Sau cái chết không thể đáng ngờ và giật gân hơn của tướng Ngọ, báo Petrotimes do đại tá công an Nguyễn Như Phong làm Tổng biên tập, ngoài việc “nhảy cẫng đưa tin” (tối 18-2-2014) trước cả thời khắc ông Ngọ thực sự chết, ngày 20-2-2014 còn đăng bài 2 bài dồn một: “Petrotimes công bố tư liệu đặc biệt về 2 cuộc gặp của Dương Chí Dũng và tướng Ngọ”.
Đây là 2 bài báo thuật lại bút tích tự khai của Dũng ở Trại Yên Trạch (Lạng Sơn) ngày 17-10-2012 về 2 cuộc gặp gỡ chạy tội với tướng Ngọ ở bãi biển Đồ Sơn và nhà riêng tướng Ngọ tại Hà Nội và có bình thêm.
Nội dung bài báo thì dài nhằng, nhưng tóm lại, chỉ nhằm thanh minh thanh nga cho tướng Ngọ. Rằng cả 2 lần trên, Dũng không hề hối lộ tiền bạc cho tướng Ngọ. Rằng lời khai trước đây của Dũng ở B34 (đưa 10.000 USD và 500.000. USD) “là sai sự thật, do lẫn và hoang tưởng”.
Như báo chí đã đăng tải, lúc mới bị bắt từ Campuchia di lý về Sài Gòn (B34), Dũng khai đã hối lộ tướng Ngọ 2 lần, tổng cộng 510.000 USD. Tại phiên tòa xét xử vụ án thứ 2 liên quan đến Dũng (tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài), Dũng lại khai có hối lộ như lần khai ở B34. Trước vành móng ngựa, Dũng bộc bạch, nội dung khai trước tòa mới là sự thật, vì là lời nói của kẻ bị khép án tử hình chờ chết, không thể man trá.
Qua đó, chẳng cần thông minh lắm, công luận dư sức hiểu, về đến Trại Yên Trạch, dưới áp lực của phe cánh tướng Ngọ, Dũng đành phản cung để đề phòng bị thủ tiêu ngay trong trại giam nhằm diệt khẩu.
Những ai từng tham gia xét xử nhiều vụ án hình sự đều biết và tôn trọng nguyên tắc: khi nội dung các lần khai tại cơ quan điều tra mâu thuẫn nhau, thì sự thật nằm trong lời khai đầu tiên. Vì khi mới bị bắt, nghi can thường bất ngờ, bị động, nên khai thật. Sau đó, “nhất dạ bá kế”, mới tính toán thiệt hơn này nọ để khai khác đi.
Về nghiệp vụ và đạo đức báo chí, xin đại tá Phong trả lời giùm câu hỏi của bạn đọc và đồng nghiệp: vì sao Petrotimes chỉ đăng (kèm ảnh chụp bản tự khai) lời khai ở Trại Yên Trạch, mà không đăng lời khai của Dũng (kèm ảnh chụp bút tích) ở B34 cũng như lời khai tại tòa?
Chẳng phải đây là lần đầu tiên Petrotimes “làm xiếc” công luận trong vụ án này. Sau khi Dương Tự Trọng bị kết án, tờ báo này đã đăng nhiều bài ca ngợi Dương Tự Trọng như một người quân tử, một người con tận hiếu…
Nhưng sự thật về Dũng và Trọng với cả đống biệt thự, vợ bé đã cho công luận dư biết anh em họ tiền đông hơn quân nguyên. Petrotimes là tờ báo của ngành dầu khí – tiền cũng đông hơn quân Nguyên cả vạn lần. Chẳng lẽ lãnh đạo ngành dầu khí cứ “ngơ ngơ như bò đội nón”, để ai đó lợi dụng tờ báo của ngành mình để viết thuê, lừa dối công luận, trục lợi cá nhân? Một tờ báo bị công chúng ghê tởm và phỉ nhổ, cơ quan chủ quản làm sao có thể nói với công luận rằng chúng tôi sạch sẽ?
Không chỉ có vậy, khi cả nhân loại tiến bộ mừng nhân dân Libya thoát ách độc tài dơ bẩn của Kadhafi, thì Petrotimes đăng bài tụng ca tụng ca và thương tiếc kẻ này – “kẻ thù nguy hiểm nhất của thế giới, con chó dại nguy hiểm vùng Cận Đông” (lời cựu tổng thống Reagan).
Báo chí có thể tác động và gây ảnh hưởng đến công chúng. Điều đó không phải bàn cãi. Nhưng với tham vọng hoang đường một tờ báo chầy cối và trơ trẽn viết ngược hàng trăm tờ báo trong và ngoài nước, chống lại sự thật rành rành, chống lại các giá trị nhân phẩm, liệu Tổng biên tập Nguyễn Như Phong, ngoài việc tự bôi chất bẩn vào mặt mình, có mắc bệnh hoang tưởng?
Nhân vụ tướng Ngọ đột tử, cũng xin bàn thêm đôi chút. Theo lời khai của Dũng, tướng Ngọ điện báo, mách nước Dũng nên trốn đi một thời gian. Kết hợp nhiều tình tiết khác, tòa ra quyết định khởi tố vụ án (chưa khởi tố bị can) cố ý làm lộ bí mật nhà nước, mà nghi can là tướng Ngọ. Tướng Ngọ chết, phải đình chỉ vụ án theo luật định (trừ trường hợp xác định có nghi can khác). Nhưng chuyện hối lộ, Dũng Khai ngoài tướng Ngọ còn có đại tá cục trưởng (sau khi Dũng bỏ trốn, đã “bay” chức Trưởng ban chuyên án Vinalines) và cán bộ C48 được Dũng lót tay hàng chục nghìn USD, với cụ thể số lượng từng món cho từng người. Nếu điều tra khẩn trương và nghiêm túc, lời khai của Dũng là đúng, thì khó suy rằng Dũng khai vấy cho tướng Ngọ. Bản chất các vụ án liên quan đến Dũng là nhằm mục tiêu răn đe tham nhũng. Một vụ án đưa và nhân hối lộ liên quan trong vụ này, nếu được khởi tố kịp thời, điều tra khẩn trương và chính xác, sẽ vớt vát phần nào cho cái gọi là chủ trương đẩy mạnh chống tham nhũng của thể chế.
Võ Văn Tạo
(Cựu Hội thẩm nhân dân)
Quê Choa
Friday, February 21, 2014
Kerry Bị Bình Qua Mặt!
February 22, 2014 by HNSG
Tác giả :Vi Anh
Chưa biết chuyến đi Á châu sắp tới của TT Obama sẽ ra sao. Nhưng bây giờ trong chặng dừng chân thứ hai, qua cuộc gặp gỡ hội đàm, người ta thấy Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry bị Chủ Tịch Tập Cận Bình qua mặt. Khi Ô Kerry với danh nghĩa đồng minh của một số quốc gia Châu Á đề nghị TC giảm bớt các yêu sách chủ quyền lãnh thổ, thì Ô. Bình lái sang chuyện khác, sang vấn đề nguyên tử Bắc Hàn, qua mặt một cái vù, không cần bóp kèn hay ra hiệu gì cả. Và Ngoại Trưởng Kerry ‘hồ hởi, phấn khỏi” theo vết xe của Chủ Tịch Bình.
Trước chuyến đi, có lẽ để tỏ ra vô tư hầu dễ nói chuyện với Chủ Tịch Đảng Nhà Nước TC về vấn đề TC tranh chấp biển đảo lâu nay và vấn đề TC gần đây mở vùng nhận dạng phòng không, Nhựt và Phi luật tân hai đồng minh của Mỹ phản đối quyết liệt và kể cả Mỹ cũng phản đối, mà Ngoại Trưởng Mỹ Kerry không ghé Nhựt và Phi luật tân. Nhưng khi đến TC hội kiến với Chủ Tịch Tập Cận Bình ở Bắc Kinh, Ngoại Trưởng Kerry cũng nêu vấn đề này với Chủ Tịch TC. Ông Bình không gạt ngang, không đánh trống lảng mà khéo léo qua mặt Ô Kerry chuyển câu chuyện qua vấn đề nguyên tử của Bắc Hàn.
Không phải Ngoại Trưởng Kerry là người dễ bị đánh lạc hướng đâu. Ông là một thượng nghị sĩ nắm chủ tịch Uỷ Ban Đối Ngoại của Thượng Viện lâu đời, có nhiều kinh nghiệm ăn, nói và gói ý kiến người khác. Như Ô đã từng ngâm dấm một cách êm ru ba dự luật nhân quyền VN do Hạ Viện biểu quyết với đa số áp đảo, chuyển lên Thượng Viện.
Trong câu chuyện với Ô. Bình, Ô Kerry xông tới với con mồi của Ô Bình vì vấn đề Bắc Hàn mà Chủ Tịch Bình đưa ra là vấn đề Mỹ quan tâm và thiết tha hơn vấn đề biển đảo của các nước Á châu Thái bình dương, dù trong đó hai nước bị thiệt hại, là Nhựt và Phi là hai nước đồng minh của Mỹ, Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ bằng hiệp ước hẵn hòi. Mối lo của Mỹ về CS Bắc Hàn ngày càng gia tăng. Quyền lợi của Mỹ trong việc kết hợp với TC để giải quyết vấn đề CS Bắc Hàn lớn hơn quyền lợi của Mỹ đối với Nhựt và Phi đang bị TC tranh chấp. Nên Ngoại Trưởng Kerry coi cuộc thảo luận về vấn đề Bắc Hàn với TC quan trọng hơn, thiết yếu hơn hơn vấn đề biển đảo của Nhựt và Phi luật tân.
Hỏi Ô Kerrry làm sao nói mạnh được với TC khi lập trường của chánh quyền Obama cứ khư khư, từ thời Ngoại Trưởng Hillary tới bây giờ, là Mỹ không đứng về phía bên nào trong các cuộc tranh chấp biển đảo ở Á châu Thái bình dương. Mỹ chỉ coi và bảo vệ tự do hàng hải như quyền lợi quốc gia của Mỹ mà thôi.
Hỏi làm sao ngoại trưởng Kerry nói mạnh được về việc TC tuyên bố bản đồ hình lưỡi bò chín khúc xâm phạm tới biển đảo của đồng minh Phi luật tân là hoàn toàn không có giá trị pháp lý theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), như Phụ Tá Russel của Ông trình với Uỷ Ban Quốc Hội, trong khi thực tế chưa bao giờ Mỹ phê chuẩn hiệp ước quốc tế về luật biển này.
Làm sao Ông không lo quyền lợi Mỹ trong vấn đề Bắc Triều Tiên lớn hơn khi Philippines cũng là một đồng minh có hiệp ước phòng thủ với Mỹ, nhưng Mỹ đã nói rõ là bảo đảm an ninh của Mỹ đối với Philippines không bao gồm khu vực tranh chấp với Trung Quốc.
Thế cho nên TC tỉnh bơ quậy đục nước Biển Đông, ngập đảo Senkaku của Nhựt, bãi cạn Scaborough của Phi, lấy đảo Hoàng sa, 80% Biển Đông của VN và đang nam tiến xuống Mã Lai, tìm nơi cấm chốt kiểm soát Eo biển Mã Lai, con đường hàng hải huyết mạch của thế giới,
Hỏi làm sao nước lớn nhứt, đông dân nhứt là Nam Dương của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN tin Mỹ được như một lá chắn trước đà bành trướng của TC, khi Ngoại Trưởng Kerry đến thăm trong chặng dừng chân thứ ba tuyên bố khơi khơi, trớt quớt, không một lời hứa dấn thân giúp ổn định trong vùng. Rằng Hoa Kỳ hy vọng Nam Dương giữ vai trò lớn hơn trong tranh chấp Biển Đông. Rằng luật hàng hải quốc tế phải được thi hành và tuân thủ bởi tất cả các nước mà không có ngoại lệ. Nhưng thực tế Mỹ chưa hề phê chuẩn hiệp ước này!
Trong khi đó TC kiên trì và khéo léo không dùng lực lượng quân sự trên biển Á châu Thái bình dương, để Mỹ không thể viện lẽ TC tạo xung đột quân sự, gây chiến tranh. TC chỉ dùng tàu hải giám, tàu cảnh sát tuần duyên, tàu đánh cá giả dạng thường dân- nhưng võ trang tận răng.
TC khéo léo không bao giờ đụng trực tiếp tàu Mỹ. TC còn ngỏ lời mời Mỹ hợp tác thăm dò tài nguyên đáy biển, khai thác dầu khí, hai nước Mỹ, Trung cùng hưởng lợi, thì Mỹ khó mà nói nặng, nói nhẹ gì được TC.
Kể ra Ngoại Trưởng Kerry của Mỹ cũng có cố gắng mới đưa vấn đề TC tranh chấp biển đảo với Chủ Tịch Tập Cận Bình. Nhưng Ô. Bình khéo léo chuyển câu chuyển sang vấn đề Bắc Hàn, là một vấn đề Mỹ đang muốn khai thông. Nên được lời như cởi tấm lòng, Ngoại Trưởng Kerry sau cuộc gặp gỡ Chủ Tịch Bình, cho báo chí biết “đàm phán với chủ tịch nước Tập Cận Bình rất mang tính “xây dựng, tích cực và tôi lấy làm vui mừng vì đã có dịp bàn luận chi tiết về các thách thức của chính quyền Bình Nhưỡng”.
Thế là Chủ Tịch Bình né được vấn đề biển đảo, vùng phòng không do Mỹ đặt ra. Thế là Ngoại Trưởng Mỹ cũng không đặt được với TC vấn đề mà hai đồng minh của Mỹ rất thiết tha và quốc tế cũng như các nước ASEAN rất bất bình và lo ngại.Thế là hai đồng minh của Mỹ là Nhựt và Phi dù lạc quan, tin Mỹ, dù Bộ Ngoại Giao Mỹ có thông báo nội dung cuộc nói chuyện của Ngoại Trưởng Mỹ với Chủ Tịch Bình, cũng không thể không thắc mắc, không nghi ngờ Mỹ và TC dựa dẫm nhau để chia xẻ quyền thế ở Á châu Thái bình dương, đằng sau lưng mình trên thiệt hại chủ quyền, lãnh thổ, lãnh hải, không phận của mình, những quyền không thể thương lượng của bất cứ một quốc gia dân tộc nào đáng gọi là một quốc gia dân tộc, dù núi xương sông máu cũng không tương nhượng.
Trong khi Chủ Tich TC thao túng làm Ngoại Trưởng Mỹ không nói lên được vấn đề Biển Đông mà đồng minh Nhựt Phi rất muốn được nói lên, thì TC mở cả một chiến dịch chiến tranh tâm lý toàn cầu chống Nhựt, đồng minh của Mỹ. Truyền hình TC hát một phim mô tả một dũng sĩ diệt Nhựt trong cuộc xâm lược của Nhựt vào năm 1930. Một sư phụ võ lâm tài lực siêu phàm ăn tươi nuốt sống lính Nhựt trong một trận chiến đẫm máu chống Nhựt xâm lược.
Không phải đây là lần đầu ‘báo đài TC tuiyên truyền bài xích Nhựt. Tại khắp các thủ đô, các nhà ngoại giao Trung Quốc viết bài cậy đăng trên báo. Như Đại sứ quán TC tại Luân Đôn đã nêu lên hình ảnh nhân vật xấu Lord Voldemort trong truyện Harry Potter để lên án những khuynh hướng quân phiệt của thủ tướng Nhật.
Trong khi Thủ Tướng Nhựt đi viếng Đền Anh Hùng Tử sĩ Nhựt, thì Mỹ lo ngại phản ứng của TC, lại lên tiếng chỉ trích Thủ Tướng Abe./.(Vi Anh)
Tác giả :Vi Anh
Chưa biết chuyến đi Á châu sắp tới của TT Obama sẽ ra sao. Nhưng bây giờ trong chặng dừng chân thứ hai, qua cuộc gặp gỡ hội đàm, người ta thấy Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry bị Chủ Tịch Tập Cận Bình qua mặt. Khi Ô Kerry với danh nghĩa đồng minh của một số quốc gia Châu Á đề nghị TC giảm bớt các yêu sách chủ quyền lãnh thổ, thì Ô. Bình lái sang chuyện khác, sang vấn đề nguyên tử Bắc Hàn, qua mặt một cái vù, không cần bóp kèn hay ra hiệu gì cả. Và Ngoại Trưởng Kerry ‘hồ hởi, phấn khỏi” theo vết xe của Chủ Tịch Bình.
Trước chuyến đi, có lẽ để tỏ ra vô tư hầu dễ nói chuyện với Chủ Tịch Đảng Nhà Nước TC về vấn đề TC tranh chấp biển đảo lâu nay và vấn đề TC gần đây mở vùng nhận dạng phòng không, Nhựt và Phi luật tân hai đồng minh của Mỹ phản đối quyết liệt và kể cả Mỹ cũng phản đối, mà Ngoại Trưởng Mỹ Kerry không ghé Nhựt và Phi luật tân. Nhưng khi đến TC hội kiến với Chủ Tịch Tập Cận Bình ở Bắc Kinh, Ngoại Trưởng Kerry cũng nêu vấn đề này với Chủ Tịch TC. Ông Bình không gạt ngang, không đánh trống lảng mà khéo léo qua mặt Ô Kerry chuyển câu chuyện qua vấn đề nguyên tử của Bắc Hàn.
Không phải Ngoại Trưởng Kerry là người dễ bị đánh lạc hướng đâu. Ông là một thượng nghị sĩ nắm chủ tịch Uỷ Ban Đối Ngoại của Thượng Viện lâu đời, có nhiều kinh nghiệm ăn, nói và gói ý kiến người khác. Như Ô đã từng ngâm dấm một cách êm ru ba dự luật nhân quyền VN do Hạ Viện biểu quyết với đa số áp đảo, chuyển lên Thượng Viện.
Trong câu chuyện với Ô. Bình, Ô Kerry xông tới với con mồi của Ô Bình vì vấn đề Bắc Hàn mà Chủ Tịch Bình đưa ra là vấn đề Mỹ quan tâm và thiết tha hơn vấn đề biển đảo của các nước Á châu Thái bình dương, dù trong đó hai nước bị thiệt hại, là Nhựt và Phi là hai nước đồng minh của Mỹ, Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ bằng hiệp ước hẵn hòi. Mối lo của Mỹ về CS Bắc Hàn ngày càng gia tăng. Quyền lợi của Mỹ trong việc kết hợp với TC để giải quyết vấn đề CS Bắc Hàn lớn hơn quyền lợi của Mỹ đối với Nhựt và Phi đang bị TC tranh chấp. Nên Ngoại Trưởng Kerry coi cuộc thảo luận về vấn đề Bắc Hàn với TC quan trọng hơn, thiết yếu hơn hơn vấn đề biển đảo của Nhựt và Phi luật tân.
Hỏi Ô Kerrry làm sao nói mạnh được với TC khi lập trường của chánh quyền Obama cứ khư khư, từ thời Ngoại Trưởng Hillary tới bây giờ, là Mỹ không đứng về phía bên nào trong các cuộc tranh chấp biển đảo ở Á châu Thái bình dương. Mỹ chỉ coi và bảo vệ tự do hàng hải như quyền lợi quốc gia của Mỹ mà thôi.
Hỏi làm sao ngoại trưởng Kerry nói mạnh được về việc TC tuyên bố bản đồ hình lưỡi bò chín khúc xâm phạm tới biển đảo của đồng minh Phi luật tân là hoàn toàn không có giá trị pháp lý theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), như Phụ Tá Russel của Ông trình với Uỷ Ban Quốc Hội, trong khi thực tế chưa bao giờ Mỹ phê chuẩn hiệp ước quốc tế về luật biển này.
Làm sao Ông không lo quyền lợi Mỹ trong vấn đề Bắc Triều Tiên lớn hơn khi Philippines cũng là một đồng minh có hiệp ước phòng thủ với Mỹ, nhưng Mỹ đã nói rõ là bảo đảm an ninh của Mỹ đối với Philippines không bao gồm khu vực tranh chấp với Trung Quốc.
Thế cho nên TC tỉnh bơ quậy đục nước Biển Đông, ngập đảo Senkaku của Nhựt, bãi cạn Scaborough của Phi, lấy đảo Hoàng sa, 80% Biển Đông của VN và đang nam tiến xuống Mã Lai, tìm nơi cấm chốt kiểm soát Eo biển Mã Lai, con đường hàng hải huyết mạch của thế giới,
Hỏi làm sao nước lớn nhứt, đông dân nhứt là Nam Dương của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN tin Mỹ được như một lá chắn trước đà bành trướng của TC, khi Ngoại Trưởng Kerry đến thăm trong chặng dừng chân thứ ba tuyên bố khơi khơi, trớt quớt, không một lời hứa dấn thân giúp ổn định trong vùng. Rằng Hoa Kỳ hy vọng Nam Dương giữ vai trò lớn hơn trong tranh chấp Biển Đông. Rằng luật hàng hải quốc tế phải được thi hành và tuân thủ bởi tất cả các nước mà không có ngoại lệ. Nhưng thực tế Mỹ chưa hề phê chuẩn hiệp ước này!
Trong khi đó TC kiên trì và khéo léo không dùng lực lượng quân sự trên biển Á châu Thái bình dương, để Mỹ không thể viện lẽ TC tạo xung đột quân sự, gây chiến tranh. TC chỉ dùng tàu hải giám, tàu cảnh sát tuần duyên, tàu đánh cá giả dạng thường dân- nhưng võ trang tận răng.
TC khéo léo không bao giờ đụng trực tiếp tàu Mỹ. TC còn ngỏ lời mời Mỹ hợp tác thăm dò tài nguyên đáy biển, khai thác dầu khí, hai nước Mỹ, Trung cùng hưởng lợi, thì Mỹ khó mà nói nặng, nói nhẹ gì được TC.
Kể ra Ngoại Trưởng Kerry của Mỹ cũng có cố gắng mới đưa vấn đề TC tranh chấp biển đảo với Chủ Tịch Tập Cận Bình. Nhưng Ô. Bình khéo léo chuyển câu chuyển sang vấn đề Bắc Hàn, là một vấn đề Mỹ đang muốn khai thông. Nên được lời như cởi tấm lòng, Ngoại Trưởng Kerry sau cuộc gặp gỡ Chủ Tịch Bình, cho báo chí biết “đàm phán với chủ tịch nước Tập Cận Bình rất mang tính “xây dựng, tích cực và tôi lấy làm vui mừng vì đã có dịp bàn luận chi tiết về các thách thức của chính quyền Bình Nhưỡng”.
Thế là Chủ Tịch Bình né được vấn đề biển đảo, vùng phòng không do Mỹ đặt ra. Thế là Ngoại Trưởng Mỹ cũng không đặt được với TC vấn đề mà hai đồng minh của Mỹ rất thiết tha và quốc tế cũng như các nước ASEAN rất bất bình và lo ngại.Thế là hai đồng minh của Mỹ là Nhựt và Phi dù lạc quan, tin Mỹ, dù Bộ Ngoại Giao Mỹ có thông báo nội dung cuộc nói chuyện của Ngoại Trưởng Mỹ với Chủ Tịch Bình, cũng không thể không thắc mắc, không nghi ngờ Mỹ và TC dựa dẫm nhau để chia xẻ quyền thế ở Á châu Thái bình dương, đằng sau lưng mình trên thiệt hại chủ quyền, lãnh thổ, lãnh hải, không phận của mình, những quyền không thể thương lượng của bất cứ một quốc gia dân tộc nào đáng gọi là một quốc gia dân tộc, dù núi xương sông máu cũng không tương nhượng.
Trong khi Chủ Tich TC thao túng làm Ngoại Trưởng Mỹ không nói lên được vấn đề Biển Đông mà đồng minh Nhựt Phi rất muốn được nói lên, thì TC mở cả một chiến dịch chiến tranh tâm lý toàn cầu chống Nhựt, đồng minh của Mỹ. Truyền hình TC hát một phim mô tả một dũng sĩ diệt Nhựt trong cuộc xâm lược của Nhựt vào năm 1930. Một sư phụ võ lâm tài lực siêu phàm ăn tươi nuốt sống lính Nhựt trong một trận chiến đẫm máu chống Nhựt xâm lược.
Không phải đây là lần đầu ‘báo đài TC tuiyên truyền bài xích Nhựt. Tại khắp các thủ đô, các nhà ngoại giao Trung Quốc viết bài cậy đăng trên báo. Như Đại sứ quán TC tại Luân Đôn đã nêu lên hình ảnh nhân vật xấu Lord Voldemort trong truyện Harry Potter để lên án những khuynh hướng quân phiệt của thủ tướng Nhật.
Trong khi Thủ Tướng Nhựt đi viếng Đền Anh Hùng Tử sĩ Nhựt, thì Mỹ lo ngại phản ứng của TC, lại lên tiếng chỉ trích Thủ Tướng Abe./.(Vi Anh)
VN cáo buộc Mỹ ‘can thiệp chuyện nội bộ’ trong vụ án LS Lê Quốc Quân!
Thứ bảy, 22/02/2014
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki nói bản án của luật sư Quân không phù hợp với quyền tự do bày tỏ quan điểm, các nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trịViệt Nam phản bác việc Hoa Kỳ chỉ trích thành tích nhân quyền của Hà Nội trong vụ xử luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân.
Nhà bất đồng chính kiến, blogger Lê Quốc Quân, bị giữ y án 30 tháng tù giam tại tòa phúc thẩm 18/2 về tội danh ‘trốn thuế’ sau các hoạt động ôn hòa cổ xúy dân chủ-nhân quyền-đa đảng và tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Hoa Kỳ, EU, và các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới đã lên tiếng bày tỏ quan ngại và phản đối bản án mà họ xem là có động cơ chính trị dành cho ông Quân.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Jen Psaki, ngày 18/2 nói bản án của luật sư Quân không phù hợp với quyền tự do bày tỏ quan điểm, các nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như những cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền.
Đáp lại phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 20/2 tuyên bố “Phát biểu này là không phù hợp và can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.”
Ông Bình cũng nhắc lại lập luận lâu nay của Hà Nội đối với các chỉ trích từ quốc tế, rằng: “Ở Việt Nam không có cái gọi là ‘tù nhân lương tâm’. Những người vi phạm pháp luật bị xử lý theo đúng các quy định của pháp luật.”VOA
Nguồn: Vietnam’s Ministry Of Foreign Affairs website
Nhà bất đồng chính kiến, blogger Lê Quốc Quân, bị giữ y án 30 tháng tù giam tại tòa phúc thẩm 18/2 về tội danh ‘trốn thuế’ sau các hoạt động ôn hòa cổ xúy dân chủ-nhân quyền-đa đảng và tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Hoa Kỳ, EU, và các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới đã lên tiếng bày tỏ quan ngại và phản đối bản án mà họ xem là có động cơ chính trị dành cho ông Quân.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Jen Psaki, ngày 18/2 nói bản án của luật sư Quân không phù hợp với quyền tự do bày tỏ quan điểm, các nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như những cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền.
Đáp lại phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 20/2 tuyên bố “Phát biểu này là không phù hợp và can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.”
Ông Bình cũng nhắc lại lập luận lâu nay của Hà Nội đối với các chỉ trích từ quốc tế, rằng: “Ở Việt Nam không có cái gọi là ‘tù nhân lương tâm’. Những người vi phạm pháp luật bị xử lý theo đúng các quy định của pháp luật.”VOA
Nguồn: Vietnam’s Ministry Of Foreign Affairs website
Mùa xuân dệt liệm
Phạm Chí Dũng
17.02.2014
Nước Đức già nua, ta dệt liệm cho mi
Dệt vào đó ba lần chửi rủa
Chúng ta dệt, chúng ta dệt nữa…
(bài “Những người thợ dệt miền Xiledi”, thơ Heinrich Heine)
Áng thơ quá đỗi sầu muộn
Cái tết suy thoái liên tiếp thứ ba đã chính thức dệt liệm cho mùa xuân đất nước hình chữ S.
Bài ca “Kinh tế năm 2014 tràn đầy hy vọng” cùng điệp khúc “Kinh tế Việt Nam đang phục hồi” vẫn được phát đi bất tận trên chiếc loa phóng thanh rỉ sét toàn diện của hệ thống tuyên giáo một chiều, bất chấp hiện thực khốn quẫn còn chưa tới đáy của người nghèo.
Song tết Giáp Ngọ lại là một bằng chứng không thể chối cãi về những dấu hiệu chuyển xấu đối với nền kinh tế vốn còn hơn cả què quặt này.
Chưa bao giờ kể từ thời phi mã lạm phát “giá - lương - tiền” được kiến tạo bởi nhà thơ Tố Hữu chuyển sang làm kinh tế, chất thơ lại được lột tả sống sượng và mặc tình bởi chủ nghĩa lợi ích kẻ giàu đến thế.
Những chuyên gia giáo điều nhất của chiếc loa phóng thanh rỉ sét cũng không thể phủ nhận rằng sức mua là một trong những tiêu chí quyết định để phán quyết về một nền kinh tế phụ thuộc đến 80% vào thị trường tài chính và đầu cơ ở cấp bậc chủ nghĩa tư bản dã man.
Như một áng thơ quá đỗi sầu muộn, khoảng mười ngày trước tết nguyên đán 2014, toàn bộ thị trường bán lẻ vẫn bình chân như vại. Cán bộ quản lý của một số siêu thị lớn nhất than vãn “So với năm trước, vào thời điểm này lượng khách hàng giảm đến phân nửa”.
Với không ít siêu thị và cửa hàng tiêu dùng lớn ở Hà Nội và Sài Gòn, chỉ số sức mua biểu thị cho hàm số suy giảm theo cấp số nhân. Bởi vào dịp tết năm 2014, bất chấp phong trào khuyến mại tràn xuống đường không thua kém các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, lượng tồn kho hàng đại hạ giá của các doanh nghiệp vẫn chỉ được xử lý chưa đầy 30%.
Một hiện tượng lạ lùng là mới vào ngày 28 tết Giáp Ngọ, một số ngân hàng đã đóng cửa, trong khi vào những năm 2009 -2010 chính những ngân hàng này còn mở đến sáng ngày giao thừa. Dòng người chật cứng nêm đặc trước các quầy ATM đã khó có thể hy vọng rút được tiền một cách êm thắm. Đó và đây lại rộ lên tin đồn về chuyện ngân hàng hết tiền. Những đám đông tụm lại với nhau rỉ tai về nỗi nguy biến không còn quá kín đáo từ những ngân hàng có nguy cơ vỡ nợ. Minh chứng hùng hồn nhất và gần gũi thuộc về Vietinbank - một trong số những ngân hàng lớn nhất và có mối quan hệ “bền vững” nhất với Ngân hàng nhà nước - đã vừa trải qua cơn động kinh với vụ lừa đảo đến 4.000 tỷ đồng của người phụ nữ có cái tên rất “thiền” là Huyền Như. Và nếu đến cả các nhân viên của Ngân hàng ACB còn bị mất tiền gửi tại Vietinbank, làm sao những khách hàng bình thường lại không bị đe dọa bởi vô số khuất tất chưa lộ mặt trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần thời quá dễ trở mặt và trở thành chí phèo này?
Cũng khác với tết năm ngoái, vào năm nay đã không có lấy một tín hiệu tạm gọi là khởi sắc về việc Ngân hàng nhà nước bơm tiền để kích thích sức mua cho nền kinh tế. Tất cả hầu như đều bặt tăm. Và dường như tin tức về chuyện ngân hàng cạn kiệt tiền mặt đã trở nên có xác cứ.
Nguyễn Văn Bình - người được tờ báo mạng Vnexpress bầu chọn là “Nhân vật của năm 2011”, nhưng cùng năm đó lại bị tạp chí Global Finance phân loại như “một trong 20 vị thống đốc ngân hàng tệ nhất thế giới”, đã làm nên một công cuộc điều hành tài chính - tín dụng không thể chán ngán hơn mà đang dẫn đến hiểm họa khủng hoảng tín dụng - bất động sản có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.
ANZ - một trong những ngân hàng nước ngoài chịu dấu ấn “dưới ánh sáng đại hội đảng…”, giờ đây không còn quá lạc quan vào triển vọng phục hồi kinh tế. “Sự cải thiện trong lĩnh vực ngân hàng sẽ phụ thuộc lớn vào ý chí chính trị của các cơ quan Nhà nước trong giải quyết các khoản nợ xấu”, báo cáo của ANZ đầy chất ẩn dụ.
Bản xonnê đáng nguyền rủa
Hình ảnh thủng túi ngân sách lại liên quan mật thiết với những gói kích cầu kinh tế. Khác hẳn năm 2009 khi các thị trường đầu cơ như chứng khoán và bất động sản được kích động mạnh và nền kinh tế cũng ăn theo tạm phục hồi bởi gói kích cầu lên đến 8,5 tỷ UD, ít nhất trong hai năm suy thoái đặc biệt nặng nề 2012 và 2013 đã không có bất cứ gói tín dụng chữa cháy nào. Những thông tin về “gói kích cầu 200.000 tỷ đồng” theo cách mà Bộ Xây dựng - cơ quan có mối liên hệ đặc biệt “thân quen” với thị trường bất động sản ngập ngụa tồn kho - cuối cùng vẫn chỉ mang tính cách của một cái bánh vẽ không hơn không kém.
Cũng trong năm 2013, hiện tượng trần bội chi ngân sách được Chính phủ lần đầu tiên phải xuống nước khẩn cầu Quốc hội chuẩn y cho nâng từ 4,7% lên 5,3% đã làm nên một cơn chấn động chưa có tiền lệ về tình trạng thu không đủ chi. Rất nhiều khoản chi lãng phí và bị rút ruột đã giống như cơn bão cát ngoài sa mạc tràn lấp những giếng đào nước ngọt cuối cùng, khiến cho bất cứ một sinh lực nào muốn hồi sinh cũng chẳng còn lấy cơ hội tối thiểu.
Làm sao nền kinh tế có thể tươi sáng và hồi phục được khi hệ thống ngân hàng trung ương và ngân sách gần như sạch tiền? Cho dù sức mua thị trường bán lẻ có chút khí sắc vào sát tết, nhưng chừng đó vẫn là quá ít so với độ sớm từ 2-3 tuần của thời hoàng kim những năm 2006-2007. Bởi hiện tượng “giảm phát sức mua” đã xảy ra ngay trong những ngày đầu năm mới.
Vào năm mới, nhiều bà nội trợ đã thốt lên sung sướng khi chỉ phải bỏ một số tiền tương đương một nửa hoặc một phần ba tết năm ngoái để mua một bó rau hoặc một kg xu hào, bắp cải. Hiệu ứng “suy thoái tư tưởng” như vậy lại tiếp biến khi giá rau củ tại các chợ đầu mối thi nhau giảm sụt. Nhiều gia đình nông dân trở nên đắng chát khi bị âm vốn. Một số nơi thậm chí còn không mang rau ra chợ bán mà đành cho lợn ăn. Trong khi đó, giá thịt lợn cũng giảm đến một phần ba, làm nên một hình ảnh tuyệt đẹp về hiện tượng giảm phát kinh tế và tình hình suy sụp không cưỡng nổi nơi dân chúng về niềm tin thị trường cùng xác tín chế độ.
Hình ảnh trên là hoàn toàn trái ngược với những tết trước đó, khi cứ sau tết là giá rau củ và thịt lợn tăng vọt đến 1,5-2 lần. Không thể chối cãi, đây là cái tết thứ ba liên tiếp các mặt hàng chiến lược cho người tiêu dùng không thể tăng sau tết cổ truyền của dân tộc.
Không chỉ bởi lượng cung dư thừa, mà chính là túi tiền vơi thẳm của người tiêu dùng mới là yếu tố quyết định. Chưa bao giờ từ năm 2007 đến nay, số công nhân và sinh viên không có tiền mua vé tàu xe về quê ăn tết lại ngồn ngộn như năm nay. Nhiều công nhân và sinh viên không dám bước ra ngoài đường vì họ phải chắt bóp những đồng bạc quá eo hẹp cho nhu cầu ăn uống. Khối con người túng thiếu ấy đã không cầm được những giọt nước mắt tuôn lăn trên má vào đêm giao thừa.
Với những giọt nước mắt ấy và với con sóng còn lâu mới nổi của các thị trường, làm sao nền kinh tế có thể thoát khỏi thế trườn bò của năm con Rắn?
Bài thơ lãng mạn kinh tế đã mau chóng biến thành bản xonnê đáng nguyền rủa trong khối đông đảo độc giả bất đắc dĩ.
Cùng đinh thể chế
Nếu “một nửa” là độ giảm trung bình của sức mua thị trường vào tết năm 2014, 50% cũng là tỷ lệ giảm sút bình quân về tiền thưởng tết tại nhiều doanh nghiệp và kể cả cơ quan nhà nước. Thậm chí ở đồng bằng sông Cửu Long có đến vài ngàn doanh nghiệp không thể xoay đâu ra tiền tết cho công nhân. Và số lượng công nhân nằm trong diện nghèo khó này lên đến ít nhất hàng trăm ngàn.
Song điều khốn khổ chưa từng có là khác hoàn toàn với tư thế “cười trên nỗi đau khổ của kẻ khác” vào tết năm 2011, giờ đây nhiều ngân hàng thậm chí không có nổi tháng lương thứ 13 cho nhân viên. Những người rút tiền vào dịp tết đã chứng kiến một số ngân hàng còn không đoái hoài gì đến chuyện trang trí tết, dù rằng các loại cây cảnh như mai và đào ế ẩm chưa từng thấy với mặt bằng giá giảm đến hơn phân nửa.
Cũng bởi thế vào tết năm nay, “nghèo khó quan chức” lại là một khái niệm khá mới mẻ, khi như lời trần tình của một số doanh nghiệp, chất lượng phong bao phong bì mà họ “đi tết” cho các quan chức đã vơi đến 50-60%. Trong tâm thế bĩ cực của nhiều doanh nghiệp, điều quá dễ biện bạch là tiền trả lương cho công nhân còn không có thì làm sao có “đạn” để trám lấp những cái miệng ngoác rộng chờ sung của các quan chức đói khát và tham lam không đáy?
Sự khốn khó của giới ngân hàng và quan chức là tiêu chí cuối cùng để làm nên bản sơ kết về tương lai cùng đinh của nền kinh tế. Giờ đây, tất cả đang làm nên một bức tranh trần trụi và sắt máu hơn nhiều so với những lời dối trá trước đó.
Đã đến lúc các thị trường đầu cơ phải trả giá cho thói thực dụng không có điểm dừng lồng lộn đến vài thập kỷ của chúng. Cũng không một cố gắng che giấu nào còn chút giá trị khi ngay quyền lợi của những thành phần trong khu vực nhà nước và trong đảng bị ảnh hưởng nặng nề đến thế vào tết Giáp Ngọ.
Cuối cùng nhưng chưa phải tất cả, bản xonnê cứu vớt kinh tế đã bị dệt liệm bởi thói vô lương tâm không thể táng tận hơn của giới quan chức đầu tỉnh ăn trên ngồi trốc. Ngay sau tết nguyên đán, công luận đã phải gầm lên trước câu chuyện những địa phương như Phú Yên xin gạo cứu đói dân trước tết nhưng lại còn tồn đến 2/3 số gạo được cấp trong kho khi tết đã biệt trôi. Một tiếng thét rền vang trên nền trời vằn vện tia sét: Vậy dân nghèo ăn tết bằng gì?
Ninh Thuận - nổi tiếng toàn quốc không chỉ bởi toàn bộ chiều dài bờ biển bị các tập đoàn quan chức - bất động sản che lấp, mà còn bằng thói điêu bạc của cấp xã khi bớt xét đến 5 trên con số ít ỏi 15 kg gạo cấp phát cho người nghèo vào tết nguyên đán vừa qua, dù ai cũng biết tỉnh này là địa phương khốn khó nhất nước.
Mùa xuân dệt liệm
Hiện hình như một bóng ma, mùa xuân năm nay đã được dệt liệm bởi những vần thơ của nhà báo Lê Phú Khải:
Thơ tôi khóc, lệ rơi hình chữ S
Để tang cho Tổ quốc của tôi
Một mùa xuân dệt liệm, những mùa xuân dệt liệm đang lao đến triệt buộc lớp dân nghèo dưới đáy và cả thượng tầng chính thể ở Việt Nam…
VOA
17.02.2014
Nước Đức già nua, ta dệt liệm cho mi
Dệt vào đó ba lần chửi rủa
Chúng ta dệt, chúng ta dệt nữa…
(bài “Những người thợ dệt miền Xiledi”, thơ Heinrich Heine)
Áng thơ quá đỗi sầu muộn
Cái tết suy thoái liên tiếp thứ ba đã chính thức dệt liệm cho mùa xuân đất nước hình chữ S.
Bài ca “Kinh tế năm 2014 tràn đầy hy vọng” cùng điệp khúc “Kinh tế Việt Nam đang phục hồi” vẫn được phát đi bất tận trên chiếc loa phóng thanh rỉ sét toàn diện của hệ thống tuyên giáo một chiều, bất chấp hiện thực khốn quẫn còn chưa tới đáy của người nghèo.
Song tết Giáp Ngọ lại là một bằng chứng không thể chối cãi về những dấu hiệu chuyển xấu đối với nền kinh tế vốn còn hơn cả què quặt này.
Chưa bao giờ kể từ thời phi mã lạm phát “giá - lương - tiền” được kiến tạo bởi nhà thơ Tố Hữu chuyển sang làm kinh tế, chất thơ lại được lột tả sống sượng và mặc tình bởi chủ nghĩa lợi ích kẻ giàu đến thế.
Những chuyên gia giáo điều nhất của chiếc loa phóng thanh rỉ sét cũng không thể phủ nhận rằng sức mua là một trong những tiêu chí quyết định để phán quyết về một nền kinh tế phụ thuộc đến 80% vào thị trường tài chính và đầu cơ ở cấp bậc chủ nghĩa tư bản dã man.
Như một áng thơ quá đỗi sầu muộn, khoảng mười ngày trước tết nguyên đán 2014, toàn bộ thị trường bán lẻ vẫn bình chân như vại. Cán bộ quản lý của một số siêu thị lớn nhất than vãn “So với năm trước, vào thời điểm này lượng khách hàng giảm đến phân nửa”.
Với không ít siêu thị và cửa hàng tiêu dùng lớn ở Hà Nội và Sài Gòn, chỉ số sức mua biểu thị cho hàm số suy giảm theo cấp số nhân. Bởi vào dịp tết năm 2014, bất chấp phong trào khuyến mại tràn xuống đường không thua kém các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, lượng tồn kho hàng đại hạ giá của các doanh nghiệp vẫn chỉ được xử lý chưa đầy 30%.
Một hiện tượng lạ lùng là mới vào ngày 28 tết Giáp Ngọ, một số ngân hàng đã đóng cửa, trong khi vào những năm 2009 -2010 chính những ngân hàng này còn mở đến sáng ngày giao thừa. Dòng người chật cứng nêm đặc trước các quầy ATM đã khó có thể hy vọng rút được tiền một cách êm thắm. Đó và đây lại rộ lên tin đồn về chuyện ngân hàng hết tiền. Những đám đông tụm lại với nhau rỉ tai về nỗi nguy biến không còn quá kín đáo từ những ngân hàng có nguy cơ vỡ nợ. Minh chứng hùng hồn nhất và gần gũi thuộc về Vietinbank - một trong số những ngân hàng lớn nhất và có mối quan hệ “bền vững” nhất với Ngân hàng nhà nước - đã vừa trải qua cơn động kinh với vụ lừa đảo đến 4.000 tỷ đồng của người phụ nữ có cái tên rất “thiền” là Huyền Như. Và nếu đến cả các nhân viên của Ngân hàng ACB còn bị mất tiền gửi tại Vietinbank, làm sao những khách hàng bình thường lại không bị đe dọa bởi vô số khuất tất chưa lộ mặt trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần thời quá dễ trở mặt và trở thành chí phèo này?
Cũng khác với tết năm ngoái, vào năm nay đã không có lấy một tín hiệu tạm gọi là khởi sắc về việc Ngân hàng nhà nước bơm tiền để kích thích sức mua cho nền kinh tế. Tất cả hầu như đều bặt tăm. Và dường như tin tức về chuyện ngân hàng cạn kiệt tiền mặt đã trở nên có xác cứ.
Nguyễn Văn Bình - người được tờ báo mạng Vnexpress bầu chọn là “Nhân vật của năm 2011”, nhưng cùng năm đó lại bị tạp chí Global Finance phân loại như “một trong 20 vị thống đốc ngân hàng tệ nhất thế giới”, đã làm nên một công cuộc điều hành tài chính - tín dụng không thể chán ngán hơn mà đang dẫn đến hiểm họa khủng hoảng tín dụng - bất động sản có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.
ANZ - một trong những ngân hàng nước ngoài chịu dấu ấn “dưới ánh sáng đại hội đảng…”, giờ đây không còn quá lạc quan vào triển vọng phục hồi kinh tế. “Sự cải thiện trong lĩnh vực ngân hàng sẽ phụ thuộc lớn vào ý chí chính trị của các cơ quan Nhà nước trong giải quyết các khoản nợ xấu”, báo cáo của ANZ đầy chất ẩn dụ.
Bản xonnê đáng nguyền rủa
Hình ảnh thủng túi ngân sách lại liên quan mật thiết với những gói kích cầu kinh tế. Khác hẳn năm 2009 khi các thị trường đầu cơ như chứng khoán và bất động sản được kích động mạnh và nền kinh tế cũng ăn theo tạm phục hồi bởi gói kích cầu lên đến 8,5 tỷ UD, ít nhất trong hai năm suy thoái đặc biệt nặng nề 2012 và 2013 đã không có bất cứ gói tín dụng chữa cháy nào. Những thông tin về “gói kích cầu 200.000 tỷ đồng” theo cách mà Bộ Xây dựng - cơ quan có mối liên hệ đặc biệt “thân quen” với thị trường bất động sản ngập ngụa tồn kho - cuối cùng vẫn chỉ mang tính cách của một cái bánh vẽ không hơn không kém.
Cũng trong năm 2013, hiện tượng trần bội chi ngân sách được Chính phủ lần đầu tiên phải xuống nước khẩn cầu Quốc hội chuẩn y cho nâng từ 4,7% lên 5,3% đã làm nên một cơn chấn động chưa có tiền lệ về tình trạng thu không đủ chi. Rất nhiều khoản chi lãng phí và bị rút ruột đã giống như cơn bão cát ngoài sa mạc tràn lấp những giếng đào nước ngọt cuối cùng, khiến cho bất cứ một sinh lực nào muốn hồi sinh cũng chẳng còn lấy cơ hội tối thiểu.
Làm sao nền kinh tế có thể tươi sáng và hồi phục được khi hệ thống ngân hàng trung ương và ngân sách gần như sạch tiền? Cho dù sức mua thị trường bán lẻ có chút khí sắc vào sát tết, nhưng chừng đó vẫn là quá ít so với độ sớm từ 2-3 tuần của thời hoàng kim những năm 2006-2007. Bởi hiện tượng “giảm phát sức mua” đã xảy ra ngay trong những ngày đầu năm mới.
Vào năm mới, nhiều bà nội trợ đã thốt lên sung sướng khi chỉ phải bỏ một số tiền tương đương một nửa hoặc một phần ba tết năm ngoái để mua một bó rau hoặc một kg xu hào, bắp cải. Hiệu ứng “suy thoái tư tưởng” như vậy lại tiếp biến khi giá rau củ tại các chợ đầu mối thi nhau giảm sụt. Nhiều gia đình nông dân trở nên đắng chát khi bị âm vốn. Một số nơi thậm chí còn không mang rau ra chợ bán mà đành cho lợn ăn. Trong khi đó, giá thịt lợn cũng giảm đến một phần ba, làm nên một hình ảnh tuyệt đẹp về hiện tượng giảm phát kinh tế và tình hình suy sụp không cưỡng nổi nơi dân chúng về niềm tin thị trường cùng xác tín chế độ.
Hình ảnh trên là hoàn toàn trái ngược với những tết trước đó, khi cứ sau tết là giá rau củ và thịt lợn tăng vọt đến 1,5-2 lần. Không thể chối cãi, đây là cái tết thứ ba liên tiếp các mặt hàng chiến lược cho người tiêu dùng không thể tăng sau tết cổ truyền của dân tộc.
Không chỉ bởi lượng cung dư thừa, mà chính là túi tiền vơi thẳm của người tiêu dùng mới là yếu tố quyết định. Chưa bao giờ từ năm 2007 đến nay, số công nhân và sinh viên không có tiền mua vé tàu xe về quê ăn tết lại ngồn ngộn như năm nay. Nhiều công nhân và sinh viên không dám bước ra ngoài đường vì họ phải chắt bóp những đồng bạc quá eo hẹp cho nhu cầu ăn uống. Khối con người túng thiếu ấy đã không cầm được những giọt nước mắt tuôn lăn trên má vào đêm giao thừa.
Với những giọt nước mắt ấy và với con sóng còn lâu mới nổi của các thị trường, làm sao nền kinh tế có thể thoát khỏi thế trườn bò của năm con Rắn?
Bài thơ lãng mạn kinh tế đã mau chóng biến thành bản xonnê đáng nguyền rủa trong khối đông đảo độc giả bất đắc dĩ.
Cùng đinh thể chế
Nếu “một nửa” là độ giảm trung bình của sức mua thị trường vào tết năm 2014, 50% cũng là tỷ lệ giảm sút bình quân về tiền thưởng tết tại nhiều doanh nghiệp và kể cả cơ quan nhà nước. Thậm chí ở đồng bằng sông Cửu Long có đến vài ngàn doanh nghiệp không thể xoay đâu ra tiền tết cho công nhân. Và số lượng công nhân nằm trong diện nghèo khó này lên đến ít nhất hàng trăm ngàn.
Song điều khốn khổ chưa từng có là khác hoàn toàn với tư thế “cười trên nỗi đau khổ của kẻ khác” vào tết năm 2011, giờ đây nhiều ngân hàng thậm chí không có nổi tháng lương thứ 13 cho nhân viên. Những người rút tiền vào dịp tết đã chứng kiến một số ngân hàng còn không đoái hoài gì đến chuyện trang trí tết, dù rằng các loại cây cảnh như mai và đào ế ẩm chưa từng thấy với mặt bằng giá giảm đến hơn phân nửa.
Cũng bởi thế vào tết năm nay, “nghèo khó quan chức” lại là một khái niệm khá mới mẻ, khi như lời trần tình của một số doanh nghiệp, chất lượng phong bao phong bì mà họ “đi tết” cho các quan chức đã vơi đến 50-60%. Trong tâm thế bĩ cực của nhiều doanh nghiệp, điều quá dễ biện bạch là tiền trả lương cho công nhân còn không có thì làm sao có “đạn” để trám lấp những cái miệng ngoác rộng chờ sung của các quan chức đói khát và tham lam không đáy?
Sự khốn khó của giới ngân hàng và quan chức là tiêu chí cuối cùng để làm nên bản sơ kết về tương lai cùng đinh của nền kinh tế. Giờ đây, tất cả đang làm nên một bức tranh trần trụi và sắt máu hơn nhiều so với những lời dối trá trước đó.
Đã đến lúc các thị trường đầu cơ phải trả giá cho thói thực dụng không có điểm dừng lồng lộn đến vài thập kỷ của chúng. Cũng không một cố gắng che giấu nào còn chút giá trị khi ngay quyền lợi của những thành phần trong khu vực nhà nước và trong đảng bị ảnh hưởng nặng nề đến thế vào tết Giáp Ngọ.
Cuối cùng nhưng chưa phải tất cả, bản xonnê cứu vớt kinh tế đã bị dệt liệm bởi thói vô lương tâm không thể táng tận hơn của giới quan chức đầu tỉnh ăn trên ngồi trốc. Ngay sau tết nguyên đán, công luận đã phải gầm lên trước câu chuyện những địa phương như Phú Yên xin gạo cứu đói dân trước tết nhưng lại còn tồn đến 2/3 số gạo được cấp trong kho khi tết đã biệt trôi. Một tiếng thét rền vang trên nền trời vằn vện tia sét: Vậy dân nghèo ăn tết bằng gì?
Ninh Thuận - nổi tiếng toàn quốc không chỉ bởi toàn bộ chiều dài bờ biển bị các tập đoàn quan chức - bất động sản che lấp, mà còn bằng thói điêu bạc của cấp xã khi bớt xét đến 5 trên con số ít ỏi 15 kg gạo cấp phát cho người nghèo vào tết nguyên đán vừa qua, dù ai cũng biết tỉnh này là địa phương khốn khó nhất nước.
Mùa xuân dệt liệm
Hiện hình như một bóng ma, mùa xuân năm nay đã được dệt liệm bởi những vần thơ của nhà báo Lê Phú Khải:
Thơ tôi khóc, lệ rơi hình chữ S
Để tang cho Tổ quốc của tôi
Một mùa xuân dệt liệm, những mùa xuân dệt liệm đang lao đến triệt buộc lớp dân nghèo dưới đáy và cả thượng tầng chính thể ở Việt Nam…
VOA
Báo động về môi trường sống
Những năm gần đây, VN đứng trước mối nguy từ nhiều dịch bệnh như: tiêu chảy cấp, SARS, cúm gia cầm..., và gần đây nhất là cúm A/H1N1. Bên cạnh đó, tỷ lệ suy dinh dưỡng và thiếu vi chất ở trẻ em VN xếp vào loại cao nhất thế giới.
Chưa có thói quen rửa tay
Cục Y tế dự phòng và môi trường (Bộ Y tế) cho hay, tại VN, cùng với tình trạng thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh yếu kém, việc chưa có thói quen rửa tay là một trong những nguyên nhân làm gia tăng một số bệnh: tiêu chảy, tả, lỵ, giun sán. Mỗi năm tại VN, hàng triệu lượt người mắc các bệnh liên quan đến vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân như: tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, cúm, nhiễm giun sán... Đặc biệt, hai năm gần đây, từng bùng phát dịch tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả với cả ngàn người mắc bệnh.
Một điều tra của Viện Dinh dưỡng cho thấy: tỷ lệ người dân nhiễm giun đũa còn rất cao, có những vùng tới 60-80% dân số nhiễm giun đũa. Khoảng hơn 80% số người nhiễm giun có từ 2 loại giun trở lên. Lứa tuổi nhiễm giun cao nhất là trẻ em từ 5-9 tuổi. Đây là nguyên nhân quan trọng gây suy dinh dưỡng, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Bình quân, cứ 10 con giun đũa một ngày “tiêu thụ” hết 3g proteine nguyên chất (tương đương khoảng 20g thịt bò). Hiện tại, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi vẫn chiếm khoảng trên 20%.
Cần thiết có thói quen rửa tay sạch bằng xà phòng, đặc biệt vào những thời điểm quan trọng như: trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi cho trẻ ăn và sau khi chăm sóc trẻ.
|
Vệ sinh bàn tay là thói quen rất quan trọng để phòng lây nhiễm các bệnh, vì bàn tay là nguồn chứa nhiều loại mầm bệnh. Mỗi cm2 bề mặt da của cơ thể chứa tới hàng chục ngàn vi khuẩn có khả năng gây bệnh; đặc biệt, số lượng này còn nhiều hơn tại vùng da bàn tay. Tính trên cả bàn tay, có khoảng 200 triệu mầm bệnh, hỗn tạp nhiều loại. Chúng có thể đến từ môi trường, từ việc tiếp xúc với người có bệnh hoặc mang mầm bệnh (như bắt tay, ôm hôn...).
“Vắc-xin” tự chế
Bàn tay bẩn được xem là nguyên nhân quan trọng gây lây lan nhiều bệnh như: bệnh đường tiêu hóa, bệnh về da (trong đó có mụn trứng cá), dị ứng, bệnh hen, nhiễm nấm, bệnh cúm... Trên ngón cái có khoảng 500 ngàn - 50 triệu mầm bệnh sinh học/cm2; có 800 ngàn - 17 triệu mầm bệnh sinh học/cm2 da ngón trỏ. Bề mặt da các ngón khác chứa 100 -700 ngàn mầm bệnh sinh học/cm2. Ở da lòng bàn tay và mu bàn tay thì có khoảng 1.000 mầm bệnh sinh học/cm2. “Cộng đồng” các mầm bệnh này chủ yếu là các tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn (gây viêm mủ vết thương, viêm mủ ở da), các vi sinh vật gây bệnh khác như: bệnh thương hàn, tả, lỵ, nấm, cúm, Herpes, giun sán...; đặc biệt có nhiều ở dưới móng tay.
Do “nhiệm vụ” đặc thù, hằng ngày bàn tay con người phải tiếp xúc với rất nhiều đồ vật, vật dụng và với những “địa điểm” có nguy cơ chứa mầm bệnh cao, khiến cho bề mặt da bàn tay có lượng vi khuẩn gây bệnh cao hơn nhiều so với bề mặt da trên cơ thể. Vì vậy, nếu không vệ sinh sạch sẽ, bàn tay sẽ là “cầu nối” đưa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua sinh hoạt hằng ngày. Theo Cục Y tế dự phòng và môi trường, các chuyên gia đã ước tính: chỉ một động tác rửa tay sạch đã giúp làm giảm đến 35% khả năng lây truyền vi khuẩn Shigella - nguyên nhân gây tiêu chảy làm tử vong hàng triệu người mỗi năm trên thế giới. Việc rửa tay sạch có thể giúp làm giảm tới 47% nguy cơ nhiễm khuẩn tiêu chảy, giảm 19-45% nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp. Với vai trò phòng bệnh quan trọng như thế, rửa tay sạch được xem là liều vắc-xin tự chế có hiệu quả cao, giúp cứu sống hàng triệu người.
“Môi trường sống và vệ sinh cá nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Có tới 10/26 bệnh truyền nhiễm gây dịch liên quan trực tiếp đến môi trường nước và vệ sinh cá nhân. Thời gian gần đây, trong nước xuất hiện một số dịch bệnh: tiêu chảy cấp nguy hiểm do phẩy khuẩn tả ở phía Bắc, sốt xuất huyết ở phía Nam, cúm A/H1N1, các vụ ngộ độc thực phẩm tại một số địa phương. Dịch bệnh gia tăng do thói quen trong sinh hoạt chưa hợp vệ sinh: dùng phân tươi tưới rau; sử dụng hố xí chưa đúng tiêu chuẩn. Tình trạng này khiến mầm bệnh xâm nhập nguồn nước. Người dân sử dụng nước chưa đảm bảo nên nhiễm bệnh. Vệ sinh cá nhân chưa tốt: không rửa tay sạch, ăn thực phẩm không đảm bảo (thức ăn tái, sống) cũng là nguyên nhân quan trọng khiến dịch bệnh lây lan trong cộng đồng” - Ông TRẦN ĐẮC PHU, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường. |
Liên Châu
Chúng ta đang sống trên đống rác!
“Nhà tôi gần một công viên nho nhỏ. Cứ khoảng hai mươi mét là có một thùng rác, vậy mà người già làm gương cho trẻ nhỏ, vẫn vô tư vứt rác ra ngoài.”
Bẩn từ trong nhà...
Tôi từng ở chung với vợ chồng đứa em trong căn hộ chung cư sáu mươi mét vuông. Từ phòng ngủ của chúng ra đến thùng rác trong bếp chưa đến mười bước chân, vậy mà chúng vẫn lập một giỏ rác ngay ngoài ban công, sát cửa phòng chúng. Và rác tràn cả ra ngoài. Đủ các loại từ có mùi đến không mùi. Với sự tiện tay như vậy, tôi không tin là chúng sẽ không xả rác ra đường.
Mẹ tôi ở chung với chị dâu tôi. Chị ở trên tầng một, và đứa con 7 tuổi của chị uống sữa xong quăng luôn vỏ hộp xuống vườn hoa trước nhà mà ngày nào mẹ tôi cũng lom khom nhặt ra. Tôi cũng không tin mẹ con chị không xả rác ra đường.
… đến nhếch nhác ngoài ngõ
Tôi đón con ở trường, một em bé ăn bánh xong quẳng luôn cái bao xuống đất. Tôi chỉ dám hỏi cháu sao con xả rác vậy. Bà mẹ thản nhiên rằng sáng mai lại có người quét rác mà.
A, thì ra họ cho rằng đã có người quét rác thì họ có thể xả rác. Thật bần tiện hết chỗ nói!
Nhà tôi gần một công viên nho nhỏ. Cứ khoảng hai mươi mét là có một thùng rác, vậy mà người già làm gương cho trẻ nhỏ, vẫn vô tư vứt rác ra ngoài. Một hôm, có nhóm học sinh cấp hai khoảng bốn cháu ngồi ghế đá, ăn bắp xào xong, chúng đem bỏ rác vào thùng. Chỉ có vậy thôi mà sau một phút nín thở quan sát, tôi bỗng thấy nhẹ cả người và thở phào khoan khoái. Tiếc là những dịp như vậy không nhiều.
Còn hình ảnh người ngồi trên xe ăn uống xong vứt rác ngay xuống đường chắc chắn không phải là hiếm thấy. Cứ sau một lễ hội là không gian nơi tổ chức ngập tràn rác thải.
Và đâu cũng thấy rác
Đó là sự thật không thể chối cãi. Tôi về miền Tây qua ngả đại lộ Nguyễn Văn Linh. Đó là con đường dài, rộng có thể nói là đẹp nhất thành phố. Thế nhưng vừa ra khỏi khu Phú Mỹ Hưng, con đường liền thuộc về một thế giới khác. Thế giới của rác, từ phân hủy được như rau, giấy, củ quả, vải vóc, gỗ củi cho đến gần như không thể phân hủy như bao ni lông, chai nhựa, cốc nhựa… và lung tung.
Một người bạn nói với tôi, có lẽ sống lâu trong đống rác, người ta không còn cảm thấy thối nữa.
Tôi theo Quốc lộ 1 xuôi về miền Tây, hai bên đường bao ni lông bay lả tả. Chai nhựa và ống hút lớp lớp nằm trong cỏ. Phong cảnh thì đẹp khỏi nói. Cây cối xanh tươi, hoa trái ngọt ngào, người thì thân thiện (đa số), nhưng rác thì vẫn đập vào mắt tôi trước hết. Chỗ dừng chân trên cầu Rạch Miễu, nhìn xuống vườn nhãn bên dưới thấy mà đau lòng, chừng vài năm nữa thôi chủ nhân khu vườn sẽ thành chủ bô rác. Nói không ngoa, cả đất nước như một cô gái đẹp mà lười tắm rửa.
Nhà sạch thì mát... ông bà nói vậy. Giờ thì khách sạn 5 sao sạch và mát hơn khách sạn 2 sao vì vậy cũng đắt tiền hơn. Nước Nhật sạch sẽ ngăn nắp hơn nên du lịch hẳn cũng đắt hơn một số nước khác. Một đất nước xanh - sạch - đẹp hẳn đầy tự hào hơn một đất nước chỉ có mỗi chữ đẹp.
Nhiều khi tôi tự hỏi, sau chừng ấy năm hội nhập, sau bao nhiêu nỗ lực của ngành giáo dục, chúng ta có những gì trong ý thức? Truyền thông để làm gì, mạng xã hội để làm gì mà điều tối thiểu nhất chứng tỏ là con người chúng ta cũng không làm được?
Cần phải phạt nặng hành vi xả rác nơi công cộng
Tôi nghĩ cần phải phạt thật nặng hành vi xả rác nơi công cộng và làm tổn hại môi trường. Nhưng trước khi trừng phạt, cần bắt đầu bằng tuyên truyền nhắc nhở.
Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thay vì quấy rối khách hàng bằng quảng cáo, hãy nhắn tin nhắc họ đừng xả rác. Phát thanh, truyền hình, báo mạng hãy làm nhiệm vụ chính trị của mình bằng cách bớt chút lợi nhuận để nhắc nhở khán giả giữ vệ sinh chung. Cả cộng đồng, toàn xã hội, mỗi ngày hãy nhắc nhau một câu, tôi tin chỉ một năm tình hình sẽ được cải thiện.
Và nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp bằng chế độ thuế ưu đãi khi doanh nghiệp làm nhiệm vụ này thay vì bỏ hàng triệu đô la cho các danh hiệu ảo.
Rồi sau đó hãy phạt nghiêm khắc những kẻ thiếu ý thức. Kể cả đòn roi.
Hãy xem Singapore, kiên quyết đánh bầm mông cả công dân Mỹ dù đã được tổng thống năn nỉ. Hãy nhìn nước Nhật, người dân thấy rác, nhặt bỏ vào túi mang về. Để rồi cả thế giới ngưỡng mộ họ, yêu mến họ và chào đón họ.
Chúng ta có thể làm được như họ không?
Phạm Quy
Xe cứu thương chở cán bộ… đi họp!
(Dân trí) - Xe cứu thương được “trưng dụng” để chở cán bộ đi họp. Ông Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho biết sẽ kỷ luật… lái xe nếu phóng viên cung cấp được biển số xe.
Xe cứu thương đậu trong sân Nhà khách UBND tỉnh Nghệ An đợi cán bộ ngành y tế họp.
Sáng ngày 20/2, rất nhiều xe cứu thương tập trung trước cổng Nhà khách UBND tỉnh Nghệ An. Phía trong sân cũng có mấy xe cứu thương đang án ngữ. Được biết, ngày 20/2, Sở Y tế Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện đề án “Nâng cao y đức” và kỷ niệm 59 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam. Cán bộ ngành y tế từ các huyện, thị trên địa bàn tỉnh đã về dự họp. Không ít người trong số họ tới cuộc họp do Sở tổ chức bằng xe cứu thương.
Tập trung trước cổng nơi tổ chức Hội nghị của ngành y tế.
Khi nhận được phản ánh từ phóng viên, ông Bùi Đình Long - Giám đốc Sở Y tế Nghệ An - tỏ ra ngạc nhiên: “Có hiện tượng đó không em?” đồng thời khẳng định “không bao giờ sử dụng xe cấp cứu để đi họp”, Sở cũng không có chủ trương này. Ông Giám đốc cũng khẳng định: “Tất cả các đơn vị dùng xe cứu thương để đi họp sẽ bị phê bình”. Tuy nhiên ông Bùi Đình Long cũng cho rằng những chiếc xe này là xe của các Trung tâm y tế các huyện hoặc xe cứu thương chở bệnh nhân hay đi lấy thuốc kết hợp.
Theo ông Giám đốc Sở Y tế Nghệ An thì những chiếc xe này kết hợp vận chuyển cấp cứu hoặc lấy thuốc chứ không cán bộ nào muốn đi họp bằng xe cứu thương.
Ông Giám đốc Sở cho rằng, chẳng ai muốn đi họp bằng xe cấp cứu cả. Nội dung này đã được báo chí phản ánh và cũng đã được Sở y tế trả lời trong các cuộc họp. Khi được hỏi khi các đơn vị dùng xe cứu thương để chở cán bộ đi họp, liệu có bệnh nhân cần vận chuyển cấp cứu thì có ảnh hưởng không? Ông Bùi Đình Long trả lời: “Việc này đương nhiên bọn anh cấm rồi, việc gì em phải hỏi câu đó. Bọn em đăng biển số nào, bọn anh xử lý biển số đó. Nếu em cung cấp cho bọn anh biển số, bọn anh sẽ xử lý theo từng lái xe” (?!).
Theo quy định xe cứu thương chỉ thực hiện một nhiệm vụ duy nhất là vận chuyển cấp cứu...
... nhưng ở Nghệ An, tình trạng xe cứu thương đưa cán bộ đi họp năm nào cũng xảy ra, dù báo chí đã phản ánh nhiều lần.
Người đứng đầu ngành y tế Nghệ An cũng cho rằng vấn đề này không mới nên không đáng phản ánh.
Hoàng Lam
Một nhà báo bị nhốt, đánh đến nhập viện vì từ chối phong bì?
(Dân trí) - Nhà báo Nguyễn Thanh Luận (báo Thanh tra tại Gia Lai) tố cáo, trong lúc điều tra một vụ việc có dấu hiệu sai phạm, anh bị một số cán bộ, nhân viên BQL các dự án đầu tư xây dựng cơ bản huyện Phú Thiện nhốt, đánh phải nhập viện.
Phóng viên Thanh Luận cho biết, ngày 17/2, anh cùng chị Bùi Kim Yến (báo Pháp Lý online) xuống huyện Phú Thiện (Gia Lai) tìm hiểu về một số sai phạm tại bờ kè sông Ia Sol. Trưa cùng ngày, trong lúc ăn cơm tại một quán ăn trên địa bàn huyện, PV Thanh Luận và Kim Yến được ông Võ Quốc Trung, Trưởng ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản (BQL) huyện Phú Thiện dúi cho mỗi người một phong bì. 2 PV này từ chối nhận nhưng ông Trung vẫn cố tình nhét vào bao rồi bỏ đi. Sau đó, 2 PV này đã bỏ cả 2 phong bì vào một gói giấy nhờ 1 nhân viên trong cơ quan ông Trung đưa lại cho ông này.
Chiều ngày 19/2, PV Thanh Luận được người của BQL mời về nhà ông Vũ Hải Triều (phó ban) chơi và ngồi nhậu cùng ông Trung và một số nhân viên trong BQL. Tại đây, ông Thanh Luận bỗng dưng bị ông Trung tát vào mặt 4 cái. Thấy có chuyện không hay xảy ra, ông Thanh Luận liền ra lấy xe để đi về thì bị ông Trung cùng nhân viên của mình tên là Đôn lao đến xô ngã, đánh đập, ngăn không cho về.
Sau đó, nhà báo Thanh Luận bị ông Trung cùng 2 nhân viên là Đôn và Khanh “áp tải” lên xe máy chở về một ngôi nhà nhốt và đánh. Không chỉ vậy, ông Trung cùng nhân viên của mình đã lột quần áo của PV này để lục soát người, rồi sau đó thu giữ 2 chiếc điện thoại, máy ghi âm, ví đựng giấy tờ cùng một số tài liệu của PV Thanh Luận. Bị nhốt, đánh đập chảy nhiều máu trong khi trên người chỉ được mặc duy nhất chiếc quần đùi nên PV đã cố tìm cách trốn thoát. Đến khoảng 5h sáng ngày 20/2, lợi dụng lúc ông Trung cùng 2 nhân viên của mình ngủ say, anh Thanh Luận đã chạy trốn khỏi nơi bị nhốt và chạy vào nhà dân cầu cứu. Sau đó, anh Luận được người dân cho mượn quần áo và đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Phú Thiện cấp cứu.
PV Thanh Luận đang được bác sĩ khám, điều trị tại bệnh viện
Sau khi được các y, bác sĩ bệnh viện huyện Phú Thiện chữa trị, chiều ngày 21/2, PV Thanh Luận đã được người nhà chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai điều trị. Anh Luận cho biết, do lo sợ tiếp tục bị trả thù nên anh đã chuyển viện.
Bác sĩ Phạm Chí Quang - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Phú Thiện - cho biết, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Thanh Luận vào lúc 8h30’ ngày 20/1, trong tình trạng đa chấn thương phần mềm ở mặt, tay, mông phải. Bệnh viện cũng đã tiến hành xét nghiệm lâm sàng nhưng chưa thấy phát hiện gì thêm. Các vết thương đã cầm được máu nhưng vẫn còn sưng nề.
Trao đổi với chúng tôi, thượng tá Lê Quang Trung - Phó trưởng Công an huyện Phú Thiện - cho biết, đơn vị đã nhận được thông tin trên, nhà báo Thanh Luận cũng đã trình bày với Công an về việc bị cán bộ BQL đánh gây thương tích, cướp tài sản và bắt giữ người trái pháp luật. Công an đang điều tra sự việc, và qua quá trình điều tra làm rõ thì sự việc cố ý gây thương tích cho nhà báo Thanh Luận là có thật. Còn vấn đề cướp tài sản và bắt giữ người trái pháp luật thì cơ quan công an đang tiếp tục điều tra.
Công văn của lãnh đạo huyện Phú Thiện yêu cầu công an điều tra sự việc
Ông Lê Quang Trung cũng cho biết, ông Võ Quốc Trung đã khai nhận có đánh nhau với anh Luận trong lúc uống rượu do anh Luận đã xúc phạm lãnh đạo huyện. Việc đưa phong bì thì ông Trung từ chối, nói không có.
Những tài sản của nhà báo Thanh Luận bị nhóm ông Trung lấy như điện thoại, ví, máy ghi âm, trưa ngày 20/1, nhân viên ông Quốc Trung đã giao lại cho Công an huyện. Còn máy ghi âm thì ông Quốc Trung đã cho nhân viên niêm phong lại vì nghi đây là... kíp mìn (?). Giải thích nguyên nhân những tài sản trên nằm trong tay ông Quốc Trung, ông Quang Trung cho biết, ông Quốc Trung khai do trong lúc xô xát nó văng ra từ túi PV Luận nên nhân viên của ông Trung đã nhặt và giữ giúp (?). Công an huyện đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.
PV cố gắng liên hệ với ông Võ Quốc Trung để làm rõ thực hư sự việc thì ông này thoái thác bằng nhiều câu trả lời khác nhau: Ông đang đi trên đường, đang bận tiếp khách, đang nằm bệnh viện và đang được bác sĩ tiêm thuốc nên lúc khác sẽ gọi lại...
Một số người dân sống trên địa bàn huyện Phú Thiện cho biết, những năm gần đây nhà báo Thanh Luận liên tục phanh phui những sự việc sai phạm của cán bộ sở tại, giúp người dân lấy lại công bằng nên rất được người dân quý mến. Vì vậy, khi biết nhà báo Thanh Luận bị hành hung phải nhập viện, nhiều người dân đã tình nguyện đến đây bảo vệ nhà báo.
Thiên Thư
Vụ thất thoát trên 22 tỉ đồng: “lọt lưới” từ Sở TN&MT đến phòng công chứng
21/02/2014 14:54 (GMT + 7)
TTO - Sáng 21-2, TAND TP Phan Thiết (Bình Thuận) đã bước sang ngày làm việc thứ hai xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Lê Duy Khiêm (40 tuổi, nguyên trưởng phòng đăng ký đất thuộc Chi cục Quản lý đất đai, Sở Tài nguyên và môi trường Bình Thuận) về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ.
Đại diện Viện kiểm sát và luật sư bào chữa cho bị cáo Lê Duy Khiêm đã tiến hành thẩm vấn những nhân chứng, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án.
Trả lời câu hỏi của đại diện Viện kiểm sát, ông Huỳnh Tùng, trưởng phòng thẩm định thuộc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của Sở TN&MT Bình Thuận, thừa nhận trong ngày 15-4-2011 hồ sơ đất của Công ty Hawaii đang được xử lý tại bộ phận của ông nhưng sau đó ông đem cho bị cáo Lê Duy Khiêm mượn là sai quy định.
Còn ông Lê Văn Bé, phó giám đốc Sở TN&MT Bình Thuận, trả lời đại diện Viện kiểm sát chi tiết khi Lê Duy Khiêm đưa hồ sơ cho ông thì ông đã ký chỉnh lý hồ sơ đất, nhưng lúc này Công ty Hawaii vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước.
Luật sư Lê Dũng bào chữa cho bị cáo Khiêm hỏi ông Lê Văn Bé khi Lê Duy Khiêm trực tiếp đem hồ sơ đến cho ông Bé ký (sai quy trình xử lý) thì đây là trường hợp đầu tiên ông Bé “cải cách” hay đã “cải cách” từ lâu rồi. Ông Bé trả lời một số nhân viên của Lê Duy Khiêm trước đó có trình hồ sơ và ông cũng ký như vậy.
Luật sư Dũng đã giải thích rõ theo quy định tại quyết định số 214 ngày 31-10-2008 của giám đốc Sở TN&MT Bình Thuận, bộ phận trình hồ sơ cho ông Lê Văn Bé ký phải là Văn phòng Sở TN&MT chứ không phải là bộ phận của bị cáo Lê Duy Khiêm.
Sau khi “lọt lưới” qua được Sở TN&MT Bình Thuận, bộ hồ sơ gồm bốn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) được đem đến Văn phòng công chứng Thịnh Phát (huyện Bắc Bình, Bình Thuận). Tuy nhiên, dù là đất sản xuất kinh doanh nhưng văn phòng công chứng đã chứng thành đất ở lâu dài (theo quy định vay thế chấp thì đất sản xuất kinh doanh không thể thế chấp vay tiền ngân hàng). Sau đó hồ sơ đất được giao cho nhân viên ngân hàng để làm thủ tục thế chấp.
Luật sư Lê Dũng đặt câu hỏi với bà Nguyễn Thị Tem, trưởng văn phòng công chứng Thịnh Phát: “Hồ sơ đất ghi là đất sản xuất kinh doanh nhưng vì sao lại được công chứng thành đất ở lâu dài, tạo điều kiện cho Ngô Văn Phưởng đem thế chấp ngân hàng?”, bà Nguyễn Thị Tem trả lời: “Tôi viết theo cảm nhận”.
Một tình tiết đáng chú ý nữa do Ngô Văn Phưởng khai nhận tại tòa là trước khi thực hiện “phi vụ” chỉnh lý bốn GCNQSDĐ trong vòng một ngày, Công ty Hawaii đã tặng Sở TN&MT Bình Thuận 2 chiếc máy cày. Sau đó Sở TN&MT còn gửi thư cảm ơn cho Công ty Hawaii.
Ông Huỳnh Giác, giám đốc Sở TN&MT Bình Thuận, nói với HĐXX khi phát hiện bốn GCNQSDĐ được chỉnh lý mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính, cơ quan này đã có văn bản yêu cầu Công ty Hawaii nộp lại bốn GCNQSDĐ trên vì đây là hành vi trái pháp luật.
Đến 11g30 chủ tọa phiên tòa tuyên bố nghỉ trưa.
Các cán bộ sai phạm khác sẽ được xử lý sau
Theo cáo trạng, Công ty TNHH du lịch Hawaii (xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, Bình Thuận) do bà Trần Hoài Thanh làm giám đốc và ông Ngô Văn Phưởng (chồng bà Thanh, cả hai đều ngụ tại Q.Phú Nhuận, TP.HCM) làm phó giám đốc. Toàn bộ hoạt động của công ty đều do ông Phưởng điều hành, quyết định. Ngoài ra Phưởng còn thành lập và làm giám đốc Công ty CP đầu tư và phát triển Hoàng Long (TP.HCM).
Ngày 28-3-2008 và ngày 11-7-2008, Sở TN&MT Bình Thuận ký hợp đồng cho Công ty Hawaii thuê 98.390,4m2 đất tại xã Hòa Thắng và cấp 4 GCNQSDĐ cho công ty để xây dựng dự án du lịch. Vì là đất thuê của Nhà nước, trả tiền hằng năm không thể thế chấp cho ngân hàng để vay vốn được.
Ngày 15-4-2011, Phưởng đã nhờ Lê Duy Khiêm, trưởng phòng đăng ký đất thuộc Chi cục Quản lý đất đai - Sở TN&MT Bình Thuận, giúp Phưởng chỉnh lý GCNQSDĐ với điều kiện không phải nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước. Sau khi có GCNQSDĐ mới (là đất được Nhà nước giao), Phưởng đem hồ sơ các lô đất trên thế chấp cho Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh 7 tại TP.HCM để vay vốn cho Công ty Hoàng Long của Phưởng.
Hành vi của Khiêm và Phưởng đã gây thất thu cho ngân sách số tiền trên 22,1 tỉ đồng và trên 160 triệu đồng lệ phí trước bạ mà lẽ ra Công ty Hawaii phải nộp khi được chỉnh lý từ hình thức thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất, đồng thời gián tiếp tạo điều kiện cho Phưởng dùng các GCNQSDĐ này để thế chấp vay ngân hàng hơn 29,4 tỉ đồng, đến nay không có khả năng trả nợ.
Đối với Ngô Văn Phưởng đã có hành vi thế chấp 4 GCNQSDĐ chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước của Công ty Hawaii để vay 29,48 tỉ đồng của Ngân hàng NN&PTNN đến nay không có khả năng hoàn trả nên Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Ngô Văn Phưởng về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Ngoài bị cáo Lê Duy Khiêm ra, bản cáo trạng nêu rõ đối với hành vi của một số cán bộ Sở TN&MT Bình Thuận đã có dấu hiệu phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại điều 285 Bộ luật hình sự. Nhưng do không thể hoàn thành sớm việc điều tra nên cơ quan điều tra đã tách vụ án về tội danh này để tiếp tục điều tra, xử lý sau.
|
NGUYỄN NAM
Giải pháp nào ngăn chặn công an xã lạm quyền?
22/02/2014 08:49 (GMT + 7)
TT - Đó là câu hỏi chúng tôi đặt ra với nhiều chuyên gia trước tình trạng nhiều công an xã lạm quyền. Chúng tôi xin giới thiệu một số ý kiến.
Khám nghiệm tử thi, toàn thân nạn nhân N. (39 tuổi, thôn Quảng An, xã Đạo Nghĩa, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông) bị bầm tím - Ảnh: Tr.T.
Giám sát các cuộc lấy lời khai bằng camera
Cho dù là nghi can nhưng khi chưa có điều tra, kết luận cụ thể của cơ quan có thẩm quyền thì người đó vẫn còn đầy đủ các quyền của một công dân.
Tuy nhiên sau những cuộc làm việc, thẩm vấn tại cơ quan công quyền mà xảy ra hậu quả người dân bị thương tật, chết..., trừ khi có đầy đủ bằng chứng rõ ràng lắm thì cơ quan công quyền mới chịu thừa nhận có hành vi tra tấn để lấy lời khai. Tình trạng như thế xảy ra đã nhiều nhưng việc xác định là rất khó.
Để hạn chế tình trạng này, công tác giáo dục, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ trong ngành công an để họ tuân thủ đúng quy định của pháp luật trong thi hành nhiệm vụ là rất quan trọng.
Ngoài ra, tôi cho rằng có một cách đơn giản để giải quyết vấn đề nếu nơi lấy lời khai được người có trách nhiệm giám sát. Có thể tiến tới bắt buộc phải có camera theo dõi để vừa phục vụ công việc chuyên môn vừa để kiểm tra, giám sát. Như vậy khi có sự cố gì xảy ra mới có bằng chứng khách quan để kết luận thỏa đáng.
* Ông TRƯƠNG LÂM DANH (phó trưởng Ban pháp chế HĐND TP.HCM):
Cần minh bạch hoạt động điều tra, xét hỏi
Qua giám sát của HĐND TP, chúng tôi đã đề nghị phải có sự tham gia của luật sư trong quá trình xét hỏi. Đây cũng là cách để các điều tra viên không phải chịu mang tiếng ép cung.
Nhưng cũng có nhiều tình huống luật sư lại gợi ý, mớm cung nên cơ quan công an còn e ngại. Tôi ủng hộ nên có các biện pháp để tạo sự minh bạch, rõ ràng, khách quan trong điều tra xét hỏi, trong đó có việc lắp camera tại nơi lấy lời khai.
* Ông NGUYỄN VĂN CHUNG (viện trưởng Viện KSND quận 3, TP.HCM):
Chấn chỉnh việc giữ người trái pháp luật
Tình trạng công an phường, xã giữ người dân, nghi can tại trụ sở để lấy lời khai kéo dài (có khi hơn 24 giờ) không hiếm.
Theo quy định tại điều 86, 87 Bộ luật tố tụng hình sự, công an phường, xã không có thẩm quyền tạm giữ hình sự đối với nghi can. Luật xử lý vi phạm hành chính cũng quy định trường hợp việc tạm giữ hành chính cũng chỉ tối đa 12 giờ, trường hợp cần thiết mới kéo dài đến 24 giờ.
Bộ luật tố tụng hình sự quy định tạm giữ hình sự được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc bắt theo quyết định truy nã.
Nhưng ngay cả trong trường hợp phạm tội quả tang thì công an phường, xã cũng phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến cơ quan điều tra có thẩm quyền để người có thẩm quyền ra lệnh tạm giữ hình sự.
Quyết định tạm giữ phải gửi đến viện kiểm sát cùng cấp để viện kiểm sát tham gia kiểm sát quy trình tố tụng.
Để không còn những cái chết đáng tiếc của người dân, nghi can tại trụ sở công an (nhất là công an cấp cơ sở) hoặc sau khi làm việc với công an thì lãnh đạo cơ quan công an cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về tạm giữ người, lấy lời khai nghi can để không còn tình trạng lạm dụng, biến buổi “làm việc” với người dân, nghi can thành đe dọa, đánh đập để lấy lời khai, ép cung gây các hậu quả đáng tiếc.
Thực tế nhiều người dân khi bị mất cắp, cướp tài sản, con cái bị xâm hại... đều báo với cơ quan công an gần nhất là cấp phường, xã.
Thay vì thu thập các chứng cứ tài liệu để xác minh thông tin ban đầu (trước khi chuyển đến công an quận, huyện) thì cấp phường, xã lại mời chính đối tượng bị tố cáo lên lấy lời khai, “làm việc” có khi 1-2 ngày. Từ đó mới xảy ra những vụ việc đáng tiếc. Lãnh đạo cơ quan công an cấp trên (quận huyện, tỉnh thành) cần kiểm tra và chấn chỉnh tình trạng này.
MAI HƯƠNG - C.MAI ghi
EVN vay 1 tỉ USD đầu tư nhiệt điện!
22/02/2014 09:41 (GMT + 7) TTO - Ngày 22-2, Tập đoàn Điện lực VN (EVN) đã chính thức khởi công dự án nhiệt điện Thái Bình tại xã Mỹ Lộc, Thái Thụy, Thái Bình.
Theo EVN, tổng đầu tư dự án lên tới 1,27 tỉ USD, trong đó tập đoàn này đã phải vay vốn ODA của Nhật Bản 85% (tức khoảng 1 tỉ USD).
EVN cho biết nhà máy sẽ bổ sung điện cho khu vực đồng bằng sông Hồng giai đoạn từ 2017 trở đi, giúp giảm sự phụ thuộc của hệ thống điện vào nguồn thủy điện, giảm khả năng thiếu điện trong tương lai, nhất là những năm khô hạn.
Theo thông tin từ EVN, Nhà máy nhiệt điện Thái Bình có tổng công suất 600 MW. Nhà thầu Marubeni của Nhật đã trúng gói thầu xây dựng nhà máy chính với tổng giá trị hợp đồng tới 1,02 tỉ USD.
Nhà máy này sẽ sử dụng nguồn than từ Quảng Ninh và dự kiến mỗi năm sẽ tiêu thụ 1,5 triệu tấn than.
C.V.KÌNH
Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam chối 'nợ xấu không cao'!
HÀ NỘI (NV) .- Ngân hàng Nhà Nước CSVN kêu rằng tỉ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam không cao như tổ chức tư vấn đầu tư Moody's nói tới 15% hồi đầu tuần.
Nhân viên chi nhánh ngân hàng ACB ở Hà Nội chuẩn bị đống tiền mặt để trả cho khách hàng khi mọi người hoảng hốt tới rút tiền khi hay tin từ tổng giám đốc của ngân hàng này bị bắt giữ hồi Tháng 8-2012. Vụ án này hiện chưa thấy xét xử. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/GettyImages)
|
“Theo số liệu báo cáo của các tổ chức tín dụng (TCTD), tỷ lệ nợ xấu của hệ thống Ngân hàng Việt Nam tăng từ 4.08% (cuối năm 2012) lên 4.73%/ tổng dư nợ tín dụng vào tháng 10/2013.” Bản thông cáo báo chí của Ngân Hàng Nhà Nước CSVN phổ biến trên trang mạng sbv.gov.vn của cơ quan hôm Thứ Sáu 21/2/2014 nói như thế.
Không những vậy, bản thông cáo còn khoe rằng “Khi tình hình kinh tế vĩ mô được cải thiện và dần phục hồi, cộng với những nỗ lực của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD), diễn biến nợ xấu đã có những tín hiệu khả quan.” Cho nên “Đến cuối tháng 12/2013, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống đã giảm mạnh về mức 3.63% tổng dư nợ tín dụng.”
Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) biện bạch rằng “Đây là số liệu nợ xấu của NHNN được xác định dựa trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành và các thông tin chính thức.”
Nhiều chuyên viên kinh tế tài chính ngay cả trong nước cũng rất nhiều lần không tin rằng các con số thống kê do NHNN đưa ra có thể tin được. Che đậy sự thật, nhất là những sự thật tồi tệ, là đặc tính vô cùng phổ biến trong guồng máy công quyền, xưa nay không có gì thay đổi.
Tuy khoe tỉ lệ nợ xấu thật thấp so với con số do Moody's nêu ra như trên, ở một đoạn dưới của bản thông cáo báo chí, NHNN làm người ta thấy sự mâu thuẫn khi hé lộ rằng “Nếu tính toán một cách thận trọng, nợ xấu bao gồm cả nợ xấu được cơ cấu lại theo Quyết định 780/QĐ-NHNN thì tỷ lệ nợ xấu cũng chỉ khoảng 9%.”
Không riêng gì công ty tư vấn và lượng giá đầu tư quốc tế Moody's, hồi Tháng 10-2013, Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB) cũng nói rằng nếu theo chuẩn mực kế toán quốc tế, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt nam phải cao gấp ba, gấp 4 lần con số mà NHNN của chế độ Hà Nội loan báo.
Ông Dominic Mellor, chuyên gia kinh tế của ADB cho rằng các cơ sở pháp lý để đánh giá nợ xấu ở Việt Nam là không rõ ràng. ADB kêu gọi chế độ Hà Nội cần “quyết tâm chính trị” để đối phó với một hệ thống ngân hàng nhiều khuyết tật và vấn nạn. Nếu không giải quyết đúng hướng, nó có thể kéo sụm cả nền kinh tế.
Những năm gần đây, nhất là từ khi xảy ra việc bắt giữ nhiều chức sắc cầm đầu Ngân Hàng Thương Mại Á Châu (ACB) hồi Tháng 8-2012, Ngân Hàng Nhà Nước CSVN loan báo rất lộn xộn về tỉ lệ nợ xấu của hệ thống ngân háng thương mại, trong đó có nhiều ngân hàng quốc doanh.
Các viên chức cấp cao của Ngân Hàng Nhà Nước CSVN, kể cả ông thống đốc khi thì tuyên bố nợ xấu khoảng 8.82%, khi thì đánh sụt xuống còn 4.47%, rồi có lúc lại báo là 6%. Một số chuyên gia kinh tế tài chính trong nước từng cho hay các con số “đẹp” của nợ xấu đó chỉ là các con số của những người cầm đầu hệ thống ngân hàng nêu ra tuyên truyền, không phải sự thật.