gia Đông Bắc Á chứ không phải Hà Nội.
Các biển vẫy của quán ăn, quán cafe, nhà nghỉ, shop quần áo đặt san sát nhau trong một ngõ nhỏ liền kê các khu chung cư trên đường Nguyễn Thị Định dường như chỉ dành riêng cho người nước ngoài.
Một siêu thị hàng tiêu dùng, tạp hóa, nhu yếu phẩm chỉ có sản phẩm của nước ngoài.
https://www.youtube.com/watch?v=_KEPmduvlAg Thắc mắc về vấn đề biển hiệu toàn tiếng “lạ”, chị Hoa, bán trà đá, giải khát ở khu vực này cho biết: “Trên mấy phố này có rất nhiều người nước ngoài sinh sống, hầu hết là người Hàn Quốc, Trung Quốc. Nhiều nhất là người Hàn, họ sinh sống và làm việc ở đây từ rất lâu rồi. Những cửa hàng này mở ra phần lớn chủ quán đều là người nước ngoài, phục vụ khách nước ngoài là chính, còn người Việt chỉ là vãng lai thôi, hiếm lắm.”
Không riêng gì khu phố Nguyễn Thị Định, Hoàng Ngân (Quận Cầu Giấy), tình trạng chê đồ nội, sính đồ ngoại cũng rất phổ biến tại Hà Nội. Như công ty này trên đường Lạc Long Quân, họ sử dụng kiến trúc như Trung Quốc, và ngôn ngữ Trung Quốc.
Chẳng phải chỉ có Hà Nội, hiện tượng vi phạm biển quảng cáo này rất thịnh hành tại Từ Sơn, Bắc Ninh. Khi tại trung tâm Từ Sơn, các cửa hàng nội thất hầu hết đều sử dụng song ngữ với chữ “lạ” lớn hơn chữ Việt.
(BDV.VN)-Đà Nẵng vừa dẹp bỏ các biển quảng cáo sai quy định chữ nước ngoài, trong khi giữa Thủ đô, có nhiều khu phố gần như trở thành phố Hàn, Trung, Nhật.
Khu phố Nguyễn Thị Định, Hoàng Ngân dường như sắp trở thành phố của người nước ngoài khi các cửa hàng dịch vụ tại khu vực này gần như mất dấu chữ tiếng Việt trên biển quảng cáo. (Ảnh chụp trên phố Hoàng Ngân với những biển hiệu bằng tiếng nước ngoài san sát).
Tại khu phố này có đầy đủ các loại hình dịch vụ, thương mại. Từ các cửa hàng ăn uống được đầu tư quy mô.
Cho đến những cửa hàng dịch vụ giải trí như Karaoke, làm đẹp đều không có một chữ tiếng Việt trên biển quảng cáo, trừ địa chỉ.
Cửa hàng ăn trên đường Nguyễn Thị Định này được đầu tư với quy mô rất lớn, chủ nhà hàng đã thuê cả một biệt thự trên đường Nguyễn Thị Định. Biển quảng cáo cũng được đầu tư rất cầu kỳ, công phu.
Ngay cạnh đó là cửa hàng đồ ăn Nhật Bản, nhìn thoáng qua, khu vực này như đang tái hiện một khu phố của các quốc gia Đông Bắc Á chứ không phải Hà Nội.
Các biển vẫy của quán ăn, quán cafe, nhà nghỉ, shop quần áo đặt san sát nhau trong một ngõ nhỏ liền kê các khu chung cư trên đường Nguyễn Thị Định dường như chỉ dành riêng cho người nước ngoài.
Một siêu thị hàng tiêu dùng, tạp hóa, nhu yếu phẩm chỉ có sản phẩm của nước ngoài.
https://www.youtube.com/watch?v=_KEPmduvlAg Thắc mắc về vấn đề biển hiệu toàn tiếng “lạ”, chị Hoa, bán trà đá, giải khát ở khu vực này cho biết: “Trên mấy phố này có rất nhiều người nước ngoài sinh sống, hầu hết là người Hàn Quốc, Trung Quốc. Nhiều nhất là người Hàn, họ sinh sống và làm việc ở đây từ rất lâu rồi. Những cửa hàng này mở ra phần lớn chủ quán đều là người nước ngoài, phục vụ khách nước ngoài là chính, còn người Việt chỉ là vãng lai thôi, hiếm lắm.”
Không riêng gì khu phố Nguyễn Thị Định, Hoàng Ngân (Quận Cầu Giấy), tình trạng chê đồ nội, sính đồ ngoại cũng rất phổ biến tại Hà Nội. Như công ty này trên đường Lạc Long Quân, họ sử dụng kiến trúc như Trung Quốc, và ngôn ngữ Trung Quốc.
Chẳng phải chỉ có Hà Nội, hiện tượng vi phạm biển quảng cáo này rất thịnh hành tại Từ Sơn, Bắc Ninh. Khi tại trung tâm Từ Sơn, các cửa hàng nội thất hầu hết đều sử dụng song ngữ với chữ “lạ” lớn hơn chữ Việt.
Luật Quảng cáo của nước ta quy định rõ tiếng nói và chữ viết thể hiện nội dung quảng cáo phải bằng tiếng Việt. Cũng theo luật, nội dung quảng cáo chỉ được sử dụng tiếng nước ngoài khi thể hiện nhãn hàng hóa, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài cùng những từ ngữ đã được quốc tế hóa không thể thay thế bằng tiếng Việt.
Nếu các biển hiệu quảng cáo sử dụng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài áp dụng vào những trường hợp nêu trên và được phép thì khổ chữ nước ngoài không được lớn hơn 3/4 khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới tiếng Việt.
Vừa qua, thành phố Đà Nẵng đã ra quân chấn chỉnh lại tất cả những biển hiệu sai vi phạm kiểu này. (Ảnh chụp tại Đà Nẵng - báo Tuổi trẻ). Trong khi đó, những biển quảng cáo tại Thủ đô vẫn hồn nhiên nằm giữa thành phố mà không có một sự quản lý nào của các cấp chính quyền.
Nguyễn Văn Chi thực hiện