08:39 AM, 08-04-2014
(ĐSPL) - Theo gia đình nạn nhân, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ tắc trách, cố tình che giấu sự thật về cái chết của hai mẹ con sản phụ.
Chiều ngày 7/4, gia đình anh Tống Đức Thành ở xã Chu Hóa, (Việt Trì, Phú Thọ) chìm trong tang tóc. Đám tang của mẹ con sản phụ Nguyễn Thị Ngà sinh năm 1992 tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ hôm 6/4 diễn ra lặng lẽ, u buồn trong niềm tiếc thương vô hạn của gia đình và bà con chòm xóm.
Người thân đưa tiến hai mẹ con sản phụ xấu số.
Anh Tống Đức Thành (SN 1990), chồng của sản phụ xấu số Nguyễn Thị Ngà cho biết: khoảng 10h ngày 5/4, phát hiện vợ có dấu hiệu vỡ ối, gia đình đưa chị Ngà vào Khoa sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Sau khi thăm khám và tiến hành siêu âm, các bác sĩ thông báo thai nhi dị dạng, cần phải tiến hành hội chẩn và xin ý kiến của Khoa.
Đến khoảng 4h sáng ngày 6/4, sản phụ Nguyễn Thị Ngà được đưa vào bàn đẻ. Lúc 5h, anh Thành được các bác sĩ cho biết là thai nhi bị hỏng, phải bỏ đi để cứu người mẹ.
“Nghe bác sĩ bảo thai nhi không cứu được nữa, tôi đề nghị bác sĩ mổ để giữ lấy mạng sống của vợ nhưng các báo sĩ bảo là sẽ cố gắng cho đẻ thường để tốt cho những lần sinh nở sau”, anh Thành kể. Đến 10h thấy vợ nằm trong phòng kêu đau, anh Thành đề nghị bác sĩ mổ thì bị bác sĩ đuổi ra ngoài.
Khoảng 11h anh Thành lại gõ cửa phòng bác sĩ để hỏi về sức khỏe của vợ thì một bác sĩ cho biết, cửa tử cung đã mở được 5 phân và bảo để cho vợ đẻ thường sau đó lại đuổi anh Thành ra ngoài.
“Thấy tôi ra vào nhiều lần, một bác sĩ ra cho biết tình trạng của vợ tôi rất nguy kịch. Họ bảo phải mổ cắt tử cung để cứu lấy mẹ và yêu cầu tôi phải ký vào biên bản cam kết. Được một lúc, họ bế đưa đứa bé ra trong tình trạng đã tử vong”, Anh Thành đau xót.
Anh Tống Đức Thành đau đớn trước cái chết bất thường của vợ
Khi biết cháu bé đã chết, gia đình anh Thành muốn xin xác cháu về chôn cất thì bệnh viện bắt phải ký cam kết không kiện tụng gì mới cho thai nhi về để lo hậu sự. Không còn cách nào khác, gia đình anh Thành phải đồng ý ký cam kết để đưa cháu về.
Theo anh Thành, khoảng 17h, phía bệnh viện lại thông báo tình trạng của vợ rất xấu, chỉ còn 1-2% là có khả năng sống và bảo gia đình chuẩn bị tinh thần.
Chị Tống Thị Lương, chị của sản phụ Nguyễn Thị Ngà cho biết: Khi hay tin em mình nguy kịch, chị chạy vào phòng thì thấy chị Ngà đã bất động trên bàn, mặt trắng bệch, môi thâm tím, không còn nói được lời nào. Lúc đó chị Lương cũng không biết em mình còn sống hay đã chết. Đến khoảng 21h30, Bệnh viện thông báo, em tôi đã từ vong do tắc mạch ối. Bức xúc trước việc bệnh viện trắc trách, chậm trễ trong việc cứu người. Gia đình anh Thành đã yêu cầu lãnh đạo bệnh viện niêm phong toàn bộ hồ sơ bệnh án. Điều bất thường là phần tử cung bị cắt phía bệnh viện đã hủy đi.
“Gia đình chúng tôi không chấp nhận kết luận từ bệnh viện và không chấp nhận phần tử cung của em tôi đã bị tiêu hủy trước khi thông báo em tôi đã tử vong” - Chị Lương bức xúc.
Bà Hoàng Thị Sang, mẹ anh Thành đau đớn: “Chúng tôi nghi ngờ con tôi chết không phải vì tắc mạch ối mà vì nguyên nhân khác mà bệnh viện đang cố tình che giấu. Hơn nữa phần tử cung bị cắt phía bệnh viện cũng tự ý hủy đi. Gia đình chúng tôi mong muốn các cơ quan chức năng vào cuộc để làm rõ cái chết của con cháu tôi. Mẹ con nó chết oan quá!”.
Người thân ngậm ngùi thắp hương cho hài nhi xấu số
Trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật vào cuối giờ chiều 7/4, Bác sĩ Nguyễn Huy Ngọc, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ xác nhận sự việc 2 mẹ con sản phụ chết tại bệnh viện hôm 6/4 là có thật.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
ĐỖ VIỆT - DOÃN DẬT
Monday, April 7, 2014
Điều “ẩn ức” của ông thẩm phán TP. Tuy Hòa?
Thứ Ba, 08/04/2014 - 07:27
(Dân trí) - Để giải tỏa nỗi “ẩn ức” này, có lẽ ông Quang nên nói rõ “nhạy cảm” là thế nào? Và “áp lực” thì áp lực từ đâu? Có ai, cơ quan nào, cấp nào tạo “áp lực” đối với ông không?...
“Bàng hoàng, phẫn nộ và thất vọng” là tên một bài báo của ông Trần Đăng Tuấn, nguyên Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình việt Nam trên báo Tuổi trẻ ngày 6/4.
Còn trên Dân trí, TS Nguyễn Minh Hòa hiện là Trưởng khoa Đô thị học - Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM cho rằng đây là “Một nhát chém vào mặt nhân dân” khi cả hai ông nói về vụ xét xử vụ 5 công an đánh chết người ở Phú Yên.
Thế nhưng càng “bàng hoàng, phẫn nộ và thất vọng” hơn khi trả lời trên Người Lao động ngày 4/4 bài “Chúng tôi chịu rất nhiều áp lực”, ông Lương Quang, chánh án Tòa án nhân dân TP Tuy Hòa nói: " Đây là vụ án được dư luận quan tâm, chúng tôi phải biết chọn giải pháp nào để giải quyết cho an toàn. Trong cuộc sống có những việc biết lẽ ra như thế này nhưng người ta không làm như thế mà làm khác một chút để bảo đảm mối quan hệ cho tốt (?)".
Ơ hay! Luật pháp mà ông nói khơi khơi như trò đùa. Sao ở đây lại đặt vấn đề dư luận quan tâm hay không quan tâm? Chả lẽ dư luận quan tâm thì xử nghiêm, xử nặng và ngược lại, không quan tâm thì xử không nghiêm, xử nhẹ?
Rồi luật pháp là cái thước, là cái cân, sao lại chọn “giải pháp an toàn” với giải pháp kém an toàn? Và “an toàn” cho ai? Cho bị cáo, cho nạn nhân hay cho… ông chủ tọa? Sao công đường lại là nơi xét xử để “đảm bảo mối quan hệ cho tốt” nên “có những việc biết lẽ ra như thế này nhưng người ta không làm như thế mà làm khác một chút…”
Không dừng ở đó, ông Quang còn thể hiện sự thiếu trách nhiệm bằng những từ “Ôm rơm nặng bụng” và đá quả bóng lên trên như: “Cuối cùng suy nghĩ thôi, xét xử còn có phúc thẩm…”.
Xử án lại nghe ngóng dư luận, chọn “giải pháp an toàn” và “đảm bảo mối quan hệ” thì xin lỗi, ở đây luật pháp đã bị ném vào sọt rác!
Song bình tĩnh lại thấy ông Lương Quang đã rất thật thà và hình như có điều “ẩn ức” gì đó mà ông không nói ra, bởi ngay từ đầu bài trả lời phỏng vấn trên, ông Quang đã thổ lộ: “Vụ án này hết sức phức tạp, nhạy cảm... Chúng tôi chịu rất nhiều áp lực”.
Về sự phức tạp thì có lẽ vụ này không phức tạp lắm bởi nhân chứng, vật chứng còn đầy đủ. Nên còn lại ở đây là cái mà ông Quang gọi là “nhạy cảm” và “áp lực”.
Vậy “áp lực” này đến từ đâu? Chắc chắn không từ các vị lãnh đạo cấp cao bởi như lời TS Nguyễn Minh Hòa: “Tôi có một niềm tin chắc chắn rằng Đảng, Chính phủ không hề muốn như thế; những vị lãnh đạo cao nhất của nước ta khi biết đến vụ án này cũng không muốn như thế. Tôi cũng có một niềm tin cộng sản là họ không đồng ý với bản án mất lòng dân như thế”.
Để giải tỏa nỗi “ẩn ức” này, có lẽ ông Quang nên nói rõ “nhạy cảm” là thế nào? Và “áp lực” thì áp lực từ đâu? Có ai, cơ quan nào, cấp nào tạo “áp lực” đối với ông không?...
Đó là cách tốt nhất và cũng là điều mà nhiều người cần biết, phải không các bạn?
Bùi Hoàng Tám
(Dân trí) - Để giải tỏa nỗi “ẩn ức” này, có lẽ ông Quang nên nói rõ “nhạy cảm” là thế nào? Và “áp lực” thì áp lực từ đâu? Có ai, cơ quan nào, cấp nào tạo “áp lực” đối với ông không?...
(Minh họa: Ngọc Diệp)
“Bàng hoàng, phẫn nộ và thất vọng” là tên một bài báo của ông Trần Đăng Tuấn, nguyên Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình việt Nam trên báo Tuổi trẻ ngày 6/4.
Còn trên Dân trí, TS Nguyễn Minh Hòa hiện là Trưởng khoa Đô thị học - Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM cho rằng đây là “Một nhát chém vào mặt nhân dân” khi cả hai ông nói về vụ xét xử vụ 5 công an đánh chết người ở Phú Yên.
Thế nhưng càng “bàng hoàng, phẫn nộ và thất vọng” hơn khi trả lời trên Người Lao động ngày 4/4 bài “Chúng tôi chịu rất nhiều áp lực”, ông Lương Quang, chánh án Tòa án nhân dân TP Tuy Hòa nói: " Đây là vụ án được dư luận quan tâm, chúng tôi phải biết chọn giải pháp nào để giải quyết cho an toàn. Trong cuộc sống có những việc biết lẽ ra như thế này nhưng người ta không làm như thế mà làm khác một chút để bảo đảm mối quan hệ cho tốt (?)".
Ơ hay! Luật pháp mà ông nói khơi khơi như trò đùa. Sao ở đây lại đặt vấn đề dư luận quan tâm hay không quan tâm? Chả lẽ dư luận quan tâm thì xử nghiêm, xử nặng và ngược lại, không quan tâm thì xử không nghiêm, xử nhẹ?
Rồi luật pháp là cái thước, là cái cân, sao lại chọn “giải pháp an toàn” với giải pháp kém an toàn? Và “an toàn” cho ai? Cho bị cáo, cho nạn nhân hay cho… ông chủ tọa? Sao công đường lại là nơi xét xử để “đảm bảo mối quan hệ cho tốt” nên “có những việc biết lẽ ra như thế này nhưng người ta không làm như thế mà làm khác một chút…”
Không dừng ở đó, ông Quang còn thể hiện sự thiếu trách nhiệm bằng những từ “Ôm rơm nặng bụng” và đá quả bóng lên trên như: “Cuối cùng suy nghĩ thôi, xét xử còn có phúc thẩm…”.
Xử án lại nghe ngóng dư luận, chọn “giải pháp an toàn” và “đảm bảo mối quan hệ” thì xin lỗi, ở đây luật pháp đã bị ném vào sọt rác!
Song bình tĩnh lại thấy ông Lương Quang đã rất thật thà và hình như có điều “ẩn ức” gì đó mà ông không nói ra, bởi ngay từ đầu bài trả lời phỏng vấn trên, ông Quang đã thổ lộ: “Vụ án này hết sức phức tạp, nhạy cảm... Chúng tôi chịu rất nhiều áp lực”.
Về sự phức tạp thì có lẽ vụ này không phức tạp lắm bởi nhân chứng, vật chứng còn đầy đủ. Nên còn lại ở đây là cái mà ông Quang gọi là “nhạy cảm” và “áp lực”.
Vậy “áp lực” này đến từ đâu? Chắc chắn không từ các vị lãnh đạo cấp cao bởi như lời TS Nguyễn Minh Hòa: “Tôi có một niềm tin chắc chắn rằng Đảng, Chính phủ không hề muốn như thế; những vị lãnh đạo cao nhất của nước ta khi biết đến vụ án này cũng không muốn như thế. Tôi cũng có một niềm tin cộng sản là họ không đồng ý với bản án mất lòng dân như thế”.
Để giải tỏa nỗi “ẩn ức” này, có lẽ ông Quang nên nói rõ “nhạy cảm” là thế nào? Và “áp lực” thì áp lực từ đâu? Có ai, cơ quan nào, cấp nào tạo “áp lực” đối với ông không?...
Đó là cách tốt nhất và cũng là điều mà nhiều người cần biết, phải không các bạn?
Bùi Hoàng Tám
Lốc xoáy gây thiệt hại nặng ở Quảng Ngãi
(TNO) Chiều tối nay (7.4), một cơn lốc xoáy mạnh kèm theo mưa lớn bất ngờ tràn qua địa bàn xã Sơn Linh, huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi) gây thiệt hại nặng về nhà cửa và các công trình công cộng.
Theo thống kê sơ bộ của UBND xã Sơn Linh, lốc xoáy làm ít nhất hơn 200 ngôi nhà của người dân ở các thôn Làng Ghè, Gò Da, Làng Xinh, trụ sở UBND xã và nhiều điểm trường học bị tốc mái, hư hỏng nặng.
Ngoài ra, hàng loạt cây cối cũng bị ngã đổ trên nhiều tuyến đường khiến giao thông bị ách tắc, nhiều nơi bị mất điện hoàn toàn.
Ngay trong tối cùng ngày, chính quyền huyện Sơn Hà đến hiện trường kiểm tra, chỉ đạo các lực lượng chức năng huy động thanh niên, dân quân tự vệ giúp dân bị thiên tai thu dọn đồ đạc, bố trí chỗ ở tạm.
Hiển Cừ
Đất nổ, nhà rung: Bình thường?
Thứ Hai, 07/04/2014 22:53
Thủy điện Đắkdrinh liên tục xuất hiện tiếng nổ lớn và những đợt rung chấn mạnh. Người dân lo lắng nhưng chủ đầu tư nói không có gì bất thường
Mấy ngày qua, các hộ dân sống xung quanh lòng hồ thủy điện Đắkdrinh (xã Đắk Nên, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) thường xuyên nghe tiếng nổ và những đợt rung chấn khi thủy điện tích nước chuẩn bị phát điện.
Rung chấn tăng dần
Ông Đinh Văn Tang - Trưởng thôn Xô Luông, xã Đắk Nên - cho biết từ tháng 2-2014 đến nay, nổ và rung lắc diễn ra ngày càng nhiều. Vật dụng, đồ đạc trong nhà rớt xuống đất, đổ ra tung tóe. “Dân làng sợ lắm, không biết có chuyện gì xảy ra. Nhiều người còn ra khỏi nhà, chạy vào rừng sâu ẩn náu khi đất rung lắc” - ông Tang nói. Còn theo ông Nguyễn Thành Lợi, Chủ tịch UBND xã Đắk Nên, những đợt nổ và rung chấn xảy ra với cường độ tăng dần.
Lòng hồ tiếp giáp vị trí thân đập thủy điện Đắkdrinh thuộc huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Ông Nguyễn Văn Lân, Chủ tịch UBND huyện Kon Plông, xác nhận có xảy ra tình trạng trên như người dân phản ánh. Huyện đã gửi văn bản đến Công ty CP Thủy điện Đắkdrinh (chủ đầu tư) yêu cầu làm rõ nguyên nhân vụ việc. Theo văn bản phản hồi của công ty, hiện tượng rung chấn xảy ra vừa qua vẫn nhỏ hơn động đất. Rung chấn sẽ giảm dần theo thời gian và chấm dứt khi ứng suất nền khu vực lòng hồ ổn định. Hiện tượng nổ, rung chấn trên là bình thường và không ảnh hưởng đến công trình, đời sống người dân trong khu vực dự án.
Cũng theo công ty này, công tác quan trắc tình trạng của đập được thực hiện thường xuyên trước và ngay sau khi tích nước hồ chứa. Kết quả cho thấy đập ổn định, an toàn, bảo đảm yêu cầu theo thiết kế.
Hạ nguồn bất an
Hiện tượng nổ và rung chấn ở lòng hồ thủy điện Đắkdrinh khiến dư luận lo ngại về một kịch bản tương tự xảy ra như ở đập thủy điện Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà Mỹ, tỉnh Quảng Nam) khi người dân nơi đây đang sống chung với động đất xảy ra liên miên. Gần đây nhất, lúc 21 giờ 48 phút ngày 3-4, một trận động đất mạnh 3,4 độ Richter đã gây nên rung động trên cấp IV, độ sâu chấn tiêu khoảng 5 km tại khu vực tâm chấn. Sau tiếng nổ khá lớn, nhà cửa và các vật dụng bị rung lắc mạnh. Nhiều người dân đã tháo chạy ra đường vì lo sợ.
Ngày 7-4, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, nhiều người dân lẫn đại diện chính quyền huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi (khu vực hạ nguồn của thủy điện Đắkdrinh) tỏ ra hết sức lo lắng.
Ông Lê Văn Tùng, Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây, cho biết: Từ khi thủy điện Đắkdrinh triển khai tích nước đến nay, huyện chưa thấy người dân báo về hiện tượng nổ, rung chấn bất thường như ở huyện Kon Plông. “Tuy nhiên, huyện Kon Plông là khu vực lòng hồ nằm ở phía đầu nguồn, còn huyện Sơn Tây ở phía hạ nguồn, đập ngăn nước được xây dựng ở đây nên phía đầu nguồn xuất hiện nổ, rung lắc thì chắc chắn ảnh hưởng phía hạ nguồn con đập. Nếu có vấn đề gì không hay xảy ra với thân đập thì sẽ gây hậu quả khôn lường với người dân huyện Sơn Tây” - ông Tùng nói.
Cũng theo ông Tùng, ngay sau khi nghe tin thượng nguồn có rung chấn, lãnh đạo huyện Sơn Tây đã làm việc với đại diện chủ đầu tư thủy điện Đắkdrinh để chất vấn nhiều vấn đề. Tuy nhiên, chủ đầu tư khẳng định đó là hiện tượng bình thường, chỉ là động đất mang tính kích thích nằm trong ngưỡng kiểm soát cho phép khi lòng hồ tích nước.
“Riêng với huyện Sơn Tây, trách nhiệm chúng tôi là phải chuẩn bị tâm lý để làm công tác an dân… Bên cạnh đó cũng phải cảnh giác, đề phòng bởi không chỉ Sơn Tây mà các huyện ở hạ lưu như Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa… sẽ là những địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp khi có bất trắc ở thượng nguồn” - ông Tùng nói thêm.
Bài và ảnh: TỬ TRỰC
Thủy điện Đắkdrinh liên tục xuất hiện tiếng nổ lớn và những đợt rung chấn mạnh. Người dân lo lắng nhưng chủ đầu tư nói không có gì bất thường
Mấy ngày qua, các hộ dân sống xung quanh lòng hồ thủy điện Đắkdrinh (xã Đắk Nên, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) thường xuyên nghe tiếng nổ và những đợt rung chấn khi thủy điện tích nước chuẩn bị phát điện.
Rung chấn tăng dần
Ông Đinh Văn Tang - Trưởng thôn Xô Luông, xã Đắk Nên - cho biết từ tháng 2-2014 đến nay, nổ và rung lắc diễn ra ngày càng nhiều. Vật dụng, đồ đạc trong nhà rớt xuống đất, đổ ra tung tóe. “Dân làng sợ lắm, không biết có chuyện gì xảy ra. Nhiều người còn ra khỏi nhà, chạy vào rừng sâu ẩn náu khi đất rung lắc” - ông Tang nói. Còn theo ông Nguyễn Thành Lợi, Chủ tịch UBND xã Đắk Nên, những đợt nổ và rung chấn xảy ra với cường độ tăng dần.
Lòng hồ tiếp giáp vị trí thân đập thủy điện Đắkdrinh thuộc huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Ông Nguyễn Văn Lân, Chủ tịch UBND huyện Kon Plông, xác nhận có xảy ra tình trạng trên như người dân phản ánh. Huyện đã gửi văn bản đến Công ty CP Thủy điện Đắkdrinh (chủ đầu tư) yêu cầu làm rõ nguyên nhân vụ việc. Theo văn bản phản hồi của công ty, hiện tượng rung chấn xảy ra vừa qua vẫn nhỏ hơn động đất. Rung chấn sẽ giảm dần theo thời gian và chấm dứt khi ứng suất nền khu vực lòng hồ ổn định. Hiện tượng nổ, rung chấn trên là bình thường và không ảnh hưởng đến công trình, đời sống người dân trong khu vực dự án.
Cũng theo công ty này, công tác quan trắc tình trạng của đập được thực hiện thường xuyên trước và ngay sau khi tích nước hồ chứa. Kết quả cho thấy đập ổn định, an toàn, bảo đảm yêu cầu theo thiết kế.
Hạ nguồn bất an
Hiện tượng nổ và rung chấn ở lòng hồ thủy điện Đắkdrinh khiến dư luận lo ngại về một kịch bản tương tự xảy ra như ở đập thủy điện Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà Mỹ, tỉnh Quảng Nam) khi người dân nơi đây đang sống chung với động đất xảy ra liên miên. Gần đây nhất, lúc 21 giờ 48 phút ngày 3-4, một trận động đất mạnh 3,4 độ Richter đã gây nên rung động trên cấp IV, độ sâu chấn tiêu khoảng 5 km tại khu vực tâm chấn. Sau tiếng nổ khá lớn, nhà cửa và các vật dụng bị rung lắc mạnh. Nhiều người dân đã tháo chạy ra đường vì lo sợ.
Ngày 7-4, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, nhiều người dân lẫn đại diện chính quyền huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi (khu vực hạ nguồn của thủy điện Đắkdrinh) tỏ ra hết sức lo lắng.
Ông Lê Văn Tùng, Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây, cho biết: Từ khi thủy điện Đắkdrinh triển khai tích nước đến nay, huyện chưa thấy người dân báo về hiện tượng nổ, rung chấn bất thường như ở huyện Kon Plông. “Tuy nhiên, huyện Kon Plông là khu vực lòng hồ nằm ở phía đầu nguồn, còn huyện Sơn Tây ở phía hạ nguồn, đập ngăn nước được xây dựng ở đây nên phía đầu nguồn xuất hiện nổ, rung lắc thì chắc chắn ảnh hưởng phía hạ nguồn con đập. Nếu có vấn đề gì không hay xảy ra với thân đập thì sẽ gây hậu quả khôn lường với người dân huyện Sơn Tây” - ông Tùng nói.
Cũng theo ông Tùng, ngay sau khi nghe tin thượng nguồn có rung chấn, lãnh đạo huyện Sơn Tây đã làm việc với đại diện chủ đầu tư thủy điện Đắkdrinh để chất vấn nhiều vấn đề. Tuy nhiên, chủ đầu tư khẳng định đó là hiện tượng bình thường, chỉ là động đất mang tính kích thích nằm trong ngưỡng kiểm soát cho phép khi lòng hồ tích nước.
“Riêng với huyện Sơn Tây, trách nhiệm chúng tôi là phải chuẩn bị tâm lý để làm công tác an dân… Bên cạnh đó cũng phải cảnh giác, đề phòng bởi không chỉ Sơn Tây mà các huyện ở hạ lưu như Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa… sẽ là những địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp khi có bất trắc ở thượng nguồn” - ông Tùng nói thêm.
Thủy điện đã tích đủ nước
Công trình thủy điện Đắkdrinh có công suất 125 MW, tổng vốn đầu tư là 3.423 tỉ đồng, được xây dựng trên địa bàn huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) và huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi). Tổng diện tích lòng hồ của công trình là 900 ha, trải dài qua 2 huyện Kon Plông và Sơn Tây với dung tích hồ chứa lên đến 248 triệu m3. Ông Vương Quý Thạch, Phó Giám đốc Công ty CP Thủy điện Đắkdrinh, cho biết dung tích hồ chứa đã tích đủ nước. Dự kiến đến cuối tháng 4-2014, sẽ chính thức phát điện.
Bài và ảnh: TỬ TRỰC
Người nghèo bưng mặt khóc vì bị 'hốt' đồ đạc
ĐĂNG BỞI MỘT THẾ GIỚI -
Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch phường Hiệp Bình Chánh (Thủ Đức, TP.HCM) Trần Minh Tú, công an, dân phòng phường này tiến hành “hốt” đồ của dân. Nỗi ám ảnh vẫn chưa nguôi trên gương mặt những người lao động lầm than.
Ai cũng ám ảnh
Cân xong con cá cho khách, chị Thạch Thị Hoành chưa hết vẻ hãi hùng trên gương mặt khi nhớ lại ngày bị Chủ tịch phường Trần Minh Tú cùng lực lượng xuống thu đồ đạc và dẫn giải về công an. Chồng chị Hoành bị công an kẹp cổ dẫn đi.
Chị Hoành kể, quê chị ở Trà Vinh. Hai vợ chồng ở vùng quê nghèo không đủ sống nên dắt díu nhau lên thành phố kiếm kế mưu sinh. Trải qua nhiều nghề lao động chân tay, biết khu đất có cho thuê mua bán nên chị tìm tới thuê sạp.
Mỗi ngày, việc mua bán cá cũng đủ cho hai vợ chồng chị trang trải các chi phí như thuê nhà trọ, ăn uống qua ngày.
“Chủ đất cho thuê theo phương thức cứ đóng tiền thế chân 15 triệu đồng thì được buôn bán đến 10 tháng. Khu chợ tư nhân này nhờ sạch sẽ nên người mua rất đông. Mới bán được tháng đầu tiên thì ông Tú xuống. Tôi tiếc tiền thế chân, sợ không được mua bán nên không đồng ý thì bị bắt về công an phường”, chị Hoành nói.
Cách không xa chỗ chị Hoành, bà Võ Thị Biên, 75 tuổi ngồi thu lu sát hàng hiên chợ. Bà Biên không chồng con, sống bằng nghề giữ đồ giúp cho chủ sạp. Tùy ngày đắt hay ế mà người ta trả tiền cho bà từ ba ngàn đồng đến năm ngàn đồng/ngày.
Nhiều sạp hàng cộng lại, bà Biên có thu nhập khoảng 30.000 đồng/ ngày. Thấy ông Tú đáng tuổi con cháu mình lại xộc vào lấy cân của chị Hoành mà bà Biên có nhiệm vụ phải giữ nên bà ào vào giựt lại.
Kết quả, bà lão 75 tuổi phải về công an phường từ 9 giờ sáng đến 22 giờ mới được thả.
Một người đàn ông bán bịch rau bị lực lượng phường thu giữ, ông ngồi bệt xuống đất khóc. Bịch rau của ông là sinh nhai cho cả nhà suốt một ngày.
Nhiều người dân không đồng tình, phản ứng lại lực lượng phường. May mắn, các anh công an không thu giữ rau của anh bán rau nữa.
Bà Võ Thị Biên: "Tui già rồi mà còn bị bắt lên công an phường. Chỗ mua bán của bà con có đụng chạm gì đến đường số 6 đâu".
Cạnh tranh không lành mạnh?
Nguồn tin của phóng viên Một Thế Giới cho biết, trước khi có thông báo số 30 của chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, đại diện Ban quản lí chợ B. gần đó có đơn gửi phường đề nghị dẹp chợ tư nhân của bà Phạm Thị Ánh.
“Bà con trong khu chợ tư nhân toàn người nghèo và việc mua bán là không lấn chiếm lòng lề đường. Hàng hóa mua bán không phải hàng cấm như bột giặt, rau củ quả, thực phẩm... nhưng vẫn bị phường sốt sắng dẹp. Chúng tôi nghi ngờ có sự cạnh tranh không lành mạnh”, nguồn tin này nói.
Teo Điều 4 của thông báo này, Chủ tịch Trần Minh Tú cấm người dân mua bán ngoài khu vực chợ B để có điều kiện dẹp chợ tư nhân. Theo bà con mua bán ở đây, việc ban hành văn bản này là không đúng với quy định của pháp luật.
“Bởi vì nếu phường làm đúng với quy định của pháp luật thì chúng tôi đã bị dẹp từ lâu rồi. Đằng này chúng tôi có đăng kí kinh doanh hợp pháp và không ngại tố cáo đến Chính phủ. Ngay khi có công văn của thanh tra Chính phủ, phòng tiếp dân của Trung ương đảng thì mọi thứ trở lại bình yên. Chúng tôi sẽ xem xét việc khởi kiện chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh vì gây thiệt hại cho chúng tôi”, bà Phạm Thị Ánh, chủ chợ nói.
Trao đổi với phóng viên Một Thế Giới, anh T. phóng viên một tờ báo tại TP.HCM cho biết, mình chính là người bị côn đồ dằn mặt đòi đánh khi tác nghiệp ở khu chợ này.
May mắn là khi đám côn đồ chưa kịp đánh thì người dân đã can ngăn và gọi điện báo công an. Sau đó, bà con tiểu thương đã hộ tống anh T. ra khỏi khu chợ an toàn.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc!
Thanh Nhã
Ảnh: Chị Thạch Thị Hoành chưa quên ngày bị bắt về công an phường. Gánh cá bé xíu là nguồn sống ở thành phố của vợ chồng chị.
Côn đồ tiếp tục xông vào nhà máy, túm cổ áo giám đốc, đánh cả công an
VIẾT CƯỜNG-08/04/14 06:00
(GDVN) - Nhiều đối tượng lạ mặt xông vào nhà máy gạch tuynel Vũ Bình (Kiến Xương, Thái Bình) hành hung bảo vệ, tát giám đốc và đánh cả công an xã
Theo thông tin phóng viên nhận được, vào lúc 13h30’ ngày 6/4, có 6 đối tượng lạ mặt xông vào nhà máy gạch Tuy-nen Vũ Bình (Thôn Mộ Đạo, xã Vũ Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) và có hành vi gây rối. 6 đối tượng này đã sinh sự và đánh 3 bảo vệ của nhà máy. Sau đó, tiếp tục đến đập cửa phòng Tài vụ và đuổi theo tát liên tục vào mặt ông Lê Văn Thản – một cán bộ của nhà máy.
Ông Lê Văn Thản (áo vest) - một cán bộ của nhà máy bị nhóm người lạ hành hung
Phía nhà máy đã thông báo sự việc trên cho công an xã Vũ Bình. Tuy nhiên, khi lực lượng công an xã xuống thì những đối tượng này ra “cà khịa” và gây gổ với ông Bùi Văn Bản, phó công an xã.
Trước sự manh động của nhóm người lạ, bảo vệ của nhà máy và công an xã đã khống chế, đưa 2 trong số 6 đối tượng vào ủy ban xã Vũ Bình để làm việc. Đến đêm cùng ngày, hai đối tượng được cho là đã hành hung người tại nhà máy gạch là Trần Bá Việt và Nguyễn Văn Hồng được đưa về trụ sở công an huyện Kiến Xương.
Video côn đồ xông vào nhà máy gạch, hành hung cán bộ
Trao đổi với PV Báo Giáo dục Việt Nam, Trung tá Nguyễn Xuân Hải - Trưởng công an huyện Kiến Xương (Thái Bình), cho biết có sự việc trên và hiện đang tạm giữ 2 trong số 6 đối tượng để điều tra.
Ông Hải cho biết thêm, công an huyện đã tiến hành lấy lời khai hai đối tượng từ đêm hôm qua tới trưa nay. Về nguyên nhân dẫn đến sự việc, ông Hải nói cần phải xác minh làm rõ, sau đó sẽ thông tin.
Trước đó, cũng tại nhà máy gạch tuynel Vũ Bình đã xảy ra tranh chấp tài sản và quyền sở hữu giữa lãnh đạo công ty Nông Thôn và Công ty Đất Nước.
Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp là do trong quá trình xây dựng dự án Nhà máy Gạch tuynel, Công ty Nông Thôn đã huy động vốn của nhiều cá nhân, tổ chức. Tháng 11/2009 đến tháng 12/2009, Công ty Nông Thôn đã mời C.ty Tiền Phong và C.ty TNHH Trường Thắng vào tham gia đầu tư và thành lập một tư cách chung để điều hành dự án.
Các bên thống nhất thành lập Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Đất Nước, là pháp nhân hợp pháp trên đất của dự án và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án. Trong đó, công ty Nông Thôn là một cổ đông của công ty Đất Nước.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, nội bộ các cổ đông trong Công ty Đất Nước mâu thuẫn. Bởi thế nên các cổ đông của Công ty Tiền Phong tại Công ty Đất Nước đã nhất trí rút cổ đông ra khỏi công ty Đất Nước và đề nghị được nhận lại vốn, bàn giao Công ty Đất Nước lại cho các cổ đông còn lại.
Do việc bàn giao lại cổ phần cho các cổ đông chưa được thực hiện, dẫn đến mâu thuẫn. Trong khi chờ sự phán xét của tòa án, ngày 12/3, người của công ty Đất Nước kéo đến nhà máy gạch mà công ty Nông Thôn đang hoạt động với lí do để tiếp quản tài sản. Hành động này không nhận được sự đồng ý của công ty Nông Thôn. Hiện tại, tình hình an ninh trật tự ở đây đang rất căng thẳng.
Theo thông tin phóng viên nhận được, vào lúc 13h30’ ngày 6/4, có 6 đối tượng lạ mặt xông vào nhà máy gạch Tuy-nen Vũ Bình (Thôn Mộ Đạo, xã Vũ Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) và có hành vi gây rối. 6 đối tượng này đã sinh sự và đánh 3 bảo vệ của nhà máy. Sau đó, tiếp tục đến đập cửa phòng Tài vụ và đuổi theo tát liên tục vào mặt ông Lê Văn Thản – một cán bộ của nhà máy.
Ông Lê Văn Thản (áo vest) - một cán bộ của nhà máy bị nhóm người lạ hành hung |
Phía nhà máy đã thông báo sự việc trên cho công an xã Vũ Bình. Tuy nhiên, khi lực lượng công an xã xuống thì những đối tượng này ra “cà khịa” và gây gổ với ông Bùi Văn Bản, phó công an xã.
Trước sự manh động của nhóm người lạ, bảo vệ của nhà máy và công an xã đã khống chế, đưa 2 trong số 6 đối tượng vào ủy ban xã Vũ Bình để làm việc. Đến đêm cùng ngày, hai đối tượng được cho là đã hành hung người tại nhà máy gạch là Trần Bá Việt và Nguyễn Văn Hồng được đưa về trụ sở công an huyện Kiến Xương.
Video côn đồ xông vào nhà máy gạch, hành hung cán bộ |
Trao đổi với PV Báo Giáo dục Việt Nam, Trung tá Nguyễn Xuân Hải - Trưởng công an huyện Kiến Xương (Thái Bình), cho biết có sự việc trên và hiện đang tạm giữ 2 trong số 6 đối tượng để điều tra.
Ông Hải cho biết thêm, công an huyện đã tiến hành lấy lời khai hai đối tượng từ đêm hôm qua tới trưa nay. Về nguyên nhân dẫn đến sự việc, ông Hải nói cần phải xác minh làm rõ, sau đó sẽ thông tin.
Trước đó, cũng tại nhà máy gạch tuynel Vũ Bình đã xảy ra tranh chấp tài sản và quyền sở hữu giữa lãnh đạo công ty Nông Thôn và Công ty Đất Nước.
Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp là do trong quá trình xây dựng dự án Nhà máy Gạch tuynel, Công ty Nông Thôn đã huy động vốn của nhiều cá nhân, tổ chức. Tháng 11/2009 đến tháng 12/2009, Công ty Nông Thôn đã mời C.ty Tiền Phong và C.ty TNHH Trường Thắng vào tham gia đầu tư và thành lập một tư cách chung để điều hành dự án.
Các bên thống nhất thành lập Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Đất Nước, là pháp nhân hợp pháp trên đất của dự án và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án. Trong đó, công ty Nông Thôn là một cổ đông của công ty Đất Nước.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, nội bộ các cổ đông trong Công ty Đất Nước mâu thuẫn. Bởi thế nên các cổ đông của Công ty Tiền Phong tại Công ty Đất Nước đã nhất trí rút cổ đông ra khỏi công ty Đất Nước và đề nghị được nhận lại vốn, bàn giao Công ty Đất Nước lại cho các cổ đông còn lại.
Do việc bàn giao lại cổ phần cho các cổ đông chưa được thực hiện, dẫn đến mâu thuẫn. Trong khi chờ sự phán xét của tòa án, ngày 12/3, người của công ty Đất Nước kéo đến nhà máy gạch mà công ty Nông Thôn đang hoạt động với lí do để tiếp quản tài sản. Hành động này không nhận được sự đồng ý của công ty Nông Thôn. Hiện tại, tình hình an ninh trật tự ở đây đang rất căng thẳng.
Lính Nga bắn chết sĩ quan Ukraine ở Crimea
Thứ Hai, ngày 07/04/2014, 21:46 PM (GMT+7)
Hôm nay (7/4), Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết một sĩ quan hải quân Ukraine đã bị lính Nga bắn chết ở Crimea. Đây là một trong số rất ít trường hợp tử vong được báo cáo kể từ khi Nga giành quyền kiểm soát bán đảo bên bờ Biển Đen.
Phương tiện truyền thông Nga cho hay một nhóm binh lính Ukraine ở làng Novofedorivka đã uống say. Trên đường về nhà, họ đi qua một căn cứ quân sự mà trước kia họ làm việc ở đó, giờ đã bị quân đội Nga chiếm đóng. Một cuộc xô xát đã xảy ra giữa hai nhóm binh lính ngay sau đó.
Theo hãng tin Interfax của Ukraine, Dịch vụ báo chí điện Kremlin đã xác nhận một trường hợp tử vong của sĩ quan Ukraine trong làng Novofedorivka ở Crimea là do lính Nga bắn chết.
Hôm thứ hai (7/4), Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính trị và quân sự Ukraine Dmytro Tymchuk chia sẻ trên Facebook cá nhân rằng trung sĩ Nga thuộc căn cứ quân sự Ye S Zaitsevv đã bắn hai phát vào đầu một người lính Kiev thuộc đơn vị không quân 1100.
Ông cho biết thêm rằng, thuyền trưởng của tàu Yermolenko, người bạn cùng phòng với sĩ quan Ukraine bị bắn chết, đã bị hành hung và bắt cóc bởi quân đội Nga.
Người biểu tình đụng độ cảnh sát ở thành phố Donetsk
Các nhà chức trách đã triển khai một cuộc điều tra hình sự để làm rõ vụ việc.
Tin tức về vụ án mạng được công bố cùng thời điểm với bài phát biểu của Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk tại cuộc họp nội các khẩn cấp diễn ra ở Kiev. Ông Yatsenyuk đã cáo buộc Nga đứng sau kích động tình trạng bất ổn ở các thành phố phía đông Ukraine để lấy cớ đưa quân vào lãnh thổ nước này.
Trước đó trong ngày, tòa thị chính ở Donetsk, trụ sở an ninh ở Luhansk và tòa nhà chính quyền tại Kharkov đã bị lực lượng biểu tình thân Nga chiếm đóng.
Cũng trong ngày hôm nay (7/4), Hội đồng nhân dân khu vực Donetsk được thành lập bởi những người biểu tình thân Nga đã tuyên bố kế hoạch thành lập nước cộng hòa Donetsk và sẽ tổ chức trưng cầu dân ý để quyết định có sáp nhập vào Nga hay không. Các nhà lập pháp Donetsk cho biết, cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra muộn nhất là vào ngày 11/5.
Nguyễn Bình (Theo Guardian)
Sập chợ Châu Me ở Quảng Ngãi
Khoảng 11giờ, ngày 7-4, khu chợ thôn Châu Me, xã Phổ Châu, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi đã bất ngờ đổ sập hoàn toàn, gây thiệt...
Khoảng 11giờ, ngày 7-4, khu chợ thôn Châu Me, xã Phổ Châu, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi đã bất ngờ đổ sập hoàn toàn, gây thiệt hại đáng kể, nhưng rất may không có thương vong về người.
Chánh văn phòng UBND huyện Đức Phổ, Nguyễn Sáu cho biết: Khu chợ này đã xây khá lâu, không có tường che và lợp bằng tôn Proximent lâu ngày đã xuống cấp, nên trưa nay, bất ngờ có cơn gió mạnh đã gây sập cả khu chợ. Tuy nhiên, khi khu chợ sập thì không có người mua bán hàng hóa nên không có thiệt hại về người.
Hiện trường vụ sập chợ kinh hoàng. |
Tại hiện trường, khu chợ rộng gần 50m2 bị sập hoàn toàn, ước tính thiệt hại lên đến hàng trăm triệu đồng.
Được biết, khu chợ được xây vào năm 2008 với kinh phí 500 triệu đồng. Khu vực này là trung tâm mua bán của thôn Châu Me, xã Phổ Châu. Hàng ngày có hàng trăm tiểu thương buôn bán tại đây.
Hiện, cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ nguyên nhân chợ sập.
Theo Minh Trí (Nhân dân)
Không có bằng cấp 3 vẫn làm bí thư, chủ tịch xã nhiều khóa
Thứ Hai, 07/04/2014 12:20
(NLĐO) - Dù chưa có bằng cấp 3 nhưng ông Phạm Xuân Như, Bí thư xã Tùng Lâm (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa), vẫn được cấp trên duyệt hồ sơ, làm nhân sự, giới thiệu ra ứng cử và tái cử nhiều khóa lãnh đạo xã.
Ông Nguyễn Văn Tòng, Phó bí thư thường trực Huyện ủy huyện Tĩnh Gia (tỉnh Thanh Hóa) cho biết cơ quan này đang tiến hành các thủ tục để xử lý kỷ luật trường hợp không có bằng cấp 3 nhưng vẫn làm Bí thư và Chủ tịch xã.
Trước đó, có đơn thư của người dân xã Tùng Lâm (huyện Tĩnh Gia) "tố" ông Phạm Xuân Như, Bí thư Đảng ủy xã này, chưa tốt nghiệp bổ túc cấp 3 (tương đương THPT - PV), nhưng vẫn đảm nhiệm các chức danh chủ chốt của xã.
Ông Như từng giữ chức Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã từ năm 1994 - 2004. Từ năm 2004 đến nay, ông Như giữ chức Bí thư Đảng ủy xã Tùng Lâm.
Dù không có bằng cấp nhưng ông Phạm Xuân Như vẫn giữ chức vụ chủ chốt của xã Tùng Lâm qua nhiều nhiệm kỳ.
Trước phản ánh của người dân, Ban Tổ chức Huyện ủy Tĩnh Gia đã yêu cầu ông Phạm Xuân Như báo cáo rõ sự việc trên.
Tại bản báo cáo cấp trên, ông Như thừa nhận: “Tôi đang học dở chương trình bổ túc văn hóa cấp 3 thì bỏ, vì có lệnh nhập ngũ vào tháng 2-1979. Sau khi về địa phương tháng 6-1983, tôi tham gia công tác tại UBND xã, không học tiếp nữa nên không có bằng tốt nghiệp bổ túc cấp 3”.
Sau đó, Ban Thường vụ Huyện ủy Tĩnh Gia, thành lập đoàn kiểm tra, đến ngày 27-12-2013, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Tĩnh Gia đã có văn bản khẳng định trong hồ sơ lý lịch cán bộ của ông Phạm Xuân Như có khai trình độ văn hóa 10/10 là chưa cụ thể, thiếu chính xác, vì ông Như chưa tốt nghiệp và chưa được cấp giấy chứng nhận bằng tốt nghiệp bổ túc cấp 3. Trong hồ sơ lưu giữ tại Ban Tổ chức Huyện ủy Tĩnh Gia và các cơ quan có liên quan, ông Phạm Xuân Như không sử dụng văn bằng tốt nghiệp bổ túc cấp 3”.
Về việc này ông Như cho biết “Tôi chưa đọc, chưa biết đến quy định của Đảng, Nhà nước về việc phải có bằng cấp 3 mới được tham gia ứng cử chức danh bí thư, chủ tịch. Mấy kỳ bầu cử bên Đảng, HĐND xã những năm vừa qua là do Ban Tổ chức Huyện ủy làm hồ sơ, duyệt nhân sự, giới thiệu tôi ra ứng cử, rồi đại hội Đảng bộ và HĐND xã bầu tôi vào chức danh Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã thì tôi cứ làm cho đến nay thôi”.
Ông Nguyễn Văn Tòng, Phó bí thư thường trực Huyện ủy Tĩnh Gia, khẳng định: “Sai phạm của đồng chí Phạm Xuân Như đã rõ, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy đã có kết luận. Ban Thường vụ huyện ủy đang yêu cầu đồng chí Như kiểm điểm cho đúng theo quy định. Sau đó, Ban Thường vụ Huyện ủy sẽ có quyết định xử lý kỷ luật đồng chí Như theo đúng quy định”.
Tin-ảnh: Tuấn Minh
(NLĐO) - Dù chưa có bằng cấp 3 nhưng ông Phạm Xuân Như, Bí thư xã Tùng Lâm (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa), vẫn được cấp trên duyệt hồ sơ, làm nhân sự, giới thiệu ra ứng cử và tái cử nhiều khóa lãnh đạo xã.
Ông Nguyễn Văn Tòng, Phó bí thư thường trực Huyện ủy huyện Tĩnh Gia (tỉnh Thanh Hóa) cho biết cơ quan này đang tiến hành các thủ tục để xử lý kỷ luật trường hợp không có bằng cấp 3 nhưng vẫn làm Bí thư và Chủ tịch xã.
Trước đó, có đơn thư của người dân xã Tùng Lâm (huyện Tĩnh Gia) "tố" ông Phạm Xuân Như, Bí thư Đảng ủy xã này, chưa tốt nghiệp bổ túc cấp 3 (tương đương THPT - PV), nhưng vẫn đảm nhiệm các chức danh chủ chốt của xã.
Ông Như từng giữ chức Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã từ năm 1994 - 2004. Từ năm 2004 đến nay, ông Như giữ chức Bí thư Đảng ủy xã Tùng Lâm.
Dù không có bằng cấp nhưng ông Phạm Xuân Như vẫn giữ chức vụ chủ chốt của xã Tùng Lâm qua nhiều nhiệm kỳ.
Trước phản ánh của người dân, Ban Tổ chức Huyện ủy Tĩnh Gia đã yêu cầu ông Phạm Xuân Như báo cáo rõ sự việc trên.
Tại bản báo cáo cấp trên, ông Như thừa nhận: “Tôi đang học dở chương trình bổ túc văn hóa cấp 3 thì bỏ, vì có lệnh nhập ngũ vào tháng 2-1979. Sau khi về địa phương tháng 6-1983, tôi tham gia công tác tại UBND xã, không học tiếp nữa nên không có bằng tốt nghiệp bổ túc cấp 3”.
Sau đó, Ban Thường vụ Huyện ủy Tĩnh Gia, thành lập đoàn kiểm tra, đến ngày 27-12-2013, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Tĩnh Gia đã có văn bản khẳng định trong hồ sơ lý lịch cán bộ của ông Phạm Xuân Như có khai trình độ văn hóa 10/10 là chưa cụ thể, thiếu chính xác, vì ông Như chưa tốt nghiệp và chưa được cấp giấy chứng nhận bằng tốt nghiệp bổ túc cấp 3. Trong hồ sơ lưu giữ tại Ban Tổ chức Huyện ủy Tĩnh Gia và các cơ quan có liên quan, ông Phạm Xuân Như không sử dụng văn bằng tốt nghiệp bổ túc cấp 3”.
Về việc này ông Như cho biết “Tôi chưa đọc, chưa biết đến quy định của Đảng, Nhà nước về việc phải có bằng cấp 3 mới được tham gia ứng cử chức danh bí thư, chủ tịch. Mấy kỳ bầu cử bên Đảng, HĐND xã những năm vừa qua là do Ban Tổ chức Huyện ủy làm hồ sơ, duyệt nhân sự, giới thiệu tôi ra ứng cử, rồi đại hội Đảng bộ và HĐND xã bầu tôi vào chức danh Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã thì tôi cứ làm cho đến nay thôi”.
Ông Nguyễn Văn Tòng, Phó bí thư thường trực Huyện ủy Tĩnh Gia, khẳng định: “Sai phạm của đồng chí Phạm Xuân Như đã rõ, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy đã có kết luận. Ban Thường vụ huyện ủy đang yêu cầu đồng chí Như kiểm điểm cho đúng theo quy định. Sau đó, Ban Thường vụ Huyện ủy sẽ có quyết định xử lý kỷ luật đồng chí Như theo đúng quy định”.
Tin-ảnh: Tuấn Minh
Trường ép sinh viên nộp học phí cao?
08/04/2014 04:23 (GMT + 7)
TT - Một số sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM phản ảnh ngày 4-4, nhà trường ra thông báo tăng học phí, hạn chót nộp là ngày 7-4.
Như vậy thời gian nộp học phí chỉ có ba ngày, trong đó có hai ngày nghỉ cuối tuần, sinh viên biết “chạy” đâu ra tiền để kịp đóng học phí. Phòng kế hoạch tài chính của trường trong cả ngày 4-4 kẹt cứng sinh viên đến nộp học phí, muốn nộp học phí phải xếp hàng cả buổi vẫn chưa đóng được.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ThS Huỳnh Công Ba (trưởng phòng công tác chính trị và học sinh sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cho biết nhà trường thu học phí đối với sinh viên của 12 ngành ngoài sư phạm, sinh viên nộp học phí theo số tín chỉ đăng ký. Lâu nay nhà trường khá dễ dãi với sinh viên trong việc thu học phí nên rất nhiều sinh viên nợ học phí, có sinh viên đến trước ngày thi tốt nghiệp mới chịu nộp. Vì vậy, từ tháng 1-2012, nhà trường đã thông báo rõ ràng việc nộp học phí đối với sinh viên. Theo đó, thời gian nộp học phí học kỳ I thời hạn đến hết ngày 15-12 hằng năm, học kỳ II thời hạn đến ngày 31-3 hằng năm (năm sau). Sau thời hạn trên số học phí những năm còn nợ phải đóng theo mức học phí tại thời điểm nộp (áp dụng theo nghị định 49/2010/ NĐ-CP).
“Thông báo mới đây của nhà trường về việc nộp học phí chỉ là nhắc lại. Mặc dù thông báo như vậy nhưng thực tế đến ngày 7-4 nhà trường vẫn thu học phí theo mức cũ (đối với sinh viên nợ học phí). Nộp học phí đúng thời hạn theo quy định là nghĩa vụ của sinh viên được quy định rõ trong quy chế của nhà trường. Thời gian tới, nhà trường sẽ thực hiện nghiêm quy định về việc nộp học phí để sinh viên có ý thức hơn về nghĩa vụ của mình” - ông Ba nói.
TRẦN HUỲNH
Chủ tịch phường bắt người, 'hốt' tài sản của dân
(Kênh 13) – Dẫn theo hàng chục người tràn vào khu vực nhà, mua bán của người dân, tự tay “hốt” tài sản rồi ra lệnh bắt người về công an mà không tiến hành lập biên bản… Đó là một phần của những việc làm trái pháp luật của ông Trần Minh Tú, Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM.
“Sợ chủ tịch phường như sợ… cọp!”
Đầu tháng tư, nắng hầm hập, chị Thạch Thị Hoành nhìn trước ngó sau, rồi thỏ thẻ: “Coi chừng có người theo dõi. Đã từng có nhà báo xuống đây rồi bị xã hội đen đòi đánh”.
Giải thích xong về sự cẩn trọng của mình, chị Hoành bắt đầu kể lại lúc hai vợ chồng chị bị bắt, bị lấy đồ đạc rồi giải về phường. Chị Hoành bị kéo đi, còn chồng chị, anh Lý Huy Bình bị kẹp cổ dẫn về công an phường.
Đó là sáng ngày 20.3, ông Chủ tịch Tú dẫn theo hàng chục người, gồm dân phòng, công an xuống khu nhà ở và mua bán của bà con. Ông Tú chắp tay sau lưng dẫn đầu đám người trên, li cà phê đong đưa sau mông tiến thẳng vào, miệng không ngớt chỉ đạo: “Hốt”.
Lực lượng dân phòng còn chưa kịp thực hiện mệnh lệnh, ông chủ tịch sốt sắng lao vào chụp một cái cân của chị Hoành. Điều đáng nói, khu vực chị Hoành và rất nhiều hộ dân khác mua bán là một khu đất rộng gần 4.000 mét vuông, tách biệt hẳn với mặt đường số 6, khu phố 2.
Không đồng tình với cách hành xử trên, nhiều người dân phản ứng, đòi lập biên bản, ông Tú chỉ đạo công an bắt giữ.
Ngoài vợ chồng chị Hoạch còn có nhiều người khác. Ngay cả bà lão 75 tuổi tên Võ Thị Biên, sống bằng nghề làm thuê giữ đồ đạc cho dân, mỗi ngày tiền công chỉ có 30.000 đồng cũng bị dẫn về phường.
Tổng cộng có 6 người dân bị dẫn về trụ sở từ 9 sáng đến 22 giờ cùng ngày mà không có lí do, không lập biên bản thu giữ tài sản và bắt người. Bức xúc, người dân quay phim cũng bị ông Tú chỉ đạo công an ép xóa ảnh.
“Hai ngày không mua bán được gì. Tôi bán gà trong nhà cũng bị ông Tú cho người xộc vào tự ý mở tủ đem đi 30 kg gà mà không lập biên bản. Bây giờ mỗi khi nghe đến hơi ông Tú là chúng tôi sợ như cọp”, chị Lê Thị Thanh Loan, nhà số 5, đường số 6, phường Hiệp Bình Chánh nói.
Tố cáo đến thanh tra Chính phủ
Theo tìm hiểu của phóng viên, đường số 6, phường Hiệp Bình Chánh trước đây là đường đất, hoang hóa được nhà nước giao cho Công ty thuốc lá Vĩnh Hội xây nhà cho cán bộ nhân viên. Dự án đứng im nhiều năm, tệ nạn xã hội phát sinh.
Năm 2010, chính quyền thành phố giao gần 4.000 mét vuông đất cho gia đình ông Nguyễn Văn Bé Ba và bà Phạm Thị Ánh sử dụng. Hai ông bà có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp.
Ngay khi có đất, bà Ánh làm giấy phép kinh doanh và các hộ dân vào kinh doanh. Số đất trên cũng được làm hạ tầng, đảm bảo phòng cháy chữa cháy được Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Công an TP.HCM chứng nhận đạt.
Gần 150 sạp kinh doanh các loại hàng hóa hợp pháp được phép hoạt động từ năm 2010 đến nay.
Năm 2013, ông Trần Minh Tú được bổ nhiệm về làm Chủ tịch phường Hiệp Bình Chánh. Nhậm chức, ông ban hành thông báo số 30/TB-UBND ngày 10.3.2014 về việc lập lại trật tự lòng lề đường và giải tỏa chợ tự phát trên tuyến đường trên.
Điều đáng nói là trong khi người dân mua bán trong khu đất của mình, có giấy đăng kí kinh doanh hợp pháp, không lấn ra ngoài đường thì ông Tú vẫn dẫn người xộc vào cưỡng chế tài sản và bắt người. Trong khi các hộ dân đang khiếu nại vì tính trái pháp luật của thông báo trên thì ông Tú tỏ ra sốt sắng một cách bất thường.
Trước thái độ hung hăng của lực lượng phường, bà Phạm Thị Ánh làm đơn tố cáo gửi đến các cấp và Thanh tra Chính phủ.
Ngày 28.3, trụ sở tiếp dân của Trung ương đảng và nhà nước gửi công văn trả lời tố cáo của bà, đồng thời chuyển đơn đến UBND quận Thủ Đức giải quyết theo thẩm quyền thì mọi việc mới tạm yên. Tuy nhiên, các hộ dân mua bán trong khu vực trên vẫn nơm nớp lo sợ và cực kì hoang mang.
“Chúng tôi đang rất bức xúc vì cách hành xử không tôn trọng pháp luật của ông Chủ tịch Trần Minh Tú. Việc ông tự ý lấy tài sản của dân, vào tận nhà dân mở tủ là không thể chấp nhận được. Không những thế, ông Tú còn không cho lập biên bản và tự ý bắt người làm dư luận địa phương rất bất bình”, bà Phạm Thị Anh nói.
Trong một diễn tiến khác, phóng viên chúng tôi đã cố gắng liên lạc với ông Trần Minh Tú để làm rõ nội dung tố cáo nhưng chưa được.
Chúng tôi tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Thanh Nhã
Sao đang khỏe mạnh, mổ xong lại chết?
08/04/2014 04:57 (GMT + 7)
TT - Ngày 13-2, ba tôi tên Phan Đình Trung (59 tuổi, ngụ Bình Thuận) đến Bệnh viện Chợ Rẫy khám bệnh và làm các xét nghiệm, chụp cộng hưởng từ (MRI)... trước khi mổ (theo yêu cầu) theo chỉ định của bác sĩ T.H.H.B..
Sau đó, bác sĩ nói ba tôi bị thoát vị đĩa đệm và trượt đốt sống. Bác sĩ còn khẳng định “bệnh này mổ dễ ợt, nếu có biến chứng gì đó thì rất nhẹ, kiểu như người ta đi xe đạp bị té, trầy sướt sơ sơ. Anh có thấy ai chạy xe đạp té mà chết không?”. Ba tôi đã quyết định mổ sau khi nghe bác sĩ tư vấn.
Ba tôi được đưa vào phòng mổ lúc 14g30 ngày 18-2. Đến 21g, gia đình tôi rất sốt ruột và gọi điện thoại nhiều lần cho bác sĩ để hỏi thăm nhưng bác sĩ không nghe điện thoại.
Đến 22g, tôi và mẹ vẫn không nhận được bất kỳ tin tức gì về ca mổ của ba tôi.
Đến hơn 22g cùng ngày, tôi đến khoa hồi sức ngoại thần kinh hỏi thì được bác sĩ L. trả lời: “Tất cả bệnh nhân mổ cột sống đã được chuyển về khoa, không còn ai nằm ở đây cả”.
Sau khi nghe tôi trình bày, bác sĩ L. vào kiểm tra lại rồi một điều dưỡng nam đẩy ba tôi ra trong tình trạng co giật, sùi bọt mép.
Người điều dưỡng này hỏi: “Ông này bị liệt nửa người đúng không?”, tôi trả lời: “Ba tôi đi mổ trong tình trạng bình thường, không bị gì hết” thì điều dưỡng này lại đẩy ba tôi vô trong.
Sau đó, bác sĩ L. gọi điện thoại cho bác sĩ T.H.H.B.. Khoảng 20 phút sau, bác sĩ B. đến đưa ba tôi đi chụp CT-scan và giải thích ba tôi bị tai biến trên nền cũ, việc mổ cột sống đã xong và tình trạng hiện giờ của ba tôi không liên quan gì đến bác sĩ.
Hôm sau, bác sĩ B. lại giải thích tai biến của ba tôi là mới, không phải trên nền cũ. Ngày 23-2, sáu ngày sau ca mổ nói trên, từ một người khỏe mạnh, ba tôi đã chết tại bệnh viện khiến gia đình tôi rất bức xúc.
PHAN QUỐC BẢO
Bác sĩ Phạm Thanh Việt (phó phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Chợ Rẫy) trả lời:
- Bệnh nhân Phan Đình Trung nhập viện ngày 18-2, được chẩn đoán: trượt cột sống thắt lưng L5S1, đã được hội chẩn với lãnh đạo khoa và có chỉ định phẫu thuật thay thân sống và nẹp vít cột sống thắt lưng.
Bệnh nhân có tiền sử bị tiểu đường type 2, tăng huyết áp, đang điều trị. Đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng trong và sau mổ nhiều lần so với người không có tiền căn bệnh lý, nhưng nguy cơ biến chứng này không chống chỉ định phẫu thuật.
Cuộc phẫu thuật cho bệnh nhân được tiến hành và diễn biến bình thường, hậu phẫu bệnh nhân đã tỉnh lại.
Tuy nhiên, hai giờ sau bệnh nhân đột ngột co giật, lơ mơ, yếu nửa người bên trái, kết quả MRI não thấy có các mảng và ổ nhồi máu não cấp tính rải rác ở vỏ não trán, nhân xám trung ương, cạnh não thất hai bên; nhồi máu não cũ; huyết khối, xơ vữa tắc hẹp động mạch cảnh trong bên phải đoạn trong sọ.
Đây là biến chứng nhồi máu não do huyết khối, xơ vữa động mạch nên bệnh nhân được hồi sức tích cực tại khoa hồi sức cấp cứu.
Bệnh viện đã tích cực điều trị cho bệnh nhân, phẫu thuật viên cũng thường xuyên đến xem bệnh và hợp tác với bác sĩ điều trị khoa hồi sức cấp cứu. Nhưng do tình trạng bệnh nặng, nhồi máu não rộng nên bệnh nhân đã tử vong ngày 23-2.
Bệnh viện Chợ Rẫy thành thật chia buồn với gia đình bệnh nhân Phan Đình Trung và xin lỗi về việc không thể điều trị bệnh nhân qua khỏi bệnh dù các bác sĩ điều trị đã rất cố gắng về chuyên môn.
Bệnh viện cũng xin lỗi về thái độ giao tiếp của nhân viên... Đồng thời nhắc nhở các bác sĩ phải giải thích kỹ cho bệnh nhân, thân nhân trước phẫu thuật về biến chứng có thể xảy ra trong, sau phẫu thuật và các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng xảy ra biến chứng để thân nhân, bệnh nhân biết rõ và hợp tác tốt với bệnh viện.
L.TH.H. ghi
Nhật trục xuất 24 du học sinh Việt Nam
(Kênh 13) – Ngày 3/4, Nikkei Shimbun đưa tin cảnh sát tỉnh Fukuoka đã có quyết định trục xuất 24 du học sinh Việt Nam làm quá 28 tiếng/1 tuần tại một công ty hải sản tươi sống.
Vị chủ tịch công ty trình bày với cảnh sát: “Người VN làm việc rất tốt, chăm chỉ, chính vì thế tôi đã cho phép làm thêm giờ để kiếm thêm thu nhập, vì thực tế học rất khó khăn…”.
Cảnh sát tỉnh Fukuoka cho biết, Bộ tư pháp Nhật Bản cho phép các du học sinh người nước ngoài được phép 1 tuần làm thêm 28 tiếng, nếu vượt quá số giờ quy định sẽ được coi là hành vi vi phạm Luật quốc tịch Nhật Bản.
Hiện nay phía cảnh sát Nhật Bản vẫn đang tiến hành điều tra sát sao thực trạng lao động là các du học sinh nước ngoài.
Theo cảnh sát, 24 du học sinh Việt Nam độ tuổi từ 20 đến 30 hiện đang theo học tại các trường dạy tiếng Nhật thuộc thành phố Chikuzen, tỉnh Fukuoka.
Các du học sinh này đã làm quá số giờ từ 30 đến 70 tiếng/tuần trong các công xưởng sản xuất bao bì đóng gói rau sạch và công ty buôn bán các sản phẩm hải sản tươi sống.
Theo báo chí Nhật, làm thêm quá giờ nếu bị phát hiện thì nguy cơ về nước cao, nhất là trong tình trạng hình ảnh về người VN đang xấu đi trong mắt người Nhật hiện nay.
Các du học sinh Việt Nam hiện nay nếu muốn tới Nhật trước tiên phải tìm hiểu thật kỹ thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, cần phải có các nhân viên tư vấn giỏi đã từng du học Nhật Bản.
Ngoài ra trình độ năng lực tiếng Nhật cao và sức khỏe tốt, hiểu biết về Luật quốc tịch, Luật lao động Nhật Bản cũng là các yếu tố bắt buộc để các bạn có thể kiếm được công việc ngay sau khi đến Nhật.
PV