25/03/2014 3:21:47 PM
BẮC NINH (NV) - Ðại diện Sở Kế Hoạch-Ðầu Tư tỉnh Bắc Ninh vừa thực hiện một cuộc “họp kín” với ông Nguyễn Ðình Nguyên, đại diện công ty Ðại Thiên, để tìm lối thoát trong vụ cho phép nuôi gián đất Trung Quốc.
Ông Nguyễn Ðình Nguyên bên trại nuôi “gián đất Trung Quốc” nay đã trở thành cục nợ 2 tỉ đồng. (Hình: Lao Ðộng)
Tuy một viên phó giám đốc của Sở Kế Hoạch-Ðầu Tư tỉnh Bắc Ninh từ chối trả lời về nội dung cuộc họp nhưng đai diện công ty Ðại Thiên lại rất sẵn sàng trả lời tờ Lao Ðộng.
Theo đó, cuộc họp kín nhằm giải quyết hậu quả từ việc Sở Kế Hoạch-Ðầu Tư tỉnh Bắc Ninh cho phép công ty Ðại Thiên đầu tư nuôi gián đất Trung Quốc nhưng Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn của Việt Nam buộc phải thiêu hủy.
Sau khi nhận được giấy phép của Sở Kế Hoạch-Ðầu Tư tỉnh Bắc Ninh, công ty Ðại Thiên đã vay 4 tỉ đồng để làm trại nuôi “gián đất Trung Quốc,” nhập trứng gián từ Trung Quốc, ấp - nuôi dưới sự hướng dẫn của chuyên gia Trung Quốc.
Sự bất nhất trong quản lý của hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương khiến 2 tỉ trong số 4 tỉ tiền vay thành tro. Mỗi tháng, công ty Ðại Thiên đang phải trả lãi 30 triệu đồng.
Ðầu tuần trước, báo chí Việt Nam cảnh báo, một số nơi ở Bắc Ninh đang bắt đầu nuôi gián đất dưới sự hướng dẫn của một số cá nhân được gọi là “chuyên gia” đến từ Trung Quốc.
Chủ những cơ sở nuôi gián đất cho biết, sau khi xây dựng trại nuôi gián đất theo hướng dẫn của các “chuyên gia Trung Quốc,” họ đặt mua trứng gián từ Trung Quốc. Tùy loại giống mà giá dao động từ 450 ngàn đến 9 triệu đồng một ký, rồi ấp cho trứng nở thành gián.
Trò chuyện với báo giới, một “chuyên gia Trung Quốc,” khẳng định, gián đất được nuôi rộng rãi tại Trung Quốc để cung cấp cho các công ty dược phẩm. Việc đưa gián đất sang Việt Nam là vì muốn giúp người Việt Nam làm giàu.
Trong khi đó giới hữu trách Việt Nam vẫn chưa biết gì về gián đất. Trên thực tế, gián vẫn được xem là loài trung gian gieo rắc nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, ví dụ như dịch tả.
Trong quá khứ, thương lái Trung Quốc đã từng đặt nông dân Việt Nam nuôi ốc bươu vàng, một loại côn trùng hủy hoại mùa màng và trong hàng chục năm qua, ốc bươu vàng vẫn là đại nạn của nông nghiệp Việt Nam.
Trước chuyện nuôi gián đất có thể bùng phát thành phong trào như nhiều phong trào do thương lái Trung Quốc khởi xướng trên lãnh thổ Việt Nam, Sở Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn Bắc Ninh cho biết, họ vẫn chưa thể quyết định có ngăn chặn việc nuôi gián đất hay không vì đang chờ hướng dẫn từ Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn.
Ngay sau đó, Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn của Việt Nam ra lệnh thiêu hủy ngay toàn bộ gián đất ở Bắc Ninh vì “tự ý nhập khẩu và nuôi côn trùng.”
Cuối tuần qua, toàn bộ số gián đất được nuôi ở các xã Xuân Lai, huyện Gia Bình và xã Quảng Phú, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, theo hướng dẫn của “chuyên gia Trung Quốc” đã bị thiêu hủy.
Ðây là lần đầu tiên chính quyền Việt Nam hành xử nhanh, dứt khoát với những hiểm họa đến từ Trung Quốc.
Song câu chuyện về “gián đất Trung Quốc” chưa kết thúc. Báo chí Việt Nam cho biết, trước khi có lệnh thiêu hủy từ Bộ Sở Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn , Sở Kế Hoạch-Ðầu Tư tỉnh Bắc Ninh đã cấp ít nhất hai giấy phép cho hai cơ sở ở Bắc Ninh đầu tư nuôi “gián đất Trung Quốc.”
Thậm chí, theo ông Nguyễn Ðình Nguyên-đại diện cho công ty Ðại Thiên, trước khi báo chí lên tiếng cảnh báo, Phòng Chăn Nuôi của Sở Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn Bắc Ninh đã từng đến kiểm tra, lập biên bản, cho phép công ty Ðại Thiên được nuôi thử nghiệm, chứ công ty Ðại Thiên không làm bừa.
Không ai biết tại sao qui định cấm nhập-nhân giống côn trùng, động vật, thực vật không có giấy phép không được Sở Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bắc Ninh tôn trọng và Sở Kế Hoạch-Ðầu Tư tỉnh Bắc Ninh xem xét.
Cũng không ai biết tại sao chỉ có Sở Kế Hoạch-Ðầu Tư tỉnh Bắc Ninh bị cho là có trách nhiệm liên đới còn Sở Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bắc Ninh lại vô can.
Theo ông Nguyễn Ðình Nguyên thì trong cuộc “họp kín”, đại diện Sở Kế Hoạch-Ðầu Tư tỉnh Bắc Ninh đề nghị đại diện công ty Ðại Thiên hợp tác “giải quyết nội bộ” để “giảm căng thẳng và sự quan tâm của báo chí.”
Viên phó giám đốc Sở Kế Hoạch-Ðầu Tư Bắc Ninh nhấn mạnh trách nhiệm chỉ thuộc về Phòng Ðăng ký kinh doanh của Sở này. Viên phó giám đốc cũng không bàn về trách nhiệm bồi thường do đó là vấn đề thuộc thẩm quyền của chính quyền tỉnh, chỉ hứa hẹn hỗ trợ chi phí xây dựng chuồng trại, giống, kỹ thuật,... nếu công ty Ðại Thiên chuyển sang chăn nuôi gia súc, gia cầm. (G.Ð)
Tuesday, March 25, 2014
Việt Nam suýt 'bị lừa' để ôm khoản nợ gần $56 tỷ
25/03/2014 3:21:48 PM
HÀ NỘI (NV) - Vụ nhận hối lộ 80 triệu Yen vừa đổ bể khiến người ta liên tưởng đến nỗ lực vận động thực hiện “Dự án đường sắt cao tốc Bắc ố Nam,” trị giá gần 56 tỷ USD, bị bác hồi 2010.
Vừa qua, do có một số dấu hiệu cho thấy công ty Tư Vấn Giao Thông Nhật Bản (Japan Transport Consultants - JTC) đã đưa hối lộ để được chọn làm nhà thầu, tư vấn cho các dự án thực hiện bằng viện trợ của Nhật ở Việt Nam, Indonesia, Uzbekistan, vi phạm luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật, các cơ quan bảo vệ pháp luật của Nhật đã mở một cuộc điều tra. Cuối cùng, ông Tamio Kakinuma, chủ tịch kiêm tổng giám đốc JTC, thú nhận đã đưa hối lộ ở cả ba quốc gia.
Một ga xe lửa ở Việt Nam. Scandal JTC khiến Việt Nam phải xem lại gần như toàn bộ các dự án phát triển đường sắt. (Hình: KN/Người Việt)
Riêng tại Việt Nam, JTC đã hối lộ 80 triệu Yen (khoảng 800 ngàn USD, tương đương 16 tỷ đồng Việt Nam,) để được chọn làm nhà thầu đảm trách vai trò tư vấn thực hiện một dự án phát triển đường sắt ở miền Bắc Việt Nam, trị giá 4,2 tỷ Yen.
Hồi tháng 6 năm 2010, sau khi dân chúng, báo giới và các chuyên gia phản đối quyết liệt kế hoạch thực hiện “Dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam” vì bất hợp lý, lãng phí quá lớn, chỉ tạo thêm khoản nợ khổng lồ cho quốc gia, dân tộc, Quốc Hội Việt Nam đã bác bỏ việc thực hiện dự án này, dù dự án cũng được xác định là chủ trương lớn của đảng, nhà nước.
Lúc đó, “Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội-Sài Gòn” được xác định là “Dự án chiến lược của đường sắt Việt Nam,” nằm trong quy hoạch phát triển tổng thể đến năm 2020. Theo đó, sẽ xây dựng mới tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam dài 1.570 km, với 27 ga, ngốn hết 55 tỷ 850 triệu USD. Vào lúc trình dự án, các viên chức ngành giao thông-vận tải đã thuê các doanh nghiệp Nhật và Nam Hàn khảo sát, nghiên cứu lập báo cáo đầu tư.
Mới đây, khi trò chuyện với VTC News, ông Lê Như Tiến - một viên chức Quốc Hội Việt Nam, tâm sự, sự hăng hái, nhiệt tình của một số cá nhân hồi 2010 đối với “Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội-Sài Gòn” đã từng khiến ông ta thấy nghi ngờ. Ông Tiến tiết lộ thêm rằng, lúc đó các viên chức ngành giao thông- vận tải từng tổ chức đưa một số cá nhân ra nước ngoài tham quan “đường sắt cao tốc” để tìm sự ủng hộ.
Từ khi “Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội- Sài Gòn” bị bác, các viên chức ngành giao thông-vận tải Việt Nam đã “chẻ nhỏ” dự án này để quy mô đầu tư có thể chỉ cần thủ tướng Việt Nam phê duyệt, chứ không cần thông qua Quốc Hội.
Tin mới nhất về những bê bối liên quan đến lĩnh vực phát triển đường sắt tại Việt Nam cho biết, trên thực tế, JTC-công ty Nhật đưa hối lộ để được chọn làm nhà thầu đảm trách công việc tư vấn cho một dự án phát triển đường sắt tại miền Bắc Việt Nam -ã vốn đã được chọn làm nhà thầu chào 14 dự án phát triển giao thông! Riêng trong lĩnh vực đường sắt, JTC được chọn làm nhà thầu của 5 dự án.
Vụ nhận hối lộ từ JTC đổ bể do điều tra của Nhật. Người ta chưa rõ nếu Nam Hàn cũng thực hiện cuộc điều tra tương tự thì có phát giác nhà thầu Nam Hàn được chọn để “khảo sát, nghiên cứu lập báo cáo đầu tư” cho “Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội-Sài Gòn,” có phải đưa hối lộ như JTC hay không (?)
Sau khi những thông tin liên quan đến vụ đưa hối lộ của JTC được tờ Yomiuri Shimbun loan tải, chính quyền Việt Nam đã “tạm đình chỉ công tác” của ông Nguyễn Văn Hiếu, người đang là giám đốc ban quản lý các dự án đường sắt Việt Nam của tổng công ty đường sắt để “làm tường trình.”
Kế đó, họ tiếp tục “tạm đình chỉ công tác để làm tường trình” đối với các ông: Trần Văn Lục, giám đốc ban quản lý các dự án đường sắt Việt Nam của Cục Ðường Sắt thuộc Bộ Giao Thông-Vận Tải và Trần Quốc Ðông, Ngô Anh Tảo hiện đang cùng là phó tổng giám đốc của tổng công ty đường sắt Việt Nam.
Việt Nam cũng đã cử một viên thứ trưởng Giao Thông-Vận Tải sang Nhật để tìm thêm thông tin về vụ đưa - nhận hối lộ mà theo báo giới Nhật, đã được ông Tamio Kakinuma, chủ tịch kiêm tổng giám đốc JTC, khai báo chi tiết, song các cơ quan bảo vệ pháp luật của Nhật chưa công bố...
Chiều 24 tháng 3, một viên tướng là tổng cục phó Tổng Cục Cảnh Sát Phòng, Chống Tội Phạm, của Bộ Công An Việt Nam cho biết, công an Việt Nam đã yêu cầu thuộc cấp phối hợp với thanh tra của Bộ Giao Thông-Vận Tải, xem xét lại toàn bộ các dự án xây dựng đường sắt đô thị ở Hà Nội, xem có sai sót, vi phạm gì không.
Viên tướng này nói thêm rằng, công an Việt Nam sẽ thực hiện việc xác minh tin báo, tố giác về tội phạm cũng như thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nếu Nhật có yêu cầu.
Cùng thời điểm này, Bộ Giao Thông -Vận Tải Việt Nam đã quyết định thanh tra đột xuất hàng loạt dự án dự án đường sắt do tổng công ty đường sắt làm chủ đầu tư và những dự án có JTC tham gia: Dự án xây dựng đường sắt nội đô Hà Nội (tuyến Ngọc Hồi- Yên Viên), dự án xây dựng đường sắt đoạn Hạ Long-Cái Lân, Lim-Phả Lại, Phả Lại- Hạ Long. Các tiểu dự án do Cục Ðường Sắt thuộc bộ này làm chủ đầu tư cũng sẽ bị thanh tra.
Sự tích cực của Việt Nam sau scandal JTC được xem là vì Nhật luôn dẫn đầu trong việc cấp ODA cho Việt Nam và hồi 2010, Nhật từng cắt viện trợ do Việt Nam không quyết tâm điều tra vụ nhận hối lộ của PCI - một doanh nghiệp khác của Nhật - để chọn doanh nghiệp này làm nhà thầu đảm trách vai trò tư vấn cho dự án đại lộ Ðông-Tây ở Sài Gòn. (G.Ð)
HÀ NỘI (NV) - Vụ nhận hối lộ 80 triệu Yen vừa đổ bể khiến người ta liên tưởng đến nỗ lực vận động thực hiện “Dự án đường sắt cao tốc Bắc ố Nam,” trị giá gần 56 tỷ USD, bị bác hồi 2010.
Vừa qua, do có một số dấu hiệu cho thấy công ty Tư Vấn Giao Thông Nhật Bản (Japan Transport Consultants - JTC) đã đưa hối lộ để được chọn làm nhà thầu, tư vấn cho các dự án thực hiện bằng viện trợ của Nhật ở Việt Nam, Indonesia, Uzbekistan, vi phạm luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật, các cơ quan bảo vệ pháp luật của Nhật đã mở một cuộc điều tra. Cuối cùng, ông Tamio Kakinuma, chủ tịch kiêm tổng giám đốc JTC, thú nhận đã đưa hối lộ ở cả ba quốc gia.
Một ga xe lửa ở Việt Nam. Scandal JTC khiến Việt Nam phải xem lại gần như toàn bộ các dự án phát triển đường sắt. (Hình: KN/Người Việt)
Riêng tại Việt Nam, JTC đã hối lộ 80 triệu Yen (khoảng 800 ngàn USD, tương đương 16 tỷ đồng Việt Nam,) để được chọn làm nhà thầu đảm trách vai trò tư vấn thực hiện một dự án phát triển đường sắt ở miền Bắc Việt Nam, trị giá 4,2 tỷ Yen.
Hồi tháng 6 năm 2010, sau khi dân chúng, báo giới và các chuyên gia phản đối quyết liệt kế hoạch thực hiện “Dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam” vì bất hợp lý, lãng phí quá lớn, chỉ tạo thêm khoản nợ khổng lồ cho quốc gia, dân tộc, Quốc Hội Việt Nam đã bác bỏ việc thực hiện dự án này, dù dự án cũng được xác định là chủ trương lớn của đảng, nhà nước.
Lúc đó, “Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội-Sài Gòn” được xác định là “Dự án chiến lược của đường sắt Việt Nam,” nằm trong quy hoạch phát triển tổng thể đến năm 2020. Theo đó, sẽ xây dựng mới tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam dài 1.570 km, với 27 ga, ngốn hết 55 tỷ 850 triệu USD. Vào lúc trình dự án, các viên chức ngành giao thông-vận tải đã thuê các doanh nghiệp Nhật và Nam Hàn khảo sát, nghiên cứu lập báo cáo đầu tư.
Mới đây, khi trò chuyện với VTC News, ông Lê Như Tiến - một viên chức Quốc Hội Việt Nam, tâm sự, sự hăng hái, nhiệt tình của một số cá nhân hồi 2010 đối với “Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội-Sài Gòn” đã từng khiến ông ta thấy nghi ngờ. Ông Tiến tiết lộ thêm rằng, lúc đó các viên chức ngành giao thông- vận tải từng tổ chức đưa một số cá nhân ra nước ngoài tham quan “đường sắt cao tốc” để tìm sự ủng hộ.
Từ khi “Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội- Sài Gòn” bị bác, các viên chức ngành giao thông-vận tải Việt Nam đã “chẻ nhỏ” dự án này để quy mô đầu tư có thể chỉ cần thủ tướng Việt Nam phê duyệt, chứ không cần thông qua Quốc Hội.
Tin mới nhất về những bê bối liên quan đến lĩnh vực phát triển đường sắt tại Việt Nam cho biết, trên thực tế, JTC-công ty Nhật đưa hối lộ để được chọn làm nhà thầu đảm trách công việc tư vấn cho một dự án phát triển đường sắt tại miền Bắc Việt Nam -ã vốn đã được chọn làm nhà thầu chào 14 dự án phát triển giao thông! Riêng trong lĩnh vực đường sắt, JTC được chọn làm nhà thầu của 5 dự án.
Vụ nhận hối lộ từ JTC đổ bể do điều tra của Nhật. Người ta chưa rõ nếu Nam Hàn cũng thực hiện cuộc điều tra tương tự thì có phát giác nhà thầu Nam Hàn được chọn để “khảo sát, nghiên cứu lập báo cáo đầu tư” cho “Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội-Sài Gòn,” có phải đưa hối lộ như JTC hay không (?)
Sau khi những thông tin liên quan đến vụ đưa hối lộ của JTC được tờ Yomiuri Shimbun loan tải, chính quyền Việt Nam đã “tạm đình chỉ công tác” của ông Nguyễn Văn Hiếu, người đang là giám đốc ban quản lý các dự án đường sắt Việt Nam của tổng công ty đường sắt để “làm tường trình.”
Kế đó, họ tiếp tục “tạm đình chỉ công tác để làm tường trình” đối với các ông: Trần Văn Lục, giám đốc ban quản lý các dự án đường sắt Việt Nam của Cục Ðường Sắt thuộc Bộ Giao Thông-Vận Tải và Trần Quốc Ðông, Ngô Anh Tảo hiện đang cùng là phó tổng giám đốc của tổng công ty đường sắt Việt Nam.
Việt Nam cũng đã cử một viên thứ trưởng Giao Thông-Vận Tải sang Nhật để tìm thêm thông tin về vụ đưa - nhận hối lộ mà theo báo giới Nhật, đã được ông Tamio Kakinuma, chủ tịch kiêm tổng giám đốc JTC, khai báo chi tiết, song các cơ quan bảo vệ pháp luật của Nhật chưa công bố...
Chiều 24 tháng 3, một viên tướng là tổng cục phó Tổng Cục Cảnh Sát Phòng, Chống Tội Phạm, của Bộ Công An Việt Nam cho biết, công an Việt Nam đã yêu cầu thuộc cấp phối hợp với thanh tra của Bộ Giao Thông-Vận Tải, xem xét lại toàn bộ các dự án xây dựng đường sắt đô thị ở Hà Nội, xem có sai sót, vi phạm gì không.
Viên tướng này nói thêm rằng, công an Việt Nam sẽ thực hiện việc xác minh tin báo, tố giác về tội phạm cũng như thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nếu Nhật có yêu cầu.
Cùng thời điểm này, Bộ Giao Thông -Vận Tải Việt Nam đã quyết định thanh tra đột xuất hàng loạt dự án dự án đường sắt do tổng công ty đường sắt làm chủ đầu tư và những dự án có JTC tham gia: Dự án xây dựng đường sắt nội đô Hà Nội (tuyến Ngọc Hồi- Yên Viên), dự án xây dựng đường sắt đoạn Hạ Long-Cái Lân, Lim-Phả Lại, Phả Lại- Hạ Long. Các tiểu dự án do Cục Ðường Sắt thuộc bộ này làm chủ đầu tư cũng sẽ bị thanh tra.
Sự tích cực của Việt Nam sau scandal JTC được xem là vì Nhật luôn dẫn đầu trong việc cấp ODA cho Việt Nam và hồi 2010, Nhật từng cắt viện trợ do Việt Nam không quyết tâm điều tra vụ nhận hối lộ của PCI - một doanh nghiệp khác của Nhật - để chọn doanh nghiệp này làm nhà thầu đảm trách vai trò tư vấn cho dự án đại lộ Ðông-Tây ở Sài Gòn. (G.Ð)
Bột ngọt Trung Quốc giá rẻ len lỏi nơi nao?
23/03/2014 - 09:49
SM.VN-Đã từ lâu, bột ngọt bị loại khỏi ngăn để gia vị của nhiều gia đình, bởi đã có nhiều khi ăn đồ có bột ngọt cơ thể có những phản ứng tiêu cực rõ nét với những hoá chất cấu thành. Người nhẹ thì bị tê tay, chân, người nặng hơn thì bị tê vùng gáy và có thể hơi buồn ói. Vì thế, người tiêu dùng ngày càng thận trọng khi sử dụng bột ngọt, thế nhưng, theo Tổng cục Hải quan, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2014 đã có gần 5.000 tấn bột ngọt Trung Quốc “siêu rẻ” xâm nhập vào nước ta dưới những nhãn hiệu quen thuộc như Ajinomoto, Miwon, Vedan. Vậy chúng đã len lỏi vào đâu trong bữa ăn của người dân với số lượng lớn như vậy?
Với 5.000 tấn bột ngọt Trung Quốc có mặt ở nước ta, người tiêu dùng không khỏi rùng mình khi hoá ra, dù rất thận trọng trong việc sử dụng loại "gia vị" này nhưng nó vẫn đang tồn tại trong những món ăn hàng ngày mà chẳng ai dám chắc mình đã không ăn phải.
Bột ngọt Trung Quốc giá rẻ hoàn toàn có thể có mặt trong các món ăn đường phố, trong những món ăn tẩm ướp gia vị thơm ngon, thậm chí với cả những nồi lẩu giá rẻ ở những con phố cổ tại Hà Nội. Là một người phản ứng "nhạy" với bột ngọt, anh Trác, ngụ tại Phương Liệt, Hà Nội đã không ít lần tê tay, mỏi cổ khi đi thưởng thức ẩm thực đường phố với bạn bè. Tuy thường được mọi người coi như một "phép thử" cho những món ăn chứa bột ngọt, song anh cho biết, có tránh cũng không được, bởi ăn gì cũng vấp phải bột ngọt. Tết vừa qua, nhà anh đã phải "di tản" 2kg giò lụa do anh Trác thấy tê tay và mỏi cổ khi ăn vài miếng giò này.
Thế mới thấy, với vấn nạn thực phẩm bẩn đang đe doạ người dân, từ nấm không rõ nguồn gốc đến thịt bẩn, rau bẩn, giờ chúng còn được "nguỵ trang" bằng việc tẩm thêm bột ngọt giá rẻ để khiến thực khách ngon miệng một giây, gặp thuốc tây cả đời.
Việc bột ngọt len lỏi vào từng món ăn hàng ngày của người dân là điều khó tránh khỏi khi kinh tế khó khăn, nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm tìm mọi cách giảm chi phí tối đa đã khiến loại gia vị này càng được lạm dụng do giá rẻ. Đến thịt ôi còn được nhúng hoá chất thành thịt tươi, thì thêm chút bột ngọt giá rẻ cho món ăn thêm ngon có là gì với người bán hàng, bởi bản chất nguyên liệu đã độc sẵn rồi, thì hoá chất trong bột ngọt chỉ "góp phần" chứ đâu phải "thành phần chính" gây hại cho sức khoẻ người sử dụng. Thế cho nên, tình trạng người Việt đứng trong top những nước có tỷ lệ ung thư cao cũng khiến người dân lo sốt vó.
Biết là ăn ngoài không an toàn nhưng với một số người không muốn suốt ngày ăn cơm nhà nấu nên họ vẫn tặc lưỡi "sống được ngày nào hay ngày đó". Tâm lý này đã lan khá rộng trong người dân, chưa kể có người còn lo cho nền ẩm thực đường phố nếu toàn dân "ăn tại nhà". Thậm chí, họ còn "mượn" một số người nhạy cảm với hoá chất như anh Tráng để làm phép thử với các quán ăn. Nhưng tất cả chỉ là sự đánh lừa cảm giác, chừng nào cả người bán hàng lẫn thực khách đều nhìn thẳng vào vấn đề và muốn giải quyết, không neo trốn vào những biện hộ của cá nhân thì may ra thực phẩm bẩn, trong đó có cả bột ngọt mới "hết đất" sử dụng.
Tổng cục Hải quan cho biết qua kiểm tra hệ thống quản lý giá tính thuế kể từ ngày 1/1 đến ngày 28/2/2014, có tình trạng các đơn vị hải quan chấp nhận giá tính thuế mặt hàng bột ngọt xuất xứ Trung Quốc với mức giá thấp, không thống nhất giữa các địa phương. Suốt 2 tháng đầu năm có tới 69 tờ khai nhập khẩu loại hàng trên từ Trung Quốc được chấp nhận với mức giá từ 310 đến 1.290 USD/tấn. Tổng khối lượng bột ngọt giá “siêu rẻ” dãn nhãn hiệu quen thuộc như Ajinomoto, Miwon, Vedan.
Hải Băng
SM.VN-Đã từ lâu, bột ngọt bị loại khỏi ngăn để gia vị của nhiều gia đình, bởi đã có nhiều khi ăn đồ có bột ngọt cơ thể có những phản ứng tiêu cực rõ nét với những hoá chất cấu thành. Người nhẹ thì bị tê tay, chân, người nặng hơn thì bị tê vùng gáy và có thể hơi buồn ói. Vì thế, người tiêu dùng ngày càng thận trọng khi sử dụng bột ngọt, thế nhưng, theo Tổng cục Hải quan, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2014 đã có gần 5.000 tấn bột ngọt Trung Quốc “siêu rẻ” xâm nhập vào nước ta dưới những nhãn hiệu quen thuộc như Ajinomoto, Miwon, Vedan. Vậy chúng đã len lỏi vào đâu trong bữa ăn của người dân với số lượng lớn như vậy?
Với 5.000 tấn bột ngọt Trung Quốc có mặt ở nước ta, người tiêu dùng không khỏi rùng mình khi hoá ra, dù rất thận trọng trong việc sử dụng loại "gia vị" này nhưng nó vẫn đang tồn tại trong những món ăn hàng ngày mà chẳng ai dám chắc mình đã không ăn phải.
Bột ngọt Trung Quốc giá rẻ hoàn toàn có thể có mặt trong các món ăn đường phố, trong những món ăn tẩm ướp gia vị thơm ngon, thậm chí với cả những nồi lẩu giá rẻ ở những con phố cổ tại Hà Nội. Là một người phản ứng "nhạy" với bột ngọt, anh Trác, ngụ tại Phương Liệt, Hà Nội đã không ít lần tê tay, mỏi cổ khi đi thưởng thức ẩm thực đường phố với bạn bè. Tuy thường được mọi người coi như một "phép thử" cho những món ăn chứa bột ngọt, song anh cho biết, có tránh cũng không được, bởi ăn gì cũng vấp phải bột ngọt. Tết vừa qua, nhà anh đã phải "di tản" 2kg giò lụa do anh Trác thấy tê tay và mỏi cổ khi ăn vài miếng giò này.
Thế mới thấy, với vấn nạn thực phẩm bẩn đang đe doạ người dân, từ nấm không rõ nguồn gốc đến thịt bẩn, rau bẩn, giờ chúng còn được "nguỵ trang" bằng việc tẩm thêm bột ngọt giá rẻ để khiến thực khách ngon miệng một giây, gặp thuốc tây cả đời.
Việc bột ngọt len lỏi vào từng món ăn hàng ngày của người dân là điều khó tránh khỏi khi kinh tế khó khăn, nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm tìm mọi cách giảm chi phí tối đa đã khiến loại gia vị này càng được lạm dụng do giá rẻ. Đến thịt ôi còn được nhúng hoá chất thành thịt tươi, thì thêm chút bột ngọt giá rẻ cho món ăn thêm ngon có là gì với người bán hàng, bởi bản chất nguyên liệu đã độc sẵn rồi, thì hoá chất trong bột ngọt chỉ "góp phần" chứ đâu phải "thành phần chính" gây hại cho sức khoẻ người sử dụng. Thế cho nên, tình trạng người Việt đứng trong top những nước có tỷ lệ ung thư cao cũng khiến người dân lo sốt vó.
Biết là ăn ngoài không an toàn nhưng với một số người không muốn suốt ngày ăn cơm nhà nấu nên họ vẫn tặc lưỡi "sống được ngày nào hay ngày đó". Tâm lý này đã lan khá rộng trong người dân, chưa kể có người còn lo cho nền ẩm thực đường phố nếu toàn dân "ăn tại nhà". Thậm chí, họ còn "mượn" một số người nhạy cảm với hoá chất như anh Tráng để làm phép thử với các quán ăn. Nhưng tất cả chỉ là sự đánh lừa cảm giác, chừng nào cả người bán hàng lẫn thực khách đều nhìn thẳng vào vấn đề và muốn giải quyết, không neo trốn vào những biện hộ của cá nhân thì may ra thực phẩm bẩn, trong đó có cả bột ngọt mới "hết đất" sử dụng.
Tổng cục Hải quan cho biết qua kiểm tra hệ thống quản lý giá tính thuế kể từ ngày 1/1 đến ngày 28/2/2014, có tình trạng các đơn vị hải quan chấp nhận giá tính thuế mặt hàng bột ngọt xuất xứ Trung Quốc với mức giá thấp, không thống nhất giữa các địa phương. Suốt 2 tháng đầu năm có tới 69 tờ khai nhập khẩu loại hàng trên từ Trung Quốc được chấp nhận với mức giá từ 310 đến 1.290 USD/tấn. Tổng khối lượng bột ngọt giá “siêu rẻ” dãn nhãn hiệu quen thuộc như Ajinomoto, Miwon, Vedan.
Hải Băng
Hai vụ tham nhũng ở thượng tầng Việt Nam bị lộ
Monday, March 24, 2014 3:35:22 PM
HÀ NỘI (NV) .- Hai vụ tham nhũng liên quan đến giới lãnh đạo CSVN vừa bị lộ từ những nơi mà họ không ngờ: tại Nhật và trong một vụ tranh tụng hành chính ở Tòa án Tối cao của Việt Nam.
Các toa tàu văng xa khỏi đường ray trong một tai nạn hồi cuối Tháng Tư năm 2012. Hàng loạt dự án phát triển đường sắt trên toàn quốc bằng vốn vay nước ngoài có thể đình trệ vì tham nhũng (Hình: VNTimes)
Vụ thứ nhất, do có một số dấu hiệu cho thấy Công ty Tư vấn Giao thông Nhật Bản (Japan Transport Consultants – JTC) đã đưa hối lộ để được chọn làm nhà thầu, tư vấn cho các dự án được thực hiện bằng viện trợ của Nhật ở Việt Nam, Indonesia, Uzbekistan, vi phạm luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật, các cơ quan bảo vệ pháp luật của Nhật đã mở một cuộc điều tra.
Cuối cùng, ông Tamio Kakinuma, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc JTC, thú nhận đã đưa hối lộ ở cả ba quốc gia. Riêng tại Việt Nam, JTC đã hối lộ 80 triệu Yen (khoảng 800 ngàn USD, tương đương 16 tỷ đồng Việt Nam), để được chọn làm nhà thầu đảm trách vai trò tư vấn thực hiện một dự án phát triển đường sắt ở miền Bắc Việt Nam, trị giá 4.2 tỷ Yen.
Sau khi những thông tin liên quan đến vụ đưa – nhận hối lộ này được tờ Yomiuri Shimbun loan tải, chế độ Hà Nội đã “tạm đình chỉ công tác” của ông Nguyễn Văn Hiếu, người đang là Giám đốc Ban quản lý các dự án đường sắt Việt Nam của Tổng Công ty Đường sắt. Kế đó, họ tiếp tục “tạm đình chỉ công tác” của ông Trần Văn Lục, Giám đốc Ban quản lý các dự án đường sắt Việt Nam của Cục Đường sắt thuộc Bộ Giao thông Vận tải và hai ông Trần Quốc Đông, Ngô Anh Tảo hiện đang cùng là Phó Tổng giám đốc của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Việt Nam cũng đã cử một viên Thứ trưởng Giao Thông – Vận tải sang Nhật để tìm thêm thông tin về vụ đưa - nhận hối lộ mà theo báo giới Nhật, đã được ông Tamio Kakinuma, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc JTC, khai báo chi tiết, song các cơ quan bảo vệ pháp luật của Nhật chưa công bố...
Vụ tham nhũng thứ hai, đáng chú ý hơn nhưng lại không được báo giới Việt Nam quan tâm đúng mức, cũng vừa bị lộ trong tuần qua, qua vụ một trong các chủ đầu tư Khu đô thị Sing – Việt (Bình Chánh, Sài Gòn) kiện nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn, do cơ quan đại diện Tòa án Tối cao ở phía Nam xét xử,.
Quy hoạch thực hiện Khu đô thị Sing - Việt (diện tích lên tới 331 héc ta) được duyệt từ 1997 nhưng từ đó đến nay, qua nhiều lần đổi chủ đầu tư, dự án này vẫn chưa hoàn tất. Năm 2007, nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn có quyết định giao đất của dự án Khu đô thị Sing - Việt cho Công ty Liên doanh Đô thị Sing - Việt thực hiện. Liên doanh bao gồm một số công ty của Singapore và Công ty Xây dựng Bình Chánh. Vốn do các bên cùng đầu tư khoảng 300 triệu USD.
Ngay sau đó, Công ty Xây dựng Bình Chánh rút ra khỏi Công ty Liên doanh Đô thị Sing - Việt. Công ty Liên doanh Đô thị Sing - Việt chỉ còn bốn công ty ngoại quốc. Đất để thực hiện Khu đô thị Sing - Việt vẫn bị bỏ hoang.
Tháng 11 năm 2011, nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư, lấy lại dự án từ Công ty Liên doanh đô thị Sing-Việt để giao cho Công ty Đô thị Sing-Việt (Sing Viet City LTD).
Một tháng sau, nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn lại điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư thêm một lần nữa, người đại diện cho Sing Viet City LTD vốn mang quốc tịch Singapore, bị gạt ra để thay bằng một người khác mang quốc tịch Malaysia.
Một công ty thành viên của Sing Viet City LTD là ST.Martin’s Properties (SMP của Singapore), kiện Sở Kế hoạch - Đầu tư và nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn ra tòa, vì theo SMP, việc cho phép điều chỉnh người đại diện là bất hợp pháp bởi không được các thành viên trong Sing Viet City LTD đồng ý. Tòa án thành phố Sài Gòn đã xử sơ thẩm vụ kiện này và bác đơn kiện.
Khi xét xử phúc thẩm, cơ quan đại diện của Tòa án Tối cao ở phía Nam phát giác trong hồ sơ vụ án có một tài liệu mà theo đó, Công ty Xây dựng Bình Chánh – doanh nghiệp Việt Nam duy nhất, chỉ tham gia vào dự án Khu đô thị Sing – Viet trong giai đoạn đầu rồi rút ra - đã nhận 300 ngàn USD để “tư vấn” cho việc rút vốn và được phép rút vốn của họ ra khỏi liên doanh. Đồng thời để được tham gia vào Sing Viet City LTD, SMP đã phải trả thêm 2.8 triệu USD để “chi cho các cơ quan Hà Nội”.
Ông Phạm Công Hùng, một thẩm phán của cơ quan đại diện Tòa án Tối cao ở phía Nam, một trong những thẩm phán quyết định hủy bản án sơ thẩm, “đề nghị làm rõ” về “chi phí tư vấn rút vốn” (300 ngàn USD), cũng như khoản “chi cho các cơ quan Hà Nội” (2.8 triệu USD), tâm sự với tờ Pháp Luật Thành phố , rằng, ông ta đã xử nhiều vụ án lớn nhưng vẫn sốc khi thấy chủ đầu tư phải chi hàng triệu USD.
Chế độ Hà Nội có vẻ khá mạnh mẽ trước thông tin viên chức Việt Nam đã nhận hối lộ khoảng 800 ngàn USD để JTC thắng thầu, nhưng cả hệ thống chưa nói gì, chưa làm gì đối với vụ SMP phải chi 2.8 triệu USD “cho các cơ quan Hà Nội”.
Theo giới quan sát thời sự, việc tích cực trong vụ nhận hối lộ từ JTC có thể vì Nhật vẫn luôn là quốc gia dẫn đầu trong việc cấp ODA cho Việt Nam và hồi 2010, Nhật từng cắt viện trợ do Việt Nam không quyết tâm điều tra vụ nhận hối lộ của một doanh nghiệp Nhật để chọn doanh nghiệp này làm nhà thầu đảm trách vai trò tư vấn cho Dự án đại lộ Đông – Tây ở Sài Gòn. (G.Đ)
Hộ chiếu có đường ‘lưỡi bò’ đã chạm tới Indonesia
25/03/2014 - 12:30
Tạp chí Diplomat đã dẫn lời Phó trợ lý Bộ trưởng Bộ an ninh phụ trách về học thuyết chiến lược quốc phòng Indonesia phản ánh tình trạng “đường lưỡi bò” của Trung Quốc đã lấn sâu vào vùng biển chủ quyền của nước này.
Bản đồ Indonesia. Ảnh: The Diplomat
Ông Fahru Zaini khẳng định đường lưỡi bò của Trung Quốc đến nay đã bao gồm cả vùng biển mà Jakarta tuyên bố chủ quyền. “Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền trên vùng biển Natuna như lãnh hải của họ. Điều này có liên quan tới tranh chấp ở Hoàng Sa và Trường Sa và nó đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh ở Natuna” – ông Zaini nói.
Natuna là vùng biển thuộc tỉnh Riau, nằm dọc theo phần phía nam của eo biển chiến lược Malacca. Khi đường lưỡi bò còn 9 đoạn thì Indonesia dường như không liên quan. Tuy nhiên, đến nay, diện tích bao phủ của lưỡi bò phi pháp đã liếm sâu hơn xuống phía nam, khí vị trí an toàn của Indonesia giữa ASEAN và Trung Quốc đang bị lung lay. Vị quan chức quốc phòng nước này đã phản ánh hiện trạng tấm hộ chiếu lưỡi bò mới của Trung Quốc nay cũng đã bao gồm cả Natuna. “Những gì mà Trung Quốc đã làm liên quan tới lãnh thổ của Indonesia. Chúng tôi đã tới Natuna đã siết lại Lực lượng Phòng vệ Quốc gia Indonesia (TNI) tại khu vực này”, Phó Đô đốc Fahru Zaini nhấn mạnh. Ông cho biết thêm, đường lưỡi bò của Trung Quốc hoàn toàn mơ hồ, không có tọa độ cụ thể.
Hiện Indonesia đã tuyên bố tăng cường lực lượng hải/không quân ở trên và xung quanh quần đảo Natuna với lý do sẵn sàng đối phó với sự bất ổn tiềm tàng ở Biển Đông. Đầu năm 2014, nước này cũng thông báo sẽ sớm coi Natuna là một trong bốn điểm nóng cần tập trung lực lượng quân sự trong bối cảnh Biển Đông ngày càng phức tạp.
Chí Đăng
Khác biệt
Thứ Tư, 26/03/2014 - 07:11
(Dân trí) - Cùng là hành động trừng phạt Nga nhưng cách ra đòn của Mỹ khác châu Âu. Một bên quyết liệt, trực diện. Một bên nương nhẹ, đi vòng. Khác biệt lợi ích là nguyên nhân dẫn tới hai ngả trừng phạt khác nhau, cho dù hai bên vẫn cố tỏ ra “chung một tiếng nói”.
Tổng thống Mỹ không ít khó khăn trong việc thuyết phục các nhà lãnh đạo châu Âu mạnh tay hơn với Nga.
Phải thừa nhận rằng Mỹ và châu Âu đã có sự phối hợp rất chặt chẽ về thời điểm đưa ra các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga sau khi Mátxcơva đẩy nhanh tiến trình (mất đúng 5 ngày) sáp nhập Crimea. Tuy nhiên, sự khác biệt trong danh sách quan chức mà hai bên nhắm tới cho thấy rõ Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) có toan tính lợi ích khác nhau trong cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay. Cụ thể, trong khi Nhà Trắng chọn cách đánh trực diện vào đội ngũ thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin, thì EU lại nương nhẹ với các thành viên điện Kremlin.
Đơn cử, sau hai vòng trừng phạt (ngày 17 và 20/3), EU đã ban hành lệnh cấm đi lại và phong tỏa tài sản đối với 33 quan chức của Nga và Crimea. Tất cả các nhân vật này chỉ thuộc đội ngũ cấp trung của Nga, không hề có lãnh đạo các doanh nghiệp lớn cũng như các nhân vật chóp bu của điện Kremlin.
Trong khi đó, danh sách trừng phạt của Mỹ ít người hơn, chỉ có 21 đối tượng, nhưng lại nặng hơn nhiều do nhằm thẳng vào trung tâm quyền lực của Mátxcơva. Trong số này đáng chú ý có Phó Thủ tướng Dmitri Rogozine, các cố vấn thân tín của ông Putin như Vladislov Surkov, Sergei Glazyev và một số doanh nhân ngành tài chính – ngân hàng.
Nguyên nhân khác biệt là do Mỹ và châu Âu có những lợi ích khác nhau trong việc duy trì hay đóng băng quan hệ với Nga. Trong khi châu Âu nhìn thấy trước những tổn thương to lớn nếu mạnh tay trừng phạt Nga thì Mỹ lại nhìn thấy cơ hội nhiều hơn thách thức.
Với châu Âu, “lục địa già” dễ bị tổn thương hơn nhiều nếu bị Nga trả đũa do có mối quan hệ kinh tế và năng lượng phụ thuộc khá lớn vào Nga. Trong đó đáng chú ý nhất là sự phụ thuộc của Trung Âu vào năng lượng Nga, các khoản đầu tư lớn của Đức ở Nga, hay các nguồn vốn mà Nga đã đổ vào thị trường tài chính London.
Vì thế, hầu hết các nước thành viên châu Âu không mặn mà với việc ban hành các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc với Nga. Các nước này cho rằng vấn đề lớn nhất hiện nay là làm cách nào để Mátxcơva công nhận chính quyền mới tại Kiev và không đẩy cuộc khủng hoảng Ukraine leo thang hơn nữa. Chính vì thế, dù lên án hành động sáp nhập Crimea của Nga song không một ý kiến nào trong EU đề cập đến khả năng đưa bán đảo này trở lại với tình trạng pháp lý ban đầu hay đoạn tuyệt hoàn toàn quan hệ với Nga bằng cách tăng cường sức ép lên Kremlin.
Thông thường trong chính sách đối ngoại, quyết định của châu Âu là mẫu số chung từ các ý kiến do các nhóm nước khác nhau đưa ra. Khu vực phía Nam không muốn căng thẳng với Nga, khu vực phía Bắc đi theo chiều ngược lại, còn khu vực ở giữa không có sự lựa chọn rõ ràng.
Theo chuyên gia Heather Conley ở Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế: “Những hành động trừng phạt (Nga) sẽ rất khó khăn và đau đớn. Đó là lý do vì sao Mỹ phải nỗ lực thuyết phục các nước do dự nhất nhưng cũng là đồng minh mạnh nhất ở châu Âu gồm Đức, Pháp và Anh”.
|
Trái ngược với châu Âu, do không có nhiều ràng buộc kinh tế và năng lượng với Liên bang Nga nên Mỹ đang nhìn thấy nhiều cơ hội trong việc mạnh tay trừng phạt Nga. Washington muốn nhân sự kiện Ukraine để hạn chế sự nổi lên của Nga, trả đũa việc Nga cho cựu nhân viên tình báo Edward Snowden tị nạn và tạo ra khoảng trống năng lượng ở châu Âu hòng đưa năng lượng của Mỹ xâm nhập vào thị trường này.
Tuy nhiên, hành động cứng rắn của Washington cũng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi để mất đi sự hỗ trợ tích cực của Nga trong các vấn đề quốc tế như Syria, Triều Tiên hay Iran.
Nguy hiểm hơn, nó còn có thể đẩy Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau trong cuộc chiến đối đầu với Mỹ. Lá phiếu trắng của Trung Quốc tại phiên họp Hội đồng Bảo an sau khi Crimea tiến hành trưng cầu dân ý cho thấy Bắc Kinh dù không công khai nhưng trên thực tế đang ngấm ngầm ủng hộ Mátxcơva. Lá phiếu này sẽ nghiễm nhiên trở thành “thẻ bài” của Trung Quốc nhằm buộc Nga cũng phải có những hành xử tương tự trong tình huống Bắc Kinh nảy sinh tranh chấp chủ quyền trong tương lai. Điều này hẳn Washington không thể không tính đến, nhất là trong bối cảnh Mỹ đang đẩy mạnh chiến lược xoay trục về châu Á - Thái Bình Dương để kìm chân Trung Quốc.
Trong quan hệ chính trị quốc tế, bản chất quan hệ sẽ quyết định hành vi. Trong khi quan hệ giữa Mỹ với Nga được hình thành trên nền tảng địa chính trị, thì quan hệ Nga – châu Âu lại được xây dựng dựa trên hợp tác kinh tế và năng lượng. Một bên là quan hệ loại trừ, còn một bên là hợp tác cùng thắng. Vì vậy sẽ rất khó tìm được điểm chung giữa Mỹ và châu Âu một khi cần áp dụng các biện pháp trừng phạt thực sự đối với Nga.
Trong khi đó, Nga chắc chắn sẽ không ngồi yên mà tìm cách khai thác triệt để sự khác biệt này để tiếp tục mở rộng hơn nữa ảnh hưởng của mình ở không gian hậu Xô Viết.
Đức Vũ
Tiếp tục khắc phục tình trạng vô cảm với dân
26/03/2014 07:39 (GMT + 7)
Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải phát biểu tại hội nghị Thành ủy lần thứ 17 - Ảnh: Q.Định
TT - Sau hai ngày làm việc, chiều 25-3, Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải phát biểu tổng kết hội nghị Thành ủy TP lần thứ 17, kết luận nhiều nội dung liên quan đến sáu chương trình đột phá; công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và vận động nhân dân năm 2014.
Ông Hải nhấn mạnh năm trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và vận động nhân dân năm 2014, trong đó yêu cầu tiếp tục tạo sự chuyển biến rõ rệt trong công tác dân vận của chính quyền, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng bộ với nhân dân...
Tập trung xây dựng, củng cố, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải nêu rõ: tình trạng xa dân, quan liêu, vô cảm, nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, trong quan hệ với nhân dân còn diễn ra.
“Chỗ này phải nghiêm túc nhìn nhận. Cũng có ý kiến đề nghị chỉ rõ địa chỉ nào vòi vĩnh, xa dân và đặt vấn đề như vậy cần phải suy nghĩ thêm” - ông Hải nói.
Nói trước đội ngũ cán bộ chủ chốt của TP về vấn đề này, ông Lê Thanh Hải khẳng định trong bộ máy hiện nay, bên cạnh nhiều yếu tố và cán bộ tích cực thì tình trạng vô cảm, thiếu trách nhiệm với dân còn nhiều lắm.
Ông lưu ý không được chủ quan, có những việc tưởng chừng đơn giản nhưng gây bức xúc cho nhân dân.
Ông Lê Thanh Hải đơn cử trong việc tiếp xúc, giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân vẫn còn tình trạng cán bộ tiếp cận sự việc chỉ lo làm sao an toàn cho mình trước hết, còn người dân ra sao thì mặc kệ.
Ông nói: “Đôi khi nói vì dân, thương dân là nói đầu môi chót lưỡi chứ không thật tâm”.
Ông Hải cũng nói không thể kể ra được cụ thể, song có những việc người dân “ôm” đơn đi kiện hai, ba chục năm nhưng khi coi lại hồ sơ thì mấu chốt của vấn đề chỉ nằm ở một vài sự việc.
Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải cũng dành nhiều thời gian đề cập đến chương trình giảm ùn tắc giao thông tuy đạt những kết quả bước đầu.
Theo ông Hải, phát triển cầu, đường là cần thiết nhưng nếu xe cá nhân cứ phát triển, dù có đủ tiền thì việc xây dựng cầu, đường cũng không kịp để đáp ứng nhu cầu của xe cá nhân.
Vấn đề trọng tâm, cốt lõi là đẩy mạnh việc chuyển đổi đi xe cá nhân bằng xe công cộng, nhất là xe buýt.
Ông đề nghị tiếp tục lắng nghe thực tiễn, nghe ý kiến góp ý của các nhà khoa học để tính toán nâng chất lượng phát triển xe buýt, trong đó có việc lựa chọn kích cỡ xe cho phù hợp với thực tế đường sá của TP.
“Trong khoảng 10 năm nữa, có thể TP có 1-2 tuyến tàu điện ngầm nhưng vẫn không được coi nhẹ xe buýt, loại xe này vẫn là trọng tâm” - ông Hải khẳng định.
QUỐC THANH
Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải phát biểu tại hội nghị Thành ủy lần thứ 17 - Ảnh: Q.Định
TT - Sau hai ngày làm việc, chiều 25-3, Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải phát biểu tổng kết hội nghị Thành ủy TP lần thứ 17, kết luận nhiều nội dung liên quan đến sáu chương trình đột phá; công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và vận động nhân dân năm 2014.
Ông Hải nhấn mạnh năm trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và vận động nhân dân năm 2014, trong đó yêu cầu tiếp tục tạo sự chuyển biến rõ rệt trong công tác dân vận của chính quyền, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng bộ với nhân dân...
Tập trung xây dựng, củng cố, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải nêu rõ: tình trạng xa dân, quan liêu, vô cảm, nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, trong quan hệ với nhân dân còn diễn ra.
“Chỗ này phải nghiêm túc nhìn nhận. Cũng có ý kiến đề nghị chỉ rõ địa chỉ nào vòi vĩnh, xa dân và đặt vấn đề như vậy cần phải suy nghĩ thêm” - ông Hải nói.
Nói trước đội ngũ cán bộ chủ chốt của TP về vấn đề này, ông Lê Thanh Hải khẳng định trong bộ máy hiện nay, bên cạnh nhiều yếu tố và cán bộ tích cực thì tình trạng vô cảm, thiếu trách nhiệm với dân còn nhiều lắm.
Ông lưu ý không được chủ quan, có những việc tưởng chừng đơn giản nhưng gây bức xúc cho nhân dân.
Ông Lê Thanh Hải đơn cử trong việc tiếp xúc, giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân vẫn còn tình trạng cán bộ tiếp cận sự việc chỉ lo làm sao an toàn cho mình trước hết, còn người dân ra sao thì mặc kệ.
Ông nói: “Đôi khi nói vì dân, thương dân là nói đầu môi chót lưỡi chứ không thật tâm”.
Ông Hải cũng nói không thể kể ra được cụ thể, song có những việc người dân “ôm” đơn đi kiện hai, ba chục năm nhưng khi coi lại hồ sơ thì mấu chốt của vấn đề chỉ nằm ở một vài sự việc.
Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải cũng dành nhiều thời gian đề cập đến chương trình giảm ùn tắc giao thông tuy đạt những kết quả bước đầu.
Theo ông Hải, phát triển cầu, đường là cần thiết nhưng nếu xe cá nhân cứ phát triển, dù có đủ tiền thì việc xây dựng cầu, đường cũng không kịp để đáp ứng nhu cầu của xe cá nhân.
Vấn đề trọng tâm, cốt lõi là đẩy mạnh việc chuyển đổi đi xe cá nhân bằng xe công cộng, nhất là xe buýt.
Ông đề nghị tiếp tục lắng nghe thực tiễn, nghe ý kiến góp ý của các nhà khoa học để tính toán nâng chất lượng phát triển xe buýt, trong đó có việc lựa chọn kích cỡ xe cho phù hợp với thực tế đường sá của TP.
“Trong khoảng 10 năm nữa, có thể TP có 1-2 tuyến tàu điện ngầm nhưng vẫn không được coi nhẹ xe buýt, loại xe này vẫn là trọng tâm” - ông Hải khẳng định.
QUỐC THANH
Aung San Suu Kyi khó trở thành Tổng thống Miến Điện ?
Lãnh đạo đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi-Reuters
Tại Miến Điện, chỉ còn gần hai năm nữa là đến kỳ bầu cử tổng thống. Nữ chính trị gia đối lập Aung San Suu Kyi thì dù hiện tại đã có ý tranh cử, nhưng phe quân đội nắm quyền có để cho bà được thỏa nguyện hay không ? Nhật báo Công giáo La Croix có bài giải đáp với dòng tựa : « Các đối thủ của bà Aung San Suu Kyi muốn cản đường bà ».
Tờ báo nhắc lại, chế độ quân phiệt tại Miến Điện được xem là đã chấm dứt hồi năm 2010. Đất nước được xem là đang trên đường chuyển tiếp dân chủ. Thế nhưng, Tổng thống đương nhiệm là ông Thein Sein cũng xuất thân từ quân đội. Đảng Đoàn kết và phát triển liên bang (USDP) của phe quân đội đang chiếm đến 75% số ghế trong Quốc hội.
Về phần bà Aung San Suu Kyi, bà đã được trả tự do vào năm 2010 sau 15 năm bị chính quyền quân phiệt giam lỏng. Sau đó, Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (LND) của bà cũng được phép tái hoạt động vào năm 2012, và trở thành đảng đối lập lớn nhất tại Miến Điện. Bà Aung San Suu Kyi cũng đã được đắc cử đại biểu Quốc hội.
Bà đã có ý định ra tranh cử tổng thống trong lần bầu cử sắp tới.
Thế nhưng, phe quân đội có vẻ đang ra sức cản bước chân bà. Tờ báo cho biết, đảng USPD cầm quyền thường tổ chức tuyên truyền kêu gọi giữ điều 59-F của bản Hiến pháp năm 2008. Điều khoản này quy định : những người có vợ, chồng hoặc con cái là người nước ngoài, thì sẽ không được ra tranh cử tổng thống.
Điều khoản này có vẽ được soạn ra là để nhắm đến bà Aung San Suu Kyi bởi vì bà có chồng là người Anh, và hai con của bà hiện cũng mang quốc tịch Anh.
Về phần mình, bà Aung San Suu Kyi đã đi vận động khắp nơi cho việc hủy bỏ điều khoản nói trên và cho việc sửa đổi bản Hiến pháp năm 2008 vốn được chính quyền quân phiệt đặt ra. Bà cũng thường có động thái và lời lẽ cho biết là bà sẽ không trả thù những người đã giam cầm bà mười mấy năm trời.
Phát ngôn viên của Đảng LND của bà Aung San Suu Kyi nhận định : « Có thể phe quân đội không có ý bắt chẹt bà Aung San Suu Kyi, nhưng họ muốn dân chủ hóa đất nước một cách từ từ, trong khi đó thì người dân lại muốn nhanh hơn ». Tờ báo cũng cho biết, chủ tịch Quốc hội Miến Điện cảnh báo không nên thay đổi Hiến pháp một cách quá vội vã. Tóm lại, con đường dẫn đến dinh tổng thống của Nobel Hòa Bình 1991 hãy còn dài.
Máy bay Malaysia mất tích : vẫn còn bí ẩn
Les Echos, Libération và La Croix tiếp tục thông tin về vụ a chiếc Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích. Thủ tướng Malaysia, ông Najib Razak đã chính thức thông báo rằng, chiếc máy bay Boeing 777 bị mất tích hôm 08/03/2014 đã rơi ở phía nam Ấn Độ Dương, tại một khu vực cách đất liền của Úc 2500 cây số về phía Tây-Nam. Tính mạng của 239 hành khách và phi hành đoàn đã hết hi vọng.
Một số nước đã cử tàu đến khu vực tình nghi có mãnh vỡ của máy bay. Đến hiện tại, như tựa đề bài đằng trên Les Echos nhận định : « Vụ rớt máy bay được xác nhận, nhưng vẫn chưa giải thích được nguyên nhân ».
Để biết được nguyên nhân, thì đòi hỏi phải tìm được chiếc hộp đen của chiếc máy bay. Thế nhưng, dù có xác định được vị trí cụ thể nơi rớt máy bay, việc tìm chiếc hộp đen cũng rất khó khăn. Bởi khu vực tình nghi được báo chí cho biết là một trong những khu vực khó tiếp cận nhất trái đất : gió mạnh, nước chảy xiết, sóng biển dữ dội, thường xuyên có mưa bão. Trong khi đó mọi người đang chạy đua với thời gian, bởi vì chiếc hộp đen chỉ phát được tính hiệu trong vòng 30 ngày, trong khi chiếc máy bay đã mất tích 18 bữa.
Les Echos và Le Figaro đăng ảnh người thân của các nạn nhân của chiếc Boeing 777 trong cảnh hết sức đau đớn khi biết được chiếc máy bay đã rớt xuống biển, và hi vọng người thân còn sống sót là không còn nữa.
Không còn G8
Nga bị tẩy chay khỏi nhóm G8, đó là thông tin được báo chí Pháp đồng loạt đăng tải. Libération có bài : « G7 cách li Putin ». Le Figaro : « G7 : Nga bị loại khỏi nhóm các cường quốc sau khi sáp nhập Crimée ». Les Echos : « Obama tiên phong loại Nga ra khỏi G8 ».
Các tờ báo cho biết, bên lề thượng đỉnh về an ninh năng lượng ngày hôm qua tại La Haye -Hà Lan, nhóm G7 đã có phiên họp đặc biệt về khủng hoảng Ukraina, và đã quyết định sẽ tổ chức thượng đỉnh của nhóm tại Bruxelles vào tháng 6/2014. Như vậy, thượng đỉnh G8 tại Sotchi theo lịch trình đã bị hủy bỏ, và Nga đang bị đẩy ra khỏi G8.
Các nước G7 còn tuyên bố sẽ tăng cường biện pháp trừng phạt Nga nếu tình hình tại Ukraina không được cải thiện. Les Echos nhận định, sau những năm theo đuổi chính sách ngoại giao « hậu trường », thì trong cuộc khủng hoảng Ukraina, Tổng thống Obama đã chọn vị trí tiên phong chống Nga.
Tuy nhiên, Les Echos, Libération và Le Figaro đều cho biết, ông Obama đã không đạt được mong đợi bởi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến dự hội nghị an ninh hạt nhân tại La Haye đã không lên tiếng chỉ trích thẳng thừng đối với Putin. Các tờ báo cho rằng, Trung Quốc bị kẹt giữa một bên là quan hệ láng giềng với Nga và một bên là nguyên tắc « không can thiệp vào việc nội bộ của nước khác » mà Bắc Kinh theo đuổi bấy lâu nay.
Về phần Nga, việc bị đẩy ra khỏi G8 cũng là một đòn đau bởi năm 2014 này Nga đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của nhóm. Tuy nhiên, số nước chính thức lên tiếng ủng hộ Nga cũng đã tăng lên. Sau Syria, Venezuela, thì vừa rồi, Afghanistan cũng đã lên tiếng cho rằng việc Nga sáp nhập Crimée là hợp pháp.
Dù phương Tây có vẻ mạnh tay với Nga, nhưng giải pháp ngoại giao vẫn để ngỏ. Như lời của bà Susan Rice, cố vấn an ninh của Tổng thống Obama, được Libération trích dẫn : « Mối quan tâm của chúng tôi là một giải pháp ngoại giao, một sự xuống thang của các bên ».
Bầu cử địa phương tại Pháp : chính phủ bị công kích
Chủ đề bầu cử hội đồng địa phương tại Pháp chiếm ưu tiên trên các báo hôm nay, với nhận định chung là Đảng Xã hội cầm quyền đã bị cử tri của mình « trừng phạt ».
Nhật báo Le Monde đăng tựa lớn trên trang nhất : « Đảng Mặt Trận quốc gia (FN) chiến thắng, Đảng Xã hội (PS) bị trừng phạt ». Nhật báo Cộng sản L’Humanité : « Hậu quả của một sự mù quáng ». Nhật báo Công giáo La Croix thì đăng một bài xã luận ới hàng tựa : « Chính sách thất bại ».
Nhật báo Les Echos cũng chạy tựa trên trang nhất : « Tổng thống Holldande trong thế kẹt sau thất bại bầu cử ». Nhật báo cánh hữu Le Figaro đăng trên trang nhất ảnh ông François Hollande và Thủ tướng Jean Marc-Ayrault với vẻ mặt căng thẳng kèm theo hàng tựa : « Thất bại của Đảng Xã hội tạo sức ép đối với Hollande ».
Các tờ báo dành nhiều bài đăng kết quả vòng một cuộc bầu cử hội đồng địa phương diễn ra vào ngày 23/03/204 tại Pháp. Kết quả cho thấy, các đảng chính trị cánh hữu thắng lớn, còn các đảng cánh tả, trong đó có đảng cầm quyền của Tổng thống Hollande đã ở trong thế bất lợi.
Trong cuộc bầu cử địa phương năm 2008, ở vọng một, PS và các đảng liên minh được 44,6% phiếu ủng hộ, trong khi Đảng Liên minh vì Phong trào nhân dân (UMP) chỉ chiếm 38,1%. Thế nhưng, ở vòng một trong cuộc bầu cử năm nay, PS và các đảng liên minh chỉ chiếm có 36,4% phiếu ủng hộ, trong khi đó UMP và các đảng liên minh leo lên mức 42,8%.
Nhìn chung về hai phe tả-hữu, thì trong vòng một của cuộc bầu cử hội đồng địa phương 2008 ở những thành phố trên 10 000 dân, cánh tả chiếm 50,2% phiếu ủng hộ, cánh hữu 42,5%, phe cực hữu (bao gồm FN) chỉ chiếm 1,5%. Trong khi đó cuộc bầu cử hôm qua tỷ lệ tương ứng như sau : cánh tả 42,3%, cánh hữu 46%, cực hữu 8,9%.
Bàn về Đảng Mặt trận Quốc gia (FN) (cực hữu), kết quả hôm qua cho thấy đảng này đã thắng lớn, leo lên vị trí Đảng chính trị mạnh thứ ba tại Pháp.
Tóm lại, trong cuộc bầu cử báo chí Pháp nhấn mạnh ba điểm. Thứ nhất, đó là « sự trừng phạt » của chính những cử tri cánh tả đối với Đảng Xã hội cầm quyền và với chính phủ Hollande. Thứ hai, là sự lớn mạnh không ngừng của Đảng Mặt trận Quốc gia. Còn điểm thứ ba là giải thích một trong những nguyên nhân chính của thất bại của cánh tả, đó là trong cuộc bầu cử, tỷ lệ cử tri vắng mặt đạt kỷ lục tại Pháp, trong đó cử tri cánh tả vắng mặt nhiều hơn cử tri cánh hữu. Điều này được giải thích là ngày càng có nhiều người Pháp, nhất là thanh niên, cảm thấy chán nản và thất vọng với những lời cam kết tranh cử.
Pháp tăng cường thu hút đầu tư Trung Quốc
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Pháp bắt đầu chuyến thăm chính thức ba ngày. Nhật báo Les Echos và Le Figaro đều có bài phản ánh sự kiện này.
Hai tờ báo cho biết, phía Pháp rất xem trọng chuyến thăm này, dù rằng chủ tịch Tập Cận Bình không phải chỉ đến Châu Âu để thăm Pháp, mà ông ghé Pháp trong chuỗi chuyến công du Châu Âu bắt đầu bằng sự kiện tham dự Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân tại Hà Lan.
Theo hai tờ báo, nhiều hợp đồng có giá trị sẽ được ký kết nhân chuyến thăm này. Trong đó có hợp đồng mua máy bay Airbus của Pháp, hay như hợp đồng hạt nhân dân sự, ô tô… Cả hai bên đều mong muốn nhân chuyến thăm này để tạo dấu ấn cho kỷ niệm 50 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Đây cũng là một mong mỏi thu hút đầu tư Trung Quốc của Pháp, trong bối cảnh nền kinh tế Pháp đang khó khăn. Tuy nhiên, đến hiện tại, các nhà đầu tư Trung Quốc đặt ưu tiên cho Mỹ. Năm 2013, Pháp chỉ thu hút được 1% tổng đầu tư nước ngoài của Trung Quốc.
Libération cho biết thêm, hồ sơ Tây Tạng thu hút nhiều sự quan tâm của Đức và Pháp, hai nước đầu tàu Liên Hiệp Châu Âu. Kết quả thăm dò cho thấy, có đến 78% người Pháp và 83% người Đức muốn Tổng thống Hollande và Thủ tướng Merkel bài tỏ « sự quan ngại về hoàn cảnh người Tây Tạng tại Trung Quốc ». Chỉ có 2% người Pháp và 3% người Đức « có cái nhìn rất tốt đẹp » đối với các lãnh đạo Trung Quốc.
Về phần bà Aung San Suu Kyi, bà đã được trả tự do vào năm 2010 sau 15 năm bị chính quyền quân phiệt giam lỏng. Sau đó, Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (LND) của bà cũng được phép tái hoạt động vào năm 2012, và trở thành đảng đối lập lớn nhất tại Miến Điện. Bà Aung San Suu Kyi cũng đã được đắc cử đại biểu Quốc hội.
Bà đã có ý định ra tranh cử tổng thống trong lần bầu cử sắp tới.
Thế nhưng, phe quân đội có vẻ đang ra sức cản bước chân bà. Tờ báo cho biết, đảng USPD cầm quyền thường tổ chức tuyên truyền kêu gọi giữ điều 59-F của bản Hiến pháp năm 2008. Điều khoản này quy định : những người có vợ, chồng hoặc con cái là người nước ngoài, thì sẽ không được ra tranh cử tổng thống.
Điều khoản này có vẽ được soạn ra là để nhắm đến bà Aung San Suu Kyi bởi vì bà có chồng là người Anh, và hai con của bà hiện cũng mang quốc tịch Anh.
Về phần mình, bà Aung San Suu Kyi đã đi vận động khắp nơi cho việc hủy bỏ điều khoản nói trên và cho việc sửa đổi bản Hiến pháp năm 2008 vốn được chính quyền quân phiệt đặt ra. Bà cũng thường có động thái và lời lẽ cho biết là bà sẽ không trả thù những người đã giam cầm bà mười mấy năm trời.
Phát ngôn viên của Đảng LND của bà Aung San Suu Kyi nhận định : « Có thể phe quân đội không có ý bắt chẹt bà Aung San Suu Kyi, nhưng họ muốn dân chủ hóa đất nước một cách từ từ, trong khi đó thì người dân lại muốn nhanh hơn ». Tờ báo cũng cho biết, chủ tịch Quốc hội Miến Điện cảnh báo không nên thay đổi Hiến pháp một cách quá vội vã. Tóm lại, con đường dẫn đến dinh tổng thống của Nobel Hòa Bình 1991 hãy còn dài.
Máy bay Malaysia mất tích : vẫn còn bí ẩn
Les Echos, Libération và La Croix tiếp tục thông tin về vụ a chiếc Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích. Thủ tướng Malaysia, ông Najib Razak đã chính thức thông báo rằng, chiếc máy bay Boeing 777 bị mất tích hôm 08/03/2014 đã rơi ở phía nam Ấn Độ Dương, tại một khu vực cách đất liền của Úc 2500 cây số về phía Tây-Nam. Tính mạng của 239 hành khách và phi hành đoàn đã hết hi vọng.
Một số nước đã cử tàu đến khu vực tình nghi có mãnh vỡ của máy bay. Đến hiện tại, như tựa đề bài đằng trên Les Echos nhận định : « Vụ rớt máy bay được xác nhận, nhưng vẫn chưa giải thích được nguyên nhân ».
Để biết được nguyên nhân, thì đòi hỏi phải tìm được chiếc hộp đen của chiếc máy bay. Thế nhưng, dù có xác định được vị trí cụ thể nơi rớt máy bay, việc tìm chiếc hộp đen cũng rất khó khăn. Bởi khu vực tình nghi được báo chí cho biết là một trong những khu vực khó tiếp cận nhất trái đất : gió mạnh, nước chảy xiết, sóng biển dữ dội, thường xuyên có mưa bão. Trong khi đó mọi người đang chạy đua với thời gian, bởi vì chiếc hộp đen chỉ phát được tính hiệu trong vòng 30 ngày, trong khi chiếc máy bay đã mất tích 18 bữa.
Les Echos và Le Figaro đăng ảnh người thân của các nạn nhân của chiếc Boeing 777 trong cảnh hết sức đau đớn khi biết được chiếc máy bay đã rớt xuống biển, và hi vọng người thân còn sống sót là không còn nữa.
Không còn G8
Nga bị tẩy chay khỏi nhóm G8, đó là thông tin được báo chí Pháp đồng loạt đăng tải. Libération có bài : « G7 cách li Putin ». Le Figaro : « G7 : Nga bị loại khỏi nhóm các cường quốc sau khi sáp nhập Crimée ». Les Echos : « Obama tiên phong loại Nga ra khỏi G8 ».
Các tờ báo cho biết, bên lề thượng đỉnh về an ninh năng lượng ngày hôm qua tại La Haye -Hà Lan, nhóm G7 đã có phiên họp đặc biệt về khủng hoảng Ukraina, và đã quyết định sẽ tổ chức thượng đỉnh của nhóm tại Bruxelles vào tháng 6/2014. Như vậy, thượng đỉnh G8 tại Sotchi theo lịch trình đã bị hủy bỏ, và Nga đang bị đẩy ra khỏi G8.
Các nước G7 còn tuyên bố sẽ tăng cường biện pháp trừng phạt Nga nếu tình hình tại Ukraina không được cải thiện. Les Echos nhận định, sau những năm theo đuổi chính sách ngoại giao « hậu trường », thì trong cuộc khủng hoảng Ukraina, Tổng thống Obama đã chọn vị trí tiên phong chống Nga.
Tuy nhiên, Les Echos, Libération và Le Figaro đều cho biết, ông Obama đã không đạt được mong đợi bởi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến dự hội nghị an ninh hạt nhân tại La Haye đã không lên tiếng chỉ trích thẳng thừng đối với Putin. Các tờ báo cho rằng, Trung Quốc bị kẹt giữa một bên là quan hệ láng giềng với Nga và một bên là nguyên tắc « không can thiệp vào việc nội bộ của nước khác » mà Bắc Kinh theo đuổi bấy lâu nay.
Về phần Nga, việc bị đẩy ra khỏi G8 cũng là một đòn đau bởi năm 2014 này Nga đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của nhóm. Tuy nhiên, số nước chính thức lên tiếng ủng hộ Nga cũng đã tăng lên. Sau Syria, Venezuela, thì vừa rồi, Afghanistan cũng đã lên tiếng cho rằng việc Nga sáp nhập Crimée là hợp pháp.
Dù phương Tây có vẻ mạnh tay với Nga, nhưng giải pháp ngoại giao vẫn để ngỏ. Như lời của bà Susan Rice, cố vấn an ninh của Tổng thống Obama, được Libération trích dẫn : « Mối quan tâm của chúng tôi là một giải pháp ngoại giao, một sự xuống thang của các bên ».
Bầu cử địa phương tại Pháp : chính phủ bị công kích
Chủ đề bầu cử hội đồng địa phương tại Pháp chiếm ưu tiên trên các báo hôm nay, với nhận định chung là Đảng Xã hội cầm quyền đã bị cử tri của mình « trừng phạt ».
Nhật báo Le Monde đăng tựa lớn trên trang nhất : « Đảng Mặt Trận quốc gia (FN) chiến thắng, Đảng Xã hội (PS) bị trừng phạt ». Nhật báo Cộng sản L’Humanité : « Hậu quả của một sự mù quáng ». Nhật báo Công giáo La Croix thì đăng một bài xã luận ới hàng tựa : « Chính sách thất bại ».
Nhật báo Les Echos cũng chạy tựa trên trang nhất : « Tổng thống Holldande trong thế kẹt sau thất bại bầu cử ». Nhật báo cánh hữu Le Figaro đăng trên trang nhất ảnh ông François Hollande và Thủ tướng Jean Marc-Ayrault với vẻ mặt căng thẳng kèm theo hàng tựa : « Thất bại của Đảng Xã hội tạo sức ép đối với Hollande ».
Các tờ báo dành nhiều bài đăng kết quả vòng một cuộc bầu cử hội đồng địa phương diễn ra vào ngày 23/03/204 tại Pháp. Kết quả cho thấy, các đảng chính trị cánh hữu thắng lớn, còn các đảng cánh tả, trong đó có đảng cầm quyền của Tổng thống Hollande đã ở trong thế bất lợi.
Trong cuộc bầu cử địa phương năm 2008, ở vọng một, PS và các đảng liên minh được 44,6% phiếu ủng hộ, trong khi Đảng Liên minh vì Phong trào nhân dân (UMP) chỉ chiếm 38,1%. Thế nhưng, ở vòng một trong cuộc bầu cử năm nay, PS và các đảng liên minh chỉ chiếm có 36,4% phiếu ủng hộ, trong khi đó UMP và các đảng liên minh leo lên mức 42,8%.
Nhìn chung về hai phe tả-hữu, thì trong vòng một của cuộc bầu cử hội đồng địa phương 2008 ở những thành phố trên 10 000 dân, cánh tả chiếm 50,2% phiếu ủng hộ, cánh hữu 42,5%, phe cực hữu (bao gồm FN) chỉ chiếm 1,5%. Trong khi đó cuộc bầu cử hôm qua tỷ lệ tương ứng như sau : cánh tả 42,3%, cánh hữu 46%, cực hữu 8,9%.
Bàn về Đảng Mặt trận Quốc gia (FN) (cực hữu), kết quả hôm qua cho thấy đảng này đã thắng lớn, leo lên vị trí Đảng chính trị mạnh thứ ba tại Pháp.
Tóm lại, trong cuộc bầu cử báo chí Pháp nhấn mạnh ba điểm. Thứ nhất, đó là « sự trừng phạt » của chính những cử tri cánh tả đối với Đảng Xã hội cầm quyền và với chính phủ Hollande. Thứ hai, là sự lớn mạnh không ngừng của Đảng Mặt trận Quốc gia. Còn điểm thứ ba là giải thích một trong những nguyên nhân chính của thất bại của cánh tả, đó là trong cuộc bầu cử, tỷ lệ cử tri vắng mặt đạt kỷ lục tại Pháp, trong đó cử tri cánh tả vắng mặt nhiều hơn cử tri cánh hữu. Điều này được giải thích là ngày càng có nhiều người Pháp, nhất là thanh niên, cảm thấy chán nản và thất vọng với những lời cam kết tranh cử.
Pháp tăng cường thu hút đầu tư Trung Quốc
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Pháp bắt đầu chuyến thăm chính thức ba ngày. Nhật báo Les Echos và Le Figaro đều có bài phản ánh sự kiện này.
Hai tờ báo cho biết, phía Pháp rất xem trọng chuyến thăm này, dù rằng chủ tịch Tập Cận Bình không phải chỉ đến Châu Âu để thăm Pháp, mà ông ghé Pháp trong chuỗi chuyến công du Châu Âu bắt đầu bằng sự kiện tham dự Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân tại Hà Lan.
Theo hai tờ báo, nhiều hợp đồng có giá trị sẽ được ký kết nhân chuyến thăm này. Trong đó có hợp đồng mua máy bay Airbus của Pháp, hay như hợp đồng hạt nhân dân sự, ô tô… Cả hai bên đều mong muốn nhân chuyến thăm này để tạo dấu ấn cho kỷ niệm 50 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Đây cũng là một mong mỏi thu hút đầu tư Trung Quốc của Pháp, trong bối cảnh nền kinh tế Pháp đang khó khăn. Tuy nhiên, đến hiện tại, các nhà đầu tư Trung Quốc đặt ưu tiên cho Mỹ. Năm 2013, Pháp chỉ thu hút được 1% tổng đầu tư nước ngoài của Trung Quốc.
Libération cho biết thêm, hồ sơ Tây Tạng thu hút nhiều sự quan tâm của Đức và Pháp, hai nước đầu tàu Liên Hiệp Châu Âu. Kết quả thăm dò cho thấy, có đến 78% người Pháp và 83% người Đức muốn Tổng thống Hollande và Thủ tướng Merkel bài tỏ « sự quan ngại về hoàn cảnh người Tây Tạng tại Trung Quốc ». Chỉ có 2% người Pháp và 3% người Đức « có cái nhìn rất tốt đẹp » đối với các lãnh đạo Trung Quốc.
Số phận máy bay MH370 là bí mật lớn
26/03/2014 06:35 (GMT + 7)
Các thành viên tàu hải quân Úc HMAS Success theo dõi mặt biển nam Ấn Độ Dương - Ảnh: Reuters
TT - Dù phía Malaysia đã chính thức tuyên bố không còn ai sống sót trong chuyến bay số hiệu MH370 của Hãng Hàng không Malaysia (MAS), nhưng việc giải mã nguyên nhân và hành trình của chuyến bay này được cho là nhiệm vụ bất khả thi.
Thời tiết xấu đã ngăn cản hoạt động tìm kiếm mảnh vỡ máy bay tại các khu vực mà vệ tinh đã ghi hình ở vùng biển nam Ấn Độ Dương trong hôm qua. Cơ quan An toàn hàng hải của Úc (AMSA) cho biết hoạt động tìm kiếm mảnh vỡ chiếc máy bay Boeing 777-200 sẽ được nối lại hôm nay.
6 quốc gia tham gia tìm kiếm
Hãng tin ABC dẫn lời Thủ tướng Úc Tony Abbott cho biết tàu phá băng Rồng Tuyết của Trung Quốc cũng đang phải neo lại cách khu vực tìm kiếm hàng trăm kilômet do có một cơn bão nhiệt đới đang tiến gần. Ông Abbott cam kết sẽ miễn phí visa cho người nhà của hành khách trên chuyến bay muốn đến Úc đợi tin trong thời điểm này.
Thông tin từ AMSA cho biết đang có sáu quốc gia tham gia tìm kiếm ở khu vực nam Ấn Độ Dương là Úc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật, New Zealand và Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hiện nước này đã huy động 14 tàu cứu hộ, tàu chiến và tàu thương mại chia ba mũi tìm kiếm ở khu vực ngoài khơi nước Úc, vịnh Bengal và các vùng biển quanh Indonesia. Ước tính diện tích tìm kiếm đang mở rộng đến 15.000km2. Ngoài ra còn 20 tàu đánh cá khác của Trung Quốc đang tham gia tìm kiếm ở Ấn Độ Dương.
Hải quân Mỹ đã gửi hệ thống định vị hộp đen, phân tích dữ liệu giọng nói từ buồng lái cũng như phương tiện dò tìm không người lái dưới đáy biển đến nam Ấn Độ Dương để tìm kiếm hộp đen của MH370. Lầu Năm Góc cho biết hai dụng cụ dò tìm được chuyển đến thành phố Perth (Úc) trong ngày 25-3.
Dụng cụ dò tìm dưới đáy biển Bluefin chỉ dài 5m, nặng khoảng 800kg và có thể hoạt động hơn một ngày với tốc độ chậm. Quân đội Mỹ từng cho Pháp mượn dụng cụ dò tìm này để truy tìm chiếc hộp đen của máy bay Air France rơi ở Đại Tây Dương hồi năm 2009. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc cho biết để sử dụng hiệu quả công nghệ này, phải thu hẹp khu vực cần tìm kiếm dưới đáy biển.
Lùng sục hộp đen
Giới chuyên gia cho rằng dù có tìm hộp đen thì cũng khó lý giải hết chuyện gì đã xảy đến với chiếc máy bay. “Khủng bố, phi công tự sát và hàng loạt nguyên nhân hỏng hóc động cơ, trước đây chưa thể khẳng định thì giờ đây những khả năng này đều có thể xảy ra trên máy bay” - AFP dẫn nhận định của ông Gerry Soejatman, cố vấn hàng không người Malaysia.
Trong khi đó, Công ty tư vấn hàng không Leeham của Mỹ cho biết hộp đen của máy bay có thể cho biết chi tiết đường đi và những thông tin về động cơ của chiếc máy bay. Tuy nhiên, bộ phận ghi âm giọng nói trong buồng lái lại chỉ có thể lưu giữ các cuộc đối thoại khoảng hai giờ trước khi máy bay rơi. Điều này đồng nghĩa với việc những trao đổi quan trọng trong thời gian máy bay mới chuyển hướng ở khu vực giữa Malaysia và Việt Nam sẽ mất. “Rõ ràng sẽ không có bất cứ tiết lộ nào về những gì xảy ra ở vịnh Thái Lan, những cuộc đối thoại sẽ biến mất cùng với sự kết thúc của chiếc máy bay số hiệu MH370”.
Ông Chris Yates - chuyên gia hàng không người Anh - cho rằng ngay cả khi những chiếc hộp đen được tìm thấy thì chưa chắc có câu trả lời xác đáng vì sao chiếc máy bay lại kết thúc hành trình ở nơi cách hành trình bay ban đầu đến hàng ngàn kilômet. “Đây là một bí mật lớn và nó không giống các vụ tai nạn máy bay nào hết” - ông Chris Yates bình luận.
Còn ông Paul Yap - chuyên gia hàng không ở Viện Bách khoa Temasek của Singapore - lo lắng nếu không tìm thấy những chiếc hộp đen của MH370 thì nhân loại sẽ không bao giờ có câu trả lời về chuyện gì đã xảy ra với chiếc máy bay chở 239 người này.
Trung Quốc yêu cầu cung cấp dữ liệu vệ tinh
Hôm qua, Tân Hoa xã dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết Chính phủ Trung Quốc muốn Anh cung cấp dữ liệu vệ tinh về chiếc máy bay mà Công ty Inmarsat của nước này đang lưu giữ. Bắc Kinh cũng yêu cầu Kuala Lumpur cung cấp thêm chứng cứ củng cố kết luận chiếc máy bay đã rơi ở nam Ấn Độ Dương như tuyên bố của Thủ tướng Malaysia Najib Razak tối 24-3. Cùng ngày, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ra lệnh cho Thứ trưởng ngoại giao Trương Diệp Toại sang Kuala Lumpur làm việc trực tiếp với Chính phủ Malaysia.
Trước đó, báo The Star dẫn lời Thủ tướng Najib Razak khẳng định ông dựa trên những dữ liệu vệ tinh do Công ty Inmarsat phân tích và đưa ra kết luận rằng máy bay số hiệu MH370 đã rơi ở nam Ấn Độ Dương. Ông Najib không tiết lộ chi tiết máy bay mất dấu ở điểm nào nhưng nguồn tin từ Công ty Inmarsat cho biết họ có thể đoán ra đường đi của chiếc máy bay bằng cách phân tích những tiếng “ping” phát ra hàng giờ từ chiếc máy bay sau khi nó mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu ở bờ đông Malaysia.
MỸ LOAN - ĐÔNG PHƯƠNG
Các thành viên tàu hải quân Úc HMAS Success theo dõi mặt biển nam Ấn Độ Dương - Ảnh: Reuters
TT - Dù phía Malaysia đã chính thức tuyên bố không còn ai sống sót trong chuyến bay số hiệu MH370 của Hãng Hàng không Malaysia (MAS), nhưng việc giải mã nguyên nhân và hành trình của chuyến bay này được cho là nhiệm vụ bất khả thi.
Thời tiết xấu đã ngăn cản hoạt động tìm kiếm mảnh vỡ máy bay tại các khu vực mà vệ tinh đã ghi hình ở vùng biển nam Ấn Độ Dương trong hôm qua. Cơ quan An toàn hàng hải của Úc (AMSA) cho biết hoạt động tìm kiếm mảnh vỡ chiếc máy bay Boeing 777-200 sẽ được nối lại hôm nay.
6 quốc gia tham gia tìm kiếm
Hãng tin ABC dẫn lời Thủ tướng Úc Tony Abbott cho biết tàu phá băng Rồng Tuyết của Trung Quốc cũng đang phải neo lại cách khu vực tìm kiếm hàng trăm kilômet do có một cơn bão nhiệt đới đang tiến gần. Ông Abbott cam kết sẽ miễn phí visa cho người nhà của hành khách trên chuyến bay muốn đến Úc đợi tin trong thời điểm này.
Thông tin từ AMSA cho biết đang có sáu quốc gia tham gia tìm kiếm ở khu vực nam Ấn Độ Dương là Úc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật, New Zealand và Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hiện nước này đã huy động 14 tàu cứu hộ, tàu chiến và tàu thương mại chia ba mũi tìm kiếm ở khu vực ngoài khơi nước Úc, vịnh Bengal và các vùng biển quanh Indonesia. Ước tính diện tích tìm kiếm đang mở rộng đến 15.000km2. Ngoài ra còn 20 tàu đánh cá khác của Trung Quốc đang tham gia tìm kiếm ở Ấn Độ Dương.
Hải quân Mỹ đã gửi hệ thống định vị hộp đen, phân tích dữ liệu giọng nói từ buồng lái cũng như phương tiện dò tìm không người lái dưới đáy biển đến nam Ấn Độ Dương để tìm kiếm hộp đen của MH370. Lầu Năm Góc cho biết hai dụng cụ dò tìm được chuyển đến thành phố Perth (Úc) trong ngày 25-3.
Dụng cụ dò tìm dưới đáy biển Bluefin chỉ dài 5m, nặng khoảng 800kg và có thể hoạt động hơn một ngày với tốc độ chậm. Quân đội Mỹ từng cho Pháp mượn dụng cụ dò tìm này để truy tìm chiếc hộp đen của máy bay Air France rơi ở Đại Tây Dương hồi năm 2009. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc cho biết để sử dụng hiệu quả công nghệ này, phải thu hẹp khu vực cần tìm kiếm dưới đáy biển.
Lùng sục hộp đen
Giới chuyên gia cho rằng dù có tìm hộp đen thì cũng khó lý giải hết chuyện gì đã xảy đến với chiếc máy bay. “Khủng bố, phi công tự sát và hàng loạt nguyên nhân hỏng hóc động cơ, trước đây chưa thể khẳng định thì giờ đây những khả năng này đều có thể xảy ra trên máy bay” - AFP dẫn nhận định của ông Gerry Soejatman, cố vấn hàng không người Malaysia.
Trong khi đó, Công ty tư vấn hàng không Leeham của Mỹ cho biết hộp đen của máy bay có thể cho biết chi tiết đường đi và những thông tin về động cơ của chiếc máy bay. Tuy nhiên, bộ phận ghi âm giọng nói trong buồng lái lại chỉ có thể lưu giữ các cuộc đối thoại khoảng hai giờ trước khi máy bay rơi. Điều này đồng nghĩa với việc những trao đổi quan trọng trong thời gian máy bay mới chuyển hướng ở khu vực giữa Malaysia và Việt Nam sẽ mất. “Rõ ràng sẽ không có bất cứ tiết lộ nào về những gì xảy ra ở vịnh Thái Lan, những cuộc đối thoại sẽ biến mất cùng với sự kết thúc của chiếc máy bay số hiệu MH370”.
Ông Chris Yates - chuyên gia hàng không người Anh - cho rằng ngay cả khi những chiếc hộp đen được tìm thấy thì chưa chắc có câu trả lời xác đáng vì sao chiếc máy bay lại kết thúc hành trình ở nơi cách hành trình bay ban đầu đến hàng ngàn kilômet. “Đây là một bí mật lớn và nó không giống các vụ tai nạn máy bay nào hết” - ông Chris Yates bình luận.
Còn ông Paul Yap - chuyên gia hàng không ở Viện Bách khoa Temasek của Singapore - lo lắng nếu không tìm thấy những chiếc hộp đen của MH370 thì nhân loại sẽ không bao giờ có câu trả lời về chuyện gì đã xảy ra với chiếc máy bay chở 239 người này.
Trung Quốc yêu cầu cung cấp dữ liệu vệ tinh
Hôm qua, Tân Hoa xã dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết Chính phủ Trung Quốc muốn Anh cung cấp dữ liệu vệ tinh về chiếc máy bay mà Công ty Inmarsat của nước này đang lưu giữ. Bắc Kinh cũng yêu cầu Kuala Lumpur cung cấp thêm chứng cứ củng cố kết luận chiếc máy bay đã rơi ở nam Ấn Độ Dương như tuyên bố của Thủ tướng Malaysia Najib Razak tối 24-3. Cùng ngày, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ra lệnh cho Thứ trưởng ngoại giao Trương Diệp Toại sang Kuala Lumpur làm việc trực tiếp với Chính phủ Malaysia.
Trước đó, báo The Star dẫn lời Thủ tướng Najib Razak khẳng định ông dựa trên những dữ liệu vệ tinh do Công ty Inmarsat phân tích và đưa ra kết luận rằng máy bay số hiệu MH370 đã rơi ở nam Ấn Độ Dương. Ông Najib không tiết lộ chi tiết máy bay mất dấu ở điểm nào nhưng nguồn tin từ Công ty Inmarsat cho biết họ có thể đoán ra đường đi của chiếc máy bay bằng cách phân tích những tiếng “ping” phát ra hàng giờ từ chiếc máy bay sau khi nó mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu ở bờ đông Malaysia.
MỸ LOAN - ĐÔNG PHƯƠNG
“Làm con ở Việt Nam thật khó” gây xôn xao
Ảnh minh họa, nguồn: Internet.
Đây là tên một bài viết được đăng tải trên một trang mạng xã hội đã gây được sự chú ý lớn của cộng đồng mạng. Mới đây, trang wedtrethơ đã chia sẻ lại bài viết này. Ngay sau khi chia sẻ, bài viết đã nhận được rất nhiều bình luận từ cư dân mạng, đa phần là ủng hộ quan điểm và đồng tình với bài viết.
Nội dung bài viết như sau: "Cách đây hai tuần, tôi chứng kiến một người mẹ chở con đi học về, vừa chạy xe vừa chửi con té tát ầm cả đường. Tới đầu một con hẻm nhỏ trên đường LCT, chị ta dừng xe nhất định đuổi con xuống. Nhiều người can ngăn nhưng chị ta càng gào thét như phát điên. Đuổi mãi con bé không chịu xuống, chị ta cầm luôn cái mũ bảo hiểm quật thẳng vào mặt cháu.
Ảnh minh họa, nguồn: Internet. |
Hóa ra cháu gái suốt 7 năm luôn là học sinh giỏi, nhưng năm nay cháu bị tụt hạng khiến mẹ thất vọng. Chứng kiến vụ việc từ đầu đến cuối, tôi rùng mình. Chỉ trong năm ngoái, liên tiếp 5-6 vụ học sinh lớp 5 đến lớp 10 tự tử vì học sút, không đáp ứng được mong mỏi của cha mẹ. Làm con bây giờ khổ quá!
Chưa tượng hình đã bị lựa chọn. Ra đời đúng giới tính cha mẹ muốn thì cha chu toàn, mẹ hớn hở. Chẳng may trái ý thì cha bỏ bê, mẹ âu sầu. Mà nào phải chỉ cha mẹ, còn cả dòng họ bên nội, bên ngoại... Bạn bè của cha thì sẵn sàng xếp nhau "chiếu trên" hay "chiếu dưới" vì vợ... không biết đẻ! Thành ra mới chào đời đã bị coi là công trình thất bại!
Hầu như chẳng cha mẹ nào ở xứ ta cả đời chưa từng "phết đít" con, quát mắng con, ép buộc con, thậm chí chửi rủa con. Có đủ cơ quan, đủ các bộ luật bảo vệ trẻ con nhưng xứ ta có tâm lý coi chuyện dạy con là chuyện riêng của mỗi gia đình, người khác không can thiệp. Thầy cô nhiều khi còn được phụ huynh nhờ đánh cho cháu nên người. Thế nên mới có chuyện những đứa bé bị cha mẹ đánh, đâm, đốt... Đến khi bé ngắc ngoải, dư luận mới ào lên phẫn nộ.
Nhiều gia đình còn nhờ thầy xem mạng đứa con có hợp không, đẻ nó ra cha mẹ làm ăn phát tài hay điêu đứng. Chẳng may bà mẹ đau bụng đẻ đúng giờ "xấu" thì ôi thôi đứa trẻ dè chừng: nó sẽ là nguyên nhân để cha mẹ cay đắng nhau.
Lớn thêm vài tháng, vừa dứt sữa đã bị nhồi ăn. Chỉ vì nhồi con ăn cho đủ "chỉ tiêu", cả nhà thành đám xiếc: ba đánh trống thổi kèn, bà ngoại múa hát, con chạy mẹ đuổi theo khắp xóm, gặp ai cũng nhờ dọa cháu một tí để nó sợ há miệng ra. Mặc kệ đứa bé la khóc, đút được muỗng bột nào thì cả nhà vỗ tay như U.19 Việt Nam mới ghi bàn.
Ảnh minh họa, nguồn: Internet. |
Lớn nữa thì nhồi học. Mờ sáng con ngủ gật sau lưng, mẹ mắt nhắm mắt mở chở đến trường. Chiều tối con gặm bánh mì mẹ hoa mắt chở con từ lớp học thêm nọ sang lớp học thêm kia. Tối mịt về tới nhà nếu con chưa lăn ra ngủ thì phải khảo bài với mẹ. Không đạt học sinh giỏi thì chết, cả trường cả lớp đứa nào cũng học sinh giỏi, con mình chỉ tiên tiến thì nhục lắm!
Lên cấp 3, chọn nghề theo cha mẹ. Cha mẹ muốn con học y thì dù con chỉ mê nhạc họa, vẫn phải trợn mắt lên học mà thi. Cãi thì cha quát mắng, mẹ nỉ non, nội ngoại chì chiết. Rồi lại "cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư". Đi làm vài năm, cha mẹ ra tối hậu thư "Thèm cháu". Thế thì phải lấy chồng lấy vợ, mà phải lấy người cha mẹ ưng, nếu chống sau này khó sống!
Con mình sinh ra nhưng ở chung với ông bà thì xem như cha mẹ mất quyền dạy con. Nó là cục vàng của ông bà, đụng vô là sinh chuyện. Vợ chồng muốn ly dị, cha mẹ xúm vô khuyên can, thôi ráng sống vì con. Ô hay, lấy nhau thì vì cha mẹ, mà khi không sống được nữa thì lại phải vì con! Vậy còn đoạn nào là sống vì mình?Thật, làm con thời này quá khổ!
Một người bạn của tôi một ngày bất ngờ cảm thán, cả đời bao nhiêu ước nguyện riêng tư không làm được vì phải chiều lòng cha mẹ. Đến khi trả xong nợ cho cha mẹ, nhìn lại đời sống cá nhân thì đã già mất rồi. Đó không phải một dạng bạo hành tâm lý thì là gì?
Tôi cho rằng trở thành cha mẹ là một cấp độ trưởng thành, phải học, chuẩn bị và sẵn sàng sửa sai trong thực hành. Nên tự mình sống cuộc sống của mình và để con cái sống cuộc sống của nó. Hãy yêu đứa con, đừng coi nó là một mối "đầu tư". Đừng sống giùm con, cũng đừng bắt con phải thực hiện thay cha mẹ những mong muốn chưa thành. Đừng ngã giá với con về sự hy sinh của cha mẹ. Khi cha mẹ biết yêu chính mình thì các bi kịch bạo hành trẻ con, dù ở mức độ nào, dù tâm lý hay thân thể, sẽ giảm."
Xử lý gỗ lậu, 2 cán bộ xã đánh nhau
(LĐO) ĐẶNG TRUNG KIÊN - 10:7 AM, 27/06/2012
Chủ tịch UBND huyện Cư M’gar yêu cầu xử lý nghiêm vụ việc, báo cáo trước ngày 10.7
Chủ tịch UBND huyện Cư M’gar yêu cầu xử lý nghiêm vụ việc, báo cáo trước ngày 10.7
Do mâu thuẫn trong việc xử lý 2 xe cày chở gỗ vi phạm bị tạm giữ, Trưởng Công an xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar) đã lao vào đánh Phó Chủ tịch UBND xã bầm tím mặt mày ngay tại phòng làm việc.
Ngày 27.6, ông Y Bluk Niê (Chủ tịch UBND xã Ea Kuêh) cho biết, chính quyền xã đang xác minh, xử lý vụ 2 cán bộ xã đánh nhau. Trước đó, ông Bùi Huy Hùng (Phó Chủ tịch UBND xã) đã có văn bản báo cáo UBND huyện, Công an huyện và lãnh đạo xã về việc ông bị Trưởng Công an xã K’păh Kơn xông vào hành hung ngay tại phòng làm việc.
Theo ông Hùng, ngày 18.6, ông Nguyễn Thanh Tuấn (cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Cư M’gar phụ trách địa bàn xã Ea Kuêh) tiến hành xử lý phương tiện mua bán, vận chuyển gỗ trái phép của đương sự Đặng Hồng Hải và đương sự Chu Huy Hải (cùng trú xã Cư Pơng, huyện Krông Búk). Khi được mời tham gia, ông Hùng thấy có quyết định xử phạt, biên lai thu tiền phạt, hóa đơn mua lại gỗ của Hạt Kiểm lâm huyện nên đã ký vào biên bản trả tang vật, phương tiện cho đương sự. Ngay sau đó, ông Ngô Trí Văn (Xã đội trưởng, thành viên Ban Lâm nghiệp xã) về nói không đồng ý thả 2 xe cày và gỗ, do số lượng gỗ vi phạm trên thực tế nhiều hơn trong hồ sơ.
Nghe vậy, ông Hùng yêu cầu ông Tuấn dừng việc thả xe, làm lại hồ sơ cho đúng với thực tế như đề nghị của ông Văn. Tuy nhiên, sáng 19.6, ông Hùng phát hiện một trong hai xe cày chở gỗ không còn ở trụ sở, bảo vệ cho biết Trưởng Công an xã K’păh Kơn yêu cầu thả xe. Khoảng 10 sáng cùng ngày, ông Kơn tiếp tục thả xe gỗ còn lại ra khỏi trụ sở UBND xã Ea Kuêh. Sau khi báo cáo diễn biến sự việc với Chủ tịch UBND xã, ông Hùng yêu cầu chủ xe đưa tang vật quay lại trụ sở UBND xã rồi về phòng làm việc.
Lúc này ông Kơn cầm hồ sơ của chủ xe vào phòng ông Hùng và nói: “Tôi bảo lãnh cho xe này, nếu có gì sai tôi chịu trách nhiệm”. Ông Hùng vẫn giữ quan điểm là phải hỏi lại Xã đội trưởng và Kiểm lâm địa bàn xem hồ sơ đã hợp lệ chưa rồi mới thả xe được. Hai bên lời qua tiếng lại, ông Kơn lao vào đánh ông Hùng. Nghe ồn ào trong phòng Phó Chủ tịch, nhiều người trong cơ quan đã chạy vào can ngăn nhưng ông Kơn vẫn không chịu dừng tay. Biên bản lập ngay sau đó ghi rõ trên mặt, mắt, cổ ông Hùng có nhiều vết xước; bên trái miệng bị sưng, chảy máu; mắt trái cũng sưng, có vết xước, chảy máu... Trong báo cáo gửi cấp trên, ông Hùng cho biết khi bị ông Kơn đánh thì ông không phản ứng lại.
Sau khi nhận được báo cáo của ông Hùng, Chủ tịch UBND huyện Cư M’gar đã yêu cầu UBND xã Ea Kuêh xử lý nghiêm túc, báo cáo huyện trước ngày 10.7. Trao đổi với PV, Chủ tịch UBND xã Y Bluk Niê cho biết đã yêu cầu ông Kơn viết bản kiểm điểm để xem xét, nhưng ông Kơn vẫn chưa nộp.
“Tôi thấy mình không có gì sai mà đồng chí Kơn lại có những hành động đối với lãnh đạo như một kẻ thù, vô ý thức, vô kỷ luật. Đồng chí Kơn giữ chức vụ Trưởng Công an xã là bảo vệ an ninh chính trị, bảo vệ chính quyền, lấy lại sự công bằng trong xã hội mà đồng chí lại trực tiếp ra tay đánh lãnh đạo UBND xã nên không còn xứng đáng là một chiến sỹ công an nhân dân” (ông Bù Huy Hùng).
Chủ tịch UBND huyện Cư M’gar yêu cầu xử lý nghiêm vụ việc, báo cáo trước ngày 10.7
Chủ tịch UBND huyện Cư M’gar yêu cầu xử lý nghiêm vụ việc, báo cáo trước ngày 10.7
Do mâu thuẫn trong việc xử lý 2 xe cày chở gỗ vi phạm bị tạm giữ, Trưởng Công an xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar) đã lao vào đánh Phó Chủ tịch UBND xã bầm tím mặt mày ngay tại phòng làm việc.
Ngày 27.6, ông Y Bluk Niê (Chủ tịch UBND xã Ea Kuêh) cho biết, chính quyền xã đang xác minh, xử lý vụ 2 cán bộ xã đánh nhau. Trước đó, ông Bùi Huy Hùng (Phó Chủ tịch UBND xã) đã có văn bản báo cáo UBND huyện, Công an huyện và lãnh đạo xã về việc ông bị Trưởng Công an xã K’păh Kơn xông vào hành hung ngay tại phòng làm việc.
Theo ông Hùng, ngày 18.6, ông Nguyễn Thanh Tuấn (cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Cư M’gar phụ trách địa bàn xã Ea Kuêh) tiến hành xử lý phương tiện mua bán, vận chuyển gỗ trái phép của đương sự Đặng Hồng Hải và đương sự Chu Huy Hải (cùng trú xã Cư Pơng, huyện Krông Búk). Khi được mời tham gia, ông Hùng thấy có quyết định xử phạt, biên lai thu tiền phạt, hóa đơn mua lại gỗ của Hạt Kiểm lâm huyện nên đã ký vào biên bản trả tang vật, phương tiện cho đương sự. Ngay sau đó, ông Ngô Trí Văn (Xã đội trưởng, thành viên Ban Lâm nghiệp xã) về nói không đồng ý thả 2 xe cày và gỗ, do số lượng gỗ vi phạm trên thực tế nhiều hơn trong hồ sơ.
Nghe vậy, ông Hùng yêu cầu ông Tuấn dừng việc thả xe, làm lại hồ sơ cho đúng với thực tế như đề nghị của ông Văn. Tuy nhiên, sáng 19.6, ông Hùng phát hiện một trong hai xe cày chở gỗ không còn ở trụ sở, bảo vệ cho biết Trưởng Công an xã K’păh Kơn yêu cầu thả xe. Khoảng 10 sáng cùng ngày, ông Kơn tiếp tục thả xe gỗ còn lại ra khỏi trụ sở UBND xã Ea Kuêh. Sau khi báo cáo diễn biến sự việc với Chủ tịch UBND xã, ông Hùng yêu cầu chủ xe đưa tang vật quay lại trụ sở UBND xã rồi về phòng làm việc.
Lúc này ông Kơn cầm hồ sơ của chủ xe vào phòng ông Hùng và nói: “Tôi bảo lãnh cho xe này, nếu có gì sai tôi chịu trách nhiệm”. Ông Hùng vẫn giữ quan điểm là phải hỏi lại Xã đội trưởng và Kiểm lâm địa bàn xem hồ sơ đã hợp lệ chưa rồi mới thả xe được. Hai bên lời qua tiếng lại, ông Kơn lao vào đánh ông Hùng. Nghe ồn ào trong phòng Phó Chủ tịch, nhiều người trong cơ quan đã chạy vào can ngăn nhưng ông Kơn vẫn không chịu dừng tay. Biên bản lập ngay sau đó ghi rõ trên mặt, mắt, cổ ông Hùng có nhiều vết xước; bên trái miệng bị sưng, chảy máu; mắt trái cũng sưng, có vết xước, chảy máu... Trong báo cáo gửi cấp trên, ông Hùng cho biết khi bị ông Kơn đánh thì ông không phản ứng lại.
Sau khi nhận được báo cáo của ông Hùng, Chủ tịch UBND huyện Cư M’gar đã yêu cầu UBND xã Ea Kuêh xử lý nghiêm túc, báo cáo huyện trước ngày 10.7. Trao đổi với PV, Chủ tịch UBND xã Y Bluk Niê cho biết đã yêu cầu ông Kơn viết bản kiểm điểm để xem xét, nhưng ông Kơn vẫn chưa nộp.
“Tôi thấy mình không có gì sai mà đồng chí Kơn lại có những hành động đối với lãnh đạo như một kẻ thù, vô ý thức, vô kỷ luật. Đồng chí Kơn giữ chức vụ Trưởng Công an xã là bảo vệ an ninh chính trị, bảo vệ chính quyền, lấy lại sự công bằng trong xã hội mà đồng chí lại trực tiếp ra tay đánh lãnh đạo UBND xã nên không còn xứng đáng là một chiến sỹ công an nhân dân” (ông Bù Huy Hùng).
Cái gì cũng có cái giá của nó?
26-03-2014 04:45
TT - Đầu đề trên chính là câu nói của ông Phú, nhân viên trạm thú y quận 12, TP.HCM (trong bài “Nhân viên thú y ra giá chung chi”, Tuổi Trẻ ngày 17-3-2014).
Suy nghĩ rằng tất cả mọi thứ đều có giá không phải là một suy nghĩ hiếm hoi mà là một suy nghĩ phổ biến trong xã hội. Quả thật trong đời sống xã hội, con người muốn thành công, muốn đạt được một điều gì đó thì bắt buộc họ phải bỏ ra một khoản đầu tư hay một sự hi sinh nào đó. Có một ai đã nói rằng “miếng pho mát miễn phí là miếng pho mát trong bẫy chuột”.
Trong đời sống vợ chồng, nếu muốn xây dựng gia đình hạnh phúc thì cả hai người đều phải trả một cái giá nào đó, chẳng hạn như sở thích cá nhân, thời gian... Trong học tập cũng vậy, một sinh viên muốn thành công trong học tập thì bắt buộc phải trả giá đó là phải dành thời gian nhiều hơn cho việc học, tìm tòi, nghiên cứu tài liệu. Trong mọi ngành nghề khác cũng vậy, một nghệ sĩ, một nhà giáo, một nhà kinh doanh luôn phải đầu tư, chịu khó chịu khổ mới có thể thành công trong sự nghiệp của mình.
Nếu suy nghĩ mọi chuyện đều có giá như trên thì chẳng có gì đáng lo cho xã hội cả, nhưng thực tế xã hội chúng ta hiện nay suy nghĩ ấy lại mang những yếu tố tiêu cực vì nhiều người đã và đang ứng dụng suy nghĩ đó, lối ứng xử đó một cách sai lệch. Cụ thể có không ít người nắm giữ những trọng trách công, làm việc trong lĩnh vực công lại xem chúng như là những món hàng mà mình có thể buôn bán theo “đúng giá” cho người dân. Cách hành xử, suy nghĩ của những nhân viên trạm thú y quận 12 không phải là hiếm, bởi không chỉ trong lĩnh vực thú y mà hình như trong mọi lĩnh vực khác, khi người dân cần một dịch vụ công nào đó thì họ đều bị buộc phải trả một cái giá nào đó trong khi lẽ ra họ phải được hưởng một cách bình thường. Cũng chính vì vậy mà không lạ gì khi dư luận luôn lưu truyền với nhau về việc mỗi chức vụ công cũng đều có giá và cá nhân nào muốn có chức vụ ấy phải trả đúng giá mới đạt được, giống như khi người ta mua một món hàng.
Điều cần khẳng định đó là suy nghĩ rằng dịch vụ công, quyền lực công là một món hàng và đều có giá chỉ hiện diện trong một xã hội mà ở đó pháp quyền không được đề cao, tính minh bạch kém, quy trình thực thi dịch vụ công không rõ ràng và thiếu công khai, sự giám sát của cộng đồng bị hạn chế. Hệ quả của lối ứng xử như vậy đối với xã hội là rất to lớn vì nó khiến mọi người trong xã hội nghĩ rằng mọi thứ đều phải và đều có thể mua được bằng tiền, từ luật pháp, quyền lực, danh tiếng...
LÊ MINH TIẾN
TT - Đầu đề trên chính là câu nói của ông Phú, nhân viên trạm thú y quận 12, TP.HCM (trong bài “Nhân viên thú y ra giá chung chi”, Tuổi Trẻ ngày 17-3-2014).
Suy nghĩ rằng tất cả mọi thứ đều có giá không phải là một suy nghĩ hiếm hoi mà là một suy nghĩ phổ biến trong xã hội. Quả thật trong đời sống xã hội, con người muốn thành công, muốn đạt được một điều gì đó thì bắt buộc họ phải bỏ ra một khoản đầu tư hay một sự hi sinh nào đó. Có một ai đã nói rằng “miếng pho mát miễn phí là miếng pho mát trong bẫy chuột”.
Trong đời sống vợ chồng, nếu muốn xây dựng gia đình hạnh phúc thì cả hai người đều phải trả một cái giá nào đó, chẳng hạn như sở thích cá nhân, thời gian... Trong học tập cũng vậy, một sinh viên muốn thành công trong học tập thì bắt buộc phải trả giá đó là phải dành thời gian nhiều hơn cho việc học, tìm tòi, nghiên cứu tài liệu. Trong mọi ngành nghề khác cũng vậy, một nghệ sĩ, một nhà giáo, một nhà kinh doanh luôn phải đầu tư, chịu khó chịu khổ mới có thể thành công trong sự nghiệp của mình.
Nếu suy nghĩ mọi chuyện đều có giá như trên thì chẳng có gì đáng lo cho xã hội cả, nhưng thực tế xã hội chúng ta hiện nay suy nghĩ ấy lại mang những yếu tố tiêu cực vì nhiều người đã và đang ứng dụng suy nghĩ đó, lối ứng xử đó một cách sai lệch. Cụ thể có không ít người nắm giữ những trọng trách công, làm việc trong lĩnh vực công lại xem chúng như là những món hàng mà mình có thể buôn bán theo “đúng giá” cho người dân. Cách hành xử, suy nghĩ của những nhân viên trạm thú y quận 12 không phải là hiếm, bởi không chỉ trong lĩnh vực thú y mà hình như trong mọi lĩnh vực khác, khi người dân cần một dịch vụ công nào đó thì họ đều bị buộc phải trả một cái giá nào đó trong khi lẽ ra họ phải được hưởng một cách bình thường. Cũng chính vì vậy mà không lạ gì khi dư luận luôn lưu truyền với nhau về việc mỗi chức vụ công cũng đều có giá và cá nhân nào muốn có chức vụ ấy phải trả đúng giá mới đạt được, giống như khi người ta mua một món hàng.
Điều cần khẳng định đó là suy nghĩ rằng dịch vụ công, quyền lực công là một món hàng và đều có giá chỉ hiện diện trong một xã hội mà ở đó pháp quyền không được đề cao, tính minh bạch kém, quy trình thực thi dịch vụ công không rõ ràng và thiếu công khai, sự giám sát của cộng đồng bị hạn chế. Hệ quả của lối ứng xử như vậy đối với xã hội là rất to lớn vì nó khiến mọi người trong xã hội nghĩ rằng mọi thứ đều phải và đều có thể mua được bằng tiền, từ luật pháp, quyền lực, danh tiếng...
LÊ MINH TIẾN
Lợi dụng "tai nạn" máy bay MH370 để phát tán virus
25-03-2014 21:04
TTO - Tin buồn về chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines đang tràn ngập khắp các trang mạng, và tội phạm lợi dụng thảm họa hàng không này lây nhiễm mã độc với các tin sốc gây tò mò.
Những hình ảnh câu khách, các câu chuyện giựt gân về chuyến bay MH370 có thể dẫn bạn đến thẳng... mã độc - Ảnh minh họa: DailyStar
Báo The Sydney Morning Herald đăng tải cảnh báo từ Công ty bảo mật Trend Micro đối với người dùng công nghệ thế giới, kêu gọi tinh thần cảnh giác, cần hết sức thận trọng khi theo dõi các liên kết được chia sẻ trên mạng xã hội liên quan đến tin tức về chuyến bay MH370.
Theo TrendLabs, một trò lừa đảo xoay quanh MH370 đã bị phát hiện.
Lợi dụng mạng xã hội, tội phạm truyền đi một đoạn video với những tiêu đề rất nổi bật như "Đã tìm thấy máy bay MH370 tại vùng Tam giác Bermuda", "Hãng hàng không Malaysia đã tìm thấy MH370 trên biển"...
Thông qua mạng xã hội, video nhanh chóng lan đi, được chia sẻ rất nhiều dẫn đến nguy cơ người bị đánh cắp thông tin nhiều hơn.
Các liên kết chia sẻ hướng người dùng đến một trang web giả mạo, gợi ý xem đoạn video có cài sẵn mã độc.
Khi nhấp vào để xem, người dùng vô tình chia sẻ đoạn video lên tài khoản mạng xã hội của mình, đồng thời bị nhiễm mã độc mà không hề hay biết. Thông tin người dùng sẽ bị tội phạm mạng thu thập, sử dụng vào những mục đích lợi dụng, tệ hại hơn là trong những giao dịch tài chính.
MH370 không phải là trường hợp duy nhất bị lợi dụng trục lợi. Trước đây, thế giới công nghệ đã phải sống trong những mối đe dọa tiềm ẩn trong thời điểm xảy ra vụ đánh bom Boston Marathon, sóng thần ở Nhật Bản và siêu bão Haiyan ở Philippines.
Chuyên gia nghiên cứu từ Malwarebytes Chris Boyd cho biết, bất kì sự kiện nào thu hút sự chú ý của cả thế giới đều dễ dàng trở thành chủ đề bị lợi dụng, không chỉ riêng gì những thảm họa, chiến tranh hay khủng bố.
Hiện Facebook vẫn là kênh phát tán video nhiễm mã độc liên quan đến chuyến bay MH370, chưa phát hiện liên kết lừa đảo phát tán trên Twitter và các mạng xã hội khác.
Dù vậy, TrendLabs khuyến cáo người dùng công nghệ nên nâng cao ý thức cảnh giác trước những thông tin, liên kết (link) chia sẻ trên mạng xã hội về những tin tức nóng, nhất là khi sự kiện về máy bay MH370 vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
PHONG VÂN
TTO - Tin buồn về chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines đang tràn ngập khắp các trang mạng, và tội phạm lợi dụng thảm họa hàng không này lây nhiễm mã độc với các tin sốc gây tò mò.
Những hình ảnh câu khách, các câu chuyện giựt gân về chuyến bay MH370 có thể dẫn bạn đến thẳng... mã độc - Ảnh minh họa: DailyStar
Báo The Sydney Morning Herald đăng tải cảnh báo từ Công ty bảo mật Trend Micro đối với người dùng công nghệ thế giới, kêu gọi tinh thần cảnh giác, cần hết sức thận trọng khi theo dõi các liên kết được chia sẻ trên mạng xã hội liên quan đến tin tức về chuyến bay MH370.
Theo TrendLabs, một trò lừa đảo xoay quanh MH370 đã bị phát hiện.
Lợi dụng mạng xã hội, tội phạm truyền đi một đoạn video với những tiêu đề rất nổi bật như "Đã tìm thấy máy bay MH370 tại vùng Tam giác Bermuda", "Hãng hàng không Malaysia đã tìm thấy MH370 trên biển"...
Thông qua mạng xã hội, video nhanh chóng lan đi, được chia sẻ rất nhiều dẫn đến nguy cơ người bị đánh cắp thông tin nhiều hơn.
Các liên kết chia sẻ hướng người dùng đến một trang web giả mạo, gợi ý xem đoạn video có cài sẵn mã độc.
Khi nhấp vào để xem, người dùng vô tình chia sẻ đoạn video lên tài khoản mạng xã hội của mình, đồng thời bị nhiễm mã độc mà không hề hay biết. Thông tin người dùng sẽ bị tội phạm mạng thu thập, sử dụng vào những mục đích lợi dụng, tệ hại hơn là trong những giao dịch tài chính.
MH370 không phải là trường hợp duy nhất bị lợi dụng trục lợi. Trước đây, thế giới công nghệ đã phải sống trong những mối đe dọa tiềm ẩn trong thời điểm xảy ra vụ đánh bom Boston Marathon, sóng thần ở Nhật Bản và siêu bão Haiyan ở Philippines.
Chuyên gia nghiên cứu từ Malwarebytes Chris Boyd cho biết, bất kì sự kiện nào thu hút sự chú ý của cả thế giới đều dễ dàng trở thành chủ đề bị lợi dụng, không chỉ riêng gì những thảm họa, chiến tranh hay khủng bố.
Hiện Facebook vẫn là kênh phát tán video nhiễm mã độc liên quan đến chuyến bay MH370, chưa phát hiện liên kết lừa đảo phát tán trên Twitter và các mạng xã hội khác.
Dù vậy, TrendLabs khuyến cáo người dùng công nghệ nên nâng cao ý thức cảnh giác trước những thông tin, liên kết (link) chia sẻ trên mạng xã hội về những tin tức nóng, nhất là khi sự kiện về máy bay MH370 vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
PHONG VÂN
Trong "động quỷ"
25-03-2014 10:35
TT - Theo tiết lộ của nhà báo Anas Aremeyaw Anas, các chủ chứa người Trung Quốc không bao giờ cho phép các phụ nữ Việt từ chối khách hàng, thậm chí buộc họ phải “phục vụ” dù đang trong “thời kỳ đèn đỏ”. Nếu họ kháng cự, ngay lập tức sẽ bị tra tấn và dọa giết.
Bảng hiệu nhà nghỉ Jang Mi ở Takoradi - Ảnh: A.Anas cung cấp
Căn phòng chật hẹp với giường tầng - nơi ở của các cô gái Việt tại nhà thổ Tema - Ảnh: A.Anas cung cấp
“Địa ngục trần gian” ở Tema
Các nạn nhân người Việt la hét, phản đối sau khi phát hiện mình bị bán vào các động mại dâm ở Ghana. Cũng kể từ thời điểm đó họ thường xuyên bị đánh đập dã man và hứng chịu sự nhục nhã, ê chề khi bị trao tay qua lại như một món hàng ở xứ người.
Những phụ nữ Việt bị lừa bán buộc phải sống tạm bợ trong một căn hộ có 12 giường ngủ ở thành phố Tema và bán dâm cho khách làng chơi theo lệnh của những ông bà chủ người Trung Quốc ngay khi đặt chân đến Ghana. Ai phản đối sẽ bị đánh đập không thương tiếc. Thậm chí có nhiều người vừa bị đánh vừa bị dọa giết.
“Khi thấy phương pháp đánh đập không khiến chúng tôi im lặng, họ bắt đầu dọa giết chúng tôi. Họ nói họ không có mất mát gì cả trong khi gia đình chúng tôi sẽ không còn cơ hội nhìn thấy chúng tôi nữa” - một nữ nạn nhân người Việt chia sẻ với nhà báo Anas.
Có một điều luật bất thành văn dành cho những phụ nữ Việt ở các nhà thổ do người Trung Quốc điều hành là: bất kể ngày hay đêm, nếu khách hàng yêu cầu và chọn lựa một người nào thì người đó phải luôn trong tình trạng sẵn sàng “phục vụ”.
Có nhiều cô đưa ra các lý do chính đáng để từ chối tiếp khách, chẳng hạn như mệt mỏi sau khi đã “phục vụ” nhiều khách hàng đêm qua hay đang trong “thời kỳ đèn đỏ”, nhưng tất cả đều bị các chủ chứa Trung Quốc gạt phắt đi.
Khi có bất kỳ ai từ chối tiếp khách dù với lý do gì chăng nữa, họ đều bị tú bà Tian Ping hành hạ vô cùng tàn nhẫn. Tian Ping đánh những phụ nữ Việt với bất kỳ thứ gì bà cầm trong tay. Nếu có ai đưa ra lý do đang trong “thời kỳ đèn đỏ”, tú bà Tian Ping rà soát cơ thể người đó để kiểm tra có phải đúng như vậy không.
Một vài nạn nhân kể lại với A.Anas rằng khi các cô nói mình “bị đèn đỏ”, bà Ping lao đến xé toạc quần áo của họ để kiểm tra. “Lần cuối cùng tôi nói với bà ấy là tôi đang “bị”, bà ngay lập tức yêu cầu tôi trút bỏ quần để kiểm tra. Thỉnh thoảng các khách làng chơi còn thấy tội nghiệp chúng tôi” - một phụ nữ cho biết.
Các chủ chứa Trung Quốc bóc lột tình dục các phụ nữ Việt đến cạn kiệt sức lực của họ. Trong gần một năm ở xứ người, những phụ nữ này khóc cạn nước mắt và sống trong tình trạng đau khổ cùng cực nhưng không biết kêu cứu ai bởi vì những kẻ buôn người đã tịch thu hộ chiếu và các giấy tờ đi lại ngay khi họ đến sân bay quốc tế Kotoka, Ghana. Công việc chính của những phụ nữ này là ban ngày tiếp khách ở nhà thổ do các chủ chứa Trung Quốc điều hành và ban đêm đến các casino để tiếp tục “bán niềm vui” cho khách làng chơi.
“Có một lần chúng tôi trốn được ra ngoài và báo cảnh sát nhưng mọi thứ vẫn vậy. Không ai giúp đỡ chúng tôi hết” - một nạn nhân thất vọng cho biết.
Họ sống trong tình trạng nô lệ ngày này qua ngày khác và cũng là con nợ lớn của những tay buôn người.
Điều kiện duy nhất để họ được trả lại hộ chiếu là phải làm việc chăm chỉ để hoàn trả chi phí mà các tay buôn người chi trả cho chuyến đi của họ từ VN sang Ghana cũng như phải chia phần trăm lợi nhuận “đi khách” cho những người này.
Sau hơn hai tháng rưỡi phản đối và kháng cự, tú bà Tian Ping “sang nhượng” những phụ nữ này cho một người đàn ông Trung Quốc tên Huang Se Hui, chủ nhà nghỉ Jang Mi ở khu Tadisco Down, ngoại ô thành phố Sekondi Takoradi. Và ở đó, họ bị bạo hành theo những cách có vẻ còn quái dị hơn.
Cảnh sát lục soát nhà thổ của tú bà Tian Ping - Ảnh: A.Anas cung cấp
Bị ép xem “phim đen”
Các phòng ở nhà nghỉ Jang Mi đều được đánh số và mỗi phòng chứa nhiều văn hóa phẩm khiêu dâm. Những phụ nữ VN cho biết họ bị ép buộc xem phim khiêu dâm học các “tư thế” trong phim để làm hài lòng khách làng chơi.
Tất cả chi phí ăn uống, đồ dùng vệ sinh, quần áo... của những nạn nhân người Việt này đều tùy thuộc số tiền các cô kiếm được từ việc “đi khách”. Thậm chí có nhiều thời điểm, những kẻ buôn người còn quyết định luôn khẩu phần ăn của các cô.
Còn nếu có ai bị bệnh, những kẻ buôn người sẽ đưa cho họ một loại thuốc mỡ bôi sau tai và trán rồi sau đó ép họ uống một hỗn hợp các loại thuốc Trung Quốc không rõ nguồn gốc. Hiện cảnh sát đang thu giữ những loại thuốc này để điều tra.
Các nạn nhân cho biết họ rất ít được phép lên tiếng về tình trạng sức khỏe mình. Và dĩ nhiên đến bệnh viện để chữa bệnh là điều không bao giờ có thể xảy ra.
Những phụ nữ này phải làm việc cật lực để tự chăm lo cho bản thân trong khi những kẻ buôn người tước đoạt số tiền tiếp khách của họ và chuyển số tiền này ra khỏi Ghana. Nhóm điều tra của nhà báo Anas đã phát hiện những chứng cứ giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài của những kẻ buôn người này.
Những tháng ngày đọa đày của các nạn nhân người Việt chỉ được giải thoát sau khi một người đàn ông Mỹ tên John Sullivan, do nhà báo Anas Aremeyaw Anas đóng giả, đến nhà nghỉ Jang Mi gặp tú ông Se Hui và yêu cầu một trong các nạn nhân người Việt phục vụ mình.
“Những cuộc điều tra bằng cách thâm nhập của tôi thường mất rất nhiều thời gian, đòi hỏi sự chuyên nghiệp và kiên nhẫn. Tôi không muốn phạm phải bất cứ sai lầm nào và tôi luôn giữ ý nghĩ này trong đầu mọi lúc mọi nơi. Trong cuộc điều tra đường dây bóc lột tình dục những phụ nữ Việt này, tôi không gặp trở ngại nào lớn. Sở dĩ cuộc điều tra này kéo dài hơn năm tháng là vì tôi phải xác định rõ có bao nhiêu nạn nhân và chọn đúng thời điểm để gặp cả nạn nhân và những kẻ buôn người” - nhà báo Anas chia sẻ với Tuổi Trẻ.
QUỲNH TRUNG
Người trẻ gốc Việt chỉ huy đào tạo lực lượng đặc nhiệm và người nhái Hải quân Mỹ
Đôi khi, người Việt hải ngoại lại làm... nở mủi cho những người Việt trong nước.
Nói như vậy không biết có đúng không ta.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đó là câu chuyện thành công của Trung Tá Hải quân Cao Hùng, sĩ quan chỉ huy trường đào tạo trên 1200 lính hải quân, thủy quân lục chiến, và phi công hằng năm với đội ngũ 235 giảng viên là những chuyên gia tài giỏi của nước Mỹ.
Trong cuộc trao đổi với Tạp chí Thanh niên VOA hôm nay, Trung tá Cao Hùng, một trong những sĩ quan Mỹ gốc Việt mang lại niềm hãnh diện cho người Việt nói chung và cho cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại nói riêng, sẽ kể cho chúng ta nghe anh đã biến ‘giấc mơ Mỹ’ của mình trở thành hiện thực như thế nào.
Trung tá Cao Hùng: Gia đình tôi rời Việt Nam 14 tiếng trước khi mất Sài Gòn. Ba mẹ tôi tới đảo Guam. Ba tôi nhận được việc ở Phi Châu, nên gia đình tôi dời sang Phi Châu 7 năm. Sau đó, mẹ tôi đem tôi cùng 4 người chị về lại Mỹ để học tiếng Mỹ vì bên Phi Châu chúng tôi đi học trường Pháp.
Trà Mi: Lúc đó anh mấy tuổi và những khó khăn ban đầu thế nào anh còn nhớ không?
Trung tá Cao Hùng: Về lại Mỹ năm 1982 lúc đó tôi 11 tuổi. Khó khăn chỉ là phải học tiếng Anh thôi. Tôi vào hải quân vì tôi thương nước Mỹ này lắm. Tôi tốt nghiệp Naval Academy (Học viện Hải quân). Từ Naval Academy họ chỉ chọn 6 người đi hoạt động đặc biệt. Tôi là một trong 6 người được chọn vào ngành nghề này.
Trà Mi: Trên đường binh nghiệp, anh đã đến nhiều nơi, nếm trải nhiều gian nan thử thách, có kỷ niệm nào anh khắc cốt ghi tâm?
Trung tá Cao Hùng: Khó khăn tôi gặp cũng giống như mọi người khác. Chỉ biết là trong 6 người tốt nghiệp Học viện Hải quân, chỉ mình tôi thành sĩ quan chỉ huy. Vì nghề này thật là khó, nên họ chỉ chọn những người giỏi nhất.
Trà Mi: Là sĩ quan chỉ huy trong hải quân Mỹ gốc Việt, anh thấy điều đó có mang lại thử thách nhiều hơn cho mình so với một người bản xứ?
Trung tá Cao Hùng: Không chị. Tổng thống Ronald Reagan từng nói nếu mình ở Pháp, Anh, hay Đức cho dù 20 năm họ cũng không cho rằng mình thành Tây, Anh, hay Đức; nhưng ai qua Mỹ này cũng thành người Mỹ được. Cho nên, tôi nghĩ mình chỉ cần làm việc hết sức. Ở Mỹ này mọi người đều ngang bằng nhau.
Trà Mi: Thành công nào cũng phải trả giá bằng nước mắt, mồ hôi, và sự phấn đấu không ngừng. Nói về những cái giá mà anh phải trả để có được hôm nay, anh nhớ nhất điều gì?
Trung tá Cao Hùng: Nhớ nhất là những lần đi đánh giặc. Tôi đi đánh giặc 5 lần rồi, đi Iraq, 3 lần đi Afghanistan..v.v.. Kỷ niệm đáng nhớ chẳng hạn như khi ở Iraq, mỗi ba ngày lại bị họ bắn những hỏa tiễn. Tôi cũng nhớ những lần mìn nổ vì tôi phải đi tìm và rà phá mìn.
Trà Mi: Vì sao anh không chọn binh chủng khác mà là hải quân?
Trung tá Cao Hùng: Vì một người chị của tôi đã vào Học viện Hải quân rồi nên tôi thấy thích Naval Academy hơn.
Trà Mi: Những yếu tố nào giúp anh tới thành công hôm nay?
Trung tá Cao Hùng: Đó là mấy người làm việc chung với tôi. Họ là những người giúp tôi được chọn làm sĩ quan chỉ huy vì làm công việc này không bao giờ có thể làm làm một mình cả. Công việc này mình cần những người làm việc chung với nhau, hỗ trợ mình.
Trà Mi: Là một chỉ huy điều hành trung tâm hàng trăm chuyên gia, mỗi năm đào tạo hàng ngàn lính tinh nhuệ cho nước Mỹ, anh có cảm giác thế nào trong cương vị một người Mỹ gốc Việt?
Trung tá Cao Hùng: Vì ba mẹ tôi dạy tôi phải luôn cố gắng. Cái ơn là từ ba mẹ và nguồn gốc của mình, nhưng ơn cũng là vì xứ Mỹ đã cho mình cơ hội.
Trà Mi: Anh có khi nào về Việt Nam chưa?
Trung tá Cao Hùng: Chưa, nhưng tôi sắp về Việt Nam để dạy người nhái Việt Nam. Trường tôi đang bắt đầu xem xét khả năng sang Việt Nam huấn luyện người nhái Việt Nam. Tôi rời Việt Nam từ khi 4 tuổi nên cũng muốn về coi Việt Nam ra sao.
Trà Mi: Tham gia hải quân Hoa Kỳ có thể hiểu là cách anh đóng góp lại cho quê hương đã nuôi dưỡng mình. Nếu anh có cơ hội, có một điều nào đó anh có thể đóng góp cho quê cha đất tổ của mình, anh nghĩ anh sẽ làm gì?
Trung tá Cao Hùng: Người trẻ Việt Nam có thể nhìn con đường tôi đã đi để học hỏi. Đó là cách đóng góp của tôi.
Trà Mi: Anh có thể chia sẻ với giới trẻ Việt Nam về ‘giấc mơ Mỹ’ và cách để đạt được thành công ‘giấc mơ Mỹ’ đó?
Trung tá Cao Hùng: Đời sống Mỹ cho mình nhiều cơ hội. Cho nên, mình chỉ cần cố gắng làm việc, nỗ lực hết mình thôi. Có mơ ước hãy đi theo mơ ước đến cùng.
Trà Mi: Anh nghĩ thế nào về vai trò của cộng đồng người Việt ở Mỹ, sự đóng góp của họ cho nước Mỹ, và mối quan tâm của họ kêu gọi dân chủ cho Việt Nam?
Trung tá Cao Hùng: Chẳng hạn nếu người dân Iraq không muốn dân chủ thì mình đâu có đem tới cho họ được. Tôi nghĩ nếu người dân ở Việt Nam muốn dân chủ thì mình phải giúp họ. Giúp bằng cách cho họ thấy rằng nếu mỗi người có tự do thì họ có thể làm được nhiều việc.
Trà Mi: Ngày nay người ta đánh giá rất cao tinh thần lãnh đạo của người trẻ. Anh thấy tinh thần lãnh đạo có ý nghĩa thế nào đối với tuổi trẻ nói chung và với người trẻ gốc Việt tại Mỹ nói riêng?
Trung tá Cao Hùng: Đâu cũng cần tinh thần lãnh đạo. Mình không những cần tinh thần lãnh đạo mà cần phải dạy tuổi trẻ đi theo, học tập làm lãnh đạo.
Nói như vậy không biết có đúng không ta.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Người trẻ gốc Việt chỉ huy đào tạo lực lượng đặc nhiệm và người nhái Hải quân Mỹ. Một cậu bé được bố mẹ đưa sang Mỹ tị nạn năm 1975 nay trở thành Chỉ huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Người Nhái và Trục Vớt thuộc Hải Quân Hoa Kỳ, vị trí điều hành các hoạt động đặc nhiệm và huấn luyện lặn tinh nhuệ nhất trên thế giới mà ít người có thể vươn tới được.
Đó là câu chuyện thành công của Trung Tá Hải quân Cao Hùng, sĩ quan chỉ huy trường đào tạo trên 1200 lính hải quân, thủy quân lục chiến, và phi công hằng năm với đội ngũ 235 giảng viên là những chuyên gia tài giỏi của nước Mỹ.
Trong cuộc trao đổi với Tạp chí Thanh niên VOA hôm nay, Trung tá Cao Hùng, một trong những sĩ quan Mỹ gốc Việt mang lại niềm hãnh diện cho người Việt nói chung và cho cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại nói riêng, sẽ kể cho chúng ta nghe anh đã biến ‘giấc mơ Mỹ’ của mình trở thành hiện thực như thế nào.
Bấm vào để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn với Trung tá Cao Hùng
Trà Mi: Lúc đó anh mấy tuổi và những khó khăn ban đầu thế nào anh còn nhớ không?
Trung tá Cao Hùng: Về lại Mỹ năm 1982 lúc đó tôi 11 tuổi. Khó khăn chỉ là phải học tiếng Anh thôi. Tôi vào hải quân vì tôi thương nước Mỹ này lắm. Tôi tốt nghiệp Naval Academy (Học viện Hải quân). Từ Naval Academy họ chỉ chọn 6 người đi hoạt động đặc biệt. Tôi là một trong 6 người được chọn vào ngành nghề này.
Trà Mi: Trên đường binh nghiệp, anh đã đến nhiều nơi, nếm trải nhiều gian nan thử thách, có kỷ niệm nào anh khắc cốt ghi tâm?
Trung tá Cao Hùng: Khó khăn tôi gặp cũng giống như mọi người khác. Chỉ biết là trong 6 người tốt nghiệp Học viện Hải quân, chỉ mình tôi thành sĩ quan chỉ huy. Vì nghề này thật là khó, nên họ chỉ chọn những người giỏi nhất.
Trà Mi: Là sĩ quan chỉ huy trong hải quân Mỹ gốc Việt, anh thấy điều đó có mang lại thử thách nhiều hơn cho mình so với một người bản xứ?
Trung tá Cao Hùng: Không chị. Tổng thống Ronald Reagan từng nói nếu mình ở Pháp, Anh, hay Đức cho dù 20 năm họ cũng không cho rằng mình thành Tây, Anh, hay Đức; nhưng ai qua Mỹ này cũng thành người Mỹ được. Cho nên, tôi nghĩ mình chỉ cần làm việc hết sức. Ở Mỹ này mọi người đều ngang bằng nhau.
Trà Mi: Thành công nào cũng phải trả giá bằng nước mắt, mồ hôi, và sự phấn đấu không ngừng. Nói về những cái giá mà anh phải trả để có được hôm nay, anh nhớ nhất điều gì?
Trung tá Cao Hùng: Nhớ nhất là những lần đi đánh giặc. Tôi đi đánh giặc 5 lần rồi, đi Iraq, 3 lần đi Afghanistan..v.v.. Kỷ niệm đáng nhớ chẳng hạn như khi ở Iraq, mỗi ba ngày lại bị họ bắn những hỏa tiễn. Tôi cũng nhớ những lần mìn nổ vì tôi phải đi tìm và rà phá mìn.
Trà Mi: Vì sao anh không chọn binh chủng khác mà là hải quân?
Trung tá Cao Hùng: Vì một người chị của tôi đã vào Học viện Hải quân rồi nên tôi thấy thích Naval Academy hơn.
Trà Mi: Những yếu tố nào giúp anh tới thành công hôm nay?
Trung tá Cao Hùng: Đó là mấy người làm việc chung với tôi. Họ là những người giúp tôi được chọn làm sĩ quan chỉ huy vì làm công việc này không bao giờ có thể làm làm một mình cả. Công việc này mình cần những người làm việc chung với nhau, hỗ trợ mình.
Trà Mi: Là một chỉ huy điều hành trung tâm hàng trăm chuyên gia, mỗi năm đào tạo hàng ngàn lính tinh nhuệ cho nước Mỹ, anh có cảm giác thế nào trong cương vị một người Mỹ gốc Việt?
Trung tá Cao Hùng: Vì ba mẹ tôi dạy tôi phải luôn cố gắng. Cái ơn là từ ba mẹ và nguồn gốc của mình, nhưng ơn cũng là vì xứ Mỹ đã cho mình cơ hội.
Trà Mi: Anh có khi nào về Việt Nam chưa?
Trung tá Cao Hùng: Chưa, nhưng tôi sắp về Việt Nam để dạy người nhái Việt Nam. Trường tôi đang bắt đầu xem xét khả năng sang Việt Nam huấn luyện người nhái Việt Nam. Tôi rời Việt Nam từ khi 4 tuổi nên cũng muốn về coi Việt Nam ra sao.
Trà Mi: Tham gia hải quân Hoa Kỳ có thể hiểu là cách anh đóng góp lại cho quê hương đã nuôi dưỡng mình. Nếu anh có cơ hội, có một điều nào đó anh có thể đóng góp cho quê cha đất tổ của mình, anh nghĩ anh sẽ làm gì?
Trung tá Cao Hùng: Người trẻ Việt Nam có thể nhìn con đường tôi đã đi để học hỏi. Đó là cách đóng góp của tôi.
Trà Mi: Anh có thể chia sẻ với giới trẻ Việt Nam về ‘giấc mơ Mỹ’ và cách để đạt được thành công ‘giấc mơ Mỹ’ đó?
Trung tá Cao Hùng: Đời sống Mỹ cho mình nhiều cơ hội. Cho nên, mình chỉ cần cố gắng làm việc, nỗ lực hết mình thôi. Có mơ ước hãy đi theo mơ ước đến cùng.
Trà Mi: Anh nghĩ thế nào về vai trò của cộng đồng người Việt ở Mỹ, sự đóng góp của họ cho nước Mỹ, và mối quan tâm của họ kêu gọi dân chủ cho Việt Nam?
Trung tá Cao Hùng: Chẳng hạn nếu người dân Iraq không muốn dân chủ thì mình đâu có đem tới cho họ được. Tôi nghĩ nếu người dân ở Việt Nam muốn dân chủ thì mình phải giúp họ. Giúp bằng cách cho họ thấy rằng nếu mỗi người có tự do thì họ có thể làm được nhiều việc.
Trà Mi: Ngày nay người ta đánh giá rất cao tinh thần lãnh đạo của người trẻ. Anh thấy tinh thần lãnh đạo có ý nghĩa thế nào đối với tuổi trẻ nói chung và với người trẻ gốc Việt tại Mỹ nói riêng?
Trung tá Cao Hùng: Đâu cũng cần tinh thần lãnh đạo. Mình không những cần tinh thần lãnh đạo mà cần phải dạy tuổi trẻ đi theo, học tập làm lãnh đạo.