Bỏ lại sau lưng những ngày tháng tù đày, kỳ thị, bất công, đói rách và chờ đợi, và sau một chuyến đi dài mệt nhọc, tôi đến phi trường San Francisco vào sáng ngày 28 Tháng Tám, 1990. Cái cảm giác mát lạnh của thời tiết và không khí êm ả của vùng đất mới đến làm cho tôi cảm thấy khỏe khoắn, phấn khởi nhưng đồng thời không dám nghĩ xa hơn nữa với những tháng ngày đang chờ đợi trước mắt, lo lắng không biết rồi cuộc sống sẽ ra sao?
Phản ứng của một cổ động viên Mỹ sau bàn gỡ huề của Bồ Ðào Nha. (Hình: Scott Olson/Getty Images)
Tôi đã đến Mỹ một lần trước đó như kẻ qua đường, dừng chân lại chốc lát, nhưng hôm nay nước Mỹ là nơi chấp nhận cho tôi dung thân cho hết đời, sau khi chế độ mới trên quê hương đã ruồng bỏ, xô đẩy chúng tôi ra khỏi đất nước. Trong thâm tâm lúc bấy giờ tôi không có khái niệm gì về nước Mỹ, người đã dang vòng tay yêu thương ra cứu vớt và cưu mang chúng tôi, hay là người bạn đã đành đoạn bỏ chúng tôi giữa đường.
Không yêu, cũng không ghét, không háo hức cũng như không lạnh lùng, và lúc bấy giờ tôi cũng không có ý nghĩ nước Mỹ là nơi tôi sẽ thương yêu, gắn bó về sau. Nó giống như một khu nhà mới dọn đến, mà căn nhà và khu vườn sau, như đời sống bề bộn, phải trải qua một thời gian dài, cũng chưa có khái niệm phải dọn dẹp, sinh sống nơi đó ra sao.
Cho đến khi tuyên thệ trước lá quốc kỳ nước Mỹ để thành công dân, tôi mừng là đã trải qua giai đoạn khó khăn để từ đây gia đình có thể ổn định, khỏi lo lắng gì nhiều, mặc dù không được gọi là thành đạt, không sở hữu nỗi một căn nhà, nhưng ít ra đời sống cũng tạm yên. Ngay giờ phút tuyên thệ, đứng trước quốc kỳ Mỹ, nghe bản quốc ca “The Star Spangled Banner Flag,” nếu lúc bấy giờ, có ai hỏi tôi, “Có thấy yêu nước Mỹ không?” thì câu trả lời có lẽ “không.”
Tôi chỉ có cảm giác an bình, hạnh phúc khi đi xa nước Mỹ trở về, nhìn lại bầu trời, con đường quen thuộc, nhìn lại khu phố, ngôi nhà nơi tôi đã sống hạnh phúc, tự do trong bao nhiêu năm, tâm hồn thư thái, yên ổn như một người trở lại quê hương sau những ngày xa cách. Tôi chưa bao giờ cảm thấy yêu thiết tha nước Mỹ, hay cho nước Mỹ là một phần của đời mình, vì dù sao vẫn còn những khoảng cách, những dị biệt mà dù tôi có sống thêm nơi đây cả nửa đời người nữa, thì cũng không thể giống như một người mà tổ tiên họ đã đến đây từ năm bảy trăm năm về trước. Chỉ nghĩ đây là một quê hương thứ hai cho tôi, một người lưu lạc một chỗ dung thân.
Vậy là tôi chưa biết gì về tôi! Cho đến ngày hôm nay, 22 Tháng Sáu, vào lúc 1 giờ trưa (giờ California) tại đất nước Brasil, một trận túc cầu của World Cup giữa Mỹ và Bồ Ðào Nha đang diễn ra và được cả thế giới theo dõi qua các đài truyền hình địa phương. Tôi ít quan tâm đến thể thao vì thể lực yếu kém thời thiếu niên, đá banh “bưởi” thì bị chúng xô té, học đòi trưởng giả ra sân quần vợt, thì chỉ trong hai tiếng đồng hồ tập tành, chạy ngang, đỡ dọc, về nhà đã nằm liệt, cho nên trên báo chí, rất ít để mắt đến trang thể thao mà truyền hình thì đến giờ “sport” cũng tắt máy. Do vậy mà mùa Hè này, World Cup, túc cầu, bóng tròn hay bóng đá tôi cũng chẳng mấy quan tâm.
Ngày Chủ Nhật, lúc bắt đầu khai diễn trận túc cầu Mỹ, Bồ Ðào Nha thì tôi đang trên đường từ San Diego trở về. Người bạn ngồi chung xe cho biết, qua điện thoại di động, CNN loan tin vào phút thứ 5 của hiệp đầu, Mỹ đã bị Bồ Ðào Nha dẫn đầu một quả. Ý nghĩ thoáng qua trong đầu tôi là sở trường của Mỹ đâu phải bóng tròn, thua thiên hạ là chuyện thường tình.
Về đến nhà, thay vì đi làm công chuyện khác, tôi tự thưởng cho mình một giờ trước máy truyền hình, bù cho một buổi sáng “lao động” ở San Diego. Màn ảnh có ghi chữ USA hay EE.UU. ( États-Unis) và những cầu thủ áo trắng, dưới cái nóng gay gắt 95 độ F, đang vã mồ hôi tranh banh trên sân khiến cho tôi không thể nào rời mắt khỏi màn ảnh được.
Phút thứ 63 của hiệp 2, Hoa Kỳ hưởng phạt góc. Banh đá vào đến chân, một cầu thủ áo trắng tung banh đi sát phía trong cột dọc vào lưới, gỡ hòa 1-1 cho Hoa Kỳ. Cả cầu trường, nhất là về phía cổ động viên của Mỹ điên cuồng nhảy múa, la hét, vẫy quốc kỳ, những cái miệng há to hết cỡ, người ta ôm nhau, hôn nhau...và nước mắt tôi bỗng trào ra. Máy quay “close-up” từng khuôn mặt phấn khởi, từ những cầu thủ áo trắng cho đến trên khán đài chung quanh, không phải chỉ giống Anglo-Saxons, da đỏ mà còn da đen, da nâu, da vàng.
Thì ra đội Mỹ là đội nhà, cầu thủ là “những người anh em,” nước Mỹ là nước của tôi, lá cờ này là lá cờ của tôi, đây là phe tôi. Giọt nước mắt của “một người Mỹ” đã chảy ra. Hình như cảm thấy một chút hổ thẹn, tôi nhìn quanh tôi, nhưng chẳng có ai nhìn thấy tôi đang khóc.
Từ đó mắt tôi không rời màn ảnh. Phút thứ 81, cầu thủ Dempsey dùng bụng đẩy banh vào lưới Bồ Ðào Nha. Vào! Hoa Kỳ nâng tỷ số lên 2-1. Cầu trường rung động. Những hình ảnh trên sân cỏ mờ đi, vì mắt tôi đang nhòe lệ! Chỉ còn mấy phút phù du, tôi mong nghe tiếng còi chấm dứt trận đấu của trọng tài ré lên.
Nhưng không! Trong năm phút tăng thêm cho trận đấu, cầu thủ Bồ với một cú đánh đầu đã san bằng tỷ số 2-2! Phe ủng hộ Mỹ trên cầu trường tê tái, mà phần tôi ngồi đây cũng lặng người!
Hôm nay, bỗng nhiên có dịp tôi được nhìn lại con người tôi, tôi yêu nước Mỹ đến thế ư?
Tối nay, như thường lệ, mở Internet ra, được một vài người quen gửi cho xem Youtube bản nhạc “Việt Nam ơi!” do nhạc sĩ Trúc Hồ sáng tác và do các ca sĩ của Trung Tâm Asia và một số bạn trẻ trên thế giới cùng cất cao tiếng hát. Tình tự đất nước, quê hương bỗng trỗi dậy, và “trào lệ cảm” dâng lên trong lòng, hai hàng nước mắt tưởng rằng “tuổi già hạt lệ như sương” lại một lần nữa ràn rụa: “Quê hương là cái gì mà người ta nặng lòng như thế!” (Nhớ Huế - Ðinh Anh Dũng)
Nước mất nhà tan, người Việt lưu vong đã bao nhiêu lần khóc hận, nhưng rồi ví thử mai đây, nước Mỹ, nơi mà chúng ta đang sống bình an, bị thiên tai, thảm họa, thất trận, trai trẻ hàng loạt phải bỏ mình, trên chiến địa, trong đó tất nhiên có cả con em chúng ta, liệu lòng chúng ta có dửng dưng như khách qua đường hay người khách trọ vô tình hay không?
Như vậy, quê hương đâu phải “mỗi người chỉ một!”
06-29-2014 2:45:37 PM
Tạp ghi Huy Phương
Monday, June 30, 2014
Trung Quốc đang dùng “chính sách ngoại giao tàu chiến”
TT - Trong số ra ngày 30-6, nhật báo tiếng Anh hàng đầu Thái Lan Bangkok Post chỉ trích dữ dội những hành vi hiếu chiến của Trung Quốc trên biển Đông và yêu cầu Bắc Kinh đàm phán với các nước ASEAN.
Theo Bangkok Post, trong suốt tháng vừa qua Bắc Kinh “liên tục chủ động gây tranh chấp, đặc biệt với Việt Nam”, với công cụ chính là giàn khoan Hải Dương 981. “Một giàn khoan là công cụ ngoại giao kỳ quái nhưng Trung Quốc đang sử dụng thứ vũ khí độc nhất vô nhị này để thực hiện các mục tiêu và chống lại bất kỳ ai phản đối” - Bangkok Post viết.
Tờ báo hàng đầu Thái Lan chỉ trích cách làm lâu nay mà Trung Quốc sử dụng để đối phó với các bất đồng là “bác bỏ chúng, từ chối thảo luận về chúng và nếu cần thì dùng vũ lực”, khiến tình hình hiện nay trở nên “vô cùng nguy hiểm”. Bangkok Post chỉ rõ Bắc Kinh đã đưa cả giàn khoan và tàu chiến tới vùng biển của Việt Nam. “Mục tiêu dễ thấy của mô hình chính sách ngoại giao tàu chiến thế kỷ 21 này là Việt Nam và Philippines” - Bangkok Post đánh giá.
Bangkok Post cũng cáo buộc tàu hải quân Trung Quốc đã tấn công và quấy rối tàu Việt Nam. Báo này cho rằng Trung Quốc cần phải thay đổi chính sách ngoại giao giàn khoan cứng rắn và đàm phán với các nước ASEAN. “Chỉ có đối thoại với các nước ASEAN thì Trung Quốc mới có thể tìm ra cách giải quyết hiệu quả các tranh chấp hiện nay” - Bangkok Post khẳng định.
Trong khi đó, nhật báo Philippines Manila Standard Today lên án việc Trung Quốc phớt lờ đơn kiện “đường chín đoạn” của Philippines và công bố bản đồ “đường mười đoạn” là hành vi thể hiện chủ nghĩa bành trướng và đế quốc, đe dọa an ninh Đông Nam Á. Báo này dẫn lại lời chuyên gia châu Á - Thái Bình Dương Victor Robert Lee đánh giá Trung Quốc là “đế quốc cuối cùng trên thế giới” và là “thế lực thực dân cuối cùng hơn 50 năm sau khi thực dân châu Âu, Nhật, Mỹ từ bỏ các thuộc địa”.
Theo Manila Standard Today, ngay cả chính quyền Bắc Kinh cũng hiểu rằng nước này trên thực tế không có cơ sở đòi chủ quyền biển Đông bởi tấm bản đồ chín đoạn chỉ là sản phẩm của sự tưởng tượng. Báo này chỉ rõ trong một cuộc triển lãm gần đây, Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc trưng bày một tấm bản đồ cổ Trung Quốc trắng đen bao gồm đường chín đoạn màu đỏ. Kiểm tra kỹ thì thấy có kẻ đã vẽ đường chín đoạn bằng bút chì và bút đỏ đè lên tấm bản đồ.
Hôm 29-6, tạp chí The Diplomat cũng có bài viết đánh giá Trung Quốc đang hành xử giống như một quốc gia thực dân thế kỷ 16 thay vì một cường quốc thế kỷ 21. The Diplomat cho rằng bản đồ đường chín đoạn hoàn toàn đi ngược lại luật biển quốc tế, các công ước hiện đại và chủ quyền lãnh thổ các nước khu vực. “Cái chính sách mà Trung Quốc đưa ra đã không tạo ra bất kỳ không gian nào cho đàm phán” - The Diplomat chỉ trích. Tạp chí này cũng cảnh báo xung đột chắc chắn sẽ nổ ra trên biển Đông nếu Trung Quốc đưa giàn khoan vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
01/07/2014 08:31 (GMT + 7)
HIẾU TRUNG
Các nước láng giềng muốn Trung Quốc minh bạch
Theo báo Philippines Philstar, ông Stephen Hadley, cựu cố vấn an ninh quốc gia thời tổng thống George Bush và Obama, nhận định rằng việc Trung Quốc bành trướng sức mạnh của lực lượng hải quân “sẽ làm gia tăng sự nghi ngờ và mối quan tâm không chỉ với người dân Mỹ” mà còn với các nước Đông Nam Á, và do vậy “các nước láng giềng của Trung Quốc cảm thấy yên tâm hơn với sự hiện diện của lực lượng hải quân Mỹ”.
Ông Hadley - chủ tịch Viện Hòa bình Mỹ - giải thích thêm: “Mỹ và các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ muốn nhìn thấy sự minh bạch hơn về khả năng hải quân của Trung Quốc”. Tại Hội nghị hòa bình thế giới tổ chức ở Bắc Kinh cuối tuần qua, ông Hadley cũng đã thẳng thắn bác bỏ những suy đoán của Trung Quốc cho rằng Mỹ âm mưu kích động gây rắc rối với Trung Quốc trong việc tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng.
|
Kế hoạch xâm lấn Việt Nam theo kiểu “tằm ăn dâu” của Trung cộng, và sự tiếp tay đồng lõa của CSVN
VRNs (01.07.2014) – Texas, USA – Trước việc Trung Cộng ngang nhiên đặt giàn khoan dầu ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhiều người dân nhận thấy Trung Cộng đang dần dần xâm chiếm đất nước ta từng bước một. Sở dĩ Trung cộng làm được điều này là nhờ Đảng và nhà nước CSVN tiếp tay đồng loã.
Thời nay, Trung cộng không thể xâm chiếm đất nước ta bằng cách tràn quân qua biên giới để tiến sâu vào nội địa Việt Nam như thời nhà Nguyên, nhà Minh ngày xưa đã từng làm. Thế giới hiện nay được tổ chức lại một cách có quy củ và trật tự hơn, việc xâm lăng như thế sẽ bị thế giới kết án và sau đó là tẩy chay, chế tài. Vì thế, để thực hiện mộng bành trướng, Trung cộng xâm chiếm các nước nhỏ theo một hình thức mới, vừa an toàn, vừa hữu hiệu, lại vừa tránh được sự kết án của thế giới.
Đó là xâm chiếm một cách tiệm tiến theo kiểu “tằm ăn dâu”, hay theo kiểu “luộc ếch chậm”. Phương cách này lợi hại ở chỗ nó làm cho dân tộc bị xâm chiếm không cảm thấy nguy hiểm quá đột ngột khiến dân tộc ấy phải phản ứng chống lại ngay. Ngược lại, nó làm cho dân tộc ấy nếu không chống lại ngay được thì sẽ tự thích ứng tình trạng hiện tại, cứ thích ứng như thế cho tới khi “con tằm ăn hết lá dâu” hay “con ếch bị luộc chín trong nồi nước sôi” ([1]), hay tới khi Việt Nam chính thức trở thành một tỉnh của Trung cộng.
Muốn thực hiện thành công phương cách xâm chiếm này, Trung cộng rất cần sự tiếp tay đồng lõa của thế lực cầm quyền đang điều hành bộ máy nhà nước của dân tộc ấy. Thiếu sự tiếp tay đồng lõa này thì việc xâm chiếm không thể thực hiện được.
Để thực hiện việc xâm chiếm Việt Nam, Trung cộng đã phải chuẩn bị nhiều thập niên trước để có được một bộ máy nhà nước nội gián, làm công cụ, sẵn sàng tiếp tay đồng lõa với Trung cộng như nhà nước CSVN hiện nay. Và tới nay, họ đã thành công. Bằng chiến thuật đơn giản và cổ điển là “cây gậy và củ cà-rốt”, hay nói cụ thể hơn là “thưởng và phạt”, họ đã biến đảng CSVN thành một tập đoàn tay sai, giúp họ thực hiện mộng thôn tính toàn Việt Nam theo kế hoạch “tằm ăn dâu” như đã nói trên.
Đảng CSVN sở dĩ chấp nhận một việc ngu xuẩn và bán nước như vậy chính vì tham vọng muốn nắm quyền độc tôn trường trị dân tộc Việt Nam, không chấp nhận nhường quyền cai trị cho bất cứ một đảng hay một thế lực nào khác cho dù có xứng đáng hơn mình gấp trăm lần hay có thể làm đất nước tiến bộ, giàu mạnh trên thế giới hơn mình. Nỗi sợ lớn nhất của đảng CSVN là bị mất quyền cai trị, nên với bất cứ giá nào, cho dù phải hy sinh cả dân tộc này, họ phải giữ cho bằng được “cái ghế quyền lực” mà họ đang ngồi trên đó. Trung cộng nắm được tham vọng cũng như nỗi sợ đó, nên tha hồ đe dọa lẫn dụ dỗ, mua chuộc cũng như lũng đoạn cả bộ máy cai trị của CSVN.
Kế hoạch xâm chiếm Việt Nam theo kiểu “tằm ăn dâu” này là gì? Để hiểu rõ kế hoạch này, chúng ta cần xét việc làm của hai phía: Trung cộng và CSVN.
1. Phía Trung cộng
Trung cộng chủ trương thực hiện việc xâm chiếm dần dần từng bước lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam theo đủ mọi cách, và dưới nhiều hình thức khác nhau. Khi thì ký mật ước xác định lại các mốc ranh giới phía bắc Việt Nam khiến Việt Nam mất đi hàng ngàn cây số vuông dọc theo biên giới phía bắc. Khi thì ký Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ khiến Việt Nam mất đi hàng chục ngàn cây số vuông biển. Khi thì ký hợp đồng với CSVN để lập những khu công nghệ ngay trên lãnh thổ Việt Nam như khai thác bauxit ở Tây Nguyên (một vùng có tầm chiến lược hết sức quan trọng cho sự tồn vong của Việt Nam), thuê rừng đầu nguồn để khai thác một nguồn lợi nào đó. Khi thì chấp nhận cho dân của Trung cộng được tự do nhập cư vào Việt Nam không cần visa, từ đó phát sinh những China town, những trung tâm du lịch của Tầu ở rải rắc khắp nơi tại Việt Nam… Khi thì đòi CSVN phải chấp nhận cho những khu China town kia được tự trị. Khi thì dùng sức mạnh quân sự đánh chiếm một số hải đảo của Việt Nam như đảo Gạc Ma, đảo Len Đao, đảo Chữ Thập, v.v… Còn nhiều sự việc khác không tiện kể dài dòng ở đây.
Trung cộng thì cứ việc từ từ lấn tới, chiếm dần lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam cũng như dần dần điều khiển bộ máy lãnh đạo của đảng và nhà nước CSVN. Hiện nay tuy mới chỉ chiếm được một số lãnh thổ và lãnh hải, nhưng rõ ràng là Trung cộng đã nắm trong tay bộ Chính trị, Quốc hội CSVN nên Việt Nam cứ càng ngày càng bị mất đất mất biển dần dần vào tay Trung cộng.
2. Về phía Việt Nam
Công việc mà Trung cộng đòi buộc bọn tay sai CSVN phải làm được là làm sao giúp Trung cộng giữ được, bảo vệ được những thành quả đã đạt được, nghĩa là Trung cộng chiếm được bất kỳ phần đất hay phần biển nào của Việt Nam, thì CSVN phải làm sao tiếp tay để Trung cộng giữ được hay bảo vệ được nguyên trạng vừa mới thành hình.
Để thực hiện được nhiệm vụ này, trước hết CSVN phải che dấu để người dân không nhìn thấy được bản chất của mình là bán nước, là đang tiếp tay giúp Trung cộng xâm lược tổ quốc mình theo kiểu “tằm ăn dâu”. Kế đến, CSVN phải hoàn toàn kiểm soát được phản ứng của người dân trong nước đối với việc Trung cộng chiếm đất hay chiếm biển của Việt Nam, không được để dân chúng phản ứng quá mạnh.
- Để che dấu trước người dân bản chất bán nước và hành động tiếp tay giúp Trung cộng xâm lược, CSVN phải giả bộ phản đối Trung cộng mỗi khi Trung cộng chiếm được một phần đất hay phần biển, hoặc mỗi khi Trung cộng xâm phạm chủ quyền Việt Nam một cách nghiêm trọng như trường hợp cắt cáp tàu Bình Minh hay cắm dàn khoan khổng lồ HD-981 và giàn khoan NH-9 ngay trong thềm lục địa thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trung cộng cho phép CSVN được đóng kịch, nghĩa là được phép phản đối Trung cộng trong mức độ vừa phải, miễn sao không đến nỗi buộc Trung cộng phải rút lui hay lùi một bước so với những gì đã đạt được. Nếu không giả bộ phản đối trước những hành vi xâm phạm quá trắng trợn và nghiêm trọng của Trung cộng, thì người dân sẽ thấy quá rõ ràng và có thể xác định được chắc chắn bản chất đồng lõa tiếp tay của CSVN. Điều này khiến người dân quá phẫn nộ, có thể nổi dậy lật đổ đảng CSVN; điều này sẽ gây bất lợi cho cả Trung cộng (vì không còn tay sai để tiếp tay Trung cộng xâm lược Việt Nam nữa).
Thật vậy, có những lúc CSVN mua vũ khí, tàu ngầm, máy bay như thể đang chuẩn bị chống lại Trung cộng, hay tổ chức những buổi hội thảo về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng-Trường Sa, hay có lúc CSVN phản đối Trung cộng khá mạnh mẽ đến nỗi nhiều người dân “mừng húm”, những tưởng CSVN đã thay đổi, đã từ bỏ hẳn lập trường thân Trung cộng mà trở thành chống đối. Nhưng sau đó thì dường như tình hình chẳng có chuyện gì thay đổi cả. Tất cả chỉ là đóng kịch để lòe bịp dân chúng, để dân chúng nghĩ rằng CSVN cũng chống lại Trung cộng, chứ đâu có tiếp tay cho giặc.
- Để hoàn toàn kiểm soát được phản ứng của người dân trong nước đối với việc Trung cộng chiếm đất hay chiếm biển của Việt Nam, CSVN đành phải chấp nhận cho người dân biểu tình phản đối Trung cộng trong mức độ mà họ có thể kiểm soát được. Sự cho phép này có thể đánh lừa người dân thơ ngây cho rằng CSVN cũng thực tình muốn chống Trung cộng. Tuy nhiên, nếu cuộc biểu tình có nguy cơ lớn mạnh hơn, vuột khỏi mức độ kiểm soát được của CSVN, hoặc biến thành biểu tình chống lại chế độ, thì họ sẵn sàng thẳng tay đàn áp không nhân nhượng.
Nếu hiểu được phương pháp xâm chiếm Việt Nam của Trung cộng được sự tiếp tục đồng lõa của CSVN thì chúng ta sẽ không bị CSVN lừa dối. Chúng ta sẽ không “mừng húm” khi thấy CSVN đóng kịch giả phản đối Trung cộng cách mạnh mẽ, giả bộ bắt tay với Hoa Kỳ để nhờ Hoa Kỳ chống lại Trung cộng, giả bộ lên tiếng sẽ kiện Trung cộng ra trước tòa án quốc tế, v.v… Chắc chắn còn nhiều trò giả bộ, đóng kịch khác…
CSVN nhiều lần cho vài ba chiếc tàu hải giám bằng gỗ hay bằng sắt nhỏ gấp nhiều lần tàu của Trung cộng ra vùng giàn khoan HD-981 để mang danh giám sát việc làm của Trung cộng. Thế rồi cả hàng chục chiếc tàu sắt lớn của Trung cộng ra xông ra nghênh chiến, phun vòi rồng và đâm vào tàu Việt Nam khiến tàu Việt Nam bị hư hại nặng nề, thậm chí phía Việt Nam có người bị thiệt mạng hoặc bị trọng thương. Chắc chắn đây chỉ là trò đóng kịch lố lăng của CSVN, vừa tốn tiền thuế của dân (do những chiếc tàu Việt Nam bị hư hại), vừa hy sinh nhân mạng người Việt cách phí phạn. CSVN làm như thế chỉ là để cho người dân thấy rằng CSVN cũng tìm cách… giám sát, phản đối, đối phó Trung cộng chứ đâu phải không làm gì.
Nhưng việc cần làm hơn và ích lợi hơn gấp bội là chính Quốc hội CSVN, trên danh nghĩa là cơ quan quyền lực cao nhất của Việt Nam, phải ra một nghị quyết phản đối Trung cộng, thì CSVN lại không chịu làm. Điều này chứng tỏ Quốc hội CSVN hoàn toàn vô trách nhiệm trước nguy cơ mất nước của cả dân tộc. Nếu Quốc hội không làm thì Chủ tịch nước hay Bí thư đảng phải lên tiếng phản đối chính thức bằng văn bản. Hay việc cần làm gấp là kiện cáo Trung cộng về vụ Hoàng Sa và Trường Sa ra trước tòa án Quốc tế, vì mình đã đầy đủ bằng chứng thuyết phục để có thể thắng kiện. Những việc hết sức cần thiết phải làm, tại sao đến giờ này CSVN vẫn chưa chịu làm?
Việc thật sự cần làm thì không làm, khiến cho những việc không cần làm kia chỉ lộ ra tính “đóng kịch” của chúng mà thôi.
Sau khi Trung cộng cắm giàn khoan HD-981 vào hải phận Việt Nam, với sự phản đối chiếu lệ và đóng kịch của CSVN, thì Trung cộng chẳng những không dời HD-981 đi mà còn tiến hành bước kế tiếp là đưa thêm giàn khoan NH-9 vào nữa. Nếu CSVN cứ tiếp tục phản đối cách yếu sìu như thế thì Trung cộng sẽ còn tiếp tục cắm nhiều giàn khoan khác nữa, sẽ còn nhiều màn lấn tới nữa… Cuối cùng Việt Nam sẽ ra sao?
Điều quan trọng là người Việt trong và ngoài nước nhận thức được ác tâm của Trung cộng quyết xâm lấn Việt Nam theo kiểu “tằm ăn dâu” và dã tâm của CSVN muốn tiếp tay giúp Trung cộng thực hiện việc xâm lấn ấy bằng cách phản đối một cách chiếu lệ, hầu tạo điều kiện thuận lợi cho Trung cộng tiến hành bước xâm lấn kế tiếp.
Nhận thức được như thế, chẳng lẽ chúng ta lại chấp nhận thích ứng với tình trạng hiện tại như kiểu con ếch trong thí nghiệm “luộc ếch chậm”, nó sẵn sàng thích ứng với nước đang nóng lên rất từ từ, cho tới khi không chịu được mới quyết định nhảy ra, thì lúc ấy… đã quá muộn! Năng lực cần thiết để có thể nhảy ra thì đã tiêu thụ hết trong việc thích ứng với nhiệt độ nóng dần rồi, nên cuối cùng đành chấp nhận bị luộc chín! Không hành động kịp thời, e rằng khi thấy mất nước tới nơi mới hành động thì… đã quá muộn!!!
Nguyễn Chính Kết
—
[1] Trong một trang facebook nọ có kể về một thí nghiệm thật ý nghĩa và thích hợp để minh họa cho kế hoạch tiệm tiến của Trung cộng trong việc xâm chiếm Việt Nam.
Khởi đầu, người ta bỏ một con ếch vào một nồi nước nóng khoảng 70 độ C. Con ếch lập tức nhẩy phóng ra ngoài liền, nhờ phóng ra mà nó tiếp tục sống. Sau đó, người ta bỏ con ếch đó vào một nồi nước lạnh, con ếch thấy không có gì nguy hiểm nên ngồi yên trong đó. Người ta bắt đầu đun từ từ cho nước nóng lên thật chậm. Khả năng thích nghi với môi trường của loài ếch rất cao, nên khi nước nóng lên từ từ nó vận dụng khả năng thích ứng đó và cảm không thấy có gì nguy hiểm đến nỗi phải nhẩy ra khỏi nồi nước cả. Đến khi nước nóng tới độ không chịu được nữa nó mới quyết định nhảy ra. Nhưng lúc này nó nhảy ra không nổi vì năng lực của nó đã cạn kiệt do tiêu hao quá nhiều vào việc thích ứng với nhiệt độ tăng dần của môi trường. Chú ếch đành ở lại trong nồi để rồi cuối cùng bị luộc chín.
Nguồn: http://nguyenchinhket1.blogspot.com/2014/06/kehoachtamandaucuatrungcong.html
Thời nay, Trung cộng không thể xâm chiếm đất nước ta bằng cách tràn quân qua biên giới để tiến sâu vào nội địa Việt Nam như thời nhà Nguyên, nhà Minh ngày xưa đã từng làm. Thế giới hiện nay được tổ chức lại một cách có quy củ và trật tự hơn, việc xâm lăng như thế sẽ bị thế giới kết án và sau đó là tẩy chay, chế tài. Vì thế, để thực hiện mộng bành trướng, Trung cộng xâm chiếm các nước nhỏ theo một hình thức mới, vừa an toàn, vừa hữu hiệu, lại vừa tránh được sự kết án của thế giới.
Đó là xâm chiếm một cách tiệm tiến theo kiểu “tằm ăn dâu”, hay theo kiểu “luộc ếch chậm”. Phương cách này lợi hại ở chỗ nó làm cho dân tộc bị xâm chiếm không cảm thấy nguy hiểm quá đột ngột khiến dân tộc ấy phải phản ứng chống lại ngay. Ngược lại, nó làm cho dân tộc ấy nếu không chống lại ngay được thì sẽ tự thích ứng tình trạng hiện tại, cứ thích ứng như thế cho tới khi “con tằm ăn hết lá dâu” hay “con ếch bị luộc chín trong nồi nước sôi” ([1]), hay tới khi Việt Nam chính thức trở thành một tỉnh của Trung cộng.
Muốn thực hiện thành công phương cách xâm chiếm này, Trung cộng rất cần sự tiếp tay đồng lõa của thế lực cầm quyền đang điều hành bộ máy nhà nước của dân tộc ấy. Thiếu sự tiếp tay đồng lõa này thì việc xâm chiếm không thể thực hiện được.
Để thực hiện việc xâm chiếm Việt Nam, Trung cộng đã phải chuẩn bị nhiều thập niên trước để có được một bộ máy nhà nước nội gián, làm công cụ, sẵn sàng tiếp tay đồng lõa với Trung cộng như nhà nước CSVN hiện nay. Và tới nay, họ đã thành công. Bằng chiến thuật đơn giản và cổ điển là “cây gậy và củ cà-rốt”, hay nói cụ thể hơn là “thưởng và phạt”, họ đã biến đảng CSVN thành một tập đoàn tay sai, giúp họ thực hiện mộng thôn tính toàn Việt Nam theo kế hoạch “tằm ăn dâu” như đã nói trên.
Đảng CSVN sở dĩ chấp nhận một việc ngu xuẩn và bán nước như vậy chính vì tham vọng muốn nắm quyền độc tôn trường trị dân tộc Việt Nam, không chấp nhận nhường quyền cai trị cho bất cứ một đảng hay một thế lực nào khác cho dù có xứng đáng hơn mình gấp trăm lần hay có thể làm đất nước tiến bộ, giàu mạnh trên thế giới hơn mình. Nỗi sợ lớn nhất của đảng CSVN là bị mất quyền cai trị, nên với bất cứ giá nào, cho dù phải hy sinh cả dân tộc này, họ phải giữ cho bằng được “cái ghế quyền lực” mà họ đang ngồi trên đó. Trung cộng nắm được tham vọng cũng như nỗi sợ đó, nên tha hồ đe dọa lẫn dụ dỗ, mua chuộc cũng như lũng đoạn cả bộ máy cai trị của CSVN.
Kế hoạch xâm chiếm Việt Nam theo kiểu “tằm ăn dâu” này là gì? Để hiểu rõ kế hoạch này, chúng ta cần xét việc làm của hai phía: Trung cộng và CSVN.
1. Phía Trung cộng
Trung cộng chủ trương thực hiện việc xâm chiếm dần dần từng bước lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam theo đủ mọi cách, và dưới nhiều hình thức khác nhau. Khi thì ký mật ước xác định lại các mốc ranh giới phía bắc Việt Nam khiến Việt Nam mất đi hàng ngàn cây số vuông dọc theo biên giới phía bắc. Khi thì ký Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ khiến Việt Nam mất đi hàng chục ngàn cây số vuông biển. Khi thì ký hợp đồng với CSVN để lập những khu công nghệ ngay trên lãnh thổ Việt Nam như khai thác bauxit ở Tây Nguyên (một vùng có tầm chiến lược hết sức quan trọng cho sự tồn vong của Việt Nam), thuê rừng đầu nguồn để khai thác một nguồn lợi nào đó. Khi thì chấp nhận cho dân của Trung cộng được tự do nhập cư vào Việt Nam không cần visa, từ đó phát sinh những China town, những trung tâm du lịch của Tầu ở rải rắc khắp nơi tại Việt Nam… Khi thì đòi CSVN phải chấp nhận cho những khu China town kia được tự trị. Khi thì dùng sức mạnh quân sự đánh chiếm một số hải đảo của Việt Nam như đảo Gạc Ma, đảo Len Đao, đảo Chữ Thập, v.v… Còn nhiều sự việc khác không tiện kể dài dòng ở đây.
Trung cộng thì cứ việc từ từ lấn tới, chiếm dần lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam cũng như dần dần điều khiển bộ máy lãnh đạo của đảng và nhà nước CSVN. Hiện nay tuy mới chỉ chiếm được một số lãnh thổ và lãnh hải, nhưng rõ ràng là Trung cộng đã nắm trong tay bộ Chính trị, Quốc hội CSVN nên Việt Nam cứ càng ngày càng bị mất đất mất biển dần dần vào tay Trung cộng.
2. Về phía Việt Nam
Công việc mà Trung cộng đòi buộc bọn tay sai CSVN phải làm được là làm sao giúp Trung cộng giữ được, bảo vệ được những thành quả đã đạt được, nghĩa là Trung cộng chiếm được bất kỳ phần đất hay phần biển nào của Việt Nam, thì CSVN phải làm sao tiếp tay để Trung cộng giữ được hay bảo vệ được nguyên trạng vừa mới thành hình.
Để thực hiện được nhiệm vụ này, trước hết CSVN phải che dấu để người dân không nhìn thấy được bản chất của mình là bán nước, là đang tiếp tay giúp Trung cộng xâm lược tổ quốc mình theo kiểu “tằm ăn dâu”. Kế đến, CSVN phải hoàn toàn kiểm soát được phản ứng của người dân trong nước đối với việc Trung cộng chiếm đất hay chiếm biển của Việt Nam, không được để dân chúng phản ứng quá mạnh.
- Để che dấu trước người dân bản chất bán nước và hành động tiếp tay giúp Trung cộng xâm lược, CSVN phải giả bộ phản đối Trung cộng mỗi khi Trung cộng chiếm được một phần đất hay phần biển, hoặc mỗi khi Trung cộng xâm phạm chủ quyền Việt Nam một cách nghiêm trọng như trường hợp cắt cáp tàu Bình Minh hay cắm dàn khoan khổng lồ HD-981 và giàn khoan NH-9 ngay trong thềm lục địa thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trung cộng cho phép CSVN được đóng kịch, nghĩa là được phép phản đối Trung cộng trong mức độ vừa phải, miễn sao không đến nỗi buộc Trung cộng phải rút lui hay lùi một bước so với những gì đã đạt được. Nếu không giả bộ phản đối trước những hành vi xâm phạm quá trắng trợn và nghiêm trọng của Trung cộng, thì người dân sẽ thấy quá rõ ràng và có thể xác định được chắc chắn bản chất đồng lõa tiếp tay của CSVN. Điều này khiến người dân quá phẫn nộ, có thể nổi dậy lật đổ đảng CSVN; điều này sẽ gây bất lợi cho cả Trung cộng (vì không còn tay sai để tiếp tay Trung cộng xâm lược Việt Nam nữa).
Thật vậy, có những lúc CSVN mua vũ khí, tàu ngầm, máy bay như thể đang chuẩn bị chống lại Trung cộng, hay tổ chức những buổi hội thảo về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng-Trường Sa, hay có lúc CSVN phản đối Trung cộng khá mạnh mẽ đến nỗi nhiều người dân “mừng húm”, những tưởng CSVN đã thay đổi, đã từ bỏ hẳn lập trường thân Trung cộng mà trở thành chống đối. Nhưng sau đó thì dường như tình hình chẳng có chuyện gì thay đổi cả. Tất cả chỉ là đóng kịch để lòe bịp dân chúng, để dân chúng nghĩ rằng CSVN cũng chống lại Trung cộng, chứ đâu có tiếp tay cho giặc.
- Để hoàn toàn kiểm soát được phản ứng của người dân trong nước đối với việc Trung cộng chiếm đất hay chiếm biển của Việt Nam, CSVN đành phải chấp nhận cho người dân biểu tình phản đối Trung cộng trong mức độ mà họ có thể kiểm soát được. Sự cho phép này có thể đánh lừa người dân thơ ngây cho rằng CSVN cũng thực tình muốn chống Trung cộng. Tuy nhiên, nếu cuộc biểu tình có nguy cơ lớn mạnh hơn, vuột khỏi mức độ kiểm soát được của CSVN, hoặc biến thành biểu tình chống lại chế độ, thì họ sẵn sàng thẳng tay đàn áp không nhân nhượng.
Nếu hiểu được phương pháp xâm chiếm Việt Nam của Trung cộng được sự tiếp tục đồng lõa của CSVN thì chúng ta sẽ không bị CSVN lừa dối. Chúng ta sẽ không “mừng húm” khi thấy CSVN đóng kịch giả phản đối Trung cộng cách mạnh mẽ, giả bộ bắt tay với Hoa Kỳ để nhờ Hoa Kỳ chống lại Trung cộng, giả bộ lên tiếng sẽ kiện Trung cộng ra trước tòa án quốc tế, v.v… Chắc chắn còn nhiều trò giả bộ, đóng kịch khác…
CSVN nhiều lần cho vài ba chiếc tàu hải giám bằng gỗ hay bằng sắt nhỏ gấp nhiều lần tàu của Trung cộng ra vùng giàn khoan HD-981 để mang danh giám sát việc làm của Trung cộng. Thế rồi cả hàng chục chiếc tàu sắt lớn của Trung cộng ra xông ra nghênh chiến, phun vòi rồng và đâm vào tàu Việt Nam khiến tàu Việt Nam bị hư hại nặng nề, thậm chí phía Việt Nam có người bị thiệt mạng hoặc bị trọng thương. Chắc chắn đây chỉ là trò đóng kịch lố lăng của CSVN, vừa tốn tiền thuế của dân (do những chiếc tàu Việt Nam bị hư hại), vừa hy sinh nhân mạng người Việt cách phí phạn. CSVN làm như thế chỉ là để cho người dân thấy rằng CSVN cũng tìm cách… giám sát, phản đối, đối phó Trung cộng chứ đâu phải không làm gì.
Nhưng việc cần làm hơn và ích lợi hơn gấp bội là chính Quốc hội CSVN, trên danh nghĩa là cơ quan quyền lực cao nhất của Việt Nam, phải ra một nghị quyết phản đối Trung cộng, thì CSVN lại không chịu làm. Điều này chứng tỏ Quốc hội CSVN hoàn toàn vô trách nhiệm trước nguy cơ mất nước của cả dân tộc. Nếu Quốc hội không làm thì Chủ tịch nước hay Bí thư đảng phải lên tiếng phản đối chính thức bằng văn bản. Hay việc cần làm gấp là kiện cáo Trung cộng về vụ Hoàng Sa và Trường Sa ra trước tòa án Quốc tế, vì mình đã đầy đủ bằng chứng thuyết phục để có thể thắng kiện. Những việc hết sức cần thiết phải làm, tại sao đến giờ này CSVN vẫn chưa chịu làm?
Việc thật sự cần làm thì không làm, khiến cho những việc không cần làm kia chỉ lộ ra tính “đóng kịch” của chúng mà thôi.
Sau khi Trung cộng cắm giàn khoan HD-981 vào hải phận Việt Nam, với sự phản đối chiếu lệ và đóng kịch của CSVN, thì Trung cộng chẳng những không dời HD-981 đi mà còn tiến hành bước kế tiếp là đưa thêm giàn khoan NH-9 vào nữa. Nếu CSVN cứ tiếp tục phản đối cách yếu sìu như thế thì Trung cộng sẽ còn tiếp tục cắm nhiều giàn khoan khác nữa, sẽ còn nhiều màn lấn tới nữa… Cuối cùng Việt Nam sẽ ra sao?
Điều quan trọng là người Việt trong và ngoài nước nhận thức được ác tâm của Trung cộng quyết xâm lấn Việt Nam theo kiểu “tằm ăn dâu” và dã tâm của CSVN muốn tiếp tay giúp Trung cộng thực hiện việc xâm lấn ấy bằng cách phản đối một cách chiếu lệ, hầu tạo điều kiện thuận lợi cho Trung cộng tiến hành bước xâm lấn kế tiếp.
Nhận thức được như thế, chẳng lẽ chúng ta lại chấp nhận thích ứng với tình trạng hiện tại như kiểu con ếch trong thí nghiệm “luộc ếch chậm”, nó sẵn sàng thích ứng với nước đang nóng lên rất từ từ, cho tới khi không chịu được mới quyết định nhảy ra, thì lúc ấy… đã quá muộn! Năng lực cần thiết để có thể nhảy ra thì đã tiêu thụ hết trong việc thích ứng với nhiệt độ nóng dần rồi, nên cuối cùng đành chấp nhận bị luộc chín! Không hành động kịp thời, e rằng khi thấy mất nước tới nơi mới hành động thì… đã quá muộn!!!
Nguyễn Chính Kết
—
[1] Trong một trang facebook nọ có kể về một thí nghiệm thật ý nghĩa và thích hợp để minh họa cho kế hoạch tiệm tiến của Trung cộng trong việc xâm chiếm Việt Nam.
Khởi đầu, người ta bỏ một con ếch vào một nồi nước nóng khoảng 70 độ C. Con ếch lập tức nhẩy phóng ra ngoài liền, nhờ phóng ra mà nó tiếp tục sống. Sau đó, người ta bỏ con ếch đó vào một nồi nước lạnh, con ếch thấy không có gì nguy hiểm nên ngồi yên trong đó. Người ta bắt đầu đun từ từ cho nước nóng lên thật chậm. Khả năng thích nghi với môi trường của loài ếch rất cao, nên khi nước nóng lên từ từ nó vận dụng khả năng thích ứng đó và cảm không thấy có gì nguy hiểm đến nỗi phải nhẩy ra khỏi nồi nước cả. Đến khi nước nóng tới độ không chịu được nữa nó mới quyết định nhảy ra. Nhưng lúc này nó nhảy ra không nổi vì năng lực của nó đã cạn kiệt do tiêu hao quá nhiều vào việc thích ứng với nhiệt độ tăng dần của môi trường. Chú ếch đành ở lại trong nồi để rồi cuối cùng bị luộc chín.
Nguồn: http://nguyenchinhket1.blogspot.com/2014/06/kehoachtamandaucuatrungcong.html
Tả tơi trong anh dũng.
Gần hai tháng kể từ ngày Trung Quốc cắm chiếc răng nanh mang tên HD 981 xuống da thịt Việt Nam, hàng loạt chuyện lớn nhỏ đã xảy ra và người dân như những con vụ, xoay lòng vòng trên đất liền trong khi biển thì xa và muốn biết nó một cách cụ thể người dân không còn cách nào khác là đọc báo, nghe đài những phương tiện duy nhất trong lúc dầu thì sôi mà biển thì ầm ầm dậy sóng.
Những thông tin được dàn trải không ít thì nhiều báo động một điều đang lừng lững tới: Trung Quốc xác định dã tâm lấn chiếm Biển Đông bằng vũ lực, trong đó các loại tàu bán quân sự được tung ra uy hiếp, khống chế thuyền bè của ngư dân, rượt đuổi tàu cảnh sát biển Việt Nam, đâm tàu kiểm ngư tơi tả và vẫn tiếp tục chiếm đóng vùng biển một cách ngang ngược như trên cả thế giới này chỉ có một mình Trung Quốc là bá chủ.
Trong khi đó chính phủ, đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn ngồi chờ đợi một điều gì đó có thể cứu vãn tình trạng tiến thối lưỡng nan của cả một hệ thống.
Chờ đợi vì không ai dám bước ra khỏi vành đai của sự lệ thuộc chính trị trong nhiều năm, tẩy sạch mọi phản ứng, tư duy của một đất nước độc lập. Người dân một lần nữa thấy thêm những sự chờ đợi có thể được xem là bất chính ấy của người cầm quyền và miên man tự hỏi: họ chờ đợi diều gì khi giặc đã vào nhà?
Một công văn được cho là thật đang lưu hành trên mạng của tỉnh Quảng Đông gửi Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 20 tháng 5 năm 2014, tức 18 ngày sau sự biến giàn khoan. Công văn bàn giao những hạng mục mà Việt Nam phải làm do Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa ấn ký trong đó có hai việc đáng chú ý được nhắc nhở đầu tiên trong công văn:
"1. Thúc đẩy Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải thăm Quảng Đông.
"2. Trong khuôn khổ bồi dưỡng đào tạo cán bộ giữa hai Đảng Trung Việt, triển khai công tác đào tạo cho cán bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Kế hoạch trong 05 năm đào tạo 300 cán bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ; trong đó Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mỗi địa phương 100 cán bộ, 100 cán bộ của các tỉnh thành có quan hệ hợp tác với Quảng Đông nhiều như TP. Hải Phòng, Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ninh, Quảng Nam".
Những cái tên được nhắc tới trong công văn cho thấy mức lệ thuộc vào đảng cộng sản Trung Quốc đã sâu và hiển nhiên tới độ người dân có thể dựa vào đó làm câu trả lời cho các vụ đàn áp biểu tình chống Trung Quốc từ trước tới nay. Công văn cũng cho thấy Trung Quốc đã huấn luyện cho đảng viên đảng cộng sản Việt Nam như thế nào để trả lời câu hỏi vì sao họ im lặng.
Việt Nam vốn ca tụng truyền thống tôn sư trọng đạo, vì vậy thật khó cho giải pháp "phản thầy" nếu muốn cứu nước.
Nhưng không lẽ lại im lặng mãi thì dân nó loạn, vẫn còn rất nhiều bầu máu nóng trong dân chúng, cách ngăn ngừa tốt nhất là tuyến bố. Tuyên bố càng mạnh thì lòng căm thù bực tức của người dân sẽ được vuốt ve, vậy là Thủ tướng được phân công cho "nhiệm vụ" lên tiếng.
Thủ tướng chỉ nói mấy chữ "hữu nghị viển vông" mà cả nước như phát cuồng. Có người quả quyết để nói lên được bốn chữ này Thủ tướng đã rất anh dũng, anh dũng vì thừa nhận chế độ đã theo đuổi những điều viển vông bao nhiêu năm trời. Có người hỏi lại: liệu sự anh dũng này là có thật, chấp nhận "tả tơi", hay chỉ là giai đoạn của một kịch bản công phu được nhiều người cùng nhau dàn dựng?
Báo chí thi nhau giật tít trang nhất về sức mạnh ngôn ngữ của ông, trong khi truyền thông nước ngoài mặc dù dè dặt hơn vẫn đánh giá cao sự thay đổi hướng đi của cả một con tàu nhằm tránh dông gió đang kéo vào có nguy cơ làm sụp cả chế độ.
Con tàu ấy có vẻ đang rất nặng nể chuyển hướng nhưng mỗi ngày trôi qua lại có dấu hiệu cho thấy là nó đang chuyển hướng trệch với nguyện vọng toàn dân. Cái hướng của nó thay vì đi ngược lại với mục tiêu Chủ nghĩa Xã Hội, con tàu vẫn ngoan cố né sang bên tìm cách lấn tới phía trước vì nỗi ám ảnh mất chủ nghĩa xã hội là mất tất cả.
Cái chệch hướng ấy được Quốc Hội khẳng định: "thời điểm này chưa đủ nóng để ra nghị quyết".
Cái chệch hướng ấy là "tuy tàu Kiểm ngư của Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm tan nát, cũng anh dũng trở về". Báo chí dùng hai từ anh dũng không có gì sai, nhưng cái sai của 500 con người an nhiên ngồi giữa Ba Đình phán lời phản phúc đối với sự hy sinh anh dũng của những thủy thủ, thuyền viên mới đáng để lên án. Không yêu chủ nghĩa xã hội đến mù mắt thì 500 đại biểu nhân dân ấy sẽ không nói lên những lời như thế.
Sáng ngày 30 tháng Sáu, báo chí lại phấn khởi loan tin tàu kiểm ngư KN 781 hiện đại nhất do Việt Nam đóng đã hạ thủy và sẽ có mặt làm công tác thực thi pháp luật. Cái tin làm nhiều người băn khoăn: một chiếc tàu, hay hai chục chiếc như thế cũng sẽ không là gì đối với lực lượng tàu thuyền của Trung Quốc. Không lẽ hết đợt này đến đợt khác Việt Nam cứ mãi làm những con thiêu thân để mà được tiếng anh dũng?
Anh dũng như vậy có đáng xấu hổ không hỡi các vị đang bám bờ bám ghế?
Cũng sáng 30 tháng Sáu, tại TP.Tuy Hòa tỉnh Phú Yên, quân chủng Hải quân đã tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Trung tâm An điều dưỡng dành cho bộ đội tàu ngầm.
Thật là trờ trêu, từ khi xảy ra sự cố giàn khoan chưa thấy một hoạt động nào có ý nghĩa của binh chủng này nhưng sau hai tháng, chưa chiến đấu đã muốn "an nghỉ, điều dưỡng" thì không biết Quân Đội Nhân dân Việt Nam anh hùng ở chỗ nào?
Hình như để trả lời câu hỏi này, sáng ngày 30 tháng Sáu, Thủ tướng chủ trì phiên họp trực tuyến với 64 tỉnh thành bàn giải pháp Biển Đông. Người dân hồi hộp đón nghe những lời lẽ ít nhất phải mạnh mẽ, anh dũng, nếu sự đanh thép bị cấm đoán, thì lại thất vọng khi ông lập lại câu tuyên bố cũ rích rằng: "nhiệm vụ đặt ra là vừa phải nỗ lực cao nhất bằng các giải pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc, vừa bằng mọi giải pháp phù hợp để gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định, an ninh trật tự để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước."
Con tàu Việt Nam vậy là đã có hướng đi, quẹo trái, tránh phải, lùi một, tiến ba rốt cuộc gì cũng phải thực hiện bằng được mục tiêu Chủ Nghĩa Xã Hội. Khi đã tới được nơi muốn tới thì dân tộc sẽ quang vinh, đảng sẽ tiếp tục là kim chỉ nam, là niềm tự hào khôn nguôi của dân tộc.
Mon, 06/30/2014 - 14:10 — canhco
Tây Nguyên vẫn tiềm ẩn bất ổn chính trị
HÀ NỘI 30-6 (NV) - Bộ trưởng Công an CSVN kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, tiếp tục yêu cầu năm tỉnh Tây Nguyên sớm giải quyết các bất ổn do thủy điện, di dân tự do, phá rừng.
Một khu tái định cư cho những người thiểu số bị mất nhà, mất đất vì các dự án thủy điện ở Tây Nguyên. Phần lớn những khu tái định cư này bị bỏ hoang vì chất lượng quá tồi tệ, dân chúng không chịu ở. (Hình: Lao Động)
Ban Chỉ đạo Tây Nguyên là một cơ quan hỗn hợp, bao gồm một số sĩ quan cao cấp của công an, quân đội và viên chức cao cấp là lãnh đạo các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên (Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum), nhằm ngăn chặn cũng như đối phó với những bất ổn về an ninh, chính trị ở khu vực này.
Ban Chỉ đạo Tây Nguyên được thành lập năm 2002, sau khi người thiểu số ở Tây Nguyên nổi dậy lần đầu tiên để đòi tự do tôn giáo, đòi quyền sống, chống cưỡng đoạt đất đai hồi 2001. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên do Bộ trưởng Công an làm Trưởng ban.
Tại Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2014 của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, các thành viên của cơ quan này, thừa nhận, Tây Nguyên vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn do thủy điện, di dân tự do và phá rừng tạo ra. Suốt từ giữa năm ngoái đến nay, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên liên tục cảnh báo về những bất ổn đang tiềm ẩn tại khu vực này.
Ở Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2013, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên từng chính thức đề nghị nhà cầm quyền trung ương “tạm dừng khởi công các dự án thủy điện ở khu vực Tây Nguyên cho đến hết năm 2014 để giải quyết các tồn đọng về môi trường và xã hội”.
Song đến nay, vẫn theo cơ quan này, hậu quả của việc phê duyệt cho phép thực hiện tràn lan các dự án thủy điện ở Tây Nguyên vẫn chưa thể khắc phục.
Theo ông Hoàng Văn Thắng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, gần như 1,400 hồ và đập ở khu vực Tây Nguyên đều trong tình trạng không an toàn. Trong đó có 140 hồ và đập đang trong tình trạng báo động về mức độ an toàn.
Các dự án thủy điện được phép thực hiện trong thời gian vừa qua không chỉ đe dọa tính mạng, tài sản của hàng triệu người mà còn khiến 32,000 gia đình mất đất, không còn sinh kế. Cũng vì vậy, rừng tại Tây Nguyên đang mất rất nhanh, chỉ từ giữa năm ngoái đến nay đã có hàng trăm cánh rừng bị biến thành đồi trọc để dân chúng có đất trồng trọt.
Việc tổ chức định cư cho những gia đình bị mất đất, mất nhà vì các dự án thủy điện, cũng như tổ chức bồi thường, hỗ trợ sinh kế cho những nạn nhân của các dự án thủy điện được nhìn nhận là “chưa giải quyết dứt điểm và có trách nhiệm”.
Thậm chí, vẫn còn hàng trăm gia đình của làng Groi ở huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai bị thu hồi đất, giải tỏa nhà từ năm 2005, đến nay vẫn chưa được nhận lại đất. Chưa kể chất lượng của các khu tái định cư hết sức tồi tệ nên dù không còn nhà, không có đất, dân chúng vẫn không chịu vào cư trú trong các khu tái định cư.
Chưa kể Tây Nguyên vẫn còn là túi chứa di dân tự do từ khu vực rừng núi phía Bắc đổ đến, khiến tình trạng phá rừng và an ninh, trật tự đã phức tạp càng thêm phức tạp. Cho đến nay, người thiểu số ở Tây Nguyên đã nổi dậy hai lần. Ngoài lần đầu tiên vào năm 2001 và sau đó có hàng ngàn người vượt biên sang Cambodia xin tị nạn chính trị, họ còn đồng loạt nổi dậy thêm một lần nữa vào tháng 4 năm 2004.
Hiệp hội người thiểu số Việt Nam tại Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng tố cáo về việc chế độ Hà Nội đang giam giữ hàng trăm đến hàng ngàn người thiểu số tham gia các cuộc nổi dậy này. Đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp để những tù nhân đó không “chết dần, chết mòn” trong tù. Trong vài năm gần đây, các vụ phản kháng của người thiểu số ở Việt Nam đã tăng đáng kể, cả ở trong Nam lẫn ngoài Bắc.
Năm ngoái, Bộ Công an Việt Nam đã dùng các vụ nổi loạn này làm cớ để vận động Ủy ban Thường vụ của Quốc hội Việt Nam gia tăng đầu tư cho cảnh sát cơ động – lực lượng vũ trang của công an, chuyên thực hiện nhiệm vụ trấn áp.
Ngoài trang bị cá nhân, hơn hẳn quân nhân, năm ngoái, cảnh sát cơ động được trang bị thêm cả B.40, xe bọc thép. Qua “Pháp lệnh Cảnh sát cơ động”, Ủy ban Thường vụ của Quốc hội Việt Nam còn cho phép lực lượng này mua phi cơ, tàu thủy và “nổ súng trấn áp bạo loạn, tụ tập đông người phá rối an ninh.” (G.Đ)
06-30- 2014 5:41:34 PM
Một khu tái định cư cho những người thiểu số bị mất nhà, mất đất vì các dự án thủy điện ở Tây Nguyên. Phần lớn những khu tái định cư này bị bỏ hoang vì chất lượng quá tồi tệ, dân chúng không chịu ở. (Hình: Lao Động)
Ban Chỉ đạo Tây Nguyên là một cơ quan hỗn hợp, bao gồm một số sĩ quan cao cấp của công an, quân đội và viên chức cao cấp là lãnh đạo các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên (Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum), nhằm ngăn chặn cũng như đối phó với những bất ổn về an ninh, chính trị ở khu vực này.
Ban Chỉ đạo Tây Nguyên được thành lập năm 2002, sau khi người thiểu số ở Tây Nguyên nổi dậy lần đầu tiên để đòi tự do tôn giáo, đòi quyền sống, chống cưỡng đoạt đất đai hồi 2001. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên do Bộ trưởng Công an làm Trưởng ban.
Tại Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2014 của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, các thành viên của cơ quan này, thừa nhận, Tây Nguyên vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn do thủy điện, di dân tự do và phá rừng tạo ra. Suốt từ giữa năm ngoái đến nay, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên liên tục cảnh báo về những bất ổn đang tiềm ẩn tại khu vực này.
Ở Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2013, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên từng chính thức đề nghị nhà cầm quyền trung ương “tạm dừng khởi công các dự án thủy điện ở khu vực Tây Nguyên cho đến hết năm 2014 để giải quyết các tồn đọng về môi trường và xã hội”.
Song đến nay, vẫn theo cơ quan này, hậu quả của việc phê duyệt cho phép thực hiện tràn lan các dự án thủy điện ở Tây Nguyên vẫn chưa thể khắc phục.
Theo ông Hoàng Văn Thắng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, gần như 1,400 hồ và đập ở khu vực Tây Nguyên đều trong tình trạng không an toàn. Trong đó có 140 hồ và đập đang trong tình trạng báo động về mức độ an toàn.
Các dự án thủy điện được phép thực hiện trong thời gian vừa qua không chỉ đe dọa tính mạng, tài sản của hàng triệu người mà còn khiến 32,000 gia đình mất đất, không còn sinh kế. Cũng vì vậy, rừng tại Tây Nguyên đang mất rất nhanh, chỉ từ giữa năm ngoái đến nay đã có hàng trăm cánh rừng bị biến thành đồi trọc để dân chúng có đất trồng trọt.
Việc tổ chức định cư cho những gia đình bị mất đất, mất nhà vì các dự án thủy điện, cũng như tổ chức bồi thường, hỗ trợ sinh kế cho những nạn nhân của các dự án thủy điện được nhìn nhận là “chưa giải quyết dứt điểm và có trách nhiệm”.
Thậm chí, vẫn còn hàng trăm gia đình của làng Groi ở huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai bị thu hồi đất, giải tỏa nhà từ năm 2005, đến nay vẫn chưa được nhận lại đất. Chưa kể chất lượng của các khu tái định cư hết sức tồi tệ nên dù không còn nhà, không có đất, dân chúng vẫn không chịu vào cư trú trong các khu tái định cư.
Chưa kể Tây Nguyên vẫn còn là túi chứa di dân tự do từ khu vực rừng núi phía Bắc đổ đến, khiến tình trạng phá rừng và an ninh, trật tự đã phức tạp càng thêm phức tạp. Cho đến nay, người thiểu số ở Tây Nguyên đã nổi dậy hai lần. Ngoài lần đầu tiên vào năm 2001 và sau đó có hàng ngàn người vượt biên sang Cambodia xin tị nạn chính trị, họ còn đồng loạt nổi dậy thêm một lần nữa vào tháng 4 năm 2004.
Hiệp hội người thiểu số Việt Nam tại Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng tố cáo về việc chế độ Hà Nội đang giam giữ hàng trăm đến hàng ngàn người thiểu số tham gia các cuộc nổi dậy này. Đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp để những tù nhân đó không “chết dần, chết mòn” trong tù. Trong vài năm gần đây, các vụ phản kháng của người thiểu số ở Việt Nam đã tăng đáng kể, cả ở trong Nam lẫn ngoài Bắc.
Năm ngoái, Bộ Công an Việt Nam đã dùng các vụ nổi loạn này làm cớ để vận động Ủy ban Thường vụ của Quốc hội Việt Nam gia tăng đầu tư cho cảnh sát cơ động – lực lượng vũ trang của công an, chuyên thực hiện nhiệm vụ trấn áp.
Ngoài trang bị cá nhân, hơn hẳn quân nhân, năm ngoái, cảnh sát cơ động được trang bị thêm cả B.40, xe bọc thép. Qua “Pháp lệnh Cảnh sát cơ động”, Ủy ban Thường vụ của Quốc hội Việt Nam còn cho phép lực lượng này mua phi cơ, tàu thủy và “nổ súng trấn áp bạo loạn, tụ tập đông người phá rối an ninh.” (G.Đ)
06-30- 2014 5:41:34 PM
Cuộc đua khinh khí cầu quân sự Nga - Mỹ
(Baodatviet.vn) - Hai cường quốc quân sự Nga và Mỹ đang bước vào một cuộc chạy đua vũ khí mới khi quyết định sử dụng khi khí cầu vào mục đích quân sự.
Ngay sau khí Nga công bố kế hoạch sử dụng các khí cầu không người lái trong hoạt động quân sự để bảo vệ vùng Bắc Cực, thì lập tức tức Mỹ cũng quyết định triển khai hệ thống khí cầu phòng không.
Theo nguồn tin từ Quân đội Mỹ, cơ quan này đã quyết định đưa vào lực lượng dự bị chiến lược các khí cầu phòng thủ tên lửa JLENS do công ty Raytheon phát triển và sản xuất.
Hệ thống gồm 2 khinh khí cầu dùng khí heli, có chiều dài hơn 73 m, trang bị 1 radar trên khoang mạnh, được đưa lên độ cao hơn 3.000 m. Hệ thống được giữ bằng các sợi cáp vững chắc, cho phép xây dựng một hệ thống bảo vệ các mục tiêu trọng yếu và các khu dân cư trước nhiều mối đe dọa, trong đó có các phương tiến công đường không có người lái và không người lái, cũng như tên lửa.
Hệ thống phòng không Patriot |
“Sau khi đưa JLENS vào lực lượng dự bị chiến lược, quân đội Mỹ có thể theo yêu cầu của các cấp chỉ huy trong thời gian ngắn triển khai các hệ thống này để xây dựng khu vực phòng hông/phòng thủ tên lửa có hiệu quả chưa từng thấy trong địa bàn trách nhiệm của họ trên toàn thế giới”, Phó chủ tịch phụ trách các hệ thống phòng thủ toàn cầu tích hợp của công ty Dave Gulla nói.
Hiện nay, quân đội Mỹ đã mua 2 hệ thống này và chúng sẽ trở thành phương tiện dự bị chiến lược của họ. Một hệ thống sẽ được duy trì trong lực lượng dự bị ở trạng thái sẵn sàng để sử dụng, hệ thống thứ hai sẽ được thử nghiệm tại trường thử Aberdine vào mùa thu năm nay.
JLENS bắt đầu được phát triển vào năm 2005. Hệ thống cũng có thể phát hiện xuồng, xe thiết giáp, bệ phóng tên lửa cơ động và tên lửa đường đạn chiến thuật đang phóng đi, có thể bay treo trên không trong 30 ngày đêm, liên tục truyền thông tin đến các sở chỉ huy và cho các vũ khí đánh chặn như các hệ thống tên lửa phòng không Patriot, tên lửa SM-3 và tiêm kích trang bị tên lửa AMRAAM. Cự ly phát hiện mục tiêu của JLENS là đến 550 km.
Việc Mỹ thông báo đưa vào trang bị hệ thống phòng không độc đáo này diễn ra ngay sau khi Nga thông báo triển khai các khí cầu quân sự tại Bắc Cực.
Một đại diện Quân đội Nga cho biết, các khinh khí cầu này được trang bị máy ngắm ảnh nhiệt, cảm biến laser, máy định vị và thu hình, các thiết bị bay sẽ kiểm soát đường ống dẫn dầu, khí đốt, tham gia tuần phòng biên giới, các hoạt động thăm dò, đảm nhiệm chức năng đầu mối chuyển tải thông tin.
Bộ Quốc phòng Nga đã công bố triển khai các cơ sở hạ tầng quân sự hiện đại trong Vòng Bắc Cực. Trong đó, các khinh khí cầu sẽ tham gia bảo vệ lợi ích của đất nước.
Ông Mikhail Khodarionok, tổng biên tập tạp chí Người đưa tin công nghiệp quốc phòng cho biết: “Bắc Cực là khu vực vô cùng khắc nghiệt và không thuận lợi cho đời sống của con người. Tuy nhiên, chúng ta cần có khái niệm rõ ràng về tình hình diễn biến ở đây. Việc sử dụng các khinh khí cầu là một phương hướng hứa hẹn phục vụ mục tiêu được nêu.
Công việc đòi hỏi chi phí thấp hơn nhiều so với triển khai bất kỳ các trạm cố định. Các điểm bố trí có thể không nhiều, nhưng nhờ khả năng bay trên không trung nhiều ngày liên tục, các khí cầu sẽ tuần tra được những khu vực khá lớn. Những thiết bị đa dạng trên khí cầu có nhiệm vụ thu thập hàng loạt dữ liệu, từ tình hình thời tiết đến thông tin do thám.”
Nga dự kiến bắt đầu đưa khinh khí cầu tham gia các hoạt động theo dõi khu vực phía Bắc từ năm 2016.
Ngọc Hòa
Nhiều cán bộ xã ở Phú Yên dùng bằng giả!!!
TT - Nhiều cán bộ xã ở tỉnh Phú Yên dùng bằng tốt nghiệp THPT giả để tiếp tục học lên cao hơn, đạt trình độ chuẩn hóa theo quy định nhằm củng cố “ghế” đang ngồi và leo cao hơn.
Từ ý kiến của bạn đọc sau bài “La liệt bằng giả” (Tuổi Trẻ ngày 18-6) về một trường hợp cán bộ sử dụng bằng giả ở Phú Yên, PV Tuổi Trẻ tiếp cận đơn tố cáo về tình trạng này và thấy rằng đây không phải là chuyện cá biệt.
Giả cả bằng tốt nghiệp hệ... bổ túc
Ông Nguyễn Kỳ Tuấn (52 tuổi), phó chủ tịch UBND xã Hòa Hiệp Nam (huyện Đông Hòa), sử dụng bằng tốt nghiệp THPT do Ty Giáo dục tỉnh Phú Khánh cấp vào năm 1981, mang số hiệu 754. Sở Nội vụ Phú Yên phối hợp với Sở GD-ĐT kiểm tra phát hiện tên ông Tuấn không có trong hồ sơ tốt nghiệp THPT lưu tại Sở GD-ĐT. Ông Nguyễn Phùng, chánh thanh tra Sở Nội vụ, cho biết qua làm việc ông Nguyễn Kỳ Tuấn thừa nhận sử dụng bằng tốt nghiệp THPT của người khác, tẩy xóa, ghi họ, tên và dán ảnh của mình vào bằng để bổ sung hồ sơ cán bộ. Cũng tại xã Hòa Hiệp Nam, ông Lê Văn Vĩnh (55 tuổi), kế toán trưởng UBND xã, không có bằng tốt nghiệp THPT, chỉ có chứng chỉ học trình lớp 12 niên khóa 1973-1974 do chế độ Việt Nam cộng hòa cấp. Tính đến thời điểm ông Vĩnh được cấp chứng chỉ này thì ông chỉ mới... 15 tuổi.
Phổ biến hơn là chuyện sử dụng bằng tốt nghiệp THPT hệ bổ túc giả. Ông Dương Kim Thúc (50 tuổi), trưởng Công an xã Hòa Định Đông (huyện Phú Hòa), có bằng tốt nghiệp THPT hệ bổ túc ghi rõ ngày tổ chức khóa thi 18-8-2010. Qua xác minh, năm 2010 không có kỳ thi tốt nghiệp THPT nào được tổ chức vào ngày 18-8. Tương tự, bằng tốt nghiệp THPT hệ bổ túc của ông Nguyễn Nam (51 tuổi, chủ tịch Hội Nông dân xã An Mỹ, huyện Tuy An) và ông Lê Văn Chi (47 tuổi, cán bộ xã Xuân Cảnh, thị xã Sông Cầu) được Sở GD-ĐT tỉnh Phú Yên xác nhận là giả.
Theo ông Thúc - một trong những người sử dụng bằng giả, năm 2007 ông được bổ nhiệm làm trưởng công an xã, sau đó đi học lớp trung cấp nghiệp vụ công an tại Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an Phú Yên. Vì chưa tốt nghiệp THPT nên ông phải “nợ” bằng. Ông Thúc nói bản thân cũng lớn tuổi, rất khó để học và thi đậu THPT dù là hệ bổ túc, năm 2010 ông nhờ một người quen ở cùng huyện “chạy” giúp tấm bằng. “Tôi phải tốn 4,2 triệu đồng mới có tấm bằng này” - ông Thúc tiết lộ. Tương tự, ông Chi cho biết ông từng học bổ túc và tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT tại TP Tuy Hòa vào năm 2008 nhưng không đậu. Sau đó, một người ở huyện Phú Hòa, cùng trượt đợt thi với ông, tìm gặp và đưa cho ông đơn xin phúc khảo kết quả tốt nghiệp THPT. Ông Chi ký tên vào đơn và sau một thời gian ông nhận bằng tốt nghiệp THPT, đồng thời đưa cho người này 3 triệu đồng gọi là phí phúc khảo.
Dễ dàng kiểm tra
Ông Nguyễn Văn Tá, giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Phú Yên, cho biết: “Sở GD-ĐT có đầy đủ hồ sơ lưu trữ của tất cả kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 1975 đến nay. Tất cả cơ quan, đơn vị, trường học muốn thẩm định văn bằng tốt nghiệp THPT thật hay giả đều có thể kiểm tra được ngay”.
Theo Phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GD-ĐT tỉnh Phú Yên), năm nào các trường đại học, cao đẳng trước khi cấp bằng tốt nghiệp cho học viên đều gửi bằng tốt nghiệp THPT của người học về sở để xác minh. Những năm trước, tình trạng bằng tốt nghiệp THPT giả cũng có nhưng chỉ 1-2 trường hợp/năm, còn năm nay tình trạng này rất nhiều, nhất là đối với các học viên đang theo học hình thức đào tạo từ xa.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Tá, năm 2008 UBND tỉnh có quyết định thành lập đoàn kiểm tra việc sử dụng bằng cấp của cán bộ, công chức, viên chức nhưng đến nay việc kiểm tra này không thực hiện nữa. Đứng trước tình hình có quá nhiều bằng tốt nghiệp THPT giả, lãnh đạo sở chỉ đạo thanh tra của ngành giáo dục làm tờ trình tham mưu UBND tỉnh ra quyết định thành lập đoàn thanh tra sử dụng bằng cấp, đặc biệt là đối với cán bộ cấp xã.
30/06/2014 06:19 (GMT + 7)
KIM THỦY - MẠNH THÚY
Quảng Đông gửi VN '16 việc cần làm'
BBC- 09:35 GMT - thứ hai, 30 tháng 6, 2014
Ông Hồ Xuân Hoa (thứ hai từ trái) là ngôi sao đang lên trên chính trường Trung Quốc
Chính quyền tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc được cho là đã gửi cho Bộ Ngoại giao Việt Nam một bản danh mục ‘Các việc cần làm’ sau chuyến thăm Việt Nam hồi tháng Tư của ông Hồ Xuân Hoa, người lãnh đạo cao nhất của tỉnh này.
Đây là các công việc mà Bí thư Hồ Xuân Hoa triển khai cho công chức thuộc quyền của mình, và được Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công văn yêu cầu các bộ ngành và các tỉnh thành trong nước tham khảo thực hiện.
Hiện tại công văn này, có số hiệu 1832/BNG đề ngày 3/6 năm 2014, đang được lan truyền trên các diễn đàn mạng.
BBC hiện chưa có điều kiện kiểm chứng văn bản này, tuy nhiên nó có đóng dấu Bộ Ngoại giao và có chữ ký của Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn.
16 'việc cần làm'
Văn bản này, nếu xác thực, được phát đi chỉ một tháng sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 ra vùng biển mà Việt Nam tuyên bố là thuộc chủ quyền của họ, gây căng thẳng nghiêm trọng trong quan hệ giữa hai nước.
“Để triển khai tốt các chương trình hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương ta với tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, Bộ Ngoại giao xin chuyển đến quý cơ quan danh mục này để tham khảo, đưa vào chương trình hợp tác của quý cơ quan với tỉnh Quảng Đông,” công văn viết.
Tổng cộng có 16 công việc mà các sở ngành thuộc tỉnh Quảng Đông được Bí thư họ Hồ yêu cầu thực hiện đính kèm theo công văn của Bộ Ngoại giao.
Trong đó, việc cần làm số một là xúc tiến các chuyến công du Quảng Đông của bí thư Thành ủy Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là Phạm Quang Nghị và Lê Thanh Hải.
Ông Nghị là người đứng đầu phía Việt Nam hội đàm với ông Hồ Xuân Hoa trong chuyến công du của ông Hồ hồi tháng Tư. Bí thư Quảng Đông sau đó cũng đã có cuộc tiếp xúc với ông Lê Thanh Hải khi đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh.
Việc cần làm quan trọng thứ hai là xúc tiến việc nhờ tỉnh Quảng Đông đào tạo cán bộ cho Đảng Cộng sản Việt Nam trong khuôn khổ chương trình đào tạo đã được Đảng Cộng sản hai nước thỏa thuận.
Theo đó, kế hoạch đề ra là Quảng Đông sẽ giúp đào tạo 300 cán bộ cho phía Việt Nam trong 5 năm, trong đó Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mỗi nơi có 100 cán bộ còn 100 người còn lại đến từ các tỉnh thành có quan hệ chặt chẽ với Quảng Đông như Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh và Quảng Nam.
Quan hệ Việt-Trung đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong nhiều năm
Ngoài ra tỉnh Quảng Đông cũng đề nghị các hoạt động kinh tế thương mại như nâng cao kim ngạch thương mại giữa tỉnh này với Việt Nam, thúc đẩy đầu tư của họ vào Việt Nam ‘đặc biệt là ở những ngành cho có lợi cho kinh tế và tạo việc làm ở địa phương’.
Danh mục còn có các công việc hợp tác về thương mại, du lịch, nghiên cứu lý luận giữa tỉnh Quảng Đông với các tỉnh, thành của Việt Nam như Quảng Ninh, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Quảng Đông còn muốn phối hợp với Việt Nam tổ chức kỷ niệm 90 năm ngày cố Chủ tịch Hồ Chí Minh đến tỉnh này ‘hoạt động cách mạng’.
‘Vượt thẩm quyền’
Trao đổi với BBC, ông Dương Danh Dy, cựu tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, nhận xét rằng việc chính quyền Quảng Đông gửi bản danh mục này cho Bộ Ngoại giao Việt Nam là ‘vượt quá thẩm quyền một tỉnh’.
Theo ý ông thì chính quyền Quảng Đông nên thông qua Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong việc liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Ông Dy cho biết tỉnh Quảng Đông ‘gìn giữ cẩn thận và nghiêm chỉnh’ các di tích có liên quan đến hoạt động của ông Hồ Chí Minh ở tỉnh này.
Tỉnh Quảng Đông hiện là một trong những địa phương giàu có và năng động nhất của Trung Quốc, là đầu tàu trong công cuộc cải cách mở cửa của nước này. Tỉnh này có lợi thế gần gũi về mặt địa lý trong giao thương với Việt Nam.
Trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng Tư, ngoài cuộc hội đàm với ông Phạm Quang Nghị, ông Hồ Xuân Hoa còn được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Ngoại trưởng Phạm Bình Minh tiếp.
Viên chức cấp cao CSVN đòi kiện Trung Quốc
HÀ NỘI 30-6 (NV) - “Trung Quốc từng giúp Việt Nam, nhưng cũng từng bán đứng và xâm lược Việt Nam... Đến nay, chủ quyền lãnh thổ, có nên xem xét dưới góc "đồng chí, anh em"?”
Bài viết trên tờ Giáo Dục hôm Thứ Hai 30/6/2014 đả kích Trung quốc từng bán đứng Việt Nam, kêu gọi kiện “đồng chí anh em”. (Hình: Người Việt cắt từ Internet)
Một bài viết trên báo Giáo Dục Việt Nam hôm Thứ Hai 30/6/2014 phân tích ra để mọi người biết cái ông “đồng chí anh em” khổng lồ ở phương Bắc không phải là thứ tử tế gì cả. Các khẩu hiệu “16 chữ vàng” và “4 tốt” chỉ là trò lừa gạt. Bởi vậy, bài viết hàm ý kêu gọi xét lại mối quan hệ Việt - Trung và hô hào phải kiện Trung Quốc.
Báo Giáo Dục Việt Nam là tờ báo có “cơ quan chủ quản” là “Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng ngoài công lập ở Việt Nam.” Bài viết mà tờ báo đưa ra là ý kiến cá nhân của người viết có tên Trần Sơn Lâm. Tuy nhiên, trong lời giới thiệu tác giả bài viết của tờ báo, ông Trần Sơn Lâm được mô tả “từng là người lính trong chiến tranh vệ quốc cuối thế kỷ 20, đồng thời là nhà khoa học. Khi hòa bình lập lại, ông tham gia công tác chính quyền và nhiều năm nắm giữ vị trí Hàm vụ trưởng, Vụ khoa giáo-văn xã của Văn phòng Chính phủ.”
Ở chức vụ khá cao như thế, lại là một viên chức ngay ở phủ thủ tướng, ông phải là một người được tin cậy cũng như đương nhiên phải là một đảng viên tầm cỡ. Bởi vậy tờ GDVN giới thiệu rằng “Với kinh nghiệm thực tế và dưới nhãn quan của một nhà nghiên cứu khoa học, ông đã viết bài báo này gửi riêng cho Báo Giáo dục Việt Nam. Tòa soạn xin đăng nguyên văn, với mục đích góp thêm một góc nhìn mới của tác giả về giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa nước ta và Trung Quốc, hiện rất căng thẳng kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trên biển Đông.”
Mở đầu bài viết dài khoảng 1,800 từ, ông Trần Sơn Lâm đem chuyện Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan HD981 tới vùng biển đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam dò tìm dầu khí “gây nên cuộc khủng hoảng tồi tệ trong quan hệ giữa 2 nước.”
Ông Lâm nói rằng “Lâu nay lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta cũng vẫn luôn mong muốn giữ quan hệ hữu nghị giữa hai nước theo phương châm 16 chữ và 4 tốt để có môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.”
Tuy nhiên, nhìn vào sự kiện thực tế đang diễn ra cũng như lịch sử chống ngoại xâm phương bắc của dân tộc thì thấy “Trung Quốc từng giúp Việt Nam, nhưng cũng từng bán đứng và xâm lược Việt Nam”. Ông Trần Sơn Lâm cáo buộc “Việt Nam bao đời này luôn là mục tiêu nhòm ngó của các triều đại phong kiến, cho đến bây giờ lãnh đạo của họ vẫn không thôi âm mưu thôn tính lãnh thổ, lãnh hải nước ta.”
Việc giúp Việt Nam trở thành nước Cộng Sản “phên dậu” của Trung Quốc thật ra chỉ là “dùng Việt Nam làm lá chắn để Mỹ và phương Tây không áp sát được biên giới Trung Quốc, dùng Việt Nam làm tiền đồn để Trung Quốc chống Mỹ.”
Trong khi đó, Trung Quốc vẫn chiếm đất, chiếm biển đảo của Việt Nam. Trận chiến biên giới 1979 tuy kết thúc trong 1 tháng nhưng âm ỉ kéo dài suốt 10 năm vì thường xuyên bị quân Trung quốc “nã pháo qua biên giới mãi cho đến năm 1989”. Rồi đến năm 1988 thì xua tàu “đánh úp 6 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa thuộc Việt Nam,” giết hại nhiều lính Việt Nam.
Hàng năm thì cấm đánh cá ngay trên vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền, đưa tàu cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt nam rồi còn đưa giàn khoan tới đặt ở vùng biển Việt Nam “thể hiện sự coi thường pháp luật quốc tế với tư tưởng bá quyền, cá lớn nuốt cá bé.”
Ông Trần Sơn Lâm cáo buộc rằng “Những hành động của lãnh đạo Trung Quốc đối với láng giềng chỉ cho thấy một lòng tham vô đáy, bành trướng, hung hăng” nên ông đề nghị “khởi kiện Trung Quốc là lựa chọn tốt nhất cho Việt Nam.”
Ông dẫn lại kết quả thăm dò dư luận quần chúng trong nước của báo Dân Trí ngày 27/6/2014 về có nên kiệm Trung Quốc ra tòa án quốc tế hay không. Theo kết quả đó, có 250,375 (96%) tán thành kiện Trung Quốc, trong khi chỉ có 9,126 (4%) không tán thành. Các báo mạng khác đều cho thấy tỷ lệ tán thành ý kiến kiện Trung Quốc luôn ở tỷ lệ đa số.
Ông Trần Sơn Lâm kêu gọi “Đến thời điểm này, không đắn đo gì nữa, chúng ta cần nhận thức một cách sâu sắc rằng, dư luận quần chúng chính là Hội Nghị Diên Hồng trong thế kỷ 21 và phải xác định rõ mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung quốc là mối quan hệ bình đẳng giữa hai nước độc lâp, có chủ quyền, bình đẳng, phải tôn trọng lợi ích, sự toàn vẹn lãnh thổ theo các hiệp định quốc tế đã được 2 bên cùng ký kết, cần giải quyết mọi bất đồng theo luật pháp quốc tế.”
Bài viết của ông Trần Sơn Lâm đăng tải trên một tờ báo ngoại vi nhằm tránh cái tiếng cho nhà cầm quyền trung ương và đám lãnh tụ đảng những lời chất vấn khó giải thích đối với phương bắc. Đây cũng là một bài viết hiếm hoi chỉ trích “đồng chí” Trung Quốc gay gắt mà không bị gỡ bài xuống ngay. Bài viết lúc đầu có tựa đề trên báo Giáo Dục Việt Nam là “Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ” Chọn ý thức hệ hay quốc gia, dân tộc?” sau chỉ bị sửa lại thành “Tranh chấp chủ quyền: Chọn hữu nghị viển vông hay quốc gia dân tộc?”
Người ta không biết đích xác bài viết của ông Trần Sơn Lâm có bị sửa chữa hay biên tập gì không, vì như cái tựa đầu tiên, nó gây tò mò về một suy nghĩ gì có vẻ rất khác thường. Hoặc cũng chỉ là một cách bắn tiếng đe dọa kiện như một số lần trước đây, kể cả lời dọa của ông thủ tướng và người ta không biết “thời điểm thích hợp” đưa đơn kiện là khi nào. (TN)
06-30-2014 6:44:04 PM
Bài viết trên tờ Giáo Dục hôm Thứ Hai 30/6/2014 đả kích Trung quốc từng bán đứng Việt Nam, kêu gọi kiện “đồng chí anh em”. (Hình: Người Việt cắt từ Internet)
Một bài viết trên báo Giáo Dục Việt Nam hôm Thứ Hai 30/6/2014 phân tích ra để mọi người biết cái ông “đồng chí anh em” khổng lồ ở phương Bắc không phải là thứ tử tế gì cả. Các khẩu hiệu “16 chữ vàng” và “4 tốt” chỉ là trò lừa gạt. Bởi vậy, bài viết hàm ý kêu gọi xét lại mối quan hệ Việt - Trung và hô hào phải kiện Trung Quốc.
Báo Giáo Dục Việt Nam là tờ báo có “cơ quan chủ quản” là “Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng ngoài công lập ở Việt Nam.” Bài viết mà tờ báo đưa ra là ý kiến cá nhân của người viết có tên Trần Sơn Lâm. Tuy nhiên, trong lời giới thiệu tác giả bài viết của tờ báo, ông Trần Sơn Lâm được mô tả “từng là người lính trong chiến tranh vệ quốc cuối thế kỷ 20, đồng thời là nhà khoa học. Khi hòa bình lập lại, ông tham gia công tác chính quyền và nhiều năm nắm giữ vị trí Hàm vụ trưởng, Vụ khoa giáo-văn xã của Văn phòng Chính phủ.”
Ở chức vụ khá cao như thế, lại là một viên chức ngay ở phủ thủ tướng, ông phải là một người được tin cậy cũng như đương nhiên phải là một đảng viên tầm cỡ. Bởi vậy tờ GDVN giới thiệu rằng “Với kinh nghiệm thực tế và dưới nhãn quan của một nhà nghiên cứu khoa học, ông đã viết bài báo này gửi riêng cho Báo Giáo dục Việt Nam. Tòa soạn xin đăng nguyên văn, với mục đích góp thêm một góc nhìn mới của tác giả về giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa nước ta và Trung Quốc, hiện rất căng thẳng kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trên biển Đông.”
Mở đầu bài viết dài khoảng 1,800 từ, ông Trần Sơn Lâm đem chuyện Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan HD981 tới vùng biển đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam dò tìm dầu khí “gây nên cuộc khủng hoảng tồi tệ trong quan hệ giữa 2 nước.”
Ông Lâm nói rằng “Lâu nay lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta cũng vẫn luôn mong muốn giữ quan hệ hữu nghị giữa hai nước theo phương châm 16 chữ và 4 tốt để có môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.”
Tuy nhiên, nhìn vào sự kiện thực tế đang diễn ra cũng như lịch sử chống ngoại xâm phương bắc của dân tộc thì thấy “Trung Quốc từng giúp Việt Nam, nhưng cũng từng bán đứng và xâm lược Việt Nam”. Ông Trần Sơn Lâm cáo buộc “Việt Nam bao đời này luôn là mục tiêu nhòm ngó của các triều đại phong kiến, cho đến bây giờ lãnh đạo của họ vẫn không thôi âm mưu thôn tính lãnh thổ, lãnh hải nước ta.”
Việc giúp Việt Nam trở thành nước Cộng Sản “phên dậu” của Trung Quốc thật ra chỉ là “dùng Việt Nam làm lá chắn để Mỹ và phương Tây không áp sát được biên giới Trung Quốc, dùng Việt Nam làm tiền đồn để Trung Quốc chống Mỹ.”
Trong khi đó, Trung Quốc vẫn chiếm đất, chiếm biển đảo của Việt Nam. Trận chiến biên giới 1979 tuy kết thúc trong 1 tháng nhưng âm ỉ kéo dài suốt 10 năm vì thường xuyên bị quân Trung quốc “nã pháo qua biên giới mãi cho đến năm 1989”. Rồi đến năm 1988 thì xua tàu “đánh úp 6 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa thuộc Việt Nam,” giết hại nhiều lính Việt Nam.
Hàng năm thì cấm đánh cá ngay trên vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền, đưa tàu cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt nam rồi còn đưa giàn khoan tới đặt ở vùng biển Việt Nam “thể hiện sự coi thường pháp luật quốc tế với tư tưởng bá quyền, cá lớn nuốt cá bé.”
Ông Trần Sơn Lâm cáo buộc rằng “Những hành động của lãnh đạo Trung Quốc đối với láng giềng chỉ cho thấy một lòng tham vô đáy, bành trướng, hung hăng” nên ông đề nghị “khởi kiện Trung Quốc là lựa chọn tốt nhất cho Việt Nam.”
Ông dẫn lại kết quả thăm dò dư luận quần chúng trong nước của báo Dân Trí ngày 27/6/2014 về có nên kiệm Trung Quốc ra tòa án quốc tế hay không. Theo kết quả đó, có 250,375 (96%) tán thành kiện Trung Quốc, trong khi chỉ có 9,126 (4%) không tán thành. Các báo mạng khác đều cho thấy tỷ lệ tán thành ý kiến kiện Trung Quốc luôn ở tỷ lệ đa số.
Ông Trần Sơn Lâm kêu gọi “Đến thời điểm này, không đắn đo gì nữa, chúng ta cần nhận thức một cách sâu sắc rằng, dư luận quần chúng chính là Hội Nghị Diên Hồng trong thế kỷ 21 và phải xác định rõ mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung quốc là mối quan hệ bình đẳng giữa hai nước độc lâp, có chủ quyền, bình đẳng, phải tôn trọng lợi ích, sự toàn vẹn lãnh thổ theo các hiệp định quốc tế đã được 2 bên cùng ký kết, cần giải quyết mọi bất đồng theo luật pháp quốc tế.”
Bài viết của ông Trần Sơn Lâm đăng tải trên một tờ báo ngoại vi nhằm tránh cái tiếng cho nhà cầm quyền trung ương và đám lãnh tụ đảng những lời chất vấn khó giải thích đối với phương bắc. Đây cũng là một bài viết hiếm hoi chỉ trích “đồng chí” Trung Quốc gay gắt mà không bị gỡ bài xuống ngay. Bài viết lúc đầu có tựa đề trên báo Giáo Dục Việt Nam là “Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ” Chọn ý thức hệ hay quốc gia, dân tộc?” sau chỉ bị sửa lại thành “Tranh chấp chủ quyền: Chọn hữu nghị viển vông hay quốc gia dân tộc?”
Người ta không biết đích xác bài viết của ông Trần Sơn Lâm có bị sửa chữa hay biên tập gì không, vì như cái tựa đầu tiên, nó gây tò mò về một suy nghĩ gì có vẻ rất khác thường. Hoặc cũng chỉ là một cách bắn tiếng đe dọa kiện như một số lần trước đây, kể cả lời dọa của ông thủ tướng và người ta không biết “thời điểm thích hợp” đưa đơn kiện là khi nào. (TN)
06-30-2014 6:44:04 PM
Nhà thầu Trung Quốc lại trúng thầu: Tất cả đều minh bạch?!
(Baodatviet.vn) - Quá trình ký hợp đồng được thẩm định kỹ không dựa vào nhà thầu bỏ giá bao nhiêu, ký bấy nhiêu - Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường.
PV: Thưa ông, Bộ trưởng Đinh La Thăng vừa chỉ mặt các nhà thầu TQ năng lực kém nhưng vẫn trúng thầu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng công trình bị kéo dài, đội vốn, không đảm bảo chất lượng. Thế nhưng, VEC vừa cho biết Công ty công trình giao thông tỉnh Giang Tô, TQ vừa trúng gói thầu A3 dự án xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, giá trị 1.362.
Ông bình luận thế nào trước thông tin này? Xin ông cho biết cụ thể quy trình thẩm định năng lực nhà thầu được thực hiện theo nguyên tắc nào, dựa trên cơ sở nào, thưa ông?
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Tôi cho rằng, việc một nhà thầu TQ hay nhà thầu ngoại nào khác trúng thầu tại Việt Nam là bình thường. Chính sách mời thầu của Việt Nam là bình đẳng, công khai công bằng với tất cả các nhà thầu trong nước và quốc tế.
Lễ ký hợp đồng với nhà thầu gói thầu xây lắp A3, cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi |
Bất cứ nhà thầu nào khi tham gia đấu thầu đều phải được thẩm định năng lực theo đúng nguyên tắc đấu thầu của pháp luật của Việt Nam. Riêng đối với những nhà thầu nước ngoài chúng ta yêu cầu các nhà thầu này phải đáp ứng những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, khi trúng thầu và sử dụng nhà thầu phụ phải có sự đồng ý của chủ đầu tư.
Thứ hai, việc huy động vốn tại Việt Nam cũng phải đảm bảo minh bạch, rõ ràng tránh tình trạng huy động vốn từ các nhà thầu phụ nhưng không thanh toán được, dẫn tới tình trạng trì trệ, chậm tiến độ, ảnh hướng tới chất lượng của công trình.
Thứ ba, tất cả các nhà thầu nước ngoài khi tham gia đấu thầu tại Việt Nam phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc trong đấu thầu cũng như trong quá trình thi công. Các yêu cầu của nhà thầu nằm ngoài quy định của chủ đầu tư cũng như luật pháp Việt Nam sẽ không được chấp nhận.
PV: Trước thực tế Bộ trưởng đã chỉ rõ nhà thầu không đủ năng lực, bỏ thầu giá rẻ sau đó kéo dài thời gian, đội giá công trình... ham rẻ hóa đắt. Bài toán này đã được Bộ GTVT cân nhắc, tính toán chưa, cụ thể thế nào, thưa ông?
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Tôi khẳng định, không có chuyện ham rẻ hóa đắt như dư luận vẫn nghi ngại, tất cả quá trình bỏ thầu đều được rà soát theo quy định.
Khi tiến hành ký hợp đồng, chúng ta cũng đã tiến hành thẩm định rất nghiêm ngặt về năng lực nhà thầu, quá trình huy động máy móc, thiết bị, nguồn lực thực tế chứ không đơn giản chỉ dựa vào việc nhà thầu bỏ giá bao nhiêu chúng ta ký bấy nhiêu.
PV: - Dư luận cho rằng, hầu hết các công trình do nhà thầu TQ thi công đều bị kéo dài thời gian, đội vốn gấp nhiều lần là do cơ chế xin -cho quả dễ, thiếu thì xin, xin là cho như hiện nay? Và nếu vậy, ông có lo ngại nó sẽ trở thành tiền lệ, trong trường hợp các công trình tiếp tục đội vốn thì sẽ làm thế nào, ai bù tiền thừa ông?
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Để tránh tình trạng công trình bị kéo dài, đẩy vốn Bộ GTVT đã có quy định:
Thứ nhất, các nhà thầu ngoại khi thi công công trình trúng thầu tại Việt Nam phải sử dụng lao động phổ thông tại địa phương, phải lựa chọn nhà thầu phụ tại Việt Nam.
Thứ hai, các gói thầu xây lắp từ nay sẽ phải căn cứ theo hợp đồng. Tất cả các dự án thi công không được phép vượt tổng thầu định mức, nếu vượt tổng mức lỗi bên nào bên đó phải tự bỏ tiền ra, Bộ GTVT không chịu trách nhiệm.
Ví dụ, nếu do tư vấn thiết kế, tư vấn thiế kế chịu trách nhiệm. Lỗi do thẩm định, giám sát sẽ do đơn vị thẩm định, giám sát phải chịu trách nhiệm.
PV: - Tại sao nhà thầu ngoại năng lực kém vẫn trúng thầu, trong khi doanh nghiệp trong nước không có cơ hội để tiếp cận. Khó khăn ở đâu, là do vướng mắc về cơ chế hay do năng lực nhà thầu nội kém, thưa ông?
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Cũng không hoàn toàn là như vậy. Trong hồ sơ mời thầu, khi thi công các công trình, đặc biệt là đối với những dự án tài trợ vốn ODA thường họ đưa ra yêu cầu rất cao để lựa chọn nhà thầu.
Tôi lấy ví dụ như, giá gói thầu quá lớn, đòi hỏi phải có những công trình tương tự... những yêu cầu này rất ít nhà thầu Việt Nam có thể đáp ứng được. Do đó, hiện nay mới có tình trạng đa số các nhà thầu Việt Nam đều chấp nhận là nhà thầu phụ.
Tuy nhiên, trước thực tế này Bộ GTVT sẽ xem xét có những điều chỉnh, hạ chuẩn đầu vào tạo điều kiện cho nha thầu trong nước có thể tham gia đấu thầu. Vì hiện tại, doanh nghiệp VN cũng đã có những doanh nghiệp đã trưởng thành nhất định.
PV: Xin cảm ơn ông!
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và Công ty công trình giao thông tỉnh Giang Tô đã ký hợp đồng gói thầu có giá trị 1.362,6 tỷ đồng nói trên.
Được biết, dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi là một phần của tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam, có chiều dài hơn 139 km, trong đó gồm 131,5 km cao tốc và 8,02 km đoạn tuyến nối với QL1A. Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn cao tốc 4 làn xe, bề rộng mặt đường 26 mét, vận tốc thiết kế đạt 120km/h. Tổng mức đầu tư của dự án là 27.968 tỷ đồng.
Gói thầu A3 thuộc Hợp phần vay vốn của Ngân hàng Thế giới, đi qua địa phận tỉnh Bình Sơn, Quảng Ngãi dài 10,6 km, được xây dựng theo quy mô đường cao tốc 4 làn xe.
Ngoài phần đường, các hạng mục chính của gói thầu A3 gồm việc xây dựng 3 cầu dài 1,03 km; 14 cống hộp dân sinh, 28 cống thoát nước với tổng khối lượng đất đá đào đắp trên 1,6 triệu m3; hơn 220.000 cấp phối đá dăm; trên 111.000 tấn bê tông nhựa các loại.
|
Lam Lam
TQ đẩy nhanh chiến lược “lấy thịt đè người” trên biển Đông
(Baodatviet.vn) - Nhằm thực hiện âm mưu “lấy thịt đè người” trên biển, TQ đang đẩy nhanh tiến độ các gói thầu đóng tàu chấp pháp sớm 2 năm so với dự kiến.
Ngày 27 tháng 6 vừa qua đã diễn ra buổi họp báo Triển lãm tàu công vụ và thương mại quốc tế Thượng Hải 2014 tại Bắc Kinh. Tới dự cuộc họp báo có Bí thư thứ nhất của cơ quan thương mại và đầu tư Anh Quốc Ian Lockhart và ông Trương Thu Dung - Phụ trách mảng giao thông và các công trình trọng điểm của Ủy ban Thương mại Trung-Anh.
Hội chợ triển lãm tàu thủy công vụ và thương mại quốc tế Thượng Hải (Seawork Asia) sẽ khai mạc vào ngày 4 đến ngày 6 tháng 11 năm 2014 tại trung tâm triển lãm “World Expo” Thượng Hải. Nó diễn ra trong bối cảnh tình hình biển Đông đang ngày một căng thẳng do những hành động ngang ngược, bất chấp luật lệ quốc tế của nước chủ nhà.
Tuy mang một tôn chỉ mĩ miều là "hướng tới chuyên nghiệp, soi đường Châu Á", với tham vọng tạo ra quy mô và sức ảnh hưởng lớn nhất không chỉ ở Trung Quốc mà con trên toàn Châu Á, nhưng cuộc triển lãm này cũng chỉ là cái bình phong che mắt thiên hạ để Bắc Kinh, đẩy nhanh tiến độ xây dựng lực lượng tàu chấp pháp hòng hiện thực hóa âm mưu độc chiếm biển Đông và biển Hoa Đông.
Theo tin từ buổi họp báo, nhiều diễn đàn thảo luận cấp cao sẽ được tổ chức trong thời gian diễn ra cuộc triển lãm, nội dung chủ yếu bàn về "Triển vọng phát triển thị trường tàu thương mại, công vụ Châu Á", "Tàu công vụ thế hệ mới", "Khai phá cảng xanh" v.v... và các hoạt động giao lưu công nghệ, đẩy mạnh thêm một bước hoạt động giao lưu và hợp tác trong các lĩnh vực sản xuất, công nghệ, nghiên cứu và ứng dụng.
Hải Cảnh 3306 neo đậu cạnh Hải Cảnh 1306 cùng thuộc lớp 3.000 tấn
Được biết, phạm vi sản phẩm trưng bày tại hội chợ triển lãm lần này bao gồm: các tàu tuần tra, tàu cảnh sát biển và tàu bảo vệ bờ biển; các vấn đề về thiết kế, chế tạo, tu sửa và bảo dưỡng tàu thương mại và công vụ; các hợp đồng hàng hải; dịch vụ cầu cảng và tàu thủy; thiết bị tàu thủy; công trình xây dựng trên biển; sắp xếp và tuyển dụng nhân sự; an ninh và pháp luật hàng hải v.v...
Chính quyền Thượng Hải và cơ quan thương mại và đầu tư vương quốc Anh phối hợp chuyển cuộc triển lãm này về Châu Á, với hy vọng nó sẽ kế thừa những thành công rực rỡ của Triển lãm thương mại quốc tế tàu thuyền hải sự (Seawork International) được tổ chức tại Anh 17 trong năm qua.
Tuy nhiên, rất có thể ý nghĩa cao đẹp của cuộc Triển lãm do Anh đăng cai tổ chức 17 năm qua sẽ trôi sông đổ bể khi cuộc triển lãm “phiên bản Trung Quốc” này được tổ chức để phục vụ những âm mưu đen tối của Bắc Kinh, khi nước chủ nhà đang tìm mọi cách tăng cường lực lượng tàu chấp pháp khổng lồ nhằm đè bẹp các nước có tranh chấp chủ quyền trên biển.
Theo tin cho biết, cùng với sự nóng lên của cục diện tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản và tranh chấp chủ quyền trên biển Đông với Việt Nam, các lực lượng chấp pháp trên biển của Trung Quốc như lực lượng Ngư chính, Hải giám, Hải Tuần, Hải Cảnh, Biên phòng, Hải quan cũng đang nhanh chóng đẩy mạnh kế hoạch đóng tàu có liên quan.
Theo tiết lộ của các chuyên gia trong ngành đóng tàu Trung Quốc, rất nhiều dự án đóng tàu chấp pháp dự định bắt đầu vào năm 2015-2016 đều đã tiến hành đấu thầu sớm trong năm 2014. Ước tính trong 2 năm 2014 và 2015, nhu cầu thị trường tàu công vụ sẽ tăng trưởng 30% so với cùng kỳ 2 năm trước. Như vậy, Bắc Kinh đang nỗ lực gia tăng số lượng tàu công vụ để thực hiện chiến lược xâm chiếm các đại dương bằng tàu chấp pháp.
2 tàu Hải Cảnh cỡ 4.000 tấn là 2401 và 3401 neo đậu bên nhau
Mượn cớ đẩy mạnh chiến lược “lấy thịt đè người” trên biển Đông
Từ khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, mỗi ngày Trung Quốc đều điều hàng trăm tàu làm nhiệm vụ bảo vệ, ngăn chặn tàu công vụ Việt Nam thực thi nhiệm vụ bảo vệ lãnh hải.
Các tàu chấp pháp hạng nặng của Trung Quốc đã gây ra nhiều thiệt hại cho tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư cỡ nhỏ của Việt Nam. Hiện nay, phần lớn các tàu Việt Nam đều có lượng giãn nước nhỏ, lớn nhất cũng chỉ hơn 2.000 tấn, trong khi Trung Quốc có rất nhiều tàu từ 3-4.000 tấn.
Hiện nay, Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng một lực lượng chấp pháp biển mạnh nhất trên thế giới, vượt trội lực lượng bảo vệ an ninh biển thuộc dạng mạnh nhất châu Á của Nhật Bản. Hiện Nhật có khoảng 51 tàu từ cỡ 1000 tấn trở lên và đang đóng mới khoảng 12 tàu nữa nhưng con số này chỉ bằng khoảng 1/4-1/3 số lượng tàu chấp pháp Trung Quốc.
Ngoài các biện pháp mang tính cấp bách là hoán cải tàu chiến thành tàu cảnh sát biển, ngư chính và hải giám, Trung Quốc còn dự định đến năm 2015 sẽ hoàn tất kế hoạch đóng mới gần 50 tàu chấp pháp có lượng giãn nước từ 3.000-12.000 tấn, nhằm thực hiện chiến lược lâu dài để độc chiếm biển Đông và biển Hoa Đông.
Tàu Hải Cảnh 3402 thuộc loại 4000 tấn
Các tàu chấp pháp cỡ lớn hiện đang chế tạo hoặc sắp khởi đóng của Trung Quốc gồm 6 tàu hải giám lượng giãn nước 3500 tấn, 11 tàu ngư chính loại 3500 tấn, 10 tàu hải cảnh cỡ 4000 tấn, 4 tàu hải cảnh loại chuyên chịu va đập lớp 5000 tấn, 4 tàu hải cảnh loại 6000 tấn, và ít nhất là 4 tàu hải cảnh siêu lớn có lượng giãn nước tới 12.000 tấn.
Các tàu chấp pháp thế hệ mới loại 4.000 tấn của Trung Quốc được cải tiến trên cơ sở tàu Hải giám 50, các tàu Ngư chính thế hệ mới lớp 3.000 tấn sẽ được thiết kế và đóng mới hoàn toàn, có tốc độ cao, tính năng chống chịu sóng gió rất tốt, khả năng chịu va đập rất mạnh.
Các tàu Hải cảnh cỡ 5.000 tấn thuộc loại tàu chấp pháp đa năng, được cải tiến trên cơ sở các tàu cứu hộ, trục vớt hạng nặng, động cơ 8.000kW, có khả năng chịu va chạm siêu mạnh, bảo đảm lợi thế rất lớn khi đối đầu với các tàu chấp pháp nước ngoài.
Loại tàu có lượng giãn nước 6.000 tấn được cải tiến trên cơ sở nguyên mẫu tàu tuần tra hạng nặng “Hải tuần 01”. Việc đóng mới các tàu theo mẫu có sẵn sẽ khiến cho các nhà máy đóng tàu Trung Quốc rút ngắn được thời gian, hạ thấp giá thành sản phẩm, nhanh chóng tăng cường số lượng tàu Giám sát biển hiện có.
Tàu Hải Cảnh 1401 neo đậu bên 2 tàu Hải cảnh cỡ 1.000 tấn
Đặc biệt là các tàu công vụ thuộc lực lượng Hải cảnh Trung Quốc đang từng bước trang bị vũ khí, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các cuộc đấu tranh chấp pháp hoặc xung đột quân sự trên biển.
Đến năm 2015, Trung Quốc sẽ có lực lượng tàu chấp pháp siêu mạnh. Đây chính là lực lượng “Hải quân 2” hay còn gọi là “lực lượng tiều duyên” trong chiến lược độc chiếm đại dương. Các tàu này sẽ là lực lượng nòng cốt trong tranh chấp chủ quyền và nguồn lợi hải dương với tàu công vụ các nước khác trong khu vực.
Theo tính toán, sau năm 2015, số lượng các tàu chấp pháp trên 1.000 tấn của Trung Quốc sẽ vào khoảng từ 200-300 tàu, trong đó gần một nửa thuộc loại từ 3.000 tấn trở lên. Đây chính là “lực lượng tiền tiêu” trong chiến lược tranh bá đại dương, là lực lượng nòng cốt trong tranh chấp chủ quyền, ngư trường và nguồn lợi hải dương với tàu công vụ các nước khác trong khu vực.
Khi lực lượng tàu công vụ đã lấn át hoàn toàn các nước có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, Bắc Kinh sẽ bắt đầu chiến lược xâm chiếm các đại dương bằng “cuộc chiến tranh không khói súng”. Lực lượng tàu công vụ khổng lồ đông đảo của họ sẽ lấp kín các vùng biển, không cho đối thủ có cơ hội trong cuộc xung đột phi quân sự, nặng về tranh chấp, va đập.
Thứ Ba, 01/07/2014 06:52
Thanh Tâm
Ngày 27 tháng 6 vừa qua đã diễn ra buổi họp báo Triển lãm tàu công vụ và thương mại quốc tế Thượng Hải 2014 tại Bắc Kinh. Tới dự cuộc họp báo có Bí thư thứ nhất của cơ quan thương mại và đầu tư Anh Quốc Ian Lockhart và ông Trương Thu Dung - Phụ trách mảng giao thông và các công trình trọng điểm của Ủy ban Thương mại Trung-Anh.
Hội chợ triển lãm tàu thủy công vụ và thương mại quốc tế Thượng Hải (Seawork Asia) sẽ khai mạc vào ngày 4 đến ngày 6 tháng 11 năm 2014 tại trung tâm triển lãm “World Expo” Thượng Hải. Nó diễn ra trong bối cảnh tình hình biển Đông đang ngày một căng thẳng do những hành động ngang ngược, bất chấp luật lệ quốc tế của nước chủ nhà.
Tuy mang một tôn chỉ mĩ miều là "hướng tới chuyên nghiệp, soi đường Châu Á", với tham vọng tạo ra quy mô và sức ảnh hưởng lớn nhất không chỉ ở Trung Quốc mà con trên toàn Châu Á, nhưng cuộc triển lãm này cũng chỉ là cái bình phong che mắt thiên hạ để Bắc Kinh, đẩy nhanh tiến độ xây dựng lực lượng tàu chấp pháp hòng hiện thực hóa âm mưu độc chiếm biển Đông và biển Hoa Đông.
Theo tin từ buổi họp báo, nhiều diễn đàn thảo luận cấp cao sẽ được tổ chức trong thời gian diễn ra cuộc triển lãm, nội dung chủ yếu bàn về "Triển vọng phát triển thị trường tàu thương mại, công vụ Châu Á", "Tàu công vụ thế hệ mới", "Khai phá cảng xanh" v.v... và các hoạt động giao lưu công nghệ, đẩy mạnh thêm một bước hoạt động giao lưu và hợp tác trong các lĩnh vực sản xuất, công nghệ, nghiên cứu và ứng dụng.
Hải Cảnh 3306 neo đậu cạnh Hải Cảnh 1306 cùng thuộc lớp 3.000 tấn
Được biết, phạm vi sản phẩm trưng bày tại hội chợ triển lãm lần này bao gồm: các tàu tuần tra, tàu cảnh sát biển và tàu bảo vệ bờ biển; các vấn đề về thiết kế, chế tạo, tu sửa và bảo dưỡng tàu thương mại và công vụ; các hợp đồng hàng hải; dịch vụ cầu cảng và tàu thủy; thiết bị tàu thủy; công trình xây dựng trên biển; sắp xếp và tuyển dụng nhân sự; an ninh và pháp luật hàng hải v.v...
Chính quyền Thượng Hải và cơ quan thương mại và đầu tư vương quốc Anh phối hợp chuyển cuộc triển lãm này về Châu Á, với hy vọng nó sẽ kế thừa những thành công rực rỡ của Triển lãm thương mại quốc tế tàu thuyền hải sự (Seawork International) được tổ chức tại Anh 17 trong năm qua.
Tuy nhiên, rất có thể ý nghĩa cao đẹp của cuộc Triển lãm do Anh đăng cai tổ chức 17 năm qua sẽ trôi sông đổ bể khi cuộc triển lãm “phiên bản Trung Quốc” này được tổ chức để phục vụ những âm mưu đen tối của Bắc Kinh, khi nước chủ nhà đang tìm mọi cách tăng cường lực lượng tàu chấp pháp khổng lồ nhằm đè bẹp các nước có tranh chấp chủ quyền trên biển.
Theo tin cho biết, cùng với sự nóng lên của cục diện tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản và tranh chấp chủ quyền trên biển Đông với Việt Nam, các lực lượng chấp pháp trên biển của Trung Quốc như lực lượng Ngư chính, Hải giám, Hải Tuần, Hải Cảnh, Biên phòng, Hải quan cũng đang nhanh chóng đẩy mạnh kế hoạch đóng tàu có liên quan.
Theo tiết lộ của các chuyên gia trong ngành đóng tàu Trung Quốc, rất nhiều dự án đóng tàu chấp pháp dự định bắt đầu vào năm 2015-2016 đều đã tiến hành đấu thầu sớm trong năm 2014. Ước tính trong 2 năm 2014 và 2015, nhu cầu thị trường tàu công vụ sẽ tăng trưởng 30% so với cùng kỳ 2 năm trước. Như vậy, Bắc Kinh đang nỗ lực gia tăng số lượng tàu công vụ để thực hiện chiến lược xâm chiếm các đại dương bằng tàu chấp pháp.
2 tàu Hải Cảnh cỡ 4.000 tấn là 2401 và 3401 neo đậu bên nhau
Mượn cớ đẩy mạnh chiến lược “lấy thịt đè người” trên biển Đông
Từ khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, mỗi ngày Trung Quốc đều điều hàng trăm tàu làm nhiệm vụ bảo vệ, ngăn chặn tàu công vụ Việt Nam thực thi nhiệm vụ bảo vệ lãnh hải.
Các tàu chấp pháp hạng nặng của Trung Quốc đã gây ra nhiều thiệt hại cho tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư cỡ nhỏ của Việt Nam. Hiện nay, phần lớn các tàu Việt Nam đều có lượng giãn nước nhỏ, lớn nhất cũng chỉ hơn 2.000 tấn, trong khi Trung Quốc có rất nhiều tàu từ 3-4.000 tấn.
Hiện nay, Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng một lực lượng chấp pháp biển mạnh nhất trên thế giới, vượt trội lực lượng bảo vệ an ninh biển thuộc dạng mạnh nhất châu Á của Nhật Bản. Hiện Nhật có khoảng 51 tàu từ cỡ 1000 tấn trở lên và đang đóng mới khoảng 12 tàu nữa nhưng con số này chỉ bằng khoảng 1/4-1/3 số lượng tàu chấp pháp Trung Quốc.
Ngoài các biện pháp mang tính cấp bách là hoán cải tàu chiến thành tàu cảnh sát biển, ngư chính và hải giám, Trung Quốc còn dự định đến năm 2015 sẽ hoàn tất kế hoạch đóng mới gần 50 tàu chấp pháp có lượng giãn nước từ 3.000-12.000 tấn, nhằm thực hiện chiến lược lâu dài để độc chiếm biển Đông và biển Hoa Đông.
Tàu Hải Cảnh 3402 thuộc loại 4000 tấn
Các tàu chấp pháp cỡ lớn hiện đang chế tạo hoặc sắp khởi đóng của Trung Quốc gồm 6 tàu hải giám lượng giãn nước 3500 tấn, 11 tàu ngư chính loại 3500 tấn, 10 tàu hải cảnh cỡ 4000 tấn, 4 tàu hải cảnh loại chuyên chịu va đập lớp 5000 tấn, 4 tàu hải cảnh loại 6000 tấn, và ít nhất là 4 tàu hải cảnh siêu lớn có lượng giãn nước tới 12.000 tấn.
Các tàu chấp pháp thế hệ mới loại 4.000 tấn của Trung Quốc được cải tiến trên cơ sở tàu Hải giám 50, các tàu Ngư chính thế hệ mới lớp 3.000 tấn sẽ được thiết kế và đóng mới hoàn toàn, có tốc độ cao, tính năng chống chịu sóng gió rất tốt, khả năng chịu va đập rất mạnh.
Các tàu Hải cảnh cỡ 5.000 tấn thuộc loại tàu chấp pháp đa năng, được cải tiến trên cơ sở các tàu cứu hộ, trục vớt hạng nặng, động cơ 8.000kW, có khả năng chịu va chạm siêu mạnh, bảo đảm lợi thế rất lớn khi đối đầu với các tàu chấp pháp nước ngoài.
Loại tàu có lượng giãn nước 6.000 tấn được cải tiến trên cơ sở nguyên mẫu tàu tuần tra hạng nặng “Hải tuần 01”. Việc đóng mới các tàu theo mẫu có sẵn sẽ khiến cho các nhà máy đóng tàu Trung Quốc rút ngắn được thời gian, hạ thấp giá thành sản phẩm, nhanh chóng tăng cường số lượng tàu Giám sát biển hiện có.
Tàu Hải Cảnh 1401 neo đậu bên 2 tàu Hải cảnh cỡ 1.000 tấn
Đặc biệt là các tàu công vụ thuộc lực lượng Hải cảnh Trung Quốc đang từng bước trang bị vũ khí, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các cuộc đấu tranh chấp pháp hoặc xung đột quân sự trên biển.
Đến năm 2015, Trung Quốc sẽ có lực lượng tàu chấp pháp siêu mạnh. Đây chính là lực lượng “Hải quân 2” hay còn gọi là “lực lượng tiều duyên” trong chiến lược độc chiếm đại dương. Các tàu này sẽ là lực lượng nòng cốt trong tranh chấp chủ quyền và nguồn lợi hải dương với tàu công vụ các nước khác trong khu vực.
Theo tính toán, sau năm 2015, số lượng các tàu chấp pháp trên 1.000 tấn của Trung Quốc sẽ vào khoảng từ 200-300 tàu, trong đó gần một nửa thuộc loại từ 3.000 tấn trở lên. Đây chính là “lực lượng tiền tiêu” trong chiến lược tranh bá đại dương, là lực lượng nòng cốt trong tranh chấp chủ quyền, ngư trường và nguồn lợi hải dương với tàu công vụ các nước khác trong khu vực.
Khi lực lượng tàu công vụ đã lấn át hoàn toàn các nước có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, Bắc Kinh sẽ bắt đầu chiến lược xâm chiếm các đại dương bằng “cuộc chiến tranh không khói súng”. Lực lượng tàu công vụ khổng lồ đông đảo của họ sẽ lấp kín các vùng biển, không cho đối thủ có cơ hội trong cuộc xung đột phi quân sự, nặng về tranh chấp, va đập.
Thứ Ba, 01/07/2014 06:52
Thanh Tâm
Thanh niên Việt thi vào ngành công an để khỏi đi lính đánh Trung Quốc
SÀI GÒN (NV) - Hiện tượng lạ ở Việt Nam, số thí sinh xin thi tuyển vào các trường đại học và cao đẳng của ngành công an Cộng Sản Việt Nam năm nay tăng hơn 33% so với năm học rồi.
Nam nữ học sinh tốt nghiệp trung học bàn chuyện chọn trường đại học thi vào. (Hình: báo Tuổi Trẻ)
Báo Tuổi Trẻ cho biết, tổng số thí sinh xin dự tuyển vào các trường đại học và học viện công an Cộng Sản Việt Nam năm 2014 lên tới gần 83,600 người, trong đó, số nam thí sinh đông gấp đôi nữ thí sinh. Thu hút đông đảo thí sinh dự tuyển là khoa nghiệp vụ, với số hồ sơ chiếm một nửa tổng số thí sinh.
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, thí sinh thi đậu vào trường công an được coi là công chức, được hưởng nhiều quyền lợi như miễn học phí, được trợ cấp tiền ăn ở ký túc xá, tiền mua quần áo, giày dép, phụ cấp tiêu xài vặt hàng tháng...
Dư luận cho rằng, đây là hiện tượng lạ, nhưng không khó hiểu tại Việt Nam. Thanh niên Việt Nam ồ ạt thi vào các trường công an là để trốn tránh nghĩa vụ quân sự trong tình hình căng thẳng tăng vọt với Trung Quốc.
Mới đây, nhà nước Việt Nam quyết định không miễn nhập ngũ đối với các thanh niên thi đậu đại học. Cuộc đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc trong hai tháng gần đây khiến nhiều gia đình sợ rằng con em họ có thể bị đưa ra chiến trường để đánh nhau với binh lính Trung Quốc. Vì vậy, dư luận cho rằng, các gia đình Việt Nam khuyến khích con em thi vào ngành công an để khỏi bị đi lính, để khỏi chết trong cuộc chiến với Trung Quốc.
Thông thường, người dân rất ghét công an nên phần lớn gia đình Việt Nam không thích con em của họ làm công an. Ngành cảnh sát giao thông Việt Nam thời gian đã gây quá nhiều tai tiếng làm mất hết thiện cảm của dân chúng. Nhiều cuộc xung đột xảy ra liên tiếp giữa cảnh sát giao thông và người đi đường suốt thời gian qua trên nhiều đường phố tại nhiều vùng địa phương khác nhau.
Công an CSVN hàng năm đánh chết hàng chục người khi bắt điều tra một chuyện gì đó, rồi vu cho người ta tự tử hay sốc ma túy, đau tim chết. Mới đây, dư luận dân chúng ở Sài Gòn bùng lên sự phẫn nộ vì nghi án công an giao thông quận Tân Bình đánh chết một người đàn ông 44 tuổi, cư dân quận Gò Vấp hôm 25 tháng 6, 2014. Vụ này đang còn trong vòng điều tra của nhà cầm quyền địa phương. (PL)
06-30 2014 5:07:13 PM
Nam nữ học sinh tốt nghiệp trung học bàn chuyện chọn trường đại học thi vào. (Hình: báo Tuổi Trẻ)
Báo Tuổi Trẻ cho biết, tổng số thí sinh xin dự tuyển vào các trường đại học và học viện công an Cộng Sản Việt Nam năm 2014 lên tới gần 83,600 người, trong đó, số nam thí sinh đông gấp đôi nữ thí sinh. Thu hút đông đảo thí sinh dự tuyển là khoa nghiệp vụ, với số hồ sơ chiếm một nửa tổng số thí sinh.
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, thí sinh thi đậu vào trường công an được coi là công chức, được hưởng nhiều quyền lợi như miễn học phí, được trợ cấp tiền ăn ở ký túc xá, tiền mua quần áo, giày dép, phụ cấp tiêu xài vặt hàng tháng...
Dư luận cho rằng, đây là hiện tượng lạ, nhưng không khó hiểu tại Việt Nam. Thanh niên Việt Nam ồ ạt thi vào các trường công an là để trốn tránh nghĩa vụ quân sự trong tình hình căng thẳng tăng vọt với Trung Quốc.
Mới đây, nhà nước Việt Nam quyết định không miễn nhập ngũ đối với các thanh niên thi đậu đại học. Cuộc đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc trong hai tháng gần đây khiến nhiều gia đình sợ rằng con em họ có thể bị đưa ra chiến trường để đánh nhau với binh lính Trung Quốc. Vì vậy, dư luận cho rằng, các gia đình Việt Nam khuyến khích con em thi vào ngành công an để khỏi bị đi lính, để khỏi chết trong cuộc chiến với Trung Quốc.
Thông thường, người dân rất ghét công an nên phần lớn gia đình Việt Nam không thích con em của họ làm công an. Ngành cảnh sát giao thông Việt Nam thời gian đã gây quá nhiều tai tiếng làm mất hết thiện cảm của dân chúng. Nhiều cuộc xung đột xảy ra liên tiếp giữa cảnh sát giao thông và người đi đường suốt thời gian qua trên nhiều đường phố tại nhiều vùng địa phương khác nhau.
Công an CSVN hàng năm đánh chết hàng chục người khi bắt điều tra một chuyện gì đó, rồi vu cho người ta tự tử hay sốc ma túy, đau tim chết. Mới đây, dư luận dân chúng ở Sài Gòn bùng lên sự phẫn nộ vì nghi án công an giao thông quận Tân Bình đánh chết một người đàn ông 44 tuổi, cư dân quận Gò Vấp hôm 25 tháng 6, 2014. Vụ này đang còn trong vòng điều tra của nhà cầm quyền địa phương. (PL)
06-30 2014 5:07:13 PM
‘Con Cháu Các Cụ Cả’
Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa lại quét lá đa.
Câu ca dao trên có từ chế độ phong kiến với tập quán cha truyền con nối. Nhưng tập quán này là một thiết chế xã hội mang tính công khai, được xã hội chấp nhận.
Các chế độ độc tài toàn trị tệ hại hơn, có cấu trúc giống như một nhà nước phong kiến nhưng mọi thứ đều không minh bạch. Những kẻ cầm quyền sống ngập trong xa xỉ nhưng chỉ đến khi bị lật đổ người dân mới biết. Saddam Hussein (Iraq) hay Gaddafi (Lybia) là những ví dụ.
Hệ thống độc tài cộng sản toàn trị thì có mô hình một nhà nước với “vua tập thế” là Bộ Chính Trị, cơ quan đầu não của một đảng duy nhất cầm quyền. Không cha truyền con nối, nhưng con cháu các lãnh đạo được cơ cấu vào các tổ chức của đảng để bồi dưỡng và quy hoạch cho tương lai.
Trong chiến tranh Việt Nam, Hồ Chí Minh đã dùng cụm danh từ “Hạt Giống Ðỏ” để đặt tên cho con cháu cán bộ nằm vùng tại miền Nam Việt nam. Những “Hạt Giống Ðỏ”/“Học sinh miền Nam” này được đưa ra Bắc nuôi dưỡng và học tập, nhiều người đi du học nước ngoài.
Từ khi Việt Nam “mở cửa,” thời cuộc thay đổi, việc quy hoạch giới “5C” (”Con Cháu Các Cụ Cả”) thường gắn liền với lợi ích nhóm lâu dài, nhằm duy trì và phát triển các mối làm ăn. Thời đại ở Việt Nam “5C” cũng được chuyển sang “Thái Tử Ðảng.”
“Thái Tử Ðảng” (Taizi Dang) là một danh xưng mang ý nghĩa châm biếm, dùng để chỉ tầng lớp con cháu của các quan chức cao cấp nổi bật và có ảnh hưởng ở Trung Quốc. Bằng một cách không chính thức, tầng lớp này thường được hưởng nhiều đặc ân của nhà nước. Do đó, tầng lớp con cháu này có nhiều cơ hội được quy hoạch để làm lãnh đạo trong tương lai, dù hình thức bên ngoài vẫn biểu hiện bởi các nguyên tắc dân chủ như thông qua bầu cử; hoặc tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, tích lũy khối lượng tài sản khổng lồ mà những người dân thường không thể nào có được” (Wikipedia).
Trong giới “Thái Tử Ðảng” nhiều người được đi du học tại Mỹ, Anh, Úc... và sau khi học về đã chỗ đứng ngon lành dọn sẵn.
Tuy nhiên không phải tất cả con cháu các nhà lãnh đạo đều là “Thái Tử Ðảng,” điều này phụ thuộc vào cơ hội, khả năng và tham vọng của bản thân. Nhiều “thái tử” lắm tiền, ăn chơi hoang túng, sa vào rượu chè, nghiện hút, gái, chẳng làm nên công cán gì. Ví dụ như Nguyễn Ðức Quang (Quang Béo), con trai cựu Cục Phó Tổng Cục An Ninh, giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Ðức Nhanh, hay Nguyễn Khánh Trọng, con trai cựu Thứ trưởng Thường trực Bộ Công An Nguyễn Khánh Toàn.
Trong guồng máy quyền lực hiện nay, giới “Thái Tử Ðảng” khá đông, xin được kể ra một số có “máu mặt.”
Cố Tổng Bí Thư Lê Duẩn có hai vợ, nhiều con, nhưng đáng chú ý có hai người.
Một, Lê Kiên Thành (sinh 1955), kỹ sư hàng không tại Liên Xô, hiện là chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị (HÐQT) Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Phát Triển Ðô Thị; chủ tịch HÐQT Công ty Cổ Phần Chế Biến Thực Phẩm Thái Minh; chủ một sân golf và là phó Chủ tịch thường trực Hội Golf Việt nam, là thành viên UƯy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh.
Thứ hai, con út Lê Kiên Trung (sinh 1958), Cục trưởng Cục Hải Quan TP. Hồ Chí Minh (từ tháng 12 năm 2007), hiện là Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục An ninh II, Bộ Công An.
Cố Ðại Tướng Nguyễn Chí Thanh có con trai út là Nguyễn Chí Vịnh, thượng tướng, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng, một người được cho là có quyền lực bao trùm, trên cả bộ trưởng Phùng Quang Thanh. Nguyễn Chí Vịnh thuở thanh thiếu niên học dốt, chơi bời, hay ăn cắp vặt, nhưng vẫn được châm chước, lên như diều gặp gió, mặc dù khi phong chức hay cơ cấu vào ủy viên Trung Ương Ðảng đã có phản ứng của các sĩ quan trong Bộ Quốc Phòng.
Vợ của Nguyễn Chí Vịnh là con gái Trung tướng Ðặng Vũ Chính, tức Ðặng Văn Trung, cựu tổng cục trưởng Tổng Cục 2 thuộc Bộ Quốc Phòng Việt Nam (từ năm 1994 đến năm 2002). Vũ Chính đã “chuyển giao” thành công quyền lực cho con rể trong Tổng Cục 2, có lúc được xem là “nhà nước trong một nhà nước,” khiến Nguyễn Chí Vịnh tạo được thế đứng vững chắc. Nguyễn Chí Vịnh có ba con, một đi du học ở Úc, một đi Nga và một đi Trung Quốc.
Nguyễn Văn Bình, thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, được xem là trung tâm chi phối các nhóm lợi ích hiện nay ở thượng tầng. Nguyễn Văn Bình học toán ở Liên Xô cũ, con ông Nguyễn Văn Chuẩn, cựu tổng Giám Ðốc Ngân Hàng Quốc Gia, tức tương đương chức Thống Ðốc bây giờ.
Anh ruột của Nguyễn Văn Bình là Nguyễn Văn Thành. Thành lấy con gái ông Lê Quang Ðạo, Trung tướng, cựu chủ tịch quốc hội, là Nguyễn Nguyệt Tĩnh, một “soái” thành đạt ở Ba Lan làm ăn nhiều với thị trường Liên Xô. Con trai của Lê Quang Ðạo là Thiếu Tướng Nguyễn Quang Bắc. Vì thế Nguyễn Văn Bình có cả mối quan hệ lợi ích dây mơ rễ má với các tướng lĩnh quân đội.
Tô Huy Vũ con trai trưởng ban tổ chức trung ương Tô Huy Rứa hiện là Vụ phó của Ngân Hàng Nhà Nước.
Lê Minh Hưng, con trai cố bộ trưởng Công An Lê Minh Hương là phó thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước.
Tướng Tô Lâm, thứ trưởng Bộ Công An là con trai ông Tô Quyền, cựu cục trưởng Cảnh Sát Giao Thông, cựu giám đốc Công An Hải Hưng. Tô Lâm sinh năm 1957, được cho là người giải cứu vụ Vinashine cho Nguyễn Tấn Dũng, một nhân vật đầy quyền uy. Tô Lâm được Tướng Nguyễn Văn Hưởng trực tiếp nâng đỡ kéo lên từ vị trí cục trưởng lên tổng cục trưởng rồi thứ trưởng Bộ Công An chỉ trong vòng mấy năm!
Tô Lâm khôn ngoan, thường nhận con cháu lãnh đạo cấp cao về đơn vị mình để tạo ơn nghĩa, vây cánh. Phan Minh Hoàn (Hoàn Ty), con cựu Thủ Tướng Phan Văn Khải; Trần Quốc Liêm, em vợ Nguyễn Tấn Dũng, hay con trai giám đốc Công An Tuyên Quang; con trai giám đốc Công An Ninh Bình đều làm việc dưới trướng Tô Lâm.
Thiếu Tướng Nguyễn Ðức Chung (Chung con), giám đốc Công An Hà Nội, là con nuôi của Lê Hồng Anh, thường trực Ban Bí Thư.
Nguyễn Hoàng Linh, sinh năm 1971, là cục phó thuộc Tổng Cục Tình Báo (Tổng Cục 5), con trai tướng công an Nguyễn Văn Hưởng, một người cho lúc về hưu đã có ảnh hưởng lớn đến Nguyễn Tấn Dũng, quyền hành mênh mông, khuynh loát mọi quan hệ làm ăn lớn.
Phùng Quang Hải, trung tá, giám đốc Tổng Công Ty 319 thuộc Bộ Quốc Phòng, con trai của bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Phùng Quang Thanh. Phùng Quang Hải đang cùng với Nguyễn Thanh Phượng, con gái Nguyễn Tấn Dũng, điều hành môi giới mua bán vũ khí cho quân đội, một sân chơi rất hẹp mà chỉ “Thái Tử Ðảng” nặng ký mới vào được.
Con trai của Lê Ðức Anh, cựu chủ tịch nước, Lê Mạnh Hà, là phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân TP. Hồ Chí Minh.
Trong giới “Thái Tử Ðảng” hiện nay, có lẽ Nguyễn Thanh Nghị, con thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng, được quan tâm nhất.
Ông Nghị, sinh năm 1977, con trai cả của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, từng theo học tại Ðại học Kiến Trúc trong nước, sau đó đi du học tại Mỹ.
Năm 2011, tại Ðại Hội Ðảng Cộng Sản Việt Nam XI, tuy không được đại hội đảng từ cơ sở đề cử lên, song Nguyễn Tấn Dũng đã mặc cả với Nguyễn Văn Chi, ủy viên Bộ Chính Trị, chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương, kéo con trai vào danh sách do đại hội toàn quốc đề cử. Nghị được bầu làm ủy viên Dự Khuyết Ban Chấp Hành Trung Ương, cùng với con trai của Nguyễn Văn Chi là Nguyễn Xuân Anh, hiện là phó Bí Thư Thành Ủy, phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân TP. Ðà Nẵng.
Ngày 11 tháng 11 năm 2011, Nghị được “bổ nhiệm” làm thứ trưởng Bộ Xây Dựng, phụ trách kiến trúc và quy hoạch thay cho Thứ Trưởng Nguyễn Ðình Toàn.
Tháng 3 năm 2014, Nghị được Bộ Chính Trị cử giữ chức phó bí thư Tỉnh Ủy tỉnh Kiên Giang, nơi Nguyễn Tấn Dũng từng làm phó bí thư, rồi bí thư Tỉnh Ủy và chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân. Nghị cũng kiêm giữ chức phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh từ ngày 28 tháng 3 năm 2014.
Nghị được cha phân công chỉ đạo đầu tư phát triển đảo Phú Quốc, vùng đất mà gia đình Nguyễn Tấn Dũng đã đầu tư khá nhiều. Nghị được giao chuẩn bị đề án “Ðặc Khu Hành Chính Kinh Tế Phú Quốc,” với tham vọng biến hòn đảo này thành một trong ba đặc khu kinh tế lớn nhất của Việt Nam.
Thế nhưng, vừa qua thủ tướng có quyết định rút ông Nghị khỏi tổ công tác về phát triển đảo Phú Quốc và đồng ý để bà Phan Thị Mỹ Linh, thứ trưởng Bộ Xây Dựng, thay Nguyễn Thanh Nghị.
Trong khi đó, con trai út của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận quyết định “đi đào tạo thực tế ở cơ sở” tại tỉnh Bình Ðịnh và làm phó bí thư Tỉnh Ðoàn Thanh Niên Cộng Sản Bình Ðịnh nhiệm kỳ 2013-2017 củng cố bậc thang đi lên danh vọng.
Rõ ràng có sự lúng túng của Nguyễn Tấn Dũng trong việc sắp đặt chỗ ngồi cho con trai lớn, nhưng có lẽ Dũng quyết chọn bài đi từ cơ sở. Nếu vào ủy viên chính thức ở Ðại Hội Ðảng XII, chức bí thư tỉnh sẽ trong tầm tay và từ bí thư Tỉnh Ủy ra trung ương đảm nhận vai trò cao hơn mặc nhiên thuận lợi.
Nhiều người cho rằng giới “Thái Tử Ðảng” có học, sẽ là hy vọng cho những cải cách tương lai hướng về thể chế dân chủ. Tôi thì không tin. Loại này cơ hội và láu cá hơn thế hệ trước nhiều. Một tay trí thức lưu manh còn nguy hiểm hơn một lão nông dân ngu dốt. Kim Jong Un ở Bắc Triều Tiên hay Assad ở Syria là những tấm gương nhãn tiền.
Tóm lại, thế hệ trước, những ông nông dân vô học đi làm cách mạng, sau khi cướp được chính quyền leo lên ghế lãnh đạo, đã chuẩn bị sẵn một tương lai cho con cháu, đôn nhau vào những vị trí ngồi mát ăn bát vàng, vừa để duy trì chế độ, vừa bảo vệ tài sản kiếm được. Một guồng máy cai trị mà sự tiếp nối giống như chế độ phong kiến cha truyền con nối, chỉ khác về hình thức.
06-30- 2014 3:10:35 PM
Lê Diễn Ðức