Sunday, December 22, 2013

Bí ẩn sứ mệnh X-37B

Tấm màn bí mật bao phủ tàu không gian không người lái X-37B của Mỹ làm nảy sinh nhiều giả thuyết về chương trình tuyệt mật này.



 
 
Chiếc X-37B đậu tại căn cứ không quân Vandenberg ở California - Ảnh: Spaceref.com



Tính đến tháng 12.2013, tàu X-37B do Tập đoàn Boeing chế tạo đã bay trên quỹ đạo trái đất hơn một năm kể từ khi được phóng tại mũi Canaveral, bang Florida ngày 11.12.2012. Trước đó, Mỹ đã 2 lần phóng thành công X-37B vào các năm 2010 và 2011. Tuy nhiên, đến nay, toàn bộ thông tin về chương trình này như đặc điểm kỹ thuật, công dụng của tàu cũng như mục đích của chương trình đều được giữ tuyệt mật ngoại trừ việc nó hoạt động bằng năng lượng mặt trời. Theo tạp chí Spaceflight, Lầu Năm Góc nhiều lần khẳng định X-37B chỉ là công cụ thí nghiệm cho những công nghệ mới nhưng không công bố bất kỳ kết quả phân tích nào từ các chuyến bay của tàu. 




 

 
 

 



Vũ khí không gian
Hồi đầu tháng, chuyên gia Konstantin Sivkov tại Học viện Các vấn đề địa chính trị của Nga nhận định với tờ Pravda rằng X-37B là vũ khí không gian của không quân Mỹ. Ông phân tích một máy bay ném bom B-2 Spirit được triển khai từ căn cứ Vandenberg ở California phải mất 17 giờ đồng hồ mới tới mục tiêu ở Kosovo, nhưng một tàu vũ khí không gian như X-37B có thể tiến hành cuộc tấn công tương tự chỉ trong một giờ. Vì thế, chuyên gia này cho biết Nga đang ráo riết phát triển các chương trình vũ khí không gian của mình. Trong đó bao gồm hệ thống Naryad-V, một loại vũ khí có thể tiềm phục trên quỹ đạo trong thời gian dài và phóng tên lửa tiêu diệt mục tiêu khi cần, cũng như các tên lửa diệt vệ tinh có khả năng vươn tới độ cao 1.500 km gắn trên chiến đấu cơ.
Trong khi đó, một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên tiết lộ với tờ The Washington Times rằng nếu xảy ra đụng độ với Trung Quốc, X-37B sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phá hủy các thiết bị cảm biến không gian, vốn có nhiệm vụ cung cấp dữ liệu mục tiêu cho tên lửa DF-21D, được cho là “sát thủ diệt tàu sân bay” của Trung Quốc.
Chưa hết, cũng có chuyên gia khẳng định X-37B là một phần trong Chương trình tấn công toàn cầu tức thời của Lầu Năm Góc cùng với các vũ khí đã được thử nghiệm công khai lâu nay như thiết bị bay có tên Vũ khí siêu thanh tiên tiến (AHW) và tàu HTV-2 có tốc độ gấp 5 lần vận tốc âm thanh. Theo trang Before It’s News, chuyên đăng tải các giả thuyết giật gân về quân sự Mỹ, X-37B có khả năng tấn công bất cứ điểm nào trên trái đất một cách nhanh chóng bằng một loại vũ khí mang tên “Ngọn roi của Chúa” bắn ra động năng với cường độ cực lớn để phá hủy diện rộng. Trang này thậm chí còn trưng ra nhiều lập luận khẳng định chính các cuộc thử nghiệm X-37B gây nên các trận động đất cường độ nhỏ và tình trạng tăng mức phóng xạ ở khu vực hồ Michigan, đông bắc Mỹ hồi giữa năm 2012.
Do thám Trung Quốc ?
Một số ý kiến khác không đồng tình với giả thuyết X-37B là vũ khí tấn công mà khẳng định đây là một thiết bị do thám tinh vi. Trong lần hoạt động trên quỹ đạo năm 2012 của X-37B, chuyên gia David Baker đã nhận định với BBC rằng bộ cảm biến mới của tàu sẽ cho phép theo dõi sát sao trạm không gian Thiên Cung-1 được Trung Quốc thiết lập từ tháng 11.2011. Ông Baker nói rõ rằng một nhóm chuyên gia độc lập đã quan sát kỹ chuyển động của X-37B và nhận thấy quỹ đạo của nó luôn “lảng vảng” gần Thiên Cung-1. Ngoài ra, con tàu bí ẩn này còn có thể được dùng để theo dõi các mục tiêu dưới trái đất như Trung Đông và các khu vực chiến lược khác của Mỹ.
Trước vô số đồn đoán và giả thuyết từ tương đối hợp lý cho đến mang đậm màu sắc viễn tưởng trong thời gian qua, tờ USA Today dẫn lời John Pike, biên tập viên chính của chuyên trang quân sự - quốc phòng GlobalSecurity.org, nói nửa đùa nửa thật rằng có lẽ mục tiêu lớn nhất của Mỹ hiện nay là gây hoang mang lo lắng cho các đối thủ về sứ mệnh thật sự của X-37B.
Văn Khoa

Kiểm soát thu nhập của cán bộ

Từ khóa

Gây sự cảnh sát giao thông, đánh cảnh sát hình sự

23/12/2013 07:38 (GMT + 7)
TT -  Nhóm bốn người, kẻ dí điện thoại sát mặt CSGT đòi quay phim, kẻ xưng là cảnh sát hình sự và đấm một cảnh sát hình sự...

Ngày 22-12, Công an P.15 (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) chuyển giao hồ sơ cùng bốn đối tượng là Đoàn Xuân Trường, Đoàn Xuân Vũ, Huỳnh Văn Thiện, Trần Nam Trung (đều ngụ tại Q.Bình Thạnh) cho Công an Q.Bình Thạnh để làm rõ về hành vi “chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng”.
Trung tá Nguyễn Văn Hải, đội trưởng đội cảnh sát giao thông tuần tra và dẫn đoàn (thuộc Phòng cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt) Công an TP.HCM, cho biết lúc 23g50 ngày 21-12, tổ cảnh sát giao thông thuộc đội cảnh sát giao thông tuần tra dẫn đoàn gồm bốn cán bộ đang tổ chức tuần tra chống đua xe đang đứng chốt trước trụ sở UBND P.15 (58 Điện Biên Phủ, Q.Bình Thạnh). Lúc này, Đoàn Xuân Trường ngồi nhậu bên kia đường đứng dậy đến gần trung úy Phan Quốc Việt và gí điện thoại vào mặt trung úy Việt để quay phim. Thấy Trường có mùi bia, trung úy Việt yêu cầu Trường đi chỗ khác nhưng Trường vẫn dùng điện thoại gí sát vào mặt trung úy Việt để quay, trung úy Việt phải lấy tay gạt ra.
Thấy Trường say, trung úy Việt liền gọi điện thoại báo cho Công an P.15 (Q.Bình Thạnh) đến để giải quyết, Trường liền tiến tới tát vào mặt trung úy Việt. Cùng lúc, Công an P.15 đã đến đưa Trường về trụ sở làm việc. Trường liền điện thoại gọi bạn đến. Khoảng 10 phút sau, ba thanh niên gồm Vũ (em trai Trường), Thiện và Trung chạy xe đến trụ sở Công an P.15. Tới nơi, Vũ cự cãi với công an, còn Trung và Thiện xông vào trụ sở. Vũ tự xưng là cảnh sát hình sự và yêu cầu Công an P.15 thả Trường ra. Lúc này tổ công tác hình sự Công an Q.Bình Thạnh đi ngang chứng kiến sự việc nên vào xử lý. Thấy vậy, Vũ liền cởi áo lao đến đấm một cảnh sát hình sự. Trường đạp bàn ghế cùng với Thiện và Trung gây huyên náo trụ sở. Ngay lập tức lực lượng công an đã dùng biện pháp mạnh trấn áp cả bốn thanh niên này.
ĐỨC THANH

Hai quan tài nằm trước chợ mấy ngày liền

23/12/2013 09:00 (GMT + 7)
TT - Chiều 22-12, ông Huỳnh Tấn Tâm, chủ tịch UBND xã Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai), cho biết hai quan tài do một số người mang đến đặt trước chợ Vĩnh Tân cũ để phản đối chuyện di dời chợ vẫn còn nằm đó.


Xã cử người tiếp tục vận động, tuyên truyền cho các tiểu thương chấm dứt việc trưng quan tài trước chợ gây hình ảnh phản cảm nhưng chưa có kết quả. Trước đó, từ sáng 21-12, một số tiểu thương trưng hai quan tài cùng một số băngrôn trước chợ Vĩnh Tân cũ để phản đối việc giải tỏa chợ cũ, chuyển sang chợ mới cách khu vực chợ cũ chừng 400m với lý do đền bù chưa thỏa đáng.
Giải thích về việc để hai  quan tài suốt hai ngày qua, ông Huỳnh Tấn Tâm cho hay việc trưng quan tài trước chợ hiện chưa có cơ sở để xử lý tịch thu, nhưng hình ảnh như vậy rất phản cảm. Hiện cơ quan chức năng vẫn tiếp tục điều tra người đưa quan tài đến trưng trước chợ là tiểu thương hay là người dân để có hướng xử lý.
H.MI - N.T.PHÚC

Ngán ngẩm bữa ăn trên tàu

23/12/2013 11:33 (GMT + 7)
TT - Sau khi Tuổi Trẻ đăng một số bài liên quan đến chất lượng dịch vụ trên tàu lửa, cơ quan chức năng hứa sẽ khắc phục. Nhưng theo ghi nhận mới nhất của PV, tình hình vẫn chưa có chuyển biến gì.

Đầu bếp trên tàu TN1 cởi trần khi chế biến thức ăn - Ảnh: M.Trường

Trưa 11-12, chúng tôi lên tàu SE22 xuất phát từ ga Sài Gòn đi ga Diêu Trì. Tàu vừa chuyển bánh, bà Đoàn Thị Nuôi (57 tuổi, quê Quảng Ngãi) lấy hộp cơm trong balô ra ngồi ăn ngon lành. “Đi lại nhiều lần nên tui có kinh nghiệm trong chuyện ăn uống trên tàu. Mỗi chuyến tàu tôi phải ăn hai bữa. Bữa cơm đầu tiên trên tàu tôi mang từ nhà đi. Còn bữa ăn thứ hai thì tôi mua xôi hoặc trứng gà luộc tại các ga nhỏ dọc đường. Dứt khoát không ăn cơm nhà tàu, vừa tốn tiền vừa dở” - bà Nuôi cho biết.
Giá cao, chất lượng thấp
Từ bữa ăn của bà Nuôi, câu chuyện trên tàu bỗng rôm rả hẳn khi nhiều người cùng bàn tán chuyện ăn uống, ngủ nghỉ trên tàu. Ngồi cạnh băng ghế 20, toa số 3 của chúng tôi là hai ông trung niên người Huế. Họ tình cờ gặp lại nhau trên tàu và một trong hai người gợi ý uống vài lon bia mừng lần hội ngộ bất ngờ. Sau đó, một người tên Trung đến căngtin trên tàu nhưng liền quay lại chỗ ngồi và không mua được bia. “Giá bán ngoài thị trường chỉ có 7.000 đồng/lon. Mắc lắm cũng chỉ 10.000 đồng nhưng trên tàu bán 15.000 đồng. Mắc rứa ai nhậu cho nổi” - ông Trung vừa nói vừa cười gượng.
Trên chuyến tàu này, chúng tôi gọi hai suất cơm sườn nướng, nhân viên tính tiền báo giá 70.000 đồng. Suất cơm chỉ có một miếng sườn, vài cọng rau luộc và một ly canh lõng bõng nước. Còn mì gói loại tô pha sẵn cộng thêm hai lát chả bằng hai ngón tay, nhân viên báo giá 25.000 đồng.
Ngày 14-12, chúng tôi tiếp tục lên tàu TN1 tại ga Yên Trung để vào TP.HCM. Trưa hôm sau, chúng tôi gọi một phần cơm trứng giá 30.000 đồng. Phải nhắm mắt để nuốt do cơm khô, thức ăn nấu nhạt. Nhiều người cùng toa với chúng tôi cũng lắc đầu ngao ngán: “Giá thì tính theo nhà hàng hạng sang mà chất lượng thì cơm bụi”.
Căngtin của chuyến tàu TN1 khá rộng rãi, được bài trí khá thoáng. Trái ngược với hình ảnh này là nhà bếp của tàu nằm phía sau căngtin. Hai bên chất kín các khay, chậu đựng thức ăn khiến lối đi chính giữa hẹp lại. Các đầu bếp làm việc tại đây cởi trần trùng trục để làm thức ăn.
Lập lờ niêm yết giá
Khuya 12-12, chúng tôi lên tàu SE2 tại ga Diêu Trì (Quy Nhơn) đi ga Vinh (Nghệ An). Tàu SE2 được nhiều hành khách nhận định có chất lượng phục vụ tốt nhất hiện nay.
Vừa lên tàu, chúng tôi gọi một tô cháo gà ăn lót dạ bữa khuya. Nhân viên phục vụ đồ ăn báo giá 30.000 đồng. Trong khi đó một người đàn ông khác cùng toa gọi một tô cháo với giá 20.000 đồng. Khi nhân viên đẩy xe hàng ăn đi, tôi thắc mắc thì người đàn ông này nói: “Khi gọi cháo, nếu khách không nói mua cụ thể bao nhiêu thì nhân viên sẽ mặc định bán một tô với giá 30.000 đồng. Còn nói giá cụ thể, họ sẽ bán theo yêu cầu”. Thực chất hai tô cháo giá 20.000 hay 30.000 đồng cũng gần bằng nhau. Tô ít, tô nhiều hơn chút đỉnh.
Sáng hôm sau, chúng tôi vào căngtin trên tàu SE2 gọi một ly cà phê đen đá. Dù trên bảng niêm yết giá là 13.000 đồng nhưng khi tôi trả tiền, nhân viên phục vụ tỉnh bơ nói 15.000 đồng. Tôi thắc mắc sao giá niêm yết một đàng thu tiền một nẻo, nhân viên này không trả lời.
Các loại nước ngọt trên xe đẩy bán dạo trên tàu đều bán với giá 15.000 đồng. Dù có bảng niêm yết giá nhưng nhân viên cố ý úp bảng giá vào phía trong xe, không ai biết giá chính xác là bao nhiêu. Do đó khi nhân viên báo giá bằng miệng thì phần lớn hành khách đều lẳng lặng trả tiền.
MẬU TRƯỜNG
Sẽ tiếp tục chấn chỉnh
Sau khi tiếp nhận thông tin về những phản ảnh trên tàu SE2 (ngày 12-12), ông Hoàng Văn Cẩn, trưởng tàu phụ trách đoàn tàu SE2, cho biết: “Sau khi xác minh lại sự việc, chúng tôi sẽ có hướng xử lý cụ thể, đồng thời chấn chỉnh, khắc phục những thiếu sót để phục vụ hành khách tốt hơn”.
Về việc nhân viên nấu ăn trên tàu TN1 cởi trần chế biến thức ăn, ngày 22-12 ông Phạm Ngọc Tùng - trạm phó trạm kinh doanh dịch vụ tổng hợp trên tàu thuộc Xí nghiệp Vận dụng toa xe khách Hà Nội - cho biết nhân viên trên tàu đều phải mặc đồng phục theo quy định. Nhân viên nhà bếp cởi trần để chế biến thức ăn là hình ảnh phản cảm. “Chúng tôi sẽ căn cứ vào thời gian tàu chạy nhằm xác minh lại tổ phục vụ trên tàu hôm đó (ngày 15-12) để có hướng xử lý cụ thể” - ông Tùng nói.

Gánh hàng rong đong đầy phải trái

23/12/2013 11:22 (GMT + 7)
TT - Tất tả mưu sinh trên đường phố, kiếm từng đồng bạc cắc để trang trải cho cuộc sống gia đình, những người bán hàng rong trên vỉa hè, đầu đường xó chợ - dù biết là sai - vẫn âm thầm nuôi ước mơ về một ngày mai tốt đẹp hơn.

Bà Nguyễn Thị Nguyên với mớ quần áo trẻ em ế ẩm của mình  - Ảnh: Yến Trinh

Lạc lõng giữa những vựa trái cây đông đúc bên ngoài chợ đầu mối nông sản Hóc Môn (TP.HCM) là xe ba gác bán rau củ của bà Lê Thị Lợi, 51 tuổi. Hôm nay bà bán buổi sáng chẳng được bao nhiêu, nên chiều lặn lội đạp xe từ khu các công ty, nhà máy ở cầu vượt Quang Trung (Q.12) lên đây bán thử. “Nghe nói ở đây nhiều công nhân nhưng tôi qua lại nhiều lượt ở đường này rồi mà chỉ bán được mấy cái bắp cải. Kiểu này bữa nay ăn cơm với bầu bí kho mặn thôi cho đỡ hụt tiền...” - bà buồn rầu nói.
Biết là sai, nhưng...
Không tiền thuê chỗ trong chợ
Bà Nguyễn Thị Nguyên nói trước đây bà cũng thử đem đồ vào một số chợ ở Q.12, Q.Tân Bình bán nhưng dù ngồi ở mé ngoài, một buổi cũng bị thu tiền chỗ ngồi hết 60.000 đồng, có nơi lấy tới 100.000 đồng/buổi. “Mà chắc gì bữa đó đã bán được bộ nào để trả được tiền chỗ ngồi, có bữa bán được thì vừa đủ trả, coi như không kiếm được đồng nào để trang trải cho gia đình. Nên có nhiều khi tôi gánh ngang qua chợ bán được cái nào hay cái đó, nhưng làm vậy không bền nên thôi. Còn thuê mặt bằng thì tôi không dám mơ” - bà nói.
Từ năm 2006, bà Lợi cùng ba con rời bỏ quê nhà Hà Nam vào Sài Gòn kiếm sống. Ban đầu chưa có vốn, bà trải tấm bạt ra lề đường bán rau củ, dè sẻn cũng qua ngày mà lo cho ba con thơ. Chừng một năm, làm theo mấy người cùng khu trọ, bà sắm chiếc xe ba gác để bán buôn thuận tiện hơn.
Sáng, bà đi từ 5g qua những khu trọ công nhân, sinh viên ở Q.Thủ Đức, Q.12... để bán được hàng với giá rẻ hơn trong chợ. Trưa bà về phòng trọ nghỉ chút rồi 15g lại đạp xe đi tiếp tới đêm. Ngày nào nhiều người mua, bà kiếm lời tròm trèm 200.000 đồng, bữa ế chỉ mấy chục ngàn đồng đủ tiền gạo mắm trong ngày. Cứ vậy bà nuôi được hai người con trai lớn học hết cấp II rồi đi làm công nhân, còn cô con út đang học THPT.
Câu chuyện đang dở dang bỗng bị gián đoạn khi có người la lên: “Đô thị, đô thị tới!”. Bà Lợi lật đật lên xe đạp chúi vào một con hẻm gần đó. Chừng mười phút sau, bà quay xe ra ngả khác rồi kể: “Lần đầu bị hốt, tôi có biết gì đâu vì ở quê có gặp chuyện này bao giờ. Khi đó tôi đang đứng bán ở một khu chợ ven đường, đâu biết mà chạy, mấy chú đó hốt luôn xe về phường mà chẳng nói chẳng rằng. Tôi mếu máo khóc, người dân kêu tôi lên phường xin lại. Lần đó tôi bị phạt 200.000 đồng nhưng được trả lại xe hàng, cũng đỡ nhưng về nhà kể lại cho mấy đứa con nghe, rồi bốn mẹ con ngồi khóc vì tủi thân quá. Biết là mình vi phạm nhưng vì nghèo, ráng kiếm cái ăn thôi...”.
Cách đây một năm, bà bị tịch thu luôn xe hàng, tính ra tiền vốn hơn triệu đồng. “Bữa đó, tôi cứ đạp xe ba gác đi lang thang vì biết về nhà nói năng với mấy đứa con sao đây. Lấy đâu ra tiền mua đồ ăn cơm, tiền đâu sắm lại rau củ, rồi tiền đâu cho tụi nhỏ đóng học phí” - bà Lợi không kìm được nước mắt. Bà nói hiện hai người con lớn đã có gia đình mà đứa nào cũng khổ, con gái chưa học xong, giờ bà nghỉ bán thì chỉ có ăn muối. “Tôi biết mình đi bán rong vậy là sai rồi, nhưng nếu không bán lấy gì mà sống. Người nghèo như chúng tôi vào Sài Gòn này chỉ biết bán buôn nhỏ lẻ, cũng biết là mất mỹ quan đô thị nên chúng tôi chỉ bán cho mấy khu công nhân, sinh viên nghèo, cũng xa trung tâm mà...”.
Chuyển ngành... công nhân, ôsin
Đó là ý định của mấy người phụ nữ trẻ đang đứng bán quần áo, giày dép hai bên đường vào Khu công nghiệp Tân Bình (Q.Tân Phú) sau khi bị phạt nhiều lần và nhiều năm bán hàng trong nỗi nơm nớp sợ bị mời lên UBND phường làm việc vì lấn chiếm lề đường. Dọc đường vào khu này và những con đường nhỏ dẫn vào các khu trọ công nhân, dài dài những tấm bạt mà trên đó bày biện vốn liếng mưu sinh của bao nhiêu phận người: quần áo, bóp ví, giày dép, đồ dùng sinh hoạt, thịt cá rau củ...
Chị Nguyễn Thị Thương chỉ vào mớ áo quần treo đằng trước nói: “Tui dọn hàng từ 16g mà chưa bán được cái nào. Mắc con nhỏ ở nhà nên mỗi tuần tui chỉ bán được ba buổi. Chồng đi làm thợ hồ cũng chật vật từng ngày”. Chị kể khoảng nửa năm trở lại đây, hầu như ngày nào lực lượng chức năng cũng chạy xe ngang kiểm tra, xử lý, có ngày mấy lần. Nhiều lần khách đang móc tiền trả mà thấy đoàn kiểm tra chạy ngang, chị hoảng quá không lấy được tiền của khách luôn. “Riết rồi khách cũng ngại khi đang lựa đồ mà tụi tui phải chạy nên ngày càng ế. Cuối năm ngoái, khách mua đông lắm, nhưng giờ mỗi tối bán được 1-2 cái là mừng hết lớn” - chị nói. Mỗi cái áo, cái quần chị lời nhiều lắm là 10.000 đồng vì bán cho công nhân, nếu nói giá cao họ đâu có tiền mua.
Chị Thương cùng với chị Trần Ánh Ngọc bán gần nhau tính: ráng bán hết hàng năm nay, qua tết họ sẽ xin vào làm công nhân, dù sao cũng có lương tháng ổn định. Nhưng như vậy con nhỏ phải gửi nhà trẻ, lại tốn mỗi tháng 1,5 triệu đồng, biết xoay xở đâu ra. Mấy phụ nữ gần đó nghe chuyện cũng tới bàn nhau ý định đi làm công nhân. Còn bà Bùi Thị Minh - 45 tuổi, bán giày dép - định xin làm ôsin nhưng e ngại vì quê mùa cục mịch, lại chẳng học hành gì ai người ta mướn!
Ước mơ cuối năm
Mớ đồ trẻ em treo trên dây của bà Nguyễn Thị Nguyên, 54 tuổi, bày bán hơn ba giờ vẫn còn y nguyên. Vài người đi ngang ghé vào xem nhưng chẳng ai mua dù bà đã chào mời hết lời. Bà Nguyên quê ở Bắc Ninh, cuộc sống chật vật quá nên mới vào Sài Gòn. “Tết này tôi không định về quê mà ở lại ráng “cõng” quần áo đi mấy khu nhà trọ bán, vì mỗi lần về quê với hai con tốn hơn chục triệu đồng. Tết nhất đến nơi rồi, chỉ mong có phép lạ cuối năm buôn may bán đắt, có chút vốn rồi sang năm đổi nghề” - bà thở dài.
Ở gầm cầu vượt gần Khu công nghiệp Tân Tạo (Q.Bình Tân), bà Trần Thị Huệ cùng con trai đang bày bán mớ rau và ngó sen hái được ngoài đồng ruộng. Mớ rau đó bà phải làm sao bán được hết để về đong gạo nuôi mẹ già 78 tuổi nằm liệt giường. Anh con trai 17 tuổi thường lội bùn sình kiếm rau cùng mẹ, người ngơ ngơ ngẩn ngẩn. Con gái lớn của bà bị câm bẩm sinh, hiện đang làm công nhân. Mỗi sáng, bà cùng con trai cầm rổ lội xuống các ao nước ở xã Tân Kiên (Bình Chánh) hái rau dại, rau muống... đi bán. Có những ngày hai mẹ con phải lủi thủi lên tận Q.7 mò ngó sen. Cũng như nhiều người bán hàng rong ở khu này, bà Huệ chỉ mong cuối năm ngày nào cũng bán được hết rau để lo chén cơm, bữa thuốc cho mẹ già đang đợi ở nhà.
YẾN TRINH - ĐỨC PHÚ

Thí sinh Vietnam Idol quỳ gối cầu xin giám khảo

Bị các giám khảo từ chối trao vé vàng, Nguyễn Hoàng Mỹ bất ngờ van nài xin hát thêm một ca khúc để chứng minh khả năng.
Tập 2 vòng Thử giọng Vietnam Idol 2013 phát sóng tối 22/12 trên VTV3. Thu Minh xuất hiện với vai trò giám khảo khách mời. Trong tập này, thí sinh Nguyễn Hoàng Mỹ khiến cho người xem và giám khảo thấy bất ngờ khi có hành động quỳ gối cầu xin được chọn.
3_1387757377.jpg
Thí sinh Nguyễn Hoàng Mỹ quỳ gối cầu xin ban giám khảo.
Sau khi thí sinh này thể hiện ca khúc Cánh buồm phiêu du, nhạc sĩ Anh Quân nhận xét, anh hát không rõ phụ âm. Các giám khảo còn lại cũng đồng tình quan điểm này. Họ không trao vé vàng cho anh đi tiếp. Tuy nhiên, Hoàng Mỹ bất ngờ quỳ gối xin hát thêm một bài nữa. Hành động của anh khiến cho Mỹ Tâm và Thu Minh phải đứng dậy thốt lên: "Ôi, trời ơi". Không còn cách nào khác, ban giám khảo cho anh hát thêm một bài khác. Chàng trai này tiếp tục thể hiện ca khúc Như một giấc mơ của Mỹ Tâm.
Tiết mục thứ hai cũng không thuyết phục được những nhân vật quyền lực trên ghế nóng. Không chịu từ bỏ, Hoàng Mỹ tiếp tục van nài khiến giám khảo không khỏi bực mình. Nguyễn Quang Dũng lên tiếng: "Em là thanh niên, thi vào đây để làm nghệ sĩ. Cái quan trọng là khả năng chứ không phải là cuộc xin, cho. Khi tôi đưa cho em vé vàng thì tôi đã cướp cơ hội của người khác, đó là điều chúng tôi không mong muốn".
Hoàng Mỹ sinh ra ở Bình Định, Anh từng gây chú ý với những phát ngôn và hình ảnh nhạy cảm trên trang cá nhân với biệt danh "Quân Kun". Chia sẻ lý do đến với Vietnam Idol, anh nói: "Tôi mong qua cuộc thi này, tôi sẽ làm lại cuộc đời. Mọi người biết đến tôi không phải bằng con đường scandal mà là con đường chân chính".
Trong tập này, có khá nhiều thí sinh có khả năng âm nhạc nổi bật khiến nhạc sĩ Anh Quân khen ngợi hết lời.
2_1387757468.jpg
Thí sinh Nay Danh.
Nay Danh là thí sinh khiến cho chồng ca sĩ Mỹ Linh nổi da gà khi thể hiện ca khúc Dẫu có lỗi lầm. Từng học ở Nhạc viện TP HCM, chàng trai người dân tộc Jarai có giọng hát truyền cảm và khả năng chơi guitar khá tốt. Anh được vợ ủng hộ hết mình trong việc ca hát. Nhạc sĩ Anh Quân dự đoán anh là một trong những ứng viên sáng giá của năm nay.
Nguyễn Việt Tiến, chàng trai từng gây sốt khi lọt vào top 25 (bảng nam) cuộc thi The X-Factor Anh 2012, tham gia cuộc thi Vietnam Idol năm nay. Anh hát ca khúc Những lời buồn với khả năng thẩm thấu nhịp phách tốt. Phần trình diễn sinh động của anh với cử động hình thể khiến Quang Dũng thích thú. Anh nhận được tấm vé vàng từ ban giám khảo.
Trần Thị Thùy đến từ Quảng Trị thể hiện liên khúc Biển nổi nhớ và em - Ngày của tôi tại vòng Thử giọng. Đạo diễn Quang Dũng không đưa ra nhận xét nào mà đồng ý ngay. Anh Quân đánh giá cao giọng hát khàn hiếm có của cô: "Em hát lên cao không làm người ta khó chịu, không bị chói, hát rất tình cảm và đương nhiên anh chọn em", nam nhạc sĩ nói. Dù có chút phân vân ban đầu, cuối cùng Thu Minh cũng để Mỹ Tâm trao vé vàng cho cô gái Quảng Trị này.
4_1387757496.jpg
Thí sinh Trần Thị Thùy.
Nhiều gương mặt nổi bật giành vé vàng trong tập 2 như: Nguyễn Khánh Phương Linh, thí sinh từng thuộc đội Thu Minh ở The Voice mùa giải năm ngoái, Lê Thị Bích Ngọc, Duy Quang...
Tập 3 Vietnam Idol phát sóng ngày 29/12 trên VTV3.
Tâm Giao

Biển lửa bao trùm tiệm bọc yên xe, 5 người chết

(Dân trí) - 5 người đã thiệt mạng trong vụ cháy lớn xảy ra vào tối 22/12, tại một tiệm bọc yên xe trên đường Phan Đình Phùng, phường Trung Dũng, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
 >> Vụ cháy nhà 5 người chết: Bất lực nhìn người thân bị lửa thiêu
 >> Vụ cháy nhà 5 người chết: Bất lực nhìn người thân bị lửa thiêu

Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 19h ngày 22/12, một vụ cháy lớn xảy ra tại tiệm bọc yên xe Phong Phú (chuyên may bọc yên xe, nệm, vải…) sau đó lan rộng ra toàn bộ ngôi nhà này.
Phát hiện đám cháy, nhiều người dân xung quanh đã dùng bình CO2 để hỗ trợ dập lửa. Tuy nhiên, do trong nhà chứa các vật dụng dễ cháy như nệm, mút, vải, da nên trong chốc lát ngôi nhà chìm trong lửa và cháy lan sang 2 ngôi nhà bên cạnh.
Hiện trường vụ cháy khiến 5 người chết
Hiện trường vụ cháy khiến 5 người chết
Nhận được tin báo, Sở cảnh sát PCCC tỉnh Đồng Nai đã có mặt tại hiện trường để triển khai công tác dập lửa. Đến gần 21h cùng ngày, ngọn lửa đã được khống chế.
Lực lượng chức năng đã đưa ra khỏi đám cháy 5 thi thể gồm 2 vợ chồng ông Trần Văn Bên và Trần Thị Thảo (đều 84 tuổi, chủ nhà), con gái là Trần Thị Kim Tuyết (41 tuổi), bé Trần Thị Ánh Tuyết (5 tuổi, con chị Tuyết) và một người y tá tên Hà (công tác tại Bệnh viện Đồng Nai). Thời điểm xảy ra cháy, chị Hà đến châm cứu cho vợ chồng ông Bên thì gặp nạn.
Hàng trăm người dân hiếu kỳ tập trung theo dõi vụ việc
Hàng trăm người dân hiếu kỳ tập trung theo dõi vụ việc
Hiện cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục khám nghiệm hiện, điều tra nguyên nhân vụ cháy.
Thảo Trần

Viết cho Việt Dzũng vừa nằm xuống

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) Đêm khuya. Đang bàng hoàng ngồi trước màn hình computer với những bản tin dồn dập về Nhạc sĩ, MC, Nhà báo Việt Dzũng vừa ra đi, thì thằng con tôi đẩy cửa bước vào, vội vã cách khác thường, nói như lạc giọng: “Việt Dzũng chết rồi Ba ơi”.

Tôi ngạc nhiên vì con tôi lớn lên ở Mỹ, học trường Mỹ, chơi với bạn bè nói rặt tiếng Mỹ, thích nhạc Mỹ và chẳng tỏ ra thiết tha cho lắm mỗi khi trong nhà mở DVD nhạc Việt Nam, thế mà sao nó cũng “worry about” cái chết của Việt Dzũng như vầy.

Tôi cay cay nơi khoé mắt và thấy trên màn hình rơi, lăn xuống những giọt nước. Rồi tiếp tục tìm, đọc những bài viết liên quan đến người nghệ sĩ đa năng đa tài nặng lòng với quê hương đồng bào thì mới té ra hèn gì (con tôi cũng quan tâm đến người vừa nằm xuống ở Cali): Ngoài cộng đồng Việt Nam, Việt Dzũng còn nổi tiếng với sinh hoạt nhạc Mỹ một thời. (http://www.haingoaiphiemdam.com/NewsContent.aspx?Id=15519). Nhưng đó là chuyện đa tài và đa công của Việt Dzũng mà báo giới hôm nay đang viết về Anh. Ở đây tôi chỉ muốn bày tỏ vài cảm nghĩ riêng tây của một ngời bình thường lâu về người vừa nằm xuống bấy lâu nay mình khâm phục và cảm mến.

Gần 40 năm rồi sau ngày thôi cuộc binh đao, đã trải qua bao cuộc biệt ly tử sinh hai bờ, nhưng trước cái chết đột ngột của Việt Dzũng hôm nay, lần đầu tiên tôi chợt sống lại cái cảm giác mỗi lần bạn đồng đội tôi ngã gục nơi chiến trường những năm xưa. Viết lên điều này, tôi không dám có ý nghĩ “thấy sang bắt quàng làm họ”, bởi lẽ trong thế đứng và việc làm của mình hiện tại, so sánh với những nỗ lực đấu tranh cho quê hương dân tộc của Việt Dzũng, tôi tự xét thấy mình không xứng đáng “ngang tầm” đồng đội với Anh.

Suốt cuộc đời lính chiến, tôi đã chịu đựng biết bao đồng đội bên cạnh gục ngã, nhưng những hụt hẫng do mất mát đã được nhanh chóng khoả lấp bởi những người lính mới bổ sung. Còn hôm nay, biết lấy ai và dễ gì có được người thay thế Việt Dzũng trong cuộc chiến đấu không bom đạn nhưng chẳng kém phần gian nan, bởi không thiếu những nhát dao đâm phía sau lưng Anh từ những người mệnh danh cùng chung chiến tuyến.

Tại sao “biết lấy ai và dễ gì có được người thay thế Việt Dzũng” thì mọi người đã có câu giải đáp qua những gì Anh đã làm suốt gần 40 năm qua và đang được các cơ quan truyền thông loan tải dồn dập với những nỗi tiếc thương Anh vô bờ.

Chính vì vậy mà viết cho Việt Dzũng vừa nằm xuống, tôi không biết làm gì hơn ngoài việc bày tỏ nỗi đau mất mát cùng lòng tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của một người con hiếu để của mẹ Việt Nam trong khi Mẹ Việt đang mong đợi hơn bao giờ những đứa con như Dzũng.

Bên sự tri ơn Việt Dzũng đã cho những người ở lại chúng tôi trong nhà tù nhỏ cũng như trong nhà tù lớn món quà tinh thần vô giá qua bài hát “Một chút quà cho quê hương”, vân vân, xin Anh tha thứ cho chúng tôi món nợ không bao giờ có thể trả. Đó là chúng tôi, những người đàn anh đã không làm tròn bổn phận bảo vệ được Tổ quốc đồng bào trong đó có cậu thiếu niên tàn tật Nguyễn Ngọc Hùng Dũng giữa Thủ đô Sai Gòn, để cậu phải bỏ quê hương ra đi với bà ngoại lênh đênh thập tử nhất sinh trên biển cả và nay thì không có ngày trở về.

Xin dâng lên đây nén hương lòng tiếc thương người em về tuổi tác nhưng là anh về công lao đóng góp cho Quê hương đồng bào sau ngày mất nước Việt Dzũng, đồng thời nguyện xin Thiên Chúa, mà Anh lúc còn sống luôn đặt niềm tin tưởng và lòng cậy trông, đưa linh hồn Giu-Se về nước Thiên Đàng.

Xin Anh, nhờ Ơn Trên, phù hộ cách riêng cho những ai còn sống đang tiếp tục con đường Anh từng đồng hành và gây nguồn cảm hứng.

Báo Hàn Quốc hé lộ “người nắm thực quyền” ở Triều Tiên

(Dân trí) - Tờ Korea Times của Hàn Quốc dẫn lời một nhà lập pháp nước này cho hay, vụ xử tử chú dượng của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là do phe “diều hâu” trong quân đội “đạo diễn” và chính người đứng đầu phe nhóm này là người có “thực quyền” ở Triều Tiên.
 >> Hé lộ nhân vật quyền lực số 2 của Triều Tiên
 >> Rộ tin đồn ông Kim Jong-un bị các tướng lĩnh khống chế

Hé lộ nhân vật quyền lực số 2 của Triều Tiên
Nhà lập pháp Hàn Quốc cho rằng ông Choe Ryong-hae, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội Triều Tiên, mới là người nắm thực quyền ở Triều Tiên.
 

Tờ Korea Times dẫn lời nhà lập pháp Hàn Quốc hôm thứ sáu vừa qua cho hay, phe “diều hâu” trong quân đội - phe “đạo diễn” vụ xử tử ông Jang Song-thaek, chú rể nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, là do ông Choe Ryong-hae, phó thống soái quân đội Triều Tiên đứng đầu.

Nhà lập pháp cũng cho rằng ông Kim Jong-un chỉ là nhân vật được dựng lên “làm cảnh” và ông Choe mới nắm toàn quyền.

“Ông Choe xử tử Jang do tiến hành một vụ đảo chính”, ông Ahn Hong-joon, nghị sỹ đảng cầm quyền Saenuri của Hàn Quốc và là chủ tịch Ủy ban đối ngoại và thống nhất Hàn Quốc cho hay. “Nhiều người nghĩ vụ thanh trừng ông Jang là một phần kế hoạch của ông Kim Jong-un để củng cố quyền lực của mình. Nhưng thực chất ông không nắm giữ bất kỳ quyền hành nào ở Triều Tiên.”

“Ông Kim được người Triều Tiên coi như là nhân vật biểu tượng…trong khi ông Choe ra mọi quyết định”, ông Ahn cho biết thêm.

Ông cũng cho rằng vụ thanh trừng cựu phó thống soái Ri Young-ho một năm trước cũng là một phần trong cuộc tranh giành quyền lực tương tự giữa ông Jang và quân đội.

“Nhóm của ông Jang đã bất ngờ tấn công nơi ở của ông Ri, giết chết khoảng 20 người tin cẩn của ông Ri rồi bắt ông”, ông Ahn cho hay. “Vụ xử tử ông Jang là đòn đáp trả của phe nhóm quân đội.”

Năm ngoái, cựu phó thống soái Ri Young-ho, một nhân vật có nhiều ảnh hưởng trong chính trường Triều Tiên, đã bị phế truất và bị tước mọi chức vụ.

“Tình hình chính trị ở Triều Tiên hiện rất bất ổn và có thể còn có tranh giành giữa các nhóm lợi ích khác nhau”, nhà lập pháp Hàn Quốc bình luận. “Giữ vững an ninh là điều cần thiết đối với Hàn Quốc hiện nay”.

Trong khi đó, hôm thứ sáu vừa qua, đài phát thanh nhà nước Bình Nhưỡng cho biết quan chức và người dân nước này đã nguyện trung thành với nhà lãnh đạo Kim Jong-un, có vẻ như nhằm tiếp tục khẳng định sự ủng hộ nhà lãnh đạo trẻ sau vụ thanh trừng chú của ông. Hôm thứ hai hàng chục ngàn binh sỹ Triều Tiên cũng cam kết trung thành với ông Kim.

Vũ Quý
Theo Korea Times

Dân Campuchia xuống đường biểu tình đòi ông Hun Sen từ chức

Hàng vạn người ủng hộ đảng đối lập ở Campuchia xuống đường biểu tình đòi Thủ tướng Hun Sen từ chức.
Hàng vạn người ủng hộ đảng đối lập ở Campuchia xuống đường biểu tình đòi Thủ tướng Hun Sen từ chức.
CỠ CHỮ - +
Hàng vạn người ủng hộ đảng đối lập ở Campuchia xuống đường biểu tình để đòi Thủ tướng Hun Sen từ chức hoặc tổ chức lại cuộc bầu cử quốc hội.

Đảng Cứu Quốc Campuchia, một liên minh các nhóm đối lập, hôm nay thề hứa biểu tình mỗi ngày cho tới khi ông Hun Sen từ chức hoặc loan báo tổ chức cuộc bầu cử mới.

Họ hối thúc ông Hun Sen noi gương Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, là người đã giải tán quốc hội hồi tuần trước và quyết định tổ chức bầu cử trước hạn kỳ.

Lãnh tụ đối lập Sam Rainsy và người làm phó cho ông là ông Kem Sokha đã tham gia cuộc biểu tình mà Đảng Cứu Quốc nói có sự tham dự của nửa triệu người.

Thủ tướng Hun Sen đã nắm quyền hơn 28 năm và đảng ông vẫn chiếm đa số ở quốc hội sau cuộc bầu cử có tranh cãi hồi tháng 7.

Tại sao phải bắt Đặng Chí Hùng?


Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) Tại sao cộng sản Việt Nam ráo riết bắt cho bằng được Phạm Mạnh Hùng (bút danh Đặng Chí Hùng)? Câu trả lời có lẽ ai cũng biết. Do đó bài viết này chỉ góp phần nói rõ thêm.

Phải bắt Đặng Chí Hùng.


Ngoài những bài viết Đặng Chí Hùng tấn công trực diện một cách hiệu quả vào chế độ cộng sản, nhất định điều làm họ tột cùng hoảng sợ để truy lùng bắt anh, do hai điểm chính:

1. Tuổi trẻ quốc nội với quan điểm, thái độ và việc làm chống cộng ôn hòa, thông minh, rạch ròi, không cực đoan và không bạo lực.

2. Gia đình của Đặng Chí Hùng cũng là gia đình cộng sản nòi và đã... bỏ rơi anh, như thông tin trong mấy ngày qua trên các diễn đàn.

Nếu cộng sản sợ Nguyễn Chí Đức một phần thì họ sợ Đặng Chí Hùng nhiều hơn thế. Có lẽ một số bạn đọc thắc mắc với câu hỏi “tại sao”? Xin thưa, ngoài yếu tố anh Đức không bị gia đình hắt hủi, anh vẫn còn thiếu tinh tế, sâu sắc như Đặng Chí Hùng. 

So sánh để nhận chân là điều nên làm và chỉ rõ cho thế hệ trẻ trong cuộc đấu tranh hiện nay, điều này cũng nhằm chia sẻ với những ai còn mơ hồ hoặc vọng tưởng về người cộng sản, có thêm cái nhìn dứt khoát với chế độ “mãi quốc cầu vinh” núp dưới vỏ bọc gọi là ĐCSVN.

Hầu như ai cũng biết Nguyễn Chí Đức bắt đầu tỉnh ngộ sau cú đạp mặt trong lần đi biểu tình chống bành trướng Bắc Kinh. Tuy nhiên, với thái độ bảo thủ, khinh thị, chính cộng sản đã đẩy Nguyễn Chí Đức ngày càng xa dần tổ chức, vì từ trong tổn thương khi bị xúc phạm nhân phẩm, anh Đức ngày càng nhận rõ bản thân sai lầm khi đã trao trọn niềm tin cùng sự nhiệt tình của tuổi trẻ vào một tổ chức đáng tủi hổ. 

Bài viết mới đây của anh Đức về việc ông Lê Hiếu Đằng rời bỏ đảng, có đoạn [1]:

“Theo thiển ý của tôi, ông Đằng nên viết lại cho chỉnh chu và gửi cho cơ sở đảng nơi ông gần đây từng sinh hoạt cho dù có thể lâu rồi ông khi đi hội họp nữa!? Chứ không nên viết như tờ giấy nhắn nhủ gấp gáp và đôi chỗ còn viết tắt, thiếu dấu”...

“...Vì khi chúng ta xin vào thì chúng ta đã tự nguyện phấn đấu và cũng đã tuyên thệ trung thành trước đảng kỳ, chân dung Hồ chủ tịch thì nay cảm thấy không phù hợp, không còn tình cảm với ĐCSVN nữa thì khi ra cũng nên “ly dị” cho đàng hoàng và giữ lại những kỷ niệm một thời mình đã từng chiến đấu, hi sinh và trưởng thành khi gắn bó với ĐCS”.

Dẫn chứng đoạn văn trên không phải chê trách Đức hay đòi Đức hoặc bất kỳ ai, khi bỏ đảng phải phỉ báng, mạ lỵ ĐCSVN mà cần chỉ rõ Nguyễn Chí Đức vẫn thiếu hẳn sự tinh tế và thiếu cả thực tế, khi anh không đặt trong hoàn cảnh ông Đằng đang bệnh rất nặng. Ông Đằng hoàn toàn có thể nhờ người khác đánh máy đẹp đẽ theo đúng nội dung ông muốn và ông chỉ cần ký tên là đủ, tuy nhiên ông đã không làm như thế. Việc ông Đằng trong cơn bệnh “thập tử nhất sinh” vẫn còn gắng sức tự tay viết lời tuyến bố bỏ đảng, cho thấy một hành động dứt khoát nhất mà tôi chưa gặp người cộng sản nào trước đây đã làm.

Ngoài ra, người ta thấy thấp thoáng sự bịn rịn của anh Đức qua bài “Câu chuyện về đảng cũ và ước mơ về đảng mới của tôi trong tương lai” [2]. Chỉ ra bài này cũng không nhằm phê phán, thay vào đó người ta nhận thấy Đức có tình yêu thật sự đối với ĐCSVN, không phải loại cơ hội, trở cờ hiện nay nhan nhản. Tình yêu đối với ĐCSVN của Nguyễn Chí Đức cũng như của những ai băn khoăn, ray rứt khi rời bỏ nó mới đáng tin về nhân cách và tư cách của họ. Đừng tin những ai ráo hoảnh tuyên bố bỏ đảng “cái rụp”. Bởi tình yêu thật sự, khi phải lìa bỏ mà không chút đắn đo buồn đau đó chỉ là loại “tình yêu qua đường”. Đó là cốt lõi để xứng đáng chia sẻ và cảm thông với Nguyễn Chí Đức cũng như những người có tâm trạng giống anh, trước khi lìa bỏ thân phận làm người cộng sản. Tôi hiểu sâu sắc điều này, vì chính cha tôi, trong những năm cuối đời, ông ân hận và hối tiếc về sai lầm của mình nhưng ông không đủ can đảm làm như ông Đằng và nhiều người khác.

Trong khi Nguyễn Chí Đức hoài niệm dĩ vãng, kèm đôi chút ủy mị và câu nệ những “râu ria” thì Đặng Chí Hùng hào sảng, nhân bản, lại rất thực tế. Đặng Chí Hùng biết bỏ qua những tiểu tiết. Hùng viết [3]:

“...Câu đầu tiên phải nói là quyết định bỏ đảng của ông Lê Hiếu Đằng và một số người là hết sức đúng đắn và có thể là đáng cổ vũ. Mặc dù nó không có quá nhiều ý nghĩa như cái cách bỏ đảng của những người trước đây như cụ Tô Hải, nhà báo Bùi Tín, Hữu Loan vv… vì ông Đằng và nhiều người khác cũng thừa hiểu đảng cộng sản sắp chết ở thời điểm này. Ra khỏi đảng là một quyết định khôn ngoan và đúng đắn của ông Lê Hiếu Đằng nếu không muốn sống chung với con tàu sắp chìm hẳn...

Câu thứ hai tôi muốn gửi tới bạn đọc là quan điểm của chúng ta không hẹp hòi và luôn mở rộng vòng tay đối với những ai bỏ đảng về với dân tộc. Lý do thứ nhất là chúng ta đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại. Lý do thứ hai là cá nhân người viết bài này mặc dù chưa một ngày nào là đảng viên, nhưng gia đình của người viết thì gần như toàn bộ liên quan đến cộng sản. Chẳng có lý do gì mà người viết “cực đoan” và “hẹp hòi” đến độ không cho kể cả những người máu mủ của mình một con đường lùi về với nhân dân. Lý do thứ ba là tôi cũng chẳng có gì liên quan đến Việt Nam cộng hòa mà một số người tự nhận ra khỏi đảng nói rằng có thể chúng tôi thẳng thắn là “liên quan đến VNCH” với tấm lòng “nặng thù hận”. Tôi chỉ viết ra những quan điểm của mình với một tấm lòng: Dân tộc Việt Nam mà thôi!

Câu thứ ba, tôi chỉ muốn nói đến những người bỏ đảng một vài suy nghĩ của cá nhân tôi. Mặc dù những nỗ lực để tuyên bố ra khỏi đảng thật sự đáng hoan nghênh nhưng mà theo tôi nghĩ đọc những lời “tâm sự” ra khỏi đảng của các cá nhân tôi thật sự còn một chút chưa đủ...”

Chưa đủ điều gì? Xin mời độc giả nào quan tâm, tiếp tục đọc trong bài viết của anh để thấy tính khoa học, logic của Đặng Chí Hùng.

Không còn yêu thương khác hẳn với khinh bỉ. Khinh bỉ có ý nghĩa riêng đặc trưng không lẫn lộn đâu được. Đó là động lực mạnh mẽ để người ta dứt khoát tránh xa không chút bịn rịn, không còn hoài niệm với dĩ vãng đối với những tổ chức không có tính chính danh và chính nghĩa. Sự khác biệt rất lớn giữa Nguyễn Chí Đức và Đặng Chí Hùng là chỗ đó, dù cả hai anh đều sinh trưởng sau 1975 và lớn lên trong gia đình cộng sản. 

Bằng quan điểm rõ ràng, thái độ dứt khoát với ĐCSVN qua nhiều bài viết và việc làm của Đặng Chí Hùng, cộng sản không hoảng sợ và không quyết bắt anh cho bằng được mới đáng lạ!

Còn những người khác...


Người cộng sản không nhận ra yếu tố “khinh bỉ” quan trọng như thế nào khi nó tác động vào tư tưởng và quan điểm chính trị của con người. Có lẽ bởi vậy, họ làm cho tính chất này trở nên “đậm đà” hơn sau cuộc đấu tố hèn hạ đối với ông Phạm Chí Dũng. Trong những lời bộc bạch của ông Dũng, người đọc nhận thấy rõ tính chất “khinh bỉ”, đặc biệt dành cho Phan Xuân Biên (còn gọi là Tư Biên), một “ông quan cộng sản” từng nắm chức “tuyên giáo” - người và cơ quan tưởng chừng như rất có “văn hóa” (!).

Tuy vậy, người cộng sản khá tinh vi khi đánh giá và nhận định “đối tượng”, không như một số người tưởng họ ngu ngơ. 

Nhiều người cũng biết ông Phạm Văn Điệp, một người ở Nga và có vẻ cũng chống cộng, vài lần bị chặn và bị đuổi một cách phi pháp, bất chấp ông Điệp vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Câu hỏi đặt ra, một người từ nước ngoài về, có tư tưởng tạm coi là “dân chủ” và có thể xem là chấp nhận “chui đầu vào rọ” cho nhà chức trách bắt, tại sao họ không bắt, trong khi lại phải cử người lặn lội qua tận Thái Lan để truy lùng và bắt cho bằng được Đặng Chí Hùng? Câu trả lời cũng thật dễ hiểu: Đặng Chí Hùng hoàn toàn là một người có đầu óc tự do, dân chủ, trong khi Phạm Văn Điệp vẫn mang một “trái tim ngục tù” - hình tượng Hồ Chí Minh.

Chỉ với hình tượng Hồ Chí Minh choáng chỗ rất lớn trong tim và chiếm một vị trí vững chắc trong tư tưởng của ông Điệp, quá đủ làm người cộng sản yên tâm để không cần thiết phải bắt ông. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa ông Điệp được đi lại tự do tại Việt Nam. Họ thừa khôn ngoan để không bao giờ chấp nhận một “tiền lệ” như thế. Nói bình dân: không để cho “tụi nó” lờn mặt, cũng như qua đó “đề phòng” nhiều người khác “lợi dụng” việc tự do đi lại của ông Điệp (nếu có), rồi dần dần trở thành làn sóng người Việt hải ngoại ào ạt đổ về, lúc đó e rằng hết kiểm soát.

“Làm trai đứng ở trong trời đất 
Phải có danh gì với núi sông”
(Nguyễn Công Trứ)

Bất kỳ ai không thoát khỏi tư tưởng Nguyễn Công Trứ trong cuộc đấu tranh dân chủ hiện nay, cho đến lúc đấy, người đó vẫn chưa thật sự trở thành “hiểm họa” đối với cộng sản. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa họ không bị sách nhiễu, không bị quấy rầy, không bị cô lập bằng mọi cách. Tinh kiên trì và tấm lòng trong sáng dành cho dân tộc thật dễ hiểu như Nelson Mandela hay Aun Sang Suu Kyi. Cũng như Trần Huỳnh Duy Thức từng bày tỏ:

“Ai coi thường dân, nghĩ dân không hiểu biết nên muốn nói gì cũng được thì chắc chắn sẽ phải trả giá”.

Trần Huỳnh Duy Thức đang được xem là một trong các tù nhân lương tâm “đáng sợ” nhất bởi tư tưởng như anh bày tỏ. Cũng như thế, Đặng Chí Hùng sở hữu tấm lòng dành cho dân tộc thật rõ ràng và giản dị qua hàng chục bài viết và việc làm của anh.

Nhắc về cá nhân ông Phạm Văn Điệp bị cấm nhập cảnh để càng hiểu thấu tác hại ghê gớm của chủ nghĩa “sùng bái cá nhân” - “lá chắn thành đồng” có vẻ còn nguyên giá trị cho người cộng sản tiếp tục sử dụng? Đó cũng lý giải thêm, “chất thần thánh” từ Võ Nguyên Giáp được cộng sản đẩy lên tối đa, như bài của [4] ông Nguyễn Duy Xuân “dụ khị” rằng: người Việt Nam thoát được kiếp nạn từ siêu bão Haiyan là nhờ ông Võ Nguyên Giáp “hiển thánh” nên... đẩy lui cơn bão ra ngoài ven biển (!). Có thể nó cũng “xí gạt” được nhiều người, nếu sau vụ “nhà ngoại cảm” lừa đảo trong việc tìm hài cốt gọi là “liệt sĩ”, họ vẫn chưa tỉnh ra.

Trong bài “Bàn về tẩy não”, ông Trần Trung Đạo có viết [5]:

“Mức độ bị tẩy não cũng có mức trầm trọng khác nhau. Một người bị tẩy não hoàn toàn sẽ không còn khả năng để đánh giá sự thật. Sự kiện và bằng chứng không có nghĩa gì với họ. Yuri Alexandrovich Bezmenov phát biểu từ kinh nghiệm ở Liên Xô “Ngay cả mang anh ta tới tận Liên Xô và chỉ cho anh ta thấy trại tập trung, anh ta cũng không tin… cho đến lúc anh ta bị đá ngay vào đít, khi giày đinh đạp lên anh, rồi anh ta mới hiểu. Nhưng không phải trước đó. Đó là thảm kịch của trình trạng bị băng hoại về đạo đức trong con người.” Nhiều người Việt Nam hiện nay vẫn chịu đựng mức độ tẩy não trầm trọng như vậy”.

Tôi e rằng ông Đạo không hoàn toàn đúng trong quan điểm “cho đến lúc [...] bị đá ngay vào đít” mới hiểu về “tẩy não”. Bởi sau “cú đá đít” vẫn còn những người, cho đến khi chết họ vẫn không nhận ra, vì dụ như Trần Xuân Bách, chẳng hạn. Phàng Sao Vàng cũng còn đó như là nhân chứng sống động.

Do đó, “bàn về tẩy não”, có lẽ người ta dễ dàng đồng thuận khi biết nó phải được tiến hành từ khá sớm và liên tục, không loại trừ lúc “bầy chim non” nghêu ngao hát “có sách mới áo hoa đây là nhờ ơn đảng ta” hay “ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” v.v... Đó là điều tối quan trọng cho một cuộc “tổng tẩy não” dân tộc “trường kỳ”, đồng loạt và khốc liệt mà các thế hệ đi qua, cho đến nay, nhiều người trong đó vẫn tiếp tục u mê và ôm ấp hình tượng lòe mị mới từ Võ Nguyên Giáp. Thâm độc cần lên tiếng.

Cũng vì lẽ đó, đối với ý kiến cho rằng ông Trương Duy Nhất khó có thể có án nhẹ, có vẻ lo lắng hơi quá một chút, đối với người mong ngóng: “Để thay chuyển tình thế đất nước, Việt Nam cần có một Hồ Chí Minh 2, hay chí ít cũng phải một nhân vật cỡ Lê Duẩn 2”.

Không hẳn vì mong ngóng về “Hồ Chí Minh 2” hay “Lê Duẩn 2” làm án ông Nhất nhẹ đi, thực tế hơn, bản án sắp xảy ra, nó còn phản ánh “trọng lượng” của ông Nguyễn Bá Thanh. Án càng cao, “sức nặng” của ông Thanh càng nhẹ. 

Hãy chờ xem vụ án bắt tại Đà Nẵng - di lý và điều tra tại Hà Nội - xét xử quay về lại Đà Nẵng (như trên các diễn đàn tự do cho hay). Đó không là chỉ dấu thỏa hiệp cần có mà lợi thế vẫn thuộc về bên bị cáo, với khái niệm “rừng nào cọp đó” cùng sự xuất hiện lặng lẽ của ông Trưởng ban Nội chính Trung ương tại phiên tòa xử Dương Chí Dũng? Án treo hoặc bằng với số tháng tạm giam dành cho ông Nhất là điều có thể nghĩ tới, dù sơ thẩm hay phúc thẩm. Nhất định không có trắng án. Tại sao? Người cộng sản không bao giờ cho phép người dân thấy hình ảnh bất lực của họ - một biểu hiện nguy hiểm cho sự suy vi chế độ, dù không thể ngăn cản hình ảnh đó ngày càng rõ dần, điểm xuất phát lại từ nền kinh tế đang “ngáp” những hơi thở cuối. Cũng có thể đó là một sự trớ trêu và đầy tính bất ngờ? Điều nhiều người vui mừng cho ông Nhất, đã không có sự tra tấn hay ép cung xảy ra? Một chỉ dấu tốt đẹp khi có điểm tựa vững chắc.

Đa số người cộng sản xuất thân từ thành phần “vô sản” kể từ ngày thành lập. Cùng với bản chất “vô sản”, nên phần lớn họ tiếp nhận “di sản văn hóa” ông cha để lại hoàn toàn méo mó, nghĩa là cái hay, cái nhân bản họ không học, nhưng lại học nhanh và đầy đủ những thủ đoạn và tính tiểu nhân, “dụng công vi tư” từ tiền nhân mà Nguyễn Trãi, Bùi Thị Xuân, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Hộ v.v... gánh chịu dưới những trò trả thù tàn độc và thâm hiểm. Đó là điều rất đáng buồn cho người Việt hôm nay. 

Bỗng nhiên tôi nghĩ: phải chăng vì phần lớn người cộng sản “đời mới” cùng với ông cha trước đây của họ sẵn sàng bỏ rơi và đoạn tuyệt với gia đình thân thuộc, do đó ngày nay họ cũng muốn “dĩ độc trị độc” để đảm bảo...”công bằng” cho bất kỳ ai đang đòi tự do dân chủ? Hình như những ánh mắt rực lửa cùng cái nghiến răng, bặm môi của họ thấp thoáng ẩn hiện?

Kết


Lý giải thế nào đây về hiện tượng Đặng Chí Hùng - một người sinh ra trong một gia đình cộng sản và lớn lên trong “cái nôi XHCN”, nơi những dòng sữa mẹ đầu đời bị nhiễm độc rất nặng thói dối trá, ích kỷ, lại làm nhiều người tưởng như anh được nuôi dạy trong môi trường hoàn toàn tự do, dân chủ và nhân ái? Lý giải thế nào đây về hiện tượng “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”? Có thể nói điều giản dị và mộc mạc mang tên số phận: Cha mẹ sinh con trời sinh tính? Tôi tin điều đó.

Đặng Chí Hùng đang ở trong nhà tù Thái Lan, nhưng tôi tin anh sẽ sớm đọc trực tiếp bài viết này như một lời tri ân và mến mộ của tôi dành cho tuổi trẻ. 


Cách phòng ngừa và tránh tai biến mạch máu não - Cơn đau tim và NƯỚC !

Cơn đau tim và NƯỚC !



Khi bạn đứng, cơ thể giữ nước ở phần dưới của cơ thể, khiến chân bạn sưng lên. Khi bạn nằm xuống, cơ thể hạ xuống thấp hơn, do đó, thận thải nước dễ dàng hơn, độc tố cũng dễ dàng loại bỏ hơn. RẤT QUAN TRỌNG, xin hãy ghi nhớ: - 2 ly nước sau khi thức dậy - giúp kích hoạt các cơ quan nội tạng - 1 ly nước 30 phút trước bữa ăn - giúp tiêu hóa - 1 ly nước trước khi tắm - giúp giảm huyết áp - 1 ly nước trước khi đi ngủ - tránh đột quỵ hoặc đau tim. Kết quả một số công trình nghiên cứu cho thấy trước khi đi ngủ, uống một cốc nước có thể giúp phòng ngừa chứng tai biến mạch máu não. Trong thực tế, những trường hợp tai biến mạch máu não thường xảy ra vào sáng sớm. Sau một đêm dài cơ thể không được cung cấp nước, máu trở nên đặc hơn, và đây là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến tai biến mạch máu não. Trong một ngày, máu có lúc đặc lúc loãng, đồng thời có một quy luật nhất định. Buổi sáng, từ 4 giờ đến 8 giờ, là lúc máu đông đặc nhất, sau đó dần dần loãng ra, đến khoảng 12 giờ đêm là thời điểm loãng nhất, rồi dần dần đặc lại, và đến buổi sáng hôm sau lại lên đến đỉnh cao. - Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. -Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.

LÀM SAO ĐỂ SỐNG QUA CƠN ĐAU TIM KHI BẠN Ở 1 MÌNH
Người bệnh khi lên cơn đau tim thì tim họ sẽ đập loạn nhịp, yếu. Sau đó, họ cảm thấy choáng, uể oải.
Khi bắt đầu cảm thấy như thế, thì chỉ còn 10 giây nữa họ sẽ ngất. Tuy nhiên người bệnh có thể tự giúp mình bằng cách ngay lập tức ho rất mạnh, rất dài và rất sâu (như khạc đờm từ sâu trong ngực). Đồng thời, trước và xen kẽ mỗi cơn ho người bệnh hít 1 hơi thật sâu. Người bệnh cần lặp lại hít thở sâu và cơn ho như trên mỗi 2s, chỉ dừng lại cho đến khi cảm thấy tim đập trở lại bình thường và người có thể giúp đỡ đến. Hít thở sâu giúp cho oxy vào phổi nhiều hơn bình thường và mỗi cơn ho dài, mạnh, sâu giúp bóp mạnh quả tim làm cho máu lưu thông. 1 bác sĩ tim mạch nói rằng, nếu mỗi người đọc được thông tin này mà chia sẻ cho 10 người biết thì chúng ta sẽ cứu được ít nhất 1 người. 

Xin vui lòng chia sẻ!

Bị chém hội đồng, không tìm ra thủ phạm

22/12/2013 08:22 (GMT + 7)
TT - Tôi được bạn rủ đi chơi chung, tới trước cửa sân vận động Q.6, TP.HCM chúng tôi bị phục kích chém hội đồng. Công an đã bắt được mấy người, sau đó lại thả ra và cuối cùng không có ai bị xử lý!
Tuấn Anh kể lại sự việc - Ảnh: G.M.
Chuyện xảy ra ngày 27-12-2012 trước cửa sân vận động Q.6 (P.11, Q.6). Chiều hôm đó tôi cùng nhóm bạn trong lớp năng khiếu thể dục thể thao đi chơi. Một bạn trong nhóm có mâu thuẫn với một nhóm khác trong khi đá bóng, hẹn gặp nhau để nói chuyện hòa giải.
Khoảng 20g30, chúng tôi gồm bốn người tới gặp nhóm kia. Vừa qua khu vực cổng sân vận động, ba thanh niên đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang, tay cầm mã tấu, dao dài bất ngờ lao ra tấn công chúng tôi. Tôi được các bạn rủ đi chơi chung, gặp nhau nói chuyện nên không kịp hiểu chuyện gì xảy ra, thấy nhóm kia vung mã tấu lao vào chém thì chỉ biết ôm đầu hòng giữ mạng sống. Dù tôi cố tìm đường chạy thoát thân nhưng nhóm người kia chém xối xả từ trên xuống khiến tôi bị đứt lìa các ngón tay và nhiều vết thương khác trên cơ thể. Tôi và các bạn cố chạy thoát khỏi nhóm thanh niên hung hãn, cuối cùng được nhiều người dân đưa đi cấp cứu.
Thượng tá Ngô Văn Thêm (phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Q.6):
Không thể khởi tố vì không xác định được người chém
Những bất thường trong quá trình điều tra là do gia đình nạn nhân tự suy diễn, chúng tôi đã làm đúng chức trách của mình, quá trình điều tra được Viện Kiểm sát nhân dân Q.6 giám sát chặt chẽ và các quyết định tố tụng đều được thống nhất giữa hai cơ quan. Cuộc điều tra cho thấy hai nhóm có mâu thuẫn, hẹn gặp nhau tại sân vận động Q.6. Khi gặp nhau tại đây, nhóm của Tuấn Anh khai bị nhóm M. đánh, còn nhóm của M. khai gặp nhau bị một nhóm lạ mặt đánh, cả hai đều bỏ chạy. Các nạn nhân không xác định được người nào chém mình, không nhận dạng được nên không thể khởi tố bị can.
Theo lời ba tôi kể, sau khi biết tôi bị chém mất các ngón tay, gia đình tôi có tới hiện trường tìm lại các ngón tay để bác sĩ nối lại, tiếp theo đó có tới Công an P.11, Q.6 trình báo sự việc. Tại công an phường, ba tôi chứng kiến nhóm thanh niên tham gia chém chúng tôi bị tạm giữ cùng chiếc xe máy, trong đó có H.N.M., người cầm đầu nhóm mâu thuẫn với bạn tôi. Tiếp theo đó, các cán bộ thuộc Công an Q.6 cũng tới bệnh viện lấy lời khai của tôi và các bạn bị thương khác. Họ thông báo cho tôi biết là do tính chất vụ việc nghiêm trọng nên đã chuyển hồ sơ tới Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Q.6 để điều tra, xử lý.
Tôi nằm viện nhiều ngày để điều trị, khi xuất viện, bác sĩ và sau đó là Trung tâm Giám định pháp y TP xác định thương tật: đứt lìa ngón I, III, IV, đứt gân duỗi cổ tay trụ, gân duỗi cổ tay quay với tỉ lệ thương tật vĩnh viễn 39%. Bạn tôi là V.Đ.H. cũng bị chém với thương tật 18%. Nay các vết thương của tôi hầu hết đã lành, nhưng một phần ngón tay bị mất vĩnh viễn, hai ngón còn lại dù được nối lại nhưng cũng chỉ để cho có, không còn cử động được nữa. Những vết thương trên da thịt dần lành, nhưng vết thương trong lòng, niềm tin của tôi vào công lý luôn khiến tôi day dứt không yên.
Tôi bị chém nặng nề như vậy, nhóm chém người đã bị bắt giữ nhưng không hiểu vì sao nhóm này lại được thả ra. Ba tôi đã nhiều lần tới Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Q.6 hỏi thông tin thì được biết cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án để điều tra. Vậy nhưng khi ba tôi hỏi những thanh niên chém tôi là ai, có bị khởi tố hay không thì có lúc cán bộ trả lời đang đề nghị khởi tố, có lúc lại trả lời đang giải quyết, động viên gia đình tôi cứ yên tâm là các đối tượng sẽ được xử lý nghiêm.
Sau rất nhiều lần qua lại hỏi tình hình nhưng không có kết quả, giữa tháng 6 và đầu tháng 7-2013 ba tôi đã hai lần làm đơn khiếu nại gửi lãnh đạo Công an Q.6 về những dấu hiệu bất thường trong xử lý vụ án mà tôi là nạn nhân. Tới giữa tháng 8-2013, gia đình tôi nhận được văn bản trả lời của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Q.6 ghi ngày 15-6 với nội dung: Cơ quan cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án cố ý gây thương tích, tuy nhiên căn cứ vào hồ sơ, tài liệu thu thập được nhận thấy lời khai của hai nhóm có mâu thuẫn với nhau, chỉ hai người bạn của tôi nhận dạng được M., còn tôi không nhận dạng được ai chém mình, do đó chưa có cơ sở để khởi tố bị can. Do thời hạn điều tra đã hết nhưng chưa đủ tài liệu, chứng cứ xác định đối tượng cụ thể đã gây thương tích cho tôi và bạn tôi nên cơ quan điều tra tạm đình chỉ điều tra vụ án. Khi có tình tiết mới sẽ phục hồi điều tra và tiếp tục xử lý theo quy định.
Hàng loạt câu hỏi, nhưng tôi không thể giải thích về những bất thường trong việc xử lý vụ việc của tôi. Vì sao khi bắt giữ M. và chiếc xe, công an lại cho bảo lãnh cả người và xe về? Một năm sau khi xảy ra vụ chém, tôi và các bạn mới được mời tới cơ quan điều tra để làm việc... rồi sau đó thông báo không xác định được người chém tôi nên không thể khởi tố bị can và không có ai bị xử lý?
Luật sư Trần Hải Đức (Đoàn luật sư TP.HCM):
Năng lực yếu hay có bất thường?
Việc xác định một người có hành vi trái pháp luật hay không, để có căn cứ khởi tố vụ án, khởi tố bị can được quy định chặt chẽ tại điều 100 đến điều 105 trong Bộ luật tố tụng hình sự. Trong vụ này, tỉ lệ thương tật của nạn nhân rất cao, khung hình phạt tương ứng đối với tội phạm rất nghiêm trọng. Cơ quan điều tra đã xác định được có dấu hiệu tội phạm, đã khởi tố vụ án, đã tạm giữ nghi can nhưng không khởi tố bị can là một việc cần phải đặt dấu hỏi. Câu hỏi ở đây về năng lực, cơ quan điều tra không tìm ra, chứng minh được người phạm tội hay có bất thường nào khác? Vì cơ quan điều tra có các biện pháp nghiệp vụ, có các công cụ pháp luật cho phép để truy tìm hung thủ, xác định dựa trên các chứng cứ, lời khai khác để buộc các đối tượng phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình đã gây ra.
VŨ TUẤN ANH (19 tuổi, ngụ đường Lý Thường Kiệt, P.15, Q.11, TP.HCM)

Tháo dỡ trụ sở tòa án nhân dân TP.HCM

22/12/2013 15:53 (GMT + 7)
TTO - Ngày 22-12, lực lượng chức năng Q.1, TP.HCM đã tiến hành phong tỏa đường Lê Thánh Tôn để tháo dỡ trụ sở Tòa án hành chính - kinh tế - lao động thuộc tòa án nhân dân TP.HCM, nằm tại số 26-26C Lê Thánh Tôn (phường Bến Nghé).
15g20 phút cùng ngày, các công nhân vẫn tích cực dùng búa phá vỡ các mảng tường bê tông và tháo dỡ vật liệu.
Theo một cán bộ thanh tra xây dựng Q.1, việc tháo dỡ được tiến hành nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và được sự nhất trí của các bên liên quan.
Như Tuổi Trẻ đã đưa tin, ngày 20-12, một phần nền đất trước trụ sở này đã bất ngờ sụt lún tạo thành một hố sâu hơn 2m, diện tích khoảng 15m2, khiến hàng chục cán bộ, nhân viên đang làm việc bên trong hốt hoảng tháo chạy.
Sau đây là một số hình ảnh tháo dỡ Tuổi Trẻ ghi nhận vào chiều 22-12.
ĐẠI VIỆT